khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Công an canh nhà dân bị dân chửi nhục nhã







Công an Hồ Chí Minh xồng xộc chui vào nhà dân, kiếm đồ cổ để mua







Dân Việt tại Đài Loan biểu tình phản đối Formosa







Giới trẻ VN mong đợi gì ở chuyến thăm của Tổng thống Obama?







Bàn về chiến lược quân sự “Offshore Control” của Hoa Kỳ




Một trong những lý do Trung Quốc hung hăng ráng vươn sức mạnh Không – Hải của mình càng gần tới eo biển Malacca càng tốt là nhằm để đối phó với kế sách mà giới chiến lược gia quân sự kinh tế của Hoa Kỳ đang đề nghị, bàn thảo khi nỗ lực tìm cách khống chế mộng bá quyền của Trung Quốc mà không cần phải thông qua giao tranh trực diện Không – Hải.

Kế sách này được gọi là chiến lược quân sự “Offshore Control,” được tạm hiểu là chiến lược “Phong Tỏa Hải Lộ”.

Các chiến lược gia Hoa Kỳ cho rằng sự cầm quyền độc đoán của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ bị gãy đổ nhanh chóng nếu nền kinh tế của Trung Quốc rối loạn và tê liệt. Để nền kinh tế Trung Quốc bị tê liệt thì chỉ cần phong tỏa các hải lộ chính chuyên chở hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu ra khắp nước hoặc phong tỏa hải lộ chuyên chở dầu hỏa về cho nền kinh tế đang phát triển rất nhanh, từ 6% đến 8%, nên không thể thiếu hụt dầu và khí đốt.

Các báo cáo phân tích về kinh tế cho thấy rõ nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào lượng dầu hỏa nhập khẩu, trong đó 80% số dầu hỏa nhập khẩu về cho Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca hay còn gọi là Malacca Straits, trung bình khoảng trên 5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Giao thông vận tải, phân phối tại Trung Quốc sẽ hoàn toàn tê liệt nếu hải lộ Malacca bị phong tỏa hoàn toàn. Giới lãnh đạo Trung Quốc gọi nổi ám ảnh thiếu dầu khiến kinh tế rối loạn tê liệt dẫn đến bất ổn chính trị là “nổi ám ảnh Malacca” hay còn gọi là “Malacca dilemma.”

I. Năm mục tiêu của chiến lược quân sự “Offshore Control”:

Chiến lược quân sự “Offshore Control” cần phải thỏa mãn năm mục tiêu quan trọng sau đây:

1- Khẳng định vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trong vùng & củng cố niềm tin của các nước đồng minh Hoa Kỳ trong vùng là Hoa Kỳ sẽ can thiệp loại bỏ mọi hành đồng vũ lực hiếu chiến gây nguy hại đến đồng minh.

2- Duy trì hòa bình trong vùng.

3- Đảm bảo sự phát triển ổn định thịnh vượng kinh tế cho đồng minh Hoa Kỳ trong vùng.

4- Dành lấy thắng lợi sau cùng với sự thiệt hại thấp nhất và giảm thiểu tối đa nguy cơ sử dụng vũ khí hạch tâm.

5- Răn đe và kềm hãm Trung Quốc sử dụng vũ lực để lấn chiếm lãnh hải và lãnh thổ của các nước đồng minh Hoa Kỳ.

II. Ưu điểm của chiến lược quân sự “Offshore Control”:

Những chiến lược gia Hoa Kỳ ủng hộ chiến lược quân sự “Offshore Control” cho rằng chiến lược này có những ưu điểm quan trọng sau đây:

1- Giúp Hoa Kỳ né tránh một cuộc đụng độ không hải trực diện với Trung Quốc có thể dẫn đến leo thang chiến tranh hạch tâm.

2- Hạn chế chiến phí và giảm thiểu tối đa thiệt hại nhân mạng cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh.

3- Tiêu diệt tham vọng của Trung Quốc thông qua tê liệt kinh tế dẫn đến sụp đổ chính trị cho nhưng toàn bộ cơ sở hạ tầng kinh tế Trung Quốc còn nguyên không bị phá hủy bởi bom đạn.

Các chiến lược gia Hoa Kỳ khi đưa ra chiến lược quân sự “Offshore Control” cho rằng việc phong tỏa hải lộ sẽ giúp Hoa Kỳ tránh bị lôi cuốn vào những trận đụng độ không-hải tổn hao nhân lực vũ khí tiền của không cần thiết mà lại đem đến kết quả thiết thực hữu hiệu cho một chiến thắng chính trị ngoại giao và quân sự sau cùng. Những nơi hải lộ bị phong tỏa dù rằng rất then chốt trọng yếu nhưng lại hoàn toàn nằm xa ngoài khả năng kiểm soát của Hải quân Trung Quốc và nằm sâu trong lãnh thổ của đồng minh Hoa Kỳ khiến Trung Quốc không thể ngang nhiên ngang ngược xâm lược trước công pháp quốc tế hoặc không đủ khả năng quân sự trải rộng khắp để xâm lược.

Một ưu điểm quan trọng của chiến lược này là làm sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc bị gãy đổ nhưng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc còn nguyên vẹn, không bị phá hủy bởi bom đạn.

III. Khuyết điểm của chiến lược “Offshore control”:

Chiến lược quân sự “Offshore Control” chỉ có thể hữu hiệu thành công nếu các quốc gia trong vùng châu Á Thái Bình Dương tham gia chiến lược này tin tưởng hoàn toàn vào mục tiêu đầu tiên đã nêu ở trên của chiến lược, tức là tin tưởng là Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng động binh nếu Trung Quốc trong lúc quá túng quẫn bế tắc đối sách do bị cấm vận dầu hỏa đang bị rối loạn kinh tế sẽ xâm lược bừa vào các nước đồng minh tham gia chiến lược này mà bất chấp công pháp của Liên Hiệp Quốc như Nhật Bản đã từng làm trước đệ nhị thế chiến; cũng như hoàn toàn tin tưởng vào Hoa Kỳ sẽ trợ giúp kinh tế các nước đồng minh tham gia chiến lược “Offshore Control” này khi Trung Quốc bục tức trả đũa các nước đồng minh về kinh tế như cấm vận, xiết nợ… vân vân.

Mặc dù sức mạnh Không-Hải Trung Quốc không mạnh như Hoa Kỳ nhưng cũng đủ để làm các nước liên quan trong vùng (ngoài trừ Hoa Kỳ) suy nghĩ, cân nhắc và cảm thấy thiết lập một nền hoa bình dù bị quy lụy, đe dọa với Trung Quốc vẫn có lợi hơn là phải đối đầu trực diện với Trung Quốc. Trung Quốc lợi dụng tâm lý lưỡng lự này của các nước trong vùng ra sức gia tăng áp lực quân sự, đẩy mạnh sự hiện diện Không-Hải của mình trên toàn cỏi biển Đông một cách hung tợn hiếp đáp bất chấp mọi luật lệ của Liên Hiệp Quốc về hải phận.

Mối liên hệ kinh tế sâu rộng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng càng làm cho các nước có liên quan nghi ngờ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc kiềm chế Trung Quốc. Tâm lý nghi ngờ này khiến các nước trong vùng xích lại gần nhau để đối phó Trung Quốc rất chậm chạp lỏng lẻo và rời rạc trong suốt hơn mười năm qua.

Hiện tại, các quốc gia trong vùng vẫn còn lo sợ về bài học của cuộc chiến tranh Việt Nam và vẫn chưa thật sự tin tưởng Hoa Kỳ. Bài học “chiến tranh Việt Nam” cho các nước trong vùng Đông Nam Á là họ thấy rõ Hoa Kỳ sẵn sàng bỏ rơi đồng minh thân cận là Việt Nam Cộng Hòa không can thiệp khi Trung Cộng dùng vũ lực tấn công chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974 sau khi đã có những thỏa ước tốt đẹp với Trung Quốc.

Việc Hoa Kỳ thất hứa không viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa tự vệ trước sự xâm lăng của Cộng Sản sau khi đã có những thỏa hiệp tốt đẹp với Trung Cộng thông qua bản thông cáo chung tại Thượng Hải càng làm cho các nước trong vùng Đông Nam Á lo sợ về một viễn cảnh xấu là nếu tham gia chiến lược “Offshore Control” của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc thì tương lai sẽ hứng chịu thảm cảnh khốc liệt gây ra bởi Trung Quốc do bị Hoa Kỳ bỏ rơi nếu Trung Cộng & Hoa Kỳ đã đạt được những thỏa hiệp tốt đẹp và không còn cần thiết phải duy trì chiến lược “Offshore Control” căng thẳng với Trung Quốc nữa.

Vì vậy, chính phủ Obama trong hơn bảy năm qua đã phải ráo riết gia tăng các nỗ lực ngoại giao để trấn an, gây niềm tin đối với các trong vùng Đông Nam Á và thể hiện rõ quyết tâm của Hoa Kỳ hiện diện tại vùng này với vai trò lãnh đạo nhằm duy trì hòa bình và dứt khoát can thiệp để chấm dứt mọi hành động đe dọa của Trung Cộng lên các nước trong vùng.

