khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

thành hồ kêu gọi hết sức thận trọng khi đến các cơ sở y tế





Tranh Mona Lisa ‘giả’ đấu giá được 2,9 triệu euro





Vietnam Airlines và nhiều hãng đứng trước nguy cơ phá sản





Biến thể Kung Flu phát hiện ở Ấn Độ tăng đôi nguy cơ nhập viện





thành hồ chuẩn bị hỗ trợ người nghèo





‘Xử’ ông Trump làm gương, Facebook cảnh báo giới lãnh đạo thế giới |





David Foster, “bàn tay vàng” trong làng âm nhạc





Kung Flu: Vì sao Việt Nam cảnh giác với vac-xin Tàu Cộng?





Việt Nam ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.





Phố Mã Lai vắng lặng giữa đại dịch





Dự án điện gió Mitsubishi tại Lào sẽ cung cấp điện cho Việt Nam





Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Đại sứ Phạm Sanh Châu kể chuyện… thần thoại - Tác giả Mai Bá Kiếm

 


Hồi nhỏ, ba tôi dắt tôi đi coi phim Ấn Độ ở rạp Long Phụng, hễ phim thần thoại là gặp cảnh “chiếu bay”. Giống như máy bay, vị đạo sĩ ngồi trên chiếc chiếu trải dưới đất, thổi kèn là chiếu bay lên, tới nơi là hạ xuống.

Sáng nay, đọc bài Chuyến bay đặc biệt trên mục “Góc nhìn” của VNExpress của Phạm Sanh Châu – đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, kể chuyện ông ngồi trong khoang máy bay hạng thương gia, mà dùng hai máy điện thoại di động điều khiển máy bay lên xuống, quay đầu như phù thủy ngồi trên “chiếu bay”!

Làm đại sứ ở xứ Thần Thoại, ông tưởng mình thành “người cõi trên” muốn viết gì thì viết! Ông kể lại thảm cảnh người Việt đến Ấn bị kẹt mùa dịch, nhiều lần bị hủy chuyến bay không về Việt Nam được. “Chuyến bay đặc biệt” chở 180 người cất cánh từ phi trường Indra Gandhi đến Tân Sơn Nhất (TSN). Sau khi cất cánh được hai giờ (khoảng nửa chặng đường) thì Đài Kiểm soát Không lưu TSN báo hủy chuyến đáp.

Ông viết: “Sáng 15/6/2021, máy bay đã cất cánh theo giấy phép cũ thì lệnh ‘huỷ phép cho hạ cánh” ở TP Hồ Chí Minh’ vừa đến. Suốt hai giờ sau đó, tôi gọi cháy cả hai máy điện thoại cho tất cả các mối quan hệ và người quen. Tất cả đều cố gắng giúp tìm địa điểm hạ cánh cho chuyến bay. Trong lúc chưa tìm được điểm đáp, tôi đành yêu cầu máy bay hạ cánh xuống thành phố Kolkata, Ấn Độ khi mới rời New Delhi được hai tiếng”.

ĐẠI SỨ CHỈ ĐƯỜNG PHI CÔNG NHƯ CHỈ XE ÔM!

Thánh thần thiên địa ơi! Điện thoại di động xài tần số UHF (ultra high frequency – từ 900 MHz đến 2.100 MHz) trong khi Đài Không lưu TSN xài tần số VHF (very high frequency 30MHz – 300MHz) thì làm sao liên lạc cha nội? Cửa buồng lái có chốt trong để chống không tặc, phi công cho ông vào buồng lái (như hình Lý Nhã Kỳ khoe ngồi buồng lái) là vi phạm an toàn bay. Vậy, khi Đài Không lưu TSN báo phi công “hủy phép cho hạ cánh” qua tần số VHF, tại sao ông ngồi ngoài buồng lái mà nghe được, để ông gọi can thiệp muốn cháy máy hả cha nội?

Ông nên nhớ rằng, trước mỗi phi vụ, phi công đều làm kế hoạch bay (flight planning), trong đó có ghi tần số liên lạc và hướng phi đạo đến, và tần số – hướng phi đạo của các phi trường gần kề, nếu phi trường đến cấm đáp do thời tiết hay sự cố.

Do đó, việc đầu tiên khi Đài Không lưu TSN báo hủy chuyến đáp, phi công phải “dial frequencies” (chuyển tần số) sang hai phi trường gần nhất là Cần Thơ và Cam Ranh để xin lệnh đáp. Không có flight procedures (thủ tục bay) nào cho phép phi công báo điện thoại cho tiếp viên trưởng, để chuyển thông tin đến ông Châu, rồi đại sứ xin chỗ đáp bằng điện thoại. Lại thông qua tiếp viên trưởng, phi công mới biết ông xin nhiều nơi không được nên cuối cùng phải nghe lời ông đáp xuống phi trường Kolkata. Phi công bay xuyên lục địa mà thụ động như thằng xe ôm chạy qua xứ lạ, phải hỏi thăm đường?

***

Chú thích:

– Phạm Sanh Châu là nhà ngoại giao “nổi tiếng” của chế độ cộng sản Việt Nam. Hiện là đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông từng là trợ lý ngoại trưởng Việt Nam, đặc phái viên của thủ tướng Việt Nam, tổng thư ký của Ủy ban quốc gia UNESCO-Việt Nam. Châu cũng từng là đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Bỉ…

– Tác giả Mai Bá Kiếm là cựu phi công Quân lực VNCH từng được đào tạo tại Mỹ trước 1975

– Sau khi bị dư luận một phen cười cợt trước sự nổ vung vít của Phạm Sanh Châu, bài viết của Châu trên VNExpress đã được biên tập lại và những chi tiết vô lý nực cười trong bài mà tác giả Mai Bá Kiếm trích dẫn đã bị xóa mất

Giọng hát ca sĩ Trần Ngọc (nhạc sĩ Tuấn Khanh)





Bill WIthers hát Lean On Me





How Families In India Are Keeping A 500-Year-Old Cashew Liquor Tradition Alive ?





Peruvians reweave Incan 'living bridge' over river





Hong Kong sends 500 officers in pro-democracy paper raid





No fans is "least risky" option at Tokyo Olympics





Người dân chủ động ứng phó khi F5 thành F0





Tín đồ Chăm Bàni ở Việt Nam bất bình vì bị đồng nhất với Đạo Hồi |





Chính phủ vận động dân chúng góp tiền để mua vắc xin





Bí ẩn lịch sử : Vụ ném bom khiến Hungary buộc tham gia Đệ Nhị Thế Chiến





Bắc Hàn: Tình trạng sức khỏe của Kim Jong Un lại gây nhiều đồn đoán





Cúp Túc Cầu Châu Âu: tủ kính lịch sử châu Âu đương đại





AMOUR - Tình yêu là chìa khóa vạn năng





Lao động ngành du lịch Đà Nẵng sẽ được vay 100 triệu đồng: Không dám tin!





Tiền vệ Ý Locatelli dời chai Coca Cola nối gót Ronaldo và Pogba





Vingroup “vươn” sang lĩnh vực sản xuất vắc-xin





Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021

Requiescat by George Butterworth





I Was Only 19





Giọng hát ca sĩ Hoàng Oanh - Tác giả Viên Linh

 

