khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

Fleeing Hong Kong: British Visas Offer ‘Lifeboat’ For Pro-Democracy Activists





The Quad Counters China’s Vaccine Diplomacy





Yangon Police Beat Men Outside Home After Curfew





Former Fox News anchor Megyn Kelly defends Piers Morgan over Meghan row





Himalayan yak herder 'last shepherd' in his family





Fukushima: The nuclear disaster that shook the world





Nữ tu quỳ gối ngăn cảnh sát và ‘‘cuộc chiến bất bạo động’’ ở Miến Điện





Làn sóng ồ ạt bán Catalogue Âm nhạc : Nhân tố nào quyết định?





Việt Nam sẽ cho Mỹ đóng quân để đối phó Trung Quốc trong thập niên tới ?





Kelly Marie Trần, công chúa gốc Việt - Tác giả Đinh Yên Thảo

 


Disney vừa công chiếu bộ phim hoạt hình "Raya and the Last Dragon" với sự xuất hiện một công chúa gốc Đông Nam Á đầu tiên trong lịch sử phim Disney: nữ tài tử Kelly Marie Trần, có tên Việt là Loan Trần, thủ diễn vai chính, là người lồng giọng cho công chúa Raya. Không những vậy, nhà biên kịch phim cũng là một người gốc Việt là Quí Nguyễn, hứa hẹn những tín hiệu lạc quan cho thế hệ trẻ gốc Việt tiến vào Hollywood trong tương lai.

Khi bộ phim Disney "Raya and the Last Dragon" ra mắt, Kelly Marie Trần xuất hiện trước công chúng và trên các hệ thống truyền thông có vẻ đầy tự tin, quả quyết và tin vào một thế hệ tài tử gốc Á hơn ba năm trước, điều cô đã hầu như bị đánh mất sau khi xuất hiện trong một bộ phim rềnh rang và kinh điển của điện ảnh Hoa Kỳ là Star Wars.

Sinh ra trong một gia đình tị nạn gốc Việt tại California, Kelly Trần là một trong vô số con cái những người di dân tại Hoa Kỳ đã đạt đến giấc mơ mà ngay cả những người Mỹ chính gốc cũng khó đạt đến khi trở thành người phụ nữ Châu Á đầu tiên thủ diễn một trong những vai chính của bộ phim The Last Jedi trong loạt phim Star Wars nổi tiếng hồi 2015.

Có cha mẹ là những người tị nạn đến Mỹ vào thập niên 80s, Kelly sinh ra tại San Diego, California vào năm 1989. Như nhiều người tị nạn khác, cha mẹ cô đã làm những công việc tay chân vất vả để nuôi chị em cô ăn học, tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn.

Tốt nghiệp ngành truyền thông tại đại học UCLA, Kelly bắt đầu bước vào lãnh vực phim ảnh với những vai nhỏ trong các video và truyền hình. Năm 2015, ở tuổi 26, Kelly may mắn được chọn vào bộ phim đầu tiên và nổi tiếng Star Wars mà cô chưa từng xem trước kia. Cạnh tranh cùng hàng trăm ứng viên khác, Kelly đã được đạo diễn Rian Johnson chọn sau quá trình tuyển chọn và thử vai kéo dài trong năm tháng trời để trở thành một phụ nữ gốc Á đầu tiên lọt vào vai diễn chính trong loạt phim này, bên cạnh sự xuất hiện ngắn ngủi của tài tử Ngô Thanh Vân trong phim.

Nhập vai thợ máy Rose Tico của lực lượng kháng chiến quân trong phim The Last Jedi, Kelly được giới phê bình cùng người hâm mộ khen ngợi và có những phản hồi tích cực cho vai diễn đầu tiên và quan trọng của cô. Nhưng đồng thời, cô lại bị tấn công trên mạng xã hội với các lời lẽ kỳ thị, gièm pha khi cho rằng vai diễn không thích hợp với người Á Đông cho đến các nhận xét không mấy thiện cảm về ngoại hình, vóc dáng của Kelly.

Trong khi đạo diễn cùng các tài tử đồng diễn cho đến người hâm mộ binh vực cho Kelly thì cô đã không chịu nổi áp lực tâm lý trước sự tấn công, buộc cô phải đóng luôn tài khoản Instagram, twitter và các trang mạng xã hội của mình. Viết trên tờ New York Times, Kelly thú nhận rằng, "Không phải vì những lời nói của họ mà vì tôi đã bắt đầu tin là vậy. Những điều họ nói chỉ tái xác nhận những gì đã dạy tôi khi lớn lên là một phu nữ và người da màu: tôi thuộc về bên lề và chỉ có giá trị như một nhân vật phụ trong đời sống và những câu chuyện của họ".

Nhưng trong bài báo của mình, Kelly cũng đã tiếp tục rằng cô mong muốn được sống trong một xã hội mà những đứa trẻ lớn lên không ước mình là người da trắng, là phụ nữ mắt xanh tóc vàng để được chấp nhận. Mà họ được chấp nhận bất kể màu da, sắc dáng, tôn giáo, sắc tộc nào trong tư cách chỉ là con người với nhau. Và cô sẽ không bỏ cuộc với những gì thuộc về chính con người cô.

Kelly đã không bỏ cuộc và cô đã quay lại thành công, tự tin hơn trong vai diễn công chúa Raya trong bộ phim Disney nói trên. "Raya and the Last Dragon" kể về vùng đất Kumandra mà con người và rồng từng chung sống thanh bình, những con rồng chiến đấu để bảo vệ họ trước sự xuất hiện của những quái vật ác độc Druun. Năm trăm năm sau, những con quái vật này lại xuất hiện và nàng công chúa Raya, người chịu trách nhiệm cứu Kumandra là đi tìm con rồng cuối cùng để chống lại Druun. Nhưng thử thách cho Raya không chỉ tìm được rồng mà là những chia rẽ, nghi kỵ giữa những bộ lạc, giữa con người với nhau. Điều Raya đi tìm là niềm tin và sự hàn gắn, hợp đoàn giữa con người để chống lại quái vật, sự dữ.

Bộ phim đã quy tụ đông đảo nam nữ tài tử gốc Châu Á thủ diễn, tức lồng giọng cho các nhân vật trong phim. Việc lồng giọng không đơn giản như chỉ đọc theo kịch bản phim mà đòi hỏi các tài tử phải bộc tả vai trò, chân dung nhân vật, cũng như thể hiện ý định và thông điệp của đạo diễn lẫn những nhà làm phim. Kelly Trần cho biết cô đã tìm đọc lại lịch sử cùng hoàn cảnh gia đình mình khi làm phim. Kelly thú nhận cô đã mất ngủ, đã cảm thấy trách nhiệm đè nặng khi nhập vai chính cho bộ phim này.

Bộ phim đã được Adele Lim, một nhà biên kịch gốc Malaysia từng tham gia viết phim Crazy Rich Asians rất thành công viết chung với nhà viết kịch bản phim gốc Việt là Quí Nguyễn. Sinh năm 1976 tại Arkansas, Quí Nguyễn là một nhà biên kịch đã có nhiều kịch bản trên sân khấu kịch nghệ, truyền hình và trong điện ảnh, hiện viết kịch bản phim cho Disney. Trong một cuộc phỏng vấn, Quí Nguyễn bảo rằng anh không muốn đưa những câu sáo ngữ vào trong phim bởi sự hàn gắn với đối thủ là điều khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng.

Các nhà biên kịch cho biết rằng, là những nhà viết phim và dàn tài tử gốc Á, những tiểu tiết trong văn hóa, ứng xử Á Đông đã được lồng vào trong phim. Nó không dễ nhận biết cho các sắc dân khác nhưng khá quen thuộc với người Á Đông, nhằm tạo sự thông hiểu và cầu nối giữa những nền văn hóa.

Bộ phim ra đời trùng hợp vào thời điểm mà nước Mỹ dường như cũng đang đối diện với vấn đề này. Hoặc đó cũng có thể là thông điệp mà Disney muốn gởi qua bộ phim: nước Mỹ hay thế giới nói chung cần sự tin cậy và đoàn kết với nhau để chống lại đại dịch đang sát hại hàng triệu người trên khắp địa cầu.

Bộ phim cũng tái khẳng định và cổ vũ cho vai trò nữ giới trong xã hội tân thời khi sự lãnh đạo của phụ nữ được ghi nhận đang gia tăng tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Mặt khác, khi làn sóng tấn công vào người gốc Á đang tăng cao, bộ phim cũng cổ vũ cho sự thông hiểu và chấp nhận những khác biệt, nhìn nhận người khác bằng chính con người họ thay vì bất cứ điều gì khác.
Con đường để Kelly Marie Trần trở thành một "công chúa" Disney không phải là con đường bằng phẳng. Nó tựa như những câu chuyện khác nhau của thế hệ gốc Á tiếp nối mà một số người chỉ nhìn thấy những thành công bề ngoài nhưng không trải qua hay thấu cảm những thử thách nội tại, sự tranh đấu để đi tìm bản thể trong hành trình của các thế hệ sau mình phải đối diện thế nào.

Nhưng bất kể những sự loại trừ hay chối bỏ vẫn hiện diện đó đây, một lớp tài tử gốc Á hay Việt Nam nói riêng đang từng bước tự tin đi vào Hollywood. Tựa như những thế hệ trẻ gốc Á hay gốc Việt nói riêng vẫn tiến bước, gióng lên tiếng nói tự tin và mạnh mẽ của mình.

