khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

Phỏng vấn thân mẫu Will Nguyễn, Vicky Nguyễn







VỊ BÔ LÃO BÀN VIỆC NƯỚC







Chính Sách Tịch Thu Sách Vở VN Của Quân Minh Xâm Lược - Tác giả Gs. Phạm Cao Dương







Ý Đảng Lòng Dân - Tác giả Hòang Thế Hiển







CSVN bước xuống vực sâu u tối - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh







Mặt hầm hầm như quỷ sứ, đốt nhang lên để thiêu hủy phê-tê-bốc??







Eddy Mitchell, song ca và toàn tập







Marc Lavoine tìm lại mối tình đầu







Luật An ninh mạng khiến ‘‘An toàn mạng" quốc gia lâm nguy







Luật An Minh Mạng nhằm ngăn dòng chảy của cuộc sống







Khám phá bộ não con người - Bộ não tham lam







Trân Trọng Mời Xem: Tinh Thần đấu Tranh Của Người Việt Trước Sự Xâm Lăng Của Ngoại Bang







Phỏng Vấn Bs Đinh Đức Long







Bác Dương văn Ngộ tại Bưu Điện thành Hồ








"Enjoyed my stroll through Ho Chi Minh City’s “Book Street." Impressed by the beautiful architecture at the historic Ho Chi Minh City Post Office. Met Dương Văn Ngộ, an amazing professional polyglot letter writer. He’s spent decades helping tens of thousands of Vietnamese send notes to their diaspora families in English and French." (US Abassador in VN)



Sri Lanka: Viên ngọc sắp vào tay Tàu Cộng




Sau gần 50 năm trở lại Sri Lanka, tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy các đoàn tàu vẫn chạy dọc theo bờ biển của Colombo. Bây giờ hành khách có thể ngồi thoải mái ở các toa, chứ không phải ngồi ở trên nóc tàu như trước kia nữa. Những chiếc áo sơ mi trắng và những chiếc sarong như được cuộn mình trong gió ấm.

Tôi bị đánh thức bởi tiếng nhạc phát ra từ xe bán bánh mì, ở đây gọi là nhạc "paan". Bữa ăn sáng bao gồm một bát sữa bò với đường thô (jaggery), ít chuối xanh, đu đủ và bưởi. Trên đường, một cặp vợ chồng đi xe máy chở hai con nhỏ chạy băng băng qua một loạt xe tuk-tuk, và chỉ có mỗi người bố đội mũ bảo hiểm.

Tôi đến thăm Bảo tàng Quốc gia để tìm hiểu thêm về văn hóa Sinhalese hai nghìn năm tuổi của hòn đảo xinh đẹp này - một nền văn hóa hấp thụ những tinh hoa nối tiếp từ các nước Ả Rập, Tamil, Malay, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Vương quốc Anh.

Bảo tàng nằm trong một toà nhà màu trắng trang nhã, dưới những tán cây bồ đề hùng vĩ. Bên trong bảo tàng khá thoáng mát và tối. Tượng phật và các bức tranh đá cổ được trưng bày ở phía trước.

Đập ngay vào mắt tôi là một căn phòng với ánh sáng rực rỡ. Đây là phòng triển lãm đặc biệt về "Con đường tơ lụa trên biển" do Bắc Kinh tài trợ.

Triển lãm tái hiện lại con thuyền mà đô đốc Trịnh Hòa thời nhà Minh của Tàu Cộng đã dùng để đến thăm Sri Lanka vào thế kỷ 15 và trưng bày đồ gốm sứ có niên đại lâu đời.

Có mấy cô gái Tàu Cộng đứng chụm lại chụp ảnh selfie trong căn phòng rồi cười khúc khích.
Sau vài ngày ở Colombo tôi nhận ra rằng những suy nghĩ của tôi về ảnh hưởng của nước ngoài đối với văn hoá Sri Lanka nay đã lỗi thời.

Hầu hết các du khách đến đây là người Tàu Cộng. Tôi còn nhìn thấy một số công nhân tay cầm bát đũa đứng bên cạnh một người phụ nữ bán hàng rong bên đường.

Ở đây còn có sân vận động Tổ chim, tháp Hoa sen, các quán bar karaoke, khách sạn và khu căn hộ chung cư. Tất cả đều là của người Tàu Cộng.

Galle Face Green là địa điểm lịch sử nổi bật của Colombo. Các gia đình và các cặp đôi đang hẹn hò thường đến đây để thả diều hay đi bộ dọc theo bờ sông. Phía bên này là khách sạn Galle Face nổi tiếng, nơi mà Công tước xứ Ellington và Công tước xứ Cambridge đã từng ở khi đến thăm Sri Lanka.

Ở đây, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các chú sóc chạy nhảy quanh các ghế sofa khi đang nhâm nhi ly cocktail lúc chiều tà.

Phía bên kia, ngay trên biển, là các cần cẩu và tàu hút bùn phun cát.

 

Đô thị tô giới của Tàu Cộng?


Dường như Thành phố tài chính quốc tế Colombo đã bắt đầu được hình thành trên chính vùng đất hoang sơ rộng lớn này.

Công trường xây dựng khổng lồ này được bao quanh bởi các bảng quảng cáo, tương tự như những gì tôi đã nhìn thấy ở Tàu Cộng, cùng với những khẩu hiệu thúc đẩy người dân tiến đến tương lai huy hoàng.

Ví dụ như: "Xây dựng một thành phố đẳng cấp thế giới cho Nam Á", "15 tỷ đô đầu tư" hay "83.000 việc làm".

Phụ trách tài chính và xây dựng của dự án là công ty con của một doanh nghiệp nhà nước Tàu Cộng. Doanh nghiệp này đã bị Ngân hàng Thế giới niêm yết sau khi có các cáo buộc tham nhũng.

Doanh nghiệp được thuê đất 99 năm, giống như cách người Anh từng dùng để chiếm hữu ở Hong Kong vậy.

Sau đó, một khu tự trị mới trong thành phố sẽ được thành lập với hệ thống tài chính và tư pháp riêng, giống như các khu vực ngoài lãnh thổ mà các nước phương Tây từng có ở Thượng Hải và các cảng biển khác của Tàu Cộng.

Sri Lanka đã rơi vào bẫy nợ và để thoát ra khỏi cái bẫy này, họ buộc phải bán đi tài sản của mình.

Là một phần của đặc khu kinh tế ở phía Nam, làng chài Hambantota vốn yên bình nay đã trở thành một bến cảng container sầm uất.

Tôi đến khu vực này cùng với một người bạn Sri Lanka sau chuyến đi dài băng qua những bãi biển và đầm có mọc cây dừa nước.

Trên đường đi chúng tôi đã rất thích thú khi nhìn thấy cả voi, khỉ, rùa và thằn lằn.

Tuy nhiên, con đường xinh đẹp này không kéo dài mãi mà sau đó là đoạn nối là đường cao tốc bốn làn nhàm chán.

Nó dẫn chúng tôi đến một trung tâm hội nghị và một sân bay quốc tế mới. Một người phụ nữ mặc sari cho chúng tôi biết sau nhiều năm mở cửa thì sân bay này mỗi tuần vẫn chỉ có một chuyến.

Cô ấy không phản đối dự án này nhưng dường như người dân địa phương không được hưởng lợi gì cả. Khi chúng tôi đến sân bay, một bảo vệ tiến đến và nói:

"Hai người không được qua đây. Sân bay này đã được bán cho Tàu Cộng rồi."

