khktmd 2015
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016
Du học sẽ thay đổi bạn như thế nào?
Mỗi người chúng ta đều có một lý do của riêng mình khi đi du học: Để được trải nghiệm một môi trường giáo dục tốt hơn, để thỏa mãn niềm đam mê được đi đây đi đó, hay để tìm kiếm một tương lai rộng mở hơn. Thế nhưng chúng ta đều có một điểm chung, đó là tình yêu dành cho gia đình và quê hương luôn sẵn có trong mỗi người.
Vì vậy, quyết định rời xa gia đình luôn là một quyết định khó khăn và đáng suy nghĩ hơn cả. Nhưng từ những khó khăn đó, ta nhận ra những giá trị thiết thực nhất đến từ những điều mà thường ngày ta không bao giờ để ý, và nhận ra được những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mình.
1/ Để cảm thấy yêu gia đình hơn
Mặc dù ở Việt Nam, tình yêu gia đình trong mỗi người là luôn có, những rồi sẽ có một thời điểm nào đó bạn mong muốn được thoát khỏi sự quản lý của họ. Việc mà ba mẹ luôn phàn nàn về bạn trong tất cả mọi việc, từ việc đi chơi, cho đến việc học và cách sống của bạn. Nó làm cho sự cảm kích của bạn dành cho tất cả những gì mà ba mẹ đã làm cho bạn giảm đi dù nhiều hay ít, và khiến cho khát khao được đi du học, để thoát khỏi sự kiểm soát của gia đình càng ngày càng lớn hơn.Bạn Long, sinh viên năm 2 tại Đại học Swinburne ở Melbourne chia sẻ, “Một vài tuần đầu tiên khi mình bắt đầu đi du học là những trải nghiệm mới mẻ, khi không ai bắt ép mình phải ăn thế nào, sống ra sao, mình có thể sống mà không cần phải tuân theo bất kì một luật lệ hay khuôn phép nào.”
“Nhưng sau những tuần đầu tiên đó luôn là nỗi nhớ nhà, nhớ những bữa ăn mẹ nấu, những lúc mà cả nhà cùng đi chơi với nhau hay chỉ đơn giản là cả nhà cùng ngồi với nhau để xem một tập phim Hàn Quốc trên TV mà cả nhà cùng thích. Những kỉ niệm đấy giờ đây đã quá xa xôi, để lại những tiếng thở dài và cả những tràng cảm xúc khi mình nhớ về gia đình hay ai đó vô tình nhắc đến.”
Để từ đó chúng ta yêu và trân trọng gia đình hơn, và cũng giống như Long hay các du học sinh khác, mọi người luôn cố gắng sắp xếp nhất để có thể về thăm gia đình trong các dịp quan trọng trong năm như Tết.
Bạn An, một sinh viên Swinburne khác cũng có chia sẻ rằng, “Khi mình bước xuống sân bay và nhìn thấy những người mình yêu thương nhất ra đón mình, mình mới nhận ra định nghĩa gần nhất với từ ‘hạnh phúc’.”
Sau đó là những cái ôm và hôn thật chặt! An cũng có kể rằng số lần mà An đã ôm và hôn ba mẹ khi về Việt Nam vượt xa số lần trong những năm mà An chưa đi du học. Từ đó, để chúng ta nhận ra, gia đình luôn là số một.
2/ Để tự lập hơn trong cuộc sống
Quay trở lại với Long, vốn là một “công tử” sinh ra trong một gia đình có điều kiện, những công việc nhà, bếp núc đối với Long luôn là một cái gì đó quá xa vời, và ngay chính cậu bạn cũng tự nhận là cuộc sống của mình ở Việt Nam là một cuộc sống “thụ động” bởi những nhu cầu của cậu như ăn uống, rửa bát hay giặt giũ quần áo đều do người khác làm hộ.Chính vì vậy, nên những thời gian đầu tiên là khoảng thời gian rất khó khăn với Long bởi hầu như Long chưa hề có bất kì kĩ năng nào để quản lý cuộc sống của mình. Nhưng “cái khó ló cái khôn”, và cứ từ từ như vậy, Long học được những kĩ năng cơ bản nhất để phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của mình. Từ việc lau nhà, quét nhà, cho đến nấu ăn hay cơ bản là làm sao để rửa một cái bát cho thật sạch cũng dần dần được thành thục bởi Long.
“Cho đến giờ sau 2 năm ở Úc, chất lượng cuộc sống của mình dần được nâng lên khi mà những kĩ năng làm việc nhà của mình luôn dần được nâng cao theo thời gian, những bữa ăn đã không còn chỉ là trứng chiên và mì úp, mà thay vào đó là những món như lợn quay, vịt nướng, canh chua. Những công thức nấu ăn được mình tìm ở trên mạng và thực hành. Không có cái gì là thực sự khó, chỉ là mình có thực sự muốn làm hay không thôi.”
Khác với Long, An được bố mẹ dạy những kĩ năng cơ bản nhất để tự lập như bếp núc và dọn dẹp nhà cửa nhưng cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ nhất định khi rời xa gia đình để bước vào cuộc sống tự lập.
“Thực sự thì do tài chính của gia đình mình không tốt, nên khi bước vào cuộc sống du học, mình buộc phải đi làm thêm để kiếm thêm tiền trang trải cho tiền nhà ở, tiền ăn uống và các chi phí sinh hoạt cá nhân,” An cho biết.
“Để cân bằng giữa việc đi học, đi làm và các khoản tiền nên chi tiêu như thế nào là một bài toán khó với bất kì một ai, và qua đó mình cảm thấy tự tin hơn trong việc quản lý chi tiêu cá nhân để tránh rơi vào tình trạng 'viêm màng túi'.”
3/ Để nhìn cuộc sống với những gam màu khác nhau
Có lẽ chúng ta nên thừa nhận rằng cách nhìn nhận cuộc sống trước và sau khi đi du học của chúng ta đều thay đổi khác nhau tuỳ theo cách nhìn nhận và cảm nhận của mỗi người. Điều nay xuất phát từ việc thay đổi khi mà đối với du học, bạn sẽ phải độc lập hơn và có trách nhiệm nhiều hơn trong cuộc sống của chính mình.Nhiều bạn du học sinh đều chia sẻ với mình rằng trước khi đi du học, cuộc sống của họ luôn là những gam màu sáng, bởi khi đó họ không phải suy tư hay lo lắng bất kì một điều gì. Nhưng khi bước vào cuộc sống du học, cuộc sống bao gồm cả những gam màu sáng và cả những gam màu trầm khi chúng ta đối diện nhiều hơn với cuộc sống.
Nhưng những khó khăn và thử thách đó chỉ là những liều thuốc thử để thử thách bản lĩnh của bạn và để từ đó chúng ta thêm trân trọng cuộc sống hơn và thêm yêu thương những gì mà ta đang có ở cuộc sống hiện tại.
4/ Bí quyết để tự tin hơn khi đi du học
Để có thể tự tin hơn khi đi du học thì có những điều sau đây mà bạn có thể chuẩn bị trước để trở nên sẵn sang hơn với những thử thách sắp tới:- Học nấu ăn: Đây là một kĩ năng gần như là quan trọng nhất mà mọi du học sinh đều cần. Những bữa ăn ngon và đủ dinh dưỡng sẽ mang lại cho bạn nguồn năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động trong công việc và học tập.
- Trau dồi kĩ năng quản lý tài chính: Có vẻ là khá khó khi ở Việt Nam mọi người vẫn giao dịch bằng tiền mặt và không có hóa đơn cụ thể. Tuy nhiên bạn có thể lưu giữ mọi giao dịch của mình bằng một cuốn sổ tay. Những kĩ năng này sẽ giúp bạn tăng khả năng quản lý tài chính của mình hơn.
- Cải thiện Tiếng Anh: Đối với Úc, ngôn ngữ chính mà bạn sẽ dùng là Tiếng Anh. Chính vì vậy, hãy luôn trau dồi Tiếng Anh kể cả khi bạn đã có bằng IELTS hay PTE với điểm số cao. Hãy luôn nhớ, ngôn ngữ luôn là vô hạn.
Du học luôn là một trải nghiệm đáng nhớ và đáng thử với mỗi người. Du học đã thay đổi rất nhiều người để biến họ trở thành những con người trưởng thành hơn, và bản lĩnh hơn để đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc song.
China seizes US naval probe in South China Sea: Pentagon
Davis said he could not recall another time when something like this has happened, and the Pentagon issued a statement calling on Beijing to "immediately" return the probe that it had "unlawfully seized."
The US personnel "were asking over bridge-to-bridge radio to please leave it there," Davis said.
Other than a brief acknowledgment that it had received the message, the Chinese ship did not respond.
"The only thing they said after they were sailing off into the distance was: 'We are returning to normal operations,'" Davis said.
Washington has issued a formal request through diplomatic channels to ask for the probe back.
"It is ours. It is clearly marked as ours. We would like it back, and we would like this not to happen again," Davis said.
Pentagon spokesman Peter Cook said China had acted unlawfully.
"The UUV (unmanned underwater vehicle) is a sovereign immune vessel of the United States. We call upon China to return our UUV immediately, and to comply with all of its obligations under international law," Cook said in a statement.
- Heightened tensions -
Davis said the seized vessel is off-the-shelf technology that is commercially available for about $150,000. Data it gathers are unclassified and can be used to help submarines navigate and determine sonar ranges in murky waters.
The incident comes as President-elect Donald Trump has repeatedly infuriated Beijing, by questioning longstanding US policy on Taiwan, calling Beijing a currency manipulator and threatening Chinese imports with punitive tariffs.
"This was very likely a highly planned and escalatory move to show China will not take matters lightly when it comes to" Trump, said Harry Kazianis, the director of defense studies at the conservative Center for the National Interest.
"Beijing is showing it has the capability to respond in a time and place of its choosing."
Unless it is prepared to ramp up regional tensions, Washington has few options except to ask for the underwater vehicle back.
Senior Republican Senator John McCain said the United States should not tolerate "such outrageous conduct."
"This brazen provocation fits a pattern of increasingly destabilizing Chinese behavior, including bullying its neighbors and militarizing the South China Sea," McCain said.
"This behavior will continue until it is met with a strong and determined US response, which until now the Obama administration has failed to provide."
The incident comes amid broader tensions in the South China Sea, where China has moved to fortify its claims to the region by building out tiny reefs and islets into much larger artificial islands.
Brunei, Malaysia, the Philippines and Vietnam have competing claims in the South China Sea, which is laced with the world's most heavily traveled international trade routes.
While the United States takes no position on sovereignty claims in the South China Sea, it has repeatedly stressed all maritime claims must comply with international law.
The US military has conducted several "freedom of navigation" operations in which ships and planes have passed close to the sites Beijing claims.
Such missions have provoked angry rebukes from China, which accuses Washington of provocation and increasing the risk of a military mishap.
The USNS Bowditch is a research and survey vessel, and does not look like a warship.
The Chinese ship's hull number was ASR-510, the Pentagon said
====
According to Reuters: " Finally, China to return seized US drone, says Washington 'hyping up' incident"
Tuấn Khanh phỏng vấn ông Vũ Sinh Hiên về hiện tình Công giáo Việt Nam
Ông Vũ Sinh Hiên, một nhà chép sử và nghiên cứu Công giáo độc lập. Trước năm 1975, ông hoạt động trong Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo / Đại Học Sàigon, trong Phong Trào Trí Thức Công Giáo - PAX ROMANA -. Một năm trước khi chế độ VNCH thất thủ, ông là Ủy Viên Tuyên Truyền - Nghiên Cứu - Huấn Luyện của Ban Chấp Hành Trung Ương Caritas Việt Nam"
Sau năm 1975, cùng hoàn cảnh với những người cùng thời với ông như Nguyễn Ngọc Lan, linh mục Chân Tín… ông Vũ Sinh Hiên bị công an theo dõi và ngăn cản suốt trong một thời gian dài, do các hoạt động nghiên cứu, hội họp trong giới tín ngưỡng của ông. Sau đó, ông tập trung vào nghiên cứu và ghi chép những đề tài lớn về Công giáo và xã hội, trong đó có đề tài “Những vấn đề giữa Công giáo và Cộng sản”, xuyên suốt từ năm 1945 cho đến nay.
