khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

Tình Yêu, Tình Người





Nhạc sĩ Lê Văn Thiện







Cổ tích giữa đời thường - Một tình yêu và gia đình đẹp





Making space for solar





Managing Jordan's water resources: A monumental challenge





Myanmar post-coup crackdown: 'We're heading towards a civil war'





Ý kiến người dân về sự lựa chọn vaccine





Mexico sắp trở thành thị trường cần sa hợp pháp lớn nhất





Tại sao cán bộ đầy tỳ vết vẫn được thăng chức?





Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

Từ Campuchia đến Việt Nam - Tác giả Châu Quang


Người phục vụ da trắng

Nếu Campuchia có Brett Sciaroni thì Việt Nam có Andre Sauvageot. Cả hai ông đều là dân Mỹ, có gốc tình báo, nhưng Brett không biết tiếng Campuchia, còn Andre nói nói tiếng Việt giọng Bắc cực chuẩn; và trong khi Brett được Phnom Penh cho một chức tương đương bộ trưởng thì Andre chẳng có chức vụ gì, ngoài chuyện làm cây kiểng cho Hà Nội.

Báo chí lề phải của Việt Nam có những bài tung hô Andre lên tận mây xanh. Trong chiến tranh, phục vụ trong binh chủng Biệt động quân, phiên dịch cho Ủy ban Liên hợp Quân sự 4 bên; sau chiến tranh, sống nhiều thời gian tại Việt Nam, có nhiều đóng góp cho việc bình thường hoá hoàn toàn quan hệ Việt-Mỹ.

Andre lấy vợ Việt Nam, xem Việt Nam là quê hương thứ hai, xa lâu ngày thì rất nhớ… Andre gặp người Việt Nam nào cũng gọi họ là “đồng chí” và thường đội chiếc mũ có hình sao vàng 5 cánh in chữ Việt Nam và thường mặc chiếc áo cờ đỏ búa liềm…

Andre công khai nói Hà Nội có chính nghĩa, còn Mỹ là kẻ xâm lược, lính Mỹ bị chính phủ Mỹ lừa dối đưa sang Việt Nam. Andre thích nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, có cảm tình đặc biệt với những phát thanh viên có giọng Bắc rất hay như Kim Cúc, Việt Khoa, Kiên Cường… đã từng được tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Vũ Khoan tiếp…

Andre có thể kể vanh vách những khẩu hiệu như “ta nhất định thắng, địch nhất định thua” hoặc ngâm những câu thơ như “Xuân này khác hẳn mấy Xuân qua”; có hôm, do công việc, tôi gặp Andre trong một hội thảo thương mại đầu tư ở Washington. Ông ta mặc com-lê, ve áo có huy hiệu cờ đỏ sao vàng bằng kim khí và đầu thì đội mũ bóng chày đỏ. Trong giờ giải lao, tôi thoáng thấy ông ta trong Rest Room nhưng tìm cách làm lơ coi như không biết, sợ ông ta vỗ vai gọi mình là “đồng chí” hoặc hát cho mình nghe “như có bác Hồ trong ngày vui đại náo…” thì lại rách việc.

Muốn biết thêm về ông này thì cứ hỏi bác Gúc, còn tôi khỉ nêu tên ông ra chỉ muốn nhận xét rằng trong khi Thủ tướng Hun Sen của Campuchia không ngại dùng người Mỹ, kết quả mang lại nhiều lợi ích cho xứ Chùa Tháp; thì đảng Cộng sản Việt Nam tới giờ này vẫn còn ớn, chỉ sử dụng những người như Andre vào mục tiêu tuyên truyền, đánh bóng cho chế độ. Thà không dùng còn hơn là dùng rồi sau này hối không kịp, theo đúng kinh nhật tụng “Theo Mỹ thì mất Đảng”.

Người phục vụ da vàng

Trước năm 75, các gia đình nào ở miền Nam có điều kiện đều cho con mình du học sau khi đậu Tú tài, lý do quan trọng nhất, là để con mình khỏi phải đi lính. Éo le ở chỗ, sau khi ra nước ngoài, trong khi một số vẫn nối gót cha anh trên bước đường chống Cộng, như Trần Văn Bá, con trai của chính khách Trân Văn Văn; thì một số lại đi theo Mặt trận.

Sau 75, các sinh viên miền Nam phản chiến được du học khỏi phải cầm súng có nhiều người mon men về lại Việt Nam với mong muốn tiếp tục phục vụ để kiếm chút danh gì với núi sông, tất cả đều ngỡ ngàng vì họ chẳng được đảng ta tin dùng.

Có người từng làm thông dịch cho phái đoàn Cộng sản ở Hòa đàm Paris, có người tùng làm chuyên viên kinh tế tài chính cho Liên Hiệp Quốc… nhưng chẳng ai được nhà nước giao một chức vụ gì chính thức hoặc một vị trí nào có thể đưa ra quyết định mang tính chiến lược.

Kết quả là có người thuộc thành phần này lại cắn răng âm thầm vượt biên, có người quay sang chửi Cộng sản, có người trả lời trên báo chí lề phải kể lại những gì mình đã làm, trong đó có những chuyện như đã từng hiến kế cho Võ Văn Kiệt; nhưng đọc xong bài phỏng vấn, tôi có cảm tưởng như đó là một lời trách móc, tớ đã có công như vậy như vậy mà các cậu chẳng cho tớ một chức gì coi được.

Nửa mếu nửa cười là Tiến sĩ vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận. Người cựu học sinh JJR này là một trong những ví dụ điển hình để đảng ta rêu rao Nghị quyết 36 đã thành công. Đấy, thấy chưa, đảng ta đã thu hút được cả khoa học gia thứ xịn và nhà khoa học này đã khắc phục mặc cảm là con trai rượu của một thẩm phán tối cao có uy tín của Ngụy.

Thời gian đầu ông Thuận còn đó đây để rao giảng về kiến thức của mình, nhưng dân dần ông cũng hiểu cái ngành vật lý thiên văn của ông quá xa lạ với Việt Nam, người ta muốn xài ông cũng không biết cho ông chức gì. Và ông cũng hiểu chế độ này chỉ dùng con cháu các cụ và các sân sau; và mặc dù có đầy bằng cấp, một người với lý lịch con Ngụy, lại còn anh em con chú con bác với Trịnh Xuân Thanh thì ông khó lòng trụ được lâu.

Bất chấp những tấm gương sờ sờ trước mắt, nhiều Việt kiều vẫn tiếp tục đi tìm chút danh giống như những con thiêu thân lao vào ánh đèn, không hiểu vì yêu quê hương thực sự hay vì quyền lực có sức hút quá mạnh? Ví dụ gần đây nhất là Luật sư Hoàng Duy Hùng.

Khép lại câu chuyện

Câu chuyện này bắt đầu bằng Andre Sauvageot và chấm dứt bằng Hoàng Duy Hùng. Hai ông yêu chế độ Cộng sản Việt Nam thực sự hay chỉ là diễn tuồng thì chỉ có hai ông mới biết được.

Tôi chỉ nghĩ đến những bà vợ mà tôi gọi là những phụ nữ bị văng miểng. Andre và bà vợ Quỳnh Hương từng sống ở Annandale và Reston, hai thành phố dễ thương của miền Bắc tiểu bang Virginia, khu vực ngoại ô của thủ đô. Hùng và bà vợ mà tôi quên tên từng sống ở khu Bellaire có nhiều người Việt ở thành phố Houston của Texas,

Tiếng Mỹ có “collateral damage” để chỉ những thường dân bị lãnh đạn oan uổng chỉ vì phải sống trong vùng có chiến tranh, hoặc “second-hand smoking” để chỉ những người bị bệnh phổi chỉ vì phải sống chung với người hút thuốc lá.

Cả hai gia đình Andre và Hùng đều có gốc Công giáo, đạo này với Cộng sản thì như nước với lửa, thế mà…

Con đường mà hai ông đeo đuổi chắc thế nào cũng để lại ít nhiều phiền muộn đắng cay cho hai bà vợ hơn là hạnh phúc, tiền bạc và công danh.

Sự nghiệp của Andre chấm dứt bằng vai trò đại diện một thời gian cho tập đoàn GE, một liên lạc viên giữa người mua và người bán. Sự nghiệp của Hùng tới giờ này chưa chấm dứt nhưng tôi không hiểu Hùng đang sống bằng nghề gì.

Trước những lời chê trách, móc méo, tiếng bấc tiếng chì của những người bà con, những người Việt sống quanh Annandale, Reston và Bellaire; không hiểu tâm trạng của hai người phụ nữ đó sẽ như thế nào, giả sử hai bà muốn ly dị mà giáo luật cấm thì sao?

Một năm sau, nay đâu là sự thật dịch Kung Flu?- Tác giả Nguyễn thị Cỏ May

 

Nay chánh phủ các nước nạn nhơn dịch vũ hán như Huê kỳ, Úc, Gia-Nã-Đại, Cộng hòa Séc, Đan-Mạch, Estonie, Do-Thái, Nhật-Bổn, Lettonie, Lithuanie, Na-Uy, Nam Hàn, Slovènie, và Anh Quốc đã cùng nhau bày tỏ mối quan tâm và nghi ngờ về kết quả nghiên cứu tìm nguồn gốc Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới vừa qua tại Trung Quốc và kêu gọi nên có nhận xét độc lập và hoàn toàn khoa học (CNN 30/03/2021) :

“Chúng tôi cùng nhau bày tỏ các mối quan tâm chung liên quan đến việc Phái đoàn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mở cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 tại Trung quốc. Chúng tôi cũng nhận thấy cần cùng nhau làm việc nghiêm túc, hướng tới sự phát triển hiệu quả, trong sáng, dựa trên khoa học, và độc lập đối với các đánh giá quốc tế về những đợt bùng phát  dịch bịnh mà nguồn gốc vẫn chưa được biết rõ ràng”.

“Sứ mệnh của WHO là quan trọng để thăng tiến sức khỏe toàn cầu và an ninh sức khỏe, và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các chuyên gia và nhân sự và ghi nhận sự làm việc không mệt mỏi của họ để mang lại sự chấm dứt đại dịch Covid-19, gồm việc hiểu biết cách đại dịch đã bắt đầu và lây lan. Và chúng tôi thấy có nhiệm vụ quan trọng phải lên tiếng về các quan tâm chung mà nghiên cứu chuyên môn quốc tế về nguồn gốc của Covid-19 đã bị trì trệ đáng kể và không có sự tiếp cận đối với tài liệu và các mẫu trọn vẹn, gốc” . ...

“Tiếp tục đi tới, giờ đây WHO và tất cả các quốc gia thành viên phải có cam kết mới về sự tiếp cận, trong sáng, và kịp thời.”

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus, kêu gọi « điều tra thêm lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm » .

Tedros nhắc lại “Nhóm đã đến thăm viếng nhiều phòng thí nghiệm tại Vũ Hán và đã quan tâm đến khả năng virus lây lan vào con người như là kết quả của sự kiện phòng thí nghiệm” . Ông nói tiếp “Tuy nhiên, tôi không tin là đánh giá này là đủ rộng rãi. Các tài liệu và nghiên cứu thêm được cần thiết để đạt tới những kết luận mạnh mẽ hơn” .

