khktmd 2015
Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014
Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014
Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014
Nhạc Sĩ Ngô Thụy Miên
Tiếp tục loạt bài viết về “TÁC PHẨM – TÁC GIẢ”, trang “Văn nghệ người Sài Gòn” đã nói đến thơ của T.T.Kh., Hữu Loan, Nguyễn Tất Nhiên, Hàn Mặc Tử. Về thơ Nguyên Sa là bài thứ năm nằm trong chủ đề này. Và khi viết về thơ có kèm với nhạc đi cùng, những nhạc sĩ từng đưa những bài thơ trở thành bất hủ, như khi nói thơ Hàn Mặc Tử chỉ có Trần Thiện Thanh phổ nhạc là được khán thính giả yêu thích nhất, hay “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan chỉ có nhạc phẩm “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh mới xâm nhập hồn người v.v…
Nên khi nói về thơ Nguyên Sa chỉ có nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc là đạt đến đỉnh điểm tâm hồn mọi người.
Ngô Thụy Miên người nhạc sĩ tài hoa
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh 26/9/1948 tại Hải Phòng, là con thứ nhì trong một gia đình có bảy người con. Ông lớn lên với sách vở, thơ văn, vì gia đình có mở một nhà sách tên Thanh Bình ở thành phố Cảng, và sau này trên đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu), Sài Gòn, trước trường tiểu học Pháp Aurore.
Sau khi gia đình vào Sài Gòn ở, Ngô Thụy Miên theo học và tốt nghiệp về hai bộ môn vĩ cầm và nhạc pháp do các nhạc sĩ Hùng Lân và Đỗ Thế Phiệt giảng dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc vào năm 1965, tuy nhiên ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1963.
Tình khúc đầu tiên mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác là bài “Chiều nay không có em” (1965), được giới sinh viên học sinh thời gian đó hưởng ứng rất nồng nhiệt. Vài năm sau, ông cho xuất bản một tập nhạc đầu tay lấy tựa “Tình Khúc Đông Quân” in ronéo phát hành tại Sài Gòn (1969). Đông Quân chính là bút hiệu đầu đời của ông trước khi đổi qua bút hiệu Ngô Thụy Miên bây giờ.
Trong tuyển tập “Tình Khúc Đông Quân”, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã ghi lời tâm bút thay cho lời ngỏ trên trang đầu, là những tình khúc viết cho bạn bè và tình yêu, trong đó gồm 12 bản tình ca gồm Giáng ngọc, Mùa thu này cho em (sau đổi là Mùa thu cho em), Gọi nắng (sau đổi là Giọt nắng hồng), Dấu vết tình yêu (sau đổi là Dấu tình sầu), Cho những mùa thu (sau đổi là Thu trong mắt em), Tình khúc tháng 6, Nhạt Tình (sau đổi là Dấu vết tình yêu), Mây hồng (sau đổi là Tuổi mây hồng), Gọi tên em, Ái xuân, Mùa thu về trong mắt em (sau đổi là Mắt thu) và Ngày mai em đi. Ca khúc mới nhất của Ngô Thụy Miên có tên “Một lần là mãi mãi”
Sau những sáng tác từ năm 1963, đến với công chúng vào năm 1965, sau đó nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như, Áo lụa Hà Đông, Paris có gì lạ không em, Tuổi 13…
Còn trong thời gian theo học đại học, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường đại học. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay “Tình Ca Ngô Thụy Miên” gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 – 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang…
Sau ngày 30/4/75 đến tháng 10/78, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mới vượt biên đến tị nạn tại đảo Pulau Bidong của Mã Lai, và chính thức ra mắt một sáng tác viết từ năm 1975 là bài “Em còn nhớ mùa xuân” gởi tặng riêng cho người yêu là Đoàn Thanh Vân, là con gái của nam tài tử Đoàn Châu Mậu (trong một gia đình gồm những người hoạt động về âm nhạc như Đoàn Châu Nhi, Đoàn Châu Bào, Đoàn Thanh Sâm, Đoàn Thanh Tuyền một thời cùng với nhạc sĩ Đức Huy, kết hợp thành cặp song ca Đức Huy – Đoàn Thanh Tuyền nổi tiếng trong những sinh hoạt nhạc trẻ vào đầu thập niên 70.
Tình yêu giữa Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân bắt đầu khi cả hai gặp gỡ nhau tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, bị ngắt quãng một thời gian để sau đó lại tái hợp vào năm 1973 rồi đi đến quyết định thành hôn. Nhưng ngày 30/4/75 đến như một sự chia cách, khiến dự định thành hôn của hai người đã không thành, vì Đoàn Thanh Vân theo gia đình di tản trong những ngày đầu tiên, trong khi Ngô Thụy Miên ở lại Sài Gòn. Chính niềm thương nhớ đó đã tạo thành cảm xúc cho ông sáng tác ra ca khúc “Em còn nhớ mùa xuân”.
Sau sáu tháng ở trại tị nạn, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên được nước thứ ba bảo lãnh cho sang Montréal, Canada, vào tháng Tư năm 1979. Đoàn Thanh Vân từ San Diego, được tin người yêu đã đến được Canada, đã bay sang nối kết lại cuộc tình, đưa đến cuộc hôn nhân bị dở dang vì thời cuộc. Cùng năm 1979, cả hai qua sống tại San Diego rồi dời lên Orange County. Qua năm 1980, Ngô Thụy Miên bắt đầu đi làm về ngành điện toán cho trường UCLA, tại thành phố Olympia thuộc tiểu bang Washington”.
Trong thập niên 1990, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những ca khúc mới như Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng… và nhất là Riêng một góc trời (1997). Năm 2000, nhạc phẩm “Mưa trên cuộc tình tôi” của ông được khán thính giả đón nhận một cách đặc biệt. Tổng cộng đến nay, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài từ trong nước.
Có những nhận xét từ mọi người khi nói rằng nhạc Ngô Thụy Miên chứa đựng đầy chất lãng mạn, chịu nhiều ảnh hưởng từ thơ Nguyên Sa. Có người biện giải, những suy nghĩ đó chỉ đúng phần nào đó khi ông phổ thơ Nguyên Sa. Còn những nhạc phẩm khác, nhạc của Ngô Thụy Miên vẫn mang đậm chất tình ca riêng biệt như những nhạc phẩm đầu tay trong tập nhạc “Tình Khúc Đông Quân”. Vì nhạc của Ngô Thụy Miên nếu đứng riêng biệt cũng không kém chất lãng mạn, trữ tình, vẫn có sắc thái độc đáo, như nhạc phẩm “Mùa thu cho em” sau này đã lên hàng top hit.
Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận, khi Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa thì sự giao duyên này là một cuộc giao hưởng trường cửu, như “Paris có gì lạ không em”, “Tuổi 13”, “Áo lụa Hà Đông”, “Nắng Paris nắng Sài Gòn”, “Tình khúc tháng 6”, “Tháng 6 trời mưa”… Sự giao hưởng này làm thăng hoa sự tuyệt tác từ thơ qua nhạc và ngược lại. Để mọi người lúc đó mới chợt nhận ra, hiện hữu có một nhà thơ tên Nguyên Sa hay một nhạc sĩ tên Ngô Thụy Miên đang thăng hoa trong đời sống văn hóa nghệ thuật.
Như Ngô Thụy Miên từng nói “…Trong thời gian đi học, mình đọc thơ của Nguyên Sa nhiều nhất, ngâm nhiều nhất thành ra nó đã thấm vào hồn mình… Trong bốn thập niên viết nhạc của tôi thì thơ của ông ấy lúc nào cũng bàng bạc ở trong dòng nhạc của tôi. Ngay cả như bên này như tôi viết “Nắng Paris, Nắng Sài Gòn” cũng mang một âm hưởng của Áo Lụa Hà Đông hay Paris Có Gì Lạ Không Em?” nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tâm sự như vậy khi nói về mối giây ràng buộc giữa nhạc của ông với thơ Nguyên Sa.
Và chúng ta hãy nghe những lời tự bạch của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên khi tình tự gửi cho người yêu Đoàn Thanh Vân lúc chưa cưới, đó là ký ức một thời Sài Gòn của ông :
“Rồi đến là những mùa Xuân của tuổi trẻ, của những háo hức, đợi chờ, của những môi hôn vội vã, vòng tay quấn quít trao nhau trên đường phố thân thương, quán hàng quen thuộc. Em nhớ không, La Pagode, Givral của những sáng hẹn hò, Hoàng Gia, Pôle Nord của những chiều đưa đón, dạo phố tết Nguyễn Huệ, Lê Lợi tấp nập người qua, và những tối ghé quán Bà Cả Đọi, rồi Đêm Mầu Hồng. Cái không khí ấm áp tràn đầy tình thương của quê hương đó, làm sao có thể ngờ được chỉ trong vài tháng đã chỉ còn để lại một mùa Xuân, một mùa Xuân cuối cùng của những đổi thay…”
Hay đoạn đầu nói về gia đình Ngô Thụy Miên khi chia tay thành phố Cảng : “Tôi sinh ra tại Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc, cũng là nơi sinh trưởng của 2 người nhạc sĩ tôi yêu quí nhất, Văn Cao và Đoàn Chuẩn. Nếu Văn Cao là người nhạc sĩ tôi quí trọng nhất, không phải chỉ về những đóng góp của ông vào vườn hoa âm nhạc, mà còn về tác phong, đời sống cá nhân ông, còn với Đoàn Chuẩn là người tôi yêu thích nhất với những tình khúc bất hủ, và những đóng góp lớn lao của ông vào việc tạo dựng một dòng nhạc tình tự, lãng mạn nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Qua Đoàn Chuẩn, tôi đã yêu mùa Thu, đã sáng tác nhiều nhạc phẩm về mùa Thu, và vẫn mơ một ngày nào đó sẽ có dịp trở về thăm mùa Thu của ông…
“Rời Hải Phòng vào miền Nam, bố mẹ tôi đã chọn thành phố Sài Gòn, đường Phan Đình Phùng để xây dựng lại tiệm sách Thanh Bình làm nơi sinh sống. Tại đây tôi lại có dịp nhìn thấy những chiếc tầu sắt khổng lồ với những ống khói cao ngất, phun ra những tàn khí bụi than mù mịt bầu trời (đoạn đường sắt này chạy trên đường Phạm Viết Chánh về đến Mỹ Tho thời Pháp, qua đến thời TT Ngô Đình Diệm vẫn còn hoạt động). Nhà tôi ở gần góc đường Cao Thắng, trước cửa trường mẫu giáo Aurore. Tôi còn nhớ trên đường Cao Thắng, thật là một sự tình cờ trùng hợp, cũng có một lò bánh mì, là nơi cuối tuần tôi hay ra mua bánh về cho cả nhà ăn sáng với thịt nguội. Ngoài ra còn có 2 rạp chớp bóng Việt Long (sau là Văn Hoa Sài Gòn) và Đại Đồng. Ngôi chợ rất gần nhà là chợ Vườn Chuối mà thỉnh thoảng mẹ tôi cho đi theo để xách giỏ thức ăn về hộ mẹ…”
Cuối cùng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên nói tiếp “Tôi không viết nhạc để sống, nhưng sống để viết nhạc”, cho thấy ông là người sống vì nghệ thuật hơn là nô lệ cho đồng tiền bằng những sáng tác tác phẩm của mình, do ông còn có một nghề khác là chuyên viên của ngành điện toán. Vì thế cho đến nay Ngô Thụy Miên chỉ đến với âm nhạc bằng những cảm xúc riêng tư, không hề có mục đích thương mại, như ông đã tuyên bố, do đó những tình khúc của ông đã thoát ra sự gò bó khi dùng âm nhạc và lời ca làm sinh kế như nhiều nhạc sĩ cùng thời. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên muốn viết cho chính ông, bằng những cảm xúc thật của mình, “tôi không viết cho mọi người”.
Tuy chủ trương không viết cho mọi người, nhưng dòng nhạc của ông đã nói lên được tâm sự của những ai từng có những rung động trong tình yêu Trả lời câu hỏi tại sao nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không viết về những đề tài khác ngoài tình ca, ông thú nhận là có nhiều khi cũng muốn viết đề tài khác, nhưng không viết được. “Hơn nữa tôi không cảm thấy mình muốn viết về những đề tài đó, cho nên tôi chỉ viết về tình ca không mà thôi “. Nhưng có lẽ lý do đúng hơn hết là do bản tính lãng mạn của một nghệ sĩ vì “nếu bây giờ tôi khô khan, mực thước, đâu vào đó cả thì tôi đâu có làm văn nghệ được.”
Ngô Thụy Miên cũng cho biết, sáng tác của ông không hề nhắm vào một giọng ca nào theo kiểu “đo ni đóng giày” như một số nhạc sĩ đã thể hiện, như một Mạnh Phát viết cho Thanh Tuyền, Phương Dung, một Phạm Đình Chương viết cho Thái Thanh, một Tâm Anh viết cho Phương Hồng Quế v.v…vì vậy Ngô Thụy Miên từng cũng từng nói : “Như bài “Riêng một góc trời”, tôi đâu có nghĩ là Tuấn Ngọc hát như vậy đâu, thế mà ông ấy hát ra nó lại thành công như vậy thôi ! Tuấn Ngọc hát bài đó tới lắm.”
