khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Định Mệnh Đã An Bài - Tác giả Hoàng hải Thủy





Đem Con Bỏ Chợ!


Trong thư gửi cho cha mình (nhà thơ Đặng Đình Hưng), Đặng Thái Sơn viết:
“Con bị ốm nặng bố ạ, có lẽ vì hành trình đi Vac-sa-va quá dài mà con đi bằng xe lửa. Sứ quán bác đơn xin tiền lộ phí của con để đi thi, họ cũng khước từ bảo hộ cho danh xưng của con trong cuộc thi. Nhưng con quyết định liều và giáo sư Na-tan-xon một lần nữa lại giúp con, ông ấy cho con tiền đi đường, tiền thuê dàn nhạc đệm và tiền trọ… Trong cơn sốt 39.5 độ, con đã chảy nước mắt ròng: Các nước tham dự cuộc thi đều được chào cờ và cử quốc ca của mình, mà Việt Nam thì không có – Con tham dự với tư cách thí sinh tự do… Nhưng cũng nhờ sự cay đắng đó mà con gặp được Chopin – Những nỗi đau giao thoa với nhau đã bật lên tiếng đàn của hồn ông…”






Vì sao Đài Loan 'cứng cỏi' trước Bắc Kinh và Hà Nội có thể học hỏi được gì?





Tàu Cộng bắt đầu bãi bõ chỉ tiêu phát triển kinh tế hàng năm


China will not set an economic growth goal for this year as it deals with the fallout from the coronavirus pandemic.
It is the first time Beijing has not had a gross domestic product (GDP) target since 1990 when records began.
The announcement was made by Premier Li Keqiang at the start of the country's annual parliament meeting.
The world's second largest economy shrank by 6.8% in the first quarter from a year ago as lockdowns paralysed businesses.
“This is because our country will face some factors that are difficult to predict in its development due to the great uncertainty regarding the Covid-19 pandemic and the world economic and trade environment,” Premier Li said.
The country's leadership has promised to boost economic support measures amid growing concerns that rising unemployment could threaten social stability.
The move comes as tensions between Beijing and Washington are becoming increasingly strained over the coronavirus pandemic, trade and Hong Kong.
On Thursday, President Donald Trump stepped up his attacks on China, suggesting that the country’s leader, Xi Jinping, is behind a “disinformation and propaganda attack on the United States and Europe.”
It came as Mr Trump and other Republicans have escalated their criticism of Beijing's handling of the early stages of the outbreak.
Also on Thursday, China announced plans to impose new national security legislation on Hong Kong after last year’s pro-democracy protests.
The announcement was met with a warning from Mr Trump that the US would react “very strongly” against any attempt to gain more control over the former British colony.
Separately, two US senators have proposed legislation to punish Chinese entities involved in enforcing the planned new laws and penalise banks that do business with them.
Earlier this week, the US Senate unanimously passed a proposal to delist Chinese companies from American stock exchanges if they fail to comply with US financial reporting standards.
US-listed Chinese companies have come under increasing scrutiny in recent weeks after Luckin Coffee revealed that an internal investigation found hundreds of millions of dollars of its sales last year were “fabricated”.

Ngành hàng không thiết lập chương trình an toàn, chuẩn bị mở lại các chuyến bay





Căng thẳng việc thăm con trong mùa đại dịch





Thuốc chống sốt rét liệu có thể trở thành phương pháp điều trị China virus?





China Virus tác động lên các dàn hợp xướng như thế nào?





Khu kinh tế Vân Đồn chính thức ra đời





Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

Một Vòng Đai Một Con Đường Một Nước Lào Đang Hán Hoá- Tác giả Ngô Thế Vinh


Khi mà cố đô Luang Prabang có thêm một cây cầu, một nhà ga và một giang cảng “Made in China” thì khu Di Sản Thế Giới ấy sẽ mau chóng trở thành một “Phố Tàu – China Town” và thêm con Domino đổ xuống với cái giá phải trả là một nước Lào bị Hán hóa.
 
Mường Luông Khu Di Sản Văn Hóa
 
Cách đây 75 năm, nữ sĩ Vân Đài (1903-1964), trong một tập bút ký Sang Lào đã có nét hoạ chấm phá về Mường Luông – Luang Prabang, cố đô vương quốc Lào qua bốn câu thơ:
 
Chuông chiều ngân trong gió
Tháp núi ẩn màn sương
Lầu vua thu bóng nhỏ
Chùa bụt lạnh hơi sương… [Vân Đài, 1942]
 
Luang Prabang bao gồm rất nhiều cảnh quan văn hoá và lịch sử của Lào, thu gọn trên một khu đồi núi phủ cây xanh như một bán đảo nơi giao nhau của hai con sông: sông Mekong và sông Nam Khan, một phụ lưu lớn của con Sông Mekong, nơi có ngôi mộ Henri Mouhot (1826-1861) người tái phát hiện khu đền đài Angkor và cũng là người Pháp đầu tiên tới kinh đô Luang Prabang được Vua Lào Tiantha tiếp đón trọng hậu. Cố đô Luang Prabang cách thủ đô Vạn Tượng 425 km về phía Bắc. [Hình 2a]
 1 12 630x420
Hình 1a: Luang Prabang với Hoàng Cung xưa trên con đường Phothisarat và nay là Viện Bảo tàng Quốc gia Lào [photo by Ngô Thế Vinh]
 
Được chọn là khu Di Sản Thế Giới / World Heritage site từ 1995, cố đô Luang Prabang đã được bảo vệ bằng những quy định khá khắt khe của UNESCO, trước trào lưu đổi mới và kinh tế thị trường đang diễn ra trên toàn nước Lào.
 
Khác xa với thủ đô Vạn Tượng ở phía nam đang mau chóng bị đô thị hoá, cố đô Luang Prabang chưa bị tràn ngập và nhấn chìm bởi những bảng hiệu quảng cáo và các khách sạn cao tầng.
 
Nhưng di sản văn hoá quý giá ấy còn tồn tại được bao lâu nữa khi đang phải đối đầu với các dự án thương mại của Trung Quốc trên Sông Mekong: song song với kế hoạch phá đá phá các khúc sông ghềnh thác, Trung Quốc có dự án xây dựng một giang cảng nơi cố đô Luang Prabang.
 
Cho đến nay, Luang Prabang là nơi tương đối còn bảo tồn được một cảnh quan lịch sử có tính cách hài hoà của cả hai thời kỳ: văn hoá truyền thống cổ xưa của Vương quốc Lào và văn hoá thuộc địa từ thế kỷ 19 với các công trình kiến trúc từ thời Pháp, nên là một tụ điểm du lịch hấp dẫn của đất nước Lào. [Hình 1b]
 
Chỉ ít năm gần đây thôi, như một hiện tượng là lượng khách du lịch người Tàu ngày càng đông tràn xuống các nước hạ lưu Mekong: Việt Nam, Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt, và đông nhất là vào xứ Lào.
 
Qua chuyến viếng thăm Luang Prabang mới đây, nhà văn Tưởng Năng Tiến đã bén nhạy ghi lại một hoạt cảnh: Người Tầu bây giờ có kiểu du lịch lạ lắm. Từ Vân Nam, họ đi xe van có trang bị lò nấu ăn, mền gối và bô đi cầu. Sáng sớm nhìn du khách Tầu thản nhiên đứng đánh răng, và cho con nít ngồi bô giữa công viên… Em cầm máy hình, ngần ngừ một lát rồi lặng lẽ bỏ đi mà lòng buồn muốn khóc, anh à. Bên cạnh nhà trọ của em là một tiệm rượu của một gia đình Việt Nam. Bà chủ than phiền là người Tàu đang làm hỏng thành phố này.” [Email Tưởng Năng Tiến 11.06.2017] 
  2 11 696x239
Hình 1b: Văn hoá thuộc địa thế kỷ 19 với các công trình kiến trúc từ thời Pháp vẫn tồn tại hài hoà với nét văn hoá cổ xưa của Lào nơi cố đô Luang Prabang. [nguồn: internet]
 
Giang Cảng Luang Prabang Made In China
 
Tiếp theo Dự án Cải thiện Thuỷ lộ Thượng nguồn sông Mekong (2001) và rồi tới Dự án Mười Năm Phát triển Thuỷ vận Quốc tế trên Sông Lancang-Mekong (2015-2025); Trung Quốc nay có thêm kế hoạch xây dựng một giang cảng thương mại trên khúc Sông Mekong nơi cố đô Luang Prabang, nơi sẽ có khả năng đón nhận những con tàu hàng lớn từ các giang cảng Tư Mao / Simao, Cảnh Hồng / Jinhong Vân Nam có trọng tải 500 tới 700 tấn.
 