3 giả thiết gần sự thật

Sau hơn một năm dịch vũ hán tràn lan khắp thế giới, người ta vẫn chưa có một cắt nghĩa nào rõ ràng về nguồn gốc con virus gây bịnh. Sự họp tác các nhà khoa học trên thế giới chưa đủ để làm sáng tỏ về con virus này từ đâu phát xuất và ‘sơ yếu lý lịch’ nhà nó như thế nào ?

Một năm sau, lần đầu tiên một phái đoàn khoa học của WHO tới Vũ Hán hồi đầu tháng 3/21 điều tra về nguồn gốc và diễn tiến của dịch bịnh. Trong cuộc họp báo, phái đoàn lấy làm thất vọng đã không tìm được bằng chứng cụ thể về nguồn gốc của dịch bịnh vì thiếu hẳn những dữ liệu thí nghiệm.

Virus từ thú hoang như dơi hay pangolin truyền qua người là giả thiết được một số nhà khoa học để ý. Dơi sanh sống cách Vũ Hán cả ngàn km. Và cả 2 loài vật này đều không có bày bán ở chợ Vũ Hán vào lúc dịch xảy ra.

Nhiều nhà khoa học bày bác giả thiết này.

Giả thiết thứ 2 là phải chăng coronavirus có thể xuất hiện từ động vật đông lạnh hay không ? Đây là thuyết của Bắc Kinh đưa ra giải thích nguồn gốc Covid-19 và không ngần ngại nói rõ thêm đó là thịt đông lạnh của Úc, bò của Brésil, hải sản của xứ Equateur hoặc trái dâu của Chili. Những thứ này có bày bán ở chợ Vũ Hán !

Vì thấy những nhận xét này không có khả năng thuyết phục được nhiều nhà khoa học quan tâm điều tra nguồn gốc coronavirus nên WHO đề nghị một cuộc điều tra cụ thể, tức ngay trên lãnh thổ trung quốc, tại Vũ Hán, nơi phát xuất bịnh dịch. Kết quả sẽ đi tới đâu, chưa biết nhưng ngay khi WHO đề nghị con đường điều tra này chắc chắn sẽ làm cho Xi reo mừng vì quá đúng ý của Xi bỡi chắc chắn kết quả sẽ không có gì mới hơn. Tổng Giám đốc WHO luôn luôn là người cực kỳ thông minh ! (Theo ông Jean-Julien François, Muséum d'histoire naturelle, Paris) .

Trường hợp thứ 3, virus corona 19 thoát ra từ một phòng thí nghiệm vi trùng học. Trước hết, giả thiết này bị coi như là một thuyết âm mưu nhằm tấn công Xi và Bắc Kinh. Tuy không hoàn toàn thuyết phục nhưng thuyết này gợi sự tò mò của nhiều người, cả giới khoa học trên khắp thế giới.

Gần đây, trên TV pháp đài 2 chiếu một phim tài liệu dài 40 phút, đưa ra viện quốc tế vi trùng học vũ hán được biết đến có chương trình nghiên cúu về coronavirus ở dơi. Mùa hè năm 2020, nhiều nhà nghiên cúu khám phá ra viện vi trùng vũ hán đã ‘xử lý’ khoa học con virus anh em họ của con Sars-CoV-2, tức là con RATG13 (khám phá năm 2013 trên dơi sanh sống ở Vân Nam, cách Vũ Hán cả ngàn km). Thật ra không có chứng minh nào cho thấy có sự liên hệ với virus vũ hán hiện nay, nhưng theo ông Etienne Decroly lưu ý, người ta biết chắc là viện vi trùng học vũ hán đã phân đoạn con virus này năm 2018. Ông Etienne Decroly giải thích thêm « Chuyện khả dĩ hơn hết là đem ‘xử lý’ con virus RATG13 ở phòng thí nghiệm. Từ đây một sự sơ xuất nào đó làm cho nhơn viên phòng thí nghiệm bị lây nhiễm. Ngoài ra virus rất có thể ‘phát tán’ trong không gian gần đó do vật dụng của phòng thí nghiệm ném ra ngoài mà không được ‘bảo quản’ kỹ lưỡng » .

Dịch từ động vật hoang dã truyền qua người hay do sự sơ xuất của người trong phòng thí nghiệm, các nhà vi tùng học vẫn quyết chí cùng nhau phải tìm cho ra nguồn gốc virus. Ông  Etienne Decroly nói thêm « Đó mới là vấn đề cốt lỏi vì không phải biết virus lây nhiễm qua người cách nào là người ta có thể ngăn ngừa được những bịnh mới » .

Biết được nguồn gốc virus thì người ta sẽ có biện pháp chống lại hữu hiệu, canh chừng, kiểm soát môi trường ô nhiễm virus . …

Nhưng cho tới nay, nhà cầm quyền bắc kinh vẫn còn ngoan cố che dấu sự thật về dịch vũ hán. Phái đoàn WHO và cả toán TV đài 2 của Pháp cũng không thể có những ‘tiếp cận’ tích cực hơn.

Riêng ông Peter Ben Embarek, Trưởng phái đoàn WHO, trong chuyến điều tra tại Vũ Hán không tìm được manh mối gì khá hơn là biết được hồi tháng 12/2019, Vũ Hán đã có cả ngàn người bị nhiễm coronavirus rồi. Vì virus lưu hành thoải mái ở đây. Đó là điều mới và quan trọng. Sự lan truyền lây nhiễm vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán có lẽ là quan trọng hơn hết, hơn tất cả gì mà mọi người tới nay đã biết. Nhưng ông vẫn chưa có thể đưa ra một kết luận.

Nguồn gốc dịch vũ hán : Xi nói dối

Xóa sạch các chi tiết có thể dẫn tới nguồn gốc virus vũ hán, Xi quyết định dùng mọi phương tiện để phá thối những cuộc điều tra của bất kỳ tổ chức khoa học nào. Đó là vấn đề căn bản của nhà cầm quyền bắc kinh.

Nhiều nguồn tin trái ngược nhau tung ra làm cho bức màn đen bao phủ sự thât về virus vũ hán ngày càng dày thêm.

Nghe ông Tổng Giám độc Who tuyên bố « Chúng tôi muốn biết rõ nguồn gốc con virus gây ra dịch vũ hán và chúng tôi làm mọi việc để biết », nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Không lẽ nay Tedros Adhanom Ghebreyesus lại dám tách rời Xi, chuộc lỗi trước giờ và làm áp lực để sự thật khoa học xuất hiện rõ ràng ?

Nên hiểu mục đích của các nhà khoa học không nhằm nói ai là trách nhiệm, hay chánh quyền nào trách nhiệm, mà chỉ muốn có thể khắc phục tầm tác hại của virus gây bịnh và đề phòng trước những bịnh mới xuất hiện. Nếu ai là người đã gây ra thảm nạn dịch, thì nay người ta cũng phải sớm có biện pháp điều chỉnh.

Nhưng rốt cuộc mọi người vẫn phải không tin được ở thiện chí của Xi có thể hợp tác trong mục đích chung vì phúc lợi của nhơn loại. Chẳng những Bắc Kinh luôn luôn tung ra những thông tin sai lệch và mâu thuẫn, mà họ còn ngăn chận hoạt động điều tra khoa học của phái đoàn WHO.

Tháng rồi, tờ New York Times khám phá ra Bắc Kinh bắt buộc WHO phải cam kết hướng dẫn phái đoàn điều tra chỉ nên đọc và sử dụng những số liệu và thông tin do những nhà khoa học bắc kinh đưa ra mà thôi, tuyệt đối không được mở riêng những điều tra tại chỗ theo ý của họ.

CNN cũng nêu lên sự thật là nhà cầm quyền vũ hán nói rỏ Bắc Kinh công bố mọi chi tiết về dịch vũ hán, như số người mắc bịnh, số tử vong, ...tất cả đều sai sư thật rất xa.  Ít nhứt là 2000% !

Những nhà khoa học không thể hiểu tại sao Xi vẫn tìm cách bưng bít nguồn gốc con virus vũ hán cho tới nay là hơn một năm rồi ?

Phải chăng chỉ vì virus vũ hán thật sự là vũ khí sinh học của Xi xử dụng để hạ Huê kỳ, trả đũa nhũng đòn đánh vào kinh tế trung quốc, đồng thời đưa cả thế giới vào tình trạng suy sụp chung để Xi sửa soạn chiếm ngôi vị bá chú thế giới sớm vào năm 2025 tới đây ?

Với Người Miền Nam, Bông Vạn Thọ Sáng Sắc Thần Mặt Trời - Tác giả Trần tie6'n Dũng





Nhớ nhạc sĩ Thăng Long: mộ phần quạnh hiu, gia đình tan tác... 983 views•Apr 7, 2021





America's infrastructure is crumbling. What should be prioritized?





NASA gives update on Mars helicopter Ingenuity





Meat-packing plants were the earliest COVID hotspots, but vaccinating workers isn't easy





Biển Đông: Tàu Cộng "nắn gân" Biden giống như với Obama





Tàu Cộng: Nghệ sĩ bị buộc nhìn đời qua lăng kính màu đỏ, phim hợp tác phải "ái quốc"





Khi các chế độ toàn trị tìm cách chặn Internet





Bánh mì baguette - biểu tượng văn hóa ẩm thực Pháp





Tàu Cộng đe dọa vệ tinh quân sự và thương mại của Mỹ





Everyone's Invited: Schools abuse helpline and review launched





Kung Flu passport trials to begin this month





An apology to young people everywhere, Dylan Moran





Kenyan Charity Makes Vegetable Soap for Poor





Quan chức cựu chính quyền Trump lập tổ chức thách thức chính sách di trú của chính quyền Biden





Vì sao bất động sản nóng trên toàn quốc Việt Nam giữa đại dịch Kung Flu





Tiêm chủng đầy đủ vẫn nhiễm Kung Flu





Dân phòng -“quyền ít, lộng quyền nhiều”?