Hơn 40 năm viết tình khúc, khi ở Mỹ nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có thêm một vài nhạc phẩm phổ từ thơ Nguyên Sa, dù đã có nhiều thay đổi trong dòng nhạc và lời ca, nhưng những ai đã từng yêu mến những nhạc phẩm của ông vẫn dễ dàng nhận ra những nét quen thuộc mà chỉ riêng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mới có được. Nhiều người phong tặng Ngô Thụy Miên là một nhạc sĩ tài hoa đích thực.
TỪ ĐÂU CÓ CHỮ OK
OK:Sản phẩm văn hóa vĩ đại nhất của nước Mỹ
Không ai có thể ngờ một từ xuất phát từ một trò đùa đã trở thành một sản phẩm vĩ đại nhất của nước Mỹ, vì nó phản ánh văn hóa, tư duy của dân Mỹ, và trên thế giới không ai không dùng đến nó.
Ông Allan Metcalf viết nguyên một cuốn sách về OK . Ông nói OK không chỉ là một từ vĩ đại, nó còn là một từ quan trọng, một sản phẩm thành công nhất mà người Mỹ đã xuất khẩu đi khắp thế giới. Nó còn bao gồm triết lý sống và cách suy nghĩ của người Mỹ.
Ông nói cái hay của nó là chỉ vỏn vẹn hai mẫu tự mà vừa đẹp, vừa đơn giản, vừa tiết kiệm.
Nó còn mang tính thực dụng của người Mỹ. Nó không hàm ý mọi chuyện đều hoàn hảo, vượt mức mong đợi, mà chỉ mang tính trung lập, có người còn gọi là ba phải.
Khi có ai hỏi bạn có khỏe không, bạn trả lời tôi OK, như vậy không có nghĩa là bạn khỏe như voi và cũng không có nghĩa là bạn đang bệnh liệt giường.
Có nhiều giai thoại về xuất xứ của OK, ở đây chỉ xin kể ba giai thoại.
Thứ nhất, từ này bắt đầu do một trò đùa. Ngày 23 tháng 3 năm 1839, một tờ báo ở Boston dùng từ này đầu tiên, và giải thích rằng “ok” là viết tắt của “all correct,” mọi thứ đều chính xác. Nhưng tại sao lại chính xác khi “o” không bắt đầu cho “all” và “k" không bắt đầu cho “correct?” Do đó, ngay từ đầu, những gì gọi là chính xác cũng chưa hẳn là chính xác, mà chỉ là OK.
Thứ hai, một năm sau đó, 1840, ông Martin Van Buren ra tranh cử tổng thống lần nữa. Ông này vốn xuất thân từ khu Kinderhook của New York. Những người ủng hộ ông tái tranh cử gọi ông là lão già ở Kinderhook - Old Kinderhook - và nhiều nơi trên nước Mỹ lập ra những nhóm ủng hộ ông, lấy tên là OK Club. Thế là cái từ này gây ồn ào trở lại.
Thứ ba, người ta đồn rằng Tổng thống Andrew Jackson, lãnh đạo Hoa Kỳ từ 1829 đến 1837 thường hay phê “OK” vào các văn thư trình lên ông để tỏ ý chấp thuận. Trong vòng 20 năm sau đó, các vị lãnh đạo trong các ngành nghề khác bắt chước lối phê này để ra điều mình cũng làm như tổng thống. Tác giả Allan Metcalf nói sự thực Tổng thống Andrew Jackson không hề phê “OK” vào các văn thư, nhưng tin đồn đó đã tạo ra một phong trào và giúp biến từ này thành một từ thông dụng.
Tác giả Allan Metcalf vẫn còn dạy môn Anh ngữ tại trường cao đẳng MacMurray ở thành phố Jacksonville, tiểu bang Illinois. Ông còn là Tổng thư ký lâu năm của hội các nhà Phương ngữ Hoa Kỳ.
Ông vẫn cố vận động để cả nước Mỹ xem ngày 23 tháng 3 là ngày OK Day để kỷ niệm ngày từ này xuất hiện đầu tiên.
Ông nói ngoài ông ra còn một người nữa, Thomas Harris, cũng viết một quyển sách có tựa 'I'm OK -- You're OK.' Theo ông, sách này phản ánh tâm lý yêu chuộng tự do của người Mỹ:
"'I'm OK' có nghĩa là tôi có thể làm những gì tôi muốn. 'You're OK' có nghĩa là bạn có thể làm những gì bạn muốn. Có thể là chúng ta không làm giống nhau, nhưng như vậy cũng OK.”
Con Gái của Người Ta ---Trần Thiện Phi Hùng . Bài được gửi từ bạn NV Hoàng
Tiệc rửa lon trung úy của tôi chung với tiệc đầy tháng của con gái tôi và “con gái của người ta”.
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành phố Nha Trang năm 1972. Mẹ của nó còn trẻ lắm nhưng lanh lợi sành đời. Cô ta sinh xong mạnh khỏe đi đứng bình thường chứ không nằm liệt như bà vợ tôi. Cô ta nói với vợ tôi cô ta là vợ của một Trung úy Biệt Kích. Anh ta ít khi về nhà và công tác ở đâu không bao giờ nói. Cô ta đi làm sỡ Mỹ ở Chu Lai vì sinh kế sao đó nên nhảy dù với Mỹ. Tai nạn có thai ngoài ý muốn nhưng không biết con của Chồng hay của Mỹ nên cứ sinh xong rồi tính. Con chồng thì để nuôi; con Mỹ thì cho.
Nghe vợ nói lại, tôi sang phòng cô ta gõ cửa xin vào xem đứa nhỏ ra sao. Trong bóng đèn mờ của căn phòng, con bé nằm bó mình trong khăn lông; chỉ lòi cái mặt da trắng đỏ và cái miệng nhỏ xíu hai môi như chu ra làm tôi nghĩ ngay con bé nầy chắc sau nầy hỗn lắm! Tôi không nói gì với cô ta mà về phòng bảo bà vợ tôi:
- Mình xin Con Bé nuôi luôn nhen Em ?
- Làm sau đũ sữa cho 2 đứa? Thiên hạ nói bậy bạ làm sau chịu nổi?
- Cho uống sữa bò; Anh mướn thêm người giúp việc nửa cho em.
- Tùy anh.
Thế là thủ tục Xin của Tôi và đồng ý cho con do cô ta viết được đưa cho Cô Mụ; nhưng sáng hôm sau thì cô ta đã rời khỏi bệnh viện, bỏ con lại mà thủ tục chưa hoàn tất. Ban Xã hội Quân đội cũng dễ dàng hoàn tất nốt thủ tục nhận con nuôi mà làm khai sinh giống như thủ tục khai sinh của con gái của tôi. Đây có lẽ là trường hợp hy hữu một đứa trẽ Lai Mỹ mà khai sinh do hai vợ chồng là người miền Đông và Tây Nam Việt Nam coi như sinh ra. (rất tiếc trong cơn biến loạn di tản năm 75 tất cả hình ảnh đều mất hết. Trong tiệc đầy tháng; 2 đứa bé như cặp song sinh; nhưng một Việt một Mỹ đẹp như thiên thần!); nhưng mà khổ cho thân tôi! Hai đứa trẻ đứa nào cũng đòi bồng một lúc. Đứa trên lưng thì đứa kia phải bế trên tay. Lưng Tôi bị thoái hóa cột sống năm 2000 có lẽ cũng vì hai đứa con ngày một lớn dần mà cứ phải thay đổi đứa trên lưng đứa trên tay mấy năm.
