khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2022

Vụ Tịnh Thất Bồng Lai Đã Được Thu Thập Chứng Cứ Về Tội Lọan Luân Như Thế Nào ? - Tác giả Ls Đặng Đình Mạnh

 

Trên mạng xã hội đang lan truyền về một trang tài liệu liên quan đến Tịnh Thất Bồng Lai (Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ) . Trong đó, nội dung thể hiện việc cơ quan công an thu thập được mẫu ADN của các thành viên của Tịnh Thất. Qua giám định ADN, đã xác định được quan hệ huyết thống giữa họ.
Vẫn theo trang đó, đáng lưu ý, ông LTV đã có quan hệ gần gũi với 6 người phụ nữ, sinh ra 11 người con. Trong 6 người phụ nữ làm “vợ” ông LTV, thì có 1 người là em gái ruột và 2 người khác là con gái ruột. 3 người phụ nữ này vừa là người thân thích, vừa là “vợ” đã sinh ra 4 người con trong số 11 người kể trên...
Ít nhất, nếu trang tài liệu này có thật và đúng đắn, cho thấy yếu tố cấu thành tội danh “Loạn luân” theo quy định của Bộ luật hình sự rất rõ. Tuy vậy, đây vẫn là một trang tài liệu không rõ nguồn và việc “tung” ra trang tài liệu vào thời điểm này có lẽ không nằm ngoài mục đích thuyết phục công chúng về tính chính đáng khi bắt giữ các thành viên Tịnh Thất Bồng Lai.
Vẫn theo trang tài liệu, ADN của họ là tế bào niêm mạc miệng được thu thập vào thời điểm tháng 07/2020 là thời điểm chưa từng có vụ án nào có liên quan được khởi tố ? Vậy ADN của họ đã được thu thập bằng cách nào ? Nhân dịp gì ? Từ đâu ?
Lật tìm lại trang báo cũ cho thấy : Vào hạ tuần tháng 07/2020, một người đàn ông nhập cảnh trái phép từ Cambode đến Tịnh Thất Bồng Lai tặng quà. Người này sau đó bị lực lượng chức năng bắt đi cách ly, kéo theo việc 17 thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai cũng buộc đưa đi cách ly và kiểm tra y tế.
Trong việc kiểm tra y tế, tất nhiên có việc xét nghiệm Covid và có lẽ, kèm theo đó là “nghiệp vụ” lấy mẫu tế bào niêm mạc miệng để có cơ sở giám định ADN về quan hệ huyết thống giữa họ. Đồng thời, rất có thể người đàn ông nhập cảnh trái phép đến Tịnh Thất Bồng Lai tặng quà cũng là một “biện pháp nghiệp vụ điều tra".
Xem ra, 3 tội danh bị khởi tố gồm : (i) Lợi dụng những quyền tự do dân chủ; (ii) Lừa đảo; và (iii) Loạn luân. Thì ngoại trừ 2 tội danh đầu chưa xét đến. Nhưng đối với tội danh thứ (iii) Loạn luân, thì lúc này, kết luận giám định ADN có vẻ đã là chứng cứ buộc tội với ông LTV. Chỉ có điều, nó đã được thu thập không theo quy trình tố tụng và cũng không có sự ưng thuận của những người bị thu thập. Nên biết, tế bào của một người thuộc quyền định đoạt của riêng họ.

Duy Trác hát Tạ Từ, nhạc Tô Vũ





Phil Collins, Finally...The First Farewell Tour Paris 2004





Elton hát Sacrifice





Nhà báo Pháp gốc Việt Đoan Bùi và hành trình tìm lại tiếng mẹ đẻ





Tiêm chủng ở Pháp: Lời lẽ "cứng rắn" của TT Macron bị phản đối mạnh





2022 : Mỹ sẽ củng cố vế kinh tế của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương





Chuyến thăm của Hun Sen có thể phá hỏng nỗ lực của ASEAN về Miến Điện





Di sản của Goldman : Những ca khúc vàng tặng cho làng nhạc Pháp





Người dân chật vật mưu sinh cận Tết





Việt Á thổi giá kit xét nghiệm lên 45%, đưa hối lộ 800 tỷ đồng





Điều Tra Cuội Về Biến Cố 6/1/2021 - Tác giả Vũ Linh

 

http://diendantraichieu.blogspot.com/2022/01/bai-212-ieu-tra-cuoi-ve-bien-co-612021.html#more



Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2022

Từ Y tế qua Kinh tế, Thế giới tính sao?





Dân Tộc...Lưu Vong - Tác giả Ngọc Vinh

 

1-Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.
Cái "lỗi" của dân tộc Do Thái là sinh ra Jesus rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mãnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Họ đã tự lực đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước mình.
Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm.
Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt " vươn lên" dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để...lưu vong. Một phần của dân tộc đã làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á láng giềng.
Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đã đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước 1975, dân hai miền Nam Bắc đều không thể tưởng tượng ra. Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đã phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt...
2-Sau 30-4-1975, ở Phan Thiết quê tôi, người vượt biên bằng đường biển rất nhiều do thành phố này sống bằng kinh tế biển với rất nhiều tàu đánh cá. Người Phan Thiết không chỉ giúp " đồng bọn" quê mình vượt biển mà còn giúp cả dân Sài gòn, với giá vài ba cây vàng, có khi chủ tàu chỉ thu đủ sở hụi để mua dầu, thực phẩm và đút lót cho bộ đội biên phòng.
Không có gì lạ ở Phan Thiết, khi nguyên một làng chài hay cả xóm đạo vượt biên sạch. Sau đó, khi đất nước đói meo, thì những người vượt biên bắt đầu góp phần gầy dựng quê nhà bằng ...những thùng hàng gởi về từ nước ngoài. Dân quê tôi gọi đó là hàng thùng. Một người vượt biên thoát được qua nước ngoài thì cả gia đình được nhờ. Cả gia đình cùng thoát thì dòng họ được nhờ.
Dân sống bằng hàng thùng chả cần làm gì vẫn phong lưu vì nhận hàng thùng đều đặn gởi về.Gia đình nào sống bằng hàng thùng thì con trai rất dễ lấy vợ và con gái, dù xấu, cũng rất dễ lấy chồng. Tâm thế chờ đợi hàng Mỹ, hàng Tây đã ăn sâu từ đó vào ký ức của cộng đồng. Không chỉ chờ đợi hàng thùng và đô la từ nước ngoài, người thân trong nước của các Việt kiều thường xuyên sống trong tâm trạng chờ đợi được bảo lãnh. Gặp nhau là họ hỏi thăm nhau bằng một câu cửa miệng: "bao giờ đi?". Đi ở đây chính là lưu vong, là thoát khỏi nơi họ chôn nhao cắt rún!
3- Năm 2017, tôi đi du lịch Mỹ để thăm thú bạn bè định cư ở đất nước này. Ngày tôi đi cũng là ngày một nhà báo đồng nghiệp rất thân với tôi tại Đài phát thanh TPHCM xách va ly qua Mỹ để...lưu vong. Anh đã nghỉ hưu và được gia đình bảo lãnh. Rất nhiều nhà báo mà tôi quen biết khi về hưu đã sang Mỹ định cư, coi việc lưu vong là điều hết sức bình thường. Ai thắc mắc tuổi già còn sang Mỹ để làm gì, cứ hỏi họ đi rồi sẽ nhận được câu trả lời sâu sắc.
Tại Mỹ, tôi ghé San Jose thăm Lương Hoàng, bạn học thời trung học của tôi ở Phan Thiết. Hoàng qua Mỹ năm 1978 và tiếp tục học hành để lấy bằng kỹ sư, giờ cậu là trưởng một bộ phận trong một công ty có 5000 căn hộ cho thuê. Cậu ở trong khu dân cư da trắng, với một ngôi nhà trị giá 800.000 đô la và lái chiếc Mẹc 7 chỗ.
17 tuổi, Hoàng đã là nhà tổ chức vượt biên ở Phan Thiết và từng vô tù ngồi 6 tháng. Sau khi tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển thành công , cậu cùng 5 anh chị em của mình quyết định ra đi. Giờ họ cùng nhau sinh sống trên đất Mỹ. Hoàng bảo tôi khi gặp lại, rằng gia đình cậu lúc đó nghèo quá và thấy đất nước cũng nghèo quá nên vượt biên là con đường duy nhất mà cậu buộc phải lựa chọn. Cậu bảo,“tao đâu muốn sống lưu vong, nhưng không vượt biên làm sao có tương lai. Nước Mỹ lúc đó là miền đất hứa và họ đã cưu mang tao nên cuối cùng tao cũng quen với cuộc sống bên này”.
Đã có 3 thế hệ sống lưu vong trên đất Mỹ, thế hệ thứ nhất là những người bỏ chạy khỏi nước khi quân đội miền Bắc tràn vào Sài gòn và những người vượt biển. Thế hệ 2 là các sĩ quan VNCH và gia đình họ qua đây theo diện HO cùng với những người được thế hệ thứ nhất bảo lãnh. Thế hệ thứ 3 là con em người Việt sang du học, tìm kiếm việc làm, định cư và bảo lãnh cha mẹ, chưa kể những người đi theo diện đầu tư hay…kết hôn giả. Trong số cha mẹ được bảo lãnh có rất nhiều cán bộ nhà nước, họ đầu tư tiền bạc cho con cái ăn học, mua nhà cửa, gởi tiền vào tài khoản ngân hàng và chờ đợi thời cơ để...lưu vong. Tiền họ có được, dĩ nhiên đến từ túi của nhân dân, vì lương của thủ tướng VN chưa tới 20 triệu đồng( khoảng 850 đô Mỹ) thì cán bộ lấy gì để nuôi con du học nếu không ăn hối lộ hoặc tham nhũng?
4- Mỗi năm, người Việt trong nước bỏ tiền tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ. Ai có khả năng này? Chỉ có cán bộ và doanh nhân. Ở một thành phố của quận Cam, có cả một" ngôi làng" của cán bộ nhà nước . Họ chuyên sống bằng hồn của Trương Ba nhưng da hàng thịt. Họ ở VN, làm việc trong bộ máy của chế độ nhưng tâm hồn thì để trong những ngôi nhà ở Mỹ. Ở đó có con cháu họ chờ sẵn. Giống như Võ Kim Cự Formosa vậy, nếu cần thiết lên đường xuất ngoại là đi thôi.Tiền đã gởi, nhà đã mua, con cháu đã chuẩn bị đón chào. Tôi biết Tổng biên tập một tờ báo nọ, vẫn đương chức ở Việt Nam nhưng đã có thẻ xanh ở Mỹ. TBT phải là đảng viên, nhưng chuyện này dễ ẹt, một khi lòng người đã muốn lưu vong thì không có gì là không thể. Có nhà báo chửi Mỹ ko còn nước non gì, thế mà cuối đời xách đít qua Mỹ để sống ...lưu vong.
Các nhà báo lứa tuổi tôi hoặc nhỏ hơn ở Sài gòn, bằng cách này cách khác, đều gởi con du học Mỹ hoặc Úc. Đó là tương lai mới ko chỉ cho con cái họ mà cho cả họ. Giờ họ là công dân Việt Nam nhưng mai mốt đây họ sẽ là công dân Mỹ Úc, nếu muốn. Cả đất nước đều như vậy. Nhiều công dân Việt hiện nay đã lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai của mình ko gắn với Việt Nam. Dân thường, cán bộ viên chức, nhà văn nhà báo, lãnh đạo cấp cao...vân vân. Không từ một tầng lớp nào.
Ai dám chắc rằng các lãnh đạo cao cấp ko chọn trước cho mình một chỗ để ...lưu vong khi cần thiết. Cuộc đời, thời cuộc mà, đâu nói trước được điều gì.Người thân Mỹ chọn chỗ sẵn ở Mỹ, người thân Tàu chọn chỗ sẵn ở Tàu. Cũng có người thân Tàu nhưng thích sống đời lưu vong ở Mỹ. Có biến là dzọt thôi.Vậy thì làm sao trách các công dân Việt thu nhập thấp tìm qua Đài Loan hay Nhật Bản để...lưu vong bất hợp pháp. Đã lưu vong thì bình đẵng, giống như sự bình đẵng của con người trong tuyên ngôn nhân quyền vậy, dù người giàu tiền và nghèo tiền thì chọn cách lưu vong khác nhau.
5- Vậy tại sao người Việt lại khát khao...lưu vong như thế? Câu hỏi này quá dễ trả lời bằng câu thành ngữ Việt Nam: đất lành chim đậu. Khi đất mẹ không còn lành thì người dân Việt sẽ tìm cách ra đi như một tất yếu để tìm đến mãnh đất lành hơn. Không ai muốn tương lai gia đình con cái mình sống trong một môi trường nhiễm độc thiếu tự do, không biết chết lúc nào vì tai nạn giao thông do hạ tầng yếu kém, nền giáo dục- y tế thiếu chất lượng, sự dối trá của những người điều hành xã hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người, niềm tin cùn mòn vì ngay đến cả lịch sử cũng bị làm giả, rồi người dân bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước mình... Đó là chưa nói cuộc sống nơm nớp trong sự đe dọa hiếu chiến của gã láng giềng lưu manh Trung quốc, vân vân và vân vân.
6- Ở lứa tuổi hiện nay của mình, chưa bao giờ tôi muốn sống lưu vong, nhưng tôi lại muốn con cái mình được đào tạo bởi nền giáo dục Mỹ, Úc và đó là cũng là nơi sinh sống thật tuyệt cho chúng nếu chúng muốn...lưu vong. Tâm thức cá nhân được định hình từ tâm thức xã hội, do vậy ngay trong bản thân, tôi đã bị tâm thức lưu vong chế ngự , kể từ khi đứa con của tôi bắt đầu xách cặp tới trường để học...tiếng Anh.
Một quốc gia sao có thể hùng cường khi người dân của quốc gia ấy cứ nhấp nhổm...ra đi. Khó có thể gắn kết những con người nhấp nhổm ấy lại với nhau bằng tình cảm quốc gia.Ai cũng biết rằng, kẻ lưu vong là kẻ bị nhổ bật gốc rễ khỏi quê hương, như bụi lúa bị nhổ bật khỏi ruộng nước. Đó là một nỗi đau từng là điều không chịu nổi đối với người tha hương xa xứ, vậy mà giờ đây, nó đang biến thành một món ăn tâm lý hạng nhất của người Việt chúng ta.
Vì đâu nên nỗi cuộc này, hả người?

