Tô phở Bát Đàn, ngon nhất Hà Nội |
khktmd 2015
Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014
Cục đất phản động, nhà văn Bùi Ngọc Tấn - Tác giả Vũ Thư Hiên
Đây là một chút kỷ niệm với nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Nó được viết ra khi anh còn sống, không rõ đã được in ở đâu, vào năm nào (tôi quên rồi). Nay tình cờ tìm thấy nó trong đống lộn xộn những bài viết cũ, bèn đưa lên đây để chia sẻ cùng bè bạn fb trong niềm đau thương tiếc một người đáng quý vừa chia tay chúng ta.
Ở miền Bắc Việt Nam trong thập niên 60, mọi thứ tin tức đều chậm. Trong tù, tin ở ngoài lọt vào còn chậm lắm lắm. Tin Bùi Ngọc Tấn bị bắt đến với tôi chậm tới bốn năm.
Năm 1971, tôi ở nhà tù có tên Trại cải tạo Tân Lập. Trại này nằm trong vùng đồi núi tỉnh Phú Thọ. Nó gồm vài phân trại, phân trại này cách phân trại kia năm bẩy cây số, tù chính trị ở lẫn với tù hình sự trong những phòng giam khác nhau. Thỉnh thoảng người ta lại xây thêm một phân trại mới cho tù từ các trại tạm giam các địa phương chuyển đến. Không biết mọi năm thế nào, chứ hồi ấy được mùa tù, trại giam mọc lên như nấm. Ngoài các trại Trung ương trên vùng rừng núi, tỉnh nào cũng có trại cả. Tỉnh nào chưa có trại riêng, phải gửi tù qua trại khác ở nhờ thì xấu hổ.
Ở trại nào cũng thế, cứ mỗi lần có tù mới là một lần cả trại náo nức. Tù mới đến là sứ giả của cuộc sống bên ngoài. Không có tù mới thì tù cũ mù tịt, không có cách nào biết ở bên kia những bức tường trại có chuyện gì xảy ra. Mà khốn nạn, những tin tức tù mới mang theo thường cũng chẳng mới là bao. Bởi vì trước khi bị hoặc được chuyển lên trại Trung ương họ có thể nằm trại tạm giam hoặc trại địa phương từ một đến hai năm. Tin một người chồng chết khi đến chỗ chúng tôi thì vợ đã kịp tái giá.
Trong một buổi buổi uống trà lậu với ấm là ca men, chén là đốt nứa, bếp là bát sắt men rách, một anh tù hình sự đất cảng đang lúc vui chuyện bỗng dưng nhắc tới một người tù ở trại Thủy Nguyên. Rằng ông này rất chi là đặc biệt, bướng lắm, cứ ngang xương mà tay đôi với cán bộ. Không cãi to, cứ nhỏ nhẹ, rì rầm, nhưng là cãi. Mà cán bộ chịu đấy. Không hiểu họ không dám trấn áp, hay vì nể cái gì mà không trấn áp, chỉ biết họ mặc, muốn cãi sao cũng mặc. Ai đã ở từng ở tù đều biết: ăn nói với cán bộ không phải thế nào cũng xong, lơ mơ đi cùm liền. Tôi hỏi hình dáng ông bạn tù ra sao, thì anh tù hình sự nói ông này không cao to cho lắm,nhưng đậm người, tóc rễ tre, trước kia đâu như là nhà báo hay nhà văn thì phải. Tôi lại hỏi: vậy cái ông nhà văn hay nhà báo nọ số chẵn hay số lẻ thì anh tù bảo ông ta số chẵn, nhưng mọi người đều biết đích thực là tội chính trị. Hỏi tên thì người kể chuyện bb1 anh ta không biết. Tôi đồ rằng đó là Bùi Ngọc Tấn. Nhà báo, tóc rễ tre thì đúng rồi, nhưng cao to thì không phải – Tấn người tầm thước, mập mạp. Ra tù rồi tôi mới biết mình luận không sai. Tấn bị bắt sau tôi mấy tháng, vào đầu năm 1968.
Thời bấy giờ xã hội miền Bắc Việt Nam giống như một tu viện, với những tôn ti trật tự không giống ai do một vị chưởng quản khắc nghiệt đặt ra. Trong tu viện này bướng là một cái tội, mà tội lớn. Người dân chỉ được một cái quyền: ấy là ngoan. Người ngoan được coi là công dân tốt. Những người bị bắt vì tội bướng bỉnh nhiều lắm. Tức là, không có một tội tên là như thế trong luật hình sự của nhà nước, tất nhiên, nhưng người đi tù bắt đầu chỉ bằng sự cãi lại bề trên, là người được coi như đại diện cho Ðảng và Nhà nước, thì ngay lập tức bị ghi vào sổ đen, bị báo cáo, bị lập hồ sơ, sau rốt đi tù suốt. Chuyện như thế chẳng còn làm ai ngạc nhiên.
Ðiều tôi không hiểu được là Bùi Ngọc Tấn của chúng tôi đâu có được xếp đầu bảng đám cư dân bướng bỉnh để đến nỗi bị bắt. Anh hiền lành, nho nhã, sống củ mỉ cù mì, không châm chọc chính quyền, ăn nói cẩn trọng, viết văn thuận chiều, cũng chẳng ho he nói xấu lãnh tụ hay là bới móc chế độ. Trong những câu chuyện anh em bàn nhăng bàn cuội anh chỉ gật gù với thái độ tán thưởng, được hiểu là chúng ta như nhau cả, không có gì khác. Vì thế, ở ngoài nhìn vào Bùi Ngọc Tấn là một công dân không những bình thường, mà còn là công dân ngoan. Tấn mà cũng rơi vào tù thì chắc còn khối người phải theo chân anh. Ðiểm mặt các bạn đồng nghiệp không ngoan với chế độ thì thấy số có khả năng vào tù không phải là ít. Ðó là những nhà văn nhà báo nếu không giữ được để thốt ra miệng sự bất đồng với mọi thứ đường lối của Ðảng, thì cũng là loại người hấm hứ quay lưng lại với những đường lối ấy. Bất đồng về đường lối văn nghệ không thôi thì còn thể tha, chứ với đường lối chung, với chủ trương lớn của Ðảng mà cũng tỏ ý không bằng lòng thì Ðảng không tha. Không cần phải có hành động chống đối, chỉ cần có ý nghĩ chống đối thôi đã đủ để Ðảng trừng trị rồi. Mà ý nghĩ của con người ta khó giữ lắm, giấu mấy thì giấu, cẩn thận mấy thì cẩn thận, rồi cũng lộ ra, không ở chỗ này thì chỗ kia, không với người này thì người khác.
