khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Im Lặng Là Đồng Lõa - Tác giả Nguyễn Đức Quang hát



Khi Chúa cho con hoang trở về
Nhìn thấy quê hương vui tràn trề
Là Việt Nam chịu ân oán cho cuộc tranh đua
Bao nước vây chung quanh đòi nợ
Bị đóng đinh trên cây thập tự
Một dân tộc trả bằng máu hai chục năm qua

Nào lên tiếng, nói cho cùng
Vì lương tâm chúng ta chưa mòn
Vì vẫn lo tương lai nguy nàn
Bọn đầu cơ càng thêm lớn
Cuộc phiêu lưu đã bao ưu sầu
Và đắng cay thương đau đã nhiều
Tội không làm đền một kiếp chưa vừa hay sao
Hm...hm.....

Khi bỗng dưng giam trong ngục tù
Rồi bỗng dưng mang thân tội đồ
Phải gào lên, người còn trái tim cùng âu lo
Khi bỗng dưng lao đao đọa đày
Nợ của ai đem ta trả hoài
Người dân mình bị dẫm nát như loài giun thôi

Nào lên tiếng nói cho cùng
Lặng im lâu sẽ nuôi gian hùng
Để chúng leo lên trên thân mình
Rồi tràn lan, cười vui sướng
Gọi lương tâm khắp nơi thức dậy
Nhìn chúng ta tan hoang rã rời
Lịch sử nào mà tha thứ cho ngày hôm nay
Hm...hm....

Khi bỗng dưng xô ta vào trận
Rồi bỗng dưng ăn bom chịu đạn
Để lầm than, cùng nỗi chết như rượu lên men
Khi chúng ta tim không hận thù
Rồi bỗng dưng chia đôi mịt mù
Cuộc tương tàn được trút xuống đốt sạch quê cha

Phải lên tiếng, tiếng oán hờn
Đòi cho ta những cơn gió hiền
Một thoáng ru trong đêm thanh bình
Đòi chồng con, được yên sống
Lùa ta trong chiến tranh thiên thần
Người chết đi hai bên thua trận
Sự im lặng là đồng lõa với bọn sát nhân
Hm...hm...

Khi chúng ta quay lưng im hơi
Khi chúng ta không buông thành lời
Bọn mưu toan, bọn gian ác quái vật lên ngôi
Khi chúng ta yên thân phận mình
Khi chúng ta không ai thật tình
Là kéo dài một cuộc sống trăm ngàn điêu linh

Nào lên tiếng, nói cho cùng
Bị đi theo những tên điên khùng
Đời sống đu trên dây hãi hùng
Bị hàm oan và tai tiếng
Bọn tham lam đã buôn nhân loại
Và sẽ che cho đêm thêm dài
Sự im lặng là đồng lõa với họ, ai ơi....




Học giả học giếc - Tác giả Bùi Bảo Trúc




Mấy hôm đầu năm, ở trong nước, không ít người đã ồn hẳn lên về mấy bức ảnh chụp một người đàn ông có tuổi ôm hôn một phụ nữ trẻ khi cô cùng với gia đình đến thăm người đàn ông này tại nhà riêng của ông ta nhân dịp Tết.


Ông Vũ Khiêu và câu đối tặng cô hoa hậu. (Hình: Vietnamnet.vn)

Người đàn ông ấy mới đây đã qua được sinh nhật thứ 100, và được gọi là một học giả nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. Ông cũng đã từng nắm giữ một vài chức vụ khá quan trọng khác. Chuyện thăm viếng một người như ông của một phụ nữ trẻ là một việc làm đẹp, nhất là khi cô còn rất trẻ, lại có một cuộc sống sôi động rất ít liên quan đến văn hóa: Cô là một hoa hậu mới đăng quang của Việt Nam.

Chuyện trở nên ồn ào khi nhiều ý kiến cho rằng việc ông ta ôm hôn người phụ nữ trẻ đến thăm ông là một việc không nên làm, vì việc đó không thích hợp với phong tục và tập quán của người Việt, nhất là ở cái tuổi của ông. Ông có thể cầm lấy tay cô gái, nói vài ba câu cám ơn, mừng tuổi cô là đủ. Không cần phải ôm lấy cô để hôn lên má như trong ảnh.
Đâu phải cứ thấy Hồ Chí Minh hôn môi mấy cháu nhi đồng rồi chàng cũng thừa thắng xông lên ôm hôn hoa hậu cho bõ những ngày cơ cực đâu.

Nhưng thực ra chuyện ôm hôn người phụ nữ trẻ đến chúc Tết mình cũng chỉ là một chuyện có thể bỏ qua được. Cháu ra đến ngoài cửa, lấy khăn chùi mạnh mấy cái thì hết cái hôn ấy ngay chứ gì. Xong một chuyện.

Chuyện thứ hai là học giả tặng cho cô hoa hậu một đôi câu đối (?) do chính chàng viết tay trên giấy đỏ để cả hai cùng ký tên vào cho ... tình.

Trí như bạch tuyết tâm như ngọc
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung


Hai câu rõ ràng là bằng chữ Hán nhưng chàng viết bằng chữ quốc ngữ với cách viết để người đọc sẽ nghĩ đó là hai câu đối. Nhưng hai câu chàng tặng cô hoa hậu không phải là hai câu đối vì chúng hoàn toàn không đối nhau: TRÍ không thể đối với VÂN. BẠCH TUYẾT không đối với Y THƯỜNG. TÂM là tiếng bằng không thể đối với HOA cùng là tiếng bằng.
NGỌC không thể đối với DUNG vì ý không đối.

Câu trên nghĩa là đầu óc (cô hoa hậu) thì trong trắng như tuyết, quả tim thì như ngọc. Câu dưới là thấy mây thì nghĩ là xiêm áo và nhìn hoa thì ngỡ là dung nhan của nàng.

Nhưng câu “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” không phải là sáng tác của chàng. Chàng vồ của Lý Bạch (*). Đó là câu đầu của bài Thanh Bình Điệu gồm 3 đoạn mà Lý Bạch viết theo đơn đặt hàng của Đường Minh Hoàng để phổ thành ca khúc hát lên khi Đường Minh Hoàng và Dương Quí Phi thưởng hoa trong cung.

Chàng, giáo sư học giả Vũ Khiêu, thấy hay quá bèn chôm luôn viết cho thành hai câu tặng người đẹp. Nham nhở hết chỗ nói.

Nếu không biết tặng cô gái trẻ cái gì thì cứ đem cả bài Thanh Bình Điệu ra đọc cho cháu nghe, rồi cà kê giảng cho cháu, khen cháu như Lý Bạch ca Dương Quí Phi cũng đã là đủ. Nhưng chàng sốt ruột quá, không biết thơ phú để làm vài câu tặng hoa hậu, bèn lôi ngay thơ Lý Bạch ra chép cạnh câu “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc” (không biết chàng mượn của ai) cho thành hai câu viết lằng nhằng giả bộ như thư pháp cho cháu phục lăn chiêng. Chàng viết láo lếu thế nào khiến cho chữ NHƯ đọc như chữ NGƯI.

Rồi chàng ký tên ở dưới và bảo cháu hoa hậu cùng ký tên ngay cạnh. Không hề có cái hoa thị kèm theo vài ba chữ chú thích nói mượn tạm một câu của Lý Bạch.

Thối không để đâu cho hết thối.

Không biết chàng học hành ấm ớ như thế nào nhưng khoe là tốt nghiệp (?) tú tài ở Hải Phòng rồi lên Hà Nội làm cu ly trong nhà thương của Pháp năm 1935. Ai cũng biết hồi ấy mà có cái bằng tú tài thì không ai đi làm lao công trong bệnh viện bao giờ. Chỉ có thứ phét lác thiếu cơ sở mới khai bố láo như thế. Rồi chàng theo cách mạng, lên rừng làm giáo sư và học giả nên mới có thứ chữ nghĩa chôm chỉa đem lòe cháu hoa hậu như khi cháu đến thăm chàng.

Chuyện thuổng thơ văn người khác thì chàng đã làm vài ba lần trước rồi chứ chuyện chôm thơ Lý Bạch nhận là của mình không phải là lần đầu. Người ta kể rằng chàng đã vồ hai câu trong đình làng An Trì thờ Ngô Quyền ở Hải Phòng có từ đầu thế kỷ thứ XIX:

Vạn cổ càn khôn hưng tái tạo
Cửu vân nhật nguyệt ánh trùng quang


Và đem nguyên văn hai câu ấy về dâng (!) lên nhà thờ tổ họ Vũ của chàng ở Mộ Trạch, Hải Dương. Chàng nhận là của chàng cho ... tiện.



Nụ hôn gây “chấn động” dư luận. (Hình: Vietnamnet.vn)

Chao ôi, một giáo sư, học giả mà làm ăn như vậy hay sao. Có đạo thơ thì cũng nên chịu khó kiếm bài thơ nào ít ai biết trong mấy ngàn bài thơ Đường chứ sao lại ăn cắp ngay một câu con nít cũng biết là của Lý Bạch mà tặng hoa hậu bao giờ.

Thật là ngu hết chỗ nói. Hay là học giả ở Việt Nam thì phải như thế đấy!

Đó là chưa kể chuyện chàng từng đề nghị dùng hoa mào gà để làm biểu tượng cho nước Việt Nam. Rất may là cái đề nghị ngớ ngẩn đó của chàng đã không được hưởng ứng.

Sao lại có cái thứ học giả ngu xuẩn đến như vậy chứ !

(*)Thanh Bình Điệu
I

Vân tưởng y thường hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng

II

Nhất chi hồng điểm lộ ngưng hương
Vân vũ Vu Sơn uổng đoạn trường
Tá vấn Hán cung thùy đắc tự?
Khả liên Phi Yến ỷ tân trang

III

Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoa
Trường đắc quân vương đới tiếu khan
Giải thích xuân phong vô hạn hận
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can

Ngô Tất Tố dịch:I

Thoáng bóng mây hoa nhớ bóng hồng
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong
Ví chăng non Ngọc không nhìn thấy
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông

II

Hương đông móc đượm một cành hồng
Non Giáp mây mưa những cực lòng
Ướm hỏi Hán cung ai mảng tượng?
Điểm tô nàng Yến tốn bao công

III

Sắc nước hương trời khéo sánh đôi
Quân vương nhìn ngắm những tươi cười
Sầu xuân man mác tan đầu gió
Cửa bắc đình Trầm đứng lả lơi



Hun với hít - Khuất Đẩu



Đầu năm dê (cụ), ngoài những 35000 vụ đánh nhau khiến 5000 người phải nhập viện và không ít kẻ đã phải ngủm cù đeo, còn có tin đại lão Khiêu Vũ hun một em hoa hậu tên Nguyễn Cao Kỳ Duyên (không phải Kỳ Duyên MC con phó tông tông Nguyễn Cao Kỳ) khiến dân mạng phát sốt (rét)!
Phải nói rằng cái tình thương mến thương của Khiêu (cụ) nó cũng ì xèo như hát sĩ Đàm Vĩnh Hưng hun một nhà sư dạo nào. Chỉ khác một điều, Đàm Vĩnh Hưng bị bộ Văn Hóa cảnh cáo, nhà sư nọ phải trả áo hoàn tục, còn Khiêu cụ lại được khen là nhân ái.

