khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

"Qu'ils mangent de la brioche" - Tác giả Bùi Bảo Trúc



Coi bộ kế hoạch của tỉnh Sơn La định xây một tượng đài cho “bác” có thể không thành. Kế hoạch này vừa được tiết lộ thì liền bị đả kích rất dữ dội nêu lý do là tốn kém quá đáng trong khi Sơn La là một tỉnh nghèo đang không đủ tiền để chi cho các nhu cầu cấp thiết khác. Theo những chi tiêu dự tính, khu tượng đài này sẽ tốn khoảng 1,400 tỷ đồng, tương đương với 70 triệu đô la Mỹ.

Tỉnh Sơn La có khoảng 96 ngàn dân nằm cách Hà Nội chừng 300 km về hướng Tây Bắc. Tự nhiên chính quyền địa phương bày ra trò xây tượng đài trong lúc trẻ em của tỉnh thiếu trường học và dân chúng thì thiếu những tiện nghi tối thiểu khác cho đời sống. Tỉnh không có bất cứ một hấp dẫn nào đối với du khách. Mà dù có được một hai kiến trúc, đền đài lăng tẩm, chùa chiền, miếu đền thì cũng không thể lôi kéo được bao nhiêu du khách trong nước cũng như ngoài nước đến để tiêu tiền.
Khoản tiền đầu tư bỏ ra để xây một tượng đài cho “bác” chắc sẽ khó mà lấy lại được. Một tượng đài, dẫu cho có đẹp cách mấy đi nữa thì cũng khó mà qua mặt được Taj Mahal, Kinkakuji, các kim tự tháp Ai Cập, núi Rushmore, các phế tích ở Hy Lạp và La Mã, ...

Tượng đài của Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay không thiếu, gần như ở khắp các tỉnh tại Việt Nam đều có. Du khách tại sao phải mất tiền mất thì giờ đến ngó cái tượng của “bác,” cho dù tượng “bác” đứng hay tượng “bác” ngồi, vì tượng nào cũng như tượng nào vậy mà thôi.

You’ve seen them one, you’ve seen them all : thấy một cái thì cũng như đã thấy được hết. Sao phải lần mò lên tận Sơn La?

Mà nếu không là tượng đài Hồ Chí Minh thì biết làm tượng đài gì bây giờ để bằng anh bằng em? Mà rồi nếu không bày trò xây tượng đài thì làm gì để tham nhũng kiếm tí tiền bỏ túi? Không lẽ dựng bức tượng của vài ba ông Thái, mấy ông Mèo cho du khách chiêm ngưỡng. Nhưng nhất định Sơn La phải có tượng đài. Thế là tỉnh vẽ ra kế hoạch xây tuợng đài 1,400 tỷ. Bị chê là tốn kém, lãnh đạo thành phố nói rằng tượng không thôi thì chỉ khoảng 200 tỷ nhưng nếu kể luôn cả quần (?) thể thì mới thành 1,400 tỷ. À thì ra là thế. Người ta cho “bác” dính vào để kiếm chác đó mà.

Chúng nó khôn lắm: kéo “bác” vào thì đứa nào dám chống. Chống là chống “bác” à? Là không yêu “bác” à? Là không kính “bác,” không mê “bác,” không đời đời nhớ ơn “bác” à?

Chúng nó đinh ninh là có bác thì nếu giở trò tham nhũng, có chấm mút thì cũng không ai dám chống. Phen này có tiền rồi nghe chưa ?

Phe chống cũng khôn lắm: chúng tôi chống lãng phí, chống vì tốn kém quá chứ chúng tôi chống “bác” hồi nào đâu? Vẫn mê “bác” mà. Đêm nào lại không nằm mơ thấy bác, đêm nào chẳng nhớ chòm râu của “bác.” Không mê “bác” xe cán à nha! Thề rồi đó.

Nhưng vì có quá nhiều chống đối, nên chính phủ cũng đòi xem kế hoạch xây tượng đài lại, chưa biết coi lại rồi sẽ quyết định ra sao. Trong khi đó, cũng thấy có vài ba tiếng nói bênh vực cho kế hoạch xây tượng đài. Đại khái là tượng đài rất cần thiết để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với “bác,” nhắc nhớ mọi người về “bác” vân vân. Vậy nên tốn kém thì cũng vẫn phải xây tượng đài như thường. Lập luận chỉ có như thế.

Nhưng lời phát biểu bênh vực cho kế hoạch xây tượng đài được coi là ngu xuẩn nhất phải là phát biểu của Đào Ngọc Nghiêm, phó chủ tịch Hội Quy Hoạch và Phát Triển Đô Thị Việt Nam.


Đào Ngọc Nghiêm


Tài liệu về anh này cho biết là một kiến trúc sư, có bằng tiến sĩ.

Anh ta tuyên bố nguyên văn, “Tôi cho rằng không nên đặt vấn đề xây tượng như thế đắt hay rẻ. Trước khi phán xét, cần phải nhìn tổng thể giá trị văn hóa. Tượng đài sẽ là động lực để tạo nên sự phát triển. Không thể nói rằng vì có nhiều người còn đói nên để tiền đó mua cơm trước. Đôi khi văn hóa phải đi trước.”

Không biết anh này học tiến sĩ ở đâu và tiến sĩ ngành gì mà ngu đến như thế. Tưởng tượng anh, vợ con anh lạc đường trên biển hay trong rừng sâu, trong sa mạc cả chục ngày đói khát gần chết, cả đoàn còn một ổ bánh mì định đem dâng “bác” để cám ơn “bác” đã tặng cô Nông Thị Xuân cái bầu, cho có văn hóa một chút, thì thằng con nhỏ và vợ “bác” đói quá, định xin miếng bánh ăn còn lấy sức kính yêu “bác,” thì anh kiến trúc sư tiến sĩ này có đem văn hóa ra, lấy cớ là cần văn hóa để không cho vợ con miếng bánh mì không?

Mẹ kiếp cả cái tỉnh Sơn La nghèo khổ ấy chắc chắn cần mấy cái trường học tử tế cho lũ trẻ, một cái bệnh viện cho ra hồn, dăm cây cầu để cho việc đi lại dễ dàng hơn chứ ai cần một bức tượng, cái nhà bảo tàng bầy vài ba thứ vớ vẩn nói là của “bác,” hay cái thư viện để ngày nghỉ kéo nhau đến đọc sách, xem triển lãm.

Marie Antoinette, vợ vua Louis XVI, theo một truyền thuyết, khi một cận thần cho biết là dân chúng đang rất đói khổ, một ổ bánh mì cũng không có cho đỡ đói, liền thản nhiên nói: “Qu'ils mangent de la brioche.” Ôi giời, đói thì cho chúng nó ăn bánh ngọt cũng được có sao đâu!

Chuyện này xảy ra từ thời cách mạng Pháp. Còn thằng ngu Đào Ngọc Nghiêm thì còn đang sống ở Hà Nội và vẫn còn đang ngu tiếp. Không có cơm ăn thì xây cái tượng lên cho có văn hóa!

Chán quá là chán !

Bộ Ngoại Giao Mỹ tài trợ cho đại học Fulbright Việt Nam




Đại Học Fullbright sẽ đặt cơ sở tại đây


Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ $2.5 triệu Mỹ kim để chuyển chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở Sài Gòn thành đại học độc lập và phi lợi nhận ngoại quốc đầu tiên tại Việt Nam.

Mới đây, nhà cầm quyền Hà Nội đã cấp giấy phép để Hoa Kỳ thành lập một đại học độc lập và phi lợi nhuận ngoại quốc đầu tiên và do Hoa Kỳ tài trợ cũng như giảng dạy theo khuôn mẫu của trường đại học Harvard danh tiếng của nước Mỹ.

Từ năm 1994, chính phủ Mỹ đã tài trợ một phần để thiết lập ở Sài Gòn một chương trình giảng dạy thạc sĩ về kinh tế “Fulbright Economic Teaching Program” liên kết với phân khoa quản trị hành chính công của viện đại học Harvard.

Nay thì chương trình này được mở rộng và biến thành một trường đại học gồm ba phân khoa dự trù sẽ khai khóa đầu tiên vào mùa thu năm 2016. Theo một bản tin của trường đại học Harvard, 3 phân khoa đó gồm phân khoa Quản trị và chính sách công quyền, phân khoa kỹ sư và khoa học ứng dụng, và phân khoa khoa học nhân văn, xã hội và khoa học tự nhiên.

Tại Việt Nam, ngoài hệ thống giáo dục đại học do nhà cầm quyền thiết lập, còn có một ít đại học tư được mở ra để đầu tư sinh lợi. Dù vậy, chúng đều có sự nhòm ngó kiểm soát của nhà cầm quyền chứ không được hoàn toàn độc lập. Nạn mua bán bằng cấp, mua điểm từng được đề cập trên báo chí tại Việt Nam.

Các đại học Mỹ, dù là đại học công lập hay đại học tư, đều mang tính cách độc lập từ quản trị đến giảng huấn. Một điều nổi trội của hệ thống giáo dục đại học Mỹ là khả năng nghiên cứu dẫn đến phát minh hay sáng kiến rất cao nhờ các ngân khoản tài trợ của cả chính phủ cũng như tư nhân. Các điều này là ước vọng của những người dự tính thành lập đại học Fulbright.

Các nhà làm chính sách ở Hoa Thịnh Đốn ca ngợi đại học Fulbriht sắp mở vào năm tới là một bước quan trọng trong việc phát triển quan hệ ngoại giao và giáo dục với Việt Nam.

“Đại học Fulbright sẽ trở thành tài sản tuyệt vời của Việt Nam vì với tự do giáo dục và cùng với nỗ lực cũng như liên kết với đại học Harvard để dẫn đến những gì sẽ được mang tới, chúng sẽ trở thành tài sản  đáng kể để nước này đem nền giáo dục lên một mức cao hơn.” Ngoại trưởng John Kerry đọc bài nói chuyện ở Hà nội ngày 7/8/2015 vừa qua nói như vậy nhân dịp ông đến đây dự kỷ niệm 20 năm hai nước thiết lập bang giao.

Hiện các viên chức quản trị đại học Fulbright Việt Nam đặt mục tiêu gây quỹ hoạt động cho trường là 100 triệu đô la để thu nhận 2,000 sinh viên cho 5 năm đầu tiên. Đến nay, họ mới chỉ nhận được hứa hẹn yểm trợ 40 triệu đô la.

Ngoài chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đại học Hawaii cũng thành lập một chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị (MBA) cho Việt Nam. Mới đây, khoảng 50 sinh viên đã tốt nghiệp chương trình này.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng: "40 NĂM NHÌN LẠI XIN ĐỪNG NUÔI DƯỠNG HẬN THÙ"







Luật sư Diệp Thế Lân sinh ra và học trường Mỹ nhưng nói tiếng Việt sành sỏi, y như câu khẩu hiệu "TỰ TIN TỎA SÁNG" của chương trình Thần Tượng Âm Nhạc Việt Nam










Kỷ Niệm 50 năm thành lập Phong Trào Du Ca tại San Jose (1965-2015)







"NÓI KHÔNG VỚI TIẾNG ANH" thì làm sao ra nổi biển lớn? Ngoài biển lớn, Tàu Cộng đang phòng ngự gìum ta trên chín đảo ở Biển Đông. Cần chi nửa!





