khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

TỘI ÁC CSVN GIẾT THƯỜNG DÂN VÔ TỘI, TẾT MẬU THÂN 1968



Kết quả một vụ thảm sát dưới tay cộng sản Việt Nam tại khe Đá Mài phía nam Huế, tháng 2, 1968 Tết Mậu Thân. 428 nạn nhân đa số người Thiên chúa giáo, gồm tu sĩ công chức, bác sĩ, giáo sư và những chuyên viên ngành nghề khác. Nạn nhân bị bắt giữ ở nhà thờ Phú Cam Huế trước khi bị dẫn ra khỏi thành phố vào đầu tháng 2 năm 1968 và bị bắn chết dọc theo bờ lạch. Theo thông tin của cán binh địch đào ngũ Sư đoàn Bộ binh 101 (di động không kỵ) tìm thấy xác nạn nhân ngày 19 tháng 9, năm 1969. 





TẠP CHÍ TIẾNG NÓI SỐ 1, tháng 4/1964







Ăn Gạo Lứt Thay Gạo Trắng



Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Tufts Massachusetts, việc ăn gạo nâu và bánh mì wholegrain mỗi ngày tăng tốc độ giảm cân, tăng hệ thống miễn dịch và tương đương 30 phút đi bộ nhanh mỗi ngày.

Người Việt Nam không lạ lẫm với những hạt gạo màu nâu, hay còn gọi là gạo lứt.

Đây là loại gạo Wholegrain, tức là mới chỉ xay bỏ vỏ trấu chứ chưa xát bỏ lớp cám gạo.

Gạo nâu rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.

Theo mục Khoa học trên báo Daily Mail của Anh Quốc, chỉ cần thay việc ăn cơm gạo trắng bằng những hạt gạo nâu, gạo lứt thì chúng ta có thể tăng tốc độ giảm cân với những người muốn thon thả và khỏe mạnh.

Đồng thời chỉ bằng việc ăn gạo lứt mỗi ngày thì lợi ích của nó tương đương với 30 phút đi bộ nhanh.

Nghiên cứu của Đại học Tufts ở Massachusetts, Mỹ

Theo Daily Mail, các nhà khoa học vừa công bố kết quả nghiên cứu rằng, việc ăn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt nhiều hơn có thể giúp tăng tốc độ giảm cân.

Rất đơn giản, chỉ cần thay thế gạo trắng và bánh mì bằng việc lựa chọn thực phẩm tương tự nhưng màu nâu, có nghĩa là ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám Whole grain là có thể giúp mọi người tăng cường quá trình chuyển hóa nhanh hơn.


Simply replacing white rice with its brown alternative can help people to develop a faster metabolism, scientists have found


Ví dụ: Thay vì chúng ta ăn gạo trắng thì nay ăn gạo nâu, hay gạo lứt. Thay vì ăn bánh mì thường thì ăn loại Wholegrain, đều có lợi ích cả.

Nghiên cứu được Daily Mail trích dẫn cho biết, chúng ta chỉ cần thay đổi một chút trong thói quen ăn uống hàng ngày, bao gồm cả việc tăng cường nhiều chất xơ thì có thể giảm 100 calo mỗi ngày.
Tính về số lượng thì sự khác biệt này tương đương với việc chúng ta đốt bỏ được lượng calo ngang với việc vận động, bằng cách đi bộ nhanh trong 30 phút.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tufts ở Massachusetts đã chọn ra hai nhóm người và để họ ăn theo 2 chế độ có lượng calo, chất béo, các phần trái cây, rau và protein như nhau.

Khác biệt duy nhất trong chế độ ăn của 2 nhóm này ở chỗ, 1 nhóm ăn ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám Whole grain, ví dụ gạo nâu, gạo lứt và lúa mì nguyên cám whole wheat.

Nhóm còn lại thì ăn hoàn toàn gạo trắng, ngũ cốc trắng đã qua chế biến.

Khi so sánh kết quả giữa 2 nhóm này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng chế độ ăn uống với nhiều loại ngũ cốc còn nguyên cám dẫn đến việc con người tăng cường quá trình chuyển hóa nhanh hơn, đốt cháy nhiều calo hơn.

Đồng thời những người này cũng hấp thụ lượng calo ít hơn trong hệ thống tiêu hóa của họ.

Ăn gạo nâu cải thiện hệ thống miễn dịch

Cũng trong nghiên cứu của Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tufts ở Massachusetts, thì người ta còn phát hiện ra rằng, việc ăn gạo nâu có cải thiện hệ thống miễn dịch.

Chế độ ăn này còn giúp đối phó tốt hơn với các bệnh nhiễm trùng, số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột cũng tăng lên.

Theo Tiến sĩ  Phil Karl, người đứng đầu nghiên cứu, nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy lợi ích của ngũ cốc và chất xơ đối với nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

"Nghiên cứu này đã giúp xác định bằng cách nào mà các hạt và chất sơ đem lại lợi ích trong việc chúng ta kiểm soát được cân nặng của mình.”

“Đồng thời đây là căn cứ để chứng minh rằng việc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt và tiêu thụ chất xơ giúp cơ thể bớt tăng cân và con người có sức khỏe tốt hơn,” Tiến sĩ Karl nói.

Tiến sĩ Susan Roberts đồng tác giả cho biết, nhóm nghiên cứu đã cung cấp tất cả các thực phẩm cho cả 2 nhóm trong cuộc nghiên cứu này, để đảm bảo rằng các thành phần của chế độ ăn giữa họ chỉ khác nhau về nguồn hạt ngũ cốc mà thôi.

“Lượng Calo mà những người ăn ngũ cốc nguyên hạt giảm được là tương đương với mỗi lần đi bộ nhanh trong 30 phút.”

“Hoặc tương đương với việc chúng ta ăn một chiếc bánh quy mỗi ngày,” ông Roberts nói.

Nấu cơm làm sao cho an toàn?

Nói qua chuyện gạo thì cũng có thể bàn thêm một chút đến chuyện nấu cơm. Ít ai nghĩ việc nấu cơm có gì khó mà lại làm không đúng.



Gạo lứt muối mè


Tuy nhiên, các nhà khoa học có vài khuyến cáo rất đáng chú ý về những rủi ro với sức khỏe ngay trong việc nấu cơm.

Theo Daily Mail trích dẫn nguồn khoa học lưu ý những điều sau:

Nếu chúng ta không sử dụng đủ nước trong việc nấu cơm thì có nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.

Nên nấu các loại ngũ cốc với nhiều nước hơn để giúp đẩy bớt chất Arsenic ra khỏi gạo, từ đó mà ngăn ngừa bất kỳ độc tố hóa học nào có thể nhiễm vào cơ thể.

Nếu chúng ta ngâm gạo qua đêm thì có thể giảm được đến khoảng 80% các chất hóa học trong quá trình chế biến hạt gạo, theo một chuyên gia về ô nhiễm cho biết qua Daily Mail.


