khktmd 2015
Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016
Mùa Đông Prague - Tác giả Trương Vũ
Lời Mở:
Đầu tháng 7, 2016, trong một chuyến đi chơi Châu Âu, tôi đến thăm thủ đô Prague của Cộng Hoà Tiệp (The Czech Republic). Khi đến công trường Wenceslas, tôi nhìn lên bao lơn của toà cao ốc Melantrich. Nơi đó, một ngày mùa đông 1989, Alexander Dubcek và Vaclav Havel đứng cạnh nhau, ngỏ lời với gần một triệu người dân Prague đang tụ họp ở công trường này, khởi động một cuộc cách mạng làm sụp đổ hoàn toàn chế độ Cộng Sản và xây dựng một xã hội dân chủ thực sự cho Tiệp Khắc. Một cuộc cách mạng bắt nguồn từ những vận động của giới trí thức và văn nghệ sĩ, khởi đi từ đầu thập niên 1955, không ngừng thách thức với mọi sự đàn áp của giới cầm quyền. Những biến động ở công trường Wenceslas và trên toàn đất nước Tiệp Khắc đã gợi hứng cho tôi viết một tiếu luận ngắn, nhan đề “Mùa Đông Prague”, đăng trên tạp chí Văn Học ở California. Lúc đó, những vận động được biểu dương ở công trường Wenceslas chưa hoàn toàn thành công để trở thành cuộc “Cách Mạng Nhung” (The Velvet Revolution) của Tiệp Khắc. Lúc đó, kịch tác gia Vaclav Havel chưa trở thành Tổng Thống đầu tiên của một nước Tiệp Khắc dân chủ sau thế chiến.
Gần hai mươi bảy năm đã trôi qua. Đã có biết bao đổi thay trên toàn cầu, bao đổi thay trên đất nước Tiệp Khắc. Có cả những đổi thay mà thoạt đầu người dân Tiệp Khắc không muốn có, như sự kiện đất nước bị tách làm đôi, thành hai nước độc lập, Cộng hoà Tiệp và Cộng hoà Slovakia. Ngày nay, cả hai đều là thành viên của Liên hiệp Âu châu (EU) và của khối Liên minh Quân sự Bắc Đại tây dương (NATO). Tuy tách làm đôi, liên hệ giữa họ luôn tốt đẹp. Ngày nay, Alexander Dubcek và Vaclav Havel đều đã ra người thiên cổ.
Trong những ngày ở Tiệp, tôi cảm nhận được một sức sống mạnh mẽ và trẻ trung trên đất nước này. Người dân có mức sống cao, trình độ văn hoá cao, tôn trọng một cách tự nhiên những giá trị căn bản của con người như tự do và bình đẳng. Hầu hết những người dân bình thường tôi gặp đều nói tiếng Anh khá lưu loát, và dầu đất nước này vẫn có một sắc thái riêng của họ, tôi không có cảm giác lạc lõng như khi đến thăm Moscow hay Bắc Kinh. Và, ở Tiệp ngày nay, nếu không có chút hiểu biết về lịch sứ, tôi sẽ không thể nào tin rằng dân tộc đó đã từng hơn bốn mươi năm sống cô lập sau bức màn sắt, bị áp đặt dưới một chủ nghĩa xã hội rất thiếu nhân bản, chịu sự kiểm soát chặt chẽ về chính trị và quân sự của Liên Xô, và chỉ mới tách rời khỏi những ảnh hưởng đó chưa tới 27 năm.
Trong mấy ngày ở Tiệp, tôi có đến thăm khu thương mại Sapa của cộng đồng người Việt ở đây. Khu thương mại khá lớn. Buôn bán nhộn nhịp. Nhà cửa, hàng quán, và cách buôn bán ở đây gợi nhớ đến một số khu buôn bán ở Việt Nam ngày nào. Đang ở một đất nước bên trời Tây, nói toàn tiếng Tiệp hay tiếng Anh, vào đây như vào một thế giới khác, thấy như trở về đất nước cũ, tôi rất xúc động. Đặc biệt, khi tôi trò chuyện với một số đồng bào, và được biết đa số sang Tiệp theo các chương trình xuất khẩu lao động, sống khá vất vả, thu nhập rất thấp so với thu nhập của người Tiệp trung bình. Tuy vậy, số người Việt tìm cách sang làm lao động vẫn tiếp tục. Điều đáng mừng, theo phóng sự của một số báo chí Tiệp, trẻ em Việt nam đa số học giỏi và hội nhập vào xã hội Tiệp khá dễ dàng.
Nhìn lại một số đổi thay chính trị lớn, tôi nghiệm ra một điều: nơi nào có sự tham dự tích cực của giới trí thức và văn nghệ sĩ yêu nước, yêu sự sống, tôn trọng sự khác biệt, và can đảm đứng lên tranh đấu quyết liệt cho điều mình tin, cho những quyền căn bản của con người, thì ở nơi đó, sự đổi thay mang lại ít bạo lực nhất, những quyền căn bản được phục hồi và xã hội phát triển nhanh nhất. Hãy nhìn, như một phản đề, những gì đã xảy ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam vào thập niên 50, trong cuộc “cách mạng văn hoá” ở Trung Hoa vào thập niên 60, và sự thống nhất bằng quân sự và áp đặt chủ nghĩa ở Việt Nam vào 1975. Và, như chính đề, hãy nhìn những gì đã xảy ra trong những đổi thay lớn ở Đông Âu, và đặc biệt, ở Tiệp Khắc, vào 1989.
Bài viết này được đăng lại vì tác giả tin những điều trình bày trong bài viết chưa bị thời gian gần hai mươi bảy năm đào thải, ít ra, với trường hợp Việt Nam. Tác giả giữ nguyên lời đề tặng ‘những nhà văn Việt Nam’, như trong bản gốc.
Maryland, tháng 8 năm 2016
Trương Vũ
Tháng Giêng 1968, Alexander Dubcek, lãnh tụ Ðảng Cộng Sản Tiệp Khắc chủ trương đổi mới chế độ trong một chính sách được gọi là “Chủ Nghĩa Xã Hội Với Bộ Mặt Nhân Bản”. Biến cố này được gọi là “Mùa Xuân Prague”. Bảy tháng sau, nửa triệu quân của khối Warsaw cùng với thiết giáp xa tiến vào thủ đô Tiệp Khắc. Alexander Dubcek bị tước hết quyền hành, đuổi ra khỏi Đảng, đưa đến Slovakia làm một viên chức kiểm lâm không ai biết tới.
Hai mươi mốt năm sau, vào mùa đông 1989, cùng với những cơn lốc đang thổi xoáy vào các chế độ Cộng Sản ở Ðông Âu, người dân Tiệp Khắc vùng dậy. Vài ngàn người, rồi chục ngàn người, rồi trăm ngàn người, rồi gần một triệu người, tụ tập tại công trường Wenceslas đòi hỏi chấm dứt một chế độ cai trị mà họ cho là rất thiếu nhân bản.
Từ mùa xuân 68 đến mùa đông 89, có những cái đi và đến ngược chiều nhau. Có những lãnh tụ lớn như Husak, Jakes, đến với quyền hành vào mùa Xuân 68 và bây giờ bị buộc phải ra đi. Alexander Dubcek, bị buộc phải ra đi sau biến cố Mùa Xuân 68, thì vào ngày 24 tháng 12 năm 1989, xuất hiện trên một bao lơn ở Công trường Wenceslas để đón nhận những tiếng chào mừng nồng nhiệt của dân chúng.
Những gì thực sự xảy ra ở Tiệp Khắc không phải chỉ đơn giản ở những cái đi và đến này. Alexander Dubcek có tái xuất hiện, nhưng những khuôn mặt nổi bật ở Mùa Ðông Prague lại là những nhân vật của nhóm Diễn Ðàn Công Dân (Civic Forum) như nhà soạn kịch Vaclav Havel hay giáo sư Komarek của Hàn Lâm Viện Khoa Học. Những nhân vật này có vẻ như mới lao mình vào những cơn lốc của thời đại kể từ ngày 19 tháng 11, năm 1989, tức ngày thành lập nhóm Diễn Ðàn Công Dân. Thật ra, cuộc tranh đấu của họ đã khởi đầu từ 1955, vào năm mà “Bài Thơ Cho Người Trưởng Thành” được sáng tác ở Ba Lan. Kể từ ngày đó cho đến trước mùa Ðông 1989, cuộc tranh đấu của Tiệp Khắc hoàn toàn là cuộc tranh đấu của trí thức, không mang bóng dáng của những thành phần khác như thợ thuyền hay nông dân.
Những gì đã thực sự xảy ra ở Tiệp Khắc từ 1955 đến nay?
Nhà văn — lương tâm của đất nước:
Quốc gia Tiệp Khắc chỉ mới chính thức thành lập như một nước độc lập vào ngày 28 tháng 10 năm 1918 sau sự bại trận của đế quốc Áo Hung vào Ðệ Nhất Thế Chiến. Danh xưng đầu tiên là Cộng Hoà Tiệp Khắc. Hai sắc dân chính là Czech (64%) và Slovak (30%). Trong Ðệ Nhị Thế Chiến, Tiệp Khắc bị Ðức chiếm đóng và một phần lãnh thổ bị sát nhập vào Ðức. Một chính phủ lưu vong đã được thành lập ở Anh để tiếp tục điều khiển cuộc kháng chiến trong nước.
Sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, một cuộc bầu cứ được tổ chức vào 1946, dưới ảnh hưỡng chính trị của Liên Xô, đã đem lại thắng lợi cho Ðảng Cộng Sản Tiệp Khắc với một đa số tương đối so với các Đảng phái khác. Hai năm sau, vì chia rẽ và thiếu phối hợp, các Đảng phái không Cộng Sản đã thất bại trong nỗ lực ngăn chặn sự áp đặt xã hội chủ nghĩa theo kiểu của Liên Xô. Một bản Hiến Pháp mới được ban hành và danh xưng của quốc gia được đổi lại là Cộng Hoà Nhân Dân Tiệp Khắc.
Sang năm 1950, cuộc thanh trừng lớn trong nội bộ Ðảng Cộng Sản bắt đầu. Bộ Trưởng Ngoại Giao Vladimir Clementis bị cách chức và sau đó bị xử tử cùng với 10 Đảng viên cao cấp khác. Ðảng Cộng Sản bắt đầu cai trị Tiệp Khắc theo đường lối cực đoan của Stalin. Cuộc thanh trừng lan rộng đến các thành phần khác của xã hội. Ðường lối này vẫn được duy trì sau cái chết của Stalin và cả sau khi chủ trương Xét Lại được áp dụng ở Liên Xô.
Những bất mãn lớn bắt đầu. Trước hết, một cuộc nổi dậy nhỏ của thợ thuyền xảy ra ở một thị trấn xa xôi, Plzen, vào tháng Sáu 1953 để phản đối vụ đổi tiền mới. Cuộc nổi dậy đã bị cảnh sát đặc biệt dập tắt và không tạo được tiếng vang đáng kể.
Nhà văn Tiệp Khắc có một thế đứng khá đặc biệt trong lịch sử của nước họ vì đó là thành phần đóng góp nhiều nhất và hiệu quả nhất trong việc xây dựng nền độc lập của Tiệp Khắc. Nhưng, cho tới lúc đó, Hội Nhà Văn Tiệp Khắc, được thành lập vào 1949, chỉ là một công cụ để tuyên truyền cho chế độ. Số hội viên có giới hạn và đa số viết theo chỉ thị. Những người cầm bút có tư cách thì tránh né công việc như vậy bằng cách xin dịch thuật sách ngoại ngữ hoặc sáng tác những bài thơ vừa đủ mơ hồ để thoát lưới kiểm duyệt. Một số ít nhà văn hoặc chống đối hoặc không viết theo đường lối đã phải chịu những trừng phạt khác nhau tuỳ theo cấp độ. Thi sĩ Laco Novomesky bị án mười năm tù vì đã viết những bài thơ “thiếu ái quốc”.
