khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

Những phát biểu của TT Trump về dân biểu Elijah Cummings và Baltimore - Tác giả Bs Trần xuân Ninh






Từ đáy lòng của một người Hồi Giáo chân thực - Tác giả Tawfik Hamid

 
 
 
 
 
Từ đáy lòng của một người Hồi Giáo chân thực
Tawfik Hamid



Tôi được sinh ra là người Hồi Giáo và đã sống suốt cuộc đời như một tín đồ Hồi Giáo. Sau những cuộc tấn công khủng bố man rợ khắp nơi trên thế giới của hành tinh này qua bàn tay của những anh em hồi giáo của tôi, và sau quá nhiều hành vi bạo lực của những tín đồ hồi giáo ở nhiều nơi trên thế giới, tôi - một người hồi giáo và là một con người, cảm thấy có trách nhiệm nói lên và kể ra sự thật để bảo vệ cho thế giới, kể cả người Hồi giáo, tránh khỏi một tai họa có thể thấy trước và một trận chiến giữa các nền văn minh.

Tôi phải thừa nhận rằng giáo huấn hiện hành của hồi giáo kích động bạo lực và sự thù ghét đối với những người không phải là tín đồ hồi giáo.


 


Chúng ta, những người Hồi giáo là những kẻ cần phải thay đổi.


Cho đến nay, chúng ta vẫn chấp nhận chế độ đa thê, sự bạo hành thể xác của bọn đàn ông đánh đập người phụ nữ và sự tử hình đối với những người bỏ đạo hồi để qua các tôn giáo khác.

Chúng ta chưa từng bao giờ có được một lập trường rõ ràng và vững chắc chống lại quan niệm về nạn nô lệ hoặc chiến tranh, chống lại phương thức truyền bá đạo chúng ta bằng cách chế ngự những kẻ khác vào đạo hồi và buộc họ phải trả một loại thuế nhục nhã gọi là Jizia. Chúng ta đòi người khác phải tôn trọng tôn giáo của chúng ta, trong khi chúng ta lúc nào cũng chưởi lớn (bằng tiếng Ả Rập) những kẻ ngoại đạo trong những buổi cầu nguyện vào ngày thứ sáu trong các thánh thất hồi giáo.




Chúng ta phát ra thông điệp nào cho con cháu của chúng ta khi chúng ta gọi những người Do Thái là “đồ hậu sinh của loài heo khỉ” ? (dù rằng người Ả Rập và người Do Thái đều là hậu duệ của ông Abraham) ! Phải chăng đó là một thông điệp của tình thương và hòa bình, hay là một thông điệp của sự thù hận?

Tôi đã từng đi vào nhà thờ và các hội đường ở đó họ đang cầu nguyện cho những người hồi giáo. Trong khi đó thì mọi lúc chúng ta đều nguyền rủa họ, và dạy cho những thế hệ con cháu chúng ta phải gọi họ là “bọn bất trung” và thù ghét họ.




Chúng ta lập tức nhảy cửng lên theo “phản xạ của đầu gối” một cách tự động để bào chữa cho Tiên Tri Mohammed khi có ai đó tố giác ông ta là kẻ thích ấu dâm trong khi chúng ta lại hãnh diện về câu chuyện trong sách đạo hồi của chúng ta kể rằng ông ấy đã cưới một bé gái bảy tuổi (tên là Aisha) làm vợ khi ông ta đã ngoài 50 tuổi.




Tôi cảm thấy buồn khi nói rằng nhiều người, nếu không phải là hầu hết chúng ta, đều hân hoan trong vui sướng sau vụ 9/11 và sau nhiều vụ tấn công khủng bố khác. Trước mặt truyền thông thì người Hồi giáo tố giác những vụ tấn công đó, nhưng chúng ta lại khoan dung cho những kẻ khủng bố hồi giáo đó và có thiện cảm với lý tưởng của họ. Đến nay thì những vị đỉnh cao “lừng danh” trong giáo quyền đã không hề ban bố một Fatwa hay là một thông báo tôn giáo nào để tuyên bố rằng Bin Laden là một tên lạc đạo, trong khi đó thì nhà văn Rushdie lại bị tuyên bố là tên lạc đạo cần phải giết chết chiếu theo luật Sharia của hồi giáo chỉ vì ông ta viết ra một cuốn sách chỉ trích đạo hồi.














Những người hồi giáo đã biểu tình để đòi quyền được đạo đức hơn là những gì họ đã có tại Pháp, biểu tình đó là để chống lại lịnh cấm choàng khăn trùm đầu Hejab, nhưng chúng ta đã không biểu tình với một niềm đam mê như thế đối với một số quá lớn những vụ ám sát khủng bố. Chính sự im lặng tuyệt đối của chúng ta đối với những kẻ khủng bố đã khiến chúng có thêm năng lực để tiếp tục thực hiện những hành vi xấu xa của chúng.

Chúng ta, những người hồi giáo phải chấm dứt mang cái nguyên nhân gây ra các khó khăn của chúng ta gán lên đầu người khác hoặc lên sự xung đột giữa Do Thái và Palestine. Đây là một vấn đề lương thiện khi xác nhận rằng nước Do Thái là ánh sáng duy nhất của sự dân chủ, của văn minh, của nhân quyền trong
khối các quốc gia Trung Đông.




Chúng ta đã xua đuổi những người Do Thái ra khỏi hầu hết các xứ ả rập mà không chút bồi thường hoặc thương xót để biến họ thành những “người Do Thái vô quê hương” trong khi đó thì nước Do Thái đã chấp nhận cho hơn một triệu người ả rập được sống trong lòng của họ, xem họ như những công dân Do Thái để họ được hưởng đầy đủ quyền lợi của con người.
 

Ở nước Do Thái, những phụ nữ ả rập không thể bị đánh đập một cách hợp pháp bởi bọn đàn ông, và mọi người đều có thể thay đổi niềm tin của họ mà không sợ bị kết án tử hình bởi luật “lạc đạo” của hồi giáo, trong khi đó trong thế giới của hồi giáo, không một ai được hưởng một cái gì trong những quyền lợi đó.

Tôi đồng ý là những người dân Palestine đang đau khổ, nhưng họ đau khổ là vì những kẽ lãnh đạo của họ hư hỏng chứ không phải vì Do Thái.

Thật hiếm thấy những người Ả Rập đang sống tại Do Thái bỏ ra đi để về sống trong những nước ả rập. Ngược lại chúng tôi thấy hàng ngàn người dân Palestine vui sướng đi lao động tại nước Do Thái là “kẻ thù của họ”. Nếu nước Do Thái đối xử tàn tệ với người Ả Rập như có kẻ đã rêu rao, thì hẳn chúng ta sẽ thấy được một hiện tượng trái ngược lại.




Chúng ta, những người Hồi Giáo, cần phải gánh vác những nan đề của chúng ta và đối mặt với chúng. Chỉ có lúc đó chúng ta mới có thể giải quyết được vấn nạn để bắt đầu một kỷ nguyên mới sống trong hòa hợp với tình nhân loại của con người.

Những vị lãnh đạo tôn giáo phải chứng minh một lập trường rõ ràng và vững chắc chống lại việc đa thê, ấu dâm, nô lệ, kết án tử hình đối với những kẻ bỏ đạo Hồi qua các tôn giáo khác, họ phải kết án những sự bạo hành thể xác của bọn đàn ông lên phụ nữ, và khuynh hướng tuyên chiến với những kẻ ngoại đạo để bành trướng Hồi Giáo.




Khi đó, và chỉ có khi đó thì chúng ta mới có quyền đòi hỏi những kẻ khác tôn trọng tôn giáo của chúng ta. Thời điểm đã đến để chúng ta chấm dứt sự giả đạo đức của chúng ta và công khai nói: “Chúng tôi, những người Hồi Giáo phải thay đổi.”