"Ta về ta tắm ao ta?"

 



Kỹ Sư Phú Nhuận: "Nhân Bản, Dân Tộc, và Khai Phóng"





Lưu Vong Khúc
 
Đại dương mênh mông, thuyền biết về đâu
Ngập trong đau thương, bỏ lại quê hương
Biển đông âm u, bảo tố hãi hùng
Vượt trong đêm sâu, tìm về tự do
Từ trong tối tăm tự do sáng niềm tin
Từ trong tử sinh ngời lên ánh bình minh
Nhớ ngày nào biển đông lạnh lùng
Xác người vùi trong biển sâu
Những hồn oán trong rừng khuya lạnh giá
Từ bao nhiêu năm giữ mãi niềm tin
Nguyện mang yêu thương dựng lại quê hương
Đàn chim tha hương từ khắp muôn phương
Về đây hôm nay nhìn về tương lai
Giờ đây thắp lên lửa thiêng rửa hồn oan
Cầu cho nước nam từ đây sẽ bình an
Việt Nam nước tôi ngàn năm đấng hùng linh
Người dân nước Nam rang danh giống rồng tiên

Việt Nam nước tôi sáng ngời ngàn năm
 
                                               
   



Near the end of his life, man can said: “mostly Love, now”




As you get older, your self will diminish and you will grow in love. YOU will gradually be replaced by LOVE. If you have kids, that will be a huge moment in your process of self-diminishment. You really won’t care what happens to YOU, as long as they benefit. That’s one reason your parents are so proud and happy today. One of their fondest dreams has come true: you have accomplished something difficult and tangible that has enlarged you as a person and will make your life better, from here on in, forever.”

As we get older, we come to see how useless it is to be selfish — how illogical, really. We come to love other people and are thereby counter-instructed in our own centrality. We get our butts kicked by real life, and people come to our defense, and help us, and we learn that we’re not separate, and don’t want to be. We see people near and dear to us dropping away, and are gradually convinced that maybe we too will drop away (someday, a long time from now). Most people, as they age, become less selfish and more loving. I think this is true. The great Syracuse poet, Hayden Carruth, said, in a poem written near the end of his life, that he was “mostly Love, now”

Source:  George Saunders, Commencement Speech at Syracuse University on May 11, 2013


 

Giáo sư kinh tế đai học Wayne State University Trần Hữu Dũng tự hỏi: "Không hiểu vì sao họ lại dựng tường lửa?"








Giáo sư Dũng liên lạc với Cục An Ninh Mạng, Bộ Công An, sẽ tìm ra câu trả lời . Chúc ông may mắn !
 


Source: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%A5c_An_ninh_m%E1%BA%A1ng,_B%E1%BB%99_C%C3%B4ng_an_(Vi%E1%BB%87t_Nam)


 



Paris By Night 114: Tôi là người Việt Nam







Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Chuyện Tàu Cộng mang tiền ra thế giới mua nhà giờ ra sao?







Một vụ tự thiêu sáng 12/8/2015 do bị cưỡng chế khi đất còn đang tranh chấp!




Từ nhiều năm qua, giữa bà Phạm Thị Lê và vợ chồng ông Thạch Cảnh Phổ(KDC số 11, thôn An Lợi, xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ) xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất tại thửa đất số 791, tờ bản đồ số 21 diện tích 5144m2, Bản đồ đa dạng hóa nông nghiệp nông thôn năm 2006 thuộc Bộ địa chính xã Phổ Nhơn.

Vụ việc đã được UBND huyện Đức Phổ giải quyết (Tại Quyết định số 3815/QĐ-UBND ngày 23/8/2013); tuy nhiên bà Lê không đồng ý với Quyết định này và đã khiếu nại lên UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 02/4/2015 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 số 436/QĐ-UBND, theo đó bác khiếu nại của bà Lê, giữ nguyên việc giải quyết của Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ.

Căn cứ quy định tại Điều 42 Luật khiếu nại, bà Lê khởi kiện ra Tòa tại TAND huyện Đức Phổ vào ngày 18/4/2015 (bổ sung ngày 20/7/2015 theo yêu cầu của Tòa án).

Ngày 27/7/2015, thẩm phán TAND huyện Đức Phổ Nguyễn Đức Thuần trả lại đơn khởi kiện với lý do “Hết thời hiệu”.

Trong giai đoạn bà Phạm Thị Lê khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, TAND huyện Đức Phổ đã nhận lại đơn vào ngày 05/8/2015 và chờ giải quyết.

Tuy nhiên, không biết vì lý do gì, UBND xã Phổ Nhơn đã điều động một lực lượng trên 20 người gồm toàn bộ lực lượng của xã Phổ Nhơn đến hiện trường để đo và giao đất cho ông Thạch Cảnh Phổ trước sự ngỡ ngàng của gia đình bà Lê.

Bức xúc trước sự việc này, bà Phạm Thị Lê đã tưới xăng tự thiêu để phản đối!

Hiện, bà Lê đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thùy Trâm với tình trạng rất nguy kịch.

Tin mới nhất cho biết, bà Lê hiện đang phải chuyển viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngai





Vấn đề Đại Sứ Mỹ Ted Osius với lá cờ vàng giờ ra sao?







Chẳng nước mẹ gì. Lú vẫn hoàn lú - Tác giả Trần Hồng Tâm



Trên đất Mỹ ông tỏ ra biết cách ngoại giao. Ông không lố bịch như Quang Nghị tặng quà để hạ nhục chủ nhà. Ông cũng không ngớ ngẩn như Minh Triết đòi “phân hóa nội bộ” chính quyền Obama. Thăm thú đó đây, cao đàm khoát luận, ông luôn tầm chương trích cú từ những danh ngôn của các bậc hiền triết Hoa Kỳ. Thiên hạ thở phào, nhẹ người. Bởi vì Lú đã bớt lú, tỉnh ra, khôn lên sau chuyến Mỹ du. Bọn thế lực thù địch cũng bớt hằn học, xỉ vả, bới móc.

Nhưng ôi thôi, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Bữa qua, ông đăng đàn tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ X tại Hà Nội. Thiên hạ chẳng nhận ra bóng dáng, hơi hướng gì ông mang về từ Mỹ. Ông ngoi lên từ nghề làm báo cung đình. Ông lên mặt dậy dỗ lũ bầy tôi tỉnh lẻ: Báo chí là vũ khí sắc bén, là công cụ đắc lực, phải trung thành phục vụ Đảng. Báo chí là nô lệ, là đầy tớ của Đảng, cho Đảng và vì Đảng. Thế mà từ trước tới này Đảng cứ oang oang bốc phét rằng Đảng là đầy tớ “của dân cho dân và vì dân.”

Ông lớn tiếng đe nẹt: Báo chí phải nằm dưới…. sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Đâu phải chỉ riêng báo chí, cả dân tộc này từ khi có Đảng đã có lúc nào được nằm trên. Tất cả phải nằm dưới. Tha hồ cho Đảng đè; Đảng cỡi; Đảng giày vò; Đảng hành hạ; Đảng giao hợp; Đảng cưỡng dâm… cho đã cơn thèm khát.

Tư tưởng là một chiến trường khốc liệt, ác liệt, quyết liệt, lẫm liệt, và cuối cùng sẽ bại liệt. Ông huấn thị cho thuộc hạ: Hơn 22 000 nhà báo Việt Nam phải là những chiến sỹ xung kích, xung phong, xung mãn, xung huyết giành lấy từng nano mét vuông trên trên chiến trường tư tưởng. Kiên quyết tẩy nhuộm thắm màu cờ Đảng lên mọi bán cầu đại não của dân. Không cho dân có khoảng trống tự do tư duy độc lập.

Ông bảo: Hơn một ngàn cơ quan truyền thông là những pháo đài kiên cố, kiên quyết, kiên cường, phóng ra những hỏa tinh, hỏa tiễn, hỏa hoạn để bảo vệ Đảng đến cùng. Bởi vậy mà báo chí được hưởng nhiều Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng có tầm vóc, tầm cỡ, nhưng rất tầm phào, tầm bậy, tầm láp.

Ông là nhà lý luận, lý lẽ, lý sự, lý cùn hàng đầu của Đảng. Bài phát biểu của ông khoảng 2800 từ, tràn ngập sáo ngữ, sáo rỗng, sáo mòn về Mark, Lenine, Hồ Chí Minh, nghị quyết, chủ nghĩa xã hội, vinh quang, vĩ đại, to lớn, anh dũng, anh hùng, đổi mới, thành công, thành tựu, nhanh chóng, mạnh mẽ, đột phá…

Ai dám gọi ông là Lú. Lú mà sao ông biết đột phá tụi thế lực thù địch. Ông đột qụy bọn diễn biến hòa bình. Ông đột nhập bọn phản động. Ông cắt nghĩa: Đây là thời điểm các thế lực thù địch lợi dụng tự do dân chủ đòi đa nguyên đa đảng.

Lạ thiệt, đa nguyên đa đảng là những thành tựu văn minh tiến bộ được hun đúc ra sau bao nhiêu thế kỷ, hy sinh bao nhiêu xương máu, vượt qua bao nhiêu thác nghềnh của nhân loại. Tại sao bọn phản động lại đi đòi hỏi, tìm kiếm, theo đuổi, dấn thân vào những giá trị nhân bản. Còn Đảng của ông luôn nhân danh tiến bộ, văn minh thì đi chống lại những nguyên lý văn minh bậc nhất của nhân loại.

Ở Mỹ, ông đập đầu, rứt tóc, chắp tay năn nỉ Mỹ sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Bản chất của nền kinh tế thị trường là đa nguyên. Thế mà, ở nhà ông cấm dân không được đòi hỏi đa nguyên. Thì ra ông định vừa xin vừa xỏ Mỹ. Ông quen thói lập lờ, đánh lận con đen, quen thói nói một đằng làm một nẻo, treo đầu dê bán thị chó, mà bọn thính chữ nghĩa gọi đó là “đánh tráo khái niệm”.

Ngày còn mài đũng quần trên nghế nhà trường, ông đã được học phương pháp biện chứng, biện luận, phản biện. Vậy mà giờ đây mỗi khi mở miệng, người nghe chỉ thấy ông bao biện, ngụy biện, biện hộ, biện báo. Ông rao giảng cho đám bồi bút: Bọn phản động lợi dụng chống tham nhũng thổi phồng những yếu kém của đảng viên, bôi xấu, chia rẽ nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng.

Những gì bọn phản động loan tin về tham nhũng chỉ to bằng một con kiến. Sự thực mà các đồng chí của ông đang vơ vét, ăn, đớp, liếm, húp, hút, hít không trừ một thứ gì…to bằng cả ngọn Tam Đảo, Ba Vì gộp lại. Bản thân ông hiểu rõ điều này. Ông từng cảnh báo tham nhũng có nguy cơ đến sự tồn vong chế độ. Vậy mà ông vẫn nói lấy được là “thổi phồng”. Hơn nữa bọn phản động loan tin có trúng không? Nếu trúng thì tại sao lại gọi đó là “thổi phồng”. Người liêm sỉ không dám ăn nói xa xỉ như vậy. Ông nhân danh chống tham nhũng, nhưng sự thực là ông chống lại những ai chống tham nhũng.
Đảng của ông có truyền thống trong sáng, trong sạch, trong suốt như pha lê. Đảng luôn cao thượng, cao cả, cao nghìn trượng. Đảng được Bác dầy công rèn luyện, tôi luyện. Đảng lại được bảo vệ bởi còng số 8, dùi cui, nhà tù, lựu đạn, súng, chó, công an, ma cô, ma cà bông, lưu manh, vô cùng cẩn mật vững chắc. Vậy mà sao chỉ vài thằng thế lực thù địch nhãi ranh, tay không lại có thể chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng được.