What is happening in Kazakhstan?





China orders entire city into home lockdown after 3 Covid cases discovered





Phản ứng về vụ Novak Djokovic: 'Anh ta không nên được phép tới Úc’





Afghanistan: Taliban yêu cầu cắt đầu của mannequin





Cửa khẩu Việt - Tàu: 'Gián đoạn thương mại có thể 6 tháng hoặc lâu hơn'





2021: đoàn tụ xúc động sau hàng năm xa cách vì Kung Flu





Không lực Đài Loan tập trận giữa căng thẳng với Tàu





Xe đò Miền Đông vắng khách mùa Tết Nhâm Dần





Kazakhstan: Bạo loạn tiếp diễn, nhà cửa, xe cộ bị phóng hoả





Omicron có thể không gây bệnh nặng bằng Delta, nhưng không nhẹ





EU: Sự can thiệp của Nga tại Kazakhstan phải tôn trọng chủ quyền





Kung Flu tiếp tục phá kỷ lục tại Pháp





Việt Nam hỗ trợ Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ





RSF: Việt Nam ‘nhà tù’ lớn thứ 3 thế giới đối với ký giả





Việt Nam ‘kỷ luật khiển trách’ Thứ trưởng Y tế





Tài xế bối rối lái xe hơi vào ray tàu điện





Dịch tăng, người Bình Định quan ngại việc đón khách du lịch





Người dùng xe Vinfast: ‘Nếu biết trước sẽ ngừng sản xuất thì đã không mua’





Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bị bất ngờ! Vì sao?





Nguyễn Thành Vân hát Kẻ Ở (Dặm Về), nhạc Cung Tiến phổ thơ Nguyễn Đình Tiên





Diễn hành Hoa Hồng đón năm mới tại Mỹ





Khinh hạm Bayern Đức lần đầu tiên thăm Việt Nam





Phát hiện biến thể mới IHU





Triệt hạ âm mưu tấn công lực lượng Mỹ tại Iraq





Sài Gòn dần hồi phục sau ‘sóng thần Kung Flu’





Omicron ‘oanh tạc’, các nước chuẩn bị đối phó





Tàu : Hiệp ước an ninh Úc-Nhật chớ ‘gây sóng gió’ Thái Bình Dương





Amazon kết hợp với Stellantis sản xuất xe thông minh





‘Thế giới Băng Tuyết’ chào đón Olympic mùa Đông





Văn hoá làng xã của tội phạm có tổ chức người Việt ở Cộng Hoà Séc





Kazakhstan : Cách mạng hay đảo chánh ?





Chiến lược "Zero Covid" của Tàu cộng là do tính cấp thiết y tế hay chính trị





Khủng hoảng Kazakhstan, Nga danh chính ngôn thuận điều quân đến Trung Á





Triều Tiên bắn tên lửa ngoài khơi





Việt Nam vẫn chưa có Công đoàn độc lập





Dân phản đối chuyển vùng khó khăn bị buộc tội ‘chống người thi hành công vụ’





Tịnh thất Bồng Lai bị khởi tố vì “lợi dụng tôn giáo”?





Tập Cận Bình kiểm tra địa điểm Olympic giữa dịch Kung Flu





Tướng quân đội: Không ban bố tình trạng khẩn cấp vì “sợ thế lực thù địch”





Mai Thanh Sơn hát Xuân Này Con Không Về, nhạc Trinh Lâm Ngân





Ảnh hưởng Quốc tế của Trung Cộng? Hư hơn thực!





Thứ Tư, 5 tháng 1, 2022

Mỹ: Kẹt xe suốt đêm vì bão tuyết





Người Uyghur kiện quan chức Tàu cộng tội diệt chủng





Đức: ‘Nhờ’ cừu khuyến khích người đi chích ngừa Kung Flu





Kung Flu tăng mạnh tại Ấn Độ, Úc





Israel: Mũi vaccine thứ tư tăng kháng thể chống Kung Flu gấp 5 lần





Chính phủ thanh tra việc mua sắm cho dịch Kung Flu





Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam tuyên thệ nhậm chức





Mỹ phán quyết vụ 3 người Việt lừa đảo qua mạng





Chuột ‘tung hoành’ ở New York mùa đại dịch





VN chung sống với Omicron





Cửa khẩu Việt - Trung: 'Gián đoạn thương mại có thể 6 tháng hoặc lâu hơn'





Những sự kiện nổi bật trong năm 2021





Chủ tịch luân phiên Liên Âu đầu 2022 : Ba hồ sơ Pháp có thể thành công





Dân Mỹ vẫn lo âu cho nền dân chủ, một năm sau vụ tấn công Quốc Hội





Vì sao Tàu cộng gia tăng kho vũ khí nguyên tử?





Văn hoá làng xã của tội phạm có tổ chức người Việt ở Cộng Hoà Séc





Chuyến tàu hàng đầu tiên của Tàu cộng theo hiệp ước RCEP đến VN





Tịnh thất Bồng Lai bị khởi tố vì “lợi dụng tôn giáo”?





Kiến nghị bãi bỏ Điều 117 bị cho là cơ sở để bỏ tù những tiếng nói yêu nước





Taliban bắt chặt đầu mannequins





Dự án chợ Chiên Đàn gây ngập úng khu dân cư?





Trái cây hư khi hàng ngàn xe ùn tắc ở biên giới Trung Quốc





Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

Hoa Kỳ bại trận nhiều lần, vì sao và có nên lại thử lần nữa tại Việt Nam?





Chương trình ca nhạc chào năm mới 2022





Ca sĩ Tuấn Anh trong Xmas 2021 Show





Winter storms engulf US states





Công nhân Bình Dương nói gì về chuyện kit test Kung Flu





Các mạng xã hội vẫn đang đối mặt nhiều thách thức





Bắc Đài Loan rung chuyển vì động đất





Anh yêu cầu học sinh cấp 2 đeo khẩu trang trong lớp





Số ca nhiễm tăng mạnh, dân Israel lũ lượt đi xét nghiệm Kung Flu





VN mở cửa đón chuyến bay quốc tế sau gần 2 năm, giảm thời gian cách ly còn 3 ngày





Tàu du lịch Đức bỏ dở hành trình vì Kung Flu





TT Nam Hàn hứa thúc đẩy hòa bình bán đảo Triều Tiên tới ‘giờ phút cuối’





VN phàn nàn về chính sách ‘zero Kung Flu’ của Tàu Cộng, kêu gọi thông quan cửa khẩu





Năm cường quốc hạt nhân chống phát tán vũ khí hạt nhân, tiếng nói của kẻ mạnh





30 năm sau khi Liên Xô tan rã, Nga vẫn mơ hồ về bản sắc, gặp nhiều trở ngại về đoàn kết dân tộc





2022 : Một năm đầy bất trắc





Công nghệ cao, rào cản Tàu Cộng qua mặt nước Mỹ ?