Còn phải kể thêm một dự án đường sắt dài 420 km đã được khởi công từ tháng 12 năm 2016 nối liền các thành phố tây nam Trung Quốc, từ Vân Nam xuống tới Luang Prabang, và xuống xa tới thủ đô Vạn Tượng, dự trù hoàn tất vào năm 2021 tổn phí 6 tỉ MK với 70% là sở hữu của Công ty Đường sắt nhà nước TQ, cũng để phục vụ nhu cầu gia tăng chuyên chở hàng hoá và hành khách từ TQ đổ xuống phương nam, được xem là nhanh hơn cả đường sông. (1)
 
3 7 552x420
Hình 2a: Luang Prabang nơi giao nhau của sông Mekong và sông Nam Khan, một phụ lưu lớn của con Sông Mekong, [nguồn: Laos Footprint Handbook]
 
4 7 629x420
Hình 2b: Ban Phanom cách Luang Prabang 5 km về hướng đông, bên bờ sông Nam Khan có ngôi mộ Henri Mouhot (1826-1861) người Pháp đầu tiên tới Luang Prabang được Vua Lào Tiantha tiếp đón trọng hậu. [nguồn: tư liệu Ngô Thế Vinh] 
 
5 4 594x420
Hình 2c: Cố đô Luang Prabang, được tổ chức UNESCO chọn là khu Di Sản Thế Giới / World Heritage site từ 1995: trong vòng tím là khu bảo tồn, vòng đỏ ngoài là khu đệm. [nguồn: tài liệu UNESCO]
 
Thử tìm hiểu về dự án giang cảng Luang Prabang ấy ra sao?
 
Như từ bao giờ, Trung Quốc luôn luôn không có sự minh bạch / transparency về bất cứ dự án nào với các quốc gia Mekong láng giềng. Một ví dụ: TQ đã từng dấu nhẹm thông tin về các con đập thuỷ điện bậc thềm Vân Nam trên khúc Sông Lancang-Mekong thượng nguồn. Vẫn là “bài học chưa học / unlearned lessons” với 7 quốc gia trong lưu vực. [Tây Tạng phải được kể là một quốc gia trong lưu vực sông Mekong.]
 
Khi mà cố đô Luang Prabang có thêm một cây cầu, một nhà ga và một giang cảng Made in China thì khu Di Sản Thế Giới ấy sẽ mau chóng trở thành một “Phố Tàu – China Town” và con Domino đổ xuống với cái giá phải trả là một nước Lào bị Hán hóa / 漢化
 
Trong tương lai Luang Prabang có thể bị mất danh hiệu là Khu Di sản Thế giới theo Công ước của Liên Hiệp Quốc 1972 [World Heritage Convention] khi mà khu bảo tồn được coi như “thánh địa lịch sử văn hoá” của Lào bị xoá sạch và thay thế bởi những khu phố thương mại chồng chất những bảng hiệu tiếng Tàu với đông đảo cộng đồng người Hoa đổ tới mang theo cả những kiến trúc đậm nét văn hoá Tàu.
 
Mở Một Thủy Lộ Trên Sông Mekong
 
Cách đây 151 năm, thời còn hoang dã một đoàn Thám hiểm Pháp / Mekong Expédition do Doudart De Lagrée và Francis Garnier khởi hành từ bến Cảng Sài Gòn [1866-1868] ngược dòng sông Mekong trong một cuộc hành trình gian khổ 2 năm 24 ngày nhằm đi tìm một thuỷ lộ giao thương với Vân Nam nhưng đã gặp những khúc sông quá nhiều ghềnh thác nên phải đi tới kết luận: Sông Mekong không thể là thuỷ lộ giao thương với Trung Hoa.
 
Ngót hai thế kỷ sau thất bại của đoàn Thám hiểm Pháp, Trung Quốc lại vực dậy “ý tưởng lớn” của Francis Garnier với kế hoạch táo bạo phá đá phá các khúc sông ghềnh thác trên sông Mekong với quyết tâm mở một thuỷ lộ Mekong đi về phương Nam.
6 3 627x420Hình 3: Đoàn Thám Hiểm Pháp [1866-1868] khi ngược dòng Mekong luôn luôn gặp phải những khúc sông ghềnh thác khiến họ tiêu tan hy vọng dùng con sông Mekong như một thuỷ lộ giao thương với Trung Hoa. [nguồn: Voyage d’exploration en Indo-Chine, Francis Garnier, Paris 1885]
Giai đoạn Một 2001: TQ đã rất liều lĩnh dùng nhiều mìn và chất nổ để phá những khối đá trên 21 đoạn ghềnh thác cùng với các cù lao và cồn bãi / shoals trên khúc Sông Mekong thượng nguồn từ Vân Nam xuống tới ranh giới Miến Điện – Lào và Lào – Thái nhằm thực hiện “Dự Án Cải Thiện Thuỷ Lộ Thượng Nguồn Sông Mekong / Navigation Channel Improvement Project on the Upper Mekong River” khai thông lòng sông cho những con tàu trọng tải từ 500 tới 700 tấn chở đầy hàng hoá TQ có thể xuống tới Chiang Khong, Chiang Sean Bắc Thái Lan và Lào.
 
Dự án được ký kết vào tháng 4 năm 2001 giữa 4 nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan và Lào; riêng Cam Bốt và Việt Nam là hai quốc gia cuối nguồn thì không được đếm xỉa tới.
 
Theo mô hình của dự án thì có hàng trăm tấn đá, các cồn bãi trên sông sau khi bị chất nổ phá vỡ sẽ được các con tàu vét / backhoes dồn xuống những hố sâu dưới lòng sông mà ai cũng biết những vũng sâu này là nơi trú ẩn có tầm quan trọng sống còn đối với vô số loài cá và cũng là nơi lưới cá của ngư dân trong mùa khô. Lấp hết các vũng sông sâu bằng những khối đá vụn sẽ gây ảnh hưởng huỷ diệt ra sao trên cá và đời sống kinh tế và xã hội của ngư dân là điều không được nhóm Lượng Giá ảnh hưởng môi sinh / EIA thực sự quan tâm tới.
 
Và như từ bao giờ, “Kết quả lượng giá ảnh hưởng môi sinh / EIA / Environment Impact Assessment của dự án phá đá ấy được xem là không đáng kể.” Và dĩ nhiên đã không có phần nghiên cứu ảnh hưởng xuyên biên giới / transboundary xuống xa tới các quốc gia hạ nguồn như Cam Bốt và Việt Nam.
 
Theo báo Watershed, một Diễn đàn Môi sinh của cư dân 5 quốc gia [Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam] thuộc lưu vực sông Mekong xuất bản ở Thái Lan số tháng 11/ 2002 đã phải đưa ra nhận định: “Họ chỉ căn cứ trên có 2 ngày khảo sát thực địa / fieldtrips… rồi đi tới kết luận rằng Dự án phá đá phá ghềnh thác sẽ không có ảnh hưởng dài hạn nào trên nguồn cá và ngư nghiệp của cư dân sống hai bên bờ sông Mekong.” Và trước mắt thì quốc gia hưởng lợi nhất từ Dự án này vẫn là nước lớn Trung Quốc nhưng với cái giá rất đắt phải trả vẫn là cư dân 5 nước hạ lưu sông Mekong.
 
