khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

Phỏng Vấn Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Nguyễn Văn Ba - Tác giả David Trần



Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Nguyễn Văn Ba bắt tay Trung Tướng Ngô Quang Trưởng 
    


Trong tấm hình bên trên Trung đội trưởng Nghĩa Quân Nguyễn Văn Ba được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, khi đó còn là Thiếu Tướng Tư lệnh Quân đoàn IV thuộc Vùng IV Chiến thuật bắt tay để khích lệ và khen thưởng về những chiến công của chú.
– Rất vui được nói chuyện với chú. Chú có thể cho biết tên tuổi, cấp bậc và đơn vị?
– À, tôi tên là Nguyễn Văn Ba, chức vụ cuối cùng của tôi là Trung đội trưởng Nghĩa Quân, năm nay đã được tám mươi bảy tuổi rồi (2016).
– Ngày 30/4/75 chú còn ở trong quân đội?
– Tới ngày 6/5/75…
– Nghĩa là chú vẫn cầm súng sau 30/4/75?
– Tụi tôi vẫn chiến đấu mặc dù đã biết có lệnh đầu hàng
– Chú nghĩ gì về cuộc chiến tranh Việt Nam?
– Rất đơn giản: bên mình là nước Việt Nam Cộng Hòa phải tự vệ vì bị phía bên kia là cộng sản Bắc Việt tấn công. Hễ buông súng là chết…
– Chú có thể giải thích rõ hơn một chút
– Tụi nó đánh mình, phá hoại nhà cửa đất nước mình, bổn phận của mình là phải chống trả để tự vệ. Cũng giống như bị cướp vào nhà, mình không muốn vợ con bị hại thì mình phải chống lại.
– Nhiều người cho rằng chiến tranh Việt Nam là chiến tranh ý thức hệ, chú nghĩ sao?
– Ý thức hệ cái con mẹ gì! Lính Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu để tự vệ, chiến tranh ý thức hệ là sản phẩm của mấy cha mấy mẹ trí thức chồn lùi, sa lông. Mấy cha mấy mẹ muốn chứng tỏ mình học giỏi, thông minh hơn người khác nên chế ra vụ ý thức hệ để hù con nít…
– Vậy đánh nhau giữa Bắc Việt và Nam Việt không phải do ý thức hệ?
– Để tôi cho em một thí dụ dễ hiểu: nếu đảng cộng sản Bắc Việt không đưa lính vào xâm lược miền Nam và không xúi giục đám Việt Cộng, thì liệu chiến tranh có xảy ra hay không? Nếu tụi nó cứ ở yên ngoài đó mà xây dựng chủ nghĩa cộng sản thì dân miền Nam có đi lính không? Trả lời được câu hỏi này, em sẽ thấy chẳng có ý thức hệ con mẹ gì hết!
– Có người lại cho rằng chiến tranh Việt Nam là nội chiến, chú đồng ý không?
– Theo suy nghĩ của tôi thì nội chiến là người cùng một nước đánh nhau vì tranh giành hay bất đồng gì đó. Nước Việt Nam Cộng Hòa của miền Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của đảng cộng Sản miền Bắc là hai nước độc lập với hai chế độ khác nhau đâu phải anh em trong nhà. Một bên thì theo chế độ tự do và dân chủ còn bên kia thì theo chế độ cộng sản nên hoàn toàn là hai quốc gia khác nhau một trời một vực.
– Nói về anh em trong nhà lại có người cho rằng miền Nam và miền Bắc đánh nhau theo kiểu huynh đệ tương tàn. Chú nhận xét thế nào?
– Đó là ý nghĩ của đám trốn lính. Tụi này là thứ hèn nhát sợ chết nên phải chế ra vụ huynh đệ tương tàn để từ chối đi lính. Tụi nó nại cớ không muốn bắn vào anh em.
