khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

Đôi Bàn Tay Kỳ Diệu







Quốc Khanh & Mai Thanh Sơn song ca Làm Thơ Tình Em Đọc, nhạc Trúc Hồ phổ thơ Trịnh Bửu Hoài







Nghĩ về chuyến đi Pháp của tổng bí thư đàng CSVN - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh)







Cộng đồng người Việt tại Nhật giật sập tượng hcm







Paris biểu tình đồng hành cùng quốc nội chống Formosa, 7/4/2018







Biểu tình phản đối CSVN với phiên toà xử sáu hội viên hội Anh Em Dân Chủ tại Parsi, ngày 6/4/2018







Thanh Tuyền và Bùi Thiện song ca Việt Nam Muôn Thưở, nhạc Nguyễn văn Đông







Thế nào là dùng mạng an toàn?







"Có khi nào Trang (vợ Phạm văn Trội) trách chồng mình?"







Lm Nguyễn Ngọc Nam Phong: "Hãy đập tan mọi nấm mồ chôn dân tộc Việt Nam chúng ta"







Lm Lê Ngọc Thanh nhận định về bản án dành cho sáu nhà hoạt động dân chủ tại VN







Phỏng Vấn Ls Hà Huy Sơn







Nguyễn Trọng Nghĩa Trung, con trai Mục sư Nguyễn Trung Tôn: "Dân chủ không phải là tội"




Chú Thích: Phiên Tòa(PT), Chế Độ(CĐ)


Nhiều người nói rằng bố tôi và các bác trông rất hiên ngang và oai hùng. Tôi đồng ý, nhưng nếu các bạn nhìn kỹ hơn các bạn sẽ thấy:

– Bố tôi, mục sư Nguyễn Trung Tôn, bộ dạng hết sức thô kệch bởi vì đơn giản ông xuất thân là một người nông dân. Đằng sau ông là cả một gia đình nghèo khó gồm một mẹ già mù loà, một người vợ ốm đau tần tảo và hai người con thơ thiếu vắng sự che chở dậy dỗ của cha.

Ông phải đứng với tư thế nghiêng nghiêng lý do vì hai chân ông đã bị đánh cho đứt dây chằng trong một lần đi làm thiện nguyện trong miền Trung 5 tháng trước khi bị bắt. Mắt ông phải đeo kính lệch kéo dài theo sống mũi bởi vì đôi mắt ông đã trải qua nhiều trận đòn đầy máu và nước mắt vì những công việc ông làm cho nhân quyền Việt Nam. Đó là chưa kể những năm tháng tù tội đã làm làn gia ông úa tàn với nấm rổ khắp nơi vì điều kiện thiếu ánh sáng và nước sạch trong tù.

– Bác tôi, Luật sư Nguyễn Văn Đài, tóc đã bạc vì những suy nghĩ đăm chiêu về kế hoạch phát triển dân chủ cho Việt Nam. Ấy mà! Cũng có thể là vì nỗi buồn chất chứa của một người con phải đổi chữ Hiếu lấy chữ Trung. Bác Đài đã chọn chữ Trung với nước để phải ngồi tù khi chữ Hiếu chưa vẹn… bố ruột bác đã từ trần khi bác đang bị giam giữ bất hợp pháp trong tù mà không được nhìn thấy mặt con một lần. Còn về phần bác Đài cũng không thể về dự đám tang của cha được.

Tôi không thể bắt mọi người đọc mãi những câu chuyện buồn này nên tạm dừng lại ở đây. Tất cả những gì tôi muốn nói với mọi người rằng, mỗi gương mặt trong phiên toà đó đều có một câu chuyện. Sau cái thần thái cứng rắn đó là những nỗi đau không nguôi ngoai của những người con yêu nước, vì hai chữ Việt Nam mà phải đối mắt với việc bị lao tù mòn mỏi.

Xin đừng quên bố tôi, xin đừng quên bác Đài, xin đừng quên 6 nhà hoạt động bị xét xử ngày hôm nay, và cũng xin đừng quên hàng trăm người khác đang chiến đấu với gông xiềng chế độ cho quyền lợi của dân tộc quốc gia.



LỜI NÓI CUỐI CÙNG CỦA SÁU BỊ CAN TRƯỚC PHIÊN TÒA KANGOOROO






Nguyễn Văn Đài:

Mục đích đấu tranh của tôi là đấu tranh vì quyền con người, không có mục đích lật đổ chính quyền; tôi mong chính quyền thực sự dân chủ, vững mạnh, tôn trọng quyền con người theo hiến pháp và theo công ước quốc tế; tôi cũng không có mục đích thành lập đảng phải chính trị. Sau bao nhiêu cuộc đấu tranh gian khổ, hơn ai hết, người dân Việt Nam xứng đáng được hưởng quyền con người một cách đầy đủ để xã hội phát triển vững mạnh. Bố tôi cũng là bộ đội Trường Sơn, anh em tôi cũng là những người hoạt động trong ngành công an, trong chính quyền, tôi không mong lật đổ chính quyền mà chỉ mong nó ngày một tốt hơn.

Có thể, quan điểm của chúng tôi khác quan điểm của những người cộng sản về một xã hội dân chủ, công bằng nhưng chúng tôi cần sự khách quan, công bằng của HĐXX, chúng tôi cần lòng khoan dung của chính quyền đối với những người bất đồng chính kiến – khoan dung cho chúng tôi cũng là khoan dung cho chính mình ngày mai.

Phạm Văn Trội:

Bị cáo mệt mỏi từ lâu, muốn nghỉ ngơi và phụng dưỡng mẹ già; một bản án quá nặng sẽ khiến bị cáo không có cơ hội nhìn thấy mẹ khi trở về. Việc xã hội trước tôi có tham gia nhưng khi tôi từ bỏ và quay về với gia đình mà vẫn bị xử lý thì lòng khoan dung của đất nước này đang ở đâu? Đời sau con cháu nghĩ về chúng ta ra sao? Hãy nhìn đạo đức và nhân văn với bản thân tôi và các bị cáo.

