khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

Trận Đánh Cuối Cùng Của Lính Dù Tại Ngã Tư Bảy Hiền Vào Ngày 30/4/1975- Tác giả Nguyễn Vy Túy

 

Người sĩ quan mặc đồ rằn tập họp đám Nhân Dân Tự Vệ lại và bảo:

-Bây giờ đã đến lúc các em phải tiếp tụi anh một tay. Việc đầu tiên là phải vứt hết các khẩu súng cùi này xuống giếng, sau đó lập một nút chặn không cho bất cứ một ai đem vũ khí vào thành phố. Ai cưỡng lệnh, các em cứ bắn, có như thế mới an tâm mà đánh đấm được!

Chỉ một lát sau, đám Nhân Dân Tự Vệ ô hợp đã được trang bị toàn bằng súng M.16 và những quả lựu đạn bóng lưỡng đeo lủng lẳng trên người. Nhiều khuôn mặt non choẹt, nhưng đầy vẻ tự hào đi bên cạnh những người lính dày dạn gió sương, khiến đường phố trở nên nhộn nhạo và tăng thêm không khí chuẩn bị chiến đấu.

Người sĩ quan ấy còn cất công hướng dẫn từng tốp Nhân Dân Tự Vệ đi ngược theo con đường chính dẫn vào Sài Gòn . Vừa đi ông vừa chỉ vào những khẩu M.72 và M.79 đã được "lên cò" sẵn từ đêm qua, dựng rải rác dọc trên hè phố:

-Nếu gặp tăng, các em "làm ơn" nâng cái này lên vai, nhắm mục tiêu vào giữa và bóp cò giùm tụi anh một cái... là xong!

Người toán trưởng Nhân Dân Tự Vệ sau khi nghe xong những lời dặn dò của người lính, liền lui về phía sau cùng với mấy người trong toán để tìm bảng viết vội hàng chữ: "Muốn vào thành phố xin để lại vũ khí", và máng nó lên một "con ngựa sắt" để giữa đường.

Chưa đầy một tiếng sau, chỗ đó đã chất đầy một đống vũ khí đủ loại.

Người sĩ quan vẫn đi đi lại lại như con thoi. Mỗi khi gặp một người mặc quân phục đi vào thành phố, ông đều chận lại và hỏi:

-Còn muốn chiến đấu không?

Những ai gật đầu ông liền đưa tay chỉ đến đống vũ khí bị bỏ lại, để họ tự lựa chọn và tái trang bị. Những ai từ chối, nại cớ này kia thì ông chỉ lắc đầu ngao ngán, khoát tay bảo đi. Riêng đám Nhân Dân Tự Vệ thì rất hào hứng khi lần đầu tiên họ được tự do nhét vào bụng cả những cây súng ngắn Rulô, P.38 và Cold 45... do những người lính tháo chạy vứt vội bên đường.

Lúc ấy trời mới vừa hừng sáng, tiếng đạn pháo kích của Cộng quân bắt đầu nổ dồn dập, với những tiếng đạn rít xé trời bay ngay trên đầu nghe đến lạnh người. Đoàn người lánh nạn lũ lượt chạy vào thành phố ngày một đông, và con lộ chính từ Ngã Tư Bảy Hiền dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất và Saigòn đã bắt đầu nổ ra các cuộc giao tranh đẫm máu.

Những người lính tử thủ trong Bệnh viện Vì Dân đã có một lợi thế vững chắc. Từ trên sân thượng họ đã phóng ra những trái M.72 chống chiến xa một cách chính xác. Đã có ít nhất 3 chiếc T.54 của Cộng quân bị bắn cháy tại chốt phòng ngự này. Một nhóm quân khác đóng chốt bên cánh phải của Ngã Tư, nơi có đồn Cảnh sát Tân Sơn Hòa bị cộng quân bắn rát khiến họ phải rút sâu vào bên trong trường trung học Nguyễn Thượng Hiền. Một chiếc T.54 tăng tốc độ chạy về hướng nghĩa địa Tây, nhưng đã bị lính dù chặn đầu bắn cháy, một chiếc khác tiến nhanh hơn chạy về tới gần Lăng Cha Cả thì cũng bị lính Không Quân bắn gục...

Mấy tên nằm vùng cầm cờ Mặt Trận nửa đỏ nửa xanh dẫn đường cho toán bộ đội tùng thiết, thấy mấy chiếc tăng mở đường đều bị bắn cháy nên khiếp sợ cầm cờ chạy dạt vào bên trong các ngõ hẻm, khiến bộ đội chính quy VC không biết đường nào để tiến vào thành phố. Hướng tiến công chính của CSBV từ Tây Ninh này không ngờ gặp sức kháng cự có hiệu quả của lính Dù và Không Quân nên bị chậm hẳn lại, khiến bộ đội Việt Cộng phải nã đạn B.40 loạn xạ nhằm tạo sự hỗn loạn trên dòng người chạy trốn.

Một trái đạn pháo kích rơi ngay ngã rẽ vào Nhà thờ Chí Hòa Nam, hất tung một chiếc xe lam chở đầy hành khách. Sức nổ của trái phá mạnh đến nỗi đưa cả một xác người nằm vắt vẻo lên trên đường dây điện, trong khi những người bị thương khác không ai cứu chữa nằm bò la hét vang trời, tạo nên một cảnh hỗn loạn và bi thương tan tác chưa từng thấy!

Vài chiếc trực thăng chong chóng quay xành xạch lượn sát mái nhà định đáp xuống khu cánh đồng rau muống (đằng sau Nhà Dây Thép Gió) để đón thân nhân di tản, bị đủ loại đạn của Nhân Dân Tự Vệ bắn lên khiến không chiếc nào dám hạ cánh. Một chiếc "xâm mình" hạ xuống sân thượng để đón gia đình ở Lăng Cha Cả nhưng không gặp may khi một cánh quạt vướng vào tường nhà bên cạnh, làm cho chiếc trực thăng này không sao cất cánh lên được nữa!

Dù con đường Phạm Hồng Thái (Lê Văn Duyệt nối dài) bị đủ loại đạn bắn trực xạ từ phía Cộng quân, dòng người đổ xô về Sài Gòn để tìm đường thoát thân vẫn đông nghẹt. Nhiều xác chết không toàn thân đã được dân chúng kéo vào bên lề, và mỗi khi có tiếng đạn bay rít trên đầu, đoàn người lại dạt vào hai bên phố, hoặc chạy băng vào các ngõ hẻm, vứt lại ngổn ngang trên đường đủ loại hành lý và xe cộ.

Gần cổng trại lính Nguyễn Trung Hiếu một bà mẹ bị miểng đạn tiện đứt một chân máu me lênh láng nằm lăn lộn rên la trên đường, mà trên tay vẫn ôm chặt xác đứa con đã bị mảnh đạn khác lấy mất đầu! Vài người từ tâm dừng xe lại, nhưng biết không cứu giúp được gì nên đành nuốt nước mắt phóng đi. Lúc này không ai có thể lo cho ai được, vì số phận của họ cũng mong manh y như người đàn bà cụt chân đang hấp hối!

Người sĩ quan vẫn chạy đi chạy lại, ông hò hét số binh sĩ lấy thêm đạn từ bên trong doanh trại Nguyễn Trung Hiếu, và chở bằng xe Jeep lên cung cấp cho toán lính ít ỏi còn lại đang rải mỏng từ Ngã Tư Bảy Hiền xuống Ngã Ba Ông Tạ.

Đang lúc dầu sôi lửa bỏng, một thanh niên mình trần đứng cãi vã với mấy tay Nhân Dân Tự Vệ, vì anh ta nhất định không chịu để lại vũ khí khi qua trạm. Đang ngồi trên chiếc Jeep chở vũ khí, viên sĩ quan nhảy xuống ra lệnh:

-Anh kia lại đây! Anh thuộc đơn vị nào? Có còn muốn chiến đấu không?

Người thanh niên lớn tiếng chửi thề:

-Đù mẹ! Chạy chết mẹ từ ngoài kia vào đây, còn đánh đấm chó gì nữa!

Viên sĩ quan đanh giọng:

-Vậy phiền anh bỏ vũ khí xuống!