Tawfik Hamid




 

Trích bài viết :" Góp ý về một viên sỏi trong bài "Quê Hương Ngày Trở Lại"(Kỳ 10) của Thụy Khuê", tác giả Ca Dao





https://drive.google.com/file/d/1NWcvAD6XlutrlILTpro-HZjBt1YEOYv4/view?usp=sharing



Chuyện bên lề Hội nghị Genève: Tiếng sáo uất hận bên bờ hồ Léman cũa cụ Võ thành Minh - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May




/>


"Nước ta có bốn nữ hoàng: nữ hoàng Mít, nữ hoàng Dép, nữ hoàng Lon và nữ hoàng Lu"






Mỹ đánh cho Tàu Cộng lật nhào





Trung Quốc hôm thứ Sáu tuyên bố sẽ đấu tranh chống lại Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, quyết định đột ngột giảm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu 300 tỷ USD còn lại của Trung Quốc, một động thái chấm dứt thỏa thuận thương mại kéo dài một tháng, theo hãng tin Reuters hôm 03/8/2019.
Tân đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Zhang Jun, nói Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết, để bảo vệ quyền lợi của mình và mô tả thẳng thừng rằng hành động của ông Trump là một hành động phi lý, vô trách nhiệm.

"Quan điểm của Trung Quốc rất rõ ràng rằng nếu Mỹ muốn đàm, thì chúng tôi sẽ đàm, nếu họ muốn chiến, thì chúng tôi sẽ chiến," nhà ngoại giao của Trung Quốc nói với các phóng viên ở New York, cũng báo hiệu rằng căng thẳng thương mại có thể làm tổn thương sự hợp tác giữa hai nước trong hồ sơ với Bắc Hàn.

Tổng thống Trump nói Trung Quốc còn phải làm rất nhiều để xoay chuyển mọi thứ trong các cuộc đàm phán thương mại và ông lặp lại một mối đe dọa trước đó là Mỹ sẽ tăng thuế quan đáng kể nếu Trung Quốc không làm như vậy.

"Chúng ta không thể qua loa rồi làm một thỏa thuận bình đẳng với Trung Quốc. Chúng tôi phải hành động và thực hiện một thỏa thuận tốt hơn với họ," ông Trump Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.

Tổng thống Mỹ đã làm choáng váng thị trường tài chính hôm thứ Năm, 01/8, khi nói rằng ông có kế hoạch đánh thuế bổ sung bắt đầu từ ngày 01/9, đánh dấu một kết thúc bất ngờ cho một thỏa thuận ngừng chiến trong cuộc thương chiến kéo dài một năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mà đã làm chậm lại tăng trưởng toàn cầu và làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, Reuters bình luận.

Hôm thứ Sáu, 02/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc đang kiên định lập trường của mình trong cuộc tranh cãi thuế quan kéo dài 13 tháng với Hoa Kỳ, hãng tin Anh tường trình.

"Chúng tôi không chấp nhận bất cứ áp lực, đe dọa, hăm dọa tối đa nào," người phát ngôn này nói trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh.

"Trên những vấn đề chính có tính nguyên tắc, chúng tôi sẽ không nhượng bộ một li," bà cho hay và nói thêm rằng Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ sẽ "từ bỏ ảo tưởng của mình" và quay trở lại đàm phán dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng tương liên.

Theo các nhà phân tích, các biện pháp trả đũa của Trung Quốc có thể bao gồm thuế quan, cấm xuất khẩu đất hiếm được sử dụng trong mọi thứ, từ thiết bị quân sự đến điện tử tiêu dùng và hình phạt đối với các công ty Mỹ ở Trung Quốc.

Trump cũng đe dọa sẽ tăng thêm thuế quan nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không hành động chuyển biến nhanh hơn để đạt được thỏa thuận thương mại.

Các mức thuế 10%, mà ông Trump công bố trong một loạt thông điệp trên trang Twitter sau khi ông được các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của phía Mỹ báo cáo về sự "thiếu tiến bộ" trong các cuộc đàm phán tại Thượng Hải tuần này, sẽ mở rộng thuế quan đối với gần như tất cả mọi hàng hóa Trung Quốc mà Hoa Kỳ nhập khẩu.

Các mức thuế 10%, mà ông Trump công bố trong một loạt thông điệp trên trang Twitter sau khi ông được các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của phía Mỹ báo cáo về sự "thiếu tiến bộ" trong các cuộc đàm phán tại Thượng Hải tuần này, sẽ mở rộng thuế quan đối với gần như tất cả mọi hàng hóa Trung Quốc mà Hoa Kỳ nhập khẩu.

Phòng Thương mại Hoa Kỳ, đại diện cho hơn ba triệu công ty Mỹ, cho biết mức thuế mới nhất đối với Trung Quốc "sẽ chỉ gây ra nỗi đau lớn hơn cho các doanh nghiệp, nông dân, công nhân và người tiêu dùng Mỹ, và làm suy yếu nền kinh tế Mỹ ".

Cơ quan này kêu gọi hai bên gỡ bỏ tất cả thuế quan.

Vòng thuế quan mới nhất diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng chiến lược của ông Trump đang chứng tỏ phản tác dụng và gây hại cho Mỹ nhiều hơn Trung Quốc.

Hôm thứ Năm, 01/8, cựu cố vấn kinh tế của ông Trump, Gary Cohn, nói trong một cuộc phỏng vấn của BBC rằng cuộc chiến thuế quan đang có "tác động mạnh mẽ" đến sản xuất và vốn đầu tư của Mỹ.

Căng thẳng cũng đã ảnh hưởng đến ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) lần đầu tiên cắt giảm lãi suất vào hôm 1/8 trong một thập kỷ.

Lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nói rằng công việc của định chế này không phải là chỉ trích chính sách thương mại của Mỹ, nhưng nói thêm rằng căng thẳng thương mại đã "gần như tột đỉnh" trong tháng Năm và tháng Sáu.

Tác động tới người tiêu dung


Phòng Thương mại Hoa Kỳ, đại diện cho hơn ba triệu công ty Mỹ, cho biết mức thuế mới nhất đối với Trung Quốc "sẽ chỉ gây ra nỗi đau lớn hơn cho các doanh nghiệp, nông dân, công nhân và người tiêu dùng Mỹ, và làm suy yếu nền kinh tế Mỹ ".

Cơ quan này kêu gọi hai bên gỡ bỏ tất cả thuế quan.

Vòng thuế quan mới nhất diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng chiến lược của ông Trump đang chứng tỏ phản tác dụng và gây hại cho Mỹ nhiều hơn Trung Quốc.

Hôm thứ Năm, 01/8, cựu cố vấn kinh tế của ông Trump, Gary Cohn, nói trong một cuộc phỏng vấn của BBC rằng cuộc chiến thuế quan đang có "tác động mạnh mẽ" đến sản xuất và vốn đầu tư của Mỹ.

Căng thẳng cũng đã ảnh hưởng đến ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) lần đầu tiên cắt giảm lãi suất vào hôm 1/8 trong một thập kỷ.

Lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nói rằng công việc của định chế này không phải là chỉ trích chính sách thương mại của Mỹ, nhưng nói thêm rằng căng thẳng thương mại đã "gần như tột đỉnh" trong tháng Năm và thang Sau.

Còn theo Reuters, cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, nói với các phóng viên hôm thứ Sáu rằng tác động đối với người tiêu dùng từ các mức thuế mới nhất sẽ là tối thiểu, mặc dù danh sách mục tiêu trị giá 300 tỷ USD bao gồm gần như tất cả các mặt hàng tiêu dùng, từ điện thoại di động và máy tính xách tay đến đồ chơi và giày dép.

"Tổng thống không hài lòng với tiến trình của thỏa thuận thương mại," ông Kudlow nói với Fox Business Network.