Theo Tiến Sĩ Chris Cocklin và Monique Hain thuộc Viện Đại Học Monash Úc thì bảng lượng giá ảnh hưởng môi sinh / EIA của Dự Án Cải Thiện Thuỷ Lộ Thượng Nguồn Sông Mekong: “thực chất là thiếu sót / substantively inadequate và cơ bản là sai trái / fundamentally flawed.” (4)
 
Thiếu Sót: vì không dựa trên đánh giá toàn thể và không có phần lượng định ảnh hưởng dài hạn của dự án mà phần tối quan trọng là ảnh hưởng trên hệ thủy học / hydrology, hệ sinh thái / ecology của con sông và cả ảnh hưởng do gia tăng số lượng tàu bè lưu thông trên dòng sông ấy.
 
Một ví dụ về hệ quả dây chuyền do dự án cải thiện thủy lộ, sẽ đưa tới gia tăng trao đổi hàng hóa, tạo thuận cho kỹ nghệ phát triển và hậu quả là gây thêm ô nhiễm. Ảnh hưởng dài hạn ấy ra sao với sức khỏe của cư dân các quốc gia cuối nguồn là hoàn toàn không được quan tâm tới.
 
Sai Trái: vì các phân tích chỉ dựa trên sự phỏng đoán / speculation, với kết luận chủ quan và hoàn toàn thiếu những bước nghiên cứu có thực chất để rồi vẫn đi tới khẳng định là: “Dự án sẽ có ảnh hưởng tích cực về kinh tế trong các bước phát triển bền vững của Lưu vực sông Mekong.  Đó chỉ là một kết luận vu vơ mà không đưa ra được các dữ kiện hay phân tích thuyết phục nào.
 
Hậu Quả Nhãn Tiền Ngay Giai Đoạn Một
 
Ngay giai đoạn đầu thực hiện kế hoạch khai thông sông Mekong, hậu quả tức thời là đã có một số tác hại môi sinh giáng trên đầu các cư dân sống trong lưu vực. Trong Mùa Mưa năm 2002, tại quận Chiang Khong tỉnh Chang Rai Thái Lan có nhiều khúc bờ sông vốn bền vững trong bao năm, nay bị sụp lở. Chỉ riêng làng Pak Ing đã mất đi một mẫu đất do nạn xói mòn này. Ba ngôi làng kế cận cũng mất 9 mẫu đất cùng với nhiều căn nhà bị trôi xuống sông. Phía tả ngạn bên Lào, hơn 100 gia đình thuộc làng Don Sawan tỉnh Bokeo phải di tản vì nguy cơ sụp lở càng lan rộng.
 
Niwat Roykaek thuộc Nhóm Bảo Tồn tỉnh Chiang Khong nhận định: “Dân trong vùng sống bằng cá lưới từ sông Mekong và cả sống bằng hoa màu trồng dọc theo hai bên bờ sông ấy. Con sông là mạch sống của họ nên cần phải khảo sát thật kỹ càng trước khi khai thác.” (5)
 
Các nhà hoạt động môi sinh bắc Miến Điện đã yêu cầu ngưng ngay kế hoạch phá đá trên khúc sông Mekong dài 234 km chảy dọc theo biên giới phía đông bắc Miến vì khúc sông này vốn là nguồn sống của các sắc tộc Lahu, Shan, Loi La và En. (2) Và cũng đã có 52 tổ chức phi chính phủ [NGO/ Non Governmental Organizations] lên tiếng phản đối Dự án Phá Ghềnh Thác sông Mekong do những tác hại không thể chấp nhận được đối với ngư nghiệp, hệ sinh thái của con sông như một toàn thể và ảnh hưởng trên cư dân sống dọc con sông. Họ yêu cầu phải ngưng ngay dự án phá đá khai thông mở rộng dòng sông cho tới khi nào hoàn tất được các bước lượng giá đúng mức về “hậu quả môi sinh và xã hội” trên các cộng đồng cư dân sống trong lưu vực.
 
Giữa hai tháng 03 và 04, 2002 hai khúc ghềnh đá Tang Ao và Tang Luang đã bị triệt hạ và dân chúng Miến Điện sống trong khu vực thì hoàn toàn không được thông báo. Họ chỉ được biết khi thấy vô số cá bị chết, nồi dềnh, trôi giạt và thối rữa không còn ăn được. Ngoài cá, dân địa phương còn sống bằng nguồn lợi tức của rong tảo (riverweed / kai) mọc trên các ghềnh đá và nay thì cũng không còn nữa. Vẫn theo kế hoạch trên, thì sẽ có thêm 16 đoạn ghềnh thác nữa thuộc khu vực bang Shan Bắc Miến Điện và Lào sẽ bị phá hủy vào đầu năm tới. (2)
 
Tưởng cũng nên nhắc tới ở đây một khía cạnh khá mỉa mai là không phải do chính quyền Hà Nội hay Nam Vang, nhưng chính mấy chục tổ chức nhỏ bé của cư dân Miến Điện chưa hẳn có tự do ấy lại lên tiếng đòi hỏi quyền sống cho hai nước láng giềng rất xa họ: “Kế hoạch phải có được sự đồng thuận của tất cả các quốc gia nơi có con sông Mekong chảy qua bao gồm cả Cam Bốt và Việt Nam”.
 
Tác Hại Tầm Xa Trên Cam Bốt Và Việt Nam
 
Dự án phá đá, phá các khúc ghềnh thác có những hậu quả ra sao trước hết là đối với 4 quốc gia thượng nguồn (Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan và Lào) rồi sau đó là 2 nước hạ nguồn (Cam Bốt và Việt Nam) là những vấn nạn chưa có lời giải đáp.
 
Do cải thiện giao thông đường sông không chỉ giúp gia tăng xuất cảng hàng hóa thặng dư của TQ đồng thời tạo thuận cho việc khai thác các nguồn tài nguyên của các quốc gia hạ nguồn.
 
Nhưng câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra là những lợi lộc kinh tế ấy và cả cái giá phải trả sẽ được phân phối ra sao đối với các quốc gia trong lưu vực?” (5)
 
Trước mắt thì quốc gia hưởng lợi nhất vẫn là Trung Quốc: hàng hóa Trung quốc sẽ tràn ngập đổ xuống các tiểu quốc phương Nam, cũng những con tàu 700 tấn ấy sẽ chuyên trở về Trung Quốc những tài nguyên thiên nhiên từ Miến Điện Lào Thái Lan để phục vụ cho nền kỹ nghệ đang rất phát triển do có thêm dồi dào nguồn thủy điện từ những con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam cũng từ nguồn nước con sông Mekong.
 
Tây Tạng là nơi phát nguồn con sông Mekong, Trung Quốc là nước xa nhất trên phía thượng nguồn nên rất ít bị ảnh hưởng do kế hoạch phá đá phá các khúc ghềnh thác trên sông Mekong. Nhưng kế hoạch đó đã có tác hại ngay trước mắt trên sinh cảnh và đời sống cư dân của các nước hạ nguồn như Miến Điện, Thái Lan và Lào, dĩ nhiên còn có ảnh hưởng dây chuyền trên đời sống cư dân của hai nước ở dưới xa là Cam Bốt và Việt Nam. Sự thay đổi đột ngột nhịp độ dòng chảy thiên nhiên của con sông Mekong gây hậu quả xói mòn và cả sụp lở bờ sông, hủy diệt nguồn cá như nguồn protein chính của cư dân sống trong lưu vực.
 
