khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Cố Thiếu tướng Lê Minh Đảo: “Đảng CSVN hòa giải với người dân trong nước trước…”





China virus: Khi nào hết dịch và cuộc sống trở lại bình thường?


Thế giới đang đóng cửa. Những nơi từng tấp nập với cuộc sống hối hả hàng ngày đã trở thành những thị trấn ma với những lệnh cấm áp lên đời sống của chúng ta - từ giới nghiêm tới đóng cửa trường học đến hạn chế đi lại và cấm tụ tập đông người.

Đó là một phản ứng toàn cầu vô song đối với một căn bệnh. Nhưng khi nào nó sẽ kết thúc và khi nào chúng ta có thể tiếp tục cuộc sống của mình?


Thủ tướng Anh Boris Johnson nói ông tin rằng Vương quốc Anh có thể "xoay chuyển tình thế" chống lại sự bùng phát trong vòng 12 tuần tới và nước này có thể "tống khứ virus corona".
Nhưng ngay cả khi số lượng các ca nhiễm Covid-19 bắt đầu giảm trong ba tháng tới, thì chúng ta vẫn sẽ còn lâu mới kết thúc.
Có thể mất nhiều thời gian để tình trạng này lắng xuống - có thể là nhiều năm.
Rõ ràng chiến lược hiện nay, đóng cửa một phần xã hội, là giải pháp không bền vững trong dài hạn, thiệt hại xã hội và kinh tế sẽ thảm khốc.
Những gì các quốc gia cần là một "chiến lược thoát hiểm" - một cách để dỡ bỏ các lệnh cấm và trở lại bình thường.

Nhưng virus corona sẽ không biến mất.
Nếu bạn gỡ bỏ các lệnh cấm hiện đang kìm hãm virus, thì các ca nhiễm chắc chắn sẽ tăng vọt.
"Chúng ta có một vấn đề lớn trong việc tìm ra 'chiến lược thoát hiểm' là gì và làm thế nào chúng ta thoát khỏi điều này", Mark Woolhouse, giáo sư dịch tễ tại Đại học Edinburgh nói.
"Không chỉ ở Anh, không có quốc gia nào có chiến lược thoát thân."
Đó là một thách thức lớn về khoa học và xã hội.
Về cơ bản có ba cách thoát khỏi mớ hỗn độn này.
  • Chích ngừa
  • đủ người phát triển khả năng miễn dịch thông qua nhiễm bệnh
  • hoặc thay đổi vĩnh viễn hành vi / xã hội của chúng ta
Mỗi cách nói trên sẽ làm giảm khả năng lây lan của virus.

Vắc xin - ít nhất 12-18 tháng


Một loại vắc-xin sẽ cung cấp miễn dịch cho người dân để họ không bị bệnh nếu họ bị phơi nhiễm.
Miễn nhiễm đủ số người, khoảng 60% dân số và virus không thể gây ra dịch bệnh - khái niệm được gọi là miễn nhiễm bầy đàn hay miễn nhiễm cộng đồng.
Người đầu tiên đã được tiêm vắc-xin thử nghiệm ở Mỹ trong tuần này sau khi các nhà nghiên cứu được phép bỏ qua các quy tắc thông thường về thực hiện thử nghiệm trên động vật trước tiên.
Nghiên cứu vắc-xin đang diễn ra với tốc độ chưa từng thấy, nhưng không có gì đảm bảo nó sẽ thành công, và sẽ cần tiêm chủng trên quy mô toàn cầu.
Dự đoán tốt nhất là mất tới 12 đến 18 tháng nữa mới có vắc xin nếu mọi việc suôn sẻ. Đó là một khoảng thời gian chờ đợi dài trong khi phải đối mặt với những hạn chế xã hội chưa từng có trong thời bình.