Khiêu cụ được khen là phải, vì được phong hàm Giáo (ráo) sư và anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (vũ như cẩn) đến những hai lần. Cụ còn ẵm giải nhất (chẳng thèm nhường cho ai) giải thi viết văn bia, dù rằng khôn văn tế, dại văn bia. Cụ cũng còn là một thâm (độc) nho, từng giáng bút vung vít hàng trăm câu đối.

Trong đại lễ mừng đại thọ 100 năm, chẳng những cụ ban phúc cho Kỳ Duyên bằng cái hun phều phào của người sắp ngỏm mà còn đề tặng hai câu đối rực rỡ hơn cả giải băng hoa hậu.

Đối rằng:

Trí như bạch tuyết tâm như ngọc
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung*


Khiến trích tiên Lý Bạch phải giật mình la toáng lên: “bớ thiên hạ, ăn cắp, ăn cắp!”

Chuyện ăn cắp (đạo văn) của Việt Nam ta nhỏ như con thỏ, nói làm gì. Điều đáng nói là cách hun của Khiêu cụ. Môi của một người sống đến trăm tuổi như Khiêu cụ chắc chắn là nó thâm xịt, khô nứt, cạ lên làn da mơn mởn của Kỳ Duyên dù nhìn dưới góc độ nào nó vẫn cứ kỳ cục (súc)! Còn mũĩ của Khiêu cụ thì đúng là đang hít cái mùi son phấn trên má nàng. Ôi chao, cái tiếng Việt của mình nó sâu sắc gợi hình làm sao. Kiss của Anh Mỹ, baiser của Pháp sao bằng được hai tiếng hun hít của mình. Nhất là khi nó được thể hiện bởi một người lừng lẫy tiếng tăm như Khiêu cụ. Đúng là một cái hun để đời (chửi).

Có nhiều kẻ cổ hũ bàn rằng, tuổi tác như Khiêu cụ, là bậc trí thức (ngủ) đáng kính, thì chỉ nên chạm môi nhẹ lên tóc hay lên trán nàng là vừa đủ, hun và cả hít như thế thì thòi ra cả cái tham, vừa tham danh mà vừa tham sắc.

Tôi thì giật mình nhớ tới truyện Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu. Cụ tổ nhà nọ đã ngỏm từ tám hoánh đêm đêm vẫn tới “đè” cô con dâu. Cái kiểu hun và hít đó khiến tôi sợ rằng, khi quy tiên Khiêu cụ cũng dám trở thành con ma bóng đè.


* Câu thơ của Lý Bạch tả nàng Dương Quý Phi sau khi được vua Đường Minh Hoàng ân ái. Vũ Khiêu đem vào câu đối đầu Ngô mình Sở mà không hề bảo rằng mình ít chữ phải mượn đỡ của ai. Một bậc được tôn xưng là đại trí thức mà như thế, thì không cần phải bàn thêm về tình trạng đạo đức của VN dưới thời CS nữa.

SPECIAL REPORT THẢM SÁT MẬU THÂN 1968







Bùi Bảo Trúc phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, cựu phụ tá khoa trưởng đại học Kinh Thương Minh Đức










Âm nhạc The Beatles & những cánh dã quỳ - Nhà thơ Nguyễn xuân Thiệp





Tôi lớn lên và đi vào đời những năm sáu mươi. khi chiến tranh việt nam rực cháy những cánh rừng xa. nghe âm nhạc của các anh. please, please me. I want to hold your hand. ôi những hoàng hôn sẩm tối. bình minh trong mưa. cơn sốt của tâm hồn. thành phố cười. phượng đỏ. mái ngói buổi yêu đầu. ơi em

all my loving
âm nhạc. và tình yêu
chỉ là ánh nắng một ngày thu trên hàng cây. hay cơn bão tuyết qua hải cảng buồn. trăng lên trên mái phố. lời thì thầm hai người yêu nhau. hay tiếng nức nở của mưa đêm.
và rồi. all things must pass. yesterday…
tất cả rồi qua đi. hôm nay. hôm qua
bình minh tắt. ngày xám rơi
như chiếc lá khô
lời chia tay. khoảnh khắc
này em. lắng nghe
rừng tà dương gió bão. gào rú của đám đông. revolution. revolution
âm nhạc ấy phát ra từ một cảng sương mù. liverpool. nơi có những cánh buồm bão tố
và những người đàn ông râu rậm ngồi uống bia trong pubs. những mối tình nồng mùi da thịt
tiếng khóc. tiếng cười
những âm thanh bập bùng. yeah. yeah
những vết thương
những cánh dã quỳ vàng cháy
những bầu trời không bóng tượng thần
tất cả mở ra
imagine
hãy yêu nhau
hãy yêu anh. yêu em
yêu hết thảy mọi người
tự do. tự do. đập vỡ mặt trống. xuyên thủng những búc tường u tối. hú trên đồi trăng. tóc dài. rũ lệ…



Khi hành khách giận dữ - Tác giả Trần Lý Lê



Tứ thời bát tiết, mỗi khi ông Tặc Thiên không vui là trần gian lại khốn đốn. Khi thì mưa bão lụt lội, lúc lại hỏa hoạn động đất. Thiên tai khiến việc vận chuyển trở nên khó khăn nhất là vào mùa đông giá, những trận bão tuyết cản trở việc giao thông đi lại. Đi bộ ta chậm chạp hơn vì tuyết bám chặt chân cẳng; tuyết càng dày, bước chân càng khó, cử động không dễ dàng như trên đường bằng phẳng. Lái xe nguy hiểm hơn vì đường sá trơn trượt, bánh xe không còn theo sự điều khiển của tài xế nữa nên tai nạn xảy ra nhanh chóng dễ dàng hơn. Dùng đường hàng không thì gặp những trở ngại khác. Tuyết đóng băng nặng nề nên máy bay khó lòng cất cánh chưa kể những trận gió lộng, tàu bay đi vào hố mây gập ghềnh…

Những hôm thời tiết xấu, nhiều chuyến bay bị đổi lịch trình, bị chậm trễ khiến hành khách khó chịu, bực bội nhưng đáng kể nhất là mấy mẩu chuyện về phản ứng của hành khách Tàu khiến bá tánh khựng lại ngẫm nghĩ băn khoăn. Từ lúc nào con người trở nên nóng nảy xấu xí dường ấy?

Việc hành khách nổi nóng không phải là chuyện lạ. Năm xửa năm xưa, có một thời xa lộ Los Angeles bị gọi là ‘xa lộ tử thần’ vì kẹt đường quá đỗi, tài xế trở nên nóng nảy. Càng khó chịu người ta càng dễ nổi giận. Không chấp nhận cảnh chướng tai gai mắt khi bị một chiếc xe khác ép lối, vượt mặt hay tệ hại hơn, bấm còi liên tục nên đã có vài người rút súng trừng phạt kẻ lái xe “hỗn hào”. Tên bay đạn lạc và mấy người chết oan! Gần đây hơn thì xảy ra những vụ nổi sùng, nổi khùng trong không gian, “air rage”.

Phát khùng trong không gian, “Air rage”, là hình ảnh thường thấy tại các trạm hàng không Hoa Lục vì chậm trễ là chuyện thường ở huyện chưa kể cách giao tiếp không mấy lịch sự của nhân viên các hãng hàng không Tàu, từ nhân viên quầy bán vé đến tiếp viên phi hành. Hành khách bị thử thách liên tục nên lòng tử tế, sự tự trọng dường như khô cạn chăng?

Hôm mùng 10 tháng Giêng vừa qua, hành khách trên chuyến bay MU2036 của hãng China Eastern Airlines di chuyển từ Kunming Changshui International Airport đến Beijing đã tự động mở cửa “thoát hiểm” vì tức giận.

Vì bão tuyết, chuyến bay kể trên khởi hành trễ 7 tiếng. Hành khách ngồi chịu trận trong lòng tàu cho đến khi hãng hàng không tắt hệ thống điều hòa không khí để xả đá cánh máy bay trước khi cất cánh. Không khí hẳn ngột ngạt nên hành khách nổi giận, họ la lối phản đối nhân viên phi hành. Và để trả đũa, một số hành khách đã tự động mở hai cánh cửa thoát hiểm ở thân tàu. Tất nhiên là máy bay chẳng thể cất cánh trong tình trạng ấy và hậu quả là chuyến bay bị đình chỉ, 25 người trong số 153 hành khách bị bắt giữ để thẩm vấn. Hai người, trong cùng nhóm du lịch bị buộc tội khuấy rối và bị tù giam 15 ngày. Cuộc điều tra đang tiếp diễn vì cảnh sát chưa nhận diện được người đã mở cánh cửa thứ nhì.

Khi câu chuyện và tấm hình chiếc máy bay với cánh cửa thoát hiểm mở toang lan tràn mạng ảo thì dư luận Hoa Lục xôn xao sôi nổi. Người cảm thông với sự bực bội nóng nảy của hành khách sau bao nhiêu giờ ngồi đồng chờ đợi nhưng cũng có kẻ cho rằng “án” tù giam 15 ngày là quá nhẹ cho cái tội khuấy rối an ninh lớn như thế. Họ cho rằng những con người nóng nảy kia lẽ ra nên bị treo giò không cho bay bổng nữa thì thích đáng hơn?

Côn Minh (Kunming) là một trong những sân bay bận rộn nhất của Hoa Lục, năm ngoái đã có trên 32 triệu hành khách dùng phi cảng ấy. Quá đông đúc, quá bận rộn khiến nhân công phải làm việc quá mức và tất nhiên là họ không vui vẻ, dễ cáu kỉnh với khách hàng. Theo bản tin của Tân Hoa Xã, Tháng Tám năm 2012, 31 hành khách của một chuyến bay bị đình trệ đã tự ý xông ra phi đạo để ngăn cản các chuyến bay sắp cất cánh khác, và họ đã “cắm trại” trên phi đạo ít nhất nửa tiếng. Việc “chiếm đóng” phi đạo của hành khách nổi khùng dĩ nhiên là không giải quyết được sự đình trệ mà kéo dài thời gian chậm trễ cho chính họ và những người khác. Tháng Hai năm 2013, khoảng 50 hành khách của một chuyến bay bị đổi lịch trình đã tràn ra phi đạo, chắn lối không cho hành khách các chuyến bay khác lên tàu! Cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán đám hành khách nổi đóa kia.
Chuyện hành khách Tàu nổi đóa phá phách không chỉ giới hạn trong vùng không gian nội địa mà cung cách bất lịch sự kia bị đem ra trưng bày khắp thế giới.