Thuốc viên Jardiance giúp giảm 38% nguy cơ gây tử vong vì bệnh tiểu đường loại 2 ở những người có tiền sử bệnh tim mạch






https://drive.google.com/file/d/0BzlDhQ4ilcR9U3MyUnBjVHpQbGc/view?usp=sharing






Kính Mời Quí Bạn Ký Thỉnh Nguyện Thư Của Đồng Bào Công Giáo Hải Ngoại Gửi Những Vị Có Thẩm Quyền Ở Vatican Cứu Xét Và Bổ Nhiệm Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt Trở Lại Làm Chủ Chăn Tổng Giáo Phận Hà Nội







https://www.ipetitions.com/petition/petition-to-pope-francis-for-mgr-ngo-quang-kiet



Thế-Lực-Tối-Tăm Vu Cáo: "Vatican gửi tiền nuôi đảng viên đảng Dê Xu, nàm noạn, hầu nật đổ đảng ta "






Phỏng Vấn Luật Sư Nguyễn Bắc Truyển, 11/2/2017







ĐẶC BIỆT TALK SHOW: Evan Lê và Hugo Hiếu Nguyễn







Nếu tượng Phật mà biết nói?



Ở một đất nước mà hoạt động tâm linh bị biến tướng thành một thứ hoạt động mê tín, dị đoan và trên một nghĩa nào đó, các biểu tượng thần linh được kết nạp đảng, được xếp vào diện “đồng chí”. Người dân chuyển từ sung bái các đồng chí thần linh, trưởng giáo sang sùng bái các đồng chí đảng và đến một lúc nào đó, nhân danh “uống nước nhớ nguồn”, các đồng chí mẹ đảng, cha đảng cũng được sung bái như một thần linh… Có lẽ, dân trí của quốc gia đó, người dân trong quốc gia đó chẳng còn gì để bàn. Bởi các đồng chí thần linh ngoài vai trò để người ta sùng bái một cách u muội, sau khi được kết nạp đảng, các đồng chí lại có thêm chức năng mới, đó là bảo vệ đảng.

Tôi còn nhớ một câu chuyện những năm sau 1975, khi mà hai miền đất nước không còn tiếng súng và cũng không còn tiếng nói tự do, câu chuyện này được truyền miệng lén lút với nhau (bởi thời đó, công an mà biết được ai đã truyền câu chuyện này ra ngoài thì chắc chắn sẽ mời lên đồn, đánh cho đến không còn răng ăn cơm mới cho về, không ngoại trừ bị đánh chết) về ‘đồng chí Phật’.

Đoàn quân Cộng sản vào đến ngã ba Hòa Khánh, Đà Nẵng, nhìn thấy bức tượng Phật lớn, một chỉ huy hỏi: “Bọn tư bản miền Nam thờ đồng chí nào mà mập quá vậy? Đúng là tư bản!”. Một anh bộ đội chạy lên báo cáo: “Báo cáo cấp trên, đây là đồng chí Phật!”. Chỉ huy hỏi tiếp: “Đồng chí Phật này được bao nhiêu tuổi đảng?”. Anh lính thưa: “Dạ báo cáo, đồng chí Phật này già lắm rồi ạ, nhưng về tổng quan thì đồng chí ấy đã được quán triệt tinh thần bảo vệ đảng và trung thành với đảng”.

Đương nhiên, lúc đó, đồng chí Phật không thể nói được gì bởi đồng chí là một pho tượng tọa thiền, ai có xem ngài là đồng chí, là lính là là gì thì cũng là chuyện của họ. Vấn đề là cái tinh thần đồng chí thì đã được các đệ tử của ngài dụng đến từ trước khi câu chuyện xảy ra rất lâu, từ những cuộc giấu súng trong chuông, trong chùa, biến chùa thành cơ sở hoạt động của đảng và nhiều hình thái hoạt động khác chẳng liên quan gì đến Phật giáo trong các ngôi chùa.

Cái tinh thần đồng chí ấy ngày càng mạnh hơn, khi mà tốc độ quay của đồng tiền ngày càng gây chóng mặt, người ta nghĩ đến chuyện buôn bán đồng chí của mình làm sao cho hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà chỉ mới mấy ngày đầu năm, có rất nhiều đồng chí Phật được đắp tiền khắp thân hình, thậm chí, có đồng chí đại đức ở đất Bắc nghĩ đến cách ban lộc cho các đề tử bằng việc cầm một nắm tượng của đồng chí Phật nhỏ bằng những ngón tay, vãi xuống cho đám đệ tử bên dưới, và các đồng chí đệ tử phía dưới tranh nhau các bức tượng đồng chí Phật gọi là lấy lộc đầu năm!

Và nếu bạn từng chứng kiến cảnh đó, xin đừng buồn, cũng đừng thấy Đức Thế Tôn bị người ta mạo phạm. Bởi, không có Đức Phật ở đây, không có Đức Phật ở các ngôi chùa mà quanh năm suốt tháng chỉ có các hoạt động ốp đồng và những phi vụ kinh tế, ban lộc, kính thưa các loại phi vụ, trụ trì thì không biết nửa câu kinh và hút thuốc lá, uống rượu, nhậu nhẹt, không ngoại trừ hẹn hò gái gú… Ở đó sẽ không có Đức Phật mà chỉ có các đồng chí Phật.

Bởi suy cho cùng, lịch sử về Phật Giáo là có thật, Đức Thế Tôn là có thật và các triết thuyết của ngài để lại cho hậu thế là có thật. Nhưng để chuyển hóa sự thật ấy thành một niềm tin tôn giáo, thành một nguyên tắc hành giả cho mỗi người, điều đó bắt buộc mỗi cá nhân là Phật tử phải có niềm tin và ý niệm lành mạnh về Đức Thế Tôn của mình.

Và một khi có đủ niềm tin và sự tôn kính đúng mực, thực hành đạo pháp đúng mức, tùy vào giới hạnh để thực hành thì ngay bản thân các Phật Tử ngoài xã hội cũng không có những hành vi tranh giành lợi lộc một cách nhố nhăng và hỗn độn như đang thấy, riêng về giới hạnh của các bậc Tì Kheo, chân tu, chắc chắn không thể là những hành động vớ vẩn, chẳng giống ai như vậy, thậm chí mạo phạm Đức Thế Tôn, vốc một nắm tượng Đức Thế Tôn ném xuống cho đệ tử gọi là ban lộc. Hoàn toàn không có chuyện đó nếu thực sự có ý niệm Đức Phật ở các thầy chùa kia.