Đứng trước những tai ương có thể xảy ra, đến bao giờ thì người dân Việt Nam và Cam Bốt mới được thông báo một cách đầy đủ và cả quyền được tham gia ý kiến? (4)
 
Vì gặp phải quá nhiều chống đối của cư dân địa phương và các tổ chức bảo vệ môi sinh Bắc Thái Lan nên Dự án Giai đoạn Một đã phải dừng lại một thời gian.
 
Giai đoạn Hai 2015:
 
Nhưng để rồi 14 năm sau, đến tháng 12, 2015 Trung Quốc lại tiếp tục triển khai kế hoạch phá đá phá ghềnh thác trên sông Mekong, và nay có tên Dự án Mười Năm Phát triển Thuỷ vận Quốc tế trên Sông Lancang-Mekong / Development Plan for International Navigation on the Lancang-Mekong River  (2015-2025).
 
Đây không chỉ nhằm gia tăng trao đổi thương mại mà Bắc Kinh còn có tham vọng củng cố thêm ảnh hưởng bao trùm lên toàn vùng với sáng kiến chiến lược “Một Vòng Đai, Một Con Đường / One Border One Road / OBOR Initiative”.
 
Và Dự án vẫn chỉ được tham khảo giữa 4 quốc gia thượng nguồn: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miến Điện trong khi quốc gia hạ nguồn là Cam Bốt và cuối nguồn là Việt Nam thì không được đếm xỉa tới cho dù bị ảnh hưởng nặng nề nhất và vẫn chưa thấy tiếng nói phản đối mạnh mẽ lẽ ra phải có từ hai quốc gia Việt Nam và Cam Bốt.
7 2 626x420Hình 4: Ngày 19.04.2017, các kỹ sư địa chất Trung Quốc trên con tàu khảo sát cho Dự án phá đá Giai đoạn Hai, khai thông khúc sông Mekong giữa biên giới Lào-Thái. [nguồn: Reuters/ JorgeSilva]
Vào ngày 19.04.2017, chỉ mới đây thôi, 60 kỹ sư Đại Hán trên 3 con tàu từ Trung Quốc đã thực hiện cuộc khảo sát Giai đoạn Hai Dự án 10 Năm Phát triển Thuỷ vận Quốc tế trên Sông Lancang-Mekong sẽ tiếp tục phá hết các khối đá trên các khúc sông ghềnh thác trên suốt 890 km đường sông từ giang cảng Tư Mao Vân Nam xuống Chiang San, Chiang Khong Bắc Thái, xuống xa tới cố đô Luang Prabang của Lào.
 
Một viên kỹ sư Tàu không muốn nêu tên cho biết: công việc của họ nằm trong đại dự án “Một Vòng Đai Một Con Đường / One Belt One Road” nhưng trên thực tế thì kế hoạch phá đá phá ghềnh thác trên Sông Mekong đã có trước đó. (2)
 
Thực chất với TQ, thì kế hoạch khai thông sông ngòi, xây dựng cầu đường và những hạ tầng cơ sở khác chỉ nhằm ưu tiên phục vụ cho quyền lợi của TQ, và các nước nhỏ lân bang chỉ được xem như những tiện nghi chánh trị của Bắc Kinh.
 
Cho dù vẫn phải gặp lại sự chống đối mạnh mẽ của cư dân Thái và hàng trăm tổ chức bảo vệ môi sinh NGOs vùng Bắc Thái Lan [Chiangkhong Conservation Group and Save the Mekong Campaign], nhưng xem ra chánh quyền quân nhân Thái và nhà nước toàn trị Lào luôn luôn có chính sách mở cửa đón nhận những khoản đầu tư khổng lồ đến từ Trung Quốc. Làm ăn với các thể chế “toàn trị và tham nhũng” luôn luôn là quyền lực mềm / soft power của chính quyền Bắc Kinh. [Hình 5]
 
Có thêm phương tiện giao thông và chuyên chở, những hàng hoá rẻ tiền thặng dư của TQ từ đồ điện tử tới các đồ plastics gia dụng sẽ đổ vào các nước láng giềng đã giết chết các nền công nghệ nhỏ địa phương. Không chỉ có thế, TQ còn xuất cảng đủ các loại nông phẩm cũng với rẻ mạt sẽ giết chết cả nền nông nghiệp trồng trọt tại các quốc gia lân bang, biến họ thành một tầng lớp tiệu thụ không sản xuất và càng ngày càng lệ thuộc vào Phương Bắc.
8Hình 5: Tháng 2, 2017 hơn 500 cư dân tỉnh Chiang Khong Bắc Thái đã tụ họp phản đối kế hoạch khai thông sông Mekong của Trung Quốc với biểu ngữ: “Sông Mekong không thể đem bán: ngưng ngay dự án phá ghềnh thác.” Tong Phun là nhà thơ Thái Lan nằm giữa tấm biểu ngữ lớn; các phong trào bảo vệ môi sinh luôn luôn được sự tham gia của giới văn chương nghệ thuật Thái. Liệu đến bao giờ thì “hình ảnh mơ ước” ấy mới có thể xuất hiện ở Việt Nam? [nguồn: EarthRights International, 02.13.2017]
Thongpho Vongsriprasom, nguyên Bộ trưởng Canh nông Lào đã lên tiếng báo động là kế hoạch phá đá / rocks phá ghềnh thác / rapids trên sông Mekong sẽ làm tăng vận tốc dòng chảy và cộng thêm với sóng lớn / waves của các con tàu hàng sẽ huỷ hoại các bờ sông, vốn là vùng canh tác rất màu mỡ của người dân Lào, trong khi chỉ có 4% diện tích nước Lào phù hợp cho nông nghiệp. (1)
 
9 681x420
Hình 6: Khúc sông Mekong nơi cố đô Luang Prabang, vẫn có một nguồn thực phẩm nông sản hoa màu ven sông với lớp đất phù sa màu mỡ. [photo by Ngô Thế Vinh]
 
Theo ước tính của MRC / Uỷ Hội Sông Mekong thì vận tải đường sông tuy dài hơn (từ Tư Mao tới Luang Prabang là 890 km, trong khi khoảng cách đường bộ chỉ có 510 km) nhưng vẫn giảm thiểu được 20% tổn phí vận chuyển; nhưng liệu các “chuyên gia công chức” của MRC có đủ tầm nhìn xa để đánh giá những thiệt hại trên toàn hệ sinh thái và các tổn thất kinh tế xã hội lâu dài trên các cộng đồng cư dân địa phương?
 
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Thái/ TDRI / Thailand Development Research Intitute cho rằng khi Thái quyết định hợp tác với Trung Quốc trong kế hoạch phá đá khai thông sông Mekong cho các con tàu lớn lưu thông, thì Thái Lan chỉ có “mất nhiều hơn là được” từ dự án này.  
 
Wiroon Kampilo nguyên chủ tịch Phòng Thương Mại Chiang Rai Bắc Thái đưa ra nhận định với báo giới địa phương rằng: “Doanh nghiệp Thái chẳng được lợi lộc gì từ Dự án Phát triển Thuỷ vận Quốc tế trên Sông Lancang-Mekong vì chúng ta có rất ít hàng hoá cần vận chuyển qua đường sông để bán sang Tàu và chỉ có Trung Quốc sẽ thực sự được hưởng lợi” (2)
 
10 630x420
Hình 7: Trung Quốc dùng mìn và chất nổ phá đá phá các ghềnh thác trên khúc sông Mekong nơi biên giới giữa Bắc Thái Lan và Lào. [nguồn: Chiang Rai Times, Jan 17, 2017]
 
Tác hại từ những con đập bậc thềm Vân Nam còn đó, cộng thêm với dự án 12 con đập hạ lưu trên đất Lào và Cam Bốt, nay lại thêm bước tái khởi động kế hoạch mở rộng phá đá phá các khu ghềnh thác trên sông Mekong, hậu quả sẽ là những tác hại tích luỹ. Hậu quả tác hại trước mắt trên các cộng đồng cư dân nghèo trong lưu vực là mất nguồn cá và mất nguồn nông sản trồng trọt ven sông và trực tiếp đe doạ an ninh thực phẩm của họ. Tất cả những bước phát triển không bền vững ấy / unsustainaible development, khiến cả một hệ sinh thái phong phú của con sông Mekong chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon đang chết dần.
 
