khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Thanh Lan hát Về Đây, Phạm Duy phổ thơ Cung Trầm Tưởng







Phỏng vấn nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh






Asia Today, 6/11/2016







VietNam Review, 5/11/2016







Jane Eyre : Bàn tay che giông bão






Ảo tưởng của tiến trình toàn cầu hóa





J-20 ( Made in China) copied and pasted F22 and F35 (Made in USA)




Theo NBC News, chiến đấu cơ J-20 được thiết kế giống với hai đối thủ tiên tiến nhất hiện nay : F-35, tiêm kích tấn công kết hợp (Joint Strike Fighter) và F-22 Raptor của Mỹ. Những nét tương đồng này không phải là điều ngẫu nhiên, vì giới chức Hoa Kỳ từng cáo buộc quân đội Trung Quốc đánh cắp dữ liệu tin học liên quan đến chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ.

Các chuyên gia nhận định rằng sự giống nhau giữa J-20 của Trung Quốc với F-35 và F-22 của Mỹ chứng tỏ những thông tin bí mật đánh cắp được đã cho phép Bắc Kinh nhanh chóng bắt kịp để ra mắt cái được gọi là chiến đấu cơ « thế hệ thứ năm ».

Justin Bronk, một nhà nghiên cứu tại Viện Các Quân Chủng Thống Nhất Hoàng Gia Anh (Royal United Services Institute) tại Luân Đôn, khẳng định : « Trong nhiều năm, Trung Quốc đã rất tích cực trong việc đánh cắp thông tin  (xem bài bên dưới) liên quan đến thiết kế. Đó là một chiến lược của Trung Quốc, đánh cắp những gì họ có thể và thiết kế theo đó ». Ông Bronk cũng nhận thấy rất nhiều tính năng của J-20 gần giống với chiến đấu cơ F-35 hoặc F-22 của Mỹ.


======================


Tình báo Mỹ : Bắc Kinh đứng sau các vụ tấn công mạng

Nhân cuộc họp thượng đỉnh Barack Obama-Tập Cận Bình vào hôm nay, 25/09/2015 tại Nhà Trắng, hồ sơ tin tặc từ Trung Quốc đánh cắp dữ liệu của Mỹ là một đề tài nổi cộm. Ngay từ hôm qua, 24/09, Washington đã tăng thêm sức ép trên Bắc Kinh khi lãnh đạo Cơ quan tình Mỹ NSA xác nhận với Thượng viện Mỹ rằng chính các giới chức chính quyền Trung Quốc đứng phía sau các vụ đánh cắp dữ liệu thương mại của Mỹ, và thường xuyên theo dõi thông tin liên lạc cá nhân truyền qua hệ thống điện tử tại Trung Quốc.
 
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng Viện Hoa Kỳ, Phó Đô đốc Micheal S. Rogers, Giám đốc NSA kiêm lãnh đạo Cơ quan đặc trách an ninh mạng của Mỹ, đã xác nhận là trong những tuần lễ gần đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ráo riết họp kín để đạt được một thỏa thuận, tương tự như trong lãnh vực kiểm soát vũ khí, nhằm hạn chế các hoạt động tấn công mạng từ cả hai phía.

Theo ông Rogers, phía Mỹ đã rất thẳng thắn, cho rằng hai nước « không thể có một quan hệ bền vững lâu dài » nếu Trung Quốc tiếp tục các hành vi đánh cắp không giới hạn quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.

Giới chức tình báo Mỹ tin chắc rằng từ năm 2014 đến nay, tin tặc từ Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của hơn 20 triệu người Mỹ, cũng như dữ liệu về bảo hiểm y tế và ngân hang.

Mới hôm 23/09 vừa qua, Cơ quan Quản lý Nhân sự OPM cho biết là tin tặc đã ăn cắp 5,6 triệu dấu tay, được dùng là cơ sở để xác nhận lý lịch những người làm những công việc nhạy cảm trong chính phủ, trong đó có ngành tình báo, thực thi luật pháp, tư pháp, quân đội.
Bắc Kinh không chỉ khuyến khích mà còn trực tiếp chỉ đạo tin tặc
 
Trả lời chất vấn của các Thượng nghị sĩ, Giám đốc NSA cho là chính quyền Trung Quốc đã tích cực khuyến khích, đôi khi còn trực tiếp chỉ đạo các vụ đánh cắp dữ liệu thương mại cũng như bí mật của chính phủ Mỹ.

Giới chức Trung Quốc còn sử dụng hệ thống dọ thám của chính quyền để thu thập dữ liệu, thông tin kinh tế có thể giúp các công ty, tập đoàn Trung Quốc, trong lúc mà chính quyền Mỹ xác định nguyên tắc không chia sẻ thông tin tình báo thu thập từ nước ngoài với các doanh nghiệp Mỹ.

Nhìn dưới góc độ này, ông Rogers nhận định là phía Trung Quốc không cùng một quan điểm với Mỹ, và một số đồng nhiệm Trung Quốc của ông đã làm những điều mà ông không bao giờ có thể làm. Các cơ quan tình báo Trung Quốc nghĩ là họ có quyền thu thập và phân tích mọi cuộc đối thoại và thông tin, dữ liệu đi qua biên giới Trung Quốc.

Tấn công các nước Đông Nam Á từ Côn Minh

Hiếm khi mà một quan chức chính quyền Mỹ lại có lời tố cáo công khai và đích danh nhắm vào Trung Quốc như vậy, chứng tỏ rằng Washington không thể nhẫn nại trước các hành vi đánh cắp ồ ạt của Bắc Kinh.

Nội dung tố cáo không có gì mới vì trước ông Rogers, nhiều cơ quan nghiên cứu tư nhân hoặc các công ty chuyên về an ninh mạng đã nhiều lần tố cáo đích danh Trung Quốc, đặc biệt là đội tin tặc trực thuộc Quân đội Trung Quốc.

Ngay từ năm 2013, công ty an ninh mạng Mỹ Mandiant đã truy được dấu vết của một nhóm tin tặc thuộc diện hoành hành dữ dội nhất trên thế giới. Và bản doanh của nhóm tin tặc này chính là cơ sở của một đơn vị bí mật của Quân đội Trung Quốc, đặt tại Thượng Hải, có tên gọi là Đơn vị 61.398.
Gần đây hơn, một hãng chuyên trách an ninh mạng khác của Mỹ, Threat Connect và Defense Group, đã phăng ra dấu vết của nhóm tin tặc mệnh danh là Naikon, chuyên tấn công vào mạng tin học của các nước Đông Nam Á. Nhóm tin tặc này không ai khác hơn là thành viện của một đơn vị tình báo quân đội Trung Quốc, trụ sở tại Côn Minh, miền Nam Trung Quốc.

 

Trở về, đi tới - Tác giả Tuấn Khanh



Trong một chuyến đi quốc nội, vô tình đoàn người đang xếp hàng lấy vé ra máy bay bỗng xuất hiện vài người khách Trung Quốc. Đó là những người khách hết sức ung dung. Họ ăn nói lớn tiếng, cười to và tự nhiên, không khác gì dân bản xứ. Hàng dài người Việt đang xếp hàng im lặng nhìn. Mỗi người một suy nghĩ.

Bất chợt hai người khách Việt nói với nhau “Không biết mình qua Trung Quốc có tự nhiên được vậy không?”. Lời tán gẫu nhỏ, nhưng lại đủ cho vài người chung quanh nghe. Đột nhiên ai nấy đều cười. Những nụ cười khôn cùng ý nghĩa.  “Thì tụi nó qua đây, tự nhiên như nước nó rồi còn gì”, một người khác nói bâng quơ, nhưng như muốn tất cả những người Việt còn lại cùng nghe. Trên mỗi gương mặt Việt lại có một nụ cười. Cũng thật khó tả.

Một người đàn ông lớn tuổi, đầu bạc trắng, cắt ngắn, đi dọc với tôi, kể rằng vừa rồi ông gặp một người khách Trung Quốc. Câu chuyện về ranh giới quốc gia, khác biệt dân tộc, chiến tranh… lại nổ ra.

Người Trung Quốc rất tự tin, nói rằng từ nhỏ, ông ta đã được học về lịch sử, nói rằng Việt Nam thuộc về Trung Quốc từ ngàn năm, nhưng sau đó làm phản và tách ra. Vì vậy chuyện phải quay trở về mẫu quốc là điều tất nhiên.

“Tụi tao có một tỷ người học thuộc điều đó, tụi mày chỉ có một trăm triệu, cãi không lại tụi tao đâu”, người khách Trung Quốc này cười lớn. Dù không ác ý, nhưng sự diễn đạt rất thật của ông làm tôi lẫn người đàn ông Việt tóc bạc khi kể cho nhau nghe, đều nao lòng.

u Gạc Ma vào Cam Ranh

Nếu như quả có một cuộc trở về định mệnh như vậy, thật xót xa cho lịch sử hàng ngàn năm của cha ông Việt đã chống chọi, bứt xiềng gông cho con cháu hôm nay. Một cuộc trở về như vậy, có lẽ chỉ có một ít người muốn, còn tất cả còn lại đều đau đớn, căm gan. Nhưng hôm nay, dường như mọi thứ đang “đi tới” chứ không phải “trở về”.

