khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Bác Khoa hỏi:"CÓ AI CÒN NHỚ?". Có Ngò Gai ! Mời nghe bài :"Saigon đẹp lắm, SG ơi, SG ơi" do Phương Hồng Quế, Sơn Ca, và Băng Châu đồng ca




 

































































Phỏng vấn Chế Linh vì sao Thanh Tuyền bị cấm về nước ?







Bài Hương Ca Vô Tận
Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng

Hát nữa đi Hương hát điệu nhạc buồn điệu nhạc quê hương.
Hát nữa đi Hương hát lại bài ca tiễn anh lên đường.
Ngày đao binh chưa biết còn bao lâu,
cuộc phân ly may lắm thì qua maụ
Hát nữa đi Hương hát để đợi chờ.

Đ.K:
Hương ơi...sao tiếng hát em,
nghe vẫn dạt dào, nghe vẫn ngọt ngào
Dù em ca những lời yêu đương,
hay chuyện tình gẫy gánh giữa đường.
Dù em ca nỗi buồn quê hương,
hay mưa giăng thác đổ đêm trường.

Hát chuyện vai em tóc xõa bồng mềm dịu ngọt môi em.
Hát mãi nghe Hương cho hồng làn da kẻo đời chóng già.
Ngày xa xưa em vẫn nằm trong nôi,
Mẹ ru em câu hát dài buông lơị
Hát để yêu cha ấm lại ngày già.

Hát nữa đi Hương câu nhạc thành nguồn gợi chuyện đau thương.
Hát kể quê hương núi rừng đầy hoa bỗng thành chiến trường.
Đồng tan hoang nên lúa ngại đơm bông,
Thuyền ham đi nên nước còn trông mong.
Khiến cả đêm thâu tiếng em rầu rầu.

ĐK :
Hương ơi, sao tiếng hát em,
nghe vẫn dạt dào, nghe vẫn ngọt ngào
Dù em ca những lời yêu đương,
hay chuyện tình gãy gánh giữa đường.
Dù em ca nỗi buồn quê hương,
hay mưa giăng thác đổ đêm trường.

Hát nữa đi Hương, hát đi Hương, hát mãi đi Hương.

Tạp chí nổi tiếng National Geographic giới thiệu những bức ảnh nổi bật nhất của đọc giả trong bộ sưu tập có tên "Your Shot



 

Chim nhạn mẹ cho chim con ăn khi đang bay lơ lửng giữa không trung. (Ảnh: Norma Gleeson)




Sét đánh trên bầu trời Costa Rica. (Ảnh: James Hogan)

 

Khung cảnh hùng vĩ của ngọn núi First ở Grindelwald, Thụy Sỹ. (Ảnh: Paul Mulholland)

 

Một con cú tuyết ngồi co ro giữa trời lạnh ở Jones Beach, New York. (Ảnh: David Dillhoff)

 

Cận cảnh một con sứa gần bãi đá ở ngoài khơi đảo Lefkada, Hy Lạp. (Ảnh: Mauritzio Zambelli)

 

Chim mẹ mớm mồi cho 2 chim con trong tổ. (Ảnh: Karl Scaife)
  



Con thằn lằn nhỏ bé không hề sợ hãi khi bị con mèo đe dọa. (Ảnh: Adzrin bin Taib)
  


Nước từ dòng sông Hudson tràn vào Hoboken, New Jersey, Mỹ lúc 10h tối. (Ảnh: Jeremy Raffer)
 

Tác giả Kevin McCarthy mất 2 tuần chờ đợi ở Kangasala, Phần Lan mới chụp được bức ảnh tuyệt đẹp về chú chim ưng bắt mồi hồi tháng 9.




Một chú voi đứng cạnh một con hươu cao cổ ở Công viên Quốc gia Etosha, Namibia. (Ảnh: Susan McConnell)
   



Một sáng mùa thu ở Prague với những bức tượng trên cầu Charles. (Ảnh: Jaromir Chalabala)

                             

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 3) --- Tác giả Nguyễn ngọc Già



Thôi em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để anh buồn như anh chàng làm thơ 
(Chuyện hẹn hò - Nhật Trường)

 
 
Lời ca hòa quyện khí nhạc, dù là "tone trưởng", có phần tươi tắn, tuy thế, vẫn thể hiện trọn vẹn "thần sắc" nhạc phẩm, nhằm phản ánh tâm trạng man mác buồn nhưng không bi lụy. Khi ca sĩ cất tiếng, bài hát như trình ra trước khán giả một chàng trai hiền lành và thơm thảo như hoa như lá! Bài hát như một lời "trách" mà không "móc" của tâm hồn dạt dào từ người đàn ông đậm tính trượng phu. Một tiếng lòng bàng bạc dấu yêu cùng mong ngóng.

Nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh đã để lại cho đời nhiều tác phẩm bằng nhiều dòng nhạc, trong đó dòng Nhạc Muồi mang dấu ấn đậm nét của một người biết yêu và yêu tha thiết; "giận" mà không "hờn", "tủi" nhưng không "nhục", dù đó là tình yêu đôi lứa. Còn gì đẹp, quý phái, bình dị mà lại đằm thắm hơn với hò hẹn và ngóng chờ của tâm hồn chung thủy! Cay đắng thay! Ông Trời lại bạc đãi người nhạc sĩ tài hoa mà lận đận và vắn số! Quả là "Chữ tài liền với chữ tai một vần", không chỉ riêng Nhà Giáo - Nhạc Sĩ Nhật Trường.

Một cái chết thê lương hơn cả Nhật Trường, đó là Nhạc Sĩ Trúc Phương. "Sau 3 lần vượt biên không thành công, ông không nhà cửa, không người thân, giấy tờ, sống lây lất khắp nơi, thậm chí phải đi chân không và mướn chiếu ngủ tại bến xe (các con trai của ông đã vượt biên thành công sang Mỹ & Úc trước đó). Tuy hoàn cảnh rất bi đát nhưng ông chưa hề ngửa tay xin ai một đồng nào, ngay cả những người quen của ông lúc trước. Ông mất ngày 18 tháng 9 năm 1996 vì bệnh sưng phổi, được gia đình an táng tại nghĩa trang Lái Thiêu". Đó như nỗi ám ảnh về số phận đặt để nỗi thống khổ và bi thương của giới văn nghệ sĩ tài hoa bị cộng sản chà đạp không thương tiếc.

Nói đến Trúc Phương, hầu như ai cũng tỏ tường, ông là một trong những nhạc sĩ rất nổi tiếng với dòng Nhạc Muồi qua các nhạc phẩm : Ai Cho Tôi Tình Yêu, Nửa Đêm Ngoài Phố, Xin Cám Ơn Đời v.v...

Nhạc Muồi và kỹ thuật hát.

Người không thuộc giới âm nhạc, đôi khi không biết rõ, ngoài điều mà người đời hay gọi là "nghiệp" khi gắn với thân phận "xướng ca vô loài", người ca sĩ đòi hỏi phải có "bộ ba" để hành nghề mà không bao giờ thiếu được: Tai - Mũi - Họng.

Nước lạnh và nước đá là "khái niệm", người ca sĩ luôn biết tránh xa, nếu họ muốn theo đuổi kiếp "đêm đêm dâng tiếng hát cho người người bỏ tiền mua vui". Họ cũng luôn nhớ lời khuyên bác sĩ để sao cho không bị viêm xoang, dù là xoang mũi, xoang sàng v.v..., chứ không chỉ riêng giữ một cổ họng tốt hay một đôi tai thật nhạy.

Đôi tai của người ca sĩ trở thành "nhạc trưởng" trong "dàn nhạc" để người ca sĩ điều khiển mũi với cổ họng "mở", biến hóa giọng ca đó độc đáo đến đâu.

Người ca sĩ, khổ nhất là việc... "học", như bất kỳ nghề nghiệp nào. Cái khó đối với họ lại ở chỗ: tự học, bởi hát là một nghệ thuật với ngạn ngữ "nghề chơi cũng lắm công phu".

Mỗi dòng nhạc có một kỹ thuật hát. Từ những kỹ thuật của từng dòng nhạc, người ca sĩ biết điều chỉnh âm lượng cho từng câu, từng nốt nhạc, biết lấy hơi, ngắt hơi đúng lúc, đúng chỗ cho mỗi bài hát; biết phả hồn như thế nào vào từng câu nhạc.

