khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Bài thơ độc vận -- thơ Cao Mỵ Nhân



Ở quê hương, anh đã là thạc sĩ
Qua Hoa Kỳ, anh bốc xếp kho hàng
Vui mừng quá, từ nay không suy nghĩ
Không u hoài, bao nghịch lý Việt Nam


Vợ anh giờ làm móng tay cho Mỹ
Tiền vô, ra như nước chảy ngông cuồng
Con cái cũng hồn nhiên đi học nhỉ
Thật thảnh thơi, ổn định sớm ung dung


Vô freeway - có cần chi sang, rẽ
Cứ luật đường, ôm tay lái dửng dưng
Bốn mươi giờ lao động, tươi muôn vẻ
Nếu làm thêm, hãng xưởng lại thêm lương


Chỉ ở Mỹ, mới hồn nhiên thế hệ
Mới tự do, bình đẳng nở nụ cười
Chỉ ở Mỹ, mới không còn yếm thế
Làm việc xong, là hội nhập rong chơi...
 


(Hawthorne ,1 tháng 8, 2013)

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Saigon ơi vĩnh biệt? -- Hổng "dám" đâu !


Người Saigon, ai biết hình bên dưới chụp ở đâu? 





Đi thẳng đường này (quên tên!) tới cuối đường đụng ngã ba thì quẹo trái con đường một chiều (quên tên nửa !).  Chạy thẳng con đường này sẽ đụng một con đường có bề ngang khá rộng (quên mất tên rồi!), và quẹo phải vào con đường này.  Sau đó cứ đi thẳng con đường này sẽ qua chợ Phú Nhuận, rồi gặp ngã tư Phú Nhuận.  Chạy một đỗi sẽ gặp nhà VD Khoa bên mặt, và bên trái là nhà thờ Phát Diệm, và sau đó là trường KHKT MD cũng nằm về bên trái.  Cẩn thận coi chừng bị lạc đường vì bây giờ khuôn viên trường mình là trường Mầm Non (Saigon ơi tôi đã mất người trong cuộc đời???). 

Hỏi bạn Khoa, cây xòai trước phòng bác Năm gác dan còn hay mất? Xin bạn Khoa "báo cáo" .

 Mời nghe ca sĩ Ngọc Lan hát Vĩnh Biệt Saigon của Nam Lộc


 







Hãng Tiện --- Tác giả Võ Đình Tuyết

Gửi các bạn K1 bên nhà một bài viết tả một cảnh đời dân Việt mưu sinh trên đất Mỹ.  Còn nhớ hồi năm 1979, lúc đến xứ Mỹ, ngơ ngơ, ngáo ngáo,  chân ướt, chân ráo , tiếng Anh ù ù cạc cạc, đa phần dùng hai cánh tay hổ trợ cho cái miệng nói tiếng Anh ngọng, và đi làm ca đêm ở một hảng tiện được mấy năm.  Sau đó, bị laid off và được trở lại trường đại học để học lai; nhưng vẩn nhớ những người bạn trẻ tóc đen gốc Mít đã làm cùng hảng tiện. Cả đám, đứa trứớc,  đứa sau rủ nhau đi học lại, và cuối cùng đứa nào củng xong cái bằng kỹ sư. Y như câu:"kỹ sư đi đầy đường!".  Bởi vì là sự thực, nên câu trên sẽ không giống như câu :"Hà Nội gì củng có: tủ lạnh, cà rem,...., chạy đầy đường"


Mời các bạn nghe bài Người Di Tản Buồn của Nam Lộc do Khánh Ly hát




Buổi sáng thứ hai, ông già Hung Gia Lợi nhìn tôi cười: "Ê nhóc! Hồi hôm, mày có làm cái nào không?" Tôi đưa hai ngón tay lên, ông quát: "Shit! Tao không tin!" Tôi hỏi lại: "Còn ông ?" " Con bạn gái tao có kinh!" Ông già người Đức đứng bên cạnh vuột miệng: "Xạo! Bạn gái nó gần 60 làm gì còn kinh kiết!" Ông già Hung Gia Lợi nheo mắt nhìn tôi nói: "Thằng Ralph nó ganh tị với tao! Mày nhìn cái bụng to quá khổ của nó là biết nó chẳng làm ăn gì được!" Ralph phản ứng: "F... you Mike!" Đứng gần bên, ông già người Ý nhảy vô cuộc chiến cười hì hì nói: "Mấy con girls frend của tụi mầy cho không tao cũng không thèm! "Hai ông kia đồng thanh" "F... you Tony!"
 

