khktmd 2015
Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013
Nhạc sĩ Phạm Duy trình diễn tại lễ hội dân ca Florida 1966
Phần giới thiệu và trình bày dân ca Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy tại lễ hội dân ca 1966 -- Florida Folk Festival - White Springs, Florida 1966
00:00 : Người dẫn chương trình giới thiệu về nhạc sĩ Phạm Duy
01:05 : Nhạc sĩ Phạm Duy chào khán giả
01:48 : Giới thiệu và hát bài 'Hát hội trăng rằm', với tên tiếng Anh là 'Full Moon Fair Song' ( bài này còn có tên khác là 'Lý cây đa', 'Trèo lên quán dốc')
03:28 : Giới thiệu ý nghĩa nội dung và hát bài 'Qua cầu gió bay' với tên tiếng Anh là 'The Wind On The Bridge'
0519 : Giới thiệu và hát bài 'Hái Hoa' với tên tiếng Anh là Picking Flower
06:40 : Trình bày bài 'Giọt mưa trên lá' do chính Phạm Duy sáng tác
08:04 : Hát phần lời tiếng Anh của Steve Addiss, với tựa tiếng Anh là The Rain On The Leaves.
Ngự Tửu Minh Mạng Thang --- Tác giả BS Lê Văn Lân
Toa thuốc này truyền tụng từ lâu ở Huế, được đồn là do vài vị ngự
y chép được. Trong sách Nguyễn triều cố sự ; Huyền thoại về Danh lam
xứ Huế ( 1996), tác giả Bửu Kế chép ra hai bài thuốc vua Minh Mạng
như sau theo tài liệu của Lương Y Tuệ Tâm:
1- Nhục thung dung 12g
2- Táo nhân 8g
3- Xuyên Qui 20g
4- Cốt toái bổ 8g
5- Cam cúc hoa 12g
6- Xuyên ngưu tất 8g
7- Nhị Hồng sâm 20g
8- Chích kỳ 8g
9- Sanh địa 12g
10 -Thạch hộc 12g
11- Xuyên khung 12g
12- Xuyên tục đoạn 8g
13- Xuyên Đỗ trọng 8g
14- Quảng bì 8g
15- Cam Kỷ tử 20g
16- Đảng sâm 10g
17- Thục địa 20g
18 - Đan sâm 12 g
19- Đại táo 10 quả
20- Đường phèn 300 g
(Toa này có người nói là „Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử“ nghĩa là có một lần làm thụ thai... song sinh!!)
1-Thục địa 40g
2- Đào nhân 20g
3-Sa sâm 20g
4- Bạch truật 12g
5 Vân qui 12g
6- Phòng phong 12g
7- Bạch thược 12g
8- Trần bì 12g
9-Xuyên khung 12g
10- Cam thảo 12g
11- Thục linh 12g
12- Nhục thung dung 12g
13- Tần giao 8g
14-Tục đoạn 8g
15- Mộc qua 8g
16- Kỷ tử 20g
17-Thường truật 8g
18-Độc hoạt 8g
19- Đỗ trọng 8g
20- Đại hồi 4g
21- Nhục quế 4g
22- Cát tâm sâm 20g
23- Cúc hoa 12g
24- Đại táo 10 quả
Chủ trị:
Cả hai bài trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ.
a- Trong hai bài thuốc, về cân lượng người ta dùng đơn vị Gramme (g). Ngày xưa ở Trung quốc dùng cân (chin), lượng ( liang), phân (fen). Nhưng ngay bây giờ, ở Trung quốc, người ta dùng những hệ thống khác nhau về cân lượng như 16 lượng, 12 lượng, 10 lượng; thậm chí ở các vùng quê hẻo lánh, người dân dùng hệ thống. 18 lượng, 20 lượng và 24 lượng.
Những ấn định về đo lường trong nhiều triều đại đã làm cho vấn đề cực kỳ phức tạp. Kể từ năm 1979, miền Hoa lục đã chuyển theo hệ thống thập phân (metric system) thay vì là hệ thống cân lượng, nên trong nhiều sách thuốc in tại Hoa Lục , hệ thống trọng lượng được thống nhất như sau, để dễ bề tính toán:
1 lượng = 30 g ( hiện nay chính xác hơn là 31 .25 g)
1 tiền = 3g
1 phân = 0.3g
Vậy về phân lượng trong 2 toa thuốc Minh Mạng thang trên, ta không rõ lương y Việt Nam đã dựa vào toa nguyên gốc mà đổi ra gờ ram hay phỏng chừng đổi theo cách thực dụng mới cho tiện việc cân khi mua thuốc.
b- Trong toa Nhất dạ ngũ giao, những vị thuốc bắt buộc phải kén chọn theo nguồn gốc sản xuất, vì các tên thuốc có kèm tên vùng thổ sản như Tứ Xuyên, Cam túc, vùng Lưỡng Quảng, ví dụ chẳng hạn như phải đòi hỏi thuốc từ Tứ Xuyên như Đương Qui, Ngưu Tất, Tục đoạn, Đỗ trọng, Xuyên khung.
Trong khi trong toa Nhất nhật lục giao, thì chỉ có Vân Qui và Xuyên Khung là gốc Vân Nam và Tứ Xuyên, còn những vị Tục đoạn, Đỗ trọng, Kỷ tử thì không nói rõ từ ở đâu
c- Điều này rất quan trọng là phân lượng những thành phần kê ra trong một toa thuốc Bắc phải dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân như thể chất yếu hay khỏe, bịnh trạng nặng hay nhẹ, bệnh tình mới hay lâu.
Thành ra hai bài thuốc kê trên không phải là loại “one size fits all”. Do đó, với tư cách người biên khảo vô tư nhưng rất thận trọng về ý thức trách nhiệm, tôi khuyến cáo bạn đọc không thể đơn phương quyết định áp dụng sự tự điều trị cho cá nhân mình mà không tham khảo những vị lương y có thẩm quyền chuyên nghiệp, nhất là những nữ bệnh nhân mang thai, hay những người có chứng huyết áp cao hay những rối loạn bệnh lý hiểm nghèo khác.
Một vị thuốc tuy có vẻ hiền lành nào cũng có thể có những phó tác- dụng bất ngờ nhất là thuốc Bắc chưa được kiểm nghiệm như thuốc hiện đại trước khi bán ở thị trường.
I. Nhất dạ ngũ giao
Thành phần:1- Nhục thung dung 12g
2- Táo nhân 8g
3- Xuyên Qui 20g
4- Cốt toái bổ 8g
5- Cam cúc hoa 12g
6- Xuyên ngưu tất 8g
7- Nhị Hồng sâm 20g
8- Chích kỳ 8g
9- Sanh địa 12g
10 -Thạch hộc 12g
11- Xuyên khung 12g
12- Xuyên tục đoạn 8g
13- Xuyên Đỗ trọng 8g
14- Quảng bì 8g
15- Cam Kỷ tử 20g
16- Đảng sâm 10g
17- Thục địa 20g
18 - Đan sâm 12 g
19- Đại táo 10 quả
20- Đường phèn 300 g
(Toa này có người nói là „Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử“ nghĩa là có một lần làm thụ thai... song sinh!!)
Cách ngâm:
Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa , tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.II. Nhất dạ lục giao
Thành phần:1-Thục địa 40g
2- Đào nhân 20g
3-Sa sâm 20g
4- Bạch truật 12g
5 Vân qui 12g
6- Phòng phong 12g
7- Bạch thược 12g
8- Trần bì 12g
9-Xuyên khung 12g
10- Cam thảo 12g
11- Thục linh 12g
12- Nhục thung dung 12g
13- Tần giao 8g
14-Tục đoạn 8g
15- Mộc qua 8g
16- Kỷ tử 20g
17-Thường truật 8g
18-Độc hoạt 8g
19- Đỗ trọng 8g
20- Đại hồi 4g
21- Nhục quế 4g
22- Cát tâm sâm 20g
23- Cúc hoa 12g
24- Đại táo 10 quả
Cách ngâm:
24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150 g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa , chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau dùng tiếp.Chủ trị:
Cả hai bài trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ.
Vài nhận xét của người viết
Tôi mạn phép có vài nhận xét sau:a- Trong hai bài thuốc, về cân lượng người ta dùng đơn vị Gramme (g). Ngày xưa ở Trung quốc dùng cân (chin), lượng ( liang), phân (fen). Nhưng ngay bây giờ, ở Trung quốc, người ta dùng những hệ thống khác nhau về cân lượng như 16 lượng, 12 lượng, 10 lượng; thậm chí ở các vùng quê hẻo lánh, người dân dùng hệ thống. 18 lượng, 20 lượng và 24 lượng.
Những ấn định về đo lường trong nhiều triều đại đã làm cho vấn đề cực kỳ phức tạp. Kể từ năm 1979, miền Hoa lục đã chuyển theo hệ thống thập phân (metric system) thay vì là hệ thống cân lượng, nên trong nhiều sách thuốc in tại Hoa Lục , hệ thống trọng lượng được thống nhất như sau, để dễ bề tính toán:
1 lượng = 30 g ( hiện nay chính xác hơn là 31 .25 g)
1 tiền = 3g
1 phân = 0.3g
Vậy về phân lượng trong 2 toa thuốc Minh Mạng thang trên, ta không rõ lương y Việt Nam đã dựa vào toa nguyên gốc mà đổi ra gờ ram hay phỏng chừng đổi theo cách thực dụng mới cho tiện việc cân khi mua thuốc.
b- Trong toa Nhất dạ ngũ giao, những vị thuốc bắt buộc phải kén chọn theo nguồn gốc sản xuất, vì các tên thuốc có kèm tên vùng thổ sản như Tứ Xuyên, Cam túc, vùng Lưỡng Quảng, ví dụ chẳng hạn như phải đòi hỏi thuốc từ Tứ Xuyên như Đương Qui, Ngưu Tất, Tục đoạn, Đỗ trọng, Xuyên khung.
Trong khi trong toa Nhất nhật lục giao, thì chỉ có Vân Qui và Xuyên Khung là gốc Vân Nam và Tứ Xuyên, còn những vị Tục đoạn, Đỗ trọng, Kỷ tử thì không nói rõ từ ở đâu
c- Điều này rất quan trọng là phân lượng những thành phần kê ra trong một toa thuốc Bắc phải dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân như thể chất yếu hay khỏe, bịnh trạng nặng hay nhẹ, bệnh tình mới hay lâu.
Thành ra hai bài thuốc kê trên không phải là loại “one size fits all”. Do đó, với tư cách người biên khảo vô tư nhưng rất thận trọng về ý thức trách nhiệm, tôi khuyến cáo bạn đọc không thể đơn phương quyết định áp dụng sự tự điều trị cho cá nhân mình mà không tham khảo những vị lương y có thẩm quyền chuyên nghiệp, nhất là những nữ bệnh nhân mang thai, hay những người có chứng huyết áp cao hay những rối loạn bệnh lý hiểm nghèo khác.
Một vị thuốc tuy có vẻ hiền lành nào cũng có thể có những phó tác- dụng bất ngờ nhất là thuốc Bắc chưa được kiểm nghiệm như thuốc hiện đại trước khi bán ở thị trường.
d- Một điều thứ hai tôi muốn nêu ra về công hiệu của những ngự
tửu.
Trường hợp của Minh Mạng thang với những tên “Nhất dạ ngũ giao” hay “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” có tính cách khoa trương huyền thoại chăng?
Ta hãy thử duyệt lại số con cái của vua chúa nhà Nguyễn Chín đời chúa là:
Chúa Tiên Nguyễn Hoàng ( 1525 - 1613) có 12 con: 10 trai và 2 gái
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ( 1563- 1635) có 15 con: 11 trai và 4 gái
Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan ( 1601 - 1648) có 4 con: 3 trai và 1 gái
Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần ( 1620 - 1687) có 9 con: 6 trai và 3 gái.
Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái ( 1650 - 1691) có 10 con: 5 trai và 5 gái
Chúa Minh vương (Quốc chúa) Nguyễn Phúc Chu* ( 1675 - 1725) có 42 con: 38 trai và 4 gái
Chúa Ninh vương Nguyễn Phúc Thụ ( 1697 - 1738) có 9 con: 3 trai và 6 gái
Chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ( 1714 - 1765) có 30 con: 18 trai và 12 gái
Chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần ( 1753 - 1777) có một gái
[* Chúa Minh vương (Quốc chúa ), theo nhiều sử sách có đến 146 con!]
Nhưng theo Richard Orband trong Les tombeaux des Nguyễn( 1914) và Nguyễn Phúc tộc thế phả ( 1995) thì ghi là 42 con
Mười ba đời vua là:
Gia long ( 1762 - 1819) có 31 con :13 trai và 18 gái
Minh Mạng (1791 - 1840) có 142 con: 78 trai và 64 gái
Thiệu trị ( 1807 - 1847) có 64 con: 29 trai và 35 gái
Tự Đức ( 1829 - 1883) không có con tuy nhiều vợ
Dục Đức ( 1853- 1883) có 19 con: 11 trai và 8 con gái chết vì bị giam đói
Hiệp Hòa ( 1847 - 1883) có 17 con: 11 trai và 6 gái chết vì bị ép uống thuốc độc
Kiến Phúc ( 1869 - 1884) chưa có vợ con , chết bí mật
Hàm Nghi ( 1871- 1943) một vợ, có 3 con: 1 trai và 2 gái
Đồng Khánh ( 1864 - 1889) có 5 vợ, 10 con: 6 trai và 4 gái
Thành Thái ( 1878 - 1954) nhiều vợ, có 45 con: 19 trai và 26 gái**
Duy Tân ( 1900 - 1945) có 2 đời vợ , có 3 trai và 2 gái
Khải Định ( 1885 - 1925) có 1 trai
Bảo Đại (1913 - 1997) có 5 con: 2 trai và 3 gái
[** Riêng Vua Thành Thái là một người phát dục rất sớm. Số con của ông còn rơi rớt rất nhiều mà thế phả nhà Nguyễn chưa kiểm tra được.