Thích Chân Quang gây tranh cãi với luận án tiến sĩ về nhân quyền





Lính biên phòng Tàu Cộng ném đá, bắc loa yêu cầu Việt Nam dừng thi công kè biên giới





Thế giới mừng năm mới 2022 giữa Kung Flu





Người dân lo “giãn cách trở lại” vì Omicron





"Fan cuồng" Olympic ở Bắc Kinh





Hàng trăm ngàn tấn thanh long không thể xuất sang Trung Quốc, lại lo “giải cứu” dịp Tết





Phản biện cúa ứng viên tiến sĩ Nguyễn Quốc Tấn Trung tại đại học Victoria về luận án tiến sĩ luật của sư quốc doanh Thích Chân Quang





Toàn cầu hóa đã thoái lui, nay lãnh thêm đại dịch Vũ Hán!





Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

Chúng Tôi Hỗn Chiến Với Hải Tặc – Tác giả Nguyễn Vy Túy

 

Chúng tôi rời Cần Thơ ngày 8.11.1979, tại điểm hẹn tàu rời bến mang theo 154 người. Một chuyến đi đông như vậy trong lúc này ai cũng nghĩ là đi “đăng ký”, nhưng thực sự chúng tôi đã phải lén lút đi thành nhiều toán nhỏ và tự tìm cách đến được bến bãi vì không có người dẫn đường, và có lúc cả nhóm suýt bị bắt vì quá hớ hênh trong việc dọ hỏi dân chúng địa phương.

Chiếc ghe bầu chạy đường sông dài 14 mét ngang hơn 2 mét, cũ kỹ và chật chội đậu ẩn trong một khúc sông có cây cối um tùm. Không ai dám gây tiếng động khi được chuyển vội vã từ các ghe nhỏ lên ghe lớn, dù ngoài trời tối đen như mực, khiến mấy người trợt chân suýt bị té xuống sông.

Khi việc chuyển người hoàn tất, người tài công cho nở máy và cho ghe từ từ rời chỗ núp. Ông phải nhoài cả người ra ngoài để định hướng và tránh cho ghe không chạy lạc vào cồn cát, có lúc ông còn phải giảm tốc độ và tắt máy vì nghe thấy tiếng động cơ của ghe tàu khác chạy gần. Cả ghe được căn dặn hạn chế tối đa mọi sinh hoạt, dù thế vẫn có tiếng la khóc của trẻ nhỏ, tiếng nôn oẹ của người say sóng, và tiếng cự nự của những người không có chỗ ngả lưng…

Khi ánh bình minh vừa ló dạng, cũng là lúc chiếc ghe của chúng tôi đã ra đến biển. Nhờ sương mù và tài công khéo léo chuyến đi đã lẩn thoát được 2 chiếc tàu đánh cá “quốc doanh”, và một trạm kiểm soát ở cửa sông lớn. Niềm vui chưa tròn thì có người phát giác ra khoang chứa nước ngọt đã bị nước biển tràn vô, vì sự rạn nứt của những tấm ván trét keo không kín bên hông tàu. Thế là số nước ngọt dự trữ cho chuyến hải trình đã không còn xử dụng được, ai nấy đều lo sợ vì không biết còn phải lênh đênh thêm bao nhiêu ngày trên biển.

Ngày đầu tiên không có chuyện gì xảy ra, vì ghe còn trong hải phận Việt Nam và đến chiều mới thoát ra khỏi hải phận quốc tế. Vài người trên ghe qua ống nhòm đã thấy lác đác vài chiếc tàu hàng của nước ngoài, nhưng không ai ra dấu hiệu cầu cứu vì các thuyền này ở vị trí quá xa và hướng thuyền đi đối nghịch với ghe tị nạn.

Qua ngày thứ nhì của chuyến đi, khi mọi người bắt đầu mệt lả vì khát và say sóng thì chiếc tàu đầu tiên của bọn hải tặc Thái xuất hiện.

Bọn hải tặc trên chiếc tàu đánh cá mang số T.1287 ra dấu cho ghe chúng tôi giảm tốc độ và chạy kè sát bên hông. Mọi người ra dấu cần nước, chúng cầm vòi thảy qua bơm cho 1 phi đầy, rồi nhảy qua bắt giữ 4 người đưa qua thuyền chúng để làm con tin. Mấy tên khác cầm dao bắt đầu lục soát từ trên xuống dưới hầm ghe và lấy đi những gì mà chúng muốn. Lúc này không ai dám nghĩ đến chuyện phản ứng lại, bởi chúng có tới gần 20 người, và số phận của 4 người đồng hành đang bị giữ bên kia.
Bọn cướp cười hả hê sung sướng vì lấy được nhiều vàng và tiền đô, cướp xong bọn chúng thả 4 người ra và húc một cái thật mạnh vào bên hông của ghe tị nạn trước khi tăng tốc độ bỏ đi. Ông tài công của ghe chúng tôi thật là người tài giỏi, đoán được ý của bọn chúng nên ông đã vội rồ ga lách ghe ra tránh, nên đã hạn chế được phần nào sự thiệt hại do sự đụng chạm gây ra.

Bọn cướp đi rồi, cả ghe mới ồn lên từ những người mất của, có người chỉ mất vòng nhẫn, bông tai, nhưng có người xui hơn dấu vàng lá ở dép cũng bị cướp moi ra lấy. Có anh gặp cướp nhe răng ra cười cầu hòa, may mà tên cướp không mang theo kìm, nếu không anh đã bị vặn mất mấy cái răng vàng trông rất hấp dẫn – khiến từ sau lần cướp này, ai nói gì anh cũng không dám hở miệng.

Chiều 12.11 (4 ngày sau) bọn cướp thứ hai xuất hiện trên chiếc tàu đánh cá mang số 003. Chúng hạ cờ Thái và nói sẽ kéo chúng tôi đi Singapore khiến ai nấy đều hớn hở mừng rỡ vì đã qua 4 ngày mà chưa thấy đâu là bến bờ, đã vậy nước uống cũng không đủ cung cấp cho 154 người nên ai cũng cảm tạ Thượng Đế đã cho gặp “cứu tinh”. Chúng kéo tàu đi suốt đêm hôm đó, sáng hôm sau chúng thả neo lại giữa biển, ai nấy lầm tưởng là chúng cặp tàu để cho sang nên hết thảy đều vội vã rời bỏ ghe.

Thấy người tị nạn sang quá đông, tên lái tàu Thái vội húc chiếc ghe của chúng tôi cho dang ra xa, khiến chiếc ghe bé nhỏ bị bể khoang đầu, nước biển trào vào làm cho chúi mũi trông như sắp chìm.

Những tên cướp vạm vỡ và đen đủi, trên tay dơ cao những con dao nhọn hoắt để thị uy. Đầu tiên bọn chúng nhốt một số thanh niên xuống hầm cá rồi đậy nắp hầm lại vì sợ bị tấn công ngược, sau đó chúng khám xét kỹ từng người ngồi co cụm ở một góc tàu để tìm vàng. Cướp xong, 3 tên bơi qua chiếc ghe bể để cướp tiếp vì chúng nghĩ là người tị nạn dấu vàng trong ghe. Lục soát mãi vì thấy số vàng tịch thu được quá ít, chúng giận dữ phá hỏng động cơ và bánh lái, cậy phá tan nát nhiều chỗ dưới lườn ghe, vứt xuống biển tất cả những vật dụng cần thiết trên ghe như hải bàn, hải đồ, kể cả đồ dùng và thức ăn.

Hoàn tất việc cướp của, chúng bắt tất cả trở về ghe cũ. Nhìn chiếc ghe ngả nghiêng gần chìm trong cơn sóng dữ ai nấy đều sợ hãi không dám nhấc chân. Mọi người quỳ xuống khóc lóc van xin, vì biết nếu phải về lại ghe là cầm bằng cái chết. Hò hét mãi mà không ai chịu qua, mất kiên nhẫn và bực bội nên tên lái tầu ra dấu cho một tên khác kéo neo, trong khi tên khác đang đẩy người xuống biển. Thấy sự việc xảy ra ngoài dự đoán và biết mọi người sắp gặp hiểm nguy, Đại Uy Hải Quân Nguyễn Hoàng Lương, người tài công của chuyến đi vội vàng nói lớn:

Tất cả đàn bà con nít giả bộ lạy van tụi nó, còn đàn ông phải nghe theo tôi. Tôi hô vào là tất cả phải vào. Phải sống chết với chúng, không thôi thì chết hết!
Thế là sau tiếng hô ra lệnh của ông, tất cả nhào vào hỗn chiến với bọn cướp để dành lại sự sống.

Tên cướp thứ nhất đang còn lui cui khám xét thêm vài người cuối cùng, chiếc dao sáng loáng cắm ở bên cạnh. Nó còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì 4 thanh niên đã nhào vào ôm chặt lấy nó, Thiếu úy dù T.H Đức mau chóng đoạt lấy con dao và đâm túi bụi vào người tên cướp, và đây là thứ vũ khí đầu tiên mà nhóm người tị nạn có được.

Tên cướp thứ hai đứng gần mé thuyền bị Đại Uy Lương nhào vô với tay không, ông ôm chặt nó nhưng vì mấy ngày trên biển không ăn uống gì nên ông đã đuối sức và bị nó vùng ra. Nó đâm ông liên hồi toàn vào chỗ hiểm, thấy vậy anh Tài phóng tới đẩy nhào nó rơi xuống biển khi nó chưa kịp rút dao khỏi người Đại Uy Lương. Nhưng oái oăm thay, anh Tài quá đà và trượt chân cũng ngã theo xuống biển!

Tên cướp thứ ba đang kéo neo, đứng chênh vênh ở mũi tàu nên không có lợi thế để chống đỡ khi một nhóm đàn ông tị nạn ùa đến, nên nó đã vội nhảy xuống biển tìm đường thoát thân.

