khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Ký Ức Về Hậu 30/4/1975







Biểu tình trước sứ quán CSVN tại Canberra, Úc, 30/4/2018







Gilbert Bécaud hát Le pianiste de Varsovie







HÁN NGUỴ” MỘT CHỮ NÊN DÙNG??? - Tác giả Stephen B. Young




“..Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt nam không Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy” .

Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho Dân Tộc Việt nam:
“Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ?..”

Ai thống trị Việt Nam ngày nay?

Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ. Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình.

Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.

Nhưng, thực sự, tổ chức nầy có phải là một Đảng đúng nghĩa của một đảng hay không?

Đáng lẽ ra một Đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành động nhằm phục vụ đất nước và dân tộc của mình.

Vì vậy, nếu cái gọi là Đảng Cộng Sản mà không phải là một Đảng đúng nghĩa, thì bộ máy đó là cái gi?

Một tập thể những người có chung một chí hướng tôn thờ người ngoài, một công ty làm ăn, một tổ chức mafia khai thác thị trường đất nước của họ chăng?

Như vậy chúng ta có vài tiêu chuẩn để đánh giá cái gọi là Đảng Cộng Sản bây giờ, đó là một đảng phái hay chỉ là một bọn làm ăn thiếu lương thiện?

Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là đảng Cộng Sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt nam là chuyện khác.

Tôi nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết mác-lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân.

Tiếp theo, đảng cộng sản phát động cuộc cách mạng xã hội, tiến hành giai cấp đấu tranh, đấu tố địa điền chủ, ám sát công chức, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, tịch thâu tài sản của người giàu có để sau cùng đưa giới lao động, những tên du thủ du thực, lên cầm quyền và khi vào Bộ chánh trị, lại lãnh đạo đất nước, dân tộc.

Hành động của đảng cộng sản lúc đó có mục đích thi hành “chính nghĩa xã hội chủ nghĩa ” theo ý hệ Mác-Lê.

Nhưng từ lâu lắm rồi, cái gọi là đảng Cộng Sản không còn giống như trước đó nữa. Nó đã hoàn toàn biến chất để trở thành một cái gì khác hẳn. Tức nó không phải cộng sản, không mang nội dung mác-lê, không chủ trương giai cấp đấu tranh để tiến lên xã hội công bằng, người không bốc lột người, như kinh điển mác-lê dạy người cộng sản.

Cách đây vài năm, ông Đặng Quốc Bảo, Khoa giáo trung ương, trong một báo cáo phổ biến hạn chế cho đảng viên cao cấp, nói rằng “hiện tại đảng Cộng Sản không còn chính nghĩa chút nào vì thuyết Mác-Lê lỗi thời và cũng không đúng, không khoa học”. Theo ông Bảo, thì đảng cộng sản không nên áp dụng thuyết ấy nữa. Hai ông Mác và Lê đã nghĩ sai về vũ trụ, về trời đất, về đời sống nhân loại.

Vậy người thông minh phải vứt bỏ chủ thuyết Mác-Lê.

Nếu ông Bảo đánh giá lý thuyết Mác-Lê đúng, thì đảng Cộng Sản không có một chính nghĩa nào để vẫn khẳng định tiếp tục đưa Việt nam đi theo con đường của mác-lê.

Vậy đảng cộng sản là cái gì?

Chỉ là một tập hợp những người đầy tham vọng và quyền lực. Họ không khác gì một thứ giặc cướp đối với nhân dân.

Ông Bảo nói thêm rằng “ tổ chức anh chị em cán bộ phải giữ quyền cai trị Việt Nam vài năm nữa, vì nếu không có một lực lượng mạnh giữ ổn định chính trị xã hội, thì nước sẽ loạn và dân sẽ khổ ”.

Lấy sự ổn định làm chính nghĩa của mình không có ý nghĩa tốt đẹp vì hoàn toàn thiếu thuyết phục.
Chính nghĩa ổn định, nhiều người bình thường có thể nói và thi hành. Cần gì phải có cái gọi là đảng Cộng Sản với 3 triệu đảng viên, với vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội ?

Quân Đội làm được. Phật Giáo làm được. Việt Quốc làm được. Ai cũng hy vọng làm được. Cái gọi là đảng Cộng Sản không thể tự cho là chỉ có họ mới làm được.

Theo tuyên truyền của đảng cộng sản, trong quá khứ, họ có công đức lớn để đứng trên và trước mọi người khác. Tức họ cho rằng họ có vai trò lịch sử Có đúng như vậy không?

Để trả lời, giờ đây, Bộ Chính Trị hãy tổ chức gọi hồn các đồng chí của họ đã chết, chết vì hi sinh hay chết oan vì đảng cũng được, để hỏi công việc đảng làm. Rồi, có lẽ họ nên gọi hồn để hỏi cái gọi là đảng cộng sản thật sự có công đức với dân tộc Việt Nam hay không?

Rồi, họ có thể gọi hồn để hỏi đảng cộng sản tại sao ngày nay vẫn nói đi theo mác-lê, mà trên thực tế không thấy xã hội việt nam chuyển biến theo mô hình” chính nghĩa Mác-Lê.” một chút nào nữa. Vậy thì cái đảng này nên tự giải tán, và có mang tội với đất nưóc, với dân tộc không?

Chúng tôi cũng có thể gọi hồn như Bộ Chính Trị. Chúng tôi có thể gọi hồn các vị cũng nằm xuống, vì nhiều lý do khác nhau, hỏi họ về công đức của cái gọi là đảng Cộng Sản.

Thí dụ, hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, hỏi ông Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng , ông Lý Đông A, Thư ký trưởng Đảng Duy Dân, các nhân sĩ yêu nước Ngô Đình Khôi, Nguyễn văn Bông, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ văn Ngà, Phan văn Hùm, Nguyễn văn Sâm, … và những người dân Huế chết hồi Tết Mậu Thân, vân, vân, … cho đến 1 ,2 triệu người Việt nam bình thường khác, chết trên biển cả, trong rừng sâu, trong các trại tù rải rác khắp cả nước.

Gọi hồn tất cả những người này về và lắng tai nghe họ nói số phận của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng Sản vận dụng “chính nghĩa Mác-Lê” để cướp lấy quyền lãnh đạo đất nước và giử độc tôn cho đảng .

Xin trả lời: Công đức ở đâu?

Bằng chứng thứ hai cho thấy cái gọi là đảng Cộng Sản là một đảng thì đảng ấy có hành động cụ thể như thế nào? Ngoài sự hiểu biết, sự suy nghĩ, sự tính toán của con người, các hành động của người đó phải cho chúng ta thấy rõ, một cách minh bạch, để kết luận người đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, đạo đức hay gian ác, cần tồn tại hay nên vứt đi thôi ?

Cái gọi là đảng Cộng Sản đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đất đai của tổ tiên để lại cho Bắc Triều mới . Và cả biển nữa! Tại sao?

Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc Triều mới? Phải.

Ở điểm này, chúng ta hãy nhìn rõ.

Cái gọi là đảng Cộng Sản đó vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Đảng cộng sản phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt nam hỏi tội của họ đối với tổ quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị. Hoặc một vụ Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra .

Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc Triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của Quốc gia.

Như vậy đảng cộng sản ở Hà nội không thể tự cho là một đảng có chính nghĩa yêu nước được, mà phải bị kết án là một đảng bán nước mới đúng.

Nếu đảng Cộng Sản Hà nội chuyên tâm phục vụ cho đòi hỏi, tham vọng của Bắc Triều mới, thì Việt nam tất nhiên phải lâm nguy làm thân nô lệ cho Hán Tộc. Nếu chỉ có riêng cái đảng cộng sản làm nô lệ Hán tộc thì chúng ta hà tất phải tốn lời.

Thực tế ở Việt Nam cho ta thấy công an, tình báo của Việt Nam đều do công an, tình báo Trung Quốc đào tạo và cố vấn. Nhờ đó mà công an, tình báo Hà Nội mới có đủ bản lãnh đàn áp những người dân chủ ở Việt Nam, đàn áp dân oan nạn nhân của những vụ đất đai bị đảng cộng sản tước đoạt, đàn áp những vụ biểu tình chống Trung quốc xâm chiếm đất đai bằng vũ lực và thô bạo.

Nhìn lại lịch sử Việt nam thì từ thời Ngô Quyền đến nay, chỉ có vài nhà vua Việt nam theo Bắc Triều một cách xấu hổ như vậy. Có Nhà Mạc phải xin sự ủng hộ của Hoàng đế phương Bắc để đối phó với Nhà Lê. Có vua Lê Chiêu Thống xin Trung Quôc gởi binh qua Hà nội để đánh anh em Nhà Tây Sơn. Có vua Gia Long và Minh Mạng lấy y thức hệ Tống Nho của Nhà Thanh bên Tàu để làm nền tảng đạo lý xây dựng uy quyền cho Nhà Nguyễn.

Nhưng các ông vua này không làm mất đất, mất biển vào tay ngoại bang chỉ vì quyền lợi riêng tư như đảng cộng sản ngày nay.

Cầu viện thường hay lệ thuộc tư tưởng của kẻ khác, khó tránh khỏi bị dẩn đến mất chánh nghĩa quốc gia. Phải chăng vì thế mà Nhà Mạc đã không thắng Nhà Lê, vua Lê Chiêu Thống thua Quang Trung Nguyễn Huệ. Riêng Nhà Nguyễn vì chọn lựa sai lầm học thuyết lỗi thời mà cứ khăng khăng ôm giữ nên thua người Pháp. Tức một thứ lệ thuộc tư tưởng.

Khi có được chỗ dựa mạnh là Bắc kinh, cái gọi là đảng Cộng Sản sẽ đánh bại được toàn dân Việt Nam chăng? Tức đảng cộng sản vĩnh viễn đàn áp, bốc lột nhân dân chăng?

Mới đây khi nghe tin Bắc Kinh tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa trở thành môt đơn vị hành chánh mới trực thuôc Tỉnh Hải Nam, lập tức xảy ra nhiều cuộc biểu tình của dân chúng thanh niên, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà nội, chống chánh sách xâm lược của Trung Quốc.

Cái gọi là Đảng Cộng Sản không dám lên tiếng phản đối kẻ cướp đất, trái lại thô bạo đàn áp dân chúng công khai bày tỏ lòng yêu nước. Khí thế của nhân dân Việt Nam bây giờ làm cho đảng cộng sản Hà Nội bắt đầu lo sợ. Nếu đảng cộng sản khôn ngoan thì hãy thấy ở đây, tức ở nhân dân, mới là chỗ dựa vững chắc hơn thế của Trung Quốc.

Nhưng cái gọi là Đảng Cộng Sản nghe theo ai?

Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rõ phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán Ngụy.

Tiếc vì chúng tôi biết chắc chắn có nhiều đảng viên của cái gọi là Đảng Cộng Sản không muốn như vậy. Họ thương dân, yêu nước thật lòng. Nhưng họ lo sợ, có thể vì bất lực, cho sự an nguy của bản thân và gia đình trước những thủ đoạn khéo léo, gian ác, đê hèn của lực lượng Công An, Tình Báo đang có mặt khắp nơi rình rập.

Bọn Hán Ngụy thật sự không có nhiều người, nhưng họ có thế mạnh và nhiều tiền bạc. Họ quyết tâm giữ quyền lực cai trị đất nước mãi mãi. Họ sẽ làm cái gì phải làm để không mất địa vị cầm quyền, tức quyền làm ăn, làm giàu của họ.

Lệ thuộc Bắc Kinh, đối với họ, là một giá phải trả, họ chấp nhận trả, để có phương tiện ổn định xã hội chính trị Việt nam, tức duy trì chế độ độc tài toàn trị. Ổn định là cho quyền lợi của họ.

Đất nước đối với họ chỉ là phương tiện trao đổi.

Trung Quốc có một triết lý bình định thiên hạ từ đời Tần Thủy Hoàng. Ông ấy lấy ý kiến của phái Pháp Gia gồm lý thuyết âm dương, ngũ hành để kiến tạo thái hòa. Làm chính trị như vậy không theo sự giảng dạy của Khổng Mạnh, trái lại, đưa ra chính sách đại đoàn kết, giữ phép nước dưới sự lãnh đạo đọc tôn theo một vị hoàng đế. Đó là thuyết của Mặc Địch.