Đơn giản, không có ý niệm Phật Giáo ở những tay gọi là tu hành, trụ trì kia mà chỉ có quan hệ đồng chí. Đồng chí Phật phải đứng ra bảo vệ đảng bằng chính sự tôn thờ, tin tưởng của các đồng chí Phật Tử. Đồng chí Phật phải cho các Phật tử thấy rằng bản thân đồng chí cũng là một đảng viên và một khi được kết nạp đảng, đó là một vinh hạnh. Và quan trọng hơn cả, dưới những mái chùa Cộng sản xã hội chủ nghĩa, đồng chí Phật phải luôn nhớ rằng sứ mệnh bảo vệ đảng là sứ mệnh thiêng liêng nhất của đồng chí. Đảng xây chùa, đưa đồng chí vào chùa không phải để tôn thờ mà là để đồng chí có chỗ phục vụ cho đảng.

Cái tinh thần phục vụ đảng không từ bất kể ai dưới mái chùa xã hội chủ nghĩa này, từ đồng chí bồ tát cho đến đồng chí Phật tổ, đồng chí Di Lặc hay đồng chí Thích Ca, đồng chí A Di Đà… Tất cả đều để phục vụ và bảo vệ đảng. Khi cần, đảng sẽ ném các đồng chí xuống sân để phục vụ cho nhu cầu gọi là cầu lộc, cầu tài, cầu hên đầu năm của đám đông.

Và bạn đừng buồn, bởi Đức Phật của bạn vẫn ở trong tâm hồn, trong trái tim và trong tâm linh của bạn đó, ngài vẫn ngự trị với tất cả sự tôn kính và niềm tin của bạn. Ở đó không có sự lợi dụng hay mạo phạm, bởi tất cả những ý đồ mạo phạm và hành vi lợi dung đều không phải là ý niệm hay niềm tin tôn giáo. Và người ta đã ngang nhiên lợi dụng, mạo phạm tôn giáo để thực hiện mưu đồ xây dựng đảng và bảo vệ đảng. Những thứ đó không phải là tôn giáo.

Ở đó chỉ có những đồng chí Phật của đảng, và nếu nói được, không chừng các đồng chí Phật của họ sẽ xin họ một điều duy nhất, đó là được ra khỏi đảng. Bởi các bức tượng đã lấm lem, đã chóng mặt vì bị các đồng chí xoay vòng, bôi bẩn và trù dập. Làm một đảng viên Phật có vẻ còn khổ hơn làm một anh bộ đội vác súng ra chiến trường!

Không chừng, một lúc nào đó, các đồng chí Phật sẽ đồng loạt viết đơn xin ra khỏi đảng. Và lúc đó, câu chuyện lịch sử Việt Nam sẽ khác, ngã rẽ lịch sử thường bắt đầu từ những thần dân tôn giáo hay những đồng chí tôn giáo. Điều này chưa sai một li nào trong lịch sử!




Giáo dân kêu nài Vatican phục chức Giám mục Ngô Quang Kiệt



Mới đây cộng đồng Công giáo Việt Nam hải ngoại đã gửi một thỉnh nguyện thư lên tòa thánh Vatican thông qua Tổng giám mục Leopoldo Girelli xin xem xét lại trường hợp Giám mục Ngô Quang Kiệt. Bức thư khẩn thiết trình bày sự sáng suốt cũng như uy tín và năng lực của Giám mục Kiệt sẽ giúp cho Giáo hội Công giáo Việt Nam trở nên vững vàng hơn trong tình hình Vatican và Việt Nam đang tiến dần tới nhau. Mặc Lâm phỏng vấn linh mục Lê Ngọc Thanh, đặc trách truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn để biết thêm lề luật của Vatican trong vấn đề này.

Mục đích của giáo dân

Mặc Lâm: Thưa Linh mục, qua việc cộng đồng công giáo Việt Nam hải ngoại gửi thỉnh nguyện thư xin xem xét lại trường hợp của Đức Giám mục Ngô Quang Kiệt, dưới quan điểm của giáo quyền thì trường hợp hiếm có này được nhìn nhận như thế nào?

Linh mục Lê Ngọc Thanh: Tôi thấy rằng việc này trước tiên mình phải hiểu cho đúng. Đây không phải là một thỉnh nguyện thư xin Đức Giáo hoàng bổ nhiệm Tổng giám mục Giu se Ngô Quang Kiệt trở lại làm Tổng giám mục Hà Nội mà ở đây nội dung bức thư đặt vấn đề rất rõ: đây là cơ hội thuận tiện để xin Đức Giáo hoàng xem xét lại trường hợp của Đức tổng Kiệt bởi vì theo bức thư thì ở thời điểm lúc đó có thể có những thông tin khiến Tòa thánh không nắm rõ tình hình Việt Nam và cũng có thể do nhiều áp lực của đôi bên đẩy tới việc kết luận rất nhanh về việc đức tổng Kiệt về lý do sức khỏe cần phải rời trách nhiệm.

Nhưng trong thực tế chúng ta thấy sau đó đức tổng Kiệt phục hồi sức khỏe rất nhanh và hầu như không có vấn đề gì nghiêm trọng. Do vậy tôi nghĩ rằng trước tiên mục tiêu của bức thư là muốn Tòa thánh đặc biệt là Đức Giáo hoàng xem xét lại vấn đề đó chứ không nhằm mục đích xin bổ nhiệm lại Tòa Giám mục Hà Nội, vì đây không phải là mục tiêu.

Điều thứ hai quả thực như anh nói, đây là lần đầu tiên giáo dân chính thức có một văn kiện gửi đến Tòa thánh mang tính cách cộng đồng. Trước đây thì cũng có nhiều giáo dân với tính cách cá nhân hay từng nhóm nhỏ độ vài chục người cũng từng có những văn thư như vậy gửi đến Tòa thánh nhưng với số lượng lớn hàng ngàn người thì đây là lần đầu tiên. Ở đây đánh dấu như là một sự trưởng thành của giáo dân và rất đáng khích lệ bởi vì Đức Giáo hoàng cũng rất cần nghe tiếng nói của giáo dân để Ngài có thể hiểu được tâm hồn mà Chúa đang muốn hướng dẫn qua Ngài như thế nào đối với cộng đồng giáo dân Việt Nam. Tôi rất ủng hộ việc này.

Mặc Lâm: Bức thư không nhắc tới nguyện vọng cũng như tâm tình của Giám mục Ngô Quang Kiệt vì vậy liệu những thỉnh nguyện này có đi ngược lại ý muốn vâng lời của Ngài hay không?

Linh mục Lê Ngọc Thanh: Tôi thấy như thế này, thật ra vấn đề nhân sự bình thường khi anh thấy người nào có vấn đề oan sai thì anh được quyền chủ động thưa gửi lên cấp thẩm quyền mà không nhất thiết được người đó đồng ý hay không, đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai về thực tế mà mọi người thấy năng lực của Tổng Kiệt hiện nay còn đang rất dồi dào và về tuổi cũng còn trẻ cùng những gì Ngài làm được từ khi về Nho Quang, Ninh Bình đã đóng góp rất nhiều cho các cá nhân. Giáo dân viếng thăm Ngài và nhiều người đều nói như vậy.