"Nhạc sĩ Nguyễn Hiền: Hoàng Oanh còn phải tiến hơn nữa nếu chịu khó luyện tập, biết từ thành công bây giờ lấy đà cho tương lai, làm nên một thành công lớn hơn là thành công đang có."
Bấy giờ là 12 giờ 30, lúc nhạc sĩ Hoàng Trọng từ phòng vi âm đài phát thanh bước ra ngõ xuống cầu thang. Các nghệ sĩ, ca sĩ đã đến đông đủ. Có Anh Ngọc, Nhật Bằng, có Thái Thanh, Kim Tước và năm sáu người khác, nhưng còn thiếu một người quan trọng: cô xướng ngôn viên của chương trình. Ở đây là Hoàng Oanh, ca sĩ kiêm xướng ngôn viên của chương trình Tiếng Tơ Đồng.
Tôi lên phòng vi âm từ đúng 12 giờ, giờ dự định thu băng của ban nhạc hoàng Trọng. Lúc nhạc sĩ từ cầu thang vào, mọi người giục cứ bắt đầu và tôi trở ra. Tôi định gác bài giới thiệu Hoàng Oanh lại một dịp khác, nhưng tới giữa cầu thang thì thấy cô đang chạy lên.
Chậm thế.
Hoàng Oanh cười, không trả lời tôi. Mấy tháng nay nhận giữ phần biên tập cho một chương trình thơ của đài Saigon, trong đó Hoàng Oanh là một giọng ngâm chính về phía nữ, bên cạnh Hồ Điệp, nên tôi vẫn thường thấy Oanh vào mỗi chiều thứ hai. Oanh gọi tôi bằng chú, theo thói quen vẫn xưng hô với người nhiều tuổi hơn. Tôi bảo muốn viết về Hoàng Oanh trên số báo gần nhất. Oanh vừa liên tục lên cầu thang, vừa bảo tôi:
Chú đợi đi. Lát cháu trở ra.
Chương trình Tiếng Tơ Đồng được thực hiện ngay khi Hoàng Oanh bước vào. Nhạc hiệu. Thử lại máy thâu. Nhỏ quá, làm sao ấy. Không nghe rõ. À, được rồi.
Cô Productrice vừa hý hoáy trước máy vừa nói với những người trong ban nhạc, hai bên đứng trong hai căn phòng cách nhau bởi một tấm kính. Tôi đứng phía sau người nữ chuyên viên nhìn Hoàng Oanh qua tấm kính đó.
Oanh cầm tờ giấy ghi tên những bản nhạc sẽ được trình bày trong chương trình và sau một dấu hiệu của Hoàng Trọng cô cất tiếng: “Thưa quý vị, để mở đầu cho…” Hoàng Oanh nói và Hoàng Oanh hát là hai giọng khác nhau. Hoàng Oanh hát và Hoàng Oanh ngâm thơ lại là hai giọng khác nhau nữa. Khác nhau hoàn toàn.
Trước hết là Hoàng Oanh nói. Không líu lo như một loài chim cùng tên (con oanh ríu rít trên cành). Oanh không có cái ríu rít ngây thơ mà vững vàng, trân trọng. Mỗi lời nói theo sau những đắn đo, suy nghĩ. Oanh bảo tôi là: “Sao chú ẩu quá vậy? Chị Ngân Trang trả lời bạn đọc là chú đang viết bài về cháu trong khi cháu không biết gì hết trơn. Chú định viết gì chứ?” Tôi bảo viết về nghề nghiệp Hoàng Oanh “Ừ nhá, thế thì cháu bằng lòng. Miễn nói những cái khác đó”. Tôi gật đầu.
Oanh tên thật là Huỳnh Kim Chi, sinh tại Định Tường năm 1946. Dĩ nhiên là cô nói giọng Nam, nhưng khi hát, âm hưởng địa phương đã mất dấu và khi ngâm thơ, khán thính giả nào cũng tưởng cô là người Bắc. Lối ngâm thơ của Hoàng Oanh là lối ngâm thơ Bắc. Họ hàng với lối ngâm thơ của Hồ Điệp. Chính Hồ Điệp là người mẫu, là tấm gương của cô từ những bước khởi đầu. Oanh bảo cô chú ý nghe Hồ Điệp cũng như Hoàng Thư ngâm thơ và cô bắt chước theo. Không có ai dạy cả “Không ai dạy hết trơn”. Hiện nay, trong phạm vi đài phát thanh Saigon, Oanh là một giọng ngâm cần thiết, căn bản. Tôi đã thấy Quách Đàm sau khi đưa một bài thơ ngắn cho Hoàng Oanh, xem giờ và dơ hai tay ra hiệu cho “kéo dài ra”, Oanh hiểu là phải ngâm thật ê a càng lâu càng tốt. Cô sẽ diễn tả bài thơ chậm chạp hơn, kỹ hơn, đoạn nào có thể ngâm nga là ngâm nga ngay. Hoàng Oanh như vậy là một bảo đảm kỹ thuật cho chương trình.
Lúc ấy là một giờ trưa, tôi vẫn đứng sau cô productrice nhìn vào phòng vi âm, Oanh vừa đồng ca bản Hàn Giang của Anh Việt Thu với toàn ban. Giữa năm nữ ca sĩ đang cùng hát, Oanh có cái dáng điệu khác biệt. Mặc dù là một nhà nghề, người khác, nếu chưa biết Oanh là một ca sĩ, sẽ không có lý do hình thức nào để tưởng rằng cô là một ca sĩ cả. Dáng điệu cũng như những dáng điệu bình thường, trang điểm cũng như lối trang điểm vừa phải, không cốt biểu lộ chân tướng nghệ sĩ nơi mình. Đó hoặc là phong cách giản dị của một thiếu nữ, hoặc là dấu hiệu chứng tỏ phần nào sự kiêu ngạo của một tài năng tự tin. Tôi nghĩ Hoàng Oanh không thuộc hẳn phía nào trong hai khía cạnh ấy.
Dàn đồng ca chấm dứt, Oanh lẹ làng nhón gót ra khỏi phòng vi âm, đóng cửa lại và chúng tôi tiếp tục nói chuyện về nghề nghiệp Hoàng Oanh.
Huỳnh Kim Chi khởi sự hát vào khoảng 1958 trong ban nhạc Tuổi Xanh của Kiều Hạnh - Phạm Đình Sỹ, cùng lứa tuổi với những Quốc Thắng, Kim Chi, Tuyết Lan, Phương Lan, và những thần đồng tên tuổi ngày nay đã vắng bóng. Trước đó ít lâu cô con gái họ Huỳnh hát trong ban Thiếu Nhi đài Quân Đội. Thời gian này cô còn học Tiểu học. Rồi sang ban Việt Nhi của Nguyễn Đức, cái lò đào tạo ca sĩ trẻ tuổi, niên thiếu. Cô không còn nhớ rõ do dịp nào cô ngâm thơ, nhưng một trong những ban đầu tiên về loại này là ban Diễn Đàn Thi Văn của Nguyễn Đình Toàn và sau đó ban Duyên Thi Nhạc của Dương Thiệu Tước.
Tới đây, Kim Tước vừa trình bày xong một bản đơn ca, Hoàng Oanh chạy vội vào tiếp tục làm nhiệm vụ xướng ngôn cho ban Tiếng Tơ Đồng.
Hiện nay, Oanh có một nếp sống vững vàng về mặt nghề nghiệp, dù cô không hề làm việc trong các phòng trà của Saigon ban đêm, cô chỉ cộng tác với các đài phát thanh, các hãng dĩa, và thỉnh thoảng góp mặt trong các đại nhạc hội. Với một giọng ca nổi nhất so với các ca sĩ trẻ bây giờ, Hoàng Oanh được coi là sẽ trở thành một tên tuổi lâu dài, một thành tích tới đích. Nếu cô khắc phục hoàn toàn được vài sơ suất có thể xẩy ra trong đôi lúc chuyển giọng từ thật grave tới thật aigu.
Mặc dù chưa sẵn sàng hoàn toàn với vài bản nhạc xưa, nhưng Giọt Mưa Thu hay Đêm Đông đã là những thành công của Hoàng Oanh. Riêng với loại nhạc mới, loại êm dịu, Hoàng Oanh hiện nay, là một trong những giọng ca thích hợp nhất, đáng kể nhất, và đã lên tới chỗ mong đợi nhất của một ca sĩ.
Hiện Hoàng Oanh vừa ghi tên vào lớp dự bị Văn Khoa.
"Ca sĩ Anh Ngọc: Mặc dù Hoàng Oanh chưa thực sự là một tiếng hát kế tiếp đáng kể những người đi trước, nhưng với bây giờ, với loại nhạc tâm tình nhẹ nhàng, Hoàng Oanh là một trong những người được khán thính giả trẻ tuổi ưa chuộng nhất."

Mỹ tập huấn cho Việt Nam nhận biết vaccine Pfizer thật





Vietnam Airlines bên bờ vực phá sản





Bóng Bàn Việt Nam Một Thời Vang Bóng

 



Hôm ấy là ngày 27-5-1958, kim đồng hồ vừa chỉ 22g40, tay vợt đương kim vô địch bóng bàn đơn nam thế giới Tanaka (Nhật) đã quăng vợt, chạy đến quì xuống ôm chân mẹ khóc ròng. 10.000 khán giả chủ nhà ngồi lặng ngắt như tờ. Hoàng Thái tử Nhật Bản lẳng lặng ra về và nguyên một ngày hôm sau không tiếp khách vì đau buồn. Làng bóng bàn thế giới đã rúng động với sự kiện ngay tại Tokyo: các tay vợt Việt Nam đã hạ một đội Nhật không có đối thủ trong suốt thập niên 1950 để đoạt Huy chương Vàng đồng đội nam Asiad 1958...