Cung tần chưa đủ cho ngài gần gũi mà còn muốn vi hành ra ngoài nên mới có câu: Kim luông con gái mỹ miều, Trẫm thương, trẫm nhớ trẫm liều, trẫm đi!]
Trường hợp của Minh Mạng thang với những tên “Nhất dạ ngũ giao” hay “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” có tính cách khoa trương huyền thoại chăng?
Ta hãy thử duyệt lại số con cái của vua chúa nhà Nguyễn Chín đời chúa là:
Chúa Tiên Nguyễn Hoàng ( 1525 - 1613) có 12 con: 10 trai và 2 gái
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ( 1563- 1635) có 15 con: 11 trai và 4 gái
Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan ( 1601 - 1648) có 4 con: 3 trai và 1 gái
Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần ( 1620 - 1687) có 9 con: 6 trai và 3 gái.
Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái ( 1650 - 1691) có 10 con: 5 trai và 5 gái
Chúa Minh vương (Quốc chúa) Nguyễn Phúc Chu* ( 1675 - 1725) có 42 con: 38 trai và 4 gái
Chúa Ninh vương Nguyễn Phúc Thụ ( 1697 - 1738) có 9 con: 3 trai và 6 gái
Chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ( 1714 - 1765) có 30 con: 18 trai và 12 gái
Chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần ( 1753 - 1777) có một gái
[* Chúa Minh vương (Quốc chúa ), theo nhiều sử sách có đến 146 con!]
Nhưng theo Richard Orband trong Les tombeaux des Nguyễn( 1914) và Nguyễn Phúc tộc thế phả ( 1995) thì ghi là 42 con
Mười ba đời vua là:
Gia long ( 1762 - 1819) có 31 con :13 trai và 18 gái
Minh Mạng (1791 - 1840) có 142 con: 78 trai và 64 gái
Thiệu trị ( 1807 - 1847) có 64 con: 29 trai và 35 gái
Tự Đức ( 1829 - 1883) không có con tuy nhiều vợ
Dục Đức ( 1853- 1883) có 19 con: 11 trai và 8 con gái chết vì bị giam đói
Hiệp Hòa ( 1847 - 1883) có 17 con: 11 trai và 6 gái chết vì bị ép uống thuốc độc
Kiến Phúc ( 1869 - 1884) chưa có vợ con , chết bí mật
Hàm Nghi ( 1871- 1943) một vợ, có 3 con: 1 trai và 2 gái
Đồng Khánh ( 1864 - 1889) có 5 vợ, 10 con: 6 trai và 4 gái
Thành Thái ( 1878 - 1954) nhiều vợ, có 45 con: 19 trai và 26 gái**
Duy Tân ( 1900 - 1945) có 2 đời vợ , có 3 trai và 2 gái
Khải Định ( 1885 - 1925) có 1 trai
Bảo Đại (1913 - 1997) có 5 con: 2 trai và 3 gái
[** Riêng Vua Thành Thái là một người phát dục rất sớm. Số con của ông còn rơi rớt rất nhiều mà thế phả nhà Nguyễn chưa kiểm tra được.
Cung tần chưa đủ cho ngài gần gũi mà còn muốn vi hành ra ngoài nên mới có câu: Kim luông con gái mỹ miều, Trẫm thương, trẫm nhớ trẫm liều, trẫm đi!]
Duyệt qua danh sách trên, ta thấy có hai đỉnh cao về con số đông
con:
_ Đỉnh cao thứ nhất trong đời các chúa với Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ứng vào giai đoạn mà Chúa Nguyễn ở Nam hà tuyên bố xác định vương quyền độc lập chống lại vua Lê chúa Trịnh Bắc hà bằng sự dùng vương ấn và lập sẵn kinh đô ở Thuận Hóa.
_ Đỉnh cao thứ hai trong đời các vua với vua Minh Mạng ứng với giai đoạn tuyên xưng đế quyền tuyệt đối với sự ban bố bài Đế Hệ thi 20 chữ trong tham vọng con cháu của ông sẽ làm vua trong 20 đời nữa.
Chính ý niệm xác định Vương quyền và Đế quyền phải chăng tạo ra nhu cầu sinh sản nhiều tử tức hậu duệ. Và “bộ máy đẻ” của nhà Nguyễn là hệ thống cung tần mỹ nữ.
Đời Võ vương, vợ lớn nhỏ của chúa không gọi là Chánh hay Thứ phu nhân như bá tính mà đổi ra gọi vợ cả là Tả hành lang và vợ thứ là Hữu hành lang, con cái đẻ ra sợ chuyện ma quỉ bắt ( nạn hữu sanh vô dưỡng ) nên Chúa mới đặt ra tục gọi các con trai là Mệ, Mụ.
Trong cung cấm nhà Nguyễn, có chín bậc gọi các bà vợ vua từ cao đến thấp gọi là Cửu giai. Vua nhà Nguyễn không phong vợ lớn là Hoàng Hậu (trừ vua Bảo Đại sau này) vì sợ nạn quốc thích chuyên quyền như các triều Lý, Trần , tước hiệu Hoàng Hậu chỉ phong sau khi chết.
Cửu giai là:
Nhất giai Phi
Nhị giai Phi
Tam giai Tân
Tứ giai Tân
Ngũ giai Tiếp Dư
Lục giai Tiếp Dư
Thất giai Quý Nhân
Bát giai Mỹ Nhân
Cửu giai Tài Nhân
và cuối cùng là Tài Nhân vị nhập giai ( nghĩa là chưa vô ngạch mà chuẩn bị thôi, như chức Chuẩn Úy của quân đội)
Trong thế phả Nguyễn Phúc tộc, tôi thấy một bà Cung Nga có lẽ là cung nữ chưa vô ngạch Cửu giai!
Chính vì hệ thống phi tần mỹ nữ đã là cho những ông ngự y phải tìm những thang thuốc bổ thận cho vua chúa và những toa thuốc dưỡng thai cho các vợ vua khi mang bầu, như thế làm gì không đông con.
Thức ăn ngự thiện đương nhiên gồm những thứ bổ béo mà bá tính cung tiến .Vua Minh Mạng chỉ sống đến 50 tuổi vì nghe đâu chết vì té ngựa, thế mà đã có 142 con, nếu vua thọ thêm 20 năm nữa, con cái trực hệ còn đông đến đâu. Hệ của Minh Mạng là hệ nhì chánh ( hệ nhứt chánh là hệ hoàng tử Cảnh), là hệ đông nhất gồm 56 phòng và phái nam đươc 1800 người.
Theo tôi những cái tên Nhất dạ Ngũ giao hay Lục giao của Minh Mạng thang là những cái tên đời sau bịa ra cho thần kỳ, chứ mỗi khi một cung phi nào được vua vời tới long sàng thì tên tuổi và ngày tháng ấy đều được ghi chép cẩn thận để sau này còn chẩn đoán thai kỳ và xác nhận phụ hệ. Những chuyện về:
Cái đêm hôm ấy đêm gì.
Bóng dương trùng bóng trà mi chập chùng
là chuyện thâm cung bí sử, ai mà rõ “ ngũ giao” hay “ lục giao”. Trong đống văn khố chứa trong Tàng thơ lâu , giả thử còn lưu lại những y án hay phương dược của các ngự y dâng lên vua, đâu là tài liệu xác nhận rằng vào một đêm nào đó có 5 bà phi trong bụng tiếp nhận “ long chủng” qua lần ân ái với vua và tên những hoàng nam hay hoàng nữ đó là ai?
_ Đỉnh cao thứ nhất trong đời các chúa với Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ứng vào giai đoạn mà Chúa Nguyễn ở Nam hà tuyên bố xác định vương quyền độc lập chống lại vua Lê chúa Trịnh Bắc hà bằng sự dùng vương ấn và lập sẵn kinh đô ở Thuận Hóa.
_ Đỉnh cao thứ hai trong đời các vua với vua Minh Mạng ứng với giai đoạn tuyên xưng đế quyền tuyệt đối với sự ban bố bài Đế Hệ thi 20 chữ trong tham vọng con cháu của ông sẽ làm vua trong 20 đời nữa.
Chính ý niệm xác định Vương quyền và Đế quyền phải chăng tạo ra nhu cầu sinh sản nhiều tử tức hậu duệ. Và “bộ máy đẻ” của nhà Nguyễn là hệ thống cung tần mỹ nữ.
Đời Võ vương, vợ lớn nhỏ của chúa không gọi là Chánh hay Thứ phu nhân như bá tính mà đổi ra gọi vợ cả là Tả hành lang và vợ thứ là Hữu hành lang, con cái đẻ ra sợ chuyện ma quỉ bắt ( nạn hữu sanh vô dưỡng ) nên Chúa mới đặt ra tục gọi các con trai là Mệ, Mụ.
Trong cung cấm nhà Nguyễn, có chín bậc gọi các bà vợ vua từ cao đến thấp gọi là Cửu giai. Vua nhà Nguyễn không phong vợ lớn là Hoàng Hậu (trừ vua Bảo Đại sau này) vì sợ nạn quốc thích chuyên quyền như các triều Lý, Trần , tước hiệu Hoàng Hậu chỉ phong sau khi chết.
Cửu giai là:
Nhất giai Phi
Nhị giai Phi
Tam giai Tân
Tứ giai Tân
Ngũ giai Tiếp Dư
Lục giai Tiếp Dư
Thất giai Quý Nhân
Bát giai Mỹ Nhân
Cửu giai Tài Nhân
và cuối cùng là Tài Nhân vị nhập giai ( nghĩa là chưa vô ngạch mà chuẩn bị thôi, như chức Chuẩn Úy của quân đội)
Trong thế phả Nguyễn Phúc tộc, tôi thấy một bà Cung Nga có lẽ là cung nữ chưa vô ngạch Cửu giai!
Chính vì hệ thống phi tần mỹ nữ đã là cho những ông ngự y phải tìm những thang thuốc bổ thận cho vua chúa và những toa thuốc dưỡng thai cho các vợ vua khi mang bầu, như thế làm gì không đông con.
Thức ăn ngự thiện đương nhiên gồm những thứ bổ béo mà bá tính cung tiến .Vua Minh Mạng chỉ sống đến 50 tuổi vì nghe đâu chết vì té ngựa, thế mà đã có 142 con, nếu vua thọ thêm 20 năm nữa, con cái trực hệ còn đông đến đâu. Hệ của Minh Mạng là hệ nhì chánh ( hệ nhứt chánh là hệ hoàng tử Cảnh), là hệ đông nhất gồm 56 phòng và phái nam đươc 1800 người.
Theo tôi những cái tên Nhất dạ Ngũ giao hay Lục giao của Minh Mạng thang là những cái tên đời sau bịa ra cho thần kỳ, chứ mỗi khi một cung phi nào được vua vời tới long sàng thì tên tuổi và ngày tháng ấy đều được ghi chép cẩn thận để sau này còn chẩn đoán thai kỳ và xác nhận phụ hệ. Những chuyện về:
Cái đêm hôm ấy đêm gì.
Bóng dương trùng bóng trà mi chập chùng
là chuyện thâm cung bí sử, ai mà rõ “ ngũ giao” hay “ lục giao”. Trong đống văn khố chứa trong Tàng thơ lâu , giả thử còn lưu lại những y án hay phương dược của các ngự y dâng lên vua, đâu là tài liệu xác nhận rằng vào một đêm nào đó có 5 bà phi trong bụng tiếp nhận “ long chủng” qua lần ân ái với vua và tên những hoàng nam hay hoàng nữ đó là ai?
Dựa vào kiến thức y học, câu chuyện “lục giao sanh ngũ tử “ có lẽ
là ngoa ngôn hay phóng đại. Chỉ ở trong thần thoại Hy lạp, mới có
thần Hercule trong một đêm gần ... 50 cô gái đã làm thụ thai 49 cô.
Dẫu sao, xét về số con của vua Minh Mạng thì hậu thế phải công nhận
ông thuộc vào loại có khả năng tính dục tuyệt luân.
Tính theo mỗi lần giao cấu chỉ bắn tinh khí ra khoảng 2 phân khối rưỡi đến 3 là cùng sau nhiều ngày kiêng giao cấu, mà muốn làm thụ thai, mỗi phân khối tinh khối phải chứa 100 triệu tinh trùng và số tinh trùng quái dị phải dưới 20 %.
Khối lượng và sự đậm đặc của tinh khí thường giảm xuống mau chóng sau nhiều lần giao cấu liên tục. Như vậy trong một đêm 5 lần 6 lượt tính giao thường không phải sinh con mà sinh ra .... bắn súng nước hay bắn khói!
Theo sử sách, hằng đêm, vua thức khuya để coi chương sớ từ các phiên trấn gửi về đến canh ba ( 11 giờ khuya) mới đi ngủ. Hoạt động chăn gối về đêm hăng như thế mà ban ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt chứng tỏ Minh Mạng là một người có một “thể chất tiên thiên “ bẩm sinh cường tráng.
Những toa thuốc mà vua dùng chỉ là trợ lực cho đường sinh lý chứ không phải là chủ trị quyết định. Xem trường hợp vua Tự Đức (1847- 1883) thể chất tiên thiên bất túc và lúc mới lớn bị đậu mùa, dù là vua có nhiều vợ và được các ngự y chữa trị vẫn không có con.
Nhìn vào thành phần những món thuốc trong hai toa Minh Mạng thang nói trên, tôi thấy toàn là những vị bổ dược mà tiệm thuốc bắc nào cũng có và hiệu lực của chúng theo y lý được coi là tư âm bổ dương, tăng cường tinh khí, nâng đỡ thể trạng chứ không phải là những thức khích hứng nhất thời làm cương cử ngọc hành hay những vật liệu chế từng những tạng phủ hay bộ phận của những thú vật nổi tiếng mạnh về sinh lý.