Vấn đề Ngài muốn hay không thì thật ra đây là vấn đề tôi nghĩ rằng khi Ngài đã chọn lựa đi theo Chúa rồi thì khi Tòa thánh quyết định thì Ngài sẽ đón nhận những lời mời gọi trong hoàn cảnh đặc biệt của Giáo hội Việt Nam. Còn bây giờ hỏi Ngài rằng có muốn hay không thì thật ra câu đó không thể trả lời được vì người đã hiến thân cho Chúa trong sứ vụ tông đồ theo sứ mạng hội thánh giao phó. Trong thời gian qua đặc biệt vào khoảng năm 2010 thì lúc đó Ngài đang thực sự căng thẳng thì lúc đó vấn đề bệnh tật thì có còn bây giờ tôi nghĩ rằng khi Tòa thánh bàn thảo với Ngài thì Ngài sẽ có những câu trả lời thích đáng cho Tòa thánh.

Tòa thánh sẽ làm gì

Mặc Lâm: Quyết định cho phép Giám mục Ngô Quang Kiệt về nghỉ dưỡng được sự chuẩn thuận của Giáo Hoàng Benedicto 16, nếu bức thư được xem xét lại qua Đức Giáo hoàng đương nhiệm liệu có mâu thuẫn gì với luật lệ của hội thánh hay không?

Linh mục Lê Ngọc Thanh: Việc Đức Giáo hoàng Benedicto 16 để cho Đức tổng Kiệt về là do chính Đức tổng Kiệt xin nghỉ hưu do vấn đề sức khỏe chứ không phải do kỷ luật mà Tòa thánh quyết định cho Đức tổng Kiệt về. Giáo hội Việt Nam trước đây sau năm 75 thì đã có một trường hợp đó là trường hợp của Đức Tổng giám mục Phao Lô Nguyễn Như Thể lúc đó cũng có một chút vấn đề nên Ngài nghỉ. Tới năm 1993 thì Đức Giáo hoàng John Phao Lô II thì Ngài làm việc lại, về làm Tổng Giám mục Huế. Đây là tiền lệ rồi nên không có vấn đề gì. Điều cần lưu ý khi Đức Giáo hoàng Benedicto 16 quyết định cho Đức tổng Kiệt nghỉ thì đó chỉ theo đơn xin của Đức tổng Kiệt chứ không phải do Tòa thánh thấy Đức tổng Kiệt thiếu năng lực hay bị kỷ luật nào đó cần phải sa thải

Mặc Lâm: Nếu có sự phản hồi của Tòa thánh thì ai là người đại diện để nhận quyết định đối với bức thư này?

Linh mục Lê Ngọc Thanh: Tòa thánh có nhiều cách để trao đổi và bình thường nếu Tòa thánh muốn trao đổi riêng với Đức tổng Kiệt thì sẽ có người mang thư hoặc Đức tổng Kiệt có thể nói chuyện điện thoại trực tiếp. . .đó là những cách mà Tòa thánh có thể mang thông tin trực tiếp tới người nào đó mà Tòa thánh muốn mà không cần bất cứ một cơ cấu nào khác.

Mặc Lâm: Xin cám ơn Linh mục.




Mất đồ ở sân bay VN.






Xa quê nhớ nước mắm







Đồ Ngu? Năm sau lại ngu nửa?







Hòa hợp-hòa giải qua văn học?







Trần Huỳnh Duy Thức nhất quyết ở lại quê hương







Ba Gia Đình Việt Nam Vượt Biển Qua Úc Lần Thứ Hai !!!







Tiếp tục trốn chạy CSVN !







Chào Mừng bà Bùi thị Minh Hằng ra khỏi tù CSVN










Đời sống cô dâu Việt gốc miền Tây (Nam VN) lấy chồng xứ người: Tàu, Đài Loan, Đại Hàn,...







Tech firms must do more against 'fake news': Apple boss (Source: AFP)



Technology firms must up their game in tackling "fake news", Apple chief executive Tim Cook said Saturday, calling for a major public information campaign.

"All of us technology companies need to create some tools that help diminish the volume of fake news," the US tech giant boss told the Daily Telegraph in an interview.
"We must try to squeeze this without stepping on freedom of speech and of the press, but we must also help the reader.

"Too many of us are just in the complain category right now and haven't figured out what to do."
But Cook, who met British Prime Minister Theresa May at Downing Street on Thursday, said governments should also introduce a public information campaign.

"We need the modern version of a public-service announcement campaign. It can be done quickly if there is a will," he said.

He added: "We are going through this period of time right here where unfortunately some of the people that are winning are the people that spend their time trying to get the most clicks, not tell the most truth.

"It's killing people's minds in a way."

Fake news -- fabricated reports designed to promote a particular agenda -- came to prominence during last year's US presidential election campaign.

Facebook in particular has come under pressure for failing to take action, and last month modified its system for showing trending topics.

The change is designed to ensure that trends reflect real world events being covered by multiple news outlets.


MỖI NGÀY TÔI CHỌN MỘT NIỀM VUI! (SIC)









EM SINH RA EM LÀM NGƯỜI VIỆT NAM









Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Thời sự Á Châu tuần qua, 11/2/2017







Thời sự VN tuần qua, 10/2/2017







Mời đọc phúc trình của PriceWaterhouse Coopers tiên đoán kinh tế thế giới vào năm 2050 : "The World in 2050. Will the shift in global economic power continue?"







Nhạc sĩ Văn Giảng, tác giả bài hát Ai Về Sông Tương, vừa qua đời tại Úc



Thầy Ngô Văn Giảng vừa tạ thế tại Úc, hưởng thọ 89 tuổi. Tin buồn loan ra, tôi bâng khuâng nhớ về 54 năm trước, năm 1959, thầy là giáo sư âm nhạc của chúng tôi tại trường Hàm Nghi, Huế. Thuở ấy, thầy mới ngoài 30, dáng điệu phương cường, đi chiếc xe gắn máy hiệu  Zunndapp của Đức nổ bịch bịch nổi bật cả ân trường.
 
Tôi còn nhớ ngày đầu tiên khi Thầy bước vào lớp đệ Thất B1 của chúng tôi, trò Trương Phước Ni bắt tay làm loa đứng dậy chào thầy bằng câu: “Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn…” Thầy cười rất tươi cho cả lớp, nhưng cũng lâp nghiêm nhìn chú học trò rắn mắt ở dãy bàn cuối lớp. Đây là câu mở đầu của hùng ca Lục Quân Việt Nam, một trong những bài ca mang tiết điệu hành khúc, hùng tráng nổi tiếng nhất của Thầy – nhạc sĩ Văn Giảng – như Thúc Quân, Đêm Mê Linh, Qua Đèo Nhảy Lửa…
 
Thầy đã là một nhạc sĩ thành danh, nổi tiếng trong cả nước, trước khi trở thành giáo sư âm nhạc của trường Hàm Nghi. Nhưng nhiều người chỉ biết Văn Giảng qua những bản hùng ca. Bởi thế, vào mấy năm đầu thập niên 1950, khi bản nhạc để đời của Thầy, Ai Về Sông Tương, trở thành một bản tình ca thời danh với tên tác giả là Thông Đạt có lẽ ít ai để ý rằng, trong góc khuất của những tâm hồn nghệ sĩ thì bên cạnh nhịp đời hào hùng vươn tới vẫn có tiếng thở dài chan chứa điệu buồn.
 
