khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2021

Đẻ Bọc Điều

 

Một người bạn của tôi ở Pháp vừa đi Việt-Nam về. Anh kể tôi nghe câu chuyện khôi hài… đen trong xã hội… đỏ, nghe buồn cười như chuyện… tếu! Bây giờ tôi lại mượn lời của Anh, kể lại cho Bạn nghe, để Tạp Ký tuần này được viết dưới thể văn… truyện cười ra nước mắt!

Hôm đó, anh đa ng bận đi dạo phố ở Hà-Nội để mua vài thứ quà lưu niệm. Xe thông tin đi khắp thủ đô quảng cáo cuốn phim “Nguyễn-Ái-Quốc ở Hông-Kông” đang chiếu tại các rạp. Tò mò, anh muốn biết dân Hà-Hội thưởng thức nghệ thuật thứ bẩy như thế nào? Anh bảo bác tài xế tắc-xi chở anh đến rạp hát sang trọng của thủ đô Hà-Nội là rạp Fansland.

Xe dừng trước rạp, anh mới biết là mình lầm lẫn, vì rạp vắng như Chùa Bà Đanh. Phim nói về Hồ-Chí-Minh Nguyễn-Ái-Quốc mà người dân thủ đô Hà-Nội thờ ơ hay sao? Cụt hứng, anh vội quay lui, tìm người tài xế tắc-xi thì thấy bác ta đang đậu bên kia đường, mỉm cười rất hiền, bác bảo anh “Tôi biết thế nào ông cũng quay về. Cuốn phim đó có gì mà xem? Hôm đầu tiên chỉ bán được 24 vé. Ngày hôm sau, chỉ bán được độc nhấ t 1 vé, nên chủ rạp đã phải trả 1 vé này lại và không chiếu nữa.”

 Ngạc nhiên, anh hỏi “Dân Hà-Nội không thích xem phim nói về lãnh tụ của họ hay sao?” Bác tài đáp “Còn phải hỏi! Nếu gặp phim hay, rạp đông, chen chân không lọt.” Tò mò, anh lại hỏi “Thế rạp chứa được bao nhiêu người một suất?” Bác tài xế cười thành tiếng “Những 250 ghế cơ. Do đó, với số khách 24 người mà chiếu, cũng đủ chết chủ rạp rồi. Huống chi chỉ có 1 người.”

Trên đoạn đường về, bác tài xế nói chuyện nổ như bắp rang. Nào là nhà làm phim phen này bị lỗ nặng, vì đã bỏ ra một số vốn đầu tư với Tàu cộng sản xuất cuốn phim. Nào là phim đã quay ròng rã hai tháng liên tục ở Quảng-Đông. Nào là tên phim ban đầu được đặt là “Thoát hiểm ở Hồng-Kông” cho có vẻ ly kỳ… xã hội đen để hấp dẫn khán giả. Nhưng khi vào Việt-Nam, mấy tay cán bộ đỏ tưởng bở rằng Bác vẫn còn hấp dẫn trong quần… chúng thủ đô Hà-Nội, nên cho đổi tên phim thành “Nguyễn-Ái-Quốc ở Hồng-Kông”.

 Không ngờ sáng kiến này lại trở thành… ác kiến, khi người dân Hà-Nội chỉ cần nghe đến tên “Cáo già vừa dẻo vừa dai. Buôn dân bán nước cắt hai sơn hà”, đã vội đóng cửa bảo nhau tẩy chay cuốn phim.

Báo hại chủ rạp Fansland tốn công, tốn của quảng cáo rầm rộ cho cuốn phim, mà không có ma nào vào xem. Trong khi trước đó cứ mừng hụt, tưởng phen này đưa tên tuổi bác ra, sẽ hốt bạc. Không ngờ chỉ cần nghe tên thây ma HCM, người dân Hà Thành đã chạy có cờ, sợ rằng lại bị chậm chân như năm 1954 thì khốn đốn!

Đến đây, anh bạn bắt chước giọng Hà-Nội của bác tài xế tắc-xi cười cười, nói “Ông biết không? Bây giờ mà có cuộc di cư như năm 1954, dân Hà-Nội sẽ đạp nhau vãi c… vãi đái ra mà lên tàu bay hay xuống tàu thủy ra nước ngoài. Dạo ấy tôi còn bé, chưa biết gì. Thế nhưng sau 1975, có ông bác vào Nam, cứ đay nghiến họ hàng trong Nam rằng “Cơ khổ! Sao bây giờ còn ở đây? Tôi tưởng vào đây sẽ không gặp một ai sất cả! Làm sao mà không chịu đi Mỹ nhỉ? Ở lại làm gì cho khổ một đời cha, ba đời con như chúng tôi đây? Các ông bà rõ thật là… dại dột hết sức!”

Anh bạn thấm thía câu chuyện của bác tài xế, lặng thinh không góp lời nào. Xuống xe, anh trao cho bác tài xế hết những đồng tiền anh vét trong hai túi quần. Gấp đôi hay gấp ba giá tiền phải trả. Bác tài xế cảm ơn và còn nói “Tôi với ông chắc cả đời chỉ gặp nhau một lần này, nhưng tôi xin nói ngay là các ông ở bên Âu Mỹ ấy, chắc kiếp trước được đẻ bọc điều. Thoát khỏi làm dân Việt-Nam cộng sản cũng như được tái sinh một kiếp khác đấy! Cố gắng làm việc phúc đức để con cháu được nhờ.”

Câu chuyện đến đây là hết. Nhưng cái “hậu” của nó còn vương mãi trong trí tôi. A ha! Bạn và tôi đang ở Mỹ, vậy thì – theo lời bác tài xế – Bạn và tôi cũng đã được đẻ bọc điều nhỉ? Điều này phải hỏi lại Mẹ tôi đã. Nhưng hỏi chuyện đời xưa với một bà cụ đã 84 tuổi, đôi tai điếc lác thì thật là khó khăn. Thôi vậy. Cứ xem như Bạn và tôi đã được đẻ bọc điều.

Thế nhưng, có nhiều kẻ sống ở hải ngoại từ lâu, mà không dám nhận là mình đẻ bọc điều đấy, Bạn ạ!

Viễn phố, thơ Chơn Hạnh




mưa đêm qua dậy trắng ngàn
em về phố cũ nước tràn bãi xanh
cuốn đôi dòng lệ trôi nhanh
bóng hư vô rụng bên thành trăng soi
nhớ em một mối tình hoài
hồn ta chiếc bóng lạc loài ngàn năm
Về thăm nhà cũ ở Blao
đêm qua mưa lũ ta về
đứng im như tượng bên hè nhà xưa
một hồn rũ rượi trong mưa
nhớ ơi ngọc trắng ngày chưa cát lầm
cỏ cây vườn cũ lạnh căm
quỳ hôn còn thấy xa xăm dáng người.

New Zealand law aims to stamp out smoking





China committed genocide against Uyghurs, independent tribunal rules





Julian Assange can be extradited to the US, court rules





Khai trương nhà hàng bò dát vàng giá ‘bình dân’





Chuẩn bị cho Giáng Sinh mùa Kung Flu





Khẩu trang phát sáng khi nhiểm Kung Flu





Nam Phi: Chưa thấy dấu hiệu nghiêm trọng của Omicron





LHQ lên án ‘leo thang vi phạm nhân quyền’ ở Myanmar





Trắng tay sau dịch giã





Những khám phá mới về biến thể Omicron





Màn trình diễn vĩ đại của 500 triệu con chim di cư qua Israel





Liệu Châu Âu có khả năng cạnh tranh với ‘Nhất đới lộ’ của Trung Quốc?