Cổ phiếu của hãng Apple Inc (AAPL.O) đã giảm hơn 2% sau khi giảm tương tự vào thứ Năm, 01/8, vì lo ngại về thuế quan đối với các sản phẩm cốt lõi của hãng này. Các nhà phân tích của ngân hàng Mỹ Bank of America Merrill Lynch hôm thứ Sáu nói rằng thuế quan có thể làm giảm thu nhập khổng lồ của công nghệ từ 50 đến 75 xu (cent) trên một cổ phiếu, với phần lớn là từ thuế đối với iPhone.

Cho đến nay, Bắc Kinh đã kiềm chế việc áp thuế đối với dầu thô và máy bay lớn của Hoa Kỳ, sau khi áp dụng thuế quan trả đũa bổ sung lên tới 25% đối với khoảng 110 tỷ đô la hàng hóa của Mỹ kể từ khi chiến tranh thương mại nổ ra năm ngoái.

Trung Quốc cũng đang soạn thảo một danh sách các "thực thể không đáng tin cậy" - các công ty nước ngoài đã làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Công ty giao hàng khổng lồ FedEx (FDX.N) của Hoa Kỳ đang bị Trung Quốc điều tra.

"Trung Quốc sẽ đưa ra từng trả đũa một cách có phương pháp, và cố tình, có dụng ‎ý, từng trường hợp một," theo Iris Pang, một kinh tế gia của ING.

"Chúng tôi tin rằng chiến lược của Trung Quốc trong cuộc leo thang chiến tranh thương mại này sẽ làm chậm tốc độ đàm phán và trả đũa ăn miếng trả miếng. Điều này có thể kéo dài quá trình trả đũa cho đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11/2020," nhà kinh tế này nói.

Các mức thuế cũng có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) cắt giảm lãi suất trở lại để bảo vệ nền kinh tế Hoa Kỳ khỏi rủi ro chính sách thương mại, theo giới chuyên gia.

Fed đã nhận được một tín hiệu khả dĩ khác về việc cắt giảm lãi suất lần thứ hai vào tháng tới từ dữ liệu việc làm tháng 7 của Hoa Kỳ vào hôm thứ Sáu, 02/8, thông tin cho thấy sự chậm lại trong việc tuyển dụng và có ít số giờ làm việc hơn cho nhân công trong ngành chế tạo, sản xuất.

Nhưng dữ liệu mới cũng cho thấy thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đã giảm 0,3% trong tháng 6/2019 xuống còn 55,2 tỷ USD trong một dấu hiệu cho thấy các chính sách thuế quan của ông Trump đang hạn chế các dòng đối lưu thương mại. Thâm hụt thương mại hàng hóa với Trung Quốc đã giảm 0,8% xuống còn 30 tỷ USD với nhập khẩu của Trung Quốc giảm 0,7% và xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc không thay đổi.

Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã thông báo với Tổng thống Trump vào đầu tuần này về cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên với các quan chức Trung Quốc kể từ khi ông Trump gặp ông Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 6/2019, với hai bên đồng ý "đình chiến" trong cuộc chiến thương mại đã kéo dài trên một năm qua.

Các cuộc đàm phán trước đó đã sụp đổ vào tháng Năm, khi các quan chức Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc không giữ các cam kết trước đó, hãng tin Anh cho hay.


Xin Đừng Quên hát cho Tù Nhân Lương Tâm và Thương Phế Binh VNCH







Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Cuộc đời một người Việt tại Úc lỡ dại làm bạn với ma túy






Căng thẳng tại Bãi Tư Chính, trong nước không có biểu tình?






Việt Nam tuần qua, 3/8/2019






Những người muôn năm cũ...







Ca sĩ hải ngoại Thanh Hà đứng trong đoàn văn công v+ bị hủy bỏ tại Úc







Ai giúp thủ khoa trung học Derrick Ngô được nhận vào Harvard?







Nhà có ba người bị án tù vì chống Tàu Cộng







Sông nước miền Tây bị ô nhiễm công nghiệp







Dự án Làng đại học treo tại Đà Nẵng khiến dân khốn đốn







Sạt lở ở Cửa Đại khiến dân lo lắng







Mô Hình Trung Quốc: Đội khúc côn cầu trên băng Hồng Kông bị đội từ Trung Quốc đại lục đánh hội đồng







Một người tị nạn Việt Nam vượt qua quá khứ khó khăn để trở thành nha sĩ







Mẹ Thiên Hạ







Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước







Thầy giáo Bồ Đào Nha dạy tiếng Anh tại VN !!!







Bãi Tư Chính: Asean vẫn chia rẽ, người dân VN sẽ không biểu tinh







Transgender - Tác giả Lâm Phong






Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Du Học tại Bồ Đào Nha



Bồ Đào Nha có nhiều lợi thế cho du học sinh Việt Nam tới Liên minh châu Âu qua cửa ngõ nước này, trong đó có yếu tố đây là điểm đến mới chưa bão hòa, quá tải so với nhiều quốc gia khác ở EU về xin học bổng và có chi phí đời sống 'tương đối rẻ' hơn nhiều nước khác trong khối, theo một sáng lập viên Hội hữu nghị Bồ Đào Nha - Việt Nam từ Porto.
Trao đổi bên lề một Hội thảo tư về Việt Nam học mùa hè này ở Bồ Đào Nha, Tiến sỹ Nguyễn Thủy Tiên de Oliveira, Chủ tịch Hội hữu nghị giải thích với BBC vì sao du sinh Việt Nam nên lựa chọn đến đất nước ở Nam Âu này để học tập:

"Sinh viên ở Việt Nam càng ngày càng biết về Bồ Đào Nha. Đối với những người khác Bồ Đào Nha là một nước quá bé, mà nghèo, chứ không phải là giàu, tương đối so với các nước châu Âu khác.

Thành ra ban đầu không có mấy ai du học cả, xong dần dần vì không còn cho học bổng của những nước như là Đức hay Pháp, nhiều người xin học bổng quá, thì lúc đó nhìn sang Bồ Đào Nha, thấy Bồ Đào Nha rất tốt đối với người Việt Nam.
"Thứ hai nữa là Bồ Đào Nha tương đối là rất rẻ, đời sống rất rẻ và ăn uống, thịt thà, cá tuyệt vời".

Ngôn ngữ là trở ngại?


Khi được hỏi liệu ngôn ngữ có phải là một trở ngại hay không, Tiến sỹ Thủy Tiên de Oliveira đáp:

"Ngôn ngữ ban đầu có thể là một trở ngại, nhưng lẽ dĩ nhiên nếu mà chịu khó thì thể nào cũng thành công."

Về vấn đề thu nhập, việc làm thêm, việc làm sau khi ra trường, bà Chủ tịch Hội hữu nghị cho biết:

"Về việc học hành thì các em cũng có việc, nhưng mà vì nhiều em không nói được tiếng Bồ Đào Nha, thành ra cũng có trở ngại, nên nhiều em lại về Việt Nam.

"Nhưng về Việt Nam thì rất tốt vì các em có đủ bằng cấp cao, mà các em rất giỏi.

"Thành ra đó là một điều hay. Mà các em qua đây được, thì đi trong vòng 27 nước trong vùng Schengen, các em cũng rất hài lòng, mà bố mẹ qua thăm các em thì cũng có dịp đi thăm châu Âu."

Bà Thủy Tiên de Oliveira cũng cho biết bản thân bà từng là một du sinh đến Bồ Đào Nha từ miền Nam Việt Nam, trong biến cố 30/4/1975, bà chia sẻ:

"Lúc tôi đi ngày xưa, không bao giờ tôi muốn rời Việt Nam, nhưng hồi còn bé thì bố mẹ đặt đâu con ngồi đó.

"Anh em tôi thì đã đi sang Louvain học, đã là sinh viên ở đó rồi. Bố mẹ tôi là người Bắc, đã di cư vào Sài Gòn từ năm 1954, rồi đến năm 1975 lại đi nữa, lúc đó do không muốn đi nên rất buồn. Đến sau 35 năm thì tôi mới trở lại Việt Nam."