Thiết tưởng, để tiêu diệt, tiêu hủy, tiên tan bọn thối mồm này dễ lắm, trẻ con cũng làm được, chẳng cần tới giáo sư, tiến sỹ, viện sỹ. Đó là “minh bạch thông tin”. Đơn giản, đỡ tốn kém, tại sao ông không làm. Ông tìm cách quanh co, đổ thừa, vu vạ, ăn vạ, ngụy ngữ, xảo ngữ, hỗn láo, hàm hồ, liến thoắng, cả vú lấp miệng em.

Đi một đàng học một sàng khôn. Cứ tưởng qua Mỹ, ông học được chút khôn nơi xứ cờ hoa. Nào ngờ, Lú vẫn hoàn lú, liu điu lại nở ra dòng liu điu. Chí Phèo tiếc đắng tiếc cay bảo “phí rượu”. Giá mà, mấy ly Whisky kia được đổ vào họng hắn, cả làng Vũ Đại bị chửi, nhưng thà nghe chửi vẫn sướng hơn nghe nghị quyết của ông. Xuân Tóc đỏ bảo “chẳng nước mẹ gì”. Nếu để hắn qua Mỹ, hẳn rằng xứ A nam thoát được can qua. Dân tình phàn nàn. Chỉ tổ tốn tiền thuế của dân chi trả cho chuyến Mỹ du tốn kém, đắt đỏ, hào nhoáng, ồn ào, ầm ĩ và hãnh tiến.

Thật phí rượu, phí lời, phí tiền, chẳng nước mẹ gì

Nguyên Khang và Y Phương hát liên khúc: Sài Gòn vẫn mãi trong tôi, Đêm nhớ về Sài Gòn & Sài Gòn niềm nhớ không tên







Độc tấu dương cầm, Saigon của tôi, nhạc của Ian Bui







Vietnamese Rapper Nah’s Not-So-Veiled Regime Critique (Source: The Diplomat)










A rapper takes a verbal sledgehammer to life and the authorities in his native Vietnam

A deadpan rap by a young Ho Chi Minh City-ite Nah has clocked up over 900,000 YouTube views since it was released early this year. The rapper has since been interviewed by the BBC and Global Post, among others. Why? It is possible because the chorus is dit me cong san or, roughly, “f*ck communism.”

A correspondent in Vietnam can spend a good amount of time parsing opaque criticisms of the government and writing about the varied mechanisms of censorship, and ways around it. A few years ago I wrote a fairly comprehensive article on censorship that also looked at women’s magazines and sex; one editor told me they couldn’t use the word “vagina” in print and had to resort to euphemisms like “triangle” or, for men, “Mr Happy” (in English). When you’re used to this, the 24-year-old Nah’s “Dit Me Cong San” is a surprise. And threatening to urinate on dead traffic police is not veiled or open to interpretation.

Nah, already a well-known rapper in Vietnam, is currently studying in the U.S. and released the song while he was there, and though he has told Global Post he plans to return to Vietnam when his studies are complete in 2016 it is very possible he will be arrested either on arrival or soon thereafter. He has already said his family who remains in Ho Chi Minh City has been subject to some worries. Police harassing the families of dissidents is not uncommon. Another rapper Nguyen Phi and a group of young supporters, part of an apparently decentralized “zombie” movement – another Nah creation – were arrested in central Ho Chi Minh City on July 11. Nguyen Phi was apparently held until July 25.

Nah is now being championed by overseas democracy organization Viet Tan (still illegal in Vietnam), who told Global Post that his song was comparable to California rap group N.W.A’s 1988 “F*ck Tha Police.”

Whilst profane enough to alienate as many people as it has interested, and more direct than any pop culture criticism of the government in memory it’s worth keeping in mind that much of what Nah, or Nguyen Vu Son, raps about are troubles most Vietnamese already recognize in their country and that both local and international news cover. Despite this, Nah said it was only when he left Vietnam for the U.S. that he had the time, perspective, and available information to realize how bad things were in the country. He mentions land grabs, the Tet massacre by Viet Cong and NVA troops in Hue, Prime Minister Nguyen Tan Dung’s alleged corruption, thieving government officials and violent traffic police, censorship, and the public’s preference for easy celebrity gossip over news of substance.

Nah also suggested that the government might hire thugs to do its dirty work, should it wish to get rid of him rather than charge him under the criminal code (conceivably articles 79, 258 or 88). Whilst sounding farfetched it is actually not uncommon, a bit similar to the situation of Myanmar’s Masters of Force.


Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Trời cố xứ- thơ Nguyễn Bắc Sơn




"Tôi ngại quê nhà nhưng lại hoài hương"


Trời mưa ở Nha Trang làm tôi nhớ bạn đến rơi nước mắt
Khi thấy rượu tràn sôi vành ly
Hoa sứ đỏ rụng nhiều xui tôi nhớ ngày đi trọ học
Nhà em láng giềng cửa sổ mở đêm khuya
Tưởng tượng có người thanh niên ngồi im trong quán gió
Khi chuyến xe đò tách bến trong mưa
Chuyến xe chở người đàn bà mang áo khoác
Tóc dài như tóc của em xưa
Tôi sợ tình yêu như sợ nhìn về viễn kiếp
Tôi ngại quê nhà nhưng lại hoài hương
 
Biết đâu mẹ tôi không đang sơn xanh ngôi nhà, mở toang từng cánh cửa
Mong bóng tôi bỗng hiện cuối con đường
Nơi cổ thành kia tôi đã lớn khôn đã cười đã khóc
Đã đem lòng thương mến Cúc Hoa em
Đã sống âm thầm những năm bất khuất
Soi chiếu đời với những que diêm
Tưởng tượng giữa trưa có người thanh niên nghe tiếng con gà trống gáy
Nghĩ đời mình trôi dạt biết bao nhiêu
Máu tôi lẫn máu người du mục
Nhưng lòng tôi e gió thổi đìu hiu
Các con ơi, tưởng tượng ba mỗi ngày ôm theo nón sắt
Đứng chờ xe trước ngã ba đường
Phải lộn sòng theo gái giang hồ và những tay mổ mật
Các con sẽ thấy lòng người đen bạc ở quê hương
Cổ thành kia ơi, cổ thành bạc bẽo
Đuổi xua người trai trẻ mến thương người
Vì sao người thành ra bãi rác
Thành ra nơi đĩ điếm chuột heo ruồi
 
Các con, thế nào ba cũng dọn nhà đi viễn xứ
Dù tình quê hương rất khó nguôi khuây
Nhưng nghĩ giòng sông đã nhơ, lòng người đã đục
Đâu có người thương tiếc đám mây bay







Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng” - Tác giả Trần Hữu Dũng




  


Hầu như mọi người đều biết những nét chính của lịch sử Campuchia cận đại. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979), dưới quyền Pol Pot (tên cúng cơm là Saloth Sar, và còn nhiều biệt danh khác) chính quyền Khờ-me Đỏ đã thảm sát có thể đến 2 triệu trong tổng số 7,7 triệu đồng bào họ. Sự dã man quá sức tưởng tượng ấy đặt ra câu hỏi: Đó là tội ác của cá nhân Pol Pot và Khờ-me Đỏ, hay là hệ quả của Mác-xít, cụ thể là Mác-xít của một nhóm trí thức Khờ-me từng du học bên Pháp? Hoặc, phần nào, đó là một “đặc sản” của xã hội và văn hóa Khờ-me?

 Philip Short, người Anh, nguyên là phóng viên đài BBC và Times of London, tuy không là sử gia như những tác giả đi truớc (như Chandler [1], Kiernan [2], [3]) cùng đề tài, nhưng có cái lợi là viết sau ngày Khờ-me Đỏ quy hàng (1998). Ông đã lặn lội hơn bốn năm ở Campuchia, phỏng vấn nhiều nạn nhân cũng như một số cựu thủ lãnh Khờ-me Đỏ hiện còn sống (như Khieu Samphan, Ieng Sary, Nuon Chea), và đặc biệt là Laurence Picq, một phụ nữ Pháp nhiệt tình tin tưởng ở Khờ-me Đỏ, theo chồng là Suong Sikoeun về Phnom Penh năm 1975. Quyển “Pol Pot” của Short là một tác phầm “lớn”, đầy ắp những chi tiết thú vị. Qua hơn 500 trang giấy, người đọc sẽ biết thêm rất nhiều chẳng những về Pol Pot mà còn về lịch sử Campuchia thế kỉ vừa qua, đặc biệt là những liên hệ với Việt Nam, qua con mắt của người Khờ-me.


   
 
Một trong vài ấn tượng mạnh nhất mà cuốn sách này để lại là, rõ ràng, những sự tàn ác hơn ba năm dưới quyền Khờ-me Đỏ không phải bắt đầu vào ngày họ bước chân vào Phnom Penh mà đã manh nha từ mấy mươi năm về trước, và dần dần leo thang. Short cho thấy tội ác của Pol Pot và đồng bọn có nguồn gốc sâu tận trong bản tính Khờ-me, chính sách của họ là phản ảnh bản tính ấy, uốn nắn bởi dòng lịch sử (và địa lí) Khờ-me. Nó không là một hiện tượng đột phát, dị thường. (Ở đa số các nước khác, Short nhận xét, những cuộc thanh trừng đẫm máu như thế thường xảy ra sau một biến cố chính trị nhất định nào đó — ở Nga, năm 1918, sau cuộc ám sát hụt Lênin chẳng hạn – hơn là kế thừa của một chuỗi biến cố xã hội và văn hóa lâu dài.)

 Thật vậy, nhìn suốt dòng lịch sử theo lời kể của Short, khó tránh ấn tượng là Pol Pot và đồng bọn đã mưu tính từ lâu là sẽ thẳng tay tàn sát ngay từ ngày đầu của Campuchia dưới quyền họ. Cuộc viếng thăm năm 1965 của Pol Pot ở Hà Nội (làm việc với Lê Duẫn) và Bắc Kinh (vài tháng trước cách mạng văn hoá) là bước ngoặt quan trọng trong tư duy của cấp lãnh đạo Khờ-me Đỏ. Nhưng có lẽ quyết định tàn sát là rõ rệt nhất sau những năm đầu thập kỉ 1970, một phần là phản ứng các đợt giết chóc dã man của quân Lon Nol, một phần cũng là bị lan nhiễm “khí thế” “cáp Duồn” (giết người Việt) bừng bừng ở Campuchia lúc ấy. (Nhờ Short, độc giả sẽ nhớ lại, nếu đã quên, bản chất của Sihanouk: đằng sau bộ mặt bông lơn bốc đồng như tên hề của ông ta là một người tham ô, nham hiểm, và tàn ác không vừa!) Short cũng kể đến sự ngạc nhiên của Pol Pot vào tháng 3 năm 1971, khi thấy “thị trường” ở vùng họ giải phóng (cụ thể là Kratié) hồi sinh nhộn nhịp còn hơn truớc, với những con buôn dỡ lại mánh khóe lừa bịp, bốc lột dân chúng.