Ngay cả cùng trình diễn một nhạc phẩm, điều này lý giải, tại sao mỗi ca sĩ đều có cách hát khác nhau: từ cách "nhả chữ" cho đến ngắt hơi, "chẻ nhịp", chú trọng đến từng lời ca, cho đến cuối mỗi câu nhạc và cả toàn bài hát. Làn hơi cũng là của trời ban cho cùng việc rèn luyện và giữ lá phổi, thanh quản tốt. Do đó, đối với người ca sĩ, việc chơi thể thao, tập thể dục không chỉ giữ vóc dáng mà còn làm cho "bộ đồ lòng" của họ trở thành "tài sản đắt giá" và "cần câu cơm" bền bỉ trong suốt cuộc đời "nhả tơ". Điều đó tiếp tục giải thích, tại sao có những ca sĩ dù tuổi cao nhưng sức không yếu, như nữ ca sĩ Lệ Thu bước vào tuổi 70, mới đây chị vẫn tiếp tục đứng trên sân khấu.

Đó là một quá trình tự rèn luyện, tự gìn giữ, tự hoàn thiện đầy cam go, vất vả, nó phụ thuộc hầu như phần lớn thiên phú và sự ý thức nghề nghiệp cùng lương tâm trách nhiệm đối với nghề của người hát, mà không một thầy (cô) thanh nhạc nào có thể chỉ dạy hết, ngoài chính bản thân ca sĩ tìm tòi rồi dần dần khám phá ra nét đặc trưng, sở trường, sở đoản trong giọng ca của mình. Ở đây, chỉ bàn về kỹ thuật hát dành cho dòng Nhạc Muồi.

Có lẽ tiếng Việt khác lạ với các ngôn ngữ trên thế giới ở chỗ, có các..."dấu" (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng). Đó chính tạo ra nét đặc biệt, không những trong ngôn ngữ đời thường mà còn là nét độc đáo, để người ca sĩ lột tả giọng ca riêng biệt nhằm có được chỗ đứng nào đó trong lòng khán thính giả. Điều không đơn giản chút nào.

Một điều khó phủ nhận, lại dễ thấy: khi một giọng ca cất lên, không cần nhìn mặt, chúng ta biết đó là giọng của ca sĩ ABC hay XYZ. Chỉ có những ca sĩ như thế mới tồn tại theo thời gian và làm khán giả không thể nào quên. Điều này trở nên quá hiếm hoi trong giới ca sĩ trẻ hiện nay, bởi dù đầy "nội lực" - như họ hay khen tặng lẫn nhau - nhưng khi cất tiếng, không hề thấy bóng dáng riêng biệt trong giọng ca của họ khi thể hiện ca khúc.

Hoàng Oanh là Hoàng Oanh, Thanh Tuyền là Thanh Tuyền, cho đến Chế Linh, Bảo Yến v.v... Sau này, ca sĩ trẻ có giọng hát riêng biệt có thể điểm qua: Ngọc Sơn, Như Quỳnh, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Đan Nguyên, Quang Lê, Phương Thanh, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên v.v... Có thể thích hay không thích, khen hay chê hoặc tạm chấp nhận giọng ca cùng cách "ăn ở" mỗi ca sĩ, nhưng ở đây chúng ta đang bàn về giọng hát riêng biệt mà khi họ cất lên không thể lẫn lộn vào đâu. Đó gọi là "âm sắc". Đó cũng là điều kỳ diệu mà ông Trời đã...quyết định, không thể thay đổi được.

Nữ ca sĩ Khánh Ly nói:

"Chúng tôi, lớp người đã được quần chúng chấp nhận trước 75, thật sự đã trải qua bao nhiêu khó khăn, bằng chính năng khiếu của mình. Chỉ có một ít may mắn đủ trình độ văn hoá Đại học và tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc như Hoàng Oanh, Thanh Lan, Đức Huy, Quỳnh Giao, Mai Hương…. Còn lại, đa số chỉ đến Trung học, chưa bao giờ bước chân vào Quốc Gia Âm Nhạc. Lên sân khấu, với năng khiếu Trời cho và may mắn được chấp nhận.

Thời đó, ca sĩ rất ít và không phải bất cứ ai bước lên sân khấu, là đều được coi là ca sĩ…. Quần chúng phải chấp nhận. Các ca sĩ phải chấp nhận. Các trung tâm thâu băng, đĩa phải chấp nhận. Các đài phát thanh phải chấp nhận, chúng tôi mới có được… tạm coi như là ca sĩ và vẫn nằm trong sự kiểm soát, nghe ngóng, chăm sóc của các Trung Tâm mà trung gian là nhạc sĩ".

Cũng vì thế, từ những cuộc "thi hát thi hò" sau này, khán giả trẻ dễ bị tâm trạng "cả thèm chóng chán" với cái gọi là "hiện tượng âm nhạc", "ngôi sao mới nổi" v.v... lấn át sự bền vững của những giọng ca riêng biệt mà người ca sĩ cần có?! Vâng, có lẽ vì vậy, cho đến nay, người ta vẫn dễ dàng và tiếp tục chủ trương "quét sạch chủ nghĩa cá nhân". Khi "cá nhân" bị "quét sạch" thì cá tính trong âm nhạc cũng trôi tuốt luốt ra từng đống rác bên vỉa hè, như nhiều người từng thấy sau 1975, bởi giới mộ điệu lúc bấy giờ, giữ những bản nhạc vàng như giữ thứ hàng quốc cấm và tất nhiên Nhạc Muồi cũng không tránh khỏi số phận như các dòng nhạc khác, cùng tất cả tiểu thuyết, tập san, phim ảnh v.v...

Đó chẳng phải tính đa nguyên đã bị ép uổng vào "ngục tù", từ đó dẫn đến sự mai một cá tính trong lĩnh vực ca hát - ngỡ như chẳng dính dáng gì lắm đến "sự an nguy chế độ"? Vậy là lại tiếp tục động đến đặc trưng "đồng phục" tư tưởng được biển lận thời nay mà người cộng sản đã khiên cưỡng áp đặt cho dân Việt mấy mươi năm qua.

Trong Nhạc Muồi, nhạc sĩ đã để lại cho đời nhiều tác phẩm không những hay mà còn đầy sáng tạo với kỹ thuật "đảo phách" (hay còn gọi là "nhịp chỏi"), ví dụ nhạc phẩm "Mong Chờ" của nhạc sĩ Châu Kỳ qua giọng ca Hoàng Oanh. 


 
Nhạc phẩm này, qua giọng ca Hoàng Oanh càng chứng tỏ kỹ thuật hát Nhạc Muồi chẳng dễ dàng chút nào. Trong giọng hát của chị, người ta bắt gặp một sự tinh tế, đầy cảm xúc với đôi tai nhạy bén để điều khiển dây thanh đới linh hoạt, làm bật lên tiếng ca thật chan chứa nỗi lòng. Những lời ca cất lên từ chị, có những đoạn, những nốt, những chữ làm người nghe liên tưởng đến bàn tay mềm mại và điêu luyện từ một nghệ sĩ đàn bầu uyển chuyển với cần rung, nhấn nhá, luyến láy một cách mượt mà, đằm thắm. Bái hát này có thể xem là sự thách đố đối với những giọng ca "nhạc viện" thời nay, dù miệt mài nhiều năm trong môi trường "bác học", chưa chắc họ được khán giả chấp nhận như Hoàng Oanh.

Câu "Mọi sự so sánh đều khập khiễng" được một số người xem là "chân lý" khi tự ái nghề nghiệp nổi lên. Đơn giản vì họ không chịu chấp nhận cái chưa hoàn thiện của mình, cũng như họ rất dở khi lấy sở đoản làm sở trường, bởi tự đặt bản thân lên ngôi "ông hoàng", "bà chúa" trong làng nhạc. Thử hỏi, những cuộc thi hát từ quốc tế cho đến trong nước, không phải để thực hiện phép so sánh nhằm tìm ra những "viên kim cương" trong làng nhạc, thì đó là gì (?). Vì thế, khi không đồng ý so sánh trong nghề nghiệp, đồng nghĩa với sự ngụy biện để trốn tránh sự thiếu hụt trong chuyên môn, do lười biếng và khi đã có chỗ đứng trên sân khấu, những ca sĩ này trở nên thiếu trách nhiệm tu dưỡng chuyên môn và huyễn hoặc về điều gọi là "tài năng". Chính vì vậy, thay vì là "ánh sao", họ trở thành ánh "ma trơi" nhằm để hù dọa khán giả hơn là phục vụ công chúng.

Nhạc Muồi và kiếp nghèo.

Hồi trước 1975, khi nghe nhạc phẩm "Nó" của nhạc sĩ Anh Bằng, tôi rất xao xuyến và rưng rưng, khi nghĩ về những thân phận tuổi thơ bất hạnh. Bài hát này đã làm cho người ta đau với nỗi đau trần thế, trong lúc chiến cuộc ngày càng dữ dội. 