'Các em rất nhiệt tình'


Nhớ lại quá trình hội nhập từ ban đầu khi sang Bồ Đào Nha, nhất là việc thành lập hội hữu nghị Bồ - Việt, bà Thủy Tiên de Oliveira nói:

"Lúc qua đây, không có người Việt Nam nhiều, có một anh tên là anh Kim, bố là người Việt, mẹ là người Bồ, cũng rất thương Việt Nam.

"Hai chị em ngồi nói chuyện và bảo hay là chúng mình cùng làm một hội hữu nghị Bồ Đào Nha - Việt Nam, để cho những người Bồ Đào Nha biết về Việt Nam nhiều hơn, và cho người Việt Nam biết người Bồ Đào Nha nhiều hơn.

"Thành ra, hai chị em ngồi chung lại làm việc với nhau và từ đó đến giờ làm khá rất nhiều việc.

"Rất ít người trong hội, tại vì không có người Việt Nam, mà nếu các em sinh viên Việt Nam sang đây thì chỉ học thôi, học hay là các em lại đi chơi.

"Chừng nào tổ chức được cái gì, gọi được các em thì hơi khó, nhưng các em rất nhiệt tình giúp.

"Cũng đã làm Tết Việt Nam ở bên này, đã tổ chức về văn hóa Việt Nam tại Đại học Porto, nhưng mỗi lần có dịp về Việt Nam, làm về Việt Nam là có tôi."

'Làm nhịp cầu văn hóa'

Tiến sỹ Thủy Tiên Oliveira được biết đến là người quan tâm đến vấn đề lịch sử chữ Quốc ngữ Việt Nam, trong đó có vai trò của người Bồ Đào Nha trong việc giúp hình thành chữ viết này, như một nhịp cầu lịch sử, văn hóa giữa hai dân tộc.
Nhân dịp này bà cũng cho biết là sẽ tham gia vào dự án tổ chức một Hội thảo Khoa học Bồ Đào Nha - Việt Nam tới đây, nhân sự kiện Việt Nam đánh dấu 100 năm nhà Vua Khải Định ra đạo dụ chính thức bãi bỏ khoa cử kiểu Hán học (1919-2019).

Riêng về việc học tiếng Việt trong bối cảnh nhiều năm xa quê hương trước đây mà cộng đồng người Việt Nam ở địa phương không nhiều, bà nói về niềm quan tâm này của mình:

"Tôi thích về văn hóa, thứ hai là văn chương, lẽ dĩ nhiên là đi lâu ngày quá rồi, nên bắt buộc phải học tiếng Bồ, mà lại thêm tiếng Pháp, rồi thêm tiếng Anh, đời sống ở bên này không có nhiều người Việt Nam.

"Thì tôi cũng muốn phải học thêm, đọc thêm, để mới có thể tiếp tục làm được công việc tôi đang làm, tức là để nói chuyện với người Việt Nam về tiếng Bồ, và nói chuyện với người Bồ Đào Nha về tiếng Việt.

"Cũng có thể mai mốt ở đây, trường Đại học cũng có thể mở ra một khoa về Việt Nam để cho người ngoại quốc học," bà Thủy Tiên de Oliveira hy vọng như thế.


Hội nghị Bắc Đới Hà là gì?







Thư Ngõ Kính Gửi Anh Chị Em Đồng Đạo Phật - Tác giả Đặng Văn Âu






Bắc Kinh phải nắm Hong Kong!







Á Châu Ngày Nay, 28/7/2019







Cựu Đại sứ tại Canberra trong những ngày cuối của Việt Nam Cộng Hòa, ông Đoàn Bá Cang vừa qua đời tại Sydney, hưởng thọ 91 tuổi.



Sinh ngày 18 tháng 8 năm 1928 tại Bến Tre, ông Đoàn Bá Cang tốt nghiệp Luật tại Paris University năm 1953-1954 và bắt đầu làm việc ở Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1954.
 
Đầu tiên ông làm Tham vụ trong Tòa Đại Sứ VNCH tại Paris từ 1964-1965.
 
Năm 1965 ông Cang phụ trách khu vực Âu Châu và Phi Châu của Bộ Ngoại giao. 
 
Ông làm Tham vụ trong Tòa Đại Sứ VNCH tại Tokyo từ 1965-1967, làm Phó Đại sứ tại Paris 1968-1970.
 
Sau đó ông Cang trở về nước làm Bộ trưởng Bộ Thủ tướng dưới thời Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc trong năm 1967-1968.
Năm 1970-1972 ông Cang làm Công sứ rồi Đại sứ của VNCH tại Nhật, trước khi được cử sang làm Đại sứ tại Wellington New Zealand.
 
Cuối năm 1974 ông Cang được bổ nhiệm làm Đại sứ của VNCH tại Canberra.
 
Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi cách đây bốn năm với SBS Việt ngữ, ông Cang nhớ lại sau khi Hiệp định Paris được ký kết tháng Giêng năm 1973, Tổng thống Thiệu đã triệu tập tất cả các đại diện ngoại giao của VNCH về họp.
"Tôi nhớ là hình như vào đầu tháng 2 năm 1973, thì lúc đó cuộc họp tại Dinh Độc Lập buồn lắm nếu như những ai đã đọc cái văn bản Hiệp định Paris.
 
"Sau khi họp xong tôi đi thăm Phó Thủ tướng Trần Văn Hương, ổng khóc, ổng kêu tôi bằng cháu, ổng nói cháu biết không, hết rồi, mất rồi..."
 
Ông Cang từng ở trong phái đoàn đàm phán Hiệp định Paris năm 1968-1969.
 
"Lúc đó tôi cũng gặp tụi CIA định kỳ để trao đổi tin tức. Có một lần năm 69 họ mời tôi đi ăn trưa và nói hồi nào giờ ông hợp tác với chúng tôi rất tốt, nhưng sao hai ba tháng nay ông thường vắng mặt?"
 
"Tôi nói các ông qua để giúp bảo vệ cái mảnh đất đó, nhiệm vụ của tôi là phải hợp tác với ông, nhưng tôi thấy bây giờ tình hình khác rồi."
 
"Tết Mậu Thân chúng tôi không có thua. Mùa Hè lửa đỏ chúng tôi không có thua. Trên mặt quân sự không có thua. Vậy mà bây giờ ông sửa soạn ông đi, thì làm sao tôi có thể ngồi nói chuyện với ông hoài được?"
 
Ông Cang nhớ lại lời chống chế của đại diện CIA rằng người Mỹ đâu có đi, lúc đó làm cho ông nổi giận. 
 
"Không phải ông đi mà ông chạy... You are running away!" ông Cang kể với SBS Việt ngữ.
 
Sau khi Sài Gòn thất thủ, chính phủ Úc Gough Witlam lúc đó đã thiết lập bang giao với Hà Nội, không cho ông Cang  tị nạn mà chỉ được lưu lại 6 tháng. 
 
Tháng 11 năm 1975 là lúc hết hạn ông Cang phải rời Úc thì cũng là lúc Thủ tướng Witlam bị Toàn quyền Sir John Kerr cách chức.
 
"Bữa đó tôi mua tờ báo Australian tôi đọc thấy 'Witlam dismissed'. Chuyện gì lạ vậy? Tôi chạy đi mua tờ báo khác thấy cũng tựa lớn 'Dismissed', chuyện thiệt rồi. Tôi cười, vậy là Trời cho tui ở lại đây rồi," ông Cang nhớ lại.
 
 
 

Nỗ lực thành lập Liên Minh Toàn Dân của cựu Đại sứ VNCH tại Canberra, Đoàn Bá Cang, cùng với cựu Ngoại trưởng VNCH Trần Văn Lắm để yêu cầu các bên thực thi cho đúng Hiệp định Paris 1973.