Cuối tháng 10, ba chiếc tàu chiến Trung Quốc ghé cảnh Cam Ranh. Chính quyền tỉnh Khánh Hòa huy động người dân và đoàn thể ra phất cờ tiếp đón binh lính Trung Quốc.

Chiếc tàu dẫn đầu là Tương Đàm 531, tên gọi của chiếc chiến hạm đã tấn công Gạc Ma năm 1988, thảm sát 64 binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam khi không có khả năng kháng cự.

Nhiều năm sau cuộc chiến Gạc Ma, chiến hạm này đã được bán cho Bangladesh, nhưng vì cái tên Xiangtan/Tương Đàm gợi nhớ về chiến công hiển hách năm 1988, nên khi đóng tàu mới, chiến hạm Tương Đàm lại ra đời như niềm kiêu hãnh của ngành hải quân Trung Quốc.

Điều khác nhau duy nhất là chiếc Tương Đàm cũ, có số hiệu 556, còn chiếc mới có số hiệu 531.
Khi ca sĩ Khánh Ly hát ở Sài Gòn, mọi sự ngăn cấm của các quan chức đều dựa trên ý rằng “không muốn gợi nhớ về một quá khứ không tốt”. Sau năm 1975, hơn 15.000 đầu sách của hai nền Cộng hòa miền Nam Việt Nam bị đốt, bị cấm và bị truy lùng vì cho là “gợi lại hình ảnh và văn hóa đồi trụy”. Hàng chục ngàn bài hát cùng các văn nghệ sĩ miền Nam bị cấm, cô lập như kẻ thù. Thậm chí có người đã phải vào tù vì có “tội lỗi với nhân dân”…

Ấy nhưng Tương Đàm, cái tên đẫm máu người Việt ngang nhiên mang quá khứ đi vào hiện tại, từ Gạc Ma vào nơi quan yếu của Việt Nam, Cam Ranh, lại được chính quyền mở champagne chào đón.
Chắc những người được lệnh chào đón ba chiếc tàu chiến Trung Quốc cũng không biết rằng, vào lúc này, Bắc Kinh đã hoàn thành xong vành đai chiến lược để bao vây đảo Trường Sa của Việt Nam. Phi đạn và chiến đấu cơ của Trung Quốc tạo nên một vòng hỏa tuyến từ đảo đá Chữ Thập, Su Bi, Châu Viên, Vành Khăn, Gaven, Tư Nghĩa, nối đến Gạc Ma.

Từ đây, Trung Quốc có khả năng uy hiếp trực tiếp Sài Gòn, Cam Ranh và Trường Sa. Tờ Focus Taiwan đưa tin này, mới đây, vào ngày 18/10/2016.

“Trở về” hay “đi tới”?

Người Trung Quốc chắc không còn nói chuyện Việt Nam trở về, mà hình như họ chọn cách đi tới, vì mọi thứ đều đã thuận lợi. Hôm nay thì chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã chính thức có chính sách mỗi ngày cho 100 xe Trung Quốc lái thẳng vào Việt Nam.

Một sự ưu ái khá lạ lùng và sẽ sớm là chuyện của các cửa khẩu ở những vùng khác noi theo, mà chắc con số 100 xe mỗi ngày sẽ dần chỉ là thông báo ước lệ.

Không lâu nữa, năm 2018, bởi những ràng buộc bởi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), một loại thỏa ước thương mại mà Bắc Kinh lập ra để đối đầu với TPP của Mỹ, từ Trung Quốc, các loại động vật sống dùng để nhân giống; nhiều loại thịt, nhiều loại thuỷ hải sản đông lạnh và hoa quả sẽ được miễn thuế 0% khi vào Việt Nam.

Thật đúng lúc, giữa lúc bốn tỉnh miền Trung chịu nạn biển nhiễm độc, lũ lụt tàn phá hoa màu, nhà cửa, giới chăn nuôi khánh kiệt… thì ngay lúc họ chuẩn bị hồi phục, đã bị nhấn chìm trong cơn đại hồng thủy nhập khẩu 0% từ Trung Quốc.

Tôi có kể với bạn về chuyện người Trung Quốc học lịch sử rằng Việt Nam phải trở về mẫu quốc? Có một sự thay đổi nhỏ, có màu máu và nước mắt, là chính quyền Cộng sản Trung Quốc đang sốt ruột đi tới thật nhanh, chứ không đợi ai đó trở về.

Cuộc đi tới này lộng lẫy và man rợ không kém gì các đạo quân của Thành Cát Tư Hãn tràn tới: cỏ không thể mọc, con người chỉ còn biết quỳ xuống và ngửa mặt khóc than vì sao đất nước chúng ta lại đến nông nỗi như vầy.

Nhân dân tệ hóa...

Trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tháng 9 năm nay, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hứa là sẽ sớm quyết việc thanh toán thương mại Việt Nam - Trung Quốc bằng đồng Nhân dân tệ.

Còn bà phó Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Thị Hồng, người tháp tùng thủ tướng, thì hân hoan nói rằng chuyện này không khó, vì lâu nay các tỉnh phía Bắc đã “thử” làm như vậy rồi. Không biết Quốc hội Việt Nam có biết về việc này không?

Liệu Quốc hội mới có ít hơn những kẻ ngủ gục, chơi game và xin nghỉ sớm để lên tiếng về những hiểm họa như vậy?

Bất kỳ ai có một học vấn tối thiểu cấp trung học, cũng đều hiểu việc Nhân dân tệ hóa nền kinh tế Việt Nam mang đến nguy cơ lệ thuộc như thế nào. Đặc biệt, Trung Quốc đang “đi tới” rất ào ạt trong sự hân hoan của những kẻ như bà Nguyễn Thị Hồng, và trong với bối cảnh vô cùng thuận lợi khi hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng bộ hô to chương trình chống đô-la hóa bằng quyết định 2589/QĐ-NHNN, hạ lãi suất tiền gừi bằng đô-la.

Trung Quốc đang biến nhiều quốc gia Châu phi trở thành những chư hầu kinh tế, cũng bằng cách dùng nhân dân tệ hóa như vậy. Hiện tại Zimbabwe, Angola và Nam Phi đã trở thành những quốc gia lệ thuộc kinh tế nặng nề vào Trung Quốc khi áp dụng thanh khoản bằng đồng Nhân dân tệ.

Bạn nghĩ rằng chỉ là vấn đề thương mại? Áp lực kinh tế này, cũng đã trở thành áp lực chính trị khiến Nam Phi 3 lần từ chối cấp visa cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, chỉ vì muốn ve vuốt Bắc Kinh. Đại hội những người đoạt giải Nobel Hòa Bình tại Cape Town ở Nam Phi vào năm 2014, kể cả thị trưởng của thành phố cũng đã tuyên bố hủy hội nghị, nhằm tố cáo vì Pretoria đã cúi đầu trước Trung Quốc.
Campuchia cũng vậy, trong vòng xoáy trở thành chư hầu của Bắc Kinh để chống lại Việt Nam, chính quyền này cũng đã ướm việc chính thức thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, khởi đầu bằng du lịch.

Dân tộc này, đất nước này không thđi vào khốn khó

Trong câu chuyện mà người đàn ông nói giọng Bắc, tóc bạc, kể với tôi về cuộc trò chuyện với người Trung Quốc. Giọng cười của ông rất sảng khoái.

Một người biết ông, nói nhỏ với tôi rằng ông đã cùng gia đình tim đường định cư ở nước ngoài rồi. Có lẽ, vì vậy mà giọng cười của ông rất nhẹ nhàng, tiếng cười của một người đứng ngoài một nồi nước sôi sùng sục, hé nắp nhìn vào.

Nhưng tôi và hàng triệu con người khác – những người ở trong nồi – chắc không thể an nhiên được như ông. Vì bởi chúng ta là những người ở lại, là những người không có khả năng ra đi hay đã quyết chọn sống còn trên mảnh đất này.

Tôi chắc rằng sẽ không có nhiều những kẻ muốn “trở về” trong chiếc nồi đóng kín nắp ấy. Nhưng chúng ta lại chứng kiến một cuộc đi tới, chà xát mọi thứ, không có sự xót thương di sản cha ông để lại.
Cuộc đi tới của những chiến hạm Trung Quốc, của những đoàn xe tự do đi lại trên đất nước này, những đợt cuồng phong áp thuế 0% dẫm nát nông dân Việt Nam, và có thể có cả những đồng Nhân dân tệ mà chúng ta sẽ cầm trên tay để làm quen, không còn xa nữa.

Tôi vừa leo ra khỏi nắp nồi ấy, bằng hy vọng và sự thật về quê hương của mình. Và tôi nhận thấy mình có một niềm tin mới, rằng sẽ không có một sự “trở về” hay “đi tới” nào cả. Dân tộc này, đất nước này không thể đi vào khốn khó, nếu người người cùng nuôi hy vọng và nhìn bằng sự thật về đất nước mình, dân tộc mình, và cùng nhau leo ra khỏi nắp nồi đóng kín đó, trước khi quá muộn.