Hai niên khóa học với nhạc sĩ Văn Giảng, tôi thích học nhạc thì ít mà mê Thầy kể chuyện thì nhiều. Cứ mỗi cuối giờ, Thầy có một câu chuyện kể về các giai thoại âm nhạc. Thích nhất là những chuyện thâm cung bí sử của những nghệ sĩ âm nhạc tài hoa. Chẳng hạn như bản nhạc Ngày Về của Hoàng Giác, Thầy xướng âm lên và phân tích cho chúng tôi nghe rằng, tiết điệu của bài ca đó có những trường canh trãi dài xa vắng và âm hưởng thương nhớ quặn lòng “rất Tây Phương” vì đây là bản nhạc do một người lính Đức trong đội quân viễn chinh của Pháp viết lên giai điệu. Nhạc sĩ Hoàng Giác chỉ soạn ca từ… Hoặc như bản nhạc Trầm Hương Đốtcủa Bửu Bác, xuất xứ là bài Hải Triều Âm. Đây là một trong những bản nhạc nghi lễ đầu tiên dùng trong sinh hoạt chùa viện đã bứt phá từ giai điệu ngũ âm “Đăng Đàn Cung” để tiến lên bát cung của phương Tây. Bởi vậy mà ảnh hưởng âm điệu “thánh ca nhà thờ” như âm vang trầm trầm không cao không thấp quá tầm uyển thanh của organ thể hiện rất rõ trong giai điệu của bản nhạc.
 
Nhưng thú vị hơn cả là lịch sử bản nhạc Ai Về Sông Tương. Thầy kể rằng, thời trai trẻ, Thầy ở Thành Nội và yêu một cô gái ở Kim Long – Kim Long có gái mỹ miều; trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi… mà – nhưng duyên không thành vì gia đình nho phong của cô bé không có cái nhìn thiện cảm với đời nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trong ngành âm nhạc, xướng ca… Thế là chia tay và cô bé đi lấy chồng!
 
Rồi một hôm, Thầy vào rạp Xi-nê Tân Tân, gần cầu Trường Tiền bên bờ Bắc sông Hương để coi phim “Bé Nhà Trời” (Les enfants du paradis). Ngay trước mắt Thầy, ờ hàng ghế trước có một cô Bé tóc dài. Tuy nhìn không rõ mặt nhưng từ dáng dấp đến hương tóc thoang thoảng mùi hoa Ngâu của người thiếu nữ đã làm sống lại hình ảnh người tình Kim Long “ngày xưa Hoàng Thị” ấy. Thầy bị xúc động đến nỗi không thể còn ngồi lại lâu hơn trong rạp chiếu bóng để xem phim, nên vội vàng ra khỏi rạp. Thầy cỡi chiếc xe đạp Dura Mercier của Thầy và đạp xe dọc theo bờ sông Hương để vô cửa Thượng Tứ vào nhà ở Thành Nội. Thoáng chốc dòng sông Hương hiện ra như là dòng sông Tương chia biệt trong truyện tình cổ thư Trung Quốc. Thầy vừa đến nhà là dựng ngay chiếc xe đạp ngoài hiên, đi nhanh vào nhà và vội vã sáng tác bản nhạc bằng tất cả sự hoài niệm và háo hức nghệ thuật với sự chấn động dị thường như phép lạ hóa thân. Bản nhạc Ai Về Sông Tương được viết ra trong vòng mười lăm phút!
 
Sau đó, Thầy bí mật ký tên là Thông Đạt và chép một bản gởi ra đài phát thanh toàn quốc là đài Pháp Á ở Hà Nội. Mấy hôm sau, Mạnh Phát vừa là nhạc sĩ vừa là ca sĩ đã hát bản Ai Về Sông Tương lần đầu trên đài Pháp Á Hà Nội. Bản nhạc sáng tác năm 1949 đã nhanh chóng nổi tiếng trong toàn cả nước. Đã trải qua hơn 60 năm, những mối tình đã cũ, những hẹn hò thuở răng trắng tóc xanh đã thành “răng long đầu bạc”. Nhưng Ai Về Sông Tương vẫn mới như thời gian là nước chảy qua cầu, vẫn còn là tiếng lòng tình tự của những đôi tình nhân ước hẹn không thành. Bản nhạc với một giai điệu thướt tha lãng mạn, lời lẽ đậm nét hoài niệm trữ tình làm dậy lên nguồn tình cảm sướt mướt, mượt mà mà rất “sang” ấy như một dòng suối tươi tắn, mát dịu trong một hoàn cảnh tạm hồi sinh sau cuộc chiến:
 
Ai có về bên bến sông Tương
Nhắn người duyên dáng tôi thương
Bao ngày ôm mối tơ vương
Tháng với ngày mơ nhuốm đau thương
Tâm hồn mơ bóng em luôn
Mong vài lời em ngập hương...
 
Cũng theo lời Thầy vui vui kể chuyện rằng, Mạnh Phát, là bạn thân của Văn Giảng, đã nhờ Văn Giảng đến nhà ấn hành tân nhạc gần như độc nhất thời bấy giờ là nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế do ông Tăng Duyệt làm giám Đốc để hỏi cho ra Thông Đạt là ai ngay sau khi bản nhạc phát trên đài Pháp Á. Thầy tảng lờ như không hay biết. Nhưng mãi đến ba tháng sau thì tông tích của Thông Đạt mới được tiết lộ. “Mạnh Phát vô Huế chơi khi biết tui là Thông Đạt, hắn đấm lưng tui thùi thụi như rứa thì thôi!” Thầy Văn Giảng cười vui kể lại.
 