Bằng một cử chỉ chống đối, người thanh niên vung khẩu súng M.16 lên, nhưng viên sĩ quan đã nhanh hơn rút khẩu Colt 45 bên hông. Tiếng nổ chát chúa vang lên và thân thể người thanh niên ngã vật xuống với dòng máu đỏ chan hòa! Đám Nhân Dân Tự Vệ xanh mặt đứng nép vào bên phố, viên sĩ quan mặc áo rằn phân bua:

-Các nơi khác mất sớm cũng vì bọn làm loạn này! Phải thế thôi...

Đống vũ khí do những người tuân lệnh để lại ngày một nhiều hơn. Lác đác gần đó còn có cả các bộ quân phục và các túi quân trang!

Những tiếng nổ của đủ loại súng đạn vẫn vang lên tứ phía.
Các toán bộ đội mở đường đã dần chiếm được các chỗ trú ẩn trong các căn nhà vững chắc và thận trọng tiến về phía trước. Toán lính VNCH cố thủ cứ phải lui dần vì Cộng quân ngày càng tiến gần họ qua dòng người di tản, và nếu hỏa lực cứ bắn về phía trước thì số người chết sẽ không cơ man nào đếm xuể!

Người sĩ quan vẫn oai dũng điều binh, và không cho bất cứ người lính nào lùi về phía sau thêm nữa...

Nhưng đúng vào cái lúc tranh sống ấy, một viên đạn AK bắn sẻ đã tách ông rơi khỏi chiếc xe Jeep lùn đang đậu bên đường. Không ai tới tiếp cứu ông cả, vì họ chưa biết tên Cộng quân ẩn núp nơi nào!

Cho đến khi hai người lính liều mình ôm súng phóng về phía trước với hỏa lực trợ giúp của đồng đội, đã kéo được ông vào chỗ an toàn. Nhưng lúc ấy ông chỉ còn là một cái xác không hồn! Viên đạn oan nghiệt duy nhất đã khoét một lỗ nhỏ trên ngực ông, nhưng lại phá toang khi trổ ra phía sau lưng!

Đúng lúc ấy, Dương Văn Minh vị Tổng thống mới nhậm chức 2 ngày trước đã hạ lệnh cho quân đội buông súng đầu hàng.

Người lính ôm chiếc máy truyền tin PRC25 là người đầu tiên trút khỏi người chiếc máy nặng trình trịch, và chạy lại phía mấy người lính đang ngồi ôm súng cố thủ bên trong các ngõ hẻm. Họ nói nhỏ với nhau về lệnh buông súng của Dương Văn Minh, và cứ thế họ rút về phía sau...

Đám Nhân Dân Tự Vệ nhặt được máy truyền tin, nhưng không biết phải dùng nó vào việc gì. Họ nhấc ống liên hợp lên, và lần đầu tiên trong đời họ nghe được những giọng nói the thé của Bắc quân:

-Buông súng đi! Tổng thống của các anh ra lệnh đầu hàng rồi!

-Bọn Ngụy quân nghe đây: Hàng sống! Chống chết! Biết không?...

Tiếng súng chống cự thưa dần...

Cùng lúc tiếng gầm rú của những chiếc xe tăng còn lại của Bắc quân đã bắt đầu tiến vào Sài Gòn, theo sau là những chiếc xe vận tải sản xuất từ Trung Cộng chở đầy các tên bộ đội còn non choẹt, ngơ ngác nhìn ngắm tứ phía như những người đến từ các hành tinh khác!

Trên đường dẫn vào Sài Gòn lúc ấy, ngoài những đống vũ khí và xác người rải rác, còn có những đống quân phục đủ loại và những bộ lễ phục còn mới toanh được ném vội ra đường phố. Dân chúng e ngại một cuộc trả thù, nên họ vội vàng tống khứ ra khỏi nhà bất cứ thứ gì có dính dáng đến chế độ cũ. Không ai nghĩ đến chuyện thu nhặt, vì không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới.

Đêm ấy, đủ loại súng đạn và hỏa châu được bắn lên trời.

Nó giống như một đêm hội hoa đăng với những lằn lửa đạn chi chít đuổi theo nhau. Trong lúc Bắc quân say sưa mừng chiến thắng, thì cuộc vượt thoát của hàng triệu người lại bắt đầu...

Cuộc Đối Chất Bằng Chính Phẩm Giá Cũa Người Nghệ Sỹ - Tác giả Trần Tiến Dũng

 

Non nửa thế kỷ kể từ biến cố 30/4/1975, nhìn lại, thì hai sự kiện từ sóng của đài phát thanh vẫn vang bên tai hơn cả tiếng súng đại bác của quân Bắc Việt, khiến chấn động tâm hồn người miền Nam Việt Nam đó là, lời tuyên bố đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh và lời kêu gọi hợp tác với chế độ cộng sản của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
"Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này... Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết quả đó... Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước... Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ hội duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu và cũng như những người chưa quen của tôi xin ở lại và kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng miền Nam Việt Nam này...”
(Theo Wikipedia)
Vết chấn thương tâm lý không thể lành do người nhạc sĩ này gây ra, có thể không phải là bằng chứng để kết tội ông phản bội, dù ông phát ngôn như ra lệnh, và là người “lộ mặt” đổi phe sớm nhất, mà chính là đặt ra câu hỏi: Vì sao một nhạc sĩ tài hoa vốn là thần tượng của hàng triệu người dân miền Nam dưới chế độ VNCH, nơi chốn sinh - dưỡng tài năng, dành cho ông mọi danh tiếng; vậy mà ông không hề bận lòng, hối hả từ bỏ cộng đồng gắn bó tha thiết với ông, nơi các giá trị ý thức Tự Do được hàng triệu công dân miền Nam chọn lựa và phụng sự, sẵn sàng hiến dâng cả sinh mạng?
Sao một người được tôn vinh là nhạc sĩ ngôi sao chói sáng, xuất hiện danh giá trên mọi mặt báo của thế giới Tự Do trong và ngoài nước lại phủi sạch để thoát xác, xuất hồn, nhập phe cờ đỏ với tốc độ nhanh hơn đạn đại bác, để kêu gọi “kết hợp chặt chẽ” ngay phút đầu, giờ đầu của một biến cố lớn nhất trong lịch sử dân tộc đương đại - lúc âm thanh động cơ bánh xích xe tăng đang chà nát mặt đường tiến vào Thủ Đô Sài Gòn, nơi có hàng triệu người thường dân đang hoang mang lo sợ, hoảng loạn tột cùng.
Không thể lên án một nhạc sĩ-nghệ sĩ vì quan điểm chính trị của họ. Tôi sẽ không thành thật nếu nói là mình không yêu thích các sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thời thanh niên, thậm chí ngay dưới chế độ cộng sản, mỗi khi có dịp hát với bạn bè, tôi cũng thường chọn các tác phẩm của ông, nhất là các bài trong Ca Khúc Da Vàng và thêm nữa, không hiểu sao tôi rất thích và thường hát bài: Cho Một Người Vừa Nằm Xuống.
Tôi không bàn sâu về giai điệu và ca từ của bài này, bởi vì cá nhân tôi tin rằng cảm xúc mà nhạc sĩ truyền đạt chân thật, mở ra không gian lớn rộng mà người nghe chỉ có thể cùng chân thật cảm thụ chia sẻ. Cho Một Người Vừa Nằm Xuống trong Tết năm Mậu Thân máu, lửa khắp miền Nam Việt Nam, đó là Đại tá không quân VNCH Lưu Kim Cương, bạn ông, được ông gởi theo về cõi miên viễn một tác phẩm sâu sắc tính nhân văn và tư tưởng hòa bình.
Tư tưởng, phản chiến - hòa bình từ ông thật đáng trọng, đó cũng là trào lưu rộng khắp thế giới trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưng chính nó cũng thủ tiêu lý tưởng Tự Do của các chiến sĩ Cộng Hòa và hư vô hóa toàn bộ sinh mệnh thường dân miền Nam vô tội của cuộc chiến tranh. Để rồi, đến thời điểm 46 năm sau biến cố 30/4/1975 và xa hơn nữa; “thông điệp” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người hối hả từ bỏ tư tưởng phản chiến-hòa bình để chọn phe thắng cuộc; không hề ngượng ngùng đưa ra phán xử “Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước...”
Không nên quy chụp cho người nghệ sĩ một quan điểm chính trị bất biến, ngay cả lịch sử công chính cũng ghi chép nhân vật lịch sử trong từng bối cảnh chính trị riêng biệt. Nhưng những người cùng chia sẻ bối cảnh lịch sử với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn họ có quyền, kể cả chủ quan khi đưa ra cách nhìn nhận của mình để góp phần soi tỏ. Với tôi, đến ngày giờ này, thì hàng triệu tử sĩ, thương phế binh và các nạn nhân chiến tranh Việt Nam vô tội, không ai “được” chế độ Hà Nội nhìn nhận có tư tưởng phản chiến - hòa bình, không ai là nạn nhân vô tội, mà vẫn chỉ là linh hồn và thân xác được xác định của một bên thua cuộc. Đương nhiên hàng triệu người miền Nam từng ái mộ thầm lặng không hề lạ khi chứng kiến chỉ riêng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và các sáng tác của ông (trừ các Ca Khúc Da Vàng), giờ đây, được truyền thông phe thắng cuộc chiến phổ biến, vinh danh chói lòa.
Chọn đổi về phe thắng trận trong thời điểm họ chiến thắng, thì hẳn phải là người có giá và chịu trả giá; phe thắng có thể không tính toán đòi ngay phải bán phẩm giá, nhưng chính người bán biết hơn hết, là cả sự nghiệp, tài năng nghệ thuật không thể đủ nếu không kèm với phẩm giá nghệ sĩ.