Miễn dịch tự nhiên - ít nhất hai năm nữa


Chiến lược ngắn hạn của Vương quốc Anh là ngăn chặn số ca nhiễm càng nhiều càng tốt để ngăn chặn việc các bệnh viện bị quá tải - khi hết giường chăm sóc đặc biệt thì số ca tử vong sẽ tăng đột biến.
Khi các ca nhiễm bị trấn áp, có thể cho phép một số lệnh cấm hiện nay được dỡ bỏ trong một thời gian - cho đến khi các ca mắc lại tăng lên và một đợt cấm khác lại cần phải được áp đặt.
Khi điều này có thể không chắc chắn. Cố vấn Y tế trưởng của Vương quốc Anh, Ngài Patrick Vallance, cho biết "đặt các mốc thời gian tuyệt đối vào mọi thứ là không thể".
Thực hiện điều này có thể, vô tình, dẫn đến khả năng miễn dịch của cả cộng đồng khi ngày càng có nhiều người bị nhiễm bệnh.
Nhưng điều này có thể mất nhiều năm để thực hiện, theo Giáo sư Neil Ferguson từ Đại học Hoàng gia London: "Chúng tôi đang nói về việc ngăn chặn lây lan ở mức độ mà, theo đó, hy vọng, chỉ một phần rất nhỏ của đất nước sẽ bị nhiễm bệnh.
"Vì vậy, cuối cùng, nếu chúng tôi tiếp tục điều này trong hơn hai năm qua, có lẽ một phần nước Anh ở thời điểm nào đó có thể đã bị nhiễm bệnh đủ để có một mức độ bảo vệ cộng đồng."
Nhưng có một dấu hỏi về việc khả năng miễn nhiễm này sẽ kéo dài bao lâu. Các loại virus corona khác, gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường, dẫn đến phản ứng miễn dịch rất yếu và mọi người có thể mắc cùng một loại virus nhiều lần trong đời.
Biện pháp thay thế - không có điểm dừng rõ ràng
"Biện pháp thứ ba là những thay đổi vĩnh viễn trong hành vi cho phép chúng ta giữ tốc độ lây nhiễm thấp," Giáo sư Woolhouse nói.
Điều này có thể bao gồm việc giữ một số biện pháp cấm đã được đưa ra. Hoặc xét nghiệm và cách ly nghiêm ngặt bệnh nhân để có số người nhiễm ít nhất trong bất kỳ đợt bùng phát nào.
"Chúng tôi đã thực hiện lần đầu tiên biện pháp phát hiện sớm và truy tìm người tiếp xúc với người nhiễm nhưng nó không hiệu quả", Giáo sư Woolhouse cho biết thêm.
Phát triển các loại thuốc có thể điều trị thành công việc nhiễm Covid-19 cũng có thể hỗ trợ cho các chiến lược khác.
Chúng có thể được sử dụng ngay khi người bệnh có triệu chứng trong một quy trình gọi là "kiểm soát truyền nhiễm" để ngăn chặn họ lây cho người khác.
Hoặc để điều trị bệnh nhân trong bệnh viện để làm cho bệnh ít nguy hiểm hơn và giảm áp lực phải chăm sóc tích cực. Điều này sẽ cho phép các quốc gia đối phó với nhiều ca nhiễm hơn trước khi lại cần thực hiện các lệnh phong tỏa.
Tăng số lượng giường chăm sóc đặc biệt sẽ có tác động tương tự thông qua tăng khả năng đối phó với các vụ dịch lớn hơn.
Tôi đã hỏi Cố vấn sức khỏe của Vương quốc Anh, Giáo sư Chris Whitty, chiến lược thoát hiểm của ông là gì.
Ông nói với tôi: "Về lâu dài, rõ ràng vắc-xin là một cách và tất cả chúng ta đều hy vọng điều đó sẽ xảy ra nhanh nhất có thể."
Và rằng "trên toàn cầu, khoa học sẽ đưa ra giải pháp".

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Thái Thanh hát Mùa Thu Không Trở Lại, nhạc Phạm Trọng Cầu





CD Thanh Long Bass - Anh Còn Nợ Em





Vụ Đồng Tâm: "Cách hành xử nhẫn tâm như thời Trung Cổ"





Hội Luận: Thực phẩm ba miền Việt Nam và dịch cúm Chinese virus





Câu chuyện “lão già tay nhỏ” - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh





Thái Thanh hát Cơn Mơ Chiều, nhạc Nguyên Minh Khôi





Thái Thanh hát Đêm Nhớ Trăng Saigon, nhạc Phạm đình Chương phổ thơ Du Tử Lê





Thái Thanh hát Bà Mẹ Gio Linh, nhạc Phạm Duy





Thái Thanh hát giấc Mơ Hồi Hương, nhạc Vũ Thành





Thái Thanh hát Bến Xuân, nhạc Văn Cao





Thái Thanh hát Bên Cầu Biên Giới, nhạc Phạm Duy





Ban Thăng Long hát Trường Ca Hội Trùng Dương, nhạc Phạm đình Chương





Thái Thanh hát TÌNH CA, nhạc Phạm Duy





THẾ BÂY GIỜ… BÀ ĐÃ ĐI XA- Tác giả Mạnh Kim






Nhạc sĩ Bảo Chấn kể với tôi một chuyện về Thái Thanh. Lần đó, Bảo Chấn – một nhạc sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khoa dương cầm Nhạc viện Sài Gòn hạng xuất sắc – còn rất “hăng”. Khi đệm cho ca sĩ, ông thường nổi hứng “phăng” những đoạn gian tấu lả lướt bất tận. Lần đệm cho đàn chị Thái Thanh cũng vậy. Ông cũng vuốt miên man như mây trôi gió thoảng trên phím. Đợi nhạc sĩ Bảo Chấn dứt, rồi với phong cách nhẹ nhàng và kiêu kỳ đúng “kiểu… Thái Thanh”, bà quay sang hỏi, “Thế bây giờ… anh đàn hay tôi hát nhỉ”...

Thái Thanh là vậy. Khi hát, bà không chỉ hát. Đúng ra chỉ cần nghe bà hát. Không cần đệm. Không cần đàn. Bà không phải là ca sĩ. Bà kể chuyện bằng giai điệu. Bà ẻo lả. Bà điệu đàng. Bà đùa cợt. Bà khóc than. Bà tỉ tê. Bà vuốt ve. Bà mơn trớn. Bà hờn dỗi. Bà tươi vui. Bà tự sự. Bà là kịch sĩ xuất chúng diễn bằng phong cách hát có một không hai. Chưa hề có phiên bản Thái Thanh thứ hai trong lịch sử tân nhạc Việt Nam. Bà là duy nhất. Và có lẽ chưa có ai hát tiếng Việt đẹp bằng bà. Chưa ca sĩ nào phát âm tiếng Việt chính xác bằng Thái Thanh. Hãy nghe thật kỹ và thật chậm những từ dấu hỏi và ngã được phát ra từ bà. Như Phạm Duy, con người Thái Thanh là kết hợp của tinh túy văn hóa Việt Nam. Có lẽ chưa có ca sĩ nào vừa sang trọng kiêu kỳ vừa đậm nét chân quê hồn Việt bằng Thái Thanh.

Năm 1971, khi giới thiệu cuốn số bốn băng Tơ Vàng với giọng hát Thái Thanh do nhạc sĩ Văn Phụng thực hiện, nhà văn Mai Thảo viết:

“Hát, với Thái Thanh, là một tình yêu muốn cháy đỏ một đời, phải được làm mới từng ngày. Lối hát, cách hát, từ kỹ thuật trình bày một ca khúc đến cái khó nhận thức hơn, vì ở bên trong, nhưng không phải là không thấy được, là trạng thái tâm hồn… Nhà văn Nguyễn Đình Toàn nhận định về tiếng hát Thái Thanh như một giọng ca không có tuổi. Táng láng, hồng tươi, không quá khứ. Nhận định này chỉ nói đến một sự thực hiển nhiên. Tốt tươi và phơi phới, bay bổng và cao vút, tiếng hát Thái Thanh hai mươi năm nay là một hơi thở bình minh, ở đó không có một dấu vết nhỏ của tháng năm và quá khứ đè nặng. Đã là một giòng sông đầy, nó vẫn còn là cái thánh thót, cái trong vắt của một giòng suối, nước reo thủy tinh, sỏi lăn trắng muốt. Như một bông hoa không nở và tàn trong một buổi sáng, mà hoa đã mãn khai, vẻ hàm tiếu vẫn còn. Tiếng hát trẻ trung vĩnh viễn, không tuổi, không quá khứ là vì nó tạo mãi được cho người nghe cái cảm giác mát tươi đầu mùa như vậy”.…..

Bà là ca sĩ duy nhất trước 1975 tại Sài Gòn, nơi có vô số ca sĩ tài năng đỉnh cao, được mệnh danh là “Tiếng hát vượt thời gian” (do một hãng đĩa đặt). Điều khiến tiếng hát của bà vượt thời gian, thậm chí không gian, là khả năng thiên phú cộng với tài năng truyền cảm cảm xúc của bà. Cũng với một nốt ấy, bà biến nó thành một “nốt riêng của Thái Thanh”, như thể bà muốn hỏi (hãy phát âm chữ “hỏi” theo giọng Thái Thanh): “Thế bây giờ tôi hát như thế quý vị nghe có được chưa?”.