Một lần trong giờ học nhạc, trò Nguyễn Xuân Huế là tay đọc tiểu thuyết đệ nhất trong lớp hỏi Thầy: “Thưa Thầy, tại sao mình có sông Hương, mình cũng có Hương giang đầu, Hương giang vỹ mà Thầy lại phải vay mượn sông Tương của Tàu như rứa ạ?”. Thầy trả lời, đại khái là tại sông Hương chưa có chuyện tình nào nổi tiếng trong tình sử như sông Tương. Tương Giang là một con sông ở Trung Hoa, bắt nguồn từ núi Duyên Hải, chảy qua Hồ Nam dài hơn hai ngàn dặm. Còn ý “ai về sông Tương” của Thầy trong bản nhạc là bắt nguồn từ cảm hứng của bốn câu thơ tình sử trích từ khúc Trường Tương Tư của nàng Lương Ý, đời Hậu Chu. Nàng và Lý Sinh yêu nhau say đắm nhưng phải chia tay. Nàng làm thơ mong gửi gấm nguồn tâm sự đau khổ khi phải xa cách người yêu:
 
Quân tại Tương Giang đầu
Thiếp tại Tương Giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương Giang thủy
 
(Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau không thấy mặt
Cùng uống nước sông Tương)
 
Trong những ngày phong trào đấu tranh Phật giáo xẩy ra tại Huế năm 1963, có lần tôi gặp Thầy trên con đò Thừa Phủ, Thầy nói là lên chùa Từ Đàm nhưng đường sá trở ngại phải đi đò sang sông rồi đi bộ lên chùa. Khi đò ra giữa sông tôi nghịch ngợm hỏi Thầy: “Thưa Thầy, đã có ai về sông Tương chưa ạ?” Thầy cũng cười đáp lại: “Đối với tôi thì sông Tương là sông Hương. Tôi chỉ mong cuối đời về lại con sông này…” Ngày đó và bây giờ, tôi tự hiểu khái niệm “cuối đời về lại” của Thầy là linh khí của con người luân lưu sống giữa hồn thiêng sông núi. Nếu vậy, thì hôm nay Thầy đã về sông Tương.
 
Đó là lần cuối tôi gặp Thầy Văn Giảng. Nhưng sau đó không lâu, tôi lại được “gặp” Thầy qua một tác phẩm mang tính chất đạo ca của khách hành hương mà tôi đã gặp trên chuyến đò Thừa Phủ: Nhạc phẩm Từ Đàm Quê Hương Tôi. Lần nầy Thầy để tên tác giả là Nguyên Thông. Bản nhạc tuy được liệt vào thể loại nhạc tôn giáo nhưng cả giai điệu lẫn ca từ đã vượt ra ngoài khuôn khổ giới hạn của văn hóa chùa viện. Cảm quan nghệ thuật sáng tạo của người nhạc sĩ tài hoa đã dung hóa được tính chất tráng liệt của hùng ca như Thúc Quân, Lục Quân Việt Nam, làn điệu mượt mà lãng mạn của tình ca như Ai Về Sông Tương, Ai Đưa Con Sáo Sang Sông và biểu tượng thiêng liêng, siêu thoát của đạo ca như Mừng Đản Sanh, Ca Tỳ La Vệ, Từ Đàm Quê Hương Tôi:
 
Quê hương tôi miền Trung
Sớm hôm chuông chùa nhẹ rung
Tiếng muôn đời hồn tổ tiên kiêu hùng
Ôi uy nghiêm bóng chùa Từ Đàm
Nơi yêu thương phát nguồn đạo vàng
Qua bao giông tố chùa Từ Đàm tôi vẫn còn…
 
Những nhạc sĩ tài hoa của nền tân cổ nhạc Việt Nam thuộc thế hệ Chiến Tranh Việt Nam lần lượt ra đi. Nghệ thuật và người nghệ sĩ đến với đời và ra đi không bằng tấm vé một chiều. Tác phẩm để lại cho thế hệ kế thừa sẽ làm cho con đường sáng tạo nghệ thuật rộn ràng và phong quang hơn. Với hơn 50 tác phẩm âm nhạc phong phú giá trị nghệ thuật để lại cho đời, nhạc sĩ Văn Giảng đã cống hiến phần tinh hoa lớn nhất của đời mình vì lợi lạc của tha nhân mà các nhà tu Phật giáo thường gọi là “công hạnh viên thành”. Thế hệ đàn em, học trò như chúng tôi có điểm tựa tinh thần đáng tự hào cùng tấm lòng trân trọng trong giờ phút tưởng niệm và bái biệt Thầy.

Tiến sĩ Silvia Vũ, B.A., M.B.A, D.B.A. , Ph.D., Slapping Teeth Losses University at Hanoi: "Bất cứ kẻ nào mang biểu tượng cờ 3 sọc trên dải đất chữ S này, tôi sẽ băm vào mặt"






Nhạc sĩ Tuấn Khanh



“Lá trên cành một chiếc cuối bay xa”. Hình ảnh chiếc lá vàng cuối rời cành, cuốn vào gió, theo chân người tình trong một chiều ly biệt, là một hình ảnh lãng mạn nhưng xót xa. Nhạc sĩ Tuấn Khanh, tác giả của ca khúc “Chiếc lá cuối cùng” đã chấm hết ca khúc của ông bằng câu hát này. Ông cũng là tác giả của nhiều tình khúc buồn da diết và day dứt khác như “Nhạt nhoà”, “Nỗi Niềm”, “Dưới giàn hoa cũ” hay “Hoa Soan bên thềm cũ”, “Quán nửa khuya” v.v…

Thanh Thư (TT): T được biết chú học vĩ cầm từ nhỏ và được giải nhất của đài phát thanh Hà Nội năm 1953 về giọng hát. Chú có thể kể kỷ niệm đáng nhớ ngày chú đoạt giải nhất không?

Tuấn Khanh (TK): Ngày ấy cuộc thi có 120 người phải qua 3 vòng thi: Sơ kết (chọn ra 25 thí sinh), bán kết (chọn ra 8), chung kết (chọn hạng 1,2,3) và giai đoạn cuối biểu diễn. Qua hai vòng đầu tôi đoạt giải nhất và cô Thanh Hằng đoạt giải nhì. Khi đến vòng chung kết và biểu diễn chỉ còn 8 người thì tôi gặp chuyện rắc rối, xui xẻo. Nguyên nhân, sau này do ông Thẩm Oánh kể lại tôi mới biết. Số là tác giả bài hát “Tan Tác” lúc ấy là Tu Mi vì muốn đền ơn, trả nghĩa cho cô Thanh Hằng đã giới thiệu cô bạn gái cho ông, nên ông nhúng tay vào phá bĩnh trong phần biểu diễn của tôi. Ông Tu Mi có quen một chuyên viên âm thanh lo phần kỹ thuật cho đài phát thanh Hà Nội. Ông ta bảo với người ấy rằng cứ đi đi để ông ấy trông nom hộ. Khi dự thi tôi mang số báo danh là 1, cô Thanh Hằng là 2. Người mang số 8 thi đầu, người kế tiếp mang số 7, và cứ thế tiếp tục. Mọi chuyện đều xảy ra tốt đẹp tuy nhiên đến lúc tôi cầm micro hát chót thì có chuyện.  Tôi hát bài “Cánh chim giang hồ” của Ngọc Bích. Khi tôi mới cất lời “Lờ lững cánh chim giang hồ bay”, thì micro tắc tị. Ngày ấy hệ thống âm thanh có những chiếc bóng đèn nhỏ thay vì các hàng nút. Chỉ cần xoay lỏng 1 trong những chiếc bóng đèn đó, thì âm thanh đã khác, hoặc tắt hẳn. Ông Tu Mi vặn cái bóng đèn lỏng ra, dòng điện lỏng bị ngắt nên micro không ra tiếng nữa. Tôi bị khớp và mất tinh thần. Ban kỹ thuật ra công sửa, xong tôi phải hát lại. Nhạc vừa dạo, tôi hát “Lờ lững cánh chim giang hồ bay, về phía chân trời xa tắp mây…”. Micro lại hỏng tiếp. Hồn vía tôi tiếp tục lên mây. Cứ thế , tất cả là 3 lần. Kết quả vòng biểu diễn tôi bị xếp hạng nhì. Một thời gian sau, ông kỹ thuật viên tiết lộ bí mật với ông Thẩm Oánh là phó giám đốc đài phát thanh kiêm chánh chủ khảo cuộc thi, việc ông Tu Mi đã cố tình nhúng tay vào. Khi di cư vào Nam, ông Thẩm Oánh gặp tôi có đến bắt tay xin lỗi, kể lại và cải chính lẽ ra tôi được hạng nhất mà vì lý do kỹ thuật đáng tiếc như vậy xảy ra.