Cùng lúc ấy Anh Tế tay không đang thủ thế với tên cướp thứ tư, sau lưng anh Tế lại là buồng lái của tên tài công, nó bỏ tay lái nhoài người ra đâm lén một nhát dao trí mạng từ sau lưng anh. Anh nín đau phóng lại ôm chặt tên cướp thứ tư, hai người vật lộn rồi cùng bị lăn xuống biển khi tàu nghiêng một bên vì sóng dữ. Mạng đổi mạng!

Tên cướp thứ năm là tên nhanh nhẹn nhất, thấy tình hình không khá hắn vội vã leo lên trên nóc ca-bin và ném hàng loạt những thùng gỗ, thùng thiếc đựng cá xuống đầu mọi người. Khung cảnh thật hoảng loạn, vì ai nấy đều lo tránh các loại đồ vật đang ném xuống, và có mấy người đã bị thương. Nhiều thanh niên khác đang hò hét vang dội và tìm cách leo lên định bắt sống tên cướp, quá hoảng sợ nó liền cắt phao tròng vào người và phóng mình xuống biển.

Tên cướp thứ sáu là tên tài công, nó vội vã đóng lại hai cánh cửa ra vào và luôn miệng hét những tràng tiếng Thái. Lúc ấy Đại úy Lợi đã lấy được một cái xẻng, ông thọc chiếc xẻng vào mặt kính trước cửa phòng lái. Thấy nguy nó kéo chiếc máy liên lạc và cầu cứu, trong khi một số thanh niên khác đang phá cửa vào. Nó lạng tàu cho ngả nghiêng, rồi bất chợt bỏ tay lái và tông cửa trèo lên nóc ca-bin. Thấy nhiều người trèo đuổi theo, nó chắp tay và luôn miệng nói:

-Singapore! Singapore!

Nhưng cái chết của anh Tế vì bị nó đâm lén đã được nhiều người chứng kiến, nên không ai ngăn chận được sự phẩn uất khi máu đã đổ. Nó leo lên cột tháp cao nhất của tàu, nhưng một cây gậy đã phóng trúng vào đầu, khiến nó loạng choạng và buông tay rơi xuống giữa thuyền. Nhiều người nhào vào đập nó túi bụi bằng đủ thứ vũ khí mà họ có được trong tay, và có người dùng xẻng để hất xác nó xuống biển khi thấy nó đã bất động.

Tên cướp thứ bảy và thứ tám bị vây cứng trong hầm máy. Không ai dám xuống vì sợ hai tên này liều lĩnh phá máy, hoặc phóng hỏa đốt tàu vì lúc ấy ai cũng ngửi thấy mùi dầu xăng. Lợi dụng lúc hỗn loạn và chưa ai biết chúng ẩn núp chỗ nào, hai tên phóng mình xuống biển qua ngõ cửa sổ bên hông hầm máy.

Anh Hậu Tử Bình nhảy lên cố điều khiển chiếc tàu vừa lấy được từ tay bọn hải tặc. Chiếc tàu cứ quay vòng vòng vì anh không thể nào nhập được vào vòng quay của bánh lái, trong khi những người khác nhờ thời gian này quăng đủ thứ phao, thùng xuống biển với hy vọng cứu được những người rớt xuống biển trong lúc hỗn chiến. Một anh tên Dũng vì biết bơi và may mắn nắm được cái phao nên đã được cứu, còn anh Tài và anh Tế đã bị sóng biển cuốn đi không còn dấu tích.

Lúc ấy, bên chiếc ghe nhỏ, hai tên cướp bị đánh rơi xuống biển đã ráng hết sức bơi lại gần với hy vọng leo lên được để khống chế số người ít oi còn bị kẹt lại trên đó. Nhưng tất cả đều đã sẵn sàng gậy gộc để đối phó. Một tên vừa ngóc đầu lên, miệng còn cắn chặt con dao đã bị dộng xuống một gậy vào đầu loang máu khiến cả hai vội lặn ra xa.

Hôm ấy biển động mạnh, gió bão gào thét như niềm phẫn nộ của những người tìm cái sống trong cái chết. Trên mặt biển đầy rẫy những mảnh áo quần, khuôn gỗ, phao đánh cá, thùng nhựa… do cả hai bên vứt xuống. Trong tiếng khóc gào của những người mất con, mất chồng qua cuộc hỗn chiến, biển rộng bao la hôm ấy cũng còn tiếng khóc mừng như điên dại của hàng trăm sinh mạng con người khi vừa thoát qua một cửa tử.

Lúc ấy mọi người định thần nhìn lại mới thấy chiếc tàu của bọn hải tặc quá lớn và quá vững chãi, so với chiếc ghe bầu là cả một trời cách biệt. Mặc dù chưa quen xử dụng, anh Bình cũng làm cho chiếc tàu cặp lại gần chiếc ghe, những người còn lại trên chiếc ghe sắp chìm ném dây qua và bên này kéo ghì sát để họ nhảy qua an toàn. Khi biết không còn ai bên ghe nhỏ, chiếc ghe được thả dây và chỉ một lát sau chúng tôi đã thấy nó biến mất trong cơn biển động.

Đại úy HQ Nguyễn Hoàng Lương chết sau đó vài giờ, trong sự thương tiếc của mọi người vừa được ông cứu sống. Chúng tôi đưa ông xuống hầm đá để giữ xác, với hy vọng khi vào bờ sẽ có nấm mộ tử tế cho ông.

Chiếc tàu cứ nhắm hướng phía trước chạy đại, bởi vì ai cũng sợ còn nằm trong vùng ảnh hưởng của bọn cướp. Đêm hôm đó tàu chúng tôi bị rượt bắt, vì trước đó tên tài công Thái đã gọi máy cầu cứu với đồng bọn. Tàu chúng tôi tắt hết đèn điện và tăng tốc độ hết sức, trong khi ba chiếc tàu đánh cá khác của chúng pha đèn sáng choang cả một vùng biển để tìm kiếm. Có lúc bọn chúng đã đuổi đến gần kề, mà không hiểu tại sao chiếc tàu đó lại đánh vòng quành ra, khiến ai nấy thở phào nhẹ nhõm.
Sáng hôm sau thì chúng tôi mới biết con tàu chiếm được của bọn hải tặc đã đưa chúng tôi vào tới hải phận Mã Lai (và đó là lý do mà đồng bọn của chúng đã bỏ cuộc không dám đuổi theo vì sợ bị Hải Quân Mã bắt). Mọi người hớn hở mừng vui khi thấy xa xa một hòn đảo nhỏ với những cánh buồm trắng nổi bật trong vùng trời xanh – nhưng đúng lúc ấy thì tàu bỗng dưng tắt máy, và dù với bao cố gắng sửa chữa máy cũng không nổ lại được.

Niềm hy vọng bến bờ đã ở trước mắt mà tàu không thể tiến thêm được một bước, khiến có người quẩn trí muốn dùng phao bơi đến hòn đảo đằng trước để xin cầu cứu nhưng bị can ngăn, vì tuy mắt nhìn thấy đảo nhưng muốn bơi đến không phải là chuyện dễ. Nhiều người kiếm bao bố và mùng mền trên tàu hải tặc ra để làm buồm, với hy vọng nhờ gió sẽ đưa thuyền vào gần đảo hơn, nhưng mỗi khi thủy triều dâng thì con thuyền lại bị đẩy trôi ra ngoài biển lớn, và ngày một xa đất Mã.
Từ lúc tàu bị chết máy, nó bị nghiêng hẳn về một bên và khi có sóng lớn là nước biển tràn ập vào tàu. Sức lực của thanh niên được dồn hết vào việc tát nước và sửa máy. Sở dĩ máy tàu không khởi động trở lại được vì hai tên cướp sau cùng trước khi phóng xuống biển đã khóa vòi dầu dẫn vào máy, và cắt bỏ hệ thống đề máy từ bình ắc-quy. Bình ắc-quy hết điện vì không được xạc, nhóm thanh niên cố dùng sức người để quay máy, có lúc máy kêu xình xịch như sắp nổ nhưng rồi sau đó lại im luôn khiến mọi niềm hy vọng đều tắt ngấm!

Rất may trên tàu bọn cướp đã để lại một mẻ cá lớn mà chúng đã đánh bắt trước khi gặp ghe tị nạn. Và chắc để trang bị cho chuyến đi biển dài ngày, nên trên tàu cũng có tới hai bể nước ngọt đầy ắp, và một tạ gạo thơm. Số thực phẩm này được chia đều cho tất cả mọi người trên tàu, nhưng rồi cũng đến lúc nước cạn và cá hết…

Ngày cứ dần trôi qua… Mọi người đã phải tìm ăn đến những con cá ươn sau cùng, mấy thanh niên còn sức lực dùng cọng thép bẻ cong làm lưỡi câu, và gỡ dây cước từ lưới ra để câu cá, và thỉnh thoảng cũng câu được vài con cá đói mồi. Trong thời gian này có một ông cụ người Hoa, bị bệnh từ lúc lên tàu nên khi bị đói ăn đã đột ngột xuôi tay nhắm mắt, không ai dám giữ xác ông lại vì sợ bệnh lây lan qua cả tàu, nên đã bó xác ông vào mấy cái bao tải và thả xuống biển.

Hầm đá lạnh dùng để ướp cá cũng tan gần hết, xác Đại Uy Lương đã tụt xuống gần đáy hầm và nằm trên vũng nước. Mọi người dù thương tiếc nhưng cũng đồng ý với nhau là nên “thủy táng”, vì nay đá chưa tan hết mà trên tàu đã ngửi thấy mùi tử khí, để thêm mấy ngày nữa với nắng cháy của biển chắc không ai chịu nổi!

Đêm nào chúng tôi cũng đốt lửa cầu cứu, ngày nào chúng tôi cũng trông mong các con tàu lớn đi qua cứu vớt – nhưng không chiếc tàu nào chịu dừng lại để cứu chúng tôi cả! Kể từ ngày ra đi đến nay đã hơn hai mươi ngày nổi trôi trên biển, đã gặp hàng chục chiếc tàu của đủ loại quốc gia, có chiếc chạy sát đến độ chúng tôi nhìn thấy cả thủy thủ trên tàu nhưng lại bỏ đi, chắc vì họ không tin chiếc tàu lớn như thế mà lại chết máy, mặc dù chung quanh tàu chúng tôi đã kẻ nhiều hàng chữ cầu cứu.