Tháng Tư đen 1975, tôi bị rã ngũ. Tôi không thể về quê ngoại như ước muốn sống ở Rừng Dừa năm xưa vì nay B52 cày nát thành bình địa. Tôi muốn phá hoang trồng lại; nhưng phải trình diện vào tù cải tạo. Một tháng trôi qua, rồi một năm, rồi năm nữa..! Vợ không thấy đi thăm mà con cũng không bao giờ được gặp mặt. Mỗi tháng chỉ có Mẹ tôi được 15 phút thăm nuôi. Hỏi gì mẹ tôi cũng nói tất cả bình an; các con ngoan và khỏe mạnh. Tôi lúc nào cũng nhờ Mẹ lưu tâm cho Thùy An, tên đứa Con Lai Mỹ. Chắc là Nó bị kỳ thị ở trường học và sống với mọi người sẽ rất khó khăn! Mẹ tôi nói con khỏi lo. Nó sống rất tốt học rất giỏi nên được Thầy Cô và bạn bè quí mến. Mẹ tôi lúc nào cũng né tránh khi tôi hỏi đến vợ và con gái của tôi, Thanh An. Tôi đoán có lẽ chuyện gì không tốt đã xảy ra nhưng đành bó tay không biết hỏi ai!
Bốn năm sau tôi được ra tù. Con gái mang 2 dòng máu ôm tôi khóc như mưa; nhưng con gái và vợ tôi thì không thấy đâu nữa. Tôi đoán biết chuyện không hay nên cũng không hỏi mẹ. Cơm chiều xong, con gái xin tôi:
- Ba cho con ngủ chung với Ba đêm nay?
- Ngày thường con ngủ một mình?
- Không Con ngủ với Bà Nội.
- Ừ! nếu con muốn.
Con bé thỏ thẻ kể hết cho tôi nghe. Ba đi rồi mấy tháng sau má dẫn Chị Hai đi với Má về thăm Ngọai mà không cho con đi và từ đó không về nữa. Con hỏi Nội Má con chừng nào về? Nội nói Nội không biết.
Một năm trôi qua; tính ra tôi đi làm “lao động xã hội chủ nghĩa” có nghĩa “ăn cơm nhà làm lao động nặng không công” khoảng hơn 3 tháng. Đào kinh, đắp đường, gánh lúa thuê…v.v.. Cạnh đó là làm thuê, làm mướn đi lao động thay cho người trả tiền để khỏi đi. Tôi hết thời gian quản chế một năm, làm phó thường dân, rồi được đề cử làm Đại Đội trưởng Lao động; chuyên đi kêu người đi lao đông. Ai thấy mặt tôi đến thăm là biết phải cơm gạo nhà đem đi làm không công mấy ngày hay nửa tháng.
Thời chinh chiến; tiền lương của 3 đứa con cho Mẹ, mẹ tôi xài tiện tặn có dư, hễ đủ 1 chỉ thì mua 1 chỉ vàng y; đủ 10 chỉ thì đổi thành 1 lượng. nhét kẹt giường, đào nền nhà, tủ làm 2 nóc để cất vàng. Con thất thế sa cơ Mẹ bán vàng nuôi con. Mẹ cho con vàng để vượt biên.
Năm 1982, tôi và em gái tôi vượt biên. Con gái của tôi nhứt định Ba đâu con ở đó; Con không sợ chết. Con chỉ sợ phải xa Ba! Tôi lái tàu ra khơi lần cuối cùng để một là chết, hai là được thật sự tự do. Tôi thành công sang bến bờ tự do. Con gái tôi bắt đầu vào Trung học; có lẽ nhờ cái máu Mỹ của nó hay sao mà chỉ mấy tháng thì nó nói tiếng Mỹ như súng liên thanh; cứ có dịp là đeo bên tay Cha khi đi chợ hay đi ăn nhà hàng hay có đám tiệc…. Hình ảnh một ông già Việt Nam có một cô gái hoàn toàn Mỹ không thấy có gì lai đeo theo một bên và nhõng nhẽo thì chắc chưa có ai bằng. Tối ngày gặp mặt gọi Daddy; không thấy mặt thì daddy, Ba đâu rồi. Tôi vui với con gái của người ta và là nguồn an ủi cho tôi vui sống. Tôi làm công nhân cho hãng làm phụ tùng xe hơi, lương cũng dư sức nuôi con lên đại học và mua nhà trả góp. Phải mất 5 năm tôi mới trả hết nợ nhà. Năm 1995 con gái tôi thành y sĩ nhãn khoa và có việc làm ngay. Ngày làm lễ Mãn khóa; cầm mảnh bằng trên tay, con gái ôm tôi khóc như chưa bao giờ khóc như thế. Tôi bảo:
- Con vui mừng sao lại khóc dữ thế?
- Cám ơn; Con cám ơn Daddy nhiều lắm; Con đang nghĩ không biết có bao nhiêu ngàn hay chục ngàn đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi mà có bằng Đại học như con. Con thương Daddy nhiều lắm.
- Daddy cũng cám ơn Con; nhờ có con mà cuộc sống của Ba mới có ý nghĩa mà vui sống tiếp bấy lâu nay.
Hai Cha Con dị chủng ôm nhau cùng khóc.
Bạn bè của con biết thì không có gì lạ về sự khắng khích của Hai Cha Con Việt Mỹ nầy; nhưng những người xa lạ thì hiếu kỳ nghĩ suy lung tung nhưng không thể nào ra được đáp án. Cha Việt sao con Mỹ mà không có chút gì là dáng vẻ Việt Nam.
Tôi đi làm đem cơm theo ăn nay làm thêm phần cho con gái. Lương của con gái đưa hết cho tôi và chỉ lấy 100 bạc để đổ xăng và ăn quà vặt. Khi cần mua sắm gì thì nói xin. Tôi từ chối cách nào cũng không được nên mỡ một sổ bank riêng bỏ hết tiền của con gái đưa để khi nó cần đưa lại cho nó. Hai năm sau, em Gái của tôi bán 2 cái nhà cũ để mua cái nhà lớn hơn, tôi bảo con gái vay tiền ngân hàng mua cả 2 cái. Vì không vay được một lúc gần nửa triệu bạc nên tôi dùng cái nhà tôi để thế chấp vay mua 2 cái nhà cho con gái đứng tên và cho mướn.