Thành ra Minh Mạng thang là một loại bổ dược chống mệt mỏi tổng quát, chứ không giống như những viên thuốc hứng dục ( aphrodisiac) như viên Okasa dạo nào của Pháp chứa Testostérone và Yohimbine, Cantharidine hay những viên Viagra hiện nay chỉ có tác dụng cục bộ làm cương cử ngọc hành.
Nhiều y sĩ cho rằng sự mệt mỏi thường là nguyên nhân làm giảm hứng thú khi ân ái. Vua Minh Mạng vốn là một người có thực lực tính dục quán chúng do bẩm sinh nên vấn đề dùng thuốc bổ là một sự trợ lực. Nếu phàm nhân tục tử vốn liếng chẳng bao nhiêu không biết tự lượng sức mình, mỏi gối chồn chân mà cứ dùng thuốc khích hứng để tiếp tục trèo thì quả là tai hại!
Tính theo mỗi lần giao cấu chỉ bắn tinh khí ra khoảng 2 phân khối rưỡi đến 3 là cùng sau nhiều ngày kiêng giao cấu, mà muốn làm thụ thai, mỗi phân khối tinh khối phải chứa 100 triệu tinh trùng và số tinh trùng quái dị phải dưới 20 %.
Khối lượng và sự đậm đặc của tinh khí thường giảm xuống mau chóng sau nhiều lần giao cấu liên tục. Như vậy trong một đêm 5 lần 6 lượt tính giao thường không phải sinh con mà sinh ra .... bắn súng nước hay bắn khói!
Theo sử sách, hằng đêm, vua thức khuya để coi chương sớ từ các phiên trấn gửi về đến canh ba ( 11 giờ khuya) mới đi ngủ. Hoạt động chăn gối về đêm hăng như thế mà ban ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt chứng tỏ Minh Mạng là một người có một “thể chất tiên thiên “ bẩm sinh cường tráng.
Những toa thuốc mà vua dùng chỉ là trợ lực cho đường sinh lý chứ không phải là chủ trị quyết định. Xem trường hợp vua Tự Đức (1847- 1883) thể chất tiên thiên bất túc và lúc mới lớn bị đậu mùa, dù là vua có nhiều vợ và được các ngự y chữa trị vẫn không có con.
Nhìn vào thành phần những món thuốc trong hai toa Minh Mạng thang nói trên, tôi thấy toàn là những vị bổ dược mà tiệm thuốc bắc nào cũng có và hiệu lực của chúng theo y lý được coi là tư âm bổ dương, tăng cường tinh khí, nâng đỡ thể trạng chứ không phải là những thức khích hứng nhất thời làm cương cử ngọc hành hay những vật liệu chế từng những tạng phủ hay bộ phận của những thú vật nổi tiếng mạnh về sinh lý.
Thành ra Minh Mạng thang là một loại bổ dược chống mệt mỏi tổng quát, chứ không giống như những viên thuốc hứng dục ( aphrodisiac) như viên Okasa dạo nào của Pháp chứa Testostérone và Yohimbine, Cantharidine hay những viên Viagra hiện nay chỉ có tác dụng cục bộ làm cương cử ngọc hành.
Nhiều y sĩ cho rằng sự mệt mỏi thường là nguyên nhân làm giảm hứng thú khi ân ái. Vua Minh Mạng vốn là một người có thực lực tính dục quán chúng do bẩm sinh nên vấn đề dùng thuốc bổ là một sự trợ lực. Nếu phàm nhân tục tử vốn liếng chẳng bao nhiêu không biết tự lượng sức mình, mỏi gối chồn chân mà cứ dùng thuốc khích hứng để tiếp tục trèo thì quả là tai hại!
Nhận định về công hiệu của Minh Mạng thang.
Vấn đề này cần một sự khảo sát và phân tích thâm cứu dựa trên
những dữ kiện khoa học mà hiện nay chưa có. Tôi nghĩ rằng một ý kiến
có thẩm quyền nhất là ý kiến của bác sĩ Nhật Akira Ishihara. Ông đã
cọng tác với Howard S. Levy là đồng tác giả cuốn The Tao of Sex.
Cuốn sách này rất hay vì dựa vào nhiều tài liệu hiếm quí về tính dục học cũng như y dược của Trung Hoa và Nhật bản. Y dược Á Đông theo nguyên lý Âm Dương Ngũ hành và được chế biến từ những nguyên liệu từ thiên nhiên mà hiện nay chưa có một sự phân chất thí nghiệm qui mô. Dược liệu Trung Y qua hơn 5 ngàn năm lịch sử từng chứng tỏ công hiệu trên nhiều phương diện.
Ví dụ như Nhung gạt hươu non chứa nhiều kích thích tố , dùng trích tinh để thí nghiệm trên chuột thì thấy chuột tăng cường về sinh lý rõ ràng. Nhục thung dung là một loại nấm chứa nhiều Manganese thường có trong nhiều thuốc khích dục. Thành ra không phải y dược Á đông không có hiệu nghiệm, nhưng hiệu nghiệm này còn rất ẩn áo hầu như có tính chất huyền thoại, phải theo kinh nghiệm lâu đời (empirical) của cổ nhân mà dùng lâu ngày mới thấy. Một yếu tố đáng kể là thể tạng của từng bệnh nhân đã đáp ứng ra sao với sự trị liệu nên thuốc dùng cho người này thì tốt mà dùng cho kẻ khác thì không. Vấn đề tâm lý của người dùng thuốc( linh tại ngã, bất linh tại ngã) cũng là một yếu tố quyết định.
Tôi tự xét, không học gì về Đông Y mà chỉ là con mọt sách, ghi chép lượm lặt để viết lách, nên kính mong sự chỉ giáo của các bậc cao minh.
Tôi còn nhớ trước 1975 có đọc quyển Vạn thị Phụ Nhân khoa do ông Nguyễn văn Tỷ chủ nhà thuốc Hồi Xuân đường Nguyễn thiện Thuật, Bàn cờ Sài gòn. Trong sách có một đoạn bàn về các toa thuốc bổ tính dục và bí quyết sinh quí tử mà tôi viết lại theo trí nhớ:
Đàn ông muốn sanh quí tử phải đạt đủ ba điều kiện trên ba tiêu chuẩn gọi là Tam chí ( Can chí, Tâm chí, Thận chí). Can tức là gan. Can chủ về mộc cân tức là gân. Gân khỏe ( Can chí) thì gân mới đủ sức cương cử mà hành sự; Tâm tức là tim, chủ về huyết hỏa hay năng lượng. Tim tốt ( Tâm chí) thì trí não quân bình, năng lực phương cương, sức lực bề dai, tinh trùng mới đủ sức bơi ngược giòng tử cung để thụ thai:
Thận tức là cơ quan tính dục gồm dịch hoàn và các hạch nội tiết nang thượng thận, chủ về thủy, tức là tinh khí. Thận khỏe ( Thận chí) thì tinh khí đặc, chứa nhiều tinh trùng nên dễ thụ thai.
Suy diễn như trên, ta thấy sự tính giao lý tưởng là một độ cương dương vật đầy đủ, một trí óc quân bình, một nguồn sản xuất tinh khí dồi dào về phẩm và lượng. Như thế, một người thận yếu, tinh khí loãng, cợ thể bạc nhược, gân thịt bèo nhèo mà dùng thuốc khích hứng chẳng khác nào quất roi thúc con ngựa còm ròm tiến bước trên con đường xa gập ghềnh.
Một toa thuốc bổ dương hoàn toàn không phải là một toa thuốc chỉ bổ thận khích dục mà theo biện chứng của Đông Y phải là nhắm vào chủ đích bổ dưỡng toàn thân, bằng cách bồi bổ ba nội tạng Can, Tâm, Thận. Tôi nghĩ đây là một minh chứng về quan niệm khác nhau giữa Tây Y và Đông Y:
*Tây Y chủ trương đánh thẳng và mau vào ngọn nên hữu hiệu vào những trường hợp cấp tính
*Còn Đông Y đánh bền và lâu vào gốc bệnh ly, nên thích hợp cho các chứng kinh niên mạn tính.
Nhìn chung, dùng rượu thuốc là một tập quán, một đặc thù văn hóa của dân Việt ta đã chịu ảnh hưởng của Trung Hoa qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, sống trong thời hiện đại, người ta phải có một thái độ suy luận thận trọng trên thực tế khi phải dùng thuốc, ngay cả khi dùng thuốc bổ không phải thuốc bổ nào cũng tốt cả như "one size fits all“ như cái tên khoa trương „ ngũ giao“, „ lục giao“... Một vị thuốc nào cũng vậy, bên cạnh công năng trị liệu, còn có thể có nhiều "phó tác dung".
Rượu làm khí huyết lưu thông (Tửu năng dẫn huyết) nhưng đối với những người có chứng huyết áp cao và chứng thống phong ( gout) thì không nên dùng. Tóm lại, rượu thuốc vẫn là rượu bổ nhưng nên dùng thận trọng.
Cuốn sách này rất hay vì dựa vào nhiều tài liệu hiếm quí về tính dục học cũng như y dược của Trung Hoa và Nhật bản. Y dược Á Đông theo nguyên lý Âm Dương Ngũ hành và được chế biến từ những nguyên liệu từ thiên nhiên mà hiện nay chưa có một sự phân chất thí nghiệm qui mô. Dược liệu Trung Y qua hơn 5 ngàn năm lịch sử từng chứng tỏ công hiệu trên nhiều phương diện.
Ví dụ như Nhung gạt hươu non chứa nhiều kích thích tố , dùng trích tinh để thí nghiệm trên chuột thì thấy chuột tăng cường về sinh lý rõ ràng. Nhục thung dung là một loại nấm chứa nhiều Manganese thường có trong nhiều thuốc khích dục. Thành ra không phải y dược Á đông không có hiệu nghiệm, nhưng hiệu nghiệm này còn rất ẩn áo hầu như có tính chất huyền thoại, phải theo kinh nghiệm lâu đời (empirical) của cổ nhân mà dùng lâu ngày mới thấy. Một yếu tố đáng kể là thể tạng của từng bệnh nhân đã đáp ứng ra sao với sự trị liệu nên thuốc dùng cho người này thì tốt mà dùng cho kẻ khác thì không. Vấn đề tâm lý của người dùng thuốc( linh tại ngã, bất linh tại ngã) cũng là một yếu tố quyết định.
Tôi tự xét, không học gì về Đông Y mà chỉ là con mọt sách, ghi chép lượm lặt để viết lách, nên kính mong sự chỉ giáo của các bậc cao minh.
Tôi còn nhớ trước 1975 có đọc quyển Vạn thị Phụ Nhân khoa do ông Nguyễn văn Tỷ chủ nhà thuốc Hồi Xuân đường Nguyễn thiện Thuật, Bàn cờ Sài gòn. Trong sách có một đoạn bàn về các toa thuốc bổ tính dục và bí quyết sinh quí tử mà tôi viết lại theo trí nhớ:
Đàn ông muốn sanh quí tử phải đạt đủ ba điều kiện trên ba tiêu chuẩn gọi là Tam chí ( Can chí, Tâm chí, Thận chí). Can tức là gan. Can chủ về mộc cân tức là gân. Gân khỏe ( Can chí) thì gân mới đủ sức cương cử mà hành sự; Tâm tức là tim, chủ về huyết hỏa hay năng lượng. Tim tốt ( Tâm chí) thì trí não quân bình, năng lực phương cương, sức lực bề dai, tinh trùng mới đủ sức bơi ngược giòng tử cung để thụ thai:
Thận tức là cơ quan tính dục gồm dịch hoàn và các hạch nội tiết nang thượng thận, chủ về thủy, tức là tinh khí. Thận khỏe ( Thận chí) thì tinh khí đặc, chứa nhiều tinh trùng nên dễ thụ thai.
Suy diễn như trên, ta thấy sự tính giao lý tưởng là một độ cương dương vật đầy đủ, một trí óc quân bình, một nguồn sản xuất tinh khí dồi dào về phẩm và lượng. Như thế, một người thận yếu, tinh khí loãng, cợ thể bạc nhược, gân thịt bèo nhèo mà dùng thuốc khích hứng chẳng khác nào quất roi thúc con ngựa còm ròm tiến bước trên con đường xa gập ghềnh.
Một toa thuốc bổ dương hoàn toàn không phải là một toa thuốc chỉ bổ thận khích dục mà theo biện chứng của Đông Y phải là nhắm vào chủ đích bổ dưỡng toàn thân, bằng cách bồi bổ ba nội tạng Can, Tâm, Thận. Tôi nghĩ đây là một minh chứng về quan niệm khác nhau giữa Tây Y và Đông Y:
*Tây Y chủ trương đánh thẳng và mau vào ngọn nên hữu hiệu vào những trường hợp cấp tính
*Còn Đông Y đánh bền và lâu vào gốc bệnh ly, nên thích hợp cho các chứng kinh niên mạn tính.
Nhìn chung, dùng rượu thuốc là một tập quán, một đặc thù văn hóa của dân Việt ta đã chịu ảnh hưởng của Trung Hoa qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, sống trong thời hiện đại, người ta phải có một thái độ suy luận thận trọng trên thực tế khi phải dùng thuốc, ngay cả khi dùng thuốc bổ không phải thuốc bổ nào cũng tốt cả như "one size fits all“ như cái tên khoa trương „ ngũ giao“, „ lục giao“... Một vị thuốc nào cũng vậy, bên cạnh công năng trị liệu, còn có thể có nhiều "phó tác dung".
Rượu làm khí huyết lưu thông (Tửu năng dẫn huyết) nhưng đối với những người có chứng huyết áp cao và chứng thống phong ( gout) thì không nên dùng. Tóm lại, rượu thuốc vẫn là rượu bổ nhưng nên dùng thận trọng.