Nguyễn Trung Tôn

Sự hiện diện của chúng tôi ngày hôm nay tại đây chứng tỏ nhân quyền đang bị vi phạm. Bao xương máu của cha ông tôi gieo xuống mong muốn con cháu được bình yên, hạnh phúc. Tôi mong muốn những gì tôi gieo hôm nay nên sẽ được gặt kết quả trong tương lai. Dù bào chữa, tranh tụng thế nào đi nữa thì bản án cũng sẽ được tuyên, tôi sẽ bị ngồi tù – có thể tôi không thể gặp mẹ tôi – đây có thể là lần thứ 6 mẹ tôi phải mất người thân vì tình yêu đất nước nếu như HĐXX không gieo tình yêu thương.

Nguyễn Bắc Truyển

Cảm ơn các luật sư, đề nghị các luật sư công bố bài bào chữa lên công luận. Tôi không quan tâm tới bản án – tôi chỉ cần biết anh em tôi, bạn bè tôi biết tôi không vi phạm pháp luật, tôi chỉ cần biết những người đồng đạo của tôi biết tôi không vi phạm pháp luật, thế là đủ. Tôi không hận thù gì chế độ này. Có thể tôi không kháng án nhưng những người ở ngoài sẽ đấu tranh cho chúng tôi. Tôi cảm ơn HĐXX đã tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp để chúng tôi được thể hiện hết những nội dung mình muốn truyền tải; cảm ơn ban quản lý trại giam đã đối xử nhân văn với chúng tôi.

Trương Minh Đức

Đại diện VKS không chứng minh được hành vi phạm tội của chúng tôi nhưng HĐXX vẫn ra bản án thì mai đây có thể các vị trong HĐXX có thể phải chịu trách nhiệm như chúng tôi; lịch sử rất công bằng.

Lê Thu Hà

Tôi hy vọng quý tòa xem xét, phán xử công tâm, công bằng theo tinh thần cải cách tư pháp.




Nông sản Việt vẫn bấp bênh







Dân Đồng Bằng Cửu Long nay phải loay hoay kiếm sống







Vì sao thanh niên Việt Nam không quan tâm đến đời sống chính trị?







Làng gốm cổ nhất Đông Nam Á







Mùa hoa anh đào nở rộ tại thủ đô Mỹ



,br/>

,br/>

Giây phút cuối







Ăn uống thế nào để phù hợp với từng độ tuổi?




Nhớ lại khi chúng ta còn ở độ tuổi thanh thiếu niên, mỗi bữa cơm có thể ăn đến hai ba chén cơm, hoặc có ngày chẳng ăn gì nhiều ngoài tô mì gói. Chế độ ăn uống không hề đồng đều, vậy mà cơ thể vẫn khỏe mạnh, vẫn dồi dào năng lượng để đi học, đi làm, đi chơi. Hoạt động liên tục mà chẳng thấy đuối sức.

Những ngày tháng thanh xuân ấy mau qua đi. Khi cơ thể dần phát triển đến độ tuổi trung niên, hở một chút là mệt mỏi, ăn thiếu chất là cơ thể sẽ lên tiếng ngay, đau chỗ này, nhức chỗ nọ. Lúc đó, chúng ta mới nhận ra việc bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể là cần thiết như thế nào.
Cô Jessica Spendlove, một trong những chuyên gia về chế độ ăn kiêng kết hợp với luyện tập thể thao, đã chia sẻ trong một bài viết của HuffPost Australia rằng, ăn uống điều độ và phù hợp với độ tuổi sẽ giúp hỗ trợ cơ thể rất nhiều trong quá trình trao đổi chất, dẫn đến việc các bộ phận trong cơ thể làm việc ổn định, rất có lợi cho sức khỏe.

Nghe thì có vẻ như chúng ta phải áp dụng chế độ dinh dưỡng rất phức tạp và khó khăn, nhưng thực chất thì không phải như vậy. Chỉ cần bạn bảo đảm được hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là được.

“Trong mỗi độ tuổi nhất định, cơ thể chúng ta đều có sự thay đổi lớn, thế nên điều quan trọng mà chúng ta cần cân nhắc đó chính là việc hiện chúng ta đang ở độ tuổi nào. Từ đó mới suy ra được hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe,” Spendlove cho biết.

“Một chế độ ăn uống cân bằng, kết hợp với việc luyện tập thể thao đóng vai trò lớn trong việc quyết định quá trình lão hóa của cơ thể.”

Vậy làm sao để ăn uống đúng với độ tuổi của mình?

“Khi chúng ta già đi, có rất nhiều yếu tố sẽ thay đổi theo, bao gồm cả sự trao đổi chất, khối lượng cơ, mức hóc môn cũng như hàm lượng dinh dưỡng cần thiết.”

Độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên

Ở độ tuổi này, cơ thể còn trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện các chức năng, thế nên việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng. Chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm trái cây, rau củ, ngũ cốc, đạm và canxi. Với tỉ lệ ½ - 2 phần trái cây, 2-5 phần rau củ, 4-7 phần ngũ cốc, 1-2 ½  phần đạm và 1-3 ½ khẩu phần sữa bò hoặc sữa thay thế tùy độ tuổi.

Chất canxi đặc biệt cần thiết cho độ tuổi thanh thiếu niên khi xương đang ở giai đoạn phát triển mạnh nhất, và cả khi quá trình phát triển đó giảm dần thì vẫn cần phải bổ sung đều đặn. Lượng canxi cần bổ sung vào cơ thể mỗi ngày ở độ tuổi 12-18 là 1300mg,” Spendlove chia sẻ.

“Cần bổ sung chất sắt cho các bé gái bắt đầu vào giai đoạn nguyệt san. Hàm lượng chất sắt tăng từ 9mg đến 18mg mỗi ngày. Việc tìm hiểu những loại thực phẩm nào giàu chất sắt là điều cần thiết.”