Bạn tôi nói rằng cô ấy cũng từng bị từ chối như vậy khi đến một nhà hàng Tàu Cộng ở Colombo với lý do "nhà hàng không phục vụ khách địa phương."

Bên cạnh những lo ngại về vấn đề môi trường và những vấn đề khác, hai thoả thuận cảng biển lớn cũng đặt ra câu hỏi nghiêm túc về tính chủ quyền.

Vị trí chiến lược của Sri Lanka trên các tuyến thương mại Đông Tây đã làm cho nó trở thành mắc xích quan trọng trong mạng lưới cảng biển - một phần trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường" cũng như kế hoạch vươn ra toàn cầu đầy tham vọng của Trung Quốc.

Trong khi đó, Delhi lo ngại rằng, hòn đảo được gọi là "giọt nước mắt" ngay ngoài khơi Ấn Độ này có thể sẽ trở thành một căn cứ quân sự thù địch trong tương lai.

Một số người Sri Lanka gọi Tàu Cộng là thực dân và so sánh họ với người Âu trong quá khứ.

Một người đàn ông cho biết đây là 'cuộc xâm lăng khôn khéo' và trong 50 năm nữa có khi đây sẽ là đất nước của người Trung Quốc.




Sự kiện Phan Rí, theo lời ba nhân chứng







Ba người dân ở khu vực Phan Rí Cửa đã trả lời phỏng vấn của phóng viên BBC ở Bangkok trong vài ngày qua về vụ việc xảy ra hôm 10 và 11/6. Ba người đều là nhân chứng vụ việc và xin được giấu tên.

Về việc tấn công lực lượng cảnh sát, đốt cháy ô tô, cả ba người nhấn mạnh rằng, thứ nhất, cần phải hiểu là có nhiều thành phần ở trong cuộc biểu tình đó: người đi biểu tình, những thanh niên lạ mặt, hiếu chiến, những người dân bức xúc sau đó tham gia, và cuối cùng là những người dân hiếu kỳ.

"Một nhóm bà con cầm băng rôn, biểu ngữ 'Phản đối đặc khu' đến khu vực Cầu Nam, thuộc tuyến đường QL1, trong đầu nghĩ ôn hoà thôi, nhưng muốn chặn đường để được chính quyền chú ý,'' một người kể về vụ việc sáng Chủ Nhật 10/6.

Vẫn theo người này, cuộc biểu tình làm tê liệt giao thông từ sáng 10/6 đến 1 giờ sáng ngày thứ Hai 11/6, và trở nên căng thẳng khi có sự xuất hiện của khoảng hai tá cảnh sát cơ động xuất hiện gần khu vực ở cầu Nam. Sau đó, một người dân khi đi đến gần phía cảnh sát cơ động, thì ''đột nhiên bị thương".

Một nhân chứng khác nói với BBC người đàn ông này "đi ngang qua chỗ cảnh sát cơ động thì bị đánh" và nằm bất tỉnh - gây ra sự xôn xao bức xúc và thu hút thêm nhiều người dân hiếu kỳ.

Và không lâu sau đó, dưới cái nắng đổ lửa của Bình Thuận, là những cơn mưa đá dữ dội từ phía người dân và những quả pháo, bom khói từ phía cảnh sát, hai bên giằng co trên cầu Nam trong sự hò hét, cổ vũ của hàng trăm người dân hiếu kỳ.

Đến tầm chiều, phía CSCĐ chạy dồn về trụ sở PCCC, nơi những thanh niên trẻ tiếp tục đốt phá trụ sở. Người dân buộc cảnh sát phải cởi giáp mới được về, vẫn theo lời kể của các nhân chứng.
Buổi chiều 11/6, cuộc biểu tình ngã ngũ, ai về nhà nấy. Phan Rí lại bình yên.

Một nhân chứng nhấn mạnh với BBC rằng ''những người ném đá là những thanh niên rất lạ mặt, hoặc đeo khẩu trang, nhưng lại hiếu chiến, kích động, khiến cho mọi việc đi quá đà."

"Và chính người dân là người khuyên can họ đừng đốt trụ sở PCCC, những "lực lượng thanh niên này tràn vào tự làm theo ý họ."
"Bà con không hề có ý định chống lại chính quyền, chỉ muốn chính quyền lắng nghe nguyện vọng."

 

Nguyện vọng của người dân


Điều thứ hai mà ba nhân chứng nhấn mạnh, là chính quyền cần phải hiểu được nguồn căn, gốc rễ của sự bức xúc ức chế tiềm ẩn của bà con nơi đây.

Họ kể đây không phải là cuộc biểu tình đầu tiên của Phan Rí kể từ đầu năm nay. Thực tế, chỉ cách đây 2-3 tháng, đã xảy ra một cuộc biểu tình phản đối tình trạng "giã cào bay".

Một thanh niên cho biết, nhiều năm qua, bà con ở đây đã rất bức xúc khi nhiều ngư dân từ các tỉnh khác đến giã cào, làm nguy hại đến nguồn thủy hải sản, ảnh hưởng đến miếng ăn của dân trong khu vực.

Một người khác nhắc lại rằng cũng cách đây ba năm, tại huyện Tuy Phong, đã xảy một biểu tình khá bạo lực để phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc xây.

Hồi tháng 4/2015, nhiều người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong đã cáo buộc Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả bụi xỉ than gây ô nhiễm môi trường, bệnh tật cho nhiều người dân địa phương.

Sự thù hằn đối với Trung Quốc ngày càng thêm sâu đậm, có thanh niên kể "thấy người Trung Quốc là muốn đánh".

"Dự luật đặc khu là người dân nghĩ chính quyền sẽ cho Trung Quốc thuê chứ không phải do doanh nghiệp trong nước, cho nên dân mới đi biểu tình hô 'Đả đảo Trung Quốc', 'Đả đảo đặc khu', một trong ba thanh niên cho biết.

"Mấy ổng nhiệm kì có 5 năm thôi mà cho nó thuê 99 năm, rồi nó đưa quân, đưa con cháu nó qua sau mình biết, để nó muốn làm thì nó làm như thằng Formosa, thằng Vĩnh Tân à?"

Về cáo buộc được trả 300.000 để đi biểu tình, thì một thanh niên nổi giận phản pháo: "Người ta nghỉ đi biển bỏ việc để đi biểu tình, họ muốn làm vậy để cho chính quyền biết, vì chỉ có chặn quốc lộ, chính quyền cuối cùng mới để ý tới dân."

"Ở đây nhiều người dân cũng hiểu biết, anh nói anh hoãn, anh lùi là anh ngụy biện, anh hoãn 1, 2 ngày hay 1, 2 tháng hay 1, 2 năm hay vô thời hạn?"

"Họ mới lùi dự luật chứ đâu phải là không có thuê, lỡ đâu họ đột ngột thông qua thì sao?"

"Dân đâu có phải con nít, dân đâu phải ngu!" một thanh niên nói, lý giải vì sao bà con vẫn biểu tình dù chính quyền đã thông báo hoãn thông qua Luật Đặc khu.

Ba nhân chứng này cũng phản ánh với BBC tình trạng thất nghiệp và tệ nạn cướp giật ở địa bàn cũng xảy ra nhiều.

Cả ba thừa nhận là đã có những đối tượng kích động, hiếu chiến, nhưng cũng vì thế mà những người dân khác, vốn bức xúc lâu ngày, cũng "dựa hơi" có dịp giải tỏa, xả ra "những dồn nén bấy lâu nay".