BS Lê Văn Lân
Lover (Live A Little Longer) ABBA
Sit down and listen 'cause I've got good news for you
It was in the papers today
Some physician had made a discovery
This is what she had to say
(Oooh you know that)
She said that every result she had backed her
Claiming that love's a longevity factor
So lovers live a little longer, baby
You and me, we got a chance to live twice
Lovers live a little longer, ain't that nice
Lovers live a little longer, baby
What a feeling when I hold you tight
Lovers live a little longer, yeah
I can imagine, I see in my fantasy
I'll enjoy every day
Makin' love is a dynamite drug, baby
So why don't we start right away
(Ahh, please don't wait)
I don't care if they're watching 'cause listen
We've got a reason for each time we're kissing
'Cause lovers live a little longer, baby
You and me, we got a chance to live twice
Lovers live a little longer, ain't that nice
Lovers live a little longer, baby
What a feeling when I hold you tight
Lovers live a little longer, yeah
I just don't care if they're watching 'cause listen
We've got a reason for each time we're kissing
'Cause lovers live a little longer, baby
You and me, we got a chance to live twice
Lovers live a little longer, ain't that nice
Lovers live a little longer, baby
What a feeling when I hold you tight
Lovers live a little longer, yeah
Lovers live a little longer, baby
You and me, we got a chance to live twice
Lovers live a little longer, yeah
Hãy ngưng uống Trà Đinh ngay ---Bài sưu tầm gửi từ bạn Khoa
Trong đại hội Y khoa châu Âu ngày 16 tháng 10, tại Hotel Novotel
Paris 14, mà chủ đề là bệnh tiểu đường. Giáo sư Trần Đại Sỹ diễn giảng
đề tài về khả năng Y Khoa Trung quốc, Việt Nam trong trị tiểu đường có
đoạn : « Tại Trung quốc, sau khi Hồng quân chiếm được Hoa lục (tháng
9-1949), họ đã thiết lập mỗi tỉnh đều có một viện nghiên cứu, giáo dục y
học cổ truyền mang tên Trung y học viện. Tại Việt Nam thì cấp quốc gia
có Viện Đông Y, rồi Viện Y Học Dân Tộc, rồi Viện Châm Cứu. Ấy là chưa kể
bên cạnh còn những hội nghiên cứu từng loại bệnh, từng loại thảo dược.
Việt Nam là một quốc gia có nền y học dân gian, khác hẳn với y học Trung quốc. Trong suốt chiều dài chiến tranh (1945-1985, kể cả chiến tranh Hoa-Việt, Miên-Việt) hoàn cảnh khó khăn, người ta khai thác cùng kỳ cực y học dân gian. Sau chiến tranh, các kinh nghiệm đó được chỉnh đốn lại, rồi khai triển, xử dụng. Kết quả không thua nền y khoa bác học và Tây y.
Đó là nói về những nét chung chung sự quan tâm của giới cầm quyền, lưu tâm đến kinh nghiệm dân gian. Thế nhưng trong dân gian, người biết cùng kỳ cực thì ít, mà người chỉ nghe qua, biết qua thì nhiều. Họ không tự hiểu rằng họ chỉ nghe truyền khẩu chút ít mà thôi. Thế nhưng họ rồi khăng khăng cho rằng điều mình biết là thuốc tiên thuốc thánh.
Bỏ qua những phong trào chỉ xuất hiện trong một làng, một huyện hay một tỉnh. Tôi xin nói qua về ba phong trào lớn, khắp quốc gia, lan ra thế giới do làn sóng Việt kiều.
Một là Xuyên Tâm Liên,
Sau 1975, Tây dược khan hiếm toàn miền Nam Việt Nam. Thảo dược không đủ đáp ứng nhu cầu. Dân chúng một vài nơi có kinh nghiệm dùng cây Xuyên tâm liên để trị sốt, viêm. Sau khi một ký giả đăng tin có thầy lang dùng Xuyên tâm liên trị được bệnh viêm phổi, sưng khớp. Thế là cả nước cùng dùng Xuyên tâm liên trị đủ thứ bệnh. Xuyên tâm liên được rút nước cốt chế thành viên, dùng trong hầu hết các bệnh xá, bệnh viện. Mà trên thực tế Xuyên tâm liên chỉ có tác dụng làm hạ nhiệt mà thôi.
Xuyên tâm liên còn có tên là Công cộng, Nguyên cộng, Lam khái liên. Thời Pháp thuộc tại Pondichery có tên Roi des amers. Tại Anh là Green chireta. Tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm). Còn có tên là Justicia paliculata Burm. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)
Cái nguy hiểm là Xuyên tâm liên có độc tố phá vỡ các tế bào não, tâm, thận. Sau một thời gian, Xuyên tâm liên cướp đi cuộc sống không biết bao nhiêu người, phong trào này mới dứt.
Hai là Tim Bông Sen
Tim sen vị đắng, nhập tâm, tâm bào kinh . Tác dụng của nó là hạ nhiệt. Hạ nhiệt tim, thận, tỳ, phế. Vì vậy những người bị thực nhiệt uống vào thì hỏa hạ xuống; trong người cảm thấy sảng khoái, ngủ được. Những người bị âm hư, uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch. Nam thì bất lực sinh lý (Dysfonction Érectille), nữ thì kinh nguyệt xáo trộn. Ngoài ra tim sen tim sen có độc tố. Độc tố này làm hủy hoại tế bào óc, thận và tim.
Ba là Trà Đắng (Trà Đinh)
Gần đây trong nước rộ lên phong trào uống Trà đắng. Trà đắng có hai loại, một tên là Ilex cornuta Lindl mọc ở Giang tô, Triết giang, Thượng du Bắc Việt. Một loại có tên Ilex latifonia Thund mọc ở Triết giang, Phúc kiến, Quảng Tây và Thượng du Bắc Việt. Sau khi thu thái, người ta cuộn lại giống hình cái đinh, nên gọi là Trà đinh. Trong nội địa Việt Nam rộ lên phong trào dùng trà đinh để trị huyết áp cao, mất ngủ, cholestérol, tiểu dường. Rồi con buôn nhảy ra khai thác : Trà tiên trị bách bệnh. Phong trào đó lan ra hải ngoại. Hầu hết những bà thất học, bất chấp lời can của Bác sĩ gia đình, của thân thuộc là nạn nhân. Họ như bị ma, quỷ nhập, cứ thi nhau uống. Loại trà này dược học Trung quốc gọi là Khổ đinh trà. Có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt rất mạnh vì vậy nó làm cho dễ ngủ, nhất là một vài dạng huyết áp cao, tiểu đường hạ xuống (Huyết áp cao do Can dương thượng thăng. Tiểu đường do Phế âm hư). Tính của nó hàn. Khi dùng từ 5g một ngày :
– Khí huyết bị bế tắc.
– Thận, tâm, tỳ, phế dương bị tổn hại.
– Máu ứ đọng trong các tiểu mạch, tim đập chậm lại.
Tại Liên Âu đã xẩy ra rất nhiều tai nạn khi dùng loại trà này. Trà được đưa vào Liên Âu qua đường du lịch, bất hợp pháp. Những nạn nhân hầu hết là phụ nữ lớn tuổi, thất học, khi về thăm Việt Nam, Nam Trung quốc mang sang.
Xin thuật hai y án mới nhất:
1. Bà X R, 53 tuổi, thất học, buôn bán, sống tại Berlin (Đức)
Có một con gái 18 tuổi, đã cắt tử cung. Tuyệt kinh từ năm 43 tuổi.Thường bị mất ngủ, phong thấp. Tết A^'t Dậu (2005) về thăm quê. Được người nhà khuyên uống Trà đinh. Sau khi uống, thấy ngủ được (do tính hàn), và phong thấp giảm đau (do tính hàn, chống phong là dương tà). Khi rời Việt Nam về Berlin, mang theo 10 kg, chia thành túi nhỏ 5g, tặng cho khách hàng của bà. Riêng bà mỗi ngày uống 5g buổi sáng, 10 buổi chiều. Sau hơn tháng :
– Tóc bắt đầu đổi mầu úa vàng, sáng dậy tóc bị gẫy.
– Trí nhớ giảm thoái,
– Nhịp tim còn 55/ phút,
– Bàn chân, tay lạnh,
– Lưng lạnh,
– Độ kính lão từ 1,5 tăng lên 2,5.
– Ăn vào đầy ứ, khó tiêu.
Bác sĩ gia đình là người Đức, nên không hề biết gì về Trà đinh, mà cứ cho rằng bà X bị tình trạng lão hóa tăng do làm việc quá độ. Sang tháng thứ 5, đang đi đường bị choáng váng, ngã. Đưa vào bệnh viện. Bệnh viện tìm ra :
– 65% tế bào óc không làm việc,
– Tâm lực suy yếu.
– Bao tử, ruột, gần như không làm việc.
– Siêu vi gan B, do độc tố.
Bà từ trần tại bệnh viện sau 21 ngày.
2. Bà ZM, 75 tuổi. Không nghề nghiệp, hưởng tiền trợ cấp già.
Vì con dâu bà là học trò của tôi. Luật nước Pháp không cho con điều trị cho cha mẹ. Nên con dâu bà nhờ tôi làm y sĩ điều trị cho bà (Médecin traitant) đã 9 năm. Cũng qua liên hệ này tôi nhận thù lao của bà bằng CMU. Suốt 9 năm, tôi săn sóc bà cực tận tình : chích ngừa, kiểm soát ăn uống, dạy Khí công. Cho nên sức khỏe của bà rất tốt. Tới tháng 7-2005 bà chỉ phải dùng 2 loại thuốc là 2 gói (sachets) trà Hao ling trị Cholestérol và Amlor 5 trị huyết áp cao. Giữa tháng 7 bà về Việt Nam thăm quê hư! ơng. Không biết ai khuyến khích, bà bỏ hết 2 loại thuốc trên mà chỉ uống Trà đinh với lượng cao là 10g một ngày, mà lý ra chỉ dùng 5g là đã có tai vạ rồi. Khi về Pháp, bà mang theo 5kg Trà đinh. Bà có hẹn với tôi định kỳ hằng tháng vào ngày 5 tháng 9 năm 2005, để kiểm soát sức khỏe. Khi bà trình diện, nhìn sắc diện bà, tôi kinh hãi :
– Tóc, lông mi, lông mày hóa ra mầu úa thay vì muối tiêu,
– Da mặt ủng vàng,
– Tứ chi lạnh,
– Huyết áp 13-7 (trước kia là 16-8).
– Tim đập 50/ phút.
– Kiểm soát đường tại chỗ 8,5 g/l.
Vì buổi sáng bà không ăn gì, tôi gửi thẳng bà tới laboratoire, hai ngày sau tôi được kết quả :
– Hồng cầu còn 3.5 triệu,
– Créatinine tăng tới 54
– Bà bị Hépatite B+C.
Tôi gửi bà tới một đồng nghiệp nội khoa, và báo cho con dâu bà biết. Tôi khẩn thiết yêu cầu bà ngừng Trà đinh ngay. Bà cự nự rằng chết thì chết, chứ bà không bỏ thuốc tiên đó. Con trai bà biết không cản được mẹ, anh ta dấu hết Trà đinh của bà. Bà đứng trước balcon đe dọa : Nếu không trả thuốc tiên cho bà thì bà nhảy lầu tự tử ngay. Bà được toại nguyện. Ngay lập tức ngày 9-9-2005 tôi nhận được thư bảo đảm có báo nhận. Trong thư bà rút lại không nhận tôi là y sĩ điều trị của bà. Thông thường muốn đổi y sĩ điều trị, thì bệnh nhân chỉ viết thư báo cho cơ quan bảo hiểm y tế biết, và điện thoại cho y sĩ điều trị là đủ. Đây bà muốn trả ơn 9 năm chăm sóc bà bằng hành động làm nhục trên. Tôi vội fax thư của bà cho văn phòng bảo hiểm y tế của bà và con dâu bà. Tôi xoa tay, hết trách nhiệm.
Ngày 14 -9-2005, con dâu bà báo cho tôi biết, bà bị hôn mê, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện kết luận bì bị hôn mê vì trúng độc. Hiện (11-10-2005) bà bị liệt 2 chân, tay phải, một mắt mù 100%, một mắt thị lực còn 40%. Trong cơn hôn mê bà réo tên tôi cầu cứu. Nhưng tôi vô thẩm quyền, chỉ có thể vào nhà thương thăm bà vì bà là mẹ chồng của một người học trò tôi, chứ tôi không còn quyền y sĩ điều trị ».
Dr. Bùi Kim Loan (Gyneco-Obst)
Hopital Bietighiem, Universitat Heidelberg, Germany
Việt Nam là một quốc gia có nền y học dân gian, khác hẳn với y học Trung quốc. Trong suốt chiều dài chiến tranh (1945-1985, kể cả chiến tranh Hoa-Việt, Miên-Việt) hoàn cảnh khó khăn, người ta khai thác cùng kỳ cực y học dân gian. Sau chiến tranh, các kinh nghiệm đó được chỉnh đốn lại, rồi khai triển, xử dụng. Kết quả không thua nền y khoa bác học và Tây y.
Đó là nói về những nét chung chung sự quan tâm của giới cầm quyền, lưu tâm đến kinh nghiệm dân gian. Thế nhưng trong dân gian, người biết cùng kỳ cực thì ít, mà người chỉ nghe qua, biết qua thì nhiều. Họ không tự hiểu rằng họ chỉ nghe truyền khẩu chút ít mà thôi. Thế nhưng họ rồi khăng khăng cho rằng điều mình biết là thuốc tiên thuốc thánh.
Bỏ qua những phong trào chỉ xuất hiện trong một làng, một huyện hay một tỉnh. Tôi xin nói qua về ba phong trào lớn, khắp quốc gia, lan ra thế giới do làn sóng Việt kiều.