Nghị quyết lịch sử 2021 thừa nhận yếu kém hay biểu hiện sức mạnh của đảng Cộng Sản Trung Quốc?





Tin tặc Tàu cộng nhắm đến các nước Đông Nam Á





Bắt giam Thứ trưởng Y tế và cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai





Hacker Tàu cộng do thám mạng Quốc hội Việt Nam "xem ai chống đối hay ủng hộ Bắc Kinh"





Phố thời trang ở Sài Gòn “ngóng” khách





Nói Với Tuổi Chín Mươi (Bùi Giáng)


Hỏi: Có một điều tế nhị nhiều người không muốn nói, nhưng tôi nghĩ với những vấn đề của trí thức, nó chẳng phải là một điều gì ghê gớm. Có phải ông Nhất Hạnh muốn cách mạng Phật Giáo Việt Nam, có phải ông Nhất Hạnh đã yêu bà Chân Không và thăng hoa tình yêu ấy khi muốn Phật Giáo Việt Nam chấp nhận chuyện sư có vợ con. Với tôi, đây là một điều tốt cho tôn giáo của ông ấy. Tôi không phản đối điều này. Liệu có một sự thật nào đó trong câu chuyện này, hay đây chỉ là một lời đồn lừa dối.

Võ Văn Ái: Nói rằng ông Nhất Hạnh muốn cách mạng Phật giáo Việt Nam thì không đúng. Đại sư Thái Hư mới là người xứng danh và là nhân vật lịch sử của Phật giáo từ những năm đầu Dân quốc thế kỷ XX ở Trung quốc, khởi xướng cuộc tân vận động của Phật giáo cận đại và hiện đại. Trước Dân quốc, Tăng sĩ bị xã hội khinh rẻ vì thiếu học, chỉ lo việc cúng kiến, mê tín, nên Đại sư Thái Hư gióng lên cuộc cách mạng Phật giáo trên ba lĩnh vực cơ bản là Cách mạng Giáo lý – Cách mạng Giáo chế – Cách mạng Giáo sản trong hoàn cảnh bế tắc và tiêu trầm của Phật giáo Trung quốc.
Tư tưởng cách mạng này vượt biên cương chi phối toàn thể sinh hoạt Phật giáo từ Á sang Âu Mỹ. Nhờ những chuyến đi thuyết pháp của Đại sư Thái Hư mà các Hội Học Phật được thiết lập khắp Âu Mỹ Á đầu thế kỷ XX. Tại Việt Nam, Cư sĩ Lê Đình Thám cùng các Đại sư Phước Huệ, Trí Độ, v.v… do đọc sách của Thái Hư mà phát động Phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ thập niên 20 đầu thế kỷ XX lan truyền khắp Nam, Trung, Băc kỳ. Sự xuất hiện uy dũng của Phật giáo Việt Nam hai thập niên 50, 60, là thành quả của phong trào Chấn hưng Phật giáo gợi hứng từ công trình, công đức và công hạnh kỳ vĩ của Thái Hư Đại sư. Bản thân ông Nhất Hạnh có một số phát kiến canh tân Phật giáo sau thời gian du học ở Mỹ. Tôi nghĩ ông chịu ít nhiều ảnh hưởng từ giáo phái Tin Lành và thần học Paul Tillich trong các phát kiến của ông.
Tôi từng viết bài ca ngợi cuốn sách “Hiện đại hóa Phật giáo” của ông trên tạp san Hải Triều Âm ở Saigon giữa thập niên 60. Trái lại, Bùi Giáng thì chê Nhất Hạnh về cuốn sách này trong “Đi vào Cõi Thơ” do Ca Dao ấn hành, Saigon năm 1969, ở trang 63 như sau: “Nhất Hạnh có nguồn thơ chứa chan. Chúng ta không hiểu vì lẽ gì nguồn thơ đó lại không đủ sức ngăn cản ông, khiến ông hì hục hiện đại hóa Phật Giáo Uyên Nguyên. Trường hợp Nhất Hạnh là trường hợp một thi sỹ thiên tài bị vướng phải cạm bẫy của triết học Tây phương”. Từ năm 64, 65 tại Saigon, ông thiết lập dòng Tiếp Hiện cho phép người tu lập gia đình, phát triển trong giới Phật tử thuộc Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội ở Phú Thọ Hoà. Trong giới thân cận ông có một người không đồng ý là Nhất Chi Mai, tức cô giáo Phan Thị Mai tự thiêu cho Hòa bình năm 1966. Tôi còn giữ bức thư thủ bút của cô ấy về sự bất đồng này.
Ông Nhất Hạnh dự tính công khai dòng Tiếp Hiện qua một cuộc họp báo ở Saigon, đưa Phạm Công Thiện làm người đầu đàn phát huy Dòng mới (thời gian này Phạm Công Thiện là Đại đức Thích Nguyên Tánh). Nhưng Phạm Công Thiện bỏ rơi cuộc họp báo rồi sau đi du học Mỹ, nên việc không thành. Khoảng năm 1967, thời ông đón bà Cao Ngọc Phuợng ở Việt Nam ra cùng sang ở Tokyo, nói là đi nghiên cứu “kinh tế hậu chiến”, ông viết thư cho tôi kèm cương lĩnh và giới luật Dòng Tiếp Hiện mong tôi tham gia thực hiện và phát triển dòng tu mới. Nhưng tôi không trả lời. Thực tế là vào giai đoạn giữa thập niên 60, ngoài Nhất Hạnh, tôi biết vài vị Tăng vai vế có khuynh hướng phát động phong trào Tân Tăng Nhật Bản tại Saigon, như cố Hoà thượng TMG là một. Nhưng sau vài thử nghiệm họ gặp phản ứng chống đối quá lớn của quần chúng Phật tử, nên phong trào vụt tắt. Sau này nhờ hoàn cảnh khách quan ở nước ngoài dễ phát triển hơn trong khung cảnh Làng Mai ở Pháp. Về giới Tân Tăng cho phép lấy vợ, thì Nhật Bản là nước tiên phong và có truyền thống từ thế kỷ XIII. Đọc truyện Kinkakuji của Yukio Mishima sẽ thấy bối cảnh của đời sống Tân Tăng này. Đại sư Thân Loan (Shiran, 1173-1262) tổ khai sáng Tịnh độ Chân tông Nhật bản (Jōdo-shinshū / Shin Buddhism), sau khi làm đệ tử ngài Pháp Nhiên (Hōnen) được Thầy cho phép lấy Ni cô Huệ Tín làm vợ, khởi nguồn cho chế độ Tăng lấy vợ của phái Chân tông Nhật bản. Hơn mười năm trước tôi đến thăm chùa Higashi Honganji (Đông Bản Nguyện tự) ở cố đô Kyoto là bản sơn của phái này.
Vị sư dẫn tôi đi thăm chùa giải thích rằng: “Thấp thoáng sau lưng các vị Sư có bóng người đàn bà. Tại sao không công khai hóa mà cứ giấu giấu diếm diếm?”. Rồi ông thuật cho tôi nghe việc ra đời của phái Tân Tăng của ngài Thân Loan. Chuyến thăm ấy tôi còn chú ý tổ chức Nhân quyền của Tịnh độ Chân tông ngay trong ngôi bản tự này. Có đến 450 nhân viên túc trực. Họ lo cho nhân quyền của giới cùng đinh BurakuminNhật bản, khoảng 3 triệu người sống trong cảnh kỳ thị xã hội. Ban ngày các sư đi làm lụng như người thường (cư sĩ) trong các công xưởng, văn phòng hay quán ăn.
Về chùa khi lễ lượt mới mặc y áo tăng sĩ. Cuối thập niên 60, trong mấy năm dài chúng tôi chung sống với nhau dưới mái nhà làm trụ sở Phật giáo ở số 11, rue de Vénus, thị xã Maisons-Alfort, ngoại ô Nam Paris. Thời ấy, ông Nhất Hạnh và bà Cao Ngọc Phượng (sau này cạo đầu xuất gia lấy tên Chân Không) sống đời sống đôi cặp tự do, không giấu diếm, tuy ông không cổi áo công khai hóa ngoài xã hội. Cùng sống với chúng tôi lúc ấy có 7 vị Tăng và 6 cư sĩ. Sau này 5 trong số 7 vị Tăng này đã hoàn tục (một vị hiện sống ở Paris và một vị nay ở Saigon). Kinh Phật dạy y pháp bất y nhân, nghĩa là y vào Pháp Phật mà học và tu, đừng nệ tới con người. Người bình dân cũng nói ai tu nấy chứng. Quan điểm tôi, việc lấy vợ hay không chẳng quan trọng cho bằng đức hạnh, trình độ tu chứng và nỗ lực cứu đời.