Quảng Ngãi: Nước giếng chuyển màu vàng đục, có mùi hôi





Khóc Một Dòng Sông- Tác giả Nguyễn Tuấn Khoa

 

Giờ Sử Địa lớp Đệ Lục (1972), khi giảng về sông Cửu Long thầy tôi nói: Đó là con sông hùng vĩ, thượng nguồn ở Tây Tạng rồi chảy qua 5 nước. Sông có 9 nhánh đổ ra biển Đông, giống như 9 con rồng phun nước tại 9 cửa sông. Thầy nói, thực ra, sông Cửu Long chỉ có 8 nhánh! Do số 9 là số may mắn trong văn hóa Phương Đông nên người ta phải cố gán thêm một nhánh cho đủ 9. Đó là nhánh Ba Thắc rất nhỏ, đang bị bồi lấp. Như một định mệnh trớ trêu, gần nửa thế kỷ sau bài giảng đó, nhánh Ba Thắc rồi thêm nhánh Ba Lai đã thành dòng sông chết. Hai con rồng đã về trời! Sông Cửu Long tám nhánh nay chỉ còn bảy. Thất Bát! Con số này như một điềm gỡ cho một vùng châu thổ buồn.
Lịch sử Châu Thổ sông Cửu Long (CTSCL) là một cuộc giành giật giữa sông và biển trong hàng ngàn năm. Lúc biển tiến, cả vùng ngập trong biển; lúc biển thoái, sông mạnh mẽ đẩy lùi biển ra đại dương… Để giờ đây nơi gặp gỡ giữa Cửu Long và biển Đông đã tạo nên một vùng châu thổ trù phú với đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới.
Dòng Mekong hùng vĩ bao đời nay đã cần mẫn tải ngọc phù sa nuôi sống gần 70 triệu người trên toàn lưu vực 800 ngàn cây số vuông. Ở cuối nguồn, hai dòng Tiền Giang và Hậu Giang đã tạo nên vựa lúa lớn và một nền văn hóa đặc sắc với 17 triệu cư dân. Bỗng chốc tất cả trở nên suy tàn. Hạn mặn 2016 đã lên đến Cần Thơ, vượt mức chịu đựng của dân ĐBSCL. Hạn mặn 2020 còn khốc liệt hơn nhiều. Nếu lấy mức mặn 4 phần ngàn là ngưỡng sống còn của cây lúa thì nước mặn từ biển Đông đã vào sâu hơn 80 Km nhưng nếu lấy mức mặn 0.5 phần ngàn cho nước uống thì mặn đã chạm đến hầu hết các nhà máy nước toàn vùng. Ngày mặn lên tới nhà máy nước Châu Đốc rồi Nam Vang sẽ không còn xa nữa.
CHUỖI ĐẬP THỦY ĐIỆN VÂN NAM-TQ LÀ THỦ PHẠM LỚN NHẤT
Thật vậy, tính từ năm 1993 đến năm 2019 TQ đã hoàn tất 11/14 đập. Khi đập đầu tiên Mạn Loan (1.500 MW, 1993) tích nước, mùa mưa năm 1993 mực nước sông Mekong xuống rất thấp, thấp hơn cả mực nước thấp nhất của mùa khô trong lịch sử. Tiếp theo đập Đại Chiếu Sơn (1,350 MW, 2003) đã làm cho tình hình thêm trầm trọng. Cho đến khi sự xuất hiện của 2 “hung thần”, TQ đã làm cho mực nước sông Mekong thấp hơn và dẫn đến hạn-mặn năm 2016 và 2020. Đó là đập Mẹ Tiểu Loan (4,250 MW, 2007) với hồ chứa 15 tỷ m3 rồi đập Nọa Trắc Đồ (5,500 MW, 2014) với hồ chứa 22.7 tỷ m3.
Có một bài viết BÊNH VỰC CHO TỘI ÁC CỦA CHUỖI ĐẬP VẬN NAM với lý do sông Lan Thương ở đầu nguồn nhỏ và TQ chỉ giữ lại 7% lượng nước (sic). Tác giả còn cho rằng các thủy điện ở Tây Nguyên VN mới gây hại lớn (sic luôn). Chỉ riêng các điều trình bày trên đủ kết tội chuỗi Vân Nam rồi. Tuy nhiên cũng cần nói thêm:
- Phần góp nước của TQ là 16% đứng thứ 4 (giữ lại 7%), VN góp 11%, đứng thứ 5 (bao gồm Tây Nguyên). Hãy xem, lưu vực thủy điện Tây Nguyên, gọi là 3S gồm Sekong, Sesan và Srepok, chiếm 57% diện tích lưu vực sông Mekong trên đất VN, nên phần góp nước của 3S sẽ thấp hơn 11% nhiều.
Câu hỏi là: tại sao ông thứ tư TQ trắng tội trong khi đó Tây Nguyên, con lớn của ông thứ năm VN lại phải chịu tội?
Theo ông Phạm Phan Long, vào mùa khô, tuyết tan trên Himalaya đã giúp cho tỷ lệ góp nước của TQ tại trạm Kratie là 80% và trạm Vientiane là 40%, tỷ lệ này còn cao hơn vào những năm mưa ít. Với tỷ lệ góp nước 80% vào mùa khô và 40 tỷ m3 từ chuỗi 11 đập Vân Nam kể trên, TQ có thế mạnh tuyệt đối khuynh đảo các quốc gia vùng hạ lưu. Rất tiếc bài viết đã không xét đến hoạt động Mekong vào mùa khô.
CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN LÀO-THÁI-MIÊN LÀ THỦ PHẠM THỨ HAI
Chuỗi 11 đập này gồm có 7 đập trên đất Lào, 2 đập trên đất Cam Bốt và 2 đập trên biên giới Lào-Thái. Hiện đã có 3 đập đã hoàn tất. Theo ông Ngô Thế Vinh, từ 1994 các công ty tư vấn hỗn hợp Canada-Pháp đã cảnh báo về tác hại rất lớn đến môi sinh vùng hạ lưu. Đến 05/2007, hơn 30 nhà khoa học đã gửi thư phản đối lên chính phủ thuộc MRC.
Cho đến nay, chỉ riêng một thủy điện Xayabouri (Lào, 1260 MW, 2019) đã gây thiệt hại đáng kể cho vùng hạ lưu. Thiệt hại sẽ còn tăng vì trong tháng 4/2020, PVN của Việt Nam với vai trò là nhà đầu tư, sẽ khởi công xây thủy điện Luang Prabang (1,410 MW), lớn thứ nhì trong chuỗi đập này. Tuy nhiên sức tàn phá lớn nhất về thủy sản phải kể tới đập Sambor (Cam-Bốt, 980 MW), đứng cuối trong bậc thang, đang trình duyệt. Sambor sẽ chặn lại 60% phù sa cung cấp cho DBSCL (theo Viện Di sản NHI- Cơ quan giám sát lưu vực sông) và chặn cá từ Biển Hồ di chuyển lên thượng nguồn, thiệt hại nguồn cá của Căm Bốt, chiếm tới 12% GDP (theo ông Ngô Thế Vinh).
Ngoài ra, mức tàn phá it hơn, đó là hàng chục thủy điện trên sông nhánh thuộc Lào, Thái Lan và Tây Nguyên Việt Nam. Cộng thêm là các công trình thủy lợi, cấp nước được lách luật, khai thác sâu trong nội địa trên kênh nối dòng chính sông Mekong.
ĐẠI DIỆN KÉM TÀI CỦA VN TRONG ỦY HỘI SÔNG MEKONG LÀ THỦ PHẠM THỨ BA
Ý thức được sông Mekong là dòng mang lợi ích chung nên năm 1957 các quốc gia trong lưu vực đã quyết định thành lập Ủy Ban Sông Mekong UBSMK (Mekong River Committee), ban đầu gồm có 4 nước Thái-Lan, Lào, Cam-Bốt và Nam-VN với sứ mạng phát triển hạ lưu sông Mekong. Một điều khoản quan trọng của UBSMK là cả 4 thành viên đều có quyền phủ quyết (Veto Power) các dự án của nhau. Chính điều này mà UBSMK tranh cãi diễn ra hầu hết các cuộc họp. Đoàn VNCH gồm những đại biểu có kinh nghiệm trong các tổ chức quốc tế, được hỗ trợ bởi Think Tank gồm các nhà khoa học uyên bác từ ĐH Cần Thơ và các viện nghiên cứu, nên họ đã bảo vệ được DBSCL an toàn cho đến ngày cuối cùng. Họ là tiến sĩ Phạm Hoàng Hộ (Cố Vấn Môi Sinh UBSMK), tiến sĩ Nguyễn Duy Xuân (Viện trưởng Viện Đại Học Cần Thơ) và nhiều nữa…
Sau khi Sài Gòn sụp đổ, VN thống nhất tiếp tục tham gia UBSMK với những đại diện yếu kém, kể cả ngoại ngữ. Họ được chọn lựa theo tiêu chuẩn “hồng là chính”. Think Tank mới gồm cả những người chuyên về lịch sử Đảng, chẳng hạn như ông Phạm Sơn Khai thay thế cho ông Nguyễn Duy Xuân ở ĐH Cần Thơ. Trong khi đó ông Xuân phải chịu đày đọa 11 năm nơi núi rừng miền Bắc để rồi phải chết trong đói khát, bệnh tật. Còn nhiều nhà khoa học đáng kính khác, hoặc cùng chung số phận hoặc vượt biển mà cho đến nay không ai biết họ sống chết nơi nào?
Ngày 05/04/1995, UBSMK (Mekong River Committee) đổi tên thành Uỷ Hội Sông Mekong (Mekong River Commission). Dưới sự cố vấn của Think Tank Đỏ, ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Mạnh Cầm đã ký một hiệp ước lịch sử, “Hiệp Ước Hợp Tác Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong”. Theo đó, các thành viên không có quyền phủ quyết. Hiệp ước này mở đầu cho một giai đoạn “ai làm gì cũng được” và đẩy ĐBSCL chìm trong thảm họa hạn-mặn mà không có điểm dừng.
***
25 năm sau hiệp ước tự tước bỏ vũ khí, nhìn thảm cảnh thiếu nước uống và những cánh đồng khô-mặn của người dân ĐBSCL khiến cho chúng ta vừa đau xót vừa uất hận. Sự tàn phá ĐBSCL vẫn chưa dừng lại vì chuỗi thủy điện Vân Nam và chuỗi Lào-Thái-Miên vẫn đang gấp rút thực hiện mà không có thể lực nào ngăn cản được. Rồi đây chúng ta sẽ chứng kiến những cơn hạn-chồng-hạn thiêu đốt, những cơn lũ-chồng-lũ mãnh liệt, những cù lao không vườn trái cây, những xóm làng không bóng người. Từng đoàn người sẽ lần lượt rời bỏ đất phương Nam để “tha phương cầu thực”.
Tất cả rồi chỉ còn lại câu vọng cổ ai oán, khóc một dòng sông.

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

'Sang Đức giữa dịch Covid, tôi rơi vào bước đường cùng'





Scientists find “strong evidence” for new mystery sub-atomic force of nature





Is there a fifth force of nature?





'Robot plants': Scientists fuse tech with nature to communicate with vegetation





Migrants stuck at the Mexican border: Is Biden's America within reach?





French farmers find innovative solutions to battle unexpected cold spell





Filmmaker depicts Pablo Picasso housing project in French suburb of Nanterre





'The Man Who Sold His Skin', Tunisia's provocative Oscar contender





US restores millions in aid to Palestinians halted by Trump administration





Discovering a haven for Monarch butterflies in Mexico





Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021

Sáng Mắt Sáng Lòng: Biden Plan Will Raise Taxes on the Middle Class - Source Yahoo News

 

President Biden’s promise to raise taxes only on the richest Americans cannot possibly be upheld if he is successful with the centerpiece of his tax plan. That, of course, is to repeal the Tax Cuts and Jobs Act (TCJA) passed during the Trump administration. The primary effect of the TCJA was to reduce taxes for Americans in the bottom 80 percent of the income distribution. Put another way, the top 20 percent of earners were the only ones who did not get a tax cut under the TCJA. Americans earning between about $40,000 and $80,000 per year benefited most from the TCJA, and millions of others at the lowest income levels were taken off the tax rolls altogether.

President Biden, along with House and Senate Democrats, have pledged to reverse all that.