Tháng Hai năm 2012, hãng hàng không United đã phải đuổi một đôi vợ chồng người Hoa Lục đáp chuyến bay từ Guam đi Thượng Hải. Họ la lối mắng mỏ người tiếp viên khi phụ nữ này xếp đặt lại các túi xách để làm rộng chỗ để hành lý. Tháng 9 cùng năm, chuyến bay của Swiss Air đi Bắc Kinh đã phải bay trở về Zurich vì hai hành khách Tàu uýnh lộn tranh giành chỗ ngả lưng trên máy bay. Hai hành khách phá rối nọ được giao cho cảnh sát Thụy Sĩ rồi bá tánh mới được lên đường. Tháng Hai năm 2014, chuyến bay từ Phuket Thái Lan bị chậm trễ vì hai nhóm hành khách Tàu ẩu đả trong thân tàu, kết quả là 29 hành khách nọ bị đuổi ra khỏi máy bay. Tháng Mười Hai năm ngoái, chuyến bay của AirAsia khởi hành từ Thái Lan để đi Nam Kinh đã phải trở về Bangkok sau khi một hành khách hắt nước sôi vào người tiếp viên vì to tiếng cãi cọ với người bạn trai và tiếp viên phi hành… Tạm hiểu là du khách Hoa Lục nóng nảy, đối xử không đẹp với nhau và với nhân viên phi hành!

Cách hành xử không mấy lịch sự của cư dân tại nội địa đã khiến bá tánh ê ẩm ngao ngán. Du khách đến Hoa Lục đành chịu đựng vì ta là khách, chủ nhà hay thì ta đến lần nữa bằng không thì một đi chẳng trở lại. Và lại khách viếng thăm mà cứ lớn tiếng dè bỉu chủ nhà thì không ra làm sao cả nên bá tánh lặng như tờ, ít người than thở. Nhưng khi cách hành xử khó chấp nhận ấy được trình diễn khắp nơi thì xấu hổ lắm. Chính ông Tập Cận Bình đã phải lên tiếng khuyên nhủ con dân Tàu rằng ta bây giờ khá giả rồi, có thể góp mặt với thế giới thì cần phải giữ mặt mũi chút đỉnh. Đừng ăn to nói lớn như đang ở trong bếp nhà mình. Đừng lấn lướt tranh giành chỗ ngồi, chỗ dựa, chỗ để hành lý với các hành khách khác, họ cũng mua vé như mình và cũng có đầy đủ quyền lợi, phải đàng hoàng chứ không nên mạnh ai nấy lấn như ở làng xã mình. Đừng hút thuốc lá rồi dụi tàn khắp nơi… Cuốn sách dạy phép lịch sự khi du lịch của ông Tập bày lền khên tại các phi trường lớn để phát không cho cư dân mà vẫn chẳng mấy ai đụng đến!

Cách hành xử tử tế và lòng tự trọng bắt nguồn từ cách giáo dục trong gia đình bất kể giàu nghèo và trường học và bắt đầu rất sớm ngay từ thủa thơ ấu. Thiếu sót các căn bản ấy đứa trẻ lớn lên khó lòng trở thành một công dân hữu dụng; chuyện con gái ông sếp lớn của hãng hàng không Air Korea là một thí dụ điển hình. Người cha đã phải cúi mình xin lỗi công chúng, nhìn nhận rằng mình không biết dạy con nên cô con gái đã lớn kềnh càng nhưng vẫn không hành xử như một người trưởng thành tử tế?!

Giã từ quốc tịch Mỹ - Tác giả Trang Nguyên



Cho đến những năm 1960, quốc tịch Mỹ được xem là một điều vinh dự, chỉ duy nhất bị chính phủ lấy đi dựa trên những lý do nào đó. Nhưng kể từ đấy đến nay, quốc tịch Mỹ đã trở thành một quyền sở hữu của cá nhân mà người dân có quyền giữ hay từ bỏ theo lựa chọn của mình. Thế nhưng, hiện nay có gần 10,000 người Mỹ từ bỏ quốc tịch. Hầu hết những trường hợp từ bỏ quốc tịch được cho là vì không muốn đóng thuế trên những tài sản không khai báo với chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, sự thật không hẳn như thế.

Tránh thuế chứ không trốn thuế

Theo Forbes, năm 2014 có khoảng 3,415 người dân Mỹ từ bỏ quốc tịch, con số này tăng 221% so với năm 2013 khi chỉ có khoảng 2,999 người Mỹ từ bỏ quốc tịch. Đây là một trong những điều bất ngờ đối với nhiều người bởi Hoa Kỳ luôn được xem là miền đất hứa cho người di cư khắp nơi trên thế giới, nhất là những người lao động nghèo tại các nước Nam Mỹ, châu Phi. Đặc biệt chính sách thu hút nhân tài của Chính phủ Mỹ luôn mở rộng cửa đón những tài năng thế giới đến sinh sống, làm việc và nhập tịch.

Mặc dù có nhiều lý do khiến người Mỹ từ bỏ quốc tịch, tuy nhiên nguyên nhân chính được chỉ ra là các luật thuế của Mỹ, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Mới đây, IRS đã yêu cầu các ngân hàng nước ngoài phải thông báo với Chính phủ Mỹ những cá nhân mang quốc tịch Mỹ có tài khoản tiền gửi trên 50,000 USD. Đây là biện pháp đánh thuế thu nhập trước việc ngày càng nhiều người Mỹ ở Mỹ hoặc người có quốc tịch Mỹ đang làm việc và sinh sống tại nước ngoài có tiền gửi tại các ngân hàng nước ngoài để tránh thuế thu nhập cá nhân.

Theo luật thuế, mọi công dân có quốc tịch Mỹ có thu nhập dù sống tại Mỹ hoặc các nước trên thế giới đều phải đóng thuế và các nghĩa vụ thuế khác nhau. Người có quốc tịch Mỹ phải bắt buộc công khai tài khoản ngân hàng, kê khai và báo cáo thuế đồng thời công bố các thông tin hoạt động làm ăn. Các hình phạt do không thực hiện các nghĩa vụ thuế của Mỹ cũng được xem là hà khắc, người Mỹ ở trong và ngoài nước nếu không thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ bị phạt hành chính dân sự, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ quan Thuế quốc gia theo dõi và kiểm soát việc đóng thuế của những người Mỹ sống tại hải ngoại đang rất quan tâm đến số người Mỹ từ bỏ quốc tịch ngày một tăng cao này. Theo họ, hầu hết những người này không thuộc thành phần trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế do sở hữu khối tài sản cao gấp năm lần những người từ bỏ quốc tịch Mỹ cách nay một thập niên. Tuy thế, suốt nhiều năm qua, nhiều người Mỹ sinh sống tại hải ngoại đã than phiền rằng họ phải trả cho các luật sư và kiểm toán mức phí quá cao khi khai thuế bên ngoài nước Mỹ. Cùng với đó, họ phải thông báo thu nhập của vợ hoặc chồng không phải là người Mỹ, bị các ngân hàng châu Âu từ chối mở tài khoản hay cấp tín dụng cho vay.

Trên thực thế nhiều người không khai thuế vì họ chỉ làm ăn nhỏ hay dựa vào nguồn thu nhập chính từ vợ hoặc chồng. Nay Đạo luật Tuân thủ Quy định Thuế nước ngoài - Foreign Account Tax Compliance Act (FATCA) buộc họ phải khai thuế nếu không muốn bị phạt nặng. Nhiều người nói IRS chỉ tìm cách lấy lại những gì đang còn bị nợ, nhưng những nhà chỉ trích thì nói trong khi giới chức tìm cách phát hiện ra những kẻ trốn thuế thì người dân thường cũng bị kéo vào cơn ác mộng phải điền đơn, tốn kém và mất thời gian. Mà với một số người, thì như thế là quá mức chịu đựng.

Briget, người đang điều hành một công ty biên tập và dịch thuật ở quê nhà xứ Scandinavia, Bắc Âu đã từ bỏ quốc tịch Mỹ hồi 2011. “Chả liên quan gì tới chuyện trốn thuế cả. Vấn đề trở nên phức tạp khi tôi phải nhờ CPA làm hồ sơ khai thuế, với chi phí hàng năm tới gần 2,000 đô la. Mà ngày càng ít kế toán thuế nhận làm cho khách hàng, thậm chí một số ngân hàng không nhận tiền gửi của người Mỹ, do sự khắt khe của luật FATCA”. Bà nói với đài BBC: “Bây giờ tôi ngủ ngon hơn vì biết là mình không còn phải lo lắng về các quy định thuế của Mỹ. Tôi sẽ không bao giờ có thể sống ở Mỹ nữa, nhưng vẫn có thể tới thăm, và thế với tôi là đủ rồi”.

Từ bỏ quốc tịch vì thuế cao

Cũng không có gì khó hiểu khi các tập đoàn đa quốc gia muốn trốn chạy khỏi hệ thống thuế của nước Mỹ. Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ là 35% - cao nhất trong các nước phát triển. Mỹ cũng nằm trong số ít quốc gia đánh thuế vào tổng thu nhập mà các tập đoàn kiếm được trên toàn thế giới, kể cả khi phần lớn lợi nhuận được tạo ra bởi một chi nhánh ở nước ngoài với mức thuế suất thấp. Nhiều quốc gia (trong đó có Anh và Canada) chỉ đánh thuế vào lợi nhuận thu được ở trong nước. Điều này dẫn đến kết quả là một công ty độc lập ở Mỹ sẽ phải nộp nhiều thuế hơn so với một công ty ở Mỹ nhưng có công ty mẹ ở nước ngoài. Cách này rất hữu ích đối với hầu hết các công ty dược và công nghệ tại Mỹ đều có công ty mẹ ở nước ngoài.

Đơn cử, tập đoàn Burger King Worldwide Inc. đã mua lại chuỗi cửa hàng café và bánh doughnut Tim Hortons của Canada trong thương vụ có giá trị 11 tỷ USD. Thỏa thuận này sẽ giúp hãng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyển toàn bộ “căn cứ” sang Canada và do đó tránh được khoản thuế ở Mỹ. Theo nguồn tin, Burger King sẽ  thành lập một công ty mẹ mới và thương vụ này sẽ tạo ra chuỗi cửa hàng ăn nhanh lớn thứ ba thế giới. Thương vụ của Burger King gặp phải không ít sự phản đối gay gắt của dư luận bởi đây là thương hiệu nổi tiếng và đặc trưng cho nước Mỹ. Trong khi đó, Tim Hortons có trụ sở tại Oakville, Ontario và nổi tiếng với café – thị trường mà các hãng đồ ăn nhanh của Mỹ đang chạy đua để thâu tóm thị phần. 