Đến sáng 12/6, cuộc sống bình yên lại trở lại với cầu Nam với Phan Rí Cửa.

Người dân tiếp tục cuộc sống như chưa có gì xảy ra, chỉ riêng tòa nhà ở số 25 QL 1A vẫn đầy ám khói đen, ngổn ngang với những tàn tích, những xác xe cháy rụi nằm xụi lơ xơ xác.

Một nhân chứng nói với BBC họ không biểu tình nữa vì nghe đâu "có một binh đoàn ở Trung ương xuống Bình Thuận" nhưng khi nào không thể nhịn được nữa, họ nói họ "có lẽ sẽ lại xuống đường".


Rep. Lowenthal, Gomez, Correa Call For Immediate Release of US Citizen Arrested By Vietnamese Government





Congressmen Alan Lowenthal (CA-47), Jimmy Gomez (CA-34), and Lou Correa (CA-46) today spoke with U.S. Ambassador to Vietnam Dan Kritenbrink to express their serious concerns about the arrest and detention by the Vietnamese government of U.S. citizen William Nguyen.

The 32-year-old Nguyen, a graduate student studying in Singapore, was arrested by Vietnamese government authorities while taking part in a peaceful protest on June 9 in Ho Chi Minh City against the Vietnamese government’s economic and censorship policies.


At the conclusion of the hour-long call, the Congress Members released the following statement:

“In speaking today with the Ambassador, we expressed not only our own serious concerns about the arrest and imprisonment of William, but the concerns of a growing number of Congressional Members. 

“Our main message to the Ambassador was that William must be released and he must be released immediately. Our expectation is that the U.S. Embassy in Vietnam and the U.S. government do whatever it can--at the highest levels--to obtain this release. We also requested that the State Department notify the Vietnamese government that our country expects William, as a U.S. citizen, to be treated well and fairly while in custody.


“We were thankful that U.S. Embassy officials were able to meet with William today and spend some time with him. The officials found William in good spirits, and recovering well from the physical injuries he received during his arrest.

“Our next step will be to contact President Trump and Secretary of State Mike Pompeo to express the need for immediate action at the highest levels to achieve William’s release. We will also be communicating our concerns and expectations over the treatment of William to the Vietnamese Ambassador to the U.S.

“It is in the best interest of the Vietnamese government, and their continuing relations with the U.S., to release William. The recent praise Hanoi received following the release of activist Nguyen Van Dai should make clear that the international community is watching and will respond accordingly to acts of civility and justice.

“We will remain in contact with Ambassador Kritenbrink to monitor William’s situation, and we will continue to work with both our government and officials in Vietnam to obtain the immediate release of William.”

In addition, William’s family—who have been in constant communication with Members of Congress—has issued the following statement:

"Our pursuit for justice in William’s detention has been overwhelmingly supportive. From friends and family dropping everything and extending themselves, to Members of Congress accommodating last minute meetings, and going above and beyond to advocate on Will’s behalf is absolutely humbling. But, most of all, it really reflects that type of influential human being he is. We were able to share his story with almost every major international news outlet and channel. But, that’s not enough. We want him home. His friends want him home. We demand that he immediately be released. And simply just that. This has escalated out of control and we demand justice."


Dân biểu Mỹ: 'Tìm mọi cách cho Will Nguyễn được trả tự do '



Ba dân biểu Hoa Kỳ cho biết họ vừa có cuộc trao đổi với Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam về vấn đề công dân Hoa Kỳ Will Nguyễn bị bắt giữ sau khi có mặt tại buổi biểu tình hôm 10/6 ở TP HCM.
Đây là thông tin chính thức từ thông cáo báo chí của ba vị dân biểu Alan Lowenthal, Jimmy Gomez và Lou Correa công bố hôm 15/6, vài tiếng sau khi công an TP HCM ra quyết định khởi tố Nguyen William Anh (được biết với tên Will Nguyễn).

Trả lời phóng viên BBC ở Bangkok, chị Victoria Nguyễn, em gái của anh Will Nguyễn cho biết chính chị đã có cuộc gặp với ba vị dân biểu trên hôm 15/6 và đã được thông báo về tình hình của anh trai.

Chị nói phía gia đình và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không hay biết về thông tin anh Will Nguyễn bị khởi tố và kể cả thông tin anh đã "thừa nhận hành vi" mà truyền thông trong nước đưa tin.

Và chị cho biết, sau khi trao đổi với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sáng 15/6 (giờ Washington D.C), Hoa Kỳ đang yêu cầu chính quyền Việt Nam "làm rõ" về cáo buộc tội "gây rối trật tự công cộng".

Thông cáo được đưa ra sau khi ba vị dân biểu có một cuộc điện đàm kéo dài một tiếng đồng hồ với Đại sứ Hoa Kỳ Dan Kritenbrink.

"Thông điệp chính của chúng tôi gửi đến ngài Đại Sứ Mỹ là anh William Nguyễn phải được trả tự do ngay lập tức.

"Mong muốn của chúng tôi là Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và chính quyền Hoa Kỳ cần phải làm tất cả những gì có thể - ở lớp chính quyền cấp cao nhất - để nhanh chóng bảo đảm việc trả tự do cho anh.

Họ cho biết đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo với phía chính quyền Việt Nam rằng Hoa Kỳ đòi hỏi anh William Nguyễn, là một công dân Hoa Kỳ, phải được đối xử tốt và công bằng trong lúc anh bị giam giữ."

Sẽ thông báo với Tổng thống Trump


Bản thông cáo cũng xác nhân đại diện Đại sứ quán đã gặp Will hôm 15/6, và ghi nhận Will có tinh thần tốt, đang phục hồi từ các chấn thương.

"Bước kế tiếp của chúng tôi sẽ là liên lạc với Tổng Thống Trump và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo để bày tỏ nhu cầu cần có hành động ngay lập tức ở cấp chính quyền cao nhất để anh William Nguyễn được trả tự do."

"Việc trả tự do cho anh William Nguyễn là chọn lựa tốt nhất cho chính quyền Việt Nam và để tiếp tục mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ." bản thông cáo viết tiếp.

Bản thông cáo cho biết, Hà Nội đã nhận được những lời khen ngợi khi trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài cho thấy rõ rằng cộng đồng quốc tế vẫn đang dõi theo tình hình tại Việt Nam và sẽ có phản ứng thích đáng.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục giữ liên lạc cùng Đại Sứ Kritenbrink để theo dõi tình trạng của anh William Nguyễn và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền Hoa Kỳ và các quan chức Việt Nam để đạt được việc trả tự do ngay lập tức cho anh William."

Báo chí Việt Nam ngày 15/6 đồng loạt đưa tin Will Nguyễn bị khởi tố bị can vì tham gia biểu tình ngày 10/6.

Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam viết: "Theo quá trình điều tra và khai báo của Nguyen William Anh, Công an xác định, ngày 9/6, Nguyen Willliam Anh nhập cảnh vào Việt Nam theo diện du lịch."

"Ngày 10/6, Nguyen William Anh đã tham gia xuống đường cùng nhiều người tụ tập, gây rối trên tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa."

Hãng tin nhà nước viết tiếp: "Ở giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Lý Chính Thắng, Quận 3, Nguyen William Anh đã trực tiếp yêu cầu những người trong lực lượng chức năng phải di dời các xe đặc chủng để đoàn người đi qua."

"Khi yêu cầu không được đáp ứng, Nguyen William Anh đã leo lên xe đặc chủng, hô hào, kêu gọi nhiều người khác vượt qua chốt chặn."