Một là Xuyên Tâm Liên,
Sau 1975, Tây dược khan hiếm toàn miền Nam Việt Nam. Thảo dược không đủ đáp ứng nhu cầu. Dân chúng một vài nơi có kinh nghiệm dùng cây Xuyên tâm liên để trị sốt, viêm. Sau khi một ký giả đăng tin có thầy lang dùng Xuyên tâm liên trị được bệnh viêm phổi, sưng khớp. Thế là cả nước cùng dùng Xuyên tâm liên trị đủ thứ bệnh. Xuyên tâm liên được rút nước cốt chế thành viên, dùng trong hầu hết các bệnh xá, bệnh viện. Mà trên thực tế Xuyên tâm liên chỉ có tác dụng làm hạ nhiệt mà thôi.
Xuyên tâm liên còn có tên là Công cộng, Nguyên cộng, Lam khái liên. Thời Pháp thuộc tại Pondichery có tên Roi des amers. Tại Anh là Green chireta. Tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm). Còn có tên là Justicia paliculata Burm. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)
Cái nguy hiểm là Xuyên tâm liên có độc tố phá vỡ các tế bào não, tâm, thận. Sau một thời gian, Xuyên tâm liên cướp đi cuộc sống không biết bao nhiêu người, phong trào này mới dứt.
Hai là Tim Bông Sen
Tim sen vị đắng, nhập tâm, tâm bào kinh . Tác dụng của nó là hạ nhiệt. Hạ nhiệt tim, thận, tỳ, phế. Vì vậy những người bị thực nhiệt uống vào thì hỏa hạ xuống; trong người cảm thấy sảng khoái, ngủ được. Những người bị âm hư, uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch. Nam thì bất lực sinh lý (Dysfonction Érectille), nữ thì kinh nguyệt xáo trộn. Ngoài ra tim sen tim sen có độc tố. Độc tố này làm hủy hoại tế bào óc, thận và tim.
Ba là Trà Đắng (Trà Đinh)
Gần đây trong nước rộ lên phong trào uống Trà đắng. Trà đắng có hai loại, một tên là Ilex cornuta Lindl mọc ở Giang tô, Triết giang, Thượng du Bắc Việt. Một loại có tên Ilex latifonia Thund mọc ở Triết giang, Phúc kiến, Quảng Tây và Thượng du Bắc Việt. Sau khi thu thái, người ta cuộn lại giống hình cái đinh, nên gọi là Trà đinh. Trong nội địa Việt Nam rộ lên phong trào dùng trà đinh để trị huyết áp cao, mất ngủ, cholestérol, tiểu dường. Rồi con buôn nhảy ra khai thác : Trà tiên trị bách bệnh. Phong trào đó lan ra hải ngoại. Hầu hết những bà thất học, bất chấp lời can của Bác sĩ gia đình, của thân thuộc là nạn nhân. Họ như bị ma, quỷ nhập, cứ thi nhau uống. Loại trà này dược học Trung quốc gọi là Khổ đinh trà. Có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt rất mạnh vì vậy nó làm cho dễ ngủ, nhất là một vài dạng huyết áp cao, tiểu đường hạ xuống (Huyết áp cao do Can dương thượng thăng. Tiểu đường do Phế âm hư). Tính của nó hàn. Khi dùng từ 5g một ngày :
– Khí huyết bị bế tắc.
– Thận, tâm, tỳ, phế dương bị tổn hại.
– Máu ứ đọng trong các tiểu mạch, tim đập chậm lại.
Tại Liên Âu đã xẩy ra rất nhiều tai nạn khi dùng loại trà này. Trà được đưa vào Liên Âu qua đường du lịch, bất hợp pháp. Những nạn nhân hầu hết là phụ nữ lớn tuổi, thất học, khi về thăm Việt Nam, Nam Trung quốc mang sang.
Xin thuật hai y án mới nhất:
1. Bà X R, 53 tuổi, thất học, buôn bán, sống tại Berlin (Đức)
Có một con gái 18 tuổi, đã cắt tử cung. Tuyệt kinh từ năm 43 tuổi.Thường bị mất ngủ, phong thấp. Tết A^'t Dậu (2005) về thăm quê. Được người nhà khuyên uống Trà đinh. Sau khi uống, thấy ngủ được (do tính hàn), và phong thấp giảm đau (do tính hàn, chống phong là dương tà). Khi rời Việt Nam về Berlin, mang theo 10 kg, chia thành túi nhỏ 5g, tặng cho khách hàng của bà. Riêng bà mỗi ngày uống 5g buổi sáng, 10 buổi chiều. Sau hơn tháng :
– Tóc bắt đầu đổi mầu úa vàng, sáng dậy tóc bị gẫy.
– Trí nhớ giảm thoái,
– Nhịp tim còn 55/ phút,
– Bàn chân, tay lạnh,
– Lưng lạnh,
– Độ kính lão từ 1,5 tăng lên 2,5.
– Ăn vào đầy ứ, khó tiêu.
Bác sĩ gia đình là người Đức, nên không hề biết gì về Trà đinh, mà cứ cho rằng bà X bị tình trạng lão hóa tăng do làm việc quá độ. Sang tháng thứ 5, đang đi đường bị choáng váng, ngã. Đưa vào bệnh viện. Bệnh viện tìm ra :
– 65% tế bào óc không làm việc,
– Tâm lực suy yếu.
– Bao tử, ruột, gần như không làm việc.
– Siêu vi gan B, do độc tố.
Bà từ trần tại bệnh viện sau 21 ngày.
2. Bà ZM, 75 tuổi. Không nghề nghiệp, hưởng tiền trợ cấp già.
Vì con dâu bà là học trò của tôi. Luật nước Pháp không cho con điều trị cho cha mẹ. Nên con dâu bà nhờ tôi làm y sĩ điều trị cho bà (Médecin traitant) đã 9 năm. Cũng qua liên hệ này tôi nhận thù lao của bà bằng CMU. Suốt 9 năm, tôi săn sóc bà cực tận tình : chích ngừa, kiểm soát ăn uống, dạy Khí công. Cho nên sức khỏe của bà rất tốt. Tới tháng 7-2005 bà chỉ phải dùng 2 loại thuốc là 2 gói (sachets) trà Hao ling trị Cholestérol và Amlor 5 trị huyết áp cao. Giữa tháng 7 bà về Việt Nam thăm quê hư! ơng. Không biết ai khuyến khích, bà bỏ hết 2 loại thuốc trên mà chỉ uống Trà đinh với lượng cao là 10g một ngày, mà lý ra chỉ dùng 5g là đã có tai vạ rồi. Khi về Pháp, bà mang theo 5kg Trà đinh. Bà có hẹn với tôi định kỳ hằng tháng vào ngày 5 tháng 9 năm 2005, để kiểm soát sức khỏe. Khi bà trình diện, nhìn sắc diện bà, tôi kinh hãi :
– Tóc, lông mi, lông mày hóa ra mầu úa thay vì muối tiêu,
– Da mặt ủng vàng,
– Tứ chi lạnh,
– Huyết áp 13-7 (trước kia là 16-8).
– Tim đập 50/ phút.
– Kiểm soát đường tại chỗ 8,5 g/l.
Vì buổi sáng bà không ăn gì, tôi gửi thẳng bà tới laboratoire, hai ngày sau tôi được kết quả :
– Hồng cầu còn 3.5 triệu,
– Créatinine tăng tới 54
– Bà bị Hépatite B+C.
Tôi gửi bà tới một đồng nghiệp nội khoa, và báo cho con dâu bà biết. Tôi khẩn thiết yêu cầu bà ngừng Trà đinh ngay. Bà cự nự rằng chết thì chết, chứ bà không bỏ thuốc tiên đó. Con trai bà biết không cản được mẹ, anh ta dấu hết Trà đinh của bà. Bà đứng trước balcon đe dọa : Nếu không trả thuốc tiên cho bà thì bà nhảy lầu tự tử ngay. Bà được toại nguyện. Ngay lập tức ngày 9-9-2005 tôi nhận được thư bảo đảm có báo nhận. Trong thư bà rút lại không nhận tôi là y sĩ điều trị của bà. Thông thường muốn đổi y sĩ điều trị, thì bệnh nhân chỉ viết thư báo cho cơ quan bảo hiểm y tế biết, và điện thoại cho y sĩ điều trị là đủ. Đây bà muốn trả ơn 9 năm chăm sóc bà bằng hành động làm nhục trên. Tôi vội fax thư của bà cho văn phòng bảo hiểm y tế của bà và con dâu bà. Tôi xoa tay, hết trách nhiệm.
Ngày 14 -9-2005, con dâu bà báo cho tôi biết, bà bị hôn mê, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện kết luận bì bị hôn mê vì trúng độc. Hiện (11-10-2005) bà bị liệt 2 chân, tay phải, một mắt mù 100%, một mắt thị lực còn 40%. Trong cơn hôn mê bà réo tên tôi cầu cứu. Nhưng tôi vô thẩm quyền, chỉ có thể vào nhà thương thăm bà vì bà là mẹ chồng của một người học trò tôi, chứ tôi không còn quyền y sĩ điều trị ».
Dr. Bùi Kim Loan (Gyneco-Obst)
Hopital Bietighiem, Universitat Heidelberg, Germany
PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH GOUT RẤT ĐƠN GIẢN & RẺ TIỀN ---Bài sưu tầm gửi từ bạn Khoa
Có
nhiều cách chữa bệnh Gout , sau đây là một cách trị bệnh Gout rất đơn
giản mà lại rẻ tiền .Có người làm theo cách này đã khỏi bệnh Đau nhức
khớp xương do bị Gout , trong máu có dư Acid Uric , nếu bị như vậy thì
nên áp dụng cách sau đây theo bài dưới đây , quá dễ dàng mà lại rẻ tiền
....
Mua cải bẹ xanh (lá cải có vị nhẩn nhẩn mà người ta gọi là cải đắng, thường được dùng để cuốn bánh xèo, ăn ngon hơn là cuốn bánh xèo với lá xà lách) Cải bẹ xanh vị nhẩn nhẩn chứ không phải là cải ngọt, xin hãy phân biệt đúng. Mỗi ngày đều nấu cải bẹ banh này để uống thay nước thì cơ thể sẽ thải ra ngoài chất acid uric là chất gây nên bệnh gout để ta sẽ không còn bị bệnh gout này hành hạ nữa. Kiên trì nấu uống mỗi ngày, còn xác cải thì ăn để khỏi phí. Vẫn tiếp tục dù thấy bệnh đã khả quan. Tiếp tục uống nước cải bẹ xanh này để chất acid uric không có cơ hội tái tạo và tích tụ lại trong cơ thể nữa. Rất nhiều người Á Châu ở Mỹ & Canada đã chữa lành được bệnh gout bằng phương pháp rất đơn giản và rẻ tiền này.
Lời bàn: Cách đây ba năm tui đã uống nửa chai champagne trong bửa tiệc sinh nhật của một người bạn. Ngày sau những ngón chân và bàn chân phải bị nhức và đi khập khểnh gần hai tháng. Bác sỉ chỉ cho toa thuốc "pain killer" để giảm đau. Nhờ bạn bè chung quanh mách bảo tui đã ăn cải bẹ xanh và uống "blackberry juice" (Nếu bên VN không có juice tươi các bạn có thể tìm loại frozen?). Sau ba tuần, cơn đau nhức từ từ giảm xuống va` tiêu tan.
Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013
Tập Thở Và Vận Động Để Trị Bệnh Đau Nhức. Bài sưu tầm được gửi từ bạn Tùng
Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rẩm và nói:
- Ăn trộm hả? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá,không dậy nổi.
Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói:
- Ông bị đau nhức đầu gối phải không? Tôi cũng bị.. Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.
Chủ nhà vừa rên vừa hỏi:
- Thuốc gì vậy? Viết tên thuốc được không?
Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói:
- Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm ....Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé!
Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo:
- Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.
Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải: bệnh Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là Arthritis. Có hai loại Đau nhức: Osteoarthristis, tạm gọi là loại một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là loại hai.
Loại một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.
Loại hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột.
Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ, khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai...
Thường thì có ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ. Phương pháp thứ ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý trị liệu, và tập luyện (exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.
Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.
Nguyên lý:
Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).
A- CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY :
1- Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.
2- Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.
3- Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.
4- Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.
B- CHỮA ĐAU CÁNH TAY , BÀN TAY:
1- Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.
2- Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.
3- Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.
- CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:
1- Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.
2- Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.
3- Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.
D- CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:
1- Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.
2- Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài. Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ
Lưu ý:
- Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..
- Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
- Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.
- Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.
---------------------------------------------------------------------
Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm.
Chúc quý vị sống lâu, sống khỏe mạnh, và hạnh phúc.