11 665x420
Hình 8: Những con tàu lớn Trung Quốc từ các giang cảng Tư Mao/ Simao và Cảnh Hồng / Jinhong, Vân Nam chở đầy hàng hoá Made in China đang xuôi dòng đổ xuống các tỉnh Bắc Thái Lan. [photo by Ngô Thế Vinh]
 
Từ Sáng Kiến Hành Lang Kinh Tế Bắc Nam Lưu Vực Lớn Sông Mekong: Greater Mekong Subregion/ GMS North-South Economic Corridor Flagship Initiative tới sáng kiến dự án chiến lược toàn cầu Một Vòng Đai Một Con Đường/ One Belt One Road Initiative mới đây của Trung Quốc, thì một quốc gia nhỏ bé như nước Lào chỉ với 7 triệu dân [ít hơn so với dân số Sài Gòn 8.5 triệu], trên một diện tích 235,800 km2 mật độ dân số 31/ km2 cho tới nay trong suốt dòng lịch sử, vẫn đúng như nhận định của Bernard Fall: “Nước Lào không được coi là một thực thể địa dư, chủng tộc hay xã hội mà thuần chỉ là một tiện nghi chính trị. / Laos at the time was neither a geographical nor an ethnic or social entity, but merely a political convenience.”
 

Không phải chỉ có Lào, mà toàn lưu vực sông Mekong cũng đang là tiện nghi chính trị và kinh tế của Trung Quốc, đã và đang bị Bắc Kinh khai thác một cách huỷ hoại và không bền vững / destructive and unsustainable development với ưu tiên cho mục tiêu đem lợi nhuận cho Trung Quốc, nhưng với những cái giá rất cao phải trả về suy thoái phẩm chất cuộc sống của hàng bao nhiêu triệu cư dân nơi hạ nguồn.

Trận chiến thị trường tài chánh giữa Mỹ và Tàu Cộng





Celery Juice





Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

KHU RESORT & NGÔI MỘ TẬP THỂ 70 QUÂN CÁN CHÍNH VNCH BỊ CỘNG SẢN TÀN SÁT TẠI CÔN ĐẢO SAU NGÀY 30-4-1975 - Tác giả Nguyễn Phúc An Sơn





Câu chuyện mà chúng tôi sắp kể sau đây là câu chuyện về một “chuyến tàu đêm” không bao giờ về đến bến của một người bạn của chúng tôi và câu chuyện vẫn ám ảnh họ không nguôi cho đến bây giờ.
Câu chuyện bắt đầu bằng một chuyến du lịch của vợ chồng người bạn (LN) đi Côn Đảo hồi đầu tháng 10/2017. Anh kể, vợ anh là một người vốn khá nhạy với điều mà người ta hay gọi là “âm khí”. Ở đâu có “nó” là người vợ đều có thể cảm nhận được ngay và thường có cảm giác rất sợ hãi.
Khu resort nơi họ ở tại Côn Đảo rất đẹp, là một trong các resorts nổi tiếng ở đó. Nhưng không hiểu sao, hoàn toàn chỉ bằng cảm tính, người vợ có một cảm giác không yên trong thời gian nghỉ ngơi ở đây, cái cảm giác lành lạnh như lúc nào cũng có những đôi mắt vô hình nhìn mình từ đằng sau.

Côn Đảo. Nguồn ảnh từ người viết bài.
Côn Đảo. Nguồn ảnh từ người viết bài.

Mặc dù khu resort rất đẹp, nhưng hai đêm liền người vợ không tài nào ngủ được. Cảm giác sợ hãi, lành lạnh sống lưng khiến người vợ không tài nào nhắm mắt được dù ở bên cạnh người nhà. Người vợ luôn có cảm giác như có những ánh mắt vô hình cùa ai đó từ cõi âm đang nhìn mình chăm chú khiến người vợ có cảm giác nổi gai ốc và cứ phải quay lại nhìn sau lưng mình, rồi nhìn về những góc phòng.
Thậm chí, sáng hôm sau, khi ở phòng resort một mình, không chịu nổi sự sợ hãi vì cảm giác rất nhiều “người lạ” cũng đang hiện diện ở trong phòng, người vợ đã phải chạy ra ngoài dù ở ngoài nắng đã lên cao và thời tiết rất nóng. Một cảm giác rất lạ mà người vợ chưa bao giờ thấy dù đã từng đi nhiều nơi, ngủ một mình ở những nhà công vụ hoang vắng, xa khu dân cư.
Ngày cuối cùng, khi mọi người trong nhóm tour xuống phòng ăn để ăn bữa sang, một cô bạn trẻ đi cùng kể cho người vợ nghe: “Hồi tối em hết hồn chị ơi. Em đang xếp đồ vô valy để hôm nay về, tự nhiên linh tính mach bảo, em nhìn qua tấm kính (resort nơi mọi người ở là những ngôi nhà có vách ngăn các phòng bằng kính) thì thấy một người đàn ông đứng nhìn em. Ông mặc sơ-mi màu nâu, tay dài cài khuy, đeo cà vạt. Em hét lên: Anh ơi, có ai trong phòng. Chồng em chạy ra thì không thấy chi cả. Ảnh nói làm sao trong nhà mà có người lạ được, có lẽ em thấy cái chi đó rồi tưởng tượng ra thôi. Tuy vậy, chồng em cũng muốn yên tâm nên gọi bảo vệ lên cùng để đi quanh ngôi nhà và ngoài vườn nhưng vẫn không thấy ai cả”.
*****
Câu chuyện tưởng sẽ đi vào quên lãng theo thời gian, nếu như hai vợ chồng anh ấy không post hình đi chơi đảo của mình lên mạng, và sau đó, tình cờ có một người, một phụ nữ hoàn toàn không quen biết (tên là HN – đang sinh sống tại hải ngoại) vào comment, viết rằng nơi ấy rất đẹp nhưng cô không thể sống ở đó được vì bị một nỗi ám ảnh rất lớn: cha của cô là một Cảnh Sát dưới chế độ VNCH, một trong những công chức, quân nhân sống và làm việc trên đảo trước năm 1975, đã bị nhà cầm quyền cộng sản hành hình vào một đêm tối ở nơi ấy.
Nghe vậy, người vợ cảm thấy rợn người, nổi da gà và ngay lập tức chợt nhớ lại cái cảm giác xốn xang ớn lạnh và không yên ổn những ngày ở resort Côn Đảo.
Sau khi nghe câu chuyện này, người vợ đã kết bạn với chị HN và hai người đã nói chuyện với nhau thật nhiều sau đó.
Và theo lời chị HN kể lại, một sự thật kinh hoàng từ từ được hé lộ:
Sau khi Miền Nam Việt Nam bị cộng sản bắc việt cưỡng chiếm, những người từng làm việc cho chính quyền Miền Nam gồm công chức, quân đội, nhân viên làm ở trại tù đều bị cộng sản tập trung lại và bị nhốt. Con số này khoảng 70 người.
Đêm 23/12/1975, bọn cộng sản tại Côn Đảo đã đánh lừa gia đình các quân, cán, chính VNCH là sẽ đưa hơn 70 người gồm quân nhân, cảnh sát, viên chức chế độ cũ đã từng làm việc tại Côn Đảo lên tàu về Cần Thơ để “học tập cải tạo”. Thân nhân của họ nghe vậy thì chỉ biết hay vậy, và ngay sau đó 70 người bị bắt đưa đi và từ đó, mọi người cũng không được thông báo gì thêm sau đó.
Và rồi mãi mãi sau đó, không một người nào trong số 70 người ấy sống sót trở về với gia đình !!!
Sự thật về cái đêm khủng khiếp kinh hoàng đó, người thân của nhóm Quân, Cán, Chính VNCH này không ai hay biết và mọi bí mật có lẽ sẽ hoàn toàn bị chôn vùi theo năm tháng.
Mãi cho đến nhiều năm sau, có lẽ do Trời xui, Đất khiến, cái màn sương âm u và kinh hoàng che giấu cái chết oan khiên tức tưởi cùng một lúc 70 người đó được vén ra qua lời kể của một kẻ tâm thần, nửa điên nửa tỉnh, một trong những tên cộng sản man rợ mất hết nhân tính, đã ra tay hạ sát các anh, các chú bác này, là gã Tư Đ. trong một lần say xỉn đã “tự nhiên” cao hứng buột miệng kể ra.
Gã này còn kể lại rằng tất cả những người tù VNCH này bị đưa đến một khu rừng dương hoang vắng trên đảo, tất cả sau đó đều bị đập vào đầu, nhiều người chết ngay tại chỗ, nhưng cũng có nhiều người vẫn chưa chết hẳn, nhưng vẫn bị vùi sống xuống cái hố đã được bọn chúng đào sẵn. Khu nầy cách xa khu dân cư chính của đảo đến khoảng 10 cây số, một địa điểm hoàn toàn hoang vu vắng người, vô cùng tiện lợi cho mục đích của những kẻ sát nhân man rợ đầy thú tính.