Bóng Đè- Mai này Trung quốc không chỉ đô hộ VN - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May



«Bóng Đè» là tựa quyển truyện của nhà văn nữ Đỗ Hoàng Diệu xuất bản ở Đà Nẵng năm 2004 đã một thời gây sôi nổi ở Việt Nam và cả không ít trong giới độc giả người việt hải ngoại .

Tác giả kể chuyện ông già chồng đêm hiện về đè cô con dâu nằm ngủ trên bộ ván kê trước bàn thờ ở giữa nhà mỗi khi cô về bên nhà chồng và ngủ lại . Lúc đầu cô hoảng sợ nhưng sau vài lần, cô thấy quen và có ý mong đợi .
Nhưng « Bóng Đè » ở đây chỉ mượn cái tựa truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu để muốn nói ngày nay cả đất nước Tàu, dân tộc Tàu vẫn còn bị « bóng đè » . Cái bóng của Mao Trạch-đông .


Hôm 8/9/2016, nhân 40 năm sau ngày chết của Mao (Mao chết 9/9/1976), hảng tin AFP của Pháp cho phổ biến một bài phân tích về sự nghiệp của Mao và gọi đó là một di sản « cồng kềnh » để lại cho đất nước Tàu . Bởi ngày nay, người dân Tàu đi đâu cũng bắt gặp Mao . Từ trong nhà ra ngoài ngõ . Trên tờ giấy bạc cũng có hình Mao .

Điều cần nói là dân Tàu bị bóng Mao đè thì đành rồi . Còn dân Việt nam, nói ngày nay đã độc lập vì không còn bóng dáng thực dân và Mỹ Ngụy nữa, mà vẫn bị bóng Mao cồng kềnh đè lên . Không phải mới đây mà từ thập niên 50, cô dâu Hồ Chí Minh đã mong đợi cái bóng ấy tới không chỉ đè một mình cô dâu mà đè cả đất nước Việt Nam .

Cũng về Mao, tuần báo «Người Quan sát Mới » (Le Nouvel Observateur, 18-24/8/2016), chạy tít trang bìa « Mao là tên tội phạm lớn nhứt lịch sử » . Với hình của Mao trên nền màu đỏ .

Nhưng đừng quên Mao hiện là thần tượng của Tập Cận bình và cả của đảng cộng sản ở Việt nam . Bao giờ đảng cộng sản ở Việt nam còn thờ Hồ Chí Minh thì vẫn còn tôn thờ Mao như là tiền bối .

Người Tàu ở hải ngoại vừa rồi tổ chức lễ tưởng niệm 40 năm ngày chết của Mao ở nhiều nơi đều bị người Việt nam và người Tàu tranh đấu dân chủ phản đối nên tổ chức không được . Nhưng còn năm tới, và năm tới nữa .

Cái hiểm họa mà người Việt nam nên để ý là khi Tàu đô hộ Việt nam thì chẳng những bị mất nước mà người dân có thể sẽ bị cán bộ đảng viên cộng sản Tàu ăn thịt nữa . Như đã xảy ra ở ngay nước Tàu trong cuộc cách mạng văn hóa .

Việt Nam bị Bóng Mao đè

Từ sau cuộc gặp gỡ Staline năm 1952 ở Mạc-tư-khoa, Mao nhận nhiệm vụ “đặc trách Việt nam ” do Staline ủy nhiệm nên Mao nổ lực cung cấp Hà nội vừa cho nhu cầu chiến tranh, vừa lý luận tư tưởng Mao . Ở khắp Miền Bắc, chỗ nào cũng thấy hình Mao chiếm vị trí tôn kính thay thế thánh thần .

Hồ Chí Minh bắt đầu học làm cách mạng với Lênin, kế tiếp với Staline . Khi bái sư với Mao thi Hồ Chí Minh hết lòng hết dạ vâng lời Mao vì Mao là Lê-nin + Staline . Như Lê-nin, Mao dùng dối trá và bạo lực cướp được chánh quyền và nắm giữ chánh quyền . Như Staline, Mao là tội phạm chống nhân loại lớn nhứt lịch sử ( Frank Dokotter, Đại Học Hồng kông, AFP, 9/9/2016, Paris) .

Hồ Chí Minh nhận mệnh lệnh của Mao từ năm 1953 và chỉ thị cho đảng cộng sản bắt đầu làm cải cách ruộng đất . Và các năm 1956-1957 là toàn diện để kết thúc với thành quả hơn 500 000 nông dân vô tội chết tại hiện trường và tiếp theo sau đó do đói, bịnh tật . Trong số nạn nhân có cái chết của nhà yêu nước phụ nữ Bà Năm ở Hà nội thhể hiện đầy đủ bản chất đại gian đại ác của Hồ Chí Minh . Thế mà ngày nay, đám cộng sản hảy còn thờ vì là họ kẻ thừa hưởng sự nghiệp máu và nước mắt của cả dân tộc .

Từ sau 1965, đảng cộng sản hoàn toàn ngả hẳn theo Mao . Lê Duẩn vâng lời Mao dồn hết nỗ lực đẩy mạnh chiến tranh vào Miền Nam, áp dụng chiến thuật biển người của Mao . Ở Bắc, Mao gởi qua 320 000 quân Tàu để bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa .

Sau khi chiếm được Miền Nam, Việt Nam đã mất đi 5 trìệu nhân mạng . Cái giá của “ Ta đánh đây là đánh cho Trung quốc và Liên-xô ”.

Nhìn lại di sản cồng kềnh của Mao

Cách nay 40 năm, ngày 9 tháng 9/1976, Mao chết . Năm nay 2016 là năm thứ 50 Cảch mạng Văn hóa tàn phá triệt để xã hội tàu và làm cho toàn tàu dân máu đổ, thịt rơi . Thế mà Mao vẫn được tôn thờ, không riêng ở quê hương của ông, mà cả ở Việt Nam do của Hồ Chí Minh du nhập và phổ biến .

Cách mạng Văn hóa và Cải cách Ruộng đất thể hiện sự tàn bạo của chánh sách mao . Theo lý thuyết mao, cách mạng càng tàn bạo thì thành quả càng cao .

Trong Cách mạng Văn hóa, dân chúng chứng kiến cảnh rùng rợn, ngoài sự tưởng tượng . Cán bộ tổ chức
“tiệc liên hoan với thịt người”. Ăn thịt người không phải vì đói hay vì thói quen mà vì lòng hăng say cách mạng và thể hiện lòng thù hận kẻ thù của nhân dân, của cách mạng .


Chuyện xảy ra ngày 4 tháng 5/1968 . Trong một ngôi làng tỉnh Quangxi (Quảng tây), một người đàn ông và một người đàn bà bị lôi kéo tới một “ phiên đấu tố ” để bị quần chúng cách mạng đấu tố, buộc tội, sỉ nhục, tra tấn vì những tội “ phản cách mạng ” của họ . Sau cùng, họ bị cán bộ cách mạng ban cho mỗi người một viên đạn vào đầu . Thật ra cảnh này rất phổ biến từ năm 1949 khi ra đời Cộng hòa Nhân dân Trung quốc nhưng nay được đưa lên tầm cao trong Cách mạng Văn hóa bắt đầu năm 1966 .

Có điều là sự dã man của cách mạng hôm ấy không phải như trước giờ . Vì đó là cách mạng văn hóa . Đám đông quần chúng nhào tới hai xác người còn thoi thóp, cấu xé ra từng mảnh, đem chia nhau những miếng thịt  của nạn nhân mà không ai lạ, chính là bà con lối xóm trong làng từ bao lâu nay . Bữa ăn tập thể hôm đó gọi là “ bữa tiệc cách mạng thịt người ” .

Môt sự sáng tạo cách mạng rợn người ở thời đại mao . Và chỉ có dưới chế độ của Mao mà thôi!

Cả quận Wuxuan của tỉnh Quangxi đều biết chuyện động trời này . Chánh quyền vẫn giữ im lặng . Không một cán bộ cấp cao nào dám can thiệp . Mao vẫn không ngừng nhấn mạnh hãy để quần chúng lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân .

Suốt hơn hai tháng, tình trạng dã man này bao phủ tỉnh Quangxi . “ Tiệc cách mạng ăn thịt người ” lan từ làng này qua làng kia . Cứ mỗi lần kết thúc một “ phiên đấu tố ” là có một thành phần “ bất hảo ” của cách mạng được đưa ra làm vật tế thần . Bản báo cáo chánh thức cho biết ở địa phương có 291 người bị giết để ăn thịt . Theo kết quả điều tra sau này thì con số chính xác là 421 người . Nạn nhân thường là người trẻ . Có khi là anh em hoặc cha với con nhỏ tuổi . Họ là những người bị buộc tội thuộc thành phần “ phi đẳng cấp ” (paria / outcast, theo văn hóa Ấn độ, hạng người không nên gần gũi- intouchable) . Tiếng tàu là “ heivulei ” (5 loại/thành phần đen, hắc ám ) hoặc thuộc ” thiểu số phản động ” . Những người này chống lại cán bộ kia thuộc đa số để xác nhận mình mới là những người đi đúng đường lối và tư tưởng Mao . Cả hai phe đều được lãnh đạo tung ương ủng hộ và giựt dây theo quyền lợi của phe nhóm .