Bà hát “nghe có được chưa” mà không cần học qua bất kỳ trường lớp thanh nhạc nào. Nhạc lý và xướng âm bà học từ các sách mà anh của bà, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, đặt mua từ Pháp. Bà miệt mài tự học và tự tìm cách nâng cao chất giọng đặc biệt của mình. Và để trở thành một Thái Thanh không có phiên bản thứ hai, bà từng nói: “Điều đầu tiên tôi muốn nói là người ca sĩ phải biết yêu tiếng nói của nước mình, phải yêu tiếng Việt của mình. Người ca sĩ còn phải yêu đất nước mình nữa. Khi trong bài hát có nói đến những xứ sở, những vùng nào đó trên đất nước mình, thì mình cũng phải cảm thấy yêu cả những địa danh đó nữa, miền Trung, miền Nam, miền Bắc. Đặc biệt tôi sinh ra ở Hà Nội thì khi đọc đến hai chữ Hà Nội tôi cảm thấy một tình cảm yêu mến vô bờ. Nếu mình không yêu chữ của nước mình thì giống như mình hát một bài hát ngoại quốc vậy. Thí dụ đọc đến chữ “em bé quê” là mình cảm thấy dào dạt tình thương yêu các em nhỏ sống ở những vùng quê nghèo nàn, tôi nói yêu chữ nước mình là vậy. Còn một chuyện nữa là tôi yêu người nghe, luôn luôn tôn trọng khán thính giả. Tôi rất thận trọng khi hát”.

Nhà văn Thụy Khuê viết về Thái Thanh: “Chúng ta có nhiều nghệ sĩ sáng tác những nhạc khúc tuyệt vời với ngôn ngữ thi ca, nhưng chúng ta có ít ca sĩ thấm được hồn thơ trong nhạc bản. Đạt tới tuyệt đỉnh trong ngành trình diễn, Thái Thanh nắm vững cả bốn vùng nghệ thuật: nghệ thuật truyền cảm, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật thi ca và nghệ thuật phát âm tiếng Việt, giữ địa vị độc tôn trong tân nhạc Việt Nam gần nửa thế kỷ: Thái Thanh chẳng cần làm thơ cũng đã là thi sĩ. Giữa những phôi pha của cuộc đời, tàn phai của năm tháng, giọng hát Thái Thanh vang vọng trong bầu trời thơ diễm tuyệt, ở đó đau thương và hạnh phúc quyện lẫn với nhau, người ta cho nhau cả bốn trùng dương và mặc tàn phai, mặc tháng năm, tiếng hát vẫn bay bổng ở chốn trần gian hoặc ở chốn vô hình”…

Cách đây không lâu, một người bạn vừa qua Mỹ vài năm kể với tôi rằng, một hôm, vì nhớ nhà quá, vợ chồng anh mở YouTube tìm nghe nhạc Việt xưa. Vừa bật lên thì gặp ngay ca khúc “Gánh lúa” của Phạm Duy được hát với tiếng hát lảnh lót Thái Thanh. “Mênh mông, mênh mông, sóng lúa mênh mông/ Lúc trời mà rạng đông rạng đông… Ðêm qua trăng mơ sáng khắp thôn quê/ Hỡi chàng mà chàng ơi, chàng ơi… Gánh gánh gánh, gánh thóc về/ Gánh về! Gánh về!”… Bất giác, không thể kìm được, cô vợ rơi nước mắt; còn anh chồng thì mắt đỏ hoe. Có ca khúc quê hương nào đẹp bằng “Gánh lúa” của Phạm Duy? Cũng chắc hiếm ai thổn thức trải một tấm lòng mênh mông hồn quê hương bằng cái cách mà Thái Thanh “gánh” lên đôi vai nhỏ của bà hai chữ “quê tôi”.

Lâu nay bà đã rời sân khấu, để lại một cái nheo mắt hóm hỉnh duyên dáng rất “Thái Thanh”. Giờ thì bà đã đi rất xa. Thế bây giờ có ai còn muốn nghe lại “tiếng hát Việt Nam” của bà? Sao lại không! Từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã biết “tôi yêu tiếng nước tôi” là như thế nào……