 
Nhiều mảnh đời trôi dạt về Sài Gòn để tránh bom đạn và người ăn xin cũng từ đó ngày càng nhiều hơn. Tuy thế, tôi nhớ hoài những hình ảnh đẹp của những người khốn khó khi phải hành nghề "bị gậy", vì nhà tôi lúc bấy giờ, gần một ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn. Người ăn xin vẫn giữ được cốt cách văn hóa của mảnh đất hiền lành mang tên "Hòn Ngọc Viễn Đông". Mỗi độ lễ lạt hay xuân về, dù là ăn xin, những người nghèo khổ vẫn gọn gàng, xếp hai hàng ngay ngắn tả hữu, ngồi dọc trước cổng chùa, tùy bá tánh cho nhiều ít hay cho ai cũng được. Có vị khách hào phóng còn đưa cả số tiền lớn để mọi người chia nhau. Không có cảnh chen lấn, bốc hốt hay trà trộn để móc túi, cướp giựt.

Dù lúc bấy giờ, tại Sài Gòn không phải không có trẻ ăn xin, nhưng không đến nỗi đói meo như bài nhạc diễn tả mà tôi cho là quá lố, cho tới khi ca sĩ hát đến đoạn "miền Bắc điêu tàn nên đời nó khổ", tôi bèn hỏi ba tôi. Ông gạt phắt đi và nói đó là những tuyên truyền lừa bịp để nói xấu "cách mạng" từ những "tên Bắc Kỳ di cư", phản bội Tổ quốc (!).

Còn bây giờ thì... không phải miền Bắc điêu tàn nữa mà cả nước, đâu đâu cũng môt màu ảm đạm trong những ngày cuối năm 2013. Điêu tàn và điêu đứng, không chỉ cho người dân nghèo mà cho cả người cộng sản với tình hình kinh tế ngày một tả tơi, khi "Hết chịu nổi, ngân hàng phơi ra bộ mặt thật" [8]. Miền Trung đang hứng chịu sự giận dữ của Trời Đất [8A], thêm một dấu hiệu điêu tàn vào những ngày cuối năm. Thật đau lòng cho người dân - "nghèo còn mắc cái eo"! Thiên tai và nhân tai! Sao cứ mãi trút xuống đầu dân tôi, biết bao giờ người dân nghèo lam lũ mới có được cuộc sống bình an?!

Nhạc Muồi có vẻ gắn nhiều với kiếp nghèo, bởi những vần điệu, tiết tấu đa số chậm buồn, như là nơi nương tựa, để người nghèo gởi gắm tâm trạng, cất lên nghêu ngao, tạm khỏa lấp nỗi buồn chán trong cảnh đời chật vật, khốn khó mà tạm quên chốc lát với lời ca tiếng hát. Nó cũng là nơi mà người nghèo bám vào trong cuộc mưu sinh sống còn.

Nhạc Muồi với thanh niên nghèo, ngày càng trở nên nhiều hơn trên các con phố. Nó biến thành chiếc phao cho thanh niên ngày nay nắm lấy để tiếp tục ngoi ngóp trong "dòng sông xã hội" ô nhiễm nặng "mùi tiền".

Có thể là ngay bên một nhà hàng sang trọng hay trong một tửu lầu nguy nga, chúng ta vẫn thoáng nghe thấy tiếng hát của họ với xe kẹo kéo cùng những giọng ca chuyên nghiệp "cạnh tranh" trên những chiếc xe ba gác chở đầy đĩa nhạc, phim bán dạo. Từ đó, "nghề hát rong" sống lại. Đúng hơn, phải gọi đi bán hàng rong gắn với chút tài lẻ để dễ mời chào và gây chú ý hơn.

Thật thương cho thanh niên Việt Nam với sức dài vai rộng, lẽ ra họ có thể làm được nhiều hơn, tốt hơn nếu họ sống trong một xã hội dân chủ - nơi mọi tài năng cá nhân đều được bộc lộ tối đa và được ghi nhận, nâng đỡ cho họ phát triển tài nghệ.

Mời quý độc giả thưởng thức giọng ca mộc mạc lại rất truyền cảm của chàng thanh niên hát rong này. Mặc dù, không được ai chỉ dạy cho cách hát, nên đôi chỗ còn "phô", cách phát âm chưa "chắc" và đẹp lắm, nhưng với giọng ca thiên phú, chàng trai này chỉ cần khoảng một năm học hành bài bản, đủ khả năng trở thành một tên tuổi hát Nhạc Muồi đúng nghĩa của nó. Tất nhiên, tiềm năng và tài năng là hai khái niệm khác

Kiếp nghèo vẫn không kém phần lịch lãm và hào sảng; kiếp nghèo không chỉ biết khổ đau mà còn biết san sẻ. Kiếp nghèo không khuyến khích con người trở nên bủn xỉn và lừa lọc. Bạn chưa tin ư? Xin mời nghe "Kiếp Nghèo" của nhạc sĩ Lam Phương, qua giọng ca Thanh Tuyền. 


 
Nếu bạn lưu luyến một "Kiếp Nghèo" mà vẫn đầy ắp sự Sang Trọng và Giàu Có của cô gái bình dân giản dị, trong bộ áo dài đơn sơ cùng nhạc cảnh dàn dựng tỉ mỉ và chăm chút đến từng chi tiết nhỏ, thì bạn hãy vui lòng bỏ thêm vài phút để xem một "Kiếp Nghèo" khác do ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thể hiện. 


 
Với áo pardessus sang cả, cùng nhiều nam thanh nữ tú đầy màu sắc chói chang, sặc sỡ vây quanh, nó như nói lên sự "vinh quy bái tổ" của người đàn ông nghèo ngày xưa, sau bao năm lận đận, nay rực rỡ thành công về lại xóm cũ để... "khoe mẽ" trước những người hàng xóm vẫn đang...lây lất kiếm sống!

Không những thế, về chuyên môn, Đàm Vĩnh Hưng với giọng hát yếu, hụt hơi đã rất "nghèo" trong tư duy khi chọn bài không những không phù hợp, lại còn phô bày ra tất cả những điểm yếu chết người trong chất giọng mà một ca sĩ thành danh và khôn ngoan như anh, lẽ ra nên biết tránh.

Hai "Kiếp Nghèo" khác hẳn nhau về bản chất. Đó cũng là sự khác nhau về đẳng cấp chuyên nghiệp trong âm nhạc, không chỉ riêng ca sĩ mà cả ê-kíp tạo ra những nhạc cảnh này. Há chẳng phải là sự khác nhau về văn hóa? Và khác cả về giáo dục được nuôi nấng và hấp thụ của "người phụ nữ nghèo" so với "người đàn ông nghèo", bởi họ xuất phát từ hai môi trường quá cách biệt về tiêu chuẩn thẩm mỹ riêng trong âm nhạc và về lòng nhân ái để từ đó họ lớn lên?

Nhạc Muồi và Quê Hương

Nói về Nhạc Muồi mà không gắn nó với tình tự quê hương, quả là thiếu sót lớn không thể chấp nhận được. Vậy thì mời quý độc giả hãy ngậm ngùi, hãy rưng rưng và nếu ai xót xa không cầm lòng nổi, thì xin hãy cứ khóc. Khóc cho thỏa thuê với nỗi đau quê hương hôm qua. Và cho cả hôm nay. 


 
Còn gì em? Còn gì đâu? Còn gì trên Quê Hương mịt mùng này? Như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã thống thiết kêu lên! Nắng hạ, cái nắng chói chang, gay gắt, nhưng trong nhạc phẩm "Đưa Em Vào Hạ", người nghe không thấy một chút gì biểu lộ sự bực tức hay căm phẫn, trước nỗi đau quê hương bị chia cắt, thay vào đó, người ta cảm nhận sự đìu hiu và tang thương trong ánh hoàng hôn nhạt nhòa, hắt những tia nắng cuối ngày trên dòng Bến Hải:

Quê hương đau, nắng hạ cũng buồn
Nước sông ngăn đôi sơn hà.
Còn gì em? còn gì đâu?
Mùa hạ qua mau đi nữa đi, em đến con đường quê hương mịt mùng
Thương những chiều nắng rọi bờ sông

Trong bài hát còn thầm thì những lời bịn rịn của người lính chia tay bè bạn, tình nhân để "rứt áo tìm vui nơi chiến trường".

Chiến tranh! Nó cướp hết tất cả những niềm vui nhỏ nhoi, những ước mơ bình dị của các chàng trai, cô gái. Những chiến cuộc vô nghĩa đã xô đẩy họ vào chiến địa mà nhiều người trong đó, chẳng bao giờ còn cơ hội trở về để thực hiện lời hứa "đưa em vòng khắp cả hý trường" để "nghe người ca, bài ca lời thương lời nhớ". Thật thẩm mỹ và chan chứa ân tình!