Chuyện Tình Ông Vương Hồng Sển - Tác giả Nguyễn Phương

 

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các nghệ sĩ nghe tin loan trên đài phát Thanh là phải đến đăng ký tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon cũ, kế bên Bộ Sắc Tộc ở đường Nguyễn Du, ai không đăng ký sẽ bị cấm hành nghề. Tôi đến vào khoảng 12 giờ trưa, thấy có nghệ sĩ của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Dạ Lý Hương… các nghệ sĩ lão thành: anh Năm Châu, anh Văn Lâu, Tám Lắm, Bà Năm Sadec, chị Kim Cúc, Kim Lan, Tám Vân, Minh Tơ, Thành Tôn, chị bảy Ngọc Hương… Ngồi bàn thơ ký ghi chép tên nghệ sĩ đến đăng ký, tôi thấy có anh kép Năm Sơn mà chúng tôi quen gọi là Năm Thịt. Năm Sơn là anh kép hát nằm vùng, bây giờ mới lộ mặt ra. Tôi vừa đăng ký xong, người đi kế tôi là bà Năm Sadec. Khi bà Năm Sadec tới ghi tên thì kép Năm Sơn chận lại, nói: “Chị tố Cộng trong Ban Thép Súng Đài Truyền Hình quân đội Ngụy, chưa bắt giam chị là phước cho chị rồi. Không được đăng ký!”
Bà Năm Sadec như bị một gáo nước dơ dội vô mặt, loạng choạng như muốn té sụm xuống trước bàn viết của tên kép hát nằm vùng đó, mặt bà xanh dờn, đôi môi run run, tôi vội dìu bà bước ra ngoài vì không biết bà sẽ phản ứng ra làm sao, e gặp rác rối. Ra tới trước cửa bà Năm Sadec nói với tôi, giọng nói bình tĩnh trở lại: “Được rồi. Nguyễn Phương về đi. Tôi không sao đâu. Để tôi kiếm xe đi về nhà”.
Tôi nói: “Ở đây khó kiếm xe lắm. Để tôi chở chị về nhà nghỉ cho khoẻ”. Tình cờ, nhìn vô nơi các nghệ sĩ đăng ký, tôi thấy anh Năm Châu, chị Kim Cúc, Kim Lan, anh Thành Công, anh Chín Sớm, soạn giả Mộc Linh ra về, mắt nhìn xuống đất…Tôi nói: Chị Năm coi kìa, anh Năm Châu, chị Kim Cúc, ca sĩ Thành Công…
Bà Năm nhìn theo tay tôi chỉ, cười buồn: “Tôi thì không sao, mấy người đó chắc sẽ khổ. Anh Năm Châu bị họ ghim vì anh lập gánh hát Ánh Chiêu Dương, được ông Hồ Văn Châm, Bộ Thông Tin Chiêu Hồi giúp đỡ tiền bạc…”
Sau đó mấy tháng, tôi được biết anh Năm Châu bị mời đi học tập kiểm thảo tập trung trong tòa tỉnh trưởng Gia định trong ba tháng. Ca sĩ Thành Công, soạn giả Mộc Linh, Chín Sớm bị đi học tập cải tạo 7 năm ở trại cải tạo Hàm Tân.
Theo các bạn của tôi kể lại, năm 1986, khi ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ thì bà Năm Sadec mới được mời vô Đồng Tháp Mười đóng phim, trong vai bà già nông dân. Bà đóng được ba phim ở Nha Mân, Sadec, nơi chôn nhau cắt rún của bà và ở Đồng Tháp Mười bà đóng phim Phù Sa trong mùa nước nổi, giữa nắng lửa và muỗi mòng, hai ngày sau khi bà hết đóng phim, bà trở về Saigon và chết vì kiệt sức. Khi bà mất, không có ai thông báo cho nghệ sĩ biết để đi viếng, phúng điếu, tiễn đưa bà. Chỉ có những người trong xóm của bà và các bạn nghệ sĩ làm phim chung với bà, biết bà mất, đến tiễn đưa.

Bà cũng không được quàn ở nhà Hội Nghệ Sĩ ở đường Cô Bắc, không được chôn ở nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp. Ông Vương Hồng Sển di quan của bà, đem về chôn cất ở Nha Mân, quê hương của bà.Ông Vương Hồng Sển di quan của bà, đem về chôn cất ở Nha Mân, quê hương của bà.

Tướng Douglas MacArthur, "Kẻ Xâm Lược(?)" Nước Nhật - Tác giả Bùi Đức Thịnh

 



Tướng MacArthur đến Nhật vơi đôi bàn tay đẫm máu người Nhật. Khi MacArthur rời Nhật về Mỹ, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật: Đại nguyên soái!
MacArthur được người Nhật vinh danh là 1 trong 12 danh nhân nước Nhật mọi thời đại.
Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ?
Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế người Nhật hận ông thấu xương.
Chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước”.
Nhưng tướng MacArthur mang quân đến hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ.
Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.
Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật rất chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó để đi qua, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu mình là kẻ chiến thắng thì có làm được như thế không?
Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.
Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật thiết lập tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.
Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.
Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận.
Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.
Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri.
Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.
Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.
Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.
Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.
Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang.
Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.
Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng đất đai của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài”.
Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Harry Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng và buộc tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!
Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.
Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được”.
Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.

Một Thời Đã Qua, Tiếng Còi Tàu Thời Thơ Ấu

 

“Những chiều nghỉ học, tôi hay tới,
Đón chuyến tầu đi, đến những ga.
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,
Lòng buồn đau xót nỗi chia xa”
(Tế Hanh)