Trước đó, Tổng thống Barack Obama kêu gọi các tập đoàn và công ty tại Mỹ hãy thể hiện lòng yêu nước bằng việc đưa trụ sở ở nước ngoài trở về Mỹ để ngăn chặn tình trạng thất thoát nguồn thu thuế của chính phủ. Phát biểu trong bài diễn văn hàng tuần trên đài phát thanh và Internet, Tổng thống Obama chỉ trích các công ty và tập đoàn lớn của Mỹ đua nhau đưa trụ sở ra nước ngoài để tránh phải trả thuế cao. Ông Obama nói: “Hiện có các tập đoàn và công ty Mỹ vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động kinh doanh ở trong nước, nhưng trên thực tế đã “từ bỏ quốc tịch” bằng việc lách luật, khai báo trụ sở ở các quốc gia khác để tránh phải trả thuế ở Mỹ. Thừa nhận những lỗ hổng trong luật thuế dẫn tới tình trạng trên, nhưng ông Obama khẳng định các hành động này là không yêu nước”.

Dư luận còn nhớ vụ Eduardo Saverin được giữ chức danh đồng sáng lập Facebook với khoảng 4% cổ phần, đã từ bỏ quốc tịch Mỹ năm 2011 và trở thành cư dân Singapore chỉ vì nước này không đánh thuế trên tiền lời do đầu tư đem về. Saverin cũng không phải trả thuế tại quê nhà Brazil. Việc Saverin từ bỏ quốc tịch Mỹ đã làm dấy lên những chỉ trích về lòng yêu nước. Nhưng theo ông Yonah, giám đốc Chương trình Thuế vụ Quốc tế của đại học Michigan, hành động của Saverin không phạm pháp. Ông nói: “Năm 2008, Quốc hội đã thông qua luật quy định rằng nếu là một công dân Mỹ sống ở nước ngoài, người này được phép từ bỏ quốc tịch và trả một khoản thuế cho việc từ bỏ”. Ông Yonah cho biết trước khi đạo luật được thông qua, người ta có mặc cảm thiếu lòng yêu nước khi từ bỏ quốc tịch. Nhưng bây giờ thì: “Quốc hội đã đưa ra một cái giá cho hành động đó, và nếu cái giá hợp lý thì người ta phải trả thôi”.

Để ngăn cản việc ngày càng nhiều người Mỹ từ bỏ quốc tịch, tháng 8/2014 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tăng lệ phí xin thôi quốc tịch Mỹ từ mức 450 đô la lên 2,350 đô la. Một thượng nghị sĩ đệ trình đánh thuế 30% vào những người vì thuế mà từ bỏ quốc tịch. Dù đề nghị này bị bác bỏ, song lệ phí xin thôi quốc tịch Mỹ hiện vẫn được xem là quá cao.



Những cảm nghĩ đầu tiên về nước Mỹ của một du khách Việt Nam



Chim hải âu và nỗi sợ hãi

Cảnh mà tôi thích nhất ở Mỹ là được nhìn từng đàn chim sẻ, chim bồ câu và đặc biệt là chim hải âu rất dạn dĩ và thân thiện với con người. Lúc đầu khi muốn tiếp cận với chúng, tôi cứ luôn miệng nói "Đừng sợ, đừng sợ" nhưng tôi thấy hình như chúng không biết sợ hãi là gì? Khi trong tay tôi có mấy miếng bánh mì là cả đàn lập tức sà xuống bu chung quanh để ăn. Có con dạn dĩ hơn còn sà xuống và "chớp" miếng bánh mì từ tay tôi tha đi mất tiêu. Từ đó tôi luôn luôn nhớ để dành bánh mì cho chim ăn, vì đó cũng là một niềm vui đầy thú vị mà ở Việt Nam không có được. Mẹ con tôi chụp hình với chim hải âu và cảnh cho chim ăn không biết bao nhiêu lần mà vẫn chưa thấy chán. Các loài chim ở Mỹ hình như không hề sợ hãi con người, có lẽ vì không ai làm hại chúng. Khác với ở Việt Nam thấy bóng con người ở đâu là chim vội vỗ cánh bay xa, chậm bay thì có thể biến thành chim rô ti hay chim nướng cho mấy quán nhậu mọc ở khắp nơi. Ở Việt Nam không chỉ có chim mới mắc bệnh sợ hãi, mà con người cũng nhiễm bệnh này khá nặng. Tôi nói vậy là vì nhớ đến câu chuyện một tối ở hotel, sau một ngày đi chơi mệt mỏi, tối về ai cũng muốn tắm rửa cho mát mẻ. Bạn tôi vô tắm trước, nhưng khi tắm xong đóng lại vì vòi nước cũ quá nên bị rớt ra, không xài được nữa. Bạn tôi đòi gọi tiếp tân để họ cho người lên sửa, nghe vậy mẹ con tôi sợ hãi can ngăn:

- Thôi bây giờ 10 giờ tối hết giờ làm việc rồi, đừng gọi cho mất công mà còn bị rầy
Con tôi còn chêm vô:


- Gọi lên có khi họ còn khép mình vô tội phá hoại tài sản rồi bắt mình đền thì chết

Bạn tôi trả lời :

- Đừng sợ, sao cái gì cũng sợ vậy? Không gọi lên sửa rồi làm sao mấy người có nước tắm

- Thì kiếm cái ly hứng nước ở vòi rồi lau mình sơ sơ cũng được mà!

Nhưng bạn tôi không đồng ý và cương quyết gọi cho tiếp tân. Tôi lo lắng thầm nghĩ : "Con nhỏ này gan quá, nói không chịu nghe lời, rồi đây sẽ rắc rối tùm lum cho mà xem." Trong bụng tôi bắt đầu đánh lô tô, tôi lo niệm Phật cho "tai qua, nạn khỏi". Khi bạn tôi gọi điện thoại xong, tôi hồi hộp hỏi:

-Họ nói sao? có la rầy gì không?

Bạn tôi cười ngất:

-La gì mà la, họ sẽ cho người lên sửa ngay để mình có nước tắm liền.

Tôi bán tín bán nghi:

-Thiệt vậy sao?

Một lát sau có tiếng gõ cửa và một ông thợ vào xem xét, ông trở ra và hẹn sẽ đi lấy đồ mới tới thay liền. Quả thật một lát sau ông ta trở lại không phải chỉ thay cái vòi nước mới mà thay luôn cả bông sen mới, vì cả 2 đều quá cũ. Trời ơi tôi mừng quá, vội lấy tiền tip cho ông ta. Đây quả là chuyện lạ vì nó hoàn toàn khác với hotel ở Việt Nam mà tôi đã từng trải qua.

Bạn tôi cười nói:

- Thấy chưa? Mấy người ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản lâu quá rồi nên nhiễm bệnh “cái gì cũng sợ”. dù đó là việc đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình mà cũng sợ không dám nói.

Mấy mẹ con tôi bây giờ mới thực sự hoàn hồn hết sợ bèn thi nhau kể lại tâm trạng sợ hãi lúc nãy mà lăn ra cười bể bụng. Đúng là bịnh "cái gì cũng sợ" đã ăn sâu vô tâm khảm người dân Việt Nam từ lúc nào không biết. Bây giờ nhờ qua Mỹ mẹ con tôi mới học được bài học "đừng sợ". Nghĩ lại cái xã hội gì mà từ chim tới người ai cũng mắc bệnh sợ hãi trầm trọng. Đơn giản như việc chạy xe ngoài đường, chẳng phạm tội gì, bị công an ngoắc vô là sợ rồi, lo móc tiền ra để "lót tay" cho thoát nạn. Bởi vậy thấy công an đâu là lo né tối đa như chim thấy thợ săn. Nhớ lại chuyện sửa vòi nước lúc nãy, tôi vừa thấy "quê" vừa thấy tức cười. Đúng là xã hội Mỹ văn minh có khác, quyền lợi chính đáng của con người luôn được đáp ứng nhanh chóng. Cuộc sống nếu vắng bóng những "nỗi sợ hãi" thì thật hạnh phúc biết bao! Tối đó được tắm với vòi nước và bông sen mới, thấy "đã" làm sao, được hưởng cảm giác mát mẻ, thoải mái, chứ ở Việt Nam gặp trường hợp này chắc là phải hứng từng ly nước nhỏ mà lau mình sơ sơ rồi. Cám ơn nước Mỹ đã cho tôi bài học "đừng sợ"; nhưng không biết ít bữa về lại Việt Nam cái bịnh cũ này có tái phát không? Thực ra dạo gần đây ở VN đã có nhiều người vượt qua những nỗi sợ hãi để lên tiếng đòi hỏi và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình như phong trào “dân oan” hay “chúng tôi muốn biết”. Tôi mới biết chuyện này khi qua Mỹ, ở VN mọi chuyện đều bị bưng bít hết. Nhưng quan trọng là những đòi hỏi chính đáng ấy có được đáp ứng không? Dân chủ thực sự hay chỉ là "bánh vẽ" thể hiện qua điều này.
“Free” và đúng giờ

Khi đi thăm Balboa Park (San Diego) tôi tưởng phải mua vé vào cửa ai dè “free”. Đã vậy lại còn free xe tram phục vụ du khách lên ngồi chở đi vòng vòng xem cảnh đẹp, vì công viên rộng mênh mông, nếu đi bộ thì chắc phải than thở như TCS: “Ôi! hai bàn chân mỏi..." Chữ “free” đáng yêu làm sao, dù được hiểu theo nghĩa “Tự Do” hay “miễn phí”, nghĩa nào cũng đáng yêu hết! Mà chẳng phải mình tôi yêu đâu, có lẽ du khách nào đến Mỹ cũng đều yêu như tôi thôi. Khi đến thăm “Golden Gate”, cây cầu nổi tiếng của San Francisco mà tôi nghe tiếng từ khi còn học Anh văn ở trung học lận. tôi tưởng cầu nổi tiếng lâu đời muốn thăm thì phải trả tiền vé, nhưng lại cũng “free” luôn. Bởi vậy dân Mỹ siêng năng đóng thuế vì tiền thuế đó được chi vào những lợi ích công cộng, chứ không chui vào túi các quan tham nhũng như ở Việt Nam.