 Về cuộc lùa dân khỏi thành thị sau ngày chiếm Phnom Penh, cấp lãnh đạo Khờ-me Đỏ khó biện hộ. Với các kí giả tây phương, Pol Pot giải thích sự di tản đó là cần thiết vì thành thị sắp cạn lương thực, và Mỹ sắp tấn công. (Song đó là nói láo vì lương thực ở thành thị lúc ấy thật ra còn đầy ắp, và không gì khó hơn tiếp vận hàng triệu người nhốn nháo di tản.) Với kí giả Trung Quốc thì Pol Pot có vẻ thành thực hơn, bảo rằng mục tiêu của di tản là nhằm phá vỡ các mạng gián điệp của địch.

 Sự thực, cuộc di tản này là theo kế họach có từ lâu. Trong phỏng vấn với Short sau ngày quy hàng, Ieng Sary cho biết Pol Pot và đồng bọn rút kinh nghiệm của Công xã Paris vào thế kỉ 19. Theo họ, Công xã này sụp đổ là bởi giai cấp vô sản đã không hành quyền độc tài đối với giai cấp trưởng giả. Pol Pot muốn tránh sai lầm đó. Thêm nữa, theo tài liệu nội bộ của Trung ương đảng Cộng sản Khờ-me mà Short khám phá sau này thì mục đích “làm trống đô thị” là nhằm bảo tồn và củng cố địa vị của cán bộ và quân lính Khờ-me Đỏ. Pol Pot dự trù là chỉ sau 2-3 năm (khi dân di tản không còn vật dụng, tiền bạc mà họ mang theo) thì mọi người đều vô sản như nhau. Theo cách nói của Short, chiến dịch (lùa dân khỏi thành thị) ấy không phải là giai đoạn đầu trong kế họach tiêu diệt toàn thể một giai cấp (trí thức, hoặc thị dân) như nhiều tác giả khác đã phân tích, nhưng mục đích của nó là đưa Campuchia trở về cảnh hỗn mang, và từ đó một Campuchia mới sẽ xuất hiện.

 Khác với Chandler và nhiều tác giả khác, Short cho rằng sự tàn ác của Khờ-me Đỏ không phải là hệ luận của chủ nghĩa Mác Lê (hoặc, chính xác hơn, của chủ nghĩa Stalin qua con mắt của nhóm trí thức Khờ-me Đỏ từng du học ở Pháp). (Theo Short, phần lớn sinh viên Khờ-me ở Pháp không giỏi tiếng Pháp, họ thú nhận là không hiểu nổi kinh điển Mác Lê. Đối với những người này thì Stalin dễ hiểu hơn, nhất là phần về “thanh trừng nội bộ đảng”!).

Cũng nên biết là lúc ở Pháp, bọn Pol Pot thường sang Nam Tư vào mùa hè để lao động ở các công trường tập thể ở nước ấy. Những kinh nghiệm này (và việc họ thán phục Nam Tư đã đứng lên chống lại Liên Xô mà họ ví như Campuchia sẽ chống lại Việt Nam) đã có ảnh hưởng đến những việc họ làm sau này ở Campuchia. Nhưng Short cũng nhận rằng về chính sách kinh tế (vấn đề huớng nội hay hướng ngọai, vai trò của công nghiệp, v.v.) thì Khờ-me Đỏ bị ảnh hưởng rất nhiều từ những gì họ học được trong sách vở Pháp thời kì này.

 [Tưởng cũng nên nói thêm là không còn ai tin giả thuyết của William Shawcross [4], rằng Khờ-me Đỏ trở thành dã man như vậy cũng chỉ là hậu quả từ sự tàn ác của việc Mỹ dội bom Campuchia. Chính Shawcross cũng không còn tin, và sau này rất “bồ” Mỹ, ủng hộ chiến tranh xâm lược Iraq của Bush.]

 Hơn nữa, theo nhiều tư liệu dẫn chứng của Short, Pol Pot và đồng bọn không chỉ muốn áp dụng chủ nghĩa Mác Lê ở Campuchia, họ còn muốn vượt qua (“đi tắt đón đầu”?) chủ nghĩa đó để khôi phục sự “vĩ đại” của Khờ-me, trên cả Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, và mọi nước khác. Như vậy, có thể nói, Pol Pot và đồng bọn bị chi phối bởi hai tư tưởng trái ngược nhau: một bên là mặc cảm tự ti, và một bên là hội chứng vĩ cuồng, sô-vanh dân tộc.

 Theo Short, sự tàn ác dã man chưa từng có của cộng sản Khờ-me sau này là do văn hóa Khờ-me, pha lẫn với mặc cảm hận thù (dồn nén qua nhiều thế kỉ) đối với các nước láng giềng, nhất là Việt Nam, mà đa số dân Khờ-me (cộng sản hay không) đều có. Bằng cớ là sự tàn ác của Khờ-me Issarak (tổ chức không cộng sản), hoặc của chính quyền Sihanouk, Lon Nol.

 Theo Short, đa số người Khờ-me theo chủ nghĩa Mác Lê không vì những nhận định sâu sắc gì của chủ nghĩa ấy, nhưng để tìm cách đuổi Pháp ra khỏi nuớc họ, và để thay đổi một xã hội phong kiến mà chế độ thuộc địa đã giữ nguyên. Mấy người này (cũng như những người cộng sản nơi khác) nhìn chủ nghĩa Stalin qua lăng kính của văn hoá họ; trong trường hợp nhóm Pol Pot lúc đó, văn hóa ấy là Phật giáo tiểu thừa. Chủ nghĩa Stalin là biểu hiện của cái “tốt thắng xấu” (không phải là của giai cấp vô sản hay công nhân gì sất).

Theo Short, Khờ-me Đỏ chịu ảnh hưởng của Stalin, khác với Trung Quốc và Việt Nam, với truyền thống nho giáo, chịu ảnh huởng của Mác Lê. Đối với Short, văn hóa Khờ-me không có ý niệm “công lí” như những văn hóa khác. Văn hóa Khờ-me là một văn hoá “thống trị hoặc bị thống trị”, một văn hóa tránh đối đầu (confrontation). Trong một văn hoá như vậy, không thể giải quyết những tranh chấp bằng tranh cãi hay lí luận. Giữa hai thái cực phục tùng và vũ lực, không có “điểm giữa”. Một điều nữa (khá tế nhị) là tuy Short không nói thẳng rằng bản tính của dân Campuchia là lười biếng, nhưng rõ ràng là ông ám chỉ như thế.

Khác với những bạo chúa như Stalin (xem Deutscher [5]), hoặc Hitler (xem Bullock [6]) là những người tuy đời tư thì rất tầm thường song “nổi bật” trong địa vị bạo chúa, Pol Pot, qua cuốn của Short, cũng không có gì nổi bật như một bạo chúa cả. (Thậm chí, cho đến đầu thập kỉ 1950, không có dấu hiệu nào cho thấy Pol Pot sẽ tàn ác như sau này.) Pol Pot là một học trò tầm thường, một sinh viên tầm thường, một nhà chỉ huy quân sự tầm thường, một lãnh tụ tầm thường. Y chỉ đáng chú ý bởi một điều: mấy triệu người đã chết vì sự tàn ác và bất tài của y.

Cái kinh tởm nhất của chế độ Khờ-me Đỏ không phải là sự khắc nghiệt của nó (như tuồng nó có lí tưởng gì cao cả lắm!) mà là sự thô lậu tầm thuờng của một chế độ chuyên chế: tham ô, bè đảng, tranh giành tư lợi, đâm chém nội bộ … Chế độ ấy tan rã vì những thô lậu tầm thường ấy. Nếu không thì biết đâu nó đã chẳng thành công?

Tiếc là nhiều lí giải của Short có phần trái ngược nhau. Ví dụ, ông cho là Khờ me Đỏ giết tù binh không thương hại vì theo văn hóa Khờ-me thì con người không có khả năng cải tạo (và ông chua thêm, khác với nho giáo của Việt Nam và Trung Quốc). Song, trước đó, Short lại nói rằng theo chủ nghĩa cộng sản của Khờ-me Đỏ thì “ý thức vô sản” có thể được nung rèn ở mọi người, bất kì xuất thân từ giai cấp nào. Hai ý kiến này mâu thuẫn với nhau.

 Nhiều chi tiết cũng cần xem lại: chẳng hạn như Short cho rằng sự giải tán của đảng Cộng sản Campuchia tháng 12 năm 1981 là có thật, trong lúc Chandler thì cho rằng đảng này vẫn còn tồn tại ít nhất đến năm 1985, và có lẽ sau đó nữa. Short cũng có nhiều phát biểu nghe rất kêu, nhưng hơi rỗng, ví dụ “người Khờ-me khẳng định nhân thân của họ qua một lưỡng phân: họ chống lại cái mà họ không là”. Nghĩa là gì? Và đâu là bằng cớ?

Short hay so sánh Campuchia với Việt Nam và Trung Quốc và cho rằng sự dã man của Khờ-me (khác với Việt Nam và Trung Quốc!) là phản ảnh sự khác biệt giữa nho giáo và Phật giáo tiểu thừa. Người viết này e rằng Short đã lí luận kiểu “post hoc ergo hoc”. Bởi lẽ, nếu thế thì hãy so sánh với Thái Lan và Miến Điện, những nước này cũng theo Phật giáo tiểu thừa như Campuchia nhưng sao họ không có bọn nào “dã man” như Khờ-me Đỏ?

Nhiều độc giả sẽ bất bình với Short khi ông cho rằng thảm họa ở Campuchia không thể gọi là “diệt chủng” vì, theo ông, chủ tâm của Khờ-me Đỏ là nô lệ hóa và thanh trừng kẻ thù hơn là tiêu diệt cả một giống dân. Cụ thể, theo Short, không thể so sánh (nhà tù nổi tiếng) Toul Sleng với các lò thiêu người của Đức trong Thế chiến II vì ở Toul Sleng tội nhân bị bắt buộc “cung khai”, “thú tội” trước khi bị thủ tiêu. Nhiều người cũng sẽ phản đối ý Short cho rằng văn hóa Khờ-me cũng là một phần lí do của sự tàn sát đó – họ trách Short đổ lỗi cho nạn nhân thay vì lên án thủ phạm. 

Một người đọc Việt Nam, quen với bức xúc “sao nước mình chẳng may, lại nằm cận kề ông khổng lồ Trung Quốc?”, khi gấp cuốn sách này lại, không khỏi có phần ái ngại cho người bạn láng giềng của chúng ta. Ôi, nếu chúng ta khó một, thì họ khó hai, khó ba! Bởi vì chính chúng ta cũng là ông “khổng lồ” đối với họ! Nhưng biết làm sao?
 
Chúng ta chỉ biết hi vọng, và cầu mong, rằng họ (cũng như chúng ta) sẽ có những lãnh tụ sáng suốt, tài ba, đầy lòng nhân ái, để lèo lái con thuyền quốc gia trong một thế giới luôn luôn thay đổi, nhưng nhu cầu sống chung trong hòa bình giữa các quốc gia, đúng hơn là giữa người và người, bao giờ cũng là căn bản nhất.