Đó là tâm sự của nhà thơ Tế Hanh khi còn đi học. Tuổi thơ của tôi cũng có những gắn bó với tiếng còi tầu nhưng chắc chắn không thi vị như của nhà thơ thời tiền chiến.
Tôi cũng chẳng được trải qua “cái thú đau thương” khi nghe tiếng còi tầu trong bài hát “Five Hundred Miles” theo điệu dân ca của Mỹ. Đó là chuyện của một anh chàng nghèo “rớt mùng tơi” đi tha phương cầu thực trên một chuyến tầu xa nhà đến 500 dặm. Một bài hát buổn mà khi còn ở trung học tôi được thầy giáo tiếng Anh dậy hát:
“If you miss the train I’m on
You will know that I’m gone
You can hear the whistle blow
Five hundred miles” (1)
Có một bài thơ bằng tiếng Pháp, cũng lấy tựa đề “J'entends Siffler Le Train” nghe thật thống thiết:
“J'ai pensé qu'il valait mieux
Nous quitter sans un adieu
Je n'aurais pas eu le coeur de te revoir
Mais j'entends siffler le train
Que c'est triste un train qui siffle dans le soir”
(Anh nghĩ rằng lúc này
Là lúc mình chia tay
Không một lời từ biệt
Dẫu lòng buồn da diết
Tiếng còi tàu vang vang
Giữa bóng đêm bàng hoàng)
Nhạc Việt cũng có nhiều bài lấy chủ đề đường sắt. Chẳng hạn như bài “Chuyến tàu hoàng hôn” của Minh kỳ & Hoài Linh với những ca từ đi sâu vào lòng người:
“Chiều nao tiễn nhau đi khi bóng ngả xế tà.
Hoàng hôn đến đâu đây màu tím dâng trong hồn ta.
Muốn không gian đừng tan, níu đôi chân thời gian
ngừng trôi cho giây phút chia ly này kéo dài.
Trước khi phân kỳ, ước sao cho tàu đừng đi” (2)
Xe lửa & sân ga: Một đề tài phong phú
Năm 1953 gia đình tôi rời Hà Nội để vào Đà Lạt vì ông cụ thân sinh phục vụ trong Ngự Lâm Quân của vua Bảo Đại. Khi đó, Đà Lạt còn được gọi là “Hoàng triều Cương thổ”, đất của nhà vua! Gia đình chúng tôi mua một căn nhà trên lưng chừng đồi, rất gần với ga Đà Lạt.
Kiến trúc của ga Đà Lạt được xếp vào loại đẹp nhất Đông Dương với hình ảnh ba ngọn núi Lang Bian trên cao nguyên Lâm Viên. Hai kiến trúc sư người Pháp, Moncet và Reveron, đã xây dựng trong khoảng thời gian 6 năm, từ năm 1932 đến năm 1938.
Ga Đà Lạt (hình chụp năm 1948)
Toàn quyền Đông Dương, Paul Doumer, phê duyệt đường sắt từ Tháp Chàm (Tourcham) lên Đà Lạt vào năm 1908. Vì địa hình đồi núi phức tạp trên cao nguyên lắm dốc cao nên phải xây dựng thêm “đường răng cưa” (cog railway) ở giữa. Đây cũng là một trong những tuyến đường sắt răng cưa đầu tiên của thế giới.
Nhân công xây dựng đường sắt vào thời đó chỉ có người Thượng sinh sống trên cao nguyên. Ở Mỹ, những người đi làm đường sắt đầu tiên là người Á Đông, đa số là người Tầu. Dù ở Việt Nam hay ở Mỹ, công nhân đường sắt là những người chịu nhiều gian khổ nhất với đồng lương ít ỏi nhất.
Công trình xây dựng đường sắt răng cưa với những công nhân người Thượng

Trên tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt có 3 vị trí phải làm hệ thống đường ray có móc răng cưa, cộng thêm 5 vị trí phải làm đường hầm xuyên qua núi. Tổng cộng công trình xây dựng này mất 30 năm để hoàn hoàn thành 84 cây số đường xe lửa từ Phan Rang lên Đà Lạt.

Khi tàu chạy đến gần đoạn răng cưa, lái tàu giảm tốc độ, khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu, cho móc vào đường ray răng cưa nằm giữa 2 thanh ray rồi khóa hệ thống bánh răng. Bánh răng của đầu máy bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu leo dốc hoặc xuống dốc một cách an toàn, không bị trơn trượt.
Tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt - Tháp Chàm xuyên qua đồi núi

Mới 8 tuổi tôi đã được nghe tiếng còi tầu rúc lên trong từng chuyến tầu Đà Lạt – Tháp Chàm đi và đến sân ga. Thật ra, từ vị trí căn nhà không thể nhìn thấy sân ga nhưng đoạn đường tầu dẫn vào ga chạy ngay trước mắt. Nhìn sang bên kia thung lũng là con đường sắt và gần đó còn thấy bóng dáng Biệt điện Mộng Điệp, thứ phi của Bảo Đại.

Mỗi sáng, khoảng 8 giờ là chuyến tầu rời ga để trực chỉ Tháp Chàm. Buổi chiều, độ 4 giờ, tầu từ Tháp Chàm về Đà Lạt. Tiếng còi tầu rúc lên tựa như chiếc đồng hồ báo sinh hoạt hằng ngày của mọi người. Riêng đối với bọn trẻ chúng tôi, tất cả đều ngưng mọi cuộc chơi đùa để ngắm nhìn con tầu xình xịch lướt qua bên kia thung lũng.

Đôi khi chúng tôi dơ tay lên vẫy một cách bâng quơ và cũng có khi người trên tầu vẫy lại. Những chuyến tầu qua lại trở thành quen thuộc đến độ thân thương. Có những ngày tầu từ Tháp Chàm về trễ vì những trục trặc dọc đường… bỗng thấy lòng tự nhiên nôn nao như thiếu một cái gì đó.
Căn nhà thời thơ ấu đối diện với đường tầu phía bên kia thung lũng

Trục trặc kỹ thuật trên đường tầu không nhiều nhưng trục trặc vì phá hoại vẫn thường xảy ra. Chính phủ VNCH đã thành lập một tiểu đoàn mang tên “An ninh Thiết lộ” để bảo vệ đường sắt khi hoạt động phá hoại đường của “Mặt trận Giải phóng niền Nam” bắt đầu.

Toa xe đặc biệt được trang bị súng trung liên và đại liên, được tổ chức thành từng trung đội gồm 3 xe. Ba nhiệm vụ chính của các toa xe là: (1) tản thương; (2) cứu viện đoàn tầu bị phục kích; và (3) tuần tiễu trên thiết lộ vào ban đêm.

Sau 1975, đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm ngưng hoạt động. Các đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước được nhập từ Thụy Sĩ nằm hoang phế trên sân ga Đà Lạt và Tháp Chàm. Số phận của các đường ray cũng không kém phần bi đát: được tháo dỡ để trở thành sắt vụn.

Đầu máy xe lửa bỏ hoang trên sân ga Đà Lạt

Tất cả chỉ còn là hoài niệm về tiếng còi tầu của tuổi thơ. Gần đây, những ký ức đó lại trở thành một niềm nuối tiếc của cả đất nước khi Thụy Sĩ đề nghị mua lại những đầu máy xe lửa cũ để tân trang làm phương tiện phục vụ khách du lịch tại đèo Furka.

Các kỹ sư Thụy Sĩ đã đến tận nơi hoang phế để khảo sát những “phế tích”. Họ cẩn thận, hay đúng hơn là “nâng niu”… đống sắt vụn lâu nay vẫn nằm trơ gan cùng tuế nguyệt. Đầu máy xe lửa được di chuyển về trạm Sóng Thần, rồi ra Cảng Sài Gòn để vượt đại dương “tái hồi Thụy Sĩ” trong chiến dịch được mệnh danh là “Back to Switzerland”

Trên xe tải có cờ Việt Nam & Thụy Sĩ với tấm badrole “Back to Switzerland”

Tại Thụy Sĩ, từng chi tiết được các kỹ sư và công nhân tái tạo để bảo đảm đúng nguyên mẫu ban đầu. Và câu chuyện cũng đi đến đoạn kết “có hậu”: những đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước đã hoạt động trở lại để phục vụ khách du lịch.

Dĩ nhiên đầu máy xe lửa “trông bắt mắt” hơn hẳn những ngày nằm lăn lóc như những đống sắt vụn phế thải tại Việt Nam. Khách du lịch chắc ít người biết được chúng đã từng tung hoành trên đường sắt tại Việt Nam.

Đối với những người (tạm coi như đã gắn bó với tiếng còi tầu thời thơ ấu như tôi), chuyện đường xe lửa Tháp Chàm – Đà Lạt lại có một đoạn kết “vô hậu” chứ không phải là… có hậu!

Biết trách ai bây giờ?

Đầu máy xe lửa chuẩn bị vượt đèo Furka sau nhiều năm lưu lạc tại Việt Nam

‘I’m now delivering 320 parcels a day’: The pressure of Amazon delivery targets





A look inside a US child migrant facility





Living in a Tent





Thế khó xử của Philippines trước Trung Quốc tại Đá Ba Đầu





Khai thác năng lượng mặt trời không gian : Một cuộc đua mới giữa các cường quốc ?