20 năm trôi qua nhanh. Lưng của tôi bị thoái hóa cột sống nên đau càng ngày càng nhiều. Chân tôi bắt đầu bị tê. Lái xe lúc nào chân cũng phải nhịp nhịp thử coi còn hoạt động được hay không; nhỡ bị tê khi cần thắng mà không xử dụng được thì nguy to. Tinh thần tôi bị hoảng loạn khi nghĩ đến lúc không cữ động được tay chân bởi dây thần kinh bị gai xương sống ép nên không hoạt động được. Mổ xương sống thì xác xuất rủi ro khá cao; nên khi còn gượng đi đừng được tôi không chịu mổ để cắt gai cột sống. Con gái thì đeo theo một bên ít đi chơi ít giao thiệp với bạn bè. Đi làm về là quanh quẩn bên Cha làm tôi thêm lo lắng.
- Sao Con không có bạn trai? Con lập gia đình cho ba yên tâm!
- Ai bảo Ba con không có bạn trai. Bạn trai của con đang ghi tên học tiếng Việt; bao giờ nói được tiếng Việt con sẽ đem về ra mắt Ba. Anh ta người Đức nhưng sinh trưởng ở đây và chịu điều kiện phải sống chung với Ba suốt đời; nhưng con thêm điều kiện phải nói được những câu thông dụng tiếng Việt Nam.
- Ba nói tiếng Anh cũng tạm hiểu được mà Con.
Nhưng con muốn con của con sau nầy phải nói được tiếng Việt, nên anh ta ghi tên học một năm tiếng Việt ở Đại học Victoria.
Tuổi 60 cũng đúng lúc tôi được phép về hưu vì là cựu quân nhân nên sớm hơn dân sự 5 năm. Con Gái thì hối thúc Ba nghỉ việc đi; tiền hưu Ba đủ sức tiêu dùng; nếu có cần mua gì hay đi đâu con lo cho ba được.
Tôi xin nghỉ việc về hưu. Sáng nào 5.30AM cũng đi bơi để chữa trị bệnh đau lưng. Con gái cũng đi theo. Sáng nào hai cha con xe ai nấy lái đến hồ bơi. Con tập Gym, cha thì Bơi. Con gái đem quần áo uniform thay đi làm luôn.
Một hôm con gái tôi nói:
- Ngày mai con không đi làm; Ba có muốn con chở Ba đi thăm Bác Hoàn không? Con nghe con gái của Bác nói Bác đã bị đưa vào Viện Dưỡng lão tuần rồi.
- Sau con lại dùng chữ “bị”? Chẵng lẽ Bác Hoàn không muốn vào Nursing home mà bị bắt buộc vào hay sao?
- Bác Hoàn bị stroke té; xe cấp cứu đem vào nhà thương; Bác bị méo mặt và miệng không nói được nên các con của Bác xin Bác sĩ cho vào Viện Dưỡng lão; vì nếu về nhà sau nầy xin vào thì Bộ Y tế sẽ check sức khỏe và trí nhớ khó khăn lắm mới được chấp nhận nên để nhà Thương quyết định thì khỏi phải check gì hết!
- Bác chỉ hơn Ba có 2 tuổi và trí nhớ còn tốt lắm mà! Ừ! Ba với con đi thăm Bác kẻo tội nghiệp; hơn nữa mai mốt Ba có vào sẽ có người thăm lại ba.
- Không bao giờ có chuyện đó Ba đừng mơ; Con không bao giờ gởi Ba vô Viện Dưỡng Lão đâu. Con tập Gym để đủ sức bồng Ba khi Ba cần đến; Con cũng chọn chồng lớn con để phụ với Con. Ba xài Computer và Internet thường xuyên, trí nhớ của ba sẽ không bị Dementia hay Alzheimer.
- Cám ơn con; nhưng con còn công việc và cuộc sống của riêng con.
- Viện Mồ Côi không dành cho con thì Viện Dưỡng Lão cũng không dành cho ba.
- Con nhớ mua trái cây biếu Bác; nhớ đừng mua bánh ngọt vì Bác ấy cử ăn đường.
Hai cha con tôi vào Viện Dưỡng Lão Cửu Long vừa sau giờ ăn sáng; nên gặp Bác Hoàn ngay phòng ăn. Mặt và miệng của Bác Hoàn trở lại gần bình thường và giọng nói tuy có biến giọng nhưng vẫn còn nghe rõ lắm. Bác bắt tay tôi coi vẻ mừng và cảm động lắm nhưng hai mắt lệ ứ tròng. Con gái tôi lúc nào đi với tôi đều là mục tiêu để nhiều người chú ý và tò mò muốn biết về Cha Con Viêt Mỹ nầy. Hơn nữa vẻ trìu mến và lúc nào cũng như nhõng nhẽo với cha từ lúc còn bé thành thói quen làm mọi người càng chú ý hơn. Thăm Bác Hoàn khoảng một tiếng sau hai cha con xin phép ra về. Con gái tôi lái xe ghé Chợ và nói:
- Con đãi ba ăn bún bò Huế.
- Ừ! ăn thì ăn.
Con gái mở cửa cho tôi và kéo ghế cho tôi ngồi; gần như ai cũng quay ngó chúng tôi. Cô bé chạy bàn thì quen quá với cha con tôi vì nhiều lần ăn ở quán nầy.
- 2 tô bún bò Huế phải không Chú?
- Ờ! Cháu cho Chú 2 tô.
Con gái mở cái xách tay của nó ra; mà nó đổi cái xách tay lớn hơn hồi nào tôi không để ý. Nó kéo ra một bịch nylon và kéo Rau kinh giới ra. Nó để rau kinh giới tím qua một bên và nói:
- Cái nầy của Daddy.
Rồi kéo mớ khác là kinh giới xanh và nói:
- Cái nầy của con.
Ông ngồi bàn gần kế bên quay sang
- Cô Tây nầy sau nói tiếng Việt rành quá và rành ăn bún bò Huế hơn cả người Việt Nam!
- Nó là người Việt Nam chứ không phải Tây. Nó chê rau kinh giới tím ăn nồng quá mà tôi thì thích kinh giới tím hơn nên nó hái riêng hai loại cho cha con chúng tôi.
- Cô ta là Dâu của Anh?
- Không. Nó là con gái của tôi.
- Hai tô bún bò Huế được bưng ra; cuộc đàm thoại ngưng tại đây và có lẽ ai cũng liếc mắt xem khi cô Tây 100% vắt chanh và ngắt từng cọng rau bỏ vào tô cho cha. Tôi hãnh diện là đã không lầm khi bỏ công bao năm cơ cực nuôi “con của người ta.”
Về tới nhà chưa kịp thay quần áo thì điện thoại reo. Bạn Hoàn, người tôi vừa đi thăm, phone cho tôi từ Viện Dưỡng Lão.