Phỏng vấn cựu đại sứ VNCH tại Úc, Đoàn Bá Cang







Mâu Thuẫn Bùng Nổ Giữa Nhật Bản Và Nam Hàn







Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Ngọc Ngữ và Châu Ngọc Hà song ca Cô Nữ Sinh Gia Long , nhạc Nguyễn Văn Đông







CD Ngày Trở Về, nhạc Phạm Duy (Phần 2)







CD Ngày Trở Về, nhạc Phạm Duy (Phần 1)







Vì sao phải cấp thiết bảo tồn ngôn ngữ của người Việt Nam?



Phần Một:





Phần Hai:





Tiếng Việt của Việt cộng? Tiếng Việt của Cộng hòa?- Tác giả Lê Trương



Cách đây mấy năm, anh bạn tôi là một nhà báo người Việt, đang làm ở một tờ báo tiếng Việt tại Mỹ than thở: “Khó quá đi trời đất ơi! Các cụ bắt bẻ từng từ một. “Sân bay” không được, phải gọi “phi trường”. “Đường băng” không được, phải xài “phi đạo”. “Tài khoản” (ngân hàng) không được, phải xài “trương mục”… Các cụ bảo “sân bay”, “đường băng”, “tài khoản” là từ của Việt Cộng, cấm xài. Phải xài từ của Cộng hòa mới được!

Mà nói hay viết theo mấy cụ thì mình cũng chịu. Mình chưa đến 35 tuổi, các cụ thì sáu mươi bảy mươi cả, từ ngữ các cụ dùng chẳng còn trong sách vở hay giao tiếp thời này, chẳng mấy ai còn nói hay viết như thế. Giới trẻ làm sao hiểu? Mà không xài thì các cụ giận, các cụ bảo mình là cộng sản, rồi các cụ tẩy chay báo”.

Tôi cười lăn cười bò. Cười xong, tôi nổi cái tật tò mò táy máy, đi kiếm thử coi chuyện ảnh nói có thiệt không.

Hóa ra là thiệt.

Hóa ra có cả một nhóm người sống ở hải ngoại luôn muốn tẩy chay tiếng Việt đang được dùng trong nước. Họ bảo đó là tiếng Việt của Việt cộng, do một bọn ngu dốt nghĩ ra hoặc chế chữ nên không được dùng. Tôi không rõ hàng ngày khi giao tiếp với người khác thì họ ăn nói thế nào, nhưng trong các diễn đàn về tiếng Việt thời Cộng hòa, nhóm người này yêu cầu chỉ dùng những từ ngữ được sử dụng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Để xác định được từ đó có đúng là được dùng trong thời Việt Nam Cộng hòa hay không thì chỉ được dùng hai cuốn từ điển tiếng Việt xuất bản dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Đó là Việt Nam từ điển của Hội Khai trí Tiến Đức, xuất bản năm 1954 và từ điển Hán-Việt của Nguyễn Văn Khôn, cũng xuất bản trước 1975.


Số từ mà nhóm người này tẩy chay khá nhiều. Tôi xin liệt kê một ít.






Tôi chỉ liệt kê một ít từ ngữ phổ biến. Chứ nếu kê đủ chắc ngồi hết nhiều đêm.

Khách quan mà nói, có những từ ngữ đang phổ biến trong báo chí, văn bản tiếng Việt trong nước đúng là rườm rà, màu mè, sai nghĩa, hoặc không phù hợp ngữ cảnh, hoặc khô khan, hình thức. Thí dụ như “đẩy mạnh”, “tăng cường” “nâng cao” “tiến lên một bước”… áp dụng trong hầu hết các báo cáo của nhà nước Việt Nam và các bản tin mang tính thông tấn.



Để giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt, chắc chắn cần nhiều người dùng tiếng Việt ở khắp nơi cùng nhau soi chiếu và chọn lọc.

Nhưng việc tẩy chay những từ ngữ mới trước đây mình chưa từng dùng, chỉ vì ám thị “ghét cộng sản, ghét Tàu” dẫn đến phủ nhận toàn bộ những gì đang được sử dụng trong nước, mới sinh ra trong nước hoặc “có hơi hám Trung Cộng” thì thật cực đoan và trẻ con.


Tôi nhớ có lần ông Tưởng Năng Tiến phải viết một bài dài để giải thích ông không phải người Tàu. Ông cũng phải giải thích rằng ông yêu quý thành tựu văn học, âm nhạc, nghệ thuật … của Trung Hoa nhưng không ủng hộ thái độ của chính quyền Bắc Kinh trong việc xâm lấn biển đảo của Việt Nam…, tóm lại, ông không phải “Hán nô” như có người suy luận trên bút danh của ông rồi áp đặt như thế.
Việc có những người lớn tuổi nuối tiếc chế độ Việt Nam Cộng hòa xong cương quyết quay lưng với ngôn ngữ trong nước như trong bảng kê nêu trên cũng y chang như việc quy kết “Hán nô” với ông Tưởng Năng Tiến, chỉ vì cái bút danh của ông nghe không giống tên người Việt thuần.

Những vị này đòi hỏi chỉ được dùng những từ ngữ đã được dùng trong thời Việt Nam Cộng hòa. Nhưng có lẽ các vị cũng quên mất, ngay cả trong thời Việt Nam Cộng hòa thì tiếng Việt tự nó cũng đã sinh ra và mất đi vô vàn từ ngữ mới, lối nói mới.

Thí dụ cụm từ “Bỏ đi Tám”. Theo tác giả Nguyễn Thị Hậu, nó sinh ra ở khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn vào thời Pháp thuộc, vào đầu thế kỷ 20. Tám là vị trí của người lao động bình dân trong hệ thống thứ bậc trong xã hội (chắc do một nhóm anh Hai nào đó trà dư tửu hậu mà thành). Ở đó quan quyền xếp thứ nhứt, dân công chức xếp thứ hai (thầy Hai thông ngôn, thầy Hai thơ ký…), thương gia Hoa kiều xếp thứ ba (chú Ba mại bản), dân giang hồ dao búa xếp thứ tư. Cũng là giang hồ nhưng thuộc loại đá cá lăn dưa hạ cấp hơn thì xếp thứ năm (thằng Năm móc túi giựt giỏ), thứ sáu là các thầy phú-lít (cảnh sát, police), mã tà. Thứ bảy là giới cho vay (anh Bảy Chà Và). Thứ tám, giới lao động bình dân đông đảo và nghèo nhứt. Thứ chín là giới “chị em”.

“Tám” nghèo và yếu tiếng nói nhứt trong giai tầng xã hội nên chuyện gì tranh chấp xảy ra thì Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy vẫn giành phần hơn. “Tám” thì lãnh đủ. Vậy nên phải ráng nhẫn nhịn, bỏ qua mà sống. “Bỏ qua đi Tám”! Hay tuyệt trần đời!


Ngoài ra, còn có “sức mấy”, “áp phe”, “âm binh”, “cô hồn các đảng”, “cà chớn chống xâm lăng” “cù lần ra khói lửa”, “cà na xí muội”, “cha chả”, “dân chơi Cầu ba cẳng”, “bận đồ khính” “một ly ông cụ”… Tiếng lóng bình dân còn có “bề hội đồng”(ăn hiếp tập thể, một nhóm người xúm nhau trị một người, dùng được trong rất nhiều hoàn cảnh, hay được dùng để chỉ vụ hiếp dâm tập thể)… Nhiều từ lắm, và nhiều từ hay lắm, thế nhưng bây giờ chính những người Việt lớn tuổi ở hải ngoại có còn dùng không?

Ngay ở trong nước, có những từ/lối nói chỉ cách đây một năm gần như thành câu cửa miệng, như “không phải dạng vừa đâu” “không phải đậu vừa rang”, thì sau một thời gian ngắn cũng đã “dạt trôi”, biến mất tăm mất tích, không ai còn nói nữa.