Cống ngầm Paris - một di sản lịch sử độc đáo





Tình Khúc Nguyễn Tất Nhiên : Những Năm Tình Lận Đận





Duy Khánh hát Hát Cho Mai Sau





Những Bài Tình Ca Quê Hương của nhạc sĩ Phạm Duy





Hành Trình Từ Sự Sụp Đổ Kể Từ Ngày 30/4/1975





Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

Thông Tây Hội - Ngôi đình cổ nhất phương Nam





Children dropped over US border wall





Lo ngại khả năng Kung Flu virus tái bùng phát lần thứ tư





Dân các nước châu Á ngày càng thù địch với Trung Quốc





Covid-19 : Brazil lún sâu vào thảm kịch, tổng thống Bolsonaro vẫn dửng dưng





Nga-Trung liên kết chống phương Tây : Sự đối đầu giữa chuyên chế và dân chủ ?





Từ vụ kênh Suez đến những vấn đề đặt ra cho giao thông hàng hải





Khí đốt, vũ khí địa chính trị đáng gờm của tổng thống Nga Putin





Việt Nam Bây Giờ Giàu Hay Nghèo - Tác giả Lâm Văn Bé





Cuộc Di Tản đầy Máu và Nước Mắt - Tác giả Trịnh Tiếu

 