Giáo sư Nguyễn Quốc Trị và hành trình 'minh oan' cho Phụ chánh Nguyễn Văn Tường

 

Viết về đời Phụ chánh Nguyễn Văn Tường - đại quan dưới triều Tự Đức và ba triều vua kế tiếp vào khoảng hậu bán thế kỷ 19, cũng chính là soi lại lịch sử của một triều đại. 
Năm 2002, giáo sư Nguyễn Quốc Trị bắt đầu đi Thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congress) tìm tài liệu về quan Phụ chánh Nguyễn Văn Tường. Đến tháng 7.2013, bộ sách Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn được in lần đầu ở Mỹ, sau đó được tái bản vào năm 2016; ấn phẩm của Khai Tâm và NXB Tổng hợp TP.HCM mới đây là lần in thứ 3, lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam. Cuốn sách vừa nhận giải thưởng Sách hay lần thứ 10 ở hạng mục Sách phát hiện mới.
Dù tuổi cao, sức yếu nhưng giáo sư Nguyễn Quốc Trị (sinh năm 1929) đã dày công sưu tra tài liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau, ở các địa điểm khác nhau, thực sự khiến chúng ta nể phục về sức làm việc phi thường cùng khả năng tổng hợp tài liệu của ông.
Công việc của tác giả, qua bộ sách Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn, là nhằm "minh oan" cho ông cố của mình - Phụ chánh Nguyễn Văn Tường và cả giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn.
Sử phổ thông đã mô tả Nguyễn Văn Tường là một người có tài trí, nhưng tham lam, tàn nhẫn, gian trá và là một ông quan theo Pháp phản vua hại nước… Quan điểm này có từ thời Pháp thuộc và còn kéo dài đến ngày nay.
Tác giả - giáo sư Nguyễn Quốc Trị cho rằng, muốn hiểu rõ hành trạng của một nhân vật lịch sử như Phụ chánh Nguyễn Văn Tường, cũng như các vua quan nhà Nguyễn cùng thời với ông, thì cần gọt bỏ những gì đã ăn sâu vào tiềm thức của ba, bốn thế hệ người Việt về lịch sử trong giai đoạn đó và bắt đầu nghiên cứu lại tất cả, dựa phần lớn vào những tư liệu gốc, như các dụ, sắc, chỉ, tấu sớ, biểu của vua quan, thư từ, sắc lệnh, nghị định của các viên chức Pháp cùng các tài liệu đầu tay viết dựa theo các tài liệu gốc đó, như các bộ chính sử của nhà Nguyễn: Thực lục, Liệt truyện
Giáo sư Nguyễn Quốc Trị và hành trình 'minh oan' cho Phụ chánh Nguyễn Văn Tường - ảnh 2

Phan Thanh Giản cũng là nhân vật được đề cập trong cuốn sách của giáo sư Nguyễn Quốc Trị

ẢNH: TƯ LIỆU



Áp dụng phương pháp khảo cứu đó, bộ sách này tìm hiểu những gì Phụ chánh Nguyễn Văn Tường đã làm trong suốt cuộc đời hoạn lộ của mình, nhất là việc phò vua lãnh đạo công cuộc chống Pháp xâm lăng, đồng thời bao trùm luôn nhiều chuyện khác liên quan đến giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn. 
Có thể thấy, tác giả - giáo sư Nguyễn Quốc Trị đã dày công tìm ra được nhiều sử liệu mới có giá trị, cung cấp thêm những góc nhìn mới, kiến giải mới về một triều đại kéo dài cả trăm năm trong lịch sử Viêt Nam. Ngoài ra, ở cuối quyển hai có in kèm hơn 200 trang phụ bản (bản chụp thư mật, phúc trình, bản chữ Pháp và bản chữ Hán của Hiệp ước Giáp Tuất) rất có giá trị nghiên cứu.
Giáo sư Nguyễn Quốc Trị và hành trình 'minh oan' cho Phụ chánh Nguyễn Văn Tường - ảnh 3

Phụ chánh Nguyễn Văn Tường với cuộc đời đầy chìm nổi

ẢNH: TƯ LIỆU

Nói về cuốn Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn, nhà nghiên cứu Cao Huy Thuần - nguyên giáo sư Đại học Picardie (Pháp), nhận xét: “Để soi sáng vấn đề trong cuộc đời chính trị của Nguyễn Văn Tường, tác giả Nguyễn Quốc Trị phải soi sáng cả một triều đại, cả một giai đoạn lịch sử và làm việc này một cách chi li, thấu đáo”.
Và bộ sách lịch sử đồ sộ 1.930 trang này đã được Khai Tâm và NXB Tổng hợp TP.HCM mạnh dạn ấn hành để độc giả có thể  nhìn nhận lại những “nghi án” trong lịch sử về quan Phụ chánh Nguyễn Văn Tường cũng như tìm hiểu một giai đoạn lịch sử quan trọng của nước nhà.

Bầu cử Việt Nam những năm 2000: Vài lời với sự “ngây thơ” của một học giả người Anh- Tác giả Võ văn Quan

 

Phân tích và bình luận về quá trình bầu cử Việt Nam 2021 là việc làm rất cần thiết, nhưng đôi khi nhìn về quá khứ và hiểu thêm về những kỳ vọng của “người xưa” cũng thú vị không kém.

Các sử gia thường lục lại tư liệu cũ để xem cách mà những người sống trong những năm 1900 tưởng tượng về thế giới những năm 2000. Tương tự như vậy, bài viết này mời bạn cùng nhìn lại cách mà các nhà quan sát tưởng tượng, kỳ vọng, mơ mộng hay dự đoán về tương lai của bầu cử ở Việt Nam. Bằng cách đó, ta có thể đánh giá xem điều gì đúng, điều gì sai, điều gì trở thành vọng tưởng và điều gì trở thành hiện thực.

Nghiên cứu “Party Control: Electoral Campaigning in Vietnam in the Run-up to the May 2002 National Assembly Elections” của Martin Gainsborough (Đại học Bristol, Anh) có thể giúp ta làm việc đó. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Pacific Affairs năm 2005.

Trước tiên, người viết muốn phân minh rằng chữ “ngây thơ” ở tiêu đề không nhằm tấn công cá nhân Tiến sĩ Martin Gainsborough.

Gainsborough là một trong những chuyên gia người Anh hiếm hoi chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam và Đông Nam Á. Ông hiện làm việc cho Đại học Bristol, một trong những đại học hàng đầu Vương quốc Anh, và là giám đốc dự án Bristol – Mekong. Bạn có thể dùng nhiều tính từ để mô tả kiến thức của Gainsborough về Việt Nam, nhưng trong đó chắc chắn không có “ngây thơ”.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia nước ngoài đều có một sự tự tin khó hiểu về chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong trường hợp của Gainsborough khi viết nghiên cứu này cách đây hơn 15 năm, có lẽ sự tự tin đó đã dẫn ông đến sai lầm. Những sai lầm đó, theo người viết, quả là ngây thơ.

***

Năm 2002: Bầu cử “rất bản chất”?   

Theo mô tả của Gainsborough trong phần mở đầu, Việt Nam những năm 2002 được xem là một quốc gia “thị trường ngách” (niche market), quá khó để phân loại vào đâu. Cùng với Campuchia, Lào và Myanmar, Việt Nam thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu kinh tế – chính trị.

Bầu cử lại càng không phải là một chủ đề thiết yếu. Tác giả cho rằng các nhà quan sát quốc tế tập trung quá nhiều vào đại hội đảng (national congress – để biết thêm từ vựng về đảng cộng sản, mời bạn đọc tham khảo tại đây), nhưng lại bỏ qua bầu cử Quốc hội. Giả thuyết nghiên cứu (hypothesis) của Gainsborough là khá rõ: Bầu cử Quốc hội không nhất thiết phải cố định theo ý muốn của Đảng Cộng sản.

Không chỉ vậy, nền tảng lý luận của ông còn rõ ràng hơn. Ông cho rằng “dân chủ độc đảng” (one-party democracy) là hàng thật, hàng xịn, và cần được đối xử một cách công bằng hơn. Tác giả từ đó chứng minh nhận định này bằng cách phân tích bản chất giao tiếp giữa nhà nước – cử tri và ứng cử viên – cử tri (voters communication).

Luận điểm đầu tiên là không thể lấy giao tiếp giữa cử tri và các ứng cử viên trong nền chính trị châu Âu để làm tiêu chuẩn cho các giao tiếp tương tự ở Việt Nam. Hiển nhiên là phương thức giao tiếp của các nền chính trị châu Âu thì phù hợp với các lý thuyết dân chủ cấp tiến đấy, song các lý thuyết này không hẳn là luôn luôn tốt hơn những gì Đảng Cộng sản Việt Nam theo đuổi.

Đó là một bình luận có phần dũng cảm. Vậy Gainsborough có những luận cứ gì?

Tác giả tập trung vào báo chí địa phương của bốn tỉnh, thành – hai đại diện ở phía Bắc là Hải Phòng và Lào Cai, hai đại diện ở phía Nam là Cần Thơ và Tây Ninh.

Ông lý giải, Hải Phòng và Cần Thơ là hai thành phố chính yếu trong khu vực, có mức sống cao và cư dân thị thành ít nhiều đã tiếp xúc với tư tưởng chính trị phương Tây. Còn Lào Cai và Tây Ninh thì đều là những tỉnh nghèo còn nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, Lào Cai và Tây Ninh là hai tỉnh biên giới lần lượt giáp Trung Quốc và Campuchia, hiếm khi va chạm với các luồng tư tưởng phương Tây. Nhờ vậy, mẫu nghiên cứu sẽ bao quát hết được Việt Nam với kinh nghiệm phát triển rất khác nhau.

Gainsborough chia bầu cử Việt Nam thành ba thành tố chính để tìm hiểu:

Thứ nhất là quá trình lựa chọn ứng cử viên. Các ứng viên được chia làm hai nhóm chính là những người được trung ương giới thiệu và những người phải thông qua hội nghị hiệp thương.

