khktmd 2015
Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020
Nét mới và những điều không nói ở Lãnh sự quán VN San Franciso vào ngày Tết?- Tác giả Joaquin Nguyễn Hòa
Buổi tiệc tất niên ở Lãnh sự quán VN tại San Francisco năm nay có nhiều nét mới nhưng cũng có đôi điều chưa ai nói - theo một nhà báo người Việt ở California.
Tối 24 Tết, tôi được mời dự lễ tất niên do Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco tổ chức.
Có lời mời này là do những mối quen biết cũ, từ hồi những ngày tôi còn ở vùng Washington DC, làm việc cho Đài Á châu tự do.
Đương nhiên là tôi phải đi chứ, tôi cũng chưa đến dự những lần như thế này. Tôi muốn biết ở đó có những ai. Vả lại, ngài Tổng lãnh sự Nguyễn Trác Toàn cũng mới vừa nhận nhiệm sở, tôi muốn biết một nhân vật mới, như cái bệnh nghề nghiệp của người làm báo.
Buổi tiệc được tổ chức tại một khách sạn lớn ở trung tâm San Francisco. Nhận xét đầu tiên là… buổi tiệc trễ đến gần một giờ đồng hồ. Lỗi không phải ở ban tổ chức, mà là ở khách mời, tuyệt đại đa số hơn 200 khách của buổi tối hôm đó là người Việt.
Ai ở Mỹ lâu chắc chắn cũng đều biết như tôi, là các buổi tiệc của cộng đồng người Việt, kể cả đám cưới… đều trễ giờ. Hóa ra khi đứng bên này hay bên kia, đặc điểm trễ giờ dự tiệc của người Việt ta không thay đổi mấy.
Điều thứ hai tôi nhận thấy ngay khi vào phòng tiệc là không có… cờ đỏ. Đúng ra là có, nhưng chỉ có một cái bé xíu, nằm trong một cái huy hiệu được làm ra cho những buổi lễ, những sự kiện trong năm 2020 này, kỷ niệm 25 năm ngày bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ.
Trên sân khấu, tên nước cũng bỏ đi dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, mà chỉ ghi là Tổng lãnh sự quán Việt Nam mà thôi. Ngoài ra, màu đỏ còn nằm trong chiếc quốc huy, và trong hai câu đối Tết:
Mai vàng rực rỡ chờ Tết đến
Hạnh phúc an vui khắp mọi nhà.
Không rõ ban tổ chức vô tình hay cố ý mà dùng Mai, chứ không dùng Đào, vì vẫn biết rằng, các viên chức ngoại giao Việt Nam vốn đến từ xứ Đào nhiều hơn là xứ Mai. Cũng có thể là ngài Tổng lãnh sự, do từng đi sứ tại nước láng giềng Campuchia, nên quen với màu vàng Mai phương Nam ấy chăng?
Có hơn phân nửa số thực khách là những người Việt trẻ tuổi. Người ta nói với tôi, đó là những du học sinh Việt Nam, hay là những du học sinh đã học xong rồi ở lại Mỹ trong những năm gần đây.
Một số ông bà trên bảy mươi, nhìn thì đoán là họ ở Mỹ lâu rồi, chắc là những Việt kiều yêu nước… trước kia, thành viên Mặt trận Tổ quốc chẳng hạn.
Tôi đoán thế thôi, dựa trên những định kiến có sẵn của mình, có thể là sai. Nhưng số người ấy rất ít.
Không thấy có quan chức người Mỹ hay người xứ khác, mà chỉ là chồng/vợ của những người Việt Nam, một số doanh nhân có công ăn việc làm tại Việt Nam.
Anh bạn mời tôi nói, đây không phải là một buổi tiếp tân trịnh trọng mang tính chất lễ nghi, mà một buổi họp thân tình với người Việt với nhau thôi. Ngoài ra, tôi còn thấy có cả một vị sư nữa.
Quả đúng là không có mấy tính chất lễ nghi mà tôi lo ngại với những phát biểu dằng dặc của các quan chức "đảng và nhà nước." Khi mọi người đã đông đủ, người điều khiển chương trình cho tiến hành các tiết mục văn nghệ ngay, và mọi người bắt đầu ăn ngay.
Vâng, đồ ăn ngon; có đủ cả chả giò, giò lụa, chả quế, bánh tét, bánh chưng… đủ cả. Mà chả giò lại được cuốn bằng bánh tráng gạo như ngày xưa, chứ không phải loại bánh tráng mì để giữ lâu như thường thấy ở các tiệm ăn Việt Nam tại Mỹ.
Thực khách ăn một lúc thì ngài Tổng lãnh sự mới có phát biểu ngắn.
Ông Nguyễn Trác Toàn là một người ăn nói lưu loát. Ông phát biểu không cần giấy. Ông nói về những thành công kinh tế của Việt Nam trong một năm qua, ông thuộc làu những con số. Ông nói tình hình thế giới phức tạp, có chuyện ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia, nhưng nước Việt Nam đã vượt qua được. Đặc biệt là hai từ Đảng và Nhà nước không có trong bài nói ngắn của ông.
Tôi vừa nghe vừa nghĩ, cũng đúng thôi, giữa California - nơi có cộng đồng người Việt không cộng sản lớn nhất thế giới ngoài Việt Nam (đúng vậy không nhỉ?) - thì ông dùng từ ngắn gọn, dễ hiểu như thế là rất đúng mức, rất ngoại giao. Nhưng cái ngoại giao đôi khi quá đến mức ông không đề cập đến tên Trung Quốc, giống như các văn bản của khối ASEAN vậy. Có gì ngại đâu chứ, đây chỉ là buổi tiệc giữa người Việt với nhau thôi mà!
Dĩ nhiên, người cho hát nhạc nền chắc chắn cũng là một nhân viên ngoại giao. Anh ấy cho hát những bài rất phi chính trị, rất ngoại giao, như là "Tết đến rồi", cả những bản nhạc của Asia, hay Thúy Nga Paris nữa. Và đặc biệt, anh ta rất thích bản nhạc "Mùa xuân đầu tiên" của Văn Cao, cho chạy đi chạy lại đến hai lần. Một nữ ca sĩ cũng giúp vui cho buổi tiệc bằng bản nhạc này.