Sau cùng nhờ ở vũ khí mạnh, phe đa số đàn áp phe thiểu số, kết thúc cuộc xung đột giữa những cán bộ Cách mạng Văn hóa với nhau . Có hai sinh viên bên phe thiểu số bị xử tội, treo lên cây, cắt thân thể ra từng mảnh vụn, đem chia cho bạn của nạn nhân .

Từ nay, sự nhiệt thành tràn ngập vùng Quangxi . Để bày tỏ long trung thành tuyệt đối với Mao, học sinh xúm nhau đánh chết một bà giáo, chia nhau thịt của bà . Nhiều nạn nhân khác bị đánh, bị kéo lê ngoài đường, vứt xuống bờ sông . Sau cùng, đám cán bộ Cách mạng Văn hóa nhào xuống, xẻ thân thể nạn nhân, lấy các bộ phận cơ thể, cả bộ phận sinh dục được cho là vật hiếm quí, dành riêng đem dâng cho cán bộ chỉ huy đội ngũ . Phần còn lại, cán bộ thường chia nhau . Bộ xương ném xuống sông .

Thường thì nạn nhơn bị mổ bụng và lóc thịt lúc còn sống .

Những cảnh tượng cực kỳ dã man này một hôm kết thúc nhờ chánh quyền trung ương được thông tin nên can thiệp. Thật ra, khi thấy “ cách mạng” như vậy đã đủ nên cho lệnh ngưng lại mà thội .

Thảm cảnh ngày nay đươc biết tới nhờ nhà báo tàu Zheng Vi đã ra công điều tra, đọc những báo cáo mật được tiêt lộ năm 1988 . Mục đích của ông là để trả lại công lý cho những nạn nhân đã bị nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc bỏ quên .

Có gì đáng sợ hơn cái chết ?

Thực tế ở Việt nam ngày nay, Bóng Mao đang ngày càng phủ trùm kín đất nước, áp lực ngày càng nặng đến khó thở. Cũng do ý muốn của đảng cộng sản ở Hà Nội . Thậm chí có không ít đảng viên có thể nói “ Việt Nam có trở thành một tỉnh lẻ hay vùng tự trị của Trung quốc thì đã sao ? Ta vẫn sanh sống và đảng vẫn lãnh đạo kia mà” .

Dỉ nhiên sẽ có những phong trào phản kháng, như lẻ tẻ hiện nay, vì dầu sau cũng còn một số người Việt Nam chưa quên đất nước . Nhưng hãy nhìn qua Tây tạng để thấy cường độ đàn áp của Tàu đến mức nào . Và sau một thời gian lệ thuộc, dân tộc Việt Nam sẽ còn được bao nhiêu . Và biết đâu, khi phản kháng hung hãn và lan rộng khắp, cộng sản Tàu sẽ không cho làm lại cuộc cách mạng văn hóa của Mao để thanh lọc xã hội triệt để, thi ăn thịt người sẽ cần thiết để gieo kinh hoàng, theo thuyết Mao “ Cách mạng càng tàn bạo, càng dã man thì thành quả càng cao “ ?

May ra có nhiều người nghĩ tới viễn ảnh rùng rợn đó mà không sợ công an ác ôn bắt bớ, đánh đập, tù đài, bức tử trong tù hiện nay !

Trích:" Nhìn lại Việt Nam Cộng hòa từ Đại học Berkeley của tác giả Bùi Văn Phú"



1. Trò chuyện với ông Hoàng Đức Nhã bên lề hội nghị, khi hỏi về trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có phải là cộng sản hay không, ông Nhã nói rằng vì là một nhà nước pháp trị nên không thể bắt giam vô cớ, hơn nữa Trịnh Công Sơn đâu có hoạt động cho cộng sản, nhạc của ông ấy đâu có vi phạm thuần phong mỹ tục mà phải cấm hay bắt. Về chuyện Dinh Độc Lập bị người Mỹ cài nghe lén, ông Nhã nói chắc chắn người Mỹ có làm điều đó và cả cộng sản nữa. Họ tinh vi lắm. Ông kể nhiều khi trong buổi họp, muốn nói gì với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ông phải viết ra giấy. Hay khi có chuyện quan trọng, ông và tổng thống thường ra đứng trước hành lang dinh, hay rủ nhau đi câu cá trên sông để bàn về các chiến lược, chính sách.

2. Liên quan đến Huế, có bài tham luận của giáo sư đã nghỉ hưu John C. Schafer từ California State University, Humbolt, tựa đề “Ngô Kha” là một nhân vật nổi tiếng trong phong trào sinh viên tranh đấu ở Huế vào thập niên 1960. Theo giáo sư Schafer, nhiều Ca khúc Da vàng của Trịnh Công Sơn như “Ta quyết phải sống”, “Huế Sài Gòn Hà Nội”, “Việt Nam ơi hãy vùng lên” với những ca từ với ý từ hai trường thi của Ngô Kha là “Trường ca Hòa bình” và “Ngụ Ngôn của người đãng trí”. Cái chết mất tung tích của Ngô Kha, sau khi bị cảnh sát VNCH bắt đi, đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn.

Saigon trước ngày "phỏng dái"







Bộ ảnh đẹp vòng quanh thế giới



Click vào mũi tên trắng bên phải của hình để xem tất cả những cảnh đẹp.
 





Safe the Trees. Instead of cutting them down. They Made This Machine







Pause Pipi







Bông Hồng Trung Quốc (Original Version)







Maçon ... C'est plus comme avant...pour les bricoleurs.





Tiếng Anh viết "chuẩn" !




'Trung bình khá' dịch là 'Average good'
Cần tiêm thuốc chích ngừa bịnh chó dại của bác sĩ Yersin !

 

Chiếc cầu tre tấp nập xe cộ ở Campuchia







Những chiếc cầu tre “lắt lẻo, gập ghềnh, khó đi” không có gì xa lạ với người Việt Nam. Nhưng hãy nhìn chiếc cầu tre bắc qua đảo ở Campuchia này. Nó có thể chứa hàng trăm xe cộ đi lại, và điểm ấn tượng nữa là cầu được làm lại mới hàng năm khi nước sông bắt đầu rút vào mùa khô.

Kampong Cham, thành phố phía Đông của Campuchia nằm bên cạnh sông Mekong có 2 cây cầu chính vượt sông. Bên cạnh đó, nó còn có một cây cầu tre nhỏ một chiều nối thành phố với một hòn đảo nơi có vài ngôi làng và những cánh đồng lúa. Hòn đảo này được bao quanh bởi những bãi cát trắng tuyệt đẹp.

Trong mùa mưa, bạn chỉ có thể đến hòn đảo bằng thuyền nhưng vào mùa khô, khi nước sông Mekong rút xuống, bạn có thể băng qua cây cầu tre này để đến hòn đảo.

Khi nhìn chiếc cầu từ 2 phía bên cạnh, bạn sẽ thấy rất nhiều cọc tre đan xen nhau tạo thành một khung cảnh rất đẹp. Chúng được làm bằng tay năm này qua năm khác, và đó cũng là cách người ta làm lại chiếc cầu hàng năm, đối với tôi điều đó rất ấn tượng.

Tôi thích đi qua cầu tre bằng xe đạp. Mỗi khi đi lên cầu, cây cầu lại lúc lắc, đung đưa theo những chiếc xe, mang lại cho bạn cảm giác tuyệt vời như một cuộc phiêu lưu.

Vào ban đêm, chiếc cầu sẽ được thắp sáng bằng những bóng đèn nhỏ. Tôi từng đi qua cây cầu trong cơn mưa lớn, những cây tre trở nên ẩm ướt nhưng mùi tre lại mang lại một cảm giác dễ chịu.
Cây cầu có một khung làm bằng gậy tre và những tấm phên tre được làm từ những thân tre chẻ đôi đan lại với nhau giúp làm giảm tác động của xe cộ.

Lúc đầu, đi qua cây cầu bên cạnh một chiếc xe hơi khá đáng sợ, vì trọng lượng của xe làm sàn uốn cong, nhưng sau một vài lần, bạn sẽ thấy thư giãn hơn khi nhận ra cây cầu đủ mạnh để chịu

Vì đây là cây cầu một chiều nên thường có một người ở mỗi bên kiểm soát giao thông bằng máy bộ đàm, họ làm nhiệm vụ điều phối xe đi từ mỗi bờ như một đèn tín hiệu giao thông.

Người ta thường sửa chữa cây cầu trong giờ thấp điểm ít xe đi lại. Các công nhân cắt tre và thay thế những chỗ bị hư hỏng để con đường luôn ở trạng thái tốt nhất.