Ngày 21 tháng Tám 1955, một tuần san văn học ở Warsaw, tờ Nowa Kultura, đăng tải một bài thơ dài và cay đắng của một nhà thơ Cộng Sản Ba Lan, Adam Wazyk, mang nhan đề “Bài Thơ Cho Người Trưởng Thành”. Nhà thơ Wazyk, trong suốt cuộc đời của ông kể từ lúc bắt đầu khôn lớn, đã tận tuỵ phục vụ cho lý tưởng Cộng Sản. Bỗng nhiên, ông sáng tác và gởi đăng bài thơ nói trên như một bản tuyên chiến gởi đến chế độ. Ngay sau đó, ông bị trục xuất khỏi hội Nhà Văn Ba Lan, và đồng thời chủ bút tập san Nowa Kultura cũng bị cách chức. Tuy nhiên, bài thơ của Adam Wazyk ở Ba Lan đã đánh thức những người trưởng thành ở Tiệp Khắc, nhất là những người cầm bút.
Ðại Hội kỳ 2 của Hội Nhà Văn Tiệp Khắc được tổ chức vào tháng Tư năm 1956. Tổng Thống lúc đó là Zapotocky đến đọc diễn văn khai mạc, trong đó ông nhấn mạnh là Ðảng không hề và sẽ không bao giờ chi phối vào các công trình văn học, và các nhà văn Tiệp Khắc hoàn toàn có tự do để sáng tác. Ngay lập tức, thi sĩ nổi tiếng của Tiệp Khắc là Jaroslav Seifert đã cùng với nhiều nhà văn khác như Frantisek Hrubin mạnh mẽ chỉ trích sự thiếu thành thật trong bài diễn văn và yêu cầu Đảng trả tự do cho những người cầm bút đang còn ở trong tù. Các nhà văn đã kịch liệt công kích chính sách “viết theo yêu cầu” và cho đó là một thái độ nhục mạ người cầm bút. Sau đó, khẩu hiệu được trương lên ở Ðại Hội là “Nhà Văn — Lương Tâm Của Ðất Nước”. Mặc dầu Seifert và Hrubin được bầu vào chủ tịch đoàn, Đảng đã phản công khá hữu hiệu và cuối cùng áp lực được đại hội đưa ra một tuyên ngôn công nhận Ðảng Cộng Sản Tiệp Khắc như là “Người đề xướng và tổ chức cuộc cách mạng vĩ đại” và cám ơn Ðảng về “Những đề nghị khôn ngoan và đứng đắn”.
Vào tháng Năm 1956, các nhà văn thuộc Nhóm Phản Kháng đã cho phát hành một tạp chí lấy tên là Tháng Năm (Kveten) nhằm cổ võ những công trình văn học có giá trị thực sự. Mô thức này đã lan tràn sang nhiều lãnh vực khác. Và, chính những hoạt động có tính quốc cấm này đã làm cho đời sống văn hoá của Tiệp Khắc trở lại sinh động.
Ðại Hội kỳ 3 được tổ chức vào tháng Sáu 1957, sau khi các cuộc nổi dậy ở Poznan (Ba Lan) và Budapest (Hung Gia Lợi) đã hoàn toàn thất bại. Nhà thơ Frantisek Hrubin bị ép buộc đứng lên đọc lời tự phê bình về những “Phát biểu sai lầm” của ông trong kỳ đại hội trước. Về phần Seifert lúc đó đã 56 tuổi, ông vẫn không chịu đầu hàng, và không chịu tự ý rời khỏi Chủ Tịch đoàn dưới áp lực của Ðảng. Nhóm chủ trương tạp chí Tháng Năm tuyên bố hậu thuẫn Seifert. Cùng lúc đó, một số khuôn mặt mới đã nổi bật lên để cùng với Seifert và Eduard Goldstucker, vừa mới được trả tự do, làm một cuộc cách mạng cho trí thức Tiệp Khắc. Các khuôn mặt đó là nhà thơ Jan Prochazka, nhà soạn kịch Ivan Klima, nhà viết tiểu thuyết Ladislav Mnacko, và nhà soạn kịch Vaclav Havel. Lúc đó, Vaclav Havel mới 21 tuổi.
Hai năm sau, Ðảng áp lực Hội Nhà Văn trục xuất Seifert và bốn nhà văn thuộc Nhóm Phản Kháng. Sau đó, Đảng đóng cửa tạp chí Tháng Năm. Những người phản kháng bắt đầu đi tìm một phương thức đấu tranh khác.
Sang năm 1960, danh xưng của Tiệp Khắc được đổi lại là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Tiệp Khắc.
Tháng Tư 1963, nhà văn Ladislav Mnacko hoàn thành tác phẩm “Những Bản Phúc Trình Bị Trì Hoãn” (Delayed Reports). Tác phẩm này làm náo động xã hội Tiệp Khắc vì đã đánh thẳng vào lương tâm của hàng ngũ trí thức, kết án thái độ thụ động của họ, và coi thái độ thụ động này như là một hình thức toa rập với tội ác, một điều mà đa số trí thức muốn tảng lờ. Tác phẩm của Mnacko đã tạo nên cuộc biểu tình của sinh viên Prague vào ngày Lễ Lao Ðộng 1963.
Cuối tháng Năm, Hội Nhà Văn Tiệp Khắc cho phổ biến lời phát biểu của nhà thơ Laco Novomesky, lúc đó đã mãn hạn tù. Lời phát biểu có những câu sau đây:
“Thảm kịch của chúng ta không phát sinh hoặc không phải chỉ phát sinh từ sự kiện là có những kẻ đã tin nhiều hay tin ít vào một điều gian dối và chấp nhận điều gian dối đó. Những người này, hoặc vì sợ hãi, hoặc bằng hảo ý, cho rằng họ đang phục vụ cho một mục tiêu chính đáng nên cứ chấp nhận điều gian dối. Thảm kịch của chúng ta phát sinh từ sự kiện – và sự kiện này áp dụng cho những nhà văn hay nhà báo – là chúng ta đã cố gắng thuyết phục người đọc tin rằng sự gian dối đó là sự thật, chúng ta đã đánh lạc hướng và làm hoang mang cả một thế hệ đang đứng ở ngoài căn phòng này, lạc lõng, ngơ ngác, vì không biết phải dựa vào cái gì để tin. Chúng ta cần mang đến cho thế hệ đó sự tín nhiệm, lòng tin, và sự thật. Nhưng trước hết, hãy mang những điều đó đến cho chính chúng ta.”
Cùng trong năm đó, Vaclav Havel, đã 27 tuổi, hoàn thành vở kịch dài đầu tiên: “Viên Hội” (The Garden Party). Vở kịch xây dựng trên những cái phi lý và lố bịch của xã hội đương thời bằng những lời mỉa mai cay độc. Từ đó, nhiều sáng tác như vậy do những nhà văn đã nổi tiếng hoặc những nhà văn mới nổi đã ra đời. Phản ứng của chế độ vẫn là một phản ứng cổ điển nhưng hữu hiệu: đe doạ, tù đày,và cô lập.
Tháng Giêng 1967, Ðại Hội kỳ IV của Hội Nhà Văn Tiệp Khắc ra Nghị Quyết yêu cầu tái lập truyền thống văn học của Tiệp Khắc, đồng thời yêu cầu được tiếp xúc và trao đổi văn hoá với các nước Tây phương. Lúc bấy giờ, lãnh tụ Đảng là Antonin Novotny. Phản ứng của chế độ vẫn như cũ, vẫn là đe doạ, tù đày và cô lập.
Mùa Xuân Prague:
Ðầu tháng 11, 1967, sinh viên đại học ở Prague biểu tình đòi thay đổi đường lối cai trị của Ðảng. Ðồng thời, trong nội bộ của Trung Ương Ðảng, Alexander Dubcek cầm đầu nhóm chủ trương cải cách, áp lực Novotny huỷ bỏ phương thức cai trị cực đoan. Ðể chống lại những áp lực này, Novotny kêu gọi sự hậu thuẫn của Liên Xô. Tháng 12 năm đó, lãnh tụ Liên Xô Leonid Brezhnev đến thăm và quan sát tình hình ở Prague và ông từ chối hậu thuẫn Novotny. Tháng Giêng 1968, Dubcek được bầu vào chức Bí Thư Thứ Nhất của Ðảng Cộng Sản Tiệp Khắc thay thế Novotny. Sau đó, nhiều thành phần thủ cựu cũng lần lượt bị thay thế. Ðến tháng Ba, Novotny mất luôn chức Chủ Tịch Nhà Nước, và Tướng Ludvik Svoboda lên thay.
Alexander Dubcek chỉ định rồi chỉ đạo một uỷ ban gồm nhiều khuynh hướng khác nhau, từ cải cách đến bảo thủ, soạn thảo một Chương Trình Hành Ðộng nhằm tạo một mô thức xã hội chủ nghĩa mới, có tính “dân chủ” và “dân tộc”, thích hợp với hoàn cảnh của Tiệp Khắc. Tháng Tư 1968, thành phần lãnh đạo Ðảng chấp thuận Chương Trình Hành Ðộng. Alexander Dubcek đã gọi mô thức này là “Chủ Nghĩa Xã Hội Với Bộ Mặt Nhân Bản”. Ngoài những điểm liên hệ đến cải cách chế độ bầu cử, xác nhận quyền tự do hội họp và phát biểu, Chương Trình Hành Động cũng có những điểm quan trọng như tái xác nhận sự theo đuổi mục tiêu Cộng Sản và sự liên minh với Liên Xô và khối Warsaw.
Chương Trình Hành Động của Dubcek đã tạo một sức sống mới cho xã hội Tiệp Khắc. Dân chúng đã phấn khởi gọi biến cố đó là Mùa Xuân Prague. Những tuần lễ tiếp theo, những bài báo đả kích Liên Xô đã thấy xuất hiện trên báo chí. Một số tổ chức có tính chính trị đã được thành lập và không phụ thuộc vào sự kiểm soát của Ðảng. Các phần tử bảo thủ yêu cầu đàn áp các sinh hoạt này nhưng Alexander Dubcek không chịu nghe.
Cuối tháng Sáu năm đó, Ludvik Vaculik, tiểu thuyết gia và đồng thời cũng là Đảng viên Cộng Sản kỳ cựu, cho đăng tải một tuyên ngôn nhan đề “Hai Ngàn Chữ” với chữ ký của 70 nhà văn và nhà khoa học. Bản Tuyên Ngôn nói đến những trở ngại có thể gây ra cho Tiệp Khắc bởi những phần tử bảo thủ trong Đảng và các thế lực ngoại quốc, và hô hào dân chúng hãy đứng dậy tự mình thực hiện lấy chương trình cải cách. Liên Xô và các nước thuộc khối Warsaw liền tổ chức một phiên họp đặc biệt không mời Tiệp Khắc tham dự. Sau đó, họ gởi cho Uỷ Ban Lãnh Đạo Ðảng Cộng Sản Tiệp Khắc một văn thư lên án những phần tử “phản động” đã viết tuyên ngôn này, đồng thời yêu cầu Tiệp Khắc tái lập chế độ kiểm duyệt, bãi bỏ các sinh hoạt chính trị không thuộc Đảng Cộng Sản và trục xuất ra khỏi Đảng các phần tử hữu khuynh. Sau cùng, văn thư nhấn mạnh đến nhiệm vụ phải bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc, và coi đó là nhiệm vụ chung của tất cả các nước anh em, thuộc khối Warsaw. Dubcek phản đối bức tối hậu thư và yêu cầu gặp riêng với Liên Xô.