For example, the president vows to eliminate the so-called “stepped-up basis” rule for inherited property. The president refers to this as a “loophole” that allows the rich to game the system. It is no loophole. In fact, it is a specific rule of law under Internal Revenue Code §1014. This law was not a part of the TCJA. It has been on the books since 1954 but is only now under attack by Democrats looking for ways to take more of your money.

Here’s how it works.

Suppose your parents own a home worth $200,000. They purchased the home decades ago for, say, $50,000. If they gift the home to you prior to their passing, your basis in the home is the same as theirs: $50,000. That means if you sell the home for its current value of $200,000, you must pay capital gains tax on the profit of $150,000 — the difference between basis and sale price.

By contrast, if you inherit the home after their death, your basis is equal to the fair market value of the property as of the date of death — in this example, $200,000. See: Code §1014(a)(1). Now if you sell the property for $200,000, there is no capital-gains tax because there’s no gain (sale price minus basis equals gain).

This is what we refer to as “stepped-up basis.” And the rule absolutely does not apply only to “rich people.” The operation of Code §1014 is not controlled by one’s annual income, the value of the inherited asset, or the total value of one’s estate. It applies across the board. Every American taxpayer enjoys the benefit of stepped-up basis on inherited property.

If Code §1014 were repealed in its entirety, all inherited property would be taxed on sale at the capital-gains rate. In general, the gain would be calculated on the difference between the sale price and the price at which the deceased person paid for it (plus any capital improvements that add to the cost basis). To go back to your parents’ home, if they paid $50,000 for it, and you sold it for $200,000 after their death, that $150,000 would be subject to tax. And that example might not be as extreme as it seems. It’s not unlikely that your parents would have held on to their last home for many years.

One consolation, however, is that the White House appears to be contemplating exempting the first $1 million in unrealized gains from these new rules, a limit which, if left unchanged, will likely be eroded by inflation over the years, if not outright reduced or eliminated. Moreover, you can expect the tax bill to be calculated at a much higher rate than those currently in effect.

According to Gallup, as of 2017, 82 percent of Americans over age 65 own their own homes. That is the highest rate of homeownership for any age group. When these people die, their property passes to their heirs. If President Biden and the Democrats have their way, the coming years will see an increased transfer of wealth — not from parents to children (as it should be) — but from parents to the federal government.

For now, there may be a way for those affected by these proposed changes to reduce the impact of the law, by (to oversimplify) selling a primary residence eligible for capital-gains-tax relief on its sale, but then how many elderly people are going to want to go through the disruption of selling their homes at a late stage in their lives?

And of course, to the extent that there are ways to reduce the impact of the step-up rules, we cannot be sure that they will endure, considering how desperate the federal government will be for money in light of the multi-trillion-dollar spending spree it’s been on for the past year.

Meanwhile, keep an eye on the estate tax, too. In 2021, estates valued under $11.7 million are not subject to the estate tax. But if President Biden has his way, that threshold will be cut to $3.5 million, and the rate of tax increased to 45 percent (from 40 percent). Considering that as recently as 2001 the threshold was just $675,000, it’s not difficult to foresee this tax hitting middle-income Americans. So much for tax hikes on “only the rich.”

Chính Quyền Ngô Đình Diệm Ngăn Chận Từ Xa Và Tận Gốc Nguy Cơ "Đặc Khu Chợ Lớn Trự Trị" Ra Sao? - Tác giả Cù Mai Công


Thập niên 1950, Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa chiếm xong toàn bộ đại lục Trung Hoa. Chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) lẫn Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) ngấm ngầm lẫn công khai có chủ trương tác động, gây ảnh hưởng đến các cộng đồng người Hoa khu vực Đông Nam Á.