"Những hành động của Nguyen William Anh đã được lực lượng chức năng ghi hình. Cơ quan Công an xác định, hành vi gây rối trật tự công cộng của Nguyen William Anh là rõ ràng, có chứng cứ hình ảnh."

Báo Vietnamnet hôm 15/6 viết, Will "đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam."

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

Tại sao ngân hàng của người Nam Hàn mở tại Việt Nam có lời?







Người Dân Nha Trang Biểu Tình Phản Đối Luật Đặc Khu Ngày 10/6/2018







CSVN ĐÃ BÁN ĐỨNG LÃNH THỔ CHO TÀU CỘNG QUA CHIỀU BÀI "LUẬT ĐĂC KHU" 99 NĂM!!






Lòng Dân Là Chính Nghĩa







Việt Nam tuần qua , 16/6/2018







Á Châu Ngày Nay, 17/06/2018







Cách chính quyền Việt Nam vận dụng khái niệm an ninh quốc gia







Bạo động tại Bình Thuận, giọt nước tràn ly







VICTORIA NGUYỄN nói về vụ anh trai mình, WILLIAM NGUYỄN, bị Hà Nội bắt giam







Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Claire Sananikone độc tấu tây ban cầm Bèo Dạt Mây Trôi, Đặng Ngọc Long hòa âm







Vietnamese folk song Lý Con Sáo performed by the 300 student choir at Gillawarna Annual Festival in Sydney, Sep 2010. Composer and guitar: Nguyễn Lê Tuyên







Nguyễn Lê Tuyên and Gs. Salil Sachdev perform at The Old Compass Cafe







Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên thổi hồn âm nhạc cổ truyền Việt Nam vào guitar







Loa định hướng cực mạnh được dùng để giải tán biểu tình ở Việt Nam







Hình ảnh lưu truyền trên mạng cho thấy các lực lượng an ninh Việt Nam đã sử dụng loại loa còn được gọi là 'đại bác âm thanh' để giải tán biểu tình. Các chuyên gia tin rằng cường độ âm của loa LRAD (Long Range Acoustic Device provided by US, see the below clip) gây tổn thương lâu dài cho thính giác.







Người ta còn nhớ trong một buổi lễ tại thành phố Đà Nẵng (24-5-2014), Ngân hàng Vietcombank đã tặng lực lượng Cảnh Sát Biển một cái 'loa tuyên truyền đặc biệt LRAD 1000xi' để dùng trong tuần tra biển.
 
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hòa Bình, nói 'Vietcombank luôn sẵn sàng cùng cả nước sát cánh kề vai để tiếp thêm sức mạnh cho lực lượng CSB Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc'.

Không ai biết CSB tận dụng LRAD như thế nào, nhưng không lâu sau đó loại loa định hướng cực mạnh này đã xuất hiện ở Nghệ An.
 
Hình ảnh lưu truyền trên mạng cho thấy để giải tán cuộc tuần hành ôn hoà của người dân dọc theo Quốc Lộ 1A tại Huyện Diễn Châu, Nghệ An hồi tháng 5 năm 2017, Công An đã dùng ̣đến loa LRAD.
 

Vừa là vũ khí vừa để phóng thanh


Loại loa do một công ty LRAD Co ở Mỹ chế tạo và bán rất chạy. Theo công ty loa có nhiều cỡ tùy cường độ âm thanh, nhưng loại dùng trong quân đội có thể phát ra 162dB và xa đến 9km. Ai ở trong phạm vi 100m sẽ cảm thấy tai đau buốt.

LRAD (viết tắt của chữ Long Range Acoustic Device) được sử dụng trong nhiều tình huống, từ để báo động sóng thần, cảnh cáo xâm phạm lãnh thổ lãnh hải, liên lạc trong hàng hải hàng không, để xua chim cho máy bay, cho đến được dùng để kiểm soát đám đông.

Ví dụ cảnh sát Mỹ ở Pittsburgh đã dùng LRAD để ngăn không cho người biểu tình đến gần chỗ họp của Hội nghị thượng đỉnh G20 protests hồi tháng 9 2009, và trong dịp Superbowl 2011.

Việc sử dụng LRAD để kiểm soát đám đông đã bị chỉ trích bởi vì nó có thể làm điếc tai vĩnh viễn.

Chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu ở cường độ âm thanh 120dB, trong khi với cường độ từ 130dB trở lên sẽ bị điếc vĩnh viễn.

Ở cường độ 140dB trở lên không những gây điếc mà còn làm chúng ta mất thăng bằng và không cử động được.

Các chuyên gia lo ngại rằng cường độ âm thanh và thời gian phát thanh hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân người sử dụng cho nên có thể gây nguy hiểm nếu người đó không được đào tạo kỹ càng.


NGÀY ĐI, NGÀY VỀ - Tác giả Bùi Thanh Thảo







Tôi xin kể lại hành trình từ lúc ra khỏi nhà đến khi rời khỏi trụ sở công an Phường 1 Quận 3 cho người thân và những người quan tâm được biết.

Đây là lần đầu tiên tôi bước chân xuống đường, thể hiện ý kiến cá nhân cho nhà cầm quyền và mọi người khắp nơi trên thế giới biết, tôi không đồng ý về việc thông qua luật đặc khu, không trung quốc, không luật an ninh mạng (hay nói chính xác hơn là dự luật giám sát tự do ngôn luận trên mạng).

Hành trang đi biểu tình của tôi gồm có: nón che nắng, biểu ngữ, 2 chai nước và vài gói bánh quy. Biểu tình ôn hoà đúng điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định (Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình).

Tôi đi cùng chồng (Tín) đến siêu thị Maximark Cộng Hoà (cũ) khoảng 8h30 sáng họp mặt với em (Thy) và bạn (Thành) (còn Bảo tới sau). Sau đó 4 người đi bộ về phía công viên Hoàng Văn Thụ, nơi đây mọi người đã tụ họp khá đông, chúng tôi cầm biểu ngữ và cứ thế cùng mọi người đi về hướng sân bay. Dọc đường các nhân viên của các cửa hàng và khách bộ hành quay hình, vỗ tay khích lệ tinh thần chúng tôi, trong đoàn thì nhiều người live stream, tôi cảm thấy yên tâm vì hình ảnh của mình đã được truyền đi, cả thế giới đều biết và đó cũng là mục đích của chúng tôi.

Mong muốn cả thế giới biết rằng người Việt Nam không muốn làm nô lệ cho trung quốc. Một chế độ không lắng nghe tiếng nói của người dân, cố tình đi ngược lại với mong muốn và lợi ích của người dân là một chế độ bỏ đi!

Trên đường ra sân bay, đoàn biểu tình đã đạp đổ 2 rào chắn và đi được một đoạn khá xa thì có 2 chiếc xe buýt chắn ngang đường, 2 hàng cảnh sát cơ động (cscđ) ở phía trước, hàng trước cầm khiên, hàng sau cầm dùi cui và cứ thế mà đập khiến đoàn biểu tình phải lùi về phía sau, 3 người đã bị bắt.

Các cô các bà, người chửi người khuyên, hy vọng cảm hoá được các anh cscđ mở đường, anh bạn Thành và Thy cũng nói rất nhiều nhưng tất cả đều vô ích! Tôi thì nghĩ đầu họ đã bị nhồi nhét quá nhiều thứ đến nỗi không còn tiếp thu được bất kỳ thông tin gì. Họ xem dân là kẻ thù, người có ý kiến khác biệt là phản động. Biểu tình là gây rối trật tự công cộng. Đối tượng họ bảo vệ là Đảng, không phải người dân.