Trong cuộc gặp gỡ này, Alexander Dubcek đã khẳng định sự trung thành của Tiệp Khắc với chủ nghĩa Mác Lê và với liên minh Warsaw (hay Comecon). Ông hứa trừng trị những kẻ muốn tái lập Ðảng Dân Chủ Xã Hội cũ, những phần tử “phản cách mạng”, đồng thời kiểm soát báo chí hữu hiệu hơn. Brezhnev ra lệnh rút các lực lượng quân đội Xô Viết khỏi Tiệp Khắc nhưng cho dừng lại dọc theo biên giới.
Trong khi đó, Dubcek và các Đảng viên cao cấp thuộc khuynh hướng cải cách lại dự trù một kế hoạch loại trừ tất cả những phần tử chống cải cách ra khỏi Trung Ương Ðảng trong kỳ Ðại Hội Ðảng sẽ tổ chức vào tháng Chín. Hầu hết những phần tử này có khuynh hướng thân Nga và họ đã cầu cứu Liên Xô. Ngày 20 tháng Tám, 1968, nửa triệu quân thuộc các nước Liên Xô, Ðông Ðức, Ba Lan, Hung Gia Lợi và Bảo Gia Lợi tiến vào Tiệp Khắc. Lỗ Ma Ni ngay từ đầu đã phản đối quyết định của các nước liên minh Warsaw đối với Tiệp Khắc nên không tham dự chiến dịch này. Dubcek và Uỷ Ban Lãnh Ðạo Ðảng lên tiếng phản đối sự can thiệp quân sự của liên minh Warsaw nhưng đồng thời ra lệnh cấm quân đội và dân chúng dùng vũ lực cản trở các đoàn quân này. Tuy nhiên, khi các xe tăng tiến vào Prague, bạo động cũng đã xảy ra từ phía dân chúng và khoảng 100 người dân Tiệp Khắc đã bị giết.[4] Cơ quan đầu tiên bị thiết giáp xa bao vây là trụ sở của Hội Nhà Văn Tiệp Khắc.
Alexander Dubcek bị bắt vào đêm 20 tháng Tám và đưa sang Moscow gặp Brezhnev. Sau đó, ông vẫn được giữ chức vụ cũ nhưng không có thực quyền cho đến tháng Tư 1969 thì chính thức từ chức. Gustav Husak lên thay. Cuối năm đó, Husak cử Dubcek đi làm Ðại Sứ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong lúc Dubcek đang còn ở Ankara, Uỷ Ban Lãnh Ðạo Ðảng bỏ phiếu trục xuất ông ra khỏi Ðảng. Những người còn cảm tình với ông ở trong Đảng đã ngầm khuyên ông xin ti nạn chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng ông vẫn trở về Tiệp Khắc. Sau đó, ông được đưa đến thành phố Bratislava, thủ phủ của Slovakia, làm một viên chức kiểm lâm cho đến cuối năm 1988.
Ðối với các thành phần đã tham dự vào Chương Trình Hành Ðộng, hậu quả dành cho họ khá trầm trọng. Hơn một nửa thành viên của Trung Ương Đảng bị thay thế. Hơn nửa triệu Đảng viên bị trục xuất. Ða số các viên chức cao cấp trong những lãnh vực khác nhau bị đuổi việc. Xã hội Tiệp Khắc trở lại tình trạng cai trị khắt khe cũ.
Vào Mùa Thu 1970, một nhóm trí thức gồm cả các cựu Đảng viên Cộng Sản thành lập Phong Trào Xã Hội Của Công Dân Tiệp Khắc nhằm đấu tranh theo tinh thần của Mùa Xuân Prague. Ngay sau đó, 47 thành viên cao cấp của phong trào bị bắt và bị đưa ra toà xét xử vào mùa Hè 1972. Từ đó, một số đông nghệ sĩ và chuyên viên đã trốn khỏi nước.
Hiến Chương 77:
Vào ngày 6 tháng Giêng 1977, các nhật báo ở Tây Ðức đã cho đăng tải một Tuyên Ngôn lấy tên là Hiến Chương 77 (Charter 77). Bản Tuyên Ngôn làm tại Tiệp Khắc mang chữ ký của 242 người Tiệp Khắc thuộc nhiều thành phần khác nhau: Nhà văn, nghệ sĩ, giáo chức, và cựu đảng viên Cộng Sản. Giáo sư Jan Patocka, nhà soạn kịch Vaclav Havel và giáo sư Jiri Hajek được nhắc tới trong Tuyên Ngôn như là những phát ngôn viên chính thức của Hiến Chương 77.
Hiến chương 77 nói lên những bất mãn của những người ký tên đối với những thực tế đang xảy ra ở Tiệp Khắc liên hệ đến Dân quyền và Nhân quyền. Họ lên án chính phủ Tiệp Khắc đã không tôn trọng những quyền công dân được ghi trong Hiến Pháp cũng như trong các thoả ước quốc tế mà Tiệp Khắc đã ký, như thoả ước Helsinki vào 1975.
Hiến Chương 77 cũng nói rõ mục đích của Hiến Chương là: theo dõi những trường hợp cá nhân bị vi phạm nhân quyền; đưa ra những đề nghị sửa sai; và đóng vai trò trung gian giữa chính phủ và những cá nhân bị áp bức.
Ðến cuối năm 1977, có khoảng 800 người ký tên vào Hiến Chương, trong số đó có một số ghi là công nhân. Hiến Chương đã được phổ biến trong lãnh thổ Tiệp Khắc theo kiểu chuyền tay.
Gustav Husak đã phản ứng mạnh mẽ đối với bản Hiến Chương này. Sau đó, những người ký tên đã bị bắt giam hoặc bị đuổi việc. Báo chí đã được nhà nước vận dụng để tấn công Bản Hiến Chương một cách hạ cấp. Dân chúng bị bắt buộc phải ký tên vào những bản lên án các thành phần “phản động” của Hiến Chương 77.
Trong khi đó, cảnh sát và công an đã hành động hoàn toàn đúng như những gì bản Hiến Chương đã mô tả: bắt người vô cớ, lục soát bất hợp pháp, hạch hỏi và tra tấn trái phép. Giáo sư Jan Patocka, một người nổi tiếng và có uy tín, bị cảnh sát mời đến thẩm vấn và một tuần lễ sau thì ông ta chết. Vaclav Havel bị bắt bốn tháng thì được thả. Ðến cuối năm, ông vào tù trở lại và lần này, ông bị kết tội chống chính phủ.
Những cuộc đàn áp như vậy kéo dài trong suốt năm 1978 và số người ký tên vào Hiến Chương vẫn tăng lên. Vào tháng Tư năm đó, một nhóm trí thức khác thành lập một uỷ ban để bảo vệ những người đã bị xét xử trái phép. Họ đòi chế độ Husak phải đưa những người bị bắt ra xử công khai. Chế độ đã phản ứng bằng cách đưa hết nhóm trí thức này vào nhà giam. Từ đó, Phong Trào Hiến Chương 77 yếu đi hẳn. Tuy nhiên, những người đã tham dự vào Hiến Chương 77 vẫn tiếp tục cuộc phản kháng của họ bằng cách này hay cách khác.
Mùa Ðông Prague:
Tháng Tám 1989, Tadeusz Mazowiecki của Công Ðoàn Ðoàn Kết thành lập chính phủ “không Cộng Sản” đầu tiên ở Ba Lan. Tháng Mười 1989, Ðảng Cộng Sản Hung Gia Lợi tuyên bố giải tán. Qua đầu tháng 11, Bức Tường Bá Linh bị phá vỡ.
Giữa một không khí đầy biến động như vậy ở Ðông Âu, Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Tiệp Khắc, Milos Jakes, tuyên bố trong một đại hội thanh niên là Ðảng sẽ không tha thứ bất cứ một cuộc xuống đường nào nhằm phản đối sự cầm quyền của Ðảng và cũng sẽ không nới lỏng sự kiểm soát chính trị. Năm ngày sau, 15 ngàn sinh viên và thanh niên biểu tình chống chính phủ trên các đường phố ở Prague gần công trường Wencelas. Cảnh sát đã thẳng tay đàn áp cuộc biểu tình và gây thương tích cho hơn 100 người.
Ngày 19/11/1989, Vaclav Havel và những bạn đồng hành của ông thuộc nhóm Hiến Chương 77 cùng với một số sinh viên, nghệ sĩ và công nhân họp nhau tại tầng dưới của một hí viện lâu đời nhất Âu Châu, hí viện Lanterna Magica. Họ thành lập Diễn Ðàn Công Dân, đóng vai trò của một tổ chức chính trị đối lập. Ðầu tiên, họ lên tiếng yêu cầu trừng phạt những kẻ đã ra lệnh đàn áp biểu tình và đòi hỏi tất cả những lãnh tụ Cộng Sản có trách nhiệm đàn áp phong trào Mùa Xuân Prague phải từ chức. Milos Jakes đã bác bỏ những yêu sách này. Sau đó. Vaslav Havel cầm đầu Uỷ Ban gồm 18 người, tổ chức cuộc biểu tình ở công trường Wencelas vào ngày 20 để hậu thuẫn cho những đòi hỏi của họ.
Hầu hết những nhạc sĩ, ca sĩ dân nhạc, nhà văn, lực sĩ, và cả những tu sĩ, đã tiếp tay với ông vận động biểu tình để biến Diễn Ðàn Công Dân thực sự trở thành phong trào quần chúng bên cạnh tư cách của một tổ chức chính trị. Hơn 200 ngàn người đã tụ họp lại Công trường Wencelas. Những cuộc biểu tình tương tự đã xảy ra trên những thành phố khác. Diễn Ðàn Công Dân đã đưa ra yêu sách đòi bầu cử tự do và đòi Husak, Jakes và những lãnh tụ cực đoan phải từ chức. Ðến lúc này, Uỷ Ban Lãnh Ðạo Ðảng không còn coi thường Diễn Ðàn Công Dân chỉ như là sản phẩm của một số nhà văn và trí thức. Ngày 24 tháng 11, Jakes và chín thành viên khác của Uỷ Ban Lãnh Ðạo từ chức. Karel Urbanek, một lãnh tụ ít tiếng tăm, lên thay chức Tổng Bí Thư Đảng. Ngày hôm đó, Alexander Dubcek xuất hiện tại Công trường Wencelas, ông đã được mọi người hoan hô nhiệt liệt. Những người thuộc thế hệ ông đã khóc khi nghe lại tiếng nói của ông. Alexander Dubcek đã im hơi lặng tiếng trong suốt 20 năm. Ông không ký tên vào Hiến Chương 77. Ông chỉ làm được hai cử chỉ nhỏ tạm tương xứng với vị thế của ông, đến thăm Vaclav Havel vào giữa năm 1989 khi nhà soạn kịch được thả ra khỏi tù, và ông gởi lời mừng sinh nhật Ðức Hồng Y Frantisek Tomasek, một người không được cảm tình của chế độ. Do đó, ông đã được chào mừng như một cựu lãnh tụ hơn là một lãnh tụ. Ông vẫn nhắc lại chủ trương “Chủ Nghĩa Xã Hội Với Bộ Mặt Nhân Bản”. Nhưng, ở Mùa Ðông Prague 89, câu nói này không còn tạo được một âm hưởng nào như 21 năm trước. Nhiều người có nghĩ đến một vai trò chuyển tiếp mà ông có thể đóng được, và chỉ có thế. Ông cũng không tỏ ra có một tham vọng nào. Ông ủng hộ Diễn Ðàn Công Dân cùng với tất cả những đòi hỏi của họ.
