khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

Noel nơi biệt giam - Tác giả Nguyễn Quang




Đêm hôm ấy, đúng thật là một đêm Giáng Sinh nơi hang lừa máng cỏ, sương lạnh như hằng đêm vào mùa đông đổ xuống hắt vào khung cửa gió, các tù nhân không thể nằm với sự lạnh buốt, từng đợt sương gió đánh tạc vào như từng cơn gió tuyết thổi vào người... với củ khoai mì nhai hoài đến sợi gân tim của nó cũng nhai nốt và cảm thấy ngọt ngào làm sao.

Một tù nhân hình sự la toáng lên vì quá lạnh, quá rét, quá đói khiến y không thể chịu nổi. Có tiếng từ phòng bên cạnh động viên y hãy cố lên, vì ngoài trời dù lạnh vẫn còn nhiều sao lấp lánh thật tuyệt vời, chúng ta có quyền hy vọng... Nhưng tù nhân đang than vãn lại đáp một cách gọn lỏn: -Những đêm vui nhộn mà trời sáng như thế nầy không có lợi cho ăn trộm... Mọi người im lặng. Một người khác thêm vào “Không có lợi cho du kích nữa…”

Ngoài trời qua khung cửa gió nhiều sao lấp lánh thật tuyệt vời như đang tưng bừng mừng vui Chúa giáng trần mở ra Sự khởi đầu mới, song nơi đây các tù nhân đa số là tù đào thoát bị bắt lại, phần lớn họ đã mang bản án cao từ hai chục năm đến chung thân, nên tù nhân nào cũng hát vang mừng Chúa giáng sinh, xem đây như lần cuối cùng vì chắc chắn họ phải lãnh bản án cao nhất là tử hình khi ra toà.

Tiếng “Cao cung lên... khúc nhạc Thiên Thần xuống...”, cùng lời hô vang các câu khẩu hiệu đòi dân chủ, nhân quyền... Các bạn tù nầy, họ rất trẻ hầu hết chưa đến tuổi ba mươi, học vấn chỉ ở bậc trung học, những khái niệm về tự do, dân quyền đối với họ thật cao xa nhưng họ đấu tranh cho con người vì sự hạnh phúc, những dân oan, người nghèo như bố mẹ, anh em, bà con nơi quê xứ bất hạnh của họ. Họ đáng được hưởng những gì khi sinh ra làm người như ít ra có cuộc sống không bị quấy rầy tại địa phương, những nông dân chân chất nhưng luôn bị sách nhiễu.

Các tử tù bị bắn ngay sau phiên toà lưu động xét xử, họ là những người gốc miền Trung và nổi dậy cũng tại nơi đây. Trước cái chết các tù nhân trẻ nói giọng rặc địa phương nầy đều rất hiên ngang, thanh thản... Không ai kêu xin. Họ khí khái, dũng cảm. Không thấy ai hô hào học thuyết, tuyên xưng lãnh tụ nào cả. Và đội hành quyết, ngay cả tên trưởng trại, chánh án cũng xuất thân taị địa phương nầy. Họ từ miền Bắc tập kết trước đây, hay từ rừng chiến khu trở về.

Các bạn tù trẻ được giáo dục theo truyền thống yêu nước, thương nòi từ một đảng uy tín Đại Việt với lãnh tụ Trương Tử Anh. Qua các song thông gió bên trên cửa chính ra vào mỗi phòng, các tù nhân thường đứng lên dù chân đang bị cùm để vừa tập thể dục vừa quan sát ra bên ngoài. Nhà kỷ luật của trại giam nầy không giống các trại tập trung khác, chung quanh thay vì bằng tường kín, nó gồm toàn các hàng rào kẽm gai bủa kín trong ngoài, giữa các lớp hàng rào đều có một đường mòn nhỏ chừng nửa mét thả gai xương rồng mọc phủ bên trong và hằng ngày các tù được bố trí công tác nhẹ, họ chui vào đó để dọn vệ sinh, làm cỏ, quét dọn... Nhà giam kiểu nầy giống như chuồng nhốt thú dữ, ngay cả bên trên cũng bao lưới kẽm gai chèn chịt và căn chòi nhỏ với bàn cùm chỉ là chỗ cho thú dữ ẩn thân.
Chuyện đánh đập xảy ra thường xuyên, các tù nhân hoặc nằm ngồi co ro bất động, hai khuỷ tay ôm sát vào người hầu tránh những cú đá ngang hông, nhiều khi cả bản súng đập nát trên lưng là chuyện bình thường. Và mỗi lần bị trận đòn như thế phải gần đến ba ngày sau, các tù nhân mới may ra nhai khoai mì thấy ngọt trở lại, trước đó liền mấy ngày đều là vị đắng của lưỡi, còn các cơ trong cơ thể như đều muốn co rút lại hết đàn hồi, không còn cử động được nữa, xương hàm như hết khả năng vận động.

Hình ảnh chiếc cổng trại giam trong bóng khuất của sáng chiều, lao động khổ sai cật lực suốt ngày đến đêm trong giấc ngủ chập chờn đầy ám ảnh kinh dị, nhất là từ những cơn đói rung dây thần kinh não, nó giựt giựt trong đầu, rồi một ngày nào đó cánh cổng kia cũng biến mất đến lụi tàn như nó đã từng bị nước cuốn trôi và xây lại, những tù nhân đang di chuyển về những trại xa hơn, địa thế hiểm trở khắc nghiệt hơn, đối đầu với cái chết cận kề hơn, nhưng chiếc cổng trại vẫn in hình những người Anh hùng như Lý Tống về sự khôn ngoan và thông minh khi trốn trại, Lm Nguyễn Huy Chương - người đầu tiên lập hội Cựu tù nhân ngay trong tù, nhà báo Vũ Ánh ra báo ngay trong nhà giam với khổ báo bằng hai lóng tay, Hòa thượng Thích Thiện Minh đứng lên giữa Hội trường trong một cuộc hội thảo và kêu gọi bỏ ngay điều 4 Hiến Pháp, tù nhân trẻ Trần Minh Tuấn lãnh đạo nhóm bạn trẻ liên tục đấu tranh cải thiện chế độ lao tù, nụ cười lạc quan và hiên ngang của Lm Nguyễn Văn Vàng sau ba năm kiên giam và chết rũ trong biệt giam, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế chỉ thẳng vào mặt một Trung tướng Công an khi vào thăm trại giam “Hãy cút đi, thuế của dân các anh dùng làm gì khi chế độ giam giữ như thế này?”, Lm Nguyễn Công Đoan, SJ, bác ái hết lòng và vô cùng can đảm với Lm Lê Thanh Quế, Dòng Tên, kêu gọi mang mười bốn ủy viên Bộ chính trị ra xét xử về tội chống nhân loại và cao cả với các bạn tù bất khuất Phú Yên như linh hồn sẽ còn mãi đâu đây.

Tất cả không chỉ là sự bất khuất thông minh can đảm của một con người trong sự mưu sinh thoát hiểm vốn đồng loại đều có, nhưng thực hiện được ước mơ trong hoàn cảnh này cho một Nước Việt Mới Tự Do, Dân Chủ, nhân quyền được tôn trọng, quả là xưa nay hiếm!

Các trại giam thường nằm bên một dòng sông và theo triết gia Hy Lạp Heraclitos: “Không có gì im lặng như dòng sông nhưng cũng không có gì biến đổi như một dòng sông”. Với khu tử hình hay biệt giam cũng vậy, đêm nào cũng là đêm Giáng Sinh và Phục Sinh thật sinh động vì ai cũng có niềm hy vọng mạnh mẽ mới có thể vượt qua cái chết.