Tôi có nghe ở đâu đó nói rằng, ông Văn Cao sáng tác bản nhạc này sau tháng Tư năm 1975, với những hình ảnh nhẹ nhàng, đằm thắm, coi như một lời tạ lỗi cho chính mình vì những lời lẽ quá sắt máu trong "Tiến quân ca" ông sáng tác trước kia, trở thành quốc ca cho nước Việt Nam cộng sản.
Không biết có đúng không!
Nói chung, không khí rất vui vẻ. Tôi đi qua đi lại, nghe lỏm những câu chuyện của thực khách, thì là những chuyện đời thường của cuộc sống Mỹ, như là đã có giấy khai thuế chưa, có cho con đi extra activities (hoạt động ngoại khóa) không, dự định về Việt Nam năm nay như thế nào…
Đến khoảng giữa buổi tiệc thì tôi ra về. Ừ thì cũng được, nhưng cứ nghĩ là mình quên "nghĩ tới" một điều gì đó. Đang bâng khâng như vậy thì gặp người quen là anh L.N., ở San Jose.
- Chào anh, anh không lên sân khấu nói gì à?
- Thôi, tôi lên tôi lại nói chuyện Đồng Tâm thì các ông ấy mất vui.
Ừ đúng rồi, tôi đã quên nghĩ tới Đồng Tâm, mà không biết trong hơn 200 con người ở đó, có ai nghĩ tới Đồng Tâm hay không
Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020
Qua với Bậu- Tác giả Nguyễn thị Cỏ May
Nhơn ngày Tết, ông Nguyễn văn Tương (*) tới thăm và mừng tuổi Cụ Trần văn Hương tại tư thất của Cụ . Bắt tay khách, Cụ Trần văn Hương vui vẻ nói :
-Em còn trẻ quá, chắc em không có học với qua . Mà nay, qua không còn làm việc chánh quyền nữa, được em tới thăm như vầy, thật cảm động . Qua mời em ở lại ăn cơm với qua . An cơm cá kho, canh chua, …
Chữ « qua » còn được thông dụng với Cụ Trần văn Hương, người gốc Nam Kỳ ở lớp tuổi 60, năm 1965 tại Sài gòn.
Cụ Trần văn Hương xưng « qua » nhưng lại gọi ông Nguyễn văn Tương bằng « em » chớ không phải « bậu » như trong ngôn ngữ giao tiếp rất phô thông ở Nam Kỳ trước kia.
Hai chữ «qua» và «bậu» được người có địa vị cao và có học trong xã hội dùng trong sanh hoạt hằng ngày chớ không riêng gì chỉ giới bình dân. Nhưng có lẽ tới thời Cụ Trần văn Hương, người ta không dùng « bậu » nữa mà dùng tiếng «em» để chỉ người đối thoại nhỏ tuổi hơn.
Chữ "bậu" có nghĩa là "bạn , là em" cả khi nói với người con trai, và cũng có nghĩa "em" trong nghĩa "vợ", trong quan hệ vợ chồng.
Như trong Truyện Lục Vân Tiên, Lý Thông nói với Thạch Sanh khi gặp nhau lần đầu tiên, thấy Thạch Sanh trẻ tuổi hơn mình :
"Chẳng hay chú bậu (chú em) ở đâu,
Áo quần chẳng có dãi dầu khá thương ?
Thường thì người ta vẫn hiểu lầm là tiếng bậu chỉ dùng để chỉ người con gái, người phụ nữ. Như trong bài hát dân gian châm biếm, trêu chọc người con gái lớn tuổi mà còn ế chồng
Ống tre khô người ta còn chuộng
Bậu lỡ thời như ruộng bỏ hoang
Ruộng bỏ hoang người ta còn cấy
Bậu lỡ thời như giấy trôi sông
Giấy trôi sông người ta còn vớt
Bậu lỡ thời như ớt chín cây
......
Bậu lỡ thời như muốn người ta
Muốn người ta người ta không muốn
Xách cây dù đi xuống đi lên .
Ghi chú thêm - Theo Giáo sư Âm nhạc học Trần văn Khê, bài hát trên đây là bài "rap", một thể loại hát dân gian ở Việt Nam xưa, như một cách nói chuyện nhanh, lời tiếp nối nhau nên không có chấm câu, ngụ ý chọc ghẹo một đối tượng nào đó trong xóm, trong làng. Rất dễ hát nên trẻ con nghe qua là có thể hát theo. Nhờ đó, dễ phổ biến rộng rãi và chỉ trong thời gian ngắn, đối tượng có thể nghe được. Ngày nay, "rap", thanh niên phi châu thường hát, nhứt là hát để khiêu khích cảnh sát.
Cũng tiếng «bậu » còn lưu hành ngày nay nhưng chỉ trong thi ca (Luân Hoán và Phan NiTấn, Phải lòng người con gái Bến Tre): ) :
«Bậu sang phà Rạch Miễu, ngoe nguẩy xuống Bến Tre
Về Cái Mơn, Lương Hòa hay là, Về Sơn Đốc, Ba Tri ?
Guốc bậu rụng tiếng lá (ơ hơ), thoang thoảng mùi làm duyên
Thoáng mùi thương quá đỗi; mùi tình Lục Vân Tiên » .
Theo Giáo sư Hán nôm Nguyễn văn Sâm (Đại Học Văn Khoa Sài gòn), chữ qua là tiếng biến âm từ tiếng quá (hóa) giọng Triều Châu của chữ ngã 我 (tôi). Dùng tiếng «tôi, anh» bình thường, người ta thấy không sang, không thân mật, và quan trọng nhứt là hơi mất tự nhiên nên người ta dùng tiếng qua. Chuyện nầy cũng tương tợ như người Việt Nam thời còn nặng mùi Tây hay dùng toi, moi (tutoyer) khi nói với bạn hay với cả người mình yêu khi mới bắt đầu tấn công ái tình. Ngày nay, ở Mỹ, tuổi trẻ Việt Nam có một chút học vấn khi bắt đầu tán tỉnh cũng thích dùng hai từ me, you hơn là anh em, em anh vì quá quen thuộc .