Sau này, qua những tin tức lọt vào tôi mới biết đúng là Bùi Ngọc Tấn đã bị bắt. Những người ngang cành bứa hơn anh nhiều lại không bị, mới kỳ. Những người ngang ngạnh không bị bắt có thể là vì họ vừa bị mắng đã nước mắt nước mũi giàn giụa xin tha. Mà cũng có thể các nhà lãnh đạo toàn năng và toàn quyền thấy bắt thế đủ rồi, không cần bắt thêm nữa. Lại cũng có thể các vị e ngại làn sóng công phẫn ngấm ngầm nhưng mạnh mẽ bắt đầu làm xáo động xã hội mà phải bắt, nhưng bắt nhiều quá cũng không phải đắc sách , mới ngừng. Thôi thì cứ đổ mọi sự không giải thích được cho cái số. Cho tiện.
Lại nữa, cũng có thể luận rằng Tấn bị bắt là do chơi thân với Hồng Sĩ, trung tá Công an, có quan hệ mật thiết với tôi, mà cả tôi lẫn Hồng Sĩ đều là “phần tử xét lại chống Ðảng”, đều đã bị bắt. Cũng như thế, Hồng Sĩ bị bắt là do chơi thân với Kỳ Vân. Kỳ Vân bị bắt vì chơi thân với Hoàng Minh Chính. Huy Vân bị bắt vì chơi thân với Lê Liêm, vân vân. Dưới triều Lê Duẩn, cái sự giao du thường tình ở mọi xã hội khác được coi là thứ tiềm ẩn những tai họa cho chế độ. Tôi còn nhớ hồi ấy nhiều người không dám khai bất cứ ai vào mục bạn bè thân thiết trong lý lịch (trong bản khai lịch có mục đó). Cứ khai không có bạn thân thiết nào hết là chắc ăn.
Tôi kể đầu đuôi câu chuyện chúng tôi bị bắt nó là như thế nào, để giải nghĩa cái xã hội trong đó chúng tôi sống nó là như thế, ở đó người chẳng có tội tình gì cũng có thể bị bắt. Chứ tôi không có định kêu oan với ai. Càng không định kêu oan với mấy ông con giời “có ăn tìm đến, đánh nhau bỏ đi” quen đứng trên đầu nhân quần để đóng vai phán xét.
Thế là Bùi Ngọc Tấn của tôi trở thành nhà văn phản động chống chế độ. Không phải bằng văn chương (chắc chắn là như thế), mà bởi những mối quan hệ bè bạn (nhiều phần là như thế).
Không phải thế thì còn do cái gì?
Chúng tôi quen nhau vào đầu thập niên 60, cái thập niên đầy biến động sau cuộc tấn công vào tệ sùng bái cá nhân của Nikita Khrushev trong Ðại hội lần thứ XX Ðảng cộng sản Liên Xô, mà hậu quả của nó là làm rung lay tận gốc các quốc gia có đảng cộng sản cầm quyền. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Chống sùng bái cá nhân chưa hẳn là chống chế độ toàn trị, nhưng cũng là đòn nặng đánh vào nó.
Những nhà lãnh đạo ruột rà với chế độ này hiểu ra hiểm hoạ đó bèn huy động mọi lực lượng có trong tay để chống lại. Nếu như ở bên Tầu người ta làm đại cách mạng văn hóa vô sản, thì ở Việt Nam cũng có một cái tương tự, nhưng bớt ồn ào hơn, chúng tôi gọi nó là “tiểu cách mạng văn hóa vô sản”. Mục tiêu chính của cái việc làm mang bản chất vô văn hóa này là phản công lại làn sóng yếu ớt đòi dân chủ hóa xã hội. Nó nhằm vào lớp đảng viên cứng đầu và đám trí thức, xưa nay vốn bị đảng nghi kỵ (các nhà lãnh đạo thất học bao giờ cũng đinh ninh bị trí thức khinh khi). Trong cuộc truy lùng phù thuỷ do Lê Duẩn – Lê Ðức Thọ lãnh đạo, chúng tôi, những người cầm bút do chính đảng cộng sản đào tạo, cũng trở thành con mồi của chúng.
Không biết khi Bùi Ngọc Tấn trở thành kẻ thù của nhân dân thì anh nghĩ sao, chứ tôi thì tôi ngao ngán lắm. Tôi tiếc mình đã không làm một cái gì hơn những lời phát biểu ngang ngược làm đảng lãnh đạo bực mình, để rồi bị bắt một cách lãng nhách. Thật uổng.
- Mình cũng nghĩ như thế. – Bùi Ngọc Tấn nói với tôi khi chúng tôi gặp nhau tại Sài Gòn năm 1985 – Nhưng nếu làm, thì hồi ấy chúng mình làm được cái gì?
Chúng tôi chẳng làm được cái gì hết, trừ những lời nói. Ðành tự an ủi rằng dù sao chúng tôi cũng đã gióng được một tiếng chuông nho nhỏ, để cho những nhà lãnh đạo tự thị biết rằng cái sự ngoan ngoãn đi theo đảng không còn như trước nữa, rằng cái sự đoàn kết dưới cờ đảng trong khối thống nhất không gì phá vỡ nổi chỉ có giá trị huyền thoại. Và để nhân dân hiểu rằng cần phải tỉnh táo nghĩ bằng cái đầu của mình, chứ không thể nhất nhất vâng theo đám đầu mục thời hiện đại.
Ðiều làm tôi mừng là tinh thần Bùi Ngọc Tấn vẫn như xưa, khi anh chưa phải chịu đựng sáu năm tù không có xét xử. Mái tóc nhiều sợi bạc, mặt nhiều nếp nhăn hằn sâu – đó là tất cả những gì mà Ðảng anh minh có thể thay đổi trong con người anh.
- Chúng mình sẽ phải viết về những gì chúng mình thấy. – Tấn nói – Trách nhiệm đấy, ông ạ.
- Hoặc đừng cầm bút nữa. Tôi đồng ý với anh.
Tôi cặm cụi sưu tầm tài liệu cho cuốn sách của tôi. Nó sẽ phải ra đời, một lúc nào đó.