Nhân sự kiện hàng trăm ngư dân miền Trung nộp đơn đòi Formosa và Nhà nước Việt Nam bồi thường sau thảm họa môi trường biển, đặc biệt là từ cuộc biểu tình của gần 18.000 người đòi công ty Formosa phải ngừng hoạt động và dọn ra khỏi Việt Nam, ông Vũ Sinh Hiên đã cho biết thêm nhiều chi tiết đáng lưu ý, liên quan đến cột mốc dân quyền lịch sử này.
Đã có hai lần, mỗi lần hơn 600 gia đình ngư dân ở miền Trung nộp đơn, đòi Formosa và Nhà nước phải bồi thường. Như ông đã nhận định đây là một cột mốc lịch sử của người Công giáo hành động vì xã hội, tổ quốc. Ông có nghĩ rằng mọi thứ rồi sẽ có một kết quả tốt?
Tôi muốn nhắc cho mọi người nhớ rằng, những gì đã diễn ra, chỉ có một lời giải, đó là chính quyền hiện nay đã quyết tâm che chắn cho công ty Formosa. Họ sẽ làm mọi cách. Mọi thứ là trùng trùng lớp lớp ngăn chận người dân tiến đến công lý. Công an đã chặn xe, đã làm khó người nộp đơn. Giờ thì họ sẽ nhân danh rằng Formosa đã sòng phẳng, đã giao 500 triệu đô-la, nên chính quyền sẽ tìm mọi cách bảo vệ công ty này. Và cách đối phó của họ - có thể đoán trước - là Formosa sẽ đẩy hết mọi trách nhiệm cho chính quyền, từ chối trả lời người dân.
Tự bản thân tôi, với những điều đã ghi nhận từ các bài bản đối phó của nhà nước cộng sản, tôi tin vụ kiện này có giá trị khởi đầu nhưng khó có được kết quả về sau. Nhưng quan trọng hơn hết, việc nộp đơn kiện là một hành động đẹp. Đẹp cho xã hội, đẹp cho dân tộc.
Điểm quan trọng mà bất kỳ ai cũng có thể thấy được, là tính đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau giữa người công giáo và lương giáo. Ví dụ cụ thể nhất là cuộc biều tình ngày 2/10/2106 tại Kỳ Anh, được ước tính là có đến 18.000 người tham gia vừa qua. Dù chủ trương hoàn toàn vì công lý và minh bạch, nhưng liệu điều này có khiến phía chính quyền đáp trả từ sự lo ngại không?
Chắc chắn là họ lo ngại. Hiện nay, thống kê khá chính xác cho biết Công giáo thật sự chỉ có khoảng 6-7 triệu tín đồ, nhưng đó là một lực lượng không dễ xé nhỏ, bẻ gãy. Người Công giáo lúc này không còn dễ đàn áp.
Hãy nhớ lại những chuỗi sự kiện mà người Công giáo đã trãi qua và dần dần có kinh nghiệm thì sau các biến động ở giáo xứ Thái Hà, tòa Khâm Sứ Hà Nội, thì các nơi đang đối đầu với những sự sách nhiễu như Dòng Phao Lô Hà Nội, Mến Thánh Giá Dòng Thủ Thiêm… đã có đủ kinh nghiệm để phản ứng mạnh mẽ. Đặc biệt là Dòng MTG Thủ Thiêm, vốn đang nằm trong tầm ngắm của chính quyền quận 2, đã có được bài học về việc chính quyền giải tỏa chùa Liên Trì. Mọi thứ sẽ rất phức tạp nếu chính quyền chạm tay vào khu vực ấy.
Tôi nghĩ những hành động vừa rồi của người Công giáo Kỳ Anh nói riêng, và người Công giáo Việt Nam nói chung là điều nên làm, cần làm. Nếu vào lúc này người Công giáo không hợp lực và hành động thì sẽ không có ai dấn thân cho người dân đang bị nạn ở miền Trung. Hãy nhìn từ sự kiện chùa Liên Trì sẽ thấy, đó là phần cô độc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong bối cảnh hôm nay. Lợi dụng điều đó mà chính quyền đã tàn phá ngôi chùa.
Trong các ghi ghép của tôi về việc giao tiếp của người Công giáo và chế độ Cộng sản, thì từ 1945 đến nay, lần đầu tiên người Công giáo đoàn kết và cùng đứng lên mạnh mẽ như vậy. Người Công giáo đã nhẫn nhịn để có những cuộc diễn tập qua các vụ ở Thái Hà, Tòa Khâm sứ… Tuy vui mừng nhưng tôi vẫn lo ngại, vì đảng Cộng sản đã chọn phía đứng che chắn cho công ty Formosa nên kết cục khó lường, thậm chí người dân có thể sẽ phải trãi qua những bách hại.
Thưa, ông vừa nói về sự đoàn kết là sức mạnh. Xin được hỏi ông rằng lịch sử của những người Công giáo đi cùng tiếng nói của nhân dân từ năm 1975 đến nay, vẫn có những trường hợp dường như rất cô đơn ngay trong chính giáo hội của mình. Chẳng hạn như trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế, linh mục cha Ngô Quang Kiệt ở Hà Nội… Vậy thì các hoạt động vừa rồi của linh mục Đặng Hữu Nam hay linh mục Trần Đình Lai, thậm chí là với Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, đó là hành động tự phát hay đã có sự đồng thuận của Hội đồng Giám mục Việt Nam?
Tôi biết ở Giáo phận Vinh, chẳng hạn linh mục Đặng Hữu Nam, thì nhận được sự đồng thuận. Tin tức từ Vinh cho tôi biết, giáo phận có cả một bộ phận đặc trách nghiên cứu về các vấn đề pháp luật, xã hội, hướng lý… luôn gắn kết với Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp.
Nhưng cô đơn là một ý nghĩa chính xác. Vì giáo phận Vinh cô đơn ngay trong Giáo hội Việt Nam. Hoạt động của Công giáo ở Việt Nam có những điểm đặc biệt: mỗi giáo phận đều hoạt động biệt lập và chỉ trực thuộc Vatican. Và đôi khi một giáo phận có hoạt động khác biệt thì thường chỉ nhận được sự im lặng từ các giáo phận khác. Có chăng thì có một vài tiếng nói của linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế, Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, và có một vài tiếng nói của các vị đã nghỉ hưu như Tổng Giám Mục Hoàng Đức Oanh… Mà với kinh nghiệm của mình, thì tôi lo ngại rằng ngay trong Giáo hội cũng đã không có sự đồng thuận. Và tôi sợ rằng ngay trong hàng Giám mục của người Công giáo cũng không có nhiều những người can đảm.
Vậy thì rõ là trong Giáo hội cũng không thống nhất được về việc sống và đứng cùng hoạn nạn của nhân dân. Nhưng trong những ghi nhận của ông, thì loạt hành động vừa rồi của những giáo dân miền Trung, giáo phận Vinh có cô đơn trong chính những tín hữu Công giáo của mình hay không?
Tôi cũng đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về điều này, và nhận ra rằng giáo dân cả nước thì đồng thuận với những gì diễn ra ở Kỳ Anh, ở Giáo phận Vinh. Nhưng với hàng giáo phẩm nói chung từ Bắc chí Nam thì tôi không chắc. Vì hiện ngay cả với một vị Tổng giám mục ở Sài Gòn cũng là một người thích đi hàng hai, thích có địa vị về tín ngưỡng, nhưng cũng thích ve vuốt chính quyền. Đó là chưa nói đến nhiều linh mục vậy. Chính vì vậy mà tôi vừa kính trọng, vừa lo lắng cho những linh mục đang dấn thân cho con chiên của mình, cho nhân dân như linh mục Đặng Hữu Nam, linh mục Trần Đình Lai… vì họ cô đơn trên con đường của mình.
Công giáo đã từng rất cô đơn khi chính quyền Cộng sản cho ngang nhiên hạ thánh giá ở miền Bắc, một giám mục ở phía Nam đã quay lưng, nói rằng “chuyện của Giáo phận nào thì giáo phận ấy tự lo”. Hoặc ngay trong lúc cả nước, người Công giáo cùng toàn dân xuống đường phản đối ô nhiễm môi trường, cá chết và biển chết, thì cũng có một Tổng Giám mục từng lạnh lùng tuyên bố rằng “không nên đi biểu tình làm cản trở lưu thông”.
Cũng như những điểm yếu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng có những điều ngặt nghèo tương tự như vậy.
Vậy thì, nếu như công việc đứng cùng nhân dân của giáo phận Vinh gặp khó khăn, Hội đồng Giám mục Việt Nam có khả năng sẽ làm ngơ?
Tôi không nghĩ đến lúc giáo phận Vinh gặp khó, mà ngay lúc này, người Công giáo Việt Nam đang chờ nghe tiếng nói của Hội đồng giám mục Việt Nam. Là một người Công giáo, tôi cũng chờ tiếng nói của Hội đồng Giám Mục Việt Nam đứng về phía lẽ phải, về phía công lý và con người Việt Nam.
Lúc này là lúc mà Hội đồng Giám mục Việt Nam cần chứng minh sự đoàn kết và tương ái của người Công giáo với nhau, của người Công giáo với dân tộc mình. Chúng tôi cần một tiếng nói đồng thuận và lời kêu gọi cầu nguyện cho giáo phận Vinh – nơi đó, đồng bào mình và dân tộc mình đang chấp nhận nguy khó để đến lẽ phải và tình thương.
Nhưng có lẽ, điều mà tôi cũng như nhiều giáo dân khác hy vọng, sẽ có thể từ Tân Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa mới được bầu tại Hội Nghị lần thứ XIII của HĐGMVN họp tại Tp.HCM từ ngày 3 đến 7 - io - 2016. Ban Thường Vụ mới của HĐGMVN sẽ gồm các Giám Mục ;
Chủ Tịch : Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, GM giáo phận Thanh Hóa
Phó Chủ Tịch : Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, GM giáo phận Phát Diệm
Tổng Thư Ký : Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, GM giáo phận Mỹ Tho
Phó Tổng Thư Ký : Đức Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, GM giáo phận Hải Phòng
Ba trong bốn vị giám mục trong Ban Thường Vụ mới này đang coi sóc các giáo phận miền Bắc. Hai Đức Cha Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch đều đã long đong lận đận kể từ sau năm 1975 mới được lãnh sứ vụ Linh mục, rồi Giám mục. Đức cha Phó Tổng Thư Ký trẻ trung coi sóc giáo phận Hải Phòng thì ngay những năm tháng đầu của đời tận hiến của ngài, cũng đã từng chứng kiến những đắng cay của vị giám mục tiền nhiệm Khuất Văn Tạo và của Cây Đại Thụ Phạm Hân Quynh
Tôi biết rất nhiều linh mục muốn hành động với con tim chân chính của mình, nhưng họ bị trói buộc bởi những luật lệ và nguyên tắc. Mà một trong những trói buộc đáng sợ là những hàng giáo phẩm thích sống và chìu chuộng nhà nước thế quyền để tận hưởng vị trí của mình. Nhưng tôi tin là sự kiện ở Vinh sẽ tạo nên một làn sóng thức tỉnh. Thức tỉnh không chỉ với người dân nói chung, mà còn với những người chăn chiên ngủ quên nói riêng. Không có gì hơn lúc này, đây là thời điểm để đứng lên hát lời công lý.