Người Nhật ăn Giáng Sinh bang món gà chiên Kentucky




Mỗi mùa Giáng Sinh đến, Ryohei Ando cùng quây quần bên gia đình theo truyền thống. Giống như cha ông thường làm khi ông còn nhỏ, hai con của ông giờ cũng sẽ thò tay vào túi gà rán hai màu trắng đỏ và tìm miếng gà chiên ngon lành nhất trong túi.

Vâng, đó là Giáng sinh KFC của gia đình nhà Ando.

Điều này có vẻ kỳ lạ với những người không sống ở Nhật Bản, nhưng gia đình Ando và hàng triệu người khác sẽ không thể chịu được chuyện đón mừng Giáng Sinh mà không có món gà rán Kentucky, KFC.
Mỗi mùa Giáng Sinh đến, khoảng 3,6 triệu gia đình người Nhật sẽ mua loại gà rán thức ăn nhanh kiểu Mỹ này cho bữa tiệc Noel, và điều này đã trở thành truyền thống khắp cả nước.

"Các con tôi nghĩ điều này thật tự nhiên," Ando, 40 tuổi, hiện làm trong bộ phận marketing của một công ty đồ thể thao tại Tokyo cho biết.

Tất nhiên, bên cạnh hàng triệu người đón Giáng Sinh với KFC thì cũng có nhiều người khác ở Nhật coi đây là một dịp lãng mạn giống như lễ Tình nhân Valentine, và các cặp đôi đánh dấu bằng một cuộc hẹn hò ăn tối trong nhà hàng cao cấp hơn.

Với một số gia đình Nhật Bản khác, Lễ Giáng Sinh được chú ý nhưng không tổ chức đặc biệt gì.

Nhưng với những người có tổ chức Giáng Sinh, chuyện này không đơn giản chỉ là đi vào nhà hàng và gọi món.

Tháng Mười Hai là tháng bận rộn của chuỗi cửa hàng KFC ở Nhật Bản - với số lượng hàng bán ra tại một số nơi trong suốt kỳ Giáng Sinh có thể cao gấp 10 lần lượng đặt hàng thông thường.

Để có được Bữa tối Giáng Sinh KFC Đặc biệt, mọi người thường phải đặt hàng trước nhiều tuần, và những ai không đặt hàng trước sẽ phải xếp hàng dài, có khi kéo dài nhiều giờ.

Truyền thống Giáng sinh KFC của Nhật Bản bắt đầu từ một câu chuyện từ việc quảng cáo mà bất cứ công ty nào hướng đến thị trường Nhật Bản cũng cần học tập, câu chuyện đó gần như là một giai thoại trong kỳ lễ này.

"Kentucky mừng Giáng Sinh"


Theo người phát ngôn của công ty KFC Nhật Bản Motoichi Nakatani, truyền thống này bắt đầu nhờ vào Takeshi Okawara, giám đốc cửa hàng KFC đầu tiên ở nước Nhật.

Ngay sau khi nhà hàng đầu tiên của chuỗi thức ăn nhanh này khai trương vào năm 1970, Okawara tỉnh giấc giữa đêm và vội vàng ghi chép một ý tưởng bật ra với ông từ giấc mơ: bán một "thùng quà tiệc" vào dịp Giáng Sinh.

Okawara ấp ủ giấc mơ sau khi nghe lỏm một cặp đôi người nước ngoài trong nhà hàng của ông nói về việc họ nhớ gà tây đến mức nào khi Giáng Sinh đến, bà Nakatani tả lại.

Ông Okawara hi vọng một bữa tiệc Giáng Sinh với gà rán có thể là một sự thay thế tốt, vì thế ông bắt đầu quảng bá "thùng quà tiệc" của ông như một cách mừng lễ Giáng Sinh.

Vào năm 1974, KFC lên kế hoạch quảng bá sản phẩm này toàn quốc, và gọi nó là Kurisumasu ni wa Kentakkii, có nghĩa là Gà rán Kentucky cho Giáng Sinh.

Dự án ngay lập tức thành công như diều gặp gió, và ông Okawara từng học tại Đại học Havard cũng thăng tiến nhanh chóng. Ông trở thành Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Gà rán KFC Nhật Bản từ năm 1984-2002.

"Thùng quà tiệc" cho Giáng Sinh gần như ngay lập tức trở thành hiện tượng khắp cả nước, Joonas Rokka, phó giáo sư ngành marketing tại Trường Kinh tế Emlyon ở Pháp nhận định. Ông đã nghiên cứu về Gà rán KFC Giáng Sinh ở Nhật như một kiểu mẫu chiến dịch khuyến mãi.

"Nó đã lấp đầy một khoảng trống," Rokka nói. "Nhật Bản không có truyền thống Giáng Sinh, và rồi KFC xuất hiện và nói, đây là việc bạn nên làm trong mùa Giáng Sinh."

Quảng cáo bữa ăn Giáng Sinh của công ty này thể hiện hình ảnh các gia đình Nhật Bản hạnh phúc quây quần quanh thùng quà là gà rán.

Không chỉ có ức gà và đùi gà, bữa tiệc được chuyển đổi thành hộp thức ăn gia đình đặc biệt có đầy gà rán, bánh ngọt và rượu.

Năm nay, công ty bán các suất ăn tiệc tối mừng Giáng sinh Kentucky, từ loại gồm hộp gà có giá 3.780 yen Nhật (tương đương 32 đô la Mỹ), cho đến phần ăn gồm một con gà quay "cao cấp" và các món ăn kèm với giá lên đến 5.800 yen Nhật.

Theo hãng KFC, suất ăn Giáng Sinh chiếm khoảng một phần ba lượng hàng bán ra của chuỗi cửa hàng này tại Nhật Bản.

Các cửa hàng cũng trang trí lại nhân vật hình ảnh của công ty, Đại tá Sanders cười tươi với bộ râu trắng, giờ đây mặc trang phục ông già Noel trong dịp lễ. Trong một quốc gia vốn tôn vinh các giá trị với người lớn tuổi, Ông già Sanders mặc áo đỏ ngay lập tức trở thành biểu tượng của kỳ lễ hội.

"Điều kỳ lạ nhất"


Hiện tượng này là độc nhất vô nhị ở Nhật Bản - và có thể xem là kỳ lạ với những quốc gia khác. Ý tưởng này chẳng có vẻ gì là dược đón nhận ở quê hương của gà rán KFC, Kevin Gillespie, đầu bếp của hai nhà hàng tại thành phố Atlanta, Georgia, nói.

"KFC cho dịp Giáng Sinh? Đó là một trong những điều kỳ lạ nhất tôi từng nghe," Gillespie nói. "Nếu bạn mang một xô gà rán đến bữa tiệc tối Giáng Sinh, thật lòng mà nói, tôi sẽ nổi cáu với bạn."

Đó không nhất thiết là một cú bứt phá của sản phẩm KFC, Gillespie nói. Ý tưởng cơ bản là mang thức ăn nhanh vào tiệc đêm Giáng Sinh "có lẽ sẽ bị hầu hết mọi người coi là thô lỗ", Gillespie nói.

Tuy nhiên, ở Nhật Bản, nơi có khoảng 1% dân số là người theo Thiên chúa giáo, Giáng Sinh không phải một kỳ nghỉ chính thức, Rokka cho biết. Vì thế ý tưởng cả gia đình sẽ quây quần cả ngày làm món thịt xông khói hay gà tây và các món ăn kèm không hẳn là thực tế lắm. Thay vì vậy, họ quây quần bên nhau với một xô gà rán.

"Đây là một dấu hiệu khác của toàn cầu hoá, nơi nghi thức của người tiêu dùng lan rộng đến các quốc gia khác và được diễn giải theo một nghĩa hoàn toàn khác," Rokka nói. "Giờ đây chẳng có gì bất thường khi khắp thế giới đều có cửa hàng Ikea. Ý tưởng KFC mừng Giáng Sinh chỉ là sử dụng chủ nghĩa tiêu dùng và hướng nó vào một dịp lễ."