Tấn kể cho tôi nghe chuyện đời tù, nói anh ghi chép được khá nhiều cho những sáng tác tương lai, bây giờ anh đang sắp xếp lại để viết. Nhưng anh than phiền rằng anh viết chậm, chậm lắm. Và cảm thấy mình bất lực – sự thật ngồn ngộn trước mắt mà ngòi bút thì ẻo lả, không sinh khí.
Tôi suy tôi ra thì hiểu tâm trạng Tấn. Bất cứ công việc nào cứ bỏ bễ một thời gian thì cũng thế cả, bắt đầu lại lóng ngóng lắm. Trong chuyện viết văn còn tồn tại một cái ngáng trở ngòi bút nữa. Là cái sợ.
Nó là con đỉa sống dai, bám chắc. Hồi ấy, năm 1985, chưa có gì hứa hẹn cái chết của nó.
Tôi hình dung ra phòng văn của Tấn. Một căn phòng không quá hai chục thước vuông, nơi vừa là phòng ăn, vừa là phòng ngủ của cả gia đình – vợ chồng anh và các cháu. Nơi từ nhiều năm thường xuyên diễn ra những cuộc gặp gỡ ồn ào giữa mấy thế hệ cầm bút, những cuộc tranh cãi nghệ thuật khi vui vẻ khi khùng điên bên cạnh giường ngủ của vợ con Tấn, màn đã buông. Nơi Nguyên Hồng lui tới nhiều nhất mỗi khi trở về vùng đất sinh thành của những nhân vật Bỉ Vỏ, Qua Những Màn Tối, Những Ngày Thơ Ấu… Nguyên Hồng nhận xét về Tấn:
“Thằng này nó viết dí dỏm ra phết. Cái nhìn của nó cũng thế, tưởng là lờ đờ mà hoay hoáy, hoay hoáy, phát hiện ra những cái mà người khác bỏ qua, hoặc là không thấy được. Mình mà có cái chất của nó hồi trẻ thì phải biết!”
Những kỷ niệm này được Tấn ghi lại một phần không nhiều trong Một Thời Ðể Mất.
Tấn bắt đầu văn nghiệp bằng nghề phóng viên. Anh làm ở tờ Tiền Phong, một tờ báo của Ðoàn thanh niên lao động (sau thay đổi tên thành Ðoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh). Anh đi nhiều, viết nhiều. Những bài báo tầm phơ, tất nhiên. Nhưng những chuyến đi liên miên ấy cho anh chất liệu để viết cái khác – những truyện ngắn, bút ký. Bạn đọc bắt đầu chú ý tới anh bởi cái nhìn độc đáo, sắc sảo. Anh viết cần cù, không nhiều, nhưng không nịnh bợ, không tô hồng, cũng không bôi đen, biết tránh né. Có nghĩa không hoàn toàn là cách viết thời thượng, cũng không phải cách viết để được khen là tiến bộ, chóng được lên lương, lên chức. Có những tác phẩm anh viết để đấy, chỉ vài người bạn thân được biết. Mà chúng nào có phải tác phẩm chửi đảng hoặc bôi đen chế độ đâu, chúng chỉ thực, hoặc quá thực mà thôi. Không biết anh có bị mất những bản thảo ấy vào tay Công an không? Nếu là thế, tội anh sẽ nặng thêm.
Bùi Ngọc Tấn không bỏ bút, đúng như anh nói. Anh cặm cụi viết, và kết quả là hai cuốn sách đã ra đời: Một Thời Ðể Mất, Những Người Rách Việc… Lần này cũng vậy, những đề tài vẫn cứ là hiền lành, không chính trị chính em, chỉ là chuyện đời thường, là những suy ngẫm về số phận và những quan hệ giữa người và người. Tuy vậy, những cuốn sách hiền lành ấy cũng không thể được xuất bản ba mươi năm trước, khi Bùi Ngọc Tấn bước chân vào nhà tù. Thời đã khác.
Tôi sẽ không nói về nội dung những chuyện được ghi lại trong sáng tác của Bùi Ngọc Tấn. Tự những câu chuyện bình dị được kể bằng giọng la đà, không có ý thuyết phục ai, chẳng dám dạy bảo ai, nói lên cái nhìn nhân bản, xót xa đối với con người của tác giả. Sáng tác của Bùi Ngọc Tấn lần đầu tiên đến với bạn đọc hải ngoại là Người Chăn Kiến, được đăng trong một số tạp chí Diễn Ðàn ở Paris. Số phận của người giám đốc bị bỏ tù oan được miêu tả một cách dửng dưng có sức mạnh của tiếng thét bất bình. Anh giám đốc cuối cùng được trả lại tự do, được phục chức, lẽ công bằng có vẻ như đã được lập lại cho anh ta, nhưng ở lúc lẽ ra anh ta phải vui nhất, sướng nhất, thì anh lại lẳng lặng chui vào phòng riêng để làm cái công việc khổ sai kỳ cục mà những tên anh chị lưu manh trong tù bắt anh phải làm, để hạ nhục anh, là đi bắt mấy con kiến và … chăn chúng. Mặc cho ở ngoài kia người ta liên hoan tưng bừng, anh kiên nhẫn dùng những tấm danh thiếp chặn đường đi của những con kiến trong cái trò chơi vô nghĩa của mình. Than ôi, con người bị chà đạp đến đánh mất mình đến như thế đấy. Ngay cả trong vô thức anh ta không nhận ra anh ta nữa. Người Chăn Kiến là tiếng kêu cứu cho con người bé nhỏ, con người tội nghiệp, con người dân đen, là lời nguyền rủa cái quyền lực bất nhân không đếm xỉa đến số phận thần dân nằm dưới quyền cai trị của nó.
Ðược viết mấy dòng về bạn mình, trong lúc bạn còn sống, là một niềm vui.
Bùi Ngọc Tấn gặp rủi, nhưng vượt qua nỗi bất hạnh của mình, anh may mắn được sống tới hôm nay, để còn có dịp gửi tới các bạn tiếng lòng anh.
Mong rằng chúng ta sẽ còn nhiều dịp được gặp anh trong những cuốn sách khác, bởi vì những gì mà thế hệ chúng tôi chứng kiến và nếm trải đáng được viết ra trong không phải một vài, mà nhiều cuốn sách.