Thứ hai là công tác tuyên truyền. Tác giả cho rằng không chỉ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy mới tham gia vào công tác tuyên truyền này, mà còn có nhiều cơ quan tổ chức khác như Sở Văn hóa Thông tin, hội đồng bầu cử địa phương và các hội đoàn khác.

Thứ ba là các buổi gặp mặt giữa ứng cử viên và cử tri. Những buổi gặp mặt này sẽ diễn ra sau khi danh sách ứng cử viên đã được chốt.

Đến đây, chúng ta bắt đầu nghe những lời có cánh của Gainsborough dành cho quá trình bầu cử Việt Nam.

Trước tiên, ông nói về công tác tuyên truyền. Gainsborough nhấn mạnh rằng chính quyền Việt Nam dành rất nhiều thời gian và rất nhiều phương tiện để đưa thông tin đến người dân, và theo ông, đó toàn là thông tin thật và có giá trị cả (factual information – ý nói việc đưa thông tin không nhằm quảng bá cho đảng viên hay Đảng Cộng sản Việt Nam).

Một tỉnh nghèo như Tây Ninh cũng dành đến 30 – 60 phút mỗi ngày để phát loa phóng thanh hay phát sóng truyền hình về việc chuẩn bị bầu cử, quy trình, phương pháp hay thời gian bầu cử.

Theo ông, những thông tin này chỉ mang tính hướng dẫn cử tri, như phải làm gì nếu không thấy tên mình trên danh sách, hoặc số lượng người tham gia cần thiết để một buổi gặp mặt cử tri được pháp luật công nhận. Tác giả cũng khen ngợi trang mạng baucuquochoi.gov.vn vừa được ra mắt lúc đó (trang này không còn tồn tại).

Gainsborough xem xét các bài báo được phát hành cùng thời điểm và rất ấn tượng. Ông cho rằng nhà nước Việt Nam đã nhấn mạnh được vai trò của Quốc hội là một cơ quan đại diện nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Từ đó, thay vì tập trung vào sự đối lập giữa các ứng viên (candidacy rivalry), nhà nước Việt Nam tập trung vào việc phổ biến mối quan hệ thắm thiết giữa nhà nước và nhân dân thông qua Quốc hội.

Tình trạng giao tiếp cử tri – ứng cử viên cũng được Gainsborough bảo vệ.

Các buổi gặp mặt cử tri do Mặt trận Tổ quốc tổ chức, thường kéo dài khoảng từ hai đến ba tiếng. Trong đó, các ứng cử viên lần lượt được giới thiệu và có 15 phút trình bày chương trình hành động của mình. Sau đó, họ sẽ trực tiếp trao đổi với cử tri.

Tác giả ghi nhận, dù không có nhiều trao đổi kiểu chất vấn, những cuộc gặp này đều có động chạm đến các vấn đề “cốt lõi” như giáo dục, học phí, tình trạng nghiện ngập và vấn đề mại dâm…

Chẳng hạn, một ứng cử viên ở Hải Phòng kêu gọi bầu chọn cho mình vì ông này là một nhà khoa học, và ông sẽ đóng vai trò cầu nối phát triển giữa cộng đồng và các chính sách khoa học công nghệ.

Một ứng cử viên ở Tây Ninh thì nói rằng nếu được bầu, ông sẽ giúp giải quyết tình trạng nhiều nông dân của tỉnh này không thể vay vốn từ các ngân hàng chính sách hoặc Ngân hàng Phát triển Nông thôn vì các lo ngại về giấy tờ đất.

Hay bà Nguyễn Thị Hằng, tại thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và thuộc khu vực bầu cử Hải Phòng, dùng kinh nghiệm quản lý của mình để lập chương trình hành động liên quan đến các vấn đề cải cách tiền lương, lao động và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp.

Không chỉ ghi nhận các lời hứa khi vận động tranh cử của các ứng viên, Gainsborough còn cho rằng không thể đánh giá hệ thống bầu cử Việt Nam thông qua khả năng thực thi các lời hứa này, vì chính trị gia thất hứa với cử tri thì xứ nào cũng có.

Khi cân nhắc số liệu kết quả bầu cử, bản thân tác giả thừa nhận rằng tất cả các vị trí do trung ương giới thiệu đều trúng cử, tất cả các ứng cử viên thuộc nhóm quân đội hay công an cũng đều trúng cử.

Trong khi đó, hầu hết những ứng cử viên tự ứng cử thuộc nhóm giáo viên, chức sắc tôn giáo của Hội thánh Cao Đài Tây Ninh, hay một vài thương nhân… đều không được chọn vào Quốc hội, dù họ đã qua được vòng hiệp thương.

Với những thông tin như vậy, bằng cách thần kỳ nào đó, Tiến sĩ Gainsborough cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam có rất ít ảnh hưởng đến quá trình bầu cử. Phương tiện truyền thông khi đưa thông tin về ứng cử viên đều rất… công bằng, không thiên vị.

Trải lòng với Gainsborough

Sau khi đọc xong nghiên cứu, người viết không biết vị Reader (từ chỉ một nhà nghiên cứu danh tiếng với học hàm tương đương phó giáo sư) đến từ Bristol có còn theo dõi các cuộc bầu cử Quốc hội gần đây, và những hiện thực hài hước xảy ra sau các cuộc bầu cử đó hay không. Từ năm 2005 đến nay, Gainsborough không có nghiên cứu nào cụ thể hơn về bầu cử Quốc hội Việt Nam. Liệu ông có thay đổi tâm ý vì đã nhận thấy cái sai của mình? Hay ông vẫn giữ các quan điểm mình đưa ra trong bài viết hơn 15 năm tuổi này.

Người viết đặt ra những câu hỏi trên vì hệ thống pháp luật và nguyên tắc vận hành của hệ thống bầu cử Việt Nam gần như không có thay đổi gì lớn suốt 20 năm qua. Vẫn ứng cử viên từ trung ương, vẫn hiệp thương, vẫn mặt trận…

Nếu ông cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam tôn trọng và không có ảnh hưởng gì nhiều đến kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Quốc hội, ông nên đọc bài viết về trường hợp của Đỗ Văn Đương. Một cựu quan chức tư pháp vì phát ngôn hàm hồ mà trượt Quốc hội, song vẫn nghiễm nhiên chiếm ghế phó ban Dân nguyện của chính Quốc hội, theo nguyện vọng của Đảng Cộng sản.

Nếu ông cho rằng sự đa dạng của các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội làm nên sự “công bằng” của cuộc bầu cử, ông nên xem ngân sách nhà nước chi ra cho các cơ quan, tổ chức, vốn đều nằm dưới “dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, khi tham gia vào quá trình bầu cử là bao nhiêu.

Nếu ông cho rằng việc truyền thông trong bầu cử là vô cùng “chí công vô tư”, ông nên xem tỉ lệ danh sách bầu cử có bao nhiêu phần trăm là từ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt xuống, bao nhiêu phần trăm là người địa phương, và bao nhiêu người địa phương là hoàn toàn độc lập.

Nếu ông cho rằng các buổi gặp mặt cử tri là “thiết thực” và “thẳng thắn”,  ông nên tìm cách gặp mặt vài cử tri độc lập thật sự để nghe về việc họ đã bị đấu tố và trù dập trong các buổi hiệp thương ra sao.

Sau bấy nhiêu chữ nếu đó, nếu tác giả vẫn còn giữ những quan điểm của mình trong nghiên cứu này, thì chữ “ngây thơ” đầu bài thật không sai vào đâu được.

 

Gia Định Xưa

 

Đất xưa, dù không quá cổ kính nhưng cũng đủ thấm đậm những chuyện huyền hoặc của thời Tả quân cai trị, thời xe ngựa lóc cóc đưa người sành điệu lên Bà Chiểu ăn cơm và nghe hát đờn ca tài tử ở quán Đức Thành Hưng hồi thập niên 1940.

    Khi dì Út tôi về làm dâu ở làng Bình Hòa, bà ngoại tôi dặn: “Bình Hòa là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định, con người đàng hoàng lịch sự, con phải nhớ luôn giữ lễ nghĩa”. 

    Hơn sáu mươi năm qua, dì tôi vẫn còn sống ở đó nhưng cái tên Gia Định không còn là địa danh chính thức và cái tên Bình Hòa chỉ còn trong trí nhớ của người cố cựu ở đây. 

    Dì tôi bảo bây giờ lên taxi nói: “Về ngã tư Bình Hòa”, không phải tài xế nào cũng biết. Đó là nơi giao nhau giữa hai đường Nơ Trang Long (trước 1975 là Nguyễn Văn Học) - Lê Quang Định ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. Thời xưa, người ta còn gọi ngã tư Bình Hòa là ngã tư thầy Sóc (gọi trại tên ông Nguyễn Văn Sách, làm chức thị lang thời Tự Đức, khi Pháp chiếm Nam kỳ ông không ra làm việc cho Tây, ở nhà mở phòng khám Đông y lấy tên Thảo Xuân Đường). Thầy Sóc là người nhà của ông bang biện Chỏi, một người có uy tín ở làng Bình Hòa xưa. 