Những mẩu đối thoại vui trên trong hãng tiện tôi làm đều có thật, trong đời sống hằng ngày bình thường, bình an, của gã đi làm đem tiền về nuôi vợ con. Tôi biết rằng tôi sẽ buồn biết mấy khi những lão già dễ thương đó về hưu...

Có nhiều người Việt Nam làm trong hãng tiện nầy. Đủ thành phần: từ những người ra đi năm 75, những trẻ con lai, mấy ông HO, thậm chí có đứa từng đi bộ đội cộng sản, nó nói: "Cháu tới tuổi phải đi nghĩa vụ, đưa qua Miên, may được về, sợ quá, vượt biên... tị nạn chính trí!" Thằng Dũng lai Mỹ, tóc vàng, mắt xanh đẹp trai, nhưng suốt đời chưa biết trường lớp là thế naò? Tôi hỏi: "Trước khi qua đây Dũng có đi học gì không?" Nó cười vui đáp: "Chăn trâu, chăn trâu mà chú, học hành gì!" "Vậy mẹ cháu đâu?" " Thôi chú ơi! Bà già lo kiếm cơm không đủ ăn, ở đó mà học hiếc gì". Nụ cười rạng rỡ, chàng ta say sưa kể lại những ngày đói rách: "Chăn trâu vui lắm chú! Có con trâu không phải ai cũng cởi nó được đâu, như con trâu của cháu, thằng nào tơ lơ mơ lại gần là nó chém bỏ mẹ!"

 

Khi Dũng nói về chăn trâu, đôi mắt xanh của nó sáng lên, nó hãnh diện về lối leo lên lưng trâu, bằng cách bắt trâu quì xuống leo lên bằng đầu, chân dẫm lên sừng, ngạo nghễ như vua đồng cỏ. "Mà chú biết không?"... dân trong làng ghét đám chăn trâu lắm! nhất là tụi con lai như cháu!, sau khi thả trâu đi ăn là... tụi cháu thế nào cũng đi ăn trộm: nào ổi, nào xoài, gà vịt, đào khoai lang lấy rơm nướng, ăn xong... chia phe đánh lộn, ôi thôi, nhiều chuyện vui thấy má!"
 

Mái tóc vàng, mắt xanh, khuôn mặt thanh tú của thằng Mỹ con lai đang hào hùng nói về những ngày cơ cực đã qua, bình thản, lòng không oán hận. "Mà chú biết không? Vừa rồi cháu về Việt Nam thằng công an phường hỏi xách mé con: "Cỡ mày, qua Mỹ làm gì?"Cháu trả lời: "Tao qua Mỹ chăn bò bằng máy bay, làm hắn tức sặc gạch".
 