Đây là bài điểm cuốn sách Philip Short, 2005, Pol Pot: Anatomy of a Nightmare, New York: Henry Holt.
—————-
Tham khảo

 [1] David Chandler, 1999, Brother Number One: A political biography of Pol Pot (rev. ed) Boulder, Colorado: Westview Press
[2] Ben Kiernan, 2002, The Pol Pot Regime (2nd edition), New Haven: Yale University Press
[3] Ben Kiernan, 2002, How Pol Pot came to power (2nd edition), New Haven: Yale University Press
[4] Wiliam Shawcross, 1979, Sideshow: Kissinger, Nixon, and the destruction of Cambodia, NY: Simon & Schuster
[5] Isaac Deutscher, 1949, Stalin: A political biography, NY: Oxford University Press.
[6] Alan Bullock, 1964, Hitler: A study of tyranny, NY: Harper & Row



Nỗi nhục quốc thể ở Milan(Ý)- Tác giả Nguyễn thị Oanh



Tôi ít khi đặt tựa cho các bài viết trên Facebook của mình, vì quan niệm đó chỉ là những status ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ nhất thời chứ không phải là những bài báo. Nhưng lúc này thì thật sự thấy cần đặt một cái tên cho stt này để gọi đúng nỗi đau và nỗi nhục của người Việt chúng ta !

Sau gần chục ngày rong ruổi ở Ý, gia đình tôi quyết định dành lại ngày cuối cùng để đến Expo 2015 tại Milan, thay vì đi thăm Venice như kế hoạch đã định. Ý tưởng này xuất phát từ khi cả nhà nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng của VN chen vai cùng cờ của các quốc gia khác trên khắp các đường phố của Milan và các poster quảng bá cho Expo 2015. Expo Milan 2015 có chủ đề “Feeding the Planet – Energy for Life”, quy tụ 145 quốc gia tham dự (chưa kể 17 tổ chức và khoảng 25 tập đoàn toàn cầu). Diễn ra từ 1/5 đến 31/10/2015, Expo Milan dự kiến sẽ đón khoảng 20 triệu lượt khách thăm viếng. Kể từ Expo Thượng Hải 2010, sau 5 năm hội chợ kinh tế toàn cầu quan trọng này mới trở lại. Đây là cơ hội lớn cho việc quảng bá ẩm thực, du lịch và giới thiệu hình ảnh quốc gia ra thế giới, vì thế, các nước đều chuẩn bị chăm chút rất kỹ cho việc tham gia. Chúng tôi tự cho mình may mắn khi đến Milan vào đúng dịp này và vừa đặt chân đến Hội chợ là tìm bằng được ngôi nhà Việt Nam để thăm trước tiên ! Nhưng ngay khi vừa tìm được “một góc quê hương” ở đây, lập tức chúng tôi đã phải hối tiếc về sự háo hức, hăm hở của mình ! Hơn cả thế, đó còn là cảm giác vô cùng thất vọng và xấu hổ cho đất nước ! Khu vực của VN giống như một gian hàng xén trong chợ ! Không có được một lá cờ cắm tại đây (ngoài lá cờ treo dọc của Ban tổ chức phía trước để giới thiệu khu vực của từng quốc gia theo quy định chung). Cũng không có được một tấm bảng nào để giới thiệu các thông tin tổng quan về đất nước. Tầng trệt trưng bày lèo tèo một vài sản phẩm được giới thiệu là gốm Bát Tràng và sơn mài của Từ Sơn (Bắc Ninh). Một số bình, lọ giả cổ, tượng nghê… với vài thông tin giới thiệu chung chung, không rõ nguồn gốc. Một sân khấu nhỏ trưng bày vài loại nhạc cụ dân tộc. Khu vực ẩm thực phía sau bán một vài món ăn không hề là đại diện cho ẩm thực VN và được chế biến dở chưa từng thấy ! Gia đình tôi gọi thử các món phở xào, miến xào, gỏi cuốn, bún thịt bò xào Nam Bộ, gà chiên tẩm bột, mỗi thứ một phần mà ăn không hết bởi các nguyên liệu đã kém phẩm chất mà hương vị thì như kiểu của các suất ăn công nghiệp ! Mà cái cách để đồ ăn chế biến sẵn vào quầy kính rồi múc cho khách như vậy cũng đã là kiểu công nghiệp rồi ! Thiếu vắng hẳn những “đại diện ẩm thực” tinh tế và hấp dẫn của VN như : Phở, bánh cuốn, bánh xèo, hủ tiếu, bánh canh, miến gà, chả lụa, bánh chưng, bánh giò, chè ba miền… Các con gái tôi cứ xuýt xoa tiếc, nói chỉ cần một cái xe bán bánh mì kẹp thịt kiểu VN cũng sẽ cực kỳ thu hút thực khách, vì bánh mì kẹp thịt của VN vốn đã nổi tiếng về hương vị rất riêng và từng được bình chọn là một trong những món ăn đường phố ngon nhất trên bản đồ ẩm thực quốc tế.

Đi lên tầng 1, cảm giác thất vọng và xấu hổ mới rõ nét ê chề ! Ngoài vài chiếc ti vi nhỏ xíu tua đi tua lại những đoạn phim quay sẵn về các thắng cảnh ở đất nước VN mà chẳng ai buồn xem, toàn bộ khu vực này tập trung bày bán đủ các loại hàng hoá tạp nham như quần áo, thiệp xếp tay, hũ, lọ sơn mài, nón lá, túi xách… Độ phong phú, tinh xảo của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ hay quần áo ở đây còn thua xa những sản phẩm ở một sạp hàng bình thường của bà con tiểu thương tại chợ Bến Thành ! Đáng ngạc nhiên là một vài bộ trang phục nam, nữ trưng bày trên các mannequin lại toàn là kiểu áo Tàu ! Có một bộ trang phục áo dài duy nhất thì cũng không phải là tà áo dài truyền thống của VN mà là kiểu áo dài cách tân với nút Tàu theo kiểu xường xám. Tôi hỏi một vài nhân viên phục vụ tại quầy ẩm thực cũng như tại khu bán hàng rằng các em đuợc Bộ Thương mại hay Tổng cục Du lịch cử đi, nhưng tất cả đều cho biết rằng các em đến từ các công ty tư nhân ! Chưa tin ở tai mình, tôi hỏi đi hỏi lại, các em đều trả lời rằng “công ty của chúng cháu tổ chức gian hàng này”. Cậu thanh niên đứng bán nón lá còn tỏ vẻ bực bội, chắc vì thấy tôi hỏi nhiều nên khẽ gắt : “Ở đây là mấy công ty tư nhân cùng làm nhưng ai biết của người nấy, không liên quan gì đến nhau đâu mà cô hỏi !”.

Ôi, ở một hội chợ kinh tế quốc tế đầy tiềm năng thế này mà đất nước ta lại xuất hiện một cách cẩu thả, sơ sài và rẻ tiền như vậy sao ? Tôi cùng cả gia đình thực sự phẫn nộ trong buổi chiều hôm nay ở Milan. Ai và vì sao lại cho phép “bán đứng” việc tham gia Expo Milan 2015 cho các công ty tư nhân tổ chức như thế này ? Càng đi tiếp tham quan gian trưng bày của các quốc gia khác, càng cảm thấy nhục nhã với sự xuất hiện của đất nước mình ở đây. Do tập trung để quảng bá và giới thiệu hình ảnh của đất nước mình nên chẳng có quốc gia nào lại lo đi bán đồ như ở gian hàng VN. Thứ phổ biến nhất họ bán là đồ ăn để giới thiệu đặc trưng ẩm thực của đất nước mình. Một số nước như Pháp thì cũng bán đồ lưu niệm, nhưng là những mặt hàng áo, mũ, huy hiệu… có in logo và khẩu hiệu của Expo Milan 2015, chủ yếu để khách làm kỷ niệm. Nói chung, gian hàng của tất cả các nước đều được chăm chút rất chu đáo để thể hiện bộ mặt quốc gia, vì thế, tôi chắc chắn rằng không một đất nước nào trong số 145 nước tham dự sự kiện Expo mà lại giao phó cho tư nhân làm như kiểu VN. Đáng nói là không chỉ các nước lớn (như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật…), hoặc giàu có (như các quốc gia Trung Đông : Quata, Oman, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất…) có khu trưng bày hoành tráng, lộng lẫy mà ngay cả những nước “bằng hoặc dưới level” với Việt Nam trong khu vực ASEAN như Lào, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Thái Lan… cũng thể hiện cực kỳ trang trọng và kiêu hãnh về bản sắc văn hoá cũng như các thế mạnh riêng của đất nước mình thông qua các gian trưng bày của họ. Càng đi xem, càng choáng ngợp với sự phô trương muôn vẻ về văn hoá, đất nước và con người của các quốc gia trong Expo 2015, và lại càng thấy đau cho Việt Nam của tôi ! Không biết ngân sách hàng năm cho xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch đã được đổ vào đâu và sử dụng như thế nào mà để rồi chúng ta không thể làm nổi một gian trưng bày cho nó ra “thể diện quốc gia” ở một sự kiện kinh tế toàn cầu thế này ? Hay là mình không đủ tiền đầu tư nên phải khoán cho tư nhân làm ? Thật khó tin và không thể chấp nhận được điều này khi mà vẫn đang có những dự án hàng trăm, hàng nghìn tỷ đổ ra chỉ để xây các tượng đài !

Khi đến gian trưng bày của Mỹ, vừa bước vào cửa chính đã thấy đập ngay vào mắt hình ảnh Tổng thống Obama trên màn hình lớn đang giơ tay chào mọi người và giới thiệu về nước Mỹ, thấy phục họ quá ! Một nước lớn và giàu có như thế mà Chính phủ của họ vẫn phải đưa đích thân Tổng thống ra để quảng bá về đất nước họ như vậy, trong khi đó nước mình thì…

Chưa hết, các con gái tôi còn kể lại. Do trong Expo có bán các cuốn hộ chiếu (passport) để khách thăm viếng mua và khi đến “thăm” nước nào thì xin đóng dấu vào đó để làm kỷ niệm. Thấy các con thích thú, tôi cũng mua cho các cháu hai cuốn để đi xin dấu các nước. Sau một hồi quay về, các con khoe đã xin được 38 con dấu, nhưng phàn nàn là đến VN thì cô tiếp tân ngồi ở đó lạnh lùng nói với các con là tự cầm dấu đóng đi, trong khi đến nước nào các con cũng được nhân viên của họ vồn vã chào hỏi, đóng dấu và còn cám ơn nữa ! Trước đó ít phút, chính mắt tôi cũng đã nhìn thấy cô nhân viên này (mặc áo dài nhưng lại khoác một chiếc áo khoác to sụ bên ngoài giữa mùa hè, không hiểu vì sao ???) ngồi ở quầy tiếp tân nhưng cứ dí mắt vào máy laptop, chả bận tâm gì đến xung quanh. Vài vị khách cầm passport ghé lại, thấy con dấu nằm chỏng chơ sẵn trên mặt quầy, đành tự lấy đóng vào cuốn hộ chiếu của mình luôn rồi đi ra !