Người tỵ nạn CSVN Nam Cali Thách Việt Cộng Chính Thức Mời Tổng Thống Donald Trump Thăm Việt Nam
Đã qua thời Mỹ và CSVN hát và nhảy "xàng xê"? Chờ hồi sau sẽ rỏ
Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016
Về thăm lại BIDONG, VN Refugee Cam, Maylaysia
Tình Bidong có list là dông’
… mà sao chẳng thấy ai dông. Lại còn nhiều người trở về.
Trong khoảng đời tạm trên đảo, dường như cái gì cũng tạm, kể cả tình yêu. Vì vậy chăng mà Bidong “mang tiếng” như thế? Đến hơn phần tư thế kỷ sau, từ ngày trại tỵ nạn này đóng cửa, người ta vẫn còn nhắc đến câu nói bạc bẽo đó…
Trong chuyến Về Bến Tự Do vừa rồi, lần thứ 24 do Văn khố Thuyền nhân VN (VKTNVN) tổ chức thăm viếng và trùng tu các trại tỵ nạn cũ ở vùng Đông Nam Á trong vòng 10 năm qua, chúng tôi không những không ‘dông’ mà còn tình nguyện về lại, cùng hưởng “thú đau thương” với phương tiện công cộng muôn vẻ ở Malaysia: từ đáp máy bay, lên xe bus, xuống xe van, nhảy lên phà, đổi qua ghe và cuối cùng phóc lên “xe chở heo” (mọi người thân ái đặt tên những chiếc tractor chở chúng tôi di chuyển trên đảo resort Redang như vậy, đành nhận thôi, cãi chi cho… phí sức!). Hay cái là, không ai nói “tôi đi Bidong” mà “tôi về Bidong”. Ngôn ngữ đến tuyệt thế thôi!
Cuối tháng Ba 2016, 30 cựu Thuyền Nhân khắp nơi dắt díu nhau về thăm chốn tạm dung được ghi nhận là lớn nhất trong suốt cuộc đào thoát tìm sống vĩ đại nhất của lịch sử VN. Không nói khoác đâu, cứ tìm đọc “10 biến cố bi thảm nhất của Thế kỷ 20” (Ten most tragic events in the 20th century) ắt gặp ngay chữ “Boat People”. Khổ nỗi, quãng đường gần 2 giờ đồng hồ trong mùa biển động từ bến phà Marang (sau đó còn phải chuyển phà và hành lý thêm lần nữa) để ra đảo Redang nội chiều hôm đó, khiến mọi người trong đoàn dù chưa thấy lại Bidong mà đã “dậy sóng trong lòng”. Nhưng, đó mới chỉ là “Khổ, tập 1”.
Trong chuyến VBTD Bidong lần này, có không ít cựu Thuyền Nhân lần đầu trở về sau bao nhiêu năm xa cách. Vậy mà điều làm chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa xúc động nhất là tất cả đều đồng lòng góp mỗi người một bàn tay ngay vừa khi đặt chân lên chiếc cầu Jetty kỷ niệm, mặc dầu ngày nay nó hoàn toàn khác với những hình ảnh thân thương trong ký ức khi họ rời đảo.
Những đợt sóng nhồi không chút thương tình cho các tấm thân vốn quen thuộc với đời sống thành phố, cùng với việc di chuyển từ Bidong về Redang mỗi ngày (Khổ, tập 2 – và còn nhiều tập nữa!) không những không làm các thành viên trong đoàn chùng lòng mà còn khiến mọi người càng tập trung và mau mắn, có lẽ vì ai cũng hiểu rằng lần này mình không có nhiều thời gian trên đảo.
Vừa kịp thích ứng với “lịch hành quân” dồn dập, thức dậy từ tờ mờ sáng để kịp rời Redang sang Bidong trước khi sóng lớn, mọi người còn được ‘mừng mừng tủi tủi’ hội ngộ cái nắng khô hanh khét tiếng miền biển đảo Mã Lai này. Chả thế, chỉ sau ba ngày trân mình trên Bidong, chúng tôi bèn… nhận bà con với lũ “mực ba nắng”.
Tìm về dấu xưa…
Ý thơ trong bài “Thăng Long Thành hoài cổ” chập chờn hiện đến trong chuyến đi, dù “dấu xưa, nền cũ” trong lòng những người trở về Bidong khác hẳn khung cảnh của tác giả lúc Bà rời cố đô lên đường vào kinh làm quan hơn 200 năm trước. Giống nhau chăng là một mối cảm hoài về một “cuộc hí trường”!
Không những chỉ đối với cựu Thuyền Nhân Bidong mà bất kỳ ai đến thăm nơi đây cũng không khỏi bùi ngùi khi biết được hòn đảo nhỏ bé này – lọt thỏm giữa những hòn đảo du lịch nổi tiếng gần kề như Perhentian, Lang Tengah hay Redang – lại từng là chốn tạm dung cho xấp xỉ 250,000 người Việt tỵ nạn vài thập niên trước.
Đối với những ai từng nhận Bidong làm quê hương thứ nhì thì dường như lại có ít nhiều xa lạ, ngỡ ngàng so với hồi ức… Ngày trở về, trải dài trước mắt là cầu Jetty khang trang, vững chãi liền kề với hàng gạch sót lại của Kho Tiếp liệu Cao ủy, một bên (từng) là Bệnh viện Sick Bay nhìn ra xác con tàu sắt nay chỉ còn trơ sườn, nằm gác đầu lên mấy gốc thùy dương tóc xõa rì rào.
Gần như toàn bộ khu B đã khuất lấp sau rừng cây cao lớn, văn phòng Cao Ủy ngày nay chỉ còn là một bãi cát trắng phủ từng cụm rau muống biển xanh mướt. Thấp thoáng sau hàng dừa khu A ngày nào là dãy nhà nguyện mới dựng cùng trại cá của Đại học Thủy sản Terengganu. Bên kia đảo, dọc theo bãi biển khu C là một khu nhà nuôi san hô của một gia đình ngư dân địa phương.
Hàng cây trứng cá dọc đường lên Đồi Tôn Giáo lẫn trong từng bụi cây lớn, các bậc đá dẫn lên Nhà thờ nay chỉ còn sót lại Cung Thánh buồn bã nhìn ra những bụi cỏ lau mọc cao ngang ngực.
Vậy mà, mặc những hoài niệm ùa về, không ai bảo ai, mỗi người một việc bắt tay ngay trong Ngày 1 vào công tác chính của chuyến đi: trùng tu các di tích trên Bidong trong cuộc chạy đua với thời gian ít ỏi trên đảo.
Chúng tôi quyết tâm thay tấm áo mới cho Bidong!
Từng nhóm nhỏ phụ nhau chuyển vật liệu sơn sửa, máy bơm nước, ống nước và thang lên khu đồi Tôn Giáo. ‘‘Vô đội hình kiến!’’ – Đồng loạt ngoảnh đầu về phía tiếng nói dõng dạc tự tin ấy, mọi người không ai có thể ngờ rằng nó phát ra từ Thi sĩ Lâm Hảo Khôi (Sydney, Australia). Nhà thơ của chúng tôi không phải là người thích nói, nhưng quả thật khi đã làm thơ và ra lệnh thì mọi người cũng… khó đỡ.
Trong khi tìm nguồn nước gần nhất lắp máy bơm để rửa Cánh Buồm Tự Do và toàn bộ các kiến trúc trên Đồi Tôn Giáo, một thành viên đã nghĩ ra cách dẫn ống nước từ Đồi Tôn Giáo xuống thẳng tượng Ông Già Bidong, và đặt máy bơm cao áp ở đó (thay vì nối dây xuống nhà máy nước dưới chân đồi Tôn Giáo) để lực nước đẩy được mạnh hơn. Điều đó có nghĩa là phải chuyển máy bơm xuống dốc sau đó luồn ống nước qua bụi gai mà nhiều người mới nghe đã thấy… ớn. Ý tưởng táo bạo này mang lại kết quả mỹ mãn khi mọi người nghe tiếng máy nổ reo vui lúc mặt trời vừa đứng bóng.
Trong khi nhóm đàn ông đánh vật với các đường ống và cái máy bơm nước cứng đầu thì “Hội Phụ nữ Bidong” phụ trách sơn các tượng Phật trên Chùa Từ Bi cùng các tấm Bia Tưởng Niệm dọc theo đường lên Đồi Tôn Giáo. Người pha sơn, người kẻ chữ, người lo việc dọn dẹp và cúng bái. Có những sự quan tâm, cả những tiếng cười pha lẫn những giọt mồ hôi trong nguyện ước sửa sang ngôi nhà cho Đồng Bào không may mắn nằm lại – những điều mà trước hết đã mang chúng tôi đến với nhau, sau hết kết nối chúng tôi lại với nhau, vượt lên trên hết những mỏi mệt hoặc thiếu thốn tiện nghi ở đảo.
Bước lên nền cũ…
Tạm xong công việc ở đồi Tôn Giáo, chúng tôi dù chẳng ai nói với ai nhưng biết rằng mỗi người đều ngoái tìm thăm một nền gạch đá ngổn ngang nằm lặng lẽ cạnh Cung Thánh. Đó là câu chuyện buồn khó phai của một thập kỷ. Mười năm trước cũng tại nơi này, tấm Bia Tưởng niệm Thuyền Nhân và Tri ân Liên Hiệp Quốc cùng Chính phủ Mã Lai tại Pulau Bidong do VKTNVN thiết lập chưa đầy năm đã bị phá hủy tận nền vì áp lực ngoại giao từ Hà Nội.
Có lẽ, thật sự đã tồn tại những vết thù còn chai đá hơn cả hoa cương cốt thép, có sức nghiền nát cả ba thập kỷ cưu mang và lòng cảm tạ giản dị mà chân thành giữa người với người…
Ngày cuối ở đảo, chúng tôi lên viếng Nghĩa Trang khu G. Nghĩa trang nằm trên vị trí cao nhất của Bidong, chính vì thế rất hoang lạnh, khó đi nên qua năm tháng, nó cũng dần lu mờ trong trí nhớ của nhiều người.
Ngày trở về, đường lên khu G vẫn âm u dưới tầng tầng lớp lớp cây rừng và vẫn buồn như lần cuối ghé thăm, chỉ mới hồi tháng Tám năm ngoái. Ngoài mục đích thăm viếng và cầu nguyện, chúng tôi còn có ý định đánh dấu lại số mộ tại khu này và cập nhật số liệu cho những nhóm muốn thăm viếng trong tương lai.
May mắn thay, chúng tôi tình cờ tìm lại được những di vật của người Việt tỵ nạn rải rác khắp nơi rất xa khu Nghĩa Trang chính quanh bồn chứa nước, như tube kem đánh răng Hynos, đôi dép sa-bô, vỏ hũ chao hay chai rượu. Linh tính nói rằng có điều gì đó còn nằm lại dưới lớp lá rừng phủ dày này. Quả thật, lần theo những hòn đá xếp thành hình vòng tròn, chúng tôi đã tìm và đánh dấu được thêm 41 mộ mới, và tin rằng có thể sẽ còn hơn nữa nếu chúng tôi có thêm thời gian tìm kiếm.