Ông HO ngồi hút thuốc. Buổi trưa trời ấm tôi thường cùng một số đông anh em ra ngoài sân cỏ có bóng cây ngồi ăn cho mát. Buổi nào buổi nấy nổ rang những chuyện. Thằng Xem lai Mỹ hỏi thằng Dũng. "Dũng! đố mầy chứ chó ở Việt Nam sướng hay chó Mỹ sướng?" Thế là chuyện con chó như bắp rang. Ông HO ngồi im nhìn lũ trẻ nô đùa cãi cọ vang trời. Thằng Quốc bộ đội nói: "Chó Mỹ sướng, nào ăn sướng, được chủ ẩm bồng sướng, nâng như trứng, hứng như hứng bông, được hun, được nựng, được tắm xà bông thơm, được xỉa răng!" Thế là phần phụ họa ầm ỉ của nhiều giọng hát bè có dở có hay. Thằng Xem to con như đô vật nói: "Tụi mầy im đi, phải hỏi mấy ông chú ở đây" Nó quay sang tôi "Còn chú Đình thì sao?" Tôi chỉ qua ông HO "Hỏi bác Xuân đi" Tụi trẻ xúm qua anh Xuân. Ông HO thong thả làm một quả thuốc phun khói nói: "Chó ở Việt Nam sướng hơn nhiều. Chó ở Mỹ sướng thế... chó nào được! Chó ở Việt Nam tuy đời ngắn nhưng mới đúng cuộc đời chó. Này nhé! Xóm nào có chó ấy, chó xóm khác qua là đi đời. Mấy anh chị chó sáng trưa thường lê let ở nhà chờ chủ cho ăn, mặt mày hiền hậu, không bao giờ có giây nhợ lung tung quấn đầu quấn cổ khi ra ngoài đường như chó bên nầy, lâu lâu lết lại chủ mừng quắt đuôi, nhưng, có khi cũng ăn một đá la oăng oẳng, rồi lại quắt đuôi chẳng hờn giận gì. Nhưng buổi chiều thì lại khác, khi làm một bụng cơm thừa, cá cặn, hầm bà lằng xáng cấu, là anh chị chó tà tà ra khỏi nhà đi chơi phây phả ngoài đường. Đó là chưa kể những thực phẩm phụ trội khoái khẩu trong bụng người thải ra. Nhất là mấy anh chó, hùng dũng chạy đi tìm mấy em người tình, nếu em nào thích thì mắc lẹo chơi cho vui, có khi người thấy lại cho thêm một đá, rứt ra kêu oăng oẳng, rồi đâu vào đấy. Cái vụ đó thì chó Mỹ thèm nhỏ giãi, vì chó Mỹ phần đông là hoạn quan.
 

"Hoạn quan là gì chú?" Thằng Dương họ Bùi hỏi. "Thì là thiến." Tới đó chuông reo, kết thúc buổi ăn trưa. Và lúc nào ông HO cũng là người đứng bật dậy vào trước. Hình như những ngày tù xưa vẫn theo ông vào những tiếng chuông, tiếng keng trong tâm chẳng hề phai...
 

Hạnh phúc hay đau khổ ở đâu thì vẫn có, chẳng phải nước giàu hay xứ nghèo. Nước mắt hay nụ cười đôi khi cùng một nghĩa như nhau. Tôi chỉ ước ao viết lên được những truyện ngắn tầm thường, mang tính sự thật tôi nhìn thấy trong đời sống chung quanh và một lời tặng cho những nhân vật trong truyện.
 

Hãng tiện mang tên B&G ở quận Hatfield bang Pennsylvania làm đủ thứ loại: người giỏi thì chạy máy tối tân điện tử, còn người dở thì làm hầm bà lằng hay bị sai vặt; nói chung tất cả đều đủ ăn. Mùa hè hãng không có máy lạnh, người nào người nấy mồ hôi nhiểu nhão ướt từ trong ra ngoài, mắt mày hốc hác thấy rõ. Mùa đông thì lạnh, hôm nào có bão tuyết thì trào máu họng, nội phải bỏ cả tiếng để cào tuyết mới lấy xe ra được và phải cả tiếng mới về đến nhà dù hãng gần. Nhưng nhìn về quê nhà vẫn thấy mình may mắn.
 

Thằng Dũng lại hỏi tôi:
 
"Chú Đình, chiều đi Phila đấm bóp, ok"

"Thôi ông nội!"

"Thứ sáu mà chú! hay đi coi mấy con ghệ nhảy sexy?!"

"Tha cho tui đi ông!"

"Nói chơi chứ biết chú sức nấy mà dám đi"

 

Thằng Hoàng lai tâm sự: "Sau năm 75 cháu mười tuổi, từ trại mồ côi đi ra ở đợ cho người ta, khổ như con chó, sau biết được Mỹ vớt, ai cũng muốn cháu làm con nuôi. Người ta săn đón đổ xô đi tìm những con lai như cháu. Người ta mua bán tụi cháu. Ở Phi Líp Bin có những chuyện tày trời như: đè bậy chi em mình hảm hiếp, nhưng thật ra anh chị em là trong hồ sơ mà thôi!"
 