Bên cạnh đó tôi thấy dịch vụ nào liên quan đến người Mỹ đều rất đúng giờ, ngay cả lịch trình xe tram miễn phí cũng rất đúng giờ. Tôi rất thích mục này, vì đâu có ai thích chờ đợi, hơn nữa đúng giờ là một cách biểu hiện mình biết tôn trọng người khác. Người ta thường nói "thời giờ là vàng bạc" cho nên mình không nên phung phí vàng bạc của người khác, đó là một thái độ có văn hóa. Người Việt Nam mình tự nhận là có 4000 năm văn hóa nhưng lại xài giờ cao su hơi nhiều kể cả ở Mỹ nên mới có câu : “Không ăn đậu, không phải Mễ. Không đi trễ, không phải Việt Nam"
Ý thức tự giác và lịch sự

Xa lộ Mỹ có lúc cũng kẹt xe dữ dội hay vào giờ cao điểm các đường trong thành phố cũng bị kẹt xe, nhưng tất cả các xe đều nối đuôi trật tự lớp lang, không có xe nào "xé rào" vượt ẩu, hoặc leo tràn lên lề như ở Việt Nam, rồi mạnh ai nấy lách. Ở các ngã tư tôi không hề thấy có bóng dáng cảnh sát giao thông, mọi người tự giác tuân theo tín hiệu đèn xanh đỏ. Nếu gặp ngã tư có 4 bảng Stop, các xe tự động dừng lại, và lần lượt theo thứ tự, xe nào đến trước, đi trước, đôi khi tôi còn thấy họ ngoắc tay nhường nhau đi trước. Ngay cả những buổi tối về khuya, lác đác ít xe chạy hoặc không có xe, khi gặp đèn đỏ hoặc bảng Stop họ vẫn ngừng lại đúng luật. Hình như sống trong xã hội mọi người từ trên xuống dưới đều biết biết tôn trọng luật pháp, nó trở thành một nề nếp tốt ăn sâu vào thói quen của từng người. Ai cũng làm vậy, không thể làm khác được. Không như ở Việt Nam toàn xài “luật rừng”, “luật tùy tiện” hay “luật COCC” bắt đầu từ cấp cao rồi ảnh hưởng lan dần tới cấp dưới, ai cũng lo lách luật hay không muốn giữ luật, nên xã hội mới “bát nháo” như hiện nay. Mới đây nghe nói có "thư ngỏ" tố cáo nhà nước vi phạm pháp luật, bắt người vô tội (nhà văn Nguyễn quang Lập già yếu) vì dám viết những sự thật, được hằng ngàn nhà văn, nhân sĩ, trí thức... tham gia ký tên, nhưng những loại "thư ngỏ" này "gửi thì nhiều" nhưng chẳng bao giờ được phản hồi, y như gửi cho "bù nhìn".
Nói tới đời sống xã hội, tôi nhận thấy người Mỹ cư xử rất lịch sự như khi tới những địa điểm thăm viếng cảnh đẹp. Lúc thấy tôi và bạn tôi chụp hình cho nhau, có một bà mẹ đẩy xe nôi đi ngang, ngừng lại và đề nghị chụp giùm cho bọn tôi. Hay như khi đi vào Aquarium thấy bọn tôi có vẻ “lơ ngơ”, họ tiến đến hỏi thăm có cần họ giúp gì không? Hình như họ đoán mình có nhu cầu cần giúp là họ sẵn lòng giúp. Đi đâu lỡ bỏ quên đồ, quay lại đồ vẫn còn đó. Thật là tử tế! Những lúc chúng tôi lạc lối hay có thắc mắc gì họ đều tận tình giúp đỡ. Điều này giúp tôi hiểu tại sao người Mỹ làm từ thiện mạnh nhất thế giới. Tôi cảm thấy cuộc sống ở đây sao đầy tình người, dù nước Mỹ là nước tư bản chứ không phải là nước thuộc "thiên đường xã hội chủ nghĩa" mà Việt Nam mình đang mơ ước đạt tới.(Lạ một điều là dù chửi Mỹ rất hăng, nhưng con cháu các cán bộ đảng viên cao cấp đều tìm đường qua Mỹ du học hay định cư luôn).


Nói tới cuộc sống tình người ở Mỹ, tôi muốn gửi lời cám ơn chân thành đến sự đón tiếp nồng hậu của các bạn quen biết gần xa, kể cả người chưa quen biết (như chị M, bạn của bạn tôi), cô S. lặn lội lái xe mấy tiếng từ San Diego - OC để gặp tôi một lát... Các bạn làm tôi cảm thấy mình quá "đắt hàng" và rất "ấm áp" dù trời CA đã bắt đầu trở lạnh. Có lẽ mọi sự rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại, xin cám ơn "tấm chân tình" các bạn đã tặng, làm tôi rất vui và ấm lòng dù đang ở "xứ lạ quê người". Các bạn và những người Mỹ tôi gặp trong chuyến đi này đúng là “the beautiful people”.

Trên đây là một vài cảm nghĩ của tôi khi lần đầu tiên đặt chân đến đất Mỹ, có thể như người mù sờ voi. Hơn nữa ở đời không có gì hoàn hảo 100%, bạn có thể đồng ý với tôi hay không, điều đó không quan trọng, vì đây chỉ là những cảm nghĩ riêng mà tôi muốn chia sẻ với các bạn sau vài tuần trải nghiệm thục tế trên đất Mỹ. Nó cũng giúp tôi "giải mả" vì sao ai cũng thích đi Mỹ.

God Bless America

Tạm biệt America, mong có ngày gặp lại

Kỷ niệm chuyến đi Mỹ đầu tiên

Cuối năm 2014

Người chết để tiếng: Lời chia buồn của một binh nhì sư đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH , Đỗ Khiêm, trước sự ra đi miên viễn của tướng tư lệnh sư đoàn Lý Tòng Bá



Thời gian tướng Lý Tòng Bá cầm sư đoàn 25 bộ binh miền Nam rất ngắn. Thời gian tôi trong quân số SĐ còn ngắn hơn. Tôi không gặp ông vào lúc đó cũng như không gặp ông lần nào sau này. Nhưng trong quân, tôi chỉ được nghe những lời đồn tốt đẹp về “Đường Sơn đại huynh”, ngược lại với 1 vị tư lịnh tiền nhiệm là “anh Tư mỏ lét”, cái gì mà anh gỡ ra được tại căn cứ Đồng Dù là anh đem bán tất.


Năm 1999, tôi được nghe 1 bạn trước thuộc sư 320B miền Bắc, 4/1975 là tiền sát pháo binh kể lại là các anh rất ngại khi biết tiến vào Sài gòn sẽphải đụng “Sư Lý Tòng Bá” tại Củ Chi. Khi anh đến nơi thì đã thôi đụng độ nhưng anh còn thấy mồ mả mới tinh nằm ngoài căn cứ củ các đồng đội đi trước.

Ông Bá từ trần 22/2/2015 tại Las Vegas. Khi tôi biết tang lễông là ngày 2/3 tại Orange County thì tôi đang ở ngoài nhà và đã 12 giờ, chỉ kịp vội đến dự lúc hỏa thiêu. Có lẽ phần lớn đã ra về trước đó, chỉ còn có mặt 1 sốniên trưởng thuộc thiết giáp (tướng Bá xuất thân từ binh chủng này) và 1 cựu Thiếu tá mang phù hiệu SĐ 23. Danh của ông Bá là chiến thắng Kontum năm 1972 khi ông chỉ huy SĐ 23.

Tướng Bá bị bắt ngày 29/4 trên đường về Sài gòn. Sự việc này có 3 bản khác nhau, do ông kể lại, và 1 bản của nữ du kích Củ Chi, 1 bản của bộ đội chính quy miền Bắc đều nhận là bắt sống được ông. Sau 13 năm cải tạo, ông Bá sang Mỹ diện HO và đoàn tụ với gia đình tại Las Vegas, bang Nevada.

Chúc ông an nghỉ.

Natuna và câu chuyện 'có vay, có trả' - Tác giả Ken Phạm




Nhân đọc một tin vắn ngày 26/02/2015. 'Mới đây Indonesia phải nâng cấp một căn cứ không quân trên đảo Natuna, phía nam Biển Đông để có thể bố trí tiêm kích Su-27 và Su-30, kể cả Su-35 đang đàm phán mua của Nga.'

'Việc bố trí tiêm kích Sukhoi trên đảo Natuna là phản ứng của Indonesia trước yêu sách của Trung Quốc đòi chủ quyền hầu hết Biển Đông qua bản đồ đường lưỡi bò lan đến tận Natuna của Indonesia.'


Tự nhiên đọc đến địa danh Natuna, bỏ tờ báo xuống, những hình ảnh của tháng 5 năm xưa như quay lại trong tôi.


Bản đồ khu vực có đảo Natura trên biển Đông. (Hình: Gooogle Map)

Thắm thoát đã hơn 30 năm, tôi rời đảo này sau hơn một tuần cư trú để qua đảo Kuku, trước khi 'đáp' qua hòn đảo nổi tiếng là Pulau Galang. Từ Pulau Galang, thiên hạ chỉ cần đi tàu nhỏ chừng 1 giờ là đến Singapore để đi định cư.

Natuna, là một trong 272 hòn đảo của Indonesia. Là một hòn đảo quân sự, Natuna có một phi trường quân sự khá lớn và là 'tiền đồn' của Indonesia trên biển Đông. Dân chúng đa số là ngư phủ hay làm nghề nông. Và đa số là theo đạo Hồi, không ăn thịt heo.

Năm 1984, chúng tôi ghé đến Natuna và cư ngụ ngay ở cảng Natuna. Năm xưa, Natuna còn rất đơn sơ. Cảng Natuna chỉ là một bãi tàu đơn sơ với những chuyến tàu liên lạc với Jakarta vài lần một tuần.


Sau cuộc hải hành mệt mỏi, được nghỉ chân ở Natuna, chúng tôi đã trải qua những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn thật nhẹ nhàng, ngay trên ghe của mình. Được cung cấp gạo, nước ngọt, nhưng thiếu thịt thà, chúng tôi tổ chức lại cuộc sống nấu ăn hàng ngày.

Để giải quyết nhu cầu chất đạm trong khi có những đàn cá bơi tung tăng trong làn nước trong, sáng kiến của dân ghe là dùng mùng ngủ, cột dây ở bốn góc ngoài. Bốn góc trong thì cột đá cho mùng nặng, chìm xuống nước. Sau đó thả mùng ngược xuống nước và chỉ đợi đàn cá bơi vào giữa mùng là kéo dây lên là đủ cá ăn trong ngày.

Ở Natuna, tôi đã chứng kiến một sự việc hơi kỳ lạ. Có thể dùng sự việc này để chứng minh câu 'ở đời có vay có trả.'

Sự việc đó như sau: Khi ở Natuna được vài ngày thì chúng tôi bị đám cảnh sát nơi đó 'vòi vĩnh' là phải chung tiền gọi là 'phí nhập cảnh' vào Natuna. (*) Nếu không, sẽ không được cho ở lại, đi đâu thì đi! Trước viễn cảnh 'ra khơi' bắt buộc này, em nào cũng run phát rét. Và một nhóm, thông thạo tiếng Anh được cử lên thương lượng với đám cảnh sát này.

Hai người lớn tuổi trong đó có một người từng đi tu nghiệp bên Mỹ và tôi được cử ra điều đình về số vàng mà cảnh sát đòi là một chỉ vàng một người. Trên ghe có 49 người, vị chi là 49 chỉ vàng. Vấn đề là khi ghe chúng tôi đi từ Bến Tre năm xưa thì chỉ sau 2 ngày trên biển, chúng tôi đã bị 'tóm gọn' bởi đoàn ghe đánh cá Tiền Giang.