Độ tuổi từ 20 đến 30

Ở giai đoạn trưởng thành, cơ thể cần bổ sung nhiều trái cây (2 khẩu phàn mỗi ngày), rau củ (5-6 khẩu phần), ngũ cốc (4-9 khẩu phần), đạm (2-3 ½ khẩu phần) và canxi (2 ½ -4 khẩu phần).

“Mật độ xương tiếp tục tăng cho đến những năm cuối của độ tuổi 20, vì vậy việc hấp thụ đầy đủ lượng canxi là rất cần thiết, để gia tăng tối đa sức khỏe của xương, ngăn ngừa chứng loãng xương về sau.”

Lượng canxi cần thiết bổ sung mỗi ngày đối với người trưởng thành là 1,000mg.

“Ở độ tuổi 20, 30 chúng ta thường rất bận rộn nên thường không chú ý đến việc ăn uống điều độ. Nhưng việc cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn đầy đủ trái cây, rau củ để bổ sung chất xơ cho cơ thể không chỉ mang lại hiệu quả trong giai đoạn đó mà còn có ảnh hưởng tốt về lâu dài.”

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú thì hàm lượng dinh dưỡng càng thay đổi đáng kể.

“Phụ nữ dự định mang thai cần nhất là bổ sung đầy đủ chất folate (hay còn gọi là axit folic) trước và sau khi thụ thai, nhằm bảo đảm đứa trẻ tránh được những khiếm khuyết khi phát triển hệ thần kinh,” Spendlove cho biết.

Chất sắt cũng rất cần thiết cho phụ nữ trong giai đoạn sinh nở, vì vậy cần bảo đảm bổ sung 18mg mỗi ngày.

Spendlove còn chia sẻ, “Thiếu sắt là một vấn đề nan giải đối với phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30. Do đó họ cần chú trọng đến việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ ít nhất ba lần một tuần, có thể sẽ giúp hạn chế việc thiếu sắt.”

“Những loại thực phẩm thay thế giàu chất sắt còn có thể kể đến các loại legume, đậu lăng, đậu nành, đậu hũ, tempeh (một loại thực phẩm lên men từ đậu nành truyền thống của Indonesia), và một số sản phẩm tăng cường ngũ cốc.”

Nhu cầu về chất đạm, kẽm, i-ốt, selen, omega-3, vitamin B12 và vitamin C cũng tăng trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Nếu không chắc chắn về tình trạng dinh dưỡng của mình, các bà mẹ nên liên lạc với GP để theo dõi.

Độ tuổi 40 đến 50

Tối ưu hóa hàm lượng dinh dưỡng và sự đa dạng trong thực phẩm là việc vô cùng quan trọng cần phải quan tâm trong độ tuổi này. Đây cũng là lúc mà vấn đề cân nặng cần được theo dõi.

“Nguy cơ tăng cân cao nhất đối với những người ở độ tuổi này, vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả việc giảm tỷ lệ của quá trình trao đổi chất,” Spendlove cho biết. “Cần tập trung vào khẩu phần ăn, dùng các loại thực phẩm ít năng lượng hơn, kết hợp với tập thể thao thường xuyên.”

Ăn thật nhiều trái cây và rau củ, cũng như bổ sung axit béo có trong dầu cá, bơ, các loại hạt, là một trong những bước cực kì quan trọng để hỗ trợ các hoạt động của não bộ và cơ thể.

“Điều cần thiết là tập trung vào việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Điều này có nghĩa là ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau từ các nhóm thực phẩm khác nhau.”

“Chế độ dinh dưỡng giàu chất oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer.”

Chúng ta cũng cần liên tục (hoặc bắt đầu) tập luyện để tăng sức đề kháng và ăn đủ chất đạm trong suốt giai đoạn này.

“Khi cơ thể già đi, lượng cơ trong cơ thể cũng dần mất đi. Để hạn chế hoặc ngăn chặn quá trình này, chúng ta cần có những kế hoạch tập luyện và ăn uống cụ thể, bao gồm cả việc bổ sung chất đạm và tập luyện để tăng cường sức đề kháng.”

Nhiều phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn mãn kinh trong thời gian này, nên sẽ có ảnh hưởng lớn đến lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

“Khi phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh, sẽ có rất nhiều thay đổi trong cơ thể của họ, do ảnh hưởng từ việc suy giảm lượng nội tiết tố nữ (oestrogen). Những thay đổi này bao gồm cả việc giảm ham muốn tình dục, tăng nguy cơ loãng xương và bệnh tim,” Spendlove giải thích.

“Sự suy giảm nội tiết tố nữ dẫn đến giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương hoặc xương bị giòn. Để tránh việc này, phụ nữ cần phải tiêu thụ ít nhất 3 khẩu phần các loại thực phẩm giàu canxi mỗi ngày.”

Độ tuổi trên 60

“Khi cơ thể già đi, chúng ta sẽ không cần phải bổ sung quá nhiều năng lượng và cơ thể, vì cơ thể không còn phải hoạt động nhiều như khi còn trẻ.”

“Cần quan tâm đến việc cân bằng chất đạm trong cơ thể đối với người ở độ tuổi này. Từ việc đó giúp hạn chế việc tăng cân và tạo mỡ, giữ lại lượng cơ và năng lượng cần thiết cho cơ thể.”
Một lần nữa, việc bảo đảm bổ sung đầy đủ canxi mỗi ngày vẫn luôn là vấn đề quan trọng dù ở bất kì độ tuổi nào.

“Phụ nữ trên 51 tuổi và nam trên 70 tuổi được khuyến khích bổ sung khoảng 1300mg lượng canxi mỗi ngày.”