Thói quen ăn uống làm hại thận
Thận rất quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Nhiệm vụ của thận là lọc máu, sản xuất kích thích tố, hấp thụ khoáng chất, sản xuất nước tiểu, loại bỏ độc tố và trung hòa axit. Tổn thương hoặc suy giảm hoạt động của thận có thể không có biểu hiện cụ thể trong nhiều năm nên nhiều người thường bỏ qua. Do đó bệnh thận thường được gọi là “bệnh im lặng”. Đó là lý do bạn nên chăm sóc thận trước khi quá muộn.
Dưới đây là danh sách 10 thói quen phổ biến có thể làm hỏng thận của bạn theo thời gian.
1. Không uống đủ nước
Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu và loại bỏ độc tố, chất thải. Khi bạn không uống đủ nước trong ngày, các độc tố và chất thải ngày bắt đầu tích lũy và gấy áp lực cho thận trong việc thải lọc. Kết quả là thận phải làm việc nhiều hơn và có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
2. Ăn quá mặn
Cơ thể bạn cần natri hoặc muối để hoạt động trơn tru. Tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và gây tổn thương cho thận. Một nguyên tắc nhỏ là không ăn quá 5 gam muối trong một ngày.
3. Thường xuyên nhịn tiểu
Nhiều người trong chúng ta bỏ qua yêu cầu này của cơ thể vì quá bận rộn hoặc muốn tránh nhà vệ sinh công cộng. Thường xuyên nhịn tiểu sẽ làm tăng áp suất nước tiểu lên thận, có thể dẫn đến suy thận, sỏi thận, và mất kiểm soát trong việc thải lọc. Vì vậy, bạn cần đi vệ sinh khi cảm thấy cần thiết.
4. Tiêu thụ quá nhiều protein động vật
Tiêu thụ quá nhiều chất đạm, đặc biệt là thịt đỏ, làm tăng tải về trao đổi chất của thận. Vì vậy, tiêu thụ nhiều protein trong chế độ ăn uống của bạn có nghĩa là thận của bạn phải làm việc vất vả hơn và điều này có thể dẫn đến tổn thương thận hoặc rối loạn chức năng theo thời gian.
5. Thiếu ngủ
Chúng ta đã biết về tầm quan trọng của một giấc ngủ ngon. Mất ngủ mãn tính có liên quan đến nhiều bệnh và bệnh thận cũng có trong danh sách này. Thiếu ngủ liên tục sẽ ảnh hưởng đến cơ chế sinh học, làm cho mô thận bị hư hỏng sẽ phục hồi, do đó hãy cho cơ thể của bạn thời gian để chữa lành và tự phục hồi.
6. Uống nhiều cà phê
Cũng giống như muối, caffein trong cà phê có thể làm tăng huyết áp và làm gia tăng căng thẳng tới thận của bạn. Theo thời gian, tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể gây tổn thương cho thận của bạn.
7. Lạm dụng thuốc giảm đau
Nhiều người vẫn sử dụng thuốc giảm đau với bất kỳ đau nhức nhỏ có thể khỏi một cách hoàn toàn tự nhiên. Sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến tổn hại nghiêm trọng của gan và thận.
8. Uống rượu
Mặc dù không có gì sai khi thưởng thức một ly rượu vang hoặc một cốc bia, nhưng hầu hết chúng ta thường không dừng lại ở mức đó. Rượu thực sự là một loại độc tố dẫn đến căng thẳng, tổn hại gan và thận.
Ca sĩ Hoàng Oanh nói về bài hát Ai Ra Xứ Huế cũa nhạc sĩ Duy Khánh
Tôi sinh trưởng tại miền Nam. Quê tôi ở tỉnh Mỹ Tho.
Năm lên mười một tuổi, khi học đệ thất trường Gia Long, tôi có mấy cô bé bạn học người Huế. Không thân lắm nhưng tôi để ý đến giọng nói trọ trẹ. Lần đầu tiên tiếp xúc với bạn mới, phải để ý lắng tai nghe mới hiểu được bạn tôi đang nói gì. Nhưng đến khi các cô bé xúm lại nói chuyện với nhau thì tôi đành chịu, không làm sao xen vô câu chuyện với họ được.
Năm lên đệ tam, tôi có thêm mấy người bạn miền Trung khác. Tuy quen lần với giọng Huế lơ lớ, nhưng thú thật khi bạn tôi lên trả bài, tôi nghe tiếng được tiếng mất.
Qua bạn bè cùng lớp, bắt đầu biết đôi chút về miền Trung, về Huế, tôi tưởng tượng những cô gái Huế ngoài kia với mái tóc thề xõa bờ vai trong một thành phố thơ mộng, cổ kính. Bao nhiêu đó đã kích thích trí tò mò của tôi về xứ Huế với tâm tình lắng sâu nhưng nhạy cảm của những cô gái Huế. Bạn bè tôi thường tả là Huế đẹp, Huế thơ. Tôi thích hát những bản có âm hưởng miền Trung. Không những thích, tôi thấy hình như có gì hợp với tâm hồn mình lúc đó. Những bài ca Huế tôi hát dễ dàng, hồn nhạc thấm vào hồn tôi tự nhiên mà tôi không nhận ra.
Cơ hội tốt lành đã đến khi hãng dĩa Việt Nam mời tôi thu băng bài Ai Ra Xứ Huế của Duy Khánh. Tôi nhận lời ngay, không do dự. Dường như với tuổi trẻ mộng mơ, trong lòng tôi có sẵn cảm tình với Huế. Hôm đó tôi hát Ai Ra Xứ Huế với tâm hồn mình, với lòng tha thiết, mến yêu như một ca sĩ hát cho quê hương chôn nhau cắt rốn. Anh Duy Khánh nghe xong rất vui thích vì theo lời anh, tôi diễn tả đúng lời ca, ý nhạc anh muốn gởi gắm cho thành phố thân yêu anh vừa từ giã. Anh Duy Khánh nhường tôi thâu bản nhạc này, một hân hạnh đối với tôi, cô nữ sinh đang tập tễnh vào ngưỡng cửa nghiệp cầm ca. Dĩa hát thâu bài Ai Ra Xứ Huế của tôi được phổ biến, được nhiều thính giả gởi lời khen ngợi, khuyến khích. Cô nữ sinh - ca sĩ có mặt với sân khấu kể từ buổi đầu lưu luyến.