Cái đạo chính trị này – “ hoàng đế chính thuyết ”– là lý thuyết xây dựng xã hội không cần nghe ý dân. Đi từ trên xuống, không phải từ dân lên.

Ngày nay là tập trung dân chủ, tức dân chủ xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ chí minh. Hoàng Đế nghe trời, ra lịnh và thiên hạ phải tuân theo. Dân không nghe theo thì sẽ bị phạt, nặng nhẹ tùy theo mức độ của sự phản bội, bất hiếu đối với chế độ.

Một ông Hoàng Đế không cần đức, không cần uy tín mà vẫn giữ được ổn định xã hội. Hiếu nghĩa thay thế nhân nghĩa. Cấp trên nói cái gì thì cấp dưới vâng dạ theo răm rắp. Nói vô phép, mất dạy, thì bị phạt, không được phần thưởng.

Đạo làm hoàng đế có mục đích lấy ý trời và qua cơ cấu hành chánh, ép thiên hạ vâng lệnh làm theo ý đó, mặc cho họ muốn hay không.

Trong lịch sử Việt Nam, các Nhà Lý, Trần và Lê không lấy đạo Hoàng Đế của Bắc Triều để trị dân.. Nhà Lý và Nhà Trần theo đạo Phật. Nhà Lê cho đến Vua Lê Thánh Tôn theo quan điểm nhân nghĩa do Nguyễn Trãi viết ra.

Vua Lê Thánh Tôn bắt đầu theo chủ nghĩa Bắc Triều , tức lấy Tống Nho bênh vực ngôi vị Hoàng Đế một cách mù quáng với đạo hiếu nghĩa cha mẹ, vua chúa.

Đến Nhà Mạc, Chúa Trịnh, thì ảnh hưởng Tống Nho ở cấp quan văn và các đại gia đình quan chức mở rộng. Nhà Nguyễn áp dụng Tống Nho và quan điểm hoàng đế, đưa triều đình Huế đi theo gương Nhà Thanh bên Tàu.

Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt nam không Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy”

Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho Dân Tộc Việt nam: “Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ?

Người Mỹ khi họ giúp các Chính Phủ Việt nam Cộng Hòa, khi họ làm cố vấn cho Chính phủ và quân đội quốc gia, họ thật sự muốn gì? Họ khuyến khích người Quốc Gia làm gì? Họ đòi hỏi Chính Phủ Sài gòn có chính sách nào?

Nói chung, người Mỹ từ Tổng Thống Eisenhower cho đến Tổng Thống Nixon, từ Đại Sứ Elbridge Durbrow cho đến Đại Sứ Ellsworth Bunker, tất cả đều yêu cầu Chính Phủ Sài gòn lo cho dân, áp dụng chế độ hiến trị, tổ chức các cuộc bầu cử từ xã ấp đến trung ương, trong sạch, dân chủ, cải cách ruộng đất, phát triển kinh tế, mở rộng giáo dục theo tôn chỉ “nhân bản, khoa học, khai phóng ” …

Đối với Mỹ thì ý dân là hơn ý trời. Mỹ không bao giờ theo “ hoàng đế chính thuyết ”.

Như vậy làm “Mỹ Ngụy” là chọn phương pháp lo cho dân, cho quê hương Việt Nam, cho văn hóa, đạo đức dân tộc.

Người Mỹ đến Việt Nam, không ở lại Việt Nam. Và “dân ngụy.” không hiến dâng đất dai, biển cả cho ngoại bang. Hơn nữa, trong lịch sử, người Mỹ không làm thuộc địa, không làm Thái thú, chỉ làm bạn đồng minh giai đoạn.

Còn người Việt nào bây giờ làm Hán Ngụy thì phục vụ ai?

Họ có lo sợ số phận Tổ quốc của họ không? Hay chỉ có chung một thứ tập hợp những người cùng chí hướng tôn thờ quyền lợi bản thân mà thôi?



Chợ Âm phủ và đường sách Hà Nội







Đăng ký thông tin cá nhân: hé lộ sự luồn lách nhà mạng







43 năm và những giọt nước mắt







Phỏng vấn nhà giáo Nguyễn thị Thái Lai







Triều Đại hay Chế Độ thay đổi; nhưng Đất Nước và Dân Tộc mãi mãi còn đó!: Những thành công của cộng đồng người Việt tị nạn ở Brazil







Tin về Hội Thánh Đức Chúa Trời 'cần được kiểm chứng' (Source: BBC Viet)




Truyền thông của nhà nước Việt Nam gần đây ồ ạt đưa tin tiêu cực về 'Hội Thánh Đức Chúa Trời', trong khi đó Ban Tôn giáo Chính phủ nói những biểu hiện tiêu cực về những nhóm này 'cần được kiểm chứng.'

Thông tin từ truyền thông Việt Nam chủ yếu phản bác tổ chức này, cho rằng họ "dùng chiêu trò" để "dụ dỗ người tham gia bỏ vợ bỏ chồng, bỏ học, bỏ thờ cúng tổ tiên" và phải đóng lệ phí thành viên trị giá 10% thu nhập.

Cũng có tin cho rằng đây là các nhóm thuộc tổ chức tôn giáo cùng tên có nguồn gốc Nam Hàn.

Hội Thánh Đức Chúa Trời hoạt động ra sao?

 
 
Thông tin trên website chính của Hội Thánh Đức Chúa Trời (tên tiếng Anh là World Mission Society Church of God) cho hay hội này do ông An Xang Hồng (Ahn Sahng-hong) người Hàn Quốc sáng lập năm 1964.

Hội tuyên bố có khoảng 7.000 ngàn hội thánh thành viên quy tụ gần ba triệu tín đồ từ 175 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Nay Hội do ông Tổng Hội trưởng Mục sư Kim Joo Cheol và bà Jang Gil-ja - được gọi là 'Mẹ' - lãnh đạo.

Hoạt động của HTĐCT gồm cứu hộ cứu nạn, bảo vệ môi trường, chăm sóc trẻ em nghèo và người khuyết tật, hiến máu, cùng các chương trình hòa nhạc.

Hội sở hữu nhiều tu viện tráng lệ ở khắp Hàn Quốc, bảo tàng và dàn nhạc giao hưởng đồ sộ. Các thành viên của HTĐCT đều có mã số riêng.

Hội này cũng tự tuyên bố từng nhận giải thưởng Phụng sự Tình nguyện (Award for Voluntary Service) của Nữ hoàng Anh vào năm 2016, cùng nhiều giải thưởng và tuyên dương khác của chính quyền Hàn Quốc cho các hoạt động ứng cứu động đất, làm sạch thành phố.

Ở Việt Nam, một số nhóm tôn giáo mang tên HTĐCT được cấp phép hoạt động từ lâu. Nhưng hiện chưa rõ nhóm nào thuộc giáo hội có nguồn gốc Nam Hàn, nhóm nào không.

Trao đổi với BBC qua điện thoại ngày 25/4, Mục sư Trần Nguyễn Duy Thắng của Hội Thánh Đức Chúa Trời ở Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, nói dù cùng tên nhưng giáo hội của ông, được cấp phép cách đây 20 năm, 'không có liên quan gì' đến 'Hội Thánh Đức Chúa Trời' mà báo chí nhắc tới gần đây.

"Tôi không có liên hệ gì với họ, cũng không bình luận, đánh giá hoạt động của họ. Tuy nhiên với những việc báo chí phản ánh như ép buộc thành viên từ bỏ cha mẹ, vợ chồng, đóng tiền phí tham gia thì tôi cho rằng điều này không đúng với những gì mà người công giáo chúng tôi thực hiện, không đúng những gì được dạy trong Kinh Thánh là phải yêu thương, tha thứ, nâng đỡ..."

Báo chí Việt Nam đồng loạt đưa 'tin xấu'

 
Trong khi đó, các nhóm Hội Thánh Đức Chúa Trời mà nhiều báo Việt Nam cho rằng thuộc giáo hội cùng tên ở Hàn Quốc, được cho đã 'vươn vòi ra nhiều tỉnh thành' như Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Long.

Hoạt động của những nhóm này được mô tả chủ yếu là tiêu cực, như "ép đóng tiền, khuyến khích phá thai" (Zing.vn), "thuyết giảng như kẻ điên loạn" (VTC News), "tan cửa nát nhà vì theo HTĐCT" (Thanh Niên).

Một bài trên báo Tuổi Trẻ còn hướng dẫn học sinh, sinh viên rằng "gặp những trường hợp bị các hạng người của tổ chức 'Hội Thánh Đức Chúa Trời' lôi kéo, tốt hơn là cứ từ chối hoặc phớt lờ..."

Bộ Giáo dục Đào tạo và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng có lời 'cảnh báo sinh viên tranh bị lôi kéo vào ĐTĐCT', theo truyền thông Việt Nam.

Một bình luận từ tài khoản Facebook Nguyễn Minh Khoa, đưa các thông tin chi tiết về lịch sử HTĐCT với người sáng lập là ông An Xang Hồng, thường có hoạt động truyền bá nhắm vào đối tượng sinh viên, phụ nữ trẻ, và những người cô đơn.

Chính quyền lo ngại?

Cụm từ 'tà giáo', 'tà đạo' được nhiều tờ báo Việt Nam đề cập trong các bài viết về Hội Thánh Đức Chúa Trời.

"Giáo lý của tổ chức này có một số nội dung mang tính chất tà giáo, không đúng với Kinh Thánh", theo bài báo trên Lao Động ngày 24/4.

"Các giáo lý, giảng đạo của "Hội thánh Đức Chúa Trời" mang tính chất tà đạo, có biểu hiện mê tín dị đoan", theo Sài Gòn Giải Phóng ngày 26/4.

"Công an xác minh nhóm tà giáo 'Hội Thánh Đức Chúa Trời" là nhan đề bài báo của Dân Việt ngày 24/4.

Bình luận về sự việc này, Mục sư Lê Minh Đạt, từ TP Hồ Chí Minh nói với BBC ngày 25/4:

"Các tôn giáo cũng cần có môi trường tự do cạnh tranh để tôn giáo tốt thì tồn tại, tôn giáo không tốt sẽ tự tàn lụi."

Nói với BBC, mục sư Lê Minh Đạt nói trước hết cần xem Hội Thánh Đức Chúa Trời như những tôn giáo, tín ngưỡng bình thường khác và người dân có quyền tự do lựa chọn đức tin theo quy định của pháp luật.
Sau đó, để có thể đánh giá đây có là 'tà giáo' hay 'cuồng tín' hay không, cần tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu Kinh Thánh chứ không thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước, chừng nào cơ sở tôn giáo đó không phạm pháp.
"Tà giáo" là một khái niệm thần học, và thường được sử dụng trong nội bộ Cơ đốc giáo để nói về những niềm tin sai trật so với Kinh Thánh, thang đo đúng sai là Kinh Thánh. Một giáo hội có phải tà giáo hay không, do đó, không phải vấn đề pháp lý và không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật."

Phản ứng từ giới chức

 
 
Trong khi đó, nhu cầu được đánh giá một cách rõ ràng về HTĐCT, ít nhất là ở thời điểm này chưa được trả lời thỏa đáng từ phía cơ quan quản lý Việt Nam.

Phản ứng chính thức của Ban Tôn giáo Chính phủ đăng trên website ngày 25/4, dẫn lời Trưởng ban Vũ Chiến Thắng, nói có cấp phép một số nhóm tôn giáo cùng tên.

Nhưng để khẳng định các nhóm Hội Thánh Đức Chúa Trời 'tiêu cực' như báo chí phản ánh có liên quan đến các nhóm được cấp phép không thì cần phải có thời gian kiểm chứng, theo ông Thắng.
Trước đó, báo Vietnamnet dẫn lời bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nói ở góc độ quản lý văn hoá, việc khẳng định mê tín dị đoan hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố do ranh giới 'rất khó trên thực tế'.

Bà nói nếu việc này mang lại hậu quả xấu cho xã hội như phản ánh của báo chí thì "có các quy phạm pháp luật khác để điều chỉnh".