Tôi nhìn thấy không có một hận thù trên môi mắt cháu, tôi cười đồng cảm và im lặng.
 

Năm vừa rồi cái vụ 9-11 xãy ra, sau đó có một số anh em bị cho nghĩ việc. Cuộc chia tay buồn buồn. Nhưng dầu sao ở Mỹ mọi người đều có cơ hội làm lại những gì đã mất. Tôi may mắn làm lâu được giữ lại. Tôi suy nghĩ về một hành trình cách đây đã lâu: Mùa Xuân năm 1975. Sự tàn tệ của một loài người, xua đuổi một loài người khác ra đi. Những loài người ở lại nhân danh vô sản nhưng chẳng đêm lại lợi lộc gì cho đất nước, nếu không nói là tồi tệ gấp ngàn lần hơn xưa. Chính những người ra đi đã cứu những người nhân danh vô sản ở lại, nhưng rồi họ vẫn tiếp tục hành hạ đồng bào của chính mình.
 

Những mảnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.
 

Võ Đình Tuyết

Còn bao nhiêu năm tháng nữa ? Cảm ơn bạn Hoàng đã gửi thông điệp này




Gởi Các Cụ trên sáu bó mà vẫn còn khỏe mạnh.    

HÃY  ĐỌC

Vậy ông bà còn bao nhiêu năm ?

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến  trăm tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến trăm tuổi (tỉ lệ  một trên trăm ngàn người).

Nếu bạn sống đến bẩy mươi tuổi, bạn sẽ còn ba mươi năm. Nếu bạn thọ tám mươi tuổi, bạn chỉ còn hai mươi năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức (trên năm mươi tuổi  mừng từng năm, qua sáu mươi tuổi mong hàng tháng, tới bẩy mươi tuổi đếm mỗi tuần, đến tám mươi tuổi đợi vài ngày, được chín mươi tuổi  ...ngơ ngác một mình với giờ phút dài thăm thẳm !)

Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.

Đừng lo lăng nhiều qúa về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn.

 Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn.

Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.

 Với những người thuộc lứa tuổi sáu mươi như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)?

 Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng ba lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng tám mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm.

Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi.  Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng.

Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ... Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn...

Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.

Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn "được".  Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.

Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm hai mươ hay ba mươi năm tràn trề sức khỏe.

Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ .nữa.. họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình... không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!!

 Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.

(Xin chia sẻ những điều này với tất cả những người quen của bạn đã trên sáu mươi tuổi hay nhưng người không bao lâu nữa cũng sẽ trên sáu mươi...)


Cảm ơn bạn Hoàng đã gửi banner cho cái post này . Mời các bạn U60 thưởng thức :"Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài"


Tôi đang mơ giấc mộng dài
Đừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh
Tôi đang nhìn thấy màu xanh ở trên cây cành trôi xuống thân mình
Tôi đang nhìn thấy màu hồng ở khắp nẻo đường nhẹ thấm vào hồn
Từ bình minh tươi mát, về hoàng hôn thơm ngát
Làn gió đưa hương đời vào chứa chan lòng tôi
Tôi nghe từ cõi đời vui vượt qua đêm dài lên tới sao trời
Tôi nghe từ cõi lòng người lời nói bồi hồi tìm kiếm ngọt bùi
Và nhìn thấy trong tim, tình yêu nở những con chim
Nở những con chim tuyệt vời
Đừng lay tôi nhé cuộc đời,
Tôi còn trẻ dại, cho tôi mơ mộng.


Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Hải Lý -- Bài Ca Sao -- Phạm Duy

 
Người xưa người hởi bổng đâu hiện về

Một Sự Thật Không Thể Chối Bỏ !

Tác giả Minh Thạnh trong bài viết:"Hệ thống trung tiểu học Bồ đề và Viện Đại học Vạn Hạnh" đã ghi nhận:

"Hoạt  động trong thời gian ngắn xấp xỉ 10 năm, mất một số thời gian cho công việc chuẩn bị, vừa đi vào hoạt động, Đại học Vạn Hạnh đã khẳng định thương hiệu giáo dục của mình. Về mặt so sánh, ở  một số khía cạnh của Viện Đại học Vạn Hạnh có thể xem là nổi trội hơn cả Viện  Đại học Minh Đức, một đại học tư hoạt động giáo dục xã hội khá tích cực của đạo Thiên Chúa giáo Ca tô."