Vốn trước năm 1949, người Hoa ở Việt Nam vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc tuyên bố tất cả người Hoa ở nước ngoài đều là công dân Trung Quốc, rằng Trung Quốc có quyền ngoài - lãnh thổ: quyền can thiệp vào các quốc gia khác để bảo vệ công dân của mình.
(Đến thập kỉ 1950, sau khi chiếm xong đại lục Trung Hoa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới chính thức thu hồi tuyên bố này).
CHIỀN LƯỢC "TẰM ĂN LÁ" CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở SINGAPORE
Cũng trong những năm này, Singapore là thuộc địa Anh, nơi cộng đồng người Hoa chiếm đa số nổi lên phong trào đòi tự trị. Trong tổng tuyển cử đầu tiên năm 1955, lãnh đạo ủng hộ độc lập của Mặt trận Lao động là David Marshall giành chiến thắng; dẫn đầu một phái đoàn đến Luân Đôn để yêu cầu tự trị hoàn toàn, song người Anh bác bỏ. David Marshall từ chức và Lâm Hữu Phúc trở thành người thay thế, tiếp tục tiến hành các chính sách nhằm thuyết phục người Anh trao cho Singapore quyền tự trị nội bộ hoàn toàn đối với toàn bộ các vấn đề, trừ quốc phòng và đối ngoại.
Thực tế 4 năm sau, 1959, qua bầu cử tháng 5-1959, Đảng Hành động Nhân dân giành chiến thắng và Singapore trở thành một nhà nước tự trị nội bộ trong khối Thịnh vượng chung.
Và sau những biến động lịch sử, từ một thành viên của Liên bang Malaysia cùng với Malaya, Sabah và Sarawak (1962), Singapore thành bang tự trị vào tháng 9-1963. Cuối cùng, Singapore độc lập ngày 9-8-1965.
Đó là một ví dụ cụ thể gần đây của cái gọi là chiến thuật, mô hình "tằm ăn lá" kiểu Trung Hoa xưa nay không thay đổi: bắt đầu là đưa dân tới làm ăn ở một vùng đất nào đó, tạo thành khối, lực lượng chặt chẽ; sau đó là... chống lại chính quyền nơi đó, đòi tự trị rồi tách ra...
ÔNG CHA TA QUÁ RÀNH THỦ ĐOẠN "TẰM ĂN LÁ"
Chiến thuật này ông cha ta "rành sáu câu"!
Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:
Đời vua Trần Anh Tông (1293-1314), đức Trần Hưng Đạo lui về trí sĩ ở Vạn Kiếp. Vua Anh Tông thấy ngài bệnh nặng sắp mất liền ngự giá đến thăm. Nhà vua đã cẩn thận xin ý kiến của Hưng Đạo Vương về cách thế đối phó với giặc phương bắc, mới hỏi rằng: “Thượng phụ một mai khuất núi, phỏng có quân Bắc lại sang thì làm thế nào?”
Hưng Đạo Vương tâu rằng: “(...) Khi nào quân giặc kéo đến ầm ầm, như gió, như lửa, thế ấy lại dễ chống. Nếu nó dùng cách dần dà, như tằm ăn lá, thong thả mà không ham của dân, không cần lấy mau việc, thế ấy mới khó trị...".
2 BIỆN PHÁP PHỐI HỢP TRIỆT TIÊU TẬN GỐC NGUY CƠ TỰ TRỊ Ở CHỢ LỚN: HÀNH CHÍNH VÀ ĐỊA GIỚI
Cũng trong thập niên 1950, cảnh giác nguy cơ "tằm ăn lá" và lấy ngay tấm gương tự trị Singapore sát cạnh, Chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiến hành một loạt biện pháp cụ thể phòng chống nguy cơ tỉnh Chợ Lớn, thành phố Chợ Lớn - nơi có đa số cư dân là người Hoa - đòi tự trị.
Tỉnh Chợ Lớn (khác thành phố Chợ Lớn) vốn được chính quyền Pháp thành lập ngày 20-12-1899 với nhiều quận huyện. Dân số tỉnh Chợ Lớn ở thập niên 1950 khoảng 1.000.000 dân (bao gồm cả người Việt, người Hoa...), xấp xỉ Singapore lúc ấy.
Còn thành phố Chợ Lớn (khu vực quận 5, 6 và một phần quận 8, 10 hiện nay) vốn được thành lập sớm hơn, cùng thời điểm chính thức thành lập thành phố Sài Gòn 1865.
Đến 1956, dưới thời Chính quyền VNCH Ngô Đình Diệm, hầu hết người Hoa ở tỉnh Chợ Lớn, thành phố Chợ Lớn vẫn mang quốc tịch Trung Hoa (Trung Hoa Dân quốc - Đài Loan). Và cộng đồng này vốn có quan hệ rất chặt chẽ về gia đình, buôn bán với cộng đồng người Hoa ở Singapore - từ hàng trăm năm...
Tấm gương Singapore + tác động ngấm ngầm của của Chính quyền Trung Quốc lúc ấy + các nhóm Tam Hoàng (vốn là các nhóm Thiên Địa hội từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam và rất manh động trong giới người Hoa ở miền Nam suốt thời Pháp thuộc) hoạt động ngấm ngầm, Chính quyền Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm đã ra tay: hàng loạt biện pháp phòng chống nguy cơ "diễn biến hòa bình" được thực hiện ngay những ngày đầu tiên của nền Đệ nhất Cộng hòa.
* Nổi bật là hai động tác chính:
A. Công bố hàng loạt ngành nghề kinh doanh chỉ dành cho người Việt Nam; người nước ngoài không được hành nghề.
Cụ thể Thủ tướng VNCH Ngô Đình Diệm (Thủ tướng Diệm đắc cử tổng thống VNCH ngày 24-10-1956) ra Đạo dụ (một hình thức quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc thời đó) số 53 ngày 6-9-1956 quy định người nước ngoài không được hoạt động 11 ngành nghề, chủ yếu nhắm vào Hoa kiều:
1) Buôn bán cá thịt
2) Buôn bán tạp hóa
3) Buôn bán than, củi
4) Buôn bán xăng, dầu lửa và dầu nhớt
5) Cầm đồ bình dân
6) Buôn bán vải, tơ lụa, chỉ sợi
7) Buôn bán sắt, đồng, thau vụn
8) Nhà máy xay lúa
9) Buôn bán ngũ cốc
10) Chuyên chở hàng hóa, hành khách bằng xe hơi, hay tàu thuyền
11) Trung gian ăn huê hồng.
Người Hoa vốn mê buôn bán, làm ăn, đây lại là những ngành nghề họ hoạt động kinh doanh bao lâu nay, cha truyền con nối.
Giới Hoa kiều ở Chợ Lớn - Sài Gòn phản ứng khá dữ dội cả không chỉ chính trị mà cả với hoạt động kinh tế.
Người Hoa xuống đường biểu tình, bạo động, phản đối chính sách của Chính phủ Ngô Đình Diệm. Hè 1957, người Hoa vùng Chợ Lớn - Sài Gòn đóng cửa gần hết trường học, hoạt động thương mại, và rút tiền ra khỏi ngân hàng.
Khoảng 800 triệu đến 1,5 tỉ đồng VNCH lúc đó (gần 17% tiền tệ đang lưu hành ở miền Nam) biến khỏi thị trường .Thương mại ngưng trệ: giữa tháng 5 - 1957, khoảng 6.000 cửa hàng của người Hoa đã đóng cửa, 200.000 người mất công ăn việc làm. Hoa kiều còn phản đối bằng việc ngừng vận tải hàng hóa (các hãng vận tải lớn đều do họ nắm giữ).
Với sự hỗ trợ của giới buôn lớn, chủ ngân hàng Hoa kiều ở Đông Nam Á và chính quyền Đài Loan, người Hoa nhất loạt đình chỉ hoạt động, tẩy chay không bốc dỡ gạo VNCH đã cập bến cảng nước ngoài. Nông sản ứ đọng ở vùng quê, trong khi Sài Gòn – Chợ Lớn lại rất khan hiếm.
Nền kinh tế VNCH tưởng chừng sụp đổ.
Ngay lập tức, tháng 5-1957, Bắc Kinh phản đối và cho là "sự xâm phạm tàn nhẫn các quyền hợp pháp của người Hoa".
Chính phủ Ngô Đình Diệm không nao núng, tiếp tục quyết liệt chính sách của mình.
Chỉ vài năm sau, 99,8% trên tổng số hơn 1 triệu người Hoa ở tỉnh, thành phố Chợ Lớn cũng như toàn miền Nam xin nhập quốc tịch Việt Nam; trở thành người Việt gốc Hoa như chúng ta thấy ngày nay, chứ không còn là Hoa kiều như trước đó. Một số ngoại kiều, không chỉ Hoa kiều không vô quốc tịch Việt Nam thì thoải mái "đi chỗ khác chơi" (tức trục xuất) hay tự về nước tùy ý.
Đến năm 1961, Bộ Nội vụ VNCH đã báo cáo lên Tổng thống Ngô Đình Diệm: Trên 1.000.000 người Hoa thuộc địa phận VNCH (miền Nam) chỉ còn 2.000 người già yếu, bệnh tật không nhập quốc tịch (0,2%) nên cũng không cần trục xuất.
Quốc tịch Việt Nam rồi thì còn đòi tự trị gì được! Không lẽ người Việt đòi tự trị với người Việt - bất hợp pháp với công pháp quốc tế.
* Trước đó, chỉ sau khi khai sinh Đệ nhất Cộng hòa (26-10-1955) gần một tháng rưỡi, để giải quyết dứt khoát vấn đề Hoa kiều ở miền Nam Việt Nam, ngày 7-12-1955, Thủ tướng VNCH Ngô Đình Diệm đã ký ban hành Dụ số 10 quy định về Bộ Luật Quốc tịch Việt Nam. Điều 12 ghi rõ: “Con chính thức mà mẹ là người Việt Nam, và cha là người Trung Hoa, nếu sinh đẻ ở Việt Nam thì là người Việt Nam”.
Lúc đó, giới Hoa kiều ở miền Nam vẫn hy vọng Thống chế Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) Tưởng Giới Thạch sẽ can thiệp nên có ý coi thường, không chấp hành đạo dụ này. Thủ tướng VNCH Ngô Đình Diệm ra tiếp Dụ số 48 (ngày 21-8-1956), Sửa đổi Bộ Luật Quốc tịch Việt Nam, Điều 16 quy định:
"Hoa kiều thổ sanh (sinh trưởng tại Việt Nam) sẽ là người Việt Nam, bắt buộc phải nhập và khai nhận quốc tịch Việt Nam, hoặc nếu không chịu nhập tịch thì có thể xin hồi hương (về Đài Loan) trước ngày 31-8-1957. Thời hạn ấn định cho những Hoa kiều sinh tại Việt Nam phải làm khai sinh để được cấp thẻ căn cước sẽ kết thúc ngày 08-4-1957, việc kiểm tra sẽ hoàn tất vào ngày 22-6-1957".
Ai không muốn nhập tịch thì ra đi, mỗi người sẽ được chính quyền Sài Gòn cấp 400 đồng để “hồi hương”, đúng theo luật định.
8 ngày sau, 29-8-1956, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lại ban hành Dụ số 52 quy định Hoa kiều sinh sống ở VNCH phải mang quốc tịch Việt để tự do giao dịch, đi lại và buôn bán. Người Hoa phải Việt hóa tên họ (như Trịnh, Quách, Mạch, Lâm, Giang, Diệp, Lưu, Vương, Hà, Hứa, Mã, Lý, Trần, Trương, v.v…) chứ không được xưng các tên ngoại quốc hay tên gọi riêng (như Chú, A, Chế…) kể cả bí danh, trong những văn kiện chính thức. Tên hiệu các cơ sở thương mại, văn hóa, phải viết bằng Việt ngữ.
Và 8 ngày sau nữa (6-9-1956), Thủ tướng Ngô Đình Diệm tung đòn knock-out bằng Dụ số 53 như đã nói ở trên.
Loạt sự kiện này đã làm rung chuyển giới Hoa kiều Sài Gòn - Chợ Lớn lẫn miền Nam lúc ấy. Đến mức con nít Sài Gòn hát um xùm một bài hát ngắn gọn mà đến nay chắc chắn nhiều người Sài Gòn còn nhớ: "Các (mấy) chú Ba Tàu, thằng nào cũng như thằng nấy - Thằng nào không giấy (quốc tịch Việt), đuổi ngay nó đi về Tàu..." (chế từ một bản nhạc lời Pháp: Chérie je t'aime chérie je t'adore...).
B. Một tháng rưỡi sau, biện pháp địa giới hành chính ngăn chặn tận gốc cụ thể cũng được ban hành. Ngày 22-10-1956, trước khi đắc cử tổng thống VNCH hai ngày (24-10-1956), Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN "Thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam".
Theo đó, địa phận VNCH gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Tân An hợp nhất phần lớn đất đai tỉnh Chợ Lớn để thành lập tỉnh mới Long An. Một số khu vực còn lại của tỉnh Chợ Lớn nhập vô tỉnh Gia Định.
Cũng theo sắc lệnh này, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Như vậy tên gọi "Chợ Lớn" không còn được dùng chính thức trong các tên gọi hành chính cấp tỉnh thành nữa. Kể từ đây, địa danh "Chợ Lớn" chỉ còn được dùng để chỉ khu vực quận 5, quận 6, quận 11 và một phần quận 8, quận 10 của Đô thành Sài Gòn.
Tỉnh Chợ Lớn có đa số cư dân là người Hoa tồn tại 57 năm (1899 - 1956) đến đó là hết! Thành phố Chợ Lớn 91 năm (1865 - 1956) cũng không còn! Chỉ là địa danh lịch sử - văn hóa.
Khu (région ) Sài Gòn - Chợ Lớn vốn là đơn vị hành chính do Tổng thống Pháp ký thành lập năm 1931 (Région Saigon - Cholon hoặc Région de Saigon - Cholon). Ngày 30-6-1951, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu (3 tháng sau, tháng 9-1951, Thủ tướng Trần Văn Hữu đã tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam trước thế giới tại Hòa hội Cựu Kim Sơn) ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn (Préfecture Saigon - Cholon hoặc Préfecture de Saigon - Cholon hoặc Ville - capitale de Saigon - Cholon).
Với Sắc lệnh 143/VN, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn chỉ còn Đô thành Sài Gòn. Chợ Lớn trở thành quận 5, 6... của Sài Gòn.
Chấm hết vĩnh viễn hai địa giới hành chính, khu dân cư nhiều người Hoa có nguy cơ tự trị ở miền Nam! Chấm hết âm mưu "tằm ăn lá" muôn đời nay của các nhà cầm quyền, thế lực Trung Hoa với miền Nam.
NÓI THÊM: Cũng vào giữa thập niên 1950, Chính quyền Sài Gòn đã đặt tên lại hàng loạt con đường vốn mang tên Pháp ở Sài Gòn. Chú ý: Các con đường từ Sài Gòn (khu vực người Việt) vô Chợ Lớn (khu vực đa số người Hoa) đều mang tên các danh tướng, danh nhân, địa danh đánh thắng các thế lực xâm lược Trung Hoa: Trần Hưng Đạo (bắt đầu từ trung tâm Sài Gòn, chợ Bến Thành tới đường Cộng Hòa - nay là đường Nguyễn Văn Cừ, ranh giới Sài Gòn - Chợ Lớn), Nguyễn Trãi, Trần Quốc Toản (nay là 3-2), Bến Bạch Đằng - Bến Chương Dương - Bến Hàm Tử...

Kỳ vọng gì từ tân Thủ tướng gốc công an Phạm Minh Chính?





Gói cứu trợ 1.900 tỉ đô la của Joe Biden: lợi, hại như thế nào?





Người Việt kêu gọi tẩy chay hãng công nghệ Baidu Trung Quốc





Cử tri Mỹ gốc Cuba ở Florida tiếp tục phản đối thay đổi trong quan hệ Mỹ-Cuba





Dân bất lực nhìn đất ruộng mất do sạt lở!





Crossing the U.S. Border





NATO At 72: Alliance Faces New Challenges, Enduring Threats





Brazil hits grim new Covid death record





Hazmat crew called in to clean US hoarder house





Libya: A decade on the frontline





Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021

Duyên Anh - Tác giả Huỳnh Phan Anh

 

Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long như chính ông đã không ngần ngại ký kèm theo bút hiệu của mình. Ông sinh năm 1935 tại thị xã Thái Bình, nhưng theo lời ông, lại được khai là đẻ ở làng Trường An quê cha của ông, thuộc huyện Vũ Tiên, Thái Bình. Chính vùng quê hương Thái Bình này đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm tự thuật. Vùng quê hương đó đã được dựng lại, đẹp hơn bao giờ hết, trong bộ trường thiên tiểu thuyết mang tên Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ.
Duyên Anh đã theo học nhiều trường. Những năm tiểu học, ông không học hết niên học ở một trường nào vì cứ phải đổi trường theo sự xê dịch của cha. Chỉ có năm lớp Ba élémentaire, 1942, ông mới được học trọn niên khóa ở trường Phụ Dực. Những ngày ở đây đã để lại nhiều kỷ niệm, những kỷ niệm bàng bạc trong các truyện ngắn đầu tay của ông (Khúc Rẽ Cuộc Đời, Hoa Thiên Lý) trong các tác phẩm tự thuật (Trường Cũ) cũng như trong nhiều tác phẩm viết ở ngôi thứ ba (Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ, Tuổi Mười Ba…). Nếu mỗi người viết văn đều đã trải qua một đoạn đời hay một kinh nghiệm nền tảng mà mai đây không ngừng ám ảnh họ, có thể nói thời thơ ấu sống trong khung cảnh buồn thiu của tỉnh lỵ chính là hình ảnh đậm đà nhất, thân mật nhất của tác phẩm cũng như của tâm hồn Duyên Anh.
“Năm sau tôi bỏ trường Bà Sơ. Nhưng vừa học trường tiểu học thị xã được hai tháng thì nhà tôi dọn về huyện lỵ Phụ Dực. Huyện lỵ thật nghèo nàn. Những mái nhà tranh, những ngọn đèn dầu và tiếng trống trên chòi canh buồn làm sao ấy. Ngôi trường huyện của tôi còn buồn hơn...".
Đời sống huyện lỵ thật nghèo nàn và nhất là thật buồn tẻ đã tạo cho ông một bối cảnh, một màu sắc tâm hồn. Đời sống đó, vẻ buồn đó đã dạy cho ông những bài học mơ mộng đầu tiên, những bài học mai đây còn tiếp tục in sâu vào tâm hồn ông, còn tiếp tục bàng bạc trong tác phẩm ông, một cách nào đó, nó mở ra cho ông những cánh cửa, những chân trời. Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ đã cống hiến cho người đọc những trang sách đẹp nhất của Duyên Anh, những trang sách làm sống lại một vùng trời quê hương quen thuộc, một đoạn đời với những giấc mơ và những rung động tuyệt vời của tâm hồn tuổi nhỏ:
“Mùa hạ năm nay thật buồn tẻ. Hoa Phượng vẫn nở nhưng màu hoa không rực rỡ. Chắc tại học trò đã nghỉ học trước hè, nghỉ từ tháng Ba chết đói. Loài ve sầu rên rỉ mỏi miệng cũng chẳng ai thèm cảm xúc. Có lẽ mùa Hạ sang năm sẽ buồn tẻ hơn. Côn hồi tưởng những mùa hè năm xưa mà thương tiếc...".
“Hai đứa trẻ mong đợi thầy chúng nó trở về. Hai đứa trẻ thị xã không muốn âm thầm sống trong cái vòng đai bình thản. Chúng muốn thoát ra. Nỗi thèm khát của chúng bộc lộ rõ rệt. Bây giờ mới đúng lúc khung cảnh cảnh buồn nản của tỉnh lỵ không thích hợp với chúng nó...".
Phải chăng đoạn đời đó, vẻ buồn đó đã tạo cho Duyên Anh một ngòi bút đầy cảm xúc thơ mộng?
Năm 1944, Duyên Anh rời huyện lỵ Phụ Dực, về thị xã Thái Bình. 1945, chứng kiến cảnh chết đói tháng Ba Ất Dậu, rồi cảnh Nhật đảo chính Pháp và cuộc tổng khởi nghĩa. Như bao nhiêu đứa trẻ lớn lên trong cao trào cách mạng, Duyên Anh đã là một nhi đồng chống Pháp, biết thù hận Pháp gây chiến ở Nam Bộ và đã tham gia cách mạng một cách hồn nhiên, phấn khởi. Những quyển truyện Thằng Vũ, Thằng Côn, Con Thúy đã làm sống lại giai đoạn lịch sử này với những nhân vật thuộc lứa tuổi của chính Duyên Anh thời bấy giờ (Lên 9, lên 10) đã sống, đã cảm nhận bằng tất cả tâm hồn ngây thơ trong suốt của chúng, như nhà văn Mai Thảo đã nhận xét: "… Những sự việc của thế giới và xã hội người lớn như đổi dời, cách mạng đói kém, mất mùa, chân phù lính Tàu, và lưỡi lê Nhật, hết thảy đều được nhìn, sống, nhận thức, phán đoán, tiếp thu bằng những trái tim lên mười, qua cái lăng kính luân lý, đạo đức phơi phới hồn nhiên, trong vắt và đôn hậu nhất của tuổi thơ“.
1946, khi Pháp gây chiến ở Hà Nội, Duyên Anh tản cư về Tiền Hải và theo học trường Huyện. 1947, đậu Sơ học bổ túc và học Thành Chung ở Trình Phố, thuộc Kiến Xương. 1948, về quê nhà ở Trường An. Trốn nhà đi làm liên lạc viên cho bộ đội một năm. Sau đó lại trở về Trường An.
1949, Pháp chiếm Thái Bình. Hồi cư về thị xã. Chứng kiến cảnh càn quét của lính viễn chinh Pháp. Học trung học Tỉnh. 1952, lên Hà Nội, học Trung học đệ nhị cấp. Duyên Anh học đến năm 1954 thì vào Nam sau khi đã trở về Thái Bình sống 3 tháng trong bầu không khí giải phóng tiếp thu. Ông di cư vào Sài Gòn một mình. Sống vô tích sự tại khu Nhà Hát Tây. Ông đã ghi lại những ngày này trong Áo Tiểu Thư, những ngày đầy thơ mộng và hồn nhiên của thời mới lớn mặc dù có những khó khăn về vật chất. Chính trong giai đoạn này, Duyên Anh bỏ học vì không được ai chu cấp.
Đến giữa năm 1955, ông lên Ban Mê Thuột, suốt ngày hạ cây, cưa ngắn, bổ nhỏ, gánh ra thị xã bán để mưu sinh. Nhưng thực ra ông theo đảng Duy Tân lên đó mưu chống chính phủ Ngô Đình Diệm (Ảo Vọng Tuổi Trẻ) như chính ông đã từng thú thật về chuyện đi làm “cách mạng” này, là “đói quá theo bừa và một phần cũng vì mơ mộng tuổi vừa lớn". Quá nửa năm làm chiến sĩ cách mạng bất đắc dĩ, ông tự thấy mình không đẹp bằng nhân vật Dũng trong tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, nên bỏ về Sài Gòn, sống nhờ trong kho chứa đồ cũ của một hãng dệt ở đại lộ Trần Hưng Đạo, sau đó sống nhờ một người bạn làm cán bộ chấm công. Ông đã kể lại những ngày này trong hồi ký Làm Báo.
“Chúng tôi sống ở ngoại ô Hòa Hưng trong một xóm điếm tồi tệ. Xóm điếm thấp hơn mặt đường cả thước. Lên xuống y hệt leo thang. Căn nhà mướn của một me Tây lụp xụp. Mái lá. Tối ngày chuột khiêu vũ. Cạnh nhà có con lạch chẩy ra cống thành phố. Thuở ấy lính viễn chinh Pháp chưa chịu về nước. Xóm điếm tấp nập. Đêm nào cũng xảy ra vụ kiểm tra, bố ráp và lính viễn chinh “chơi lường”. Điếm chạy lính huỳnh huỵch. Điếm chửi lính viễn chinh ồn ào. Đầy rẫy thảm cảnh và nghịch cảnh của một xã hội về chiều… Tôi thương nhất là những đứa trẻ con lai da trắng, da đen. Những đứa trẻ không có quê hương, tổ quốc ấy cũng là những đứa trẻ không có tuổi thơ. Mười tuổi chúng đã biết ghếch cớm, tức là gác cảnh sát, hễ thấy cảnh sát vào xóm là báo động cho bọn tú bà. Sống ở xóm điếm, ở cái vũng bùn tối cùng cực, tôi đã nghĩ phải viết một thiên phóng sự nhan đề Xóm Quốc Tế".
Cũng trong khoảng thời gian này, đời sống vật chất đã đưa đẩy Duyên Anh tới nhiều hoàn cảnh nổi trôi, rày đây, mai đó, hết nghề này lại chuyển sang nghề khác để sinh nhai. Hết lang thang với người sơn đông mãi võ, ông nhập đoàn cải lương lưu diễn miền Tây (Mây Mùa Thu). Ông lại trở về Sài Gòn, làm nghề giữ xe đạp hội chợ, quảng cáo cho đoàn xiếc Wong Bang Fu ở sân bóng Tao Đàn. Dạy học tư gia. Ông đã từng sống dưới chân cầu Tân Thuận với một người đồng hương đạp xích-lô, sống lẫn lộn trong một xã hội bần cùng nhất với những cảnh bất công ngang trái hàng ngày diễn ra, oan nghiệt gấp ngàn lần những cảnh đời trong tiểu thuyết Nguyên Hồng. Chung đụng với đủ hạng người: Phu bến tàu, phu xích-lô, buôn gánh bán rong, đánh giày, bán báo, ăn cắp, du thủ du thực. Ông đã “sống với họ, sống như họ".
Nếu Duyên Anh chưa viết thiên phóng sự mang tên Xóm Quốc Tế như ông đã từng nghĩ tới, thì chính ông đã viết hơn một cuốn truyện dài mang nặng màu sắc phóng sự xã hội, nói về những cuộc đời, những cảnh sống đầy tối tăm, nghịch cảnh (Luật Hè Phố, Điệu Ru Nước Mắt…) và trên phương diện này, nhiều người đã không ngần ngại gọi ông là một nhà văn xã hội. Điều đáng nói ở đây chính là Duyên Anh đã sống, trực tiếp hay gián tiếp những cảnh đời mà ông đã viết.
Năm 1957, ông rời Sài Gòn, rời bỏ “miền bất hạnh không có nổi ánh điện câu để thấy nó hắt hiu, vàng vọt", ông cùng một người bạn xuống Mỹ Tho mở lớp dạy đàn sáo lấy tên là Hương Duyên (Cầu Mơ). Thất bại. Ba tháng sau, trở về Sài Gòn. Rồi lên Tây Ninh sống nhờ người quen, ngày ngày gánh nước tưới rau giúp bạn để có cơm ăn ở một trại định cư thuộc Trảng Lớn. Hãy nghe ông nhắc lại những ngày sống vô vị đó:
“Ở đây buồn lắm. Xong tưới rau, tôi thường ngồi trên cái nắp quan tài của trại hòm đánh cờ tướng giết thì giờ. Mỗi sáng sớm, xe đò về Sài Gòn đều ghé qua, bóp còi inh ỏi. Tiếng còi như xé nát lòng tôi. Tuổi trẻ của tôi đành chôn chân ở một chỗ, nghe nỗi buồn đốt cháy hoa mộng. Đọc Một Chuyến Đi của Nguyễn Tuân tôi phát khóc…”.
1958, Duyên Anh lại trở về Ban Mê Thuột. Rồi lại trở về Sài Gòn sau bốn tháng nằm ở Cây số 4. Được đàn anh Duy Dân giới thiệu xuống Hòa Hảo dạy học tại một ngôi trường bán công, mỗi giờ được bốn chục bạc. Dạy được ba tháng, bị đàn anh đuổi về vì dám dẫn đám học trò sang Tân Huề ăn thịt bò, thịt chó và đá bóng với học trò. Tội nặng nhất là dám mặc xà-rông sang văn phòng lĩnh lương.
Duyên Anh ra Long Xuyên, xin dạy ở Quang Trung. Nhưng rồi việc dạy học cũng không được bền bỉ ở đây. Hết niên khóa, ông bỏ về Sài Gòn, rồi lại lang thang khắp miền Tây và đói dài. Lại trở về Hòa Hưng sống nhờ gia đình người bạn. Chính trong những ngày này, Duyên Anh đã tập tễnh những bước chân đầu tiên vào cuộc đời làm văn làm báo.