TT: Trong cuộc thi có Anh Ngọc và Hoàng Giác tham gia không chú?

TK: Cả hai đều không tham dự. Thời điểm đó người ta gọi ca sĩ nổi tiếng là tài tử hay danh ca. Ca sĩ Anh Ngọc lúc ấy đã nổi tiếng trong Nam được gọi là tài tử Anh Ngọc, trong khi ngoài Bắc có tài tử Ngọc Bảo. Cũng như trong Nam có danh ca Minh Trang (mẹ của ca sĩ Quỳnh Giao, vợ nhạc sĩ Dương Thiệu Tước), ngoài Bắc có danh ca Minh Ðỗ (dì của Kim Tước). Hoàng Giác cũng đã nổi tiếng rồi. Khi ấy ông vừa sáng tác bài “Quê Hương”.

TT: Sau khi đoạt giải và trở thành một ca sĩ nổi tiếng, chú có tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình không và hát ở đâu? Bài nào chú hay hát thời đó? Giữa ca sĩ và nhạc sĩ, nếu phải chọn một chú nghiêng về phía nào hơn?

TK: Vào trong Nam tôi hát ở các ban nhạc như Bảo Chính Ðoàn của Hoàng Trọng, Vũ Văn Tuynh, Vũ Nhân, Hoàng Hưng… Tôi bắt đầu sáng tác nhưng chỉ ngầm thôi. Người khai tâm âm nhạc cho tôi là bác sĩ Tuấn, anh tôi. Ngay từ lúc 10 tuổi tôi có thể cầm một bản nhạc mà xướng thanh ngay. Những bài tôi hát thuở đó thường là: “Mơ hoa” của Hoàng Giác, “Một chiều thu” của Nhật Bằng, “Nỗi lòng” của Nguyễn Văn Khánh, “Người về” của Phạm Duy… Tôi hay hát chung với Anh Ngọc, Ngọc Long, Duy Trác, Mộc Lan, Tâm Vấn… Khi ấy Tâm Vấn chưa phải danh ca. Bà có lối hát riêng nhún nhảy rất lẳng lơ, gợi cảm mà giới trẻ rất thích, nên các thanh niên chết mê mệt.
Từ năm 1955 đến năm 1970 tôi vừa làm ca sĩ và nhạc sĩ. Ðến năm 1970, tôi quyết định giải nghệ không hát nữa, để chuyên tâm sáng tác. Ngoài ra, tôi chơi violon cho các nơi để sống. Tôi kéo violon và làm cho đài phát thanh Sài Gòn được 10 năm. Mỗi hợp đồng họ trả 200 đồng, sau lên 250 đồng. Ngày được 2 hợp đồng, có 500 rồi, mà ngày nào cũng có việc làm. Ðộc thân, thuê gác 500, cơm tháng 5000 một tháng, vừa đủ sống. Tôi cùng làm với nhạc trưởng Võ Ðức Tuyết, nhạc sĩ Nguyễn Quí Lãm, Ðặng văn Hiền đánh violon, thổi sáo.

TT: Trước năm 75, chú là một nhạc sĩ chuyên nghiệp hay tài tử ? Chú có đi quân dịch không?

TK: Tôi là một nhạc sĩ chuyên nghiệp cho các đài phát thanh và đánh nhạc trong các ban nhạc quân đội hay tâm lý chiến. Khi họ gọi nhập ngũ tới lứa tuổi 20 thì tôi 21 tuổi, họ gọi 22, thì tôi 23, đều quá tuổi nhập ngũ. Cho đến khi Tổng Ðộng Viên Tết Mậu Thân, các công chức làm trong đài phát thanh phải đi học quân sự năm tuần. Tôi bị gọi tham gia binh đoàn trừ bị để đến khi nếu có biến, cộng sản tiến chiếm đài phát thanh thì mình cũng biết bắn súng để giữ đài.

TT: Chú có từng chạy theo khuynh hướng thời thượng hay ý thích của số đông đại chúng khi sáng tác không? Cảm nghĩ của chú khi đi ra khỏi đường lối sáng tác thông thường.

TK:  Khi tôi viết loại nhạc đại chúng thì loại nhạc này bán rất chạy. Nó không những lợi về phần tài chánh mà còn lợi phần tiếng tăm nổi hẳn lên. Bởi lẽ giới bình dân đông trăm người, chỉ có một trí thức. Trong khi những tác giả có bằng âm nhạc đeo đầy ngực mà chẳng khi nào quần chúng biết tên. Sáng tác nhạc, không phải là học nhạc xong là có thể viết nhạc hay nổi tiếng mà nó đòi hỏi năng khiếu trời cho nữa. Bằng sáng tác của người dân cấp cho mới là cái bằng quan trọng nhất. Thời đó những bài loại này tôi vừa viết ra, quần chúng mua ào ào. Nhà in phát hành 5000 bản, chỉ 1, 2 ngày là bán hết. Cứ 7 đồng một bản. Tôi là một trong vài ba tay tự in nhạc lấy không qua nhà xuất bản nào hết. Nhạc sĩ Lam Phương là người có nhạc bán chạy cũng tự in lấy. Nếu qua nhà xuất bản họ mua bản quyền 1 năm, trả mình 1500 đồng. Họ in bao nhiêu bản để bán mình không biết. Giả dụ họ nói in 2 ngàn bản nhưng thực ra in 10 ngàn bản rồi bán, mình cũng chẳng biết. Tuy nhiên in lấy phải có tiếng và có khách mới được, ngược lại chỉ lỗ tiền in. Một bản nhạc như “Quán nửa khuya” in đợt đầu và tái bản đã được 5 ngàn bản, sau lên 10 ngàn và đem được về 200 ngàn đồng. Nhà xuất bản Tinh Hoa điều đình mua lại bản quyền với giá 200 ngàn đồng. Lúc đó, bài hát đã bán chậm rồi nên tôi mừng lắm. Còn những bản nhạc ký tên Tuấn Khanh, nhà xuất bản mua một năm trả 1500 đồng đã mừng rồi, nếu họ mua 3 năm, 4500 thì mừng lắm. Khi đó một tô phở giá 3 đồng.