- Anh mới về tới nhà phải không? Hồi nãy tôi gọi không ai bốc phone. Sau khi Anh về rồi có một Bà trong Viện dưỡng lão này hỏi anh có phải Hải Quân hay không và đứa con gái Mỹ đi theo Anh là con của Anh? Bà ta nói là người quen của Anh ở Nha Trang khi xưa; muốn xin số phone của Anh, nên tôi hỏi Anh trước. Có phải nhân tình cũ ngày xưa hay không? Nếu phải thì vào gặp gấp đi; dễ gì xa xứ gặp cố tri!
- Ừ! Thì Anh cứ cho; có sao đâu. Bốn mươi mấy năm rồi làm sao ai còn nhớ được ai!
Một ý nghĩ thoáng qua trong óc tôi: Không lẽ là Mẹ ruột của con gái của tôi? Chứ nếu bà ta là người vợ bỏ tôi ngày nào thì chắc chúng tôi phải nhìn nhau, chứ chẳng lẽ tình chồng vợ sống với nhau 5 năm mà nhìn nhau không ra! Nhưng nếu là mẹ ruột của con gái của tôi, tôi phải làm sao đây, vì dù sao cũng là... “Con gái của người ta”.
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành phố Nha Trang năm 1972. Mẹ của nó còn trẻ lắm nhưng lanh lợi sành đời. Cô ta sinh xong mạnh khỏe đi đứng bình thường chứ không nằm liệt như bà vợ tôi. Cô ta nói với vợ tôi cô ta là vợ của một Trung úy Biệt Kích. Anh ta ít khi về nhà và công tác ở đâu không bao giờ nói. Cô ta đi làm sỡ Mỹ ở Chu Lai vì sinh kế sao đó nên nhảy dù với Mỹ. Tai nạn có thai ngoài ý muốn nhưng không biết con của Chồng hay của Mỹ nên cứ sinh xong rồi tính. Con chồng thì để nuôi; con Mỹ thì cho.
Nghe vợ nói lại, tôi sang phòng cô ta gõ cửa xin vào xem đứa nhỏ ra sao. Trong bóng đèn mờ của căn phòng, con bé nằm bó mình trong khăn lông; chỉ lòi cái mặt da trắng đỏ và cái miệng nhỏ xíu hai môi như chu ra làm tôi nghĩ ngay con bé nầy chắc sau nầy hỗn lắm! Tôi không nói gì với cô ta mà về phòng bảo bà vợ tôi:
- Mình xin Con Bé nuôi luôn nhen Em ?
- Làm sau đũ sữa cho 2 đứa? Thiên hạ nói bậy bạ làm sau chịu nổi?
- Cho uống sữa bò; Anh mướn thêm người giúp việc nửa cho em.
- Tùy anh.
Thế là thủ tục Xin của Tôi và đồng ý cho con do cô ta viết được đưa cho Cô Mụ; nhưng sáng hôm sau thì cô ta đã rời khỏi bệnh viện, bỏ con lại mà thủ tục chưa hoàn tất. Ban Xã hội Quân đội cũng dễ dàng hoàn tất nốt thủ tục nhận con nuôi mà làm khai sinh giống như thủ tục khai sinh của con gái của tôi. Đây có lẽ là trường hợp hy hữu một đứa trẽ Lai Mỹ mà khai sinh do hai vợ chồng là người miền Đông và Tây Nam Việt Nam coi như sinh ra. (rất tiếc trong cơn biến loạn di tản năm 75 tất cả hình ảnh đều mất hết. Trong tiệc đầy tháng; 2 đứa bé như cặp song sinh; nhưng một Việt một Mỹ đẹp như thiên thần!); nhưng mà khổ cho thân tôi! Hai đứa trẻ đứa nào cũng đòi bồng một lúc. Đứa trên lưng thì đứa kia phải bế trên tay. Lưng Tôi bị thoái hóa cột sống năm 2000 có lẽ cũng vì hai đứa con ngày một lớn dần mà cứ phải thay đổi đứa trên lưng đứa trên tay mấy năm.
Tháng Tư đen 1975, tôi bị rã ngũ. Tôi không thể về quê ngoại như ước muốn sống ở Rừng Dừa năm xưa vì nay B52 cày nát thành bình địa. Tôi muốn phá hoang trồng lại; nhưng phải trình diện vào tù cải tạo. Một tháng trôi qua, rồi một năm, rồi năm nữa..! Vợ không thấy đi thăm mà con cũng không bao giờ được gặp mặt. Mỗi tháng chỉ có Mẹ tôi được 15 phút thăm nuôi. Hỏi gì mẹ tôi cũng nói tất cả bình an; các con ngoan và khỏe mạnh. Tôi lúc nào cũng nhờ Mẹ lưu tâm cho Thùy An, tên đứa Con Lai Mỹ. Chắc là Nó bị kỳ thị ở trường học và sống với mọi người sẽ rất khó khăn! Mẹ tôi nói con khỏi lo. Nó sống rất tốt học rất giỏi nên được Thầy Cô và bạn bè quí mến. Mẹ tôi lúc nào cũng né tránh khi tôi hỏi đến vợ và con gái của tôi, Thanh An. Tôi đoán có lẽ chuyện gì không tốt đã xảy ra nhưng đành bó tay không biết hỏi ai!
Bốn năm sau tôi được ra tù. Con gái mang 2 dòng máu ôm tôi khóc như mưa; nhưng con gái và vợ tôi thì không thấy đâu nữa. Tôi đoán biết chuyện không hay nên cũng không hỏi mẹ. Cơm chiều xong, con gái xin tôi:
- Ba cho con ngủ chung với Ba đêm nay?
- Ngày thường con ngủ một mình?
- Không Con ngủ với Bà Nội.
- Ừ! nếu con muốn.
Con bé thỏ thẻ kể hết cho tôi nghe. Ba đi rồi mấy tháng sau má dẫn Chị Hai đi với Má về thăm Ngọai mà không cho con đi và từ đó không về nữa. Con hỏi Nội Má con chừng nào về? Nội nói Nội không biết.
Một năm trôi qua; tính ra tôi đi làm “lao động xã hội chủ nghĩa” có nghĩa “ăn cơm nhà làm lao động nặng không công” khoảng hơn 3 tháng. Đào kinh, đắp đường, gánh lúa thuê…v.v.. Cạnh đó là làm thuê, làm mướn đi lao động thay cho người trả tiền để khỏi đi. Tôi hết thời gian quản chế một năm, làm phó thường dân, rồi được đề cử làm Đại Đội trưởng Lao động; chuyên đi kêu người đi lao đông. Ai thấy mặt tôi đến thăm là biết phải cơm gạo nhà đem đi làm không công mấy ngày hay nửa tháng.