MẤT RỒI "CỦA BÁU" NƯỚC NAM - Tác giả Đặng Đình Mạnh



Người miền Nam, con em của thế hệ sống qua cuộc chiến tương tàn trước những năm 75, thì hầu như, không mấy ai có thể nói rằng chưa từng nghe tiếng hát Thái Thanh. Người ca sĩ tài sắc vẹn toàn.
Quả thật, ca sĩ ít ai được sở hữu giọng hát thiên bẩm như bà. Có những nhạc phẩm, sau khi bà đã hát thì đã "đóng đinh" với tên tuổi của bà, trở thành sở hữu riêng của bà.
Tiêu biểu, trong nhạc phẩm Buồn tàn thu (Chinh phụ khúc) của nhạc sĩ Văn Cao. Trong ca từ có câu "Ai lướt đi ngoài sương gió", qua giọng ca của bà, thính giả không chỉ rùng mình khi nghe giọng hát chạm đến tận nơi sâu thẳm tâm hồn, mà còn mơ hồ nhìn thấy cả bóng người đàn ông ra đi, thoảng lướt nhanh trong màn sương giá buốt, bên tiếng gió đêm rít nhẹ qua khe cửa ... và nỗi cô quạnh, lạnh lẽo, nhớ nhung da diết của người thiếu phụ ở lại. Sau bà, không hầu như không còn ai có thể hát mê hoặc được như thế nữa.
"Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca Biệt Ly"[1]. Thế cho nên, thế hệ cha tôi, đã có những bác "nghiện" Thái Thanh đến mức hàng đêm, ông phải đến phòng trà để nghe bà hát. Điều ấy, đã từng là giai thoại của các bạn cha tôi về bà.
Ở hải ngoại, một nữ ca sĩ trẻ đã hát lại nhiều nhạc phẩm từng "đóng đinh" với tên tuổi bà. Cũng sở hữu âm vực rộng mênh mông, luyến láy khéo léo, phát âm tròn vành, rõ chữ ... nhưng với tuổi đời còn trẻ, sự trải nghiệm cuộc sống còn ít, nên nghe chất giọng vẫn còn thiếu hẳn chiều sâu cảm xúc và sự mê hoặc rất riêng của bà.
Sau ngày thống nhất đất nước, nhiều ca sĩ đã sớm thích nghi, để "Nối vòng tay lớn" mà tồn tại với nghề, tiếp tục được ca hát, dù chỉ là hát những bài ngợi ca lãnh tụ hay tô hồng chế độ. Nhưng bà thì không. Tuy người ca sĩ sống cần khán giả như con cá sống cần nước, nhưng bà đã không chọn lối sống thỏa hiệp để được ca hát. Xa khán giả, bà chọn thân phận con cá trên cạn, bà đã ở ẩn, để 10 năm sau khi vượt thoát đến bến bờ mà bà tin là tự do, bà lại tung tăng "Em tan trường về" trong "Ngày xưa Hoàng Thị", man mác với "Quê hương", da diết vời "Tình ca" và thổn thức với "Tình hoài hương" ... làm tan chảy hàng vạn trái tim thính giả yêu thương bà.
Ra đi một lần là mãi mãi, bà chưa từng một lần hát lại trên quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn. Vì lẽ, dù chưa bao giờ công khai thể hiện quan điểm chính trị, nhưng hành xử của bà thì lại mạnh mẽ, hùng hồn gấp bội phần so với những lời tuyên bố lớn tiếng nhất.
Hôm nay, nhiều người đã chia sẻ với nhau thông tin về việc trái tim của bà, người ca sĩ tài hoa đã ngừng đập.
Bùi ngùi, thôi mất rồi "của báu" nước Nam ! Bà mất, nhưng di sản của bà để lại thì không hề mất mảy may, vẫn còn nguyên đó trong lòng người mộ điệu đã từng bao lần thổn thức nghe giọng ca của bà thuở sinh thời.
Hậu sinh người miền Nam xin gởi đến bà nén tâm hương tưởng niệm.

Thái Thanh: Tiếng hát đủ sức âm vang đến tận mai sau!





Covid-19, cái cớ để Nga và Ả Rập Xê Út khơi mào cuộc chiến dầu hỏa





Phát hiện giật mình của các nhà khoa học Mỹ về virus corona mới





Mâu thuẫn vì thich nổ: VN từng nói làm được bộ xét nghiệm Covid-19 sao nay lại nhờ Hàn Quốc giúp?





Thủ đô Nga ngập trong rác, dân quê lãnh đủ





Trốn cách ly – đáng lên án?





“Chuồng cọp” tự phát, ngang nhiên “mọc” lên ở Hà Nội





Dịch COVID-19: Nhiều quy định mới khiến dân hoang mang





PATH giúp Việt Nam xử lý dữ liệu trực tuyến





Việt Nam Tuần Qua, 18/3/2020