    Quanh ngã tư Bình Hòa vẫn còn ba quán ăn lâu năm là quán cơm tấm bao tử Đông Hoa Xuân, quán mì Minh Sanh trên đường Nơ Trang Long và quán hủ tíu Đạt Phong trên đường Phan Văn Trị. Cả ba quán còn giữ được vị ngon không khác lắm so với năm, sáu chục năm trước. Mấy ông Việt kiều gốc Gia Định mỗi lần về chơi đều rủ nhau ra ăn đủ ba quán để nhớ lại thời tuổi trẻ của mình. Họ nhắc đến trường Vẽ Gia Định, trường Nữ công Gia Định. Họ tự hào vì Bình Hòa là quê của bà Lê Thị Ngọc, chủ chuỗi nhà hàng Đức Thành Hưng tới 9 cái cạnh tranh ngon lành với hệ thống tiệm nước của người Hoa từ thập niên 1930. Bình Hòa cũng là quê họa sĩ Nguyễn Văn Minh, người thực hiện bức sơn mài cực lớn Bình Ngô đại cáo trong Dinh Độc Lập. Còn là quê của hai họa sĩ tranh lụa nổi tiếng Tố Oanh, Tố Phượng. Cụ Vương Hồng Sển cũng chọn vùng đất này làm quê hương. 

    Thập niên 1940, ngã tư Bình Hòa tuy nhỏ nhưng rất nhộn nhịp nhờ có ga xe điện. Chung quanh ga có nhiều tiệm nước bán bánh bao, bán cà phê, xíu mại. Ngoài ra còn có tiệm hớt tóc, tiệm may, tiệm sửa xe đạp... và nhiều hàng rong. Buổi sáng có xe ngựa chở hàng bông, chở cá từ miệt Bà Điểm - Hóc Môn, Gò Vấp xuống chợ Bà Chiểu bỏ mối.

    Dì Út đang sống ở hẻm Ba Cây Sao số 104 Nơ Trang Long (lúc đó đường có tên route Federale numero 1- đường Liên bang số 1) kể cho đến năm 1961, khi dì về làm dâu nhà ông Tư Trường (là con ông bang biện Chỏi), còn thấy dấu vết đường xe điện chôn dưới đất ngay ngã tư này. Chung quanh còn nhiều cây me, cây thị xanh um. Ngay góc ngã tư có cái bót cảnh sát (nhà ga xe điện cũ).

    Ba chồng dì Út, ông Tư Trường, sinh tiền được người dân quanh ngã tư Bình Hòa quý mến, thỉnh thoảng vẫn được nhắc trong những ngày giỗ chạp. Nhà khá giả, mỗi ngày ông tự lái chiếc xe hơi hiệu Traction đen to đùng đi làm ở Tòa Hành chánh tỉnh Gia Định - dân quanh vùng quen gọi là Tòa Bố. Ông là thư ký Ty Hành chánh, là thành viên của Ủy ban Vệ sinh tỉnh lo việc cấp giấy phép kinh doanh trong tỉnh Gia Định. Dân làm ăn buôn bán đều cậy nhờ ông khi cần mở tiệm, mở cơ sở buôn bán. 

    Tuy có quyền thế nhưng tính ông hào sảng, chỉ ham săn bắn. Năm nào cũng vậy, đến Tết là có người từng được ông giúp đỡ tìm đến để biếu quà. Hôm nào có ở nhà, ông ra đứng trước cửa, mắng sa sả: “Tui đã nói là tui không lấy!” rồi bắt mang về. Có người đợi ông ra sau nhà thì đem bỏ đại vô con hẻm sát vách. Nói cho cùng, đây là những món quà Tết thông thường như lạp xưởng, vịt lạp, gà vịt sống, bánh pía, trà… chứ không phải cao lương mỹ vị gì, nhưng tính ông Trường là vậy. 

    Cũng có người mang đến khi ông đi vắng, một trong hai bà vợ của ông thương tình nhận giúp là thế nào cũng bị ông la tắt bếp. Đến tuổi gần sáu mươi, ông Tư Trường đổi chiếc Traction lấy chiếc xe Jeep để đi săn cùng bạn. Nhóm săn của ông, đa số làm nhà nước, có người sống trong ngôi biệt thự cổ họ Lê số 237 Nơ Trang Long (đã bị đập hoàn toàn năm 2018), vác súng đi săn miệt An Lộc, Bình Long, Sông Bé… Thỉnh thoảng hàng xóm lại thấy chiếc Jeep phủ đầy bụi đỏ của ông trở về, lấp ló đôi chân thú săn được. Về nhà, vợ con ông đem xả thịt, cho hàng xóm một mớ, mớ còn lại xào lăn, cuốn lá lốt, nấu súp cho cả nhà ăn hay xẻ khô để ông nhậu với bạn. Tuy vậy, phụ nữ trong nhà có mấy lần khuyên ông đừng đi săn nữa vì “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, nhưng ông mê quá không bỏ được. 

    Bình Hòa là chốn êm đềm nhưng nằm trên con đường lưu thông quan trọng từ Bắc xuống Nam tỉnh Gia Định nên có khi đứng giữa các cuộc giao tranh trước 1975. Tết Mậu Thân năm 1968, dì Út từ Phú Nhuận ẵm con gái về chơi nhà ba má chồng thì xảy ra chiến sự, có lệnh giới nghiêm. Mấy người dân chạy từ cầu Băng Ky xuống tới đó sợ quá ùa vô nhà, xin chui xuống gầm hai bộ ván gõ để tránh đạn lạc. Mấy đứa nhỏ trong nhà cũng chui xuống ván, chỉ có ba chồng dì tỉnh bơ đi lại trong nhà. Ông quát mấy đứa nhỏ, chui vô gầm ván mà còn để… mông ló ra ngoài. 

    Khi tiếng súng im, dì Út ra ngoài ngồi bên cái bàn chỗ cửa thông ra sân sau, dỗ cho con ăn, vừa lo cho mấy đứa con đang ở nhà, thì một viên đạn từ trên trời rớt xuống ngay trước mặt dì, chỉ cách một tấc. Dì quyết định về nhà. Cô em chồng dùng xe Honda chở hai mẹ con chạy luồn trong các con hẻm, từ Bình Hòa qua xóm Gà, về ngã tư Phú Nhuận rồi liều băng qua đường Võ Di Nguy vắng ngắt để vô hẻm nhà dì trên đường Nguyễn Minh Chiếu. Xong cô em vội vã quay xe, lại luồn mấy hẻm về nhà. May mà không ai bị gì.

    Năm 1972, khi thằng Tý, cháu nội mới sinh vài tuần, ông Tư Trường bảo: “Tui đi săn kiếm con nai ăn đầy tháng thằng Tý!”. Rủ hai người con không ai chịu đi, ông và mấy người bạn leo lên xe Jeep lên đường và cả xe mất tích luôn đến giờ. 

    Khu ngã tư Bình Hòa đến nay vẫn còn mấy căn nhà cổ. Nhà ông Sang, chuẩn tướng không quân thời trước nằm ngay mặt tiền đường Nơ Trang Long, ló ra trên hàng rào xi măng là mái ngói rêu phong, nghe nói bên trong cũng đã hư hao nhiều. Nhà ông Tư Trường nhờ xây lại tường, tu sửa thường xuyên nên còn vững chắc, vẫn còn dãy nhà ngang phía sau nhưng sân đã thu hẹp vì cất thêm nhà ở cho con cháu trong họ.

    Nhà ông Mười Hai sâu trong hẻm Ba Cây Sao, có một cổng ngó ra nghĩa trang gia đình họ Nguyễn còn nguyên trong khu vườn đầy tiếng chim và tiếng gà rúc (ông Vương Hồng Sển viết trong sách là có lần đi ngang nghĩa trang này, có thấy trồng một loại bông vàng mà ông tưởng là bông điên điển). Còn nhà bà Năm Hồ vẫn giữ được cái sân rộng, ngôi nhà gỗ ba gian bên trái vẫn còn và phía bên phải là ngôi nhà mới xây khang trang. Cái sân nhà này khá đẹp, không có gì thay đổi sau hơn nửa thế kỷ tồn tại.  

    Ngã tư Bình Hòa đi về hướng Thủ Đức khoảng hơn trăm mét sẽ tới ngã năm Bình Hòa. Trong cuốn Văn thi sĩ tiền chiến, nhà văn Nguyễn Vỹ kể sau khi di cư vào Nam năm 1954, nhà viết kịch Vi Huyền Đắc cùng gia đình sống trong căn nhà tĩnh mịch, giữa một cảnh trí nên thơ ở ngã năm Bình Hòa mà ông đặt tên là Hoàng Mai Hiên. Nhà chỉ hai vợ chồng và một u già. Ông Vi Huyền Đắc dịch truyện Tàu cho vài tờ báo, vợ làm cô giáo đi dạy ở trường tiểu học Đa Kao. Họ bỏ lại ngôi biệt thự ở bến Hạ Lý ngoài Hải Phòng để sống đơn sơ như vậy. Ngã năm Bình Hòa là nơi có năm trục lộ đi ra nhiều ngã, trong đó có quốc lộ số 1 đi đến các tỉnh miền Đông và miền Trung. Ngôi nhà họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh nằm trong hẻm nhỏ gần đó, khiêm tốn như gia chủ, người từng được giải thưởng hội họa quốc gia năm 1972 với bức tranh Khởi nghĩa. 

    Vài người quanh khu Bình Hòa còn nhắc lại chuyện đánh Pháp trong khu Đồng Ông Cộ gần đó; câu chuyện huyền hoặc về hồn ma cô Ba Trâm, một thiếu nữ chết oan ức sau trường Vẽ Gia Định thập niên 1920, thỉnh thoảng xõa tóc đứng xin quá giang xe ngựa rồi trả tiền giấy sau biến thành lá tre; chuyện học trò trường Vẽ bãi khóa thập niên 1930 vì bất đồng với cô giáo Lê Thị Lựu.... 