Lê Thị Huệ: Đạo Bụt của ông Nhất Hạnh, ông nghĩ sao?
Võ Văn Ái: Ông Nhất Hạnh có công giới thiệu đạo Phật theo giáo phái Làng Mai của ông ấy cho giới thị dân Âu Mỹ. Những người mà đời sống bị thúc bách, đè nén thường xuyên vì công ăn việc làm hay đời sống bon chen ở các thị trấn. Nên họ bị Stress.
Các khóa tu học cuối tuần của đạo Bụt cấm dùng điện thoại, không được xem Tivi, bắt hít thở trong không khí miền quê hay rừng núi, vừa đi vừa hít thở thiền hành, tập cười, tập ôm nhau thân ái (Thiền Ôm)khi có nhu cầu, làm cho con người thư giản, làm an dịu thân tâm.
(Hiện nay môn Thiền Ôm của "tiền sư" đã có hàng triệu môn đồ ở Việt nam trong giới Bia Ôm, Karaoke Ôm, Bida Ôm... etc)
Một lối tu tập Yoga. Song tiến xa hơn vào đời sống tâm linh của đạo Phật, thì dường như Đạo Bụt không thành công. Tôi gặp một số bạn Tây phương thích thú theo học giáo phái Làng Mai nhưng bỏ nửa chừng để quay sang đường lối tu tập Phật giáo Tây Tạng. Đạo Bụt của ông dịu dàng, thiên về tự kỷ ám thị hơn là khai mở chân tâm. Đánh một tiếng chuông mỉm miệng cười, dán những câu thơ/kệ trong phòng tắm, phòng ngủ, trẻ em đi học về ôm mẹ nói “Mẹ ơi, con thương mẹ lắm”, v.v… có cái gì rất Pavlov, không tự nhiên.
Chứng tỏ phương pháp này xuất phát từ những con người sống quá lâu trong dồn nén, ẩn ức, bất bình thế sự, không thỏa mãn tình dục. Trong truyền thống tu học Phật giáo của giới xuất gia từ nghìn xưa thì các bộ Luật Sa di và Sa di ni nghiêm túc, trang nghiêm, cẩn trọng và có phương pháp hơn nhiều. Đạo là thông lưu không trở ngại. Thiền là hành động tự nhiên hơn sự giải thích bằng ngôn ngữ hay cử điệu. Một cái vỗ vai với người bạn, một ánh mắt đối với mẹ sẽ ý nhị và làm thay những câu nói hay cử động cải lương kia. Ngay việc sử dụng chữ Bụt thay cho chữ Phật thường dụng trong quần chúng Việt Nam qua nhiều thế kỷ, tôi thấy như có gì trình diễn, cải lương, lập dị hơn là một thay đổi có tính bản thể. Sự thất bại của đạo Bụt thấy rõ ở các nước Á châu như Nhật Bản, Nam Hàn, Việt Nam. Mười mấy năm trước, chuyến đi thuyết trình của ông Nhất Hạnh tại Nhật thất bại nên ông không còn trở lại. Hai Thượng toạ Hộ Tùng Nghĩa Tình và Hoàn Sơn Chiếu Hùng mà tôi gặp tại Tâm Quang Viện ở Tokyo, thành viên Phật giáo Quốc tế Hiệp lực và ở trong ban tổ chức chuyến đi một tháng cho ông Nhất Hạnh nói với tôi như thế. Hỏi lý do, hai vị bảo rằng người Nhật không chấp nhận lối Pháp đàm và cách trình bày về Phật giáo của ông Nhất Hạnh. Loại “Thiền ôm hít thô sơ” chạm trán với dòng Thiền thâm hậu Nhật Bản vốn có truyền thống tu chứng thành nếp văn hoá tâm linh cao cả, ắt phải tiêu ma.
Cho nên đạo Bụt của ông Nhất Hạnh chỉ thành công phần nào tại các nước phương Tây cho giới thị dân và giới cựu quân nhân Mỹ có vấn đề tâm thần sau cuộc chiến khủng khiếp tại Việt Nam. Đó là nói chuyện trong thế giới. Trở về cố hương, Huế là pháo đài của ông Nhất Hạnh, chùa Từ Hiếu là sở hữu kế thừa của ông. Trước chuyến về Việt Nam lần đầu năm 2005, đa số Phật tử Huế xem ông là thần tượng, nếu không là Bụt sống. Họ xem Làng Mai như cõi Tịnh độ. Thế nhưng hành xử của ông khi được tiếp xúc, cùng với cung cách giáo phái Làng Mai đã thất bại nặng nề tại Huế. Tôi chợt nhớ lời phê bình của Bùi Giáng nhắc tới lúc nãy. Một Tăng sĩ ở Huế viết thư cho tôi có câu : “Chư Tăng ở Huế rất náo nức và hả dạ ngày Thầy Nhất Hạnh mới trở về. Nhưng nay khi Thầy Nhất Hạnh ra đi thì ai nấy đều ê chề, oán hận thấu trời xanh, mà không nói được nên lời”. Chuyến đầu về Huế năm 2005 hàng bao nhiêu nghìn Phật tử đón rước, thế nhưng mấy lần sau rất tiêu điều theo lời thuật của Phật tử Huế. Phải chăng đạo Bụt và người dạy đạo Bụt thích hợp với một số thị dân Âu Mỹ, nhưng không hợp với tạng người Việt?
Sự mơ mộng hão huyền của ông còn thấy qua lời ông khuyên Tổng thống George W. Bush ngày quân khủng bố Al Qaida đánh sập hai cao ốc TwinTowers ở New York (11.9.2001). Ông lên tiếng trên truyền thông báo chí khuyên Tổng thống Bush đi gặp Ben Laden, hai bên hãy lắng nghe nhau để giải quyết việc đời theo cái điệu “Hiểu và Thương” của giáo phái Làng Mai ! Nội bộ những tín đồ Làng Mai còn chưa “hiểu và thương” nhau, nói chi những người ở xa vạn dặm ? Ở đây tôi không muốn đào sâu việc trước ba nghìn người chết thảm thương trong vụ Twin Towers ở New York, ông Nhất Hạnh chẳng quặn lòng, lại nhân dịp ấy đưa những con số khổng lồ mấy trăm nghìn dân Bến Tre bị chết vì không quân Hoa Kỳ oanh tạc ! Cộng đồng người Việt Tị nạn đã phẫn nộ và phản ứng mạnh mẽ vụ tuyên bố tuỳ hứng này.
Ông Nhất Hạnh giải quyết “chính trị thế giới” hay “đạo lý thế giới” như vậy quả là “tuyệt tác”. Song không kém phần ngây thơ nếu không nói lẩm cẩm. Giá dụ cách thế ấy là chìa khoá cho nhân loại đại đồng, hẳn trái đất đã là Thiên đường hay Niết Bàn từ bao đời, Chúa Jesus, đức Phật, Khổng Khưu, Lão Tử… chắc đã lấy hưu non từ lâu ? Tôi bỗng nhớ lời Mai Thảo phê bình cuốn sách “Nói với Tuổi Hai mươi” của Nhất Hạnh trên tạp chí Nghệ Thuật. Cuốn sách gây sôi nổi một thời trong giới trẻ ở Saigon, mà mục tiêu nhằm đánh phủ đầu Phạm Công Thiện với ý thức nổi loạn chống thế hệ cha anh làm cho đất nước điêu linh hai mươi năm trường, mà họ Phạm viết trong sách “Ý thức Mới trong Văn nghệ và Triết học”. Ông Nhất Hạnh khuyên Tuổi Hai Mươi “ Thương nhau, chúng ta sẽ tìm thấy con đường. Thương nhau, chúng ta sẽ làm nên lịch sử”. Mai Thảo phê thứ triết lý ấy khác chi nói “sau cơn mưa trời sẽ nắng” ! Còn Bùi Giáng thì phản ứng bằng bài viết “Nói với tuổi Chín mươi”.
(Té ra ông Bùi Giáng đâu có điên!)