Chính phủ Obama đã phải tỏ ra lạnh nhạt với Do Thái một cách công khai để trấn an các chiến lược gia các nước trong vùng Đông Nam Á, thậm chí, không tiếp thủ tướng Do Thái khi ông này có mặt tại Washington theo lời mời của quốc hội Hoa Kỳ. Ngoài ra, cam kết tăng viện dầu hỏa cho Do Thái không điều kiện vào tháng chín năm 1975 do Ngoại Trưởng Henry Kissinger xúc tiến cũng không được chính phủ Obama cho “renew” tức gia hạn. Thông điệp của Hoa Kỳ rất cương quyết và rõ ràng: “mối bận tâm hàng đầu của Hoa Kỳ không phải là Do Thái hay vùng Vịnh nữa mà chính là biển Đông và Đông Nam Á.”

Dù vậy, niềm tin không thể một sớm một chiều mà có, nhất là lịch sử đen về một lần Hoa Kỳ thất hứa và bội phản đồng minh Việt Nam Cộng Hòa còn đó.

IV. Hệ quả trước mắt của chiến lược “Offshore Control”:

Khi kế hoạch này được đưa ra bàn thảo tại bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì các quốc gia trong vùng Đông Nam Á lật đật gia tăng hiện đại hóa quân đội để phòng khi ứng biến. Bề ngoài, sự hiện đại hóa quân đội này nằm trong mục tiêu ứng phó trước sự hung hăng khiêu khích quân sự của Trung quốc về mặt lãnh hải nhưng bề trong, các nước trong liên quan trong vùng Đông Nam Á cần gia tăng cũng như hiện đại khả năng cấm vận không-hải trên lãnh hải của mình khi tham gia liên quân với Hoa Kỳ cấm vận Trung Quốc.

Ấn Độ và Nhật Bản là hai thí dụ cụ thể cho sự gia tăng ngân sách quốc phòng trong vùng châu Á Thái Bình Dương.


Quốc hội Nhật Bản đã chuẩn thuận cho phép quân đội của nước mình được tham chiến bên ngoài phạm vi lãnh thổ của Nhật nếu đồng minh của mình bị tấn công. Đây là một bước ngoặt vô cùng lớn trong lịch sử của Nhật Bản kể từ sau đệ nhị thế chiến.

Việc Hải-quân Hoàng Gia Nhật sẽ có mặt trở lại cảng Cam Ranh vào năm 2016 sau hơn 70 năm tính năm 1945 là một sự kiện trọng đại không ngờ của lịch sử nước Nhật kể từ sau ngày đầu hàng quân đội Đồng Minh. Nhật đã viện cớ sử dụng cảng Cam Ranh cho tiếp liệu quân sự mà thực ra ngấm ngầm gia tăng khả năng cấm vận của quân đội Đồng Minh đối với Trung Cộng khi cần thiết như chiến lược Offshore Control đề ra.

Việt Nam, vì khả năng quân sự quá yếu kém nên không thể tự mình thực hiện đúng vai trò phong tỏa trong kế sách Offshore Control của Hoa Kỳ dù có vị thế chiến lược vô cùng quan trọng nên cần cả Nhật, Ấn và Hoa Kỳ trợ giúp thêm khi cần thiết. Do đó, sự hiện diện của Nhật tại Cam Ranh không hề nằm ngoài những mưu tính của chiến lược Offcshore Control.
Ngoài ra, hiệp ước Trans Pacific Partnership – TPP ra đời trong bối cảnh sự căng thẳng biển Đông ngày một gia tăng cũng không ngoài mục đích bảo vệ kinh tế cho đồng minh của Hoa Kỳ khi tham gia chiến lược Offshore Control. Với hiệp ước này, mọi khống chế về kinh tế để bẻ gãy nối kết liên minh với Hoa Kỳ từ các nước trong vùng đã hoàn toàn không còn có thể thực hiện.

Nhìn một cách tổng quát, ảnh hưởng trước mắt của chiến lược Offshore Control là sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ và các nước châu Á Thái Bình Dương ở mọi mặt từ chính trị, kinh tế lẫn quân sự.

Và đương nhiên, ảnh hưởng trước mắt khác dễ thấy của chiến lược này là sự hiện diện ngày mỗi tăng của Hải-quân Hoa Kỳ trong vùng.

V. Vai trò hiện đại hóa quân đội Việt Nam trong chiến lược “Offshore Control”

Khi tham gia liên kết với Hoa Kỳ vào chiến lược Offshore Control, dù là trong miễn cưỡng do tình huống đẩy đưa hay tự giác, thì Việt Nam vẫn rất khập khiển để đóng đúng vai trò chiến lược của mình trong kế sách Offshore Control.

Có một bờ biển dài 3600 cây số nhưng Việt Nam hoàn toàn không có lực lượng tuần duyên hiện đại để giám sát mọi vi phạm lanh hải khi cần thiết. Cả Nhật Bản và cả Hoa Kỳ mới đây đã phải liên tục hổ trợ các phương tiện tuần duyên từ tàu bè đến tài chánh, cụ thể là bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ là ông Carter đã tặng tuần duyên Việt Nam nhiều tàu tuần duyên và 18 triệu đô la cho chí phí huấn luyện.

Bởi quân đội Việt Nam hiện nay vẫn còn là một quân đội Cộng Sản cho nên vấn đề cải cách hiện đại hóa quân đội bị cản trở do phải đặt mục tiêu chính trị duy trì và củng cố quyền lực của Cộng đảng lên trên mục tiêu quốc phòng. Hơn nữa, cái mác Cộng Sản khiến Hoa Kỳ và Đồng Minh không thể thẳng tay viện trợ canh tân và giúp đỡ. Sự giúp đỡ của Nhật và Hoa Kỳ hiện nay về quân sự đối với Việt Nam còn quá e dè, chừng mực.

Hy vọng Hoa Kỳ bải bỏ cấm vận vũ khí sát thương toàn diện vẫn còn úp mở bàn thảo khiến Việt Nam lại bị chậm trễ về việc canh tân vũ khí trong lúc tình hình ngày một căng thẳng hơn tại biển Đông. Tương lai chính trị của Việt Nam vẫn còn đang mờ mịt trước những xáo trộn nội bộ bên trong đảng Cộng Sản Hà Nội càng làm đối sách canh tân quốc phòng không thể tiến nhanh được. Sự kiện tướng Phùng Quang Thanh và vây cánh bị cô lập khiến nền quốc phòng của Việt Nam thành đấu trường chính trị hơn là một tổ chức quân đội đúng nghĩa.

VI. Kết

Liên kết giữa các nước trong vùng với Hoa Kỳ đang càng ngày càng rõ nét. Mối liên hệ quân sự giữa Ấn – Nhật – Hoa Kỳ – Úc – Mã Lai – Phi Luật Tân – Indonexia – Anh quốc – Singapore – Việt Nam đang càng ngày càng mật thiết cho thấy Hoa Kỳ đang từng bước chuẩn bị cho một khả năng phong tỏa Trung Cộng về hàng hải khi cần thiết như chiến lược Offshore Control đề cập.

Việc Mã Lai cam kết có để cho Hoa Kỳ cấm vận eo biển Malaccca hay không không còn là một nghi vấn nữa khi hai vị bộ trưởng quốc phòng Mã Lai và Hoa Kỳ gặp nhau trong tháng này trên hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt để thể hiện quyết tâm hợp tác giữa hai nước đồng minh.

Sẽ còn quá sớm để nhìn thấy một cuộc cấm vận hàng hải toàn diện đối với Trung Cộng như chiến lược Offshore Control trình bày nhưng đã quá trễ để phá vỡ liên minh quân sự đã được hình thành để sẵn sàng thực thi chiến lược này.


Nị ăn cơm chưa? - Tác giả Tưởng Năng Tiến




Trung Quốc là một vấn đề của thế giới mà bên trong lại có quá nhiều tai họa có thể bùng nổ, từ kinh tế đến xã hội và chính trị lẫn môi sinh và nhân họa do chính chế độ gây ra. (Nguyễn Xuân Nghĩa)

Năm 1986, tôi được gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc (đôi lần) ở một thành phố nhỏ – phía cực Bắc của tiểu bang California. Lần nào tác giả Đò Dọc cũng tế nhị kéo tôi ra cái quán ăn của người Hồ Nam, có tên là Hunan Restaurant, và nói rất ân cần: “Chỉ có tiệm này họ mới bán cơm thôi em à.”

Sau này, sau khi đọc một đoạn ngắn trong tuyển tập truyện ngắn (Ký Thác) của Bình Nguyên Lộc, tôi mới hiểu ra sự ân cần và tế nhị của ông:

Cơm là ác mộng của người Trung Hoa, cho đến nỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”

Té ra ông anh thấy tôi họ Tưởng nên tưởng (lầm) rằng thằng nhỏ này nó người Tầu, hoặc rẻ ra thì cũng gốc Tầu. Nói nào ngay: tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không Tầu xíu xiu nào hết trơn hết trọi nhưng bà vợ (nhỏ) thì Tầu thiệt và Tầu lắm.
Dòng họ bên bả đông hết biết luôn. Tôi tiếp xúc với họ hàng ngày nhưng không còn nghe ai chào theo kiểu (“ăn cơm chưa”) như thời trước nữa. Cách họ thăm hỏi nhau nghe đã khác rồi:

- Nị ăn mì chưa?