CON LẠY BỐ: CON ĐANG SỬA SỌAN VISA ĐI "TỴ NẠN CHÍNH TRỊ"







Hoàng Oanh hát Bà Mẹ Phù Sa, nhạc Phạm Duy







Hình tượng giáo sư qua Socrates - Tác giả Gs Nguyễn văn Tuấn







Những thảo luận chung quanh về một đại học có chủ trương bổ nhiệm giáo sư dẫn đến tranh luận về ý nghĩa của chữ “giáo sư”. Nhưng hình như chưa có ai lí giải thế nào là một giáo sư. Lí giải được câu hỏi này sẽ giúp cho sự hiểu biết về chức danh giáo sư tốt hơn. Trong một bài luận bàn về Socrates, tác giả David Knox (1) diễn giải thế nào là một giáo sư qua hình ảnh của nhà hiền triết Socrates.  Ở đây, tôi diễn giải mô hình đó theo ý nghĩa hiện đại của chức danh "giáo sư".
 
Socrates
 
Bàn về chức danh giáo sư, không thể không nhắc đến một nhân vật rất quan trọng trong văn minh phương Tây: Socrates. Có lẽ nhiều người biết rằng Socrates (sinh ra vào khoảng 470 trước Công nguyên) là một triết gia cổ đại Hi Lạp, nhưng ông còn là một "tượng đài" của giới hàn lâm. Tuy nhiên, điều kì lạ là ông không để lại đời một tác phẩm nào. Tất cả những gì người đời sau biết về ông là qua những tác phẩm của hai người học trò danh tiếng là Plato và Xenophon. Di sản học thuật của Socrates đã được viết thành nhiều bộ sách, tôi thiết nghĩ không cần (và cũng không thể) nói ra một cách đầy đủ ở đây. Chỉ nói ngắn gọn rằng Socrates được xem là "cha đẻ" của tư tưởng triết học phương Tây.
 
Sự nghiệp sáng chói của ông bị kết thúc một cách bi thảm. Năm ông 70 tuổi, Socrates bị đưa ra toà án công chúng xử về tội không công nhận Thượng đế mà Nhà nước thì công nhận Thượng đế, và tội làm hư hỏng giới trẻ. Cuộc xử xét công khai ở Thủ đô Athens, với sự tham dự của cư dân và môn sinh của ông. Bồi thẩm đoàn kết tội ông với số phiếu 280 là có tội và 220 phiếu vô tội. Khi toà cho ông tự định tội, ông mỉa mai nói rằng đáng lí ra ông nên được tưởng thưởng cho những việc làm và tư tưởng của ông. Toà cho ông chọn hình phạt tử hình hoặc lưu vong; ông bình thản chọn án tử hình và ông là người tự thi hành án. Ông vẫn kháng án và đề nghị án phạt tiền, nhưng tòa không chấp nhận đề nghị đó. Ông được điệu đến một nhà tù, và người ta để ông tự uống độc dược. Theo Plato, trong giây phút cuối đời, ông trăn chối với một người học trò là "Chúng ta còn nợ Asclepius một con gà trống. Nhớ trả cho ông ấy." Xin nhắc lại rằng Asclepius là thần thành hoàng của nghề y. Và, thế là ông ra đi vĩnh viễn ở tuổi 70. Có người cho rằng ông chết vì tính ngạo mạn, nhưng cũng có người đề cao tính "nói là làm" của ông. 
 
Trong giới khoa bảng, Socrates là một tượng đài về học thuật, một người được xem là Á Thánh. Ông là người đề xướng cái mà giới hàn lâm thường gọi là Phương pháp Socrates. Những suy nghĩ và cách làm trong Phương pháp Socrates đặt nền móng cho Phương pháp Khoa học (Scientific Method) mà chúng ta sử dụng ngày nay. Theo Phương pháp Socrates, để giải một vấn đề phức tạp, chúng ta chia vấn đề ra thành nhiều câu hỏi nhỏ, đặt ra giả thuyết, rồi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó, sau cùng đúc kết thành một giải đáp toàn diện. Đó cũng chính là cách thức vận hành của khoa học hiện đại, theo cái mà chúng ta vẫn gọi là Scientific Method -- Phương pháp Khoa học.
 
Socrates là một tấm gương tuyệt vời của một giáo sư, một anh hùng học thuật. Thật vậy, khi nói đến ý niệm về chức năng của -- và những thành tố làm nên -- một giáo sư, giới hàn lâm đều dùng Socrates làm mô hình chuẩn. Điều này hợp lí, vì Socrates không chỉ là một người thầy vĩ đại, mà còn là một nhà khoa học mẫu mực.   
 
Giáo sư như là ... người hùng
 
Có lẽ ít ai nghĩ rằng thời xưa ý niệm về giáo sư có liên quan mật thiết với ý niệm "anh hùng". Xuyên suốt lịch sử nhân loại, anh hùng là người có tài năng, có đóng góp lớn, có khí phách, và họ tồn tại như là những tấm gương tốt của nhân loại. Theo tác giả David Knox, vào thế kỉ 18-19, các học giả chia anh hùng thành 6 nhóm chính:
 
  •        thần thánh;
  •        nhà tiên tri;
  •        thi sĩ;
  •        giáo sĩ;
  •       văn sĩ (những người trong thế giới văn chương); và
  •        vua chúa.
 
 
Điều thú vị là vua chúa được xếp sau cùng trong bảng xếp hạng anh hùng! Anh hùng theo cách hiểu thời đó là những cá nhân có những hành động và việc làm siêu nhân. Người được tôn vinh là anh hùng chẳng những tài năng, mà thường mạnh mẽ hơn, thông thái hơn, can đảm hơn, sùng đạo hơn, và kiên nhẫn hơn người thường. Xin nói thêm là ý niệm về "anh hùng" thời đó không giống như "Anh hùng lao động" thời nay.
 
Danh từ "Giáo sư" trong tiếng Việt tương đương với danh từ “Professor” trong tiếng Anh. Chữ Professor trong tiếng Anh có xuất xứ từ tiếng Latin, có nghĩa là “Người thầy công chúng” (Public Teacher). Theo các đặc tính trên, các học giả thời thế kỉ 18-19 xem giáo sư như là những anh hùng. Những người như Socrates (và học trò ông là Plato), Aristotle, Đức Phật Thích Ca, Khổng Tử, v.v. là những người thầy công chúng, và cũng là những anh hùng. 
 
Theo nghĩa hiện đại, giáo sư là người thầy. Vậy thì điều gì phân biệt một giáo sư với một người thầy tiểu học hay thầy dạy nghề? Để trả lời câu hỏi đó, các học giả dựa vào những đặc tính của sự nghiệp của Socrates để định nghĩa thế nào là một giáo sư hiện đại. Đó là 6 đặc tính liên quan đến học thuật, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, thẩm quyền chuyên môn, chính kiến, và làm gương cho sinh viên.
 
1.  Học giả
 
Giáo sư trước hết là một học giả, hiểu theo nghĩa “scholar” trong tiếng Anh. Chính cái “chất” học giả này làm cho giáo sư khác với thầy giáo thông thường. Học giả theo cách hiểu thông thường là người có kiến thức uyên thâm về một lĩnh vực chuyên môn. Lĩnh vực chuyên môn có thể là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Tính cách học giả còn có nghĩa là giáo sư phải giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho môn sinh, chứ không phải chỉ giữ kiến thức cho cá nhân.
 
Thật ra, chữ “scholar” có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp là “schole”, có nghĩa là “thì giờ thư nhàn.” Những người như Socrates và môn sinh của ông có thời gian nhàn nhã, nên họ có điều kiện để suy nghĩ sâu về những vấn đề mang tính triết lí và ý nghĩa của cuộc đời. Có lẽ chính vì thế mà công chúng thường có ấn tượng về giáo sư như là những người nhàn hạ, ngồi ở tháp ngà, chuyên bàn chuyện “trên mây”, chẳng liên quan gì đến thực tế. Dĩ nhiên, ấn tượng về giáo sư tháp ngà như thế có thể đúng với thời xưa, nhưng không còn đúng trong thời đại ngày nay. Khi nghĩ đến giáo sư như là học giả, tôi nghĩ ngay đến những người cụ Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, hay xa xưa hơn là Nguyễn Trãi. 
 
2.  Nhà nghiên cứu
 
Socrates quan niệm rằng tri thức có thể đúc kết từ nghiên cứu khoa học theo Phương pháp Socrates (tức Phương pháp Khoa học ngày nay). Nhưng tri thức do Socrates tạo ra không phải để ông hưởng lợi cá nhân, mà là để đem lại phúc lợi cho xã hội và nhân loại. Do đó, quan niệm về người giáo sư hiện đại phải là người có khả năng tạo ra tri thức mới qua nghiên cứu, và chuyển gia tri thức đó giúp cho xã hội và nhân loại tốt hơn. 
 
Vì thế, giáo sư không chỉ là một học giả, mà còn là một nhà nghiên cứu. Thời gian nhàn nhã của giáo sư không phải để tiêu khiển, mà thực chất là để nghiên cứu. Nghiên cứu là một hoạt động không thể thiếu được của một giáo sư, và chính nghiên cứu là yếu tố làm nên tính cách của một giáo sư, để phân biệt họ với người thầy dạy nghề. Người thầy dạy nghề hay thầy bậc tiểu học không làm ra tri thức mới bằng phương pháp khoa học.
 
 
3.  Thành viên của cộng đồng học thuật  
 
Vào thế kỉ 18-19 (và vào thời của Socrates), Âu châu có một những cộng đồng gọi là “Cộng hoà văn chương” (Republic of Letters). Theo cách hiểu ngày nay, Cộng hoà văn chương thực chất là cộng đồng học giả, là những hiệp hội chuyên ngành. Socrates và học trò ông từng tham gia vào những cộng đồng học thuật ở thủ đô Athens, và họ đàm đạo chuyện triết lí trong các cộng đồng đó.
 
Theo nghĩa hiện đại, giáo sư phải là một thành viên tích cực trong “cộng hoà văn chương” hay cộng đồng học thuật. Nói cách khách, giáo sư phải là một thành viên của các hiệp hội chuyên môn. Cộng đồng học thuật không có biên giới chính trị, không phân biệt ý thức hệ. Giáo sư ở Nga hay ở Mĩ vẫn có thể trao đổi trong cộng đồng học thuật. Giáo sư phải tương tác với các đồng nghiệp (trong và ngoài nước) trong các cộng đồng học thuật. Hình thức tương tác là công bố những tác phẩm, những công trình nghiên cứu, những công trình học thuật trên các tập san của cộng đồng. Ngày nay, chúng ta hiểu rằng đó là công bố quốc tế. Do đó, giáo sư phải có công bố quốc tế, vì đó là một thành tố tạo cái chính danh của giáo sư.
 
4.  Người có thẩm quyền
 
Giáo sư là người có thẩm quyền về một lĩnh vực chuyên môn. Xã hội kì vọng rằng chiều sâu và bề rộng về kiến thức của giáo sư phải cao và rộng hơn người thầy tiểu học. Giáo sư không chỉ phải có kiến thức sâu và rộng, mà kiến thức không được “bất biến”. Điều này có nghĩa là giáo sư phải là người năng động, lúc nào cũng tìm cái mới, lúc nào cũng tự trau dồi kĩ năng và kiến thức. Theo cách hiểu hiện đại, giáo sư phải liên tục có những công trình khoa học công bố trong các diễn đàn học thuật.
 
Những kiến thức của giáo sư phải được chuyển giao qua hình thức cố vấn cho Nhà nước hay các tổ chức hoạt động vì lợi ích chung của dân tộc. Lúc sinh tiền, Socrates là một mẫu mực về thẩm quyền. Ông phân biệt những vấn đề lớn và những vấn đề nhỏ, những vấn đề lâu dài và những vấn đề cấp thời. Môn sinh của ông là những người xuất thân từ các gia đình giàu có ở Hi Lạp. Ông dùng kiến thức của mình để đào tạo những môn sinh, với kì vọng họ sẽ trở thành những lãnh đạo tương lai. Đó cũng chính là một trong những chức năng của giáo sư thời nay.
 