Rừng Côn Đảo. Nguồn ảnh từ người viết bài.
Rừng Côn Đảo. Nguồn ảnh từ người viết bài.

Nhiều năm nữa đi qua… Người thân của những người bị giết chết đau cái nỗi đau không nói được nên lời. Thân phận họ, những người thuộc “bên thua cuộc”, hoàn toàn là thân phận con sâu cái kiến, biết kêu oan ở đâu và kêu oan với ai khi những kẻ nắm quyền cũng chính là những kẻ sát nhân man rợ. Đâu đâu cũng là kẻ chiến thắng, mang quyền sinh sát người khác trong tay? Luật là của bên thắng cuộc, đương nhiên lẽ phải thuộc về họ!
Thế nhưng đất trời lại có những cách sắp đặt khác mà loài người sẽ không bao giờ hiểu được. Một dự án xây dựng một khu resort tại một địa điểm rất đẹp gần biển, vắng vẻ và xa vùng dân cư này được xây lên, và trong lúc đào đất, nhà thầu thi công xây dựng đã tìm thấy rất nhiều xương người trong một ngôi mộ tập thể khá lớn.
Điều đáng nói là những người trong đội có nhiệm vụ di dời và mai táng hài cốt ra khỏi nơi đang xây dựng khu resort nói rằng các hộp sọ đều có vết nứt. Trong số những người thợ xây dựng này dĩ nhiên có người địa phương và họ đã nhận ra cặp chân giả của anh Sơn, con chú Chín Khương trên đảo. Khi đó, người ta mới bàng hoàng nhận ra đây là ngôi mộ chung của nhóm 70 người đã bị cộng sản lừa bắt đi “học tập” nhưng thật sự đã bị chúng thảm sát man rợ tại khu rừng dương này đêm hôm đó.
Sau đó, người ta mới dời đống xương này, đem chôn chung vào hai ngôi mộ bên đường, cách khu resort một đoạn …..
Từ đó người dân ở Côn Đảo không khỏi kinh hoàng khi biết về số phận bi thảm của 70 người tù VNCH ở đảo năm xưa. Câu chuyện này đã giải đáp nỗi thắc mắc cho bà con trên đảo vì sao những người Quân, Cán, Chính VNCH bị cộng sản lừa bắt đưa đi Cần Thơ đều không có ai còn sống sót trở về. Ngay cả khi những người tù cuối cùng ở các trại tù lao động khổ sai tại miền Bắc đã trở về (1992) và đi H.O thì tin tức của những người tù ở Côn Đảo vẫn bặt tăm.
Biết rõ về câu chuyện này nhưng người dân trên đảo họ chỉ biết thì thào kể với nhau chứ không ai muốn nói ra vì sợ bị gây phiền phức. Nhưng bây giờ, người dân trên đảo chỉ cần nói ba từ “Chuyến tàu đêm” là những người già cả, những người dân sống lâu năm trên Côn Đảo đều hiểu ngay rằng đang nói về chuyện gì.
***
Được biết, năm 2015, chị TN là người đã phát tâm đứng ra vận động các nhà hảo tâm đóng góp để xây dựng ngôi mộ đầu tiên trong đó có 26 hài cốt. Tiếp đó, chị TN lại tiếp tục xây dựng ngôi mộ thứ hai có 10 bộ hài cốt. Những ngôi mộ đã được xây dựng tươm tất với chỗ đặt bát hương, hoa quả. Số tiền xây dựng mộ là từ những người dân sống ở Côn Đảo, hoặc là những người từng sống ở đây và nay đang sống khắp nơi trong và ngoài nước đóng góp.

ngôi mộ tập thể-1.PNG
Cũng từ đó, những năm qua, chị TN là người thường xuyên chăm sóc mộ phần để vong linh các bác, các chú đỡ tủi hờn, lạnh lẽo bởi tấm lòng nhân ái của chị TN và của những người thương cảm cho những người đã khuất mà đến đây thắp nhang.
Từ đó, những thông tin về hai ngôi mộ tập thể của những quân, cán, chính VNCH bị cộng sản thảm sát tại Côn Đảo đến tai những người quen biết hoặc họ hàng của vợ con những người đã mất.
Cho đến nay, đã có khoảng hơn 10 gia đình đã biết thông tin về ngôi mộ tập thể này. Như vậy vẫn còn lại rất nhiều những bác, những chú chưa được gia đình và người thân đến thắp hương cho ấm lòng. Thương thay, có lẽ giờ này họ vẫn tiếp tục đi tìm các bác các chú, còn các chú bác thì vẫn cứ mỏi mòn ngóng chờ ngày vợ con và thân nhân đến thăm cho vong linh đỡ buồn tủi.
Xin cùng nhau thắp một nén hương, một lời cầu nguyện cho những linh hồn xấu số, những người đã lên “chuyến tàu đêm” không bao giờ đến bến, đã uổng tử mà không được một lời từ giã vợ con và người thân trước lúc ra đi, được sớm siêu thoát khỏi những nỗi đau, oan khiên, nghiệt ngã của một kiếp người!

Hoàng Oanh hát Kỷ Niệm Nào Buồn, nhạc Hoài An





Hơn 100 triệu người dân ở đông bắc Tàu bị phong toả vì lo sợ đợt hai china virus


Even as life returned to normal, signs warning people to wear masks and wash hands dotted the city

Khoảng 108 người dân ở khu vực đông bắc Trung Quốc đang phải sống trong tình trạng phong toả vì phát hiện một ổ dịch coronavirus mới.

“Người dân đang tỏ ra thận trọng trở lại,” cô Fan Pai, nhân viên công ty thương mại ở thành phố Thẩm Dương, thuộc tỉnh Liêu Ninh lân cận cho biết. “Điều này gây bực bội vì bạn không biết khi nào thì nó sẽ kết thúc.”