Còn gì khắc họa sống động hơn, trước nỗi đau cắt ruột vì chiến tranh, thông qua khối óc mẫn tiệp của người nhạc sĩ đầy lòng trắc ẩn - Trầm Tử Thiêng?! Nhạc phẩm này, được viết ra trong nỗi khắc khoải, khi ông ở độ tuổi ngoài 30, lứa tuổi mà các nhạc sĩ trẻ ngày nay, thật khó để đuổi kịp ông với tuyệt phẩm, vừa sâu lắng, vừa day dứt, pha lẫn nỗi ngọt ngào và cả đắng cay cuộc đời của thế hệ lớn lên trên quê hương điêu linh. Nó đủ để cứa vào lòng người những vết thương đau nhói cho đến hôm nay. Nỗi đau vẫn vẹn nguyên. Nỗi đau của đất nước vẫn chưa bình yên như ông mong ước:

Trăm họ ước mơ, mơ mái nhà chiều khơi lửa ấm
Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình.

Kết

Bao nhiêu lời cho vừa, khi trút tâm sự về dòng Nhạc Muồi? Một kho tàng âm nhạc đầy ăm ắp những nỗi buồn đau, xót xa khi Quê Hương vẫn chìm trong vũng lầy tội ác ngày càng ngập ngụa và sóng sánh. Cả vận nước đang nguy khốn nữa!

Dù thế nước nguy nàn, dù dân tình đau khổ, nhiều nhạc sĩ dường như không có thời gian, không trăn trở, không thao thức nên đã bỏ qua, đã thờ ơ đến nỗi không lần đâu ra được vài sáng tác nói thay người dân nỗi thống khổ "nước sắp mất, nhà đang tan"! Chẳng lẽ chỉ còn mỗi Việt Khang cất tiếng kêu đơn độc "Việt Nam tôi đâu"?!. Lẻ loi và trơ trọi đến thế sao, hỡi các nhạc sĩ Việt Nam! 

Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 17-11-2013

Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 2) --- Tác giả Nguyễn ngọc Già



"Nhạc trẻ" và "nhạc...lạ"

Để không mang tiếng là thổi phồng Nhạc Muồi quá đà và cũng để không bị "lạc hậu" với "nhạc trẻ", mời quý độc giả cùng thử nghe bài hát có tên "Chạy Mưa" để xem "nhạc trẻ" là như thế nào. 


 
Lý do tôi đề nghị quý độc giả nghe và xem bài hát này:

- Cuộc thi The Voice 2013 vẫn còn đang rất nóng với những người ngồi ghế huấn luyện viên đều nổi tiếng trong làng nhạc hiện nay: Mỹ Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Nhung và Quốc Trung cùng những chuyên gia giúp họ về chuyên môn như: Thanh Bùi (một người Úc gốc Việt), Huy Tuấn, Hoài Sa, Phương Uyên (nhóm Ba Con Mèo) v.v...

- Đây là bài hát do chính tay nữ ca sĩ Hồng Nhung chọn cho 2 thí sinh tham gia cuộc thi.

- Trong màn thi gọi là "đối đầu", Quốc Trung đã nhấn nút cứu một nữ thí sinh do Hồng Nhung loại.

Thú thật, với một chút hiểu biết về thanh nhạc, sau khi ráng... lóng tai nghe bài hát này, quả thật không đọng gì lắm trong tôi về lời nhạc, ngoài những chữ "chạy mưa", "ướt nhẹp" v.v... Một cuộc "chạy mưa" không phải vội vàng mà là giành giựt một cái gì đó, nó giống như một cuộc "chạy đua" xem ai hét to hơn, ai gằn giọng "dữ" hơn, ai khoe giọng cao hơn, ai "phá cách" (hay phá phách?) bài hát "lạ" hơn. Một cuộc "chạy đua" thật... "lý thú" (!). Ở đây, giám khảo Hồng Nhung chọn người hát "quai quái".

Tuy nhiên, tôi thật "tâm đắc" với hình thức sân khấu được biến hóa ước lệ thành một "sàn đấu...boxing" cùng hai nữ boxer đang ... "đánh lộn" bằng... "âm nhạc".

"Nhạc trẻ" là vậy chăng? Với cách trình diễn của hai cô bé chỉ trỏ vào nhau, chỉ trỏ vào khán giả, nhăn nhó mặt mày, gào thét hết cỡ, lắc đầu, xõa tóc, như gằm ghè ăn thua đủ với nhau, đi qua đi lại đổi chỗ đứng, tôi không thể nào không gọi đó là một "trận đô vật", hay nhẹ hơn, đó là "cách hát sỉ vả". Sỉ vả lẫn nhau và sỉ vả khán giả. Điều "thú vị" hơn, các vị ngồi ghế chấm thi và khán giả cổ vũ hò hét một cách hào hứng đúng như một trận đấu võ đài hơn là một cuộc thi hát. Chỉ tiếc, giá như micro được thay bằng đôi găng chuyên nghiệp, với trang phục hiện đại và động tác của hai thí sinh dẻo dai hơn một chút thì đó là màn trình diễn của 2 "đả nữ" rất thú vị xen lẫn "mắng" nhau bằng vần điệu khi cao khi thấp (!). Có vẻ chủ đề đã bị lạc đề mất rồi!

Ngoài "nhạc trẻ" được tán thưởng như màn trình bày nói trên, mời quý độc giả tiếp tục kiên nhẫn bỏ ba phút để xem một ca sĩ được mệnh danh là diva Việt Nam - Thanh Lam, trình bày nhạc phẩm "Phượng Yêu" của nhạc sĩ Phạm Duy. Một nhạc phẩm qua giọng ca Lệ Thu, hoàn toàn có quyền xếp vào dòng Nhạc Muồi, đúng nghĩa của nó. 


 
Cô Thanh Lam được một khán giả nhận xét trên youtube: "...xử lý bài hát theo một cách mới, đầy thông minh và sáng tạo, không đi theo lối mòn của những người đi trước đã từng hát...".

Có thể là như thế, nhưng "mới", "thông minh", "sáng tạo" gì đi nữa, người ca sĩ nên hiểu, họ có quyền truyền tải mọi cảm xúc đến cho khán giả, nhưng nhất định không bao giờ được truyền nỗi sợ hãi cho người xem, đó là điều tối kỵ, vì âm nhạc không phải là phim... kinh dị, dù phim kinh dị vẫn cần "cầu viện" âm thanh và đôi khi cả âm nhạc để đạt hiệu quả. Âm thanh không phải là âm nhạc.

Với phục trang áo dài màu tối, cô Thanh Lam đứng ... "chàng hảng", lắc lư, gồng mình, vung tay, nhăn mặt và... tru tréo hơn là bày tỏ nỗi thất vọng về tình yêu, dù đó là một tình yêu thiết tha, chung thủy và bị bội phản. Cô như đang điểm mặt và đe dọa người đã bỏ rơi cô bằng cách gào lên: "Tôi yêu anh đấy! Anh có yêu tôi không thì... bảo(!)". Nếu cô hóa trang thêm bằng một mái tóc giả dài lòa xòa để biểu diễn bài hát này, khi cô cất giọng tới đoạn "yêu như loài ma quái", nhất định cô phải được thừa nhận "đỉnh của đỉnh" về nghệ thuật... rùng rợn có một không hai mà nhạc sĩ Phạm Duy có thể bật dậy để "lóng tai" "thưởng thức" (!). Dù sao cũng phải công nhận giọng cô trầm nhưng... ồm, làn hơi đầy và dài, kỹ thuật thanh nhạc quá tốt, âm vực rộng, nếu như cô đừng khoe giọng như nhạc sĩ Nguyễn Ánh9 từng phàn nàn thì... "đỡ" hơn biết bao nhiêu.

Càng ê chề hơn với cụm từ rất phổ biến mà các "diva", "ông hoàng", "bà chúa" nhạc Việt ngày nay hay dùng: "Giọng ca đầy nội...lực". À ra thế! Chỉ xin nhắc các vị, âm nhạc cần "nội tâm" chứ không cần khỏe như vâm, dùng cổ họng, dùng dây thanh đới để "sỉ vả nhau" hay "hét vào tai nhau", vì các vị đang... hát, đang truyền cảm xúc cho khán giả, chứ không phải hù dọa, đe nẹt hay đuổi khán giả "chạy có cờ"! Hơi dài thì tốt, nhưng các vị đang hát chứ không phải thổi bong bóng! Giọng người ca sĩ thường được ví như chim, nhưng người đời cần: họa mi, sơn ca hay hoàng oanh chứ không cần đại bàng, kền kền hay diều hâu, mặc dù chúng cũng thuộc họ...chim! Người nghe cần thánh thót chứ không cần lảnh lót; người nghe cần trầm ấm chứ không cần ầm oàm (như tiếng đại bác); người nghe cần nghe tiếng saxophone, trumpet chứ không cần nghe còi xe cứu thương, xe chữa cháy (!).