5.  Người phản biện 
 
Giáo sư là một học giả, một nhà khoa học, và cũng là một nhà trí thức. Nhà trí thức thời nào cũng có những tính phổ quát là tôn trọng lí tưởng chân thiện mĩ, độc lập trong suy nghĩ, hoài nghi lành mạnh, và tự do sáng tạo. Giáo sư phải có niềm tin, hay cái mà tiếng Anh gọi là “conviction” (có lẽ hiểu là “lập trường”). Giáo sư, do đó, phải có chính kiến, nhưng chính kiến của họ không phải dựa trên cảm nhận cá nhân, mà qua đúc kết từ các nghiên cứu của chính họ. Nói theo ngôn ngữ thời nay, giáo sư phải có tinh thần phản biện, và sẵn sàng nói ngược lại những gì mà Nhà nước làm, và tinh thần phản biện vì lợi ích của cộng đồng.
 
6.  Tấm gương
 
Lúc sinh tiền, Socrates là một nhà giáo mẫu mực, người mà lời nói đi đôi với hành động. Dù ông không chấp nhận bản án dành cho ông, nhưng ông thượng tôn pháp luật do chính ông đề ra, và ông sẵn sàng chọn cái chết vì tinh thần đó. Do đó, một cách lí tưởng, giáo sư hiện đại phải là tấm gương cho sinh viên và học sinh. Giáo sư phải thực hành những gì họ giảng, và qua đó mới tạo được niềm tin ở sinh viên. Có thể có người không đồng ý với đặc tính này của giáo sư, nhưng đó là một thực tế. Sinh viên và học sinh nhìn vào giáo sư để phấn đấu và để tìm cho mình một hình tượng mẫu, để theo đuổi một định hướng. 
 
Tóm lại, sáu đặc điểm trên đây trong cuộc đời và sự nghiệp của Socrates chính là những thành tố tạo nên một giáo sư hiện đại. Ý niệm về giáo sư có gốc gác từ ý niệm về người hùng vào các thế kỉ trước, và người hùng tiêu biểu là triết gia Socrates, Đức Phật Thích Ca, Khổng Tử. Có lẽ đa số giáo sư ngày nay không dám nhận mình đứng ngang hàng với các bậc tiền bố đó, nhưng việc làm của họ cũng không khác gì mấy so với việc làm của giáo sư ngày nay: giảng dạy, nghiên cứu, và phụng sự xã hội.
 
Giáo sư là nhà giáo, là một thành phần trong giai cấp thầy. Nhưng giáo sư là thầy giáo công chúng, chứ không đơn thuần là thầy giáo tiểu học hay dạy nghề. Giáo sư khác với thầy giáo thường ở điểm họ chẳng những giảng dạy, mà còn nghiên cứu khoa học và sản sinh ra tri thức mới. Tri thức mới không phải cho cá nhân họ, mà phải đem lại phúc lợi cho xã hội và nhân loại. Cần nói thêm rằng danh từ "giáo sư" trong tiếng Latin có nội hàm là người có thẩm quyền và chuyên gia. Nội hàm thẩm quyền và chuyên gia được xây dựng trên giảng dạy (đào tạo) và nghiên cứu của cá nhân giáo sư. Do đó, một người không hành nghề giảng dạy và cũng không nghiên cứu không thể là một giáo sư đúng nghĩa.
 
Những "ôn cố tri tân" củ David Knox có liên quan đến việc hiểu thế nào là giáo sư ở nước ta. Trong thực tế, nước ta có nhiều người mang hàm giáo sư nhưng họ không giảng dạy hay nghiên cứu. Do đó, có lẽ đến lúc cần cải cách qui trình và tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư. Cũng như một số người phát biểu trên báo chí, tôi cho rằng nên trả danh từ "Giáo sư" về cho đại học, và nên trao quyền bổ nhiệm giáo sư cho đại học. Bất cứ đại học nào cũng đều có quyền bổ nhiệm giáo sư, nếu đại học có sẵn một qui trình minh bạch và một bộ tiêu chuẩn khoa học.
 
***
(1) "Socrates: The First Professor" của David Knox, đăng trên Innovative Higher Education 1998;23:2.  



Tôi Gọi Nó Là, thơ Ian Bùi




Tôi gọi nó là ngày Quốc-Tang:
Ngày Tự-Do bị bóp cổ dã-man
Kẻ ở, người đi -- giờ tuyệt-vọng...

Đồng-minh tháo chạy, sử sang trang
 
Tôi gọi nó là ngày Quốc-Tang:
Già vui mếu-máo, trẻ huênh-hoang
Người thua kẻ thắng muội-mê vỡ
Nồi da xáo thịt đệ-huynh tan
 
Tôi gọi nó là ngày Quốc-Tang:
Ngày kẻ thù truyền-kiếp hân-hoan
Xưa Lê Chiêu-Thống lưng cõng rắn
Gà nhà nay một lũ Hán-gian
 
Tôi gọi nó là ngày Quốc-Tang:
Từ Trung ra Bắc, Bắc vô Nam
Bao nhiêu phần mộ không nhang khói?
Bao nhiêu năm nữa mới khang-trang?
 
Tôi gọi nó là:
Ngày Quốc-Tang!
 
 
 

Gustavo và Alex G song ca Imagine







Dân Saigòn phản ứng ra sao trước biến cố 30/4/1975? - Tã giả Gs Châu Tiến Khương




Hai tháng trước ngày 30 tháng 4 ngay vào ngày 9-3-1975 Cộng quân đánh và chiếm Ban mê Thuột Một số người Sài gòn nhạy với thời cuộc nhờ theo dõi tình hình chánh sự trong và ngoài xứ nên dự phòng phương cách di tản...do đó họ nhanh chân đào thoát trước khi bẩy lưới sắt "chuyên chính vô sản" Bắc Việt sập xuống nhốt trọn dân miền Nam vào rọ.
Biết bao người khác cũng có điều kiện thoát thân nhưng đã:


  • chần chừ luyến tiếc cơ ngơi cha ông mấy đời tạo dựng tuyệt không muốn sống phiêu linh tỵ nạn xứ người.

  • quá tin vào Hiệp dịnh Paris với việc thành lập Chánh phủ ba thành phần tại miền Nam, mà ngay cả cán bộ công tác trong Măt Trận cũng nghĩ vấn đề thống nhứt đất nước chỉ đặt ra 5 hay 10 năm sau.

  • quá tin vào Mỹ và thế giới Tự do, nghĩ rằng các nước cùng ký Hiệp định Paris sẽ không "bỏ mặc" miền Nam cho Việt Cộng.

  • quá tin lời tuyên truyền rĩ tai "Cụ Hồ (cha già của Cộng sản Việt nam) trước khi chết đã qua hơi thở cuối cùng... nấc lên lời "miền Nam trong trái tim tôi" tuy cách trối "bài bản sân khấu cải lương" khiến người nghe nghĩ ngay đây chỉ là sáng tạo do bộ hạ tay chân "Cụ"(? ) nhằm nâng "Cụ"(?) lên ngôi thần tượng luôn nhớ đến miền Nam ruột thịt để loan truyền Cụ rất thương dân Nam...vì ảnh hưởng đó họ nghĩ đảng viên Cộng sản là con cháu cụ tất phải nghe lời trối của "Cụ"...

Nghĩ vậy nên một số không ít ngưởi Việt hân hoan khi biết tướng Minh được chọn thay thế Tổng thống Hương. Họ ngở ông Minh là nhơn vật mà Cộng sản coi như vừa ý để thương thuyết. Huống chi ông Minh lại được sự công tác của những người như:

- Nguyễn văn Huyền luật sư thâm niên có nhiều uy tín lại là "Công giáo thuần thành chưa hề có tai tiếng trong hoạt động chánh tri.

- Vũ văn Mẩu giáo sư Luật danh tiếng từng là Bộ trưởng Ngoai giao suốt 9 năm liền trong Chánh Phủ thời Tõng thóng Ngô đình Diệm. Là Phật tử ông đã cạo đấu từ chức để phản đối ông Diệm vì nghĩ rằng ông Diệm kỳ thị Phật Giáo.

- Thượng tọa Thích trí Quang nhà sư được tướng Minh coi như lãnh đạo tinh thần nên mặc nhiên giao phó mọi liên lạc với Măt trận Giải phóng trong thương thuyết thành lâp Chánh Phủ Liện Hiệp ba thành phần theo Hiệp đinh Paris...
 
Nhưng đến khi phải chứng kiến thảm cảnh nhân viên hành chánh sĩ quan các cấp mọi ngành cả trăm ngàn người thuộc chế độ VNCH bị gạt đến trình diện và bị đưa đi "học tập cải tạo" trong các trại "TÙ" tại nơi núi rừng hoang vu, hằng triệu người từng sinh hoạt trong các ngành nghề khác nhau quyết bỏ tất cả cơ ngơi nhà cửa ruộng đất, cơ sở doanh thương... khi mắt thấy tai nghe những chiến dịch đánh tư sản mại bản, đánh tư sản dân tộc, cải tạo tiều thương, hơp tác hoá sản xuất, cải hoán kinh tế thị trường thành kinh tế xã hội chủ nghĩa,cộng đồng hóa sản xuất, xã hội hóa tiêu thụ theo tiêu chuẩn đẳng cấp, thành lập các vùng kinh tế mới nói là để nâng cao sản xuất... mà thực tế là đày người để đoạt nhà cướp đất đoạt tài vật xua dân Nam vào nghèo đói, ưu đãi cán bộ nhơn viên bưng biền về thành liên hệ với bọn gian manh quỷ quyệt hợp thành bè đảng dùng quyền chức áp đảo thị trường tiến lần đến sự hình thành một giai cấp mới, giai cấp tư bản đỏ làm giàu không phải do tài năng quán xuyến mà nhờ cậy thế cậy quyền công khai tham nhũng...
 
Không thể sống trong chế độ mà luật pháp chỉ được sử dụng như phương tiện đàn áp người dân khiến hàng trăm hàng ngàn hàng triệu người bất chấp mọi hiểm nguy, chui nhủi vượt biển băng rừng bỏ xứ ra đi, thà chết chớ không thể giam thân trong chuyên chính tham nhũng tàn ác hung bạo...

Hàng trăm ngàn thây trôi trên biển cả, hũ nát trong xó rừng vì không thể sống trong kỷ luật vô cảm, tù hảm thân phận trong "chế độ tiền phong kiến" uốn mình theo kỷ luật sắt thép của những"đỉnh cao trí tuệ"có ba đời "bần cố nông" nhưng chỉ cần một thời gian ngắn luyện thân trong lò "Bát quái "Mác Lê là trở thành những người "kiệt xuất" bách chiến bách thắng trong những trận đánh "long trời lở đất" "quỷ khiếp thần kinh" vượt lên tận "đỉnh cao của trí tuệ loài người...nên- hàng triệu người phải vượt biên giao sinh mạng cho trời cao biển rộng hay lê lết trong rừng sâu hoang rậm tàng lá tối trời chỉ biết cầu xin Ơn Trên phù hộ được đến đất tự do gởi thân tỵ nạn dù lòng vẫn ngậm ngùi biết rằng từ nay vĩnh biệt quê hương với nổi đau thấm thía bởi quá tin những gì Cộng sản khi chưa nắm quyền đã từng ngọt ngào tuyên truyền và những gì Cộng sản hống hách thực thi khi cưỡng chiếm miền Nam bằng bạo lực, xây dựng vô sản chuyên chính theo quy trình và trong khuôn khổ "Mạc xít Lê nin nít" bởi những anh hùng kiệt xuất hoang sơn thảo dã.
 
Những ai được ƠN TRÊN phù hộ đến được xứ tự do có đời sống thoái mái trong pháp chế dân lập, người còn năng lực còn tự ái tự trọng không muốn ăn nhờ ở đậu cố quên quá khứ, lăn vào bất cứ sinh hoạt lương thiện nào để làm lại cuộc đời trong luật pháp trong chế độ tự do. Cực lực làm việc họ lần hồi tái tạo cơ ngơi đôi khi còn khang trang hơn sự nghiệp đã bỏ lại cho Cộng sản.

Đa số khi nghỉ "hưu" đều có phương tiện sống đời ấm no khỏi xin trợ cấp. Tuy nhiên đã về hưu, sống nhàn nhã, họ nhìn môi sinh cám ơn xứ đón tiếp đối xử họ bằng tình người. Họ không quên nguồn gốc, luôn ưu tư luyến nhớ nơi sinh thành. Họ không quên những mái nhà lá vách đất ẩn nép sau rào tre xanh hay trơ vơ thơ mộng bên bờ rạch bến sông...nhớ thương nông dân cày bừa dưới ruộng lúa sình lầy hay buông câu bên ao đầm bàu vũng. Họ nhớ quá khứ, nhớ những biến cố đã dồn dập tiếp diễn trên đất nước trên dân tộc Việt nam trải qua bao cơn mê, giờ phải uất ức nghẹn ngào lo âu oán than thân phận, lắm khi lòng tự hỏi lòng nhơn đâu và vì sao quê mình lại lâm vào cuộc chiến kéo dài non nửa thế kỷ, quân lính bốn biển năm châu lần lượt kéo đến lãnh thổ mình đánh nhau dữ dội bắn phá tứ tung?