Mặc dù ổ dịch với 34 ca nhiễm COVID-19 này không lây lan nhanh như ở Vũ Hán, hành động quyết đoán và nhanh chóng của Trung Quốc cho thấy nước này đang lo sợ một đợt lây nhiễm thứ hai.
Nó cũng cho thấy quá trình mở cửa trở lại sẽ rất cam go, bởi chỉ cần số ca nhiễm tăng nhẹ cũng có thể khiến cho các biện pháp hạn chế được áp dụng trở lại.
Chính quyền thành phố Thư Lan, thuộc tỉnh Cát Lâm, viết trên WeChat hôm thứ Hai rằng họ sẽ đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt nhất để ngăn chặn virus.
Các khu chung cư với các ca nhiễm được xác nhận hoặc đang nghi ngờ sẽ bị phong toả, và mỗi gia đình chỉ được cử một người đi mua nhu yếu phẩm mỗi 2 ngày trong vòng 2 tiếng.
Hầu hết dịch vụ giao hàng đã bị tạm dừng, và thuốc chống sốt bị cấm bán tại các hiệu thuốc để ngăn người dân che giấu các triệu chứng của họ.
Sự căng thẳng đã lan đến các khu vực lân cận, ngay cả khi chưa có trường hợp nào được báo cáo chính thức ở những nơi đó.
“Mọi người đều bồn chồn,” Wang Yuemei, một công nhân nhà máy dược phẩm ở thành phố Thông Hoá nói.
Giới chức y tế hiện chưa biết ổ dịch mới bắt nguồn từ đâu, nhưng nghi ngờ những người này đã tiếp xúc với các bệnh nhân COVID-19 trở về từ Nga, vốn là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Âu Châu.
“Các ca nhiễm từ nước ngoài và các ổ dịch trong nước đã tạo ra áp lực kép cho chúng tôi trong việc kiểm soát virus,” bà Wang Bin, Phó Tổng cục trưởng Cục Phòng chống và kiểm soát bệnh tật, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, nói trong một buổi họp báo hôm Chủ nhật.
Các đoạn phim lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một số học sinh trung học đã bật khóc khi được yêu cầu rời khỏi trường, vì sợ không đủ thời gian ôn thi đại học.
“Thật không may cho chúng tôi khi dịch bệnh bùng phát vào thời điểm này,” Zhou Han, một sinh viên 18 tuổi ở Cát Lâm nói. “Tôi rất lo lắng vì không thể chuẩn bị tốt cho kỳ thi mà không có sự hướng dẫn và giám sát của các giáo viên.”

"Cái Đình Làng" của cộng đồng người Việt tại Sydney





Huấn luyện cho chó đánh hơi china virus





Huyền thoại Hồ Chí Minh có còn nguyên vẹn?





Nguyễn Xuân Phúc: "Yêu cầu chính quyền các cấp không được ép dân ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ, nếu phát hiện được sẽ xử lý nghiêm như gian lận"


Cuối cùng, thực tế đang chứng minh, dự đoán của công chúng: Gói hỗ trợ những cá nhân cũng như các doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19, trị giá 61.580 tỉ, sẽ tạo ra đủ loại scandal - hoàn toàn chính xác.
Những diễn biến liên quan đến gói hỗ trợ này buộc người ta phải tự hỏi: Đảng viên đang giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của tất cả các cấp tại Việt Nam có tim hay không?
Đầu tháng tư vừa qua, chính phủ Việt Nam loan báo, ngoài hai gói hỗ trợ trị giá 280.000 tỉ đồng để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ ‘kép’ vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xã hội, họ sẽ chi thêm 61.580 tỉ để giúp các cá nhân và những cơ sở kinh doanh nhỏ đang lâm vào cảnh khốn cùng do COVID-19 gây ra. Tùy trường hợp mà những đối tượng này sẽ được trợ cấp một lần 500.000 đồng hay từ 1 triệu đến 1,8 triệu đồng/tháng.
Lúc đó, ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Việt Nam, nhấn mạnh lý do tại sao phải sử dụng 61.580 tỉ làm gói hỗ trợ thứ ba: Mấy tháng nay, nhiều người khổ lắm rồi, nhiều gia đình khó lắm rồi.
Đáng chú ý là dù ý thức rất rõ: Nhiều người khổ lắm rồi, nhiều gia đình khó lắm rồi! – song hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn hết sức ung dung trong việc phát trợ cấp.
Chuyện chưa ngừng ở đó! Gần ba tháng sau khi chính phủ Việt Nam loan báo về gói hỗ trợ thứ ba dành cho đối tượng nghèo khổ, đã cũng như đang hết sức chật vật vì tác động của COVID-19, từ thượng tuần tháng này, mạng xã hội rồi hệ thống truyền thông chính thức bắt đầu đề cập đến sự xuất hiện của một… phong trào: Người nghèo có… đơn xin không nhận… khoản tiền mà chính phủ hỗ trợ cho họ! Dẫn đầu phong trào này là Thanh Hóa – một trong những tỉnh nhiều người nghèo nhất Việt Nam!
Tuy lúc đầu, phong trào người nghèo có… đơn xin không nhận… khoản tiền mà chính phủ hỗ trợ cho họ được tuyên truyền rộng rãi như một… nghĩa cử nhưng kiểu tuyên truyền đó không làm công chúng cảm kích. Số người bày tỏ sự phẫn nộ vì phong trào bất nhân này càng lúc càng đông: Vì sao lại đề cao việc người nghèo vốn đã hết sức cùng cực do tác động của COVID-19 từ chối phúc lợi nhằm tiếp sực cho họ vượt qua nghịch cảnh?
Theo điều tra của một số cơ quan truyền thông chính thức, sở dĩ hàng chục ngàn gia đình nghèo có… đơn xin không nhận… khoản tiền mà chính phủ hỗ trợ cho họ là vì chính quyền địa phương chủ động soạn đơn và cử thuộc cấp vận động họ… ký kèm… khuyến cáo: Không ký có thể sẽ bị chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách hộ cận nghèo. Điều đó đồng nghĩa với việc con cái sẽ không được hỗ trợ học phí, không được vay vốn với lãi suất ưu đãi…
Vấn đề trầm trọng đến mức ông Nguyễn Xuân Phúc phải lên tiếng, yêu cầu chính quyền các cấp không được ép dân ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ, nếu phát hiện được sẽ xử lý nghiêm như gian lận.
Sau đó, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã của một số địa phương như chính quyền tỉnh Thanh Hóa mới chỉ đạo cán bộ cơ sở tuyệt đối không được vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ. Chính quyền huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa mới gửi công văn hỏa tốc, tuyên bố “hủy một phần nội dung” công văn đã ban hành trước đó vì có thể khiến cấp dưới “hiểu nhầm, dẫn đến việc vận động dân chúng xin không nhận tiền hỗ trợ dành cho họ. Chính quyền xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia hủy toàn bộ đơn đã in sẵn…
Vì sao chính quyền nhiều địa phương hết sức tích cực trong việc ép dân chúng ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ? Vì sao ông Nguyễn Xuân Phúc xem điều đó giống như gian lận và dọa nếu phát hiện được sẽ xử lý nghiêm như gian lận?
Câu trả lời nằm ở cách phân bổ tiền hỗ trợ và sử dụng ngân sách tại Việt Nam. Tiền hỗ trợ người nghèo vượt qua nghịch cảnh do COVID-19 gây ra dựa trên danh sách các cá nhân, gia đình thuộc diện được hỗ trợ,… mà từng địa phương đã lập.
Vì đó là… “tiền tươi”, nếu các gia đình nghèo từ chối, khoản hỗ trợ này sẽ được sung vào ngân sách địa phương. Tỉnh, huyện, xã có thể chia nhau để chi tiêu, kể cả thanh toán cho những khoản nợ do “nhậu thiếu, hát chịu”, vốn càng ngày càng khó “cấu, véo” nên dễ “mất cân đối” như đã từng xảy ra ở xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hoặc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa – chi phí đãi nhau và đãi cấp trên ăn nhậu, ca hát lên đến 50… tỉ đồng!
Không chỉ có thế, đợt dùng ngân sách hỗ trợ người nghèo lại bày ra thêm hàng loạt trường hợp ở nhà lầu, đi xe hơi nhưng được công nhận thuộc danh sách cần được hưởng các phúc lợi dành cho gia đình nghèo hoặc cận nghèo và vì nghèo hay cận nghèo luôn có… chỉ tiêu, định mức, thành ra nhiều cá nhân, gia đình thật sự nghèo hoặc cận nghèo, cần được tiếp sức không có gì cả. Vấn nạn này trở thành trầm kha vì khi đổ bể, chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc kỷ luật cán bộ thôn, xã là… xong!