Chữ qua với nghĩa tôi, anh thân mật cũng thấy trong văn chương thế kỷ 19, như Lý Thông nói chuyện với Thạch Sanh (Truyện Thạch Sanh Lý Thông) . :
Lý Thông thấy nói, sầu bi :
Qua xin kết nghĩa vậy thì đệ huynh »
…Qua thời vốn có một mình,
Mẹ thời già cả kết chưng bạn mày» .
Điều đáng để ý, qua lời của Lý Thông nói với Thạch Sanh, người ta hiểu tiếng qua của Lý Thông dùng có nghĩa là anh, là ta, là kẻ lớn hơn, vai vế là bực đàn anh của Thạch Sanh và tiếp theo, đã không ngại gọi Thạch Sanh bằng mày.
Cũng theo Giáo sư Nguyễn văn Sâm, chữ bậu có nghĩa là em, dùng trong cách nói thân mật. Người Nùng có tiếng bậu nghĩa là em. Người Thái có tiếng phậu cũng có nghĩa tương tợ (Tự điển Nguồn Gốc Tiếng Việt của BS Nguyễn Hy Vọng) .
Người Nam kỳ nói bậu bạn, trong cách nói thân mật. Nên khi nói nó «làm bạn với…» có nghĩa là cưới vợ lấy chồng. Văn thơ Nam Kỳ dùng chữ bậu chỉ người mình thương khi nói trực diện.
Bậu nói với qua bậu không bẻ mậnhái đào,
Mận đâu bậu bọc, đào nào bậu cầm tay ?
Theo Giáo sư Nguyễn văn Sâm, như trên đây, hai tiếng qua và bậu có nguồn gốc từ tiếng Triều châu và Nùng, Thái, Miên . Có người lại quả quyết một cách chắc nịch hai tiếng qua và bậu hoàn toàn là sản phẩm trong ngôn ngữ đặc sệt của dân Nam Kỳ Lục Tỉnh và cà cách sử dụng hai tiếng đó trong nói chuyện hằng ngày.
Nhưng có người khác (Trang « Ngày Ngày viết văn », internet) lại dẫn chứng Từ điển Lê Ngọc Trụ để tìm về nguồn gốc của chữ qua và bậu và cho rằng cách lý giải của Học giả Lê Ngọc Trụ là dễ hiểu, logic, có cơ sở hơn hết. Theo đó, xin trích :
- Qua là cách phát âm của người Triều Châu của chữ "ngã" mà âm đọc phổ thông là “wǒ". Người Triều Châu đọc chữ này là "wá". Người ta giải thích thêm là khi xưa, ở miền Nam, nhất là khu vực Bạc Liêu, người Triều Châu di dân đến sanh sống rất đông. Cái tên Bạc Liêu cũng được cho là từ gốc Triều Châu mà ra.
- Tuy Từ điển Lê Ngọc Trụ không giải thích chữ "bậu" nhưng nếu "qua" là gốc Triều Châu thì cũng có thể suy ra "bậu" cũng từ gốc ấy mà ra. Người Triều Châu gọi vợ hay em bằng "pau", "bấu" hoặc "bô" tùy theo từng vùng.
Nếu đúng "qua" và "bậu" đều là gốc Triều Châu, thì người ta có thể nghĩ rằng trong ngôn ngữ gốc, hai tiếng này không nặng tính chất tình cảm, không có ý nghĩa thân mật chi hết, cũng bình thường như tôi với anh hay như tao với mày vậy thôi . Trái lại trong tiếng việt, 2 tiếng ấy lại chứa chan tình cảm mỗi khi nghe nói, tuy ngày nay không còn dùng trong giao tiếp, chỉ còn thấy trong thơ ca, trong văn chương mà thôi. Hai tiếng qua và bậu luôn thắm đượm nghĩa tình. Có ai mà không cảm thấy thắt lòng khi đọc những câu ca dao này:
Trách mẹ với cha chứ qua không trách bậu,
Cha mẹ ham giàu gả bậu đi xa »
“Bậu có chồng chưa, bậu thưa cho thiệt,
Kẻo anh lầm tội nghiệp cho anh”
Hay đau khổ, trách hờn người yêu:
“Trách lòng bậu cứ đẩy đưa,
Gạt anh dãi nắng, dầm mưa nhọc nhằn”
“Bướm xa hoa, bướm dật, bướm dờ,
Anh đây xa bậu, đêm chờ ngày trông”
Và có đứt ruột không khi xa nhà, bỗng nghe văng vẳng tiếng hát “Ầu ơ ….” ( không phài giọng “À ơi …” của Bắc kỳ) :
….” Chim chiều lẻ bạn ngoài song
Em còn mong đợi người dưng.
Qua không thương bậu, bậu còn buồn ai!”
Có người (trên báo Tuổi Trẻ gần đây) giải thích một cách quả quyết: “Nhiều người lầm tưởng “qua” là một từ mới nhưng thật ra đây là một từ địa phương “Nam Bộ” giàu sắc thái biểu cảm, đã hình thành từ thời người dân nước Việt đi xuống phương Nam mở cõi”.
Có thật đó “là một từ địa phương Nam Bộ”?
Năm 1602, Nguyễn Hoàng sai lập dinh trấn, xây kho tàng chứa lương thực, vũ khí rồi sai con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên (sau là Chúa Sãi) trấn giữ. Ban đầu dinh trấn được dựng ở Cần Húc, huyện Duy Xuyên, ít lâu sau dời sang Thanh Chiêm, rồi năm 1833, vua Minh Mạng cho dời lỵ sở Quảng Nam qua làng La Qua, Điện Bàn. Từ đó, ca dao địa phương có câu:
“Tỉnh thành đóng tại La Qua,
Hội An tòa sứ vốn là việc quan”.
Và La Qua đã đi vào câu đối với cách chơi chữ tuyệt vời, lấy chữ qua với chữ đồng âm:
“Con gái La Qua,
qua hôn,
qua hít,
qua vít,
qua véo,
qua chọc,
qua ghẹo,
qua biểu em đừng có la qua” (la nghĩa là rầy mắn, qua là anh, tôi).