Một trong hai nỗi đau nhất của thể thao Nhật Bản

Tìm lại tư liệu báo chí thời bấy giờ, đã có khá nhiều bài viết, bài dịch từ báo chí Nhật nói về sự kiện này. Với thể thao nước Nhật lúc ấy, người ta cho rằng đây là một trong hai nỗi đau lớn nhất.

Tờ Nhật báo Đông Kinh viết: “Trong lịch sử thể thao Nhật, có hai biến cố làm chúng ta đau lòng nhất là việc để đoàn Việt Nam đoạt Huy chương Vàng bóng bàn đồng đội nam ngay tại Asiad lần 3 - Tokyo 1958; và võ sĩ Hà Lan Auton Geenik đoạt chức vô địch judo thế giới”.

Còn tờ Nhật Bản Thời Luận thì có hẳn một bài ca ngợi ba tay vợt chủ lực của Việt Nam: “bức tường thành” Mai Văn Hòa, “kỳ quan” Lê Văn Tiết - tay vợt duy nhất chỉ thua một trận trong số 14 trận đấu của mình tại Asiad 1958 và Trần Cảnh Được - một tay vợt công thủ toàn diện.

Để lọt được vào đến trận chung kết gặp chủ nhà Nhật, đội Việt Nam với bốn tay vợt Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu và Lê Văn Tiết đã lần lượt thắng như chẻ tre trước Philippines 5-1, Đài Loan 5-1, Iran 5-2, Hong Kong 5-1 và Nam Triều Tiên 5-2.

Chính vì vậy, đội Nhật dù rất tự tin nhưng cũng thận trọng khi tung ra thành phần mạnh nhất của mình ở trận chung kết, gồm đương kim vô địch nam thế giới Tanaka, cựu vô địch thế giới nhiều năm liền Ogimura (sau này từng làm chủ tịch Liên đoàn Bóng bàn thế giới) và một cây vợt số hai của Nhật lúc đó là Tsunoda. Phía Việt Nam, ba tay vợt chủ lực đã được tung ra gồm Hòa, Được và Tiết.

Trước trận đấu, dư luận đánh giá các tay vợt Việt Nam chỉ có 10% hi vọng làm chuyện bất ngờ.

Nên nhớ trước đó một năm, tại giải vô địch thế giới ở Thụy Điển, đội Nhật đã hạ Việt Nam (Hòa, Được, Huỳnh Văn Ngọc) 5-3. Vì vậy, Liên đoàn Bóng bàn Nhật rất tự tin mời Hoàng Thái tử Nhật đến xem và theo kế hoạch sẽ trao Huy chương Vàng cho đội thắng trận.

Thế nhưng, cái 10% hi vọng chiến thắng lại trở thành hiện thực. Thể thức thi đấu lúc ấy là đánh chín trận đơn, bên nào đến năm trước là chiến thắng. Trận đầu, Hòa thắng Tsunoda 2-1.

Kế đến, Ogimura gỡ hòa bằng chiến thắng 2-0 trước Được. Việt Nam vượt lên ở trận thứ ba khi Tiết hạ Tanaka 2-0. Đội Nhật lại bắt kịp khi Ogimura hạ Hòa 2-1. Ở ván thứ năm, Tiết hạ Tsunoda 2-0. Đội Việt Nam vượt lên dẫn 4-2 khi Được hạ Tanaka 2-0.

Tay vợt lão luyện Ogimura là người “rửa mặt” cho chủ nhà khi thắng đối thủ thứ ba của Việt Nam là Tiết 2-1. Ván thứ tám, Hòa gặp Tanaka. Nhà vô địch thế giới hi vọng thắng trận này để gỡ hòa 4-4, và trận quyết định sẽ diễn ra giữa Được với Tsunoda. Tuy nhiên, với lối chơi vững như tường đồng, Hòa đã xuất sắc hạ Tanaka 2-0 (21/17, 21/18).

Những người mê thể thao nay đã bước sang tuổi thất thập cổ lai hy kể lại rằng bộ phim nhựa quay những trận đấu ấy sau đó đã được công chiếu trong các rạp chiếu bóng toàn miền Nam.

Khi xem đến cảnh Tanaka quăng vợt chạy đến bên mẹ khóc ròng, rồi cảnh Hoàng Thái tử Nhật lặng lẽ rời nhà thi đấu, không người Việt nào không rơi lệ vì tự hào.

Nhà bình luận thể thao nổi tiếng Huyền Vũ lúc ấy viết rằng khi ký biên bản sau trận đấu, đội trưởng đội Nhật - tay vợt Ogimura ngậm ngùi nói: “Đây là lần đầu tiên trong đời cầm vợt của tôi đã phải ký biên bản trước (đội thất bại phải ký trước)”!

Mặc dù chiến thắng được ghi công bởi cả bốn thành viên đội bóng bàn lúc ấy gồm Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết và Trần Văn Liễu; nhưng nhờ trận thắng quyết định cuối cùng, Mai Văn Hòa vẫn là người được nhắc đến nhiều nhất.

Tree to Table: Cicadas Make for Culinary Adventure at DC Restaurant





What are the Delta Kung Flu variant symptoms?





Life-saving Kung Flu treatment found





'Chúng tôi tìm thấy kho báu trong bụng cá voi'





Myanmar: Khi người biểu tình cầm vũ khí chống lại quân đội





Thành Hồ tiếp tục giãn cách, người bán buôn than thở…





Ronaldo dời hai chai Coca Cola khiến hãng nước ngọt mất 4 tỷ USD





Kampuchea giải tỏa khu nhà nổi ở Biển Hồ, hàng ngàn người Việt gặp khó khăn





Nhiều viện bảo tàng ở Mỹ mở cửa trở lại khi Kung Flu được kiểm soát





Dân vất vả mưu sinh giữa đại dịch Kung Flu





Báo động nguy cơ tái bùng phát Kung Flu tại Ấn Độ





Hết phong tỏa, Gò Vấp chuyển sang giãn cách vì Kung Flu





Chiếc xe bạn lái có thể thu thập dữ liệu của bạn, hãy cảnh giác





Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

Call for Philippines drug crackdown to be investigated





Mỹ đánh giá vụ ‘rò rí tại nhà máy hạt nhân Tàu Cộng





Thử nghiệm: Vaccine Novavax hiệu quả hơn 90% trước nhiều biến thể Kung Flu





Sài Gòn tiếp tục giãn cách xã hội đến cuối tháng 6





Công nghệ thông minh, ‘người bạn đường’ của người khiếm thị





Vladimir Putin trông đợi gì ở thượng đỉnh Nga-Mỹ tại Geneve ?





Vì sao quan hệ Nga-Mỹ được cải thiện sẽ có lợi cho các nước châu Á bị Tàu Cộng lấn lướt ?





Tàu Cộng, mối đe dọa mới của NATO





Thuế doanh nghiệp toàn cầu, thực hư về một "cuộc cách mạng" xuất phát từ Mỹ





Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

“Mang khoai về phố” giúp nông dân miền Tây





Mỹ đang trong một cuộc chiến khốc liệt… mà không ai nhận ra - Tác giả Tiến sĩ Terry F. Buss, biên dịch Đào Thuý

 

Hy vọng duy nhất là Mỹ và các chính phủ nước ngoài nhận ra những rủi ro tiềm ẩn khi họ không thẳng tay trấn áp những kẻ đang đặt thế giới vào tình thế nguy hiểm.

Những thế lực hắc ám muốn thấy nước Mỹ bị suy yếu, phải chịu nhục hoặc bị phá huỷ nặng nề đã thực hiện các cuộc tấn công mạng một cách có hệ thống, có chủ ý, với phương thức bạo lực nhắm vào các doanh nghiệp và chính phủ Mỹ.

Kể từ khi Tổng thống Joe Biden đắc cử vào tháng 12 năm 2020, những kẻ này đã thực hiện thành công một loạt các cuộc tấn công mạng vào Công ty Điều hành đường ống dẫn nhiên liệu Colonial Pipeline, Công ty chế biến thực phẩm JBS Foods, Microsoft, Chính phủ Mỹ (SolarWinds), Cơ quan Quản lý Tàu hơi nước Massachusetts và Hệ thống Tàu điện ngầm Thành phố New York. Đó mới chỉ là một vài ví dụ. Bộ Quốc phòng Mỹ phải đối phó với trung bình 40 triệu cuộc tấn công mạng mỗi ngày!

Các cuộc tấn công này không loại trừ cá nhân. Trong những năm gần đây, tôi đã ba lần được thông báo rằng thông tin cá nhân của tôi đã bị xâm nhập bởi các nguồn khác nhau và rất nhiều lần được thông báo rằng các giao dịch trực tuyến đang bị kẻ xấu tấn công.