Một ngày, không thể đủ để đi thăm hết 145 quốc gia trong cái khu triển lãm rộng tới 200 ha này của Milan. Nhưng chỉ bấy nhiêu đó cũng đã quá đủ cho chúng tôi thấy được thật nhiều sự khác biệt giữa nước mình với nước người, để hiểu rằng tại sao chúng ta không thể phát triển được !

Càng nghĩ, càng thấy đau. Và tức. Và nhục !

Ngày cuối cùng ở Ý hoá ra lại làm cho cả nhà cảm thấy thật nặng nề và buồn bã ! Biết vậy tới thăm Venice còn hơn ! Tự nhiên hăm hở đi cái Expo Milan 2015 làm chi để rồi bây giờ về ôm một cục tức mà đầu thì đau như bị ai vừa cầm búa nện vào :-(((

P/s: Tối về, bực mình vào google tìm xem báo chí ở nhà sao không thấy lên tiếng gì vụ này ? Hoá ra trước đây cũng đã có một vài báo đưa tin về việc VN tham gia Expo Milan 2015, nhưng chỉ toàn khen kiến trúc của cái nhà VN này rất đẹp, rất ấn tượng với thế giới ! (đọc mà thật sự suýt buột miệng dùng tiếng… Đan Mạch). Chỉ riêng có Thanh Niên online ngày 6/6/2015 có bài viết với tựa đề khá dài : “Ngôi nhà VN tại Expo 2015 “chẳng có gì để xem” : Đề án một đằng, làm một nẻo”, cùng bức ảnh minh họa được chú thích là do Việt kiều ở Milan gửi về. Trong bài viết này, có ông Phó Giám đốc Trung tâm Hội chợ triển lãm Giảng Võ gì đó lý giải rằng với thời gian kéo dài tới 6 tháng như vậy và cả hàng nghìn lượt khách mỗi ngày như thế thì ý định mua hạt sen sang để đãi khách dùng với trà sẽ không thể thực hiện được vì số tiền mua hạt sen sẽ rất lớn ! Ngoài ra, cũng vì kéo dài lâu như thế nên cũng không thể in catalogue phát cho khách để xúc tiến du lịch vì sẽ rất tốn kém ! (Lại không thể không buột miệng chửi thề thêm một lần nữa – xin lỗi các bạn !).

Biết thêm : Việc tham dự Expo Milan 2015 đã được Chính phủ giao Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch cùng Trung tâm Hội chợ triển lãm VN thực hiện. Chỉ riêng kinh phí mang cái “nhà VN” sang đã mất 57 tỷ đồng !

Và nó như thế này đây…


Tây Mĩ nó cũng thế - Tác giả Nguyễn văn Tuấn



Đó là một phản ứng khá phổ biến khi có ai đó (như tôi chẳng hạn) chỉ ra những sự bất cập trong chính sách của Việt Nam. Đó cũng là một cách biện minh dĩ nhiên là thiếu tính thuyết phục. Thật ra, có thể xem đó là một sự nguỵ biện, và tôi sẽ giải thích tại sao.

Rất thường xuyên, khi có người phản biện những bất cập ở Việt Nam, là có người phản ứng theo kiểu biện minh rằng “ở đâu cũng thế”. Hai chữ "ở đâu" thường là lấy Mĩ và Âu châu làm tiền đề. Chẳng hạn như khi đứng trước những chứng cứ không thể chối cãi về quan chức tham nhũng, thì có hai phản ứng chính. Phản ứng cực đoan là chửi bới người nêu vấn đề là ... phản động. Loại người với phản ứng này thì chúng ta không nên mất thì giờ, vì rõ ràng là họ thuộc vào loại lười biếng suy nghĩ và vô giáo dục. Một phản ứng nhẹ nhàng hơn là "Ôi, ở đâu cũng thế. Ở Âu Mĩ, chính khách cũng tham nhũng đó thôi."

Lối nguỵ biện này rất phổ biến ở chính khách. Chẳng hạn như mới đây có người mới đi thăm Mĩ về, ông ấy nói rằng ở Mĩ cũng có những dân biểu "cúp cua" họp Quốc hội. Ông này muốn nói rằng đại biểu QH Mĩ cúp cua thì đại biểu VN làm thế có gì sai đâu?!

Thoạt đầu mới nghe qua loại phản ứng này, có lẽ nhiều người sẽ gật gù đồng ý, vì nó có lí và ở khía cạnh nào đó cũng đúng. Nhưng nếu là người có kĩ năng tranh biện thì cách phản ứng đó có vấn đề. Vấn đề thứ nhất là nó phạm vào nguỵ biện đánh tráo chủ đề (còn gọi là distraction). Chủ đề là việc Việt Nam tiêu tiền tỉ để xây tượng đài của một cá nhân, là việc tham nhũng (là sai và xấu), chứ chủ đề bàn luận không phải các chính khách bên Mĩ, bên Tây làm gì. Kiểu nguỵ biện này có mục tiêu làm cho người đặt vấn đề phải mất thì giờ bàn chuyện chẳng liên quan gì với vấn đề được đặt ra. Kẻ nguỵ biện làm cho cuộc bàn luận đi ra ngoài chủ đề chính của bàn luận, và thế là họ đạt mục tiêu làm loãng câu chuyện.

Vấn đề thứ hai là hàm ý nói rằng ở Âu Mĩ, nơi văn minh và dân chủ, mà chính khách còn tham nhũng, thì chính khách VN tham nhũng cũng là chuyện có thể chấp nhận được. Đây là một cách biện minh dở nhất, vì nó dựa vào một giả định rằng Âu Mĩ là chuẩn mực, nhưng dĩ nhiên giả định này sai. Chẳng lẽ người Âu Mĩ phạm tội giết người, và điều đó biện minh rằng người Việt cũng giết người?! Cách nguỵ biện đó cũng hàm ý đổ thừa việc tham nhũng cho người khác, đó là chính khách Âu Mĩ. Một cái sai của biện minh này là tham nhũng là chấp nhận được!

Ngoài những thói nguỵ biện đó ra, tôi thấy có khá nhiều người dùng nguỵ biện kiểu tấn công cá nhân (ad hominem, tu quoque). Những loại này thì dễ nhận ra, vì chúng thường xuất hiện dưới dạng như “đừng có ngồi đó mà làm anh hùng bàn phím”, “có làm gì được cho đất nước chưa mà lớn tiếng phê bình”, “giao cho anh làm lãnh đạo, anh có làm được không”, “không hài lòng thì cút đi khỏi Việt Nam”, v.v. Loại ngụy biện này thể hiện trình độ thấp của kẻ phát ngôn. Thật ra, họ đáng thương hại hơn là đáng trách, bởi vì họ chưa được dạy cách thức bàn luận đàng hoàng, mà chỉ quen với thói lưu manh mà hệ thống đã gieo vào đầu óc họ.

Như tôi từng nói, nguỵ biện là hệ quả của sự lười biếng suy nghĩ. Vì lười biếng suy nghĩ nên người ta phải sử dụng những gì sẵn có. Những gì sẵn có là khẩu hiệu nhan nhãn từ mấy chục năm nay. Thành ra, không ngạc nhiên khi thấy sinh viên (và những người lười suy nghĩ) thấy ai có quan điểm và suy nghĩ khác họ thì họ cho ngay cái nhận xét "phản động". Thấy ai nói về hành động tàn ác trong chiến tranh, họ nghĩ ngay đến "phía bên kia cũng ác ôn". Dùng phía bên kia để biện minh cho sự ác ôn của mình là khó thuyết phục, nhưng nó làm cho họ cảm thấy an lòng. Họ chỉ thốt cái chữ đó ra theo quán tính, chứ chưa chắc họ biết cái nghĩa thật của chữ đó là gì.

Nguỵ biện nói cho cùng là vấn đề chân lí và sự thật. Vấn đề ở VN là chân lí nó được bóp méo và vặn vẹo làm cho người dân nghĩ rằng chỉ có một chân lí duy nhất. Quan sát trên báo chí, internet, đến nghị trường, từ những người có học (cỡ sư sĩ), đến chính khách, và cả thường dân ai ai cũng dùng những lí lẽ mà họ không biết là lỗi nguỵ biện. Chẳng hạn như gần đây nhất có người cảnh báo rằng coi chừng lợi dụng dân chủ, nhưng trong thực tế đó cũng là một dạng của nguỵ biện – nguỵ biện dựa vào nguồn tin vu vơ. Còn sự thật thì cũng bị giả tạo và giả dối sản sinh (như vụ Lê Văn Tám). Những thói nguỵ biện nó được xây dựng trên sự dối trá đã được tạo ra quá lâu, nên khó có thể chỉnh sửa một sớm một chiều. Chỉ khi nào nền giáo dục có sự tham gia bình đẳng từ các nhóm xã hội, thay vì bị sự kiểm soát của một thế lực chính trị, thì tình trạng nguỵ biện vẫn còn.



Việt Kiều Gian, Khai Gian Thuế Trị Giá Gia Tăng (VAT)



Gian thuế là một hành vi ăn trộm của đồng bào mình. Vì khi mình gian mười đồng, gánh nặng sẽ đè nặng lên vai những người dân khác. Cụ thể, có thể gọi là trộm, hay táo bạo hơn, có thể gọi là giựt dọc, chôm tiền, cướp... Việt kiều trên nguyên tắc có đời sống thoải mái hơn, tại sao lại làm những chuyện gian lận? Khó hiểu.

Báo CafeF đăng tin từ Trí Thức Trẻ/Cafebiz cho biết đã có hiện tượng... Rộ "chiêu" Việt kiều mua hàng hiệu, nhận tiền hoàn thuế, rồi tuồn hàng trở lại nội địa.

Bản tin kể, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP.SG) cho biết ngày 9/8 đơn vị đã phát hiện hành khách nữ Việt kiều N.N, 36 tuổi, quốc tịch Mỹ lợi dụng chính sách hoàn thuế Giá trị gia tăng (GTGT) cho khách xuất cảnh để gian lận thuế, mặt hàng là đồng hồ hàng hiệu ROLEX trị giá hơn 830 triệu đồng, số tiền được hoàn thuế hơn 64 triệu đồng.

Con số 64 triệu đông VN là tương đương 3 ngàn USD... nhiều kinh khủng.

CafeF kể rằng sau khi làm thủ tục xuất cảnh đi Seoul (Hàn Quốc), nữ hành khách N.N đã làm thủ tục hoàn thuế và được cơ quan Hải quan hoàn thuế theo đúng quy định. Tuy nhiên, qua theo dõi cán bộ Hải quan phát hiện sau đó đối tượng này đã tuồn hàng hóa này cho một đối tượng khác để mang trở lại nội địa.

Khi đối tượng N.N chuẩn bị lên máy bay, cán bộ Hải quan đã kiểm tra đột xuất. Lúc này, đối tượng N.N đã không xuất trình được hàng hóa trên và số tiền thuế đã được hoàn theo yêu cầu của cơ quan chức năng và thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình. Cơ quan Hải quan đã tiến hành lập biên bản vi phạm đối với đối tượng N.N và tạm giữ hàng hóa để tiếp tục điều tra làm rõ.

Bản tin thêm rằng trước đó, vào ngày 12/7, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cũng đã phát hiện nam hành khách N.D.V, Việt kiều, quốc tịch Mỹ, gian lận hoàn thuế GTGT với số tiền hơn 48 triệu đồng khi đưa trở lại nội địa lô hàng thời trang hiệu Hermes gồm mặt hàng là túi xách, ví, mũ, thắt lưng, cà vạt… trị giá hơn 600 triệu đồng sau khi đã làm thủ tục xuất cảnh đi Malaysia.