Có câu đối lại cũng sát sàn sạt về chữ nghĩa, ý tứ:
“Đàn bà Phước Chỉ,
chỉ xấu,
chỉ xa, chỉ lười,
chỉ nhác,
chỉ bài,
chỉ bạc,
chỉ có chồng là may phước chỉ” (chỉ là chị ấy)Không riêng gì Quảng Nam, vượt qua đèo Hải Vân ngược ra Bắc, nếu dừng chân tại Quảng Bình, người ta còn nghe câu hát huê tình đầy tiếng qua:
“Răng chừ đá nổi lắc lư
Lạch Ròn kia cạn, qua mới từ nghĩa em”.
(Theo Lê Minh Quốc)
Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi từ Quảng Nam đi xuôi về phương Nam, người ta sẽ nghe nói thường hơn 2 tiếng qua và bậu :
“Từ qua với bậu như trăng xế chiều”
Và khi tới xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh, 2 tiếng qua và bậu dường như cũng dừng bước và đóng đô luôn ở miền đất lành chim đậu này :
« Bảng treo tại chợ Mỹ Lồng:
Chữ đề tên bậu, không chồng có con »
Khi qua và bậu đã bén rễ ở đất Nam Kỳ, thì cách nói năng cũng bộc trực, nghĩ sao, nói vậy như dân Nam Kỳ :
«Bậu đừng lên xuống đèo bồng
Chồng con hay đặng sanh lòng nghi nan » .
Nguồn gốc qua, bậu là Nam kỳ, là từ tiếng Triều châu, tiếng Nùng, Thái… ?
Nói 2 tiếng qua và bậu là tiếng của địa phương xứ Nam Kỳ hay do bắt chước theo cách phát âm của tiếng triều châu vì người triều châu sanh sống ở vùng đất mới này khá đông đảo, lẫn lộn với người việt nam nên ảnh hưởng qua lại là bình thường.
Nhưng người ta bắt gặp rất phổ biến 2 tiếng qua và bậu trong nói chuyện, trong câu hát của người dân miền Trung, từ Quảng Nam trở ra tới Quảng Bình và từ thời Chúa Nguyễn (1602), nghĩa là trước khi người Triều châu từ bên Tàu qua và xuống Bạc Liêu lập nghiệp, làm rẩy, « dưới sông cá chốt, trên bờ Triều châu » . Như câu ca dao sau đây mang rất đậm nét địa phương và thời điểm :
« Ngó lên hòn Kẽm, đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi...
Thương cha nhớ mẹ thì về
Nhược bằng thương cảnh nhớ quê thì đừng ! »
Hòn Kẽm, đá Dừng là hai địa danh đèo heo, hút gió tận thượng nguồn sông Thu Bồn của Quảng Nam. Ngày trước, để ngược dòng lên đây, từ Hội An là nơi đô thị trên bến, dưới thuyền, nếu đi thuyền, người ta phải mất cả tháng trời chèo chống. Và người Quảng Nam có lẽ ít có ai mà không biết vùng đất hẻo lánh kia cùng câu ca dao buồn tênh này (Theo Lê Minh Quốc) .
Như vậy, nếu nói 2 tiếng qua và bậu là 2 tiếng địa phương của Nam Kỳ Lục Tỉnh có thể đúng trong sự chấp nhận 2 tiếng đó từ Miền Trung đi theo người Miền Trung vào đất Nam kỳ . Trong trường hợp này thì 2 tiếng qua và bậu hoàn toàn không có liên hệ họ hàng xa gần gì với chú ba triều châu hết cả.
Còn do ảnh hưởng tiếng nùng, thái, miên ? Người ta có thể hiểu được cũng từ miền Cao nguyên theo bước di dân mà vào Nam và ở lại trở thành tiếng địa phương chăng ?
Nhưng theo cách diễn giải, suy diễn thế nào đi nữa thì 2 tiếng qua và bậu, tuy xưa, nhưng khi thốt lên, vẫn dễ làm rung động lòng người vì sức nặng ý nghĩa thân thương, đặc tính nam kỳ của nó :
«Hôm qua qua hứa qua qua mà qua không qua .
Nay qua không nói qua qua mà qua qua !»
Bệnh nhân chờ khám bệnh tại nhà thương Hankou, Vũ Hán
Analysis - Can the coronavirus be stopped?
We now know this is not a virus that will burn out on its own and disappear.
Only the decisions being made in China - including shutting down cities - can stop it spreading.
Scientists have revealed each infected person is passing the virus on to between 1.4 and 2.5 people.
It is known as the virus's basic reproduction number - anything higher than 1.0 means it's self-sustaining.
Those figures are early estimates, but put coronavirus in roughly the same league as Sars (Severe Acute Respiratory Syndrome). There are two crucial outstanding questions - who is infectious and when are they infectious.
The fact only 25% of reported cases are severe is a mixed blessing.
Yes, that is less dangerous than Sars, but if those hard-to-detect mild or maybe symptomless cases are contagious too, then it is much harder to contain.
And we still don't know when people are contagious. Is it before symptoms appear, or only after severe symptoms emerge? One is significantly harder to stop spreading than the other.
Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020
Mùa Xuân Kể Chuyện Xưa: Những Chuyến Vượt Biên Đễ Trỡ Về- Tác giả Nguyễn ngọc Đức
Năm hết, Tết đến, tôi bồi hồi nhớ chuyện đã qua. 2 tháng 9 năm 2017, tôi công tác tại Campuchia cùng một số anh em. An ninh Việt Nam đã phục kích tạt axít chúng tôi. Một hình thức khủng bố hèn hạ mà tôi không hề ngờ trước. Tôi là đích nhắm nên đã lãnh gần như trọn vẹn. Anh em khác bị không đáng kể và đó là điều may, vì những anh em này không có quốc tịch nước ngoài như tôi, nếu bị nặng, thì sẽ nguy hiểm vô cùng. Hơn 2 năm chữa trị, tôi đã có thể đi lại, nhưng nhiều vấn đề sức khỏe vẫn phải giải quyết.