Có lần để tạo sự chú ý, có người còn đổ dầu phóng hỏa đốt nóc trên của tàu, lửa cháy dữ dội trong khi chiếc tàu hàng lại không có dấu hiệu tiếp cứu khiến cả nhóm lại phải dùng hết tàn lực để múc nước biển dập tắt ngọn lửa.

Qua ngày thứ 22, mọi người đều mệt lả, không ai còn sức để mà tát nước, tàu sắp chìm, và mọi người đành nằm chờ chết! Không còn một tiếng nói chuyện, chỉ còn tiếng rên rỉ và thều thào của những đứa trẻ đói và khát. Thỉnh thoảng còn có tiếng mê sảng của ai đó kể toàn chuyện ăn uống với những món mà ai cũng ao ước được có một miếng trong lúc này. Trong lúc không khí trên tàu ảm đạm và thê lương như một bãi tha ma thì bỗng có người ráng hết sức kêu lên:

-Có tàu đang đi tới… Có tàu đang đi tới…

Có tàu là có cứu tinh, thế mà cũng chẳng có ai thèm đứng dậy, chẳng có ai buồn dơ tay vẫy, vì 22 ngày qua họ đã hồi hộp, hy vọng và thất vọng cũng nhiều rồi. Nhưng mỗi lúc chiếc tàu khổng lồ ấy lại tiến đến gần hơn, có vài người cố gắng dơ lên hàng chữ: “No Food! S.O.S”, “Vietnamese Refugees”.

Chiếc tàu dầu đã sáp lại, lúc trước tôi thấy chiếc tàu đánh cá của bọn hải tặc to thế nào đối với chiếc ghe tị nạn, thì nay chiếc tàu dầu mang hàng chữ “Entalina London” trên mũi còn to lớn hơn gấp bội. Trong lúc các thủy thủ của chiếc tàu cứu tinh thả lưới để mọi người trèo lên, thì việc đầu tiên của tôi là ngẩng đầu lên cảm tạ Thiên Chúa, đấng đã đáp lại lời cầu xin của chúng tôi, trong lúc mọi người gặp cơn nguy khốn nhất.

Lên được chiếc tàu ân nhân, hôm ấy là ngày 29.11.1979 lúc 10 giờ sáng, chúng tôi đã qua 22 ngày lênh đênh trên biển, nhiều người đã được đưa vào phòng cấp cứu vì sức khoẻ quá suy sụp. Vị thuyền trưởng người Anh, tên Norman Sloan cho chúng tôi biết sáng hôm ấy ông đang tập thể dục trên boong tàu thì được báo cho biết có một chiếc tàu đánh cá sắp chìm nằm chắn ngang hải lộ mà tàu ông sắp đi qua, và hình như trên tàu không còn sự sống. Ông ra lệnh cho tàu đến gần và nhìn thấy nhiều phụ nữ và trẻ em đang rũ liệt trên sàn tàu và thực sự cần sự cấp cứu nên đã ra tay…

Như vậy chiếc tàu của chúng tôi đã trôi từ Mã Lai, qua Tân Gia Ba, Nam Dương… rồi mới gặp được vị đại ân nhân cứu giúp. Ông hỏi có ai muốn kéo theo chiếc thuyền đánh cá đến Úc hay không, thì ai cũng lắc đầu từ chối. Vì thế khi chiếc tàu dầu tăng tốc độ, các thủy thủ đã cho thả dây để đánh chìm chiếc tàu của bọn hải tặc, nhưng thật ma quái, chúng tôi nhìn thấy nó ngả nghiêng chòng chành dữ dội nhưng rồi lại đứng vững như không muốn bị nhận chìm dưới làn nước biển. Có người lên tiếng:

-Thế cũng được, để cho ngư dân trong vùng này ra lấy, vì chiếc tàu đánh cá đó là cả một gia tài chứ không phải là chuyện nhỏ…

Vì chiếc tàu dầu đang trên đường tới Úc để giao nhiên liệu, nên ngày 4.12 tàu đã ghé bến Darwin thuộc miền bắc nước Úc, mang theo 150 người còn lại. Tất cả được chính phủ Úc chấp thuận cho lên bờ tạm trú, trong khi chờ đợi đi Anh Quốc định cư.

Gia đình tôi và một số lớn người khác đã được Úc nhận, và đó là lý do tôi có mặt ở Úc, trong khi một số người khác chung chuyến tàu đã được định cư tại Anh.



Afghanistan: Trẻ em đánh giày để có tiền mua bánh mì





''Họa trên nền trời'' : Sắc màu tranh kính của nghệ sĩ gốc Hàn, cha xứ Kim En Joong





Việt Nam xây lò phản ứng mới để đáp ứng nhu cầu về chất phóng xạ





Đồng Euro 20 tuổi : Biểu tượng cho sự ổn định và hòa bình châu Âu





Tập Cận Bình sẽ độc tôn thiên hạ ?





Cần thận trọng trước sự kiện Omicron có dấu hiệu thoái trào tại Nam Phi





Báo Công an chỉ trích RSF sau phiên xử ông Lê Trọng Hùng





Bà Thái Anh Văn kêu gọi Bắc Kinh từ bỏ việc dùng vũ lực chống Đài Loan





Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

Nghịch lý bất ngờ: trí thức Hoa Kỳ mang mặc cảm với Âu Châu





Phỏng Vấn Cố Nhạc Sĩ Trần Quang Hải





Israel approves fourth COVID-19 vaccine dose for some





Ngôn ngữ Nam Bộ: Chân quê và giản dị - Tác giả Nguyễn Hữu Hiệp



Ngôn ngữ Nam Bộ: Chân quê và giản dị


Đêm Giã Từ Hà Nội - Tác giả Mai Thảo



Đêm giã từ Hà Nội


Phỏng Vấn Võ Sư Nguyễn Tiến Hóa, thuyến nhân độc nhất sống sót trong chuyến ghe vượt biên (Phần 2)





Phỏng Vấn Võ Sư Nguyễn Tiến Hóa, thuyến nhân độc nhất sống sót trong chuyến ghe vượt biên (Phần 1)





Toshikoshi Soba! - Tác giả Vũ Đăng Khuê

 

Tôi sống ở Nhật đã lâu, thay họ đổi tên cũng cả mấy chục năm rồi, nhưng hình như trong tôi vẫn còn quanh quẩn cái mùi….rất Việt Nam, nói theo cách nói của cố nhà báo Lê Thiệp là “vẫn còn vướng mắc tí bùn Rừng Sát, tí mằn mặn của Biển Đông” dứt mãi không ra, lúc nào cũng còn “chiêu” và “niệm”, ăn “okonamiyaki” lại nghĩ tới “bánh xèo”, ăn “soba đứng” lại nhớ đến “phở xe”, ăn “gyouza” thì bật ngay trong đầu vài lát “bánh cuốn”, v.v…., tôi cảm thấy vẫn chưa hòa nhập được trọn vẹn vào những truyền thống của cái nơi mà tôi đã trao thân gửi phận hầu như suốt cuộc đời. Thấy nó kỳ kỳ sao đó phải không bạn ta? Thôi từ nay trở đi, với điều kiện cho phép tôi sẽ cố gắng “nhập giòng” tìm hiểu thêm những gì mình biết dù trình độ hiểu biết của mình rất ư là ….lạng quạng.

Sáng hôm qua ngày cuối cùng của năm 2021, khi phải đến một nơi mà không ai… muốn đến, trong phần (朝礼―lời chào buổi sáng, một người trong “đội ngũ đồng phục áo trắng” đã ngỏ lời: chúc quí vị gặp nhiều “niềm vui” trong năm mới và không quên lời dặn: “Nhớ ăn món mì ToshiKoshi Soba (có chút hạn chế về lượng…vật liệu) để trút bỏ mọi ưu phiền trong năm cũ”. Tôi cũng mong và tin….như thế, mặc dù năm này qua năm nọ chả bao giờ cảm thấy có gì thay đổi cả, chỉ thấy có chuyện tuổi tác cứ tăng lên vùn vụt, dấu chân chim, nhăn nheo trên khuôn mặt được dịp nở…”hoa”, còn mái tóc thì “bỏ ta đi như những giòng sông rộng”.

Câu hỏi: Về già hay nghỉ hưu có “ưu” không quí vị? Đi làm mặt tắt mặt tối có gì “phiền” không bạn ta? Sẽ không bao giờ có câu trả lời chính xác là vì: Khổ hay sướng thì tùy lúc tùy nơi, tùy theo hoàn cảnh.

Lại lăng nhăng sang chuyện khác. Tôi trở lại câu chuyện một tô mì.

Đối với người Nhật thì việc đón tết trong đêm giao thừa là một niềm hạnh phúc. Thời sinh viên, bạn bè dăm đứa, rồi đến cái thời tay xách nách mang, cả nhà quây quần bỏ chân trong cái Kotatsu vây quanh cái TV vừa theo dõi chương trình tranh đua Hồng Bạch của NHK, vừa bóc từng múi quít, vừa chiêu vài chung sake nho nhỏ rồi kết thúc bằng món Toshikoshi soba truyền thống, có điều nên nhớ là phải thanh toán xong bát mì trước phút giao mùa nghĩa là còn trong năm cũ, nếu quá giờ bước vào năm mới thì cũng như không, “imi ga nai – không có ý nghĩa”, hỏi họ tại sao phải như thế thì họ cho biết vì “vẫn còn vướng mắc những hệ lụy của năm cũ.

Đây là một truyền thống của Nhật Bản từ rất lâu đời bắt đầu khoảng thời Edo (1603-1867) với mong ước mang lại cuộc sống lâu dài và thịnh vượng, nhiều sức khỏe trong năm mới cho gia đình, người thân, bạn bè. Tùy theo vùng, nó còn được gọi là misoka soba (soba đêm giao thừa), soba tsugomori (soba cuối năm), fuku soba (soba hạnh phúc), và soba unki (soba vận mệnh tốt).

- sợi mì soba được làm từ cây kiều mạch có thể sống sót thời tiết khắc nghiệt
- cọng sợi toshikoshi soba thường dài biểu tượng một cuộc sống trường thọ
- Ngoài ra, các tiệm kim hoàn được sử dụng để thu thập bụi vàng của hoa soba.