Chúc Bạn Ta Dưới Trời Tây - Paris: Một Mùa Giáng Sinh Hạnh Phúc Và Một Năm Mới Tốt Đẹp.





Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

Từ Việt Nam tới... Ukraine: quyết định tham chiến của Hoa Kỳ





Cảnh sát lao xuống hồ nước đóng băng giải cứu chú chó





Người Việt tại Úc dựng bảng hiệu kêu gọi VN phóng thích Châu Văn Khảm





Việt Nam phản ứng về việc Mỹ tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh





Đồ chay Việt Nam tại Nam California





Nhà bị cách ly y tế, hàng xóm có ngại?





Hoa Kỳ, Tàu cộng và các cuộc tấn công mạng, vũ khí của thế kỷ 21





Người dân nông thôn ít để ý bản đồ dịch Kung Flu





Nông sản xuất khẩu của Việt Nam gặp khó vì quy định Kung Flu của Tàu cộng





Mỹ trao tặng trường học cho Nam Định





Tàu cộng phản pháo chuyện tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh





Triển lãm Giáng sinh nổi tiếng mở cửa tại Vatican





Hippocrates of Chios, cha đẻ của máy tính cổ đại





An lòng người ở lại





Phụ nữ theo IS có vũ khí và giết người trong trại giam ở Syria





Ngành nail Việt ở Anh tìm cách vươn lên trong đại dịch Covid





Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

Hư và Thực: Liên bang Nga tháu cáy tại Ukraine làm gì?





Sài Gòn, Kabul và nồi canh chua của Má - Tác giả Minh Lý



Sài Gòn, Kabul và nồi canh chua của Má


L'adieu à Saïgon (1973-1975)





Bà Lê Nguyên Vỹ Và Câu Chuyện Tâm Tình Tháng 4





Tàu cộng gia nhập WTO: 20 năm sau phương Tây mới sáng mắt!





Lào: Cửa ngõ để Tàu cộng bành trướng ảnh hưởng vào Đông Nam Á ?





Bắc Hàn 10 năm dưới quyền Kim Jong Un: Thêm vũ khí, bớt lương thực





Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ: Một danh sách khách mời nặng tính chiến lược





Tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh : Thành công tùy thuộc vào số nước theo gương Mỹ





Mặt tối của quân đội Nam Hàn





Tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa Đông 2022, Mỹ muốn cản trở Tàu cộng phô trương thế mạnh





Kung Flu: Hố ngăn cách giàu-nghèo sâu thêm đe dọa tương lai nhân loại





Việt Nam hiện đang bỏ tù 23 nhà báo, xếp thứ tư thế giới sau Tàu cộng





Nhân viên y tế xé áo blouse trắng, tố Giám đốc trung tâm y tế độc đoán





Kiểu chào 3 ngón tay có gì khiến báo chí nhà nước kiểm duyệt?





Cây thông Noel bị đốt cháy ở New York





Xe buýt chở người lao xuống sông





Vì sao báo Nhà nước “cắt bỏ” hình hoa hậu giơ ba ngón tay?





Tàu cộng tập trận ném bom, bắn đạn thật ở Biển Đông





Mỹ, Úc tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh 2022





Câu Chuyện Về Những Phi Công VNCH Và Những Phi Vụ "Đi Không Ai Tìm Xác Rơi"





Nhận được tin trễ thầy Vũ Trọng Khởi qua đời, xin chia buồn cùng tang quyến

 



Khoi Trong (Kenny) Vu of Middletown, NJ, passed away peacefully with his beloved family at his bedside on March 16, 2021.
Throughout his life across three continents, Kenny witnessed and survived many social and personal upheavals—and confronted all of them with courage and tenacity, down to his final battle with ALS. His enthusiasm, boundless energy, contagious optimism, and compassionate generosity touched all those who met him, especially the many devoted friends and family members who will never forget his loyalty, companionship, and unique outlook and musings on life. An original and fearless personality, he craved above all adventure and novelty, from skydiving and motorcycle riding to skiing, snowboarding, catamaran racing, and windsurfing in Sandy Hook Bay, one of his favorite places.

Kenny was born in 1943, in Hanoi, Vietnam. He came to the U.S. to attend college, graduating in 1966 from Cornell University with a Bachelor of Science in mechanical engineering, and in 1967 from the University of Michigan with a Master’s degree in engineering. After returning to Vietnam, Kenny became a professor at the Phu Tho Institute of Technologies, and in 1969 founded Tieu Long Engineering Consulting Services, which he managed until the fall of Saigon in 1975. 

After the fall of Saigon, Kenny and his wife escaped by boat to Malaysia and eventually settled in Gothenburg, Sweden, where he worked for Scandia Consult, a Swedish engineering consulting firm, and also served as an interpreter for Vietnamese refugees. He moved with his family in 1982 to New Jersey, where he spent more than three decades working at Bell Labs in Holmdel, and Avaya and AT&T in Middletown, among other companies, until his retirement in 2017. For many years, he found great joy in socializing at the Appalachian Mountain Club and the Sandy Hook Bay Catamaran Club in Atlantic Highlands. He also loved spending time watching sunrises and sunsets from his bayshore home, which was decorated with his cherished collection of ceramic frogs, seagulls, and pelicans.

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2021

Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung cộng nhập cư





ExxonMobil tiếp tục phát triển mỏ Cá Voi Xanh ở Việt Nam





Việt Nam: Thuế chống bán phá giá của Mỹ lên mật ong VN không khách quan





Chuyên gia quân sự Mỹ thăm Ukraine giúp phát triển phòng không





New Zealand không gửi đại diện ngoại giao tới Olympic Bắc Kinh





WHO: Các nước nghèo tụt hậu trong việc loại bỏ chất béo bão hòa





Người dân Việt Nam chờ đón khách du lịch





Angela Merkel, Aung San Suu Kyi : Hai gương mặt, hai kết cục





Chiêu dụ các nước nghèo, bài toán khó của châu Âu





Vì sao "Thượng đỉnh vì Dân Chủ’’ của Mỹ phải hạ thấp mục tiêu ?





Chuyên gia: Đại dịch mới sẽ gây chết người nhiều hơn





Bốn cán bộ Công an bị kỷ luật vì tha tù sớm cho ông Phan Sào Nam





Càng biết nhiều, học trò càng chán môn Lịch sử?