Đứng Vững Lên Hát Vang Việt Nam, nhạc Nguyễn Tằm



Đây là lời hát đầu tiên của bài nhạc Đứng Vững Lên Hát Vang Việt Nam đã đựợc nhạc sĩ Nguyễn Tằm hát tại rạp Thống Nhất trong đêm nhạc Tiếng Hát Từ Lòng Đất của Đoàn VNTNSVHS Nguồn Sống vào nằm 1971.


Từ trời Bắc ông cha ta theo đàn chim xuống Nam dựng nước.
Vượt Trường Sơn qua đồng xanh đứng vùng lên hát vang Việt Nam.
Ngày rồi tháng máu xương nhuộm núi
Nghe quặn đau buốt trong tim nầy, kiếp đọa đầy
ngày hôm kia ngày hôm qua biết bao nhiêu nhục nhằn.

Anh lên rừng anh hỏi cây xanh,
anh xuống biển anh hỏi rêu xanh
và về đồng anh hỏi lúa chín:
Giòng giống ta Việt Nam kiêu hùng.
Sanh ra đời ta gọi Việt Nam,
năm mươi triệu ta cùng hô lớn:
Một tổ quốc, một Việt Nam
một giống dân rồng tiên da vàng.


ĐK.
Việt Nam kiêu hùng đấu tranh đời đời,
cùng nhau ta lên đường
phất cao ngọn cờ.
Cho ngoại nhân bừng con mắt,
nước Nam ta vững hơn đồng sắt.

Việt Nam ta anh hùng đấu tranh đời đời,
cùng nhau ta lên đường phất cao ngọn cờ.
Cho ngày mai toàn thế giới,
nghe rạng danh giống dân Lạc Hồng.


Từ trời Bắc ông cha ta theo đàn chim xuống Nam dựng nước.
Vượt Trường Sơn qua đồng xanh đứng vùng lên hát vang Việt Nam.
Từ Lạng Sơn dâng cao ngày mới
Ta cùng hãy phất cao ngọn cờ giòng giống Lạc Hồng
Việt Nam ơi,
Việt Nam ơi ta yêu đời đời
Lên trên rừng anh hỏi non cao,
xuống dưới biển anh hỏi rêu xanh,
và ngoài đồng anh hỏi lúa chín:
Giòng giống ta Việt Nam anh hùng.
Chỉ lên trời anh hỏi mây xanh
Chỉ trong lòng ta 1 mảnh đất,
giòng Rồng Tiên, từ ngàn xưa,
giòng giống ta VN anh hùng


ĐK
Quê hương đang bị chia đôi
Anh em mình đang bị chia phôi
Dù ngục tù in hẳn cái chết
Còn giống dân Rồng Tiên trong nàỵ
Nhưng trong lòng ta còn VN
50 triệu ta cùng hô lớn
Một tổ quốc một Việt Nam
một giống dân rồng tiên da vàng.


ĐK - Hát 2 lần.


Nhạc đính kèm bên dưới trong đó một số lời đã bị sữa chữa.  Đính kèm ở đây chỉ đễ tham khảo. 





Nghề "kéo đàn cò không dây" tại Mỹ







Phiên Tòa Xử Bất Công







VN Tuần Qua, 7/4/2018







'we cried for our loved ones and our country'







Sầu Ở Lại, thơ Nguyễn Đạt





Tôi nhớ làn khói từ cối thuốc ống vố
của anh buổi ấy
Vật vờ góc phố đêm chợ Đũi – Sài Gòn
Bằng hữu chúc anh may mắn lên đường
Giã từ những bữa rượu những ngậm ngùi
những cay đắng
Đô thị này đã quá nhiễu nhương
Bủa vây anh đầu khóm cuối phường.


Bằng hữu chúc anh vui vẻ cuộc sống mới
cùng bạn cũ
một nông dân
ở một nơi yên tĩnh đồng bằng sông nước
miền tây Nam Bộ
một xã ấp nghèo còn chút hy vọng yêu thương.


Về miền tây Nam Bộ
sống cùng người bạn nông dân
và một ống vố và mấy quyển sách
xưa cũ cả rồi
và những cánh đồng sầu không giới hạn
khói thuốc bay lên cũng nguôi ngoai.


Bọn họ không thấy vậy
Bọn họ nói anh toan tính chi đây
Bọn họ thấy ánh mắt đáng ngờ sau tròng kính khó hiểu
thấy âm mưu lẩn trong những cụm khói thuốc dày
Bọn họ bắt anh vào chỗ tù đày
Gán tội anh trí-thức-cũ-phản-động
Thân thiết của ngụy-quân-ngụy-quyền.


Được bọn họ trả tự do khi hấp hối
Anh chết trong cánh tay bạn cũ nông dân
Bạn quá nghèo
bó thân thể anh trong bẹ chuối
chôn dưới ruộng đồng.


Bằng hữu của anh
người ở phương xa người đã vĩnh biệt
người vẫn sống với nỗi sầu-ở-lại
nỗi sầu trong tác phẩm thơ anh
Nỗi sầu hôm nay lạnh mình hơn cả nỗi cô đơn anh từng trải
Nỗi sầu hôm nay nghẹt thở tức ngực
Nỗi sầu hôm nay là mũi tên độc găm vào người
Nỗi sầu hôm nay là quan tài bằng bẹ chuối
Nỗi sầu hôm nay là sầu không được nói.



Một Chút Văn Khoa Sàigòn Năm 60 - Tác giả Nguyễn văn Sâm



Sau một vòng dạo đường sách, con đường nay được coi như bộ mặt văn hóa của thủ đô Sàigon, với nam thanh nữ tú, với du khách thanh lịch, với người có nhiều ái lực với văn chương… chúng tôi vào quán cà phê ngồi vừa nói chuyện về những quyển sách xưa nay mà cả hai cùng thích vừa ngắm hoạt cảnh sau cửa kiếng. Người chơi sách trẻ đi cùng chợt hỏi giọng rụt rè  ‘Bác có quen với nữ văn sĩ Nguyễn thị Hoàng không, cháu nghĩ là cô Hoàng đồng thời với bác’.
 