Một số đông không tin rằng mô hình ở Việt Nam thực sự là 'XHCN', mà là 'tư bản đỏ', đem lại đặc quyền cho một tầng lớp.


Việc con em quan chức du học ở các nước G7 được một số bạn cho là bằng chứng về hiện tượng 'ý thức hệ tư bản đỏ' này.
Xin điểm ra những bình luận nổi bật, đầu tiên là về sự so sánh hai chủ thuyết và điều mà một số bạn cho là thực tế ở Việt Nam hiện nay:
Van Nghiem: “Cho hỏi khác biệt giữa cntb và cnxh là làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu với chia đều của cải. Hay đa nguyên với độc tài vậy. Cnxh kiểu Tây Phương còn tốt chán so với định hướng xhcn ở Việt Nam.”
Nguyen Jose: “Thế giới vật chất, xã hội, triết lý... phát triển được là nhờ hoạt động đối kháng, triệt tiêu đối kháng đồng nghĩa với thế giới chấm dứt. Chủ nghĩa Marx mâu thuẫn ngay trong lý thuyết vì khi tiến vào thế giới đại đồng thì triệt tiêu đối kháng ,theo lý luận thì thế giới bi diệt vong. Khó hiểu!
Hiếu Râu: “Hỏi câu này ở VN thì...nói thích thì sợ, nói không thích thì dối lòng...cứ nhìn vào đàn con cháu các cụ đang học tập ở đâu...”
Quang Minh Nguyen: “Việt Nam từ sau cải cách 1986 đã theo CNTB, còn cái CNXH chỉ là cái bình phong để đảng CS duy trì quyền lực. Nhưng đó là CNTB "nửa vời", "quái thai", khi mà những ngành then chốt như điện, nước, dầu khí... vẫn nằm trong tay nhà nước, bởi vậy nhờ các tập đoàn nhà nước mà dân VN gánh nợ công đầm đìa, giá xăng, điện thì trên trời ... CNTB phải đi đôi với đa đảng và tam quyền phân lập mới phát huy hết tiềm năng, chứ còn như VN, thì chỉ có lũ TB đỏ mới giàu trong thể chế độc đảng.”
Tran Xuannhan: “CNTB là anh nd nuôi bò sữa chăm lo cho bò để bò tạo nhiều sữa từ đó thu lợi. CNCS là anh nd nuôi bò hợp tác xã để cày ruộng bò béo hày gầy mặc kệ. Miễn sao không chết là được.”
Мистецтв Бойових Людина: “Việt Nam thì trừ ra 4 triệu dân thì còn lại là muốn theo tư bản.”
Nha Doan: “Chủ nghĩa tư bản đã thất bại không làm mọi người giàu bằng nhau.Nhưng, chủ nghĩa cộng sản đã thành công trong việc làm mọi người nghèo bằng nhau...Hãy làm bài toán xem cả thế giới còn lại bao nhiêu nước cộng sản....
Quang Nguyen: “Một xã hội mọi người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu không bao giờ tồn tại. Trong xã hội mọi tầng lớp đều có nó mới thành một xã hội. Như thế nó mới thúc đẩy con người cạnh tranh để phát triển, cạnh tranh để phục vụ cho nhau tốt hơn, moi óc nặng đầu để phát minh sáng kiến, giao thiệp văn minh hơn..... làm gì có chuyện làm bao nhiêu cũng được nhưng nhu cầu muốn gì là có. Tích lũy tư bản tiến lên cnxh...là viễn vông. Nhu cầu con người là vô hạn, không có chuyện hợp tác xã của cải chung. Nếu có thì xã hội đó thì không đói là mừng nói chi phát triển. Làm ít, ngu , dốt, lười mà đòi của cải giống nhau. Xã hội đó xứ sở thần tiên cũng không có, Tôn Ngộ Không ăn hết đào còn bị phạt. Nói chung khi con người không cần ăn uống cũng no, không sinh sản...thì con người mới hết nhu cầu.”
Hồ Kim Mao: “VN còn mỗi ông TBT Trọng là cộng sản thôi, còn lại là tư bản mặc áo đỏ. Nếu một ông cán bộ CS chính hiệu thì lấy đâu nhà đất, tiền lập công ty, HTX, lấy đâu tiền cho con cháu du học bên trời Tây.”
Diệp Thảo Nguyên: “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Một thể chế quái thai. Xuống hố chậm hơn nhưng bị giày vò lâu hơn. Nhiều mảnh đời sống như địa ngục trần gian.”
Một số bạn đọc của BBC cũng nhắc rằng cần nhìn vào thực tiễn cuộc sống hơn là các mác, nhãn hiệu tư tưởng:
Lửa Sấm Sét: “Mình đi theo cái chủ nghĩa gì không phải tư bản cũng không phải cộng sản đi, miễn sao nó công bằng, văn minh,chủ nghĩa gì nó là một sự thoả thuận giữa những người sống trong một đất nước để làm sao tạo ra được một sân chơi chung cho tất cả,để đưa cuộc sống của tất cả được nâng cao hơn. Như bất cứ sân chơi nào mà cứ tồn tại sự độc tài là sân chơi không lý tưởng rồi.nó thiếu đi sự phản biện và sai với quy luật phát triển là cần sự đối chứng.”
Bảo Nam: “Tư bản hay cnxh cũng như nhau. Cứ minh bạch là dân tin hết. Còn ở vn minh bạch thì cộng sản vào tù hết. Quan chức gọi là hở ra là tham nhũng. Corona vừa rồi là ví dụ. Mệnh lệnh từ tổng bí thư cũng thế. Chuyện hộ nghèo ở vn mới buồn cười. Đúng lá nhà nc của quan do quan và vì quan.”
Canh Tranthanh: “Dân Việt thực ra không có chính kiến rõ ràng, đa số theo đuôi thôi. Tuy nhiên CNXH dân chủ là một ý hay.”
Anh Luu: “Cả thế giới đang phải chiến đấu với đại dịch covid-19. Tôi thật mừng vì đang sống tại Việt Nam. Tôi không quan tâm CNTB hay CNXH. Với tôi Việt Nam là quê hương, là những điều thân thuộc với tôi nhất.”
Cũng có ý kiến nói lãnh đạo Việt Nam nên nhìn nhận thực tế các nước khác để chọn con đường có lợi cho kinh tế:
Nhật Anh Đỗ: “Đảng cầm quyền ở Việt Nam nên bỏ chủ nghĩa Mác - Lenin đi! Đảng xã hội như ở các nước châu Âu thì không có vấn đề gì vì họ đâu có theo chủ nghĩa Mác - Lê nin đâu. Tất nhiên là nếu Việt Nam được lãnh đạo bởi một Đảng theo tư tưởng kinh tế thị trường tự do, bảo vệ các quyền sở hữu của người dân, nhất là quyền sở hữu đất đai như Nam Hàn, Nhật Bản... thì kinh tế Việt Nam sẽ tiến nhanh hơn. Ở Việt Nam hiện nay không một người dân nào có quyền sở hữu đất đai như ở Nam Hàn, Nhật Bản... chỉ có quyền sử dụng đất.
Karma Samten: “Thể chế kinh tế tư bản, chính trị xhcn đa đảng sẽ đem đến thịnh vượng, nhân quyền, ít tham nhũng và ổn định xã hội hơn khi đất nước có khủng hoảng.”