TT Campuchia yêu cầu cách chức tướng quân đội VN trước mặt Đại sứ Tàu cộng





Vụ logo xe vua: 80 cảnh sát giao thông “thoát truy tố” tội nhận hối lộ





Làng nghề đá Non Nước: Cần sớm di dời!





Không gian dân sự của VN bị xếp loại ‘đóng’





Sài Gòn – một thuở “uống môi em ngọt”



Sài Gòn – một thuở “uống môi em ngọt”


Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

PHIM: Cú Và Chim Se Sẻ





Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào





Thông tin cơ bản về vaccine Kung Flu





Vingroup lập VinFast Singapore





Thủ tướng Campuchia yêu cầu một tư lệnh Việt Nam xin lỗi vì tuyên bố về Kung Flu





Sau báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, Việt Nam hứa chú ý hơn chính sách tiền tệ





Kịch bản Nga xâm chiếm Ukraina ít có khả năng xảy ra





Khủng hoảng người tị nạn : Đức Giáo hoàng "nổi giận" với Liên Âu





Tương đồng về chính sách ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam





Quan hệ Nhật-Trung xấu đi nhanh chóng từ khi Fumio Kishida lên làm thủ tướng





Ba phiên tòa xử bốn nhà bất đồng chính kiến diễn ra liên tiếp trong tháng 12





Thánh Rắc Hành hát Bạn Thân, nhạc Việt Khang





Tiếng Việt Rât Dễ Học - Tác giả Lưu Vĩnh Lữ

 

Nhà ngôn ngữ học người Anh George Millo đã đưa ra 9 lý do, so sánh thú vị giữa tiếng Việt với tiếng Anh - tiếng mẹ đẻ của ông, và một vài ngôn ngữ khác như Tây Ban Nha, Pháp, để chỉ rõ những ưu điểm của tiếng Việt.
1- Tiếng Việt không có giống đực và cái:
Nếu từng học tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Đức hay gần như bất kỳ ngôn ngữ châu Âu nào, ngoại trừ tiếng Anh, bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm vì tiếng Việt không có khái niệm giống đực hay cái cho các từ vựng. Bạn chỉ cần ghi nhớ mỗi từ mà không cần thiết phải học thuộc lòng thêm điều gì.
2- Tiếng Việt bỏ qua mạo từ "a", "the":
Nếu một người nước ngoài học tiếng Anh và hỏi bạn khi nào dùng "a" và "the", bạn có giải thích cặn kẽ được không? Đây là một vấn đề phức tạp, thậm chí bài viết nói về mạo từ trên trang Wikipedia còn dài hơn 2.500 chữ.
Tuy nhiên, dùng "a", "the" trước một chủ thể có thực sự quan trọng? Một cách đơn giản hơn, bạn có thể loại bỏ chúng đi vì sự việc vốn hiển nhiên, người nghe cũng có thể hiểu ý bạn mà không cần thêm mạo từ. Đó chính xác là điều người Việt vẫn làm. "Người" là từ có nghĩa "a person" (người nào đó) lẫn "the person" (chính người đó) mà người nghe vẫn không lo lắng nhầm lẫn.
3- Tiếng Việt không có số nhiều:
Trong tiếng Anh, khi muốn chỉ thứ gì đó ở số nhiều, chúng ta thường thêm "s" vào cuối từ đó. Như vậy, "dog" thành "dogs", "table" thành "tables" và "house" thành "houses". Tuy nhiên, nhiều ngoại lệ tồn tại như "person" thành "people", "mouse" thành "mice", "man" thành "men" và một số từ như "sheep" hay "fish" lại chẳng thay đổi gì.
Trong tiếng Việt, mọi từ ngữ đều như "sheep" - con cừu. Từ "người" tôi nêu trên, còn có thể sử dụng giống như "people" hay "person", "chó" là "dog" hoặc "dogs", "bàn" là "table" hoặc "tables"… Nếu thắc mắc rằng điều này có gây nên sự nhầm lẫn, bạn hãy tự hỏi bản thân mình, đã bao giờ nghe ai đó kể về "con cừu đó", "con chó đó" và bối rối vì không viết họ đang nhắc đến bao nhiều con vật trong câu chuyện đó hay không? Nếu cần tin tức chi tiết, bạn chỉ cần dễ dàng thêm một từ trước danh từ đó, giống như "một người" (one person), "những người" (some people) hay "các người" (all the people).
4- Tiếng Việt không có các dạng khác nhau của động từ:
Thật đáng thương cho những người học tiếng Tây Ban Nha, khi nói những từ đơn giản như "hablar" (nói), họ vẫn phải học 5 hoặc 6 dạng khác nhau (tùy thuộc địa phương) để thể hiện chính xác thể của động từ này. "I hablo", "you hablas", "he habla", "we hablamos" và danh sách này vẫn chưa hết. Một động từ trong tiếng Tây Ban Nha có thể bao gồm 50 dạng (form) khác nhau mà người học phải ghi nhớ.
Tiếng Anh không giống tiếng Tây Ban Nha, nhưng một từ cũng bao gồm nhiều dạng khác nhau tùy thuộc ngữ cảnh. Chẳng hạn, động từ "speak" có thể biến cách (inflect) thành "speaks", "speaking", "spoken" hay "spoke".
Tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn không biến cách - không từ ngữ nào đổi dạng trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Ví dụ, "speak" trong tiếng Việt là "nói" và bạn luôn dùng "nói trong mọi trường hợp - "I nói", "you nói", "he nói", "she nói", "we nói", "you nói" và "they nói". Điều này có thể tiết kiệm hàng chục, thậm chí hàng trăm giờ học thuộc so với một thứ tiếng châu Âu đấy.
5- "Thì" của tiếng Việt có thể học xong trong 2 phút:
Bạn chỉ cần thêm 5 từ được liệt kê sau đây vào phía trước động từ ban đầu để diễn tả thì mong muốn: "đã" - trong quá khứ, "mới" - vừa xong, gần với hiện tại hơn với "đã", "đang" - ngay bây giờ, tương lai gần , "sắp" - tương lai gần, "sẽ" - trong tương lai.
Thì tiếng Việt thực sự quá dễ. Ngoài 5 từ trên, bạn có một số từ khác, nhưng chỉ cần 5 từ này, bạn có thể diễn đạt đúng tới 99% trường hợp. Tôi sẽ cho bạn một vài ví dụ:
- Tôi ăn cơm = I eat rice
- Tôi đã ăn cơm = I ate rice
- Tôi mới ăn cơm = I have just eaten rice
- Tôi đang ăn cơm = I am eating rice (right now)
- Tôi sắp ăn cơm = I am going to eat rice, I am about to eat rice
- Tôi sẽ ăn cơm = I will eat rice.
Hơn nữa, bạn còn có thể bỏ qua những từ này nếu ngữ cảnh câu đã đủ rõ ràng. Chẳng hạn, "Tôi ăn cơm hôm qua" giống như "I eat rice yesterday" - từ "hôm qua" đã thể hiện điều trong quá khứ rồi, từ "đã" không cần thiết nữa nên câu này hoàn toàn đúng ngữ pháp trong tiếng Việt còn "I eat rice yesterday" lại sai ngữ pháp hoàn toàn với tiếng Anh.
6- Bạn không phải học bảng chữ cái mới:
Bạn nên cảm ơn người Pháp vì điều này. Cách đây khoảng 100 năm, một bộ phận người Việt vẫn dùng một hệ thống chữ tượng hình phức tạp được gọi là "chữ Nôm", có ký tự giống tiếng Tàu bây giờ. Ngày nay, điều đó đã được thay đổi 100% bởi bảng chữ cái Latinh, được gọi là chữ Quốc ngữ. Vì thế, không như với tiếng Quan Thoại, Quảng Đông, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc, hay hàng chục ngôn ngữ châu Á khác, bạn không cần học bảng chữ cái. Tất cả những thứ bạn cần là thêm các dấu (diacritic) để làm rõ tông giọng, và bạn có thể đọc tiếng Việt ngay.
Cách phát âm từ tiếng Việt hoàn toàn thống nhất theo một quy luật.
Câu hỏi nhanh: "Bạn đọc từ 'read', 'object', 'close' và 'present' như thế nào?". Bạn sẽ phải quan tâm rằng chúng nằm trong ngữ cảnh như thế nào: "Was it close" hay "Did you close?", "Did you present the present", "Read what I’ve read" hay "Object to the object?" (các từ này đều có cách đọc khác nhau, tùy thuộc vào từ loại, nghĩa).
So với những ngôn ngữ mà tôi biết, cách phát âm từ tiếng Anh thực sự không thống nhất bởi cùng một từ có thể được đọc khác nhau trong mỗi ngữ cảnh. Thậm chí, mỗi chữ cái cũng được đọc rất nhiều âm khác nhau, chẳng hạn "a" trong "catch", "male", "farmer", "bread", "read" và "meta". Những người học tiếng Anh trên thế giới đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ các từ tiếng Anh được viết và đọc với quy luật như thế nào.
Mặt khác, tiếng Việt lại chẳng có đặc điểm vô lý ấy. Tất cả chữ cái luôn được đọc như vậy dù từ hay ngữ cảnh có thay đổi (tuy nhiên, điều này chính xác hơn ở tiếng Việt Hà Nội so với Sài Gòn - nơi có một ít âm có cách đọc không thống nhất). Một khi bạn học thuộc 29 chữ cái tiếng Việt vốn gần giống với 26 chữ cái tiếng Anh và hiểu sự khác nhau của các giọng do dấu tạo ra, bạn có thể đọc chính xác bất kỳ từ nào.
7- Ngữ pháp tiếng Việt gần như không tồn tại:
Như tôi đã đề cập, tiếng Việt cho phép bạn bỏ từ chia thì trong câu, như câu "I eat rice yesterday" nếu ngữ cảnh giúp người nghe hiểu chính xác thì. Đây là một ví dụ điển hình cho một quan điểm lớn hơn: ngữ pháp tiếng Việt rất đơn giản. Bạn gần như luôn luôn chỉ sử dụng số lượng từ tối thiểu để diễn đạt quan điểm của mình và ngữ pháp vẫn chính xác dù với tiếng Anh, việc ghép từ này thường chỉ tạo nên một câu lỗi.
Đây cũng là lý do khiến bạn có thể nghe nhiều người Việt Nam nói những câu tiếng Anh như "no have", "where you go". Họ đang dịch trực tiếp những gì thường nói trong tiếng Việt sang tiếng Anh mà quên rằng có hàng loạt những quy tắc phức tạp mà người dùng tiếng Anh phải tuân theo. Đây là một bất lợi lớn với người Việt nếu muốn học tiếng Anh nhưng ngược lại, một lợi thế lớn với người nói tiếng Anh muốn học tiếng Việt.
8- Từ vựng tiếng Việt cực kỳ logic:
Phần lớn người nước ngoài ở Việt Nam, dù không nói ngôn ngữ này cũng biết sự thật thú vị rằng "xe ôm" - tên phương tiện di chuyển như taxi bằng xe máy, được đơn thuần ghép từ "hug vehicle". Nhưng mọi việc không dừng ở đó, một tỷ lệ lớn từ vựng ở Việt Nam được tạo thành theo công thức ghép hai từ logic với nhau, trong khi với tiếng Anh, bạn phải học một từ vựng mới hoàn toàn khác. Ví dụ, nếu tôi cho bạn biết "máy" nghĩa là "machine", "bay" nghĩa là "flying", bạn có đoán được "máy bay" nghĩa là gì không?
"Xe ôm" là một từ ghép logic - "hug vehicle".
Có rất nhiều ví dụ khác tôi có thể liệt kê ra cho bạn: a bench - ghế dài - a long chair, a refrigerator - tủ lạnh - a cold cupboard, a bra - áo ngực - a breast shirt, a bicycle - xe đạp - a pedal vehicle; to ski - trượt tuyết - to slide snow, a tractor - máy kéo - a pulling machine, a zebra - ngựa vằn - a striped horse.
Cách ghép từ như vậy có thể giúp bạn nhanh chóng học từ mới. Một khi có được vốn từ cơ bản, bạn có thể tự động biết thêm hàng trăm từ khác mà không cần học thêm.
9- Tiếng Việt dễ hơn so với bạn nghĩ:
Liệu tôi đã chứng minh cho bạn thấy tiếng Việt dễ hơn so với những gì bạn từng nghĩ?
Hy vọng tôi đã gạt bỏ một vài lời đồn đại, hiểu nhầm về tiếng Việt mà bạn đã nghe trước đó và hiểu hơn về ngôn ngữ này.
Tiếng Việt linh động, tài tình như vậy, giới TRẺ Việt Nam trân trọng giữ gìn, đừng để mất.
Đây là cả một gia tài văn hóa khó có quốc gia nào được như vậy. Người Việt hải ngoại luôn nhớ dạy con cái mình nói tiếng "mẹ đẻ" để không quên nguồn gốc. Nhớ dạy lúc chúng lúc còn nhỏ, có nhiều thời gian gần gũi ông bà, cha mẹ và dễ nhớ. Người Việt trong nước cực kỳ phản đối ai đó muốn thay đổi cách viết theo Tàu.
Đó là ý đồ thâm độc muốn làm TUYỆT CHỦNG dân Việt, để dễ sáp nhập vào Trung Quốc.
Luôn luôn cảnh tỉnh, nếu muốn nước Việt tồn tại, không phụ lòng tiền nhân đã dựng nước và mở mang bờ cõi từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau trong bốn ngàn năm qua.