Những điểm tụ hội
Nói hai chuyến VBTD 23 (Koh Kra, Thái Lan) & 24 (Bidong, Mã Lai) là nơi tụ hội những sự trùng hợp ngẫu nhiên và “phát kiến” có lẽ không phải quá lời. Một điểm trùng hợp thú vị giữa hai chuyến đi: chữ ‘Koh Kra’ có nghĩa là ‘đảo Rùa’, trong khi ‘Pulau Bidong’ mặc dù nghĩa là ‘đảo Rắn’ nhưng hình dạng nhìn từ trên cao lại hệt như một chú rùa bụ bẫm và hiền lành.Dù đã có lần nhắc đến, nhưng có lẽ càng nhìn lại, chúng tôi càng nhận ra nhiều điểm bất ngờ “gom nhặt đầy” trong những mẩu chuyện “Khổ, toàn tập” và trong những con số trùng hợp đến kỳ diệu.
Chuyến VBTD 23 đã phải mất gần 3 năm mới thực hiện được sau 3 chuyến tiền trạm đầy vất vả, mà chuyến đầu tiên năm 2013 ghe cá đã đưa 3 người dò đường tiến đến sát bờ Koh Kra nhưng do sóng quá lớn đã không thể cập bờ. Lần này đến với Koh Kra, chúng tôi lại một lần nữa ngạc nhiên khi thấy rằng Koh Kra thực chất là một cụm 3 đảo: Koh Kra Yai, Koh Kra Klang và Koh Kra Lek chứ không phải là một hòn đảo như mọi người vẫn biết đến.
Nếu VBTD 23 đã mang 36 thành viên về lại Koh Kra sau 36 năm, thì VBTD 24 mang 30 thành viên tiếp tục công việc trùng tu ở Bidong trong 3 ngày và kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng 3. Trong suốt cuộc hành trình về Biển Đông lần này, chúng tôi nhận được sự đồng hành của 3 cơ quan truyền thông Việt ngữ lớn tại hải ngoại: SBS Radio Australia, SBTN và Hồn Việt TV – USA.
Điểm tụ hội cuối của chuyến đò lịch sử lần này nằm ở những ngày cuối, và có lẽ vì thế nên sẽ được viết ở đoạn cuối này, vì nó lại là những con số - điều mà có lẽ chính tác giả cũng sẽ khá bất ngờ khi đọc được – nhà thơ Lâm Hảo Khôi:
“Đêm Bidong đêm ba mươi năm
Sinh tử nổi chìm trên ngọn sóng
Mồ nối mồ đắp theo biển động
Mùa chim đi tìm hơi gió đông”…
(Đêm ngủ trên cầu Jetty)
Ba ngày dốc sức với rất nhiều nụ cười, giọt mồ hôi và hơn cả là những lời cầu nguyện thành tâm, trời Mã Lai không đổ một hạt mưa, Cánh Buồm Tự Do vươn mình đón gió trong kiêu hãnh, hướng mặt ra Biển Đông với những ước vọng của biết bao thế hệ Thuyền Nhân xưa đã đến rồi ở lại, rời đi rồi trở về.
Cung Thánh và đài Mẹ Fatima, ghe Tỵ Nạn trên đồi Tôn Giáo, các tượng Phật, các bảng Ghi Ơn, cùng toàn bộ mộ bia trên Nghĩa Trang khu F đã được sơn mới. Tại Nghĩa Trang khu A, cỏ cũng được làm sạch và chúng tôi cũng trồng lại hàng cột đã đổ.
Khoảnh khắc tạm chia tay với Bidong, chúng tôi đứng ngắm 4 câu thơ Nôm trên Cánh Buồm Tự Do trong trời chiều, dường như (lại) một hạnh duyên khác nhắc nhớ đến tâm tình hoài quốc từ hơn 200 năm trước của một nữ sĩ trong niềm tưởng nhớ một quê hương đã xa...
Chúng tôi mạn phép mượn những giao cảm đó, gói thành hành trang tình người để mở ra những ngày tháng Tư đọng đầy cảm xúc…
What countries can learn from PISA tests - Source: The Economist
It is easy to be cynical about school-test results, particularly when you are grading the performance of something as complex as a country’s education system. Undaunted, every three years the Program for International Student Assessment (PISA), which is run by the OECD club of mainly rich countries, tests more than half a million 15-year-olds in three subjects—math, reading and science—to give a snapshot of national school-policies.
The latest results were published on December 6th and again show stellar achievement in East Asia. Singaporean pupils are roughly three years ahead of American ones in maths. Some argue that differences in national scores are a result of parenting and innate culture, and therefore that policymakers can do little to improve pupils’ performance. Last week one wag argued that the lesson from PISA is that the rest of the world should use chopsticks. In fact, PISA offers invaluable guidance on how to help children learn.
Culture matters, but it is not as if success in PISA is the preserve of East Asia. Estonia, where chopping sticks is an outdoor pursuit, scores highly enough to beat the rest of Europe and achieves similar results to Japan.
PISA teaches what does not work. Spending more money, for example, is associated with higher scores, but only in poorer countries. Among those that already spend more than $50,000 per pupil throughout their time in school, money alone brings no improvement. Private schools are no exception, at least when it comes to PISA.
Poor students tend to do less well in PISA. But the effects of poverty can be overcome. The influence of family background on test scores fell by more in America than in any other OECD country over the past decade. This partly reflects the growth of excellent autonomous but publicly funded charter schools in big cities. Successive presidents’ efforts to hold schools accountable have had some impact, too. In Estonia nearly half the poorest children achieve results that would place them in the top quarter across the OECD. A reason for this is a lack of selection by ability. Many of the top-performing school systems delay the start of formal education until the age of six or seven, focusing instead on play-based education. But they then make students learn academic subjects until about 16. Even in Singapore, where pupils can opt earlier for a vocational track, schools insist on academic rigor as well as practical work.
Concentrate there at the back
China expresses ‘serious concern’ after Trump challenges long-standing U.S. policy on Taiwan - Source: Washington Post
Donald Trump is talking about Taiwan again — and so is China, in angry and mocking comments Monday that questioned whether the president-elect grasps a core element of relations between the world’s top economic powers.
In an interview broadcast Sunday, Trump said the United States would not necessarily be bound by the “One China” policy — the diplomatic understanding that underpins ties between Washington and Beijing and that leaves China’s rival Taiwan on the diplomatic sidelines with the United States.
Trump suggested the policy could be revisited unless America could “make a deal,” potentially on trade between the two countries.
The remark elicited a sharp response from Beijing, with the Foreign Ministry expressing “serious concern” and a party-controlled newspaper calling the president-elect “as ignorant as a child.” By appearing to treat Taiwan as just a bargaining chip for trade deals, he may also have irked Taipei, experts said.
The comment came less than two weeks after the president-elect made headlines by taking a phone call from Taiwan’s leader, Tsai Ing-wen, a surprise move that was interpreted by some as a high-stakes slip-up and by others as an overdue show of support for a democratic friend.
Trump’s latest foray into East Asian affairs came when he was asked by “Fox News Sunday” about the planning for the Dec. 2 call. He said that he learned about the call “an hour or two” before it took place but that he understood the stakes.
“I fully understand the One China policy, but I don’t know why we have to be bound by a One China policy unless we make a deal with China having to do with other things, including trade,” he said.
“I mean, look,” he continued, “we’re being hurt very badly by China with devaluation; with taxing us heavy at the borders when we don’t tax them; with building a massive fortress in the middle of the South China Sea, which they shouldn’t be doing; and, frankly, with not helping us at all with North Korea.”
“I don’t want China dictating to me,” he said.
Since winning the U.S. presidential election, Trump’s public comments and tweets on East Asian politics have put the region on edge and thrown the future of U. S-China and U.S.-Taiwan relations into question.
When Trump took a call from Tsai, he broke with decades of diplomatic practice — indeed, it was the first such call since President Jimmy Carter switched diplomatic recognition from Taiwan to China in 1979. The call was condemned by China, which lodged an official complaint in Washington.
A Monday editorial in the Global Times, a state-controlled newspaper known for its strident nationalism, suggested that Trump ought to read some books on U.S.-China ties. It also warned that if the United States abandoned the One China policy, Beijing would have no reason to “put peace above using force to take back Taiwan.”
“China needs to launch a resolute struggle with him,” the editorial said. “Only after he’s hit some obstacles and truly understands that China and the rest of the world are not to be bullied will he gain some perception.
“Many people might be surprised at how the new U.S. leader is truly a ‘businessman’ through and through,” the paper said. “But in the field of diplomacy, he is as ignorant as a child.”
Su Hao, director of the Center for Asia-Pacific Studies at China Foreign Affairs University in Beijing, said Trump’s comment was a “careless and irresponsible” act that could “shake the foundation of the bilateral relationship.”
The stance on Taiwan, he said, is not open for negotiation. “International politics is not business. Not everything is on the table for trade.”
Taiwan might actually agree — but for different reasons.
Many in Taipei hailed the call between Trump and Tsai as a breakthrough — a sign that the thriving democracy might finally get the U.S. backing it says it deserves.
They did not see the call as a slip-up or a diplomatic gaffe but rather as the product of a Republican-led recalibration of U.S. foreign policy that has been years in the making.
William Stanton, a career diplomat who served as de facto U.S. ambassador to Taiwan from 2009 to 2012 and now heads the Center for Asia Policy at Taiwan’s National Tsing Hua University, said Trump’s comment Sunday seemed to throw that idea into question by treating Taiwan’s status as just an element of trade negotiations.
“Either he doesn’t know what he is talking about, or he is endangering the status that Taiwan has always had in U.S. policy,” he said. “Having done a good thing, from my point of view, Trump has undone it.”
Wu Jieh-min, an associate research fellow at Taipei’s Academia Sinica, said the United States should not use Taiwan as a means to an end.
“Trump’s call with President Tsai may signal a possible readjustment of the U.S. policy toward Taiwan and China respectively,” he said.
“But from the perspective of the Taiwanese people,” he said, “the legitimate principle should be that Taiwan should not be used as something for trade between the great powers.”
Sự định rõ đặc điểm về sự thấp kém của trí tuệ người Việt Nam của Đào Duy Anh - Tác giả Lê Minh Khai
Trong tác phẩm “Việt Nam văn hóa sử cương”, phát hành năm 1938 của ông, sử gia Việt Nam Việt Nam Đào Duy Anh đã cố gắng thực hiện một điều mà không một học giả Việt Nam nào trước đó đã làm. Ông đã cố viết lịch sử của xã hội Việt Nam.
Đây là một việc rất khó thực hiện, vì như đã nêu trong cuốn sách của ông, tất cả văn bản sử liệu Việt Nam đã có đến thời điểm đó phần lớn chỉ viết về chính trị triều đại. Những tài liệu lịch sử đó đã không nói tới “người dân”, và do đó rất khó để viết về một xã hội Việt Nam trong quá khứ.
Ai là người Việt? Họ từ đâu đến? Chủng tộc của họ là gì? Những đặc tính của người Việt Nam / của chủng tộc Việt Nam là gì?
Đây là những câu hỏi mà các học giả Việt Nam chưa bao giờ tự hỏi trước thời thực dân Pháp. Tuy nhiên, đây lại chính là những câu hỏi mà các nhà truyền giáo, giới cai trị, giới chức quân sự và học giả Pháp đặt ra trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX vì họ cố gắng tìm hiểu các dân tộc trong đế chế thuộc địa của họ.
Và một khi những tác giả Pháp đã hỏi những câu hỏi đó và đã viết về những gì họ đã tìm được, học thuật tại Việt Nam đã mãi mãi thay đổi.
Tại sao lại như thế? Bởi vì các học giả Việt Nam đã đọc những gì người Pháp đã viết về Việt Nam, và là dân bị trị, họ đọc những gì người Pháp viết với một giả định nào đó trong tâm trí của họ.