TT: Quan niệm sống của chú với âm nhạc thế nào?Trong gia đình chú có ai học nhạc không? Chú có cho phép hay khuyến khích con cháu mình học và hành nghề ca nhạc sĩ không?

TK: Tôi sống và làm việc trong ngành này lâu nên tôi hiểu, phải có năng khiếu mới làm nhạc hay sáng tác hay. Con cái tôi thì có năng khiếu nhưng tùy thuộc vào độ nhiều hay ít. Tuy nhiên theo tôi phải thật nhiều mới nổi trội. Ngoài ra còn phải thật thích và có đam mê theo đuổi nữa, nên các con cháu tôi không ai đi ngành này cả.

TT: Trong một bài hồi ký của ca sĩ Quỳnh Giao, bà có nhắc đến giai đoạn “Chu Mạnh Trinh”, tức thời gian anh sáng tác nhiều ca khúc rất hay khi anh cư ngụ tại ngõ hẻm Chu Mạnh Trinh như: “Chiếc Lá Cuối Cùng”, “Một Chiều Ðông”, “Mộng Ðêm Xuân”, “Ðồi Sim”, “Dưới Giàn Hoa Cũ”, và bài “Ngày Nào Con Trở Về”. Có phải đó là thời sáng tác hưng thịnh nhất của chú không? Chú có thể cho biết lý do tại sao? Ðiều gì đã thúc đẩy? và hình bóng người thiếu nữ dịu dàng, e thẹn, chờ đợi người con trai trở về có phải thật hay chỉ là hư cấu?

TK: Giai đoạn ấy à? Ðiều gì thúc đẩy? Thực ra khi tôi sáng tác toàn là có tâm sự mới sáng tác. Dĩ nhiên là quen người này, người kia rồi nảy sinh tình yêu, cảm xúc thật, mới viết được. Hình bóng các thiếu nữ phảng phất đâu đó đều là người thật, việc thật, không có hư cấu. Có lần cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên trên Paris By Night hỏi “Thế, tức 10 bài hát là 10 cô, 20 bài , 20 cô?”. Thật ra với 1 cô, tôi có thể viết mấy bài rồi. Tôi để ý, hễ bài nào tôi viết cho người khác hay lấy tâm sự của người khác mà viết, gọi nôm na là “thương vay, khóc mướn” thì những bài ấy chẳng có bài nào để đời cả. Hoặc có thể nói là “có lửa mới có khói”.

TT: Chú có thể kể lại một vài kỷ niệm vui buồn về đời sống quây quần chung quanh các bạn bè văn nghệ ở ngõ hẻm Chu Mạnh Trinh ngày ấy như Phạm Duy, Anh Ngọc, Vũ Thành, Dương Thiệu Tước, Hoàng Anh Tuấn v.v…

TK: Ngày còn ở ngõ hẻm Chu Mạnh Trinh, tôi thân nhất là gia đình Phạm Duy. Phạm Duy hay đi lưu diễn nên hay nhờ tôi trông nom dùm ban Hoa Xuân. Tôi còn soạn bài thâu thanh hay gọi ca sĩ hoặc giúp đỡ nhiều thứ cho Vũ Thành, Võ Ðức Thu (ở gần đấy) v.v… khi họ cần đến. Chuyện vui thì ngày ấy các con Phạm Duy nghịch phá nhất xóm. Ngày Tết cúng Giao Thừa mà để ngoài sân cúng, đóng cửa đi vào, đợi hết nhang ra thì con gà, trái dưa hấu, biến mất. Mùng hai Tết qua mừng tuổi Phạm Duy, tôi bảo “Năm nay xui quá anh ơi, giỗ Giao Thừa, tụi con nít vào bê mất con gà, quả dưa hấu”. Ông bảo: “Em ơi, em đừng có chửi, có khi thủ phạm là con anh”. Tôi cũng buồn cười quá, chắc ông cũng biết rõ con ông nghịch phá như thế nào.

TT: Chú biết nấu phở khi nào?

TK: Năm 1983, tôi vượt biên qua đến Hoa Kỳ thì trắng tay. Tôi liền ngẫm nghĩ cách mưu sinh giúp gia đình. Tôi bắt đầu nghiên cứu cách nấu phở bằng cách cố nhớ lại ngày còn bé được ăn phở thế nào, rồi bắt đầu thực tập. Một hôm tôi mời Duy Quang và bạn bè tới ăn phở tôi nấu. Ai cũng nức nở khen ngon. Trong đám bạn có một bà chủ tiệm phở ở Bolsa đến ăn phở và hỏi tôi có muốn đến giúp tiệm phở của bà không, bà trả 2500 đô một tháng. Số tiền này ngày đó lớn lắm, tôi mừng quá, tính chuẩn bị đi làm cho bà ấy. Tuy nhiên ông mục sư của Hội Thánh Tin Lành tôi quen khuyên, không nên làm vì nếu làm cho họ sau khi họ học hết nghề, sau 1 tháng họ sẽ cho nghỉ việc. Thế là tôi không đi làm cho bà nữa. Tôi lại nghiên cứu thêm một thời gian dài, nhưng chưa mở tiệm được vì chưa đủ tiền mà các con còn nhỏ. Tôi tiếp tục mở tiệm tại gia và mời bạn bè đến ăn. Phải kéo dài tới 14 năm mới ra mở được khi con cái đủ lớn và chúng có thể đảm đương việc mở tiệm.



Tết xưa ở miền Tây Nam Bộ



Nơi chốn em đã  tìm về trong những năm xưa ... Nơi yên bình nhất ..


Chuẩn bị nấu bánh. Thức trọn đêm nay canh nồi bánh rồi
Cái vui của nhửng ngày gần tết nguyên đán       
Thật thú vị

Những ngày sắp tết.

Tết sắp đến, nhà nào cũng có món này.
 
Con đường đep với hàng cau xanh ngát vùng nông thôn mới của   miên Tây .!



Đã vào Tết rồi
Người miền Nam gói bánh Tét, người miền Bắc gói bánh Chưng nhân dịp Tết.

 
Dù giàu hay nghèo, ai cũng có trong nhà vào dịp tết.
Con nước ròng rồi con nước lớn anh với em ở cùng một..... nhớ nhà và nhớ người xưa.???


Cái này ăn ngon  coi bộ không bị lạnh bụng hén bà con, bà con ơi nhào vô lai rai với em gái Hai Lúa Miền Tây cho vui Ngày Tết Quê Em ...