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

Trần Quảng Nam hát Bài Tiễn Bạn: Tưởng Niệm Họa Sĩ Hà Cẩm Tâm





Đôi lời nhắn gởi các em học sinh thân yêu - Tác giả Trần Thế Đức

 

Các em học sinh thân yêu!

Hôm nay là ngày ngày cuối của học kỳ 3, ngày hoàn tất lớp 11. Mọi năm, ngày cuối của lớp 11 chỉ đánh dấu một chặng đường của thầy trò chúng ta, sau hai tuần nghỉ, các em tiếp tục học, vào lớp 12. Còn hôm nay là ngày khác với mọi khi: ngày cuối cùng thầy dạy các em. Lên lớp 12, các em sẽ học với thầy hoặc cô giáo khác. Đây là những giây phút cuối cùng trong cuộc đời dạy học của thầy. Thầy từ giã các em, từ giã các thầy cô giáo và nhân viên trong trường, từ giã lớp học, từ giã nhà trường, từ giã môi trường giáo dục mà thầy đã sống qua 56 năm. Các em là cuộc đời của thầy. Khi xa các em, xa lớp, xa trường, thầy buồn lắm, nhưng đành phải vậy. 20 năm trước, một cô học trò bé nhỏ của thầy mới vào lớp mẫu giáo gọi thầy là “Ông”. Thầy giật mình, thật bất ngờ. Thầy đáng tuổi ông của các học trò! Lâu nay thầy không để ý đến tuổi của mình, cũng chẳng để ý đến tóc trên đầu đen hay trắng. Thế là mình đã thuộc về một hạng người khác dưới mắt người đời: hạng người sống vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, người già. Tuy nhiên, lúc đó thầy cũng thấy vui vì một cháu học trò bé nhỏ nói được tiếng Việt, khác với các cháu bé lần đầu tiên đến trường thường ngại ngùng muốn không nói, hoặc không biết  nói tiếng Việt. Năm nay thầy đã 77 tuổi. Nhìn một số thầy cô giáo khác chỉ ở tuổi anh, chị của các em, thầy cảm thấy các thầy cô trẻ dạy các em thích hợp hơn. Đôi khi các em làm thầy cô không vừa ý, chỉ nghe các thầy cô mắng yêu. Còn thầy, thầy cảm thấy dù sao vẫn khác biệt.