Câu hỏi làm quá khứ hiện về trong trí với khu Đại Học Văn Khoa chật hẹp ở góc đường Nguyễn Trung Trực và Gia Long một thời tuổi trẻ chúng tôi. Thời chưa có xuống đường ồ ạt của tuổi trẻ tự dấn thân hay bị giật dây, chưa có những biến động chánh trị thay chúa đổi ngôi như chong chóng, người sinh viên chúng tôi chăm chú vào việc trau dồi kiến thức để tạo lập hành trang cho chính mình trước khi thiệt sự bước chưn vào đời. Thời của những vô tư với tiếng súng đì đùng thiệt xa ngoài kia, mơ hồ sương khói. Thời người sinh viên chưa lo lắng về tấm Giấy Gọi Nhập Ngũ của Chuẩn Tướng Bùi Đình Đạm sau nầy khi chiến tranh đã lên cao điểm. Tôi trả lời thiệt tình:
 
Đồng thời thì đúng nhưng quen biết thân tình thì chưa được cơ duyên.’
 
Ánh mắt ngạc nhiên dò hỏi của người bạn trẻ chiếu thẳng lên tôi rồi quay qua chỗ khác liền. Anh có vẽ ngạc nhiên về lời thú nhận của tôi. Trầm ngâm một lúc hèn lâu tôi mới nói như tâm sự:
 
‘Nữ sĩ cùng trạng tuổi, cùng một lớp ở trường năm ấy nhưng lúc đó như có một sự cách biệt lớn giửa nhóm nam sinh viên ‘nhà quê’ chúng tôi với nhóm các cô ‘rất sang trọng’ ấy.’
 
Nói tới đây tôi chợt nhớ đến ba nhóm nữ sinh viên chơi thân với nhau, mỗi nhóm chiếm lĩnh một vị trí trong giảng đường 1  ngoài sau cầu thang, ngó qua khu đất trống sau nầy biến thành Thư Viện Quốc Gia mà nay là Thư Viện Tổng Hợp của thành phố Sàigòn. Thuở ấy, không biết từ bao giờ, chúng tôi có qui ước bất thành văn là hể có quyển tập, túi xách nào đặt lên bàn có nghĩa là ghế đó đã có người. Và không ai tranh cải dầu cho nhiều khi ghế xí phần đó không ai vào ngồi. Thông lệ mỗi nhóm nữ thường cắt ra hai cô đi rất sớm xí chỗ trước. Với ba nhóm của các cô, bọn nam sinh viên chúng tôi dầu đi sớm cách mấy cũng thường đành chịu ngồi phía sau. Xa thầy, giảng đường bao la, nghe bài giảng tiếng được tiếng mất cũng đành chịu, chẳng lẽ xen vào giửa những tà áo dài đầy màu sắc ấy. ‘Coi sao được’. Chúng tôi bảo với nhau như vậy và chấp nhận ngồi phía sau, bất lợi về mặt thâu lượm kiến thức nhưng được cái là có dịp chiêm ngưỡng những cái ót trắng đẹp, những lọn tóc lòa xòa cố ý, những mái tóc thề cắt ngang rất thẳng hay những tà áo hở chút vai gần cổ…. để trí tưởng tượng có dịp vân du phiêu bồng…
 
Tôi nói hơi chi tiết để người bạn trẻ hiểu:
 
‘Năm 1954, đất nước bị chia hai. Nỗi đau buồn vì vận nước ai cũng có, nhưng rồi chánh quyền trách nhiệm phần đất của mình phải bắt tay thực hiện những gì cần thiết để tạo thành một quốc gia. Trường Đại Học Văn Khoa trước đó Miền Nam chưa có, được thiết lập từ một bộ phận giáo sư ít ỏi bỏ Miền Bắc vào Nam. Sau một thời gian chấn chỉnh, khai giảng năm đầu tiên 1955-1956, với một vị Hán học thâm niên làm Khoa Trưởng. Mấy năm sau đó, vào niên học 1960-1961 mà chúng tôi hân hạnh tham dự, trường tương đối đã đi vào nền nếp với vài ba vị tiền bối được cấp văn bằng cử nhân là văn bằng cao nhứt lúc đó như Lữ Hồ Nguyễn Minh Hiền, Phạm Thế Ngũ, Lê Hữu Mục, Trịnh Văn Thanh ….và một người là Thích Nhất Hạnh sau nầy.
 
Giáo Sư Khoa Trưởng thời 1960 là cụ Nguyễn Huy Bảo, một người theo Tây học. Cụ không đồng ý loại bỏ hẵn ảnh hưởng của Pháp nên tổ chức năm thứ nhứt Văn Khoa gồm hai hệ: Dự bị Việt dành cho sinh viên học chương trình Việt dưới Trung học và Dự bị Pháp, dành cho sinh viên trước đây theo chương trình Pháp, gọi là lớp Propédeutique francaise. Nói thì nói vậy, nhưng ai muốn ghi danh hệ nào cũng được, tùy theo ý thích của mình. Năm thứ nhứt chia như thế nhưng sinh viên sau khi học xong thì theo hệ thống chứng chỉ, chọn những chứng chỉ nào mình nghĩ là phù hợp để hoàn tất văn bằng cử nhân sau bốn chứng chỉ. Lúc nầy hai hệ đã hòa lẫn nhau vì nhiều chứng chỉ có cả giáo sư Việt và Pháp, nhứt là các chứng chỉ thuộc nhóm Địa lý, Lịch sử và Triết học.
 
‘Hình như là cô Ngô Đình Lệ Thủy học Dự Bị Pháp năm đó. Bác có nhớ gì về cô ấy không?’
 