Có phải "nhạc trẻ" và cái gọi là "làm mới" như cô Thanh Lam đã góp thêm điều cần lý giải trong "tình yêu" ngày nay của lớp trẻ?: tại sao họ yêu nhau thật... "dễ", tại sao họ có thể đâm chém nhau một cách... "thoải mái" rồi khóc hu hu, tại sao họ có thể "sống thử", có thể rủ nhau tự tử dễ dàng, có thể tạt acid vào nhau, có thể phá thai như phá một mụm cóc, có thể vứt lăn lóc những trẻ sơ sinh như vứt một bọc rác, có thể rủ bạn bè bề hội đồng ngay chính người mà họ gọi là "người yêu" (!), có thể vừa âu yếm làm tình xong thì giết... ngay, có thể rủ nhau cùng buôn ma túy, có thể rủ nhau cùng giết người phi tang, có thể rủ nhau cùng cướp của ngay chính cha mẹ họ v.v... Họ là "sản phẩm" của "dây chuyền sản xuất" nào đây?! Chẳng lẽ "muốn xây dựng CNXH cần có con người XHCN" là thế này(?!).

Nguyễn Phú Trọng chê trách tuổi trẻ Việt Nam "phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với thời cuộc, thích sống hưởng thụ, đua đòi", nhưng ông ta không biết hay vì hèn nhát nên không dám nhận và chỉ ra, ở đó, còn có cả một vũng lầy tội ác ngập ngụa trong tuổi trẻ đi kèm với tính nhẫn tâm và phớt lờ trước nỗi đau của ngay chính người thân ruột thịt như các con của tù nhân lương tâm:

Trần Anh Kim, Nguyễn Kim Nhàn đang đối xử với cha của họ (!) Nguyên nhân từ đâu tuổi trẻ Việt Nam ngày nay như thế (?!).

Điều đáng ghê sợ hơn, ông Trọng nói Đoàn TNCSHCM cần: "...làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng hơn nữa cũng như chăm lo xây dựng tổ chức vững mạnh, các phong trào hành động". Tuyệt nhiên, người đọc không hề nhận thấy một lời nói nào thể hiện một chút tâm hồn hiền lương của một người cha, người thầy cần phải có khi đứng trước nhân cách suy đồi, tâm hồn trống rỗng cùng tấm lòng nhân ái bạc thếch của một phần tuổi trẻ ngày nay, ngay trong đoàn TNCSHCM mà cô Nguyễn Phương Uyên đã bị bỏ rơi, khi cô bị bắt cóc trước đây bởi cái "tội" Yêu Nước!

Rất đau! Đau lắm!

Blogger Cánh Cò có bài *"Côn đồ cầm đá và côn đồ cầm viết"* gây tai họa rộng lớn trong dân chúng, có vẻ còn thiếu một loại, đó là loại "côn đồ cầm micro" cho "đủ bộ" chăng? Hình như trong giới văn nghệ sĩ hiện nay đang dần "tập hợp" gần đủ loại côn đồ này? 

   

Trở về với dòng Nhạc Muồi

Nói đến dòng nhạc này mà nhắc tới những tên tuổi đã đi vào lòng khán thính giả hàng chục năm qua như: Chế Linh, Duy Khánh, Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Hương Lan v.v... thì không còn gì nói thêm nữa. Hãy thử nói về những người mà thiên hạ tưởng họ quá "cao sang" nên luôn tránh xa cái gọi là "nhạc sến"; nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một trong số đó. Những ai xem rẻ dòng Nhạc Muồi có biết rằng:

"...với Bảo Yến, tôi (Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) và anh Sơn có một kỷ niệm. "Hồi đó, tôi mới ở nước ngoài về, anh Sơn có kể cho tôi đôi điều về Bảo Yến và bảo "Trinh lại đây anh cho nghe thử bài này hay lắm Tôi hỏi: Bài gì thế anh? "Trinh cứ nghe đi thì biết". Lâu quá rồi tôi không còn nhớ tên bài, chỉ biết rằng hai anh em cứ ngồi ấn đi ấn lại để nghe mà không biết chán. Điều đáng nói là ca khúc đó thuộc dòng nhạc mà người ta hay gọi là "nhạc sến", không phải gu thường nghe của anh Sơn. Có lẽ vì sức hấp dẫn đến từ giọng ca của Bảo Yến. Sau này biết nhau, tôi nhận thấy Bảo Yến có chất giọng trời cho, là một trong số ít ca sỹ có thể hát được nhiều dòng nhạc".

Đó là chủ đề nhạc gọi là "Nhạc Gò Công", trong đó có nhiều nhạc phẩm với tên tuổi nhạc sĩ Hoàng Phương (1943 - 2002), bấy giờ nó trở thành một phong trào nghe và hát từ giữa thập niên 80' thế kỷ trước.

Nữ ca sĩ Bảo Yến đã gây ngạc nhiên cho không chỉ Trịnh Công Sơn mà cô đã khẳng định trước công chúng, ngoài các dòng nhạc mệnh danh là "sang", cô vẫn có đủ khả năng và cảm xúc dạt đào khi truyền đến người yêu nhạc những ca khúc Nhạc Muồi qua chủ đề "Nhạc Gò Công" thời bấy giờ.

Có thể nói, giọng ca Bảo Yến muốn "sang" thì rất "sang", cần "muồi" thì "muồi tới bến". Giọng ca của cô cho đến nay, chưa có một ca sĩ nào thuộc thế hệ trẻ có thể vượt qua về sức lay động, lan tỏa mà sâu lắng về Nhạc Muồi cho đến nhạc "sang", cũng như gây ấn tượng mãnh liệt qua các thể loại "nhạc kích động". Bảo Yến không chỉ là "viên ngọc" âm nhạc quý hiếm của Việt Nam mà cô còn xứng đáng để gọi là đại diện tiêu biểu cho giọng hát tân nhạc Việt Nam sau 1975. Qua giọng ca, Bảo Yến đã khẳng định chân lý: không có cái gọi là "nhạc sến".

Chỉ có "người hát sến" với quần áo màu mè, tóc tai "hai lai, ba lai", phục sức tùm lum, phong thái ỏng ẹo, lời ăn tiếng nói giả tạo, chọn bài không quan tâm đến chất giọng như nhiều người đã thấy ngày nay. Dù cho những ca sĩ đó huyễn hoặc và tự ru ngủ bằng hàng hàng lớp lớp "fan" vây quanh với cái mà họ gọi là đang hát "nhạc trẻ", "nhạc sang", "nhạc hiện đại", "nhạc" rất ư là... "tây", rất ư là "hàn", kể cả "làm mới" các loại nhạc theo kiểu "tả pí lù" (!)

Có thể đối với một số khán giả trong nước, cái tên Dalena nghe thì biết ngay là người... "tây", nhưng bài viết này muốn giới thiệu tới những ai chưa biết cô gái người Mỹ 100% này, vì cô hát Nhạc Muồi rất...muồi qua nhạc phẩm nổi tiếng hàng chục năm qua của cố nhạc sĩ Y Vân - "Lòng Mẹ" [6]. Nhìn cô gái Mỹ, tóc vàng, mặc đầm, lại nhẹ nhàng cất lên tiếng hát ngợi ca người mẹ Việt Nam mà bùi ngùi xúc động và xấu hổ khi nghĩ về những đứa con "thời hiện đại" hôm nay!

Nữ ca sĩ Khánh Ly, một người nổi tiếng đến nỗi không cần phải nói gì thêm về chị, đã viết:

"Chỉ một bài “Nỗi Buồn Hoa Phượng”, Thanh Tuyền lúc đó mới 15 tuổi đã trở nên mỏ vàng của Hãng đĩa. Chỉ với “Chuyện Một Chiếc Cầu Gảy” Hoàng Oanh, cô sinh viên văn khoa không hề thua kém Thanh Tuyền của trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt. Không ai có thể hát lại chị Bạch Yến bài Đêm Đông. Không ai có thể làm xao xuyến người nghe như chị Lệ Thanh với Tà Áo Xanh của Đoàn Chuẩn. Chị Trúc Mai bài “Hàn Mặc Tử”..."

Với đoạn trích trên cho thấy, ngay cả những ca sĩ không chuyên về dòng Nhạc Muồi, họ cũng đánh giá cao dòng nhạc này và các ca sĩ hát dòng nhạc này ngang hàng với bất kỳ dòng nhạc nào khác, dù cho đó là của Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn, dù cho đó là của Lê Hựu Hà hay Quốc Dũng cho đến những nhạc phẩm của Pháp, Mỹ gần như không ai không biết, qua giọng hát: Thanh Lan, Julie Quang, Jo Marcel, Elvis Phương, Tuấn Ngọc, Khánh Hà v.v...