Các em là cuộc đời của thầy. Thầy có đôi điều với các em.

Thầy từ giã các em, từ giã công việc dạy học không phải vì sức khỏe suy kém. Ở tuổi của thầy, ai mà không có bệnh này tật kia. Những bệnh của tuổi già của thầy không ảnh hưởng gì mấy tới cuộc sống của thầy, cũng không cản trở việc dạy các em. Thầy đến trường không hề với tâm trạng nặng nề.Thầy vào lớp với các em không hề với tâm trạng miễn cưỡng. Từ ngày đầu tiên đi dậy đến nay, thầy vẫn đứng. Khi dạy ở Úc, thầy vẫn quen đi tới từng bàn xem các em làm bài ra sao và trao đổi với các em những điều cần thiết trong bài. Thầy không thích ngồi tại bàn của thầy. Cái bàn chỉ là nơi để đồ nghề của người dạy học. Thầy vẫn thích nói những điều ích lợi cho các em và rất muốn nghe các em nói. Đầu óc thầy vẫn sáng suốt, chưa hề lú lẫn. Thầy nhận thấy quan niệm của người đời về nghề dạy học là nghề “ bán cháo phổi” là một xúc phạm. Thầy vẫn thấy thảnh thơi mỗi khi váo lớp, và thanh thản khi ra về. Những công việc của nhà giáo trước khi vào lớp (soạn bài, chấm bài, chuẩn bị dụng cụ dạy học), thầy vẫn tiến hành và không hề thấy chán. Đôi khi thầy vẫn thức khuya tới 1- 2 giờ sáng để chấm xong bài thi và sáng hôm sau sửa bài cho các em mà vẫn tỉnh táo như 30 năm trước, khi mới dạy học ở Úc. Từ 56 năm nay, chưa bao giờ thầy vừa ý với bài đã dạy. Thầy luôn luôn tìm tòi, thay đổi, thêm bớt để nội dung bài dạy theo ý mình. Thầy luôn luôn học hỏi phương pháp truyền đạt để các em học được điều gì đó sau mỗi buổi học, và nhất là làm sao cho các em làm bài nhẹ nhàng trong kỳ thi HSC. Đầu óc thầy vẫn sáng suốt để chuẩn bị và thực hiện bài dạy cho mình vừa ý. Thầy sẽ rất buồn nếu không còn được suy nghĩ về bài dạy, cách dạy và không còn gặp được học sinh trong lớp. Mỗi sáng thứ bảy, thầy sẽ rất buồn khi không còn gặp học trò.

Thầy từ giã các em cũng không phải vì quy chế của Bộ Giáo Dục. Thầy đã 77 tuổi, nhưng Bộ Giáo Dục không yêu cầu thầy về hưu. Về hưu chỉ là từ gọi theo thủ tục hành chánh. Tuổi hưu hiện nay là 67, nghĩa là ở tuổi này, giáo chức cũng như mọi người đi làm đều có quyền rút tiền nghỉ hưu của mình, dù mình còn dạy hay không. Bộ Giáo Dục không quy định tuổi hưu. Giáo chức muốn dạy tới bao giờ cũng được, khi nào muốn về hưu thì báo cho hiệu trưởng biết trước một học kỳ (10 tuần lễ) để sắp xếp công việc. Trong đơn xin về hưu, có ghi thêm mấy chữ: “Bộ Giáo Dục sẵn sàng đón nhận bạn khi bạn đổi ý hoặc trở lại.”

Từ đầu năm nay, thầy định về hưu nên đã chuẩn bị kỹ bài vở cho các em. Nếu thầy nghỉ dạy, sẽ có thầy cô khác dạy thay. Nhưng thầy tin tưởng với khả năng và kinh nghiệm lâu năm của thầy về dạy học cũng như công tác thi cử sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong kỳ thi tú tài. Thầy đã dành nhiều thời giờ hướng dẫn các em về những phần mà các em cần phải rèn luyện lâu dài. Đó là thảo luận, mỹ từ pháp, văn thể. Khi học với thầy cô khác, các em hãy tự tin mà thực hành những điều thầy đã hướng dẫn. Các em cũng đã học hết những chủ đề của lớp 11. Trong hoàn cảnh khó khăn vì nạn dịch cúm toàn cầu, các em học ở nhà, nhưng thầy cũng đã tìm mọi phương pháp thích hợp để các em học được đầy đủ chương trình cho tròn trách nhiệm của thầy.  

Đáng lẽ thầy phải đi cùng các em đến hết con đường: kỳ thi tú tài vào tháng 8 và tháng 10 năm 2022, nhưng thầy nhận thấy nội lực các em đã sẵn sàng, các em hãy tự tin khi học với thầy/cô giáo mới. Gặp   bất cứ chủ đề nào của lớp 12, các em cũng mạnh dạn thực hiện những phương pháp đã học và làm bài mà thầy đã dạy. Thầy cố gắng hướng dẫn các em để khi các em làm bài thi cho có hiệu quả. Thầy nhắc lại một số điều quan trọng khi các em làm bài:

1. Nói có sách, mách có chứng. Bất cứ bài làm nào của các em cũng phải dẫn chứng, thí dụ cụ thể. Riêng bài thảo luận thì cần phải dẫn chứng từ tài liệu tham khảo.

2. Hiểu bài văn và nắm được mục đích của bài văn.

3. Hiểu thuật ngữ chính trong câu hỏi (bằng tiếng Anh) để trả lời cho đúng. Nên nhớ: sai một ly, đi một dặm, các em nhé.

Thầy gởi đến các em lời khuyên: các em làm bài tập đều đặn và đầy đủ nhé. Văn ôn, võ luyện. Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu. Từ nhiều năm nay, thầy nhận thấy những em đạt kết quả cao là những em làm bài tập ở nhà đều đặn. Thầy rất thông cảm hoàn cảnh của các em. Không phải gia đình em nào cũng khá giả. Nhiều em vừa ra khỏi trường là mau mau nhảy lên xe lửa cho kịp tới chỗ làm của các em: nhà hàng, tiệm tạp hóa, tiệm rau quả, tiệm cá, tiệm móng tay,...Có em than không có đủ thời giờ làm bài. Thầy hiểu hoàn cảnh của các em. Các em cố gắng lên nhé. Mỗi tuần, các em dành ra ít nhất nửa giờ hay một giờ để làm bài thì mới củng cố cho bài học ở trường. Thầy rất thương Tuấn Anh, Ngọc Lan ... vào lớp với dáng điệu mệt mỏi, còn Sơn thì hay ngủ gục trên bàn. Nếu cha mẹ các em dư giả thì các em đâu phải vất vả bưng tô, rửa chén tới khuya như thế. Các em ơi! Khi đôi chân bé nhỏ của các em phải chạy liên tục trong12-14 tiếng đồng hồ để bưng tô phục vụ khách, khi các em phải chịu đựng mùi hôi độc hại của hóa chất thuốc móng tay trong nhiều tiếng đồng hồ là những lúc các em rèn luyện tinh thần, ý chí, nghị lực để bước vào đời.  Hơn 30 năm trước, những học sinh lớp 11, 12  trong trường chúng ta đã khổ cực kiếm cơm nuôi mình và gia đình còn sống ở Việt Nam, nhưng vẫn kiên nhẫn học hành và đã thành công. Những học sinh đó là những người đã từng vượt biển, vượt biên, đối diện với cái chết và may mắn đến được nước Úc, một thân một mình, tự xây dựng cuộc đời với ý chí sắt đá. Họ vừa đi học, vừa đi làm, không cha mẹ bên cạnh, không ai giúp đỡ tiền bạc. Hoàn cảnh của họ vô cùng khó khăn, nhưng họ đã thành công. Các em là những người đi sau, các em cũng sẽ thành công. Cố gắng lên nhé.