Lý do để đoàn tụ


Đã từng đi nước ngoài nhiều lần, Ando biết quốc gia của ông có lẽ là nước duy nhất đón Giáng Sinh bằng một bữa tiệc với xô gà rán. Nhưng ông coi điều này là một truyền thống hơn là một quảng cáo khuyến mãi của công ty.

Với Ando, ông vẫn lên kế hoạch mua gà KFC cho các con vào Giáng Sinh này. Nhưng ông cũng đến tiệm bánh mua bánh Giáng Sinh.

Vào Đêm Giáng Sinh, gia đình sẽ quây quần quanh xô gà rán KFC, hệt như bầu không khí mà ông Ando đã từng được hưởng khi còn là một đứa trẻ, và cũng như các con ông cũng sẽ làm cho con cái chúng sau này.

"Nó giống như biểu tượng cho cuộc đoàn tụ gia đình," Ando nói. "Không phải là vì thịt gà, mà là vì gia đình quây quần bên nhau, và sau đó gà rán chỉ là một phần của việc đoàn tụ thôi."



Bức thư Nguyễn khắc Viện gửi Tố Hữu




 
Vào năm nào đó tôi cũng quên rồi, chỉ biết khi đó nhà ông Tố Hữu ở phố Hồ Xuân Hương được hoá giá rẻ như cho sau khi họ trả nhà công vụ ở Phan Đình Phùng, HN. Báo Tiền phong đã có bài phàn nàn về một cố ủy viên Bộ chính trị , nhà thơ lớn Tỗ Hữu không có chỗ để lập bàn thờ. Mới nghe, ai cũng mủi lòng thương cảm với ông. Nhiều người tỏ ra bất bình với Đảng và nhà nước sao lại đối xử phũ với một bậc lão thành như vây.
Do bị áp lực của dư luận, Ban Tư tưởng Văn hoá buộc phải công bố sự thật của một nhân vật nổi tiếng , đáng trân trọng nhưng người thân của ông thì đã làm hại thanh danh ông tại một buổi giao ban báo chí định kỳ mà tôi có dự và được Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá ngày đó là nhà báo Hữu Thọ được phép của cấp trên ” nói lại cho rõ”.
Số là sau khi gia đình ông Tố Hữu chuyển về phố Hồ Xuân Hương, gia đình nhà thơ đã cho một hãng dầu nhờn nước ngoài thuê, lấy mỗi tháng tới 8 ngàn đô la. Vì thế, bà Thanh, nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, vợ cố nhà thơ Tố Hữu phải về nhà con ở tại phường Thành Công ở nhờ để tiếp tục xin thêm chế độ nhà theo tiêu chuẩn ngang thứ trưởng riêng bà . Vì có chật nên bàn thờ không được đàng hoàng như nhà biệt thự nếu ở phố Hồ Xuân Hương mà gia định được mua rẻ. Lỗi này đâu phải do Đảng không chăm sóc chu đáo ? Báo Tiền phong bữa đó bị hớ to.
Từ ngôi biệt thự ở Hồ Xuân Hương, sau này gia đình bán cho ông Phạm Nhật Vũ Cty AVG, nghe đâu cả chục ngàn cây vàng. Điều này thì tôi ko nắm được mà nay đọc bài sau đây mới biết.
Từ chuyện gia đình ông Tố Hữu, tôi thấy buồn cho gia đình các quan chức , họ không hiểu rằng, tiền nhiều bao nhiêu cũng không đổi được thanh danh vốn người thân của họ được cả xã hội một thời trân trọng.



Lana Nguyễn và Lễ hội nghệ thuật Due West Arts Festival







Nhật ký của vợ




Cuối tuần, mình đi chợ mua cá. Chợ hôm nhiều cá quá, mình chần chừ chưa biết mua gì thì chú bán cá tới gần hỏi: “Cô có cần giúp gì không?”.

Mình hỏi chú: “Chú ơi, sao biết con nào tươi mà lựa?”.

Chú bán cá cười trả lời: “Lựa con nào có đôi mắt trong veo như cô thời còn con gái vậy đó”

Câu trả lời hài hước của chú bán cá làm mình cảm thấy chạnh lòng, có chút gì tủi thân len lỏi. Tự nhiên mình nhớ tới câu ví von rất hài mà rất đúng: Hôn nhân là cái toilet mà người bên ngoài muốn vô, người bên trong muốn ra”. Ờ, giờ thì mắt tui hết trong veo rồi. Thôi bye chú bán cá nha, tui  đi qua mua thịt cho khỏi chạnh lòng.

Rồi trên đường đi “thỉnh đồ ăn”, tình cờ đi ngang một tiệm bán mỹ phẩm, vô tình soi trong tấm gương trước cửa hàng. Dù biết là mình không còn trẻ đẹp như xưa nữa nhưng vẫn thảng thốt giật mình. Trong gương là hình ảnh một phụ nữ ăn mặc luộm thuộm, mái tóc cột vội vàng, đôi mắt thâm quầng, mệt mỏi vì những đêm thức chăm con, làn da khô xạm lại vì thiếu chăm sóc…

Người ta nói “Đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai”. Ôi, có phải “bi kịch” gia đình mình bắt đầu từ đây không, khi mà mắt ông chồng tìm hoài không ra cái đẹp để yêu, còn tai bà vợ cũng không còn nghe những lời ngọt ngào để rụng tim nữa. Cuộc sống nhiều lúc ngột ngạt vô cùng!

Mỗi ngày như mọi ngày lại trôi qua. Mình cảm thấy buồn chán đến mức tuyệt vọng. Trước khi lấy chồng, mình là một cô gái dễ thương, năng động và đầy nhiệt huyết. Rồi từ ngày rời xa cha mẹ, người thân, bạn bè để theo chồng sang Úc, mình bắt đầu mọi thứ với hai bàn tay trắng. Cuộc sống cô đơn, bận rộn, mở mắt ra là con cái, việc nhà. Tối ngủ không yên giấc vì con nhỏ. Những cơn buồn bã, chán nản lúc nào cũng ập đến đánh gục mình mỗi ngày. Mình không biết phải thay đổi như thế nào, bắt đầu từ việc gì, nhưng mình phải thay đổi thôi.

NGƯỜI MẸ BẬN RỘN CÓ THỂ XINH ĐẸP ĐƯỢC KHÔNG?


Không phải ai cũng may mắn sinh ra là đã đẹp sẵn. Có cô hoa hậu đêm đăng quang đẹp rạng ngời. Sau đó người ta lục lại những tấm ảnh cũ, hai hình ảnh khác nhau đến nỗi không nhận ra đó có thể là một người. Một bên là cô gái đen đúa, tóc tai xuề xoà, mặt thâm mụn cười toe toét chụp hình cũng lũ bạn. Một bên là cô gái đẹp không tì vết, kiêu kỳ. Vậy điều gì đã làm vịt trời bỗng hoá thành thiên nga chỉ sau một đêm?

Đó là sự biết chăm chút cho bản thân.

Đến hoa hậu cũng không phải tự nhiên mà đẹp. Thực sự là trên đời này “không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp” vẫn luôn là câu nói đúng đắn nhất.

Những cô gái trẻ chưa chồng dành cả “thanh xuân” để trở nên thu hút. Các cô giống như sĩ tử trước mùa thi. Sĩ tử ngày đêm văn ôn võ luyện, các cô mỗi khi ra đường đều xinh đẹp, chỉnh chu đến từng nụ cười, hơi thở.