Không bao giờ tôi quên được hôm đó, ngày 06 tháng 11 năm 1964 tại phòng thâu băng trên đường Võ Di Nguy (Chợ Cũ). Trong lúc tôi đang dợt với ban nhạc của nhạc sư Nghiêm Phú Phi, nhà văn Lê Thanh Thái chụp mấy bô hình tặng tôi kèm theo bài thơ mà lâu ngày tôi quên tuốt luốt, chỉ còn nhớ được mỗi hai câu:
“Vượt núi tiếng hò ra xứ Huế
Oanh vàng dìu dặt gợn dòng Hương…”
Cũng vào năm đó, tôi được mời đi trình diễn đại nhạc hội ở Huế. Còn gì vui hơn, còn gì thỏa thích hơn, tôi nhận lời liền, mặc dù lúc ấy tôi rất bận rộn chuyện học hành, thi cử liên miên.
Chương trình lưu diễn gồm cả Đà Nẵng, Qui Nhơn, nhưng tôi chỉ nôn nao chờ đợi chuyến đi Huế, thành phố tôi biết nhiều bằng tưởng tượng của tuổi trẻ mới lớn lên. Trong đoàn lưu diễn có chị Bạch Yến và Phương Dung. Chúng tôi không đi một mình mà có má đi theo. Việc này đã tạo cơ hội cho một số bạn bè lớn tuổi trong nghề thích vui đùa, chọc phá hay chế nhạo. Họ đùa nghịch, giỡn chơi bằng cách thêm vào chữ “má” trước tên ca sĩ. Còn nhỏ, chưa quen với lối đùa nghịch của lớp bạn bè lớn tuổi, tôi hơi mắc cỡ nhưng không biết làm thế nào, nghĩ rằng có má đi cùng tôi đỡ lo nhiều chuyện. Người sẽ lo lắng cho tôi, lỡ có đau ốm hay chuyện gì xảy ra bất thần.
Và Huế không phải bằng tưởng tượng, mà Huế thật sự với dòng sông Hương thơm mát, với cảnh đẹp thiên nhiên đã ở trước mắt tôi. Có ra đến đây nhìn cảnh, nhìn người mới thấy Huế gợi cảm có sức thu hút, quyến rũ du khách. Nhìn cầu Tràng Tiền bắt ngang sông Hương. Nhìn những đoàn học sinh đồng phục trắng từng bước nhẹ nhàng thanh thoát như chim. Nhìn phong cảnh Huế, không phải ai ra xứ Huế nữa, mà chính tôi, tôi đang sống, đang có mặt trên thành phố nên thơ này.
Người Huế hiếu khách và rất tình cảm. Trong suốt thời gian ở Huế, ngày nào tôi và má tôi cũng được hướng dẫn đi thăm thành phố, di tích và thắng cảnh. Chưa được đi thăm lăng tẩm vì nghe nói đẹp lắm, nhưng chúng tôi được đưa đi đèo Hải Vân. Rất tiếc hôm đó vì đi nhiều nơi, vừa đến chân đèo thì trời sụp tối phải trở về cho kịp giờ trình diễn. Bù lại, chúng tôi được đi đò trên sông Hương một buổi tối. Huế có những quán hàng rong đặc biệt, không những hàng quà trên bờ, mà cả dưới nước. Đò chúng tôi thả trôi theo dòng nước, không xa cầu Trường Tiền lắm, bỗng nghe những tiếng rao dài từ trên những chiếc thuyền nhỏ không mui. Món ăn cũng đặc biệt: Cơm hến. Người Nam ăn hủ tiếu, người Bắc ăn phở, người Trung ăn bún bò món ăn quốc hồn, quốc túy của ba miền. Ra Huế tôi biết thêm một điều, ngoài bún bò, Huế có thêm cơm hến. Gồm đủ mùi vị cay, mặn, nồng, the the vì có khế chua, nhưng dư vị sau cùng là mặn mà tình quê.
Có một kỷ niệm làm tôi nhớ mãi là hôm đầu tiên mới đến Huế, đang từ cửa sổ khách sạn nhìn ra ngoài chờ đợi ban tổ chức đã có hẹn trước thì một nhóm mấy chị nữ sinh Đồng Khánh đến thăm. Sáu cô nữ sinh tha thướt trong áo dài màu trắng, nón bài thơ, cặp sách cầm tay. Mặc dù chưa gặp nhau lần nào nhưng chúng tôi vui vẻ chuyện trò như những người bạn quen từ lâu. Chuyện trời mưa trời nắng, chuyện Sài Gòn, chuyện Huế, chuyện hát hò… Vui thật là vui.
Hình ảnh áo dài trắng, nón lá, cặp sách đối với tôi chẳng có gì xa lạ vì tôi cũng mang những thứ ấy ngày ngày hai buổi đến trường. Nhưng hôm ấy tự nhiên tôi thấy nôn nao “chi lạ”. Vừa bạn, vừa khách, vừa xa, vừa gần. Lần gặp gỡ đầu tiên này với mấy chị nữ sinh Đồng Khánh làm tôi nhớ mãi.
Cầm tay nhau sắp ra về, một “cô bé” có lẽ cũng trạc tuổi tôi, không hiểu sao rất mến tôi, hẹn sẽ viết thơ cho tôi. Trở về Sài Gòn, rất nhiều lần tôi nhận được thơ của người bạn mới, lần nào thơ viết cũng thật dài, hai ba tờ giấy đôi. Mến thương nhất là lần nào cũng vậy, ba tờ giấy được nhuộm thành màu tím rất đẹp, màu tím Huế, thật dễ thương và viết lên trên bằng loại chữ màu trắng nguyên cả bức thơ. Vừa vui mừng, vừa ngạc nhiên thích thú, tôi biên thơ hỏi thăm cách làm để cố gắng đáp lại lòng mến thương của người bạn Huế. Mặc dù đã được chỉ dẫn cẩn thận, tôi thí nghiệm nhiều lần nhưng lần nào cũng vụng về không làm sao có được màu trắng trong và màu tím trinh nguyên như bức thơ tôi nhận được. Không đáp được tâm tình người bạn mới, tôi đành tự an ủi rằng không phải là cô nữ sinh tình tứ sông Hương núi Ngự, không ai đủ nhẫn nại làm được.
Không biết bây giờ “cô bé” ấy ở đâu, trong nước hay tỵ nạn xứ người. Hoàng Oanh vẫn nhớ chị mãi, nhớ những bức thơ màu tím, mực trắng, nhớ mãi kỷ niệm xưa với chị.
Chỉ đến thăm Huế một lần và một lần thôi vì sau đó phải bỏ nước ra đi, tưởng tượng nếu có dịp ra Huế thêm nhiều lần sẽ còn chồng chất bao nhiêu kỷ niệm khó quên khác.