Lê Quang Thọ
Chìa Và Khóa
Chìa Và Khóa
Bỗng dưng anh muốn là nhà thơ
Muốn ví anh là chìa
Còn em là ổ khóa
Chỉ có chìa mới biết
Khóa sát sao dường nào
Chỉ có khóa mới hiểu
Chìa dài ngắn ra sao
Những ngày không gặp nhau
Chìa gục đầu ủ rủ
Những ngày không gặp nhau
Khóa cũng âu sầu khô héo
Dẫu chìa có theo người vạn nẽo
Muôn đời chỉ mở một khóa thôi
Dẩu biết khóa có thể thay chìa mới
Nhưng chìa chỉ là chìa
Của một khóa mà thôi
Sự thật ngàn năm đã rõ rồi
Sao vẫn cứ nhè chìa mà đổ lỗi
Chìa chỉ muốn khóa kia đừng thay đổi
Đễ muôn đời khóa-chìa mãi mãi một đôi
Phạm Tiến Dũng
8/9/2010
Outliers--- Tác giả : Malcolm Gladwell--- Bản dịch sang Tiếng Việt : Những Kẻ Xuất Chúng --- Tài liệu này được gửi từ bạn Tùng
Đề nghị quí bạn để mũi tên của con chuột trên nền trắng của bìa sách và bấm con chuột bên tay phải . Sau đó qui' bạn chọn " This Frame", rồi chọn kế đó la` "Open Frame in a New Window". Cuối cùng màn hình sẽ hiện lên bìa sách và các trang kê' tiếp của cuốn sách mà quí bạn cần đọc. Mời các bạn thưởng thức
Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013
Một kiến thức về cách dùng trái cây. Nên ăn trái cây trước khi ăn cơm ,nhưng trái hồng thì ăn sau. Lý do? Xin mời đọc: NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ TRÁI HỒNG DÒN (PERSIMMON) . Bài viết hữu ích cho sức khỏe kèm với nhiều hình ảnh đẹp, được gửi từ bạn Khoa
Thường chúng ta thích ăn trái tươi, trái Hồng ngon ngọt và có vài chất bổ thật, nhưng phải chú ý những điều sau đây :
1.- Không nên ăn khi bụng đói. Lý do là nó có chất "tannin" (hoặc có thể gọi là "mủ", một chất trong vỏ trái cây) và chất "pectin" (hóa chất trong trái cây),hai chất này tác hợp với axít dạ dầy(gastric acid) sẽ kết hợp lại rồi tạo ra những cục (lumps) lớn nhỏ, cuối cùng được gọi là "sạn trái Hồng trong dạ dầy" (gastric persimmon stone). Khó mà tống xuất tự nhiên sạn này và phải đi giải phẫu. Triệu chứng sẽ là đau bụng, ói và có thể ói ra máu, và có thể có các triệu chứng khó chịu khác.
2.- Không nên ăn luôn vỏ vì lớp vỏ trái này quy tụ rất nhiều "tannin" (mủ), gây tác hại nói trên.
3.- Không ăn tráng miệng (dessert) trái Hồng sau khi ăn cua, tôm, cá hoặc thực phẩm có high protein. Theo Đông y, trái Hồng và cua (hải sản) thuộc Hàn (âm khí), "lạnh bụng".
4.- Tiểu đường, phải tránh ăn trái Hồng. Độ đường trái này cao 10.8% mà là loại đường "ăn hại" (surcose, fructose, glucose, tuy rằng Glucose (đường) vẫn rất cần thiết cho tế bào), sẽ bị tăng đường trong máu (Hyperglycemia).
5.- Chất tannin (tannic acid) của trái Hồng khi gặp và hợp chung với Calcium, Zinc, Magnesium và vài khoáng chất khác, nó sẽ trở thành một hợp chất (compound) mà cơ thể ta không tiêu hóa được. Không tiêu hóa các khoáng chất thì cơ thể bị thiếu khoáng chất. Chung quy là không nên ăn quá 200 grams trái Hồng mỗi ngày.
6.- Nhớ đánh răng súc miệng sau khi ăn Hồng. Lý do cũng là "tannic acid" nơi các mảnh Hồng nhỏ còn kẹt lại giữa kẽ răng sẽ làm sâu răng (tooth decay).Nhiều bạn nhà VN vườn sau thích có một cây Hồng dòn, nhớ phổ biến tin này cho nhau.
Guiness Book on Vietnam History --- Provided by Mr. Khoa
1. Ở ngôi lâu nhất:
Vua Lý Nhân Tông ở ngôi 55 năm ( 1072- 1127 ). Lý Nhân Tông còn là ông vua có nhiều niên hiệu nhất: 8 niên hiệu, trong đó có niên hiệu Hội Tường Đại Khánh được dùng lâu nhất là 10 năm. Vua là con trưởng của Lý Thánh Tông và mẹ là thái hậu Ỷ Lan. Nhân Tông trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, là một vua giỏi của triều Lý, hưởng thọ 61 tuổi.
2. Ở ngôi ít nhất :
Vua Lê Trung Tông ( nhà tiền Lê ) và vua Nguyễn Dục Đức ( Nguyễn Phúc Ưng Chân), mỗi vị ở ngôi 3 ngày, không kịp đặt niên hiệu.
Khi Lê Hoàn mất, các con chém giết lẫn nhau. Sau 8 tháng đánh nhau quyết liệt, Trung Tông lên ngôi, được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết.
Dục Đức lên ngôi theo di chiếu của Tự Đức. Hai phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nại rằng Dục Đức muốn cải di chiếu nên đã sai Trần Tiễn Thành đọc bớt đi ( đoạn nói mắt vua có tật, tính thì hiếu dâm....), có tang vẫn dùng áo màu.... dâng sớ lên Hoàng thái hậu đặt vua khác. Vua bị phế khi vừa lên ngôi được 3 ngày ( 20, 21, 22.7.1883 ), bị giam và bỏ đói, rồi chết.
Khi Lê Hoàn mất, các con chém giết lẫn nhau. Sau 8 tháng đánh nhau quyết liệt, Trung Tông lên ngôi, được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết.
Dục Đức lên ngôi theo di chiếu của Tự Đức. Hai phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nại rằng Dục Đức muốn cải di chiếu nên đã sai Trần Tiễn Thành đọc bớt đi ( đoạn nói mắt vua có tật, tính thì hiếu dâm....), có tang vẫn dùng áo màu.... dâng sớ lên Hoàng thái hậu đặt vua khác. Vua bị phế khi vừa lên ngôi được 3 ngày ( 20, 21, 22.7.1883 ), bị giam và bỏ đói, rồi chết.
3. Lên ngôi muộn nhất:
Vua Trần Nghệ Tông, khi đã 49 tuổi, sau việc lật đổ con rể mình là Dương Nhật Lễ.
Dương Nhật Lễ cũng là người duy nhất không mang họ Trần làm vua dưới triều Trần. Sau khi Trần Dụ Tông mất, Lễ được chính mẹ của Dụ Tông là bà Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng thái hậu đưa lên ngôi. Có được ngôi báu, Lễ quay lại bức hại bà và quý tộc họ Trần, cốt giành quyền bính cho họ Dương, ở ngôi được hơn năm thì bị Trần Nghệ Tông giết.
Lên ngôi muộn còn có Lê Thái Tổ ( Lê Lợi ) lúc 43 tuổi và Tiền Ngô Vương ( Ngô Quyền ) lúc 40 tuổi. Đây là 2 vị vua đầu triều, lên ngôi cách nhau 500 năm và đều phải trải qua chinh chiến gian khổ giành độc lập, chủ quyền cho dân tộc ta.
4. Lên ngôi sớm nhất:
Vua Lê Nhân Tông, lên ngôi khi mới được 1 tuổi 6 tháng. Vua là con thứ 3 của Lê Thái Tông. Thái Tông mất sớm, lúc 19 tuổi, trong vụ án Lệ Chi Viên, 4 tháng sau thì Nhân Tông lên ngôi, quyền bính lúc này trong tay bà Tuyên Từ hoàng thái hậu. Nhân Tông ở ngôi được 17 năm thì bị anh là Lê Nghi Dân cùng đồ đảng nổi dậy giết chết.
Các vua lên ngôi sớm còn có: Trần Thiếu Đế lúc 2 tuổi, Lý Cao Tông lúc 2 tuổi 2 tháng và Lý Anh Tông lúc 2 tuổi 6 tháng.
5. Lên ngôi ngay sau khi được lập làm Thái Tử và là nữ hoàng duy nhất:
Vua Lý Chiêu Hoàng ( Lý Phật Kim ), lên ngôi tháng 10 năm 1224. Vua là con thứ của Lý Huệ Tông. Huệ Tông không có con trai phải truyền ngôi cho con gái rồi đi tu. Chiêu Hoàng ở ngôi được hơn 1 năm thì bị buộc nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh 8 tuổi, chấm dứt 215 năm trị vì của nhà Lý. Tuy vậy, nữ hoàng cũng đã có niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo ( 1224-1225 ). Năm bà 19 tuổi thì bị phế và giáng làm công chúa do không có con với Trần Cảnh, thay bà là chị ruột tên Thuận Thiên. Năm 40 tuổi, bà được đem gả cho Lê Tần, một danh tướng triều Trần, sinh được 2 con, thọ 60 tuổi.
.6. Sống thọ nhất:
Chúa Nguyễn Hoàng, thọ 88 tuổi. Ông là người đầu tiên khai sinh ra lịch sử nhà Nguyễn 9 chúa 13 vua, dân thường gọi là chúa Tiên. Sự nghiệp của chúa bắt đầu từ tháng 10 năm 1558 khi vào trấn thủ Thuận Hóa, hòng thoát khỏi tai mắt của họ Trịnh. Chúa có công mở rộng bờ cõi nước ta về phía Nam, biên cương trong thời chúa trị vì đến tận tỉnh Phú Yên ngày nay.
7. Thọ kém nhất :
Vua Lê Gia Tông, thọ 14 tuổi. Vua kế vị anh mình là Lê Huyền Tông lúc 10 tuổi, tôn mẹ nuôi là bà chính phi của chúa Trịnh Doanh làm Quốc Thái Mẫu, còn mẹ đẻ chỉ được tôn làm Chiêu Nghi. Vua ở ngôi được 4 năm, đặt 2 niên hiệu, mất năm 1675, không con nối dõi, ngôi báu thuộc về em là Lê Hy Tông.. Xếp vào hạng này còn có vua Kiến Phúc ( Nguyễn Phúc Ưng Đăng ) hưởng dương 15 tuổi, vua Lê Túc Tông hưởng dương 16 tuổi.
8. Có nhiều con nhất:
Vua Minh Mạng, 142 người con. Ngoài bà phi Hồ Thị Hoa ( mẹ vua Thiệu Trị sau này ), Minh Mạng còn có hàng trăm bà phi, tần khác nữa, trong đó 40 bà có con với vua, tổng cộng được 78 hoàng tử và64 hoàng nữ. Không kể chuyện hậu cung, Minh Mạng là một ông vua văn võ kim toàn, đưa nước Việt ta trở thành một trong những nước hùng mạnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ. Vua ở ngôi 21 năm ( 1820- 1841 ), thọ 49 tuổi.
9. Đăng quang nhiều nhất:
Vua Lê Thần Tông, hai lần làm vua. Đăng quang lần thứ nhất vào năm 1619, ở ngôi 24 năm thì nhường ngôi cho con trưởng là Lê Chân Tông. Sau vì Chân Tông mất mà không có con nối dõi nên Thần Tông phải đăng quang lần nữa vào năm 1649, hai lần ở ngôi tổng cộng 37 năm, đặt 6 niên hiệu. Khi mất, vua truyền ngôi cho con thứ là Lê Huyền Tông.
10. Hai vua cùng ở một ngôi:
Nam Tấn Vương ( Ngô Xương Văn ) và Thiên Sách Vương ( Ngô Xương Ngập ), là 2 con của NgôQuyền, lên ngôi năm 951. Ban đầu, 2 anh em cùng trông coi việc triều chính. Sau, anh là Sách Vương chuyên quyền lấn át, ở ngôi được 3 năm thì mất vì bệnh; em được 14 năm thì tử trận, đất nước rơi vào loạn 12 sứ quân.
11. Có tư thế thiết triều xấu nhất:
Vua Lê Ngọa Triều ( nhà Tiền Lê ). Vua càn rỡ, dâm đãng và tàn bạo, bị bệnh trĩ nên lâm triều thường phải ngồi mà coi chầu, vậy mới có tên là Ngọa Triều. Năm 1005, vua giết người anh là Lê Trung Tông mà chiếm được ngôi. Vua ở ngôi được 4 năm, hưởng dương 23 tuổi, lịch sử chuyển sang họ Lý.
12. Triều đại truyền ngôi được lâu nhất:
Nhà Hậu Lê. Xét về danh nghĩa, họ Lê truyền ngôi được 360 năm ( 1428- 1788 ), qua 27 đời vua, chia làm 2 thời kỳ: thời Lê sơ gồm 11 vua đầu, đây là thời kỳ cường thịnh; thời Lê trung hưng gồm 16 vua sau, quyền lực dần bị lấy mất, chỉ còn danh nghĩa tượng trưng.
13. Có tên tuổi rực rỡ nhất trong thời kỳ trị nước an dân:
Vua Lê Thánh Tông. Vua là con thứ tư của Lê Thái Tông và mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao, sinh năm 1442, lên ngôi năm 1460 sau khi anh là Lê Nghi Dân bị giết, ở ngôi 37 năm, đặt 2 niên hiệu là Quang Thuận và Hồng Đức, thọ 55 tuổi. Lê Thánh Tông có tư chất thông minh lại chăm học tập, biết nhiều lại giỏi thực hành. Dưới triều Thánh Tông về mọi phương diện, nước ta tiến đến một trình độ cao từ trước chưa bao giờ đạt tới, thanh thế nước ta bấy giờ lừng lẫy.
14. Để lại dấu ấn xấu xa nhất, bị lên án về tội phản quốc:
Vua Lê Chiêu Thống. Tháng 10.1788, vua cùng hoàng thái hậu rước 30 vạn quân Thanh về giày xéo non sông. Chiêu Thống chỉ là niên hiệu, còn miếu hiệu phải là Lê Mẫn Đế, các sử gia thể theo ký ức không tốt đẹp của nhân dân về vị vua này nên vẫn gọi là Lê Chiêu Thống. Đây là vị vua cuối cùng của triều Lê 360 năm, sau sống lưu vong ở Trung Quốc và mất bên đó, năm 28 tuổi.
15. Gần với thời đại chúng ta nhất, đại diện cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam:
Vua Bảo Đại ( Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy ). Vua sinh ngày 22.10.1913, con của Khải Định, lên ngôingày 5.1.1926, đăng quang xong lại tiếp tục sang Pháp học. Tháng 9.1932, Bảo Đại về nước, sửa sang triều chính.Cách mạng tháng 8 thành công ở Huế, ngày 18 tháng 7 năm Ất Dậu, Bảo Đại thứ 20, tức ngày 30.8.1945, vua Bảo Đại trên lầu Ngọ Môn trao ấn kiếm cho đại diện của Cách mạng, lá cờ vàng quẻ ly kéo xuống, cờ đỏ sao vàng phấp phới trên cột cờ Phú Văn Lâu, thể hiện sự cáo chung của nền quân chủ.