Hầu hết các cuộc tấn công mạng có mục đích tống tiền, một số khác liên quan đến hoạt động gián điệp và một số nữa chỉ là thoả mãn thú vui của những kẻ xâm nhập.

Vừa trong tháng Năm, những kẻ xấu đã khiến công ty Colonial Pipeline – đơn vị điều hành mạng lưới nhiên liệu kéo dài 5.500 dặm trải dài từ Vịnh Mexico đến New Jersey – phải ngưng hoạt động bằng cách sử dụng mã độc tống tiền (Ransomware) tinh vi.

Hệ thống ống dẫn của Colonial Pipepline là nguồn cung cấp sản phẩm hoá dầu cho khoảng 50% lượng tiêu thụ nhiên liệu khắp khu vực Bờ Đông nước Mỹ. Việc ngưng hoạt động kéo dài hơn một tuần đã gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu tồi tệ khiến nước Mỹ tê liệt. Chính phủ đã phản ứng rất chậm chạp cho đến khi họ nhận ra rằng sẽ không có nhiên liệu để tiếp cho những chiếc Limousine của chính phủ: đó là lúc 90% các trạm xăng tại Washington, DC phải đóng cửa vì cạn nhiên liệu.

Colonial Piplepline đã vận hành trở lại sau khi tập đoàn này trả cho những kẻ tin tặc 4,3 triệu đô la bằng Bitcoin. Tin tốt lành là FBI đã lần ra được việc chuyển tiền Bitcoin vào "ví" của những kẻ xấu và tịch thu một nửa số tiền bị đánh cắp.

Chưa có có báo cáo nào từ phía FBI (hoặc CIA) về việc có phát hiện được danh tính những kẻ xấu này hay không. Thông tin duy nhất được biết là tổ chức tin tặc đứng sau vụ tấn công mạng này có tên gọi "DarkSide". Nhóm DarkSide có lẽ đang tự hỏi làm thế nào mà một nhóm tin tặc "mũ trắng" của Chính phủ lại có thể "làm bay" 2,3 triệu đô la từ tài khoản ngân hàng của mình. Còn nhóm tin tặc có đạo đức với mệnh danh Good Guy của chính phủ thì lại băn khoăn xem có nên chuyển sang làm cho DarkSide để kiếm được nhiều hơn hay không.

Bộ trưởng Năng lượng của chính quyền Biden, khi được hỏi về việc hệ thống đường ống dẫn dầu bị ngừng hoạt động, đã đưa ra một tuyên bố "xanh rờn" rằng: chỉ cần người dân từ bỏ những chiếc xe hơi ngốn xăng theo phong cách tư bản thì sẽ không có đường ống nào phải ngừng hoạt động cả. Chưa dừng lại ở đó, bà tiếp tục nói về lợi ích của việc gắn tuabin gió lên ô tô. Có một sự thật là bà Bộ trưởng đang nắm trong tay hàng triệu cổ phiếu trong các công ty năng lượng xanh. Rất có thể, chính bà cũng đang tìm kiếm một công việc mới.

Trong một cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp tuyên bố việc hệ thống đường ống dẫn bị ngừng hoạt động là do lỗi của Colonial Pipepline, giống như các trường hợp tương tự khác. Vẫn là kiểu đổ lỗi cho nạn nhân. Khi được hỏi vậy trong trường hợp của vụ tấn công SolarWinds - một nhà thầu chính phủ - thì lỗi đó thuộc về ai, câu trả lời là: Đó là thông tin "mật", nhưng chúng ta cũng có thể tự suy ra là lỗi của Donald Trump.

Ngay sau vụ tấn công Colonial Pipepline, Nhà Trắng lập tức ban hành Mệnh lệnh hành pháp yêu cầu các tập đoàn tư nhân ngừng làm những việc làm thiếu suy xét vì điều đó làm mất uy tín của Chính phủ. Đồng thời, chính phủ cũng thành lập Nhóm đặc nhiệm — thêm một nhóm nữa vào số 200 nhóm như vậy đã được thành lập kể từ tháng 1 năm 2021 — để đưa ra các giải pháp cho vấn đề tấn công mạng. Theo lịch, họ sẽ phải đưa ra báo cáo vào thứ Tư đầu tiên của tháng 11 năm 2024, đúng một ngày sau khi Tổng thống mới tiếp theo của nước Mỹ được bầu.

Tại một cuộc họp báo, khi được hỏi chính phủ sẽ làm gì để bảo vệ các doanh nghiệp tư nhân trước các cuộc tấn công của tin tặc, Thư ký Báo chí Nhà Trắng trả lời rằng Chính phủ không bao giờ can thiệp vào hoạt động kinh doanh tư nhân. Câu trả lời này được đưa ra sau khi Chính phủ phá kỷ lục về số quy định được áp đặt trong 4 tháng, khiến khu vực tư nhân tổn thất hàng tỷ đô la.

Bộ trưởng Thương mại cũng nói thêm rằng các công ty nên quen dần với các cuộc tấn công mạng. Nói cách khác là "Chúng tôi không biết phải làm gì cả, các bạn cứ tự hành động và chúc may mắn với điều đó." Có lẽ, bà Bộ trưởng này cũng nên sớm kiếm một công việc mới.

Bất chấp bối cảnh như vậy, chính phủ đã không yêu cầu bổ sung kinh phí trong ngân sách hàng năm dành cho các nỗ lực an ninh mạng. Một số quan chức lập luận rằng: Tại sao phải tăng chi ngân sách cho bảo mật mạng khi việc đó đâu có ngăn được các cuộc tấn công mạng? Tiền đó thà để mua bút ký cho 1.000 lệnh hành pháp tới đây còn hơn.

Cuối cùng, các nhà phân tích và chính Colonial Pipepline đã kết luận rằng: trả tiền chuộc cho những kẻ tội phạm sẽ rẻ hơn việc cài đặt và duy trì các hệ thống an ninh mạng cần thiết. Thực tế là mỗi năm, các công ty đã phải trả hàng tỷ đô la tiền chuộc trong các vụ tấn công mạng bằng mã độc tống tiền. Không ai biết con số cụ thể là bao nhiêu: các công ty tư nhân không bắt buộc phải báo cáo các khoản thanh toán và họ không bị cấm làm việc này.

Những Kẻ Xấu Này Là Ai?

Việc ngăn chặn tội phạm an ninh mạng là rất khó và việc xử phạt còn khó hơn. Những tổ chức này thường hoạt động ẩn danh và rất giỏi né các cơ quan pháp luật. Các kỹ thuật "làm cứng" phần mềm từ các cuộc tấn công mạng cũng tương tự như các kỹ thuật được sử dụng để xâm nhập hệ thống.

Trong rất nhiều trường hợp, những kẻ xấu đang nằm vùng ngay tại các tổ chức. Các kỹ thuật viên máy tính làm việc trong các công ty và chính phủ thường cũng chính là những người cung cấp dữ liệu ra bên ngoài để những người khác khỏi tốn công tốn sức đi đánh cắp dữ liệu. Người Mỹ hẳn phải rất tự hào về Edward Snowden - một nhân viên hợp đồng của CIA - là người đã cung cấp những tài liệu tuyệt mật cho giới truyền thông trong nỗ lực tạo ra một sân chơi công bằng cho các đối thủ của nước Mỹ.

Ồ, và chúng ta đừng quên một nhân vật nữa: Bradley Manning, một binh nhì trong lực lượng quân đội Mỹ, người đã chuyển dữ liệu bí mật về Chiến tranh Iraq cho Nhà sáng lập Wikileaks, Julian Assange, người sau đó đã công bố những thông tin này khắp thế giới. Assange ngồi tù tại Anh trong 8 năm sau khi chạy trốn khỏi Thuỵ Điển với cáo buộc tội phạm tình dục. Còn anh Manning hiện giờ đã trở thành cô Chelsea Manning sau khi được Tổng thống Barack Obama ân xá.

Những kẻ xấu khác thực hiện các cuộc tấn công mạng vào nước Mỹ từ bên ngoài biên giới, không tiết lộ danh tính. Đôi khi những kẻ xấu đó có thể là nhân viên trong bộ máy an ninh của chính phủ hoặc quân đội nước ngoài. Chính phủ Mỹ đã điều tra và truy tố hàng trăm người từ nhiều nước khác nhau với cáo buộc là gián điệp và điệp viên trong các vụ tấn công mạng vào nước Mỹ. Nhưng thử xem đã có bao nhiêu người đã bị dẫn độ sang Mỹ để xét xử? Không một ai.