Vì chế độ vẫn không chịu thoả mãn tất cả những yêu sách của Diễn Ðàn Công Dân, Vaclav Havel kêu gọi một cuộc Tổng Ðình Công trong 2 tiếng đồng hồ để cảnh cáo chế độ. Vaclav Havel đã thuyết phục được thợ thuyền nhập cuộc. Ngày 27 tháng 11/1989, hơn một triệu người Tiệp Khắc đã tham dự cuộc Tổng Ðình Công ở Prague. Có cả một phái đoàn của những người mù xuất hiện tại Công trường Wencelas. Vaclav Havel thách đố chế độ hãy nhìn thẳng vào Công trường để thấy đó như một cuộc trưng cầu dân ý bác bỏ tư cách lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng Sản Tiệp Khắc. Những yêu sách cũ như bầu cử tự do được nhắc lại, và thêm vào những yêu sách mới như thay đổi nội các và giao những bộ quan trọng như Quốc Phòng cho những người không Cộng Sản v.v... Dĩ nhiên, những đòi hỏi như vậy đã không được dễ dàng chấp nhận. Ký giả Jiri Dienstbier phát ngôn viên của Diễn Ðàn Công Dân, một người đã ra vô nhà giam rất nhiều lần, tuyên bố với báo chí:
“Ở Tiệp Khác, trong suốt 20 năm qua, mọi người đều biết rằng chế độ này không thể nào giải quyết được những khó khăn của đất nước. Nhưng mọi người vẫn sợ. Bạo lực và áp bức là những phương tiện chính để cai trị. Quyền hành đã được xây dựng từ đó và chỉ muốn được xây dựng từ đó. Vì vậy, những kẻ cầm quyền rất sợ nhượng bộ vì họ e ngại nếu nhượng bộ, quyền hành của họ sẽ tiêu tan”.
Tuy nhiên, sau cùng, những kẻ cầm quyền có nhượng bộ.
Ngày 30 tháng 11. Quốc Hội Tiệp Khắc biểu quyết bãi bỏ tư cách lãnh đạo chính trị của Ðảng Cộng Sản Tiệp Khắc như đã ghi trong Hiến Pháp. Uỷ Ban Lãnh Ðạo Ðảng tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử tự do. Ngày 4 tháng 12, khối Warsaw chính thức công nhận: “Cuộc xâm lăng Tiệp Khắc năm 1968 1à một quyết định sai lầm”. Trong vòng một tuần lễ, Nội Các Tiệp Khắc thay đổi ba lần, và cả ba lần họ đều chưa đáp ứng được đúng những đòi hỏi trước đó của Diễn Ðàn Công Dân. Dĩ nhiên, những kẻ cầm quyền còn muốn kéo dài quyền lực của họ.
Lúc này, cuối năm 1989, biến cố Mùa Ðông Prague có thể vẫn chưa đến hồi kết cuộc. Tuy nhiên vấn đề đáng nói ở đây là sự thức tỉnh của dân tộc Tiệp Khắc. Ðể nói về sự thức tỉnh này, không có gì hơn là ghi lại một câu viết trên bức tường một hầm xe điện ngầm ở Prague:
“Chúng ta đã tập bay như chim và tập lặn như cá. Có phải đây là lúc chúng ta bắt đầu sống như những con người?”
*
Cuộc tranh đấu chống chủ nghĩa Cộng Sản ở Tiệp Khắc mang một sắc thái đặc biệt ở Ðông Âu: một cuộc tranh đấu kiên trì và thuần trí thức. Mục đích chính được nhìn qua các Tuyên Ngôn hay sách vở của họ, không nói rõ là họ chống chủ nghĩa Cộng Sản mà chỉ nói là chống bất cứ một chế độ, một thế lực hay một chủ trương nào nhằm áp đảo hay tước đoạt những quyền căn bản của con người. “Chống Cộng” do đó chỉ được hiểu như một hệ quả đương nhiên từ mục tiêu chính.
Cái lợi của cách tranh đấu này là dù có hiểu được thâm ý của họ, những kẻ cầm quyền cũng khó tìm thấy một cái cớ thật chính đáng tiêu diệt họ cách tàn bạo. Thêm vào đó. với sự can đảm, với ý chí sắt đá, với tài năng, và với ý thức cao độ về trách nhiệm của người trí thức đối với dân tộc, họ đã tạo được một sức mạnh đủ cho cuộc tranh đấu tồn tại trong suốt hơn 30 năm cho đến khi cơ hội đến, họ chộp lấy được ngay, và chỉ trong 10 ngày họ đã đạt được những gì mà Ba Lan mất đến 10 năm.
Nhược điểm của cách tranh đấu này là làm cho họ xa rời quần chúng. Những tác phẩm văn học hay nghệ thuật của họ vẫn làm cho quần chúng say mê thưởng thức, nhưng quần chúng phục họ hơn khi thấy họ hoà nhập với quần chúng là một. Về điểm này, trí thức Tiệp Khắc đến mãi mùa Ðông 89 mới đạt được cái mức mà trí thức Ba Lan đã đạt từ 1976, khi tổ chức Bảo Vệ Công Nhân (KOR) ra đời để tạo một liên minh với Thợ Thuyền. Chính vì vậy mà trong suốt hơn 30 năm, người trí thức Tiệp Khắc khá lẻ loi trong cuộc tranh đấu của họ.
Nếu không có sự thành công của cuộc cách mạng Ba Lan cùng với những biến động mới nhất phát sinh từ những chủ trương Perestroika và Glasnost ở Liên Xô, không chắc những trí thức Tiệp Khắc đã làm nên được lịch sử. Trong trường hợp này, những kẻ cầm quyền sẽ tiếp tục cô lập họ như những kẻ cầm quyền ở Ba Lan đã làm đối với trí thức Ba Lan trước 1976. Trường hợp của Tiệp Khắc còn thuận lợi hơn cho kẻ cầm quyền vì Tiệp Khắc có nhiều tài nguyên, dân số ít và hưởng được một truyền thống tốt về phát triển kỹ nghệ từ trước thế chiến nên thợ thuyền hưởng một mức sống vật chất tương đối đầy đủ. Do đó, sẽ rất khó cho người trí thức thuyết phục thợ thuyền làm những điều có thể nguy hại đến đời sống bình thường của họ.
Dù sao, mỗi nước có một hoàn cảnh riêng, người trí thức Tiệp Khắc có thể đã tiến hành cuộc tranh đấu của họ bằng cách tốt nhất mà họ có thể làm được. Riêng đối với những nhà văn Tiệp Khắc, những người đã ý thức trách nhiệm của mình là phải nói lên tiếng nói lương tâm của đất nước, họ đã làm được những điều mà những đồng nghiệp của họ ở những nơi khác, dù trong hoàn cảnh thuận lợi hơn, đã không làm được. Ðây cũng là lý do cắt nghĩa tại sao nhà văn Tiệp Khắc luôn luôn có một chỗ đứng cao trong lịch sử của nước họ.
Một điều cuối cùng cần được nói đến với lòng khâm phục là trình độ dân trí của Tiệp Khắc. Gần một triệu người xuống đường lật đổ một chế độ mà họ đã chán ngấy, vậy mà họ vẫn giữ được kỷ luật và tự chế đến độ gần như không có một điều đáng tiếc xảy ra. Thêm vào đó là một ý thức chính trị vượt bực. Hoan hô Dubcek nhưng cũng hiểu ra rằng Dubcek đã không theo kịp thời cuộc. Nếu sau này, tổ chức Diễn Ðàn Công Dân đạt được những mục tiêu tranh đấu của họ, chắc chắn phần lớn phải là nhờ ở tinh thần kỷ luật và ý thức chính trị cao của người dân Tiệp Khắc.
Sông lấp
No-tipping trend now at more restaurants, with mixed results (Source: AP). Mô hình này nhập cảng từ CHXHCNVN?
When the bill comes after a meal, there's no crunching numbers for the tip — just pay and go.
A small but growing number of restaurants are doing away with the tipping model that's long been the norm in the United States. It's an effort to even disparate pay among restaurant staff and offer them more predictability, as well as a means to cope with rising minimum wages and other industry changes. While restaurants that have eliminated the entrenched practice have seen mixed results — and some ended up abandoning the experiment — a number of restaurants are still trying it.
"Primarily we wanted to take the reins of compensating our employees," said Andy Fortang of Le Pigeon in Portland, Oregon, which eliminated tipping in June.
Le Pigeon raised its prices an average of 20 percent and now compensates workers with a mix of base pay and a percentage of the night's food and beverage sales. Cooks, dishwashers and other "back of the house" employees got a slight pay increase, and waitstaff, bartenders and other "front of the house" staff took a small cut, but everyone shares in the success of a busy night.
"The staff in our restaurants are well-trained, intelligent individuals and they are passionate," Fortang said. "It seems fair they be paid an award for that, instead of just leaving that to someone who may or may not leave a tip."
Some restaurant owners see tipping as a flawed system. Aaron Adams, who owns the no-tips Farm Spirit in Portland, says it creates a "weird dynamic" between the customer and server. His hope is to keep raising pay so his staff can support their families and buy homes.
Tipping also creates a pay gulf between restaurant staff. Researchers at Cornell University and Ohio State University found that in large metro areas, the median weekly wages of front-of-house employees exceeded those of back-of-house employees by 29 to 80 percent. At fine dining establishments, where the gap is largest, that means a median of $792 versus $441.
Servers in some states also contend with laws that let employers pay less — sometimes below minimum wage — and allow tips to make up the difference.
But minimum wage hikes began to raise restaurant expenses and threatened to widen the pay divide by increasing the base wage for tipped workers. A chef shortage grew more severe. And for several western states, a court upheld a federal rule that prohibits tip-sharing among all staff members, which used to be commonplace.
Only a handful of U.S. restaurants have adopted the no-tipping model, the National Restaurant Association says. It hasn't always been a success.
Thad Vogler of Trou Normand and Bar Agricole in San Francisco did away with tips at the beginning of 2015 but brought them back 10 months later because he kept losing staff to competitors that did allow tipping. Joe's Crab Shack, a national chain, reduced its no-tipping experiment from 18 restaurants to four after a poor response from customers and staff. Robert Merritt, CEO of parent company Ignite Restaurants, said the system needs to change, but "customers and staff spoke very loudly and a lot of them voted with their feet."
Still, Union Square Hospitality Group, which owns Gramercy Park Tavern and other restaurants in New York, is eliminating tipping at all its properties by the end of 2016 and said thus far guests have largely received it well. And a handful of notable Portland restaurants announced plans this summer to adopt the model, based on the success of restaurants in Brooklyn and Los Angeles.
"Everyone is looking at this because there are external issues that are pushing restaurants to look at their bottom line," said Scott Dolich of Park Kitchen, which dropped tips and raised prices in June.
Dolich says he can now pay staff equitably. He also revamped shifts so most employees work full-time and in multiple roles. Wyeth Yogi, who used to work solely in the kitchen, says he enjoys the mix of work and increased pay. But it didn't go over smoothly with everyone, and nearly all the servers left because of the change.
Other restaurants saw similar issues. ChefStable, which runs several Portland restaurants, tested a no-tipping model at its bar Loyal Legion more than a year ago. But owner Kurt Huffman said he realized it was a mistake after watching customer after customer push cash toward his staff and them having to refuse it.
"It didn't just not work," he said. "It was a revelation as to what a terrible idea it is to begin with."
After tipping returned, Huffman said the average pay for front-of-house staff jumped from $18 an hour to more than $30 an hour and service improved. He kept the higher wages for kitchen workers.