Có bạn thương hỏi sao qua đó làm chi để bị như vậy? Tôi nói tôi đang đi theo con đường lý tưởng mà tôi đã chọn.
Tôi đến Pháp năm 1978, sau một chuyến vượt biển tìm tự do. Tôi đi học, ra trường vào làm cho một hãng điện toán lớn nhất nước Pháp lúc đó. Lấy vợ, sinh con, việc làm và đời sống tương đối ổn định.
Nhưng, như nhiều sinh viên Việt Nam khác, tôi vẫn muốn đóng góp để đất nước thay đổi. Tôi tham gia hoạt động trong giới sinh viên, đi làm thiện nguyện giúp người tỵ nạn, biểu tình đòi nhân quyền tại Việt Nam, tranh đấu cho những người bị cầm tù như giáo sư Đoàn Viết Hoạt, bác sĩ Nguyễn Đan Quế,...
Đầu thập niên 80, sự kiện anh Trần Văn Bá, rồi đến các ông Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh làm bùng lên trong chúng tôi ngọn đuốc yêu nước chói sáng. Bạn bè tôi, người thì đi theo tổ chức của anh Bá, người ủng hộ ông Võ Đại Tôn. Một không khí phấn chấn khó tả bao trùm sinh hoạt của anh em sinh viên Việt Nam tại Paris thời đó.
Riêng tôi và vài người bạn khác đã chọn tổ chức ông Hoàng Cơ Minh. Hai người đàn anh dẫn dắt tôi lúc đó là anh Trần Đức Tường và anh Nguyễn Ngọc Danh. Đây cũng là những người, có vợ anh Tường và vợ anh Danh, làm chứng đám cưới vợ chồng tôi. Nhờ phúc của các anh chị, gia đình tôi sống hạnh phúc cho đến ngày nay.
Tham gia vào Việt Tân được một thời gian, tôi quyết định bỏ việc làm tại hãng Bull để dành trọn thời gian đóng góp cho tổ chức. Đây là quyết định mà nhiều bạn bè cực lực ngăn cản. Điều may mắn là tôi được sự ủng hộ hay đúng hơn là không ngăn cản của vợ tôi. Thế là tôi "thoát ly" nói theo cách lãng mạn của các nhà cách mạng thời chống Pháp.
Sau biến cố Nam Lào 1987, tổ chức chúng tôi bị thiệt hại nặng nề. Nhiều lãnh vực, một số địa bàn phải xây dựng lại từ đầu. Tôi được giao trách nhiệm gầy dựng lại các con đường giao liên ra vào Việt Nam, xây dựng một số hạ tầng cơ sở ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam.
Với trách nhiệm này, tôi phải tìm cách ra vào Việt Nam, tới lui các nước chung quanh, móc nối lại những anh em cũ, vận động sự hợp tác, liên kết với những người cũng lý tưởng. Tôi lặng xuống một thời gian, hy vọng an ninh Việt Nam bớt chú ý, để có thể về bằng con đường chính thức. Nhưng vô phương. Sau nhiều lần thử, tôi biết là tôi không thể về bằng con đường này.
Trước đây, tôi là người vượt biển trái phép tìm tự do. Cả triệu người Việt Nam khác cũng như tôi, vì khát vọng tự do đã vượt biên, vượt biển, làm nên làn sóng boat people chấn động lương tâm nhân loại. Vậy tại sao tôi không thể vượt biên, vượt biển trở về Việt Nam để tranh đấu cho khát vọng tự do của dân tộc tôi ? Đó là sự chọn lựa của tôi trong những năm qua, để có mặt trên đất nước những khi cần thiết.
Cái gì đầu tiên bao giờ cũng là kỷ niệm khó quên. Chuyến vượt biên trở về đầu tiên đã ghi đậm trong ký ức của tôi. Tôi trở về quê hương vào buổi bình minh, trên một con đê làng. Hình ảnh mà tôi đã mất từ lâu nay, bỗng được thấy lại trong bồi hồi, xao xuyến. Đó là hình ảnh các nữ sinh mặc áo dài trắng nối đuôi nhau đạp xe đến trường, trong ánh mặt trời mới lên, chiếu xuyên qua các tàng dừa, nhảy múa trên các tà áo trắng. Đây là hình ảnh mà tôi mong sẽ luôn hiện hữu trên quê hương ta.
Chuyến đi đầu tiên hoàn tất tốt đẹp. Từ đó, tôi vượt biên về nước nhiều lần. Mỗi chuyến đi là một thử thách để vượt qua những rũi ro. Nhưng mỗi chuyến đi cũng là cơ hội tôi được bơm thêm "xăng dầu" để ngọn lửa của niềm tin lúc nào cũng bừng sáng trong tôi. Không bừng sáng niềm tin sao được khi mình được gặp anh em, được gặp những người cùng lý tưởng, cùng tầng số. Mỗi cuộc gặp gỡ là một kỷ niệm in sâu trong ký ức.
Như lần đầu gặp Đài, ngay tại nơi anh bị quản chế. Mặc dù rũi ro bị bắt lúc nào cũng có, nhưng hai anh em hàn huyên không còn nhớ thời gian, khi chia tay thì đã quá giờ dự định. Như lần gặp một người bạn khác mà tôi chưa tiện nêu tên, trong một nhà thờ, vào buổi lễ chiều. Bạn đưa tôi leo lên sát nóc nhà thờ, ngồi trên những cột kèo nói chuyện. Bên dưới tiếng kinh cầu, tiếng thánh ca vang vang. Hai anh em ngồi đó nói chuyện mãi mê, đến khi chợt tĩnh, chung quanh hoàn toàn im lặng, không tiếng người, không cầu kinh, không nhạc. Nhìn đồng hồ thì đã 23 giờ đêm.