Nói vậy dám có người không tin lắm à nha. Muốn biết (chắc) cứ thử leo lên một cái phản lực cơ của công ty AirAsia hay China Airline mà coi. Thực đơn trên mọi tuyến bay đến Ma Cao, Trùng Khánh, Quảng Châu, Côn Minh, Quảng Đông, Thượng Hải … đều có ghi đủ loại mì ly (hay mì tô) cùng hình ảnh đi kèm.

Ở phi trường Thượng Hải hành khách còn được cung cấp nước sôi luôn nữa. Vòi nước này luôn đặt cạnh cái máy bán mì ăn liền. Bỏ tiền, bấm nút, lấy cái tô ra, xé nắp, rồi chế nước vô là … sực thôi.

Giản tiện và tân kỳ dễ sợ chưa?

Chưa đâu! Kiểu đó đã xưa rồi, cha nội. Trang mạng Shangaiist vừa mới hớn hở loan tin là những máy bán mì đầu tiên của thế giới đã xuất hiện ở thành phố Thượng Hải. Chỉ cần bấm nút một cái là nguyên tô mì (bốc khói) tới miệng cấp kỳ.

Sau la bàn, thuốc súng, chữ in thì có lẽ đây là phát kiến quan trọng … thứ tư của dân tộc Trung Hoa! Từ nay các đấng con trời có quyền ngẩng mặt nhìn đời với niềm hãnh diện là họ (cũng) vừa phát minh ra một thứ gì đó hoàn toàn mới lạ, chớ không còn cứ tiếp tục chỉ làm hàng nhái hay chôm chỉa phát kiến của thiên hạ nữa.

Ủa? Mà sao người Ấn, người Thái, người Miên, người Miến, người Lào, người Nhật, người Việt, người Mã Lai, người Nam Dương, người Đại Hàn, người Miến Điện … cũng đều ăn mì (lia lịa) nhưng chỉ có người Tầu mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền thôi – vậy cà?

Lý do, theo tôi, có lẽ vì “văn hoá ăn liền” hợp với tạng của người Tầu hiện nay hơn nhiều dân tộc khác. Nhân loại đâu có ai nghĩ ra được những cú Đại Nhẩy Vọt (Great Leaps Forward) lẹ cấp kỳ như Chủ Tịch Mao Trạch Đông, hồi cuối thập niên 1950.

Tác giả cuốn Bia Mộ, nhà báo Dương Kế Thằng, tính gọn là mấy cú nhẩy ngoạn mục này đã khiến cho ba mươi sáu triệu người dân Trung Hoa biến thành những con ma đói. Tuy tất cả các nạn nhân đều đã mồ yên mả đẹp từ lâu nhưng có lẽ cái “gene” nóng vội vẫn còn thôi thúc trong giòng máu của những thế hệ sau. Nhờ vậy, hậu duệ của họ mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền tại chỗ.

Những người Cầm Lái Vỹ Đại kế tiếp của nước Trung Hoa cũng đều nóng như hơ, đều nhấp nhổm muốn nhẩy vọt (và nhẩy đại) bất cần thân thể. Sau khi hô hào “mèo trắng mèo đen gì miễn bắt chuột là được,” họ còn tiến xa hơn khi khuyến khích toàn dân xẻ núi lấp sông để nâng cao sản xuất.

Ngó cái cách người Trung Hoa lấp sông bằng xe đổ rác cũng đã đủ cho thiên hạ “ấn tượng” lắm rồi nhưng nghe bác Nguyễn Gia Kiểng kể chuyện đi Tầu thì mới thiệt là hết hồn hết vía:

“Trên máy bay từ Tây An về Côn Minh, tôi đọc trên tờ China Daily, tờ nhật báo duy nhất bằng ngoại ngữ tại Trung Quốc, dĩ nhiên là báo nhà nước và cũng chỉ tìm thấy trên máy bay: 278 thành phố, 5.000 thị xã và 20.000 thị trấn hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải.”

Những nhà máy sản xuất trên toàn quốc, tất nhiên, cũng khỏi cần cài đặt hệ thống xử lý nước thải làm chi (cho má nó khi) cứ tuồn mẹ nó hết xuống sông cho nó khoẻ. Thiệt là gọn gàng và lẹ làng hết biết luôn.

Hèn chi mà hàng hoá Trung Quốc tuy bán rẻ (như cho) nhưng kinh tế của họ vẫn tăng trưởng đều đều khiến toàn thể nhân loại đều phải suýt xoa ngưỡng mộ, trừ mấy ông Việt Nam có máu … bài Tầu, trong cũng như ngoài nước :

- Nguyễn Xuân Nghĩa: “Đây là chuyện bình thường của các nước ‘tân tòng’ mới áp dụng quy luật thị trường để điều hành kinh tế, như Nhật Bản sau Thế chiến II và nhiều nước Đông Á kể từ thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Nhờ đi sau, khởi lên từ một nền móng tan hoang vì sai lầm chánh sách trước đấy, và học các xã hội đi trước, các nước tân tòng đều có một giai đoạn ‘khởi phát’ … Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ tụt hậu so với đà tiến đã qua. Sẽ mất vị trí cường quốc kinh tế họ vừa thấy trong tầm tay và chưa nắm được thì đã tuột.”

- Ngô Nhân Dụng: “Cả nền kinh tế Trung Quốc trong mấy năm qua dựa trên ‘phép lạ’ đầu tư chỉ để tiếp tục đầu tư thêm, nhờ thế vẫn chưa sụp đổ… Ai cũng thấy tình trạng này không thể kéo dài được… Cho nên, chúng ta không nên ngộ nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc cứ thế mà lên, đè bẹp các nước khác. Bên trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc không có động cơ tạo sức phát triển bền vững mà trá lại còn chứa những trái bom nổ chậm không biết lúc nào nổ.”

- Lê Phú Khải: “TQ là đất nước của một chế độ tuyệt vọng.”

- Nguyễn Gia Kiểng: Thực ra chính quyền Bắc Kinh chỉ làm một điều rất giản dị là bóc lột công nhân tối đa và tàn phá môi trường để sản xuất thật nhiều với giá thật rẻ. Nói cách khác chính quyền cộng sản Trung Quốc xuất khẩu sự nghèo khổ mà chính họ là nguyên nhân đồng thời phá hoại đất nước theo nghĩa đen, làm cho đất khô cằn, nước và không khí bẩn và độc. Chính sách tệ hại đó dù nhất thời có thể gây ấn tượng nhưng sau cùng chỉ làm Trung Quốc kiệt quệ lâu dài, như những kim tự tháp tại Ai Cập và Vạn Lý Trường Thành tại chính Trung Quốc trước đây.

Tui không đủ kiến thức, cũng như chữ nghĩa, để có thể đưa ra những nhận định cùng với những kiểu ví von xa xôi (Đông/Tây –Kim/ Cổ) như qúi vị thức giả thượng dẫn. Cứ theo cách nghĩ của một thường dân cỡ tôi thì kiểu làm ăn của người Trung Hoa, trong mấy thập niên qua, từa tựa như những kẻ sống bằng … nghề bán máu để ăn (liền) vậy. Tất nhiên, họ sẽ không sống được lâu.

Nói vậy nghe hơi ác miệng, và cũng rất dễ mích lòng nên tôi email bài viết này cho bà vợ (nhỏ) đọc trước – cho nó chắc ăn – trước khi đi ngủ. Dù gì thì mình cũng đang sống chung với Tầu mà.

Sở dĩ có cái vụ “email” và “reply” qua lại vì vợ chồng chúng tôi giận nhau hơn cả tuần rồi. Người Việt cũng như người Tầu đều rất giầu tự ái nên không đứa nào chịu mở lời (trước) cả . Tôi không nằm chung giường với kẻ thù đã gần chục đêm nay.

Sáng hôm sau, có hồi âm ngay:

“Nị viết quá hay và quá đúng. Không chỉ đúng với dân Tầu mà còn đúng luôn với dân Việt nữa. Bởi vậy chỉ cần thay hai chữ “Trung Hoa” bằng “Việt Nam,” và đổi lại cái tựa (“Mày Ăn Cơm Chưa?”) là coi như sẽ có thêm một bài viết mới. Nói cách khác là đêm qua nị chỉ viết một bài thôi nhưng lại có thể biến thành hai nên có thể nhận được hai lần tiền nhuận bút. Nhớ là số tiền dư này phải dùng để mua thêm thuốc bổ gan, chớ đừng có mang đi nhậu hết (mang tội chết) đó nha – cha nội.”

P.S: I love you. Dù có giận, nị vẫn ái ngộ. Ngộ đừng ái ngại.