– Một người viết cho rằng Việt Nam Cộng Hòa điên cuồng chống cộng. Tác giả này còn đưa ra hình ảnh của hai nhân vật mà tác giả gọi là đại diện của hai quân đội. Một anh tên Lưu Quang Vũ lính miền Bắc, và Nguyễn Bắc Sơn của Việt Nam Cộng Hòa. Tôi xin phép đọc thơ của cả hai cho chú nghe (đọc thơ)…
– ĐM thằng nào viết ngu vậy?
– Chú có vẻ tức giận… xin Chú cho biết lý do…
– Việt Nam Cộng Hòa mà điên cuồng chống cộng thì đâu có chính sách chiêu hồi, đâu có bắt tù binh cả trăm ngàn nuôi ăn cho mập rồi trao trả? Thằng cha này chắc chưa bao giờ cầm súng! Cũng chưa bao giờ biết rõ về cộng sản. Chú em về biểu thằng chả đọc bài của Trần Đức Thạch, cựu lính trinh sát cộng sản về vụ thảm sát ở miền Đông. Hèn gì nước Việt Nam Cộng Hòa mất sớm chỉ vì còn có nhiều người quá khờ khạo và ngu xuẩn! Cha tác giả này chắc không biết gì về vụ Tết Mậu Thân 1968, Đại Lộ Kinh Hoàng 1972, Trường tiểu học Cai Lậy 1974… Tui nói cho chú biết, bọn lính cộng sản được chính huấn là đằng trước mũi súng của tụi nó kể cả con gà con chó đều là kẻ thù. Cho nên chúng giết dân vô tội không gớm tay. Được bao nhiêu người trong lính cộng sản giống như ông Lưu Quang Vũ nào đó? Còn cha Nguyễn Bắc Sơn làm thơ để giải sầu, chứ đâu có sĩ quan nào đem bi-đông rượu đi hành quân. Lính khát thì cần nước chứ đâu cần rượu, hơn nữa giữa trận tiền mà say rượu thì chỉ huy sao được? Mạng sống của lính nằm trong tay mình, đâu có giỡn chơi được?
– Xin phép hỏi chú câu khác: Chú có thể kể lại diễn biến những ngày cuối cùng tại sao chú vẫn còn cầm súng cho tới sau 30 Tháng Tư?
– Tôi là trung đội Trưởng Nghĩa Quân. Nhiệm vụ của tôi là đóng đồn ở địa phương. Có mười tám anh em dưới quyền tôi. Ngày đầu hàng tôi biết tụi du kích sẽ không tha mạng nếu bị bắt sống, do đó tôi ra lệnh anh em giải tán về nhà. Còn tôi thì xách cây M16 vô rừng. Tôi tính thí mạng cùi, nếu bị phát giác thì trước sau gì cũng chết, vậy nên chọn cái chết cho đáng. Trong số mười tám anh em có sáu thằng tình nguyện theo tôi.
– Rồi sau đó thì sao?
– Khi thấy êm êm tôi nói tụi nhỏ giải tán, trốn đi xứ khác đừng trở về nhà…
– Vậy là chú không trở về nhà? Chú có ân oán gì với du kích địa phương không?
– Thì chiến tranh mà, tránh sao được…
– Vậy có lần nào chú bắn tù binh khi bắt sống không?
– Để tôi kể cho em nghe vụ này: một lần lính đi phục tóm được du kích dẫn về trình diện tôi. Thằng du kích cỡ khoảng mười bốn mươi lăm tuổi, nhìn đã thấy ngờ ngợ. Tới chừng hỏi ra mới biết là con trai của thằng Ba Cội…
– Ba Cội là ai vậy?
– Bạn cùng quê, lớn lên nó theo cộng sản … Nó là đội trưởng du kích, tụi tôi thỉnh thoảng cũng chạm nhau…
– Rồi chú xử con Ba Cội ra sao?
– Xử gì, con nít mà… tôi đá đít, bạt tai nó mấy cái rồi đuổi về. Tôi biểu nó: nói với tía mày có ngu thì ngu một mình, đừng xúi dại con mình đi theo cộng sản. Vụ này Ban 2 Chi Khu làm hồ sơ chuyển tôi lên quận. Cũng may ông quận biết tánh khí của tôi nên vỗ vai cười rồi cho tôi về. Ổng biếu tôi chai rượu rồi nói: Tôi biết anh mà anh Ba…
– Sau này chú gặp lại Ba Cội không?