Ở miền Bắc Việt Nam, cách đây độ hai chục năm, muốn khen ai thật độc đáo, cá tính, giỏi giang xuất sắc trong lĩnh vực nào đó, giới trẻ trầm trồ “Nó tanh lắm”, “Khét mù”, “Khét lèn lẹt”, mặc dù người ấy rất thơm tho chứ chẳng tanh với khét gì cả.

Bây giờ, vẫn nội dung ấy thì gọi là “siêu” “chất” “chất vãi” “chất vãi chưởng”, hoặc mạnh mẽ hơn: “trất’ssssss”. “Trất” với dấu sở hữu cách tiếng Anh biến thể đằng sau chẳng có ý nghĩa gì cả, nhưng đó lại là sắc thái biểu thị rằng anh/cô/đứa ấy nó xuất sắc, độc đáo, cá tính đến tột đỉnh, “đỉnh của đỉnh”.

“Đỉnh của đỉnh” về ngữ nghĩa là không chính xác. Đã đỉnh thì chỉ có một chứ lấy đâu ra hai? Nhưng về sắc thái thì nó hết sức thú vị, vì biểu thị thái độ khâm phục, khen ngợi, công nhận… đến mức tột cùng, không thể chê bai một tí tẹo nào nữa.

Cái tươi mới, tung tẩy, biến hóa, sinh động của một sinh ngữ chính là ở những biến thể như vậy. Bởi vì ngoài ngữ nghĩa, nó còn thể hiện một cách tinh vi các cung bậc của thái độ và cảm xúc.

Khi trực tiếp gặp mặt, ngoài tiếng nói, còn có ánh mắt, nụ cười, ngôn ngữ hình thể bổ sung và làm rõ ý nghĩa của từ ngữ. Thí dụ cùng hai chữ “Thấy ghét” nhưng nói với cái nguýt mắt âu yếm, cái phát nhẹ vào vai, đôi môi hơi bĩu ra nũng nịu, chữ “ghét” kéo dài, âm điệu lên xuống trầm bổng… thì nội dung chính xác của nó lại là “Thương rồi á nha”. Còn nếu cộc lốc “Thấy ghét” kèm cái lườm hay cái nhìn trừng trừng khó chịu, thì phải xách quần chạy cho mau chớ xáp xáp vô là ăn tát.

Nhưng trong thời kỳ giao tiếp rất nhiều bằng comment và chat trên mạng xã hội, toàn chữ là chữ như bây giờ, thì phải làm sao để “Thấy ghét (thấy thương)” và “Thấy ghét (thấy ghét)” phân biệt ra, để người bên kia không hiểu lầm ý thực của mình?

Khi chỉ giao tiếp qua chữ viết, những “ý tại ngôn ngoại” biểu cảm qua ánh mắt, nụ cười, sự ngúng nguẩy của đôi vai…hay những điều thú vị như thế đều gần như mất hết. Do vậy mà các hãng sở hữu mạng xã hội phải luôn luôn vẽ ra thật nhiều icon (biểu tượng) sống động, để mà khi chữ viết thất bại, thì người ta gõ thêm một cái icon bổ sung hoặc thay thế. Thậm chí còn phải dùng cả những hình ảnh động để biểu cảm và chính xác hơn.

Thí dụ một cô gái chat với chàng trai “Anh giúp em nha” và “Anh giúp em nhaaaaaaa”. Nội dung y chang nhau, nhưng chữ “nha” kéo dài ở câu sau cũng y như khi cô kéo dài giọng nói với chàng trai vậy. Nó thể hiện sự thân mật, nài nỉ, nhõng nhẽo… mà câu trước không có, hoặc không thể hiện ra được.

Hay, hai ông đang cãi nhau kịch liệt trên mạng, mà một ông chốt: “Vâng, của nhà bác tất. Chào bác em ngược” thì không phải ông nọ đang nhường của cải cho ông kia, mà là bỏ cuộc, tuyệt vọng vì thấy bên kia bướng quá không thể thuyết phục được, hoặc không chấp nữa, cóc quan tâm nữa, “mày muốn nói gì cũng được, bố dí vào”.

Bởi vì ngôn ngữ là sinh ngữ, có sinh ra và mất đi, có chuyển đổi, lai ghép, có trào lưu và thoái trào. Những thay đổi này diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ ở cộng đồng có nhiều người cùng nói thứ tiếng đó. Nó có thể được sinh ra bất thần trong một câu nói, một cuộc trò chuyện giữa bất cứ ai, ở bất cứ đâu, từ đường phố đến “triều đình”, hay trong một tác phẩm được thai nghén nhiều năm. Chỉ cần nó giàu biểu cảm, mới lạ, hài hước hoặc thông minh, hoặc chỉ ngồ ngộ, vui tai… là đã đủ để phổ biến.
Với công cụ internet, mọi khoảng cách ngày càng thu ngắn lại. Một từ ngữ, lối nói vừa phát sinh trong một lũy tre bên này trái đất ngay lập tức được truyền đến một quán bar bên kia trái đất. Và nếu những người ở đó vẫn thấy nó giàu biểu cảm, ngồ ngộ, mới lạ, hay hay… thì họ dùng. Nếu sự thích thú đó ngắn hạn thì từ mới ấy, hoặc nghĩa mới của từ cũ ấy sẽ chết đi. Đời sống của ngôn ngữ cứ trôi chảy như vậy, nó phản ảnh sự phong phú của xã hội.

Chính vì thế mà phải tách bạch thái độ chính trị và những gì không liên quan đến nó. Dưới bất cứ thể chế nào, tiếng Việt vẫn cứ là tiếng Việt, nó được sinh ra từ người sử dụng, được phát triển lên nhờ những người sử dụng thông minh. Cộng sản vẫn có thể viết và nói duyên dáng, thu hút. Cộng hòa vẫn có thể viết và nói ngô nghê. Dưới bất cứ thể chế nào thì tiếng Việt vẫn có xấu, có đẹp, có trong sáng, có tục tằn, có trau chuốt và có thô thiển.


Gượng ép gán thái độ chính trị vào cho những từ ngữ mà trước giờ mình chưa từng thấy, như “từ ngữ của Việt cộng”, “từ  ngữ của Tàu cộng” là công việc rất trái tự nhiên, rất mệt mỏi và khiên cưỡng. Nó chỉ khiến người ta xơ cứng, quẩn quanh, già cỗi, lạc hậu và tự cô lập với cộng đồng.

Nếu thực tâm muốn giữ tiếng Việt cho trong sáng và giàu có, trước nhất phải giữ cái đầu cởi mở, chọn lọc, tinh tế và thông minh. Không thể bắt nó đóng băng, làm một cái xác sống, sống bằng hoài niệm cổ hủ. Đó là một việc vô nghĩa chẳng khác gì muốn cái cây tươi tốt nhưng lại chặt hết rễ của nó.


Nhạc Ngoại Quốc, Lời Việt Phạm Duy







Nhạc Khánh Băng







Trường Hải hát Đường Lên Non, nhạc Xuân Tiên







Ý đảng – chính phủ và lòng dân trong vụ căng thẳng do Trung Quốc gây nên ở Bãi Tư Chính







Hòn Thơm







Gỗ nhân tạo: Vật liệu xây dựng nhà cao tầng trong tương lai?