Nếu bạn đọc không lạ với tên tuổi Bạch Yến qua nhạc phẩm "Cho Em Quên Tuổi Ngọc" với tư cách nữ ca sĩ được nhạc sĩ Lam Phương trao đầu tiên để trình diễn, thì khán giả cũng biết chính ông là người viết nhạc phẩm này bằng cả tiếng Pháp. Khi lời Pháp được cất lên, nếu không nói ca khúc này của người Việt viết, bạn hoàn toàn bất ngờ vì nó vô cùng... Tây, đúng với nghĩa này.

Tuy nhiên điều đáng nói về nhạc sĩ Lam Phương, ông viết Nhạc Muồi lại vô cùng muồi mẩn bằng những ca từ sang trọng và nặng trĩu tình quê trước thời cuộc. "Chuyến Đò Vĩ Tuyến" [8] là một trong số đó, kể về nỗi niềm chia đôi đất nước, dù ông sinh trưởng và thành danh tại miền Nam. Ca khúc này do nữ ca sĩ Hoàng Oanh, người đầu tiên kết hợp Nhạc Muồi và ngâm thơ, tạo nét mới lạ và thấm đẫm nỗi niềm biệt ly của người đi kẻ ở. 


 
Ngoài Lam Phương, còn những nhạc sĩ tài năng khác, có thể viết nhiều thể loại nhạc trong đó có những bản Nhạc Muồi đầy ắp chất thơ và lung linh như một tuyệt phẩm bằng hình, ví dụ : Anh Bằng (Căn Nhà Ngoại Ô), Trầm Tử Thiêng (Đưa Em Vào Hạ), Quốc Dũng (Lối Thu Xưa) v.v...

Nói về nhạc sĩ "thời ngụy", có vẻ dễ bị cho là thiên vị. Vậy thì hãy cùng nghe thử "Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ", "Thư Tình Cuối Mùa Thu" của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, phổ thơ thi sĩ Xuân Quỳnh (vợ nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ), để thấy hết tình tứ trong nét nhạc; mộng mơ trong ca từ, lại không thiếu sự khắc khoải của những tâm hồn trong sáng, thủy chung, lung linh như ánh sao trong đêm tối.

Âm nhạc là tâm hồn con người, chở nặng suy tư, chất chứa tâm tình cho mình, cho đời, cho quê hương, dân tộc. Cho cả những hẹn hò tình yêu, nhưng buồn vui theo mệnh nước nổi trôi, cho náo nức và vui mừng của ngày mùa đơm hoa kết trái. Cho cả những vết thương lòng dù nông hay sâu cần chăm sóc, xoa dịu. Cho cả những ngợi ca anh hùng dân tộc như là khúc ca bi tráng để người dân mãi không quên sự hy sinh của họ.

Âm nhạc không nên dung chứa sự hận thù, đố kỵ, bon chen hay chém giết. Thậm chí không thể nào hiểu nổi một "bài hát" của một ông mang danh "nhạc sĩ", có tên Nguyễn Đình Thi còn đưa vụ "giết bầy chó" vào trong nhạc qua bài "Diệt Phát Xít"(!). Quá kinh hãi! Không biết bài gọi là "nhạc" này có ám ảnh người dân cho đến ngày nay với nạn trộm chó và giết người trộm chó không nữa (!). Hy vọng là không phải như thế, nhưng nhiều người có lẽ vẫn bị ám ảnh với "Tiến Quân Ca" trong đó người ta đòi đi trên "đường vinh quang xây xác quân thù" nghe khá hung tợn và man rợ ?! 


 
Cao hơn, vai trò âm nhạc ngày nay thật cần để cải hóa, cảm hóa người Việt Nam biết mềm lòng hơn với đồng loại, biết thương cảm hơn, san sẻ cho nhau hơn. Đó là vai trò "nghệ thuật vị nhân sinh" kết hợp với "nghệ thuật vị nghệ thuật" mà hiện trạng Việt Nam đang quá thiếu thốn và hẫng hụt.

Không có "nhạc sến" chỉ có người không thể hát Nhạc Muồi hoặc chỉ có người viết nhạc nghèo văn chương để chuyển hóa thành lời ca cho người hát đồng cảm chuyên chở các dòng nhạc đến người nghe mà thôi.

Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 1) ---- Tác giả Nguyễn Ngọc Già



                                                        

Tôi không muốn gọi dòng nhạc mà chúng ta bàn luận ở đây với cái chữ "nhạc sến". Nó trở nên miệt thị một cách thiếu hiểu biết về âm nhạc nói riêng và nền văn hóa - nghệ thuật nói chung của Việt Nam. Do vậy, tôi xin phép gọi dòng nhạc này là: Nhạc Muồi - như nhiều người hay gọi.

Chữ "Muồi" thường gắn liền với trái cây chín. Chín một cách ngọt ngào, thơm mát tới tận ruột gan người dùng và nó chín một cách tự nhiên theo quy luật tạo hóa, không phải là "chín ép" (trong miền Nam gọi là chín "dú") hay dùng hóa chất như ngày nay chúng ta thấy vì mục đích lợi nhuận trên hết. Cũng nên phân biệt "chín muồi" với "chín rục".

Nhạc Muồi, Cải Lương và Tân Cổ Giao Duyên

Khi người nghệ sĩ Cải Lương cất giọng cho bản Vọng Cổ người ta thường khen giọng hát đó: "Hát muồi quá!". Đó có phải làm cho Nhạc Muồi thật gần gũi với Vọng Cổ như cái tên của dòng nhạc này nên được trân trọng hơn là chữ "nhạc sến"?

Tôi là người miền Nam, cụ thể hơn: người Sài Gòn, nên không rành rẽ về văn hóa miền Bắc. Nói như thế không có nghĩa phân biệt hay kỳ thị vùng miền, bởi văn hóa miền Bắc mà tôi cảm nhận, hấp thụ và thích thú, học theo hầu như do những người miền Bắc di cư từ những năm 1954 mang lại. Tôi có vài người bạn như thế mà tôi rất quý trọng.

Chúng ta đều biết, nhạc cổ truyền Việt Nam dựa trên "ngũ cung" thay vì "thất cung" như nhạc phương Tây. Miền Bắc có Chèo Cổ thì miền Nam có Cải Lương, tất nhiên Chèo Cổ có từ rất xưa so với Cải Lương.

Cải Lương mà thiếu Vọng Cổ, không còn là Cải Lương nữa. Bên cạnh Vọng Cổ, trong Cải Lương còn các bài bản khác: Nam Ai, Nam Xuân, Khốc Hoàng Thiên v.v... Nền tảng của Vọng Cổ xuất phát từ bài "Dạ Cổ Hoài Lang" của nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Dù không biết chắc chắn khoảng thời gian nhạc phương Tây du nhập vào Việt Nam, nhưng có lẽ nó xưa như... thời những người Pháp đầu tiên vừa đặt chân lên mảnh đất này?

Tuy nhiên, điều tôi muốn sẻ chia ở đây: người "mang nặng đẻ đau" loại hình "Tân Cổ Giao Duyên" là nhạc sĩ đáng kính - Viễn Châu. Ông hiện đang sống tại Sài Gòn như "Cây Đại Thụ Vọng Cổ" với tuổi 90.

Lịch sử của bài "Tân Cổ Giao Duyên" đầu tiên hình thành như Nhạc Sĩ Viễn Châu cho biết:

Lúc ấy, ở Sài Thành có hàng chục hãng đĩa ra đời để sản xuất đĩa ca vọng cổ phục vụ cho giới mộ điệu. Các hãng đĩa trong những năm cuối 1950, đầu 1960 cạnh tranh với nhau gay gắt nên soạn giả thời đó rất uy tín, được các hãng đĩa săn đón nồng nhiệt. Chính sự cạnh tranh đã khiến các soạn giả phải suy nghĩ để tìm ra cái mới cho bài vọng cổ của mình. Sau nhiều đêm ấp ủ, bài tân cổ giao duyên đầu tiên "Cô hàng chè tươi" [*] của ông ra đời. Khi viết bài tân cổ giao duyên, ông đã mạnh dạn rút ngắn phần vọng cổ (bỏ câu 3 và 4) để đưa tân nhạc vào, tạo thành bài tân cổ giao duyên hoàn chỉnh. Khi ông viết xong bài tân cổ giao duyên Cô hàng chè tươi (khoảng năm 1960) thì vẫn chưa biết đặt tên nó là gì. Mãi sau này, ông mới đặt tên cho nó là tân cổ giao duyên.

Không ngoa ngôn để nói: không có Nhạc Muồi không thể có Tân Cổ Giao Duyên.

Có thể nói, loại hình Tân Cổ Giao Duyên đã làm nên một cuộc "tân cách mạng" Cải Lương một lần nữa, sau cái tên "Cải Lương" vốn có như Giáo Sư Trần Văn Khê đã phân tích trên nhiều diễn đàn từ lâu.