Tôi mơ màng, trầm ngâm khi nhớ đến sự bất hạnh cuối đời của người thiếu nữ duyên dáng nầy:
 
‘Lệ Thủy học Dự Bị nhưng sau nầy kìa, hình như là niên khóa 62-63. Vì có hai lớp Dự Bị nên các sinh viên gọi là cùng học năm thứ nhứt nhưng cách biệt lắm.  Dân Dư Bị Pháp hào hoa sang trọng, nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp lưu loát, giọng Pháp chuẩn vì họ học ngôn ngữ nầy từ nhỏ, sử dụng tiếng Pháp hằng ngày với dàn giáo sư hầu hết từ Pháp qua.  Họ ghi tên nhưng với tâm trạng tạm thời để chờ ngày đi du học Pháp, Anh. Dân Dự bị Việt thì nhà quê hơn, ít thời thượng và nói tiếng Việt. Tương lai của họ là ở trên đất nước nầy nhưng vì trở ngại ngôn ngữ nên các trào lưu văn học và triết học Âu Châu chỉ biết sơ sài. Tôi thuộc lớp nhà quê nầy mà là nhà quê bực hai vì mình ngố giửa đám đông các bạn thuộc gia đình tương đối giàu, ăn mặc đúng kiểu: Giày da bóng, quần jean bằng vải nhung mới, lúc đó chưa có mode xé rách đầu gối  hay cắt cụt tối đa như bây giờ, áo montegu mỗi ngày một màu trang nhã, sơ mi dài tay, manchette double có gài nút đắt tiền… Họ nói chuyện văn chương triết lý cao xa từ những quyển sách mới xuất bản, ít người biết, được gởi thẳng từ Pháp về qua nhà sách Việt Bằng ở đường Lê Lợi… Họ ăn uống ở nhà hàng Thanh Bạch, La Cave hay ngồi ghế cao cẳng trong khu cinéma Lê Lợi thưởng thức cà phê phin, ăn bánh mì chiên xịt maggi nhập cảng, hoặc cầm tay đào dạo  passage Eden, khu phố Charner (sau nầy là passage Tax), ngồi nhà hàng La Pagode, Givral, Pole Nord tán gẫu trong những giờ không có lớp…’
 
‘Và cô Ngô Đình Lệ Thủy?’
 
‘Đó là một cô gái tương đối đẹp. Nhu mì, mềm mỏng. Lúc nào cô cũng có ba bốn người hộ vệ, họ không dữ dằn hay vô phép gì nhưng luôn luôn ngó chừng với cặp mắt nhà nghề lưu ý ai đến quá gần ái nữ của ông cố vấn họ Ngô Đình. Thường bọn nhà quê chúng tôi kháo nhau hôm nay có Lệ Thủy đi học và đến nhìn. Bao giờ cô ấy bị ai đó nhìn nhiều thì  đềumỉm cười gật đầu chào thân thiện rất Tây phương để người đó biết ý mà tiến tới làm quen hay lãng xa.’
 
Người bạn trẻ ranh mãnh với nụ cười nửa miệng:
 
‘Bác có được chào thân thiện?’
 
‘Dĩ nhiên là có, vài ba lần vì tò mò, nhưng đến gần để làm quen thì không. Mình vốn nhát làm quen với bất kỳ ai, vả lại cũng sợ cô ấy xổ tiếng Tây mình ú ớ mặc dầu các bạn đều quả quyết rằng với người không quen cô ta đều nói tiếng Việt.’
 
‘Hai hệ thống giáo dục làm phân cách một thế hệ thanh niên cùng thời đại… !’ Người bạn trẻ của tôi trầm ngâm một lúc rồi đưa ra nhận xét.
 
‘Không ai muốn có hai hệ thống giáo dục trong một nước. Ngày đó có hiện tượng tréo ngoe nầy vì hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc đương hiện diện cần thời gian để được thay thế sau khi nước nhà độc lập, thời gian đó chưa thực sự dứt điểm.’
 
‘Vậy mà bây giờ chúng ta đương có hai hệ thống!’ Tiếng người trẻ tuổi thoát ra mau như tên bắn nhưng với giọng buồn như tiếng than.
 
Tôi trầm ngâm một lúc lâu, uống nhiều hớp nước mới nhỏ nhẹ:
 
‘Do sự phân cách quá xa giửa các đại gia giàu xụ dính dáng đến chế độ và lớp dân đen cùng đinh nghèo khổ kiến từ ngàn, nuôi con  được đi học là may!’ Tôi lơ đảng ngó ra ngoài rồi chuyển hướng câu chuyện: ‘Hình như chúng ta đi lệch đề tài lúc ban đầu. Em hỏi về nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng?’
 
Người thanh nên gật đầu bẽn lẽn.
 
Tôi tiếp moi từ ký ức xa xôi của hơn nửa thế kỷ lâu ngày nằm yên trong não bộ.
 
‘Nếu Văn Khoa được nhắc đến nhiều vì có Ngô Đình Lệ Thủy sau nầy thì trước đó hai niên khóa đã có Nguyễn Thị Hoàng. Dĩ nhiên là trong cái nhìn chủ quan của tôi và vài ba người bạn tôi lúc đó. Chị ấy có cái đẹp mặn mà, sang trọng. Chúng tôi thấy nét quí phái của chị trong từng cử chỉ nghiêm trang hay trong nụ cười thân thiện. Cùng học một lớp nhưng hầu hết bọn tôi đều coi chị như một người đàn chị trong dáng đi điệu đứng hay cách nói chuyện với bạn bè nam cũng như nữ. Tất niên năm đó, nhớ không lầm, thì chị đứng lên ứng khẩu bài nói chuyện bằng tiếng Anh rất lưu loát. Giáo sư  Mc Kenzy, người Tân Tây Lan dạy môn Anh Văn cho năm Dự Bị Việt chúng tôi đã đeo theo nói chuyện với chị hàng giờ liền. Trong nhóm bạn của chị Hoàng có vài chị cũng đẹp và giỏi Anh ngữ, họ đối đáp với thầy mà tôi tưởng là họ thuộc nhóm theo hệ Dự Bị Anh. Các chị ấy hầu hết sau nầy đều tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm ban Anh văn hay cử nhân Anh văn dễ dàng. Có một chị rất thành đạt tôi gặp ở Houston, Texas. Mấy chị khác hầu hết lập gia đình với những người có chức phận nên ít xuất hiện, họ không trở thành người của đám đông.’
 