Vụ Dân Muốn Cá Sống ở VN dưới quan điểm của nhà báo, luật sư,.. tại Mỹ










Sử Gia Trần Quốc Vượng nhận xét về trí thức CHXHCNVN




 
 
"Con người, nhất là người trí thức Việt Nam, đâu chỉ đói rét vì miếng cơm manh áo? Đói tự do tư tưởng cũng có thể trở thành con thú! Vì con thú, như con trâu, con bò, dù có no cỏ thì cũng chỉ biết theo đuôi! Theo đuôi con đầu đàn! Bao năm qua, có biết bao con người Việt Nam chỉ biết theo đuổi kẻ cầm quyền, hoặc khốn khổ thay, là chỉ được theo đuôi người lãnh đạo và lại được “khen” là “có ý thức tổ chức, kỷ luật” và vì vậy được vào Đảng, được “đề bạt” làm kẻ “cầm quyền” bậc sơ trung cấp, để, nói cho cùng, cũng chỉ thành kẻ “chấp hành”, “thừa hành”, nhưng có được chút “quyền”: dối trên và nịnh trên, lừa dưới và nạt dưới!
 
…Và vì nhiều lý do sâu xa khác nữa – nên nước ta chỉ có những nhà trí thức (intellectuals) chứ không có giới trí thức (intelligentsia).
 
Vậy thua thiệt thì Dân ráng chịu!
 
Bi kịch, nỗi bất hạnh của trí thức Việt Nam, của nước Việt Nam là ở đó…"


 



Đêm Thắp Nến: Dân Muốn Cá Sống (DMCS), tại San Jose, CA, US







Giáo Đường Im Bóng Ở Cambridge, MA, US







Trưởng thành - thơ của Thanh Tâm Tuyền



Trưởng thành

Anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Khái-Hưng

mỗi lần hoàng hôn tôi bước cùng đám đông
lòng khẩn cầu cách mạng

anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Phan-văn-Hùm

mỗi lần hoàng hôn tôi chạm mặt từng người
có phải chúng ta đang sửa soạn

anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Tạ-thu-Thâu

mỗi lần hoàng hôn tôi cố thở cho nhiều
các anh nhớ tôi còn sống
quờ quạng tay dan díu
cách mạng nổ trong sự nín thinh

anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu
vì sao cộng-sản thủ tiêu
vì sao cộng-sản thủ tiêu

Mỗi lần hoàng hôn tôi chỉ là người văn nghệ bé nhỏ
hoặc tôi câm mồm hoặc tôi thét la
mặc chúng dụ dỗ mặc chúng doạ nạt
chúng sợ cách mạng vô cùng

cộng-sản thủ tiêu Hưng Hùm Thâu

mỗi lần hoàng hôn chúng tôi tìm gặp nhau
những người văn nghệ yếu đuối
mê cách mạng năng lực tựa thiên thần
tôi còn Trọng Lang ba lần cộng-sản giết hụt
tôi còn Mai Thảo yêu vỡ Hànội khi về
tôi còn Duy Thanh màu mai nghẹt thở
tôi còn Thanh Hiệp đau khổ bằng ông cụ già
một ông cụ già bất mãn và khó tính
tôi còn Quốc Sỹ sạch và trong hơn ngọn suối
của những chuyện thần tiên
tôi còn Sỹ Tế bén nhậy điềm tĩnh như cuộc đấu tranh

ngày mai qua bao nhiêu hình ảnh

mỗi lần hoàng hôn tôi đốt lửa người tôi tới trước
và các bạn tôi
nghĩa là điệp điệp trùng trùng
có ngã xuống còn kịp nói với nhau
chúng mình chết tự do quá chừng

Tiến Sĩ Giấy, Made In CHXHCNVN




"Ở trường tôi, 1 Phó giáo sư có bằng C tiếng Anh nhưng không đọc được tên các phần mềm cài đặt trực tiếp trên màn hình máy tính; và 1 TS Văn học Trung đại nhưng tiếng Trung và Hán Nôm không biết và tiếng Anh cũng không biết (đọc File là Phi le) đấy có ai tin không? Khó tin nhưng có thật đấy !"



NƯỚC ĐỔ ĐẦU VỊT !



Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) của Đảng Cộng sản Việt Nam có phương châm xác định giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. Sau đó đã thấy một số nỗ lực của chính quyền các cấp trong việc triển khai phương châm này. Những có gắng trong lĩnh vực đào tạo sau đại học cũng đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc đào tạo và cấp các văn bằng trên đại học, nhất là văn bằng tiến sĩ, cần được chuẩn bị chu đáo hơn để đảm báo chất lượng của văn bằng. Trong phạm chuyên môn của mình, ở đây tôi xin góp một số ý kiến trong lĩnh vực kinh tế học.

Trong phạm vi tôi được biết, hiện nay có khá nhiều cơ quan ở Hà Nội và TP HCM tổ chức các khóa đào tạo tiến sĩ kinh tế học. Riêng ở Hà Nội có ít nhất 10 cơ quan đang đào tạo nghiên cứu sinh, trong đó một số không nhỏ theo hình thức không học tập trung. Nhiều cơ quan không có điều kiện cung cấp các môn học cần thiết phải gửi nghiên cứu sinh sang học tập tại các nơi khác. Theo tính toán bước đầu, sau vài năm nữa, trung bình mỗi năm Việt Nam sẽ có ít nhất 100 tiến sĩ mới trong ngành kinh tế học.
 
Nếu chất lượng được bảo đảm tương đương với trình độ quốc tế thì đây là một chuyện đáng mừng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nghi vấn về vấn đề này. Ta đã có đủ điều kiện khách quan để đào tạo một số lượng lớn tiến sĩ mới như vậy chưa? Trước khi trở lại vấn đề Việt Nam, tôi xin giới thiệu chế độ đào tạo và cấp bằng tiến sĩ tại Mỹ (mà nhiều nước đã và đang tham khảo), và giới thiệu phương châm đào tạo tiến sĩ tại Thái Lan, một nước gần gũi với ta về nhiều phương diện.
 
Mỹ chú trọng kiểm tra chất lượng học tập và mở rộng cửa cho tất cả ai đạt tiêu chuẩn khách quan về trình độ, không câu nệ số tuổi hoặc số năm học của nghiên cứu sinh. Sau khi thi đỗ vào khóa trình tiến sĩ, nghiên cứu sinh phải học các môn học cơ bản có trình độ cao cấp và ít nhất hai môn trong số chuyên ngành. Cường độ học tập rất lớn, mỗi môn học hai buổi mỗi tuần với lượng sách tham khảo khá lớn và thường có thi kiểm tra hàng tuần hoặc hàng tháng. Có thể nói nghiên cứu sinh phải miệt mài học tập ngày đêm mới theo kịp.
 
Sau thời gian học tập này và lấy đủ các tín chỉ cần thiết, nghiên cứu sinh sẽ thi kỳ thi tổng hợp (comprehensive exam) về kinh tế học. Nếu thi đỗ, nghiên cứu sinh sẽ chuẩn bị đề cương luận án. Nếu đề cương được thông qua trong hội đồng khoa học của trường, nghiên cứu sinh trở thành ứng viên (candidate) tiến sĩ và bắt đầu thực hiện kế hoạch nghiên cứu, điều tra và viết luận án. Ngoài tính khoa học, logic tất nhiên phải có, một luận án tiến sĩ phải có hai tính chất quan trọng.
 
Thứ nhất, là tính học thuật (academic) trong đó vẫn đề phải được triển khai bằng ngôn ngữ khoa học, bằng những khung lý luận cơ bản trong ngành và gói ghém có phê phán tất cả lý luận, kết quả mà các công trình nghiên cứu trước đã đạt được liên quan đến đề tài của mình. Thứ hai, là tính độc sáng (originality), luận văn phải đặt ra được những giả thuyết hay lý luận mới và kiểm chứng bằng những tư liệu mới.
 
Về trường hợp của Thái Lan, ở đây chủ yếu giới thiệu phương châm đào tạo tiến sĩ kinh tế học của trường Thammasat, một trong những đại học có uy tín nhất về khoa học xã hội và nhân văn của nước này và là đại học mở khoa kinh tế học đầu tiên tại Thái Lan. Đại học Thammasat ra đời năm 1934 và mở khoa kinh tế vào năm 1949. Hiện nay (1997) khoa có 80 cán bộ giảng dạy, trong đó 50 người có bằng tiến sĩ kinh tế học. Tất cả 50 người đều được đào tạo tại nước ngoài, chủ yếu là Mỹ.
 
Với một lực lượng giáo viên hùng hậu như vậy, nhưng Thammasat vẫn đang rất thận trọng trong việc đào tạo bậc tiến sĩ. Ngay cả bậc thạc sĩ, mỗi năm chỉ nhận tối đa 50 nghiên cứu sinh trong chương trình dạy bằng tiếng Thái, nghĩa là mỗi cán bộ có bằng tiến sĩ trung bình mỗi năm chỉ hướng dẫn làm luận án thạc sĩ cho một nghiên cứu sinh.
 