Trong vụ việc này, cơ quan Hải quan đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xác minh mở rộng tất cả các hóa đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hải quan hoàn thuế mà đối tượng N.D.V sử dụng để hoàn thuế giá trị gia tăng với tổng số thuế tiền GTGT được hoàn hơn 2,2 tỷ đồng.
Con số 2.2 tỷ đông VN là tương đương 101 ngàn USD. Nhắc lại, 101 ngàn đôla Mỹ.

Nỗi vinh nhục của tượng đài - Tác giả Huy Phương



Năm 1999, việc Trần Trường treo ảnh Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng trong tiệm băng nhạc của y đã đưa đến một cuộc biểu tình phản đối dữ dội của những người tỵ nạn Cộng Sản tại Nam California kéo dài 52 ngày đêm ròng rã. Trần Trường nghĩ rằng hành động của y đáng để cho Việt Cộng mang ơn, nhưng sự thật đây là một chuyện trắc nghiệm, gây hậu quả không ai lường trước được và lòng căm thù Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản bộc phát, dâng cao.

Vào đầu Tháng Tám năm nay, chính quyền tỉnh Sơn La vừa tuyên bố sẽ xây tượng đài Hồ Chí Minh 1,400 tỷ tại đây. Chuyện chưa biết sẽ ra sao, nhưng từ ngày Sơn La có quyết định này, cả nước, và đồng bào hải ngoại không ngớt lên tiếng chê bai, chửi rủa hết lời. Hình ảnh xấu xa của Hồ Chí Minh và bọn cầm quyền vô lại, lại được đưa ra làm mục tiêu cho quần chúng ném đá, trát bùn. Phải chăng đây cũng là một lần trắc nghiệm nữa về hình ảnh của “Bác?”

Bọn bồi bút và ngay cả “chính Bác”(CB) vẫn thường tranh nhau viết về cuộc đời thanh liêm, đơn giản của “Bác.” Tiêu biểu nhất là chuyện “đôi dép râu.”

Trong thời gian kháng chiến, mà sau ngày trở về Hà Nội, “Bác” vẫn đi đôi dép cao su đã mòn vẹt, “bảo vệ” đề nghị với “Bác” mua một đôi dép mới để thay, nhưng “Bác” gạt đi cho là lãng phí! Anh em “bảo vệ” liền tráo một đôi dép khác, không mới để “Bác” khó nhận ra, nhưng còn tươm tất. Nhưng cuối cùng “Bác” cũng biết, và nằng nặc đòi bảo vệ trả lại đôi dép cũ cho “Bác!”

Trong thư gửi Báo Vệ Quốc Quân vào Tháng Ba, 1947, “Bác” có câu: “Tuyệt đối không đem của công dùng vào việc tư, không động đến cái kim sợi chỉ của dân; khi đến đóng, lúc kéo đi, phải giữ gìn nhà, vườn của dân cho sạch sẽ; mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường.”

Chuyện này, đám con cháu “Bác” chuyên làm ngược lại.

Trong di chúc trước khi “bước sang từ trần,” “Bác” đã dặn phải thiêu xác và rải tro đi khắp nước, tuy nhiên chúng nó không chịu thiêu “Bác” mà rình rang xây lăng mộ như các bậc vua chúa thời xưa. Số tiền tốn kém cho lăng này không bao giờ được tiết lộ, nhưng chỉ việc phải nhờ chuyên viên ướp xác Liên Xô, lăng chống được bom đạn, địa chấn, được xây dựng bằng đủ các thứ gỗ, đá, cây trồng quý giá vận chuyển từ khắp các địa phương trong nước, trong lúc còn chiến tranh thì tổn phí phải nói là không nhỏ.

Xây lăng xong, Bắc Việt phải nghĩ đến việc bảo vệ lăng.

Để bảo vệ lăng “Bác” một đơn vị quân đội được đặt tên là Đoàn 969 với quân số của một sư đoàn (10,000 người) do nhân dân đóng thuế nuôi, chỉ dùng cho mỗi việc bảo vệ một các xác khô. Bảo vệ là đúng, vì chúng ta còn nhớ, vào ngày 3 Tháng Hai, 2014, bốn thành viên của Pháp Luân Công đã mang búa tạ vào để đập bể lăng “Bác.”

Về chuyện “không động đến cái kim sợi chỉ của dân; ...mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường” như lời “Bác” dạy thì chúng không thèm “động đến cái kim sợi chỉ của dân” nhưng tham ô, cướp đất, đuổi nhà, làm giàu trên chuyện tham ô, hối lộ khiến cho đảng càng ngày càng giàu mà dân mỗi năm mỗi đói.

Câu kinh nhật tụng của bọn tham ô vận dụng để xây tượng “Bác” là “nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm” của đồng bào các dân tộc, trong khi thật sự nguyện vọng của đồng bào xứ này là cầu cho có bữa cơm no, có trường cho trẻ em học đàng hoàng và đến trường khỏi đu dây “biệt kích!” Trong khi nguyện vọng của chính quyền là muốn có thêm tiền bỏ túi.

Chúng ta khó tưởng tượng ra là hiện nay trên cả nước đã có 134 tượng đài “Bác” xây dựng trong khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị, trong đó có tới 45 tượng “Bác” với bộ đội Biên Phòng và “Bác” đứng ngồi tại các quảng trường là 31 cái.

Như vậy cũng chưa đủ, hiện nay chúng còn muốn xây thêm 58 tượng đài “Bác” nữa, theo đề nghị ở các tỉnh đủ loại như “Bác” đứng vẫy tay chào, “Bác” ngồi đọc sách, “Bác” với các cháu thiếu nhi, “Bác” với đồng bào dân tộc... Đại khái là sẽ có tượng đài “Bác” với thanh niên xung phong ở tỉnh Bắc Kạn; tượng “Bác” với nông dân ở Thái Bình; tượng “Bác” và bố “Bác” tại Bình Định... Các tỉnh được hưởng “xái” xây tượng đài là Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Ngay tại Tòa Đô Chánh cũ ở Sài Gòn trước đây đã xây tượng “Bác” ngồi đọc sách, có lẽ ngồi lâu sợ “Bác” đau lưng, không tiếc tiền của dân, Cộng Sản đập đi và thay vào đó là bức tượng “Bác” đứng, lại khánh thành tưng bừng, có các em chân dài múa may trước mặt “Bác.” Các tỉnh tranh nhau để được xây tượng “Bác.” Bắc Ninh nói: “Tỉnh có vinh dự đón Bác 18 lần, vậy mà chưa có tượng đài nào!” Hải Phòng cũng khiếu nại muốn dựng tượng Bác vì “Bác” đã chín lần về thăm Hải Phòng. Như vậy rồi đây, tượng “Bác” sẽ lềnh khênh, ra ngõ là “gặp anh... hồ!”

Sẽ có tượng “Bác” ở làng Sen, nơi Bác sinh ra; ở Pắc Bó nơi “Bác” tắm suối và gặp mẹ của Nông Đức Mạnh; ở số 66 Hàng Bông Nhuộm, nơi xảy ra mối tình “Bác” với Nông Thị Xuân; ở Phan Thiết, nơi “Bác” đi qua, ở bến Nhà Rồng nơi “Bác” lên tàu... Ôi làm sao kể xiết những dấu chân của “Bác” để lại!

Việt Nam sẽ điên đầu với những tượng đài!

Với chủ trương tôn sùng cá nhân, tượng đài các quốc gia Cộng Sản mọc lên như nấm sau cơn mưa. Từ Lenin, Stalin, cho đến Mao Trạch Đông, cha con nhà họ Kim II-sung, Kim Jong-il, và Hồ Chí Minh. Cũng theo thứ tự như thế, lần lượt các chế độ Cộng Sản tàn lụi trên trái đất, sẽ chôn vùi theo các tượng đài.

Những năm gần đây, thế giới đã muốn xóa bỏ dấu tích của quá khứ Cộng Sản. Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ một thời gian, hàng ngàn người tụ tập ở quảng trường Dushanbe (thủ đô của Tajikistan), kéo sập tượng Lenin. Năm 1994, chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng Karl Marx ở khuôn viên đại học Corvinus, và ở khắp nơi các tượng đài Lenin, Stalin đều đã bị phá bỏ.
Cuối năm 2012, Mông Cổ đã cho dỡ bỏ bức tượng Lenin cuối cùng khỏi thủ đô Ulan-Bator. Tháng Tám, 2013, tượng Lenin ở Kiev đã bị giật sập, khởi đầu từ đó, tượng của Lenin trở thành mục tiêu phá bỏ tại các thành phố Ukraina khác như Zhytomyr, Boyarka, Slavuta, Bila Tserkva, Khmelnitsky và Bila Tservka.

Trong khi ở Việt Nam, ông Lenin của nước Nga vẫn còn đứng ở vườn hoa nước mình!

Ngày nay Stalingrad đã trở lại với Volgograd, Leningrad đã trả lại cái tên cũ là Saint Petersburg.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày trở lại tên Sài Gòn là lúc dân chúng Việt Nam “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc...” chúng ta kéo nhau đi đập nát những tượng đài...

Nỗi nhục của tượng đài không phải là lúc bị lật đổ, mà cả những lúc được dựng lên trong nỗi ta oán của quần chúng. Đó cũng là một lối tiêu xài hoang phí của đám cầm quyền trên nỗi lầm than, cơ cực của những người dân sống chung quanh tượng đài.
 


Đồng tiền Tàu Cộng tự phá giá - Tác giả Hùng Tâm



Nguyên nhân và hậu quả của việc phá giá đồng Nguyên

Một ngày sau khi mất hơn 200 điểm, sáng Thứ Tư, chỉ số DJIA của 30 đại doanh nghiệp Mỹ lập tức mất thêm hơn 190 điểm khi thị trường chứng khoán Mỹ vừa mở cửa, rồi sụt tiếp. Các chỉ số khác cũng thế, các thị trường Á Châu và Âu Châu cũng vậy trong hai ngày liền. Chỉ vì hôm Thứ Ba 11, Bắc Kinh phá giá đồng Nguyên của họ tới 1.9% và tiếp tục định giá thấp hơn 1.6% vào hôm sau. Trận chiến ngoại tệ toàn cầu đã bắt đầu.

Thuần về kinh tế, quý độc giả có thể nghe/đọc nhận định rất sớm của chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trong cuộc phỏng vấn hôm qua của đài Á Châu Tự Do về trận chiến ngoại tệ. Nhưng vì kinh tế cũng là chính trị, hồ sơ Người Việt tìm hiểu thêm khía cạnh chính trị của quyết định phá giá này.

Những nguyên nhân phá giá

Bắc Kinh vẫn giàng giá đồng Nguyên của mình vào đồng Mỹ kim theo một hối suất chính thức và cho giao dịch mua bán trong một khoảng cách hay biên độ nhất định là 1%, hay 2% kể từ Tháng Ba vừa qua. Cuối Tháng Bảy thì họ nói đến biên độ 3%.