Ngoài ra, còn một vấn đề nữa chính là các băng nhóm tội phạm hoạt động ở nước ngoài trong khi chính phủ các nước đó có thể biết hoặc không hay biết gì về sự tồn tại và hoạt động của họ. Các cuộc tấn công năm vừa rồi cũng vậy. Câu hỏi là: các tổ chức tội phạm có quy mô lớn, thực hiện các cuộc tấn công mạng nghiêm trọng như vậy, chính phủ nào lại không biết? Và chính phủ nào lại đi sử dụng các tội phạm làm lá chắn uỷ nhiệm để khởi động các cuộc tấn công mạng? Dù là tình huống nào trong số hai giả thuyết đưa ra cũng đều có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh ngoài ý muốn.

Cuối cùng, đó cũng có thể là một thiếu niên đơn độc, ôm máy tính ngày đêm ngay dưới tầng hầm trong căn nhà của cha mẹ mình để cố gắng xâm nhập vào các trang web của các tập đoàn hoặc chính phủ chỉ để thoả mãn thú vui kỳ quái của bản thân hoặc để gây ấn tượng với cô bạn gái. Điều đáng ngạc nhiên là những người trẻ tuổi này thường không phải là người được đào tạo chính quy về CNTT, nhưng trình độ lại hơn cả tiến sỹ.

Tôi tin rằng cậu thiếu niên đang ôm máy tính dưới tầng hầm nào đó kia hoàn toàn có khả năng giải quyết được vấn đề an ninh mạng của nước Mỹ. Vậy thì thay vì cố gắng truy tìm và khiến những người "tuổi trẻ tài cao" này phải trả giá đắt, tại sao không tuyển dụng và giúp họ phát huy thế mạnh của mình để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng?

Việc Cần Làm

Kể từ thời chính quyền Tổng thống George W. Bush (2000 - 2008), nước Mỹ đã kiên quyết không đầu tư nhiều vào an ninh mạng và không hỗ trợ gì nhiều cho các doanh nghiệp tư nhân trong vấn đề này. Bởi vì phần lớn các hoạt động liên quan đến an ninh mạng được thực hiện bí mật nên người dân ít biết về mức độ nghiêm trọng của vấn đề, hoặc thậm chí hầu như không biết chính phủ đã làm những gì để đối phó với vấn nạn này. Nhưng thực tế đã cho thấy là, dù chính phủ đã làm gì, cả bề chìm và bề nổi, thì vẫn là chưa đủ.

Tất cả các vụ tấn công mạng đang diễn ra chưa thu hút được nhiều sự quan tâm từ Chính phủ, Quốc hội hay thậm chí chính các doanh nghiệp. Phản ứng thờ ơ này đối với vấn đề an ninh mạng cũng tương tự một cách kỳ lạ như sự bàng quan trước những lạm quyền của Big Tech — mạng xã hội, Google, Amazon, Facebook và Twitter.

Hy vọng duy nhất trong tình thế khó xử này là Mỹ và các chính phủ nước ngoài nhận ra những rủi ro tiềm ẩn trong việc thiếu hành động và thẳng tay trấn áp những kẻ xấu đang đặt thế giới vào tình thế nguy hiểm. Chưa có một nước nào đưa ra được giải pháp.

Đối với tất cả các quốc gia liên quan, bước đầu tiên để giành chiến thắng trong cuộc chiến này là nhận thức được rằng chúng ta đang ở trong một cuộc chiến.

Tâm Tư Và Công Tâm - Tác giả Trần Trung Chính

 