Đừng hôn con, cô ơi !
Quốc kỳ CSVN được in vào poster cảnh cáo trộm cắp ở Nhật
Poster cảnh cáo người Việt hãy ngưng trộm cắp tại Nhật. |
Cờ đỏ sao vàng được dùng làm nền cho một poster cảnh cáo người Việt Nam làm việc, học hành tại Nhật hãy ngưng trộm cắp và “lao động” (làm việc, học hành) theo cách lương thiện.
Poster vừa kể được một du học sinh theo học tại Học Viện Matsuyama, thành phố Matsudo, Chiba chụp lại khi nhìn thấy nó trong khuôn viên của học viện này rồi đưa lên Internet.
Trên poster, nền đỏ của quốc kỳ Việt Nam được trình bày như một mảng máu. Ngoài cảnh báo “Trộm cắp Stop!” người thiết kế còn dùng một khẩu hiệu mà Đảng CSVN vẫn dùng để nhắc nhở người Việt Nam làm việc, học hành tại Nhật: “Lao động là vinh quang.”
Những cảnh báo tương tự nay nhan nhản trên khắp đất Nhật sau khi người Việt đổ đến Nhật làm thuê, du học. Hồi tháng 4 vừa qua, cảnh sát Nhật công bố một thống kê về tình trạng phạm tội của các sắc dân ngoại quốc đến Nhật làm việc và học hành trong năm 2013.
So với 2012, số vụ phạm tội của người ngoại quốc tại Nhật trong năm 2013 tăng 8%. Dẫn đầu về số vụ phạm tội tại Nhật là người Trung Quốc, kế đó là người Việt và xếp thứ ba là người Đại Hàn. Tuy nhiên, cũng theo thống kê vừa kể thì người Việt dẫn đầu về trộm cắp tại các cửa hàng, siêu thị.
Trong thập niên vừa qua, số vụ phạm pháp của những người Việt trên đất Nhật tăng 60%. Nếu năm 2004 chỉ có 713 người bị bắt thì năm 2013, con số này là 1,118. Đáng chú ý là những vụ trộm cắp hàng hóa trong các cửa hàng, siêu thị tại Nhật do người Việt thực hiện và bị phát giác đều dính líu đến Vietnam Airlines.
Hồi thượng tuần tháng 4, cảnh sát Nhật lục soát văn phòng của Vietnam Airlines tại Tokyo rồi bắt giữ một nữ tiếp viên 25 tuổi. Cô này bị cáo buộc đã tiêu thụ hàng gian, bằng cách giúp vận chuyển số hàng hóa trộm cắp trị giá 120,000 yen từ Nhật về Việt Nam hồi tháng 9 năm 2013.
Cảnh sát Nhật bảo rằng họ có bằng chứng cho thấy còn đến 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines tham gia tiêu thụ hàng gian và đã phát lệnh triệu tập năm nhân viên của Vietnam Airlines, gồm cả phi công của Vietnam Airlines. (*)
Cục trưởng Hàng Không Quốc Doanh Việt Nam thừa nhận, chuỗi scandal vừa kể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả uy tín của các hãng hàng không Việt Nam lẫn thể diện của người Việt. Buôn lậu của nhân viên Vietnam Airlines không chỉ là phạm pháp mà còn “uy hiếp an toàn hàng không” vì họ có thể nhận tiền để vận chuyển cả những vật nguy hiểm.
Đó là lần đầu tiên một viên chức chịu trách nhiệm về an toàn hàng không ở tầm quốc gia thú nhận, buôn lậu của nhân viên hàng không đe doa an toàn hàng không. Trong khi trên thực tế, phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines đã buôn lậu đủ thứ và từ khắp nơi, gây tai tiếng khắp thế giới.
Trong hàng chục năm qua, phi công từ chính đến phụ, tiếp viên từ nam đến nữ của Vietnam Airlines liên tục gây ra scandal ở cả Nhật, lẫn Đại Hàn, Úc,... vì tổ chức trộm cắp - tiêu thụ đồ gian, nhân viên của Vietnam Airlines còn buôn lậu, chuyển ngân lậu, dính líu đến các tổ chức buôn bán ma túy.
Cũng trong tháng 4, tờ Người Lao Động lập lại nội dung mà dư luận râm ran từ lâu, đó là để được tuyển làm phi công phải hối lộ 50,000 Mỹ kim, tiếp viên phải hối lộ 25,000 Mỹ kim,... nên những nhân viên Vietnam Airlines phải “làm thêm” để gỡ vốn và khi trò chuyện với ông Lại Xuân Thành, cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam có hỏi ông ta nghĩ sao về dư luận này.
Viên cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam không phủ nhận, đồng thời thú nhận không dễ ngăn ngừa vì tuyển dụng là chuyện của doanh nghiệp. Ông ta bảo rằng “không loại trừ khả năng” nhận hối lộ khi tuyển dụng - một trong những nguyên nhân chính khiến phi công, tiếp viên liên tục phạm pháp.
(*) Trích từ : BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆT TRONG CUỘC HỌP VỚI UBND TP HÀ NỘI NGÀY 20.09.2008: "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. "
Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014
Where is CAM DAI BAY ?
Tàn nhẫn - Tác giả: Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ đểlo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.
Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt.Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.
Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.
Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.
Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến... cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.
Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa “. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!
Thử nhìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế độ:
Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.
Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay.
Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?
Đánh trống bỏ dùi !
CẢM KHÁI CÁCH GÌ ! Năm 2011, hai tay bận bịu ... dùi đập trống Năm 2015, dùi bỏ trống ... chau mày nét tang thương ! |
Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014
Ca sĩ Thế Sơn chính thức tham gia trung tâm ASIA - Tác giả Đức Tuấn
WESTMINSTER (NV) - “Ca sĩ Thế Sơn chính thức tham gia thu hình cho DVD Asia 76, “Journey To A Dream,” vào ngày 27 Tháng Mười Hai sắp tới, tại đại hí viện Long Beach Convention Center, 300 E. Ocean Blvd., Long Beach, CA 90802, chương trình bắt đầu lúc 7 giờ tối.” Nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc điều hành đài truyền hình SBTN, xác nhận với phóng viên Người Việt.
Cách đây không lâu từng có tin ca sĩ Thế Sơn không còn cộng tác với trung tâm Thúy Nga sau 20 năm sinh hoạt nghệ thuật với trung tâm này.