Không phải mãi hai ngày sau người Mỹ mới biết lý do đằng sau vụ di tản rút quân bỏ miền Trung. Vào buổi tối ngày 17.3.1975, tại bữa cơm đãi một số Viên Chức cao cấp Mỹ và Việt Nam tại nhà ông Thomas Polgar, Trưởng CIA, ở Sài Gòn, Tướng Ðặng Văn Quang Cố Vấn An Ninh của Tổng Thống Thiệu, đã lật trang sử khi giải thích quyết định của ông Thiệu. Rất giống người Nga tiêu diệt đội quân của Nã Phá Luân vào năm 1812 bằng cách bỏ đất để câu giờ hầu chấn chỉnh tổ chức quật ngược thế cờ, Tướng Quang cho rằng quyết định của ông Thiệu đi theo chiến lược đó sẽ đánh bại quân Bắc Việt. Tướng Quang nói ‘’Có thể mùa mưa sẽ giúp chúng tôi như thể Ðại Tướng mùa Đông đã giúp người Nga’’.
Tại Cao Nguyên Trung Phần, dân chúng không chờ giải thích. Họ thấy rõ quá rồi nên tự lo lấy. Khi quân Bắc Việt pháo kích Kontum, con đường dẫn xuống Pleiku tràn ngập dân di tản chạy trốn pháo kích. Trong khi các Ðơn Vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu rời các vị trí ở Pleiku và các phi cơ vận tải bay lên bay xuống phi trường suốt ngày đêm, người dân biết ngay đến lúc chạy theo Quân Ðội.
Vào đêm Chủ Nhật, một đoàn xe vận tải dài thòng âm thầm rời khỏi Pleiku từng cái một đèn sáng choang. Phóng viên Nguyễn Tư nghĩ nó "giống như một đoàn xe đi chơi cuối tuần trở về nhà’’. Phía sau, những tiếng nổ lớn phát ra từ các kho đạn bị phá và bầu trời đen nghịt khói từ các bồn xăng đốt cháy.
Trong khi đoàn xe tiến về hướng Nam tung lên những đám bụi đỏ mờ mịt, từng đoàn người dân đi bộ dài như rắn bò hai bên Ðường Quốc Lộ song song với đoàn quân xa. Một vị Nữ Tu Công Giáo nhớ lại "trẻ thơ và trẻ em được chất lên xe bò và người kéo đi. Mọi người đều hoảng hốt. Người ta cố thuê mướn xe bằng mọi giá’’. Trong ba ngày 16, 17, 18, tháng ba, cuộc di tản di chuyển êm thắm khỏi Pleiku và giữa các đoàn quân xa là hàng trăm dân sự đi theo cuộc di tản. Và cũng từ đó bắt đầu một đoàn công voa di tản đầy máu và nước mắt.
Ði được nửa đường tiến ra Duyên Hải, đoàn xe bị khựng lại để cho Công Binh Quân Ðoàn II cố làm xong chiếc cầu nổi ngang qua sông Ea Pa cách đèo Cheo Reo (Phú bổn) vài cây số. Tướng Phạm Văn Phú tiên liệu hai ngày sẽ sửa xong con Ðường số 7 nhưng mãi ba ngày vẫn chưa sửa xong cây cầu. Ðến chiều tối ngày 18.3, xe cộ và lính tráng đã đi được ba ngày và một đám dân tỵ nạn khổng lồ bị khựng lại dọc theo con đường và dồn cục tạm nghỉ ở chung quanh châu thành Tỉnh Phú Bổn. Cái châu thành nhỏ bé cheo leo này làm sao cung cấp đủ nhu cầu cho đoàn di tản này, nhiều người bỏ nhà ra đi chỉ có bộ đồ trên người.
Vì hoảng sợ, địch đe dọa phía sau, đói khát và có những băng lính không còn Cấp Chỉ Huy nữa sanh đạo tặc, đoàn người đòi cứ tiến đi không cần biết hậu quả ra sao. Trước tình thế hỗn quân hỗn quan này, các giới chức lãnh đạo không thể nào thuyết phục dân chúng và điều động xe cộ vũ khí thành một phòng tuyến phòng thủ. Và y như xảy ra khi quân Ðức bao vây khóa chặt Paris năm 1940, dân châu thành cũng chạy trốn, làm tắc nghẽn mọi con đường, Quân Ðội không thể nào di chuyển để bảo vệ họ trước kẻ địch. Tình hình đe dọa hỗn loạn. Cần phải có những bàn tay tổ chức. Nhưng Tướng Phạm Duy Tất vẫn còn ở Pleiku với đoàn hậu vệ Biệt Ðộng Quân, trong khi Ðại Tá Lý bị kẹt ở giữa đoàn xe, đã phải bỏ xe đi bộ đến Bộ Chỉ Huy ở Cheo Reo.
Khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu di chuyển xuống Quốc Lộ số 7, Tướng cộng sản Văn Tiến Dũng cũng đã bị đánh lừa theo kế hoạch của Tướng Phú. Trước khi khởi sự chiến dịch 275, Dũng đã chỉ vẽ nhiều lần cho tư lệnh sư đoàn 320 về những con Ðường Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không thể nào dùng nó như là lối thoát sau cùng. Tuy nhiên, sau khi nghe tin Tây Phương nói dân chúng đang bỏ Pleiku, các chuyến bay từ Pleiku về Nha Trang tấp nập và Hà Nội đánh tín hiệu ngày 16.3 báo cho biết Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II đã di tản về Nha Trang, Dũng mới bắt đầu nghĩ lại xem có con đường nào khác cho địch quân rút được không.
Ðến 4 giờ chiều cùng ngày, công điện của Hà Nội đến báo, tình báo Bắc Việt báo một đoàn xe dài từ Pleiku tiến về phía Nam xuống Ban Mê Thuột. Tin này làm cho Tướng cộng sản bối rối. Phải chăng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phản công hay là chạy trốn? Tình báo của Dũng cho ông ta câu trả lời ngay sau đó, đúng như tình hình diễn biến ở trên. Ðến lúc này bộ chỉ huy cộng sản mới dở bản đồ ra, chiếu đèn pin và dùng kiếng phóng đại dò tìm địch quân. Kiểm điểm lại, Tướng Dũng và Tướng Kim Tuấn, tư lệnh sư đoàn 320, mới biết bị Tướng Phú lừa ngay trước mắt, Tướng Dũng khiển trách Tướng Kim Tuấn, đồng thời phối trí các đơn vị di chuyển về tụ điểm Quốc Lộ 7 để tiêu diệt đoàn công voa di tản về Tuy Hòa.
Ðoàn xe Quân Dân miền Nam cầu mong sao cho thời gian chậm lại để đi kịp về miền biển không bị cộng sản tấn công. Nhưng không kịp nữa, khi màn đêm buông xuống ngày 18.3 lúc đoàn xe kẹt ở Cheo Reo, quân cộng sản bắt đầu pháo kích vào đám đông dân di tản. Họ hết còn bí mật nữa và kẻ thù ở trong tầm tay. Ðêm ngày 18.3, những đơn vị tiền phong của sư đoàn 302 đụng độ với đoàn xe Quân Ðoàn II ở Cheo Reo. Cùng lúc các đơn vị khác đụng độ với Ðoàn Quân hậu bị Liên Ðoàn 6 Biệt Ðộng Quân ở Thị Trấn Thành An ngã tư Quốc Lộ 14 và Quốc Lộ 7. Ðại Tá Lý đi bộ mãi rồi cũng tới Bộ Chỉ Huy Cheo Reo kịp lúc để giúp điều động Tiểu Ðoàn 23 Biệt Ðộng Quân vào vị trí phòng thủ chống các cuộc xung phong của quân Bắc Việt ở lối vào Thị Trấn phía Tây. Ðồng thời, pháo binh Bắc Việt rót vào. Ðoàn xe cái đầu ở Cheo Reo nhưng cái đuôi vẫn còn ở Pleiku. Việt cộng tha hồ pháo kích. Sáng hôm sau, xác chết và xác bị thương lính tráng và dân nằm la liệt trên Ðường Phố Cheo Reo (Phú Bổn) cùng với hàng trăm xe cộ bị phá hủy hoặc bỏ rơi. Một phi công trực thăng Không Quân Việt Nam báo cá ‘’Khi tôi bay thấp, tôi có thể nhìn thấy hàng trăm xác chết nằm rải rác dọc theo con đường cạnh các xe còn cháy’’.
Mặc dù lực lượng cộng sản đã chiếm được Phi Trường Phú Bổn, Tiểu Ðoàn 23 Biệt Ðộng Quân vẫn còn giữ được lối vào châu thành và cây cầu phía Nam sửa xong. Ðây là một cú cải tử hoàn sinh, Ðại Tá Lý và các Cấp Chỉ Huy của ông có cơ hội ra lệnh cho đoàn xe lên đường trở lại với 2.000 xe nổ máy ầm ầm lăn bánh. Nhưng đoàn xe di chuyển không bao lâu, Tướng Phú cho trực thăng đến đón Ðại Tá Lý ra khỏi Cheo Reo. Thế là đầu không còn ai Chỉ Huy chỉ có Tướng Tất Chỉ Huy ở phía sau. Từ ngày 19 trở đi, Chỉ Huy đầu đoàn công voa là những Ðơn Vị Trưởng cấp Tiểu Ðoàn, Ðại Ðội mạnh ai lấy ra lệnh.