Xe phát loa tuyên truyền được đưa tới, phát ra rả lặp đi lặp lại điệp khúc "...Có người trà trộn kích động gây rối... Có người mang vũ khí, thuốc nổ ... Mọi người đang vi phạm pháp luật... Hãy trở về nhà..." Mỗi đoạn được phát ra, mọi người lại đồng thanh hô vang "Bịa đặt", "Phản đối". Nhưng sức người làm sao chống lại với cái máy phát?

Mọi người bắt đầu nản, nhiều người đã quay đầu, không ai chịu ngồi xuống cố thủ, chúng tôi buộc phải quay về vì sợ lực lượng quá ích dễ bị đàn áp. Tôi nghĩ "Thế là hết! mất nước thật rồi sao? Sao dễ dàng đến thế?!".

Đi về khoảng một đoạn tới Superbowl thì thấy mọi người vẫn còn rất đông, cả đoàn quyết định đi ra vòng xoay Lăng Cha Cả. Tại đây có sẵn một đoàn khác thế là lực lượng càng đông thêm. Vòng xoay đã bị chiếm đóng, giao thông tê liệt, xe tuyên truyền cũng được đưa tới nhưng bị mắc kẹt bên ngoài, phát ra rả nhưng không ma nào nghe

Trên cầu vượt, hàng người đứng kéo dài. Nhiều người mang cờ đỏ sao vàng ra giăng, đám đông dưới đất hô vang "Bỏ đi, bỏ đi" Mỗi lá cờ được buông bỏ là đám đông hò hét, phấn khích. Nhiều người nói với nhau "Chúng ta biểu tình chống chế độ thối nát này thì không thể mang cờ của nó được", "Cờ của Phúc Kiến, không phải của chúng ta!".

Sau đó mọi người hát những bài hát cổ vũ tinh thần như "Trả lại cho dân", "Việt Nam tôi đâu", "Triệu con tim",... Tôi dám chắc có rất nhiều bạn trẻ lần đầu tiên được nghe những bài hát này, những bài hát chạm tới trái tim con người VN yêu nước ngay khi giai điệu đầu tiên được cất lên. Nhưng cũng có người hát quốc ca, VN HCM,... nhưng tất cả đều bị phản đối

Hát hò một lúc, đoàn người lại quyết định ra đường Nguyễn Văn Trỗi, có người muốn cố thủ tại chỗ, nhưng được thuyết phục là muốn cả thành phố đều biết, để đánh động lòng yêu nước của người dân. Thế là đi!

Đoạn đường gian nan bây giờ mới thực sự bắt đầu. Tôi không nhớ nổi mình đã vượt qua bao nhiêu chốt chặn của công an, cscđ, trật tự, dân phòng... Toà nhà nơi tôi làm việc ở trước mặt, nhưng đi hoài không thấy tới! Trời nắng như đổ lửa trên đầu, mồ hôi nhễ nhại, bị đánh, bị chặn nhưng sao đoàn người vẫn cứ đi? Khát khao về một VN dân chủ, lòng tự tôn dân tộc thật không bút mực nào có thể tả hết. Tôi đi, nếu có chết tôi cũng cam lòng. Và tôi biết triệu triệu người VN cũng giống như tôi.

Chúng tôi đi biểu tình trong ôn hoà, không gây rối, không đập phá. Nhưng mọi thứ bắt đầu hỗn loạn, khi có người bị đánh và bị bắt, máu đã đổ! đám đông nhốn nháo, đá được ném đi liên tục từ những người phẫn nộ. Công an, cscđ bỏ chạy lên xe. Có một chi tiết thật mắc cười, thành phố thì lấy đâu ra nhiều đá như thế để ném? Các bạn quan tâm đến xh đều biết, nạn tham nhũng, rút ruột công trình là điều bình thường như cân đường hộp sữa, những miếng gạch lót đường được người dân tháo dỡ bằng tay rất dễ dàng để "trả lại" cho chế độ!

Chuyện xảy ra với chúng tôi bắt đầu từ việc tách đoàn để vào tiệm tạp hoá mua thêm nước và đi vệ sinh sau hơn 7 tiếng xuống đường. Sau đó chúng tôi đi nhanh về phía trước để nhập đoàn tại hồ Con Rùa, tới nơi đã nghe thấy những âm thanh chói tai mà lần đầu tiên tôi được nghe. Chúng tôi cầm biểu ngữ đứng trên vỉa hè trước quán cà phê. Đám đông rời rạc, người đứng trên vỉa hè, người đứng trên hồ, người đứng rải rác dưới lòng đường (sau này tôi mới biết nhóm này đã bị tách khỏi nhóm trước do bị chặn).

Âm thanh vừa dứt, một đoàn cscđ lên tới vài chục tiến về nhóm người biểu tình đứng trên hồ, nhiều người bị rượt té xuống hồ. Một nhóm cscđ tiền về phía chúng tôi xua đuổi, tôi bảo "Chúng tôi có làm gì sai đâu sao các anh đuổi chúng tôi?", một người trong số họ trả lời "biểu tình phải có nơi có chỗ", tôi hỏi "Luật biểu tình chưa có làm sao chúng tôi biết biểu tình ở đâu mới đúng?".

Họ bỏ đi và rượt đuổi tất cả những người còn sót lại trong đoàn. Sau đó tất cả bọn họ đã quay lại phía chúng tôi (Tôi, chồng tôi, Thành, Thy và Bảo) với dùi cui và khiên trong tay. Tôi đã la lớn "Các người ở đây ai là người Trung Quốc? Tại sao lại sợ những người như chúng tôi?" Họ lao vào xô ngã chúng tôi, tôi té xuống đất, những chiếc xe của quán để trên vỉa hè cũng bị ngã đổ theo, ông xã đã ngồi xuống che cho tôi, sau đó tôi nghe tiếng chúng nó nói "Khiêng nó lên xe".

Tôi không biết có bao nhiêu người khiêng mình đi, trên đường bị khiên ra xe tôi đã la như một con heo sắp bị đem đi thọc huyết "CỨU TÔI VỚI" "CỨU TÔI VỚI" "CỨU TÔI VỚI" tụi nó đã bóp miệng tôi, cố nhét cái khẩu trang tôi đang đeo vào họng tôi, tôi vẫn cố la hét không ngừng, tôi loáng thoáng thấy đám đông đứng bất động trên đường, trong các hàng quán. Tôi bất lực như khi thấy tổ quốc lâm nguy nhưng rất nhiều người vô cảm và thờ ơ!!!

Tôi bị quăng lên xe thua cả một con súc vật, giống tảng thịt thì đúng hơn, chúng bạt tai, đấm đá gì đó mà tôi cũng không còn cảm giác nữa. Tôi nhìn thấy ông xã đang bị đè đầu xuống sàn xe, một cái chân mặc đồng phục cảnh sát, nhưng tôi không thấy mặt. Tôi nằm đó, bất động, mắt vẫn mở, bao ý nghĩ ẩn hiện trong đầu "Con tôi sẽ ra sao? ngày mai tôi có đi làm không? Sao kết cục biểu tình ôn hoà lại là thế này?"