Ngoài ra họ có chương trình đào tạo thạc sĩ dạy bằng tiếng Anh, có sự tham gia giảng dạy cả các giáo sư thỉnh giảng người nước ngoài và mỗi năm chỉ nhận độ 15 nghiên cứu sinh. Về việc đào tạo tiến sĩ kinh tế học, Thammasat gửi các giáo viên trẻ sang học tại các nước Âu, Mỹ, phần lớn theo các chương trình giúp đỡ của các quỹ tài trợ lớn như Rockfeller Foundation.
 
Ở trong nước, trước đây họ có làm thử (chương trình hệ tiếng Thái), mỗi năm nhận vài nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ kinh tế, nhưng sau thấy khó bảo đảm chất lượng của văn bằng tiến sĩ, học phải bãi bỏ chương trình này vào năm 1993, và thay vào đó bằng chương trình hệ tiếng Anh, có sự tham gia đào tạo của giáo sư nước ngoài. Tuy nhiên, số người được nhận vào chương trình mới này cũng rất ít, hiện nay chưa tới 10 nghiên cứu sinh theo học.
 
Trở lại vấn đề của Việt Nam, tôi chia sẻ với quan tâm và nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các lãnh đạo khoa học Việt Nam muốn nhanh chóng có một đội ngũ khoa học có trình độ cao để phục vụ chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, ai cũng đồng ý rằng phải bảo đảm chất lượng của việc đào tạo. Các văn bằng đào tạo tại Việt Nam ngay từ đầu phải làm cho thế giới thừa nhận là tương đương với trình độ quốc tế.
 
Nhưng, hiện nay ta đã có thể đào tạo mỗi năm cả trăm tiến sĩ kinh tế học với chất lượng tương đương với thế giới chưa? Cơ sở đào tạo và cơ chế về kiểm tra chất lượng đã hoàn chỉnh chưa? Số người có năng lực hướng dẫn đã đủ nhiều chưa? Đây là những vấn đề cần đặt ra. Đó là chưa nói đến một thực tế rất nhiều khách quan là tư liệu nghiên cứu và thông tin về những công trình nghiên cứu mới trên thế giới còn quá ít tại Việt Nam. Thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, là điều kiện không thể thiếu của một nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ, nhưng dù có đủ điều kiện này, nghiên cứu sinh cũng không thể theo kịp những nghiên cứu mới trong môi trường thiếu tư liệu và thông tin như hiện nay.
 
Trong 9 tháng làm việc tại Hà Nội (từ tháng 9/1996 đến tháng 5/1997), tôi có dự 8 buổi bảo vệ luận án phó tiến sĩ tại bốn cơ quan khác nhau. Từ những phân tích ở trên, tôi thấy rằng cơ chế tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cũng như chất lượng của luận án tiến sĩ phải rất khác xa, khác về chất, so với những gì liên quan đến phó tiến sĩ. Trong tình hình hiện nay, để đào tạo nhiều tiến sĩ kinh tế học có chất lượng cao cho Việt Nam, tôi có đề nghị như sau:
 
Thứ nhất, các viện và các trường đại học đang có chương trình đào tạo tiến sĩ kinh tế cần thận trọng trong việc bắt đầu cho nghiên cứu sinh bảo vệ. Các tiêu chuẩn khách quan về trình độ học vấn của nghiên cứu sinh và chất lượng của luận án (như đã nói ở trên) đã được đảm bảo chưa? Chế độ bảo vệ đã thật sự nghiêm minh và khách quan chưa? Các cơ quan hữu quan và các nhà khoa học cần trao đổi ý kiến trước khi có quyết định về việc cấp văn bằng tiến sĩ tại Việt Nam.
 
Trước mắt, nên lập một hội đồng chung cho cả nước, quy tụ những nhà kinh tế có uy tín nhất của ta. Hội đồng có trách nhiệm đưa ra các biện pháp tổ chức kiểm tra trình độ của nghiên cứu sinh và mỗi năm tổ chức cho một số ít nghiên cứu sinh bảo vệ. Mặt khác, tích cực gửi các nghiên cứu sinh ra nước ngoài bảo vệ theo các chương trình hợp tác quốc tế mà viện hoặc trường đại học xây dựng được hoặc cho nghiên cứu sinh dự thi học bổng du học trong các chương trình sẽ nói ở điểm hai.
 
Thứ hai, trong thời gian độ 10 năm trước mắt, chủ yếu gửi nghiên cứu sinh sang các nước tiên tiến học và bảo vệ luận án tiến sĩ. Kết hợp ngân sách Nhà nước với các chương trình tài trợ của nước ngoài và các khoản viện trợ của các nước, mỗi năm có thể có một số khá lớn các nghiên cứu sinh được gửi đi.
 
Thứ ba, độ 10 năm sau, khi hàng trăm tiến sĩ kinh tế học từ nước ngoài lần lượt về (kết quả của các chương trình vừa nói), cùng với những nhà nghiên cứu thật sự giỏi đã có, ta có thể bắt đầu xây dựng khóa trình đào tạo tiến sĩ tại nhiều cơ quan trong nước.
 
Viết bài này, tôi không có mong muốn gì hơn là góp một ý kiến nhỏ trong việc làm cho Việt Nam ta có được đội ngũ khoa học kinh tế thật sự mạnh. Trong chín tháng giảng dạy ở khoa kinh tế của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa qua, tôi rất vui mừng thấy sự thông minh và ham học của giới trẻ nước ta. Nếu có cơ chế đúng đắn và môi trường thuận lợi, nhiều em trong số đó thừa sức trở thành những nhà kinh tế giỏi của Việt Nam trong tương lai.
 
 
 

TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM













Việt Nam Lạ Lắm







SAO NGƯỜI DÂN LẠI BẮT ÔNG TRỌNG TỪ CHỨC? - Tác giả Lê Công Định



Bất chấp lời biện hộ gần đây của tôi về thái độ của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong vụ cá chết ở miền Trung, dư luận xã hội vẫn yêu cầu ông từ chức vì vô trách nhiệm, dưới danh nghĩa “mệnh lệnh của toàn dân”. Do đó, tuy chưa được đền đáp công lao hậu hĩ, tôi lại ra tay nghĩa hiệp biện hộ cho cụ Tổng....

Thứ nhất, cụ Tổng là Tổng bí thư của đảng cộng sản, chứ có phải của nước Việt Nam đâu mà dân kêu cụ từ chức? Đảng viên của cụ không đuổi cụ về quê nuôi cá thì thôi chứ ai có quyền đó mà đòi này đòi nọ?

Thứ hai, chức vụ của cụ Tổng không được hiến pháp quy định, chỉ là do một nhóm vài triệu người đặt ra và bầu chơi trong đảng của họ, chứ thật ra không có giá trị gì đối với quốc dân, bởi dân có ai bầu cụ vào vị trí đó đâu? Thế chẳng lẽ bây giờ một đám người đứng ra lập băng đảng lấy chuyện diệt ruồi làm công trạng và phong tay thủ lĩnh làm Tổng bí thư, thì toàn dân phải công nhận chức vụ nhảm nhí đó chăng? Chả có một căn cứ pháp lý nào ra hồn cả! Đã không có giá trị pháp lý đối với quốc dân, thì quốc dân buộc cụ từ chức làm chi?

Thứ ba, cái gọi là “mệnh lệnh của toàn dân” nghe có vẻ cưỡng từ đoạt lý lắm, bởi có cuộc trưng cầu dân ý nào được tổ chức đâu mà nói đó là mệnh lệnh của toàn dân? Đừng bắt chước đảng của cụ Tổng, chuyện gì cũng hô lên rằng đó là ý nguyện của nhân dân, mà thật ra có nhân dân nào được lắng nghe đâu? Định đuổi cụ đi bằng chiêu bài xưa như quả đất của đảng cụ, gọi nôm na là “lấy gậy ông đập lưng ông”, không có dễ vậy đâu nhé!

Thứ tư, nếu muốn kêu gọi từ chức vì vô trách nhiệm, thì tốt hơn nên kêu gọi cả cái đảng cộng sản của cụ Tổng từ chức luôn, vì chính họ mới phải chịu trách nhiệm đối với tất cả mọi sự tệ hại của đất nước này từ hàng chục năm nay, chứ đâu chỉ có chuyện cá chết. Có ai dám xuống đường kêu gọi như vậy không? Cụ Tổng chỉ là một phần tử trong cái tổ chức bất lực và thất bại vĩ đại về mọi vấn đề quốc kế dân sinh ấy thôi, đừng đổ hết tội lỗi lên đầu cụ.

Thứ năm, về phương diện pháp lý, không thể buộc một người đầu óc lú lẫn chịu trách nhiệm về hành vi của mình, luật pháp gọi đó là “người mất năng lực hành vi”. Nếu không quá lú lẫn chắc hẳn cụ Tổng đã không ra Hà Tĩnh chơi, đến thăm Formosa lúc cá chết cả đống, mà nét mặt cứ tươi cười như cậu bé hồn nhiên vừa tung tăng đi dạo, vừa được dụ ăn kẹo. Gương mặt ấy thường chỉ thấy ở những người đang chữa bệnh tâm thần, đáng thương hơn đáng trách.

Vì những lẽ trên, xét thấy cụ Tổng cứ tiếp tục yên vị, chờ đến ngày đảng của cụ và cụ được toàn dân tiễn đi luôn một thể. Mà chắc ngày đó không còn xa lắm đâu, đừng nóng vội!