Bất kể hỏa lực của cộng sản, trực thăng của Không Quân Việt Nam bắt đầu đáp xuống bốc những người Lính và dân bị thương dọc theo con đường. Khi những người di tản được trực thăng chở đến Phi Trường Tuy Hòa, họ kể những chuyện khủng khiếp xảy ra cho họ. Ngày 19.3, đầu đoàn xe đã đến Sông Côn chỉ còn cách Tuy Hòa 40 km. Nhưng ở đoạn đuôi nửa đường giữa Cheo Reo và Sông Côn, quân Bắc Việt lại đánh ngang hông đoàn xe, lần này ở khoảng Thị Trấn Phú Túc. Không Quân Việt Nam được gọi đến oanh kích chặn tiến quân của địch nhưng đã nhầm lẫn bỏ bom xuống Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân (Làm tổn thất gần 1 Tiểu Ðoàn). Nhưng Liên Ðoàn này vẫn tiếp tục chiến đấu giữ cho con đường mở.
Ðoàn xe chạy qua Cheo Reo cho đến ngày 21.3 thì quân Bắc Việt chọc thủng các vị trí cố thủ của Tiểu Ðoàn 23 Biệt Ðộng Quân, vượt qua chiếm châu thành và cắt đứt con đường. Trong số khoảng 160.000 người của đoàn xe di tản, nhiều người dân bị cô lập với Lính của Ba Tiểu Ðoàn Biệt Ðộng Quân. Theo lệnh Tướng Phú, Tướng Tất, vẫn còn ở phía sau đoàn xe, phải bỏ mọi vũ khí và quân trang nặng để chạy khỏi Phú Bổn càng nhanh càng tốt. Hàng ngàn người chạy vào rừng. Lính tráng với vợ con bên cạnh bị rượt bắt và tấn công nhiều lần. Một số ít giơ cờ lên được trực thăng đáp xuống bốc. Nhưng đa số cầm chắc bị đói và bị bắt.
Những người may mắn, các bà mẹ trẻ dính máu, các cụ già và phụ nữ người mặc áo dính bùn, và những người lính gào khóc, chân không, bước xuống trực thăng trước khi các phóng viên bủa ra hỏi thăm tin tức tại phi đạo Tuy Hòa. Các trực thăng bắt đầu chở thực phẩm và nước cho đoàn xe vẫn còn dài thòng di chuyển như con rắn vì đã có nhiều người đói.
Trong khi ở đuôi đoàn xe bị tấn công dữ dội và Tướng Tất cùng các Ðơn Vị còn lại cố chống trả bọc hậu, các Ðơn Vị đầu đoàn xe đã tiến vào ranh giới Tuy Hòa, trên con Sông Ba, cách Thị Trấn 20 cây số. Chiếc cầu nổi mà Tướng Cao Văn Viên hứa cũng đến kịp lúc, nhưng không kịp với lực lượng cộng sản đã đắp mô các ngã đường nằm giữa Sông và Tuy Hòa. Chiếc cầu không thể nào chở xe nổi đến chỗ Bắc nên phải mượn 4 phi cơ C-47 của Quân Ðoàn IV chở từng khúc đến.
Ngày 22.3, đúng một tuần sau khi đoàn xe di tản đầy máu và nước mắt rời Pleiku, chiếc cầu được bắc xong, đầu đoàn xe vội vã vượt qua con sông quá nặng làm chiếc cầu phao lật, người trong xe cộ phải lội sông. Nhưng đến cuối ngày, đoàn xe vẫn tiếp tục vượt qua khi chiếc cầu được sửa lật lại. Ngay cả đến thời tiết cũng tiếp tay cho cộng sản để làm cho đoạn cuối đoàn xe đến Tuy Hòa chưa hết nạn.
Trời nắng đột nhiên trở thành mưa gió lạnh lẽo cho người di tản. Không những thời thiết thay đổi xấu gây ra bệnh tật mà nó còn làm cho phi cơ quân sự không bay lên yểm trợ, chống trả những cuộc tấn công dưới đất của việt cộng. Từ ngày 22.3, Liên Ðoàn 6 Biệt Ðộng Quân bị kẹt đánh trong một trận đánh bọc hậu vừa đánh vừa lui trước nỗ lực rượt theo rất rát của quân cộng sản. Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân đã thu góp xe tăng và pháo binh để bảo vệ con đường ở khúc quẹo thung lũng gần cầu nổi. Họ đánh câu giờ để cho người di tản và Lính kịp vượt qua sông.
Ðồng thời, những Ðơn Vị đi đầu đã vượt qua Sông Ba rồi phải phá mô việt cộng để tiến vào Tuy Hòa. Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân chỉ còn ít quân sống sót đã gom góp được hơn chục thiết giáp M-113 vừa đánh vừa ủi các mô tiêu diệt các vị trí cộng sản. Ðến ngày 25.3, vị trí cuối cùng của quân Bắc Việt bị tiêu diệt nốt, Biệt Ðộng Quân bắt tay được với Lực Lượng Ðịa Phương Quân ở phía Ðông Tuy Hòa.
Ðoàn xe khập khễnh tiến vào Tuy Hòa như một đoàn xe ma. Xấp xỉ 60.000 người dân đến đích, hai phần ba hay hơn 100.000 người bị bỏ lại dọc đường, chết sống không ai biết. Về phía Quân Ðội, 20.000 quân tiếp vận và yểm trợ, chỉ còn 5.000 người đến nơi. Sáu Tiểu Ðoàn Biệt Ðộng Quân 7.000 người, chỉ còn 900 đến Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn II ở Nha Trang và đóng chốt bảo vệ Thành Phố. Một vị Tướng ở Bộ Tham Mưu đã buồn bã nói: "70% lực lượng tác chiến của Quân Ðoàn II gồm Sư Ðoàn 23 Bộ Binh, Biệt Ðộng Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp, Công Binh Chiến Ðấu và các Ðơn Vị Truyền Tin đã bị tan rã từ ngày 10 đến 25.3’’. Vì thế chuyện phản công tái chiếm Ban Mê Thuột không thể giao phó cho Quân Ðoàn II.
Canh bạc Tướng Phú chọn Quốc Lộ 7 có thể đã an toàn nếu các cầu nổi được bắc kịp thời và Tướng Viên đổ lỗi cho vị Tư Lệnh Quân Ðoàn II. Tướng Viên tin rằng Tướng Phú phải hoãn cuộc di tản ít ngày để cho các Kỹ Sư Công Binh kịp bắc cầu. Tướng Viên cũng tin rằng hoãn lại cho phép điều động sắp xếp kỹ hơn nhất là kiểm soát dân chúng. Theo một vị Tướng Mỹ thông thạo các Sĩ Quan cao cấp Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lỗi lầm không những ở kế hoạch di tản của Tướng Phú mà ở ngay chính Tướng Phú và lỗi lầm đầu tiên và quan trọng nhất là để mất Ban Mê Thuột. Một vị Tư Lệnh Quân Ðoàn cương quyết hơn không cần phải rút quân như vậy. Một Sĩ Quan Tùy Viên Mỹ tuyên bố: "Một vị Tư Lệnh mạnh như Tướng Toàn (Trước đó là Tư Lệnh Quân Ðoàn II) có thể phản công tái chiếm Ban Mê Thuột, sử dụng toàn bộ Hải, Lục, Không Quân có trong tay đã có thể kềm hãm quân Bắc Việt, cố thủ thêm một năm nữa’’.
Nhưng ngày 25.3.1975, không còn cơ hội đó. Cuộc di tản tự làm cho mình thất bại đau đớn, như lời Tướng Viên mô tả, hoàn tất, gây một cơn ác mộng tâm lý và chính trị to lớn cho ông Thiệu, cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cho dân chúng Việt Nam Cộng Hòa. Một dư luận đồn thổi khắp nước và cả ở những viên chức dân sự và quân sự cao cấp nói rằng: Tổng Thống Thiệu và người Mỹ, trong một thỏa hiệp mật của Hiệp Định Paris, đã cố kết với nhau cho cộng sản chiếm một phần lớn lãnh thổ Nam Việt Nam. Tại sao Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu can trường suốt hai mươi năm không thua đột nhiên bị ra lệnh rút khỏi Cao Nguyên, bỏ Pleiku và Kontum không một tiếng súng giao tranh?
Tinh thần đổ vỡ vì mất bốn Tỉnh trong ba tháng và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh nặng và vô ích không tái chiếm nổi Ban Mê Thuột đã làm cho dân chúng Nam Việt Nam hết còn tin tưởng Tổng Thống Thiệu có thể bảo vệ họ. Vậy ai khác có thể làm được? Phe đối lập ông Thiệu vô tổ chức, đứng ngoài chờ thời cơ và người Mỹ tiếp tục làm ngơ. Chỉ có ông Thiệu là người phải tìm ra cách nào để lấy lại tinh thần cho Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng trước khi ông tìm ra hướng đi hợp tình thế thì tin xấu từ Quân Ðoàn I bay về. Cũng lại di tản và cuộc di tản Quân Ðoàn I bi thảm không kém để kết thúc ngày 30.4.1975.