Xe dừng lại tôi bị kéo xuống đất và kéo lê một đoạn trên đường. Ở phía ngoài trụ sở xe cộ vẫn lưu thông, có người nhìn vào nhưng họ có nghĩ tôi là người vô tội đang bị đánh đập hay không?.
Sau đó tụi nó bảo tôi đứng lên và kéo tôi vào đẩy tôi ngồi xuống ghế, thì thấy chồng tôi và Bảo bị kéo vào và đấm đá túi bụi, miệng tụi nó không ngớt "ném đá nè, ném đá nè" mặc dù chúng tôi không ai ném đá gì tụi nó! Tôi bị một thằng đấm vào mặt ngay tại trụ sở công an Phường 1 Quận 3.

Chưa hết choáng váng thì đèn được bật các anh mặc sắc phục công an với bảng tên đầy đủ xuất hiện bảo chồng tôi với em Bảo đang rất sợ hãi ôm đầu ngồi dưới đất lên ghế ngồi.

"Các anh lên ghế ngồi đi, ở đây không ai đánh đập gì các anh đâu".

Nhóm tôi bị bắt gồm 4 người Tôi, Tín, Bảo và cô Hiếu. Các anh công an (CA) bảo chúng tôi đưa điện thoại ra bỏ vào bao thư, dán mép lại và viết tên mình vào.

Người làm việc với tôi là anh La Minh Hùng, mới bị đánh nên tôi chỉ khóc mà không khai gì cả: "Tôi có tội gì sao các anh lại đánh đập, bắt đem đưa về đây rồi bảo tôi làm việc".

Khóc cũng có lợi, nó giúp tôi có thời gian bình tĩnh và quan sát mọi thứ! Vì tôi không hợp tác làm việc nên bị đưa lên lầu. Trên lầu có cô Hiếu đang làm việc với CA Ngô Tấn Nhân với thái độ rất hợp tác. Có một bác lớn tuổi, tóc bạc muối tiêu, không mặc sắc phục, không biết là ai nhưng thường chỉ đạo mấy anh CA làm việc, tôi đoán là sếp của mấy ảnh nói với tôi:

ông ấy: "Chị này (cô Hiếu) làm sao thì cô cứ làm như vậy",

Tôi: "Mỗi người khác biệt, sao tôi có thể thấy người ta làm cái gì thì cũng làm theo?"

ông ấy: "Thuộc bài quá he?"

Tôi: "Người dân hiểu biết pháp luật các anh không mừng hay sao mà bảo người ta thuộc bài".

ông ấy: "Tôi đang nói chuyện với lính của tôi"

Tôi: "Tôi cũng đang nói chuyện với anh này (Hùng)"

Tôi không khai gì cả nên phải đưa tôi xuống lại tầng trệt, ngước nhìn đồng hồ khoảng 3h30 chiều.

Dưới này chồng tôi và em Bảo đang cho lời khai. Người làm việc với em Bảo là Hồ Công Tùng.

Người làm việc với chồng tôi là Trương Tấn Phúc. Bảo thì hỏi gì cũng trả lời. Ngược lại chồng tôi chỉ cung cấp những thông tin có trên giấy CMND, ngoài ra không nói gì thêm. Phúc bảo chồng tôi viết tường trình sự việc xảy ra trong ngày, chồng tôi bảo anh ấy không làm gì sai nên không viết, hắn bảo không viết thì ghi vào là "Không viết" rồi ký tên nhưng chồng tôi cũng không đồng ý. Em Bảo có khai nhưng cũng không đồng ý ký tên.

Tiếp theo Phúc tới làm việc với Bảo trước tiên, kêu em ấy mở điện thoại và nhập password, tôi gọi "Bảo" và Bảo trả lời "không biết pass". Sau đó hắn nói:

Phúc: "Em đi ra ngoài đó làm gì, nhà trường đã nhắn tin sao em không nghe theo?"

Tôi : "Ủa anh, công dân VN được quyền tự do đi lại bất cứ nơi đâu họ muốn, nhà trường nhắn như vậy là sai. Tại sao anh lại phổ biến thông tin sai đó cho người khác?"

Phúc: "Đó là chuyện của nhà trường, tôi không biết"

Tôi: "Anh là công an, anh phải biết luật, nhà trường đã làm sai, anh phải làm việc với nhà trường chứ không phải lại phổ biến thông tin sai đó cho người khác"

Phúc: "Tôi đang nói chuyện với em này chị đừng xen vô, chúng tôi đang tâm sự với nhau"

Tôi: "Tôi là dân, tôi có quyền giám sát các anh làm việc".

Và hắn không nói gì nữa.

Sau đó hắn qua làm việc với tôi và tôi nói đây là tài sản cá nhân, thông tin cá nhân của tôi, tôi không đồng ý cho ai đụng vô. Và ông xã tôi cũng không đồng ý. Điện thoại "cùi bắp" (từ cô Hiếu dùng) của cô Hiếu thì không có password, nhưng cô không lưu tên ai trong đó. Tất cả điện thoại sau đó bị niêm phong và giữ lại, mặc dù trước đó họ cứ nhắc đi nhắc lại "tài sản của anh chị, anh chị cứ giữ đi, chúng tôi không giữ gì của anh chị". Bảng tường trình của chúng tôi, đều do các anh CA tự viết lấy và nhờ các bác dân phòng tại đó ký tên xác nhận, bảng của tôi là do bác Phan Chí Nam ký.

Ngồi được một lúc lại có người đến chụp ảnh và lăn tay, tôi và chồng không hợp tác chụp ảnh bằng cách không cầm số hiệu, họ tự cầm và tự chụp. Tới màn lăn tay, tôi và chồng cũng không đồng ý lăn tay. Có em Bảo và cô Hiếu đồng ý lăn, lúc này xuất hiện nhân vật thứ 5 "cũng bị" đưa tới "giống" chúng tôi, anh ấy cầm sổ hộ khẩu và giấy tờ gì đó, tôi KHÔNG nghĩ ảnh giống chúng tôi (ngoại trừ họ nói như thế). Sau khi lăn tay, ảnh không ngồi chung với chúng tôi mà được ngồi ngoài sân. Tôi còn tưởng ảnh là người dân bình thường tới làm giấy tờ (tới khuya tôi mới biết ảnh vẫn còn ở đây khi thấy ảnh nằm ngủ trên ghế đá). Tầm 6h, 3 anh em chúng tôi bị tách riêng ra. Tôi ở dưới đất, ông xã và Bảo được dẫn lên lầu.

Phúc làm việc với tôi, hắn biết tôi không khai gì nên đã lưu thông tin tôi trên điện thoại của hắn, rồi nhìn vào đó mà chép vào bản tường trình. Tôi đợi một lúc và hắn hỏi:

Phúc: "Sao chị lại bị đưa tới đây?"

Tôi: "Tôi đứng trên vỉa hè, không vi phạm pháp luật, rồi rất nhiều cscđ tới đấm đá, quăng tôi lên xe như một con thú, vào tới đây còn đấm vào mặt tôi, anh có biết họ là ai không?"

Phúc: "Tôi không biết"

Tôi: "Ủa, anh là công an ở đây sao anh không biết? anh không biết, vậy người dân bình thường như tôi sao biết được"

Phúc: "Chúng tôi chỉ tiếp nhận người thôi, còn những chuyện khác chúng tôi không biết"

Tôi: "Tại sao một người không có tấc sắc trong tay lại bị các anh đánh đập dã man như vậy?"

Phúc: "Nếu chị cầm cây sắt chị đã không phải làm việc với tôi mà với những người bên hình sự"

Tôi: "Ủa cầm cây sắt cũng có tội sao anh?"