Đó là vào khoảng 1960, Duyên Anh được nhà văn Trúc Sĩ tiến dẫn tới tạp chí Chỉ Đạo của Bộ Quốc Phòng. Sáng tác đầu tiên của Duyên Anh được đăng trên mặt báo này là một bài thơ nhan đề Bà Mẹ Tây Ninh. Tháng sau, Chỉ Đạo đăng truyện ngắn Hoa Thiên Lý, sáng tác đầu tiên của ông được viết trong “một đêm mưa mù mịt chân cầu Tân Thuận” cũng như trong nỗi “nhớ nhà và thương tiếc tuổi thơ của mình”. Bút hiệu Duyên Anh cũng đã bắt đầu xuất hiện từ truyện ngắn mang hình bóng quá khứ và kỷ niệm đó.
Ông có truyện ngắn đăng thường xuyên trên tạp chí Chỉ Đạo. Từ đó những chuyện sau này được gom lại thành tập truyện đầu tay của Duyên Anh với nhan đề Hoa Thiên Lý do nhà Giao Điểm ấn hành. Chi tiết nổi bật nhất trong giai đoạn khởi nghiệp của Duyên Anh có lẽ là sự nâng đỡ tận tình của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, lúc bấy giờ làm chủ bút Chỉ Đạo. Truyện ngắn Con Sáo Của Em Tôi nhờ Nguyễn Mạnh Côn xếp vào “loại truyện đặc biệt”, được trả ngót năm ngàn bạc, số tiền nhuận bút được xem là rất cao vào thời đó và còn được nhà văn này viết cho một cái “chapeau” nồng hậu.
Duyên Anh cho đó là một hân hạnh ông chưa hề mơ tưởng tới. Một sự may mắn. Và: “Nhờ truyện ngắn Con Sáo Của Em Tôi mà một số độc giả biết đến tôi và dành cho tôi nhiều cảm tình. Lần đầu tiên tôi nhận được thư của độc giả. Bức thư ấy không một lời “ái mộ”, chỉ vỏn vẹn một dòng: ÔNG DUYÊN ANH, TÔI BẮT ĐỀN ÔNG ĐẤY, VÌ CON SÁO CỦA EM TÔI MÀ TẾT NĂM NAY TÔI BUỒN MUỐN KHÓC. Dòng chữ trách móc đó, tôi giữ thật kỹ. Thuở ban đầu mà. Bây giờ nhận được thư độc giả, tôi đọc vẫn còn xao xuyến nhưng không thể xao xuyến như thuở ban đầu…”.
Nguyễn Mạnh Côn rời Chỉ Đạo, Duyên Anh bắt đầu viết cho các tờ báo khác: Sinh Lực của ông Lê Văn Thắng, Gió Nam của ông Lại Tư. Ông tiếp tục viết truyện. Sau đó, nhờ sự cất nhắc của ông Nguyễn Bích Liên, giám đốc Tâm lý chiến của Tổng nha Thanh Niên thời bấy giờ, Duyên Anh bắt đầu “làm công chức dễ dàng, thua phó đốc sự có vài trăm”. Một lần nữa, Duyên Anh thú thật là mình may mắn. Luôn luôn may mắn. Cũng như sau này, thành công với nghề văn, được liệt vào hàng tác giả có sách bán chạy nhất, ông vẫn thường cho rằng mình may mắn. Thánh cho lộc mà.
1962, Duyên Anh lấy vợ và tiếp tục làm công chức. Được biệt phái trông coi bán tuần báo Chiến Đấu cùng với nhà văn lão thành Tam Lang. 1963, bị trả về nhiệm sở cũ. Cũng năm này tập truyện Hoa Thiên Lý ra đời. Những ngày Phật giáo phát động cuộc đấu tranh, Duyên Anh ngồi ở sở hoàn thành Thằng Vũ, cuốn truyện dài đầu tay cũng là tác phẩm mở đầu cho bộ trường thiên tiểu thuyết Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ. Thằng Vũ được nhà văn Nguyễn Mạnh Côn khen hay và viết cho một bài giới thiệu nồng nhiệt.
1964, Duyên Anh rời bỏ nghề công chức, đi làm nhật báo. Ông viết cho Xây Dựng, rồi Sống, Công Luận. Ông viết đủ các mục: Tiểu thuyết, phiếm luận, tường thuật… như ông đã từng kể lại khá tường tận trong hồi ký Làm Báo đăng tải trên Tuổi Ngọc. Ông làm chủ bút tuần báo Con Ong, viết “Article de fond” cho báo này và đặc biệt ông đã viết gần hết các trang cho báo này trong những số đầu. Ông làm chủ nhiệm các tờ Người, Búp Bê, Tuổi Ngọc (Bộ cũ). Chính trong khoảng thời gian thật sự sống với nghề báo (bên cạnh nghề văn), Duyên Anh đã tạo cho mình tên tuổi qua những truyện dài đăng báo được độc giả nhất là giới trẻ tiếp đón nồng hậu: Ảo Vọng Tuổi Trẻ, Điệu Ru Nước Mắt, Nước Mắt Lưng Tròng, Cầu Mơ, Trường Cũ, Nhà Tôi… Và cũng chính trong khoảng thời gian này, với những thiên phóng sự đầy sống sượng, với những bài phiếm luận độc địa ký dưới rất nhiều bút hiệu khác nhau như Thương Sinh, Mõ Báo, Thập Nguyên, Thập Thành, Nã Cẩu, Duyên Anh đã gây nhiều sóng gió, đã tạo nhiều tiếng tăm nhưng cũng đồng thời tai tiếng cũng không kém. Độc giả cũng như những người quen biết ít nhiều với ông vẫn thắc mắc không hiểu tại sao ở ông có thể dung hòa được hai hình ảnh con người hoàn toàn đối nghịch nhau: Con người nhà văn luôn ca ngợi tuổi thơ trong sáng, mơ mộng và tình người, và con người nhà báo ngổ ngáo, độc địa, bất chấp mọi sự.
Có lẽ vì muốn chấm dứt những sóng gió cùng những ân oán giang hồ hoặc như ông đã thú thật, để khỏi phải tiếp tục “đổ vỡ mình trong sự nghiệp làm báo”, Duyên Anh từ giã nghề báo sau 7 năm vùng vẫy thật lực. Năm 1971, ông làm chủ nhiệm Tuổi Ngọc, “tuần báo của tuổi vừa lớn“, trông coi nhà xuất bản cùng mang tên Tuổi Ngọc và tiếp tục sự nghiệp nhà văn của mình, sự nghiệp đã mang đến cho ông một thành công không chối cãi, đã tạo cho ông một chỗ đứng biệt lập trong văn nghệ miền Nam.
-----
Trên đây là những nét phác họa về cuộc đời của Duyên Anh, căn cứ trên chính những gì do Duyên Anh kể lại một cách trực tiếp hay gián tiếp, qua những bài viết của ông hay qua những câu chuyện của ông. Dĩ nhiên người ta không thể thu gọn một đoạn đời trên một số trang ngắn ngủi. Nhưng thiết tưởng bao nhiêu đó đủ để giới thiệu hình ảnh một đời người. Với nụ cười và nước mắt. Tất cả làm thành chất liệu quí báu cho Tác Phẩm. Đời sống hãy còn dang dở đối với Duyên Anh cũng như tác phẩm của nhà văn 37 tuổi này vẫn còn tiếp tục. Vậy thì, đã không thể kết luận về tác phẩm, người ta lại càng khó lòng đi tới một câu kết về chính cuộc đời nhà văn. Điều tôi muốn nói ở đây là Duyên Anh đã sống như một cách chuẩn bị cho chính tác phẩm của mình. Mặc dù như ông vẫn thường tuyên bố, ông coi chuyện viết văn như một sự đùa chơi mà thành công và ông không ấp ủ mộng văn chương từ thiếu thời.
Điều Duyên Anh không chối cãi là ông vẫn sống bằng kỷ niệm và ở mỗi chuyện của ông đều dàn trải ít nhiều kỷ niệm riêng. Sống như một cách chuẩn bị cho tác phẩm của mình. Tôi muốn nói: Viết đối với Duyên Anh dường như là một cơ hội để tiếp tục sống, hoàn tất cuộc đời mình hãy còn dang dở ở ngoài những trang sách, ở ngoài những dòng chữ. Trước khi thể hiện những tính cách mơ mộng và lý tưởng trong tác phẩm của ông, Duyên Anh đã từng thể hiện chúng vào cuộc đời của chính ông, một tâm hồn mang nặng căn bệnh của thời thơ ấu, của quá khứ, của kỷ niệm.
Đọc Duyên Anh, tôi luôn có cảm tưởng bắt gặp một hình ảnh, một thứ tiếng nói quen thuộc không ngớt trở về dưới ngòi bút của ông. Phải chăng đó là hình ảnh, là tiếng nói của tâm hồn ông mà chính ông đã không ngừng đánh mất và tìm lại được. Nhà văn không ngớt đồng hóa mình vào chính những nhân vật mình tạo nên. Nhà văn không ngớt viết lại đời mình đồng thời tra hỏi mãi mãi không thôi về chính tâm hồn mình. Tôi không có ý khẳng định rằng cuộc đời Duyên Anh đã là một tác phẩm hoặc tác phẩm Duyên Anh là phản ảnh trung thực và trọn vẹn của con người ông. Cuộc đời và tác phẩm Duyên Anh là hai thực thể không ngớt đến gần với nhau và có thể không bao giờ trùng hợp hay tan biến vào với nhau (Vả chăng, điều này có thể chỉ là một ảo tưởng). Trong ý nghĩa đó, cuộc đời không bao giờ là tác phẩm cũng như ngược lại. Nhưng nếu không thay thế cho nhau, chúng vẫn có thể là cơ hội của nhau. Tác phẩm Duyên Anh không ngớt tìm cách thu ngắn khoảng cách với tâm hồn của tác giả, với thế giới kỳ diệu của mộng mơ và kỷ niệm, với nguồn suối khôn cùng khôn tận đó.
Duyên Anh là một người viết truyện đúng hơn là một người kể truyện. Có lẽ không phải vô tình mà ông đã ghi chú dưới những tựa sách của ông bằng “tập truyện” hay “truyện dài” thay vì tiểu thuyết, đoản văn hay tùy bút. Sự kiện này cho thấy đặc tính nổi bật, sở trường của ngòi bút Duyên Anh, thể hiện qua những câu truyện, dài hay ngắn, của ông. Nói cách khác, Duyên Anh đã mặc nhiên chọn lựa cho mình một cách viết và từ đó một thế giới, một vũ trụ. Với ông, dường như viết trước tiên có nghĩa là kể. Viết tức là kể truyện. Viết tức là kể lại một cái gì, nói lên một cái gì cho người đọc. Ông không chú trọng tới vấn đề làm văn. Ông không đặt nặng vấn đề sáng tạo văn chương. Ông không có tham vọng chinh phục người đọc bằng một bút pháp tân kỳ hay quyến rũ.