    Đất xưa, dù không quá cổ kính nhưng cũng đủ thấm đậm những chuyện huyền hoặc của thời Tả quân cai trị, thời xe ngựa lóc cóc đưa người sành điệu lên Bà Chiểu ăn cơm và nghe hát đờn ca tài tử ở quán Đức Thành Hưng hồi thập niên 1940. 

    Với tôi, ngã tư Bình Hòa là một vùng đất sang trọng, với khá nhiều nhà xưa từ thập niên 1930 nằm giữa vườn cây xanh um, vẫn giữ được chất Gia Định xưa mà người ở lâu nơi này mới đủ tinh tế nhận ra trong giọng nói, hương vị tô mì hoành thánh và mấy món ăn quen thuộc Nam bộ trong mâm cơm cúng ngày giỗ Tết. 

    Phỏng vấn Ts Lê Hồng Hiệp





     

    How do Vietnam and the broader Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) navigate the pressure to choose sides in the U.S.-China rivalry? What are the main challenges for Vietnam’s national security and economy as it seeks rapid growth and development? For a perspective on these matters, Jongsoo Lee interviewed Le Hong Hiep, fellow in the Vietnam Studies Program and the Regional Strategic and Political Studies Program at the ISEAS-Yusof Ishak Institute, Singapore. How would you assess the prospects for ASEAN becoming more like the European Union in developing a common foreign policy? In what areas do ASEAN member states want to achieve deeper integration? ASEAN member states have little appetite for turning ASEAN into a supra-national body like the EU due to their obsession with national sovereignty. Brexit further reinforces their conviction. Therefore, even as ASEAN integration accelerates with the establishment of the ASEAN Community in 2015, there are limits to how far ASEAN can go in this regard. So far, economic integration remains its priority, while political and security integration, including the development of a common foreign policy, remains an elusive process. The common goal is to utilize ASEAN-led mechanisms to maintain regional peace and stability, as well as ASEAN Centrality. We should be realistic here because even efforts to forge an intra-ASEAN consensus on certain regional political and security issues have proven futile. However, it’s true that if ASEAN really wants to play a bigger and more substantive role in regional security affairs, having a common foreign policy will be essential for the grouping. Many nations face a dilemma as they are caught in the rivalry between the United States and China and come under pressure to choose sides. Is there a consensus within ASEAN on how ASEAN as a whole should relate to the United States and China? Or do individual ASEAN member states pursue their own interests and policies? ASEAN and individual member states would not want to choose sides. There is generally a consensus that ASEAN and its members should maintain a neutral stance so that they can benefit from their relationships with both great powers. However, if the U.S.-China rivalry intensifies to the point that they will force regional countries to choose sides, individual countries will have to do whatever is relevant to protect their national interests. However, my view is that, as U.S.- China competition is more about strategic rather than ideological interests, they will not try — at least in the next 10 to 20 years — to force regional countries to align themselves with rigid blocs like in the Cold War. 2 How does Vietnam pursue its interests as it finds itself caught in the China-U.S. rivalry? As Hanoi pursues a strategic partnership with the U.S., what can it do to reassure Beijing that it is not leaning unacceptably close to Washington? Like its ASEAN peers, Vietnam also wants to maintain a balance between the two powers. However, due to China’s aggression in the South China Sea, Vietnam has been trying to strengthen strategic ties with the U.S. and other major powers to balance against China’s pressures. But Vietnam has been prudent, only doing so slowly and quietly. China may not feel comfortable if Vietnam pursues stronger security ties with the U.S. and its allies, but it is China’s aggressive behaviors in the South China Sea that have pushed Vietnam into this course of action. China should adjust its approach or risk pushing Vietnam and other regional countries further toward the United States. To counter China in the South China Sea, which nations other than the U.S. can be helpful to Vietnam? Vietnam is diversifying its strategic relations and trying not to rely on any single partner to counter China in the South China Sea. By 2020, Vietnam had established three comprehensive strategic partnerships, 14 strategic partnerships, and 13 comprehensive partnerships with different countries, many of whom have strong interests in the South China Sea. All of them are important to Vietnam’s South China Sea policy in different ways. However, in terms of maritime capacity building and pushing back against China’s aggression in the South China Sea, Japan, India, Australia, the U.K., France and Germany, among others, appear to be more important to Vietnam than other partners. Other than the South China Sea, what are the main challenges for Vietnam’s national security? What are the chief sources of tension with its neighbors? How can these tensions be resolved? The South China Sea dispute is currently the most serious national security challenge for Vietnam due to China’s increasing assertiveness there over the past 10 years. Managing the land border with China, Laos, and Cambodia used to be a significant challenge for Vietnam as well, but as these borders have been demarcated, they no longer present major problems. However, border issues with Cambodia may flare up again if there are significant political changes in Cambodia and anti-Vietnam sentiments are stoked up by certain Cambodian politicians to serve their domestic agenda. In recent years, the Mekong River is also gaining increasing prominence as a security challenge for Vietnam, especially from a non-traditional security perspective. Domestically, maintaining political stability, especially in the Northwest and the Central Highlands, is another security challenge. However, so far, the Vietnamese government has been rather successful in handling it. As Vietnam seeks rapid economic growth and development, is China’s continuing economic ascendancy a boon or a detriment to Vietnam? China’s economic rise is both a boon and a bane to Vietnam. As both countries have similar political systems, China’s economic reforms offer useful lessons for Vietnamese policymakers. Vietnam’s decision to open up the economy in 1986 was partly influenced by China’s similar decision eight years earlier. More importantly, like many other countries, Vietnam benefits from trade and investment ties with China. China is currently Vietnam’s largest trading partner, with two-way trade turnover reaching $133 billion in 2020. China is also the seventh largest foreign 3 investor in Vietnam. With China projected to maintain robust economic growth in the coming years, bilateral trade and investment ties will continue to strengthen. Such mutually beneficial economic ties tend to discourage the two sides from taking actions that may disrupt their economic exchanges. However, as China translates its growing economic power into military might, the northern giant presents an increasingly formidable security challenge for Vietnam. China’s expanding military power in the South China Sea is a primary example. Vietnam has no choice but to live with this fact, trying to maintain bilateral economic ties while standing up to China in the South China Sea when it must. Has the China-U.S. rivalry led foreign firms to relocate their operations from China to Vietnam for supply chain diversification? In what ways has this rivalry been a gain to Vietnam’s economy? Many investors have been diversifying their manufacturing base away from China for some time, and the intensified U.S.-China rivalry only accelerated this trend. Vietnam stands to benefit from this trend as many investors have decided to relocate part of the operations to Vietnam due to certain factors, such as Vietnam’s geographical proximity to China, political stability, relatively young and inexpensive work force, improving infrastructure, as well as Vietnam’s rather strong economic fundamentals and investment incentives offered by the Vietnamese government. However, Vietnam also has to compete with other countries for such investors, especially in the high-tech sector. The challenge is for Vietnam to quickly upgrade the infrastructure and the workforce to meet the increasing demands, and to deal with certain unintended consequences, such as Vietnam’s increasing dependence on foreign investment and export, and its widening trade surplus with the U.S. due to its expanded manufacturing base and export capacity. How can the U.S., EU, and others such as Japan and South Korea increase their economic ties with Vietnam in ways that can promote Vietnam’s growth and diversify its sources of capital, technology and know-how? Vietnam is one of the most open economies in Asia in terms of the trade-to-GDP ratio (around 200 percent), only behind Hong Kong and Singapore. This is partly because Vietnam has long emphasized the strategy of diversifying its economic partners. So far, it has concluded 17 free trade agreements (FTAs) and various investment pacts, including with Japan, South Korea, and the EU. The most recent one is the Vietnam-U.K. FTA signed on December 29, 2020. These important trade and investment ties have enabled Vietnam to sustain a rather strong economic performance and reduce its economic reliance on China. Although the openness may expose Vietnam to certain vulnerabilities, so far this strategy has worked well for the country. For example, Vietnam’s economy grew 2.9 percent in 2020 despite the COVID-19 pandemic partly thanks to the improved export performance and sustained investment inflows facilitated by such agreements. Vietnam recently went through a leadership transition. How would you assess the prospects for Vietnam to implement the political and socioeconomic reforms necessary for achieving its development goals? Vietnam aims to become an upper-middle-income economy by 2030 and a high-income economy by 2045. This means that the next 10 years are crucial for Vietnam. It remains to be seen how well the new leadership will implement the country’s socioeconomic development plans, but at least setting such ambitious goals means that they have no choice but to continue pursuing further economic reforms to bring their plans to fruition. Politically, certain reforms 4 may also be explored, but mainly to streamline and increase the efficiency of the political system, not to democratize it. Vietnamese leaders believe that political stability is a precondition for economic development, and they will not tolerate any developments that may destabilize the political system. Their conviction is further strengthened by recent developments in the region, such as the coup in Myanmar last month. As such, Vietnam will likely become a further liberalized economy in the coming decades, but, politically, it will remain more or less the same  

    CẢI TẠO NGƯỢC

     

    Tôi đã từng làm trong Phòng Tôn giáo của Bộ Công an. Trong Phòng ấy người ta có “đối sách” về Đức Cha mà sau này là Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ông bị chuyển đổi từ miền Nam ra với cái tội rất to là vì ông là cháu của Ngô Đình Diệm và trở về Sài Gòn làm Phó Tổng Giám mục theo ý là lót ổ để lên Tổng Giám mục. Và ông cứ thế bị chuyển ra ngoài Bắc. Trong thời gian ông ấy bị cầm cố ở Hà Nội (có nghĩa là không ở tù) tức là được giữ trong mật viện. Có một đội trông ông ta nhưng tôi là một cán bộ cũng khá lâu năm, một sĩ quan khá lâu năm nên tôi đề nghị để tôi ra học tiếng Pháp với Cha, để luyện nói trên tinh thần là luyện tiếng Pháp chứ không phải để trông Cha. Cụ thể là như thế.