 

Biểu Tình Trước Trụ Sở Formosa Plastics New Jersey Hoa Ky`







Phóng Sự: tình hình hiện nay ở Vũng Áng sau thảm họa cá chết







Một hành động hòa giải




Ông Lê Kế Lâm, Chuẩn Ðô Ðốc Hải Quân của Việt Nam hiện nay, thắp nhang trước bàn thờ cố Trung Tá Ngụy Văn Thà. (Hình: Nhịp Cầu Hoàng Sa)




Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

XUỐNG ĐƯỜNG VÌ MÔI TRƯỜNG, 8/5/2016




KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG VÌ MÔI TRƯỜNG

Thời gian: 09h00 ngày Chủ Nhật, 8/5/2016
Địa điểm:...

+ Hà Nội: Nhà Hát Lớn
+ Sài Gòn: Công viên 30/4, Quận 1
+ Các tỉnh khác: Bất cứ địa điểm công cộng nào.
Xét thấy:

- Chính phủ cố tình chậm trễ trong việc công bố nguyên nhân cá chết, biển bị đầu độc. Tình trạng biển chết, cá chết vẫn tiếp diễn;
 
- Truyền thông lề đảng bị buộc phải đưa tin theo định hướng, thiếu độc lập và khách quan;
 
- Cách xử lý khủng hoảng về thảm họa môi trường không rốt ráo, thiếu khoa học dễ dẫn đến một thảm họa về bệnh tật của toàn thể nhân dân sau này;
 
- Lên tiếng yêu cầu Nhà nước bảo vệ môi trường, bảo vệ người dân là trách nhiệm của mỗi người;
 
- Nhiều người làm truyền thông độc lập đã bị bắt, đánh, xúc phạm nhân phẩm, giam giữ trái phép;
 
- Nhiều người xuống đường đã bị lực lượng sắc phục thẳng tay đàn áp, đánh đập, trong đó đã đánh đập dã man nhiều cô gái trẻ.
 
Chúng tôi, những người đã tổ chức, thực hiện và tham gia cuộc biểu tình vì môi trường ngày 1/5 vừa qua tiếp tục kêu gọi đồng bào cả nước hướng về ngư dân miền Trung thân yêu. Hãy XUỐNG ĐƯỜNG VÌ MÔI TRƯỜNG để đòi hỏi Chính phủ và Nhà nước Việt nam phải:
 
1. Chấm dứt mọi hành động sách nhiễu, bắt bớ, đánh đập, giam cầm những phóng viên tự do về vùng biển chết để đưa tin.
 
2. Kêu gọi nhân dân, các tổ chức xã hội dân sự chung tay cứu trợ ngư dân miền Trung
 
3. Ngay lập tức công bố nguyên nhân & thủ phạm đầu độc biển miền Trung. Khởi tố ngay lập tức vụ án xâm hại gây ô nhiễm môi trường.
 
Lời kêu gọi này nghiễm nhiên có giá trị cho Chủ nhật tuần kế tiếp nếu cả ba yêu cầu trên không được đáp ứng. Chúng tôi cũng kêu gọi đồng bào, cùng với ý tưởng sáng tạo của mình, hãy xuống đường vào bất cứ ngày giờ nào ở bất cứ địa điểm nào để cùng cất tiếng vì một môi trường trong sạch.
 
 
 

Seeds of love: Raising mixed race kids




                                                 


Người dân VN hiện nay đã nhận ra được vấn đề môi sinh và quyền làm người của họ và sẽ không có chuyện đánh trống bỏ dùi. Tuy nhiên nó cũng tùy thuộc vào sự ủng hộ của công đồng hải ngoại nữa. Nếu mà chúng ta lãng quên họ thì từ từ nó cũng sẽ bị lãng quên thôi




                                             


Khánh Ly hát nhạc Phạm Duy trong CD: ĐỂ LẠI CHO EM







Tuổi trẻ VN sẽ tiếp tục xuống đường: DÂN MUỐN CÁ SỐNG(DMCS)




                                               


Bí ẩn dân Tàu ở Hội An




                                         


Dải nước màu đỏ ở Quảng Bình có phải là thủy triều đỏ?




                                                  


Nguyên nhân cá chết như lạc “Mê hồn trận”




                                           


Quỳnh Na hát Đất nước mình ngộ quá phải không anh?






Help the Vietnamese people to prevent environmental disaster in Ha Tinh province, Central Vietnam - Created by T.N. on April 26, 2016

Ha Tinh province is home to an economic zone which covers numerous industrial plants, including a multi-billion dollar steel plant run by Formosa conglomerate.

Tonnes of fish, including rare species which live far offshore and in the deep, have been discovered on beaches along the country’s central coastal provinces of Ha Tinh, Quang Tri, Quang Binh and Hue.

People suspects that the sewage with harmful chemicals released from the steal plants contaminates the coastline causing massive fish deaths along the country’s central coast in recent days.

We the People ask the Federal Government help the people of Vietnam by providing independent Environmental Impact Assessment of the Steel Plant and President Obama to raise the issue with Vietnamese Government in May 2016 visit.

Total 139,193 signed (100,000 goal) today, May 6, 2016

Please access the link: https://petitions.whitehouse.gov/petition/help-vietnamese-people-prevent-environmental-disaster-ha-tinh-province-central-Vietnam to sign this petition . Thanks!

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

LÝ TỐNG nói về VIỆT CỘNG







Cuối Tháng Tư - Tác giả Nguyễn Nhân Trí



Tùy ở bán cầu nào, cuối tháng Tư là lúc trời đang ấm dần lên hay đang lạnh dần xuống. Nhưng ở bán cầu nào người ta cũng làm lễ tưởng niệm Tháng Tư Đen.

“Người ta” đây là một nhóm nhỏ những người Việt Nam lưu vong, hay tự xem mình là lưu vong, từ hơn 40 năm về trước. “Nhỏ” là vì số người quan tâm đến Tháng Tư Đen ngày nay, cũng như từ trước đến giờ, so với tổng số những người Việt Nam bỏ nước ra đi từ lúc đó vẫn không đáng kể. Lần nào đến dự lễ tưởng niệm được tổ chức tại thành phố ông đang có mặt, bất kể ở đâu, ông không khỏi tự hỏi “Mọi người đâu hết rồi?” Mấy triệu người Việt Nam sinh sống ở đây mà chỉ có chừng nầy người hiện diện sao?

Hội chợ Tết có nhiều người tham dự hơn lễ tưởng niệm ngày mất nước. Đại nhạc hội của các “sao” ca sĩ và danh hài được mời từ Việt Nam qua có nhiều người tham dự hơn lễ tưởng niệm những người đã hy sinh cho Việt Nam Cộng Hòa và những người đã bỏ mình trên đường tìm tự do. Ban tổ chức lễ tưởng niệm phải có nước nôi để khách uống, phải vận động xin xỏ mấy nhà hàng thân hữu cung cấp mấy khay chả giò hay bánh trái gì đó để khách nhâm nhi sau buổi lễ. Nếu không, ban tổ chức lo ngại người ta sẽ than phiền là không chu đáo và năm sau sẽ không đến nữa. Trong khi đó đại nhạc hội vô cửa cả trăm bạc một vé thì người ta ùn ùn nhau giành giực mà mua, thức ăn nước uống phải tự bỏ tiền ra mới có mà không ai than phiền gì cả. Ông nghe hai vợ chồng khá lớn tuổi đang đứng dự lễ kế bên ông than vãn với nhau. Nếu ông không nghe lầm thì người chồng lẩm bẩm “Bởi vậy hèn chi mất nước cũng phải.”

Vợ ông kể tuần rồi có trò chuyện với mấy người quen về chuyện cơm ăn áo mặc, sinh hoạt xã hội gia đình gì đó. Một trong những người quen, cũng là “dân vượt biên”, hỏi cô ấy cuối tuần làm gì. (“Dân vượt biên” là chữ vợ ông dùng để phân biệt với “dân qua sau”, hay “dân được bảo lãnh”, hay khi nói về những người không được ưa thích lắm thì “dân ngồi máy bay”.) Vợ ông trả lời là sẽ đi dự lễ tưởng niệm 30 Tháng Tư. Người đó nói “Vậy hả. Sáng đó ở đao-thao có xeo nhiều đồ hiệu lắm. Có cái ví Gu-chì nầy 3000 còn có 600 thôi. Tui phải tới sắp hàng từ sớm mới hy vọng chộp được một cái.” Vợ ông bèn phang một câu gì đó đại loại là “nếu không có 30 Tháng Tư thì làm sao có mặt ở đây ngày nay để mua Gu-chì rẻ được”. Chắc là người quen đó thuộc vào hàng “có cũng được mà không có cũng chẳng sao”.