Vào ngày Tết Khmer, giao thông trên cầu ùn tắc nghiêm trọng, từ đầu đến cuối tràn ngập xe hơi và xe gắn máy. Khi đến đảo, tôi còn thấy mặt đất đầy dép lào của những người đi xe đạp bị mất dọc đường. Ngày hôm đó, những nhân viên có trách nhiệm kiểm soát lượng xe phải làm việc rất vất vả.

Tôi thích tất cả mọi thứ từ cây cầu này: Những cọc tre, một sự thật là nó được làm lại hàng năm, hay được tu sửa liên tục để giữ cho nó ở điều kiện tốt,… Có lẽ trong thời gian tới cầu tre sẽ được thay thế bằng một cây cầu kiên cố hơn, nhưng tôi hy vọng họ sẽ giữ lại cây cầu truyền thống này.


Ludwig van Beethoven, biểu tượng văn hóa rock






                                                 


Phỏng vấn Gs Nguyễn tiến Hưng: "Tổng Thống Ngô Đình Diệm có công hay tổi"







Lm Nguyễn văn Khải phát biểu trong buổi lể tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm, 30/10/2016, tại Little Saigon, CA, USA

 






TƯỞNG NIỆM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM, 30/10/2016, TẠI HOA KỲ













Giới trung lưu Hoa Kỳ sẽ khốn đốn vì Obamacare. (Source: CNN)



Giờ đây Obamacare là câu chuyện của hai giới, giới có thu nhập thấp và giới trung lưu. Trong lúc giới đầu không có gì phải lo cho năm 2017 thì giới thứ nhì đang thấp thỏm lo lắng vì chính họ sẽ bị thiệt thòi nhiều nhất trong chương trình y tế này.

Với 85% những người tái ghi danh vào chương trình Obamacare có thu nhập thấp, họ sẽ được chínhphủ liên bang tài trợ khá nhiều và giá mua bảo hiểm y tế hàng tháng của họ không cao, có khi còn được hạ thấp hơn xưa nữa.

Nhưng đối với những ai có thu nhập cá nhân trên 47,520 đô la/năm hay một gia đình gồm 4 người có thu nhập từ 97,200 đô la/năm trở lên, ác mộng của họ mới bắt đầu thì giá phí trả hàng tháng cho công ty Bảo Hiểm Y Tế (BHYT) chẳng những tăng vọt mà họ lại chẳng có nhiều lựa chọn.

Larry Levitt, Phó Chủ Tịch Hiệp hội Kaiser Family Foundation, nhận xét: “Giới trung lưu Hoa Kỳ đang bị vắt kiệt, họ chẳng có tài trợ chi cả và tiền deductibles thì quá cao đối với họ, có những người khác khi được công ty mua BHYT, họ không biết thực ra cái giá mà công ty trả cho họ rất cao”

Có khoảng 150 triệu người đi làm ở Mỹ có BHYT từ công ty và họ chỉ phải trả khoảng 440 đô la hàng tháng cho một gia đình, trong lúc công ty phải bao hết phần còn lại, tức trung bình vào khảng 1,075 đô la. Hiện nay người ta cũng chưa biết rõ ràng trong năm 2017, có bao nhiêu người Mỹ có quyết định không mua BHYT.

Đám Bắc Kỳ Hai Nút







Nguyễn Hữu Huấn: Từ sau năm 75 thì Bắc kỳ lại càng ăn trên ngồi trốc, các cụ không tin cứ mở cái máy “dzô tuyến chuyền hình” hay cái “ra dzô” ra thì thấy liền, các “xướng ngôn dziêng” hầu như “chăm phần chăm” đều là Bắc kỳ, không cậu thì mợ. Còn các mợ tiếp dziêng “E Việt Nam”, mợ nào mợ nấy đều khoe “em người Hà Lội” hết ráo! Chẳng biết tại “dziêng dzáng” hay “phe đảng”?

Trần Yên Hoà: Nói đến dân bắc kỳ bảy lăm thứ thiệt đang làm mưa làm gió ở Sài Gòn đó là những ông lớn đang cai trị dân miền Nam, từ công an, thuế vụ, ngoại thương, chủ tịch quận huyện, giám đốc các công ty quốc doanh, đám nầy đang làm mưa làm gió ở miền Nam và toàn quốc. Ở Sài Gòn, suốt đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3 tháng 2) những ngôi nhà cao tầng khang trang sang trọng được mọc lên, đó là đất của quân đội cũ bọn việt cộng chiếm và chia chác cho nhau, cất nhà lầu cho thuê, buôn bán.

Rồi suốt dãy đường Cộng Hoà từ Lăng Cha Cả trở lên đến Bến Xe Tây Ninh, cũng là những nhà lầu to, đẹp, khang trang được cất lên của bọn cán bộ cối, rồi suốt trong vùng Phi Trường Tân Sơn Nhất cũng hàng trăm hàng ngàn ngôi nhà lớn được xây cất và chủ nhân toàn là những tay tướng tá trong quân đội bắc kỳ bảy lăm chính cống, họ có xe hơi đời mới, từ Lexus đến Mercedes, họ ăn uống sang hơn những bậc hào phú quan quyền hồi xưa nhiều, kéo theo một đám bắc kỳ con ngông nghênh chạy xe phân khối lớn, xế nổ chạy xé gió ngoài đường, sau những cuộc đua xe với tốc độ kinh hoàng, đã gây ra biết bao nhiêu tai nạn cho người dân lành vô tội, các quý tử nầy đều là con các ông lớn bắc kỳ làm việc tại thành Hồ.


Những người tuyên xưng chân lý, ngày 1/11/2016, tại mộ phần anh em cố TT Diệm, Bình Dương, VN














Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Kim Tước hát Chiều Mưa Nhớ Bắc, nhạc Hoàng Trọng và Thanh Nam







Is America collapsing like the Roman Empire? Barry Strauss



Anyone spending this election season in the Eternal City, as I am doing, is bound sooner or later to think about the Colosseum. After all, we Americans have one candidate running for Empress and another running for Gladiator. Can’t we feed them both to the lions? That’s what many voters wish.

Just as in the ancient arena so today the line between entertainment and politics has disappeared and both have become blood sports. Somewhere between the orgy of attention to sex and corruption and the spectacle of the debates a sinking feeling has set in: America is Rome 2.0, in decline and headed for a fall.

Just think about what Rome had and what we have. Morals out of a bacchanalia? Check. Abuse of public office for private purposes? Check. Bread (welfare) and circuses (reality TV) for the masses? Check. Oh the times, oh the customs! Where is Cicero when we need him?

And yet a little perspective is in order. Ever since the founding of the Republic Americans have compared themselves to Rome. But it was often to an idealized version of Rome, all marble statues and high-flown rhetoric, never mind the tenements or the slaves. It came as close to the ancient reality as frozen pizza does to the hot and passionate platter from the wood-burning ovens of Naples (Italy, that is, not Florida).

America is America. We intellectuals worry too much. Besides, we can't be Rome because in Rome women, not men, had big hair and office-seekers burned incriminating letters before others could read them.

But seriously, just because we have two flawed candidates running for president it doesn't mean that we’ve reached the end of the line.

Unlike the Roman Republic, we are not faced with a choice between Pompey and Caesar. Those two towering egotists – well, alright, we do have that in common with Rome – squared off in the middle of the first century B.C. to hijack the republic for themselves. Their bitter conflict caused a civil war that destroyed them both.

Then came another clash of titans, this time Mark Antony versus Octavian. Octavian won and restored peace to Rome, but only at the price of turning the republic into an empire. He became the first emperor and changed his name to Augustus.

We are nowhere near that point. The barbarians are not at the gate. Whoever wins the election, the country will go on to debate its differences peacefully and politically. The loser will get a TV show or a foundation and the winner is likely to face a Congress reawakened to the exercise of its powers. And before you know it, we’ll be handicapping the midterm elections of 2018.

There is, however, one way in which the United States is like Rome and that is, we are a country in translation.

Immigration has changed who Americans are. Digitalization has changed how we communicate. Robots will soon change how we work. In short we are living through a series of revolutions that will transform America no less thoroughly than Greek intellectuals and German warriors transformed ancient Rome.

We cannot stop these changes any more than the Romans could stop the changes in their world. We can and will disagree about how to respond to them. Indeed, debating that response is the Number One task facing our society.

One thing is for sure, though, and it’s that we need to do more than simply cling to the past. We need to learn from it and then make our own future.

So, relax, America. We’re having a bad election and we’re making a spectacle of ourselves before the world. The world is a lot less than puritanical than we are anyhow.

Romans hated losing their empire but, you know what? La dolce vita is a nice consolation prize.