Nói tóm lại giải thích theo kiểu Việt Nam ta thì ăn mì này quân ta sẽ

- sống lâu tròm trèm 120 tuổi
- làm lại cuộc đời mới vượt qua những nợ nần, khó khăn chồng chất
- trút bỏ những phiền muộn của năm cũ và sẽ thong dong nhàn hạ trong năm mới
- Mọi người đều cảm thấy ngon vì yếu tố chính là tinh thần của người ăn, tin vào điều sẽ tốt đẹp trong ngày mới,

Tôi đã tạm lấy đó làm niềm tin như người Nhật đã tin

Trưa hôm qua, mẹ cháu nhà này có bâng quơ dọ hỏi: “Này, tối nay ăn gì để còn lo liệu” Tôi trả lời ngay không “quan ngại”: Toshikoshi soba đi!

Nghĩ kể cũng lạ, vốn dĩ tôi lại là người không hảo cá, không như mẹ cháu và 2 cô cậu nhà này, cũng không như cái nhà ông Ngữ Yên than thở: “Đời sống tôi sẽ chết nếu không có cá” hoặc người bạn mới quen Dương Hoàng Mai bên Tây Đức: “Trời ơi, anh sống ở Nhật mà không ăn sushi được à?”, Lê Thiệp cũng đã từng phán: “Ông không ăn sushi được thì sống ở Nhật làm cái đéo gì”.

Đã từ lâu tôi vẫn “tử thủ” với quan niệm: Phở luôn đứng đầu trong tự điển ăn uống nhưng từ năm nay, giao thừa Nhật thì Toshikoshi soba phải là “giữa đoàn hùng binh có soba đi hàng đầu” mới trọn vẹn.

Đêm hôm qua khi đón giao thừa, tôi đã tùn tụt và húp “sạch sành sanh” không còn một giọt dù biết “nước lèo Dashi” của Toshikoshi soba được “cấu thành” từ những chất liệu mà hầu hết là...cá: kombu, cá ngừ bào, rong biển v.v..... hoàn toàn không có “phản ứng phụ” như vẫn thường gặp trước đây ngay khi ngửi thấy mùi. Bạn ta thấy tôi “phi thường” chưa?

À quên phải nhắc lại, lúc tôi đòi “” thì con gái tôi lại muốn “phở”. Điều đình một chút thì mẹ cháu vui vẻ quyết định: đêm giao thừa sẽ là “Toshikoshi Soba” và mồng 2 hay mồng 3 sẽ là “Phở”. “Thuận lòng con và được lòng bố” báo hiệu một “hạnh vận mới” trong “niên khóa....mới” của một “bình thường mới!”

Lại nghĩ sang chuyện khác: Quân ta thường nghe chữ “cơm” hay “phở” mà ý nghĩa ra sao thì tôi không cần giải thích vì tùy theo cách hiểu. Nhưng tôi lại thấy thế này. “Cơm” hay “Phở” đều là “Ngon Văn Lành” cả. Tôi....thích cả hai. Có bao giờ bạn ta ăn cơm nguội với nước Phở còn sót lại để dành “húp” bao giờ chưa? Giời ơi là giời, ngon không thể tả. Ngon thế nào hả? Cứ thử đi sẽ ...biết ngay.

Đi Tìm Nguyễn Du - Tác giả Tô Thùy Yên

 