Ngay trong hiện tại nhìn về viễn ảnh tương lai tại rất nhiều xứ trên thế giới rồi đây sẽ có bao người Mỹ, Úc, Đức, Canada, Pháp, Nga, Tàu... gốc Việt dù "lai "hay "không lai", nhưng tính chất Việt đã lịm dần tan đi để họ hòa đồng trong cách sống văn minh với các sắc tộc của các xứ đã mở rộng vòng tay thân ái trợ giúp cha ông họ tỵ nạn.

Vi vậy nếu có người Việt "buổn hiu "trên xứ lạ quê người thì hiện nay và sau này sẽ có biết bao người tứ xứ "lai hay không" sẽ không biết hay không còn muốn biết gốc gác Việt nam vì đã hòa đồng, hợp thông tại xứ người; cha ông họ phải bỏ nhà cửa mồ mã tổ tiên ra đi chỉ vì một thiểu số người Việt xun xoe xây dựng trên đất tổ quê cha thể chế "chuyên chính xã hội chũ nghĩa" do Hồ Chí Minh quyết tâm thiết lập và qui tụ đồng đảng đánh đoạt nước Việt nam tạo lập cơ đồ cho chính họ.
 
 
 
 
 

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Chánh Văn Phòng Tỉnh Lâm đồng nói gì về vụ Cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật bị đánh lỗ đầu?







Ngẩn ngơ với bản án phúc thẩm 14 năm tù cũa Hoàng Bình!







Công An Thanh Hoá phát lệnh truy nã Blooger Lê Văn Sơn







Chuyện di sản sau khi chồng mất







Chính phủ liên bang Úc sẽ nghe Cộng Đồng Người Việt Tự Do điều trần về tình trạng đàn áp tôn giáo khắc nghiệt tại Việt Nam vào ngày 30/4/2018







Tay Trong Tay - Tác giả Mạnh Kim





Thật khó có thể biết điều gì xảy ra tiếp theo sau những hình ảnh lịch sử có thể nói “đẹp” nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh này, khi hai nguyên thủ Nam-Bắc Triều Tiên gặp gỡ nhau trong không khí cởi mở và thân thiện, mang lại thông điệp nhiều ý nghĩa cho một khả năng dẫn đến một tiến trình hòa bình thật sự sau nhiều thập niên triền miên căng thẳng. Những bức ảnh này gợi đến lịch sử cuộc xung đột hai miền Nam Bắc Việt Nam. Thật là một bi kịch lịch sử của dân tộc nói chung, khi ý... muốn bắt tay với Bắc Việt của hai ông Diệm-Nhu nhằm tìm con đường thoát khỏi chiến tranh, đã không thành hiện thực. Bộ máy lãnh đạo cộng sản Bắc Việt, thời Lê Duẩn, cũng chẳng muốn “đổi ý thức hệ” để “lấy hòa bình”. Hà Nội sẵn sàng tắm máu đồng bào để “giải phóng” miền Nam hơn là chịu cùng bước qua vĩ tuyến 17 để bắt tay Sài Gòn, bằng tình đồng bào, trong một đất nước đau thương tan nát bởi khói lửa binh đao.

Điều đáng nói là sau khi đạn bom ngưng nổ, “cuộc chiến Việt Nam” vẫn tiếp tục dày xéo dân tộc, vẫn tạo ra những xung đột dạng này hay dạng khác giữa người dân bên này và bên kia vĩ tuyến 17 dù trong thực tế “vĩ tuyến chiến tranh” không còn tồn tại. Sau chiến tranh, hận thù vẫn không nguôi và Bắc Việt thậm chí trút sự thù hận dai dẳng và nhỏ nhen lên trên đầu cả những người đã chết. Thật là bi thảm và nghiệt ngã cho dân tộc. Sau ngần ấy năm chiến tranh, dân tộc lại oằn oại hàng chục năm, cho đến nay, trong nghi kỵ và căm ghét hẹp hòi.

Trong chiến tranh, cơ hội để tìm kiếm hòa bình là rất mong manh và rất hiếm hoi nhưng trong thời bình mà không biết khai thác vô số cơ hội để hàn gắn vết thương chiến tranh là một nghịch lý khủng khiếp đến mức tàn bạo. Tôi chán phải nói đến những điều này. Không ít người cũng mệt mỏi khi nghĩ đến điều này. Bây giờ, tôi chỉ mong, chỉ mơ một điều, rằng, tất cả hãy dũng cảm đập nát oán thù, còn bao nhiêu đạn dược trong đầu hãy bắn hết vào những oán thù, hãy đứng lên rũ bỏ oán thù và cùng với nhau tiến đến việc xây dựng đất nước, hơn là tiếp tục ưỡn ngực phô bày những tấm huy chương nhuộm máu đồng loại.

 Sau hơn 40 năm, điều đó còn chưa làm được thì bao giờ đất nước này mới thôi cảnh trầm luân!

 



Tổ chức Phóng viên không biên giới: VN không có tự do báo chí







Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa







Hồi ức của cựu phóng viên chiến trường VNCH, Nguyễn Mạnh Tiến, về thời điểm tháng tư 1975







Ký ức tháng Tư 1975







Người thương binh ‘bên ni bên nớ’







Theo World Bank, CSVN nhận 13,7 tỷ đô la Mỹ từ người Việt hải ngoại gửi tiền về nước trong năm 2017, đứng thứ 8 trên thế giới







Tôi di tản - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh




Lúc còn rất bé nghe hóng chuyện người lớn nói không ngủ được, tôi thấy không thể nào hiểu nổi. Bởi vì tối nằm xuống là tôi ngủ rất say. Buổi sáng mẹ tôi đánh thức mà không muốn dậy. Cứ nằm nán. Nằm mơ mơ. Nhiều lần buồn tiểu và thế là đái dầm. Bị mẹ lôi ra khỏi giường, đem ra đàng sau, thay quần áo, vừa sối nước rửa vừa mắng “Con trai lớn hư đốn, lớn tồng ngồng mà còn đái dầm trôi giường trôi chiếu”. Lớn hơn đi học, tối bố bắt học bài đọc to thành tiếng cho tới khi thuộc rồi mới cho đi ngủ. Nhưng chỉ một lát chừng hơn 8 giờ là díp mắt. Bị củng vào đầu đau điếng thì cũng chỉ giật mình ê a đọc tiếp bài thêm chút đỉnh cho tới khi bị đánh nữa, nước mắt chẩy dầm dề, nhỏ xuống ướt sách. Sau cùng thì bố tôi chán mà cho đi ngủ, với câu mắng tiếp “Bé không chịu học thì lớn lên đi gắp cứt mà ăn con ạ”. Tôi không tin là có người ăn thứ đó, cho tới khi lớn thêm nữa, được cho về làng thăm ông bà nội mỗi dịp nghỉ hè. Mới thấy có người gánh hai cái thúng nhỏ ra ngoài đồng, cầm cái que dài  để sêu (hay gắp) thứ đó lên tôi không nhớ,  bỏ vào hai cái thúng. Hỏi ra mới biết rằng để về bón ruộng hay đem đi bán. Gắp đem bán hay đem bón ruộng thì cũng nhờ đó mà có ăn. Bố tôi mắng như thế là có căn cứ, chứ không phải là vì nóng giận mà sỉ nhục.. Cái giá trị của thứ này vẫn còn tồn tại tới sau ngày VC chiếm miền Nam. Một người bạn tôi theo gia đình di cư vào Nam lúc còn bé, trước khi được đi sang Mỹ năm 1986 -87 gì đó, đã quyết định ra Bắc nhìn lại làng quê xưa lần chót. Lúc gặp tôi ở Mỹ anh kể cho tôi nghe rằng đến ga Hàng Cỏ, anh thấy có hàng chữ “cấm ăn cắp cứt” ở trên một bức tường. Đó là bài học đầu tiên trong đời về chủ trương Xanh (green) hóa môi trường và khuyến khích xử dụng thực phẩm hữu cơ (organic food) ở các nước đại văn minh và giầu có ngày nay. Tôi không chạy theo những khám phá chậm trễ này của các nước văn minh về giá trị thực phẩm hữu cơ. Vì một là các thực phẩm hữu cơ đắt đỏ, hai là chẳng chắc gì nó đã tốt lành hơn bao nhiêu. Trong cái đầu óc nghi ngờ khuyển nho (cynical) tạo nên bởi cuộc sống đủ dài để chiêm nghiệm cuộc đời ở cái nước nghèo đói lạc hậu VN nhiễu nhương đáng xót xa, sánh với cái nước tư bản tiêu thụ Hoa kỳ theo văn hóa Hollywood Do Thái Thiên chúa giáo, tôi cho rằng tất cả chỉ là một lý cớ tạ sự ra để kiếm tiền khai thác sự ham cái lạ cái mới, của giới doanh thương.

Ở cấp trung học và đại học, nhất là trường y khoa, ai cũng biết không thức khuya dậy sớm thì khó mà đậu. Nhưng tôi không thể nào thức quá 12 giờ đêm. Bởi sau đó là buồn nôn không chịu được. Khi bắt đầu phải trực gác bệnh viện thì tôi sợ nhất là trực gác. Mãi sau dần mới quen. Tóm lại tôi là người thường là ham ngủ, chứ không mất ngủ. Những ngày mất ngủ đầu tiên trong đời là tháng ba tháng tư 1975. Khi ban đêm Sài gòn ồn lên tiếng trực thăng Mỹ từng đợt đánh thức tôi dậy. Hết những tiếng trực thăng thì vọng lên nho nhỏ từ một cái nhà nào đó trong hẻm đàng sau chỗ tôi ở tiếng radio. Hết tiếng nhạc hiệu khó chịu của đài VOA, đến đài BBC, và đài VC của Mặt Trận Giải phóng miền Nam thì đến những tiếng xướng ngôn viên eo éo loan tin chiến sự và bình luận. Khi vào trong trại cải tạo Long Khánh, gặp những đồng tù, dần dần mới được họ cho biết là những tin giả. Vì họ là những người nghe tin thành phố họ trú đóng bị mất trong khi họ vẫn còn ở nguyên đơn vị và không hề có giao tranh. Nhưng sau đó thì cũng họ cũng phải từ từ rút lui trước những tin VC tiến lên đến xã này cây số nọ của đài ngoại quốc trong khi không nhận được lệnh gì từ cấp chỉ huy trên cao.

Vào những ngày cuối tháng tư mất ngủ đó, ban ngày Sài gòn vẫn xe cộ ào ào. Vào nhà thương thì cũng vẫn bệnh nhân đông đảo như thường lệ. Túi bụi làm việc. Nhưng không ai bàn đến việc chiến tranh, mà cũng chẳng trao đổi chuyện gì, vì tâm trạng ai cũng hoang mang. Trong đáy lòng âm thầm tôi nghĩ đến viễn cảnh VC chiếm Sài gòn. Nhưng lại tự nhủ thì cũng sẽ chẳng khác bao nhiêu năm 1954 chiếm Hà nội. Khổ thì tôi chẳng sợ vì đã sống những ngày nghèo khó thời chiến tranh chống Pháp, cơm không có mà ăn. Hay như hồi sống chui rúc trong căn nhà đổ một phần lúc mới về Hà nội, ăn cơm gạo mốc Sài gòn tiếp tế ra, hột trắng hột vàng lổn nhổn sâu trắng với mọt đen, hôi muốn tắc thở mà lúc đó người ta gọi là mùi “hôi bao”. Mở ngoặc xin nói ngay rằng sự tự nhủ an ủi này của tôi có phần là sai, khi trong trại cải tạo, tôi đã được ăn gạo đại mễ TC mầu nâu của VC cung cấp cho dân cải tạo. Cũng hôi bao như thế, nhưng vì có lẽ gạo nâu TQ  sản xuất ngon và bổ hơn gạo thực dân. Cho nên nó chứa tới 8 thứ vừa sâu vừa mọt khác nhau mà tôi đếm được và chiếm chỗ gần như một nửa tổng số gạo mà chúng tôi không nhặt xuể cho nên chỉ đổ nước ngoáy cho con nào nổi lên thì gạt đi rồi nấu cơm. Với niềm an ủi “thì cũng là một cách tiết kiệm”. Vì sâu mọt gì thì cũng từ gạo mà ra cho nên nó chứa chất đạm bổ dưỡng cho cơ thể. Ăn vào là một cách thay thế chỗ gạo mà sâu mọt đã chiếm chỗ, đem lại năng lượng cho cơ thể. Kết quả cụ thể là sau khi ăn xong, đôi khi thấy vướng kẽ răng lấy tăm cậy ra thì được cái đầu với hai cái càng mầu nâu của con sâu trắng.