Tới khi thi đậu rồi thì sĩ tử quăng hết sách vở cũ đi vì không cần nữa. Các cô gái xinh đẹp lên xe hoa, rồi thành bà mẹ bỉm sữa. Họ quay về căn bếp tồi tàn của nàng Lọ Lem sau 12 giờ. Họ quay cuồng với bao nhiêu là việc, con cái. Họ bỏ bê cái vẻ bề ngoài của mình và không buồn níu kéo thanh xuân đang rời xa. Mỗi lần ai đó nhắc nhở hoặc nhận xét, họ tặc lưỡi: “Thời gian đâu mà làm đẹp!”
Nhiều bà mẹ cười xuề xoà: “Chồng con rồi ăn diện để ai coi.”

Họ lắc đầu trước lời gợi ý làm đẹp: “Thôi, lười lắm!”

Cuối cùng, cái lý do khiến nhiều bà mẹ biện bạch cho việc bỏ bê chăm sóc bản thân là vì con nhỏ, vì bận rộn. Cơ thể người phụ nữ đã khác đi sau bao lần sinh nở. Thêm vào đó, tuổi tác làm làn da lão hoá, cơ bắp nhão đi, mỡ nhiều hơn mà thịt vẫn không chịu thua kém mỡ. Nhiều bà mẹ nội trợ ăn mặc xuề xoà rồi tặc lưỡi: “Ở nhà mà, khi ra đường thì khoác vội bộ đồ nào nhanh gọn, đơn giản nhất:

“Vậy cho gọn lẹ”.

Ở một con người, ngoài cái vẻ bề ngoài thì người ta hay nói: “Quan trọng là thần thái”.


Vậy thần thái là gì?


Thần thái không đến từ một cô gái có thân hình chuẩn như người mẫu, khoát lên một bộ đồ hợp thời trang tuyệt đẹp. Thần thái là vẻ đẹp nội tâm bên trong con người. Cái khí chất tích cực ấy sẽ toả ra bằng những biểu cảm trên gương mặt bạn khiến người đối diện có ấn tượng tốt và khó quên. Con người tự tin thì toát ra vẻ tự tin. Con người vui vẻ, tươi cười thì thần thái tươi sáng. Con người dịu dàng, phúc hậu, lãng mạn hay chân thật đều được gọi là người có thần thái. Thần thái không đến từ một người có đôi mắt thâm quần vì thiếu ngủ, mệt mỏi. Thần thái cũng sẽ từ biệt người luôn ủ dột, âu sầu và bi quan.

Vậy thì một bà mẹ bận rộn phải làm gì để dành thời gian chăm sóc bản thân, có thần thái tốt cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào?

Đầu tiên, bạn phải ngủ đủ giấc


Mỗi người có một đồng hồ sinh học khác nhau. Có người ngủ 6 tiếng/ một ngày là đủ nhưng có người cần phải ngủ 8 tiếng mới đủ. Cố gắng đi ngủ sớm, hạn chế làm những việc không cần thiết như không online trên mạng xã hội, hạn chế lên internet hay chat chít với bạn bè để giành thời gian ngủ đủ giấc. Buổi sáng thức dậy, bạn sẽ thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng để chiến đấu với hàng đống công việc trong ngày.

Tắm vào buổi sáng


Combo cho buổi sáng là tắm nhanh, đánh răng, thoa kem dưỡng da trong vòng 15 phút. Nước ấm buổi sáng khiến bạn thấy tỉnh táo và thư giãn hơn. Sau khi tắm xong, thay một bộ áo quần tươm tất rồi thoa kem dưỡng da, thêm tí son hồng bóng dưỡng ẩm cho môi (với bước dưỡng da này, chúng ta chỉ mất chưa tới 1 phút). Bạn thử đứng trước gương soi rồi mỉm cười. Bạn sẽ thấy nụ cười đem lại cảm giác dễ chịu như thế nào. Thử một buổi chiều chồng đi làm về, bạn xuất hiện ở cửa với nụ cười trên môi kèm với câu hỏi: “Hôm nay công việc anh có tốt không?”

Ngày đầu tiên, nhớ dang tay để đỡ chồng nếu lỡ anh ấy có xỉu vì sốc nha hoặc bạn phải chuẩn bị câu trả lời khi chồng ngỡ ngàng, tròn mắt hỏi: “Em bị làm sao vậy?”, “Em không sao, em chỉ muốn chia sẻ với anh thôi”

Rồi bạn lặp lại điều đó mỗi ngày, cho dù mối quan hệ giữa vợ chồng bạn đang căng thẳng, thì ông chồng nào cũng xuống nước với kiểu vẫy cờ trắng thân thiện của vợ mỗi ngày.

Lên lịch những việc cần làm


Chuẩn bị một quyển sổ để ghi ra tất cả những việc cần làm trong ngày, tuần, tháng. Bạn có thể dung phần mềm trên điện thoại, máy tính để ghi hoặc cách nào bạn thấy tiện dụng. Khi những công việc được viết ra cụ thể, bạn sẽ nhẩm tính được thời gian bao lâu để làm xong và sắp xếp chúng một cách hợp lý, nhanh gọn. Việc nào cần thiết thì ưu tiên làm trước hoặc việc đơn giản sẽ làm trước.

Cuối ngày, bạn lấy viết gạch đi những việc đã làm xong và cảm thấy rất vui. Đó cũng bước luyện tập bản thân tuân theo thời khoá biểu công việc và khiến mình không bị ù lì trong lúc ở nhà.

Cố gắng ra khỏi nhà mỗi ngày


Ngôi nhà là nơi trú ẩn nhưng nếu quanh quẩn ở nhà suốt ngày sẽ khiến bạn chán nản. Thêm vào đó, ở nhà với con sẽ khiến bạn phải làm việc nhà luôn tay. Quanh quẩn trong bốn bức tường sẽ dễ nảy sinh ra những suy nghĩ tiêu cực. Bạn sẽ thấy cô đơn, lẻ loi nếu cả ngày không giao tiếp với ai.

Vì vậy, hãy dành thời gian khoảng 1-2 giờ mỗi ngày để đi dạo ngoài trời, dù là mùa hè nóng bỏng hay mùa đông lạnh run. Sau khi ăn sáng, bạn dắt con ra ngoài đi bộ, đến công viên gần nhà chơi hoặc vào thư viện, tham gia các play group, nơi các bà mẹ và con nít tụ tập để được chia sẻ và tìm bạn trong môi trường mới.

Playgroup là mô hình sinh hoạt rất thú vị giành cho các bà mẹ có con nhỏ dưới tuổi đi học tiểu học ở Úc. Đến đó, con bạn sẽ gặp gỡ nhiều bạn bè cùng lứa tuổi, có nhiều trò để chơi, phát triển kỹ năng xã hội cũng như ngôn ngữ. Còn các bà mẹ cùng làm quen với nhau, tìm những người bạn cùng chung sở thích, chia sẻ kinh nghiệm sống, nuôi dạy con.

Bên cạnh đó, thư viện cũng tổ chức một ngày dành cho các em nhỏ ca hát, cắt dán thủ công vào một ngày mỗi tuần. Bạn chỉ cần lên mạng tìm thông tin về playgroup và thư viện gần nhà thì sẽ thấy được lịch làm việc và sinh hoạt trên đó.

Nhiều lúc, mình cảm thấy mình may mắn vì được sống trong môi trường mà con nít có nhiều nơi vui chơi, học tập miễn phí như vậy. Và chỉ cần một chút nỗ lực bước chân ra khỏi cửa, bạn đã “hất đi được một viên đá của những tháng ngày chán nản, thụ động xa khỏi mình”.

Chỉ cần làm siêng chăm sóc bản thân một chút sau một đêm ngủ đủ giấc, bạn hãy nhìn vào gương để thấy một người phụ nữ ăn mặc tươm tất, luôn luôn mỉm cười và tràn đầy năng lượng sống, bạn sẽ cảm thấy cảm giác rất dễ chịu.