Ca sĩ Thế Sơn, một khuôn mặt rất thân quen trong làng ca nhạc Việt Nam tại hải ngoại, anh sở hữu chất giọng Tenor.
Thế Sơn là một giọng hát đa dạng, anh có thể chuyển tải được tất cả các loại nhạc khác nhau, từ nhạc thính phòng, nhạc trẻ, nhạc tình lãng mạn đến nhạc quê hương ướt át, ngọt ngào, ngay cả dân ca, vọng cổ cũng vậy.
Thế Sơn có một số lượng khán giả, fan đông đảo, mức đông đảo đến độ mỗi lần trên những tờ poster giới thiệu các chương trình ca nhạc, đại nhạc hội ở những tiểu bang xa, có tên anh là y như rằng rất nhiều quý khách mua vé đi xem.
Thế Sơn vốn là con của một sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, bởi vậy anh xác định rõ ràng con đường mình đi và phục vụ cho ai...
Thế Sơn từng nói: “Tôi không phản đối các đồng nghiệp về Việt Nam trình diễn, vì mỗi người đều có chén cơm manh áo phải lo, thế nhưng với riêng tôi, tôi không muốn phụ lòng tin của khán giả nơi đây, bởi vậy tôi chưa nghĩ đến ngày nào đó mình về Việt Nam ca hát...”
Nếu nói về lòng tin, về ý chí mạnh mẽ và sự yêu nước của một nghệ sĩ chân chính như tấm gương sáng của cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng, thì Thế Sơn cho biết anh yêu mầu cờ vàng, ba sọc đỏ, anh yêu lý tưởng của người quốc gia, và anh biết ơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã từng hi sinh xương máu trong cuộc chiến vừa qua.
Bên ngoài đời sống, Thế Sơn là người bạn, người em rất chân tình, vui vẻ và sống tốt với anh em, bạn bè.
Có lẽ chính vì tất cả những yếu tố tốt đẹp đó, cho dù thế nào đi chăng nữa, đi đến đâu chàng ca sĩ ấy cũng đều nhận được tấm lòng ưu ái, ủng hộ của khán giả khắp năm châu.
Đi khờ khờ, xuống hố cả nút !
Ca sĩ Bằng Kiều đang hát:" Thời gian tựa cánh chim bay" trong khi mấy ông đang sắp hàng một....., nhìn 40 năm trôi qua như "đồ chùa" ! TIME IS MONEY ! |
Lịch sử những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng thế giới
Chỉ còn ít ngày nữa là mùa Giáng Sinh, một trong những ngày lễ hội mang tính tôn giáo lớn nhất hành tinh sắp sửa về. Và trong chương trình âm nhạc kỳ này, chúng tôi xin được cùng quí vị một lần nữa điểm lại sự ra đời của những ca khúc Giáng Sinh bất hủ tiêu biểu.
Silent Night
Silent Night, đây được xem là một trong những thánh ca lâu đời nhất, do một cha xứ người Áo viết năm 1817. Xác định sự ra đời của ca khúc này là cả một sự tranh cãi kéo dài… mãi cho đến năm 1995, khi người ta tìm được bản chép tay của bài nhạc thì tác giả mới chính thức được công nhận, đó là linh mục nghèo mang tên Joseph Morh với phần soạn nhạc của một thầy giáo trường làng Franz Gruber.
Hơn 40 năm sau đó, 1895 ca khúc này được linh mục John Young dịch sang tiếng Anh và bài hát nhanh chóng đến với công chúng, nhất là trong kỳ Đệ Nhất Thế Chiến, quân đội của cả 2 bờ chiến tuyến Anh và Đức đều có thể hát được theo 2 ngôn ngữ riêng.
Người ta nói rằng, những giai điệu thiêng liêng, trong trẻo ngân vang như tiếng thở đêm đã phần nào xoa dịu nỗi đau thể xác của binh lính khi đó… Giờ đây, gần 200 năm sau, Silent Night đã được dịch ra hơn 140 thứ tiếng và bản gốc đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2011.
The First Noel
Cùng với Silent Night, bản The First Noel cũng thường được vang lên báo hiệu mùa Giáng Sinh đã về. Các nguồn tài liệu nói về sự ra đời bài hát này rất khác nhau, có nơi nói rằng bài hát này ra đời ở Pháp bởi có chữ Noel, nhưng có tài liệu khác lại cho rằng bài hát bắt nguồn từ xứ Cornwall của nước Anh.
Có thể nói The First Noel là một trong những bản nhạc Giáng Sinh ra đời sớm nhất, nó xuất hiện từ thế kỷ 16, thế nhưng đến nay nó không hề bị quên lãng. Bài hát ca ngợi sự tinh túy của lễ Giáng Sinh, là hồi chuông hân hoan loan báo tin vui ngày Chúa giáng trần, ca khúc mang chất dân ca… Lúc đâu người ta cho rằng bài hát có tên The First O Well hay The First Nowell, bài hát gần đây được trình bày thành công qua tiếng hát của nhóm Celtic Woman của Ireland.
O Holly night
C úngvới chất nhạc nhẹ nhàng, ngân vang rung lên hòa nhịp với tiếng chuông ngân đổ dồn đêm Giáng Sinh, người ta không thể không nhắc tới O Holy Night.
Ca khúc này khởi nguồn từ nước Pháp, theo lời yêu cầu của một linh mục không tên tuổi, do một thi sĩ viết và một người Do Thái phổ nhạc… lần đầu tiên ca khúc được cất lên là vào năm 1847, đây là một trong những bản thánh ca được thu âm và trình diễn nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc với hàng trăm triệu đĩa hát do nhiều tên tuổi lẫy lừng trình bày. Một trong những người đã trình bày rất thành công là Celine Dion, cô đã đáp ứng được độ khó và yêu cầu khắt khe về âm nhạc, nhạc cảm để đưa O Holy Night – Đêm Thánh Vô Cùng trở thành một dấu son trong sự nghiệp biểu diễn.
Jingle Bells
Khác với chất nhạc thánh ca trầm buồn, nhiều bản nhạc viết về Giáng Sinh nổi tiếng khác lại mang không khí vui tươi của lễ hội lớn nhất hành tinh. Trong số những bài hát vui nhộn này, Jingle Bells – Tiếng Chuông Ngân không thể bỏ qua.