Như lần gặp gỡ nhà giáo Phạm Toàn tại Hà Nội. Ông ôm tôi rươm rướm nước mắt. Vì ông không nghĩ rằng tôi có thể có mặt ngay tại lòng thủ đô Hà Nội, cùng với ông ngồi uống cà phê Thủy Tạ. Tôi kính nhà giáo Phạm Toàn như thày tôi, mặc dù ông không dạy tôi một giờ nào. Nhưng tôi đã học rất nhiều ở ông, đặc biệt là lập trường không phân biệt "Nam Bắc, trong ngoài hay Việt Tân, Việt Tiết gì hết", miễn là đang làm lợi cho phong trào dân chủ là ông chơi. Thày Toàn và tôi đã kết bạn vong niên, nhưng tiếc rằng thày đã ra đi vĩnh viễn.
Như những lần gặp gỡ thày Thiện Minh, Cha Phan Văn Lợi và những người mà tôi luôn tôn kính, ngưỡng mộ. Không bừng sáng niềm tin không được, khi họ đã cho tôi sức nóng niềm tin của họ, niềm tin về một đất nước thật sự tự do, dân chủ và thái hòa. Như chuyến đi ra đảo Lý Sơn để thăm và tặng quà cho những gia đình ngư phủ nạn nhân của Trung Quốc ở Hoàng Sa. Như cuộc kỳ ngộ với người nhạc sĩ đường phố Tạ Trí Hải bên bờ hồ Hoàn Kiếm và sau đó cả hai đã cùng hợp ca "Nỗi lòng người đi" và "Áo lụa Hà Đông", giữa lòng Hà Nội về đêm. Tất cả đều là những kỷ niệm mà tôi luôn trân quý, gìn giữ.
Tôi đi như vậy hơn 10 năm. Nhiều lần tưởng đã bị an ninh bắt. Nhưng tôi vẫn thoát trong đường tơ, kẽ tóc. Vừa là may mắn, vừa là nhờ những người thương quí tôi, đã giúp tôi thoát hiểm, bất chấp hậu quả sau đó có thể xảy ra cho họ.
Tôi vẫn nhớ người cô của tôi đã qua đời. Sau khi rời Việt Nam, tôi không hề liên lạc, vì sợ liên lụy đến cô. Nhưng trong một chuyến công tác bị bại lộ, an ninh giăng lưới khắp nơi để bắt. Tôi không còn nơi an toàn nào. Tôi chợt nhớ đến cô. Hôm đó trời mưa rất lớn. Cô đội mưa ra đầu ngõ đón tôi. Vào nhà, cô không hỏi gì, mà chỉ bảo tôi lên lầu, vào căn phòng thờ của cô. Trên bàn thờ, là hình những người thân nhất của tôi đã qua đời. Cô nói "con thắp nhang cầu nguyện tổ tiên phù hộ cho con đi". Cô và tôi cùng cầu nguyện trước bàn thờ. Bên ngoài mưa lớn, nhưng tôi không còn nghe gì, ngoài tiếng thì thầm của cô cầu nguyện ông bà, đặc biệt là chị cả của tôi, "có linh thiêng xin phù hộ cho thằng Đức tai qua, nạn khỏi". Mắt tôi cay cay và trong tiếng rào rào của những hạt mưa rơi, tôi nghe như có tiếng vỗ về, an ủi của những người thân đã khuất.
Tôi vẫn nhớ một nữ tu. Bà đã đón tôi về nơi bà và đồng đạo sinh hoạt, dù chưa biết tôi là ai, chỉ biết đây là người đang bị công an truy bắt và cần được giúp đỡ. Tại đó, tất cả đã ngồi xuống cầu nguyện cho tôi. Trong thinh lặng, chỉ có tiếng lâm râm nguyện cầu. Tôi cảm được sự mầu nhiệm của đấng thiêng liêng, cảm được hơi ấm của tình người và lấy lại sự tự tin, sau mấy ngày bị công an truy bắt. Tôi vẫn nhớ chuyến đi xuyên đêm để vượt biên trở ra. Tối hôm đó trời tốt, nhưng rất tối. Người nữ tu đưa tôi đến bờ sông, một con thuyền nhỏ đang chờ sẵn. Chúng tôi chia tay nhau trong tiếng rì rào của gió nước. Người nữ tu đứng trên bờ nhìn theo tôi vượt biên trở về nơi ánh sáng, trong khi bóng bà mờ dần trong đêm.
Ngày xuân bồi hồi nhớ chuyện xưa, tôi thấy mình đã nhận được rất nhiều ân sủng của Thượng Đế trong cuộc đời này.
Ân sủng đến từ những chiến hữu cật ruột của tôi, ở trong cũng như ngoài nước, đang được tự do hay đang bị giam cầm, vẫn tiếp tục giúp tôi hâm nóng ý chí đấu tranh bằng "tình chiến hữu" thiêng liêng mà chỉ có chúng tôi, những anh em trong Việt Tân, mới cảm nhận được.
Ân sủng đến từ vợ và các con của tôi, từ những người ruột thịt và họ hàng thân thích, dù còn sống hay đã mất, luôn luôn ủng hộ, bảo bọc và phù hộ tôi trong "những ngày đi hoang" vì lý tưởng của mình.
Ân sủng đến từ những người Việt Nam ở đó đây, mà trên con đường tranh đấu tình cờ tôi quen biết, hay do cảnh ngộ đưa đẩy mà quen nhau. Như anh B, em H, em Q,... những người đã cùng chia với tôi nhiều hoạn nạn. Như người nữ tu bên bờ sông. Như vị mục sư cả đời đấu tranh cho công lý đã tự tay làm một con gà mọi, rồi ngồi lai rai tâm sự với tôi về chuyện mình, chuyện ta.
Những ân sủng này, tôi giữ mãi trong lòng. Vì đó là gia tài quý giá nhất mà tôi có được, đang giúp cho tôi ngày một giàu niềm tin hơn, trong cuộc chiến đấu vượt qua chính mình để tiếp tục hữu ích cho quê hương.
Ngày xuân, xin được gửi hai chữ "TẠ ƠN" đến tất cả những người mà tôi đã nhận được ân sủng trong cuộc đời này.
Mừng Xuân Canh Tý. Mừng chị tôi đi thêm một vòng 12 con giáp. Chúc chị luôn vui khỏe, sống đời với con cháu.
Đảng đưa 3 triệu đô la Mỹ đễ chỉ hối lộ một chai rượu Champagne?