Duyên Anh trước tiên (Và sau cùng?) chỉ là một nhà văn của những câu truyện được dựng lên, những nhân vật được tạo thành, những tình tiết, những nhân vật được đặt ra và giải quyết. Có lẽ vì nhờ đó mà người đọc có thể đi thẳng vào tác phẩm của ông một cách dễ dàng không phải vượt qua những bức rào kiên cố của ngôn ngữ. Ngôn ngữ ở đây chỉ còn là phương tiện tác giả dùng để chuyên chở hay gửi gấm ý tưởng hay rung động của mình tới người đọc. Để nói theo một cách nói bây giờ, ta có thể xem Duyên Anh là một người dùng chữ, một người sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện, một công cụ. Rõ ràng quá, ông không viết để thí nghiệm hay tra hỏi ngôn ngữ. Ông viết để kể chuyện đời sống, đời sống trăm mặt, ông bắt gặp dưới mắt, trong tầm tay, cũng là đời sống muôn màu muôn vẻ xuất hiện trong hồi tưởng hay dự tưởng của ông. Hơn là một nhà văn của những câu truyện kể, Duyên Anh đã làm nổi bật tính cách tự thuật trong hầu hết tác phẩm của ông. Đọc Duyên Anh, người ta dễ dàng bắt gặp một hình ảnh cố định, bá chủ mà ông vẫn không ngớt trở về đào sâu, hình ảnh của chính ông với những kinh nghiệm ông từng biết tới, sống qua. Truyện ngắn đầu tiên của ông Hoa Thiên Lý là một thiên tự thuật với những rung động và xúc động thật chân thành của một tâm hồn nghiêng về quá khứ. Bước đầu tiên cũng là bước định đoạt. Hẳn Duyên Anh đã tìm thấy con đường của ông ngay trong thử thách đầu tiên đó. Những tác phẩm sau này của ông đã lần lượt mở rộng cái thế giới vừa manh nha thành hình trong truyện ngắn đầu tay đó. Có thể nói với Duyên Anh, mỗi cuốn sách đều đánh dấu một chặng đường của chính ông. Mỗi cuốn sách nói một cách nào đó, là một phần đời ông đã biết tới, sống qua, một phần đời còn hứa hẹn trở về không ngớt trong hồi tưởng. Và mặc dù ông chưa từng ghi chú cho tác phẩm ông là hồi ký hay tự thuật bao giờ, người ta vẫn có thể đi tới kết luận rằng tác phẩm Duyên Anh đã được xây dựng một phần lớn từ những chất liệu sống. Thực chất của một đời người. Tác phẩm Duyên Anh không là tiểu thuyết, không là một thứ “sản phẩm” thuần túy của trí tưởng tượng. Nó chính là hình ảnh của cuộc đời, và của kinh nghiệm. Quá khứ và kỷ niệm luôn luôn chiếm giữ một địa vị quan trọng trong tác phẩm Duyên Anh. Viết, điều này cũng có nghĩa là hồi tưởng. Viết điều này cũng có nghĩa là nhớ lại chính mình, tra hỏi quá khứ của mình, soi sáng tâm hồn của mình. Ở Duyên Anh dường như không có một khoảng cách khốc liệt giữa cuộc đời và tác phẩm, giữa sống và viết. Trái lại ông đã thể hiện được một sự liên tục, một sự hòa hợp giữa kinh nghiệm sống và kinh nghiệm viết. Ông viết như một cách kéo dài đời sống, kêu gọi đời sống. Ông viết như, một cách nào đó, ông đã sống.
Do đó, tiểu sử Duyên Anh, con người thật của Duyên Anh, tâm hồn của Duyên Anh, tất cả sẽ giúp cho người đọc không ít trong việc tìm hiểu tác phẩm của chính Duyên Anh đã viết trong ám ảnh của những đoạn đời đã mất, trong tình yêu mến quá khứ và kỷ niệm. Trong khắp các tác phẩm Duyên Anh đều bàng bạc những hình ảnh, những chất liệu thật của chính đời sống Duyên Anh. Và người đọc nếu cần, có thể gom góp những hình ảnh, những chất liệu đó thành một tác phẩm duy nhất và tác phẩm đó chính là cuộc đời thật của Duyên Anh vậy. Tác phẩm trường thiên mang tên Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ chỉ là một cái nhìn say đắm gửi về một quá khứ thân yêu đã mất trong đó tác phẩm gặp lại chính mình, gặp lại những tâm hồn tí hon đã từng san sẻ với ông đoạn đời kỳ diệu dưới bầu trời kỳ ảo của quê hương Thái Bình. Áo Tiểu Thư, Trường Cũ, Cầu Mơ, Mây Bay Đi, Luật Hè Phố… tất cả đều đánh dấu một đoạn đường, một tâm trạng của chính tác giả. Tất cả đều mang ý nghĩa một cuộc kiểm điểm. Mỗi cuốn sách là một cơ hội để tác giả nhìn lại, sống lại đoạn đời đã mất. Mỗi cuốn sách là một cuộc thăm dò quá khứ, hạch hỏi kỷ niệm. Có thể nói, Duyên Anh đã “sống” khá trọn vẹn những cảnh đời hay đoạn đời thể hiện trong tác phẩm của ông.
Hầu hết các nhân vật của Duyên Anh đều thể hiện một đặc tính nền tảng, một mẫu số chung luôn luôn mang họ đến gần với nhau, ràng buộc họ vào nhau. Đó là những con người mơ mộng mà thực tế cuộc đời dù gay gắt đến đâu vẫn không hủy hoại nổi những khát vọng luôn âm ỉ trong tâm hồn họ. Duyên Anh có thể tạo nhiều nhân vật với những lai lịch và tên tuổi khác nhau nhưng ông đã chỉ gán cho họ một tâm hồn, một tiếng nói duy nhất. Muốn soi sáng tâm hồn đó, muốn lắng nghe tiếng nói đó, có lẽ người đọc phải trở về với truyện ngắn đầu tay của Duyên Anh, trở về với câu chuyện đầy quá khứ và kỷ niệm, trở về với “bài học đầu tiên về tình người“, người xưng “tôi” trong truyện. Ở Duyên Anh, cuộc đời và tác phẩm kinh nghiệm sống và chữ nghĩa luôn tìm cách đến gần nhau, bổ túc cho nhau. Chắc chắn không phải là điều tình cờ khi Duyên Anh viết ở ngôi thứ nhất trong rất nhiều tác phẩm của ông. Đọc Duyên Anh tức là một cách nào đó tìm đến cái “tôi” của Duyên Anh, cái “tôi” mà chính Duyên Anh không ngớt trở về, cái “tôi” không ngừng xuất hiện trên những trang sách của Duyên Anh, một cách lộ liễu hay kín đáo và cùng xuất hiện quen thuộc, tất cả trở nên một vũ trụ thân mật, gần gũi. Ngay trong cách đặt tên cho nhân vật dường như Duyên Anh cũng muốn nhắc nhở người đọc cũng như chính mình, về những cách tên có thật, những “nhân vật” đã từng tham dự vào chính cuộc đời của ông, hay ít ra đó là những cái tên, những nhân vật có thật trước khi là sản phẩm của tưởng tượng. Nói một cách nào đó, Duyên Anh không viết tiểu thuyết, ông tiểu thuyết hóa cuộc đời, hay chính ông đã từng sống thực những đoạn đời thể hiện trên những trang sách của ông. Những Vũ những Côn (trong Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ), những Long (trong Áo Tiểu Thư, Ngày Xưa Còn Bé…), những Hoài (trong Cầu Mơ, Tàn Một Loài Hoa, Quê Hương…) những Định (trong Ngựa Chứng Trong Sân Trường…), tất cả những nhân vật “tiểu thuyết” đó nếu không là những phản ảnh trung thực từ những chất liệu sống thực nhất của cuộc đời tác giả, ít ra đã được xây dựng từ những chất liệu sống thực nhất của cuộc đời đó.
Trừ những tác phẩm đầu tiên, có thể nói Duyên Anh luôn ký tên thật của mình kề bên bút hiệu: Duyên Anh Vũ Mộng Long. Sự kiện tuy nhỏ nhặt nhưng không kém phần hàm xúc. Thông thường các nhà văn hoặc ký bút hiệu hoặc ký tên thật của họ và điều này không hẳn chỉ là một sở thích tình cờ hay đơn giản. Dù muốn dù không, sự lựa chọn giữa bút hiệu và tên thật để ký dưới tác phẩm luôn thể hiện một thái độ rõ rệt: Lựa chọn cái này tức là phủ nhận cái kia. Lựa chọn cho mình bút hiệu nhà văn, mặc nhiên bôi xóa tên tuổi thật của mình. Lựa cho mình một bút hiệu, nhà văn đương nhiên tự cho mình có hơn một đời sống, hơn một thân phận: Ở hẳn con người nhà văn với một tên tuổi riêng có thể không ngó ngàng gì tới con người. Ví dụ: Nhất Linh, tác giả Đoạn Tuyệt, Bướm Trắng có thể không nhất thiết phải dung hòa, trùng hợp khít khao với con người Nguyễn Tường Tam, nhà cách mạng. Và người ta không thể độc đoán dùng quan điểm hành động của nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam để soi sáng vũ trụ mộng tưởng, phi thực của nhà văn Nhất Linh, cũng như ngược lại. Bởi hai thân phận có thể khác biệt và nếu cần mâu thuẫn chống đối nhau trong cùng một con người: con người Nhất Linh - Nguyễn Trường Tam (Tôi dùng nét gạch ở giữa bút hiệu và tên thật để nói lên một trạng thái chia lìa, theo tôi, có tính cách cần thiết trong một giới hạn nào đó).
Khác với nhiều nhà văn khác, Duyên Anh không ngần ngại ký thêm tên thật của mình ở ngay dưới bút hiệu. Giữa nhà văn và con người thật, không còn mâu thuẫn. Giữa tác phẩm và cuộc đời, không còn chia lìa hay xung đột. Viết tức là dung hòa, là kết hợp thực tế và mộng tưởng, cuộc đời và tác phẩm. Phải chăng ngay từ truyện ngắn đầu tay của mình, Duyên Anh đã từng thể hiện ước muốn đó, kinh nghiệm đó, ước muốn và kinh nghiệm mai đây sẽ còn tiếp tục thể hiện qua từng tác phẩm, qua từng trang sách của ông. Ở đây viết không có nghĩa là rời bỏ, đoạn lìa với đời sống, trái lại đó cũng là một cách tiếp nối đời sống còn dang dở, viết, điều này cũng có nghĩa là sống.
Người đọc khó tính có thể trách Duyên Anh hơi (Nếu không nói là quá) dễ dãi trong cách xử dụng ngôn ngữ của mình, trách ông đã không thể hiện một mối ưu tư rõ rệt nào đó về ngôn ngữ hay về tác phẩm, tất cả dường như hãy còn xa lạ đối với ông. Có thể ông thuộc số những nhà văn hạnh phúc, hạnh phúc ngay trong lối viết của mình. Hạnh phúc như những câu chuyện đầy thơ mộng và mơ mộng mà ông đã kể. Hạnh phúc những nhân vật rất bình thường với những mộng ước rất đơn sơ mà ông đã tạo nên. Hạnh phúc như bầu không khí trong sáng thể hiện trên từng trang sách, từng dòng chữ của ông.
Nhưng liệu người ta có thể trách Duyên Anh đã lựa chọn một con đường, một lối viết, đã lựa chọn chính tác phẩm của mình. Người ta có thể trách Duyên Anh, Duyên Anh tìm tới chữ nghĩa, văn chương như một cách thể hiện đời sống đúng hơn là thực hiện một đời sống khác làm nên từ sự dung hòa tốt đẹp giữa thực tế và mộng tưởng, giữa kinh nghiệm và ước muốn. Và điều ông thể hiện trước tiên chính là một niềm tin. Tôi nghĩ hẳn Duyên Anh đã phải tin ở chữ nghĩa cũng như tin ở chính đời sống lắm, mới có thể tạo nên một dòng truyện phong phú và thống nhất đến như vậy. Tôi không thấy ở tác phẩm Duyên Anh một bóng dáng hoài nghi hay thất vọng nào. Ông đã viết cũng như ông đã từng sống, với tất cả tâm hồn trong sáng và mơ mộng của mình. Do đó với trường hợp Duyên Anh, thiết tưởng người ta không thể chỉ tìm hiểu phần tác phẩm để bỏ quên phần đời sống mà tác giả vốn là yếu tố không thể tách rời, yếu tố quyết định của chính tác phẩm, như chính ông đã gián tiếp nói lên trên các trang sách của ông.