Trở lại với giai đoạn tháng tư năm 1975, tuy không sợ khổ nhưng lo ngại những biện pháp trấn áp không biết ra sao mà VC sẽ áp dụng. Nhất là đối với những thành phần trí thức, và nhất là đối với tôi, là người đã đi du học đế quốc Mỹ trở về. Nhưng băn khoăn nhất là lo cho vợ tôi mới lấy nhau chưa được bốn năm, mà cách cư sử  đã làm tôi khi thấy vợ tôi mệt lúc mang thai đã nghĩ rằng nếu không có vợ tôi thì làm sao tôi sống nổi. Còn hai đứa con gái  ngoan và xinh đẹp chưa đầy hai và ba tuổi mà tôi biết là dưới chế độ VC sẽ không thể có đủ ăn nữa! Tuy vậy, tôi không biết sẽ phải làm gì. Tôi không muốn đến nhờ vả hay hỏi ý mấy bác sĩ Mỹ phụ trách chương trình của hội Bác sĩ Hoa kỳ (AMA) là cơ quan đã giúp trường đại học Y khoa Sàigòn cải thiện việc đào tạo và huấn luyện và cho tôi học bổng du học tu nghiệp. Lý do là tự ái. Khi học xong, thay vì như một số đồng nghiệp khác, tìm đủ cách ở lại Hoa kỳ, tôi đã chỉ tính về VN làm việc để phát triển khu giải phẫu tiểu nhi Bệnh viện Nhi đồng, muốn tổ chức cho Sài gòn có một khu tiểu nhi giải phẫu không thua gì thế giới. Lúc mãn khóa học, giáo sư Swenson là ông thầy của tôi đã hỏi ý tôi rằng nếu muốn trở thành một well-rounded pediatric surgeon (bác sĩ giải phẫu tiểu nhi rành rõi) thì ông sẽ nói với giáo sư trưởng khoa Cơ thể bệnh lý học (pathologic anatomy) là William Boggs cùng bệnh viện The Children’s Memorial Hospital  cho tôi làm một năm fellowship. Tôi thoái thác từ chối, để trở về. Vì thế, khi mãn khóa, giáo sư Swenson đã giới thiệu tôi đến các trung tâm giải phẫu tiểu nhi nổi tiếng khác mà các giáo sư trưởng khoa ông quen biết. Ở Columbus Ohio, ở New York, Philadelphia, Boston, ở Great Ormond Street London, ở Paris, ở Lyon, ở Ý để quan sát học hỏi trao đổi. Bây giờ mà nhờ giúp qua Mỹ trở lại thì “quê”. Cho nên tôi cứ ì ra, tuy rằng là mất ngủ.

Bỗng một hôm có một người đến tìm tôi. Ông này tên là Nh. Làm thông ngôn cho Mỹ ở chiến dịch Phượng Hoàng. Chừng một năm trước đó, ông đã được một người bạn thân của tôi giới thiệu nhờ coi hộ ông một chuyện làm ông khó chịu khổ sở nhiều năm. Là móng ngón chân cái của ông bị quặp vào trong thịt làm đau nhức khó chịu, khi nhiều khi ít. Đã từng qua nhiều bác sĩ cho thuốc chữa chạy mà chỉ bớt phần nào rồi sau đó đâu hoàn đấy. Tôi đã khám cho ông và không lấy tiền. Vì tính tôi hễ có người tôi kể là bạn mà giới thiệu một người bạn đến khám bệnh thì tôi không lấy tiền được, vì xấu hổ. Tôi vốn có ít bạn. Cho nên hễ có người tôi coi là bạn được thì bạn của người này kể như bạn của tôi. Và tôi đã mổ cho ông bằng thuốc tê,  sau đó tiệt nọc hết đau luôn. Cũng không tiền bạc gì cả. Bây giờ ông trở lại thì tôi hơi ngạc nhiên, nghĩ thầm chẳng lẽ là cách mổ của mình không xong, bệnh ông tái phát. Thì ông cho biết ngay rằng ông đến không phải là coi bệnh. Mà nói luôn rằng trong tình trạng này chắc chắn VC sẽ chiếm Sài gòn, tôi có tính gì không? Tôi nói không tính gì được cả (như tâm sự đã nói trên). Ông nói là ông nhất định sẽ phải ra khỏi Việt Nam, nhưng không theo đường Mỹ. Vì ông đã “chán” Mỹ rồi. Ông tính đi sang Úc, vì ông có một cái tàu đánh cá vừa đủ lớn để an toàn, đi về phía Nam, theo cái “lõng” biển Indonesia, không e ngại bão tố. Sang Úc sống đời nông dân, vì ở Úc có nhiều đất đai lắm, có thể khai thác tự mình bằng máy móc cũng đủ sống thoải mái. Tôi nói tôi không có tiền (vì thực tình là tôi chỉ dành thì giờ khám bệnh và mổ xẻ cho bệnh nhân ở nhà thương). Phòng mạch tôi mở ra là để cho có, hy vọng có bệnh nhân muốn mổ tư, nhưng không là bao nhiêu! Ông nói bác sĩ đừng ngại tôi biết bác sĩ cho nên mới đến mời bác sĩ. Bác sĩ không lo tiền bạc gì cả. Cùng đi trên chuyến tầu chỉ có thêm vài gia đình chí thiết của tôi.  Tôi nghe thế thích quá. Vì tôi cũng chán Mỹ. Nhưng nói với ông rằng nếu ông cho tôi đi thì phải cho em trai và vợ  nó mang thai với đứa con gái hai tuổi đi. Nó là thiếu tá thủy quân lục chiến, làm trưởng phòng huấn luyện trường Quân y, không mở phòng mạch, cho nên nghèo rách, tính không quỵ lụy cho nên đi làm bằng xe đạp. Hàng ngày buổi tối về bệnh viện Nhi đồng ngủ trên chiếc bàn ăn dài cho nội trú trong phòng nhà thương giành cho tôi vì tôi là bác sĩ kể như thường trú ở đó. Và cô em gái tôi. Tổng cộng ba anh em sống đùm dúm với nhau từ khi mẹ tôi chết lúc tôi mười tuổi và em gái tôi 2 tuổi thời chiến tranh chống Pháp. Ngoài ra thì tôi còn 4 đứa em cùng cha khác mẹ mà tôi thương không khác gì em ruột, cùng với bà mẹ kế. Ông cũng đồng ý. Và nói rằng không cần tiền bạc gì cả. Nhà đông người thế thì bác sĩ chỉ cần đem hai bao gạo gọi là cho có đóng góp. Đồ đạc thì đừng mang gì, chỉ đem theo những thứ thật sự cần thiết, để vào trong va li. Ra ngoại quốc có công ăn việc làm không thiếu gì thứ mua sắm. Trước khi chia tay, ông nói nếu mình đi thì chờ lúc VC cắt đường liên lạc Vũng Tầu Sài gòn ở cầu Cỏ May thì mới an toàn. Đi trước thì sẽ bị hải quân chặn bắt như bác sĩ đã biết. Ông cũng hẹn tôi đi ra Vũng Tầu  xem tầu xem có an toàn không rồi quyết định. Quả là chuyện may trên trời rơi xuống.

(Mở ngoặc xin nói ở đây lúc viết ở trên “chán Mỹ” thì không phải là chán những người đồng nghiệp Mỹ đã quen biết thời du học. Cũng không phải là “chán” ông thầy Swenson là người mà tôi rất kính mến, vì rằng ông là người gốc Thụy điển, rất nhân bản, hiểu biết, khi hướng dẫn tôi, và về sau này khi tôi trở lại Mỹ.  Khi người bạn đồng nghiệp cũng học ông trên tôi một năm báo cho ông biết tôi đã tới Mỹ, thì ông đã gửi cho tôi cái check 100 đô la, với một giòng viết tay ngắn ngủi: “Biết là anh mới đến Mỹ, mong số tiền này sẽ giúp anh chút đỉnh”. Người Mỹ quen biết mình và kể là thân khi sẵn lòng giúp thì luôn luôn chỉ nói “có cần gì không thì cho tôi biết”. Chứ không mấy ai tự nhiên đưa tiền như vậy. Nhờ thế tôi biết địa chỉ ông đã hồi hưu ở tiểu bang Maine. Sau khi hành nghề trở lại, nhân dịp con gái lớn tốt nghiệp trường Brown ở Rhode Island, tôi đã đem cả gia đình đến thăm ông ở Maine tại nhà lúc ông  95 tuổi, vẫn còn khỏe mạnh sáng suốt. Sau đó liên lạc điện thoại đều đặn hàng năm vài lần những kỳ lễ tết, cho tới khi mất liên lạc. Rồi sau mới khám phá rằng ông mất năm 2012 lúc 103 tuổi).

Anh em chúng tôi ra Vũng Tầu làm ba đợt. Vợ chồng tôi và hai cháu gái đi trước nhất ngày 15 tháng 4. Rồi đến em gái tôi. Và sau cùng là gia đình em trai tôi, đi vào một ngày thứ bẩy.  Chiếc tầu rộng rãi, vững chãi đậu ở phía Bãi trước. Trong khi chờ đợi nhổ neo, gia đình tôi ở trong một khách sạn nhỏ gần đó. Hàng ngày, vợ tôi ra bưu điện gọi điện thoại về cho ông bà nhạc còn ở lại Sài gòn, không muốn đi vì có chút nhà cửa và nghĩ là đã già rồi không cảm thấy có sự đe dọa nhiều. Thì được biết bà chị vợ tôi làm việc ở Liên hiệp quốc có liên lạc với mấy người bạn Mỹ ở cơ quan USAID làm giấy tờ cho ông bà già đi.  Ông bà cũng nói là bà chị vợ đang làm giấy cho gia đình tôi đi máy bay luôn, vì đi đường thủy nguy hiểm và kêu trở lại Sàigòn chờ giấy. Tôi không tin, nhưng chiều vợ, cả gia đình trở về lại Sàigòn xem tình hình. Còn các em tôi ở lại đi chờ tầu thủy. Tối ngày 21 tháng 4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức giao quyền cho phó tổng thống Trần Văn Hương.  Tôi tắt máy khi nghe câu “Tôi từ chức nhưng không đào ngũ” và lời hứa hẹn cùng binh sĩ tiếp tục chiến đấu. Tình hình thật sôi động.  Vợ tôi ra USAID lấy được giấy đi Mỹ cho ông bà nhạc. Sau khi đưa ông bà ra taxi đi lên phi trường Tân Sơn Nhất, nhà tôi vài tiếng sau trở lại theo lời hẹn để gặp người làm giấy cho gia đình tôi. Nhưng văn phòng đã đóng cửa. Về đến nhà một lát thì cả hai ông bà nhạc trở lại nói là người chờ tràn ngập, có gíấy mà không vào được nên bỏ về.