Như trích dẫn nêu trên, nhạc phẩm "Cô Hàng Nước" (thể loại tân nhạc, nhưng mang âm hưởng dân ca Quan Họ rất nhiều) của nhạc sĩ Vũ Huyến (một nhạc sĩ người miền Bắc) đã tạo cảm hứng cho Nhạc Sĩ Viễn Châu sáng tạo ra loại hình Vọng Cổ mới vào lúc bấy giờ. Dù có một số người trong giới có phần thủ cựu chê bai khi nó ra đời, nhưng loại hình này nhanh chóng được chấp nhận như là một sáng tạo hết sức độc đáo, tân kỳ đánh đúng vào nhu cầu người thưởng thức vào lúc đó.

Trên tinh thần giao thoa văn hóa hai miền Bắc - Nam, văn hóa Đông - Tây, "Cây Đại Thụ Vọng Cổ" Viễn Châu đã để lại trong lòng giới chuyên môn và cả công chúng một nét son cho âm nhạc Việt Nam không phai nhạt theo thời gian.

Hầu như không nhạc sĩ nào "dám" viết Tân Cổ Giao Duyên với "Nhạc Kích Động", bởi nó quá "chỏi" nhau, đặc biệt về tiết tấu, nó tỏ ra khó hòa hợp, nếu không nói, nó sẽ bị biến thành "tân cổ vô duyên".

Dù loại hình Cải Lương hiện nay gần như bị suy vong như Chèo Cổ hay Hát Bội, nhưng Tân Cổ Giao Duyên vẫn còn chỗ đứng trên sân khấu, dù rất ít trong thời đại hiện nay. Điều đáng nói, loại hình này lại được gìn giữ và phổ biến từ các trung tâm ca nhạc hải ngoại như: Thúy Nga, Asia, Vân Sơn trong các kỳ đại nhạc hội, chứ nó không rộng rãi ngay tại Sài Gòn.

Cải Lương chỉ có vài chục bài bản quanh đi quẩn lại, người soạn lời cứ thế mà theo để đặt lời mới. Đó phải chăng là một trong những hạn chế lớn của Cải Lương làm cho khán giả nhàm chán? Nhịp điệu có phần lê thê, chậm buồn và phần lớn bài bản nghe não nuột, làm cho Cải Lương có lẽ như là đặc trưng để phản ánh và phù hợp với nền văn hóa nông nghiệp lạc hậu?

Cải Lương đứng trước nguy cơ "diệt vong", có lẽ vì không còn đáp ứng nhu cầu hiện nay, đặc biệt giới trẻ. Nó chắc rồi sẽ chịu chung số phận với Chèo Cổ, Hát Bội cũng như Kinh Kịch của Trung Quốc. Có chăng, nó sẽ tồn tại ở dạng "bảo tồn" như là một nét văn hóa truyền thống để giới thiệu với nước ngoài về một thời hoàng kim trăm năm của nó?!

Nhắc đến Cải Lương không thể không nhắc đến những giọng ca một thời, vừa sang trọng mà nồng nàn, vừa ấm áp lại giản dị: Phùng Há, Thành Được, Hữu Phước, Út Trà Ôn, Thanh Sang, Mỹ Châu, Thanh Nga, Phượng Liên, Ngọc Giàu v.v...

Đa số những nghệ sĩ tên tuổi thời bấy giờ, do nhiều yếu tố, đặc biệt do xuất thân từ các vùng miền Tây Nam Bộ khi xưa với gia cảnh khốn khó, làm cho họ không có được một đời sống học hành tới nơi tới chốn như nhiều người cùng thời bấy giờ. Không biết quá khứ đó có trở thành "phiên bản" như một "cô thôn nữ", dù đẹp mặn mà, nhưng thiếu sự "kiêu sa", "đài các" đối với những nhạc sĩ trẻ, ca sĩ trẻ tự cho rằng mình "sang"... "như tây"?

Lực lượng nghệ sĩ Cải Lương kế thừa ngày càng vơi dần và hụt hẫng nghiêm trọng, không còn gì cứu vớt nổi. Từ thanh cho đến sắc, từ lương tâm nghề nghiệp cho đến say mê cống hiến, cứ ngày càng rơi rụng và nhạt nhòa. Hiện nay, một khi giới trẻ có giọng hát như các "tiền bối" một thời, chắc chắn họ chẳng bao giờ "đầu quân" vào... Cải Lương, bởi nó đồng nghĩa đi vào ngõ cụt cho tương lai.

Đó là quy luật không tránh khỏi, khi gắn Cải Lương với vấn đề tiến hóa xã hội và hội nhập quốc tế ngày nay.

Một số người, cả dân trong giới "chơi" nhạc, đặc biệt dạo sau này trong nước (những năm 1990 trở lại đây) có vẻ có thành kiến và xem rẻ Nhạc Muồi?

Nói đến Nhạc Muồi đối với bộ phận này, nó có vẻ gần với sự quê mùa, lạc hậu, nghèo hèn, thậm chí pha lẫn một chút "sự thương hại" trong ánh nhìn của họ? Thấp thoáng sự hợm hĩnh, kiêu căng của thói "trưởng giả học làm sang", khi họ không nghiên cứu thấu đáo để hiểu rằng: giáo dục tử tế không có nghĩa được tính qua "bằng cấp", đặc biệt "bằng cấp" của Liên Xô và các nước trong phe cộng sản của những năm còn mạnh cũng như vừa sụp đổ?! Tôi không có ý coi thường người dân Liên Xô ngày xưa và các nước Đông Âu, mà chỉ muốn lên án, vạch trần tác hại của chế độ cộng sản ảnh hưởng thế nào đến lĩnh vực nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng.

Không ai dám viết Tân Cổ Giao Duyên bằng cách kết hợp Chèo Cổ - Nhạc Muồi hay Hát Bội - Nhạc Muồi và cũng không thể gắn Quan Họ Bắc Ninh hay Ca Trù với Nhạc Muồi. Do đó, có thể nói Nhạc Muồi là sản phẩm độc đáo của miền Nam (không có nghĩa nhạc sĩ và ca sĩ người Bắc không viết và ca được, thậm chí họ viết và ca rất... muồi là đằng khác). Ở đây ý nói, Nhạc Muồi là "đặc sản" có một không hai của Việt Nam, sản sinh từ cái nôi miền Nam.

Có một số nghệ sĩ hát Tân Cổ Giao Duyên bằng giọng Huế (cặp Minh Vương - Vân Khánh với bài "Chiếc nón bài thơ"), tạm chấp nhận được, nhưng nó không phổ biến rộng rãi bằng giọng thuần Nam Bộ.

Đoàn cải lương Chuông Vàng của miền Bắc, tôi không nghiên cứu thành lập từ khi nào, nhưng có dạo những năm đầu sau 1975, có nghệ sĩ hát Vọng Cổ bằng giọng thuần Bắc, thật khó làm ngưới nghe chấp nhận, do đó nó mau chóng bị bỏ qua. Sau này có nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền ca Vọng Cổ bằng giọng Nam Bộ có thể tạm chấp nhận được, nhưng giọng vẫn khá "cứng", không thể che giấu với đôi tai người Nam Bộ. Thanh Thanh Hiền so với các nghệ sĩ người miền Bắc như: Bích Sơn - giải Thanh Tâm 1960 [6], Thanh Vy (nghệ sĩ miền Bắc hát Cải Lương sau 1975), vẫn còn khoảng cách lớn về cảm thụ Vọng Cổ để hát mềm mại, uyển chuyển hơn.

Trong vở tuồng nổi tiếng Tô Ánh Nguyệt, khi tranh luận giữa hai người cha về "tống cựu nghinh tân" và "thủ cựu bài tân", có câu: Nước biển dùng làm muối, nước ngọt dùng trồng lúa, còn nước lợ thì người ta không biết làm gì.

Học hỏi là tính tốt, nhưng trong nghệ thuật nói chung cũng như âm nhạc nói riêng, nó có những khắc nghiệt riêng, nếu không hiểu ra thì dễ bị mang tiếng đua đòi, đèo bồng, đặc biệt "dây thanh đới" là của trời cho, đúng nghĩa. Không ai giống ai và không gì có thể thay thế dây thanh đới giữa người này với người khác, bất chấp có rèn luyện bao nhiêu năm, có cố bắt chước cỡ nào đi chăng nữa.

Tạo hóa vẫn giữ độc quyền về sáng tạo những điều con người không lý giải được, khi thượng đế ban cho người này dây thanh đới kiểu này và phát cho người khác dây thanh đới kiểu khác. Do đó, có người trở thành ca sĩ chuyên về Rock, Jazz, có người chuyên về Nhạc Muồi v.v... có người hát "được" nhưng không bao giờ trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Tất nhiên để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, không chỉ có một dây thanh đới phù hợp mà còn nhiều yếu tố khác, trong đó không thiếu điều mà người ta hay gọi là "Nghiệp".