Trích : http://www.phattuvietnam.net/phatgiaovietnam/lich-su-phat-giao-viet-nam/11127-h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-trung-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc-b%E1%BB%93-%C4%91%E1%BB%81-v%C3%A0-vi%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-v%E1%BA%A1n-h%E1%BA%A1nh.html

Chuyện nổi trội ở một số khía cạnh giữa hai viện đại học Vạn Hạnh và Minh Đức chắc phải mất nhiều thời gian để bàn luận chi tiết hơn. Nhưng, có một khía cạnh hiển nhiên là trường Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức đã tạo một "cú hích"(chử của tác giả Minh
Thạnh), là đại học kỹ thuật tư lập đầu tiên đào tạo kỹ sư cho miền Nam VN bằng hai đợt sinh viên tốt nghiệp hai ngành kỹ sư Điện Cơ và Hóa Chế vào năm 1974 và năm 1975 chỉ sau năm năm thành lập trường. Một nổ lực đáng nể !

Họp mặt KHKTMDK1 tại Tân Cảng, Long Bình, Biên Hòa, vào năm 2008 nhân dịp bạn Nguyễn thiện Tùng từ Pháp về Việt Nam thăm nhà. Bạn Trần công Danh trong hình, dù đã ra đi miên viễn, nhưng vẫn sống mải trong lòng anh em K1








Hình trên: đặc biệt có sự xuất hiện của "Anh-Hai-Cán-Bộ" và bạn Tùng

Nhóm sinh viên K1 KHKT MD thụ huấn khóa Quân Sự Học Đường tại Trung Tâm Huân Luyện Quang Trung trong năm tuần lể, vào mùa hè năm 1971. "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh", chỉ nhận ra Trần văn Lâm , Đặng Hồng Thạnh, Vũ Đăng Khoa, Nguyễn Quang Minh, và .......






Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Hình tiệc cưới con trai bạn Tráng năm 2006. Anh em K1 ở Sai Gòn hiện diện khá đông đủ.
















Dã Tràng Ca --Trường Ca đầu tay của nhạc sỉ Trinh Công Sơn






Dã Tràng xe cát biển Đông
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì





Dã tràng ca 1

Lời biển vọng
Dã tràng xe cát biển Đông
Dã tràng dã tràng dã tràng xe cát biển Đông
Dã tràng , dã tràng dã tràng xe cát hoài công
Trùng dương ơi mấy ngàn năm
Gọi miên man cho sóng triều lên
Quên dã tràng ngày đêm xe cát

Trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên
Gọi cơn đau khi sóng triều lên
Công dã tràng muôn đời vỡ tan
Trùng dương , trùng dương gọi xa cồn nhớ
Trùng dương đưa sóng vào bờ
Ngày đêm nghe nắng nghe mưa
dã tràng vẫn đem hoài công
Hải đăng mắt đêm gọi mãi
Trùng dương đưa sóng vào bờ
Đùa lên biển cát hoang vu
xoá từng mảnh công dã tràng

Dã tràng khóc cho thân mình
Trùng dương trùng dương gợi xa cồn nhớ
Trùng dương ..... nhớ ....


Tiếng hát của dã tràng - bể cát và thân phận đó
Khi mưa lên, khi nắng về,
khi sương rơi, khi thu buồn,
khi chim én bay vào mùa xuân,
mình tôi đi, triền núi đến,
tôi xe cát nghe thân lưu đày,
mình tôi đi, làn sóng đến,
nghe công vỡ cho thân ru mềm.
Trùng dương ơi đã mấy ngàn năm,
gọi miên man cho sóng triều lên,
quên dã tràng đêm ngày xe cát,
trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên,
gọi cơn đau khi sóng triều lên
công dã tràng muôn đời vỡ tan.