Được tặng rượu ngay trước phiên họp mang tính quyết định về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA), thành viên của Nghị viện Châu Âu (EP) bà Ellie Chowns ngày 20/1/2020 viết trên Twitter:
"Ngày mai Ủy ban Thương mại Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu về thoả thuận thương mại EU - Việt Nam. Hôm nay tôi nhận được cái này ở văn phòng: chai champagne từ toà Đại sứ Việt Nam. Hoàn toàn không phù hợp và trắng trợn. Tôi sẽ trả lại cho họ, giải thích rằng việc thả tù nhân lương tâm sẽ có ảnh hưởng tới tôi hơn."
LỜI BÀN ĐỨNG ĐẮN
Mấy người Cộng sản này gà mờ trong chuyện lốp bi. Phải làm việc cả năm trước và trả cả bạc triệu. Hay là...đút túi hết chỉ bỏ vài chục euro mua chai champagne ?
Thất bại là phải.
Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020
The Lisbon lament - Tác giả Matthew Engel
In the wood-panelled tasting room at the HQ of Cockburn’s Port (which, as you might know from the old adverts, is pronounced Co-burns), a charming Eton-educated young man called Rob Symington (in this case pronounced Simmington) was explaining the intricacies of his family business.
Everything about this experience seemed thoroughly British right down to the complexities of pronunciation. But beyond the high and ancient stone walls of the Cockburn’s compound, the scene was wholly continental. The narrow street ran precipitously down to the wharves of the River Douro. Across the water was the gaily painted hugger-mugger waterfront of Oporto, with the domes and towers of the city above.
Symington himself was a living embodiment of Britain’s links with the continent from which it is now extracting itself. He is also the embodiment of the most remarkable link of all: between Britain and its “oldest ally”. He is a fifth-generation Symington as far as this business is concerned and inextricably Anglo-Portuguese. But his great-great-grandfather arrived to plant vineyards in the Douro Valley only in 1882.
The first Cockburn (whose descendants sold up in 1962) had got here just after Waterloo. The port trade with Britain dates back to 1652. Yet the whole Portuguese wine business is like last week’s start-up when measured against the Anglo-Portuguese alliance. Its founding document is the Treaty of Windsor, signed by Richard II and João I in 1386. And even that was a formalisation of links that date back at least 200 years earlier.
This history is hardly known in Britain. Another Etonian, then the foreign secretary, got into a complete Thick of It-style pickle on a visit to Lisbon in 2018 by knowing the first thing about Anglo-Portuguese relations but nothing else. (It’s all on YouTube.) It’s different in Portugal. Every schoolchild is expected to know such details as the Methuen Treaty (1703) and the Ultimatum (1890), a blip in the bromance when the countries’ colonial interests clashed in Africa.
Britain prevailed, of course. It’s that kind of relationship. When India annexed the Portuguese enclave of Goa in 1961, Britain shrugged. But, come the Falklands War, Portugal dutifully came onside. Brothers, yes, but the bigger brother prevails. Think of the “Special Relationship” (and the UK’s future relationship with the EU, duh).
But the logic of the alliance has not gone away. Portugal has always needed to fend off Spain, which has generally been cosy with France. It is both a historical fluke and a product of the alliance that Portugal shook off the Castilian empire forever nearly 400 years ago, and Catalonia, for instance, did not.
Portugal, with its single land border, unsurprisingly has a prickly kind of friendship with its neighbour. There it is, tucked away in Spain’s pouch like a baby kangaroo. An often overbearing neighbour, they would say. “The Spanish are in your face. The Portuguese give you space,” sums up the Hispanic scholar Carmen Ramos Villar of Sheffield University. And she quoted an old Portuguese proverb: “From Spain, you never get a good wind or a good marriage.”
“The Spanish think we’re like Nordics,” says Miguel Vale de Almeida, anthropologist, radical activist and former MP. “That we don’t make noise, we have dinner early, we don’t go out and drink. Sometimes they say it’s the British influence. It’s not, but we are Atlantic, not Mediterranean.” Portuguese reticence is supposedly linked to the national characteristic of saudade, often translated as melancholy, which in turn is linked to the national folk music, fado, a tradition full of broken hearts.
“We learn from an early age that being sad is part of life, like being happy,” says Rogerio Puga, an expert in Anglo-Portuguese Studies at Nova University, Lisbon. “We don’t sing to be drama queens or slash our wrists. It’s not about being depressed. And fado is not just for tourists, it’s a very important part of the culture.” (Oddly, the Portuguese best known to the British, Cristiano Ronaldo and José Mourinho, are not reticent at all.)
***
For the Portuguese who are not football aristocracy, there is reason for sadness. Its explorers discovered the world; it had the makings of a great empire. But this has long been a country of poverty and backwardness, emigration and exile. Its brief and chaotic first iteration as a democratic republic (1910-26) was succeeded by 48 years of dictatorship, 36 of them under the interminable António Salazar.
José Valadas, a retired court of appeal judge, is a New Statesman subscriber of 63 years standing. He grew up under Salazar (the magazine had to be sent in a plain brown wrapper) and was briefly jailed for subversion in the then colony of Angola. “It was a very particular dictatorship,” he recalls. “Salazar was not a Nazi. He didn’t like crowds. He didn’t like making speeches. And he lived like a monk. He was a very honest man in terms of material things. But he didn’t spend money on the country either. Not education, not health, not transport. It was terrible. Everything was censored. And the secret police were everywhere.”
Salazar skilfully kept Portugal neutral in the Second World War, tacking towards the winners, which was probably more useful to Britain than any other option. And it was not the worst mid-20th century tyranny. Throughout his rule, dissidents, like the quarry in Portuguese bullfighting, were not normally killed, just tormented and sometimes tortured. And no one ever checked what was inside Valadas’s plain brown wrapper.
But poverty was in places extreme and the literacy rates pathetic; wives could not leave the country without their husbands’ permission; and in the African colonies, conditions were often tantamount to slavery. “It was like a country frozen in time,” says Vale de Almeida. With only Francoist Spain and the wild Atlantic for company.