Vợ ông là một người tuy chỉ mới mười mấy tuổi đầu lúc Sài Gòn thất thủ nhưng rất căm ghét Việt Cộng sau khi mấy năm phải sống chung với chế độ. “Sài Gòn thất thủ” là chữ vợ ông dùng cho ngày 30 Tháng Tư. “Trước khi Sài Gòn thất thủ” hay “sau khi Sài Gòn thất thủ”. Còn nếu không là “trước 75” hay “sau 75”. Đừng ai dại dột dùng chữ “trước giải phóng” hay “sau giải phóng” với cô ấy. Nhất là nếu người đó cũng là “dân vượt biên”. “Giải phóng ai? Giải phóng cái gì?”, cô ấy sẽ hỏi gằn lại người đó bằng một cách ngọt ngào nhất (như dao Thái Lan cứa vào cổ gà) cô ấy có thể. Và cô ấy cũng không dùng từ gì khác hơn là “Việt Cộng” để nói về chính quyền Việt Nam. “Đảng cộng sản của nước Việt Nam thì tôi gọi là Việt Cộng chớ không phải à?” Cô ấy tranh luận với một người bạn cũ là đảng viên trong lần cô đi Việt Nam thăm gia đình.

Thật ra thì vợ ông kể là “trong lần về Việt Nam”. Cô ấy khác ông ở chỗ đó. Từ lâu lắm rồi ông dùng chữ “đi” thay vì “về” Việt Nam. “Về” là về nhà. Nhà ông không còn ở đó nữa, trên thực tế và trong đầu ông, nên ông không còn cảm thấy là mình “về” nữa. Vợ ông thì có lẽ vẫn chưa đành lòng để đổi “về” thành “đi”. Trong đầu cô ấy cái Sài Gòn ngày nào vẫn còn trở về níu tay kéo áo cô trong những giấc mơ chập chờn nửa đêm. Có những lúc ban ngày bất chợt ông vẫn bắt gặp một cái nhìn, một ánh mắt “đó” của vợ ông. Ông hỏi “Chuyện gì?” Cô luôn luôn lắc đầu, “Không gì cả”. Nhưng ông biết, và thấy, bóng dáng Sài Gòn cũ lãng đãng trong ba chữ “không gì cả” đó.

Ông gọi ông là “người Sài Gòn cũ”. Ông dùng tiếng Sài Gòn cũ hàng ngày. Ông từ chối một cách ương ngạnh dùng những từ ngữ mà vợ ông gọi là “tiếng Việt Cộng”. Ông cũng không xem mình là người lưu vong. (Ông lý luận, “Cái xứ sở cưu mang tôi và gia đình tôi, mấy mươi năm nay đã là quê hương, đất nước của tôi. Một người có quê hương, đất nước không phải là một người lưu vong.”) Tuy vậy ông không quên, và không muốn ai cố tâm bôi xóa, một giai đoạn lịch sử quan trọng như vậy. Đó là lịch sử của ông, của hàng triệu người Việt Nam Hải Ngoại và hậu duệ của họ, trong đó có con cháu ông. Và có lẽ đó là lý do lớn nhất tại sao ông tham dự các lễ tưởng niệm 30 Tháng Tư hàng năm.
Có vài thứ ông không thích về các lễ tưởng niệm nầy. Thí dụ, như đã nói, tại sao không có nhiều người tham dự? Không nhiều đủ như ông nghĩ có thể. Nhất là giới trẻ. Phải chăng ban tổ chức, các lãnh đạo đại diện Cộng Đồng Người Việt Tự Do địa phương, không kêu gọi, quảng cáo, hô hào ì-xèo đủ để lôi kéo người ta thêm? Lãnh đạo gì mà thiển cận vậy? Giới trẻ là tương lai của cộng đồng. Nếu muốn một nền văn hóa hay truyền thống nào sống còn thì phải nỗ lực giáo dục và khuyến khích lớp trẻ tham dự đông đảo. Không những chỉ tham dự như quan khách một cách thụ động mà phải chủ động trong hàng lớp tổ chức nữa. Ông không thấy đủ những chuyện đó xảy ra. Ông còn nhiều khi thấy những “chú, bác” lớn tuổi công khai bài bác ý kiến cũng như việc làm của những phụ tá viên trẻ tuổi nếu các ý kiến và việc làm của họ không đúng ý mấy ông ấy. Ông biết có một số thanh niên (nam nữ) tuy lúc đầu rất nhiệt tình nhưng dần dần bỏ chạy hết chỉ vì “mấy chú bác đó không thích ai sửa đổi lề lối làm việc của mấy ổng cả”, như lời họ than vãn.

Lấy chuyện đọc diễn văn chẳng hạn. Điều mà ông ngao ngán nhất là phải đứng chịu trận qua hết bài diễn văn nầy đến bài diễn văn khác. Mấy “chú, bác” hình như không ai hiểu được 3 quy tắc cơ bản của một bài diễn văn thành công: “ngắn gọn, ngắn gọn và ngắn gọn”. Vợ ông nói “Mấy ổng thường ngày không được ăn nói với ai hết nên mỗi khi có dịp là làm luôn cho đáng một lần”. Ông thì chỉ tội nghiệp mấy ông bà già lụm khụm đứng phơi nắng cả giờ đồng hồ trong khi các viên chức phun châu nhả ngọc. Và ông cũng tội nghiệp các quan khách “Tây” (tức là “Tây phương”, không phải Việt Nam). Họ phải chịu tra tấn bởi những bài diễn văn tiếng Việt tràng giang đại hải (mà dĩ nhiên là họ không hiểu gì hết) rồi lại phải lóng tai nghe để cố hiểu bài dịch bằng tiếng Anh, cũng dài trùng trùng lớp lớp không kém, với cách phát âm tiêu biểu của những người Việt Nam lớn tuổi không mấy khi sử dụng Anh ngữ trong đời sống hàng ngày của họ. Ông biết có những đại diện chính phủ, những dân biểu người “Tây” vì nhiệm vụ của họ, và nhiều người cũng chỉ vì muốn kiếm phiếu của cộng đồng người Việt nên phải có mặt ở đây. Tuy vậy ông vẫn không giảm bớt lòng thương hại cho họ. Những lúc đó ông tự hỏi “Tại sao không để mấy người trẻ trong ban tổ chức nói rành tiếng Anh đọc phần dịch Anh ngữ cho mọi người đỡ khổ?” Và nhất là “Tại sao bao nhiêu năm nay rồi mà vẫn không nhìn thấy và bắt chước được sự ngắn gọn của các bài diễn văn của các khách ‘Tây’?”

Phần quan trọng nhất đối với ông trong những buổi lễ nầy là phần chào cờ. Ông biết nhiều người nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ với nhiều ý nghĩa khác nhau. Riêng đối với ông, nó là lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Ông hiểu nó là kỷ niệm, là nỗi đau buồn của những người đã từng chiến đấu bên dưới bóng cờ đó. Tuy nhiên đối với ông, nước Việt Nam Cộng Hòa đó của ông đã mất rồi. Đối với ông, lá cờ đó là lá cờ của người Việt Nam Hải Ngoại ngày nay. Nó tượng trưng, và là chứng tích, cho sự hiện diện của, và lý do tại sao, hàng triệu người đã phải liều chết ra đi tìm tự do. Ông chào lá cờ nầy để truy niệm phần lịch sử đã qua của nó và khẳng định vị thế của ông và của những thế hệ người Việt trên mọi phần thế giới tự do mai sau.

Như lệ thường, nhiều người chung quanh ông và vợ chồng ông hát lớn theo bài quốc ca Việt Nam “… Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy. Người công dân luôn vững bền tâm trí. Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi. Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời…” Ông nhìn qua vợ ông. Nước mắt chảy dài trên má cô ấy. Ông nghiêng đầu hỏi khẽ “Chuyện gì?” và biết rằng câu trả lời vẫn sẽ là “Không gì cả.”

Tháng Tư Đen, Bài học lịch sử cho tương lai, Apr 30, 2016







Dấu giếm!







Niềm tin đi vắng !




                                               


"Sẽ tiếp tục xuống đường vì môi trường”




                                            


GM Nguyễn Thái Hợp nói về kiến nghị giải quyết ô nhiễm biển




                                                  


Sài Gòn vẫn còn những hàng cây rợp bóng







Chế độ CSVN hấp hối - Tác giả Ngô Nhân Dụng



Ba tuần sau khi dân Hà Tĩnh thấy những con cá chết giạt vào bờ biển, trước cảnh lúng túng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược của chính quyền Cộng Sản, nhật báo Người Việt đăng tin: “Vụ cá chết: Hệ thống công quyền Việt Nam như 'sắp chết.'

Nhà báo ở nước ngoài tỏ thái độ thận trọng nên dùng chữ “như sắp chết.” Nhiều người Việt trong nước thì thấy đó là sự thật chứ không còn “như” gì nữa: chế độ Cộng Sản là con bệnh bắt đầu hấp hối.

Một bệnh nhân trước khi chết tâm hồn khó được bình an, lời nói bất nhất và hành vi vụng về, lúng túng, thường vì suốt đời đã sống không lương hảo. Trong một tháng qua, guồng máy chính quyền Cộng Sản biểu hiện đầy đủ các triệu chứng hấp hối đó.