"It was clearly an idiotic business model," he said. "The people who really lose out are the servers, they are just going to get less and less and less."
Garrett Schumacher, who worked as a bartender at Loyal Legion before and after the switch, said he supported the model at first — it provided a steady wage and helped the kitchen staff. But it was a lot less pay. And tips provide a middle-class living for many, and keep restaurant prices low — two things he'd hate to see disappear.
"While it's a noble experiment, I don't know if we are ready for it as a city or a country," he said.
HÀNG HIẾM CUỐI TUẦN. Mời nghe bà xã Tùng (K1) hát ba câu vọng cổ: Trúc Lan Phương Tử
Bàn đại, nếu sai xin rút lại! Giọng ca làm nhớ Phượng Liên?
Thủ đoạn cướp công của Hồ Chí Minh và đảng CSVN
Để thực hiện âm mưu cướp chính quyền hợp hiến của ông Trần Trọng Kim thì chính quyền Việt Minh của đảng CSVN mà đứng đầu là Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều hành động mờ ám.
Khoảng hơn 5 tháng sau ngày chính quyền ông Kim ra đời, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945 (hai ngày sau khi Vua Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh do Hoa Kỳ lãnh đạo), các đoàn thể Công chức và quần chúng Việt Nam họp mít tinh trước Nhà Hát Lớn tại Hà nội, để ủng hộ ông Trần Trọng Kim tiếp tục làm Thủ Tướng. Nhưng, đã bị nhóm Việt Minh của Hồ Chí Minh trà trộn vào lèo lái biến thành cuộc xuống đường đòi Chính phủ Trần Trọng Kim từ chức. Đồng thời, nhóm Hồ Chí Minh và Việt Minh cũng đưa người vào Huế làm áp lực buộc Vua Bảo Đại phải thoái vị, để nhường quyền cho nhóm Việt Minh thành lập các Ủy ban Nhân dân Cách mạng thay thế các tổ chức hành chánh của Chính phủ Trần trọng Kim.
Vào ngày 28-8-1945, trong khi quân đội Mỹ đổ bộ lên chiếm đóng đất Nhật Bản thua trận đầu hàng, thì 5 Đoàn quân Trung Hoa Dân Quốc của ông Tưởng Giới Thạch đại diện Liên Hiệp Quốc do Tướng Lư Hán chỉ huy, cũng tiến vào Việt Nam bằng 5 ngả: Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Móng Cái, để thực hiện việc giải giới quân Phiệt Nhật tại phía Bắc Vĩ Tuyến 16 của Bán đảo Đông Dương. Đi theo các Đạo quân Trung Hoa này, có các toán thuộc Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội về theo, để phối hợp cùng các Đoàn thể Việt Nam đấu tranh ở trong nước, thành lập Chính phủ Liên Hiệp gồm thành phần đại diện của mọi Phe nhóm Đảng phái, cũng như vận động quần chúng tham gia ứng cử và bầu cử đại diện vào Quốc Hội Lập Hiến cho Việt Nam. Mọi chuyện tiến hành êm đẹp, Hồ Chí Minh (thuộc phe Việt Minh Cộng sản chiếm đa số trong Quốc Hội) được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên Hiệp, Cụ Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch, và cựu Hoàng Bảo Đại được mời làm Cố vấn cho Hồ Chí Minh Chủ Tịch Chính phủ Liên Hiệp.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh, đại diện Chính phủ Liên Hiệp đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trước đông đảo Đồng bào Việt Nam tham dự cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình ở Hà Nội.
Để chứng minh cho những thủ đoạn nhằm cướp chính quyền hợp hiến của ông Trần Trọng Kim chúng ta cần phải xem xét những bằng chứng sau đây.
Đầu tiên, trong cuốn sách “British in Vietnam: prelude to disaster, 1945-6” của tác giả người Anh, ông Peter Neville, xuất bản 2007 có một số diễn biến đáng ghi nhận mà tác giả trình bày trong giai đoạn Nhật đảo chánh Pháp cho tới ngày Việt Minh cướp chính quyền. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chánh Pháp. Ông Charles Fenn là đai úy tình báo OSS của Hoa Kỳ được gửi về Đông Dương làm việc. Ông Fenn đã có một buổi gặp gỡ thú vị với Hồ Chí Minh tại Côn Minh, 17/3/1945. Fenn kể lại (trang 51):
Qua đây chúng ta thấy được điều gì. Đó là OSS (một tổ chức tình báo Mỹ tiền thân của CIA) lúc này đang giúp Việt Nam độc lập nhưng họ đã nghi ngờ Hồ Chí Minh là cộng sản. Trên thực tế thì Hồ Chí Minh là cộng sản, nhưng ông ta lại phải chối từ điều đó và đổ cho người Pháp vu oan. Đây là khởi điểm cho dã tâm núp bóng dân tộc để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản mà tôi đã đề cập đến tại phần 11. Rõ ràng chủ nghĩa cộng sản không bao giờ cho phép tồn tại khái niệm chủ nghĩa dân tộc vì chủ nghĩa cộng sản chủ trương “Vô tổ quốc, thế giới đại đồng” thì việc đảng cộng sản và Hồ Chí Minh tiêu diệt chính quyền dân tộc của ông Kim là điều hiển nhiên phải xảy ra.
Thứ hai, Trên tờ “Cứu Quốc” (sau này đổi tên thành tờ Nhân Dân cho đến ngày nay đề tuyên truyền cho cộng sản Việt Nam) của Việt Minh ra ngày 29/8/1945, có đăng bản tin:
Và chính ông Võ Nguyên Giáp khi nói về sự kiện này đã nói:
Vấn đề ở đây là: Ai là vĩ nhân cần đón tiếp và tại sao phải đón tiếp phái đoàn của Mỹ? Xin được trình bày như sau.
Ở đây vĩ nhân mà cộng sản đề cập tới là phái bộ Mỹ OSS (Office of Strategic Services) dẫn đầu là thiếu tá Archimedes Patti (Một sỹ quan tình báo đã từng hỗ trợ Hồ Chí Minh). Hồ Chí Minh và tập đoàn cộng sản cướp chính quyền Trần Trọng Kim ngày 19/8/1945, sau lúc Nhật bị hai trái bom nguyên tử của Mỹ bỏ tại Hiroshima và Nagasaki. Như bản tin trên, Việt Minh đang thành lập “chính phủ lâm thời.” Trước khi tuyên bố chính phủ một cách chính thức, phái đoàn Việt Minh vận động ráo riết để tìm phe ủng hộ. Không ai hơn là Mỹ. Thế nên, ngày 25/8/1945, trên các làn sóng, báo chí Việt Minh kêu gọi thúc giục dân ra đường ngày hôm sau, 26/8/1945, để nghênh tiếp phái bộ Mỹ OSS cùng phái đoàn Việt Minh. Chính phủ không do dân bầu ra thì ít nhất cũng phái có một quốc gia nào khác công nhận. Nếu không thì, không hơn không kém, cũng giống như một đảng cướp từ trong rừng ra thành dùng vũ lực cướp bóc rồi tự thành lập chính phủ cho mình. Do vậy mà “tình thế gay go nghiêm trọng rất có thể xảy ra” như lời Võ Nguyên Giáp nói. Điều này cho thấy tính bất chính của chính quyền do Hồ Chí Minh đứng đầu muốn lợi dụng Mỹ để công nhận sự hợp pháp cho hành động cướp chính quyền của ông Trần Trọng Kim.
Cuộc biểu tình ngày 26/8/1945 để chuẩn bị cho ngày 2/9/1945 kết quả như thế nào? Phái đoàn Mỹ đã không có mặt tại cuộc biểu tình. Chắc chắn ông Patti được lệnh từ Washington khi biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, một thành viên quốc tế cộng sản đang hoạt động tại Đông Dương. Liền đó, ông Hồ lập tức cho Võ Nguyên Giáp hướng dẫn một phái đoàn đến ngay chỗ cư ngụ của Patti tại Hà Nội. Xin trích nguyên văn đoạn sau đây trong sách “Why Vietnam” của Patti, in dưới một tấm hình, sau trang 234:
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh, đại diện Chính phủ Liên Hiệp đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trước đông đảo Đồng bào Việt Nam tham dự cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình ở Hà Nội.
Để chứng minh cho những thủ đoạn nhằm cướp chính quyền hợp hiến của ông Trần Trọng Kim chúng ta cần phải xem xét những bằng chứng sau đây.
Đầu tiên, trong cuốn sách “British in Vietnam: prelude to disaster, 1945-6” của tác giả người Anh, ông Peter Neville, xuất bản 2007 có một số diễn biến đáng ghi nhận mà tác giả trình bày trong giai đoạn Nhật đảo chánh Pháp cho tới ngày Việt Minh cướp chính quyền. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chánh Pháp. Ông Charles Fenn là đai úy tình báo OSS của Hoa Kỳ được gửi về Đông Dương làm việc. Ông Fenn đã có một buổi gặp gỡ thú vị với Hồ Chí Minh tại Côn Minh, 17/3/1945. Fenn kể lại (trang 51):
“It seems he has already met Hall, Blass and de Sibour (all OSS officers in Kunming) but got nowhere with any of them. I asked him what he wanted of them. He said – only recognition of his group (called Viet Minh League). I had vaguely heard of this as being communist and asked him about it. He said the French call all Annamites communists who want independence - Dường như ông ta (Hồ Chí Minh) đã gặp các ông Hall, Blass và de Sibour (tất cả là sĩ quan tình báo OSS tại Côn Minh) nhưng không biết các ông ấy ở đâu. Tôi hỏi ông muốn họ làm gì cho ông. Ông ta nói - chỉ cần sự nhìn nhận nhóm của ông ta (tức là Việt Minh). Tôi ngờ ngợ đã nghe về nhóm này, họ là công sản và tôi hỏi ông Hồ về vấn đề đó. Ông ta nói người Pháp gọi tất cả ngưòi Việt là cộng sản, những người muốn độc lập.”
Qua đây chúng ta thấy được điều gì. Đó là OSS (một tổ chức tình báo Mỹ tiền thân của CIA) lúc này đang giúp Việt Nam độc lập nhưng họ đã nghi ngờ Hồ Chí Minh là cộng sản. Trên thực tế thì Hồ Chí Minh là cộng sản, nhưng ông ta lại phải chối từ điều đó và đổ cho người Pháp vu oan. Đây là khởi điểm cho dã tâm núp bóng dân tộc để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản mà tôi đã đề cập đến tại phần 11. Rõ ràng chủ nghĩa cộng sản không bao giờ cho phép tồn tại khái niệm chủ nghĩa dân tộc vì chủ nghĩa cộng sản chủ trương “Vô tổ quốc, thế giới đại đồng” thì việc đảng cộng sản và Hồ Chí Minh tiêu diệt chính quyền dân tộc của ông Kim là điều hiển nhiên phải xảy ra.
Thứ hai, Trên tờ “Cứu Quốc” (sau này đổi tên thành tờ Nhân Dân cho đến ngày nay đề tuyên truyền cho cộng sản Việt Nam) của Việt Minh ra ngày 29/8/1945, có đăng bản tin:
“Đêm 25-8-45, máy truyền thanh vang rạy khắp mọi phố, mọi ngả đường, mọi hang cùng, ngõ hẻm dục đồng bào đúng 11 giờ ngày 26 đi biểu tình nghênh tiếp một số ủy viên trong chính phủ lâm thời và phái bộ điều tra Mỹ mới về Hà Nội. Sôi nổi và thao thức mong đợi…, Anh Võ Nguyên Giáp bằng một giọng đanh thép, vạch rõ bổn phận của quốc dân trong lúc này là phải gấp đoàn kết, gạt bỏ hẳn tư tưởng đảng phái, tôn giáo, giai cấp, mau gây một tinh thần chiến đấu hùng hậu để đối phó với mọi tình thế gay go nghiêm trọng rất có thể xảy ra…”
Và chính ông Võ Nguyên Giáp khi nói về sự kiện này đã nói:
“chúng ta phải đoàn kết và thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để thực hiện sự đoàn kết đó, trong chính phủ lâm thời sẽ có thay đổi và mở rộng phạm vi để đón tiếp các vĩ nhân…”.