Giữa khung cảnh ấy, hôm Thứ Ba 11, Ngân Hàng Trung Ương (Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc - PBoC) của Bắc Kinh đưa ra hai quyết định:

Thứ nhất là chấm một giá - chọn một hối suất - của phiên giao dịch hôm trước làm giá chính thức được thông báo vào 9:15 sáng hôm sau khi thị trường mở cửa. Nghĩa là lấy một “giá của thị trường” làm giá chính thức. Thứ hai là chấm ngay một giá thấp của Thứ Ba mùng 10, hôm trước, làm giá chính thức: giảm 1.9%. Nôm na là phá giá đồng bạc mất 1.9%, một mức phá giá cao nhất kể từ đầu năm 1994.

Hôm sau, Thứ Tư 12, họ chấm một giá thấp nữa, là giảm 1.6%. Nôm na là phá giá hai ngày liền. Ðiều ấy mới làm các thị trường tài chánh quốc tế chấn động và theo nhau tuột giá. Người ta còn dự đoán là Bắc Kinh sẽ còn phá giá đến 10% nữa.

Dù mỗi lần quyết định, Ngân Hàng Trung Ương đều cho phát ngôn viên đưa ra lời giải thích chính thức, người ta cũng nên và cần tìm hiểu nguyên nhân và động lực của việc này. Chúng ta có ba bốn cách giải thích khác nhau mà cách nào cũng có thể đúng một phần! Ðây là điều khó cho các nhà bình luận. Và tùy trình độ hiểu biết về kinh tế hay quan điểm chính trị thiên về Bắc Kinh hay hoài nghi Trung Quốc mà mỗi người lại thiên về một cách.

Giả thuyết thứ nhất là dựa vào tình hình kinh tế của Trung Quốc: sa sút hơn dự kiến qua hàng loạt thống kê vừa được công bố. Sản lượng đã và sẽ còn giảm, mức xuất cảng so với 12 tháng trước sụt 8.3% thay vì sụt 1.5% như dự báo, mà nhập cảng cũng giảm, nghĩa là nhu cầu nhập cảng cho sản xuất cũng sụt. Vì tình hình nguy ngập như vậy, Bắc Kinh phải phá giá để xuất cảng với hàng rẻ hơn và lại dùng xuất cảng làm đòn bẩy kích thích kinh tế.

Giả thuyết thứ hai là dựa vào viễn kiến lâu dài của Bắc Kinh: từng bước giải phóng chế độ hối đoái để đồng Nguyên được mua bán tự do hơn theo quy luật thị trường hầu sau này có thể trở thành một ngoại tệ dự trữ phổ biến như đồng Mỹ kim. Khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF thông báo là chưa thể xác định rằng đồng Nguyên có thể là một ngoại tệ dự trữ hay chăng, Bắc Kinh biết là chưa hy vọng leo lên một đẳng cấp cao hơn.

Chi bằng trong khi chờ đợi cái ngày vinh quang đó thì tiếp tục can thiệp vào hệ thống hối đoái (Hà Nội gọi sai là ngoại hối và ngoài này cũng dùng sai như mọi khi, vì... nội hối là gì?), để kích thích kinh tế. Cách suy diễn ấy có nghĩa là Bắc Kinh lại nhờ giới tiêu thụ hàng xuất cảng của Trung Quốc ở bên ngoài, chủ yếu là tại Hoa Kỳ - có nền kinh tế tương đối khá nhất với sức mua cao nhất - để cứu nguy kinh tế ở nhà, nhân tiện xuất cảng luôn nạn giảm phát của mình.

Giả thuyết thứ ba về nguyên nhân là Bắc Kinh có thể thực tin rằng đồng bạc của mình định giá quá cao so với ngoại tệ của các nước đối tác buôn bán với mình, nhất là Âu Châu, Á Châu và Nhật, nên mới nương theo thị trường mà định lại một giá thích hợp hơn, một cái giá thấp hơn. Cách giải thích ấy có vẻ lạc quan và hình như phù hợp với nhận định của IMF. Vì vậy, Bắc Kinh mới nói rằng mình đang áp dụng quy luật thị trường (lấy giá ngày hôm trước) và hôm sau IMF cũng rất ngoại giao xác nhận như vậy!

Giả thuyết thứ tư, cũng gần với giả thuyết trên, là Bắc Kinh bị kẹt giữa hai chiều hướng là mình thì giàng giá vào tiền Mỹ mà đô la tăng giá vù vù làm đồng Nguyên lên giá, trong khi các nước khác đều bơm tiền (như Nhật Bản, Âu Châu) hay phá giá như nhiều nước Á Châu khác ngoài Nhật Bản. Vì các nước đều đang đánh sụt trị giá đồng bạc của mình nên Trung Quốc bị kẹt.

Cho nên, “đèn nhà nào nhà ấy rạng, mạng người nào người ấy giữ,” ta cũng phá giá trong trận chiến ngoại tệ đang lan rộng trên toàn cầu.

Quý độc giả đừng thất vọng vì sao chuyện này lại rắc rối như vậy khi mà cách suy diễn nào cũng có một phần sự thật về nguyên nhân. Nhưng cái sự thật rõ rệt nhất vẫn là Trung Quốc vừa phá giá.
Và rõ rệt không kém là việc phá giá ấy không thể giải quyết được vấn đề. Trong tình trạng sa sút chung của thế giới, nếu nước nào cũng tìm cách kích thích xuất cảng nhờ hàng rẻ qua biện pháp phá giá thì nước nào sẽ mua? Chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa gọi đó là “muốn xuất cảng lên Hỏa tinh hay sao!”

Năm 1929, xa lắm rồi, các nước đã áp dụng chiến lược ấy nên mới làm vụ khủng hoảng tài chánh vì chứng khoán tụt giá tại Hoa Kỳ lan rộng và kéo dài thành Tổng khủng hoảng. Gần đây hơn, khủng hoảng tài chánh tại Ðông Á năm 1997 cũng khiến Thái Lan, Nam Hàn và Indonesia lật đật phá giá để cứu nguy kinh tế khiến khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào năm 1998 và dội ngược tới tận Liên Bang Nga và Hoa Kỳ. Ðấy là chuyện kinh tế. Hay chính sách kinh tế tuyệt vọng và gây ra hậu quả bất lường vì người ta chỉ tìm cái “được” ở trước mắt mà chẳng thấy cái “mất” sau này.

Nhưng vì Trung Quốc coi mọi chuyện đều là “đấu tranh,” chúng ta cố đi xa hơn vậy.

Bị quyền lực mềm bật vào giữa mặt

Từ hai năm nay, Bắc Kinh đã tới tấp tung ra nhiều kế hoạch kinh tế nhằm tranh thủ hậu thuẫn chính trị của các nước. Ðấy là “Con Ðường Tơ Lụa” trên đất liền và ngoài biển, rồi “Tân Ngân Hàng Phát Triển” của nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nam Phi) và Ngân Hàng Ðầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (AIIB), cùng nhiều ngân khoản viện trợ cho hàng loạt quốc gia Á Phi lẫn dự án Phát Triển Tự Do Thương Mại Toàn Diện gồm 10 nước trong Hiệp hội ASEAN cộng thêm Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Ðộ, Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan, v.v...

Ðặc điểm chung của ngần ấy sáng kiến là Không Có Hoa Kỳ.

Nôm na là Bắc Kinh dàn trận chống Mỹ bằng quyền lực mềm, trong khi vẫn phát triển quyền lực thật về an ninh và quân sự từ biển Hoa Ðông tới biển Hoa Nam của Trung Quốc.

Phía Hoa Kỳ tính sao?

Ngày 6 Tháng Tư, tân tổng trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ là ông Ash Carter tuyên bố tại đại học Arizona State University, rằng Hiệp ước Ðối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TPP cũng có chức năng ngăn chặn Trung Quốc như một hàng không mẫu hạm. Bắc Kinh không thể lầm về ý đồ của đế quốc Mỹ!

Huống hồ sau đó, cả Tổng Thống Barack Obama lẫn Ngoại Trưởng John Kerry đều nhiều lần xác nhận với Quốc Hội Mỹ và cả lãnh đạo Hà Nội, rằng Hiệp Ước TPP có nội dung chính trị là tạo thế đối trọng với việc Trung Quốc bành trướng ngoài Ðông Hải. Vì vậy, ai ai cũng thấy ra một trận thế lớn lao giữa hai cường quốc ở hai bờ Thái Bình Dương.

Ðấy là bối cảnh rộng lớn của tình trạng đối đầu Hoa-Mỹ.

Trong khi nước Mỹ còn phân vân bất định - và chưa thể hoàn thành kế hoạch TPP trong năm nay - thì Bắc Kinh có cơ hội giăng lưới để chiêu mộ các nước khác. Nào ngờ chính là sau khi phóng ra hàng loạt ám khí kinh tế cho mục tiêu chính trị là “quyền lực mềm của đồng tiền,” Bắc Kinh lại rơi vào cái lưới kinh tế của mình. Gậy ông lại đập lưng ông.

Ðầu tiên là tình hình kinh tế lại sa sút hơn mọi dự báo. Kế tiếp là sau khi đã bơm lên trái bóng bất động sản làm nhiều người bỏng tay vì bóng bể thì từ năm ngoái Bắc Kinh thổi lên trái bóng cổ phiếu. Từ hai tháng nay, trái bóng đó cũng bể trước sự chứng kiến của cả thế giới.

Từ Ðại Hội 18 vào cuối năm 2012, Bắc Kinh đề ra nhu cầu cải cách và chuyển hướng kinh tế từ đầu tư và xuất cảng qua tiêu thụ của thị trường nội địa. Hai thị trường địa ốc và cổ phiếu đều thổi lên hy vọng gia tăng lợi tức của người dân để nâng mức tiêu thụ nội địa. Hy vọng đó đã tan tành!

Bây giờ, Bắc Kinh thực sự tuyên chiến với các nước Á Châu qua biện pháp phá giá, tức là mở ra cuộc chiến hối đoái bằng đồng bạc rẻ. Biện pháp ấy khiến Trung Quốc dễ xuất cảng hơn mà làm các nước khó xuất cảng vào thị trường Hoa lục vì giá nhập cảng lại tăng. Sau khi giăng lưới bắt thiên hạ, chính Bắc Kinh lại sa vào cái lưới của mình, bị quyền lực mềm bật vào giữa mặt!

Vụ phá giá đang xảy ra đã phá vỡ các kế hoạch BRICS, AIIB hay Tơ Lụa, và cho thấy Trung Quốc thiếu khả năng thiết lập các định chế có thể cạnh tranh hay thay thế Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, Ngân Hàng Thế Giới hay Ngân Hàng Phát Triển Á Châu ADB. Việc đồng Nguyên sẽ trở thành ngoại tệ dự trữ khả dĩ cạnh tranh và thay thế Mỹ kim lại càng xa vời hơn.

Quan trọng nhất, khi mọi quốc gia đều dìm nhau xuống đáy bằng hối suất thấp thì kinh tế toàn cầu sẽ bị suy thoái, và nạn giảm phát từ Trung Quốc sẽ lan qua xứ khác. Ðấy là viễn ảnh 2016.

Kết luận ở đây là gì?

Ðang có tham vọng lãnh đạo thiên hạ, Trung Quốc lại ngã vào cái bẫy mình giăng.

Chỉ vì chưa có thực lực!

Ðấy là sự phá giá của Trung Quốc Mộng.