Khối băng trôi trên mặt biển, phần nổi rất nhỏ so với phần chìm. Những ý niệm hiện lên trong trí người đọc về một kiệt tác ngay lần sơ ngộ là phần nổi của khối băng. Chúng giúp người đọc làm quen với tác phẩm, đưa người đọc bước vào trong. Sau đó, người đọc phải tự mình khám phá lần hồi, hay đúng hơn, suy diễn qua chủ quan của mình, những bí ẩn chôn vùi trong tác phẩm. Người đọc đứng đắn có bổn phận góp phần sáng tạo với tác giả; một tác phẩm hoàn thành bao giờ cũng chỉ mới xong có một nửa, còn một nửa đề dành cho người đọc.
Tác phẩm lớn đề nghị người đọc suy tưởng chứ không ấn định những suy tưởng của tác giả với người đọc. Ý nghĩa mà nó ôm ấp bao giờ cũng phức tạp, mơ hồ, rậm đặc. Quá nhiều ánh sáng gây thiệt hại cho nó. Nó sáng mơ hồ, một thử sáng clair - obscur, nửa sáng nửa tối, để chứa dấu và thường khi nó ghen tuông ôm giữ khư khư phần chứa dấu đó, nó phát ra một trở lực để kháng lại sự xâm nhập của người đọc. Nó là kho tàng niêm phong bằng những đạo bùa thiêng. Nó là người đàn bà đoan trang tự trọng trước sự suồng sã của kẻ khác. Cho nên tác phẩm nào bày biện trơ trẽn tất cả ý nghĩa ra bề mặt, dù giàu có phong phú đến đâu, cũng chỉ là tác phẩm thứ yếu, nếu không nói là tác phẩm bỏ đi. Tiếng nói đầu tiên của thiên tài không phải là tiếng nói cuối cùng, tiếng nói độc nhất của thiên tài đó.
Đoạn Trường Tân Thanh là một tác phẩm lớn. Nguyễn Du thuộc vào nòi thiên tài. Trong gần hai thế kỷ nay, người đồng thời cũng như kẻ hậu sinh đã tìm thấy, suy diễn được nhiều điều ở Nguyễn Du. Người ta đã khai phá, đào xới, lục soát Nguyễn Du, có khi những công cuộc tìm tòi hoặc vô tình hoặc cố ý đã làm sứt mẻ, biến dạng ít nhiều khuôn mặt Nguyễn Du. Nhưng biết làm thế nào khác được? Vì không thiên tài nào có một khuôn mặt nhất định; mỗi thời đại, mỗi người đọc gắn cho thiên tài một cái mặt nạ. Và như vậy, người ta vẫn chưa tìm thấy hết ở Nguyễn Du, người ta vẫn chưa tra khảo được Nguyễn Du phải thú nhận, cung khai sự thật cuối cùng. Nguyễn Du còn nói nữa. Người ta còn nói nữa về Nguyễn Du. Và câu chuyện vẫn không ngớt mang đến nhiều hào hứng say mê.
Nguyễn Du là thi sĩ của con người lạc loài. Đặc điểm nổi bật này đã phân biệt Nguyễn Du với những tác giả khác trong văn học Việt Nam. Con người lạc loài là cái trục mà hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Du xoay quanh, đeo vào như đàn ong trên ổ mật. Nó là đầu đề bất biến của ông. André Malraux, trong bài tựa bản dịch tác phẩm Sanctuaire của William Faulkner, cho rằng thi sĩ bi kịch diễn tả những gì mê hoặc ám ảnh hắn, không phải để giải thoát mình khỏi cái ám ảnh đó (đối tượng ám ảnh sẽ xuất hiện trở lại trong tác phẩm sau) nhưng để thay đổi tính chất của nó; vì diễn tả nó với những yếu tố khác, hắn đưa nó vào vũ trụ tương đối của những sự vật được nhận thức và được chế ngự. Nói như vậy Malraux mặc nhiên nhìn nhận rằng toàn thể tác phẩm của một tác giả hàm súc một ý nghĩa chung tạo thành sự nhất trí cho chúng. Ý nghĩa chung đó là cái ám ảnh một đời không biến đổi của tác giả. Con người lạc loài là cái ám ảnh một đời Nguyễn Du. Nó xuất hiện trong hầu hết tác phẩm của ông. Ở bài Độc Tiểu Thanh Ký, ông thương khóc một người con gái giỏi nghề cầm thư, phải đi làm lẽ bị vợ cả hành hạ, sanh ra đau buồn mà chết lúc xuân xanh. Ở bài La Thành Ca Giả, ông cũng thương khóc một nàng ca kỹ nổi danh tài sắc một thì nhưng chết yểu như Đạm Tiên, mồ hoang không kẻ đoái hoài. Ở bài Long Thành Cầm Giả, ông tiếp lời Bạch Cư Dị, thán oán giùm số phận hẩm hiu của chị Cầm, một con hát tài danh mà khi về già, son phai phấn lạt, khách tích lục tham hồng chẳng ai thăm hỏi. Ở bài Sở Kiến Hành, ông thương xót mẹ con người ăn mày đói rét bơ vơ xứ lạ quê người. Đến bài Văn Tế Thập Loại Chủng Sinh, ông kêu mời toàn thề những âm hồn oan khiên vất vưởng, lạc loài, không khói không hương, cuối sông đầu chợ, về sum họp quanh ngọn lửa siêu sinh của Lượng Từ Bi. Còn Đoạn Trường Tân Thanh là gì nếu chẳng phải là truyện kể cuộc hành trình thống khổ tang thương của một khách tài tình trên con đường Định Mệnh?
Nói tóm, những nhân vật mà Nguyễn Du trình diễn trong hầu hết các tác phẩm của ông, dù dưới hình dạng nào, trong hoàn cảnh nào, tựu trung cũng chỉ là mỗi một nhân vật độc nhất, chỉ là một con người mang nặng trên số kiếp dấu xâm nguyền rủa của sự lạc loài, một con người bị đời sống bỏ quên, bạc đãi, hắt hủi, dày vò, chà đạp, chối nhận, xô đẩy vào sự cô đơn sầu thảm bẽ bàng, vào những hoàn cảnh trái ngang, đứt ruột.
Lạc loài hơn nữa là con người đó của Nguyễn Du hoàn toàn độc đáo trong văn học Việt Nam, không gặp người đồng cảnh với mình trong bất cứ tác phẩm nào của những tác giả khác. Hãy so sánh và phân biệt con người đó của Nguyễn Du với nàng cung phi của Nguyễn gia Thiều và người chinh phụ của Đặng Trần Côn, Hai nhân vật sau này không phải là những kẻ lạc loài, họ chỉ là những kẻ đã từng được đặt vào một hoàn cảnh thuận tiện, chiều đãi, một hoàn cảnh mà họ mong mỏi được duy trì suốt kiếp, nhưng rồi một lúc nào đó, họ lại bị du vào một hoàn cảnh khác, bị tước đoạt tất cả hạnh phúc, cái hạnh phúc thật tầm thường mà cũng thật quí báu của đời người, nên nặng lòng ấp ủ một kỳ vọng, ước muốn chính đáng trở về hoàn cảnh cũ, sống lại đời sống cũ. Còn nhân vật của Nguyễn Du không có hoàn cảnh cũ để trở về, đời sống cũ để sống lại. Nhân vật của Nguyễn Du trên bước đường lạc loài, đi tìm một hoàn cảnh mới thích nghi hơn, dễ sống hơn, một hoàn cảnh mà trong đó, kẻ tội đồ được ân xá, người oan khiên dứt nợ.
Lưỡi sét Định Mệnh đánh xuống nhà họ Vương. Kiều một thân một mình tình nguyện đứng ra giải họa cho cả gia đình, chọn lấy đường đi trên những chỗ đoạn trường, chọn lấy đất đứng trên bình diện bi thảm. (Arthur Koestler trong một cuộc hội thảo gần đây với các nhà văn Ấn Độ ở Calcutta, chủ trương rằng con người có hai bình diện sống: bình diện thế tục (trivial plane) và bình diện bi thản (tragic plane). Nghệ sĩ là kẻ bắt buộc phải bước đi trên giao tuyến của hai bình diện đó.) Ngay khi còn ở nhà cha mẹ, Kiều cũng đã đặt một chân vào bình diện bị thảm. Có như vậy, tâm khảm Kiều mới bị đè nặng bởi mặc cảm đoạn trường, một mặc cảm mà nàng mang vào tác phẩm và cả trong giấc ngủ. Vân và Quan thuộc vào hạng thường nhân, chôn chặt chân trên bình diện thế tục. Thì chả trách họ đã chẳng “nực cười” khi Kiều sụp quí trước mả Đạm Tiên và thốt ra những lời lẽ “khó nghe”
Kiều đã sống hết mình, sống đến chỗ tận tình. Nàng đã đẩy cuộc đời mình đến biên giới cuối cùng của nhân loại. Nàng yêu đến tận cùng tinh yêu, giận đến tận cùng thù hận. Cuộc đời ngoại hạng đó đã tạo Kiều thành một con người được phóng đại; xin đừng ngộ nhận con người được phỏng đại với một siêu nhân. Vì siêu nhân là kẻ đã vượt quá tình trạng nhân loại, cởi bỏ con người của mình biến thành một hữu thể khác. Còn con người được phóng đại mang chứa những sự thật nhấn mạnh, đậm nét về con người, những sự thật hiển hiện hơn để mọi người dễ nhận thấy. Thành thử những nhà đạo đức đã ra ngoài phạm vi hoạt động sinh tử của họ, khi gióng trống khua chiêng lên tiếng gắt gao buộc tội Kiều về những hành động yêu đương quá trớn cũng như trả oán tàn ác của nàng. Vì đạo đức chỉ là những thước tấc ước lệ của bình diện thế tục, dành cho đám thường nhân, không thể dùng để đo lường Kiều, một con người được phóng đại, cử động trên bình diện bi thảm. Cho đến khi Kiều tái hợp cùng Trọng, lẽ ra nàng phải kết tóc se tơ cùng chàng – những người trong cuộc đều muốn thế; và có người đọc nào lại chẳng ước ao điều đó? Nhưng trớ trêu thay, Nguyễn Du, một lần nữa, lại bày ra cảnh rẽ duyên, đổi tình chồng vợ ra tình tri âm. Tại sao như vậy? Có người giải thích là Nguyễn Du sợ hôn nhân sẽ hạ thấp tình yêu, vì có sự thể hiện nào mà có thể sánh kịp những ý tưởng còn đang tiềm tàng trong tâm não? Cách giải thích này thật là lãng mạn. Cũng có người giải thích cho rằng đó là một trong những hành động tự do của Kiều, nhưng tại vì sao Kiều lại làm hành động tự do đó? Hành động nào, dù là một hành động tự do, cũng phải có đối tượng của nó, không ai làm một hành động tự do chỉ vì tính chất tự do của hành động đó, coi là một hành động gratuit. Mà hành động của Kiều có đối tượng, nguyên cớ hẳn hòi. Nàng đã ý thức được trong mười lăm năm thử thách tính chất bi thảm của đời mình; nàng chỉ sống trên bình diện đó mới có thể giữ vững bản ngã, nàng không thể nào ôm bản ngã bước qua bình diện thế tục bằng cách kết duyên cùng Trọng. Giữa hai người bây giờ đã có bức tường dầy của mười lăm năm thống khổ. Thế nhưng tại sao Kiều lại lấy được Thúc Sinh và Từ Hải? Hãy nhìn lại cả đời nàng. Nàng đã yêu Trọng khi nàng còn đứng trên bình diện thế tục, dù là đứng một chân, và lẽ đương nhiên là nàng sẽ lấy chàng, nếu như tai biến không rớt xuống nhà nàng. Bây giờ, sau mười lăm năm bướm chán ong chường, trở lại mái nhà xưa, nếu nhận lời lấy Trọng tức nàng thể hiện cái hình ảnh gương vỡ lại lành, bèo tan lại hợp, trở về bình diện thế tục, cái bình diện của luân lý, lễ nghi, câu thúc, đàm tiếu, dư luận, cái bình diện không thể nào dung túng nổi tính chất bi thảm của đời nàng. Còn Thúc Sinh, Từ Hải là những hình bóng nàng bắt gặp trên bình diện bi thảm kia, giữa lúc nàng đang là bèo tan, gương vỡ. Lấy Thúc Sinh và Từ Hải xong, nàng vẫn còn là mảnh gương vỡ, cánh bèo tan. Việc kết duyên cùng những nhân vật đó vẫn không thay đổi được nàng; nàng vẫn còn lạc loài trên đất đai bi thảm.