Vấn đề ở đây là: Ai là vĩ nhân cần đón tiếp và tại sao phải đón tiếp phái đoàn của Mỹ? Xin được trình bày như sau.
Ở đây vĩ nhân mà cộng sản đề cập tới là phái bộ Mỹ OSS (Office of Strategic Services) dẫn đầu là thiếu tá Archimedes Patti (Một sỹ quan tình báo đã từng hỗ trợ Hồ Chí Minh). Hồ Chí Minh và tập đoàn cộng sản cướp chính quyền Trần Trọng Kim ngày 19/8/1945, sau lúc Nhật bị hai trái bom nguyên tử của Mỹ bỏ tại Hiroshima và Nagasaki. Như bản tin trên, Việt Minh đang thành lập “chính phủ lâm thời.” Trước khi tuyên bố chính phủ một cách chính thức, phái đoàn Việt Minh vận động ráo riết để tìm phe ủng hộ. Không ai hơn là Mỹ. Thế nên, ngày 25/8/1945, trên các làn sóng, báo chí Việt Minh kêu gọi thúc giục dân ra đường ngày hôm sau, 26/8/1945, để nghênh tiếp phái bộ Mỹ OSS cùng phái đoàn Việt Minh. Chính phủ không do dân bầu ra thì ít nhất cũng phái có một quốc gia nào khác công nhận. Nếu không thì, không hơn không kém, cũng giống như một đảng cướp từ trong rừng ra thành dùng vũ lực cướp bóc rồi tự thành lập chính phủ cho mình. Do vậy mà “tình thế gay go nghiêm trọng rất có thể xảy ra” như lời Võ Nguyên Giáp nói. Điều này cho thấy tính bất chính của chính quyền do Hồ Chí Minh đứng đầu muốn lợi dụng Mỹ để công nhận sự hợp pháp cho hành động cướp chính quyền của ông Trần Trọng Kim.
Cuộc biểu tình ngày 26/8/1945 để chuẩn bị cho ngày 2/9/1945 kết quả như thế nào? Phái đoàn Mỹ đã không có mặt tại cuộc biểu tình. Chắc chắn ông Patti được lệnh từ Washington khi biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, một thành viên quốc tế cộng sản đang hoạt động tại Đông Dương. Liền đó, ông Hồ lập tức cho Võ Nguyên Giáp hướng dẫn một phái đoàn đến ngay chỗ cư ngụ của Patti tại Hà Nội. Xin trích nguyên văn đoạn sau đây trong sách “Why Vietnam” của Patti, in dưới một tấm hình, sau trang 234:
“26 August 1945, Hanoi. Ho Chi Minh sends an official delegation headed by Vo Nguyen Giap to welcome the American OSS mission to Hanoi. While the band plays the American National Anthem, Giap and his delegation join the author and the OSS team in saluting the American flag.” Đoạn này được dịch: “Hồ Chí Minh gửi một phái đoàn dẫn đầu bởi Võ Nguyên Giáp để nghênh tiếp nhân viên tình báo OSS của Mỹ tại Hà Nội. Trong khi giàn nhạc đánh bài Quốc Ca Hoa Kỳ, ông Giáp và phái đoàn của ông ta đứng cùng với người viết sách này (Patti) và đoàn OSS nghiêm chào cờ Mỹ.”
Như vậy có thể thấy Hồ và đảng cộng sản đã lợi dụng Mỹ để thực hiện việc hợp thức hóa chính quyền cướp công của mình nhưng đã bị người Mỹ nhận ra chân tướng.
Thứ ba, trong những chuỗi hành động mưu mô của mình nhằm thủ tiêu chính quyền hợp hiến của ông Trần Trọng Kim. Hồ và đảng cộng sản không qua được mắt của chính những đồng minh của mình. Trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn với tiêu đề “Mao Chủ tịch của tôi” được tôi giới thiệu ở Phần 9 cũng có đề cập đến sự việc này ở trang 145 như sau:
Như chúng ta đã biết, kết thúc thế chiến thứ hai, Mỹ được coi như quốc gia sáng giá. Pháp, Anh, Nga, Tàu bị kiệt quệ về nhiều mặt... Trong lúc Hồ Chí Minh là chủ tịch của chính phủ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" mà trên thực tế chưa có quốc gia nào công nhận. Không còn ai ngoài Mỹ mà Hồ muốn nhắm vào. Hồ Chí Minh là một người cộng sản đã có thành tích hoạt động trên 20 năm với tập đoàn cộng sản Liên Xô, Trung Cộng. Vì quá muốn Hoa Kỳ công nhận, nên Hồ Chí Minh đã có nhiều thủ thuật trước ngày 2 tháng 9: nhờ thiếu tá tình báo OSS Archimedes Patti vận động với chính phủ Hoa Kỳ, làm những cuộc biểu dương đoán tiếp vinh danh phái đoàn OSS (như đã trình bày ở trên). Và thủ thuật cuối cùng là dùng ngay lời trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ. Nhưng rồi, cuối cùng thì Hoa Kỳ đã không công nhận Hồ Chí Minh.
Không ngừng ngay tại đó sau khi bị Hoa Kỳ bỏ rơi, Hồ Chí Minh tiếp tục vận động, viết thư gửi lãnh đạo Hoa Kỳ. Đã có 8 lá thư từ 1945 đến 2/1946 Hồ gửi cho Tổng Thống Truman (một trong các bức thư đó tôi đã gửi tới bạn đọc ở Phần 11 làm bằng chứng). Trong những lá thư, nhất là những lá thư đầu Hồ đề cập tới nạn đói nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ, nhưng ông Truman đã bỏ qua không hề quan tâm. Lý do tại sao? Tổng thống Truman đã thừa biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, một đảng viên cao cấp của Đảng Quốc Tế Cộng Sản, mặc dù ông Hồ dấu kín quá trình hoạt động cộng sản, chưa bao giờ Hồ tiết lộ vấn đề này cho những người Mỹ biết, ngay cả trong giai đoạn làm tình báo cho OSS với bí danh Lucius.
Kết Luận: Qua 4 dẫn chứng ở trên chúng ta thấy âm mưu hết sức thâm hiểm của Hồ Chí Minh nhằm hợp thức hóa sự cướp đoạt công lao của đảng cộng sản đối với chính quyền hợp hiến của ông Trần Trọng Kim.
Thứ ba, trong những chuỗi hành động mưu mô của mình nhằm thủ tiêu chính quyền hợp hiến của ông Trần Trọng Kim. Hồ và đảng cộng sản không qua được mắt của chính những đồng minh của mình. Trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn với tiêu đề “Mao Chủ tịch của tôi” được tôi giới thiệu ở Phần 9 cũng có đề cập đến sự việc này ở trang 145 như sau:
“Việt Minh muốn họ thể hiện vai trò chính yếu trong hệ thống chính quyền Việt Nam sau khi có chính phủ lâm thời. Chính Phủ Trần Trọng Kim cần phải bị loại bỏ trước khi họ gây hại cho phong trào cách mạng vô sản mà Mao Chủ Tịch đang dìu dắt Việt Minh…”
Các bạn có thể lật lại Phần 9 để thấy một cuốn sách đã được tái bản của người cộng sản Trung Quốc công nhận âm mưu loại bỏ đối thủ của mình mà Việt Minh và Hồ Chí Minh âm mưu nhằm thực hiện cuộc “Cách mạng vô sản mà Mao dìu dắt”.
Thứ tư, chúng ta thấy gì trong sự việc Hồ Chí Minh dùng tuyên ngôn độc lập của Mỹ ngày 2/9/1945? Có hai lý do ở đây: Lý do thứ nhất đó là việc Hồ Chí Minh đạo ý tưởng (đã được nhiều tác giả đề cập) nhưng lý do thứ hai không kém phần quan trọng đó là: Núp bóng Mỹ nhằm công nhận chính quyền đi cướp công của mình.
Như chúng ta đã biết, kết thúc thế chiến thứ hai, Mỹ được coi như quốc gia sáng giá. Pháp, Anh, Nga, Tàu bị kiệt quệ về nhiều mặt... Trong lúc Hồ Chí Minh là chủ tịch của chính phủ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" mà trên thực tế chưa có quốc gia nào công nhận. Không còn ai ngoài Mỹ mà Hồ muốn nhắm vào. Hồ Chí Minh là một người cộng sản đã có thành tích hoạt động trên 20 năm với tập đoàn cộng sản Liên Xô, Trung Cộng. Vì quá muốn Hoa Kỳ công nhận, nên Hồ Chí Minh đã có nhiều thủ thuật trước ngày 2 tháng 9: nhờ thiếu tá tình báo OSS Archimedes Patti vận động với chính phủ Hoa Kỳ, làm những cuộc biểu dương đoán tiếp vinh danh phái đoàn OSS (như đã trình bày ở trên). Và thủ thuật cuối cùng là dùng ngay lời trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ. Nhưng rồi, cuối cùng thì Hoa Kỳ đã không công nhận Hồ Chí Minh.
Không ngừng ngay tại đó sau khi bị Hoa Kỳ bỏ rơi, Hồ Chí Minh tiếp tục vận động, viết thư gửi lãnh đạo Hoa Kỳ. Đã có 8 lá thư từ 1945 đến 2/1946 Hồ gửi cho Tổng Thống Truman (một trong các bức thư đó tôi đã gửi tới bạn đọc ở Phần 11 làm bằng chứng). Trong những lá thư, nhất là những lá thư đầu Hồ đề cập tới nạn đói nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ, nhưng ông Truman đã bỏ qua không hề quan tâm. Lý do tại sao? Tổng thống Truman đã thừa biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, một đảng viên cao cấp của Đảng Quốc Tế Cộng Sản, mặc dù ông Hồ dấu kín quá trình hoạt động cộng sản, chưa bao giờ Hồ tiết lộ vấn đề này cho những người Mỹ biết, ngay cả trong giai đoạn làm tình báo cho OSS với bí danh Lucius.
Kết Luận: Qua 4 dẫn chứng ở trên chúng ta thấy âm mưu hết sức thâm hiểm của Hồ Chí Minh nhằm hợp thức hóa sự cướp đoạt công lao của đảng cộng sản đối với chính quyền hợp hiến của ông Trần Trọng Kim.
Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016
Giấc mơ bất tử của Hồ là cơn ác mộng bất tận của bao thế hệ người Việt - Tác giả Richard Nixon
Hội nghị Geneva năm 1954 giải quyết tạm thời vấn đề ai sẽ là người thay thế người Pháp. Hội nghị tuyên bố chia Việt Nam thành hai nước, Bắc Việt cộng sản và Nam Việt độc lập. Nhưng số phận lâu dài của Việt Nam và của Mỹ tại Việt Nam đan quyện vào số phận của hai nhà lãnh đạo: Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm.
Nếu hình ảnh nổi tiếng của Hồ Chí Minh là một chỉ dấu thì ông ắt hẳn có tổ chức tuyên truyền tốt nhất thế giới phục vụ ông. Đường lối điển hình của Hồ thường là như thế này: tuy là cộng sản nhưng quan trọng nhất Hồ vẫn là người quốc gia.