Nhà nước Cộng Sản để gần ba tuần lễ trôi qua trước khi có một hành động hay lời nói nào chứng tỏ họ... đang cai trị 90 triệu con người! Trong một quốc gia bình thường, khi nghe tin cá chết hàng loạt giạt vào bờ biển, thì các cơ quan phụ trách về ngư nghiệp, về môi trường sống, về kinh tế, xã hội, chỉ trong một, hai ngày đều có phản ứng ngay. Ở Việt Nam, thì khác.

Ðầu tiên, khi xuất hiện, các quan chức chỉ nói những điều hoàn toàn vô ích: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã long trọng tuyên bố rằng thảm họa cá chết trắng biển “chỉ có một nguyên nhân,” là do “tác động của các độc tố thải ra từ hoạt động của con người.” Ðiều này thì cả nước ai cũng biết rồi! Những con cá chết đều vì độc tố, chứ chúng đâu có tự sát hàng loạt? Chỉ có con người thải độc tố, biển cả muôn đời có bao giờ giết cá hàng loạt như vậy đâu? Tuyên bố như các ông thì cũng không khác gì nói rằng “con cá chết vì nó không còn sống!” Những câu hỏi chính ai cũng thắc mắc, là “độc tố nào?” và “hoạt động của người nào?” thì không được nêu ra, cũng không ai trả lời. Ðó là tác phong một bộ trong chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ðến khi bộ thứ nhì xuất hiện lên tiếng giải thích thì dân được nhìn thấy cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Bộ thứ nhì ra mắt công chúng nói ngược lại, bác bỏ “nguyên nhân duy nhất” trên! Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường giải thích, “nguyên nhân của việc cá chết hàng loạt ở vùng duyên hải miền Trung là do tảo nở hoa, tức là hiện tượng ‘thủy triều đỏ.’” Nghĩa là không có độc tố nào làm cá chết! Cũng không phải con người tạo ra, biển mới có tội! Giới chức trách nhiệm trong Hiệp Hội Nghề Cá Việt Nam vội vã cải chính ngay giả thuyết thủy triều đỏ. Họ nói rằng “từ ngày cá bắt đầu chết cho đến nay, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy vùng biển dọc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế có thủy triều đỏ.” Những dấu hiệu khi có thủy triều đỏ mà người trần mắt thịt nào cũng thấy được là: rong rêu (tảo) mầu đỏ trôi trên mặt biển. Nhưng không ai thấy. Tức là ông thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường nói láo. Nói láo trắng trợn, bất chấp hàng triệu đôi mắt của hàng triệu con người sống bên bờ biển bốn tỉnh miền Trung!

Người ta sẽ nói: Ðảng Cộng Sản vốn dĩ chuyên dối trá, lừa gạt người dân, hành động nói láo lần này không có gì mới lạ. Ðúng là họ quen nói láo xưa nay, nói láo lần nữa cũng do thói quen tự nhiên. Nhưng xưa nay họ nói láo rất tài, nói trắng thành đen, đen ra trắng mà nói khéo đến nỗi một nửa dân cả nước bị lừa. Chỉ có một điều mới, khá lạ, là sao lần này họ nói láo ngu ngốc và vụng về đến thế? Nói đến hiện tượng thủy triều đỏ vì rong biển sinh sôi bành trướng thì đứa trẻ lên tám cũng biết rằng nói xong người khác có thể kiểm chứng ngay, không cách nào giấu giếm được! Tại sao một viên thứ trưởng lại dại dột nói đại ra như vậy? Ông ta chỉ là một bộ phận trong cái cơ thể đang hấp hối, là đảng Cộng Sản Việt Nam, cái cơ thể đó không kiểm soát được cái lưỡi nữa rồi.

Cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược hiện ra cả tại cấp địa phương, tức là những người gần gũi với tai họa và các nạn nhân của tai họa. Một số cơ quan thấy cá chết hàng loạt đã khuyến cáo chính quyền các địa phương ngăn chặn không để dân ăn cá hay mua bán cá, dù cá còn sống. Ðiều này dễ hiểu, không phải chỉ có những con cá chết mới nhiễm độc, tất cả các sinh vật trong vùng Biển Chết Chóc này đều nhiễm độc, ăn vào người ta sẽ bị nhiễm độc!

Nhưng cùng lúc đó có nhiều quan chức khác lại khuyên dân cứ ăn cá, không sợ chết! Họ còn khuyên dân tiếp tục tắm biển, sau khi một thợ lặn chết bất ngờ và năm thợ lặn khác vào bệnh viện cấp cứu, với các dấu hiệu cho thấy họ đều bị nhiễm độc. Trên đảo Hòn Gió, tỉnh Quảng Bình, cách nhà máy thép của tập đoàn Formosa, nơi khởi đầu của thảm họa cá chết khoảng 20 hải lý, chim cũng chết hàng loạt. Những con chim này chắc đã ăn cá, ăn tôm trong vùng Biển Chết Chóc, dù đó là tôm cá còn sống!

Mấy ông lớn địa phương còn biểu diễn đi tắm biển, đi ăn cá, để lòng dân bớt hoang mang! Trông thấy cảnh đó, toàn dân Việt Nam chỉ muốn mời tất cả quý quan trong Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng đến tắm biển ở Hà Tĩnh, Quảng Bình suốt một tháng trời, để dân được yên lòng hơn! Có lẽ tất cả các đại biểu trong quốc hội bù nhìn cũng nên theo các quan trên đi tắm và ăn cá, thì lòng dân càng vui hơn nữa. Ðặc biệt là trong cả tháng qua không thấy một đại biểu nào hó hé nói một câu, kể cả các đại biểu của người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình!

Việc nói năng dành cho quý vị quan chức đảng và nhà nước! Người dân được chứng kiến thêm nhiều hoạt cảnh ông nói gà bà nói vịt. Ngay sau khi một ngư dân phát giác “đường ống khổng lồ” dài 1.5 cây số, đường kính hơn một mét, dẫn nước thải từ Formosa Hà Tĩnh thuộc khu kinh tế Vũng Áng ra biển, một thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường tuyên bố ông không hề thấy bất ngờ về sự hiện diện của ống cống khổng lồ này, vì chính Bộ này đã cấp giấy phép cho công ty Formosa Hà Tĩnh.
Ðến khi cảnh cá chết hàng loạt diễn ra, Bộ Trưởng Trần Hồng Hà của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường nói ngược lại: Bộ ông không cho phép Formosa đặt ống dẫn nước thải ở đáy biển! Ý ông thanh minh: cho đặt ống cống, nhưng phải đặt ở trên mặt biển! Thế rồi ông Trần Hồng Hà yêu cầu Formosa phải nâng ống dẫn nước thải lên khỏi mặt nước! Nói mà không hề suy nghĩ! Ống cống ở trên mặt nước chỉ dài cây số rưỡi, khi đổ nước thải ra thì nó đổ vào đâu? Nước thải chảy xuống biển rồi nó cứ thế chạy thẳng... sang Tàu, hay là nó vẫn quanh quẩn trong biển Việt Nam? Chưa kể, bây giờ nâng ống cống lên, những cái cột chống đỡ nó sẽ làm cho ngư dân bị cản trở, hết đường qua lại, kiếm sống!
Hoạt cảnh bi hài nhất là cuộc họp báo của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường ba tuần lễ sau khi phát hiện ra tai họa này. Họ kêu báo chí đến họp, để nghe giải thích nguyên nhân gây tai họa cá chết.

Trưa ngày 27 tháng 4, gần 150 phóng viên kéo đến chờ nghe. Nhưng các nhà báo chưng hửng, vì cuộc họp báo bị hủy bỏ! Nghe người ta chửi đã đời rồi các quan bèn nói lại: Họp báo chỉ hoãn tới bảy giờ tối! Các nhà báo quay lại họp. Ðến tám giờ tối, một ông thứ trưởng bước vào phòng họp, ông giải thích một điều ai cũng biết rồi như đã kể trên: Cá chết vì chất độc do người tạo ra! Bộ Tài Nguyên-Môi Trường còn xác định họ chưa tìm thấy bằng chứng nước thải từ Formosa khiến nước biển nhiễm độc! Hóa ra, cuộc họp báo chỉ cốt “giải oan” cho Formosa! Ðọc xong hai trang giấy, mất tất cả bảy phút, ông thứ trưởng vội vàng rút lui, không cho ai hỏi một câu nào! Sau đó ông còn đe dọa một phóng viên rằng không được nói những câu “gây tổn hại cho đất nước của mình!” Họa chăng gây tổn hại cho đảng ông và đồng chí anh em Trung Cộng của đảng!

Một con bệnh đang hấp hối tâm hồn thường hoảng loạn, nếu trong cuộc đời đã làm những việc trái với đạo lý, thất đức, ngược với lương tâm. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang lộ ra những triệu chứng bất thường đó. Những cuộc biểu tình của hàng ngàn dân Việt từ ngày 28 tháng 4, tại làng biển Cảnh Dương tỉnh Quảng Bình, rồi từ Hà Nội vào đến Sài Gòn trong ngày 1 tháng 5, 2016, là những dấu hiệu cho thấy cơn hấp hối này sắp chấm dứt, con bệnh không thoát khỏi lưỡi hái của tử thần!