Thầy muốn nhắn các em một điều: chúng ta nên học từ những nền văn hóa khác. Chúng ta may mắn được sống ở nước Úc đa văn hóa. Đây là cơ hội tốt để chúng ta học những điều hay của những người không cùng văn hóa với mình. Chúng ta vẫn tự hào về 4000 năm văn hiến, nhưng chúng ta không nên tự đề cao quá đáng. Nếu cứ tự tôn, tự hào, chúng ta chỉ nằm trong vỏ ốc, trong khi thế giới hiện đại đang tiến lên với tốc độ ánh sáng. Văn hóa là lãnh vực rất rộng, thầy chỉ đề cập tới vài nét văn hóa liên quan tới môi trường giáo dục và cuộc sống thực tế. Trước hết là văn hóa Úc. Các em học được những gì ở người Úc? Tinh thần tự do cá nhân và tinh thần tự lập của họ là những điều mà người học sinh cần phải học hỏi để duy trì được cuộc sống và phát triển khả năng của mình. Còn ở người Đại Hàn (trong nước, các em dùng từ Hàn Quốc), thầy nhận thấy tinh thần kỷ luật cao và tinh thần đoàn kết là những điều chúng ta cần phải học hỏi để thành công trên đường học vấn. Người Ấn Độ luôn luôn đặt mục tiêu cao và cố gắng hết mình để đạt mục tiêu là điều chúng ta cần noi theo để thành công. Một số dân tộc khác (như người Ý, người Macedonian,...) cũng đặt nặng vai trò của gia đình, chứ đâu riêng gì người Việt mình. Học những điều hay của người khác giúp chúng ta thành công trong nhà trường cũng như ngoài đời.

Các em học sinh thân yêu của thầy!

Mọi năm, giờ phút chia tay vào cuối năm học là giờ phút thầy trò tay bắt mặt mừng. Buổi picnic trong khu vườn đằng sau trường là bữa tiệc nhỏ, thầy trò chúng ta cùng vui vẻ với nhau trước khi tạm biệt. Năm nay, trong nạn đại dịch hoành hành, chúng ta chỉ gặp nhau trên màn ảnh nhỏ của cái laptop trong suốt học kỳ. Làm sao có được bầu không khí vui nhộn, thảnh thơi, không còn bận bịu với bài vở như lúc học trong lớp. Hôm nay, chúng ta không cảm nhận được lòng mình rộn ràng, đâu còn những tiếng cười vang khi cùng nhau sắp xếp chỗ để chụp tấm ảnh chung. Chúng ta không thể có được những bức ảnh vui nhộn cùng bạn mình để làm kỷ niệm. Chúng ta đâu có dịp cảm nhận được hương vị của những món ăn quê hương do từng nhóm các em cùng nhau trổ tài đầu bếp tại nhà một bạn nào đó. Cùng ngồi với nhau, không còn vướng víu với bài vở, những câu chuyện của chúng ta kể dường như không bao giờ dứt. Bầu không khí thân mật, đầm ấm, bùi ngùi, cảm động của thầy trò, bạn bè không thể có được trên màn ảnh phẳng lặng của laptop và sự xa cách theo luật định. Chúng ta không được ngồi chung trong hội trường cùng với học sinh và thầy cô của các ngôn ngữ khác và nghe các thầy cô trong ban điều hành trường nhắn nhủ những lời cuối năm học. Chúng ta không có dịp hát chung với nhau những bài hát tiếng Việt hay cùng đóng chung với nhau một vở kịch trong buổi lễ tốt nghiệp như mọi năm. Chúng ta cũng không được nghe những lời tâm huyết của các thầy cô trước khi tạm biệt, cũng không được nghe bạn bè chia xẻ những lời chân thật, vui nhộn trong hoàn cảnh đặc biệt của trường chúng ta (đi học vào sáng thứ bảy trong lúc mọi người nghỉ ngơi, tận hưởng ngày cuối tuần).  Chúng ta đành chia tay trong không khí lặng lẽ của nạn dịch cúm toàn cầu mà không ghi lại kỷ niệm. Thật buồn. Chúng ta chỉ còn chút an ủi: sau một năm dịch cúm tác oai, tác quái ngay xung quanh chúng ta, gây biết bao khốn đốn, giết chết biết bao sinh mạng, nhưng thầy trò chúng ta vẫn còn nhìn thấy nhau đầy đủ, dù chỉ chỉ trên màn ảnh, thật may mắn.

Tạm biệt nhé 

Các em học sinh thân yêu!

Sau ngày hôm nay, khi xa trường, không biết thầy trò chúng ta còn gặp lại nhau không.

Thầy tặng các em hai từ để các em đem theo: vượt qua và thành công. Thầy mong các em:

Vượt qua mọi khó khăn trong việc học

Vượt qua mọi khó khăn trong việc làm

Vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống

Thành công trên đường học hành

Thành công trên đường xây dựng tương lai

Thành công trong cuộc đời.

Điều cuối cùng thầy muốn gởi đến các em là: dù sống ở bất cứ nơi nào trên trái đất, các em đừng quên mình là người Việt Nam nhé.

Thân ái tạm biệt các em.

Thầy Đức

80 năm trận Trân Châu Cảng: ‘Thiên thần hộ mệnh bảo vệ tôi’





Việt Nam: Số ca nhiễm Kung Flu tăng kỷ lục





Chia sẻ tình thương mùa lễ cuối năm





Chuyên gia: Omicron có vẻ lây nhiễm cao nhưng chớ hoảng loạn





Cơ hội nào cho Vinfast khi tấn công vào thị trường xe điện Mỹ?





Người dân có lơ là phòng Kung Flu?





Người Bình Dương ám ảnh dịch bệnh lúc mưu sinh





Thông tin cơ bản về vaccine Kung Flu





Kenny G: Nghệ sỹ saxophone bình dân





Giới thiệu phim Dheepan của đạo diễn Pháp Jacques Audiard





Việt Nam: Từ Hồ Chí Minh đến Facebook





Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải





Kung Flu: “Chích vắc-xin của Anh, Mỹ yên tâm hơn”





WHO kêu gọi Châu Á chuẩn bị cho sự bùng phát chủng Omicron





Mỹ tăng cường điều máy bay do thám đến Biển Đông





Mưa giúp giảm ô nhiễm không khí ở Ấn Độ





Phỏng vấn ca sĩ Thanh Mai





Đồng Ca Bài Hát Trả Lại Cho Dân Tại Tòa Án Huyện Thạnh Hóa, Long An





Kỉ niệm Trong Lần Xuống đường Chống Trung Cộng: bài hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ vang vang trên đường phố Saigon





Kỉ Niệm Thời Còn Làm Tình Nguyện Viên Cho Chương Trình Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Của Dòng Chúa Cứu Thế





Phỏng Vấn Ca Sĩ Thanh Thúy