Phúc: "Chị cầm cây sắt ra đó làm gì?"

Tôi: "Tôi nói là tay không tấc sắt"

Ông đầu bạc lúc chiều giờ đã mặc sắc phục có gắn bảng tên, nhưng tôi không đọc được vì bị cận, và mắt thì bị đánh tụ máu nên thị lực càng kém hơn, ống nói "Tay không tấc sắt, chứ không phải cây sắt anh ơi"

Tôi: "Cây sắt hay cây dao gì cũng không nguy hiểm nếu chúng ta sử dụng đúng mục đích. Cây dao dùng để sắc đồ ăn, rau, trái cây... thì có gì (nguy hiểm) đâu".

Phúc: "Chị cầm con dao ở nhà thì được, nhưng chị cầm ra đường thì khác. Ra đường chị mang theo dao để làm gì?"

Tôi: "Mang dao ra đường là có tội hả anh?"

Phúc: ...

Tôi: "Mang dao ra đường là có tội?"

Phúc: ...

Tôi: "Tôi ra chợ mua con dao, tôi đang ở ngoài đường với con dao là tôi có tội?"

Phúc: "Thôi, bây giờ chị không làm việc với tôi đúng không?"

Tôi: "Các anh muốn người dân về làm việc, các anh phải có giấy mời, người dân đồng ý thì họ mới tới làm việc. Đằng này các anh đánh đập, cưỡng chế người khác về đây, tôi không đồng ý làm việc với các anh".

Phúc: "Chị không đồng ý, thì tôi ghi vào đây là không đồng ý, đơn giản chỉ có vậy thôi à".

Họ đã mời tôi về đây sai pháp luật một cách nghiêm trọng, nếu tôi đồng ý làm việc với họ chẳng khác nào tôi chấp nhận cách họ đối xử với mình như thế?

Tôi "làm việc" rất nhanh, sau đó ông xã đi xuống, Bảo phải khá lâu sau mới xuống. Nhưng tất cả đều không ký gì cả.

Từ đầu đến cuối chỉ có cô Hiếu là làm việc rất hợp tác, kêu gì cũng làm. Nhưng cô xin về thì không được, câu cô thường nói "Hỏi đường cũng có tội sao anh?"

Chúng tôi không ăn gì ở chỗ của họ, nước chúng tôi mang theo chỉ cầm cự được khoảng 15 tiếng thì phải uống nước của họ. Bạn có bao giờ ăn sáng, trưa, chiều chỉ với 1, 2 cái bánh quy bé tí? Cô Hiếu không ăn gì suốt 27 tiếng, cô có uống 1 ly cafe đen và 1 ly cafe sữa sáng hôm sau.

Tôi biết chúng tôi sẽ bị giam rất lâu, nhưng bạn có bao giờ nghe câu: "Một ngày ở tù bằng nghìn thu ở ngoài" chưa? trải qua rồi thì mới thấm thía câu ấy.

Tôi hỏi ông xã và Bảo có hối hận không? Câu trả lời là KHÔNG, chúng tôi không thấy hối hận. Những việc chúng tôi làm không là gì cả, nhưng nó sẽ góp phần cho mọi người thấy chế độ này thối nát ra sao. Chúng ta không thể để con cháu sống trong một xã hội bị cai trị bởi những người như thế được. Thế hệ của chúng ta, Trách nhiệm của chúng ta đừng đẩy vào con cháu. Hôm nay chúng ta bị đánh để ngày mai con cháu chúng ta được SỐNG.

Đêm đó chúng tôi "ngủ" trên ghế. Hàng ghế như trong bệnh viện, lồi lõm không sao nằm và ngủ được. Họ còn bảo chúng tôi nằm dưới đất, nhưng không ai đồng ý. Tivi được mở với âm thanh tối đa đến 4h, 5h sáng mới tắt. Họ phải trực suốt đêm để canh chúng tôi. Trước đó tôi được nghe kể, CA thường kêu người ta dậy làm việc lúc 3h sáng, khi đầu óc còn mơ mơ màng màng chưa tỉnh ngủ, để dễ dàng trả lời các câu hỏi mà không phải suy nghĩ được nhiều.

Lần này thì ngược lại, tôi và cô Hiếu đã làm cả trụ sở phải thức giấc lúc 2h sáng vì những câu hỏi của cô Hiếu và tôi với tên Phúc, người trực chính đêm đó "Chừng nào chúng tôi được về?" "Bây giờ 2 giờ đêm rồi, định giam chúng tôi tới chừng nào?" "Chúng tôi có tội gì?", hắn trả lời phải chờ bên phường xác nhận còn chờ đến bao giờ thì hăn không biết và gọi điện thoại cho những người khác dậy.

Ông đầu bạc khá bực tức bảo chúng tôi về chỗ ngồi nhưng tôi không đồng ý cho đến khi ổng xài từ "giam" với tôi (từ lúc vào họ không chịu cái câu "Tôi chỉ hỏi đường thôi sao các anh lại giam tôi?" của cô Hiếu, họ luôn trả lời "Chúng tôi có giam gì cô đâu, cô vẫn được đi qua đi lại mà?"

Ổng còn hăm doạ sẽ còng tay tôi nếu tôi tiếp tục nói, tôi đã đặt 2 tay lên bàn "Các ông còng đi", nhưng không thấy ai làm. Một ông bụng phệ, mặc đồ ngủ đi vào từ cổng sau, mặt khá bực tức nói với cô Hiếu "Đụ má cái bà này từ chiều bà nói nhiều tao đã bực mình lắm rồi!" và sấn tới cô Hiếu muốn đánh cô, nhưng mọi người can lại.

Cô Hiếu nói "Sao ông lại nói đụ má với người dân?" Sau đó ông đầu bạc nói tôi bày đặt gây rối trật tự công cộng và nói thêm gì nữa đó tôi không nhớ rõ nhưng những điều ông ấy nói đều là vu khống và sai luật khi cấm tôi nói. Tôi không muốn ăn bạt tai lúc nửa đêm nên đã câm miệng.

Sáng hôm sau có anh CA Nguyễn Thanh Sơn, người này được nhất trong tất cả những người tôi đã gặp tại đồn CA Phường 1. Điềm tĩnh và lịch sự, nhưng cs vẫn mãi là cs. Chúng tôi đã ngoan ngoãn ngồi chờ suốt buổi sáng khi anh ấy nói "Sẽ giải quyết cho mọi người trong sáng hôm nay", điệp khúc "chờ một chút" được lặp đi lặp lại.

Tôi bảo muốn gọi về cho người thân để báo tin nhưng không được. Tôi muốn được khám mắt nếu lỡ bị mù hay gì thì sao? Ảnh nói sẽ giải quyết sớm. 11h30 sáng, sau khi tôi và cô Hiếu khóc lóc đòi bác trực ban cho gọi điện về người thân nhưng bác ấy nói không có quyền.