Thật ra, Hồ Chí Minh là kẻ lừa gạt rất khéo mà suốt đời giả vờ là con người hoàn toàn ngược lại với con người thật của mình. Ông chỉ là người quốc gia theo nghĩa ông không thể thiết lập nhà nước cộng sản ở Việt Nam nếu Việt Nam là một phần của đế quốc Pháp. Ông chỉ trung thành với việc đoạt được quyền lực cho bản thân và ý thức hệ của ông.
Các lực lượng chiếm đóng hậu chiến Anh, Hoa Kỳ, và Trung Hoa sắp rời Việt Nam, còn Pháp quay trở lại. Mặc dù các tổ chức quốc gia từ chối hợp tác với người Pháp, nhưng Việt Minh cộng sản lại quyết định cộng tác. Hồ ký cái gọi là hiệp định ngày 6 tháng Ba đã đưa quân đội Pháp trở lại miền Bắc Việt Nam.
Hồ và người Pháp cùng nhau sát hại hàng trăm nhà lãnh đạo và hàng ngàn thành viên thường của các tổ chức quốc gia. Người Pháp cấp cho Việt Minh các thiết bị quân sự, binh lính, và yểm trợ cả pháo để thực hiện điều này. Vào tháng Bảy 1946, những lực lượng của Hồ bất ngờ tấn công vào các trụ sở của tất cả các tổ chức quốc gia còn sót lại trong khi các thiết vận xa Pháp cô lập các khu vực chung quanh. Hầu hết vài nhà lãnh đạo đối lập còn sót lại đã bị bắt và sau đấy bị giết. Khi người Pháp bất ngờ tấn công Việt Minh vào tháng Mười Một 1946, chẳng phải ngẫu nhiên Hồ trở thành nhà lãnh đạo kháng chiến quan trọng duy nhất. Ông đã giết hầu hết tất cả những người khác.
Ý tưởng cho rằng Hồ chí Minh chủ yếu là người Việt quốc gia thực ra không có cơ sở. Thay vì hợp tác với những người quốc gia để giành độc lập, ông dành cả đời người tiêu diệt tất cả những người quốc gia độc lập, cho dù điều này có nghĩa là công khai cộng tác với thực dân Pháp. Mặc dù ông nói hay về chủ nghĩa dân tộc, nhưng quan trọng nhất Hồ vẫn là người cộng sản toàn trị. Ông dùng chủ nghĩa dân tộc để phục vụ chủ nghĩa cộng sản thay vì ngược lại.
Sự chọn lựa duy nhất khác với Hồ và cộng sản là ở Miền Nam Việt Nam. Ngô Đình Diệm đã xây dựng nên nhà nước căn bản là tự do nhưng, theo tiêu chuẩn Mỹ, không hoàn toàn tự do. Giống như hầu hết các nhà lãnh đạo hậu thuộc địa, ông cầm quyền theo cách thức mà nhận được sự khích lệ một phần từ các mô hình nghị viện Châu Âu, một phần từ các mô hình Châu Á truyền thống, và một phần do hoàn cảnh bắt buộc
Khác với Hồ, Diệm là người quốc gia chân chính. Ông xuất thân từ một gia đình quyền thế ở kinh đô Huế và nổi tiếng là người chống chủ nghĩa thực dân Pháp mãnh liệt.
Diệm được lòng dân phần lớn nhờ những chương trình xã hội và cải cách rộng lớn mà ông đã lập ra với sự giúp đỡ về tài chánh và kỹ thuật của Mỹ. Trường học mọc lên khắp nơi ở miền quê. Ruộng đất được chia cho tá điền. Phun thuốc trừ sâu để diệt sốt rét. Sản xuất gạo tăng vọt. Xây dựng nhiều cầu đường. Đầu tư ngoại quốc gia tăng. Công nghiệp nhẹ bất ngờ xuất hiện quanh Sài Gòn. Mặc dù các chương trình của ông thường tạo ra gánh nặng lên khả năng hành chánh còn thiếu thốn của chính quyền nhưng kết quả của chúng mang lại lợi ích rất lớn.
Khi hai nhà lãnh đạo này được so sánh bên cạnh nhau, ý kiến gợi ý rằng Hồ sẽ thắng phiếu Diệm trong cuộc tranh cử trực tiếp dường như thật nực cười. Tuy nhiên trong chiến tranh nhiều người chỉ trích nỗ lực cứu Miền Nam Việt Nam của Mỹ lại bàn đến chính điểm này. Họ nói Tuyên bố Geneva năm 1954 về mặt pháp lý buộc chính quyền của Diệm và Hoa Kỳ phải thống nhất hai miền Việt Nam thông qua bầu cử và tất yếu cuối cùng Hồ sẽ thắng cử. Họ sai cả hai.
Cho dù họ nói bất kỳ điều gì chăng nữa về bầu cử, hành động của họ vẫn phơi bày ý định của họ: họ đã thiết lập hai chính quyền, cho phép hai lực lượng quân đội riêng, và tổ chức cho người tỵ nạn đi lại giữa hai miền. Thật là ngu dại khi đã trải qua tất cả bao khó nhọc này vào 1954 rồi chỉ để đảo ngược lại và xóa bỏ nó sau bầu cử vào 1956.
Dù thế nào đi nữa toàn bộ ý tưởng ấy cực kỳ không thực tế. Thống nhất được cho là được quyết định qua cuộc bầu cử tự do. Vì bầu cử ở Bắc Việt sẽ không tự do. Nam Việt có thể phản đối một cách chính đáng việc tổ chức bầu cử. Bế tắc là tất yếu.
Khi đã đến lúc thảo luận bầu cử vào 1956, Diệm từ chối tham dự, và Hoa Kỳ ủng hộ ông. Chúng ta không sợ tổ chức bầu cử ở Việt Nam, miễn là bầu cử được tổ chức theo những điều kiện tự do thật sự như Tuyên bố Geneva yêu cầu. Nhưng chúng ta biết rằng những điều kiện này sẽ chỉ tồn tại ở Nam Việt. Sau khi dành hai năm nghiền nát tất cả những tàn tích của tự do ở Bắc Việt, những nhà lãnh đạo Hà Nội sẽ không bao giờ cho phép những cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát quốc tế để quyết định số phận của họ. Sau những cuộc thương nghị về sau, Liên Xô đồng ý rằng không thể thực hiện được cuộc trưng cầu dân ý.
Hồ sẽ không thể thành công trong cuộc bầu cử công bằng. Vào 1954 cứ trong 13 người Miền Bắc có một người đào thoát ra khỏi nước hơn là phải sống dưới ách cai trị của ông. Cái gọi là chương trình cải cách ruộng đất của ông làm kinh động cả nước, gây ra nạn thiếu hụt thực phẩm trầm trọng, và châm ngòi cho những cuộc nổi dậy lớn của nông dân mà bắt đầu từ tỉnh quê hương của Hồ rồi lan ra ít nhất hai tỉnh khác. Tướng Võ Nguyên Giáp, người chỉ huy lực lượng Việt Minh ở Điện Biên Phủ, về sau thừa nhận rằng để dẹp tan cuộc nổi dậy ấy chính quyền ông đã giết 50,000 người. Đến 1956, Hồ hầu như không phải là người đứng đầu danh sách ứng cử viên.
Diệm, lúc ấy rất được lòng dân, sẽ thắng chắc chắn. Chỉ có một lý do duy nhất tại sao những nhà lãnh đạo Bắc Việt không bao giờ dám tổ chức những cuộc bầu cử tự do thật sự: Họ biết họ sẽ thua.
Thật là phi lý về pháp lý, xuẩn ngốc về chiến lược, nực cười về đạo lý nếu Hoa Kỳ buộc Nam Việt tổ chức bầu cử mà gian lận trắng trợn để bảo đảm cộng sản chiến thắng.
Hồ không bao giờ dao động trong quyết tâm thống nhất hoàn toàn Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Không bao giờ có vấn đề ông sẽ cố gắng chiếm Nam Việt hay không, mà chỉ có vấn đề ông sẽ cố thực hiện điều ấy vào khi nào và bằng phương tiện gì.
Theo những tài liệu bị tịch thu và theo những lời khai của những người cộng sản cấp cao đã đào thoát, quyết định chiếm Nam Việt của Bắc Việt có liền ngay sau Hội nghị Geneva. Hồ chờ một vài năm trước khi bắt đầu tấn công. Ông cần củng cố quyền lực ở Bắc Việt trước, và ông tiên liệu chính quyền của Diệm sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn ngay sau khi phân chia đất nước để rồi tự sụp đổ.
Nhưng ông bắt đầu chuẩn bị tấn công Miền Nam trước khi chữ ký của các đại biểu của ông còn chưa ráo mực trên hiệp định ngừng bắn ở Geneva. Ông đã cam kết ngưng gia tăng quân số của quân đội ông, nhưng trong vòng bốn tháng lực lượng Bắc Việt mở rộng từ bảy sư đoàn đến hai mươi sư đoàn. Trong khi đó, Nam Việt cho giải ngũ 20.000 quân. Vào tháng Năm 1959 tại đại hội mở rộng lần thứ mười lăm, Đảng cộng sản Bắc Việt ra lệnh bắt đầu tấn công.
Đến tháng Chín, cuộc xâm nhập trên diện rộng của các du kích cộng sản vào Nam Việt bắt đầu, tổng cộng lên đến 4.000 người chưa đến hai năm. Hầu hết những binh lính này là người Miền Nam đã tập kết ra Bắc vào 1954. Nhưng lý lịch của tác giả cuộc xâm nhập này rất rõ ràng. Như Tướng Giáp tuyên bố vào tháng Một 1960, “Miền Bắc đã trở thành hậu phương lớn cho quân đội chúng ta.” Với Miền Bắc phục vụ như là tuyến sau, thì tuyến đầu của mặt trận ở đâu khác ngoài trong Nam?
Nếu chiến tranh thường bắt đầu trong đầu của con người thì Chiến tranh Việt Nam bắt đầu trong đầu Hồ Chí Minh. Suốt trong 30 năm, ông đã tàn bạo theo đuổi mục tiêu thống nhất Việt Nam dưới chế độ cai trị toàn trị của ông. Giấc mơ bất tử của ông là cơn ác mộng bất tận đối với hàng triệu người Việt. Ông tưởng người Pháp giao Việt Nam cho ông qua hiệp định ngày 6 tháng Ba 1946. Ông tưởng Liên Xô và Trung Cộng giao Việt Nam cho ông trên bàn hội nghị ở Geneva vào 1954. Ông tưởng Nam Việt rơi vào tay ông sau một thời gian tạm gián đoạn ngắn ngủi dưới quyền Tổng thống Diệm. Ông có lẽ còn hy vọng thắng Nam Việt qua cuộc bầu cử thống nhất mà có thể là sự gian lận rành rành.
Vào 1959, sau khi tất cả những mơ tưởng này không thành, Hà Nội bắt đầu gây chiến tranh.
Chương 7: Tôn chỉ và sự hành động của Cộng Sản đảng - Trích: Một Cơn Gió Bụi của Sử gia Trần Trọng Kim
Cộng sản đảng, theo cách tổ chức và hành động của họ, là một thứ tôn giáo mới, giống như các tôn giáo cũ cốt lấy sự mê tín mà tin, chứ không hoài nghi hay đi trệch ra ngoài. Song các tôn giáo cũ nói có cõi trời, có thiên đường là nơi cực lạc. Cộng sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này. Ai tin theo đạo ấy là phải tin lý thuyết của Các Mác và Lê Nin là tuyệt đối chân chính, đem áp dụng là được sung sướng đủ mọi đường, tức thực hiện được cảnh thiên đường ở cõi đời. Còn về đường tín ngưỡng, thì đạo Cộng sản là đạo hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa, nhất thiết phải nghĩ sùng bái những người như Các Mác, Lê Nin, Sử Ta Lin để thay những bậc thần thánh cũ đã bị truất bỏ.