Tiếp theo là lù lù tất cả các em tôi trở lại Sài gòn. Thật là thất vọng hết nói! Ngày 27 tháng 4/1975, tôi nhờ ông Th. là ông nhạc của em trai tôi đi cùng với tôi lái xe ra Vũng Tầu để xem tầu bè ra sao. Định bụng rằng đến nơi tôi sẽ ở lại, điều đình giữ tầu lại để cho ông Thiệp lái xe về Sài gòn kéo cả gia đình ra trở lại để đi.  Đến gần cầu Cỏ May thì thấy xe cộ ứ đọng lại. Vì  VC đã chặn ở Cầu Cỏ May. Và cũng được biết rằng có một đơn vị Nhảy dù ở phía đó. Chờ cho đơn vị Dù giải tỏa mãi mà không nhúc nhích, im lặng như tờ, các xe đò quay trở lại Sài gòn. Tôi phải lái xe vào một cái nhà thờ gần đó, vào xin ông cha xứ cho tá túc qua đêm. Lại một đêm hoàn toàn mất ngủ. Không có tiếng súng đụng độ ở phía Cầu Cỏ May để mà hy vọng được giải tỏa. Tối khuya lâu lâu lại có những tiếng xe thiết giáp từ phía cầu Cỏ May nghiến trên mặt lộ đi về phía Sàigòn. Trong lòng cố hy vọng hão huyền là thiết giáp quân lực VNCH, nhưng thực sự chỉ là thiết giáp VC từ đâu đó trong rừng đi ra. Vài ba lần, có tiếng máy bay hỏa long C123 bắn như bò rống rồi im bặt.

Ngày 28 tháng 4 khoảng chín mười giờ sáng lác đác vài người lính dù từ phía Cầu Cỏ May đi về phía nhà thờ. Có vẻ như chờ đợi, loanh quanh ở đó, không đi xa hơn về phía Long Thành. Và tôi nghe tin rằng Long Thành đã bị VC chặn. Không có xe từ Sài gòn đến. Đường vắng teo. Trẻ con bắt đầu ra mặt nhựa chơi. Quá trưa, vài người lính vất súng xuống vệ ruộng, mặt thiểu não, đi về phía Long Thành. Có người  cay đắng hát đi hát lại mấy câu của bài “Một mai giã từ võ khi” của Trịnh Lâm Ngân:

Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn
Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi
Ngoài con tim héo em ơi !
Xin trả lại đây, bỏ lại đây
Thép gai giăng với lũy hào sâu
Lổ châu mai với những địa lôi
Ðã bao phen máu anh tuôn, cho còn lại đến mãi bây giờ

Xế chiều, nhiều lính Dù hơn từ phía Cầu Cỏ May tới, đi thành đội hình, dưới ruộng trên đường Tôi ra đường quan sát. Thấy phía xa có người lính đeo máy truyền tin tôi nghĩ người chỉ huy phải quanh đó, nên tiến lại tìm cách hỏi tình hình. Thì gặp được người trung úy. Tôi tự giới thiệu là bác sĩ và nói đến tên những bạn tôi là bác sĩ ở đơn vị quân y sư đoàn Dù. Thì người này sẵn sàng trả lời những câu hỏi dè dặt của tôi. Và tôi được biết rằng tiểu đoàn của họ không thể nào liên lạc được với sư đoàn dù cũng như quân đoàn III.  Long Thành bị VC chốt, Cầu Cỏ May bị chặn. Họ chỉ còn cách băng sông Cỏ May ra Vũng Tầu để về  Gò Công rồi từ đó về Sàigòn. Tôi hiểu ngay tình trạng những con rắn mất đầu: Quân lính dật dờ từ sáng (hay đúng hơn là từ hôm qua ở Cầu Cỏ May). Vì Long thành VC đã chặn mà tình hình quân đội như tôi thấy sẽ không có hy vọng nào giải tỏa, tôi liền xin đi theo toán quân để hy vọng ra được Vũng Tầu mà về Sàigòn sớm. Người trung úy đồng ý cho tôi theo ngay. Nói với ông Th. thì ông quyết định ở lại nhà thờ và sẽ lái chiếc xe của tôi về Sàigòn khi thuận tiện. Ông đã từ Quảng Ngãi chạy vào cho nên thấy không cần vội vã đi đâu nữa.

Tôi bỏ lại đôi giày và xin ông linh mục một đôi dép cao su Nhật bản. Cầm theo một chai nước. Theo đoàn quân lội xuống ruộng. Cùng đoàn quân còn có rải rác chừng dăm bảy người dân có cả đàn bà. Một chốc thì trời tối, tôi không còn biết đâu là đường đất. Chỉ có cách là bám theo nhóm chỉ huy cách người trung úy một hai quân nhân. Đường khấp khểnh, gập ghềnh, chân bước cao bước thấp, nhưng luôn luôn sát gót người đi trước để khỏi lạc. Đó là lần đầu tiên tôi đi hành quân lội ruộng ban đêm, mà cũng là lần cuối cùng. Hồi mới ra trường được phái lên phục vụ ở trung đoàn 40, tuy có một lần hành quân đêm nhưng đi bằng xe jeep Hồng thập tự trong cả một đoàn xe theo quốc lộ 19 về Bồng Sơn. Nguy hiểm vì có thể bị đột kích ở khu đèo Mang Yang, nhưng không mệt. Đến trạm đóng quân ở An Lão ở trên núi thì cũng chỉ leo ban ngày. Kỳ này thật là kỳ khu. Nhưng sao không thấy mệt. Sau vài tiếng đồng hồ đi ruộng thì phải lội rạch. Không biết nông sâu và tôi không biết bơi, nhưng tự nhủ người trước đi được thì mình cứ tiếp bước. Đặt chân xuống bùn rồi thì lúc rút lên là cả một khó khăn.  Một chốc một chiếc dép không kéo lên được và không thể cúi xuống để kéo nó lên vì không thể để người đi sau chờ, mà cũng không muốn mất dấu người đi trước.  Vài bước nữa thì mất luôn chiếc dép thứ hai cũng trong hoàn cảnh tương tự. Lội chân thấy nhẹ nhàng nhưng nhiều lúc hơi rát. Nhưng mà cứ thế bước đi. Tất cả không có một tiếng nói. Những người dân chắc là ở lại cả phía ngoài.  Thêm một thời gian nữa không biết lâu mau thì tới bờ sông Cỏ May.  Những quân nhân đi đầu có một số đã lội sông. Một số khác phía sau đi lên lội tiếp. Đang cơn hăng tôi cũng lội xuống nước đi theo nhưng sau vài bước rồi mà tôi thấy người trung úy đã ngưng lại trên bờ thì tôi cũng dừng theo, quay trở lại ngồi ngay trong nhóm. Để chờ xem chuyện gì xẩy ra tiếp. Tôi cứ ngồi yên, không tiện hỏi người trung úy. Dần dần, thấy nước sông lên tràn bờ. Và tôi phải ngồi xổm, mà vẫn bị ướt mông.

Trong sự yên lặng hoang mang lúc đó bỗng có tiếng kêu từ phía mặt sông “Cứu tôi với”. Và cứ thế vài phút tiếng kêu cứu lại nhắc lạị.  Dần dần tiếng kêu như vọng xa từ trên mặt nước. Tôi nghĩ rằng đó là tiếng một quân nhân vượt sông phải dừng lại đâu đó trong một cồn cát giữa giòng sông vì nước đã lên cao không thể lội đi tiếp và trời tối mịt. Nhưng mà nước tiếp tục lên cho tới miệng và truyền đi những tiếng kêu cứu cuối cùng của một kẻ tuyệt vọng. Chẳng mấy lúc, tiếng vọng kêu cứu mất hẳn. Yên lặng hoàn toàn. Ngay trong đám chúng tôi ngồi ướt đít trên bờ.

Thời gian cứ thế trôi. Tôi cứ ngồi như thế và đoán mọi người cũng không khác, vì không ai mà lại nằm trong nước.  Về khuya, bỗng có tiếng thuyền máy chạy đi chạy lại trên sông với tiếng loa oang oang kêu gọi đầu hàng VC. Có lúc chạy rất gần như sát chúng tôi. Tôi nổi điên nghĩ bụng nếu có súng trong tay thì tôi đã lia một băng cho rồi đời chúng, tới đâu thì tới. Nhưng mà tất cả vẫn yên lặng. Về sau tôi mới hiểu rằng nếu có tiếng súng làm lộ chỗ chúng tôi thì đâu đó gần cầu Cỏ may đơn vị VC đã không ngại nã pháo. Và chúng tôi đã bỏ xác tại đó. Sau chót thì nước cũng dần dần rút xuống. Không còn ướt mông nữa. Rồi sáng tới. Cả đêm ngồi không ngủ nhưng không thấy mệt. Chỉ thấy tỉnh trước mặt sông rộng và thoáng, dưới trời xanh, mây trắng. Tôi nghĩ chắc sẽ ngồi mãi ở đây vì không có phương tiện vượt sông. Sau cùng khoảng buổi trưa thì có một chiếc thuyền máy với hai thanh niên trên đó phóng tới đi lòng vòng như dạo cảnh. Tôi đoán là chiếc thuyền tối hôm qua kêu gọi đầu hàng. Thì đột nhiên, toán quân nhân quanh        tôi cùng với ngưới chỉ huy đứng vụt dậy, ra sát bờ nước, tất cả chĩa súng ra chiếc thuyến gọi phải ghé bờ. Thế là từ từ chiếc thuyền chậm lại, đi vào. Người trung úy ra lệnh chiếc thuyền cặp bờ. Để chúng tôi lên thuyền. Trong đầu tôi thầm vụt qua ý nghĩ không hiểu mình có được đi không và phải làm sao để khỏi bị bỏ lại. Và nếu bị bỏ lại thì làm sao biết đường trở lại nhà thờ.  Nhưng người trung úy đã lên thuyền và mời tôi lên theo. Tôi lại nghĩ không biết bao nhiêu quân nhân sẽ bị bỏ lại. Thì nhìn lại thấy không có mấy ai trên bờ nữa, mới biết rằng trong đêm những người đi trước vượt sông thì đã có thể có người bơi giỏi thoát rồi, có người xẩy chân chìm lỉm không ai biết, hay có người chết rồi, mà tiếng kêu cứu tôi đã nghe thấy trong đêm. Những người đi sau tôi chắc đã quay trở lại trong đoạn đường đến bờ sông.  Nhóm theo toán chỉ huy chẳng còn mấy ai, vừa đủ chỗ trên chiếc thuyền máy. Khi ra tới sông rộng, thì thấy đây đó có những con thuyền lớn nhỏ và có cả xà lan chở đầy người hướng ra phía biển, quần áo đủ màu sắc. Tôi không khỏi nhủ thầm sao mà họ may mắn thế. Biết là nhóm quân nhân Dù này sẽ đi về hướng Gò Công, tôi nói với người trung úy cho tôi lên bờ để có thể về quân y viện Vũng Tầu là nơi có các bạn tôi ở đó. Chạy một hồi, chiếc chuyền ghé vào một bãi cát, đàng trước là một dẫy nhà ở, và tôi được chỉ rằng đi thẳng về phía nhà ở là sẽ ra đường lộ kiếm xe về Quân y viện Vũng Tàu không xa.