Thời chinh chiến; tiền lương của 3 đứa con cho Mẹ, mẹ tôi xài tiện tặn có dư, hễ đủ 1 chỉ thì mua 1 chỉ vàng y; đủ 10 chỉ thì đổi thành 1 lượng. nhét kẹt giường, đào nền nhà, tủ làm 2 nóc để cất vàng. Con thất thế sa cơ Mẹ bán vàng nuôi con. Mẹ cho con vàng để vượt biên.
Năm 1982, tôi và em gái tôi vượt biên. Con gái của tôi nhứt định Ba đâu con ở đó; Con không sợ chết. Con chỉ sợ phải xa Ba! Tôi lái tàu ra khơi lần cuối cùng để một là chết, hai là được thật sự tự do. Tôi thành công sang bến bờ tự do. Con gái tôi bắt đầu vào Trung học; có lẽ nhờ cái máu Mỹ của nó hay sao mà chỉ mấy tháng thì nó nói tiếng Mỹ như súng liên thanh; cứ có dịp là đeo bên tay Cha khi đi chợ hay đi ăn nhà hàng hay có đám tiệc…. Hình ảnh một ông già Việt Nam có một cô gái hoàn toàn Mỹ không thấy có gì lai đeo theo một bên và nhõng nhẽo thì chắc chưa có ai bằng. Tối ngày gặp mặt gọi Daddy; không thấy mặt thì daddy, Ba đâu rồi. Tôi vui với con gái của người ta và là nguồn an ủi cho tôi vui sống. Tôi làm công nhân cho hãng làm phụ tùng xe hơi, lương cũng dư sức nuôi con lên đại học và mua nhà trả góp. Phải mất 5 năm tôi mới trả hết nợ nhà. Năm 1995 con gái tôi thành y sĩ nhãn khoa và có việc làm ngay. Ngày làm lễ Mãn khóa; cầm mảnh bằng trên tay, con gái ôm tôi khóc như chưa bao giờ khóc như thế. Tôi bảo:
- Con vui mừng sao lại khóc dữ thế?
- Cám ơn; Con cám ơn Daddy nhiều lắm; Con đang nghĩ không biết có bao nhiêu ngàn hay chục ngàn đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi mà có bằng Đại học như con. Con thương Daddy nhiều lắm.
- Daddy cũng cám ơn Con; nhờ có con mà cuộc sống của Ba mới có ý nghĩa mà vui sống tiếp bấy lâu nay.
Hai Cha Con dị chủng ôm nhau cùng khóc.
Bạn bè của con biết thì không có gì lạ về sự khắng khích của Hai Cha Con Việt Mỹ nầy; nhưng những người xa lạ thì hiếu kỳ nghĩ suy lung tung nhưng không thể nào ra được đáp án. Cha Việt sao con Mỹ mà không có chút gì là dáng vẻ Việt Nam.
Tôi đi làm đem cơm theo ăn nay làm thêm phần cho con gái. Lương của con gái đưa hết cho tôi và chỉ lấy 100 bạc để đổ xăng và ăn quà vặt. Khi cần mua sắm gì thì nói xin. Tôi từ chối cách nào cũng không được nên mỡ một sổ bank riêng bỏ hết tiền của con gái đưa để khi nó cần đưa lại cho nó. Hai năm sau, em Gái của tôi bán 2 cái nhà cũ để mua cái nhà lớn hơn, tôi bảo con gái vay tiền ngân hàng mua cả 2 cái. Vì không vay được một lúc gần nửa triệu bạc nên tôi dùng cái nhà tôi để thế chấp vay mua 2 cái nhà cho con gái đứng tên và cho mướn.
20 năm trôi qua nhanh. Lưng của tôi bị thoái hóa cột sống nên đau càng ngày càng nhiều. Chân tôi bắt đầu bị tê. Lái xe lúc nào chân cũng phải nhịp nhịp thử coi còn hoạt động được hay không; nhỡ bị tê khi cần thắng mà không xử dụng được thì nguy to. Tinh thần tôi bị hoảng loạn khi nghĩ đến lúc không cữ động được tay chân bởi dây thần kinh bị gai xương sống ép nên không hoạt động được. Mổ xương sống thì xác xuất rủi ro khá cao; nên khi còn gượng đi đừng được tôi không chịu mổ để cắt gai cột sống. Con gái thì đeo theo một bên ít đi chơi ít giao thiệp với bạn bè. Đi làm về là quanh quẩn bên Cha làm tôi thêm lo lắng.
- Sao Con không có bạn trai? Con lập gia đình cho ba yên tâm!
- Ai bảo Ba con không có bạn trai. Bạn trai của con đang ghi tên học tiếng Việt; bao giờ nói được tiếng Việt con sẽ đem về ra mắt Ba. Anh ta người Đức nhưng sinh trưởng ở đây và chịu điều kiện phải sống chung với Ba suốt đời; nhưng con thêm điều kiện phải nói được những câu thông dụng tiếng Việt Nam.
- Ba nói tiếng Anh cũng tạm hiểu được mà Con.
Nhưng con muốn con của con sau nầy phải nói được tiếng Việt, nên anh ta ghi tên học một năm tiếng Việt ở Đại học Victoria.
Tuổi 60 cũng đúng lúc tôi được phép về hưu vì là cựu quân nhân nên sớm hơn dân sự 5 năm. Con Gái thì hối thúc Ba nghỉ việc đi; tiền hưu Ba đủ sức tiêu dùng; nếu có cần mua gì hay đi đâu con lo cho ba được.
Tôi xin nghỉ việc về hưu. Sáng nào 5.30AM cũng đi bơi để chữa trị bệnh đau lưng. Con gái cũng đi theo. Sáng nào hai cha con xe ai nấy lái đến hồ bơi. Con tập Gym, cha thì Bơi. Con gái đem quần áo uniform thay đi làm luôn.
Một hôm con gái tôi nói:
- Ngày mai con không đi làm; Ba có muốn con chở Ba đi thăm Bác Hoàn không? Con nghe con gái của Bác nói Bác đã bị đưa vào Viện Dưỡng lão tuần rồi.
- Sau con lại dùng chữ “bị”? Chẵng lẽ Bác Hoàn không muốn vào Nursing home mà bị bắt buộc vào hay sao?
- Bác Hoàn bị stroke té; xe cấp cứu đem vào nhà thương; Bác bị méo mặt và miệng không nói được nên các con của Bác xin Bác sĩ cho vào Viện Dưỡng lão; vì nếu về nhà sau nầy xin vào thì Bộ Y tế sẽ check sức khỏe và trí nhớ khó khăn lắm mới được chấp nhận nên để nhà Thương quyết định thì khỏi phải check gì hết!
- Bác chỉ hơn Ba có 2 tuổi và trí nhớ còn tốt lắm mà! Ừ! Ba với con đi thăm Bác kẻo tội nghiệp; hơn nữa mai mốt Ba có vào sẽ có người thăm lại ba.