The regime’s props were the Catholic Church, the army, a tight-knit capitalist oligarchy and, after the war, the Americans – the underground opposition was communist-led and thus unacceptable. But, after 1968, under the slightly reformist rule of Salazar’s heir Marcello Caetano, the dictatorship and economy began to falter: long-running colonial revolts in Angola, Guinea-Bissau and Mozambique were brutally but ineptly countered and refused to go away. The total death toll was probably well over 100,000. By April 1974, discontent was growing.
José Valadas was then serving as a provincial criminal court judge. On the 25th of the month his wife woke him to say there had been a coup. He assumed the generals were taking charge to impose order. “Let me sleep,” he wailed, “let me sleep!” Then he heard the radio playing a long-banned song and began to realise: it was the junior officers, the troops and the populace who were in control.
What emerged was amazing. An almost bloodless revolution (four dead); an embrace of liberal democracy, not communism, and huge improvements in education, health and infrastructure. From almost total isolation – with an even worse dictatorship as its only neighbour – Portugal emerged with remarkably few false moves into the modern world; 25 April, the Dia da Liberdade, says Miguel Vale de Almeida, now hardly has any political connotations. Everyone comes out and does their own thing. Like the Fourth of July, democracy is a given.
But the causes of fado have not gone away. Middle-sized English towns do not have Portuguese shops alongside Polish ones because the locals insist on salted cod. When the financial crisis hit and Portugal was derided as the first of the “PIIGS” – Europe’s basket cases, along with Ireland, Italy, Greece and Spain – emigration resumed with a vengeance. And even now, average pay is the lowest in western Europe, by a street, without low prices to match.
Nearly half a century on from the revolution, the Portuguese are now thoroughly worldly and at ease. Walking around Lisbon, one might almost imagine oneself somewhere Nordic. Except for the weather and a preference for form over function. For instance: the pavements are cobbled, a gleamy, creamy colour in Lisbon, a more northerly brown in Oporto. Very attractive, but undulating, with hidden ridges and dips, and absolutely lethal when wet, especially on a downhill stretch. Countries benefit from a single defining phrase: the Emerald Isle; Land of the Free; Land of the Rising Sun. This is the Land of the Broken Ankle.
Though Portugal looks outward, the world has not looked much to Portugal. Journalists have not flocked here since the disappearance of the three-year-old British toddler Madeleine McCann 13 years ago, which was not an advert for local efficiency.
Yet the country is worth our attention. There is just a single right-wing populist MP. Its drugs policy is one of the world’s least stupid. The Socialist Party government has no overall majority but its leader António Costa does skilful deals and has ended austerity; his personal stature seems to match Tony Blair circa 2001. Right now it is one of the few governments anywhere likely to win the general approbation of Valadas’s beloved New Statesman.
In this phase, Lisbon is becoming a hotspot for footloose tech-minded migrants, who it welcomes to counter the emigration and a low birth rate: Sydney without the jetlag and the smug self-satisfaction. (Come summer, Portugal gets its own bushfires.) Property prices and tourist numbers are booming. These bring their own problems.
***
Lisbon’s wood-panelled 28 tram is a relic, like the San Francisco cable cars, and just like them it still has some practicality on steep stretches. But the usefulness is secondary to the charm, and the local passengers are outnumbered by the tourists.
As the 28 lurches past the Alfama district, the more energetic visitors hop off and wander into the tiny Moorish lanes where the working classes have lived in picturesque and sociable penury since the millennium before last. And of course as more visitors come, more old corner shops get replaced by ice-cream parlours and more old ladies get evicted to make way for Air BnBs. Money is made and the place becomes a dead zone.
Eighty miles up the coast, a similar process is under way in the little seaside town of Nazaré. Due to a deep underwater canyon that ends just offshore, the Atlantic rollers here have a matchless ferocity. These waves used to be a source of fear rather than wealth. If surfers even knew about the place, they shied away. Then in 2011, a Hawaiian-based surfer called Garrett McNamara turned up and successfully rode a 78-foot wave, a world record. In 2017 the Brazilian Rodrigo Koxa set a new record of 80 feet. There is talk of a hundred. And if it happened, it would be here. This is seriously dangerous, but the glory is enticing.
Thrilling to watch too. In early January, hundreds were out by the lighthouse on the headland watching a dozen or so of the elite tackle waves ranging from 20 to 25 feet, which were awesome enough. They have to be towed out by jet-skis, not least so someone can rescue them if necessary.
I was transfixed: the kindly winter sun, the balletic movement, the mighty ocean, the rainbows forming in the spray of the jet-skis, the risk. And suddenly, Nazaré, which dozed peacefully between brief summer seasons, is an all-year resort. For better and worse. “We were just a small fishing village,” moaned one local to me. And they worked in the tourist office.
Far inland, something else is happening. The countryside is emptying as the young seek better opportunities in the city and abroad – a phenomenon that is happening across southern Europe. But there is a difference here. Though cities are getting increasingly expensive, farms are cheap, and are being snapped up by “alternative types” from northern Europe to open yoga retreats, I was told.
I assumed yoga was used to signify a generic caricature, like muesli. It was much more specific than that. One website now lists 324 different yoga retreats in Portugal. And so the world churns.
The phase of the Brexit shemozzle now concluding has contained much talk about the difference between “somewhere people” and “nowhere people”. In a funny way, Rob Symington is the epitome of both: at home in both Portugal and Britain, yet steeped in a family tradition as deeply as any peasant.
Brexit is not necessarily traumatic for the Symington family’s vineyards and port brands, but it’s a worry – both because of the deal the UK may not do with the EU and the deals it may do with other wine-producing countries that could shift the competitive advantage. The locals, if anything, are taking it worse. “The Portuguese think it’s a disaster,” says Symington. “They can’t understand it.”
“The relationship has always been bittersweet. But there is a fascination with Britain. We still learn British English,” says Rogerio Puja of Nova University. “And we know that Brexit weakens the EU. We need strong critical countries so that we are not governed by one view of Europe.”
On 1 February, very little will seem different except that the EU flag will have to be removed from the front of the British Embassy. It would be nice to believe that Portugal will still bend over backwards to help its old ally for another millennium, and not just in the yoga classes.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)