Vì vậy, để đón nhận những yêu thương từ người khác, việc đầu tiên mình phải là một viên kẹo ngọt ngào toả ra những năng lượng sống tích cực.



Những thực phẩm nên tránh khi đi ăn buffet




Khi đứng trước một quầy buffet bạn thường bị choáng ngợp với số lượng đồ ăn và thông thường bạn sẽ cố gắng ăn nhiều món nhất có thể. Tuy nhiên hãy kiềm chế bản thân trước những món ăn sau đây vì nó không hề có lợi cho sức khỏe

Tạp chí Reader's Digest của Mỹ và website Mashed.com vừa tiết lộ danh sách các thực phẩm bạn nên hạn chế ăn trong những bữa tiệc buffet, bởi nó không hề có lợi cho cơ thể chúng ta.

Rau mầm hoặc giá


Rau là lựa chọn rất tốt trong mọi bữa ăn, nhất là có quá nhiều món ăn chứa hàm lượng calo cao trong bữa tiệc buffet. Tuy nhiên, rau mầm là một ngoại lệ.

“Chúng thường phát triển khi gặp môi trường ẩm ướt, do đó làm sạch hoàn toàn là điều rất khó” -  chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Rene Ficek cho biết. Để tránh mọi nguy cơ ngộ độc thực phẩm, người ăn cần hạn chế việc tiêu thụ loại rau này và lựa chọn các loại rau khác như ớt chuông, cà rốt, dưa chuột...

Sushi


Sushi cũng được xem là một lựa chọn bổ dưỡng, nhưng sushi chỉ phát huy chất bổ dưỡng của nó nếu được chế biến cẩn thận và được ăn ngay khi các nguyên liệu còn tươi, nhất là hải sản.

Ngay cả khi đi ăn ở nhà hàng chất lượng cao, vẫn có nguy cơ bị đau bụng khi ăn nhiều sushi, và tại một tiệc buffet khi phải chế biến nhiều sushi một lúc, đặc biệt là sushi đồ sống, thì rất có nguy cơ về an toàn thực phẩm nếu không được bảo quản ở nhiệt độ lạnh phù hợp.

Cá ngừ (tuna)


Rất khó để thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ lạnh đúng chuẩn tại các tiệc buffet, và điều này sẽ làm cho cá ngừ kém tươi.

Cá ngừ phải được giữ nhiệt độ lạnh hơn các loại khác vì dễ bị nhiễm một số loại vi khuẩn. Do đó nếu muốn ăn cá ngừ, nên ăn ngay khi nhân viên nhà hàng vừa dọn ra.

Các món chiên


Các nhà hàng buffet thường sử dụng dầu ăn rẻ tiền, các loại dầu này chứa chất bảo quản và làm tăng nguy cơ gây tắc động mạch.

“Mỗi khi thả bất cứ thức ăn gì vào chảo chiên ngập dầu, nó giống như miếng bọt biển hút hết các chất dầu mỡ và chất béo bão hòa. Việc chiên đi chiên lại còn khiến gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư.”

Cho nên nếu muốn ăn những món chiên, yêu cầu họ làm tươi và chỉ nên ăn ít thôi.

Các món sốt kem


Bạn nên tránh ăn các loại súp hoặc mì có bơ và kem. Các món làm từ kem tại bữa tiệc có thể sẽ chứa rất nhiều chất béo bão hòa, lượng cholesterol trong máu sẽ tăng cao khi bạn nạp đồ ăn vào cơ thể và ảnh hưởng gián tiếp tới hệ tim mạch. Chưa kể, những món ăn này thường có xu hướng nhanh hỏng nếu để quá lâu hoặc khi tiếp xúc với nhiệt độ phòng.

Chuyên gia dinh dưỡng đề nghị chuyển sang những loại sốt đỏ như marinara thay vì dùng những sốt kem trắng.


Các món salad trộn sốt mayonnaise


Salad khoai tây và các loại salad trộn mayonaisse cũng tương tư như các món sốt kem tươi.
“Mayonaisse để lâu bên ngoài có thể dễ bị nhiễm khuẩn và gây đau bụng. Và xét về mặt dinh dưỡng, mayo cũng chứa rất nhiều calo.

Nên chọn các loại salad trộn sốt có chứa hạt, hoặc đơn giản chỉ nên dùng rau củ nướng.

Các loại sốt kem cũng không khác mayo là bao, thay vào đó các chuyên gia dinh dưỡng khuyên hãy chuyển sang dùng sốt dầu oliu hoặc dầu giấm.

Các loại nước ngọt


Chúng ta thường không kiêng cữ nước ngọt mỗi khi đi ăn ngoài nhất là tiệc buffet, nhưng hãy nghĩ đến số năng lượng cơ thể nạp vào chỉ với một ly trà chanh hay nước ngọt có ga. Thay vì vậy, trà không đường hay chỉ cần sparkling water là đủ.



Giấc mơ xứ người




Công việc hèn kém thế nào cũng chịu, cực thế nào cũng chẳng nề hà, miễn chẳng đói hay ra đường ngửa tay xin ăn bữa nào. Thế nên đi đâu cũng thấy đa phần dân châu Á làm mọi chỗ, những công việc tay chân nhỏ nhoi nhất.

Ở Sài Gòn, tôi từng kiếm được nhiều tiền, từng có chức vụ cao trong công ty, cũng nhàn hạ ra vào văn phòng, đi công tác đây đó, cũng góp công góp sức chuyện nhỏ chuyện to. Cũng ăn chơi, tận hưởng tuổi trẻ, tiền làm nhiều thì tiêu cũng nhiều, vênh vênh váo váo cho mình vậy là đã hơn người.
Vậy mà tôi vẫn không tránh được việc mỗi sáng thức dậy, thấy đời mình nó vô nghĩa như cát tuột qua kẽ tay.

Nay tôi đứng đây làm chân phục vụ ở xứ người, trở lại làm con số 0 tròn trĩnh, nhìn ra thế giới thượng lưu hào nhoáng, tự thấy tâm tĩnh lặng vì chẳng còn cần phải chứng minh bản thân mình với ai.

Chỉ cần thấy mình lớn lên mỗi ngày, tích lũy cho mình, được sống và được làm mọi điều mà bản thân mình chịu trách nhiệm. Miễn như ta không đưa mình đến bờ vực thất vọng, thì đời chẳng thể xô ngã ta.

Sau thời gian làm phục vụ nhà hàng, tôi chuyển qua làm phục vụ phòng cho một khách sạn 4 sao ở Sydney. Có đứa bạn trong lớp hỏi tôi chứ mày xin được việc làm thêm chưa, tôi thiệt bụng bảo, tao đang làm phục vụ phòng cho khách sạn. Tụi nó bảo, mày có bằng cấp, có kiến thức, từng làm quản lý rồi, sao giờ chịu làm việc đó?

Sao không kiếm cái khác tương xứng hơn mà làm? Người ta có biết mày học thạc sĩ không? Đi làm phục vụ cũng được mà, sao đi dọn dẹp chi cho cực?

Tôi chỉ cười. Chẳng lẽ nói đùa, đa phần việc gì tao cũng từng thử, mà có chùi toa-lét là chưa nên nay thử luôn cho nó đủ.

Có mấy hôm mệt quá, học hành với công việc bị dí lên xuống, mà còn phải lên bệnh viện vô thuốc, tôi nghĩ ngợi, hay là về? Đang ngồi mát, lương cao, ngoài gia đình không phải ra đường chùi toa-lét cho ai, tốn bao nhiêu công sức để đi làm trí thức như người ta, mà giờ tự dưng đi kiếm chỗ cực lao vô. Hay là về, rồi lại thấy đời mình vô nghĩa?

Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng ngủ một giấc dậy, lấy lại sức, rồi tiếp tục lao đi làm. Đi chùi toa lét cũng là một cái nghề lành kiếm cơm mà.

Hai ngày đầu thử việc phục vụ phòng, tôi được kèm bởi một chị người Nepal. Chị là người hiền lành, chất phát. Gương mặt chị mang nét khắc khổ, dù lúc nào cũng tươi cười, tôi vẫn thấy như cái cười của chị cứ mếu máo.

Chị làm việc ở đó đã được 5 năm, lúc nào cũng chăm chỉ dù bị giao việc cực hơn người khác. Chị đã có gia đình và có con nhỏ. Nhà chị ở khá xa khách sạn nên mỗi sáng chị đều phải đi mất 2 tiếng buýt để đến chỗ làm.

Mỗi lúc nói chuyện với chị, tôi lại thực sự cảm thấy những người hiền lành thế này dù có bị chà đạp thế nào thì tâm họ vẫn thực sự rất tĩnh. Họ là những vĩ nhân hay chỉ là kẻ khờ?

Anh Lâm làm ở khách sạn cũng đã được 5 năm, anh bảo em trụ vậy là lâu rồi, chứ sinh viên ở đây làm được 1 tuần đầu là quá lắm rồi. Chỉ những người đối với họ, cơm áo gạo tiền nuôi sống cả gia đình, thì công việc này mới có thể trụ mà thôi. Tôi chỉ cười trừ, cảm thấy cổ họng mình đăng đắng.
Tôi vào được vài ngày thì đã thấy toàn bộ hệ thống làm việc cũng như cách ăn chia tiền của doanh nghiệp trên việc bán sức người ra sao. Tôi nghe đủ câu chuyện của những người xa xứ từ khắp thế giới, việc họ chấp nhận cực thế nào và những cái than vãn không có lời đáp.

Tất cả chúng ta đều cần tiền để sống giữa đồng loại của chúng ta. Nhưng không phải vì điều đó, mà đồng tiền được đặt lên làm thước đo giá trị một con người.

Thật buồn cười khi người với người dạy nhau sống tốt. Nhưng cũng chỉ có con người đãi bạc nhau. Tôi chấp nhận làm ở đó một thời gian nữa, để liên tục nhắc nhở bản thân mình những bài học cơ bản về đối nhân xử thế.

Tôi cứ nghĩ bản thân mình tốn công tốn sức đi học làm quản lý, mà quản lý gì nếu không hiểu được giá trị con người. Chợt tôi nghe như có tiếng thở dài trong lòng mình.


Tay vót chông, miệng chửi bác hồ - Tác giả Ông Bút




Đến nhà người quen, tình cờ tôi thấy một cháu trai, chừng ngoài hai mươi tuổi, đang xem laptop, trình diễn bản nhạc: Ba cô gái vót chông!!

https://www.youtube.com/watch?v=6GrVQuYsvDU

Tôi hỏi: Cháu hiểu bản nhạc này, nó nói gì không?

Cháu nói: Dạ không, nhưng nghe nó hu hú, hu hú, lạ tai quá, cháu nghe thử vậy mà.

Tôi nói: Nhạc của tụi Cộng Sản đó cháu, cháu ấy tự động chuyển qua chương trình khác, tôi bảo cháu mở lại chú xem, tôi gọi vợ tới hỏi: Cô ca sĩ nào đây?

Vợ tôi: Cẩm Ly, ngoài ra tôi còn kịp nhận được những khuôn mặt: Đàm Vĩnh Hưng, Quang Lê, và vài tên khác, trong đó có em trai của danh hề Hoài Linh (tôi không biết tên gì) đang say sưa tru tréo theo điệu nhạc, như chó tru ma.

Điều đáng nói một phần nhỏ giới nghệ sĩ Việt Nam, chưa nhận biết thảm trạng đất nước, đang ở trong tay bọn Tàu, đảng CSVN bán nước cho Tàu, sao các bạn không hát các nhạc phẩm: Hội Nghị Diên Hồng, Đáp Lời sông núi, Việt Nam tôi đâu, Anh là ai? Hoặc trước đớn đau Thủ Thiêm, Đồng Tâm, Dương Nội vv… người dân rất cần nghe nhạc phẩm: Chúng đi buôn.

Thực tế quân lực Hoa Kỳ, giúp Việt Nam Cộng Hòa, ngăn chận làn sóng đỏ từ Phương Bắc, sự việc không thành, nhưng không vì vậy mà VNCH, cùng quân đội Hoa Kỳ và đồng minh, mất đi tính chính nghĩa, quân đội nào kỷ luật cũng phải nghiêm minh, quân đội Hoa Kỳ ngày ấy, họ rất thương dân, đặc biệt các em bé, cụ già. Quân đội họ giàu, đơn vị bao giờ cũng có Bác Sĩ, Y Tá, thuốc men dồi dào, hành quân qua thôn xóm, họ khám bịnh, phát thuốc cho người dân, trong vùng giao tranh, đôi khi người dân bị thương, họ dùng trực thăng cấp cứu rất nhanh, quê tôi có người được đưa ra tới Hạm Đội 7 chữa trị, khi về mập mạp, đỏ au. Trường hợp quá đặc biệt của cá nhân Trung úy Calley, tại làng Mỹ Lai, Quảng Ngãi, không thể xóa nhòa tính nhân đạo, của toàn thể quân nhân Hoa Kỳ ngày ấy, nỗi đớn đau mất mát của đồng bào Mỹ lai, nhưng lại là cơ may, để bọn CS tuyên truyền lính Mỹ loài lang sói, khát máu, cọp beo vv…Calley, một ngoại bang, giết người trong lúc giao tranh, còn có thể hiểu được, Hồ Chí Minh và đảng CSVN, theo lệnh Tàu, giết hàng trăm ngàn đồng bào miền Bắc, trong cái gọi “Cải cách ruộng đất” hơn năm ngàn đồng bào cố đô Huế, dịp Tế Mậu Thân… thì lang sói, cọp beo nào bằng? Tôi nghĩ rằng nhạc sĩ Việt Nam, quá thiếu sót qua hai đại tang này của quốc gia.

Cô gái trên non nào vót chông cho Cộng Sản?

Thực tế chẳng có cô nào cả, chỉ là vô hình, chỉ có trong óc tưởng tượng của bọn “đỉnh cao trí tuệ,” Bàn Cờ ở ngay trước mắt người dân Sài Gòn, làm gì có:

“Hỡi người mẹ Bàn cờ! Hỡi người em Bàn cờ! Hỡi người chị Bàn cờ! Có người mẹ Bàn cờ, tay gầy tóc bạc phơ, chuyền cơm qua vách cấm, khi ngoài trời đổ mưa.

https://www.youtube.com/watch?v=pCOlp5ABWl4


Có người chị Bàn cờ, lính ngồi gác đầy sân, nhận sinh viên làm chồng, rồi đưa về đầu đường. Có người em Bàn cờ, tảo tần trao tin thơ, đưa anh về cuối lối, và nhìn theo bơ vơ. Người VIỆT NAM Bàn cờ, tình VIỆT NAM như tơ, đồng VIỆT NAM lầy lội, giặc đợi chết từng giờ.” (Trần Long Ẩn) Chúng nó láo, không sợ đối chiếu, ngay Sài Gòn còn dám láo, ở tuốt Cao Nguyên, Hoàng Việt muốn diễn tả sao cũng được, cô gái Thượng vót chông, ngăn lính Mỹ vào bản thượng ăn cắp gà, ăn cắp heo?! Mai đây hết giặc, tre làm nhà sàn cao? Bọn CS cưỡng chế cướp sạch đất, lấy đâu ra làm nhà sàn cao?


https://www.youtube.com/watch?v=30AsD1504iI


Từ bà mẹ Bàn Cờ, tới huyền thoại mẹ, của Trịnh Công Sơn, cùng một giuộc láo khoét trơ trẽn, láo tới nạo vét không còn một tí liêm sĩ, tôi từng ở chung với người Thượng, đừng nghĩ họ rừng rú, không biết gì về CS mà lầm, lầm to lắm. Người Thượng cũng như nông dân mình, ban ngày lên nương rẫy, ban đêm về ngồi bệt dưới đất, nghe CS tuyên truyền, một lần cán bộ huyện nói: “Rồi đây bản làng mình sẽ được đảng xây dựng thành, thành phố”, tôi ngồi gần một anh Thượng, anh buột miệng: “Nếu vậy tôi chế….t,” anh kéo dài chữ chết như vô tận, sáng hôm sau tôi mới dám hỏi: “Sao tối qua cán bộ nói bản làng được đảng xây dựng thành, thành phố, thì anh chết?