- Không bao giờ có chuyện đó Ba đừng mơ; Con không bao giờ gởi Ba vô Viện Dưỡng Lão đâu. Con tập Gym để đủ sức bồng Ba khi Ba cần đến; Con cũng chọn chồng lớn con để phụ với Con. Ba xài Computer và Internet thường xuyên, trí nhớ của ba sẽ không bị Dementia hay Alzheimer.
- Cám ơn con; nhưng con còn công việc và cuộc sống của riêng con.
- Viện Mồ Côi không dành cho con thì Viện Dưỡng Lão cũng không dành cho ba.
- Con nhớ mua trái cây biếu Bác; nhớ đừng mua bánh ngọt vì Bác ấy cử ăn đường.
Hai cha con tôi vào Viện Dưỡng Lão Cửu Long vừa sau giờ ăn sáng; nên gặp Bác Hoàn ngay phòng ăn. Mặt và miệng của Bác Hoàn trở lại gần bình thường và giọng nói tuy có biến giọng nhưng vẫn còn nghe rõ lắm. Bác bắt tay tôi coi vẻ mừng và cảm động lắm nhưng hai mắt lệ ứ tròng. Con gái tôi lúc nào đi với tôi đều là mục tiêu để nhiều người chú ý và tò mò muốn biết về Cha Con Viêt Mỹ nầy. Hơn nữa vẻ trìu mến và lúc nào cũng như nhõng nhẽo với cha từ lúc còn bé thành thói quen làm mọi người càng chú ý hơn. Thăm Bác Hoàn khoảng một tiếng sau hai cha con xin phép ra về. Con gái tôi lái xe ghé Chợ và nói:
- Con đãi ba ăn bún bò Huế.
- Ừ! ăn thì ăn.
Con gái mở cửa cho tôi và kéo ghế cho tôi ngồi; gần như ai cũng quay ngó chúng tôi. Cô bé chạy bàn thì quen quá với cha con tôi vì nhiều lần ăn ở quán nầy.
- 2 tô bún bò Huế phải không Chú?
- Ờ! Cháu cho Chú 2 tô.
Con gái mở cái xách tay của nó ra; mà nó đổi cái xách tay lớn hơn hồi nào tôi không để ý. Nó kéo ra một bịch nylon và kéo Rau kinh giới ra. Nó để rau kinh giới tím qua một bên và nói:
- Cái nầy của Daddy.
Rồi kéo mớ khác là kinh giới xanh và nói:
- Cái nầy của con.
Ông ngồi bàn gần kế bên quay sang
- Cô Tây nầy sau nói tiếng Việt rành quá và rành ăn bún bò Huế hơn cả người Việt Nam!
- Nó là người Việt Nam chứ không phải Tây. Nó chê rau kinh giới tím ăn nồng quá mà tôi thì thích kinh giới tím hơn nên nó hái riêng hai loại cho cha con chúng tôi.
- Cô ta là Dâu của Anh?
- Không. Nó là con gái của tôi.
- Hai tô bún bò Huế được bưng ra; cuộc đàm thoại ngưng tại đây và có lẽ ai cũng liếc mắt xem khi cô Tây 100% vắt chanh và ngắt từng cọng rau bỏ vào tô cho cha. Tôi hãnh diện là đã không lầm khi bỏ công bao năm cơ cực nuôi “con của người ta.”
Về tới nhà chưa kịp thay quần áo thì điện thoại reo. Bạn Hoàn, người tôi vừa đi thăm, phone cho tôi từ Viện Dưỡng Lão.
- Anh mới về tới nhà phải không? Hồi nãy tôi gọi không ai bốc phone. Sau khi Anh về rồi có một Bà trong Viện dưỡng lão này hỏi anh có phải Hải Quân hay không và đứa con gái Mỹ đi theo Anh là con của Anh? Bà ta nói là người quen của Anh ở Nha Trang khi xưa; muốn xin số phone của Anh, nên tôi hỏi Anh trước. Có phải nhân tình cũ ngày xưa hay không? Nếu phải thì vào gặp gấp đi; dễ gì xa xứ gặp cố tri!
- Ừ! Thì Anh cứ cho; có sao đâu. Bốn mươi mấy năm rồi làm sao ai còn nhớ được ai!
Một ý nghĩ thoáng qua trong óc tôi: Không lẽ là Mẹ ruột của con gái của tôi? Chứ nếu bà ta là người vợ bỏ tôi ngày nào thì chắc chúng tôi phải nhìn nhau, chứ chẳng lẽ tình chồng vợ sống với nhau 5 năm mà nhìn nhau không ra! Nhưng nếu là mẹ ruột của con gái của tôi, tôi phải làm sao đây, vì dù sao cũng là... “Con gái của người ta”.
Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ !!!
Ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ.
Theo hãng tin Pháp AFP hôm nay 03/02/2014, trả lời trong chương trình « Le grand Genève à chaud » của đài truyền hình Léman Bleu tối qua, cựu lãnh sự Việt Nam tại Genève, ông Đặng Xương Hùng cho biết đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ.
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève từ năm 2008 đến 2012, nói rằng ông đã đến Thụy Sĩ hôm 18/10/2013 và đã nộp đơn xin tị nạn chính trị. Với hành động này, ông tố cáo « sự độc tài » của chế độ Hà Nội, đã « đe dọa và cầm tù » các nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền. Ông hy vọng quyết định này sẽ khiến một số người khác noi theo.
Cựu lãnh sự từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983 và vừa từ bỏ đảng Cộng sản tuyên bố : « Đất nước chúng tôi đã rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Tất cả mọi người đều hy vọng sẽ có thay đổi, nhưng mới đây đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi cách cai trị độc tài và chế độ độc đảng. Cuộc khủng hoảng này là toàn diện vì vừa là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính tr ị, đồng thời còn trong lãnh vực giáo dục và y tế ».
Ông Đặng Xương Hùng đã quyết định hợp tác với phe đối lập Việt Nam, đặc biệt là Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM) được thành lập cách đây 25 năm. Tổng thư ký ủy ban này là ông Nguy ễn Tăng Lũy cho rằng việc xin tị nạn của ông Đặng Xương Hùng là một « sự kiện đặc biệt », và nói thêm « Phía cuối đường hầm dường như đã cận kề ».
Sự kiện nhà ngoại giao trên xin tị nạn chính tr ị diễn ra trong lúc Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2 tới sẽ xem xét tình hình thực hiện các quyền cơ bản tại Việt Nam nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập (UPR) diễn ra bốn năm một lần.
Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014
Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014
Hồi hương ngẫu thư - thơ Hạ Tri Chương, Trần Trọng Kim dịch. Riêng tặng thầy Tiết nhân chuyến về quê
"Ta còn đễ lại gì không? Này non đá lỡ kìa sông cát bồi"
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)