Nhạc sĩ Việt Khang tâm sự







Tuổi trẻ Sài Gòn dọn dẹp và dâng hoa tại nơi an nghĩ của TT Ngô Đình Diệm, ngày 26/10/2016







Bí ẩn cái dâm của Hồ Chí Minh







Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ tại Hoa Kỳ, từ Kinh Tế sang Văn Hóa







Gặp ma ở phà Cần Thơ







Sư dẩn gái về chùa đánh bạc tại Xóm Chùa, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên







Lm Nguyễn văn Khải: "Để có Tự Do phải hạ bệ Cộng Sản"







Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Tiếng hát của thời đầu tinh khôi: Lê Uyên & Phương







Bàn về Ma







Bản Tin Tức Cuối Cùng của Đài Phát Thanh Sài Gòn ngày 29/ 04 /1975







Sự hình thành chế độ Cộng Hoà tại Việt Nam - Tác giả Thiện Ý



Cách đây 60 năm (1956-2016), chế độ cộng hoà đã được thiết lập tại Việt Nam, với bản Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà ban hành ngày 26-10-1956 tại Miền Nam Việt Nam. Trước đó 15 năm, một chế độ cộng hòa khác đã được Hồ Chí Minh dựng lên sau cái gọi là Cách mạng Tháng 8 năm 1945 mang bảng hiệu giả mạo “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.

Gọi là “giả mạo” vì chế độ đó không có thực chất cộng hòa. Trên thực tế, danh xưng “Dân chủ Cộng hòa” đó chỉ nhằm mục đích lừa bịp công luận thế giới để tìm hậu thuẫn quốc tế và lừa bịp nhân dân trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và trong cái gọi là “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam” (1954-1975), trong khi thực chất vẫn là độc tài cộng sản phản dân chủ. Vì vậy, có thể nói nền cộng hoà thực sự đã chỉ được thiết lập và thực hiện tại Việt Nam kể từ khi Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà được ban hành ngày 26-10-1956. Nền cộng hoà ấy đã là nền tảng cho một chế độ dân chủ pháp trị, với chủ quyền thuộc về toàn dân. Tuy còn phôi thai và có nhiều khuyết điểm, song chế độ này đã phản ánh đúng ý nghĩa chân chính của từ ngữ “Cộng hòa” và đáp ứng đúng nguyện vọng của toàn dân Việt Nam.

Sau Thế chiến II, chủ nghĩa thực dân cũ đã bước vào thời kỳ cáo chung, xu thế giải thực đã buộc các đế quốc từng có nhiều thuộc địa như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan… phải lần lược trao trả độc lập cho các nước bị trị. Điển hình là một số nước trong khu vực như Ấn Độ và Pakistan được Đế quốc Anh trao trả độc lập năm 1947; Indonesia được Hà Lan trao trả độc lập năm 1949; Triều Tiên được Nhật Bản trao trả độc lập năm 1945; Lào và Campuchia được Pháp trao trả độc lập năm 1953... Do đó, theo nhận định của nhiều học giả nghiên cứu chính trị và lịch sử, thì chẳng cần cuộc kháng chiến 9 năm do đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) tiến hành (1945-1954) thực dân Pháp sớm muộn cũng phải trao trả độc lập cho Việt Nam cũng như nhiều thuộc địa khác. Chẳng qua Hồ Chí Minh và đảng CSVN tiến hành các cuộc chiến tranh này, chỉ là lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, dùng chiêu bài độc lập dân tộc để chiếm quyền thống trị đất nước, để áp đặt chế độ độc tài đảng trị CS, theo chủ trương bành trướng lãnh thổ, nhuộm đỏ toàn cầu của cộng sản quốc tế, đứng đầu là hai tân đế quốc Đỏ Liên Xô - Trung Quốc.

Trên thực tế, trước áp lực của xu thế giải thực, thực dân Pháp đã phải lùi từng bước, trao trả độc lập từng phần cho Việt Nam, qua các Hiệp định Vịnh Hạ Long ngày 5 tháng 6 năm 1948, “đề cử” Hoàng đế Bảo Đại làm Quốc trưởng, và Pháp thừa nhận Việt Nam như là một quốc gia độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp. Ngày 8 tháng 3 năm 1949 Tổng thống Pháp Vicent Auriol và Quốc trưởng Bảo Đại đã ký Thỏa ước Elysée. Theo đó, Pháp hứa sẽ xây dựng cho Việt Nam một quân đội quốc gia chống cộng. Đây là khởi điểm của sự thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam. Một số sĩ quan thuộc lực lượng này đã nắm vận mệnh quốc gia sau khi đảo chánh lật đổ Tổng thống Diệm ngày 1-11-1963, cho đến ngày Miền Nam mất vào tay cộng sản Bắc Việt (30-4-1975).

Thế rồi, cuối cùng thực dân Pháp cũng đã phải trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. Nhưng Việt Nam có số phận không may đã rơi vào thế gọng kìm của một chiến lược quốc tế mới, với cuộc chiến tranh ý thức hệ nên đất nước bị chia cắt theo Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, do sự áp đặt của các cường quốc, trái với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Hệ quả là một nửa nước Miền Bắc rơi vào tay đảng CSVN, thiết lập “Nền chuyên chính vô sản”, xây dựng chế độ độc tài toàn trị. Nửa nước Miền Nam Việt Nam được trao trả cho chính quyền quốc gia Việt Nam, thiết lập nền Cộng hòa, xây dựng chế độ tự do dân chủ với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và các đồng minh trong Thế giới tự do trên nguyên tắc, song trên thực tế đã bị Hoa Kỳ biến thành công cụ chiến lược chống cộng của mình. Vì đảng CSVN vốn là một công cụ bành trướng của cộng sản quốc tế nên đã phát động và tiến hành cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn để thôn tính Miền Nam Việt Nam, nhuộm đỏ cả nước.

Chính quyền và nhân dân Miền Nam, trong thế chẳng đặng đừng đã phải làm tiền đồn chống cộng cho Hoa Kỳ và Thế giới tự do, buộc lòng phải thực hiện cuộc chiến tranh tự vệ nhằm mục tiêu tối hậu là vừa chiến đấu chống cuộc xâm lăng của CSBV, vừa nỗ lực xây dựng thành công chế độ dân chủ pháp trị tiến tới thống nhất đất nước, không phải bằng bạo lực quân sự, mà bằng sự ưu thắng của chế độ dân chủ pháp trị và nền kinh tế phát triển phồn vinh ở Miền Nam, để thay thế chế độ độc tài toàn trị CS và nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu ở Miền Bắc.

Cuộc chiến tranh tự vệ của quân dân Miền Nam bảo vệ chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng hòa tuy đã thất bại, song chỉ là thất bại tạm thời, có tính giai đoạn. Vì sau đó và cho đến nay, cuộc chiến đấu chống cộng sản độc tài để tái lập chế độ cộng hòa trên cả nuớc vẫn đang tiếp diễn. Đây là giai đoạn chống cộng cuối cùng vì dân chủ, cho nền cộng hòa Việt Nam của nguời Việt Nam không cộng sản trong cũng như ngoài nuớc. Thực tế đã và đang ngày một khẳng định chính nghĩa “Cộng hòa” (Chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân) tất thắng ngụy nghĩa “Cộng sản” (Chủ quyền quốc gia thuộc về đảng CSVN).

Du khách Tàu Cộng ăn cắp nắp bồn cầu tại khách sạn Nhật






Một người Trung Quốc, sau chuyến du lịch Nhật trở về, nộp đơn xin từ chức vì bị phát giác đánh cắp một món đồ trong khách sạn Nhật: chiếc nắp bồn cầu đa năng.

Du khách từ Thái Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), đã nộp đơn từ chức hôm 20/10 trước áp lực công luận về hành vi trộm cắp làm mất thể diện quốc gia.

Hai vợ chồng thủ phạm Li và Chen, ăn cắp chiếc nắp bồn cầu công nghệ cao ‘sơ-cua’ mà họ tìm thấy dưới giường ngủ tại một khách sạn ở Nagoya hôm 17/10, theo tờ Ningbo Daily.

Họ thú tội và trả lại nắp cầu sau khi quản lý khách sạn gọi hướng dẫn viên du lịch đoàn phàn nàn về vụ mất cắp.

Cục Du lịch Ningbo xác nhận tin này hôm 19/10.

Nhiều người lên mạng phê phán cặp vợ chồng này làm hoen ố hình ảnh người Trung Quốc và cảm thấy xấu hổ vì hành vi này.

Trong thư xin lỗi, cặp vợ chồng này nói rằng họ lấy chiếc nắp cầu vì nghĩ là của các khách trọ trước đây bỏ quên lại trong phòng.

Thư xin lỗi có đoạn viết: “Tôi thành thật xin lỗi và lấy làm tiếc. Tôi hy vọng được khách sạn và công ty lữ hành khoan dung. Tôi xin hứa không tái diễn hành vi bất xứng này.”

Tin nói người vợ đảm trách chức vụ quản lý tại một ngân hàng thương mại ở Thái Châu.

Một nắp bồn cầu tiêu biểu của Nhật sản xuất có 14 chức năng khác nhau bao gồm xịt nước rửa, thổi khô, và tự động khử mùi. Sản phẩm này thích hợp với tất cả các loại bồn cầu và rất được dân chúng Trung Quốc ưa chuộng.