Những thú vị của Nhạc Muồi

Có thể nói Nhạc Muồi là nỗi cứu rỗi cho Vọng Cổ (bài bản chính của Cải Lương). Hơn 50 năm trước, nếu Nhạc Sĩ Viễn Châu không sáng tạo "Tân Cổ Giao Duyên", có lẽ Cải Lương nói chung và Vọng Cổ nói riêng đã nói lời "chia tay" trên diện rộng với khán giả sớm hơn?

Nhạc Muồi khá gần gũi với Cải Lương bởi giai điệu, tiết tấu (nghĩa là đa số bài hát chậm, buồn). Nó cũng chỉ vài điệu nhạc, chủ yếu là Boléro, Rumba, hiếm "cao trào" trong bài hát, với "tone thứ" làm chủ đạo. Đôi khi người ta bắt gặp những điệu chachacha, tango được "đánh" lả lơi một chút cũng tạo ra một bản Nhạc Muồi rất muồi mẩn và mê ly, làm đắm say lòng người.

Hình như những bài "tone trưởng" khó làm bật lên cái đặc trưng của "Nhạc Muồi"?

Ai đó đã nói: Một bản nhạc buồn chưa chắc đã đi vào lòng người, nhưng một bản nhạc đi vào lòng người thường là một bản nhạc buồn. Điều này có lẽ đúng cho không chỉ riêng Nhạc Muồi.

Việt Nam, cho đến ngày nay vẫn chưa thoát khỏi nỗi buồn. Một nỗi buồn lớn lao của cả dân tộc dưới ách cai trị bạo ngược cùng chính sách ngu dân của cộng sản!

"Nhạc buồn" trở thành nơi cho "Nhạc Muồi" thỏa sức vẫy vùng sáng tạo.

Nét đặc biệt thú vị của "Nhạc Muồi" không hẳn ở điệu nhạc mà phần cốt lõi chính là lời hát mang lại cho khán giả. Lời trong các bản Nhạc Muồi bãng lãng, bồng bềnh mà lại thiết tha, sâu lắng xen lẫn nỗi bùi ngùi, tiếc nuối; bất chấp đó là một nỗi nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ bạn, nhớ tình nhân đã bỏ ra đi, nhớ về tuổi hoa niên hay nhớ người yêu của lính hoặc hoài vọng về quê cũ - nơi ta lớn lên và buộc phải rứt ruột chia lìa, cùng nhiều tâm trạng khác.

Một số người nhìn Nhạc Muồi dưới góc độ "ủy mị", "bi quan", thiếu tinh thần..."lạc quan cách mạng" (!) có lẽ từ đó tạo ra "phong trào" đả kích và giết chết nhạc vàng nói chung và Nhạc Muồi nói riêng, sau ngày "giải phóng"?

Viết "Nhạc Muồi", về phần nhạc không phải quá khó, nhưng phần lời đòi hỏi người soạn nhạc phải vô cùng tinh tế và phải đong đầy cảm xúc chân thật.

Điều này liên quan đến văn chương rất lớn.

Nhạc Muồi và văn chương

Văn chương trong Nhạc Muồi, ngoài năng khiếu trời cho, nó đòi hỏi một sự trải nghiệm, gọt dũa, chắt lọc cùng tính nhạy bén của một tâm hồn nhân ái để sao cho hòa quyện phần lời thật "ăn ý" với phần nhạc. Người nhạc sĩ chuyên sáng tác dòng nhạc này, tuyệt đại đa số, họ là những người "văn hay chữ tốt".

Nói đến văn chương là nói đến giáo dục. Ở đây, chúng ta đề cập đến nền giáo dục khai phóng và nhân bản. Một nền giáo dục như thế mới có tự do làm nền cho mọi sáng tác (sáng tạo) thăng hoa. Vậy là, "đụng đến" giáo dục "nhồi sọ" mang tính khuôn mẫu, công thức, đặt nặng về kỹ thuật viết và đạo đức giả khi còn ngồi trên ghế nhà trường từ những năm đầu trẻ làm quen với văn chương.

Khái niệm "văn mẫu" - một khái niệm quái dị và phi nhân tính - mà lớp trẻ sau này hứng chịu gây tác hại to lớn; không chỉ về việc hình thành nhân cách, đạo đức mà còn tác động lên cả lĩnh vực âm nhạc (không chỉ Nhạc Muồi) mà chúng ta đang bàn luận ở đây. Văn chương ngày nay hầu như không còn là nơi nuôi dưỡng, vun bồi tâm hồn hiền lương và trung thực cho thế hệ trẻ. Đó là điều vô cùng đau xót cho Việt Nam hiện nay!

Có vẻ người cộng sản chưa bao giờ nhận thấy họ tàn phá - mà tôi gọi (nhẹ nhất) là "ác hồn nhiên" - văn chương một cách... "vô tư" từ (ít nhất) 38 năm qua.

Giới cầm quyền cộng sản hình như chưa bao giờ chịu chiêm nghiệm, đúc kết và rút ra những bài học cay đắng khi nhiều năm sau "giải phóng" họ đã xem rất nhẹ vai trò văn chương mà chỉ chú tâm và "lèo lái" nó đi vào "con đường trụy lạc" mang tên "chính trị".

Cao hơn, cai thứ "văn chương" sau "giải phóng" đã lần hồi làm tha hóa tâm hồn người Việt và nô dịch cho "lý tưởng cộng sản" - một lý tưởng không tưởng, mơ hồ, phi nhân tính.

Thế hệ trẻ ra đời, lớn lên, tiếp nối "tiền bối" cộng sản bằng những tâm hồn xơ cứng, khô cằn, đua chen, đố kỵ, giành giựt chỗ đứng trong "làng" và họ đầy hận thù, nhỏ nhen, bẩn chật thông qua nhiều "nhà văn", "nhà thơ", nhiều "nhạc sĩ", "ca sĩ", "diễn viên", "đạo diễn" sống trong sự "nuôi nấng" và "chăm sóc" từ "vòng tay" "đảng ta" (!). Lớp người này không thể nào là "hạt từ tâm" như Trịnh Công Sơn đã viết.

Nhạc Muồi góp một phần không nhỏ cho "hạt mầm từ tâm" đâm chồi vươn lên đón ánh dương ban mai buổi sớm. Nhẹ nhàng và thanh thoát. Thánh thiện mà giản dị như "Chiếc Áo Bà Ba", như một "Cây Cầu Dừa" và đôi khi như" Lối Thu Xưa" cho tâm hồn bãng lãng để hoài niệm, trầm tư và cũng để biết ăn năn là gì sau những việc đã xảy ra.

Giá như giới cầm quyền hiểu được tầm quan trọng của văn chương ảnh hưởng không chỉ trong âm nhạc mà nó còn tác động mãnh liệt đến thế hệ trẻ hiện nay ra sao thông qua cái gọi là... "văn mẫu" (!) Thật khốn khổ cho nhi đồng, đến cả thanh thiếu niên ngày nay với vị "cứu tinh" - "văn mẫu" đối với nền văn học nước Việt (!).

Không thể có một áng văn hay, không thể có một lời nhạc bay bổng mà thiếu tự do trong đó. Nhiều độc giả chắc không khỏi thở dài khi chúng ta cùng nhắc thêm... "tính định hướng" trong viết văn, viết nhạc. Đó là sự thật, chí ít 38 năm qua, kể từ ngày "đảng đã cho em cuộc đời mới", "đảng chỉ cho em đường đi tới"

Chính thể cộng sản đã bóp nát tâm hồn và tính sáng tạo của tuổi trẻ ngay từ những bài học đầu đời, trước khi họ trở thành một nhà soạn nhạc tự do đúng nghĩa của nó. Trong số các nhạc sĩ, ca sĩ hiện nay, quá khó để tìm ra một người nghệ sĩ của nhân dân, chứ không phải loại "nghệ sĩ nhân dân" của tư tưởng bố thí!

Những dẫn giải nói trên, có phải góp thêm để lý giải tại sao hiếm có nhạc sĩ trẻ ngày nay viết lên những lời nhạc đậm đà chất thơ, đẹp như một bức tranh, so với ngày trước?

Bất giác tôi nghĩ, Quốc Trung, Huy Tuấn, và một số nhạc sĩ trẻ có tiếng hiện nay có thể nào viết ra một bản Nhạc Muồi không? Hoàn toàn được, nhưng chắc chắn nó nặng về kỹ thuật và khô... như ngói, tựa những giọng hát thời thượng hiện nay mà Nhạc Sĩ Nguyễn Ánh9 đã phê bình.