    Mặc Lâm: Trong lúc tiếp xúc với Hồng Y, ông có cảm nhận ra sao về Ngài dưới cái nhìn của một sĩ quan công an và nhất là công an chống phản động như ông vừa cho biết ạ?


    - Sau khi học tiếng Pháp với Ngài thì tôi cảm nhiễm tinh thần của Đức Cha. Sau này thì tôi thôi việc, lý do là sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn tôi không còn muốn làm công an nữa vì tôi làm ở Cục chống phản động nên biết dễ phải đi đàn áp và tôi đã xin chuyển ngành nhưng không được, tôi xin thôi việc cũng không cho. Tôi vẫn cứ bỏ việc.

    Sau khi vào Sài Gòn tôi làm cho dầu khí Việt Nam. Tôi có đi một số các nhà thờ, nhà thờ trung tâm Đức Bà, nhà thờ Kỳ Đồng. Sau khi ra Hà Nội thì tôi được mặc khải trong một giấc mơ là tôi đi nhà thờ và tôi có rửa tội. Đúng đêm tôi rửa tội ở nhà thờ lớn thì Cha Ngân, bây giờ trở thành Giám mục (Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, giám mục Gp Đà Nẵng - VTCG), bảo với Cha Hùng, hiện nay đang học bên Ý hay bên Pháp gì đấy, mời tôi viết diễn giải một cái tin và tôi có viết bài “Con Đường Đức Tin Qua Cây Cầu Francisco Savie Nguyễn Văn Thuận” Bài này đã gởi qua Tòa Thánh và nằm trong hồ sơ và đã được Cha Sỹ đang ở Việt Nam xin đưa chữ ký vào những bản dịch khoảng 4, 5 thứ tiếng. Tôi hiểu là việc phong Thánh cần phải có phép lạ. Phép lạ thứ nhất là Đức tin. Phép lạ thứ hai là chữa bệnh. Phép lạ thứ ba là mồ mả phát. Tôi là một trong những phép lạ về Đức tin.

    (Nhân chuyện nhà văn Nguyễn Hoàng Đức, đọc lại tác phẩm của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức nguyên là công an, từng học tiếng Pháp với Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận (tranh trên) – Anh đã viết một chuyên luận về: “Hành trình đức tin qua cây cầu F.X Nguyễn Văn Thuận” để mô tả lại quá trình biến đổi tình cảm, tâm lý và đến với Chúa của anh. Tài liệu đó hiện đang được Bộ Phong Thánh ở Roma lưu giữ xem như một phép lạ đức tin.)

    Được Hội đồng Công Lý và Hòa Bình Tòa thánh Vatican mời qua Rôma làm chứng về Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nhân dịp lễ kết thúc điều tra phong Chân phúc cấp giáo phận. Ngày 2/7/2013 anh lên đường sang Rôma, nhưng đã bị công an ngăn chặn và thu hộ chiếu tại sân bay Nội Bài mà không có lý do rõ ràng. Sự việc này anh đã có bài tường thuật.

    Đức cố Hồng Y sống 13 năm trong ngục tù cộng sản, một số sự việc trong đời sống tù đày đã được Ngài kể lại trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’, tác phẩm được dịch ra 8 thứ tiếng, để phục vụ các tham dự viên ‘Những Ngày Giới Trẻ’ tại Paris năm 1997. Mời bạn đọc xem lại vài trích đoạn sau:

    * Có lúc Chúa dùng giáo dân để dạy tôi cầu nguyện.*

    Thời gian bị quản thúc ở Giang xá, có ông lão nhà quê, tên là ông quản Kính, từ giáo xứ Ðại Ơn lẻn vào thăm tôi. Tôi không bao giờ quên được lời ông khuyên tôi:
    - “Thưa cha, cha không hoạt động tông đồ được thì xin cha cầu nguyện cho Hội thánh; ở trong tù cha đọc một kinh hơn một nghìn kinh cha đọc lúc ở ngoài tự do!”

    * Ðức Mẹ còn sử dụng cả người cộng sản để nhắc tôi cầu nguyện.*

    Ông Hải đã từng ở tù, nằm cùng buồng với tôi để mật thám tôi, sau đã thành bạn của tôi. Trước ngày ông ta ra về, ông đã hứa với tôi:
    - Nhà tôi ở Long Hưng, chỉ cách La Vang 3km, tôi sẽ đi La Vang cầu nguyện cho anh”.

    Tôi tin lòng thành thật của anh bạn, nhưng tôi hoài nghi làm sao một người cộng sản mà đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho tôi! Sáu năm sau, đang lúc tôi ở biệt giam, tôi đã được một bức thư của ông Hải, lạ lùng thật! Lạ hơn nữa là lời lẽ của ông như sau:
    - “Anh Thuận thân mến, tôi đã hứa với anh, tôi sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ La Vang cho anh. Mỗi Chủ nhật, nếu trời không mưa, lúc nghe chuông La Vang, tôi lấy xe đạp vào trước đài Ðức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập nhà thờ rồi. Tôi cầu nguyện thế này: Thưa Ðức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho anh Thuận, nên tôi đến đây. Xin Ðức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy“.

    Tôi hết sức cảm động. Tôi đọc đi đọc lại rồi đặt thư xuống nhắm mắt lại: “Lạy Mẹ, Mẹ đã dùng anh cộng sản này để dạy con cầu nguyện; chắc Mẹ đã nhậm lời anh ấy, con mới còn sống đây!”.

    Ở trại giam Phú Khánh, một đêm tôi đau quá, thấy một người gác đi qua, tôi kêu: “Tôi đau quá, xin anh thương tình cho tôi thuốc!” Anh ta đáp: “Ở đây chẳng có thương yêu gì cả, chỉ có trách nhiệm“.
    Ðó là bầu khí chúng tôi ở trong tù.

    Lúc tôi bị biệt giam, trước tiên người ta trao cho năm người gác tôi: đêm ngày có hai anh trực. Cứ hai tuần đổi một tổ mới, để khỏi bị tôi làm nhiễm độc. Một thời gian sau không thay nữa, vì “cấp trên” nói: “Nếu cứ thay riết thì sở công an bị nhiễm độc hết!“

    Thực thế, để tránh nhiễm độc, mấy anh không nói với tôi, họ chỉ trả lời “có” hoặc “không”. Họ tránh nói chuyện với tôi. Buồn quá! Tôi muốn lịch sự vui vẻ với họ, họ vẫn lạnh lùng. Phải chăng họ ghét “cái mác phản động” nơi tôi: Tất cả áo quần đều đóng dấu hai chữ lớn “cải tạo”, kể từ ngày bước chân vào trại Vĩnh Quang ở Bắc Việt.
    Tôi phải làm thế nào?

    Một đêm đông lạnh quá, không ngủ được, tôi nghe một tiếng nhắc nhủ tôi: “Tại sao con dại thế? Con còn giàu lắm: Con mang tình thương Chúa Giêsu trong tim con. Hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu con”. Sáng hôm sau, tôi bắt đầu mến họ, yêu mến Chúa Giêsu trong họ, tươi cười với họ, trao đổi đôi ba câu nói… Tôi thuật lại những chuyến đi ra nước ngoài, cuộc sống, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tự do dân chủ ở Canada, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Pháp, Ðức, Úc, Áo, v.v…

    Những câu chuyện đó kích thích tính tò mò của họ, giục họ đặt nhiều câu hỏi. Tôi luôn luôn trả lời… Dần dần chúng tôi trở thành bạn. Họ muốn học sinh ngữ Anh, Pháp… tôi giúp họ. Từ từ mấy chiến sĩ gác tôi trở thành học trò của tôi! Bầu khí nhà giam đổi nhiều, quan hệ giữa họ với tôi tốt đẹp hơn. Thậm chí cả những ông xếp công an, thấy tôi đối xử chân thành, không những họ xin tôi giúp các chiến sĩ học hành ngoại ngữ, nhưng họ còn gửi anh khác đến học.

    Tôi sống theo lời Chúa Giêsu dạy: “Ðiều gì con làm cho một người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính mình Ta”.

    Khi nào có hai hay ba người hợp nhau vì danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ”.

    Một hôm một ông xếp hỏi tôi:

    - Ông nghĩ thế nào về tờ tuần báo “Người Công giáo”?
    - Nếu viết đúng cả nội dung cả hình thức thì có lợi; nếu ngược lại thì không thêm đoàn kết, lại còn thêm chia rẽ, bất lợi cho cả người Công giáo và cho cả nhà nước.
    - Làm thế nào cải thiện tình trạng ấy?
    - Những cán bộ phụ trách về tôn giáo phải hiểu đúng mỗi tôn giáo thì việc đối thoại, tiếp xúc các chức sắc mỗi tôn giáo cũng như các tín hữu mới có tính cách xây dựng, tích cực và tạo nên thông cảm giữa đôi bên.
    - Ông có thể giúp được không?
    - Nếu các vị muốn, tôi có thể viết một cuốn Lexicon (từ điển bỏ túi) gồm những danh từ thông dụng nhất trong tôn giáo, từ A đến Z, chừng nào các vị có giờ rảnh, tôi sẽ giải thích rõ ràng, khách quan. Hy vọng các vị có thể hiểu lịch sử, cơ cấu, sự phát triển và hoạt động của Giáo hội…

    Họ đã trao giấy mực cho tôi, tôi đã viết cuốn “lexicon” đó, bằng tiếng Pháp, Anh, Ý, Latinh, Tây Ban Nha, và Trung Quốc với phần giải thích bằng Việt ngữ. Dần dà tôi có cơ hội giải thích hoặc giải đáp thắc mắc, tôi chấp nhận làm sáng tỏ những chỉ trích về Giáo hội. “Lexicon” ấy trở thành một cuốn giáo lý thực hành. Ai cũng muốn biết viện phụ là gì, thượng phụ là gì, Công giáo khác Anh giáo, Tin Lành, Chính Thống giáo chỗ nào? Tài chánh của Tòa thánh từ đâu mà có? Có bao nhiêu tu sĩ, giáo dân làm việc trong giáo triều, huấn luyện tu sĩ, giáo sĩ thế nào? Giáo hội phục vụ nhân loại thế nào? Tại sao Giáo hội gồm có nhiều dân tộc, sống qua nhiều thời đại cũng bị bắt bớ, tiêu diệt, cũng mang nhiều khuyết điểm mà vẫn tồn tại? Ngang đây là đến biên giới của siêu nhiên, của sự quan phòng của Thiên Chúa… Cuộc đối thoại từ A đến Z giúp xóa tan một số hiểu lầm, một số thành kiến, có những lúc trở nên thú vị và hấp dẫn. Tôi tin tưởng có nhiều người cởi mở, muốn tìm hiểu và với những biến chuyển trong thời đại ta, đã có những tầm nhìn mới mẻ và xây dựng.