16. Tự Đức vị vua thể hiện hiếu thảo nhất
Tự Đức là vị vua hiếu đạo bậc nhất trong 13 vị hoàng đế triều Nguyễn. Mẫu hậu là bà Từ Dũ được vua săn sóc, tôn kính, vâng lời hết mực. Bà truyền bảo điều gì đáng lưu tâm, vua liền ghi ngay vào sách tùy thân mà nghiền ngẫm, gọi là "Từ huấn lục" (sách chép lời mẹ dạy). Trải qua suốt 36 năm chấp chính ngai vàng, Tự Đức bao giờ cũng dành ngày chẵn vào cung vấn an sức khỏe mẹ, ngày lẻ thì lo việc triều nghi, chẳng vì ngồi trên chỗ vạn năng quyền thế mà lơ là phận làm con. Không những thế, có gì lo âu, vua liền thỉnh ý để được nghe lời dạy bảo. Chính vì thế, bà đã từng đề nghị giảm thuế má cho dân vào những khi gặp thiên tai, mất mùa, đói kém, nhà vua đều làm theo ý mẹ. Có lần, ngày mai là đến kỳ giỗ kỵ tiên đế Thiệu Trị, thế mà hôm ấy nhà vua ham săn bắn, gặp nước lụt chảy mạnh bất ngờ, quan quân chưa dám dong thuyền hồi cung, phải mắc kẹt chốn ngoại thành rừng Thuận Trực. Bà Từ Dũ sai quan Nguyễn Tri Phương đi rước, khi vào cung, vua biết lỗi, dâng roi, nằm xuống chờ quở phạt. Bà giận, quay mặt chẳng nói, sau mới tha cho hình phạt, chỉ trách dạy bằng lời mà thôi. Xem thế, đủ biết vua Tự Đức thờ mẹ rất chí hiếu. Và có nhiều bài thơ nhất
Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Ðông Phương, nhất là Nho học. Vua giỏi về cả sử học, triết học, văn học nghệ thuật và đặc biệt là rất sính thơ. Vua đã để lại600 bài văn và 4.000 bài thơ văn chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm. Thơ văn nhà vua phản ánh một con người nhân hậu, một tâm hồn đa cảm, một tư chất hâm mộ nghệ thuật. Tư chất ấy cũng biểu lộ rõ trên nghệ thuật kiến trúc của lăng vua. Sử cho biết chính nhà vua đã "chuẩn định" (décider) mô thức xây dựng nó. Trong vòng La thành rộng khoảng 12 ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch bát tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.
17. Nổi tiếng nhân từ độ lượng nhất :
Trần Hoảng, sinh năm 1240, hai mươi năm làm vua ( 1258-1278 ) hiệu là Thánh Tông, chăm lo khẩn hoang, giúp đỡ người nghèo an cư lạc nghiệp, khuyến học, mở nhiều khoa thi tuyển chọn nhân tài.
18. Làm vua xong rồi cắt tóc đi tu ở chùa lâu nhất :
Trần Khâm ( 1258-1308 ), làm vua hiệu là Nhân Tông 15 năm, 2 lần lãnh đạo đánh thắng Nguyên Mông xâm lược, xong việc rồi thoái vị, gọt tóc đi tu, lập ra Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử, tông phái đặc sắc đất Việt.
19. Ăn chơi đàng điếm nhất :
Chúa Trịnh Giang ( 1729- 1740 ), cho em trai tùy nghi làm việc với trăm quan, để mình rảnh rỗi thỏa sức ăn chơi dâm loạn với hàng trăm cung nữ phi tần, sai người đào hầm dưới lòng đất, trốn việc chúa, xuống hầm ở với đàn bà con gái đủ loại tuổi thêm 20 năm nữa mới chết
20. Từ nghèo hèn nhất & tiến nhanh nhất lên ngôi hoàng đế :
Vua Mạc Đăng Dung, từng đi thi đấu vật vào làm lính chuyên cầm tán & vác lọng cho xe vua, sau đóbằng 1 cuộc ép vua Lê Cung xuống chiếu nhường ngôi cho mình lên ngôi báu, lập tức ông tế trời ở đàn Nam Giao, lấy Hải Dương làm Dương Kinh, 2 năm sau ông nhanh chóng nhường ngôi cho con để làm thái thượng hoàng
21. Chết "khổ sở" nhất:
Vua Mạc Mậu Hợp ( 1562-1592 ), lên ngôi lúc hơn 1 tuổi, ở ngôi 29 năm, sét đánh không chết; mất kinh thành, chạy trốn, đóng giả nhà sư vẫn bị lộ, vua xin: " Mấy ngày nay đói khát quá , cho xin 1 bình rượu uống cho đã". Bị quân Trịnh treo sống trên cây chịu đói khát 3 ngày, rồi đem xuống chém đầu đóng vào cọc, bêu ngoài chợ 5 ngày.
22. Người duy nhất không làm vua nhưng có nhiều con trai làm vua nhất:
Ông Nguyễn Phúc Hồng Cai, em trai của Tự Đức; vì Tự Đức không có con nên thực dân Pháp lần lượt đưa 3 con trai của ông lên làm vua với số phận khác nhau: Kiến Phúc bị đầu độc chết, Hàm Nghi bị đi đày, còn Đồng Khánh thì rất ngoan ngoãn làm tay sai cho Pháp. Dân Huế có câu ca:" Một nhà sinh được ba vua,Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài"
23. Cai trị lãnh thổ rộng nhất
Minh Mạng ( 1820- 1840 ) cai trị lãnh thổ rộng nhất, vì thời đó, triều đình nhà Nguyễn còn cai trị 1 phần đất phía đông của nước Lào ( Sầm Nưa, Xavannakhet, Kham Keut, Mương Lam, Sam Teu......) lại bỏ việc " bảo hộ" Campuchia đổi thành Trấn Tây thành, nhập vào lãnh thổ Đại Nam.
24. Làm vua nhiều " kịch tính" nhất:
Nguyễn Phúc Hồng Dật ( 1846-1883 ), con út của Thiệu Trị; năm 1883, các quan sai lính đến xóm nghèo Kim Long đón Dật về cung để đưa lên làm vua mới, Dật quá sợ khóc thét lên, cố hết sức thoái thác, nhưng lính cứ bắt về lên ngôi, hiệu là Hiệp Hòa; mấy tháng sau Hiệp Hòa viết chiếu xin thôi làm vua. Các quan giả vờ đồng ý, cho khiêng võng ra ngoài thành rồi buộc ép uống thuốc độc mà chết
25. Tàn bạo hạng nhất:
Lê Oánh ( 1496-1516 ), cháu nội của Lê Thánh Tông, giết vua trước là Uy Mục, rồi lên ngôi báu, hiệu là Tương Dực, bắt hết cung nhân của vua quan cũ vào điện trăm nóc để gian dâm suốt ngày đêm; lại bắt sư nữ cởi truồng ra chèo thuyền ở Hồ Tây để vua vui mắt. Ở ngôi báu được 7 năm thì bị dân đâm chết, xác bị đem đốt thành tro bụi
26. Loạn luân công nhiên nhất
Nguyễn Phúc Khoát ( 1714- 1765 ), tục gọi là Chúa Võ, có 18 con trai & 12 con gái, thông dâm với em con chú ruột là Nguyễn Thị Ngọc Cầu, 20 tuổi. Cuối đời Khoát, các con trai lớn đều bị gạt, bị giết hoặc giam chết trong ngục tối ( như Nguyễn Phúc Cốn, cha của Nguyễn Ánh - Gia Long sau này ), để khi Khoát chết, con hoang do Ngọc Cầu đẻ ra tên là Thuần 12 tuổi dễ bề lên ngôi chúa. Sau Thuần bị giết chết ngoài bãi hoang sông Cửu Long & cũng là kết thúc " sự nghiệp các chúa Nguyễn ở Đàng Trong".
27. Làm thái thượng hoàng lâu nhất:
Trần Mạnh ( 1300-1357 ), 14 tuổi làm vua, hiệu là Minh Tông, nghe nịnh thần mà giết oan cha vợ đồng thời là chú ruột; đến 29 tuổi nhường ngôi cho con để lên làm thái thượng hoàng nhiều năm nhất ( trong 28 năm ), chết ở tuổi 58.
28. Cứng rắn & tàn bạo nhất:
Trịnh Sâm ( 1738- 1782 ) nổi tiếng là vị chúa cứng rắn, bạo liệt nhất. Em trai là Lệ định cướp ngôi, Sâm giết luôn; sau đó tống giam thái tử Lê Duy Vĩ cho đến chết. Sâm đích thân cầm quân đánh c
hiếm được đất Thuận Quảng của chúa Nguyễn, rồi tự phong lên làm Thượng sư Thượng phụ Duệ Đoan Văn công Vũ đức Tĩnh Vương.
29. Nhát gan nhất:
Chúa Trịnh Bồng ( 1740-1787 ), kiêu binh đưa lên làm chúa, Bồng nhiều lần chạy trốn khỏi phủ chúa, sau gọt đầu đi tu lưu động ở Lạng Sơn – Cao Bằng; hết nạn kiêu binh, các quan tìm thấy, Bồng tự phủ định không phải là con cháu họ Trịnh; sau lộ tung tích thì vẫn 1 mực chối từ về làm chúa, tiếp đó lại trốn biệt vào rừng sâu, cho đến khi chết mất tăm mất tích.
30. Vua duy nhất có nhiều vợ mà không có dù chỉ 1 đứa con:
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm ( 1829- 1883 ), làm vua hiệu Tự Đức, có hơn ba trăm vợ ( trong đó hạ cố lấy cả 1 bà đã từng có chồng, có con với chồng trước ) & cũng dùng thuốc quý “ Nhất dạ, lục giao, sinh ngũ tử” ( 1 đêm, 6 lần gặp vợ, sinh 5 con) như ông nội của Tự Đức là Minh Mạng đã từng có đến 142 người con, nhưng cuối cùng Tự Đức vẫn là ông vua duy nhất có rất nhiều vợ mà không có 1 người con ruột nào cả, vậy là tuyệt tự & mất giống, hichic.
31. Thân Tây & nịnh Tây nhất:
Nguyễn Phúc Ưng Xụy, tức Ưng Đường, 2 tuổi vào làm con nuôi Tự Đức, 21 tuổi được Pháp chọn đưa lên làm vua, hiệu là Đồng Khánh, việc đầu tiên là ra ngay 3 đạo dụ phong cho 3 quan Tây làm “ Bảo hộ quân vương”, “ Bảo hộ công”, “ Dực quốc công”; mọi sự lớn nhỏ đều nhất nhất làm theo lệnh Tây, đích thân ông ta ra lệnh trong cung vứt hết rượu ta, ông chỉ chuyên uống rượu Tây, ở ngôi được 3 năm thì ốm chết. Ở Việt Nam sau này xuất hiện loại " Bánh trung thu Đồng Khánh".
32. Vua bù nhìn mạt hạng nhất:
Danh hiệu này của dân chúng Huế khinh bỉ bêu tặng Nguyễn Phúc Bửu Đảo ( 1884-1925 ), làm vua lấy hiệu là Khải Định, với câu ca:“ Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây. Nghề này thì lấy ông này ( là ) tiên sư”
Là vua đầu tiên ở Việt Nam xuất ngoại, sang tận châu Âu để dự hội chợ thuộc địa, bị Nguyễn Ái Quốc chế diễu qua vở kịch “Con rồng tre”; tăng 30% thuế trong cả nước để lấy tiền tổ chức sinh nhật lần thứ 40 ( gọi là Tứ tuần Đại khánh ) của mình. 1 năm sau, Khải Định chết, lễ tang kéo dài 86 ngày. Ông ta có 12 vợ nhưng không vợ nào có mang; công luận Huế & nhiều sách ghi rõ, Vĩnh Thụy là con 1 hoàng thân, bà mẹ có mang rồi mới được đưa vào cung để đẻ & Khải Định nhận là con để khỏi bị mang tội, mang tiếng là “tuyệt tự”.
33. Bị vu oan nhất:
Thành Thái lên ngôi đúng ngày mùng 1 Tết ( dương lịch là 31/1/1889 ). Ông là vua duy nhất bị Phápvu cáo là “ điên rồ” rồi hất ra khỏi ngai vàng năm 1906, đẩy đi đày & chết nghèo khổ ở Sài Gòn năm 1954.
34. Vua đầu tiên lấy vợ nước ngoài:
Lê Duy Kỳ ( 1607- 1662 ), là ông vua đầu tiên lấy vợ người nước ngoài ( Hà Lan ), tượng bà vợ Tây này hiện vẫn còn trong ngôi điện ở đường vào thành phố Thanh Hóa ), mặc dù trước đó đã có 5 vợ thuộc 5 dân tộc khác nhau ( trong đó có Ngọc Trúc, con của chúa Trịnh, vốn là vợ của 1 ông chú, Kỳ thông dâm rồi cướp về, việc này bia miệng rất chê cười.)
35. Trị vì ngắn nhất:
Lên ngôi vua được 3 ngày, chưa kịp chọn vương hiệu, thì đã bị em ruột giết chết, đó là Lê Long Việt ( 983- 1005 ), cũng giống như cha ( Lê Hoàn ) chết không có miếu hiệu; sử về sau gọi là “ vua giữa” ( Lê Trung Tông ), vì sau khi giết anh ruột, Lê Long Đĩnh lên làm vua thứ 3 của nhà Tiền Lê, kẻ tệ hại nhất trong các vua chúa phá nước hại dân.