Tuy có thể bực bội thực dân Pháp và vì bị mất chủ quyền, các học giả Việt Nam trong nửa đầu của thế kỷ XX đã ý thức được rằng người Pháp nói riêng và phương Tây nói chung có nhiều kỹ nghệ tiên tiến hơn so với Việt Nam và những thành tựu kỹ nghệ của phương Tây có liên quan trực tiếp đến cách người phương Tây suy nghĩ.
Vì vậy, khi các tác giả Pháp viết về Việt Nam, các học giả Việt Nam muốn biết những gì họ viết/biết, và tôi cho rằng rằng họ đọc các tác phẩm tiếng Pháp với cảm nhận (có thể là vô thức) là những điểm mà tác giả người Pháp đưa ra đây ý nghĩa và đáng chú ý hơn so với những điểm mà tác giả Việt Nam có thể trưng dẫn chỉ vì cách suy nghĩ của người Pháp.
Cũng như thế, hơn nữa, thực tế người Pháp đã viết về những điều mà người Việt Nam chưa bao giờ viết hoặc nghĩ tới, là dấu hiệu cho các học giả Việt Nam thấy sự độc đáo về cách người Pháp suy nghĩ, một cách suy nghĩ đã dẫn đến sự phát triển vượt trội của xã hội Pháp, khiến họ có khả năng đi xâm chiếm những vùng đất lạ, v.v.
Vì thế tôi lập luận rằng các học giả Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX đã đọc những tác phẩm tiếng Pháp với một ý thức tôn trọng và tò mò nhưng cũng có một cảm giác tự ti. Sự kết hợp của những cảm xúc đó khiến học giả Việt Nam đã tin tưởng và lặp lại những tuyên bố của những tác giả Pháp về một số thiếu sót của trí tuệ Việt Nam.
Chúng ta có thể thấy điều này trong “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh. Trong cuốn sách đó có một phần về “Người Việt Nam” thảo luận về tất cả các vấn đề nêu trên: người Việt Nam từ đâu đến, người Việt Nam thuộc chủng tộc nào, và những đặc điểm về thể chất và trí tuệ của họ.
Vì đây là những vấn đề mà các học giả Việt Nam đã chưa bao giờ bàn đến trước khi người Pháp xuất hiện, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi Đào Duy Anh dựa nhiều vào các tác phẩm của những tác giả người Pháp để thảo luận về những vấn đề này.
Ví dụ, để giải thích nguồn gốc của người Việt Nam, Đào Duy Anh dựa trên một nghiên cứu của Leonard Aurousseau, và để giải thích những thứ như những đặc điểm thể chất và trí tuệ của người Việt Nam, ông đã sử dụng cuốn “Người Annam: xã hội – tập quán, tôn giáo” (1906) của Đại tá E. Diguet.
Về sự thông minh của người Việt, Diguet viết,
“Người Annam có tâm trí tinh tế và óc tưởng tượng sống động; Tuy nhiên, trong tất cả các phẩm chất trí tuệ, ký ức của họ phát triển nhất, nhờ vào việc học (viết/đọc) chữ Hán mà ông bà và tổ tiên của họ đã thực tập từ thời cổ đại. Rõ ràng việc ghi nhớ vô số dấu hiệu khác nhau, mỗi ký tự đó đại diện cho một ý tưởng, đòi hỏi một nỗ lực phi thường của vùng này ở não.”
Sau đó ông nói thêm rằng giáo dục Việt Nam bị giới hạn trong nghiên cứu văn học, và hầu hết những tác phẩm văn học Trung Quốc và Việt Nam mà họ nghiên cứu là các tác phẩm của trí tưởng tượng. Do đó, Diguet lập luận rằng trong khi người Việt phát triển những khả năng trí tuệ của bộ nhớ và trí tưởng tượng, đây là những khả năng trí tuệ không có ích trong các lĩnh vực khoa học và công nghiệp.
Hơn nữa, Diguet cũng nói rằng khả năng trí tuệ Việt Nam về sức tưởng tượng có giới hạn của nó. Để dẫn chứng, ông nói rằng,
“Trong lĩnh vực nghệ thuật, nơi mà trí tưởng tượng có chủ quyền, người Annam đã cho thấy họ có giác quan sắc sảo về những hình ảnh tưởng tượng. Nhưng phải thừa nhận rằng, chỉ một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, tất cả các quy trình công nghiệp hay nghệ thuật của họ đều là những vay mượn từ Trung Quốc, một lần nữa, đó là nguồn cảm hứng của họ.”
Nói cách khác, trong khi Việt Nam có một óc tưởng tượng phát triển tốt, họ chỉ tưởng tượng theo những tư tưởng và tập quán mà họ đã học được từ Trung Quốc, và do đó trí tưởng tượng của họ có phẩm chất thấp hơn so với Trung Quốc.
Bây giờ chúng ta hãy xem Đào Duy Anh đã viết những gì về tâm thức Việt Nam.
“Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, mà giàu trực giác hơn luận lý.
Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực [23] tiến hòa hoãn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm.”
Đây chỉ là một ví dụ nhỏ của những ví dụ khác có thể được tìm thấy ở cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh. Tuy nhiên điểm chính ở đây là chúng ta có thể thấy rằng Đào Duy Anh căn bản đã chấp nhận những mô tả tiêu cực về người Việt Nam của một nhà văn Pháp.
Tại sao ông ấy làm như vậy? Trước hết, viết về những đặc điểm của trí tuệ Việt Nam, cũng như nghiên cứu lớn hơn – lịch sử của xã hội Việt Nam mà đề tài này là một phần – là tất cả những chủ đề mà người Việt Nam đã chưa khi nào viết/thảo luận trước thời kỳ thuộc địa.
Như vậy, Đào Duy Anh đã cố gắng để làm một điều gì đó mới. Và tại sao ông chọn để viết về chủ đề này? Bởi vì đây là những gì các nhà văn Pháp đã viết, và ông tin rằng về khả năng trí tuệ của họ, người Pháp đã vượt trội so với người Việt Nam.
Người Pháp đã phát triển xã hội của họ theo những cách mà người Việt Nam đã không làm, không có, và khả năng của người Pháp trong việc xây dựng một đế quốc thực dân ở Việt Nam là một dấu hiệu rõ ràng về điều đó vì nó cần một cách suy nghĩ mà Đào Duy Anh tin rằng, người Việt Nam đã không có.
Do đó, học theo cách người Pháp quan sát và viết về thế giới và để bắt chước Pháp là điều hợp lý. Và khi làm như vậy Đào Duy Anh thấy người Pháp đã xác định một số điểm yếu của trí tuệ Việt Nam cũng rất hợp lý đối với ông.
Cuối cùng làm sao người ta có thể giải thích được chế độ thực dân của Pháp nếu người Việt Nam không thua kém người Pháp? Đào Duy Anh tin chắc rằng Việt Nam đã thua kém. Người Việt Nam không giỏi ở những phương diện đã làm cho Pháp vĩ đại, như nghiên cứu thực tiễn và tư duy hành động thực tiễn.
Và người Viêt Nam đã chú ý quá nhiều đến các vấn đề không thực tế, như nghiên cứu văn học chẳng hạn.
Tuy thế, không có đặc điểm trí tuệ nào của người Việt có mà không thể thay đổi được, và Đào Duy Anh đã viết rõ ràng trong cuốn sách rằng ông cảm thấy xã hội Việt Nam sẽ thay đổi đáng kể qua việc tiếp xúc với người Pháp.
Tuy thực sự những điều đó đã xảy ra, ý tưởng của một sự phân đôi giữa Pháp theo logic hơn và một Việt Nam nghiêng về văn học hơn như những nhà văn Pháp như Diguet đã cho là vậy, và là nhưng gì Đào Duy Anh đã lặp lại, và tiếp tục cho đến ngày nay vẫn thấy còn trong các tác phẩm của các nhà lý luận văn hóa như Trần Ngọc Thêm.
Chỉ khác ở chỗ, hôm nay, sở thích văn học, thơ ca của Việt Nam lại được xem là một đức tính tốt hơn là một dấu hiệu của sự thua kém, vì sự thiếu logic này được đặt làm phản diện một sự quá logic của một phương Tây được cho là bóc lột và thống trị.
Tuy nhiên, nó vẫn là sự lưỡng phân nhị thức giữa một phương Tây duy lý và phương Đông ít duy lý hơn. Dó là, đó cũng là cái nhìn của thực dân Pháp sau khi quan sát thế giới.
Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016
Hành trình đến tự do, nhà văn Mai Thảo - Tác giả Ngô Thế Vinh
Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ tự do và tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đây nhưng nội tâm thì rất buồn bã. Buồn cho dân tộc tôi. Tôi không biết liệu chúng tôi có còn một tương lai. Xa rời quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất phần hồn." Đã 36 năm kể từ ngày Mai Thảo trả lời cuộc phỏng vấn của Jane Katz 7.10.1980, hai năm sau ngày anh đặt chân tới Mỹ và cũng đã 18 năm kể từ ngày anh mất: Việt Nam vẫn chưa có tự do và thân xác anh thì nay đã vùi nông trên một lục địa mới rất xa với một nơi được gọi là quê nhà.
Khó có thể tưởng tượng cảnh sống đạm bạc của nhà văn Mai Thảo trên đất nước Mỹ. Chỉ là một căn phòng 209 rất nhỏ trên lầu 2 của một chung cư dành cho người cao niên ngay phía sau hẻm nhà hàng Song Long. Chỉ có một bàn viết, chiếc giường đơn với nơi đầu giường là một chân đèn chụp rạn nứt và dưới gậm giường mấy chai rượu mạnh; trên vách là mấy tấm hình Mai Thảo; đặc biệt là tấm ảnh phóng lớn có lẽ chụp trước 1975, Mai Thảo cao gầy ngồi trên bậc thềm nhà cùng với nhà thơ Vũ Hoàng Chương mảnh mai trong áo dài the, phía dưới là một kệ sách. Mai Thảo có nhiều bạn nhưng đây có lẽ là tấm hình "đôi bạn" mà anh rất thích. Về tuổi tác, Vũ Hoàng Chương hơn Mai Thảo một con giáp, cũng vì vậy mà Nguyễn Xuân Hoàng hết đỗi ngạc nhiên khi thấy Mai Thảo gọi Vũ Hoàng Chương là "mày".
Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936, nhỏ hơn Mai Thảo 9 tuổi, cũng vẫn cứ mày tao với Mai Thảo. Để thấy trong sinh hoạt văn học, cùng một lứa bên trời lận đận, họ đã là những bạn văn không biết đếm tuổi.
Căn phòng nhỏ hẹp ngày nóng đêm lạnh ấy là không gian sống và cũng là toà soạn báo Văn của Mai Thảo. Mỗi lần tới thăm anh, tôi vẫn để ý tới chiếc bàn viết lữ thứ của Mai Thảo kê sát khung cửa sổ thấp nhìn thoáng ra bên ngoài. Rồi tới kệ sách, không có nhiều sách Mai Thảo, chỉ có ít cuốn sách tiếng Pháp, mấy số báo Văn, đôi ba cuốn sách mới bạn văn gửi tặng anh. Mai Thảo giỏi tiếng Pháp, đọc nhiều sách Pháp; anh cũng tiếp cận với nền văn học Mỹ và rất thích các tác giả Mỹ như Henry Miller, Hemingway, John Steinbeck nhưng là qua những bản dịch Pháp ngữ.