    Thời kỳ biệt giam ở Hà Nội, tôi được biết có 20 chiến sĩ nam nữ trẻ học tiếng Latinh với một cựu tu sĩ, để có thể đọc các tài liệu của Giáo hội. Trong số mấy anh gác tôi có hai anh trong nhóm học Latinh. Trông thấy bài vở, tôi nhận thấy họ học tốt. Một hôm, một trong hai anh ấy hỏi tôi:

    - Ông có thể dạy tôi một bài hát tiếng Latinh không?
    - Có nhiều bài hay tuyệt, nhưng biết anh thích bài nào?
    - Ông hát cho tôi nghe, tôi sẽ chọn.

    Tôi đã hát Salve Regina, Veni Creator, Ave Maris Stella… Các bạn biết anh ta chọn bài nào không? Anh ta chọn bài Veni Creator (Xin Chúa Ngôi Ba đoái thương viếng thăm…).

    Tôi đã chép trọn cả bài cho anh ta và anh ta học thuộc lòng. Mỗi sáng quãng 7 giờ, tôi nghe anh ta chạy xuống thang gỗ, ra sân tập thể dục, rồi múc nước vừa tắm vừa hát: Veni Creator Spiritus… Tôi rất cảm động, làm sao mỗi sáng trong nhà tù cộng sản lại có một cán bộ hát kinh “Veni Creator” cho mình nghe!

    Bài Thơ Xưa Và Người Học Trò Củ- Tác giả Trịnh Thị Minh

     