36. Vua đầu tiên là người ngoại tộc:
Vua thứ 8 đời nhà Trần, nhưng vốn lại là người khác họ, đó là Dương Nhật Lễ, con của kép hát Dương Khương, mẹ có thai bỏ chồng đi lấy Cung Túc vương Trần Dục ( là em trai nhà vua ), Dục nhận Lễ làm con. Gặp lúc vua Trần Dụ Tông chết, không có con, cha dượng Trần Dục cũng chết, Dương Nhật Lễ lên làm vua ( 1369 ) được 1 năm thì bị giết chết.
37. Người đầu tiên lãnh đạo quân chống lại phương Tây:
Năm 1644, chúa Nguyễn Phúc Lan là ông vua/chúa đầu tiên dám đứng mũi chịu sào & cầm đầu đoàn tàu chiến của thủy quân Việt Nam đánh nhau quyết liệt với 1 hạm đội có nhiều trọng pháo hùng hậucủa Hà Lan. Kết quả là ta thắng lớn, tàu địch 1 chiếc nổ tung, 1 chiếc đâm vào đá ngầm mà vỡ, còn chiếc nhỏ nhất bỏ chạy trốn.
38. Có nhiều con làm vua nhất:
Lê Duy Kỳ ( 1607- 1662 ), ông có tới 4 con trai lần lượt làm vua. Đó là Lê Duy Hựu ( hiệu là Chân Tông ), Lê Duy Vũ ( Huyền Tông ), Lê Duy Hợi ( Gia Tông ), Lê Duy Hợp ( Hy Tông ), cả 4 vua anhem cùng cha khác mẹ này đã được lịch sử công bằng đánh giá, xếp vào hạng vua “ chẳng có được tích sự gì”.
39. Có nhiều sáng tạo nhất:
Hồ Quý Ly, tuy chỉ làm vua chưa được 1 năm nhưng triều đại ông nổi tiếng có nhiều sáng tạo nhất: dùng chữ Nôm thay chữ Hán, phát hành tiền giấy thay tiền kẽm và bạc, xóa bỏ chế độ dùng nông nô lập đồn điền, lập bệnh viện chữa bệnh không thu tiền, thống nhất cách cân đo đong đếm, lập thủy binh giữ sông biển, đúc súng thần công, dựng tuyến phòng thủ dài hơn
400 km dọc sông Đà, theo sông Hồng xuống đến cửa sông Ninh ( Nam Định )
40. Có nhiều truyền thuyết nhất:
Ông vua lên ngôi trên mình phủ nhiều truyền thuyết kỳ ảo nhất là Lý Công Uẩn ( 973- 1028): không biết cha mẹ là ai, sinh ra trong ngôi chùa ngào ngạt hương thơm trong 1 đêm rực sáng, 2 bàn tay đủ 4 chữ son sơn hà xã tắc, học giỏi đến nỗi trời ban tiếng khen xuống, sét đánh tung vỏ cây gạo làng CổPháp để lộ ra câu sấm nhà Tiền Lê sắp đổ, vua Lý lên ngôi; rồng vàng bay lên đón vua về Đại La dựng kinh đô…..
41. Có nhiều con nhất:
Nếu như Minh Mạng theo tính số con chính thức là ông vua có nhiều con nhất với 142 con ( 78 trai, 64 gái ) thì Nguyễn Phúc Chu ( 1691 – 1725 ) là ông chúa có nhiều con nhất; 17 tuổi làm chúa, tuy chỉ sống đến 51 tuổi nhưng đã kịp có 146 con, trong đó có 38 con trai; quá đông con nên ông ta không saonhớ hết tên, đứa nào vào chào, phải xưng tên, xưng tuổi. Ông có câu thơ: “ Mình tuổi thọ ít, nhưng phúc nhiều….”.42. Vua duy nhất bị gọi sai tên: Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, sử gia Lê Văn Hưu ghi chuyện vua Lê Hoàn bị gọi sai tên: “Khi vua chết không có miếu hiệu vì 12 con trai đều khởi binh giành ngôi báu, đánh nhau quyết liệt suốt 8 tháng. Các thái giám mang xác vua Lê Hoàn đi chôn, nhưng ngu tối cứ theo tục cũ bên Tàu mà gọi vua đã qua đời là Đại Hành ( nghĩa là quàn tạm vào thân cây to ), cúng tế cũng hô là Đại Hành, sách sử cũng cứ thế chép sai là Lê Đại Hành”. Cho đến nay, nhiều người cũng vẫn gọi lầm tên vị vua này là “Lê Đại Hành”. Ngay tại Sài Gòn hiện nay, ở vùng giáp ranh quận 10 & quận 11, cũng có 1 con đường mang tên Lê Đại Hành.
43. Vua duy nhất bị quên mất tên thật:
Vua bị phần lớn sử sách & người đời quên mất tên thật là Đinh Hoàn ( 924- 979 ), đối chiếu trong trang 11, bản thông tin tư liệu số 19 của Thông tấn xã Việt Nam. Năm 38 tuổi, ông được sứ quân Trần Lãm phong chức quan “ bộ lĩnh” ( sách báo gọi lầm tên ông là Đinh Bộ Lĩnh ), 44 tuổi làm vua được 5 năm thì bị giết, con nối ngôi được 8 tháng bị phế, 200 năm sau, nhà sử học Lê Văn Hưu bắt đầu gọi ông là “ tiên hoàng”, con ông là “ phế đế”. Ấy vậy mà ngày nay người ta vẫn tiếp tục mắc sai lầm khi đặt tên nhiều con đường mang tên Đinh Bộ Lĩnh hoặc Đinh Tiên Hoàng.
44. Bắt mọi người kiêng theo diện rộng nhất:
Đó là Lê Lợi, chỉ đúng 5 ngày sau khi lên ngôi, ông bắt kiêng tên người ông, tên người bà, tên cha, tên mẹ ông, tên của ông & của bà vợ đã qua đời nhiều năm trước đó, và kiêng cả tên anh của ông, cũng đã qua đời từ lâu. Riêng tên bà vợ cũ, ông bắt dân kiêng chữ Trần, khiến bao nhiêu con cháu họ Trần cũ phải đổi sang họ Nguyễn, họ Đặng, họ Mai….Về sau, cháu nội ông là Lê Tư Thành ( Thánh Tông ) đính chính lại tên bà nội ông thật ra không phải là Trần, mà Lê Lợi đặt lệ kiêng chữ Trần chỉ là cốt xóa bỏ họ Trần mà thôi, không ngờ Lê Lợi lại chơi xấu dòng họ của Trần Hưng Đạo như vậy ( nhờ sự đính chính này của Lê Thánh Tông, nhiều con cháu trở lại được với họ Trần cũ của mình ).
45. Người duy nhất vừa làm vua, vừa đi tu:
Nguyễn Phúc Chu ( 1675- 1725 ), tự xưng là Quốc Chúa, sùng đạo Phật, lên chùa quy y với pháp danh là Thiên Túng đạo nhân; 34 năm cầm quyền cho quan quân mở đất suốt vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và cả Nam Bộ ngày nay. A di đà Phật.
46. Những ông vua duy nhất có con ruột không mang họ mình:
Tuy trước đó đã có vợ, ông cựu hoàng Ưng Lịch ( Hàm Nghi ) khi bị đi đày ở Algeria đã lấy vợ đầm, có 1 con trai, 1 con gái; cựu hoàng Vĩnh San ( Duy Tân ) khi bị đi đày giữa Ấn Độ Dương cũng lấy 2 bà vợ đầm, được 3 con trai, 2 con gái; tất cả 7 người con của 2 ông vua này đều không chịu mang họ Nguyễn Phúc và đều không biết nói tiếng & viết chữ Việt Nam. Tiếp thêm ( do ko mang sách vở mà chỉ ghi theo trí nhớ nên ko cụ thể được thời gian liên quan tới các sự kiện, nhân vật dưới đây mong bà con thông cảm)
- Chúa tại vị ngắn nhất và yểu mệnh nhất là Trịnh Cán, lên ngôi chúa hơn 1 tháng thì bị anh cùng đám kiêu binh lật đổ, sai đó chết vì bệnh tật
- Người vừa làm chúa vừa làm vua là Nguyễn Ánh, lên ngôi chúa tại Sài Gòn đúc ấn xưng vương...Sau 1 thời gian tập hợp lực lượng đã đánh bại Tây Sơn và lên ngôi hoàng đế năm 1802
- Ông vua nhát nhất là Lý Phật Tử (Hậu Lý Nam Đế). Sau khi đánh bại Triệu Việt Vương, giành ngôi lại cho họ Lý. Trong vòng mấy chục năm ổn định mà ko lo củng cố quốc phòng, đến khi quân Lương sang xâm lược chưa đánh đã hàng. Bị sử sách phê phán mạnh mẽ
-Ông vua duy nhất tử trận ở nước ngoài là Trần Dụ Tông, khi đó khoảng hơn 40t đích thân đem mấy chục vạn quân đánh Chiêm Thành, chiếm được kinh đô nhưng do chủ quan kinh địch. Quân Chiêm đặt phục binh đổ ra tấn công, quân ta bị đại bại, vua Dụ Tông chết trong đám loạn quân
- Ông vua duy nhất đi thăm ngoại giao ở nước ngoài là vua Trần Nhân Tông (?) đi thăm Chiêm Thành, trong cuộc thăm viếng này đã hứa gả Huyền Trân công chúa cho vua Chế Mân để đổi lại được 2 vùng đất Thuận-Hóa (khoảng Thừa Thiên Huế,..ngày nay)
Ngoài ra trên danh nghĩa còn có việc vua Quang Trung (giả) sang thăm Mãn Thanh nữa
-Ông vua trả thù tàn bạo nhất là Nguyễn Ánh (Gia Long) truy sát, giết hại họ hàng con cháu các tướng lĩnh Tây Sơn, các địa danh liên quan đến Tây Sơn đều bị triệt hạ, đổi tên. Riêng hoàng tộc Tây Sơn thì bị tru di, Gia Long từng nói " trẫm vì 9 đời mà trả thù", xương cốt Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ bị quật lên cho lính đái vào, sau đó giã nát tán với thuốc súng bắn đi. Vua Quang Toản và 1 số tướng lĩnh cốt cán như Bùi Thị Xuân...bị voi giầy ngựa xé. Sọ vua Quang Trung, Quang Tỏan, Nguyễn Nhạc bị giam trong nhà lao Thừa Thiên
-Ông vua duy nhất bị lột hoàng bảo bởi chính bề tôi củ mình là Lê Chiêu Thống. Khi bị quân Tây Sơn đuổi đánh, vua chạy qua Kinh Bắc thì viên trấn thủ ở đây là Lê Cảnh Thước ko những ko hộ giá mà còn cho quân lột cả áo hoàng bào của vua. Ông vua cuối cung của nhà Lê đành gạt nước mắt, ngậm đắng nuốt cay mà đưa cho chúng- Người phụ nữ đầu tiên lên làm vua là 2 chị em bà Trưng Trắc, Trưng Nhị. Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa năm 40, cả 2 được tôn lên làm vua ( Trưng Nữ Vương ) - đồng thời cho xuất hiện chế độ lưỡng đầu chế độc đáo trong lịch sử VN
- Ông vua nợ lần nhất đó chính là vua Lê Trang Tông, ông vua đầu tiên của nhag Lê Trung Hưng. Thuở nhỏ có tên tục là Chổm, do trốn tránh quân Mạc nên theo mẹ về ở làng Kim Lũ (nay thuộc Thanh Trì - Hà Nội ), hay vào kinh làm thuê; chắc là do khí tướng đế vuong nên ăn ở hàng nào hàng đó bắn đắt như tôm tươi. Mọi người thấy vậy đua nhau chèo kéo cho dù để Chổm ăn nợ, được thể ông vua tương lai này thả sức chè chén... Sau đó Chổm (t ên chính là Lê Duy Ninh ) được tướng Nguyễn Kim - 1 cựu thần nhà Lê bí mật đua vào Thanh Hoá sau đó chạy sang Lào dựng lên làm vua. Đây cũng là ông vua duy nhất lên ngôi ở nưứoc ngoài...Đến đời Lê Anh Tông chiếm lại Thăng Long, các chủ nợ kéo nhau đến đòi, vua Anh Tông phải trả nợ cho vị vua tiền nhiệm quá nhiều tiền, do đó đến khu vực nay gần phố Tống Duy Tân - ĐB Phủ ở Hà Nội đã ra lệnh chỉ cấm đòi tiền nữa, Do đó phố Tống Duy Tân trứơc đây có tên cũ là Ngõ Cấm Chỉ
- Người có nhiều chức vị nhất chính là Lý Chiêu Hoàng, có thể thấy cuộc đời hơn 40 năm đau khổ, chìm nổi của mình bà đã trải qua các vị trí sau:
+ Công chúa, vì bà là con gái vua LÝ Huệ Tông
+ Thái tử: trước khi truyền ngôi, bà được vua cha phong làm Thái tử
+ Nữ hoàng: sau khi bị ép xuất gia làm sư, Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái, bà lên ngôi lấy hiệu là Chiêu Hoàng
+ Hoàng hậu: Trần Thủ Độ đạo diễn cho Chiêu Hoàng lây Trần Cảnh sau đó để vợ nhường ngôi cho chồng. Trần Cảnh lên ngôi vua (Trần Thái Tông) đã phong Chiêu Hoàng là hoàng hậu
+ Công chúa: lấy cớ không sinh con được cho Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ ép vua bỏ vợ và giáng xuống làm công chúa, cho vào lãnh cung ở
+ Phu nhân tướng quân: sau chiến thắng Nguyên Mông, vua Trần đem vợ mình gả cho 1 vị tướng có công là Lê Phụ Trần. Lúc này Chiêu Hoàng là phu nhân của vị tướng này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)