‘Thầy giáo nói chuyện quá lâu với sinh viên có bị tai tiếng cho hai phía như thời nay?’
 
‘Có bạn thời đó như anh Nguyễn Tăng  Uyên sau nầy dạy ở trường Sư Phạm Cộng Đồng Long An, quả quyết với tôi là GS. Mc Kenzy say mê một bóng hồng trong nhóm, tôi xin không nói ra là ai. Chuyện xa xưa rồi, xác nhận rõ ràng chẳng ích lợi gì.  Khoảng cách thầy trò chưa đầy 10 tuổi là yếu tố để gánh những tiếng xì xầm. Một người bạn khá thân của tôi lúc ấy là anh Trương Kim Chung (đã mất) lại quả quyết có chị Bích T. thích ông Mc Kenzy. Hai năm sau gặp lại, anh vẫn xác nhận điều đó, tuy rằng hai người trong cuộc chẳng tiến xa gì hơn, ông thầy Anh văn của chúng tôi về nước liền sau niên học ấy…’
 
Tôi thấy mình không nên đi quá chi tiết cá nhân:
 
‘Tại sao em hỏi về nhà văn Nguyễn Thị Hoàng?’
 
‘Em muốn xin vài chữ ký cho bộ sưu tập tác phẩm có chữ ký của những nhà văn tên tuổi Sàigòn độ trước. Chữ ký của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng rất khó tìm, kể cả sách từ trong tủ của cụ Vương Hồng Sển hay của GS Nguyễn văn Trung.’
 
‘Chị Hoàng rời trường sớm để trở thành một hiện tượng văn nghệ thời đó…’
 
‘Vòng Tay Học Trò đăng trong tạp chí Bách Khoa xôn xao một thời…’
 
‘Tôi nghĩ rằng nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đã phát pháo cho phong trào các nhà văn nữ viết mạnh, dám nói những điều thầm kín mà các cây bút trẻ trước đây khi muốn viết cũng phải ngập ngừng. Những Trùng Dương, Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng, Trần Thị NH., Âu thị Phục An và cả Lệ Hằng có thể nói là đã tin tưởng hơn những gì mình sắp viết sau khi Vòng Tay Học Trò ra đời.’
‘Ngay cả Chu Tử với những đề tài liên quan nhiều đến phụ nữ trẻ cũng là chịu ảnh hưởng xa gần của nhà văn Nguyễn thị Hoàng.’
 
‘Bác nghĩ sao về trường hợp Lê Xuyên với những nhân vật nhí nhảnh và nói năng liều mạng như Phấn và mấy cô gái khác trong những tác phẩm của ông (?)’
 
‘Nhà văn nam chịu ảnh hưởng cách khác, nhà văn nữ chịu ảnh hưởng cách khác. Nam chú trọng đến ‘hành vi buông thả’,  tới ‘lời nói bán trời’ của các cô gái, nữ chú trọng đến ‘nội tâm’ của người hành động và ‘những biện minh cho hành động của mình’. Dầu thế nào đi nữa họ cũng cảm thấy sao sao ấy khi cho nhân vật mình có những hành vi đi quá hơn cái bình thường của thời đại.  Sao sao ấy là sự trói buộc, là những cấm kỵ theo quan niệm đạo đức của xã hội đương thời. Nhìn chung người phụ nữ trong văn chương thời thập niên 60 đã được cởi trói về mặt tính dục qua sự phát pháo của nữ sĩ họ Hoàng, dầu là còn giới hạn, chưa tung hê tất tật như Hồ Xuân Hương ngày trước hay như hai ba nhà văn nữ nổi tiếng viết bạo dơ dáy quá đáng ở hải ngoại hay trong nước gần đây.’
 
‘Chắc là những người nầy muốn đi đường tắt vào văn học.’
 
Tôi cười nói rằng em phê như vậy là quá đáng, khi phê bình không được hạ nhục người ta.
 
Người đối thoại trầm ngâm trong bối rối. Tôi hớp  từng ngụm nhỏ ly cà phê đen trước mặt, nhớ đến những vị thầy của thời xưa đã góp phần đào tạo trí thức cho chúng tôi. Cụ Sa Minh Tạ Thúc Khải  dạy Hán văn quá cao vì chú trọng đến nguyên nguyên cả bài thơ. Cha Larre, dạy Hán Văn quá thấp vì muốn cho học trò có căn bản ngay từ bước đầu, cụ Vương Hồng Sển suốt năm dạy không thấy có một chương trình cụ thể nhưng đã đem cho họ trò những kiến thức đặc biệt không dễ gì có. Tôi nghĩ đến cụ Sển mà ngờ ngợ, không nhớ rõ cụ dạy chúng tôi năm Dự Bị hay năm chứng chỉ Văn Chương Quốc Âm. Tôi cũng nhớ đến bà GS. Quách Thanh Tâm và phụ khảo Nguyễn Thị Bình Minh kẻ tung người hứng môn địa lý nhân văn rất khác lạ đem lại thích thú cho người học. Cụ Nguyễn Đăng Thục, thầy Nguyễn Khắc Hoạch đã giảng với sự sâu xa và đầy hứng thú đã mê hoặc một số sinh viên sau nầy đi vào con đường nghiên cứu của các thầy… Tất cả đều có thể đã quá vãng, sáu mươi năm học trò còn chịu không nổi cái búa của thời gian huống chi là thầy lớn hơn trò tròm trèm ba chục tuổi. ’
 
‘Bác có không vừa lòng ai trong số các Giáo Sư thời đó?’
 