Theo tự điển tiếng Việt của nhà xuất bản Đà Nẵng (ấn bản 1997), TÂM TƯ = những điều đang suy nghĩ trong lòng. Thí dụ : hiểu thấu tâm tư, nguyện vọng. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của người viết , chúng ta phải truy nguyên nhóm từ TÂM TƯ bằng chữ Nho (chữ Hán) thì ngữ nghĩa mới chính xác. Cũng có thể hiểu “tâm tư” là những suy nghĩ xuất phát từ trái tim (chứ không phải là những suy nghĩ xuất phát từ lý trí). Thông thường, người ta cho rằng “tâm tư” là một danh từ diễn tả tình trạng suy nghĩ thầm kín của một chủ thể hay của những người thân cận của chủ thể đó khi nói về thành tích hoặc quá trình hoạt động của chủ thể.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã xuất bản quyển sách “TÂM TƯ CỦA TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU”, đa số người đọc đều hiểu rằng Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng muốn biện hộ cho Tổng Thống Thiệu với biến cố VNCH sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tôi nói Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng biện hộ bênh vực cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vì đa số con dân VNCH thường hay “chỉ trích” hoặc “ trách móc” Tổng Thống Thiệu. Và tôi cũng nhận ra rằng chưa thấy ai lấy CÔNG TÂM để mà bình tĩnh luận xét phương cách hành xử của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào thời điểm tháng tư năm 1975. Vậy CÔNG TÂM là gì ? Là lòng ngay thẳng vì việc chung, không thiên vị. Thí dụ : “ lấy công tâm mà xét”.
Bài viết này cũng không phải là phần mở đầu cho những tranh luận liên quan đến sự sụp đổ của chính phủ VNCH ( thực ra tranh luận và tranh cãi về vấn đề này đã bắt đầu từ 30 tháng 4 năm 1975 cho đến bây giờ 2021 và chưa có dấu hiệu chấm dứt), bài viết này cũng không phải là cuộc điều tra lịch sử VNCH cận đại mà chỉ là những gợi ý để các học giả hay những nhà nghiên cứu lịch sử của các thế hệ sau lưu ý, vì không thấy các văn kiện đã được giải mật của cả phe Cộng Sản và phía Hoa Kỳ đề cập tới.
Phía “chỉ trích” hay “trách móc” Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra quyết định sai lầm khi rút bỏ quân khu 2 rồi quân khu 1 hồi tháng 3/1975…xuất phát từ những NGỘ NHẬN đầy cảm tính chứ không xuất phát từ những suy nghĩ từ lý trí :
NGỘ NHẬN THỨ NHẤT : Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu nắm giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia từ 19/6/1965 đến 1967. Sau bầu cử 1967, ông lên làm Tổng Thống VNCH nhiệm kỳ I từ 1967 đến 1971, nhiệm kỳ II từ 1971 đến 1975. Ông thừa biết Việt Cộng tấn công Tết Mậu Thân 1968 là do sự “dàn xếp” của Hoa Kỳ để có cớ “rút ra khỏi vũng lầy Việt Nam”. Cơ quan Trung Ương Tình Báo của VNCH (lúc đó do Tướng Nguyễn Ngọc Loan phụ trách) cho biết chính phủ Johnson có ý định “bỏ chạy”, cho nên ứng cử viên Richard Nixon cử bà Anna Chennault đi Sài Gòn yêu cầu Tổng Thống Thiệu không tham dự Hòa Đàm Paris để ứng cử viên Hubert Humphrey (Phó Tổng Thống của Lyndon Johnson) thua phiếu.
Ông Richard Nixon nhậm chức vào cuối tháng giêng năm 1969, vậy mà tháng 7/1969 Tổng Thống Nixon đích thân qua Sài Gòn hội đàm với Tổng Thống Thiệu ngay tại Dinh Độc Lập. Chăc chắn không phải để hỏi thăm sức khỏe Tổng Thống Thiệu hay để cảm ơn Tổng Thống Thiệu về chuyện đã không tham dự Hòa Đàm Paris (theo lời yêu cầu của ông Nixon). Những gì 2 ông bàn thảo với nhau thì không thấy các sử gia đề cập, thời điểm tháng 7/1969, ông Henry Kissinger chưa vào làm việc trong Ban Tham Mưu của Tổng Thống Nixon. Phía VNCH, ngoài Tổng Thống Thiệu chỉ có cố vấn chính trị kiêm thông dịch viên là ông Hoàng Đức Nhã tham dự. Kể cả Tổng Thống Thiệu và ông Hoàng Đức Nhã, chưa bao giờ công bố nội dung buổi hội đàm với Tổng Thống Nixon tại Dinh Độc Lập vào năm 1969.
NGỘ NHẬN THỨ HAI :nhiều người VN kể cả phía Cộng Sản và phía VNCH đều không hiểu lề thói làm việc của người Mỹ nên có người cho rằng “Hoa Kỳ đã phản bội VNCH”, một số khác lại cho rằng “Hoa Kỳ đã bỏ rơi VNCH”. Một số người khác dựa trên những tin tức tình báo gốc gác từ CIA và cũng dựa theo cách dùng chữ của đài BBC và đài RFI, chính phủ Hoa Kỳ muốn người VN hiểu rằng “Bỏ Rơi Đồng Minh VNCH” vì hoàn cảnh không cho phép Hoa Kỳ can thiệp nữa (quá mệt mỏi về ý chí và quá tốn kém về chi phí).
Lề thói làm việc kiểu Mỹ nghĩa là bất cứ hoạch định và thiết kế nào cũng đều phải có 2 plans chính yếu :
1/ Evacuation plan
2/ Exit plan (dĩ nhiên trong exit plan phải có nhiều exit programs và thường exit program cuối cùng được gọi là final exit).
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu im lặng nhận chịu trách nhiệm đã làm cho VNCH sụp đổ, nhưng có mấy ai nhận ra rằng cá nhân một người không thể nào gánh vác hết được, đó là một sự vô lý khó có thể chấp nhận được !
NGỘ NHẬN THỨ BA : Trong khi quân CSBV tấn công vào Phước Long vào cuối năm 1974 (ngày 24 tháng 12 năm 1974) , chính cơ quan USIS của CIA tung tin quân VNCH thua tại Phước Long là do Tổng Thống Thiệu cố tình bỏ Phước Long để thử xem phản ứng của Mỹ. CIA đổ vấy cho Tổng Thống Thiệu cố tình bỏ Phước Long để Quốc Hội Hoa Kỳ có cớ biểu quyết ngưng viện trợ quân sự cho VNCH.
Chính Henry Kissinger giải thích hành động “viện trợ lấy có” cho chính phủ LON NOL của Cambodia : “Chính Phủ Lon Nol đang trên đà sụp dổ, đây là nguyên do chính khiến chúng ta phải tiếp tục viện trợ để cho sau này không ai có thể trách chúng ta vô trách nhiệm (Trích từ DECENT INTERVAL, trang 175 của Frank Snepp : “…he say, the Lon Nol Government was on the brink of collapse, it was essential to keep open the aid pipeline so no one could later blame the United States for the disaster”. )
*Ngày 7 tháng 3 /1975, Kissinger chỉ thị cho các viên chức Ngoại Giao Hoa Kỳ trước khi ông ta lên đường đi Trung Đông : “ Hãy làm mọi cách để Quốc Hội tiếp tục duy trì viện trợ (Lấy Có) cho Cambodia và Việt Nam. Không phải để cứu vãn 2 nước đó, mà vì không thể nào cứu vãn được 2 nước đó ( Trích từ DECENT INTERVAL, trang 176 của Frank Sneep : “Do every thing possible to ensure that Congress lived up our aid commitments to Cambodia and Vietnam – not because the two countries were necessarily salvageable, but precisely because they might not be).
Kissinger không muốn thiên hạ nghĩ rằng VNCH sụp đổ vì không còn được HK viện trợ, nhưng Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết trong tác phẩm FINAL COLLAPSE rằng quân đội VNCH chỉ được viện trợ nhỏ giọt như vậy thì sẽ hết GẠO và hết ĐẠN vào ngày 30 tháng 6 năm 1975 !
Do vậy Kissinger mong cho quân đội VNCH tự tan rã trước khi hết GẠO và hết ĐẠN trước tháng 6 năm 1975. Và thiên hạ sẽ nghĩ rằng quân đội VNCH đã thua chạy trước sức tiến công vũ bão của quân CSBV.
NGỘ NHẬN THỨ TƯ : Final Exit bắt đầu khi nào và do ai trực tiếp điều hành ? 3 tháng sau khi ký Hiệp Định Paris 1973, Tổng Thống Nixon bổ nhiệm Graham Martin thay thế Ellsworth Bunker làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Frank Sneepp mô tả vai trò của Đại Sứ Graham Martin : “ Mỹ buộc phải rời bỏ VN trong tư thế đường hoàng, và muốn tạo được ấn tượng như vậy thì cần phải có một chuyên gia về ảo thuật và kịch nghệ, mà Graham Martin thuộc vào hàng sư phụ.” (Trích DECENT INTERVAL trang 75 của Frank Snepp : “ The United States was obliged to crawl out of Vietnam standing up, and to foster that illusion required the kind of conjuring and stagecraft at which Martin so adept”
NGỘ NHẬN THỨ NĂM : bỊ o ép và khống chế mọi mặt về quân viện, Tổng Thống Thiệu đã đồng ý lới đề nghị của Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc đi Arab Seoud vay 500 -700 triệu dollars vũ khí để quân lực VNCH đánh trận cuối cùng hầu chấm dứt chiến tranh. Arab Seoud là một bạn hàng lớn của Hoa Kỳ nên vũ khí của HK bán cho Arab Seoud sẽ chuyển thẳng đến các cảng của VNCH và không gặp trở ngại về vấn đề sử dụng. Sau khi chiến tranh “tàn lụi”, VNCH sẽ trả món vay này bằng dầu hỏa (thời điểm 1973-1974, VNCH biết chắc chắn rằng chúng ta có dầu hỏa với trữ lượng lớn ở thềm lục địa)
Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, người cầm đầu ngành Trung Ương Tình Báo VNCH và cũng là Tổng Thư Ký của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia VNCH cho Tổng Thống Thiệu biết là Bắc Việt đã động viên tới 16% dân số, không thể nào động viên thêm được nữa ( theo như báo cáo thống kê của Tổng Nha Nhân Lực – do Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm phụ trách, VNCH chỉ mới động viên có 5.88% nhân lực). Bắc Việt sẽ tung 14 sư đoàn trên tổng số 16 sư đoàn mà họ có, vào tấn công VNCH. VNCH có đạn được từ Arab Seoud sẽ giữ vững được các thành phố và nông thôn, đẩy lui được quân BV trở lại rừng núi mà họ xuất phát. Lúc đó, chiến tranh sẽ “tàn lụi” vì CSBV không còn nhân lực để tấn công đợt II và bắt buộc phải lui quân về miến Bắc mà không cần phải ký thêm Hiệp Định Ngưng Bắn nào hết.