Ðã tin mê cái đạo ấy và đã coi lý thuyết ấy là chân lý tuyệt đối, thì ngoài cái lý thuyết ấy ra, là tà giáo, là tả đạo. Ai không tin theo và phản đối những người đứng đầu đảng, tức là những bậc giáo chủ, thì là người phản đạo, tất phải trừng trị rất nghiêm. Vì vậy mới có sự tàn sát những người trong đảng cộng sản theo Trotsky, chủ Cộng sản Ðệ Tứ Quốc tế, là một chi cộng sản phản đối Sử Ta Lin, chủ Cộng sản Ðệ Tam Quốc tế.
Vậy những tín đồ cộng sản phải là những người cuồng tín và chỉ biết có đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa. Sống có một đời rồi hết, nên ai nấy chỉ lo làm cho mình được mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc họa thiện ác.
Về đường thực tế, các đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng. Người cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng, nên họ tìm cách xóa bỏ hết. Ai tin chỗ ấy là người sáng suốt, là người giác ngộ, ai không tin là người mờ tối, là người mê muội. Vì có tư tưởng như thế, cho nên cha con, anh em, bè bạn không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa của cộng sản và phục tòng những người cầm quyền của đảng, ngoại giả, giết hại lẫn nhau, lừa đảo nhau: hễ ai làm những việc mà lợi cho đảng là người giỏi, người tốt. Gia đình, xã hội, phong tục, chế độ cũ đều bỏ hết, bỏ đến tận cội rễ, để thành lập xã hội mới. Cái xã hội mới ấy không tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc. Dù có nói tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc nữa, cũng chỉ là cái phương pháp dùng tạm thời trong một cơ hội nào để cho được việc mà thôi, chứ mục đích cốt yếu là tranh đấu cho giai cấp vô sản. Khi ở đâu sự tranh đấu cho giai cấp ấy được thắng lợi, thì cứ tranh đấu mãi để bảo vệ quyền lợi của giai cấp ấy và xóa bỏ hết những cương giới nước nọ với nước kia để thực hiện một thế giới đại đồng, đặt dưới quyền chỉ huy của giáo chủ cộng sản ở bên Nga. Vì vậy cho nên bất kỳ nước nào đã theo cộng sản là phải phục tùng mệnh lệnh bên Nga, còn nước nào tuy theo chế độ cộng sản, nhưng còn muốn giữ tư tưởng quốc gia như nước Nam Phu Lạp Tư (Yougoslavie) bên Ðông Âu là bị trục xuất ra ngoài hội nghị của các nước cộng sản.
Cái phương thuật của đảng cộng sản bên Nga không khéo chỗ ở ấy, tuy nói là bài trừ đế quốc chủ nghĩa và tiêu diệt những chế đô độc tài áp chế đời xưa, nhưng lại áp dụng chế độ độc tài áp chế hà khốc và tàn ác hơn thời xưa, và gây ra một thứ đế quốc chủ nghĩa theo một danh hiệu khác, để tự mình thống trị hết thiên hạ. Thành ra các nước đã theo cộng sản đều phải là những nước phụ thuộc nước Nga, cũng như bên Tàu ngày xưa các nước chư hầu phải phục tùng mệnh lệnh thiên tử. Thì ra trong thế gian này chẳng có gì là mới lạ. So chế độ cộng sản ở nước Nga ngày nay có khác gì chế độ nhà Tần thời chiến quốc bên Tàủ Có khác là ở những phương tiện theo khoa học và những mánh khóe hiện thời mà thôi, còn thì cũng tàn bạo gian trá như thế, và cũng dùng những quyền mưu quỉ quyệt để thống trị hết cả các nước.
Ðảng cộng sản đã có cái tổ chức rất đúng khoa học, đảng viên lại giữ kỷ luật rất nghiêm, rất chịu khó làm việc và có tín lực rất mạnh. Ai theo đảng là đắm đuối vào chủ nghĩa của đảng, có lâm nguy nan gì thì cho là một vinh hạnh được tuẫn tử vì đảng. Về sự hành động thì đảng cộng sản chuyên dùng những thủ đoạn quỉ quyệt, nên tuy có thắng lợi mà những người trí thức ít người theo. Cũng vì vậy mà họ bài trừ trí thức và chỉ ưa dùng đàn bà, trẻ con và những người lao động là hạng người dễ khuyến dụ, dễ lừa dối.
Người cộng sản, khi đã hành động, hay dùng đến chữ giải phóng. Theo việc làm của họ, tôi vẫn chưa hiểu rõ nghĩa hai chữ ấy. Có phải trước kia có cái cũi giam người, bây giờ họ đem cái cũi kiểu mới đến bên cạnh rồi bảo người ta chạy sang cái cũi mới ấy, thế gọi là giải phóng không? Nếu cái nghĩa giải phóng là thế, thì cũi cũ hay cũi mới cũng vẫn là cái cũi, chứ có hơn gì?
Cứ như ý tôi, thì giải phóng phải theo đúng cái lẽ công bằng, làm cho người ta được ung dung thư thái, được hành động trong một cái khuôn khổ rộng rãi, ai nấy biết trọng quyền lợi của mọi người theo pháp luật đã định, không bị đàn áp và lừa dối, không bị bắt bớ và giết hại một cách ám muội, oan ức.
Ðàng này tôi thấy chế độ các nước cộng sản giống nhau như in cái chế độ chuyên chế thuở xưa. Người nào nói xấu hay công kích những người cầm quyền của đảng là phải tội bị đày, bị giết. Ai không sốt sắng theo mình thì bị tình nghi, phải chịu mọi điều phiền khổ. Nhân dân trong nước vẫn bị đàn áp lầm than khổ sở, riêng có một số ít người có địa vị to lớn là được sung sướng. Như thế thì giải phóng ở đâủ Giải phóng gì mà cả chính thể một nước phải nương cậy ở những đội trinh thám để đi rình mò và tố cáo hết thảy mọi người. Hễ ai vô ý nói lỡ một câu là bị tình nghi có khi bị bắt, bị đày v…v… thành ra nhân dân trong xã hội ấy lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không biết ai là bạn là thù, mất hẳn sinh thú ở đời, thật trái với lời nói thiên đường ở cõi trần.
Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh, thấy luôn luôn nói nào là hạnh phúc, nào là tự do, bình đẳng, mà sự thật thì trái ngược tất cả. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo mình là được. Xem như lúc đầu Việt Minh tuyên truyền rầm rĩ lên rằng: “Nước Việt Nam đã được các nước Ðồng Minh cho hoàn toàn độc lập, và dân được tha hết các thứ thuế”. Thôi thì chỗ dân gian nghe nói thế chạy ùa ùa theo. Sau chẳng thấy độc lập đâu cả và dân lại phải đóng góp nặng hơn trước. Khi Việt Minh đã nắm quyền binh rồi, lại định các ngạch thuế, có người hỏi họ: “Sao trước kia các ông bảo tha hết các thứ thuế rồi kia mà?” Họ trả lời: “Ấy trước nói tha thuế, nhưng bây giờ chính phủ cần có thuế để làm mọi việc”. Nói thế thì uy tín của chính phủ để đâủ
Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để cho được việc trong một lúc. Ngay như họ đối với Việt Nam Quốc dân đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được thì giết phá, đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá. Dân tình thấy thế thật là ngao ngán chán nản, nhưng chỉ ngấm ngầm trong bụng mà không dám nói ra. Nên dân gian thường có câu “nói như Vẹm”. Vẹm là do hai chữ Việt Minh viết tắt V M, đọc nhanh mà thành ra.
Chính phủ Việt Minh đối với ông Bảo Ðại rất là đơn bạc, nhưng bề ngoài vẫn làm ra bộ thân thiện. Họ để ông ở nhà của viên đốc lý Hà Nội ở trước, song đồ đạc không có; chỗ nằm ngủ, đến cái mùng ông cũng phải đi mượn. Cơm nước thì họ cử một người hào phú trù liệu cho ông. Song mỗi khi ông đến chỗ dân chúng, nhân dân rất hoan nghinh và các phái viên ngoại quốc như Tàu và Mỹ rất kính trọng và thường chú ý đến ông.
Việt Minh thấy dân chúng kính mến ông Bảo Ðại và người ngoại quốc để ý đến ông, họ bèn đem ông vào ở Sầm Sơn trong Thanh Hóa, rồi sau lại đem ông lên Phủ Thọ Xuân, thành ra ông mắc phải bệnh nóng lạnh ngã nước, sang Hương Cảng chữa mãi không khỏi. Sau cuộc tổng tuyển cử vào quảng tháng giêng năm 1946, Việt Minh mới để ông trở về Hà Nội. Khi Việt Minh lập xong chính phủ do quốc hội chuẩn y rồi, họ thấy dân chúng và người ngoại quốc có nhiều cảm tình đối với ông Bảo Ðại và lại biết quân Pháp sắp vào Bắc Trung Bộ, họ sợ để ông ở Hà Nội có xảy ra sự biến gì chăng, mới bày ra cách lập một phái đoàn sang Trùng Khánh tỏ tình thân thiện với nước Tàu.
Cứ như ý riêng của tôi, thì việc ấy ông Hồ Chí Minh có thể mưu với những tướng Tàu là bọn Lư Hán và Tiêu Văn, nói rằng chủ tịch Tưởng Giới Thạch có điện mời ông Bảo Ðại sang Trung Hoa chơi. Vì lúc ấy bọn tướng Tàu đã lấy tiền của ông Hồ, nên bảo gì chẳng được. Hãy xem như sau khi ông Hồ đã ký hiệp ước với Pháp, ông phó chủ tịch Nguyễn Hải Thần bỏ sang Tàu, tướng Tiêu Văn cứ chạy theo cụ Nguyễn để cố mời cụ trở về Hà Nội làm việc, thì biết dù sao đi nữa, việc lập một phái đoàn để đưa ông Bảo Ðại sang Tàu có tính cách vội vàng và bí mật lắm. Phái đoàn ấy để ông Bảo Ðại đứng đầu, có mấy người Việt Minh và mấy người Quốc dân đảng đi theo. Hôm tôi đến thăm ông lần đầu, ông nói qua việc ấy tôi nghe. Tôi cũng khuyên ông đi ra ngoài, vì ở trong nước có nhiều sự nguy hiểm cho ông. Song tôi tưởng còn lâu mới đi, nào ngờ cách bốn hôm sau tôi đến thì ông đã đi hôm trước rồi. Sang đến Trùng Khánh, chủ tịch Tưởng Giới Thạch có tiếp ông tử tế. Song mấy người Việt Minh và Quốc dân đảng bỏ ông ở bên ấy không để tiền nong gì cho ông, ông phải vay mà tiêu. Còn hoàng hậu và mấy người con, ông Hồ có hứa rồi sẽ cho sang sau, nhưng rồi cũng không cho sang. Lúc ấy chính phủ Trung Hoa đang dọn về Nam Kinh, có mời ông về đấy, nhưng ông từ chối rồi về ở Hương Cảng.
Sau chính phủ Việt Minh gửi thư sang bảo ông cứ ở bên Tàu đừng về nữa. Xem thế cũng rõ cái ý chính phủ Việt Minh là muốn đưa ông Bảo Ðại ra ngoài để họ dễ làm việc và khỏi lo ngại về việc có thể xảy ra được. Ðó là mưu sự của người, nhưng biết đâu lại không phải là ý trời xui khiến ra như thế, để ông ra khỏi chỗ nguy hiểm ở trong nước.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)