Kiệt tác phẩm nào cũng có hơn một cánh cửa. Cánh cửa lớn mở vào Đoạn Trường Tân Thanh là Định-Mệnh. Ngay khi sách vừa giở ra người ta đã thấy Nguyễn-Du ta thán não nùng: “Trăm năm trong cõi người ta. Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Và ý niệm về thiên mệnh đó được Nguyễn-Du nhắc lại nhiều lần, dọc mười lăm năm lưu lạc của Kiều, mỗi khi có dịp. Thành thử chẳng có người đọc nào vô ý đi vào Đoạn Trường Tân Thanh bằng cửa ngách. Phong Tuyết Chủ Nhân Thập Thanh Thị viết tựa có câu “Kiều ngẫu nhiên mà sinh ra, mà có sắc đẹp, mà lại đa tình, cho đến khi đi Thanh-Minh, khi gặp Kim-Trọng, cũng đều là ngẫu nhiên cả cả đến lúc bị hãm ở thanh lâu, lúc đã đâm đầu xuống Tiền Đường, lúc lại đoàn viên với Kim Trọng, cũng đều là ngẫu nhiên cả”. Phong Tuyết đã nhấn mạnh tính cách ngẫu nhiên của truyện Kiều. Chu Mạnh Trinh cũng ghi nhận ngay vai trò của Định Mệnh trong đời Kiều, bằng cách nêu lên giả thuyết “giả sử, ngay khi trước, Liêu Dương cách trở, duyên chàng Kim dừng dở việc ma chay, quan lại công bằng, án viên ngoại tỏ ngay tình oan uồng, thì đâu đến nỗi son phấn mười mấy năm lưu lạc, đem thân cho thiên hạ mua cười”. Phải, không có Định Mệnh thì làm gì có chuyện Kiều. Không có Định Mệnh thì làm sao giải thích nổi một lô sự kiện mấu chốt của đời Kiều, một số động lực ma quỉ đưa dẫn Kiều đi lên những chỗ đoạn trường gai góc. Tại sao thằng bán tơ không chọn một gia đình nào khác gia đình họ Vương mà vu oan giá họa? Tại sao lại là gã ma cô lừa lọc Mã Giám Sinh chớ không phải là một người đàn ông đứng đắn nào hâm mộ sắc tài Kiều, mua cưới nàng! Tại sao như thế này chứ không như thế khác? Vậy tất cả đã được an bài sẵn bởi Định Mệnh. Cho đến hai lần Kiều tự tận mà không dứt được nợ trần phải chăng cũng là do Định Mệnh. Định Mệnh hiểu theo nghĩa bi đát, rùng rợn của nó? (Tại sao không? Tại sao Định Mệnh lại chẳng muốn cho người ta sống sót, chịu đựng thêm số kiếp não nề ?).
Nhưng Định Mệnh đã hiện ra như thế nào trong Đoạn Trường Tân Thanh; đó mới là điều đáng chú ý. Định Mệnh, trong cái nhìn của Nguyễn-Du, không phải là một Deus ex machino, một Định Mệnh kiều Paul et Virginie, chẳng hạn - chàng và nàng yêu nhau, nàng chết trong tai nạn đắm tàu, chàng thương nhớ rồi chết theo. Định Mệnh, theo quan niệm của Nguyễn-Du, không phải là một tác động của ông Trời trực tiếp xuống con người trên bãi chiến khép kín. Mà Định Mệnh đã hiện ra trong Đoạn Trường Tân Thanh dưới hình thù của xã hội, của đồng loại. Định Mệnh đã xử dụng đến những kẻ khác như những phương tiện để tác động gián tiếp trên cuộc sống của Kiều. Thằng bán tơ, Mã giảm Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, v. v... là những lá bài mà Định Mệnh đã dùng để đánh vào lá bài Kiều. Như vậy, Định Mệnh là tổng kết những tác động của đồng loại có liên quan ảnh hưởng đến cá nhân mình. Là hậu quả sự cựa quậy của xã hội bao quanh một đời sống. Thành thử khi đã đường đường lên ngôi vị một bà mệnh phụ phu nhân, Kiều xuống tay trả oán tác động trở lại trên cuộc đời những kẻ khác, trở thành một lá bài mới của Định-Mệnh đề đánh vào những lá bài kia. Chung quy, Kiều cùng họ đều cáng đáng lấy những vấn đề liên đới hỗ tương nhau mà Định Mệnh đã dàn xếp sẵn.
Nhận định như vậy đề nhìn thấy rằng Nguyễn-Du đã đóng khung cả nhân Kiều trong xã hội. Phải hiểu rộng quan niệm này của Nguyễn-Du, chớ nên thu hẹp nó vào xã hội đương thời của ông, hoặc vô lý hơn, vào xã hội thời Gia Tĩnh. Vì quan niệm đó, Nguyễn-Du đã phóng nó lên bình diện nhân bản trường cửu, chớ không đặt nó trên bình diện xã hội nhất thời. Cái khung mà ông đã lồng cá nhân Kiều là một cái khung muôn đời cho mọi kiếp sống. Có như thế, mới không hạ thấp giá trị của Đoạn Trường Tân Thanh, mới không giam chết nó vào một thời đại đã đi qua. Phải hiểu Đoạn Trường Tân Thanh như tiếng kêu đứt ruột của con người nói chung mắc phải vòng vây nghiệt ngã của xã hội muôn đời hiện hữu, chớ chẳng riêng gì của Kiều trong xã hội thời Minh hay của Nguyễn-Du trong xã hội thời ông.
Nhưng “Có trời mà cũng tại ta”; đứng trước Định Mệnh thảm khốc, con người vẫn có quyền chọn lựa, vẫn có tiếng nói phê chuẩn của mình. Con người dù sao vẫn tự do, và chính Định Mệnh đã làm nổi bật tự do của con người trong những lần lựa chọn cam go. Không ai ép buộc Kiều phải bán mình chuộc cha cả. Trái lại, Vương ông còn cần trở nàng. Tại sao nàng chẳng bắt chước Vân, một mực làm thinh, coi đại họa kia như không hề dính dấp đến minh, mà lại phải hy sinh? Kiều đã hành động trong tự đo, đã rước lấy số kiếp đoạn trường với tư cách một người tình nguyện. Cả thân thế Kiều cũng chứng tỏ nàng đã có đầy đủ tự do trong hành động. Mười lăm năm lưu lạc của Kiều là một chuỗi dài nối tiếp những cố gắng phấn đấu cải tiến số phận mình, vùng vẫy thoát ra những tình thế bức bách. Thế sao đã nhận lời đi trốn cùng Sở Khanh, lẽ hẳn nhiên là nhận sau nhiều đắn đo cân nhắc, nhưng lúc sắp sửa rời bỏ cửa hàng của Tú Bà, Kiều lại thốt lên: “Cũng liều nhắm mắt dưa chân. Thử xem con tạo xoay vần đến đâu”? Có phải là nàng đã ngoan ngoãn khuất phục trước Định Mệnh không? Không, vì nếu đã khuất phục, nàng còn trốn theo Sở Khanh làm gì nữa. Nếu số trời là như vậy, sao chẳng an nhiên ở lại với Tú Bà? Thành thử không nên hiểu lời nói đó của Kiều như phương châm sống của nàng, như một sự chấp nhận buông xuôi vô điều kiện của nàng trước Định Mệnh, mà phải hiểu chân xác như một sự biểu hiện nỗi hoang mang, xao xuyến, lo âu, nghi ngại của nàng trước một hoàn cảnh mơ hồ, vô định, may rủi, tình cờ. Trạng thái tinh thần đó là hậu quả tất nhiên của một lần chọn lựa. Nhưng dù hoang mang, xao xuyến, lo âu, nghi ngại đến chừng nào, Kiều vẫn quả quyết hành động quả quyết dấn bước tới một tình thế mới khác, một tình thế mà Định Mệnh sẽ bày ra để cho Kiều quyết định nữa.
Người đọc Đoạn Trường Tân Thanh, ai cũng nhận thấy nhảy vào mắt mình cái mâu thuẫn khổng lồ của Nguyễn Du khi ông vừa nhìn nhận có Định Mệnh, vừa nhắc nhở rằng con người, trong hoàn cảnh nào bất cứ, vẫn có tự do. Mâu thuẫn đó của Nguyễn Du không cần phải bàn cãi lôi thôi, mâu thuẫn đó đích ra cũng là mâu thuẫn của mọi con người trong kiếp sống. Dụng ý của Nguyễn Du có lẽ là đề nghị với chúng ta, bằng cách đối chọi Định Mệnh với tự do của con người, một phương cách đối phó hiệu quả cùng Định Mệnh. Phương cách đối phó đó như thế nào? Có phải là bằng tài trí của mình không? Nguyễn Du trả lời không. Ông đưa ra một kinh nghiệm, kinh nghiệm Kiều, dùng làm minh họa. Với những cố gắng vùng vẫy phấn đấu bằng tài trí của mình, Kiều đã chẳng thu gặt được một kết quả nào khả quan, mong muốn. Mười lăm năm sống mạnh của nàng đã kéo lê từ hoàn cảnh éo le phũ phàng này sang hoàn cảnh éo le, phũ phàng khác. Trong mười lăm năm, chẳng lúc nào Kiều ngớt làm một người bạc mệnh long đong. Đề cuối cùng, nàng bỗng nhiên cởi bỏ được một cách nhiệm màu số kiếp đoạn trường, vứt xuống Tiền Đường cho dòng nước cuốn trôi đi như người ta vứt bỏ tiền thân trong một cuộc tái sinh; đó là lúc hợp thời Nguyễn Du đưa ra giải pháp : Kiều được phóng thích khỏi tiền oan, nghiệp chướng là nhờ ở “thiện căn” mà nàng đã chứng tỏ, trau dồi trong mười lăm năm thử thách. Lúc này, Nguyễn Du chẳng còn là một thi sĩ tài hoa nữa mà đã trở thành một nhà luân lý thực tiễn. Ông phủ dụ người đời: “Thiện căn ở tại lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Và đó cũng là thời kỳ duy nhất của đời ông mà khuôn mặt ông biến đi những nét hằn đau, ray rút dày vò những nét trai lơ phong tình bỡn cợt, đề sáng lên thanh thản, bình yên, điểm nhẹ một nụ cười mãn nguyện vị tha của Đức Phật tham thiền. Nguyễn Du đã tìm thấy.
Thiên hạ vẫn thường có ý tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Đoạn Trường Tân Thanh. Với ý hưởng đó, có người giải thích nỗi đau khổ mà Nguyễn Du chồng chất trong tác phẩm như là dấu ấn rành rành của xã hội loạn lạc thời Lê mạt Nguyễn sơ trên tâm khảm ông – tâm khảm của một thiên tài lúc ban đầu như khối sáp mềm dễ ấn khắc, nhưng khi đã ấn khắc rồi, nó sẽ biến thành phiến cẩm thạch một đời không chạy nét. Cũng có người, cho rằng ông viết tác phẩm với mục đích giải bày nỗi lòng tưởng vọng Lê triều của một hàng thần miễn cưỡng về dưới trướng Gia Long. Ở đây, những điều kiện xã hội và đời sống đó có thể là cần thiết để hiệu nỗi đau khổ của Nguyễn Du, không cần phải bàn xét lại. Vì một lẽ hiển nhiên ai cũng biết là bất cứ tác giả nào, khi bắt đầu tác phẩm, cũng đều khởi đi từ tâm sự cá nhân nhỏ bé của mình. Nhưng nếu tác giả là một thiên tài thì cuối cùng thế nào hắn cũng tìm nhập vào tâm sự rộng lớn của đồng loại. Những văn tài hèn mọn sống và chết trong cái tên; còn thiên tài lấy đà ở cá nhân, phóng mình vào đồng loại. Do đó, tưởng không nên bỏ công tìm hiểu làm gì tâm sự Nguyễn Du. Mà chỉ xin nhìn thẳng vào tác phẩm của ông để ghi nhận một điều: Nguyễn Du đã lấy nỗi đau khổ của kẻ khác mà che nỗi đau khổ của riêng ông. Ông vùi mình trong đồng loại.
Thói thường, thi sĩ là “kẻ dốt nát chỉ biết có mình thôi”. Hắn hay diễn tả và diễn tả hay về mình. Con sò không rời khỏi cái vỏ, thi sĩ không rời khỏi cái tên. Nhưng Nguyễn Du chẳng thuộc vào giòng thi sĩ đó :ông ít nói đến cả nhân ông mà lại thường nói về những kẻ khác. Lục soát khắp các tác phẩm của ông, người ta vẫn không tìm gặp được bao nhiêu tài liệu khả dĩ bổ túc tiểu sử vốn còn thiếu sót của ông. Thế giới ông dựng lên trong Đoạn Trường Tân Thanh cũng như trong hầu hết các tác phẩm khác, phức tạp, đông đảo bóng người chớ không phải là thế giới hoang vu, kín mít chỉ có mặt mỗi mình tác giả và một tấm gương soi. Như vậy, ông đã vượt quá tình trạng thi sĩ, bước sang tình trạng tiểu thuyết gia. Ông thoát khỏi cái tên mà đi ra đời sống và biến mất. Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân đề tựa Đoạn Trường Tân Thanh có viết: “... nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì không tài nào có cải bút lực ấy”. Trong bài tựa của Phong Tuyết cũng có câu tương tự: “…ngổn ngang những biến cố ở trước mắt, chồng chất những khối lỗi ở trong lòng, mới phải mượn đến bút mực mà chép ra .... “ Thành thử không nên nghe Đoạn Trường Tân Thanh như tiếng kêu Nguyễn Du cất lên phản kháng xã hội mà ông sống. Vì giản dị nó không phải là một tác phẩm có ý hướng xã hội. Nó chỉ là tấn tuồng của một cá nhân thôi. Bằng cớ: Kiều trở về sum hợp với gia đình và không có câu nào Nguyễn Du dùng tuyên cáo là xã hội đã cải tiến. Và nhất là đừng nhìn vào Đoạn Trường Tân Thanh như nhìn vào ruột gan của một cựu thần hoài niệm nhà Lê mà phải thờ tân chúa. Vì giả du ý hưởng chính trị này quả có hiện lên trong tâm khảm Nguyễn Du khi ông hạ bút gieo vần, tưởng cũng chẳng phải là điều đáng để cho người sinh sau lưu ý đến: nếu Nguyễn Du không là thiên tài thì ông đã chẳng là một khuôn mặt ra gì trong lịch sử.
Có như vậy, mới không hạ thấp thiên tài Nguyễn Du, nên mới bỏ công ngồi đọc Đoạn Trường Tân Thanh, nhận ra sự còn hợp thời ngày nay của nó và nhìn thấy thấp thoáng bóng mình trong ba ngàn câu thơ quý thạch sáng choang kia. Truyện không còn là chuyện của riêng Kiều, tâm sự không chỉ là tâm sự Nguyễn Du. Chuyến xe bạc mệnh chở con người lạc loài chạy xong mười lăm năm, còn chạy mãi như bay trong cõi hồng trần.