Tôi chú ý tới một cuốn sách tiếng Anh khá nổi bật với bìa đỏ trên kệ sách: Artists in Exile, American Odyssey của Jane Katz. Trong cuốn sách ấy, nữ ký giả Jane Katz, đã phỏng vấn các văn nghệ sĩ thế giới tới tỵ nạn trên đất Mỹ. Họ đến từ nhiều quốc gia như Nga, Trung Quốc, Afghanistan, Nam Phi, Á Căn Đình, Việt Nam… Nhà văn Mai Thảo được Jane Katz phỏng vấn và giới thiệu như một “thuyền nhân”, tác giả của 42 cuốn sách tiếng Việt, tất cả đều lưu trữ trong thư viện Đại học Cornell. Cuộc phỏng vấn Mai Thảo, được thực hiện ngày 10 tháng 07, 1980, hai năm sau ngày anh đặt chân tới Mỹ qua thông dịch của anh Nguyễn Thanh Trang, tới từ San Diego, bạn nhà văn Mai Thảo. Tuy là một bài phỏng vấn nhưng không có xen kẽ vào những câu hỏi, nên nội dung như một “tự sự”của Mai Thảo. Jane Katz đã ghi lại cảm tưởng sau cuộc phỏng vấn nhà văn Mai Thảo: “ Ông phát biểu với một nhân cách trầm tĩnh, và với cả sự kiềm chế sau những năm sống cách biệt - He speaks with quiet dignity, and with the restraint which years of privation have taught him.” (6)
Bài phỏng vấn của Jane Katz cũng sẽ đi cùng với bài viết này để tưởng niệm ngày Giỗ thứ 18 của Mai Thảo.
Khi giao tờ Văn cho Nguyễn Xuân Hoàng năm 1996, cũng là năm đánh dấu sức khoẻ của Mai Thảo bắt đầu suy yếu, anh đi lại khó khăn; tới mức, theo Khánh Trường kể lại, thì một buổi tối khuya về, anh không còn đủ sức leo lên một tầng thang lầu để trở về căn gác trọ thân thuộc trong bấy nhiêu năm. Sau đó Mai Thảo phải dọn xuống một căn phòng khác dưới tầng trệt. Ngay phía lầu trên là căn phòng của hoạ sĩ Khánh Trường. Sức khoẻ Khánh Trường thì cũng không khá gì nhưng đủ sức để chăm sóc anh Mai Thảo khi cần đến. Tín hiệu Mai Thảo gọi Khánh Trường không phải là điện thoại mà thường là một cây gậy gõ gõ lên trần nhà.
TẠP CHÍ VĂN TRÊN ĐẤT MỸ
Tên tuổi Mai Thảo gắn liền với Tạp chí Sáng Tạo, cho dù Sáng Tạo có một đời sống tương đối ngắn ngủi.
Nhưng báo Văn thì đeo đuổi Mai Thảo lâu dài hơn, từ trong nước trước 1975, ra tới hải ngoại tới 1996.
Báo Văn khởi đầu từ 1964 với thư ký toà soạn Trần Phong Giao kéo dài được 8 năm. Năm 1972, Văn chuyển qua Nguyễn Xuân Hoàng thay Trần Phong Giao. Năm 1973, Mai Thảo về Văn cùng với Nguyễn Xuân Hoàng trông coi Văn. Năm 1974, Nguyễn Xuân Hoàng rời báo Văn, còn lại Mai Thảo làm tiếp đến 30.4.1975.
Sau hai năm đặt chân tới Mỹ, năm 1982 Mai Thảo cho tục bản tạp chí Văn và kéo dài được 14 năm. Khó có thể tưởng tượng được rằng một mình Mai Thảo trông tờ Văn, anh không lái xe, anh vẫn thuộc trường phái "viết tay" chỉ dùng cây viết chứ không hề đụng tới chiếc máy chữ hay máy điện toán. Kể cả trên mỗi chiếc phong bì gửi báo cho hàng trăm độc giả dài hạn, anh cũng vẫn cặm cụi viết tay. Có người bạn trẻ muốn giúp anh dùng computer in nhãn để không phí thời gian nhưng anh chối từ. Mai Thảo rất tình cảm, anh muốn có mối tương quan gần gũi với từng độc giả qua nét chữ của chính anh trên từng số báo. Mười bốn năm sống với và sống bằng tờ Văn, anh hào hứng mỗi khi khám phá ra một cây viết tài năng mới. Văn cũng là nơi quy tụ lại những cây viết cựu của miền Nam lưu vong ra hải ngoại. Như một Thảo Trường từng viết cho Sáng Tạo, sau 17 năm tù cộng sản rồi qua Mỹ, các sáng tác đầu tay của Thảo Trường viết ở Mỹ, đều gửi cho Mai Thảo đăng trên tạp chí Văn.
Khi nói tới tờ Văn, Mai Thảo tâm sự: "từ mấy năm nay làm lại tờ Văn ở Hoa Kỳ, đời sống lữ thứ hàng ngày thấy đỡ thất lạc, bởi lại được thả trôi trở lại với một không khí toà soạn không khí trị sự, tuy đã khác biệt nhưng vẫn còn phảng phất đâu đó, trên một góc bàn viết, dưới một ánh đèn sáng, cái không khí đã bao năm tôi sống ở quê nhà, tâm trí tôi thường có nhiều hơn những hồi tưởng về báo quán cũ, là 38 Phạm Ngũ Lão Sài Gòn, ngày trước." (5)
Đến năm 1996, sau số báo số 158 &159, do sức khoẻ sa sút, Mai Thảo ban đầu trao tạp chí Văn lại cho Du Tử Lê, sau một số báo 160, tờ Văn được Mai Thảo chính thức trao lại cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Nguyễn Xuân Hoàng tiếp tục ra tờ Văn từ số 161 cho đến số 163.
Đầu năm 1997, Nguyễn Xuân Hoàng ra tờ báo Văn số 1, bộ mới. Kéo dài được 12 năm. Tới năm 2008, tờ Văn số cuối cùng 125-129 cho ba tháng Giêng, Hai và Ba là số đặc biệt về hoạ sĩ Thái Tuấn với bài vở đã layout xong chuẩn bị đưa nhà in, nhưng rồi vì lý do tài chánh Nguyễn Xuân Hoàng đành cho đình bản tờ Văn, cho dù báo Văn vẫn bán được, tuy không đem lại lợi nhuận nhưng không thể để một món nợ lớn đến như vậy với nhà in Kim Select Graphics & Printing trên đường Euclid, mà sau này vợ chồng Nguyễn Xuân Hoàng phải gồng mình gánh trả.
TẤM LÒNG TỪ BI MAI THẢO
Lý do sâu xa mà không ai muốn nói ra, khi tờ Văn của Nguyễn Xuân Hoàng đình bản, cũng như nhà xuất bản Văn Nghệ của anh Từ Mẫn Võ Thắng Tiết phải ngưng hoạt động vì sách báo thì vẫn bán được nhưng lại không được các nhà sách sốt sắng thánh toán tiền bạc.
Mai Thảo được mọi người biết tới như một nhà văn, một cây viết tuỳ bút nổi tiếng và sau này là một nhà thơ. Quen biết anh, người ta càng thấy mến con người Mai Thảo hơn. Tấm lòng của Mai Thảo với tha nhân thật đẹp. Anh tốt với mọi người và rất trực tính, nói thẳng trước mặt với người trái ý anh, kể cả lớn tiếng và giận dữ nhưng sau đó thì quên đi, anh không bao giờ để tâm. Trong suốt cuộc đời viết văn, chưa bao giờ Mai Thảo dùng ngòi bút để nói xấu hay chửi bới ai, cho dù không thiếu những bài viết chỉ trích anh nặng nề, có lẽ anh không đọc và cũng không bao giờ trả lời.
Nguyễn Đăng Khánh, người em ruột Mai Thảo viết về anh mình: "nhiều lần đọc báo thấy người ta mạt sát anh thậm tệ, tôi nóng ruột tới hỏi anh: Tại sao người ta chỉ trích anh nặng nề như thế mà anh không lên tiếng? Anh nói: Sống với người, với đời, phải có lòng. Tấm lòng ở đây là la bonté. Con người không có la bonté là vứt đi. Phải sống thành thật với người, với đời. Vì thế nên tôi không bao giờ dùng ngòi bút của tôi để phê phán, chỉ trích hay nói một điều xấu về ai hoặc để trả lời lại những kẻ mạt sát tôi. Người ta muốn chỉ trích, muốn nói xấu tôi, cứ nói. Khánh thấy người ta chỉ trích tôi trên báo chí vì họ muốn độc giả thấy tên họ đứng trên cùng một trang báo với Mai Thảo. Họ thích như vậy, cứ để cho họ làm, tôi sẽ không bao giờ viết lại.” (3)
Trước đó khá lâu, năm 1989 Mai Thảo cũng có một phát biểu tương tự khi gặp Nguyễn Hưng Quốc ở Paris: “Đời tôi có một nguyên tắc: không bao giờ dùng văn chương để làm bất cứ điều gì xấu xa. Đâu phải tôi không biết người nào tốt người nào xấu với mình, nhưng tốt hay xấu mặc họ. Người nào tốt, đến gần, uống rượu chơi. Người nào xấu, lánh ra thật xa, đừng thèm đụng tới. Nhưng đừng bao giờ mang những điều đó lên trang giấy để bôi bẩn nhau. Văn chương là cái đẹp, là thế giới của cái đẹp, ở thế giới ấy có thứ tiền tệ riêng của nó: anh phải dùng thứ tiền ấy, anh phải đàng hoàng, phải lương thiện. Thứ tiền tệ ấy chính là cái đẹp.” (4)
Trong bài báo đăng trên Saigon Times "Một Vài Kỷ Niệm với Nhà Văn Mai Thảo" viết vào khoảng cuối năm 1997, khi nhà thơ Thái Tú Hạp vào thăm Mai Thảo tại bệnh viện Fountain Valley. Thái Tú Hạp đã xúc động nhớ lại một câu nói tâm tình của Mai Thảo khi anh còn khoẻ và thường tới quán Doanh Doanh ở cuối con đường Sunset, một quán ăn gia đình rất văn nghệ của vợ chồng Thái Tú Hạp-Ái Cầm có nhạc cổ điển có treo cả một bức tranh sơn dầu lớn của Nguyên Khai: "Tôi bảo với Hạp một điều, trong đời sống có thể chúng ta không yêu người này, không thích người kia, xỉ vả nhau thẳng thừng trực diện một trận rồi thôi. Bỏ! Đừng lôi nhau lên báo, kỳ lắm. Cõi văn chương hãy để cho nó trong sáng. Hãy xử dụng ngòi bút mình một cách ngay thẳng, tử tế đối với mọi người..."
Trong cuộc phỏng vấn ngày 5 tháng 6 năm 2008, mười năm sau khi Mai Thảo mất, câu hỏi cuối cùng của Thuỵ Khuê với Trần Vũ, "Anh muốn nói điều gì nữa về Mai Thảo? Trần Vũ nhớ lại: lúc sinh tiền, Mai Thảo thường nhắc: «Em không dụng chữ cho mục đích phi văn chương. Không chửi ai cả. Văn chương không phải là chỗ cho em bựa. Em không được quyền.» Những khi cáu, ông gắt um. Không phải một lần, mà nhiều lần, lời khuyên, mệnh lệnh. Bây giờ Mai Thảo mất rồi, tôi cũng không còn trẻ nữa, nhưng những khi nghĩ đến ông, tôi lại nhớ đến lời dặn này. Hôm qua, bây giờ, tôi vẫn giữ tròn lời hứa với trưởng thượng của mình."