Nói là ngư dân đánh cá Tiền Giang thì không biết có phải không nhưng cứ nhìn những ngư dân này, đầu cột khăn, xâm mình và trang bị súng M16 và cả súng phóng lựu M79 và cách họ gọi nhau trên biển bằng cách bắn súng lên trời khi biển lặng, trời quang thì mấy ai nghĩ là đó là ngư dân?

Những ngư dân này ròng ghe của chúng tôi bằng dây , kéo đi theo họ đánh cá trên biển. Khi biển lặng, sóng êm, không gió và bị kéo ghe đi như vậy, trong ghe cực nóng, thiên hạ nhào xuống biển
tắm.


Nước biển ở dây không còn là màu xanh đậm nữa mà phải nói là màu gần như màu đen vì độ sâu của biển. Sự tắm táp của cư dân trên ghe chấm dứt sau đó khi thiên hạ thấy ghe đánh cá kéo lên những con cá mập lớn hãi hùng. Chắc cũng cỡ mấy con trong phim Jaws của Spielberg vậy.

Cá bị kéo lên ghe đánh cá và ngư dân làm thịt liền để ướp muối, đá tại chổ. Máu me, phần còn lại của cá đã xử lý, theo nước rửa đổ xuống biển.

Các bạn có thể tưởng tượng cảnh cá cá mập đói dưới biển, náo loạn cả một vùng để dành ăn!

Chịu không thấu với cái nóng và ai cũng nung nấu ý chí ra đi nên một người được cử bơi qua (ban đêm khi cá mập …ngủ ?) điều đình với ghe đánh cá.

Điều đình xong, ghe được cấp nhiên liệu và thức ăn để tiếp tục hải trình thì mấy ai còn chỉ vàng bạc nào nữa để nạp cho cảnh sát Natuna?

Từ 49 chỉ vàng được cảnh sát Natuna “mủi lòng” rút xuống còn 10 chỉ vàng. Mà 10 chỉ, góp tới, góp lui cũng không đủ, chỉ được vỏn vẹn 6 chỉ, theo tôi nhớ. 6 chỉ vàng được góp thì 2 anh trong nhóm phân công tôi ở lại ghe để có phái đoàn nhân đạo nào đến thì tôi liệu bề cà lăm tiếng Anh với họ. Còn họ lên gặp nhóm cảnh sát. Sau đó, họ về ghe và thông báo đã thương lượng xong và sáng hôm sau, 10 giờ sẽ có tàu của Cao Uỷ LHQ qua đón chúng tôi qua đảo Kuku như đã nói. Đêm đó, hai thầy trò kia lên bờ đi chơi.

Đột nhiên, từ 5 giờ sáng, anh trưởng nhóm đi điều đình với cảnh sát Natuna bị đau bụng, ói mửa và đau đớn kinh hoàng chịu không nổi. Hỏi ra thì anh ta có chứng đau ruột thừa. Anh ta đau cực đỉnh mà cảnh sát Natuna không chịu đưa đương sự vào bệnh viện quân sự của Natuna vì lý do bảo mật, chúng tôi bất lực nhìn anh ta lăn lộn.

Trong giờ phút đó, việc phải để đương sự ở lại Natuna trên ghe đã được đề cập đến. Vì để lên tàu lớn, từng người chúng tôi phải bám dây thừng do tàu lớn thả xuống để leo lên thì có khi còn chưa xong vì biển lại động thì làm sao đỡ nổi anh ta lên? Ở lại thì an toàn hơn và anh ta sẽ trong chuyến sau khi có ghe khác đến.

Thế là bà con đến chia tay với anh ta. Đột nhiên, anh ta khóc và nói lớn « Tôi xin lỗi bà con. Hôm qua, tôi đã điều đình với cảnh sát Natuna và chỉ đưa có 4 chỉ, còn 2 chỉ thì tôi bỏ túi. Bây giờ, Trời phạt tôi. "

Cả ghe quá sức sửng sốt với lời tự thú này. Vì cả ghe đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, gian khổ trong suốt thời gian qua và không ngờ lại có người thủ lợi trên xương máu của đồng bào như vậy.

Sau đó, cảnh sát Natuna cũng chấp nhận chở anh ta vào bệnh viện quân sự, không biết có phải do anh ta nhả tiền ra hay không hay do 'tình cảm làm ăn'. Sau này chúng tôi mới biết là ghe nào ghé Natuna cũng bị vòi vĩnh như vậy và dù không có tiền đưa thì ngày đó, cũng có tàu của LHQ ghé qua đón khi được báo tin.

Một tháng sau, tôi gặp lại anh ta, óm nhom sau cuộc giải phẫu, trên đảo Pulau Galang. Kết cuộc như vậy là vẹn toàn.

Hơn 30 năm sau, ngồi ngẫm nghĩ lại những gì xẩy ra, tôi chợt nhận thấy là quả thật, có những việc mình không lý giải được.

Chỉ nghĩ là trong cuộc sống, mọi người sống cố gắng với cái Tâm của mình là điều hay nhất. Làm những điều không hay thì có khi nhận lại sự có vay có trả trong cuộc sống này hay cuộc sống khác chăng ? (**)

Đây cũng là một trong những nguyên tắc, của tất cả mọi tôn giáo, kêu gọi mọi người làm lành, lánh dữ vậy.

Paris, tháng 2, 2015
Kỷ niệm ghe SS-1229
Bến Tre - Natuna tháng 5, 1984




(*) Chuyện "vòi vĩnh" này xảy ra giống y  chang như ghe của tui khi lần đầu cặp bờ biển Mã Lai vào tháng 4 năm 1979. "Ban Lãnh Đạo" cũa ghe ra lịnh mỗi ghe-viên góp một chỉ vàng làm thành "phụ-phí" cho mấy-ông-lớn của công-an-biên-phòng Mã Lai đưa ghe vào trại tỵ nạn CSVN !

(**) Đồng ý với tác giả trăm phần trăm! Nhưng bốn chục năm rồi, mấy người thiếu nợ dân miền Nam vẫn càng ngày càng giàu ra và càng  ngày càng hành động lỗi đạo công bằng của Đất Trời mà vẫn sống hùng sống mạnh. Thế là thế nào? Thôi xin Trời cho con ráng sống tới ngày "Trời Sập !" Để chống hai con mắt nhìn "ngày phán xét" !!!!


Pleiku: Tháng Ba, nỗi nhớ quay về - Tác giả Phố Núi




Pleiku, vùng cao nguyên đất đỏ, giao điểm của những con đường Quốc Lộ 19, 14 nối liền Duyên Hải, vùng Hoàng Triều Cương Thổ đến cùng tận Tây Nguyên.

Pleiku còn được gọi là thành phố Lính, nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, nơi đồn trú của Sư Đoàn 6 KQ, Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, 8 Liên Đoàn Biệt Động Quân, nhiều đơn vị Bộ Binh và Tiểu Khu Pleiku.

Pleiku cũng là nơi có những ngôi trường mang tên Pleime, Pleiku, Phạm Hồng Thái, Minh Đức, Bồ Đề, Nông Lâm Súc.

Pleiku còn mang tên Phố Núi thơ mộng, một địa danh đã được dệt nên nhiều áng thi ca bởi những nhà thơ nổi tiếng một thời sống ở Pleiku hay chỉ một thoáng ghé qua Phố Núi: Vũ Hữu Định, Cao Thoại Châu, Nguyễn Bắc Sơn, Kim Tuấn, Nguyễn Mạnh Trinh, Võ Ý..

Phố Núi Pleiku, năm 1969. (Hình: Internet)

Tháng Ba 1975, Pleiku trời bỗng đổ những cơn mưa, giọt mưa như những dòng nước mắt đầm đìa khóc thương cho những người bỏ đi và cho cả những người ở lại để đón chờ một cuộc đổi đời oan nghiệt.

Tháng Ba, những đám mây la đà như những vành khăn tang phủ trên đầu Phố Núi.

Những người lính chiến bao nhiêu năm trấn thủ sống chết với vùng địa đầu tam biên, giờ phải hốt hoảng ra đi, không kịp nói với Pleiku một lời giã biệt, kéo theo những người dân hiền lành và cả những cô cậu học trò đã từng lớn lên bằng hơi thở của núi rừng, một thời tuổi thơ được vỗ về bằng tiếng đạn bom và cả những bài thơ rất tình ngợi ca Phố Núi.

Chính hơi thở của các nàng thiếu nữ Pleiku, cùng dư âm đạn bom và cả những bài thơ của những nhà thơ lính bị lưu đày, đã dệt thành những mảng mù sương giăng giăng trên Phố Núi, như muôn đời ôm lấy trái tim của những người Pleiku lưu lạc, để cho lòng lưu luyến mãi khôn nguôi...

Tháng ba 1975, Pleiku đứt đi từng đoạn ruột. Từ trời cao nhìn xuống, dòng người “di tản” kéo dài bất tận trên Tỉnh Lộ 7B, trông như những khúc ruột đứt ra từ Phố Núi. Và có biết bao nhiêu người Pleiku đã không đi hết con đường tỉnh lộ kinh hoàng này. Thân xác gởi lại nơi nào giờ cũng đã trở thành tro bụi. Bao nhiêu đứa con thơ lạc mất vòng tay của mẹ, nếu có còn sống đến hôm nay cũng đã trở thành xa lạ. Những người may mắn sống sót, hầu hết đã ra đi, tản mác khắp bốn phương trời.

Tháng ba, Phố Núi phủ lên một màu ảm đạm, hoang tàn, chia ly,chết chóc, tù đày.

Pleiku đã chết. Người thắng cuộc đã tô son trét phấn trên thi thể của Pleiku để Phố Núi dù có rực rỡ đèn màu, có vang dậy tiếng cồng chiêng trong các bản làng, Phố Núi cũng sẽ chẳng bao giờ là Phố Núi của ngày xưa, của chúng ta, những người có mặt hôm nay.

Tháng Ba, nỗi nhớ có quay về Phố Núi, thì vẫn là một Phố Núi ngày xưa. Mãi mài vẫn còn trong tâm tưởng, ký ức của mỗi người trong chúng ta hôm nay.

Không biết có bao nhiêu nước mắt nào đổ xuống để có thể giải oan cho cuộc biển dâu này của những người Phố Núi.

Hôm nay, Tháng 3, đúng 40 năm, ở một nơi xa xăm, muôn trùng cách biệt với quê nhà, những người Pleiku xa xứ từ khắp nơi qui tụ về đây. Từ các anh phi công , các anh lính chiến Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Bộ Binh, những công chức, thầy cô giáo, những cô cậu học trò và cả những người từng sống, từng lớn lên từ Phố Núi. Tất cả đang ngồi quanh đây với biết bao nỗi nhớ đang quay về.