Sơn từ trong phòng bước ra nói với chúng tôi chiều sẽ có người bên quận xuống làm việc và lấy lời khai lại, nếu mọi người họp tác thì sẽ giải quyết sớm. Tôi nghĩ sự thật chỉ có 1, lấy 10 lần thì cũng chỉ có 1 mà thôi. 3h chiều tôi và cô Hiếu tiếp tục hỏi, họ nói mọi người đang họp trong phòng sẽ có kết quả sớm. 3h40, hai người không mặc sắc phục bước ra, tôi hỏi họ có phải là người bên quận hay không, một người nói phải, một người hỏi giày tôi đâu? Giày tôi màu gì? tôi nói "Màu hồng" rồi sực nhớ tại sao phải trả lời họ? Vì phòng làm việc phủ bằng kính nên người bên ngoài có thể nhìn vào trong, tôi thấy họ đang search gì đó trên điện thoại, tôi nghĩ họ đang tìm video cảnh tôi đi biểu tình. Và họ tìm được và họ ra. Họ mời tôi lên lầu làm việc, tôi nói anh không mặc đồng phục công an và đeo bảng tên đàng hoàng tôi không làm việc với anh, một tên ốm cao đưa ra những lời doạ nạt, một ông đầu hói mặc sắc phục nhưng không đeo bản tên bảo

Ông ấy: "Tôi có quyền cho anh này được làm việc với cô"

Tôi: "Tôi không làm việc với người không mặc đồng phục công an và đeo bảng tên, nếu tôi bị đánh đập hay làm gì đó trên lầu thì tôi biết kêu ai vì cả tên của người này tôi cũng không biết"

Ông ấy: "Tôi sẽ lên làm việc chung với cô"

Tôi: "Tôi sẽ làm việc với chú nhưng anh này có mặt trong phòng tôi cũng không làm việc, nếu mọi người không làm như vậy tôi sẽ im lặng ngay từ bây giờ".

Tên ốm và cao nói với tôi hắn có chứng cứ chứng minh tôi có đi biểu tình, đi dưới lòng đường (haha).

Tôi bảo "Biểu tình không có tội, hiến pháp có quy định, người dân được quyền đi biểu tình, ai cản trở quyền đó sẽ bị phạt tù từ 1 đến 5 năm".

Rồi hắn cho tôi xem những cảnh có tôi, nhưng tôi không nhìn và bảo không thấy (dĩ nhiên). Hắn bảo không ký cũng vậy thôi, hắn có bằng chứng cả rồi.

Theo tôi được biết, chữ ký mới là quan trọng nhất. Nếu không như vậy thì làm sao có nhiều người bị bắt oan như anh Hồ Duy Hải, các bằng chứng đều không đầy đủ và thuyết phục, nhưng vì anh ấy đã ký tên nhận tội nên bị giam giữ oan sai hàng chục năm trời, mẹ anh phải chạy vại khắp nơi để kêu oan cho anh.

Không mời được tôi lên phòng làm việc, tên ốm bỏ cuộc, anh thứ hai hơi tròn, mặc áo sọc caro đỏ, nghe mọi người gọi là Phúc (không phải Trương Tấn Phúc). Tới làm việc với tôi, tôi ngồi giữa ông xã và em Bảo. Bằng nghiệp vụ hắn buộc tôi mở miệng vài câu, nhưng sau đó đành bất lực với tôi. Hắn từ cười vui vẻ (có gì vui đâu mà cười), đến lúc nghiêm nghị và hăm doạ sẽ tách 3 người chúng tôi ra nếu nói chuyện với nhau.

Tôi đã nói với hắn một câu "Em tôn trọng anh, nên em mới nói với anh: em chỉ làm việc với người mặc đồng phục có đeo bảng tên, nếu anh làm được điều đó, anh hỏi câu nào em trả lời được thì em sẽ trả lời. Nếu không em sẽ im lặng không nói gì cả".

Khoảng 30 phút sau, hắn buộc phải lấy điện thoại ra bấm. Theo sát hắn có tên Xuân Mạnh, tên này người thấp, khuôn mặt hiền nhìn khá quen, hắn không mặc đồng phục nên không biết làm chức gì trong đó. Tôi đã thấy hắn từ lúc vào tới giờ, vì hắn cứ quanh quẩn chỗ chúng tôi làm việc. Tôi đoán hắn có thể là những tên hay trà trộn vào đoàn biểu tình.

Khuôn mặt hiền lành nhưng những câu nói hắn nói với tôi, tôi sẽ không bao giờ quên được "Mới bị có một bên mặt thôi, vẫn còn thấy đường, cho nó bị bên kia nữa mới vừa". Tôi thấy một con quỷ đang ở trước mặt mình chứ không phải con người. Chính nó chắc chắn là một trong những người chứng kiến cảnh tôi bị đánh, cả đồn công an Phường 1 Quận 3 đều thấy, vì hôm đó cả tổ phải trực 100% quân số, trên xe chở tôi về đây cũng có người mặc sắc phục CA. Đúng là quỷ đội lốt người.
Khoảng 5h35 tôi nghe tiếng than "chẳng lẽ phải ở lại trực nữa sao?" "Một ngày cho tôi trực 3 ca cũng được, nhưng đừng có ca nào như ca này".

Khoảng 6h xung quanh tôi chỉ toàn những người mặc thường phục, duy còn có anh Sơn là mặc đồ CA. Bọn họ kêu người thứ 5 vào (tôi nghĩ là cò mồi) "ai làm tốt sẽ được về sớm, anh về trước đi" sau đó đến cô Hiếu, em Bảo thì bị cho ra ghế trước ngồi.

Họ bảo tôi với chồng xuống đất ngồi, họ kéo ghế qua một bên. Tôi nghĩ chắc mình sẽ bị tra tấn tiếp đây, tôi vừa nói vừa khóc "Các anh đừng làm như vậy, đây là đồn CA mà", thoáng thấy anh Sơn nhìn tôi nhăn nhó, tên Hùng nói lớn "LUẬT LÀ CỦA TỤI TAO". Ông xã bị lôi lên trước. Tôi nghe như có xô xát trên lầu. Tôi nằm dài dưới đất, khóc than cho đời mình, cho chế độ thối nát sao vẫn tiếp tục đè đầu cưỡi cổ dân tộc của tôi. Ông xã xuống.

Tôi mém bị đánh mấy lần, nhưng có người cản vì chắc khuôn mặt tôi đã thê thảm lắm rồi. Tôi tiếp tục bị tụi nó rinh như một con heo. Tôi không làm bất cứ cái gì để thể hiện sự vùng vẫy, tôi là một món đồ vật vô tri vô giác, một thứ đồ vật biết khóc. Trên lầu chúng lăn tay tôi, tôi nhìn xung quanh không có ai mặc đồng phục ngoài một bác dân phòng. Bác cũng là người rửa tay và dắt tôi xuống. Bác phục vụ cho chế độ này làm gì? hãy để phúc lại cho con cháu, tôi nghĩ thầm.

Tôi được hầu hết mọi người tiễn ra cửa, nhìn lại lần cuối nơi mình đã bị giam giữ suốt 27 tiếng qua. Tấm bảng treo dòng chữ "VÌ DÂN PHỤC VỤ" to đùng, cảm thấy đời chưa bao giờ thật đến thế. Ra đến cổng thấy em Bảo đã đứng ngoài cổng, Trương Tấn Phúc cầm 3 cái điện thoại cũng đứng bên ngoài. Tôi quay vào "Tôi đã đưa điện thoại trong đây thì khi nhận cũng phải nhận trong đây" (tôi đã quên giấy cmnd, ông xã thị bị tụi nó quăng áo khoác có bằng lái xe và cà vẹt xe trong đó), họ phải gọi tên Phúc vào "Đưa điện thoại cho bả đi, bả diễn quá".

Trước khi tôi đi họ còn nói "Đừng để tao thấy mặt mày nữa nhe".

Tôi nghĩ TÔI CÒN CÓ SỰ CHỌN LỰA HAY SAO?