"Giải Phóng Saigon": bộ đội chạy tụt mất dép râu, và ngồi trên thềm nhà "Quốc Hội Ngụy"






Năm năm vàng son 1955-1960 của Việt Nam Cộng Hòa - Tác giả Nguyễn Tiến Hưng



Từ cao nguyên Tây Tạng, con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy như thác lũ xuống phía nam qua tỉnh Vân Nam, tới Lào, Thái Lan, Kampuchia, rồi Việt Nam trước khi ra Biển Đông.
May cho Miền Nam là có hồ lớn Tonle Sap ở Campuchia hút đi một phần lớn lượng nước từ thượng nguồn cho nên từ đây dòng sông lại uốn khúc hiền hòa chảy vào Miền Nam.
Tới gần biên giới thì con sông chia ra làm 8 nhánh. Nhưng con số 9 được coi là may mắn cho nên phải tìm ra cho được một nhánh nữa, tuy là rất nhỏ (dài khoảng 10 dậm) để cộng lại thành ra 9 nhánh, gọi là Cửu Long Giang.
Dòng sông Chín Con Rồng uốn mình tưới nước cho vùng đồng bằng Nam Bộ mầu mỡ, phì nhiêu trở thành vựa lúa của cả nước. Người nông dân nơi đây chỉ cần trồng mỗi năm một vụ là cũng đủ ăn, lại còn dư thừa để tiếp tế ra Miền Bắc và xuất cảng.

Khởi đầu gian khó

Nhưng trong mười năm chiến tranh loạn lạc, trên một phần ba đất trồng trọt đã bị bỏ hoang, nhường chỗ cho những bụi rậm và cỏ dại lan tràn.

Một phần lớn hệ thống kênh rạch cũng bị khô cạn hay sình lầy. Hệ thống bơm nước, thoát nước cũng bị hư hại. Bởi vậy, sản xuất thóc gạo của Miền Nam trong mười năm trước 1955 đã bị giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, các phương tiện giao thông như đường bộ, đường sắt, cầu cống và các cơ sở công kỹ nghệ như đường trắng, rượu bia, sợi bông cũng đều bị hư hại.

Cho nên vào năm 1955, khi "Một Quốc Gia Vừa Ra Đời" như báo chí Mỹ tuyên dương thì quốc gia ấy đã phải đối diện với bao nhiêu khó khăn khôn lường.

Ngân sách của Pháp để lại thì thật eo hẹp, kỹ sư, chuyên viên trong mọi lãnh vực đều hết sức hiếm hoi vì Pháp đã rút đi hầu hết, để lại một lỗ hổng lớn cho cả nển kinh tế lẫn hành chánh, giáo dục, y tế.
May mắn là trong năm năm đầu, từ mùa Thu 1955 tới mùa Thu 1960, Miền Nam có được năm năm vàng son, vừa có hòa bình lại được đồng minh Hoa kỳ hết lòng yểm trợ vật chất và kỹ thuật cho nên đã thu lượm được nhiều kết quả có thể nói là vượt bực.

Hồi tưởng lại thời gian ấy, nhiều độc giả chắc còn nhớ lại cái cảnh thanh bình khi các em học sinh mặc áo chemise trắng, quần xanh, các nữ sinh với những chiếc áo dài trắng tha thướt ngày ngày cắp sách đến trường.

Cha mẹ, anh em thì lo công việc làm ăn. Giầu có thì chưa thấy nhưng hầu hết đã đủ ăn đủ mặc, xã hội trật tự, kỷ cương. Tuy dù có nhiều bất mãn khó tránh về chính trị, tôn giáo và xã hội, nhưng tương đối thì ta phải công nhận rằng đây là thời gian hào quang nhất của Cộng Hòa Việt Nam.

Định cư gần một triệu người di cư từ Miền Bắc

Công việc đầu tiên và khẩn cấp nhất là phải định cư tới gần một triệu người, tương đương bằng 7% dân số Miền Bắc di cư vào Nam.

Đoàn người này hoàn toàn 'tay trắng' - chúng tôi gọi là đoàn người 'bốn không': không nhà cửa, đất đai, tiền bạc, ngành nghề chuyên môn ngoài nghề nông.

Làm sao tìm được nơi ăn, chỗ ở, tạo dựng lại được công ăn việc làm, đào giếng nước, xây nhà thương, bệnh xá, trường học cho con em để đáp ứng nhu cầu? Ngoài việc hành chính, lại còn tìm đâu ra bác sĩ, y tá, thầy dạy cho con em?

Sau này khi nói về thành công của Tổng thống Diệm về việc này, TT Kennedy viết cho ông nhân ngày Quốc Khánh 26/10/1961:

"Thưa Tổng thống,

Thành tích mà Ngài đã đạt được để đem lại niềm hy vọng mới, nơi cư trú và sự an ninh cho gần một triệu người lánh nạn cộng sản từ Miền Bắc đã nổi bật như một trong những nỗ lực đáng được tán dương nhất, và được điều hành tốt đẹp nhất trong thời hiện đại."

Tái thiết và phát triển nông nghiệp

Ưu tiên của công việc tái thiết và phát triển phải là nông nghiệp vì đại đa số nhân dân làm nghề nông. Đồng bằng Cửu Long là vựa lúa của cả nước, nhưng sản xuất đã giảm đi đáng kể trong mười năm ly loạn.

Thời tiền chiến sản xuất lên tới 4,2 triệu tấn (1939). Tới 1954 chỉ còn 2,5 triệu tấn. Cũng năm 1939 xuất cảng gạo là gần 2 triệu tấn, năm 1954 chỉ còn 520.000 tấn.

Tại vùng đồng bằng, trong tổng số là 7 triệu hecta đất trồng trọt có tới 2,5 triệu hecta (trên một phần ba) bị bỏ hoang. Lúa gạo là mạch máu của người dân cho nên công việc đầu tiên là phải đưa diện tích này vào canh tác.

Đây là một cố gắng vượt mức vì không những nó đòi hỏi phải tốn phí nhiều tiền bạc, công sức, để sửa chữa lại hệ thống thủy lợi, vét nạo kênh rạch, lại còn làm sao xây dựng được quyền sở hữu đất đai và phương tiện sản xuất cho người nông dân.

Cải cách điền địa: Khó khăn và giải pháp thành công

Người khôn của khó. Lo lắng chính của người dân là làm sao có được một mảnh đất để sinh sống. Nếu như mảnh đất ấy lại nằm gần sông nước thì là vàng.

'Đất Nước tôi': đất và nước. Chỉ có Việt Nam ta là dùng hai chữ đất và nước để chỉ quê hương, tổ quốc mình vì tấc đất là tấc vàng.

Các biện pháp cải cách ruộng đất bắt đầu vào năm 1955 với lệnh giới hạn địa tô (tiền thuê đất) và những biện pháp giúp cho tá điền (người nông dân thuê đất) có được sự yên tâm về quyền sử dụng đất.
 
Cải cách điền địa là công việc rất khó khăn của các chính phủ Á Châu, nhưng ở Miền Nam là khó khăn nhất.

Làm sao mà lấy ruộng của người này chuyển cho người khác, nhất là khi đất canh tác lại tập trung vào một số rất nhỏ đại điền chủ? Họ là những người nắm thực quyền tại địa phương và gián tiếp, tại đô thị. Ở đồng bằng sông Cửu Long, sự tập trung quyền sở hữu đất vào một số điền chủ là cao nhất ở vùng Đông Nam Á: chỉ có 2,5% điền chủ mà đã sở hữu tới một nửa diện tích canh tác, trung bình mỗi điền chủ có hơn 50 mẫu đất.

Trước tình huống ấy, TT Diệm đã phải đối mặt với một khủng hoảng xã hội rất có thể xẩy ra nếu như phát động mạnh chương trình cải cách điền địa. Nhưng TT Diệm vẫn đặt vấn đề này là ưu tiên số một của chính sách kinh tế, bắt đầu ngay từ 1955 bằng việc cải tổ quy chế tá điền.

Để hỗ trợ cho nông dân được yên tâm khi đi làm thuê, điền chủ phải ký hợp đồng với tá điền về điều kiện thuê đất: tiền thuê đất, thời hạn thuê, triển hạn khế ước, giảm tô trong trường hợp mất mùa.

Kết quả về nông nghiệp trong 5 năm rất khả quan: sản xuất cây lương thực tăng 32%, vượt qua tất cả mức sản xuất thời tiền chiến. Năm 1959, sản xuất gạo lên 5,3 triệu tấn, cao nhất trong lịch sử kinh tế Miền Nam cho tới thời điểm đó. Về xuất cảng: với tổng số là 340.000 tấn, năm 1960 cũng đánh dấu mức xuất cảng cao nhất.

Phát triển công kỹ nghệ và quy chế 'Quốc tịch Việt'

Dưới thời Pháp thuộc, kỹ nghệ và tài nguyên hầu như không được phát triển vì người Pháp chia ra hai vùng rõ rệt: Miền Bắc tập trung vào kỹ nghệ và khai thác hầm mỏ, Miền Nam thì căn bản là tập trung vào nông nghiệp, chỉ có một số sản phẩm tiêu thụ như nhà máy bia, diêm quẹt, thuốc lá, độc quyền thuốc phiện.