Nhớ bầu trời một thời bay bổng, nhớ núi rừng, nơi các chiến trường của một thuở tung hoành ngang dọc, cùng sống chết với anh em đồng đội, nhớ những con đường góc phố bám đầy đất đỏ, nhớ những mái trường Pleime, Pleiku, Phạm Hồng Thái, Minh Đức, Bồ Đề, Nông Lâm Súc…, nhớ Thành Pleime, phi trường Cù Hanh, căn cứ Biển Hồ, nhớ Đồi Đức Mẹ ... và nhớ rạp ciné Diệp Kính, Thanh Bình, rạp Diên Hồng, những quán cà phê Lính, cà phê Văn, Dinh Điền, Bắc Hương , Thiên Lý...
Những người lính Pleiku ngày nào bây giờ đã trên tuổi 70 và những cô học trò Phố Núi ngày xưa bây giờ cũng đã là bà nội bà ngoại,

Xa Pleiku đã nửa đời
Sao như vẫn ngỡ hôm qua hỡi người
Chào em còn một nụ cười
Sao trông như khóc bên trời nhớ nhau
Chào Pleiku trước và sau
Trong tôi còn đó nỗi sầu thiên thu
Chào Pleiku sương khói mù
Chính là chào phiến lá thu lìa cành.. (*)


Thời gian như những ngọn gió làm cho các phiến lá vàng lần lượt lìa cành. Ta gặp nhau hôm nay, để thấy trong ta vẫn còn có những vết thương không bao giờ thành sẹo, và để thêm một lần cho nỗi nhớ quay về. Để nếu mai này có là một chiếc lá lìa cành thì xin không rơi giữa hư không mà rơi xuống giữa lòng Phố Núi. Phố Núi mênh mông, huyền thoại trong tâm tưởng của mỗi người...
Pleiku ơi! Tháng Ba , xin hãy cho những người đã không giữ được Phố Núi ngày nào được nói một lời tạ lỗi.

Và xin Pleiku ghi lấy tấm lòng của những người xa xứ, cứ mỗi độ tháng Ba, là bao nỗi nhớ lại quay về, với tấm lòng da diết những yêu thương!

(*) Trích thơ của người lính Biệt Kích Túy Hà



Death do VIETCONG band from Canada trình diễn. Mời nghe!




VIETCONG band: Matt Flegel – bass guitar, vocals, Mike Wallace – drums, Scott Munro – guitar, Daniel Christiansen

Để tránh lầm lẩn, xin chú thích ban nhạc VIETCONG không phải là Việt Cộng Giải Phóng Miền Nam ngày 30/4/75. Chỉ là một "sự cố trùng tên", nhưng không biết ai sẽ đăng ký cái tên này ở US Patent and Trademark Office? Dù gì đi nửa, ngàn-năm-bia-miệng vẫn dùng cụm từ Việt Cộng để ám chỉ mấy-người-đội-nón-cối-mang-dép râu hồi nội chiến VN (1954-1975) 

Death

[Verse 1]

Anchored to the bottom, you can see the current
Situation bending in and out of focus
 
 [Verse 2]

 Floating to the surface, you can see much higher
 Quality arrangements of the constellations
 
 [Chorus 1]

 Stranded and broken
 Another day where everything’s turning inside out
 We went too far the other way
 We’ll never get home
 
 [Verse 3]

 Sail into the shoreline
 Occupy the picture
 Perfect combinations in the grains of sand
 
 [Chorus 1]
 [Chorus 2]

 Holograms cutting through the lines
 March in 4/4 time
 Hollow shells
 Stuttering, convalescent hands
 Obvious in what they desire
 What does deep midnight’s voice contend
 Deeper than day can comprehend?
 Accelerated fall
 An orbital sprawl expanded and swollen
 
[Bridge]

 A catalogue of the passages never seen
 Apprehending the instances there have been
 Weighing out the occurrences guaranteed
 Overlooking the idiosyncrasy






Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Ted Osius :"Hoa Kỳ muốn một nước Việt Nam cường thịnh, độc lập, tôn trọng nền pháp trị và nhân quyền"



Một lĩnh vực khác mà hai nước đã đạt được tiến bộ nhưng vẫn còn gặp nhiều thách thức là việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. “Hoa Kỳ muốn một nước Việt Nam cường thịnh, độc lập, tôn trọng nền pháp trị và nhân quyền,” Đại sứ Osius nói.

“Hoa Kỳ và những nước khác đã thẳng thắn và minh bạch với Việt Nam về những khác biệt của chúng ta ở vấn đề nhân quyền. Chúng tôi tin rằng mối quan hệ của chúng ta chỉ có thể đạt đến tiềm năng cao nhất nếu có tiến bộ rõ ràng về nhân quyền. Chúng tôi tin rằng cải cách bộ luật hình sự và dân sự, mở rộng những quyền tự do cá nhân – gồm cả quyền tự do trên Internet, và khuyến khích tư pháp độc lập – đóng vai trò trọng yếu cho sự thành công của Việt Nam,” Đại sứ Mỹ tiếp lời.


**************************************************************************

Mời nghe bài phỏng vấn GS-TS Trần Ngọc Thêm về :"Nhà nước pháp quyền: chìa khóa vực dậy nền văn hóa xuống dốc tận đáy của VN " :





Hội Tết Ất Mùi 2015 do sinh viên học sinh, con cháu của đồng bào tỵ nạn CSVN, tổ chức tại History Park, San Jose , California, Hoa Kỳ







Hoa trong món ăn người Việt



 
Nhiều dân tộc có các món ăn chế biến từ các loài hoa như: người Nhật ăn hoa cúc đồng, người Pháp nấu thức ăn với choux-fleur, artichaut , người Hy Lạp dùng bông bí để chiên, dân Nam Mỹ có hoa của cây yucca dùng làm salad , xào. Ở Việt Nam, có nhiều món ăn được chế biến từ các loại hoa như: bông bí, hoa chuối, bông điên điển, bông lục bình, bông hẹ, hoa hiên, bông lẻ bạn, bông mướp, bông sầu đâu, bông so đũa, bông sen, bông súng và hoa thiên lý.
1. Bông bí
 
 
 
Bông bí dùng để ăn là bông bí đực của cây bí rợ, không thể đậu trái. Bông bí lớn, màu vàng tươi rất vui mắt. Bông bí được cắt chừa cuống dài, bó thành bó nhỏ đem ra chợ bán, nhưng không có nhiều, chỉ có theo mùa.
Thông thường bông bí đem về được rửa sạch, sau đó luộc chấm nước kho cá, kho thịt hay chấm nước tương dầm ớt. Bông bí luộc có vị ngọt, hơi nhân nhẫn, phần tiếp giáp giữa cuống và bông hơi dai dai, ăn rất ngon. Bông bí còn dùng để nấu canh, xào tỏi, xào thịt bò, xào nghêu … Xào bông bí phải canh cho vừa chín mới còn dòn. Món đặc sắc nhất của bông bí là “bông bí dồn thịt chiên“ hay còn gọi là chả bông bí.
Bông bí vừa chớm nở phải hái xuống ngay, tướt xơ ở cuống, bỏ tâm, rửa sạch, để ráo. Tôm, mực, thịt nạc vai heo quết nhuyễn, trộn tiêu hành, mắm muối, bột năng. Bẻ gập các cánh hoa úp đè lên nhau, nhẹ tay bỏ vào chiên với lửa nhỏ để bông bí còn màu vàng tươi, không bị cháy xém. Chả bông bí beo béo, thơm thơm, chấm nước tương dầm ớt. Món ăn này thường được làm trong những ngày giỗ, tết của gia đình hay tụ họp, đãi đằng. Chả bông bí không những phổ biến ở miệt vườn lục tỉnh nam bộ mà còn nổi tiếng ở Huế nữa.
2. Hoa chuối:
 
 
 
 
 
Người miền Bắc gọi là hoa chuối, người miền Nam lại gọi là bắp chuối. Thường buồng chuối trổ đủ nải rồi, người ta cắt bớt đi các bắp chuối. Bắp chuối có màu tím, ngon nhất là bắp chuối hột. Bắp chuối được chế biến thành nhiều món ăn như: trộn gỏi, nấu canh, ăn ghém và chiên làm đồ chay…
- Gỏi bắp chuối (nộm hoa chuối): Bắp chuối lột bỏ phần bẹ già, còn phần non xắt mỏng, ngâm nước pha chanh hay dấm cho khỏi đen và ra bớt nhựa, vớt ra, để ráo.Trộn chung với tôm thẻ, thịt heo luộc, hến, gà luộc xé phay hay vịt luộc chặt miếng… rồi rau răm, củ hành tây xắt mỏng, đậu phọng rang giã nhỏ, nước mắm pha đường, chanh, tỏi, ớt.
- Canh chua bắp chuối: Bắp chuối phần non thái mỏng, nấu canh chua me dầm với tôm, cá, lươn…
- Bắp chuối bào trộn với các thứ rau sống khác, rau muống chẻ để ăn chung với các món nước như: bún riêu, bún bò, lẩu các loại…
- Phần trắng giữa bẹ bắp chuối được dùng thế mì căn làm món chay như gà xào xả ớt, tôm lăn bột chiên.
 
3. Bông điên điển:

 
 
Còn được gọi là “hoa mùa lũ” hay “hoa cứu đói”. Do mỗi năm, khoảng một tháng sau khi nước lên theo mùa, ở vùng châu thổ sông Cửu Long, bông điên điển trổ đầy cành những cánh hoa vàng rực rỡ, trên những cánh đồng ngút ngàn. Trong những ngày không làm việc được để kiếm tiền, người nông dân chống xuồng ba lá đi hái bông điên điển tươi bán đổi gạo, làm dưa, hay nấu cháo với bông, luộc bông ăn cầm cự đói.
Bông điên điển nhặt, rửa sạch, ngâm với giá sống trong nước muối có độ mặn vừa phải, chừng 3 ngày thì chua, thành dưa điên điển, dùng chấm nước kho cá, kho thịt, nấu canh với cá rô. Mùa nước nổi là mùa tôm cá sinh sôi đầy đặc dưới nước. Người ta giăng lưới, câu, xúc, kéo vó quanh nhà chừng nửa giờ là có cá rô con, rô mề cỡ mấy ngón tay. Canh dưa điên điển cá rô chẳng cần nêm, nếm gì thêm cũng đủ vị mặn, chua hấp dẫn.
Bông điên điển dùng làm rau sống nhúng lẩu cá, lẩu mắm, xào tép, thay giá làm nhân đổ bánh xèo với thịt heo, ăn với các loại rau, đọt trong vườn, chấm nước mắm pha tỏi ớt; bông điên điển làm mắm chay hoặc nấu canh chua rất ngon. Mùa điên điển ra bông cũng là mùa cá linh từ Biển Hồ trôi giạt xuống vùng sông Tiền, sông Hậu. Cá linh nấu với me sống vừa chua, làm lẩu, nhúng chỉ duy nhất bông điên điển vào. Bông điên điển còn có thể được nấu canh chua với cá bông lau, đậu bắp.
4. Bông lục bình:

 
 