Bãi cát chiều và lời vỗ về của người khách lạ
Này dã tràng ơi nghe thân lưu đày,
ngàn năm còn mãi, ngàn sau còn mãi
cho vai thêm gầy khi nắng khi mưa .
Trùng dương lên, trùng dương lên,
bờ cát trắng, bờ cát trắng,
trùng dương lên gọi mây thêm cho sóng cuồng nộ


Niềm đau vô vàn của thân phận
Thôi còn gì nữa đâu, còn gì nữa đâu,
xác dã tràng trắng bể thù sâu
Không còn gì nữa đâu
còn dài mãi sau đời lên cơn đau


Lời nói trên không
Trùng dương ơi đã mấy ngàn năm
gọi miên man cho sóng triều lên
quên dã tràng đêm ngày xe cát .
Trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên
gọi cơn đau khi sóng triều lên
công dã tràng muôn đời vỡ tan


Dã tràng ca 2

Tuổi 20 vào đời
Khi tôi nghe đời gọi chân bước vô không ngập ngừng
khi tôi nghe đêm dàị lòng hoài mong ánh sáng
khi hai mươi tuổi rồi có những đêm chong đèn ngồi
chợt nhìn sâu đêm tối chợt hồn nghe tiếng nói dã tràng
dã tràng dã tràng xe cát biển đông
dã tràng dã tràng dã tràng xe cát hoài công


Niềm đau khoảng không
Từ đó tuổi hai mươi không còn biết vui
Từ đó đêm suy tư cho đời lắng sâu,
những đêm khuya về rã rời,
bàn tay hoang vu gọi mãi,
gọi vào niềm không buốt đau,
gọi vào ngày sau nhớ nhau


Buồn vui và tuổi đó
Xuân hạ thu đông bốn mùa làm tóc trắng,
tôi gọi tên tôi khắp chốn non ngàn,
tôi dìu tôi đi giữa trời lên bão tố,
xuân hạ thu đông theo gót chân hờ


Chốn nương náu
Gọi vào tình yêu, gọi vào tình yêu, gọi vào tình yêu,
sáng lên đồi núi bắt loa gọi vào tình yêu


Lời buồn thánh
Ôi ! thiên đàng thuở nhỏ, ngai vàng từ thuở
thuở mới sinh ra trời đất là nhà
nay đã mất rồi trong tuổi đôi mươi
Ngai vàng đã mất lâu rồi
thân đày dấu trong môi cười
tay dài gối giấc ngủ vùi
nghe mình hóa thân lâu rồi


Bốn mùa là niềm vô vọng
Xuân hạ thu đông bốn mùa làm tóc trắng
tôi gọi cơn đau cho nước vỡ nguồn
tôi dìu tôi đi giữa trời lên bão tố
dã tràng hai tay với tháng năm chờ


Ngỏ ý
Còn gì đâu, còn gì đâu mà không thương nhau
Niềm hoang vu gói đầy mắt dại
Niềm cô đơn như mây ngàn tới
còn gì đâu còn gì đâu mà không thương nhau


Chốn trú ẩn cuối cùng
(Tình yêu mọc cánh thiên thần)

Tên tháng ngày viết trên môi cười
đốt đêm dài nghe ngóng tình yêu
nghe dã tràng, xuống hai vai gầy
đốt cơn buồn, đi đến tình yêu
Gọi vào tình yêu, gọi vào tình yêu, gọi vào tình yêu
Ta ra ngàn lối bắt loa gọi vào tình yêu





Washington Conservatory at TEDMED on April 2013 -- Bạn Khoa đã gửi video clip này

Với hai bàn tay người nghệ sĩ có thể chơi một bài hát trên một cây đàn dương cầm. Sau đây mời các bạn hãy thưởng thức một bản giao hưởng được chơi một cách đầy lôi cuốn cũng trên cây đàn dương cầm ấy, bởi hàng tá nghệ sĩ qua video clip bên dưới.


Thầy Nguyễn Kim Đính dạy lớp Lý Thuyết Máy Điện vào năm thứ ba - 1973, và hai lớp: Kiến Tạo Máy Điện, và Dự Án Máy Điên vào năm thứ tư - 1974.











>






>