Bởi vậy từ 1955, Miền Nam bị cắt đứt tiếp liệu về than và khoáng sản. Chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư lại thật ít ỏi vì Pháp đã rút đi hầu hết.

Từng bước, chính phủ bắt đầu khai thác tài nguyên với ba dự án chính: mỏ than Nông Sơn, thủy điện Đa Nhim, và phốt phát tại Hoàng Sa - Trường Sa. Lúc ấy thì chưa biết là có dự trữ dầu lửa lớn ở những quần đảo này.

Một chuyện ít người biết là việc đổi quốc tịch.

Nhiều người lên án hành động của TT Diệm là độc tài khi ông đưa ra quy định vào hè 1955 căn bản là nhắm vào các thương gia người Tầu (đa số sinh sống ở Chợ Lớn): nếu muốn làm ăn ở Việt Nam thì phải đổi ra quốc tịch Việt Nam.

Chúng tôi nghiên cứu thì mới hiểu lý do sâu xa là vì thời gian ấy, cơ sở kỹ nghệ ở Miền Nam căn bản là thuộc quyền sở hữu của người Pháp, cho nên khi TT Diệm quyết tâm đẩy Pháp ra khỏi Miền Nam thì ông tiên liệu trước và mở đường để người Tầu nhập quốc tịch Việt Nam với mục đích là để cho họ (vì có nhiều vốn liếng) sẽ có thể mua lại những cơ sở kỹ nghệ của người Pháp.

Một kích thích nổi bật khác về kinh tế là chính sách cởi mở, ưu đãi đối với các nhà đầu tư ngoại quốc: bảo đảm về chiến tranh, cam kết không tịch thu hay quốc hữu hóa tài sản của người ngoại quốc, ưu đãi về thuế má và cho phép chuyển tiền lời ra ngoại quốc.

Hạ tầng cơ sở

Tái thiết mạng lưới giao thông đã bị hư hại trong thời chiến và xây dựng thêm nữa là đòi hỏi tiên quyết cho việc phát triển kinh tế và xã hội.

Tới năm 1960, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và các tuyến hàng không đã được cải thiện canh tân và mở rộng đáng kể. Hệ thống vận chuyển hiện đại bao gồm đường sắt, một mạng lưới các đường quốc lộ, liên tỉnh lộ, hương lộ, đường thủy và đường hàng không.

Đường bộ: trong khoảng 9.000 dặm đường, có hơn 2.000 dặm là bê tông nhựa; 3.000 dặm đường có cán đá, và khoảng 4.000 dặm là đường hương lộ.

Đường sắt: năm 1955 giao thông đường sắt cũng được sửa chữa và canh tân. Tới 1959 toàn hệ thống bao gồm 870 dặm, gồm một tuyến đường chính chạy từ Sàigòn đến Đông Hà, nối kết toàn bộ các tỉnh dọc miền duyên hải (nhiều khúc bị cắt đứt trong 12 năm chiến tranh).

Một chi nhánh đường sắt (có móc để leo đồi) đi từ Phan Rang lên Đà Lạt, và một chặng nối với mỏ than Nông Sơn. Một khúc ngắn về phía đông bắc, đi từ Sàigòn tới Lộc Ninh.

Hàng không: hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Air Vietnam - được thành lập lúc đầu để bay trong nước. Ngoài phi trường Tân Sơn Nhất, các phi trường được sửa chữa lại và xây dựng thêm gồm Huế, Đà Nẵng, Nha trang, Qui Nhơn, Biên Hòa, Đà Lạt, Ban mê Thuột, Pleiku, Hải Ninh, Cần Thơ, Phú quốc.

Từ nội địa, Air Vietnam bắt đầu bay tới Phnom Penh, Siem Reap, Bangkok, Vientianne và Savannakhet. Đường quốc tế phần lớn được đảm nhiệm bởi các hãng Air France, Pan American, World Airways, British Airways, Royal Dutch, Cathay Pacific và Thai Airways.

Ngân hàng và tiền tệ

Thiết lập được một ngân hàng trung ương và một hệ thống ngân hàng thương mại để thay thế cho Banque de L'Indochine và các ngân hàng thương mại Pháp ở Sài Gòn là một thành quả lớn của thời đệ Nhất Cộng Hòa.

Ngay từ tháng 1/1955, Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam được thành lập để phát hành đồng tiền Việt Nam và thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng trung ương tân tiến.

Giáo dục và đào tạo

Saigon                           

Xét đến cùng, con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế lâu dài. Trong thời kỳ 1955-1960, Miền Nam đã phát triển giáo dục rất nhanh.

Tiểu học: 1960, đã có tới 4.266 trường tiểu học công và 325 trường tiểu học tư thục. Tổng số học trò lên tới gần 1.200.000.

Trung học: các trường trung học công lập tăng từ 29 lên 101 trường. Nguyên trường Gia Long: số học sinh đã tăng từ 1.200 lên tới 5.000.

Đại học: trước năm 1954, Miền Nam không có đại học. Muốn học cử nhân phải ra Hà Nội. Năm 1955, chính thức thành lập đại học Sài Gòn, rồi tới Đại học Huế, Đà Lạt. Tới năm 1962 tổng số sinh viên lên tới 12.000.

Xem như vậy, thành quả của "Năm Năm Vàng Son 1955-1960" là thời gian quý hóa nhất của lịch sử Cộng Hòa Việt Nam.

Ngày Quốc Khánh 26/10/1960 Tổng thống Eisenhower viết cho TT Diệm:

"Kính thưa Tổng Thống,

Trong năm năm ngắn ngủi kể từ khi thành lập nước Cộng hòa, nhân dân Miền Nam đã phát triển đất nước của mình trong hầu hết các lĩnh vực. Tôi đặc biệt ấn tượng bởi một thí dụ. Tôi được thông báo rằng năm ngoái hơn 1.200.000 trẻ em Việt Nam đã có thể đi học trường tiểu học, như vậy là nhiều hơn gấp ba lần so với năm năm trước đó. Điều này chắc chắn là một yếu tố hết sức thuận lợi cho tương lai của Việt Nam. Đồng thời khả năng của Việt Nam để tự bảo vệ chống lại cộng sản đã lớn mạnh một cách không thể đo lường được kể từ khi họ tranh đấu hữu hiệu để trở thành một nước Cộng Hòa độc lập."

Hòa bình là một điều kiện tiên quyết cho xây dựng và phát triển.

Nhân dân Miền Nam đã có được năm năm vàng son để làm ăn, sinh sống trong hoàn cảnh tương đối là thanh bình. Tuy còn nghèo nhưng mỗi ngày lại thêm một bước tiến.

Bao nhiêu độc giả cao niên còn nhớ lại những kỷ niệm êm đềm về thời gian ấy. Thí dụ bạn có thể đi bất cứ nơi nào một cách tự do từ Cà Mau ra tới tận Đông Hà. Mờ sáng lên xe buýt ra Vũng Tầu tắm biển hay buổi chiều đến ga xe lửa gần chợ Bến Thành mua vé đi Đà Lạt.

Chỉ trong chốc lát, con tầu bắt đầu phun khói, còi tầu rít lên trước khi khởi hành. Khi mặt trời hé rạng thì tầu chạy ngang bờ biển cát trắng Phan Rang, rẽ trái rồi ỳ ạch leo tuyến đường sắt có móc để trèo dốc lên Đà Lạt. Cái thú vui khi rời ga Đà Lạt (đẹp nhất Đông Nam Á) để mau tới "Café Tùng" hay "Phở Bằng" thưởng thức một ly cà phê sữa nóng thì khó có thể diễn tả được.

Với sự thông minh, cần cù của người dân Việt thì chỉ cần có hòa bình là tiến bộ trông thấy. Người dân lam lũ vất vả nhưng luôn vui với cuộc sống. Người nông phu không quản ngại thức khuya, dậy sớm để cầy sâu cuốc bẫm, chờ đợi cho tới ngày lúa vàng.

Tâm tư ấy luôn được phản ảnh trong thơ văn, âm nhạc Miền Nam trong thời gian này. Và khi thanh bình, con người lại đối xử với nhau cho hài hòa thì mọi việc - dù là tát cạn cả Biển Đông - cũng đều có thể ước mơ.

Tuy các kết quả phát triển kinh tế xã hội thời đó thật là nhỏ nhoi theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng là rất đáng kể so với các nước láng giềng lúc ấy như ngay cả Nam Hàn dưới thời Tổng thống Lý Thừa Vãn.

Miền Nam thực sự đã đặt được những viên gạch đầu tiên trong các năm 1955-1960 cho mô hình phát triển sau này của Nam Hàn dưới thời Tổng thống Phác Chính Hy. Xây dựng và phát triển trong hòa bình đã đưa Miền Nam tới chỗ vươn lên - kinh tế học gọi là điểm cất cánh (take-offĐ để trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á.

Buổi bình minh của Nền Cộng Hòa ("The First Day") thật là huy hoàng rực rỡ. Nhiều quan sát viên ngoại quốc cho rằng đây chính là "một cuộc cách mạng đã bị mất đi" (the lost revolution) của Miền Nam Việt Nam.