Lm. Nguyễn Ngọc Nam Phong: Thắp sáng ngọn nến lương tri và cầu nguyện xin Chúa thay đổi đất nước Việt Nam







Cảm nhận sau một chuyến về thăm VN, tháng 5 năm 2019 - Tác giả Ts Nguyễn văn Tuấn



Nguyễn Văn Tuấn nguyên giảng sư Đại Học Y Khoa New South Wales & University of Technology, Sydney Tôi vừa có một chuyến đi gần 1 tháng ở bên nhà. Đó là một thời gian tương đối dài đối với tôi, một phần là vì công việc, và một phần khác là nghỉ hè. Chính vì hai việc này mà tôi có dịp đi đây đó, và có dịp quan sát quê hương -- không phải từ phòng máy lạnh, mà từ thực địa. Tôi e rằng những quan sát và cảm nhận của tôi hơi bi quan. Thú thật, tôi không thấy một Việt Nam sẽ "tươi sáng", mà chỉ thấy một đất nước sẽ tiếp tục tụt hậu và lệ thuộc, nhất là trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN<!>

1. Một đất nước trên đà suy thoái.

https://baomai.blogspot.com/ 



Cái ấn tượng chung và bao quát trong chuyến về thăm quê là đất nước này đang trên đà suy thoái hầu như về mọi mặt. Mặc cho những con số thống kê kinh tế màu hồng được tô vẽ bởi Nhà nước, trong thực tế thì cuộc sống của người dân càng ngày càng khó hơn. Hơn 70% dân số là nông dân hay sống ở miệt quê, nên chúng ta thử xem qua cuộc sống của một gia đình nông dân tiêu biểu, gồm vợ, chồng và 2 con. Gia đình này làm ra gạo để các tập đoàn Nhà nước đem đi xuất khẩu lấy ngoại tệ (và chia chác?) nhưng số tiền mà họ để dành thì chẳng bao nhiêu.. Gia đình này có thể có 5 công đất (hoặc cao lắm là 10 công đất), sau một năm quần quật làm việc "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", cả nhà chỉ để dành khoảng 10-15 triệu đồng, có khi còn không bằng một bữa nhậu của các quan chức.


Cuộc sống của người nông dân là nợ triền miên.. Đầu mùa thì vay ngân hàng để mua giống, mua phân, mua thuốc trừ sâu; thu hoạch xong thì phải trả nợ cộng tiền lời cho ngân hàng. Rồi đến mùa vụ kế tiếp thì cái vòng vay - trả nợ lại bắt đầu. Con của người nông dân đi học, thì mỗi đứa phải gánh ít nhất là 10 loại phí khác nhau, có khi lên đến 20 phí! Các trường, các uỷ ban nhân dân, các cơ quan công quyền, v.v. đua nhau sáng chế ra những loại phí để moi móc túi tiền người dân vốn đã quá ít ỏi. Họ không cần biết người dân có tiền hay không, phí là phí, và phải đóng phí. Không ít gia đình không có tiền đóng phí nên cho con nghỉ học. Đã có tình trạng người dân không đủ tiền trả viện phí nên tìm đến con đường tự tử.

Môi trường sống xuống cấp thê thảm. Sự gia tăng dân số gây áp lực vô cùng lớn đến môi sinh. Mật độ dân số tăng nhanh, ngay cả ở vùng nông thôn. Có thể nói rằng hầu hết các con sông ở VN đang chết. Tất tần tật, kể cả heo gà và có khi cả người chết, cũng bị vứt xuống sông.


https://baomai.blogspot.com/ 

Những con sông VN đang chết vì chúng đã biến thành những bãi rác di động khổng lồ. Đó là chưa nói đến sự xâm nhập của nước mặn vào các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần là do mấy cái đập lớn Tàu xây trên thượng nguồn của sông. Tôi cho rằng sự suy thoái về môi trường là mối đe doạ lớn nhất đến sự tồn vong của đất nước.

Ở đất nước này, chính quyền đã mắc cái bệnh vô cảm quá lâu, và bệnh đã trở thành mãn tính, rất khó cứu chữa. Cái bệnh vô cảm của chính quyền nó còn lan truyền sang cả xã hội, mà trong đó mọi người dùng mọi phương cách và thủ đoạn để tranh nhau ngoi lên mặt đất mà sống.. Có thể nói cả xã hội đang chạy đua. Cái chữ "chạy" ở VN đã có một ý nghĩa khác... Dân chạy để đưa con cái vào đại học, vào cơ quan Nhà nước để hi vọng đổi đời. Quan chức cũng chạy đua vào các chức vụ trong guồng máy công quyền, và họ chạy bằng tiền. Tiền dĩ nhiên là từ dân. Thành ra, cuối cùng thì người dân lãnh đủ. Sự suy thoái ở VN diễn ra trên mọi mặt, từ kinh tế, môi trường, y tế, giáo dục, đến đạo đức xã hội.


2. Đất nước đang bị "bán"

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Một anh bạn tôi vốn là một doanh nhân (businessman) thành đạt cứ mỗi lần gặp tôi là than thở rằng đất nước này đang bị bán dần cho người nước ngoài. Mà, đúng là như thế thật. Ở khắp nơi, từ Đà Nẵng, đến Nha Trang, tận Phú Quốc, người ta "qui hoạch" đất để bán cho các tập đoàn nước ngoài xây resort, khách sạn, căn hộ cao cấp. Một trong những "ông chủ" mới thừa tiền để mua tất cả của Việt Nam là người Tàu lục địa.


Chẳng những đất đai được bán, các thương hiệu của VN cũng dần dần bị các tập đoàn kinh tế nước ngoài thu tóm và kiểm soát. Chẳng hạn như các tập đoàn Thái Lan đã thu tóm những thương hiệu bán lẻ và hàng điện tử của Việt Nam.. Tuy nhiên, người dân có vẻ "ok" khi người Thái kiểm soát các cửa hàng này, vì dù sao thì người Thái đem hàng của họ sang còn có phẩm chất tốt và đáng tin cậy hơn là hàng hoá độc hại của Tàu cộng.

https://baomai.blogspot.com/ 



Đó là chưa kể một loại buôn bán khác: buôn bán phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam được quảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn. Chưa bao giờ người Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như là những món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá! Thử hỏi, có người Việt Nam nào tự hào được khi đồng hương mình bị đem ra rao bán như thế.. Xin đừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nước đang bị suy thoái về đạo đức xã hội.


3. Tham nhũng tràn lan

https://baomai.blogspot.com/ 
  

Không cần phải nhờ đến tổ chức minh bạch quốc tế chúng ta mới biết VN là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới. Chỉ cần tiếp xúc với hải quan, hay bất cứ cơ quan công quyền nào, người dân đều có thể nếm "mùi tham nhũng". Tham nhũng từ dưới lên trên, từ bên này sang bên kia, từ cấp thấp đến cấp cao. Có khi tham nhũng công khai, và kẻ vòi tiền mặc cả cái giá mà không hề xấu hổ. Các cơ quan Nhà nước phải hối lộ các cơ quan Nhà nước khác, và họ xem đó là bình thường. Ngay cả những ngành dịch vụ tưởng như là "trí thức" như giáo dục và y tế mà cũng tham nhũng, và vì họ có học nên tham nhũng ở hai ngành này còn "tinh tế" hơn các ngành khác!


Có thể nói là tham nhũng (và hối lộ) đã trở thành một thứ văn hoá. Cái văn hoá này nó ăn sâu vào não trạng của cán bộ Nhà nước. Đã là văn hoá thì nó rất khó xoá bỏ một sớm một chiều. Ngay cả ông tổng Phú Trọng còn thú nhận rằng trạng tham nhũng như "ghẻ ruồi, rất ngứa ngáy, khó chịu", nhưng cho đến nay ông cũng không làm được cái gì để giảm tình trạng này.


4. Xã hội bất an

https://baomai.blogspot.com/ 
  

Có thể nói không ngoa rằng VN là một xã hội bất an. Đọc báo hàng ngày thấy tin tức về tội phạm dày đặc khắp nơi. Chẳng những sự phổ biến của tội phạm, mà sự manh động của các vụ án càng ngày càng táo tợn. Chưa nơi nào có những vụ giết người vô cớ như ở VN: chỉ một cái nhìn cũng có thể dẫn đến cái chết!