The Forgotten South Vietnamese Airborn - Tác giả Barry R. McCaffrey

 

Đặt chân đến VN vào tháng 7 năm 1966, tôi làm việc cho SĐND VNCH như một cố vấn viên. Đó là cái năm cuối mà tôi nghĩ và chắc mẩm chúng tôi sẽ chiến thắng. Đó là cái năm của lạc quan, của sự lớn mạnh của quân đội Mỹ đã thắng thế trong cuộc chiến tại VN- Đó cũng là năm mà số thương vong trong danh sách người Mỹ tăng một cách không tưởng.
Cuối năm 1967, đã có 486.000 chiến binh Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến. Số lính Mỹ tử trận trong năm gần gấp đôi năm 1966.Ngoài số liệu ấy,nhận định về chính trị và giới truyền thông Hoa Kỳ hầu như không quan tâm đến sự hy sinh dũng cảm tham gia cuộc chiến của quân đội VNCH .
Sư Đoàn Nhảy Dù VNCH mà tôi làm việc với tư cách là một cố vấn viên, là một đơn vị chiến đấu tinh nhuệ. Năm 1967, những người lính ND với bộ quân phục hoa dù cùng chiếc mũ Bê-rê đỏ đặc thù, đã tăng lên con số 13.000 người, tất cả đều …tình nguyện! Chúng tôi đã có vinh hạnh sát cánh bên họ, và đều kinh ngạc bởi sự can đảm cùng với sự năng động trong chiến thuật của những chiến binh nhảy dù ấy. Những người Mỹ mới đến VN có thể chưa biết rằng các nhiều người trong số những vị sĩ quan cao cấp và các sĩ quan hành chánh đó có nhiều năng lực và kinh nghiệm chiến trường đã tham gia quân ngũ từ năm 1951.
Là những cố vấn viên,thông thường chúng tôi hoạt động thành đội ngũ và là sĩ quan liên lạc cấp tiểu đoàn và lữ đoàn. Chúng tôi đã mất cả năm trời chuẩn bị tại Cali, bao gồm 16 tiếng /một ngày chìm đắm trong văn hoá và ngôn ngữ tại Viện Ngôn Ngữ học Quốc Phòng để khi chấm dứt với chứng nhận khá môn nói tiếng Việt. Còn tại trường Fort Bragg, NC.thì được huấn luyện về môn chiến thuật đối kháng và được huấn luyện sử dụng hệ thống vũ khí thời đệ nhị thế chiến mà những người lính VN còn dùng.
Chúng tôi có một loạt công việc phải làm: phối hợp pháo binh và không kích, sắp xếp không vận, tải thương và hỗ trợ tình báo cùng hậu cần. Chúng tôi không đưa ra yêu cầu, đòi hỏi và chúng tôi cũng không cần làm điều ấy. Chúng tôi ngưỡng mộ những người đối tác VN và họ cũng vui mừng khi có chúng tôi- nguồn hoả lực của Hoa Kỳ, ở bên họ. Chúng tôi ăn thức ăn của họ, nói ngôn ngữ họ. Chúng tôi tin tưởng hoàn toàn vào người VN. Tôi thường có một anh lính dù là cận vệ và cũng là thông tín viên liên lạc.
Bình thường, một đội cố vấn viên như bản thân nhóm tôi gồm có ba người: Một trưởng nhóm Quân đội Mỹ, một trung uý, một hạ sĩ quan thường vụ thường là trung sĩ. Người trung sĩ là nòng cốt: Trong lúc những sĩ quan khác luân chuyển thay đổi chỗ thì người trung sĩ vẫn giữ vị trí ổn định theo lệnh của thương cấp cho đến khi hết chinh chiến, đến khi tử trận hoặc khi bị loại khỏi vòng chiến.
Khúc dạo đầu của tôi tại VN là một kinh nghiệm đẫm máu. Chúng tôi tham gia tác chiến bằng tàu tấn công và trực thăng quân đội của hải quân Mỹ vào vùng đầm lầy đồng bằng phía nam Saigon. Đây là một trận đánh không vinh quang gì, chỉ chiến đấu rồi đắm chìm dưới làn nước mặn ghê tởm. Không có một cuộc giao tranh nào như thế khi chúng tôi được huấn luyện trong trường Biệt Kích.Chỉ huy của tôi,một thượng cấp đứng tuổi, rất chuyên nghiệp và đầy năng lực, đã hy sinh. Trở về căn cứ, tôi phụ giúp một tay đưa thi hài ông ra khỏi trực thăng. Đó mới chỉ là bắt đầu.
Trong lượt đi 4 tháng với Nhảy Dù, chúng tôi tham gia vào một trận đánh lớn và đẫm máu yểm trợ cho những đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ phía bắc Đông Hà, gần bãi biển phía băc, nam VN.Hai trong số những tiểu đoàn được trực thăng vận vào khu phi quân sự hầu kiểm soát một lực lượng hùng hậu quân bắc Việt đang nam tiến.Sự kiện này đã trở thành một trận thư hùng dữ dội và đẫm máu. Người cố vấn thượng cấp của tôi tử thương, người hạ sĩ quan thường vụ cực kỳ gan lì, thượng sĩ nhất Rudy Ortiz, bị thương lỗ chỗ từ đầu xuống chân. Anh ta yêu cầu tôi nạp đạn sẵn khẩu M16 rồi đặt lên ngực anh để anh có thể “một sống một chết” cùng anh em chúng tôi (May mắn thay anh vẫn còn sống !)
Chúng tôi đã có hàng trăm binh sĩ thương vong và chẳng bao lâu sẽ bị địch quân tràn ngập.Nhưng những người lính Dù chiến đấu rất ngoan cường. Vào cái đỉnh điểm căng thẳng ấy, với sự yểm trợ của không lực và hoả lực Hải Quân, chúng tôi đã phản công. Vị sĩ quan chỉ huy của tiểu đoàn đứng thẳng người đi ngang qua dàn hoả lực súng máy hạng nặng đến hầm trú ẩn của tôi. “Trung uý!" Ông ta nói :” đã đến lúc phải chết rồi đấy!” Câu nói của ông làm tôi lạnh người mỗi khi nhớ đến.
Trong chiến trận, người lính VNCH không bao giờ bỏ lại thân xác đồng đội hoặc các chiến binh bị thương và cũng không để lại vũ khí. Ở một trận đánh khác, một trong những người bạn cùng lớp của tôi tại West Point, Tommy Kerns, một cầu thủ bóng bầu dục Quân Đội với thân hình to lớn, đã bị thương nặng và lại bị kẹt trong một giao thông hào chật hẹp trong lúc tiểu đoàn Dù của anh đang cố gắng bẻ gãy sự tiếp tế của một lực lượng hùng hậu quân bắc Việt. Những người lính Dù VNCH đã ở lại với anh, tất cả họ đều nhỏ bé hơn Tommy nhiều, nên không thể nào lôi anh ra khỏi cái giao thông hào chật chội ấy. Thay vì rút lui và để anh lại, họ kiên quyết giữ lập trường và đã dành chiến thắng trên cái thân hình thương tích đồ sộ của anh. Anh đã sống sót nhờ lòng can đảm của người lính VNCH.
Cố vấn Hoa Kỳ và hầu hết sư đoàn Dù đóng quân bên trong và quanh SG.Chúng tôi yêu cái trẻ khoẻ và vui tươi của thành phố ấy, yêu cái văn hoá và ngôn ngữ VN. Chúng tôi vô cùng hãnh diện với bản thân cùng chiếc nón đỏ trên đầu . Tôi tin rằng cả thế giới sẽ ghen tỵ với sứ mạng chúng tôi hiện nay- được làm việc với những tinh hoa của đất nước. Chúng tôi cơ hồ đã có hàng đống tiền nhờ vào những món tiền do đánh trận và nhảy dù chi trả. Được sống trong những khu vực luôn có điều hoà không khí, chúng tôi còn trẻ, sung sức và năng động. Những vị trung tá, đại tá, cố vấn viên thượng cấp già dặn hơn, điềm đạm, gai góc, cũng là những người lính Dù đã tham gia tác chiến những trận đánh còn tồi tệ hơn thời đệ nhị thế chiến và chiến tranh Triều Tiên.
Cuộc sống của cố vấn viên của SĐND VNCH đầy bất ngờ. Công việc do sư đoàn giao phó là hoạt động chiến lược như một nhiệm vụ dự bị, sẽ được đưa vào chiến trường như một mũi nhọn bất cứ khi nào cấp chỉ huy cần đến.
Một tiểu đoàn Nhảy Dù hoặc một lữ đoàn có khi được báo động để khai triển khẩn cấp ngay giữa nửa đêm. Chúng tôi có thể được nhồi nhét để ngồi trong những chiếc máy bay vận tải không lực Mỹ-Việt, với những tiếng gầm rú, xếp hàng dài sọc tại căn cứ Tân Sơn Nhất, gần SG. Đạn dược phát ra sẵn sàng. Thỉnh thoảng, những bộ dù nhảy cũng được triển khai sẵn sàng và một trận đánh vội vàng đã được lên kế hoạch.
Và rồi thì …các tiểu đoàn được điều động đến bất cứ nơi nào cần. Chúng tôi có thể nhào đến bất kỳ chỗ nào trên cái đất nước ấy và chỉ nhận ra chính mình khi đã đến ngay cái trung tâm điểm lửa đạn. Nhiều cố vấn Hoa Kỳ và hàng trăm chiến binh Nhảy Dù VNCH mà tôi sát cánh đã không trở về sau những phi vụ này. Tôi vẫn còn có thể thấy những khuôn mặt non trẻ của họ: Đại Uý Gary Brux., Đại Uý Bil Deuel.,Trung Uý Chuck Hemmingway, Trung Uý Carl Arvin, người thông tín còn rất trẻ của tôi Binh Nhì Michael Randall. Tất cả họ đều đã chết, anh dũng và hào hùng.
VN không phải là đợt đi chiến trường đầu tiên của tôi. Sau khi tốt nghiệp West Point, tôi gia nhập sư đoàn 82 Dù tại công hòa Dominican vào năm 1965. Chúng tôi được điều động đến hòn đảo ấy và dẹp tan làn sóng cộng sản Cu-Ba, và rồi trụ lại đó với vai trò một tổ chức Hoa Kỳ gìn giữ hòa bình. Tôi cho rằng đó là ý nghĩa của cuộc chiến, và khi tôi trở về trường Fort Bragg, chúng tôi đã háo hức để đến VN- Nhiều sĩ quan trung úy trong tiểu đoàn nhảy lên xe phóng một mạch đến bộ chỉ huy để xin tình nguyện đi tác chiến, chỉ sợ rằng mất đi cơ hội tham gia chiến trường VN.
Giờ đây, chúng ta đã biết đoạn kết của câu truyện. Có lẽ đến 2 triệu người VN đã chết. Người Mỹ tử trận 58.000 và 303.000 thương tật. Trong quá khứ,nước Mỹ đã rơi vào cuộc nội chiến chính trị đắng cay và khập khiễng mà chúng tôi đã không hiểu gì về nó ,mà giờ đây tôi rất đỗi tự hào đã được lựa chọn để phục vụ cùng với các chiến binh Nhảy Dù VNCH. Người vợ xinh đẹp mới cưới của tôi, người tôi yêu quý, cũng hiểu rằng tôi phải tham gia chiến trường. Ngoài ra, cha tôi, một vị tướng quân đội, cũng sẽ vinh danh tôi nếu tôi để lại thân xác nơi chiến trường.
Tất cả giờ đã hơn 50 năm. Những người lính chiến của sư đoàn Nhảy Dù , những người còn sống sót sau ngày miền nam sụp đổ hoặc trốn thoát sang Cambodia hoặc phải trải qua cả một thập kỷ trong trại "cải tạo" man rợ. Phần lớn trong số họ cuối cùng đã đến được Hoa Kỳ. Chúng tôi có một hiệp hội những cố vấn Hoa Kỳ và những đồng đội VN và cũng có một đài tưởng niệm công đóng góp nỗ lực của chúng tôi tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington. Chúng tôi hội ngộ tại đó mỗi năm để nhớ lại chúng tôi đã chiến đấu cùng nhau như thế nào. Chúng tôi đội mũ đỏ. Cười nói vui vẻ về những câu chuyện cũ, nhưng vẫn có nỗi buồn sâu đậm do đã mất mát quá nhiều mà chẳng đi đến đâu !
Người ta thường hỏi tôi về những bài học trong cuộc chiến VN. Nhưng chúng tôi , những người đã từng chiến đấu cùng sư đoàn Nhảy Dù VNCH không phải những người để hỏi. Tất cả những gì chúng tôi còn nhớ và ý thức được là sự dũng cảm bền bỉ và cương quyết của những người lính chiến được đem vào chiến trường. Họ đã không có được một đài tưởng niệm, có chăng chỉ là còn trong ký ức chúng ta mà thôi.