Ra khỏi nước, đặt chân lên bãi cát nóng trên bờ biển một ngày nắng, tôi bỗng thấy hai bàn chân đau nhức vô cùng. Ngồi xuống nhìn thì thấy cả hai gàn bàn chân đã bị nhiều vết cắt  và sước khi lội suối tối hôm qua sau khi mất dép vì đạp lên vỏ ngao vỏ sò hay gai góc. Tôi đã không cảm thấy gì vì trong người lúc đó chỉ còn có độc một thứ phản ứng sinh tồn giúp tôi lướt qua. Tôi đã phải khập khiễng rất lâu từng bước trên cát nóng để ra tới đường lộ vắng tanh, không bóng xe hơi. Chờ một lát, đón được một cái xe ôm về quân y viện Vũng Tầu. Quân y viện có vẻ im vắng lạ thường. Vào trạm gác cổng, tôi tự giới thiệu và nói muốn gặp bạn tôi là bác sỉ chỉ huy trưởng. Thì được biết ông không có mặt. Tôi hỏi gặp bác sĩ nào cũng được, định bụng để hỏi tình hình và tính xin tá túc. Thì chỉ có một bác sĩ mới ra trường mới về trình diện. Anh cho biết, quân y viện chẳng còn ai trừ có một mình anh. Biết không thể nhờ vả gì bao nhiêu, tôi từ biệt anh, ra kiếm xe ôm để về chỗ khách sạn mà tôi đã ở lúc chờ xuống tầu sang Úc. Cả khách sạn nhỏ sát bờ biển đó chỉ có một mình tôi. Nhìn ra xa là những chiếc tầu đang tiến ra khơi, phía những tàu lớn đậu.  Được nằm ngủ một giấc ngon lành tuy thỉnh thoàng có bị tỉnh giấc vì những tiếng nổ súng lớn và những tràng liên thanh mà tôi chẳng cần quan tâm nữa.
Tôi tỉnh dậy vì những tiếng người ồn ào ngoài hành lang. Trời đã sáng rõ, nắng hắt qua cửa sổ vào phòng ngủ với  chiếc giường nệm trắng và chiếc màn xanh da trời mà tôi không để ý khi mới tới chiều hôm trước, cho tôi thấy cái hạnh phúc của một cuộc sống bình thường đơn giản được ăn được nghỉ. Mở cửa bước ra, tôi thấy mấy quân nhân thủy quân lục chiến, trong đó có một người mang khẩu trung liên đang đi vào, bước lên cái cầu thang mở ngoài trời để lên nóc khách sạn bố trí. Một niềm vui nở ra trong tôi. Nhưng nỗi vui này không kéo dài, vì chỉ chừng mươi phút nửa giờ sau là những quân nhân này đi xuống, ra khỏi khách sạn.  Những vết đau nhức ở hai bàn chân tôi đã giảm. Tôi đi ra ngoài phòng. Ngoài mặt lộ không có xe hơi, chỉ có tiếng xe gắn máy lâu lâu phóng qua, nổ ồn ào. Xuống bãi cát đi dọc quan sát. Suốt bãi trước chẳng có bóng thuyền bè. Đầu óc tôi trống rỗng. Thì Oàng! Một tiếng đạn lớn nổ ngay chỗ khách sạn. Rồi yên lặng.  Tôi nghĩ thầm chắc trong số xe gắn máy chạy có những tên tiền sát thông báo cho đơn vị VC đâu đó rằng có mấy quân nhân Thủy quân lục chiến trên sân thượng khách sạn để chúng bắn tới.

Tà tà tôi trở lại khách sạn.  Mở cửa phòng ra thì thấy cái màn lưới xanh mà tôi ngủ qua đêm lỗ chỗ những vết rách bởi mảnh và cát bụi từ ngoài cửa sổ bay vào vì sức nổ của quả đạn. Tự nhủ hôm trước mình không chết đuối vì tình cờ ngồi lại trên bờ sông Cỏ May. Hôm nay mình không chết cũng bởi tình cờ ra khỏi phòng. Tôi đi vào nhà trên của khách sạn thì thấy hai chị em bà chủ và đứa con gái đang ngồi chú ý nghe một chiếc radio xách tay. Thì ra đó là Dương Văn Minh đọc lời kêu gọi ngưng chiến.  Hết bài, họ không bàn tán gì. Một người  hỏi tôi còn ở lại khách sạn nữa hay không. Tôi trả lời đại sẽ còn ở thêm ít bữa. Vì trong lòng không biết bao giờ thì đường Sài gòn thông thương trở lại. Và không khỏi lo lắng là làm sao không bị VC bắt lại trên đường về.

Những tiếng xe gắn máy trên đường không giảm.  Loáng thoáng một vài chiếc có hai kẻ đèo nhau, cánh tay quàng miếng vải đỏ. Tôi chợt nhớ lại thời thơ ấu ở Vinh một ngày nào đó  tháng 8 năm 1945 đang ở trong nhà bỗng thấy ồn ào người nói oang oang ngoài đường, tôi chạy vụt ra ngoài cửa để xem. Thì thấy hai thanh niên đạp xe đạp cầm loa kêu gọi đồng bào đến ngày chủ nhật ra sân vận động biểu tình giành độc lập. Rồi ba tôi đang làm phó ga xe lửa Vinh bị bắt bỏ tù. Đồ đạc trong nhà và một tủ sách của ba tôi cùng với chiếc xe đạp nhỏ của tôi phải bán đi để lấy tiền nộp xin tại ngoại hậu tra. Rồi cả gia đình tôi  đi đường bộ về nhà ông nội ở miền Bắc. Về đến nhà  được 10 ngày, thì mẹ tôi chết, người gầy khô như xác thiếu ăn ở Ethiopia. Trước khi chết vài ngày, mẹ tôi kêu người háo, ruột nóng như lửa đốt. Bảo tôi xuống bà ngoại cách chừng 5 cây số hỏi xem có bột sắn thì xin đem về cho mẹ uống.  Đến nơi thì mới biết bà ngoại tôi ở một mình với anh Huy con thứ của bác Chánh, anh ruột mẹ tôi. Mọi người gọi là bác Chánh vì bác làm chánh tổng. Bác bị Việt Minh đem ra bắn vì tội làm Việt gian. Con gái lớn của bác hơn tôi ba bốn tuổi tôi rất quý vì chị nhanh nhẩu dễ thương hay thổi sôi cho tôi ăn mỗi khi tôi về ngoại thì không được gặp nữa. Hỏi ra mới biết chị đi sinh hoạt thiếu niên ít lâu rồi mang thai, bỏ nhà ra đi mất tăm. Bà ngoại lục mãi mới tìm được một gói bột sắn bằng chừng bát ăn cơm cho đem về. Bà yếu, lưng còng, mắt kém, không thể nào đi thăm mẹ tôi. Mẹ tôi uống bột sắn vào nói thấy khỏe ra. Nhưng chỉ vài ngày sau là yên lặng chết. Rồi Tây về làng càn quét, đốt nhà. Căn nhà gỗ lim năm gian của ông bà nội tôi bị cháy rụi cùng với cái hòm chân đựng lúa. May mà mẹ tôi chết rồi, chứ nếu không thì chết cháy, vì nằm liệt giường, sức đâu mà chạy đi.  Ba tôi trong tình trạng dở ông dở thằng, không có cách gì sống, phải đi lên Cống Thần, Đồng Quan, Chợ Đạị đâu đó buôn lậu lặt vặt như thuốc tây, bút nguyên tử, vân cân… Trong công việc kiếm sống này tôi được giao cho nhiệm vụ ra ngồi ở mỗi phiên chợ bán lẻ đá lửa. Vốn mua hai đồng năm viên bán thành 2 đồng 4 viên. May mắn thì sau phiên chợ có đủ tiền cho bà nội tôi, để xin mua hai xóc cua đem về giã ra nấu canh rau muống trong một cái xanh lớn cho cả nhà sì sụp, đổi vị thường ngày miên viễn là rau muống luộc chấm tương cua. Đi buôn lậu như thế được vài lần thì ba tôi bị công an bắt tịch thu hết vốn. Cùng thế, ba tôi phải cùng ông nội đưa chúng tôi về tề (là Hà nội). Rồi di cư vào Nam. Đến nơi mới gặp Cậu Giáo, em ruột mẹ tôi, từ thập niên 1940 vào Sàigòn  làm ở sở Ba son bị bắt đi tù Côn đảo, đến thời ông Diệm được thả về. Con trai trưởng của bác theo cậu Giáo vào Nam, đến năm 1954 tập kết ra Bắc. Và tôi bây giờ…Hai đứa con gái của tôi sẽ lớn lên và đi sinh hoạt đoàn, đảng…Tôi không thể nghĩ tiếp. Nhìn ra ngoài biển, vẫn còn một chiếc tầu lớn có vẻ như đang chờ đợi.

Như trong một cơn mộng du, tôi tìm hai chị em bà chủ hỏi xin một cái can nhựa chứa săng và một sợi giây thừng. Một lúc, họ đưa ra cho tôi. Không hỏi tôi để làm gì. Có lẽ lúc đó mọi người đều trong tâm trạng không có gì để nói. Tôi dùng sợi giây chằng quanh chiếc can săng như buộc bánh. Những đầu sợi giây để dư ra sắp xếp làm những cái đai để buộc vào người như một cái ba lô. Vặn nút đóng can săng cho thật chặt. Bỏ hết y phục ra, chỉ mặc quần áo lót, tôi  khoác nó sau lưng, buộc chằng vào người như người lính dù với chiếc dù sau lưng. Chiếc tầu vẫn còn trên biển, không xa. Sóng dạt vào bờ nhè nhẹ. Tôi đi từng bước một xuống biển, nghĩ bụng sẽ dùng cái can nhựa trên lưng như một cái phao bơi ra tầu. Tuy rằng khả năng biết bơi của tôi chỉ đủ cho tôi lội ngang cái áo nhỏ thả cá ở nhà bà ngoại cùng với anh Huy con bác Chánh bơi bên cạnh khuyến khích, mỗi khi được về quê thăm bà ngoại.

Nước không lạnh, nhiệt độ vừa phải. Tôi hướng về phía trước, tay quơ, chân đạp kiểu bơi nhái, từ từ để giữ sức. Trong không biết bao lâu, trời tuy sáng nhưng không còn ánh nắng. Nhìn ra phía trước không thấy chiếc tầu, và tôi hiểu là vì ngụp lặn trong nước không thể nhìn xa. Nhưng ngoảnh lại phía sau thì vẫn còn rõ mồn một nhà cửa trên bờ, và thấy mình đang bơi dọc bờ. Thì tôi hiểu ngay là mình đã làm một việc vô vọng: Không biết bơi mà tính lội có thể là cả mấy cây số để lên tầu, và không có cách gì để định hướng. Thế là tôi quay trở lại, vào bờ. Đứng trên bãi cát, nhìn ra biển thì chiếc tầu đã đi xa. Hai chị em bà chủ khách sạn ngồi ở cửa sau khách sạn thấy tôi ướt lướt thướt với chiếc can nhựa sau lưng chẳng nói gì. Tôi vào phòng lau mình mẩy, mặc lại quần áo cũ. Không tiện ở lại khách sạn, tôi quyết định tìm đến người bạn ngoài nghề ở khu cư xá Trương Công Định, anh Q, giáo sư dạy toán trường Thiếu sinh quân, tôi quen đã lâu qua một người bạn ngoài nghề khác. Anh và tôi chỉ gặp nhau vài lần. Nhưng đều thuộc loại “bạn của bạn là bạn”. Thấy tôi, anh vồn vã tiếp đón như thường lệ. Sau khi nghe tôi kể chuyện mấy ngày qua, anh không ngại ngùng cho tôi tá túc trong căn nhà nhỏ của vợ chồng anh, một cặp vợ chồng thầy giáo nghèo. Không ai trong chúng tôi bàn gì đến chuyện Dương Văn Minh đầu hàng. Anh chỉ cho tôi biết là trong cư xá, sau khi nghe bài diễn văn Dương Văn Minh, thì buổi chiều mới có một người thượng sĩ bắn tự tử. Ngày hôm sau, chúng tôi không đi đâu. Ngoài đường thỉnh thoảng có xe jeep treo cờ Mặt Trận giải phóng miền Nam   với bộ đội dép râu nón cối. Nhiều xe gắn máy có những người tay quàng khăn đỏ. Tôi nghĩ là những tên nằm vùng. Sau mới biết là những bọn “ba mươi”. Tôi đã ra trình diện trong khu cư xá để có giấy tờ phòng xét hỏi khi về Sài gòn. Chẳng có gì khó khăn.

Trên xe đò về Sài gòn, khi đến khu cầu xa lộ, thấy không khí có mùi in ỉn, tuy nhìn không thấy xác chết. Trên đường phố, loáng thoáng là những bộ đội giép râu, nón tai bèo hay nón cối, đi từng cặp hai người, một trước một sau. Rải rác đó đây là súng đạn vất chẳng ai nhặt. Về đến nhà, vợ tôi chỉ nói “trông mặt mày anh hốc hác quá”. Rồi đi vào, mang ra chai eggnog đưa tôi xem rồi rót ra một cái ly, nói “Em biết anh thích món này. Thấy có một chai còn trong đám hàng chợ trời, em mua để dành cho anh”. Đúng là thứ nước uống tôi đã được nếm và thích từ khi có hàng PX Mỹ bán ở Sàigòn. Mùi thơm vẫn có, nhưng không nuốt nổi. Và không thể tả được cái vị ra sao. Vượt biển sống sót mùa bão, với đứa con trai nhỏ 30 tháng kiệt lực ngậm trong miệng thìa nước mưa đến quá chậm mà chết khát, từ ngày sang định cư ở Mỹ, tôi đã không bao giờ mua eggnog để uống, dù thấy đầy rẫy trong các siêu thị. Tôi không muốn nếm lại một thời thê thảm.