Không may, vua Faisal của Arab Seoud bị mưu sát (con cháu ông giết ông để đoạt ngôi vua), vị vua mới lên thay không biết các mật ước với Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc nên Tổng Thống Thiệu buộc lòng phải chọn giải pháo lui quân rút bỏ nhiều tỉnh thành quan trọng. Không có vũ khí, ông không thể kêu gọi binh sĩ các cấp chiến đấu được, điều đó cũng có nghĩa là các chiến sĩ VNCH sẽ bị quân CSBV tàn sát trong khi chiến đấu. Tổng Thống Thiệu cũng không thể ra lệnh các binh sĩ “buông súng đầu hàng” nên ông phải chọn giải pháp lui quân, buông bỏ rồi từ chức Tổng Thống nhường quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương theo hiến định.
NGỘ NHẬN THỨ SÁU : bản Hiệp Định Paris 1973 quá vô lý, Hoa Kỳ và VNCH quá thua thiệt, chả lẽ các think tank Hoa Kỳ “thua trí Lê Đức Thọ và Lê Duẩn “hay sao?. Mãi tới năm 1977, Cyrus Vance – ngoại trưởng của chính phủ Carter xác nhận có một mật ước riêng sau Hiệp Định Paris 1973 được Nixon ký với Hà Nội 4 ngày sau ngày 27 tháng giêng 1973. Rồi tháng 10 năm 1988, Hà Nội cho công bố toàn văn mật ước Nixon & Phạm Văn Đồng.
Richard Nixon là con cáo già chính trị cho nên các mật ước giữa Nixon và Liên Sô, giữa Nixon và Trung Cộng, giữa Nixon và Bắc Việt không ai biết là những điều khoản gì vì Quốc Hội Hoa Kỳ không được thông báo. Nhân tiện Nixon bị vướng vụ Watergate, Quốc Hội Hoa Kỳ impeach Nixon để buộc Nixon tiết lộ các mật ước.
Nixon từ chức để khỏi phải tiết lộ các mật ước, cho nên Liên Sô tức giận vì cho rằng mình bị lường gạt. Riêng Trung Cộng im lặng vì mật ước với Nixon có lợi cho Trung Cộng…Năm 1974, Liên Sô cử Đại Tướng Kulikov sang Hà Nội xúi Lê Duẩn đánh chiếm Miền Nam để Liên Sô có chỗ đứng tại các vùng biển Đông Nam Á (hạm đội viễn đông của Liên Sô cần có một căn cứ như hải cảng Cam Ranh chả hạn)
Nixon không còn làm Tổng Thống có nghĩa là mật ước giữa Nixon và Phạm Văn Đồng không được thi hành, Hà Nội đã biếu không 591 tù binh Hoa Kỳ mà không nhận được đồng dollars nào hết mặc dù tổn thất nhân mạng lên tới 3 triệu người, hàng chục tỉ dollars nợ Liên Sô và Trung Cộng về chiến phí và cả nước phải chịu đựng gian khổ trên 10 năm…
NGỘ NHẬN THỨ BẢY : Tổng Thống Trần Văn Hương lên cầm quyền nhưng quân Bắc Việt vẫn không ngừng tấn công, VC nói rằng chính phủ VNCH vẫn là chính phủ của Nguyễn Văn Thiệu mà không có Thiệu.. VC đòi hỏi họ chỉ nói chuyện với Big Minh, ông già gân Trần Văn Hương mắng Big Minh trên đài phát thanh Sài Gòn : “…Đại Tướng nghĩ rằng quyền Tổng Thống như cái khăn mouchoir hay sao mà đòi tôi trao quyền Tổng Thống cho Đại Tướng…”. Đại sứ Graham Martin thuyết phục Tổng Thống Trần Văn Hương từ chức để trao quyền cho Tướng Big Minh, ông đã không chịu di tản mà còn nói ông sẽ cùng anh em chiến sĩ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, rồi đất nước này ra sao thì ra..ông không sợ.
Đại sứ Martin phải nhờ Đại Sứ Pháp là ông Francois Marie Mérillon thuyết phục, Đại sứ Mérillon phải dùng trực thăng Lalouette của Pháp hẹn gặp Tổng Thống Trần Văn Hương tại Đường Sơn Quán (vị trí của Đường Sơn Quán gần ngã ba xa lộ Đại Hàn và xa lộ Biên Hòa). Sau khi gặp Đại Sứ Mérillon, Tướng Big Minh mới được tấn phong làm Tổng Thống VNCH.
Và VC thay vì nói chuyện với Tướng Big Minh, bọn chúng bắt ông phải đầu hàng vô điều kiện và chính Lê Đức Thọ “tống cổ” Đại Sứ Mérillon về Pháp trong vòng 48 giồ đồng hồ. Và điều trớ trêu là VC không có làm văn bản để tướng Big Minh ký tên xác nhận sự đầu hàng nên đứng về phương diện công pháp quốc tế, VC vẫn là những tên ăn cướp có súng ống chứ không phải là những chính khách chuyên nghiệp về bang giao quốc tế.
NGỘ NHẬN THỨ TÁM : Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi Việt Nam được Polgar (trùm CIA) hộ tống. Những tên VC và những kẻ xu thời hô hoán lên rằng Tổng Thống Thiệu bị “áp giải”.
Theo như Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình thuật lại, Đại Sứ Graham Martin mời Tướng Nguyễn Khắc Bình qua Tòa Đại Sứ để thuyết trình về kế hoạch Evacuation Plan cho Tổng Thống Thiệu :
8.1 Chính phủ Hoa Kỳ lấy làm tiếc về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, chính phủ Hoa Kỳ muốn Tổng Thống Thiệu ra đi êm ả, không thể vướng mắc vào những trở ngại ngoại giao và an ninh.
8.2 Chính phủ Hoa Kỳ không muốn Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho những lực lượng trung thành để gây cản trở cho sự withdraw của các phi cơ trực thăng từ hạm đội bay vào Saigon
8.3 Những dàn cao xạ của Hải Quân VNCH đã được xếp vào Hải Đội số 1 dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Đỗ Kiểm – Tham Mưu Trưởng Hải Quân ra đi trước. Hải Đội 2 dưới quyền chỉ huy của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, bao gồm những chiến hạm từ các Vùng 1, Vùng 2 ,Vùng 3, Vùng 4…Sau cùng hải đội 3 do Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang chỉ huy, rời Bến Bạch Đằng sau cùng, có nhiệm vụ chuyên chở các nhân vật trọng yếu của chính phủ VNCH, tuy nhiên tướng Big Minh không di tản mà chỉ có gia đình con rể là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài của Cục Quân Vận và con gái của Tướng Big Minh xuống soái hạm của Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang.
8.4 Tất cả những phi cơ chiến đấu đắt tiền như F-5, A-37, Caribu, C-119, C-123, C-130 đều đồng loạt cất cánh bay đi căn cứ Utapao bên Thái Lantối hôm 28 tháng 4/1975. Những phi cớ tác chiến còn chiến đấu trên bầu trời Sai gon ngày 29 và 30 tháng 4 năm 1975 đều trực thuộc Sư Đoàn 3, Sư Đoàn 4 và Sư Đoàn 5 Không Quân (Trung Tá Nguyễn Ngọc Thức, không đoàn phó của không đoàn A-37 thuộc Sư Đoàn 4 Không Quân vẫn còn xạ kích VC trên không phận Saigon tới 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4 /1975. Trung Tá Nguyễn Ngọc Thức năm sinh 1936 ở tù chung trại Bình Điền Huế với người viết, ông vừa mới qua đời tại San José vì bị CORONA VIRUS 19, cách nay vài tháng, hưởng thọ 85 tuổi).
8.5 Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình cũng gửi lời cảm ơn đến các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia lời tri ân, CSQG dù tan hàng sau khi Tướng Big Minh đầu hàng VC, vẫn giữ cho thành phố Sài gòn êm ả, không có nạn cướp giật, không có nạn hôi của hay giết người vì thù oán cá nhân…
NGỘ NHẬN THỨ CHÍN Vào dịp 30 tháng 4 năm 2021, người viết có dịp đọc một bài viếtcủa một bình luận gia Việt Nam có bút hiệu là KÝ THIỆT điểm sách DRAWN SWORDS IN IN A DISTAND LAND(=Tuốt Gươm vào một Miền Đất Xa) của tác giả George J. Veigh.
Trích dẫn bài viết TUỐT GƯƠM của KÝ THIỆT :…Tác giả đã đưa được những sự kiện mới tìm thấy vào cuốn sách,, bác bỏ những sai lầm, vô tình hay cố ý, đầy rẫy trong những cuốn sách đã được những “đại ký giả” hay những “chuyên gia”, học giả về hàng đầu về Việt Nam viết ra trong hơn 40 năm qua để đề cao kẻ thù và “phỉ bang “đồng minh” Việt Nam mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu dường như là người bị lăng mạ nhiều nhất.
Trích đoạn
Thiếu Tá Nguyễn Xuân Tâm, phụ tá quân sự của Tổng Thống Thiệu vội đưa ông Thiệu xuống cầu thang tới cái hầm kiên cố dưới basement. Trong khi đó, Đại Tá Trần Thanh Điền, chỉ huy trưởng đơn vị an ninh tại Dinh Độc Lập , đang ở bên ngoài dinh kiểm soát các trạm canh khi quả bom thứ nhất rơi xuống, ông ta đã nhảy xuống một cái hầm mới đào gần đó.Khi Nguyễn Thành Trung bay đi, Điền chạy vội tới dinh.Gặp ông Thiệu và ông Tâm tại cầu thang. Ông Điền kể lại khi ấy ông Thiệu đã cười lớn và hỏi ông ta : “anh từ đâu tới đây ? “
George J. Veith là một người Mỹ nên anh ta chỉ mô tả thái độ của Tổng Thống Thiệu mà không giải thích nguyên do.. Tôi tin chắc rằng anh ta chẳng bao giờ hiểu được hiện tượng CÚNG SAO GIẢI HẠN của người Việt Nam và người Trung Hoa.. Những ai đã đọc TAM QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA của La Quán Trung thì không lạ chuyện CÚNG SAO GIẢI HẠN.
Tổng Thống Thiệu rất tin vào BÓI TOÁN và quẻ DỊCH..Khi mới bắt đầu xây Hồ Con Rùa, hệ thống thoát nước chưa xây xong, nhưng cụ Ngô Hùng Diễn bảo tới giờ vào ngày đó (khoảng năm 1970), hồ con rùa phải có nước. Vậy là có tới mấy chục xe nước của SAIGON THỦY CỤC . Người viết chỉ có mặt tại Hồ Con Rùa vào lúc đổ nước, sau đó chính các xe bồn của SAIGON THỦY CỤC hút nước ra để hãng thầu đào và đặt đường ống thoát nước.
Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai- nguyên Cựu Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Biệt Động Quân có kể cho thứ nam là anh bạn Đỗ Kế Toại hiện ở thành phố Dallas rằng mặc dù Trung Tướng Lê Nguyên Khang là bạn thân của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, nhưng Trung Tướng Lê Nguyên Khang rất được Tổng Thống Thiệu trọng vọng. Vị thầy bói nói Tổng Thống Thiệu tuổi con chuột (1924), trong năm Mão (1975) sẽ gặp rắc rối.
Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai kể lại : Tổng Thống Thiệu đích thân yêu cầu Trung Tướng Lê Nguyên Khang, sáng ngày mùng một Tết âm lịch năm 1975, đúng 7 giờ sáng mặc bộ complet trắng đại lễ xông đất Dinh Độc Lập .Điểm đặc biệt là Trung Tướng Lê Nguyên Khang tuốt gươm trần, chĩa gươm xuống đất y như những sinh viên sĩ quan làm lễ ra trường..
Do đó,cá nhân người viết không lấy làm lạ khi Tổng Thống Thiệu không có vẻ gì hốt hoảng khi hỏi Đại Tá Trần Thanh Điền: “anh từ đâu tới? “