Cả một đời sống với chữ nghĩa, vẫn cứ mãi là một Mai Thảo nhất quán, luôn luôn là người bảo vệ sự trong sáng và thanh thoát của cõi văn chương. Không tu hành nhưng Mai Thảo sẵn có một tâm Phật.
Rồi chợt nhớ tới hai câu trong bài thơ Em Đã Hoang Đường Từ Cổ Đại trong tập thơ Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền của Mai Thảo:
Tâm em là Bụt tâm anh Phật
trên mỗi tâm ngồi một nhánh hương
NHỮNG NGÀY THÁNG NẰM VIỆN
Trao lại tờ Văn cho Nguyễn Xuân Hoàng rồi, chẳng bao lâu sau đó, sức khỏe Mai Thảo mau chóng suy kiệt, có lúc anh đã không còn đủ sức ra khỏi căn buồng trong khu chung cư cho dù anh đã dọn xuống tầng trệt. Nỗi cô đơn và dấu hiệu bệnh tật thật sự đã có từ mấy năm trước khiến Mai Thảo đã làm bài thơ "Dỗ bệnh":
Mỗi lần cơ thể gây thành chuyện
Ta lại cùng cơ thể chuyện trò
Dỗ nó chớ gây thành chuyện lớn
Nó nghĩ sao rồi nó lại cho
Bệnh ở trong người thành bệnh bạn
Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân
Gối tay lên bệnh nằm thanh thản
Thành một đôi ta rất đá vàng
Khi không còn "dỗ bệnh" được nữa, là tới lúc Mai Thảo phải rời chiếc bàn viết lữ thứ, rời căn phòng phía sau nhà hàng Song Long để luân phiên vào các bệnh viện Fountain Valley Orange County, Good Samaritan Los Angeles và rồi Barlow Hospital và anh đã chẳng có dịp trở lại chốn cũ.
Good Samaritan là bệnh viện tôi tới thăm anh. Nơi đây tôi gặp Nguyễn Phúc Vĩnh Khiêm, người bác sĩ trẻ chuyên khoa tim mạch đang trực tiếp chăm sóc anh. Khiêm từ bé học trường Pháp rồi lớn lên học y khoa ở Mỹ nên không biết gì về văn chương Mai Thảo, nhưng qua thân phụ, Khiêm được biết mình đang được chăm sóc một người bệnh tên Nguyễn Đăng Quý, là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng với bút danh Mai Thảo.
Nguyễn Mộng Giác khi cùng với hai chị Bùi Bích Hà và Trần thị Lai Hồng khi vào thăm Mai Thảo tại bệnh viện Barlow Los Angeles, bằng trực giác của một nhà văn anh đã có ý nghĩ: "dù không có kiến thức y khoa, chúng tôi đều cảm thấy anh Mai Thảo đang đi trên con đường một chiều, không có cơ may nào quay trở lại đời sống bình thường như trước." (1)
Cũng tại bệnh viện Good Samaritan này, Khiêm đã thông tim cho Thượng toạ Thích Mãn Giác tức thi sĩ Huyền Không, Khiêm cũng là thành viên trong toán mổ tim lần thứ hai cho nhà văn Võ Phiến. Vì cùng trong lãnh vực chuyên môn, tôi có nhiều dịp trao đổi với Khiêm về tình trạng sức khoẻ anh Mai Thảo. Về hô hấp anh cần dưỡng khí qua ống thở, về dinh dưỡng do không ăn được anh được nuôi bằng chất thực phẩm lỏng bơm qua một G-tube vào dạ dày. Thời gian này sự sống của anh phụ thuộc vào máy móc và toán chăm sóc đặc biệt. Sau một thời gian nằm qua các bệnh viện, sức khỏe Mai Thảo ổn định nhưng hồi phục thì rất chậm do tổng trạng quá yếu, hậu quả của nhiều năm uống rượu mà không ăn và hút thuốc nên bị suy dinh dưỡng trầm trọng và cả suy hô hấp.
Sau khi ra khỏi được ống thở, không còn cần thiết phải nằm trong một bệnh viện "acute care" Mai Thảo được chuyển về một khu chăm sóc Phục Hồi Quận Cam. Anh không mắc một căn bệnh nan y nào, dù uống rượu bấy nhiêu năm anh vẫn có một lá gan bằng sắt nhưng Mai Thảo thì cứ như một thân cây khô héo dần cho tới ngày 10 tháng Giêng năm 1998 thì anh mất.
Nhớ lại khi Mai Thảo vừa mất, Đỗ Ngọc Yến có ý tưởng lập ngay một giải văn chương Mai Thảo. Tôi nói với Yến, trước khi nói tới một giải văn chương mang tên Mai Thảo, việc nên làm ngay là giữ lại chiếc bàn viết lữ thứ của anh ấy, như một nét văn hoá của Little Saigon.
Sau khi anh mất, cả không gian sống của Mai Thảo, cuối cùng được người em trai là anh Nguyễn Đăng Khánh đến thu dọn, tất cả chỉ đủ xếp vào mấy chiếc thùng giấy. Và đã không còn đâu dấu vết chiếc bàn viết lữ thứ của một nhà văn "thuyền nhân" lưu vong có tên Mai Thảo.
Người Việt phiêu bạt từ khắp năm châu, khi hành hương tới thủ đô tỵ nạn không lẽ chỉ để thấy một khu Phước Lộc Thọ, chỉ có một tiệm sách Văn Khoa thì nay cũng không còn nữa. Một người bạn cùng gia đình và đàn con thế hệ thứ hai đến từ xứ tuyết Toronto, nhận định là tới Little Saigon không lẽ chỉ để dẫn chúng nó vào những tiệm phở, ngắm bảng hiệu mấy văn phòng bác sĩ hay luật sư. Anh ấy muốn nói tới một Công Viên Văn Hoá Việt Nam.
JANE KATZ PHỎNG VẤN MAI THẢO
Và sau đây là bản lược dịch của người viết từ nguyên bản tiếng Anh, “Những Nghệ sĩ Lưu vong, Hành trình tới Mỹ Quốc” trích từ cuốn sách Artists in Exile, American Odyssey của Jane Katz do Stein & Day Publishers, New York xuất bản 1983. (6)
Tôi sinh năm 1930* tại tỉnh Nam Định, Bắc Việt Nam. Cha tôi là một điền chủ thành đạt, ông được dân làng kính trọng. Ông là chủ gia đình, mẹ tôi thì ở nhà với những người giúp việc. Tôi và các anh em tôi đều rất tuân phục cha tôi.
Sau khi có người Tây phương xâm nhập, đã có tình trạng bất hòa giữa thế hệ trẻ và già. Nhưng những người ngoại quốc ấy đã không thể phá vỡ nền tảng gia đình của đất nước chúng tôi. Đó là một trật tự lâu đời không ai có thể hủy hoại.
Cha tôi quản lý các trang trại. Ông giàu có nên không để chúng tôi làm công việc đồng áng. Tôi phải tới trường đi học, nhưng sau lớp học thì tôi lại rong chơi ngoài đồng ruộng. Với những con trâu kéo cày trên những thửa ruộng nơi châu thổ sông Hồng. Đồng cỏ thì phì nhiêu và xanh tươi. Một số người trong làng thì làm công cho cha tôi, một số khác có ruộng đất riêng của họ.
Dân tộc tôi yêu đất đai, họ tin rằng có hương hồn tổ tiên trong đó. Mọi gia đình đều làm việc ngoài đồng áng, không có ai phải đói kém.
Khi tôi được 10 tuổi thì cha tôi bị mất hết ruộng vườn. Gia đình tôi phải rời về Hà Nội. Thật là khó khăn cho cha tôi phải rời bỏ đất đai của tổ tiên và làng mạc. Trong làng ông quen biết mọi người. Ông đã có một căn cước ở đó mà ông không thể tìm thấy lại nơi thành phố.
Ở Hà Nội, tôi được thấy thành quách và những ngôi chùa cổ qua các triều đại từ những thế kỷ thứ 8 và thứ 10. Một ngôi chùa có tên Ngọc Sơn, một ngôi đền khác có tên là Quan Thánh. Trung tâm thành phố là một hồ lớn, nơi mọi người gặp nhau sau một ngày dài làm việc. Vào mùa hè thì chúng tôi đi biển.
Cho dù sống ở đô thị, chúng tôi vẫn giữ các tập tục cổ truyền như kính trọng người già, tưởng niệm các ngày lễ theo truyền thống.
Tinh thần quốc gia là một phần của truyền thống Việt Nam. Trong một ngàn năm, người Việt bị người Tàu đô hộ, với ảnh hưởng trên nền giáo dục và tư tưởng nhưng người Việt chưa bao giờ bị hoàn toàn khuất phục. Rồi tới thế kỷ 19, khi người Pháp đánh chiếm nhiều tỉnh của Việt Nam, thiết lập nền hành chính đô hộ, mở trường học và các cơ sở dân sự điạ phương.
Năm 16 tuổi, tôi gia nhập phong trào kháng chiến chống Pháp. Chúng tôi tổ chức những chương trình ca nhạc kịch trong các làng xóm để khích động lòng yêu nước. Chúng tôi viết những câu chuyện về lịch sử và khát vọng tự do. Tôi đã từ bỏ kháng chiến 4 năm sau đó khi biết được Cộng sản đã xử dụng phong trào kháng chiến để phá vỡ trật tự xã hội cổ truyền và cổ võ cho đấu tranh giai cấp.
Chiến tranh Việt Pháp chấm dứt năm 1954 và đất nước bị phân đôi. Gia đình chúng tôi di cư vào Sài Gòn. Đó là một hình thức phản kháng những người Cộng sản. Cha tôi không tin họ và họ cũng không tin cha tôi. Dưới thống trị của Cộng sản, dân chúng hết quan tâm về nghệ thuật. Làm sao có thể vẽ tranh khi mà thường ngày phải lo từng miếng ăn? Trí thức thì bị khống chế và thường bị cưỡng bức vào quân đội.
Từ năm 1958, khởi sự có đối đầu công khai giữa hai miền Việt Nam: miền Bắc là chế độ Cộng sản hậu thuẫn bởi Trung Cộng và Liên Xô và miền Nam không Cộng sản hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ và các nước đồng minh.
Thường xuyên có chiến dịch tuyên truyền của cả đôi bên. Miền Bắc thì rêu rao là đang giải phóng miền Nam chống lại đế quốc Mỹ, còn chính phủ miền Nam thì đang chống lại sự thống trị của Trung Cộng và Liên Xô. Cộng sản thực hiện cuộc chiến du kích ẩn náu trong rừng sâu. Máy bay Mỹ thì rải chất độc khai quang để bắt địch quân phải lộ diện. Họ cũng đã gây nhiễm độc cho rừng núi, cây cối, xúc vật và nguồn thực phẩm.
Trí nhớ của tôi về những năm chiến tranh còn rất sống động. Tôi vẫn còn thấy được những căn nhà bị đánh bom, cây cối thì cháy lá và trơ cành, một ngôi đền cổ bị bốc cháy, những trẻ con bụng ỏng, mất mắt hay cụt chân, bà cụ già không nhà cửa thì đi lang thang như người mất hồn…
Tôi viết văn từ năm 1950. Ở xứ sở tôi, nhà văn nhà giáo rất được kính trọng. Sách của tôi được các công ty nhỏ tư nhân xuất bản ở miền nam Việt Nam, rất phổ biến, một số sách đã trở thành “best-sellers” nhưng để sống bằng nghề cầm bút rất khó. Tôi viết rất nhiều truyện và tiểu thuyết. Chúng tôi không có nhiều dịch giả, các sách của tôi không được dịch ra ngoại ngữ. Tôi cũng làm chủ bút một vài tờ báo và tập san văn chương.