Anh Thượng trả lời: Tụi nó láo miế…t, chữ miết anh kéo dài tới da diết. Ở quận Tánh Linh, có anh Đinh Lủi, sinh quán ở bản Nà Sản, anh đi lính Nghĩa Quân, bắn đại liên rất giỏi, CS hăm rằng bắt được Đinh Lủi, giết tức khắc, sau 30/4/1975, bắt được anh, đảng CS “khoan hồng”, tha chết, nhưng tháo khớp 2 cái bàn tay, chỉ còn 2 cái cùi loi, anh sống với bà mẹ, tuy không có 2 bàn tay, nhưng anh đi đơm cá rất tài nghệ, đem về cho bà mẹ bán kiếm gạo, hai mẹ con nuôi nhau, nhìn anh ăn cơm mà ứa lệ, anh dùng 2 cái đầu gối kẹp tô cơm, 2 cùi loi kẹp muỗng, cứ thế đưa cơm vào miệng. Ngày rời bản Thượng, tôi ôm anh từ giả, nghèo quá chẳng có gì tặng anh, anh lại cho tôi một ống tre, bên trong nén chặt những cọng thuốc lá, hút thơm và dịu chi lạ, đường xuống triền núi dốc đứng, tôi đi muốn chúi nhủi, nhưng còn kịp, níu một thân cây, xoay người lại, căn nhà sàn mờ khuất, cơ hồ như có anh mắt Đinh Lủi và người mẹ Thượng nhìn theo, à còn nữa, một nắm cơm được khoét, bới ra từ giữa chính nồi đất, (1) vắt cho tôi mang theo ăn đi đường. Năm 1981 mà bà mẹ Thượng cứ hỏi tôi hoài: “Bao giờ thì lính Quốc Gia trở lại?” Câu hỏi làm tôi lạnh suốt sống lưng.

Thế kỷ này, thôi đi chuyện say máu chống Mỹ, Mỹ chỉ có hy sinh và bỏ lại trên quê hương này rất nhiều, và hết sức ngược ngạo, Mỹ xấu sao cứ ùn ùn tới Mỹ, ca sĩ tới Mỹ hát, Nguyễn Công Khế, đồng sáng lập, và tổng biên tập báo Thanh Niên, chửi Mỹ to mồm nhất, nhưng con cái Khế, không du học “nước mẹ” Trung Quốc, mà đến Mỹ du học, Khế còn tậu nhà ở Mỹ, chỉ tội người dân mình bị phỉnh phờ, bị lường gạt mãi mãi.




Nhà riêng của  Nguyễn Công Khế ở Bắc Cali: 3565 Seven Hills Rd Castro Valley, CA 94546. 

Cứ thế, chửi cứ chửi, mà vẫn mang mặt tới Mỹ, Ngoài NC Khế, và những: Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly, Quang Lê, cùng nhiều người khác nữa chửi Mỹ, không biết đã mua nhà ở Mỹ chưa? Nhớ nhé, nhớ vót chông, vì đang ở chổ

“Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo
Em chưa ngừng tay vót chông rào buông rẫy”


Các người vót chông, rào quanh nhà, vì đang ở giữa xứ Mỹ, chứ oan lắm, không có cô gái Thượng Tây Nguyên nào vót chông chống Mỹ, như bài hát của Hoàng Hiệp, nếu có thì tay vót chông miệng chửi bác Hồ, họ biết bác là thằng láo, một tên rước voi giày mã tổ.

———————-
(1) Cơm giữa nồi, người Thượng cho là ngon nhất, họ chỉ đãi người mà họ thương nhất.


Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Những người tháng năm cũ...lòng ở đâu bây giờ?







Phan Kim Khánh, một người trẽ yêu nước







VN Tuần Qua, 22/12/2018







Smart travel trong tình hình Luật An Ninh Mạng tại Việt Nam







So, This is Christmas







Đêm Thánh Ca mừng Chúa Giáng Sinh tại nhà thờ Huyện Sỹ, Saigon







Nhân danh bảo vệ môi trường để thu thêm phí







Nhà trường hay ‘vương quốc’ của hiệu trưởng đảng viên!







Du lịch Việt Nam “bùng nổ”







Ùn ùn bỏ ruộng nuôi cá tra







Còn Đó Nỗi Buồn: Tám yêu sách năm 2019 tương tự những đòi hỏi của một thế kỷ trước







Việt Nam sẵn sàng để thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghệ cao?













Thể chế chính trị nảy sinh vấn đề xã hội







Chuyện lạ: làm thuốc từ lúa non!







Công chức csvn phải dùng tên và ảnh thật trên mạng xã hội







Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Giuse Vũ Văn Thiên, nói gì về tranh chấp đất đai giữa Giáo hội Công giáo và csvn?







Phụ nữ Việt vẫn bị bán sang Trung Quốc







Chống tham nhũng: Niềm tin bị xói mòn







Luật An ninh mạng tiếp tục gặp nhiều chỉ trích ngay trước thềm năm mới 2019










Ban hợp xướng nhiều bè chỏi nhau!: Tàu Cộng nói ngư lôi Yu-6 chỉ để huấn luyện và 'bị dòng biển đẩy tới VN' (Phú Yên)




Theo bài trên Tân Hoa Xã và trang Sina Weibo hôm 21/12/2018, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói đây đúng là ngư lôi loại Yu-6 của Hải quân Quân Giải phóng.

Họ cho biết đây chỉ là loại ngư lôi huấn luyện, không có nhắm vào mục tiêu nào cả.

Cũng không như một số suy đoán trên mạng xã hội Việt Nam về chuyện "hải quân Trung Quốc bắn tập gần Cam Ranh", giới chức Trung Quốc nói đây là ngư lôi "bị thất lạc" sau một cuộc huấn luyện ở phía Đông Bắc đảo Hải Nam.

Tuy không nói rõ hơn về chi tiết sự kiện đó, bài trên Tân Hoa Xã nói cuộc diễn tập này xảy ra "ngay vùng phụ cận đảo Hải Nam".

Bài cũng nói vị́ trí của bờ biển Phú Yên, nơi trái ngư lôi "được ngư dân Việt Nam tìm thấy", nằm trên 500 hải lý về "phía Tây của quần đảo Tây Sa", tên Trung Quốc gọi Hoàng Sa.

Mất cả ngư lôi mà không biết?


Phần bình luận của trang Weibo hiện có nhiều chỉ trích Hải quân Trung Quốc.

Một số người bình luận tiếng Trung cười nhạo "Công nghệ tinh tế thật nhỉ, để đến nỗi mất tích không tìm ra", và yêu cầu "kỷ luật giới quân sự".