Cần biết mình là ai - Tác giả Lưu Trọng Văn

 

Người Việt mình có cái bệnh khi thì quá tự ti, khi thì quá tự cao. Có nghĩa là không biết mình là ai.
Trong bóng đá cũng vậy. Phải biết mình là ai, đang ở vị trí nào mới biết tìm ra cách chiến thắng. Park không phải người Việt không bị nhiễm bệnh này.
Bất chấp nhiều loa truyền thông và dư luận quá hào hứng khen đội VN đẳng cấp châu Á, đẳng cấp thế giới, ông không hão huyền tếu chút nào mà hiểu đội VN vẫn chỉ tầm ĐNA chưa vượt trội Thái Lan. Chính vì vậy ông tập trung cân não tối đa cho cuộc đấu với Indonesia và Malaixia để bằng mọi giá chiến thắng. Khi chiến thắng ông đã phấn khích vui đến thế nào chứ không hề tỏ ra lạnh lùng coi chiến thắng đó là đương nhiên.
Gã kính trọng chàng mắt hí Park ở phẩm chất này.
Và Park đã đúng. Đội VN hai lần gặp Thái Lan chỉ hoà. Hai lần gặp Malaxia phải bở hơi tai mới thắng. Khi đụng Mianma, Singapore cũng vất vả mới ăn. Thế thì vượt trội kiếu gì? Hãnh tiến, cao ngạo coi khinh đối thủ kiểu gì?
Gặp Malaixia nếu Park để cảm xúc hùa theo dòng phấn khích của đa số người VN, chủ quan tung ra đội hình lấy tấn công để áp đảo thì khả năng đội VN sẽ dính đòn không ít. Trước trận đấu Park nghiên cứu chân cẳng đối phương rất kĩ và chính xác. Không vì một trận sút kém của họ mà coi thường họ. Chính vì vậy khi các cầu thủ tấn công nhập tịch của Malaxia đá rời rạc trong trận với UAE vẫn được Park tôn trọng và để phòng. Vì tìm hiểu họ và chỉ cần qua vài bước chạy của họ, Park biết đẳng cấp thật của họ để nghiêm túc đối phó.
Chính vì sự tôn trọng rất đúng này mà Park không chơi chủ động tiến công vì đề phòng sơ hở khi bị các cầu thủ có đẳng cấp trên phản công ghi bàn trước.
Park đọc trận đấu rất tốt biết rõ với đối thủ và thế trận này thì khẳ năng thắng tối đa thực tế sẽ là bao nhiêu. Với Malaixia trong đầu Park định liệu cố gắng thắng một bàn cách biệt là thực tế. Đó là lý do vì sao khi Tiến Linh ghi một bàn Park đẵ tăng cường thêm nữa phòng thủ chứ không nhân cơ hội đẩy đội hình tấn công. Park tính toán Malaixia thua sẽ cố gỡ, với thời gian sẽ sốt ruột và VN sẽ có đòn phản công kiếm thêm một bàn nữa để bảo đảm an toàn chiến thắng.
Tính toán của Park thành công cho đến khi Văn Hậu phạm sai lầm không đáng có VN phải nhận phạt đền.
Trong đầu Park, khi đưa đội hình phòng thủ bị tình thế gỡ hoà đã chuẩn bị sẵn phương án tấn công thay thế nên Văn Toàn, Đức Chinh được tung vào ngay. Thế trận lại xoay chuyển.
Chính vì luôn biết mình biết người nên Park coi việc chuẩn bị các phương án trước trận đấu là bước quan trọng nhất cho chiến thắng. Nhiều nhà chuyên môn bóng đá gán cho Park là tay quái. Thật ra Park không hề quái mà Park chỉ biết mình hiểu người, lao tâm khổ tứ cho công việc của mình cùng niềm đam mê sáng tạo mà thôi.
Còn một trận nữa kết thúc chiến dịch vòng loại. Park sẽ đấu tâm, đấu trí cho cuộc đấu cuối cùng này. Theo gã, Park vẫn là chính Park biết đội VN ở cửa dưới về đẳng cấp so với UAE. Cuộc đấu sẽ là cách hạn chế tối đa sức mạnh kĩ chiến thuật của UAE và cùng đó là hạn chế tối đa điểm yếu của VN, chọn thời cơ tung ra những đòn bất ngờ nhất. Một đội yếu có thể thắng đội mạnh trừ sự may mắn là biết biến được lúc nào điểm mạnh của đối phương thành yếu và ngược lại, lúc nào thế yếu của đội mình quật khởi thành mạnh. Tất cả phải được lập trình trước trong đầu nhà chỉ huy để khi đọc chính xác trận đấu tạo ra các bước ngoặt.
Trận cuối với UAE Park có thể đã lập trình với cái trục tâm lý. Đó là: Các cầu thủ vùng Tây Á với phong cách của văn hoá khối Ả Rập độ lỳ tâm lý và sức mạnh ý chí cũng như sự gắn kết và thậm chí cả sự tinh ranh không bằng các cầu thủ Nhật, Hàn và... Việt Nam.
VN có lợi thế so với UAE đó là VN chỉ cần hoà là nhất bảng, hơn nữa VN càng lợi thế hơn UAE là tâm lý rất thoải mái nếu thua vẫn có khả năng đến 99,2% vào tiếp vòng ba. Trong khi đó UAE chỉ có cửa phải thắng. Nếu hoà thì khó qua cửa hẹp với 10 điểm, còn thua thì 90% bị loại.
Đội VN phải chủ động hạn chế sự hưng phấn quyết tâm thắng của UAE bằng mọi cách, tới khi với thời gian thì sự quyết tâm ấy biến thành vội vã, nôn nóng, sốt ruột dẫn đến đội hình chệch choạc tạo sơ hở VN tung đòn quyết định hạ gục đối phương.
Còn cách nào hạn chế tối đa hưng phấn tấn công của UAE đó là nghề của Park nhưng đương nhiên nó phụ thuộc ở quyết tâm của các cầu thủ VN.
Rất tôn trọng đối thủ nhưng cũng phải có ý chí rằng nếu một UAE không vượt qua được thì còn lâu VN mới thoát khỏi ao hồ ĐNA để ra sông lớn.
Mà cứ quẩn quanh ao hồ mãi thì buồn cười lắm cái niềm kiêu hãnh: tự hào lắm VN ơi!

Khi Đã Về Già... - Tác giả Bs Nguyễn Ý Đức

 

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.
1. KHÔNG NÊN TẬP THỂ DỤC VÀO LÚC SÁNG SỚM
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành.
Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập.
Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn.
Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.
2. ĐANG NGỦ KHÔNG NÊN TRỞ DẬY VỘI VÀNG
Dễ bị choáng váng, chóng mặt dễ bị té.
3. KHÔNG NÊN NGOÁI ĐẦU MỘT CÁCH ĐỘT NGỘT
Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.
4. KHÔNG NÊN ĐỨNG MỘT CHÂN KHI MẶC QUẦN
Xương của người già thường bị xốp do thiếu calci. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.
5. KHÔNG NÊN NGỬA CỔ VỀ PHÍA SAU QUÁ
Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.
6. KHÔNG NÊN THẮT DÂY LƯNG QUÁ CHẬT
Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom.
Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun, không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.
7. ĐI ĐẠI TIỆN KHÔNG NÊN RẶN QUÁ SỨC
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.
8. KHÔNG NÊN NÓI NHANH NÓI NHIỀU
Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.
9. KHÔNG NÊN XÚC ĐỘNG
Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.
Có một câu nói rất hay: “Đừng để chết vì thiếu hiểu biết”. Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ.
Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài, mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.