Tôi có đọc các nhà văn Mỹ mà tôi rất thích như: Henry Miller, Hemingway, John Steinbeck – qua những bản dịch tiếng Pháp. Các tác giả này không ảnh hưởng tới văn phong của tôi. Nền văn học của chúng tôi rất khác. Chúng tôi có truyền thống văn học riêng từ ngàn năm. Nền văn học của chúng tôi rất quy cách, với mục đích: thăng tiến xã hội.
Có một truyện ngắn tôi đã viết và ưa thích có tựa đề là “Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời”. Một người đàn ông và một người đàn bà chung sống trong một căn nhà nhỏ bên suối. Người đàn bà thì không hiểu tại sao người đàn ông đã bỏ đi. Hành trình của người đàn ông là leo lên tới đỉnh cao nhất của một ngọn núi Phương Đông. Ông muốn biết ngọn núi ấy cao bao nhiêu; ông đi tìm kiếm một chân lý tuyệt đối và hạnh phúc. Khi tới được đỉnh cao nhất của ngọn núi thì ông ta tuyệt vọng vì ý thức được rằng chân lý tuyệt đối thì không bao giờ có thể đạt được. Người đàn bà đi tìm kiếm và thấy xác người đàn ông nằm bên bờ suối. Không ai biết người đàn ông đã chết như thế nào. Người đàn bà đưa xác người đàn ông về làng và tự hỏi tại sao người đàn ông chết. Và cuối cùng người đàn bà nghiệm ra rằng trên đường đi tìm chân lý, người đàn ông đã chọn cái chết.
Như một nhà văn, tôi đề cập tới vấn đề nhân sinh; tôi không có ý đi tìm một giải pháp. Đa số các sách và truyện của tôi dựa trên kinh nghiệm bản thân hay của những người mà tôi quen biết. Sự kiện ghi nhớ trộn lẫn với hư cấu. Văn phong – style, là điều quan trọng.
Người Mỹ rút khỏi Sài Gòn năm 1975. Do các bài viết chống cộng trước đó, tôi bị liệt kê trong sổ đen những nhà văn có nguy hại cho chế độ. Hầu hết các nhà văn có tên trong danh sách ấy đều bị bắt đi tù, nhiều người bị chết trong tù vì thiếu ăn, thiếu thuốc men.
Tôi thì may mắn hơn, được dân chúng chăm sóc và che chở. Không có tình thương yêu của họ tôi đã không thể sống còn ở Việt Nam.
Cộng sản ra thông báo là bất cứ ai tán trợ những nhà văn có tên trong sổ đen sẽ bị bắt giữ. Hệ thống an ninh của họ rất chu đáo. Họ chỉ định những người hàng xóm canh chừng nhau và báo cáo lên chính quyền địa phương. Nhưng vẫn có nhiều người liều mạng để che chở cho tôi. Họ che dấu tôi trong 8 căn nhà khác nhau trong vòng hai năm trời. Tôi sống trong hầm tối vì bất cứ ánh sáng hay sinh hoạt nào bị hàng xóm phát hiện sẽ gây hiểm nguy cho gia chủ. Phải là những căn nhà không có trẻ em vì các gia đình luôn luôn dạy con em không được nói dối. Cộng sản đã lục soát một số nhà nhưng không hiệu quả, và họ đã không tìm ra tôi.
Tôi sống như một con vật trong bóng tối, ẩn mình trong suốt hai năm. Có những đêm hoàn toàn mất ngủ, những ngày giống nhau buồn chán. Một người bạn đem đến cho tôi cỗ mạt chược và tôi chơi cùng một lúc ở cả hai phe. Đôi khi quá tuyệt vọng, tôi phải tìm cách ra ngoài, một cách bí mật trong bóng đêm. Đôi khi tôi không thể tưởng tượng rằng mình đã phải sống trong những điều kiện như vậy. Có lúc tôi cảm thấy tuyệt vọng, và tưởng tượng rằng sẽ có một giấc ngủ dài và không trở dậy nữa. Nhưng người Việt có thói quen chịu đựng và vượt qua. Tôi sâu sắc cảm thấy nhà văn là thuộc xã hội và quần chúng mà họ đang sống với. Với những người đã cùng nhau hợp tác cứu sống tôi, tôi thấy mình phải can đảm để xứng đáng với sự trợ giúp mà tôi đã nhận.
Tôi không phải là Phật tử cho dù gia đình tôi theo Phật giáo. Nhưng là một nhà văn và là một người suy tưởng, tôi phải nhìn lại đời sống mình và cố gắng tìm ra những ý nghĩa. Trong nhiều giờ mỗi ngày tôi đã tịnh tâm và suy niệm. Đặc biệt trong hoàn cảnh như vậy, người ta phải đi tìm sự thật và ý nghĩa của cuộc sống. Tôi đã có cơ hội đó. Tôi tin rằng mỗi chúng ta có một thượng đế trong chính mình. Một người có thể tự cứu rỗi đời sống chính mình qua những hành động và suy nghĩ. Sự tỉnh thức này luôn luôn có ở trong tôi.
Vào cuối năm 1977, có các tổ chức tư nhân giúp người vượt biên. Họ liên lạc với tôi và bảo tôi cứ chờ ở nơi đang ẩn lánh. Tôi hiểu rằng đào thoát là một dịch vụ tốn kém mà tôi thì không có một xu. Tôi không có cách nào liên lạc với gia đình mà không gây nguy hiểm cho họ. Tôi chờ đợi. Vào một đêm tối trời, một người mặc áo đen đi xe Honda, đậu dưới một gốc cây sau căn nhà, hướng dẫn tôi ngồi lên xe gắn máy và lặng lẽ chạy ra hướng bờ sông Sài Gòn, nơi có một chiếc thuyền đánh cá nhỏ đang chờ. Tôi được bảo nên chèo ghe, giả bộ như một ngư dân. Sau 2 hoặc 3 giờ đồng hồ, tôi lại được chuyển sang một thuyền máy trên biển. Bây giờ thì người đàn bà chủ tàu bảo tôi có thể hút thuốc. Tôi nhìn một lần chót thành phố Sài Gòn và bật khóc vì hiểu rằng tôi chẳng còn bao giờ thấy lại nữa. Người dân miền Nam, hết sức gắn bó với một thành phố mang tên Sài Gòn. Tôi có cảm tưởng đã quay lưng lại với di sản của chính mình.
Trên biển cả, tôi có cảm giác được phóng thả. Tôi đã là một con người tự do.
Đó là một đêm tối đen không trăng. Chúng tôi ra được biển khơi nhưng nhưng lại có một cơn bão thổi tới từ Phi Luật Tân, vật vã con tàu nhỏ, bắt buộc chúng tôi phải trở lại bờ. Tôi trở lại nơi ẩn náu. Vài ngày sau đó, tôi được tin cha tôi chết ở tuổi 82. Đối với tập tục Á Đông, một đứa con phải về chịu tang lễ của bố mẹ hoặc mang trong tội bất hiếu. Nhưng các anh tôi khuyên tôi không nên về nhà vì đang bị theo dõi và tôi có thể bị bắt. May mắn là tôi đã bí mật tới thăm được mộ cha tôi, đọc lời cầu nguyện tỏ lòng tưởng nhớ và điều ấy đã làm dịu nỗi đau.
Rồi có chiếc xe gắn máy khác tới trong đêm tối. Chuyến đào thoát thứ hai nguy hiểm hơn lần trước. Chiếc thuyền đánh cá nhỏ đưa tôi tới một chiếc chòi, tôi phải núp ở đó suốt 2 ngày trong vùng xình lầy có cây che khuất. Cuối cùng thì một chiếc ghe tới đưa tôi ra khơi và trong đêm tối, tôi được chuyển qua một chiếc tàu đánh cá lớn hơn. Bất chợt, có một tín hiệu đèn và không tiếng động. Một toan tính kỹ lưỡng và cả nhiều may mắn. Tôi bước lên một con tàu sức chứa 20 người nhưng số người lên tàu là 58. Chúng tôi phải rất tiết kiệm nước và gạo vì không có chỗ chứa. Mọi người ăn uống rất ít và không có ai chết.
Trên tàu gồm những người tỵ nạn chính trị, sinh viên học sinh, người già, các gia đình với trẻ thơ. Chúng tôi trải qua 6 ngày đêm. Mọi người đều đói và khát, một số ngã bệnh. Khi chúng tôi tới gần Mã Lai, biển lặng, trời trong, và mọi người bắt đầu cất tiếng hát. Họ yêu cầu tôi ngâm một bài thơ. Tôi đọc bài thơ của một người bạn nói về một người đàn ông rời nhà ra đi mà không có một ai tới nói lời giã từ.
Tới Mã Lai nhưng họ không muốn tiếp nhận chúng tôi. Các giới chức tỏ vẻ không thân thiện, do đã có quá nhiều tàu tỵ nạn tới đây. Là một quốc gia nghèo, họ không thể cưu mang tất cả. Mỗi lần chúng tôi cố cập bến, họ đẩy chúng tôi ra xa. Cuối cùng, một ngư phủ Mã Lai ra dấu cho chúng tôi; họ bảo cứ ủi tàu vào bãi, nếu tàu bị vỡ hư hại thì họ phải nhận chúng tôi. Chúng tôi đã làm như vậy và có hiệu quả. Con tàu chở chúng tôi bị vỡ. Chúng tôi giúp trẻ em, người già bệnh hoạn lên bờ. Viên chức cứu trợ Liên Hiệp Quốc tới gặp chúng tôi, tặng tiền để chúng tôi mua thực phẩm. Món hàng đầu tiên mà tôi mua là một bao thuốc lá. Họ đưa chúng tôi tới trại tỵ nạn. Trại rất đông nhưng có đủ thực phẩm và lều trú và chúng tôi thì tự do. Chúng tôi không bị giam hãm trong trại. Tôi bắt đầu yêu mến người dân Mã Lai. Trong trại có đài phát thanh và tôi được yêu cầu viết bài và đọc cho chương trình. Tôi cũng giữ chức chủ tịch trại.
Tôi tới Mỹ vì đã có hai em tôi ở đó, và tôi cũng có quen biết với số nhà văn Việt Nam tới trước. Bây giờ tôi đang viết về kinh nghiệm của chính mình. Tôi hy vọng các tiểu thuyết của tôi được dịch sang tiếng Anh. Tôi cũng đang vận động trả tự do cho các văn nghệ sĩ còn bị cầm tù ở Việt Nam. Tôi e rằng nền văn học nghệ thuật của chúng tôi sẽ bị tiêu vong.
Tôi gửi tiền về cho mẹ tôi. Tôi mong bà sẽ sang đây nhưng bà thì không muốn là gánh nặng cho các con ở Mỹ. Và bà cũng không muốn chết ở một nơi xa quê nhà.
Tôi muốn nói với với thế giới rằng hai mươi năm chiến tranh đã tàn phá đất nước tôi. Nhà cửa đường xá có thể xây dựng lại, nhưng vẻ đẹp của đất đai và tâm hồn dân chúng thì không. Khi chúng ta đang nói chuyện nơi đây, sự hủy hoại vẫn tiếp diễn dưới chế độ Cộng sản.
Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ tự do và tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đây nhưng nội tâm thì rất buồn bã. Buồn cho dân tộc tôi. Tôi không biết liệu chúng tôi có còn một tương lai. Xa rời quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất phần hồn.
Jane Katz, Artists in Exile, American Odyssey (6)
* Ghi chú của người viết: Mai Thảo sinh ngày 8 tháng 6 năm 1927, chi tiết Mai Thảo sinh năm 1930 trong bài phỏng vấn của Jane Katz có lẽ không chính xác.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)