Đáng ngại nhất là tội phạm đã lan tràn về tận vùng quê. Ở quê tôi, nơi mà ngày xưa là một làng êm ả, ngày nay là một cộng đồng bất an vì những vụ chém giết xảy ra hầu như hàng tuần! Người dân dưới quê cảm thấy mệt mỏi, không muốn nuôi trồng gì nữa, vì nạn trộm cắp hoành hành triền miên. Nuôi cá chưa đủ lớn thì đã bị trộm câu mất. Trồng một cây mít, trái chưa chín thì đã có trộm hái dùm. Chưa bao giờ tình trạng trộm cắp phổ biến như hiện nay ở vùng nông thôn.

https://baomai.blogspot.com/ 



Đó là chưa nói đến tai nạn giao thông vốn còn kinh hoàng hơn cả trộm cắp. Ở VN, bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết vì sự hỗn loạn của hệ thống giao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đã và đang trở thành nỗi kinh hoàng của không chỉ người dân địa phương mà còn ở du khách.


Một dạng bất an khác là (mất) an toàn thực phẩm. Có thể nói rằng đây là vấn đề làm cho cả dân số quan tâm nhất (theo như kết quả của một cuộc điều tra xã hội chỉ ra). Đi đến đâu, ở bất cứ thời điểm nào, người ta cũng nói đến những loại hàng hoá độc hại được tuồn vào thị trường Việt Nam từ một cái nguồn quen thuộc: Tàu cộng. Ngay cả ở dưới quê tôi, người dân còn không dám mua trái cây có xuất xứ từ Tàu. Không có một nông sản nào của Tàu sản xuất được xem là an toàn.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Ngày nay, ngay cả các bợm nhậu cũng e dè những món ăn ở nhà hàng, quán nhậu, vì không ai dám chắc đó là hàng hoá của VN hay của Tàu. Nhưng điều đáng buồn nhất là sự tiếp tay của các doanh nghiệp Việt Nam để cho hàng hoá Tàu hoành hành đất nước ta và dân tộc ta. Thật không ngoa khi gọi những doanh nghiệp này là "gian thương". Cũng không ngoa để nói rằng gian thương cấu kết với những cán bộ tham nhũng đang giết chết kinh tế nước nhà và người dân.


5. Trí thức không có tiếng nói, không có phản biện

https://baomai.blogspot.com/ 
  

Theo dõi báo chí ở VN, dễ dàng thấy sự trống vắng tiếng nói của giới trí thức. Trước một sự kiện tương đối quan trọng như đại hội đảng csvn, mà không hề có bất cứ một bình luận độc lập nào, không hề có một bài phân tích về các nhân vật chóp bu trong đảng, hoàn toàn không có một phát biểu mang tính viễn kiến của bất cứ một nhân vật "lãnh đạo" tương lai nào! Thay vào đó là những tiếng nói của những người mang danh "sư sĩ" nhưng cách họ nói và ngôn ngữ của họ thì chẳng khác sự "cò mồi" là bao nhiêu..


Trước hiện tình đất nước, giới có học nói chung có vẻ lãnh đạm. Họ không quan tâm. Họ thường chạy trốn thực tế bằng cách biện minh rằng "chỉ lo việc chuyên môn".. Thật ra, cũng khó trách họ, vì nếu họ nói ra những ý kiến thì có thể sẽ bị phạt nặng nề, thậm chí tù đày. Ngay cả yêu nước là một tình cảm thiêng liêng mà cũng phải được tổ chức và ... cho phép. Một xã hội đối xử với giới trí thức như thế thì làm sao bền vững được.


6. Guồng máy quản lý bất tài


https://baomai.blogspot.com/ 
  

Thật ra, sự bất tài của quan chức Nhà nước không còn gì là bí mật. Vì bất tài, nên họ thường "sản xuất" ra những qui định hài hước, và có khi cực kì vô lí và phi khoa học. Chúng ta còn nhớ trước đây, họ cho ra qui định mang danh "ngực nở chân dài"để được lái xe ô-tô, gây ra một trận cười cấp quốc gia. Tưởng như thế đã là hi hữu, ai ngờ họ lạ tái xuất với một qui định "trời ơi": Xe ô-tô 4 bánh phải có bình chữa cháy. Qui định này làm trò cười cho cả thế giới và các hãng sản xuất xe hơi. Tưởng qui định như thế đã là vô lí, họ còn cho ra một qui định "trên trời" như xe trên 10 chỗ ngồi phải có găng tay và khẩu trang lọc độc!(Tất nhiên, không phải ai trong guồng máy Nhà nước là bất tài, vẫn có người tài đó, nhưng cái ấn tượng chung mà người dân có thì đó là một guồng máy gồm những người bất tài, ăn bám nhân dân). 


7. Tuy bất tài, nhưng guồng máy đó rất giỏi trong việc hành hạ dân

https://baomai.blogspot.com/ 
  

Sự hành dân của guồng máy quản lí & hành chính của Việt Nam phải nói là vô song trên thế giới. Đối với người dân, có việc đến cổng công đường là một nỗi sợ, một cơn ác mộng. Hầu như không có một việc gì, từ nhỏ đến lớn, mà trôi chảy lần đầu khi đến gặp các quan chức Nhà nước. Tôi về quê và nghe nhiều câu chuyện hành dân mà nói theo tiếng Anh là "incredible" -- không thể tin được. Chỉ cần cái họ viết sai dấu (như "Nguyển" thay vì "Nguyễn") là cũng bị hành và tốn tiền triệu! Những lỗi sai chính tả đó là của họ (quan chức, cán bộ), nhưng họ vẫn hành dân một cách vô tư.. Họ tìm mọi cách, mọi lúc để "đá" dân từ cơ quan này sang cơ quan khác, và biến dân như những trái banh để họ làm tiền. Thực dân Pháp ngày xưa có lẽ cũng không hành dân như cán bộ Nhà nước ngày nay.

https://baomai.blogspot.com/ 



Năm 2016 này Việt Nam sẽ tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community hay AEC). Mục tiêu là hình thành một cộng đồng kinh tế có khả năng cạnh tranh cao, hàng hoá và dịch vụ, đầu tư sẽ tự do lưu chuyển giữa các nước thành viên. Tôi ghé thăm một đại học lớn ở Thái Lan vào năm 2013, và giới trí thức bên đó đã bàn rất nhiều về viễn cảnh này, họ tư vấn cho chính phủ để chuẩn bị hoà nhập vào AEC. Nhưng ngạc nhiên thay, ở VN rất ít thảo luận về AEC và những tác động của nó đến cuộc sống của người dân! Nhưng với tình trạng suy thoái, đất nước bị "bán", tham nhũng tràn lan, xã hội bất an, trí thức không có tiếng nói, guồng máy quản lý bất tài nhưng giỏi hành dân, thì không nói ra, chúng ta cũng biết là khả năng cạnh tranh của VN không cao trong AEC. Khả năng cạnh tranh không cao rất có thể dẫn đến nguy cơ lệ thuộc.


Tái bút: 

Nhiều người khi đọc những bài và ý kiến như thế này thường hỏi một cách hằn học rằng “ông có phải là người Việt Nam hay không mà phê phán đất nước như thế”, “ông đã làm gì cho đất nước này”, hay "nói thì hay, vậy giải pháp là gì", v.v.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Tôi nghĩ những câu hỏi đó không tốt mấy, và có phần ... lạc đề. Vấn đề là cái xấu đàng hoành hành đất nước này, chứ đâu phải tôi là ai hay tôi đã làm gì cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ có người có công và đóng góp cho đất nước mới được “phép” phê bình sao. Nghĩ như thế thì e rằng quá nhỏ mọn. Mà, muốn biết tôi đã làm gì thì cũng chẳng khó khăn gì trong thời đại google này. Giải pháp nó nằm ngay ở mỗi cá nhân chúng ta. Mỗi người cần phải làm tốt và sống tử tế là giải pháp tốt nhất để đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái bất công, cái bất cập trong xã hội.