Jingle Bells do nhạc sĩ James Lord Pierpont sáng tác năm 1857, rất nhiều bản cover với nhiều thể loại khác nhau đã xuất hiện như jazz, rock, pop… nhưng rõ ràng giai điệu nguyên thủy vui tươi vang ngân của tiếng chuông, thúc giục người người hãy hòa mình vào thiên nhiên, trời đất đón một mùa giáng sinh an lành vẫn được yêu mến hơn cả. Trong Jingle Bells người ta thấy được trọn vẹn bức tranh của ngày lễ Giáng Sinh với ông già Noel cưỡi xe tuần lộc, màu trắng của tuyết, màu xanh của thông, màu đỏ của ông già Noel và hơn hết là tiếng chuông ngân vang đổ dồn từ những giáo đường.
Joy to the World
C ùngđể ngợi ca Chúa hài đồng, Joy To The World – Phước Cho Nhân Loại cũng là một trong những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng khác mà được rất nhiều người mến mộ. Nội dung bài hát là thông điệp chuyển tải niềm vui và tinh yêu thế chỗ cho những tội lỗi và đau buồn.
Dựa trên ý tưởng từ Kinh Thánh, lời của ca khúc do Issac Watts viết nên và phần âm nhạc được Lowell Mason đưa vào. Người ta nói rằng bài hát lần đầu được thu âm là năm 1954 và đĩa ghi âm nổi tiếng của Joy To The World là bản hòa tấu dưới sự chỉ huy của Percy Faith và đến hôm nay thì Joy To The World vẫn luôn thuộc top đứng đầu trong những bảng xếp hạng về nhạc Giáng Sinh hay nhất.
NHỮNG CÂY THÔNG "KHỦNG" NHẤT MÙA GIÁNG SINH 2014 Ở VN !
Hai ngày trước lễ Giáng sinh, không khí Noel tràn ngập trên nhiều tuyến đường các thành phố lớn. Đi đến đâu mọi người cũng dễ dàng bắt gặp những cây thông Noel to đẹp, được trang trí đủ màu sắc.
Tại các tuyến đường trung tâm Sài Gòn như Lê Lợi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, Trương Định, Hai Bà Trưng, Phạm Ngọc Thạch… không khí Noel tràn ngập khắp nơi với những cây thông Noen khổng lồ, các dàn đèn nhấp nháy, hình ông già tuyết, những chú tuần lộc… thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh.
Cây thông Noel được trang trí bằng đèn Led có chiều cao gần 5m trước cổng siêu thị điện máy Nguyễn Kim (quận 1).
Nhiều nhà hàng, khách sạn trang trí những cây thông Noen “khủng” màu sắc bắt mắt với ánh đèn lấp lánh về đêm. Ghi nhận, đa phần những cây thông Noel được trang trí bằng mút xốp, cây, và đèn Led.
Chị Thu Trang (ngụ quận 6) đang đứng tạo dáng chụp hình tại Nhà hát TP cho biết: “Những ngày này, đi dạo những con đường trung tâm thành phố thật đẹp, mình vừa tản bộ vừa tận hưởng cái se se lạnh của trời Sài Gòn vừa có cơ hội chụp hình với những cây thông Noel đẹp lấp lánh”.
Với chiều cao 36m, đường kính 14m được trang trí bằng mica lung lình màu sắc, cây thông Noel tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương sẽ là cây thông Noel cao nhất Việt Nam màu Giáng sinh năm nay. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 20-31/12/2014. Với màu sắc lung linh, cây thông còn được lắp đặt hệ thống chiếu sáng tạo hiệu ứng sống động sẽ làm nhiều người thích thú khi đến tham quan.
Cây thông Noel cao gần 3m với chất liệu làm bằng các hộp mica giống như gói quà, phía trong hộp được trang trí bằng ánh sáng thu hút nhiều người đến chụp hình.
Cây thông màu trắng với những đường nét cách điệu cùng đèn chiếu sáng trông rất đẹp mắt trước tòa nhà Saigon Center trên đường Lê Lợi.
Cây thông bằng đèn Led trông rất đẹp về đêm.
Cây thông với chất liệu mút xốp được đính lại bằng các hình tròn cao hơn 4m trên đường Đồng Khởi, quận 1.
Các cửa hàng buôn bán các đồ dụng trang trí Giáng sinh tất bật với công việc. Theo chủ cửa hàng này, mỗi cây thông tại đây giá thấp nhất bán ra cũng 1,5 triệu đồng.
Tại Hà Nội, những cây thông Noel cao hàng chục mét với đủ màu sắc, trang trí đèn lấp lánh tại các trung tâm mua sắm chào đón Giáng sinh.
Cây thông Noel "khủng" nhất Hà Nội là ở Trung tâm thương mai Royal City (Thanh Xuân, Hà Nội), được thấp sáng bởi gần 100.000 đèn LED hàng ngàn phụ kiện khác.
Cây thông có chiều cao lên đến 32,5 m, rộng 15m, nặng trên 5 tấn.
Nhiều bạn trẻ thích thú chụp ảnh bên cây thông Noel khổng lồ.
Cây thông Noel trước sảnh chính tòa nhà Lotte cũng cao tới gần 20m, làm bằng chất liệu nhựa, khung sắt bên trong, được trang trí bằng đèn LED kết hình ngôi sao lấp lánh.
Đơn giản nhưng không kém phần rực rỡ đó là cây thông kết lại từ hơn 100 sợi đèn LED cỡ lớn ở sảnh tòa nhà Indochina (Xuân Thủy, Cầu Giấy, HN).
Cây thông tuyết ở Trung tâm Thương mạii The Garden (Mễ Trì, HN) có chiều cao 15m, làm bằng các lá thông giả và phủ sơn trắng như tuyết.
Cây thông ở Trung tâm Thương mại Savico (Long Biên) được dán bằng những tấm giấy vàng lấp lánh.
Phía bên dưới là những hộp quà khổng lồ.
Cây thông ở Trung tâm Thương mại Tràng Tiền Plaza được trang trí hàng ngàn quả bóng, hộp quà đủ màu sắc.
Với ý tưởng vui đón Noel kết hợp với bảo vệ môi trường, trong vòng nửa tháng, cư dân khu đô thị Ecopark đã dựng một cây thông Noel bằng vỏ chai nhựa cao gần 10m. Cây thông noel đặc biệt này có thiết kế khung bằng tre, toàn bộ tán được kết bởi hơn 5.000 chai nhựa cũ, cùng hệ thống đèn LED rực sáng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)