Người khác thì hỏi vậy người Việt Nam sẽ học được gì khi mở trái ngư lôi "lạc lối" này ra xem.

Bài trên trang mạng tiếng Trung cũng mô tả khá kỹ các thế hệ ngư lôi mà Hải quân Quân Giải phóng Trung Quốc (PLAN) đã và đang sử dung.

Họ cũng viết Yu-6 (Ngư 6) là thế hệ tương ứng với ngư lôi Mark-48 của Hoa Kỳ.

Các trang về công nghệ quốc phòng phương Tây cho hay Yu-6 (鱼 Ngư-6) là loại ngư lôi thế hệ mới, trang bị cho tàu ngầm, để chống hạm và chống tàu ngầm.

Yu-6 dùng bộ vi mạch Intel để dẫn đường, cao cấp hơn Yu-4 vẫn dùng công nghệ Liên Xô cũ.

Các trang mạng Trung Quốc nói chung thường chú ý đến hoạt động hải quân tại khu vực Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải.

Hồi tháng 3/2018, Hải quân Trung Quốc đưa tàu Liêu Ninh và nhiều chiến hạm, tàu ngầm, máy bay vào phô trương ở Biển Đông để khẳng định chủ quyền.

Từ đó đến nay, các quốc gia khác như Hoa Kỳ, và sau là Anh, Nhật, Pháp đều cử tàu đến đây để đề cao nguyên tắc coi tự do hàng hải trong vùng biển này là vấn đề quốc tế.



Quyền Lực Mềm: Tạp Chí phát không THẾ GIỚI TỰ DO do Phòng Thông Tin Văn Hóa Hoa Kỳ (USIS) ấn hành







Đại Lộ Kinh Hoàng- Mùa Hè Đỏ Lửa 1972





May mắn sống sót sau những cơn bão lửa khủng khiếp của một “Mùa Hè Đỏ Lửa” 1972, một cậu bé đang vừa bế, vừa cố gắng che đầu cho đứa em gái nhỏ bé bỏng, tội nghiệp của mình (không đủ quần áo che thân) đi về phía Nam trên Quốc Lộ 1, phía Nam Quảng Trị, nơi còn được biết đến dưới cái tên gọi “Đại Lộ Kinh Hoàng”, vẫn còn những hình ảnh tang thương, ghê rợn và hãi hùng, đầy mùi tử khí. 

“Đại Lộ Kinh Hoàng” là tên mà nhà báo Ngy Thanh (Đặc phái viên của báo Sóng Thần tại thời điểm đó) đặt cho đoạn đường dài khoảng 9 km trên Quốc Lộ 1 từ cầu Bến Đá tới cầu Trường Phước thuộc quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nơi mà dân chúng (cùng binh lính) miền Nam VNCH rút chạy về phương Nam trong những ngày cuối tháng 4 năm 1972 và bị quân cộng sản Bắc Việt xâm lược bắn hàng ngàn những quả đại pháo vào đoàn người tị nạn vô tội đang xuôi Nam tìm sự sống.

Đoạn đường này nằm giữa các đụn cát trắng, không nhà cửa, cây cao và chỉ là các lùm cỏ bụi; do vậy, dễ dàng nằm trong tầm ngắm của các tiền sát viên (đề lô) cộng sản Bắc Việt khi gọi pháo 122 ly, 130 ly, cối 160 ly… của bọn chúng từ hướng rừng Trường Sơn bắn thẳng vào dòng người di tản vô tội.

Theo ước tính, có gần 2000 người chết (nhưng chỉ thu gom được 1841 xác người gần như còn lành lặn) và hơn 500 xe cộ các loại (của dân chúng và quân đội) bị phá hủy trong trận pháo thảm sát trên đoạn đường này.

Lúc đó, Nhật Báo Sóng Thần đang thực hiện chương trình "Sống Một Mái Nhà" và để giúp đỡ cho các nạn nhân chiến cuộc tại Quảng Trị, ký giả Đường Thiên Lý đề nghị quyên tiền để giúp thu nhặt xác các nạn nhân tử nạn trên Đại Lộ Kinh Hoàng do đạn pháo kích của bọn cộng sản xâm lược và mọi người đã thống nhất đặt tên cho chương trình này là "Thác Một Nấm Mồ".

Máu chảy ruột mềm, đáp ứng của độc giả đối với lời kêu gọi đóng góp của báo Sóng Thần cho chương trình "Thác Một Nấm Mồ" vừa mau mắn vừa đông đảo, cho thấy tính nhân bản và tình thương rất cao của người Việt miền Nam đối với các đồng bào ruột thịt miền Trung thiếu may mắn chết mà chưa yên, thân xác còn phơi nắng dầm sương ròng rã đã nhiều tháng trời, khiến không ai là không khỏi đau xót. 

Dọc hai bên Đại Lộ Kinh Hoàng là một bầu không khí đầy mùi tử khí trong một khung cảnh tang thương kinh hoàng với nhiều chiếc xe, kể cả GMC, chiến xa, cháy rụi nằm ngang dọc đó đây, áo quần đồ đạc vương vãi bên những xác người đã rữa nát nằm chết đủ kiểu la liệt khắp nơi, trong đó có nhiều xác đàn bà và trẻ con.

Một trong những hình ảnh làm họ nhớ nhất, tới tận bây giờ, là hình ảnh một người mặc đồ lính đã rách nát, nằm xoãi hai chân hai tay, đầu gối trên một khúc cây gẫy, khuôn mặt gần như chỉ còn xương với tí thịt rữa còn vương dính lại, hai hốc mắt là hai cái lỗ đen ngước lên như chất vấn trời cao. Có lẽ anh lính đã chỉ bị thương, chưa chết, đã cố lết tới đây rồi vì không đi được nữa nên đã nằm vật ra, mặt ngửa lên trời, và chết dần trong đau đớn. 

Những gì có thể giúp để nhận diện xác chết, như thẻ căn cước, hay một món đồ đặc biệt nào đó tìm thấy gần xác đều được mọi người ghi lại trong sổ tay, bên cạnh số của xác đã được ghi trên bọc plastic đựng xác. 

Mỗi chuyến xe chở xác về xếp trong ngôi trường của thị trấn Mỹ Chánh, nhiều người có thân nhân trong đám nạn nhân trên Đại Lộ Kinh Hoàng chờ chực sẵn ở đó xúm lại tíu tít hỏi thăm, mặt ai cũng bơ phờ, thất thần, thấy thương tâm hơn cả người đã chết nay không còn gì để phải vương vấn nữa. Các anh em Nhật Báo Sóng Thần cho biết con số đích xác của những xác người đã được “hốt” về từ Đại Lộ Kinh Hoàng là 1.841 xác. Những xác người bất hạnh này đã được chôn cất tại một khu đất sau lưng trường Tiểu Học Phong Nguyên ở Mỹ Chánh, được biết tới với tên Nghĩa Trang Đồng Bào Chiến Nạn Quảng Trị. 


*****
Trong tác phẩm “Mùa hè cháy”, xuất bản tại Việt Nam năm 2005, tác giả là đại tá Nguyễn Việt Hải (Qúy Hải), chỉ huy tiểu đoàn 2, trung đoàn 38 pháo Bông Lau của quân đội nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi đó, đã viết thật rõ ràng là chính đơn vị của ông ta đã khai hỏa tập trung pháo 122, pháo 130 và pháo 155 mà ông ta gọi là trận địa pháo cường tập trên Quốc Lộ 1 vào đám “ngụy quân” trên đường bỏ chạy.

Ông đại tá pháo binh tác giả của tác phẩm “Mùa hè cháy” này khoe đã đích thân quan sát từ cao điểm 132 trong vai trò tiền sát viên để trực tiếp chỉ huy bắn.