    Hồi tưởng về quá khứ là điều vô cùng thú vị, vì trong quá khứ đó có tuổi trẻ của mình, có quê hương, có tình yêu, có ngôi trường Gia Long cổ kính đấy ắp những kỷ niệm. Thế nhưng, trong trí nhớ hư hoại của tuổi già, kỷ niệm ngày xưa trở về chập chùng, khi rõ khi mờ, chợt có chợt không, có khi mất hút vào vùng tâm tối nào trong tiềm thức.
    Giữa bao quên lãng, tôi còn nhớ được một ít về cái năm đầu tiên tôi đặt chân lên bục giảng của trường Gia Long cách đây hơn 50 năm (Ôi! Thời Gian Qua Mau). Xin ghi lại như để tìm kiếm một chút niềm vui cuối đời.
    Tôi bắt đầu vào dạy niên khóa 1959-1960, sau khi rời trường sư phạm, còn trẻ tuổi, lạc quan, yêu nghề. Tại đây, một quãng đời dài gần 20 năm thầm lặng nhỏ nhoi làm cô giáo dạy các lớp Đệ Nhất Cấp buổi chiều, tôi bỗng thấy mình gắn bó mật thiết với các em nhỏ thơ ngây, trong lành, bụi đời chưa hề vướng gót chân. Nơi sân trường Gia Long, mỗi ngày đến đó tôi chỉ thấy chiều xuống mà không thấy nắng lên, chỉ nghe tiếng bước chân hấp tấp của học sinh tan trường sau cơn mưa chiều lê thê mà không nghe được tiếng cười khúc khích tinh nghịch của học sinh lớn buổi sáng. Ngày tháng êm đềm trôi qua, mấy dãy lầu cao vọi bao quanh như cố giữ cho cái thiên đường của những nàng tiên áo trắng được nguyên vẹn bình yên giữa bao dồn dập của thời thế. Những biến động của đất nước, bao lớp sóng phế hưng vẫn không ảnh hưởng gì đến ngôi trường Gia Long. Trường vẫn sừng sững uy nghi bảo vệ cho nền giáo dục tự do, bảo vệ cho nhiều thế hệ học sinh được anh lành trau dồi học vấn và phẩm hạnh. Từng lớp học sinh vào trường rồi ra trường, dù có địa vị ngoài xã hội hay làm người nội trợ trong gia đình đều có một giá trị riêng xứng đáng với sự giáo dục của nhà trường. Cho mãi đến một ngày, cái ngày đau thương của trường bị mất tên, cái thiên đường Gia Long mới thực sự tan biến vào dĩ vãng. Thầy trò buồn bã tứ tán. Muôn ngàn trái tim đau thắt nhớ về một thời vàng son đã qua. Kỷ niệm nào còn sót lại, còn nhớ được đều trở thành quý báu, ai ai cũng muốn níu giữ như níu giữ những vưu vật trong đời.
    Còn nhớ, ngày đầu tiên tôi nhận lớp là Đệ Lục B11, lớp học nằm phía dãy đường Đoàn Thị Điểm, có 55 học sinh nhỏ bé, vô tư hồn nhiên. Tôi dạy môn Việt Văn, vừa là giáo sư hướng dẫn hiệu đoàn nên gặp các em nhiều giờ trong tuần. Giờ học, các em ngồi khoanh tay trên bàn, đôi mắt nai tơ mở tròn, nghe mà như nuốt vào lòng lời giảng của cô giáo. Giờ ra chơi thì tung tăng đùa giỡn, có khi cột áo dài lại nhảy giây hay rượt bắt, nói cười rộn rã một góc sân. Ô! Cái khung trời Gia Long thần tiên ấy, tuổi thơ của các em mà tuổi trẻ của tôi, bây giờ nhắc lại vẫn là cái gì đẹp đẽ, êm ái, xoa dịu.
    Môn Việt Văn (lớp Đệ Thất, Đệ Lục, Đệ Ngũ) gồm có Kim Văn vả Cổ Văn. Kim Văn có hai phần văn xuôi và văn vần. Tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn thường được trích để giảng trong phần văn xuôi. Về văn vần, tôi hay soạn những bài thơ của các tác giả nổi danh thời tiền chiến như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận… với các thể thơ quen thuộc, khuôn phép, chuẩn mực, nội dung thường tả cảnh, tả tình thích hợp với trình độ học sinh. Lúc bây giờ phong trào thơ tự do đã xuất hiện nhiều trên các tạp chí văn học ở Sài Gòn.
    Một hôm, tôi bình giảng bài “Tiếng Sáo Thiên Thai” của Thế Lữ. Đây là lần đầu tiên các em được học một bài thơ mới so với các bài thơ cổ điển trong phần cổ văn. Các em ngồi im phăng phắc, mắt mở to ngời sáng. Ngoài sân trường, nắng vàng rực rỡ. Cạnh lớp, sân bóng rổ vắng lặng, vài con chim nhỏ sà xuống nền xi măng nhảy nhót reo vui. Qua khung cửa lớp, tôi thoáng nhìn những nhánh phượng vĩ trên cao, cành lá xanh um đong đưa trước gió. Hình ảnh và âm điệu của tiếng sáo trong thơ Thế Lữ đã làm cho thầy trò mơ màng quên đi cõi trần tục:
    “Khi cao, vút tận mây mờ
    Khi gần, vắt vẻo bên bờ cây xanh
    Êm như lọt tiếng tơ tình
    Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không
    Thiên thai thoảng gió mơ mòng
    Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng xa bay…”
    Bài giảng chấm dứt. Thấy các em hớn hở, tôi hỏi thử cho vui: “Có em nào biết ngâm thơ?” Không ai giơ tay cả, nhưng cả lớp nhao nhao chỉ vào em học sinh nhỏ nhất ngồi ở đâu bàn, trên bàn đầu: “Kim Chi, Kim Chi!”. Đó là em Huỳnh Kim Chi rất đáng yêu, hễ các bạn yêu cầu là không hề từ nan; thường là được yêu cầu hát vì em ở trong ban nhi đồng Nguyễn Đức, một ban ca nhạc thiếu nhi có tiếng lúc bấy giờ. Em đứng lên, nhoẻn miệng cười và đọc lại bài thơ với một chút âm điệu trầm bổng. Không biết ngâm nhưng vì biết hát nên giọng em đã làm cho bài thơ trở nên êm ái, linh động, có hồn hơn. Có lẽ đó là lần đầu tiên Kim Chi tiếp xúc với thơ, cất giọng ngâm thô sơ vụng về bài thơ đầu tiên trong đời mình. (Thật không ngờ, em Huỳnh Kim Chi sau này là Ca Sĩ Hoàng Oanh và là một trong những người ngâm thơ nổi tiếng).
    Em rất giỏi môn luận văn. Mỗi lần đến giờ trả luận, mặt em sáng rỡ vì biết bài sẽ được điểm cao và đôi khi còn được đọc cho cả lớp nghe. Một vài em khác trong Đệ Lục B11 cũng giỏi Việt Văn mà tôi còn nhớ loáng thoáng: Kha Quỳnh Châu, Nguyễn Trinh Phương Nga, Lâm Thị Hía, Triệu Thị Chơi, Nguyễn Thị Chính v.v… mà sau này các em cũng nổi tiếng trong lĩnh vực thi văn, gia chánh thẩm mỹ, từ thiện xã hội… đều góp phần làm rạng danh cho trường Gia Long.
    Riêng em Kim Chi, ngồi ngay bàn đầu trước mặt cô giáo, lại xinh xắn dễ thương nên hình ảnh em trở thành quen thuộc thân yêu với tôi. Mỗi lần vào lớp, bước lên bục giảng vừa đặt cặp sách xuống bàn là tôi bắt gặp ánh mắt, môi cười rạng rỡ của em. Lướt nhìn qua cả lớp, tất cả các học sinh đều tươi vui hồn nhiên như những bông hoa mới nở, lòng tôi thấy lâng lâng nhẹ nhàng. Có lẽ vì thích môn văn hay vì lúc đó tôi còn trẻ, yêu đời, cởi mở mà kim chi đặc biệt rất quý mến tôi. Không biết nói gì để bày tỏ tấm lòng, em đem hình chụp riêng mặc áo đầm bé bé xinh xinh đến ấp úng rụt rè tặng tôi với lời viết phía sau, nét chữ thơ dại đầy tình cảm mặn nồng thương yêu cô giáo. Ảnh này cùng với ảnh các lớp tôi đã từng dạy suốt mấy mươi năm dài (mỗi năm nhà nhiếp ảnh Duy Hy vào trường một lần để chụp hình lưu niệm cho từng lớp với thầy cô), tôi vẫn còn giữ trong rương hành trang của đời mình. Mỗi khi xem lại, vừa vui vừa buồn, vừa ngậm ngùi tiếc nhớ những gì đã qua không bao giờ trở lại nữa.
    Vào những ngày nắng đẹp, tôi cùng vài chị bạn đồng nghiệp dạy cùng lớp, chị Nguyễn Võ Lệ Hạnh, chị hoàng Thị Hạ, chị Nguyễn Thị Thư hướng dẫn các em đi du ngoạn Long Hải - Nước Ngọt bằng xe hiệu đoàn; vừa xem ruộng muối vừa vui chơi cùng biển rất thích thú. Đó là những kỉ niệm khó quên.
    Dịp Tết Nguyên Đán, khoảng giữa niên học, học sinh thường tổ chức ăn tất niên trong lớp trước khi về nghỉ tết. Các em xếp dọn bàn học lại, bưng bàn cô giáo xuống bày bánh mứt hạt dưa rồi lăng xăng đi mời giáo sư tới dự. Em Kim Chi phụ trách hát giúp vui, còn trổ tài đánh muỗng rất tài tình và vui nhộn.
    Những buổi văn nghệ của nhà trường, em luôn có mặt, múa hát hay đóng kịch, phần nào cũng lột tả xuất sắc, như hứa hẹn một thiên tài nghệ thuật.
    Niên học trôi qua. Cuối năm học, vào tháng 6, khi hoa phượng nở đỏ, thầy trò chia tay. Tôi còn nhớ, buổi tạm biệt, đứng bên hành lang dãy lớp, Kim Chi và một số em ngập ngừng bịn rịn chào tôi. Trong đôi mắt ướt của thầy trò hình như đều có vài giọt nước mắt long lanh. Ôi! Mấy giọt lệ của thời hoa mộng ấy là những hạt ngọc, hạt kim cương quý giá mà suốt đời ta sẽ không tìm lại được. Các em tiến lên mãi trên đường học vấn, rồi đường đời trải rộng, tuổi thơ sẽ không còn trở lại với các em. Nhiều năm sau đó, tôi cũng không còn xúc động dễ cảm như lúc ban đầu mặc dù mỗi năm tôi đều có học trò mới, cũng ngây thơ dễ thương và tình nghĩa cũng ngọt ngào tròn đầy. Rồi thế sự thăng trầm cùng với những bận rộn gieo neo trong đời sống , tôi không còn theo dõi bước chân của người học trò tài hoa năm xưa. Rồi vật đổi sao dời, thầy trò lưu lạc khắp bốn phương, tôi dạt khắp chân trời góc bể. Ngôi trường cũ, quê hương thân yêu và những người cùng có với ta nhiều kỷ niệm nay đã xa thật xa rồi, chỉ gặp lại trong giấc mơ thôi.
    Sau hơn 50 năm, tôi có dịp gặp lại em Huỳnh Kim Chi, người học trò từng một thời nào thuở ấu thơ đã yêu thương tôi, đã say mê nghe tôi giảng bài và đã từng cố gắng vụng về cất giọng ngâm bài thơ “Tiếng Sáo Thiên Thai” để vừa lòng cô giáo, vừa lòng bạn, vì yêu bài thơ hay vì trong tự thân đã tiềm ẩn tài năng thiên phú.
    Suốt hơn nửa thế kỷ qua, Hoàng Oanh Huỳnh Kim Chi ngoài sự nghiệp âm nhạc còn nổi danh về ngâm thơ, để diễn ngâm không biết bao nhiêu những tuyệt tác của các thi sĩ danh tiếng, để đưa những lời thơ diễm tuyệt, đã chuyển tải thi tứ, nguồn cảm của thi nhân vào tận ngõ ngách của tâm hồn người nghe, đã ve vuốt lòng người, làm đẹp cuộc đời và đóng góp vào việc gìn giữ cái kho tàng thi ca Việt Nam.
    Vẫn đằm thắm dịu dàng, vẫn kính trọng thương mến cô giáo cũ, em nhỏ nhẻ tâm sự: “Em còn nhớ bài thơ “Tiếng Sáo Thiên Thai” mà cô bình giảng và ngày ấy chỉ là đứa bé 12, 13 tuổi, em nào có biết ngâm thơ là gì…” Lòng tôi bỗng dưng chợt vui. Biết đâu, bài thơ lục bát giản dị mà tuyệt mỹ đó đã thầm kín ươm mầm cho một niềm đam mê vần điệu thi ca, khơi nguồn cho em bay cao vào vùng trời nghệ thuật.
    Và tôi cũng thật vui khi biết em, giống như hầu hết các cựu nữ sinh khác đã rất xứng đáng với truyền thống giáo dục của trường Gia Long: đầy đủ khoa bảng và vẹn toàn đức hạnh.
    Xa cách nghìn trùng nhưng mỗi khi nghe đâu đó giọng ngâm thơ óng chuốt của em, quá khứ lại trở về trong tôi. Tôi mường tượng lại những khuôn mặt trong sáng ngây thơ của đám học trò đầu tiên ấy, sân bóng rổ loang nắng có con chim nhảy nhót trên nền xi măng, nhành lá phượng vĩ rung rung, bảng đen, phấn trắng, bài thơ năm xưa và tuổi trẻ tươi đẹp của riêng mình. Nỗi nhớ đó vừa là niềm đau vừa là niềm hạnh phúc.
    Trong tuổi già bóng xế, lưu lạc nơi xứ lạ quê người với đầy dẫy những nỗi khổ niềm đau, hôm nào đó, trên đường phố hay chốn tiệc tùng lao xao bất chợt có người phụ nữ lạ, bước tới, lễ độ, e dè khẽ nói bên tai: “Cô ơi! Em đã từng học với cô ở Gia Long”. Chao ơi! Còn nỗi vui nào hơn. Có khi một ánh mắt, một lời ân cần thăm hỏi của người học trò cũ có thể làm dịu được nỗi khổ đau trong đời. Và cái nhân cách tuyệt vời ấy của nữ sinh Gia Long là một thứ trang sức sáng ngời lộng lẫy hiếm quý trên thế gian.
    Đó đây, tôi đã từng gặp những CARNOT của Gia Long như vậy. Nghề dạy học trầm lặng khiêm tốn ít được đền bù, may ra chỉ có niềm vui tinh thần thế thôi.
    Cho đến hôm nay, Gia Long đã đi vào quá khứ rồi, chỉ còn trong tưởng tượng, vậy mà những tình cảm thâm trầm kín đáo các em còn dành cho Thầy Cô như là một quà tặng, một lời cám ơn nồng nàn, an ủi biết bao cho buổi hoàng hôn của những người đã từng một thời đứng trên bục giảng, từng có cái duyên dạy dỗ các em trong một chặng thời gian nào đó.
    Thì ra, những hạnh ngộ trong một niên học, chỉ một lần trong đời đó thôi tưởng chừng có thể bị cát bụi thời gian vùi lấp, nhưng thật ra vẫn còn như một dấu ấn mãi mãi không phôi pha.
    Ai trong chúng ta, chẳng đã từng, chỉ một phút giây gặp gỡ mà hệ lụy cả cuộc đời dài thì sao?
    Đối với dòng thời gian trôi chảy bất tuyệt, một niên học chỉ là khoảnh khắc nhưng khoảnh khắc ấy trong tâm tư của người học trò, của người thầy hình như trở thành thiên thu. Nhất là khi tuổi đời chồng chất, mọi thứ đều vuột khỏi tầm tay, khoảnh khắc ở Gia Long là một gốc rễ không ai mướn bứng ra khỏi cuộc đời của mình.
    Hôm nay chúng ta còn có nhau, thật là một hạnh phúc lớn. Bằng tâm tưởng, hãy về thăm trường xưa, nơi ta đã có một phần đời gắn bó mà đành lỗi hẹn cuộc hội ngộ trăm năm:
    “Trăm năm bến cũ hẹn hò
    Cây đa còn đó, con đò khác xưa” (ca dao)