Còn có tên là sen nhật, bèo tây. Lục bình là thân cây cỏ, sống nổi trên mặt nước, có cuống phồng lên thành phao nổi. Lá có gân, hình cung. Hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa không đều, có màu tím xanh, đài hoa và tràng hoa cùng màu, dính liền nhau ở gốc. Cánh hoa trên có đốm vàng, 6 nhụy (3 dài, 3 ngắn). Người ta dùng bông lục bình làm gỏi, chấm nước cá kho.
5. Bông lẻ bạn:
 
 
 
Cây lẻ bạn có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Cây trồng trong chậu làm cây cảnh, trồng ngoài vườn để làm thuốc. Cây có thân rất ngắn, lá mọc gần như sát đất. Lá không cứng, có bẹ, đầu thuôn dài, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu đỏ tím.
Cụm hoa nhỏ, mọc ở nách lá, ngoài có hai mo úp vào nhau, giống như vỏ con sò, nên còn được gọi là bông sò huyết (oyster plant). Hoa màu trắng, dùng làm thuốc trị ho, hay nấu canh với xương heo ăn cho mát, bồi bổ cơ thể suy nhược.
6. Bông hẹ:

 
 
Cây hẹ đây là hẹ trồng, chứ không phải hẹ nước để ăn mắm kho. ông hẹ tiếng Tàu gọi là Cửu thái, tiếng Anh là Chives. Bông hẹ màu trắng. Nấu canh với đậu hủ tươi ăn giải nhiệt . Xào với lòng gà (tim, gan, mề), nghệ ăn để trị ho.
7. Bông mướp:
 
 
 
Cây mướp dễ trồng, thuộc họ dây leo, chưa phủ kín giàn đã ra hoa. Người ta thường có câu: ”Nụ cà, hoa mướp“. Hoa mướp màu vàng rực, nụ hoa tròn và đen. Không bằng bông bí, nhưng hoa mướp cũng được dùng luộc, xào lòng gà, ngon nhất là hoa mướp hương, ăn bùi và béo.
8. Bông kim châm:
 
 
 
Tiếng Tàu gọi là kim châm hay hoàng hoa. Tiếng Việt gọi là hoa hiên. Cây thường mọc hoang. Cuống hoa dài từ 80- 100 cm, đầu cuống chẻ làm hai, có từ 6-12 hoa. Hoa màu vàng, phơi khô thành màu nâu. Người ta thường dùng hoa kim châm khô với nấm mèo để nấu canh, hầm thuốc bắc, tiềm vịt, gà… Hoa kim châm có vị ngọt, tính mát, được dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa chảy máu cam. Ngày nay cây được trồng nhiều ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam.
9. Bông súng:
 
 
Cây súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh lục, phía dưới màu hồng nhạt, nổi trên mặt nước. Có hai loại bông súng: Súng sen được trồng ở đầm chùa, ao làng có bông màu tím đỏ, rất to. Súng dại có cuống lá nhỏ, bông màu trắng hay tím. Bông súng có nhiều lá noãn gắn với nhau thành một bầu nhiều ô. Bông có 4 lá đài, 20-30 cánh hoa, 30-50 nhụy. Nhụy bông súng màu vàng. Thật ra, người ta chỉ xài phần thân, cọng súng màu nâu, nhưng vẫn gọi đó là bông súng.
Bông súng muốn ăn phải tướt vỏ, xắt khúc, ngâm nước cho sạch. Bông súng dùng trộn gỏi; ăn sống với mắm kho; nấu canh chua với cá đồng; bóp muối cho héo, ngâm giấm làm dưa.
10. Bông sen:
 
Trong địa hạt Đông y , mỗi bộ phận của cây sen có tính trị liệu khác nhau:
- Gương sen (liên phòng) , lá sen (hà diệp), vỏ ngoài hột sen: tánh mát, trị tiêu chảy, cầm máu.
- Hột sen (liên nhục):vị thuốc bổ tì, bổ thận.
- Nhụy sen (liê tu): thông thận, cầm máu,giữ tinh(liên tu bất tận).
- Tim sen (liên tử tâm/lõi xanh trong hột sen): an thần, trị huyết áp cao.
- Ngó sen (liên ngẫu): thanh nhiệt, dùng sống giải rượu, nấu chín giải độc trong thức ăn đồ biển.
- Củ sen: chữa bệnh mất ngủ, hoạt tinh.
Trong phạm vi ẩm thực, các phần của cây sen được sử dụng như:
Gương sen phơi khô đem đun thay củi; Lá sen gói cơm, xôi, quà bánh giữ được hương vị rất lâu; Lá sen non nấu cháo trị chứng giữ nước, phù thủng … Hạt sen tươi hay khô được xỏ xâu dùng nấu chè , làm bánh, làm mứt, tiềm vịt, tiềm gà,… Ngó sen làm gỏi. Củ sen làm mứt, luộc, chiên bột, hầm canh… cho đến trà ướp hương sen. Hoa sen vị ngọt, hơi đắng, không độc, có tánh ấm, giúp an thần, trị xuất huyết.
Có một món ăn nấu từ hoa sen của nhà văn Tản Đà, đã trở thành giai thoại: Vịt hấp hoa sen. Ông cho rằng tinh túy của sen đọng lại ở hoa, nên dùng cánh hoa sen phủ kín vịt để hấp cách thủy. Vịt ở đây là vịt tơ vừa, được làm sạch bằng rượu, khử mùi bằng gừng, ướp gia vị cho thấm trước. Khi vịt chín, bao nhiêu hương hoa ngấm hết vào thịt. Ăn cả thịt vịt mềm, không bị béo ngậy cùng hoa thơm, ngọt. Đến hết vẫn còn “vương vấn“ hương vị, cứ như là: "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng“ (Nguyễn Du)
Còn theo ý thơ của Mạnh Giao:
"Thiếp tâm ngẫu trung tị , tuy đoạn do khiên liên"
(Lòng thiếp tơ trong ngó sen, dù đứt còn vương hoa).
11. Bông sầu đâu:
 
 
 
 
Sầu đâu
 
Tên gọi sầu đâu dễ bị lầm lẫn với tên gọi là thầu đâu, là sầu đông của cây xoan ta. Cây sầu đâu có nhiều ở vùng Thất sơn, An Giang, Châu Đốc, những tỉnh giáp giới Campuchia. Cây sầu đâu thân gỗ, cao to,vỏ sần sùi ,chứ không trơn láng như thân cây xoan ta.
 
 
Xoan ta
(thầu đâu, sầu đông)​
 
Lá xoan ta độc, không ăn được, còn lá non và bông sầu đâu thì ăn được. Lá sầu đâu dùng làm thuốc sốt rét.
 
Bông sầu đâu ra hoa vào mùa xuân, màu trắng, mọc thành từng chùm như hoa nhãn, dùng làm gỏi. Gỏi sầu đâu tương đối dễ làm: Rửa sạch bông và lá non, có thể trụng sơ qua nước sôi. Nướng khô cá sặc rằn, khô cá lóc, xé nhỏ, bỏ vào. (Nếu không có khô thì có thể thế bằng cá lóc nướng trui xé nhỏ). Trộn thêm rau thơm, hành tây xắt mỏng, xoài băm sợi… Ăn với nước mắm me, đường, ớt. Gỏi sầu đâu có vị đắng nhưng hậu ngọt dai.
12. Bông so đũa:

 
 
Cây so đũa hoặc mọc hoang, hoặc được trồng nhiều ở các vùng bờ quanh ruộng của đồng bằng sông Cửu Long. Cây so đũa thon cao, thẳng, vỏ nham nhám, xù xì, nứt nẻ. Trái so đũa nhỏ dài , hình dáng như chiếc đũa. Thân cây so đũa dùng làm cột nhà, cấy nấm mèo. Lá là món hảo của dê. Bông so đũa mọc ở trên cao, kết thành từng chùm , có 2 màu: trắng và tím. Bông so đũa có vị nhân nhẫn đắng, nhưng ngọt hậu.
 
Đầu tháng 10 âm lịch trở đi , cây so đũa đồng loạt ra hoa, cùng lúc với mùa cá linh để có món ăn nức tiếng là cá linh nấu canh chua bông so đũa. (Cá linh thường được dùng làm mắm để dành. Chế biến nhiều món như kho mặn, kho mẳn lót mía, kho mắm với cà tím, kẹp vỉ nướng, chiên giòn, nấu canh chua … ).
 
 
 
Bông so đũa nhặt cuống, rửa sạch. Nấu nước sôi,dầm me, thả cá linh, nêm vừa miệng, hớt bọt, cho bông so đũa vào là nhấc xuống liền , để bông còn giòn mới ngon. Trên mặt bỏ ngò gai, rau om xắt nhỏ, thêm một chút tỏi phi, vài lát ớt tươi. Không có cá linh, người ta nấu canh chua so đũa với tôm, tép. Bông so đũa còn dùng luộc, xào, đặc biệt là món cá lóc bọc bằng bông so đũa hấp, chấm nước mắm đồng dầm ớt.
13. Hoa thiên lý:

 
 
Cây thiên lý là một loại dây leo, dài hàng mét, thân non có lông, lá mọc đối. Hoa mọc thành chùm màu vàng chanh hay trắng ngà. Ban đêm hoa tỏa hương thơm ngát, nên còn được gọi là Dạ lai hương.
Lá và hoa thiên lý được thu hái vào mùa hè, dùng tươi. Rễ thu hái vào mùa thu, phơi hay sấy khô. Lá có tác dụng chửa bịnh trĩ, trị giun kim. Rễ chửa tiểu buốt hay ra máu. Hoa thiên lý giống như cái chuông gió nhỏ, lấp ló trong những tán lá xanh mướt. Ngoài chức năng làm đẹp.
Cộng mùi hương thoang thoảng, hoa thiên lý còn có vị ngon ngọt, tánh mát, được người nông dân miền Bắc coi như một loại rau có sẵn trong nhà.
Canh thiên lý mang hương vị đặc trưng của mùa hè. Nấu canh thiên lý không phức tạp. Chọn những chùm hoa mới nở, ngâm nước cho hết kiến, chùm hoa to thì tách làm 2, 3 nhánh nhỏ.
Ở thành phố thì nấu hoa thiên lý với thịt heo bằm, giò sống. Nhưng kết hợp độc đáo của hoa thiên lý là cua đồng giã nhỏ là canh có hương vị đậm đà ngay. Hoa thiên lý xào với thịt bò, có ướp chút gừng và nước tương cho thấm. Ngày nay, người ta dùng hoa thiên lý như một loại rau sống, nhúng với lẩu các loại.
14. Hoa Atiso:
 
 
 
Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.
Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh).
Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 - 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị tiểu đường) và 82 g nước.
Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể...
Chế biến: Rửa sạch bông, chẻ dọc thành 6-8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương heo xương bò, chân giò hoặc xào với nấm. Khi dùng bông atisô chỉ nên dự trữ bằng cách bỏ vào tủ lạnh tối đa bảy ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các kim loại này làm atisô mất màu, gây đắng khó ăn.