‘Chúng tôi thời đó rất trọng thầy. Ai mình cũng thấy xứng đáng là nhà mô phạm, xứng đáng là người hướng dẫn tâm hồn. Cho tới bây giờ sự kính trọng đó vẫn còn, mặc dầu có trường hợp sau nầy chánh kiến khác nhau như vị thầy đã thoát ly theo MTGPMN hay vị thầy quá ủng hộ chế độ mới và nhận được nhiều ân sủng.  Chỉ có điều là sinh viên Văn Khoa là những người thích đọc sách. Trong hai năm chót của Trung học họ đã thủ đắc một số lớn kiến thức sách vỡ, trong năm Dự Bị họ lại có thời giờ nghiền ngẫm một số lớn tác phẩm danh tiếng đương thời nên nếu vị giáo sư nào ít chuẩn bị bài dạy hay chỉ lập lại theo sách xưa mà không có ý kiến  gì đặc biệt hoặc vô lớp chỉ đọc bài, không giảng thêm, thường bị sinh viên có cái nhìn hơi khang khác, khang khác nhưng không có nghĩa là không kính trọng.
 
Lớp tôi thời đó, sau nầy vài ba năm nổi về mặt truyện ngắn truyện dài thì có Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Xuân Hoàng, Huỳnh Phan Anh.. là những người tôi biết, về mặt thi ca thì là các nhà thơ Tạ Ký, Hữu Phương, Hải Phương, Trần Văn Nam…. Những người thành danh trên đường nghiên cứu nhận định thì có Đặng Tiến, Bửu Ý bên Dự Bị Pháp, Nguyễn Thiên Thụ, Trần Nhựt Tân bên Dự Bị Việt. Đó là chưa kể hơn 80% sinh viên năm đó sau nầy trở thành những nhà giáo, có người rất nổi tiếng dạy hay dạy giỏi kể không thể hết. Điều đó cho em thấy nền giáo dục trưóc đây đã đào tạo ra rất nhiều những con người có năng lực đích thực.
 
Người trẻ trước mặt lại hỏi bằng mắt kèm theo nụ cười hóm hỉnh. Tôi làm như không biết, chuyển đề tài:
 
‘ Tôi muốn hỏi em: Với kinh nghiệm của  người sưu tầm sách, em thấy sách của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng có giá trị không và tại sao?’
 
‘Sách của cô ấy được giới sưu tập ưa chuộng vì trình bày đẹp, văn vừa quá mượt mà lãng mạn vừa mang khí vị trí thức, hai điều dường như khó tương hợp.’
 
Tôi trầm ngâm. Tài là ở chỗ đó. Mượt mà đến mê hoặc. Trí thức tới đáng ngưỡng mộ. Khi tác phẩm của chị tràn ngập thị trường, mặc dầu đã tốt nghiệp cử nhân, tôi đọc vẫn thích thú vì mình học hỏi được nhiều điều về nội tâm bí ẩn và phức tạp của người phụ nữ. Đọc văn chị tôi thấy tâm hồn mình mới ra. Những truyện ngắn viết nhân chuyến đi Nhật Bản của chị có thể coi như những tùy bút tuyệt vời. Tôi thật sự bị cuốn hút trong vòng tay ma mị đó, theo tôi Nguyễn thị Hoàng là một hiện tượng độc đáo của văn học Miền Nam thập niên 60.’
 
Tôi gật đầu xác định khi thấy người bạn trẻ thích thú về nhận định của chính mình:
 
‘Nhà văn không phải  muốn tạo nên dấu ấn của thời đại mà được. Dấu ấn đó được tạo thành bằng bản sắc cộng với những suy nghĩ đi trước thời đại và được thực hiện bằng quyết tâm chắc nịch.’
 
Bên ngoài nhà hàng, Đường Sách càng lúc càng vui. Nhiều người xoãi chưn, dang tay chụp ảnh. Nhiều phụ nữ áo quần thời thượng đang tạo dáng đứng ngồi, tạo nụ cười tươi mát huyền hoặc trước máy ảnh. Quày sách bên kia đường hình như có chuyện xin chữ ký khi vài ba khách bước ra tươi cười coi tới coi lui trang đầu một quyển sách cầm tay.
 
Tôi bỗng có ý ước ao được nói chuyện mặt đối mặt với người học cùng thời với mình cách nay hơn nửa thế kỷ khi thấy rằng lớp trẻ bây giờ dầu hoàn cảnh xã hội đã khác xa với sáu mươi năm trước vẫn có  cái nhìn công bằng về toàn bộ tác phẩm của chị. Móc điện thoại ra gọi con số mà một người quen đã trao cho, tôi chờ nghe tiếng chuông reo trong hồi hộp. Thời gian và không gian tạo sự phân cách chăng? Con số lạ sẽ làm chị e dè không bắt máy?
 
Và tôi rất vui mừng khi nghe giọng nói thân thiện của chị, cái giọng Huế pha Nha Trang dịu dàng như hồi nào dầu tôi chưa sử dụng tới lá bùa là người bạn học cùng thời, nhưng câu chuyện về một thời Văn Khoa xưa cũ từ mấy mươi năm trước thì cứ như mạch trào giữa hai người bạn đã từng tắm chung một dòng sông tuổi trẻ, từng loanh quanh giữa sân trường Đại học hồi nửa thế kỷ qua mà họ chưa bao giờ được dịp đối thoại nhau, dù chỉ một lần.
 
Gát máy lâu rồi tôi vẫn còn thấy ấm bàn tay, lại thêm một yếu tố đáng cho ta mến mộ, nhà văn nữ có chơn tài nầy qua bao nhiêu bầm dập do bất công của đời và dư luận rỗi hơi vẫn không đánh ngã được chị, ít ra khi nhắc đến Nguyễn Thị Hoàng trong dòng văn học thời đó, người ta vẫn còn nhớ đến người phụ nữ mảnh mai như liễu rũ mà không yếu đuối ngã rạp trong sóng gió cuộc đời.