– Không, Ba Cội chết rồi. Bị Thám Sát Tỉnh dứt…
– Còn con Ba Cội?
– Nghe nói nó qua công an bây giờ làm lớn lắm. Thời gian tôi trốn, nó có ghé nhà vợ tôi hỏi thăm và cho mấy chục kí gạo. Nghe nói nó có cám ơn tôi…
– Rồi chú ra trình diện hay bị bắt?
– Bị bắt. Trốn hoài mệt quá, cũng mấy năm sau nhớ vợ con mò về thăm…
– Chú bị bao lâu?
– Sáu năm tám tháng mười bốn ngày!
– Vậy sao chú không xin đi HO?
– HO gì tôi, mình đâu phải sĩ quan, mà chữ Anh chữ U mình đâu có biết gì…
– Sau khi trở về nhà, chú có bị khó dễ gì không?
– Nói thiệt chú nghe, cộng sản nó ghét lính Tổng Trừ Bị (Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân …) một thì nó ghét tụi tôi mười. Lính đánh giặc xong rồi rút còn tụi tôi, đây là tài sản vợ con xóm giềng, địa phương mình nên tụi tôi sống chết cũng cố thủ, tụi nó đánh hoài mà không chiếm được. Nó đì tôi sói trán, nhưng mình thua rồi thì cứ giả câm, giả điếc để mà sống.
– Chú có cơ hội nào gặp lại mấy anh em dưới quyền?
– Có, hai thằng em bây giờ nghèo lắm, còn ba thằng đi vượt biên. Tội nghiệp, huynh đệ chi binh nên thỉnh thoảng tụi nó hùn tiền gởi về cho mấy đứa nghèo.
– Họ có giúp chú không?
– Có, mà tôi không nhận. Vợ con buôn bán cũng sống được, để dành cho mấy đứa em còn khổ hơn mình.
– Xin phép chú được hỏi một câu về chính trị: Có vài người đang hô hào hòa hợp hòa giải với đảng cộng sản Bắc Việt thì chú nghĩ sao?
– Tôi cảm ơn chú em đã tôn trọng mà hỏi tôi, cỡ Trung đội trưởng Nghĩa Quân học hành bao nhiêu. Nhưng như tôi đã nói hòa hợp hòa giải là anh em trong nhà có chuyện xích mích mới ngồi xuống mà nói chuyện. Còn đàng này nước Việt Nam Cộng Hòa của mình bị Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của đảng cộng sản Bắc Việt đánh chiếm thì làm sao mà có chuyện đó. Tôi hỏi chú em: Trung cộng đánh chiếm Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ,… Liệu dân mấy nước đó có chịu hòa hợp hòa giải với Trung cộng không?
– Bây giờ nói chơi cho vui một chút, chú biết Nguyễn Tấn Dũng chớ?
– Biết…
– Thí dụ nếu ngày xưa chú đi kích bắt được Nguyễn Tấn Dũng thì chú làm sao, cha này nghe nói trước đây cũng là du kích mà…
– Nguyễn Tấn Dũng lúc đó chắc cũng bằng cở cháu của tôi. Hồi đó nếu mà bắt được hắn thì tôi cũng bộp tai và đá đít vài cái rồi gởi về cho Ban 2 mà thôi.
– Nếu chú biết trước Nguyễn Tấn Dũng sẽ là Thủ Tướng của đảng cộng sản Bắc Việt sau này chú tính sao?
– Làm sao biết được? Nhưng như chú em nói, nếu có thiên lý nhãn thấy được vị lai tôi sẽ tính cách khác!
– Cách nào chú có thể cho biết…
– Bí mật quân sự mà chú em, làm sao cho biết được… Thì cũng cỡ như người nhái Mỹ với Osama Bin Laden vậy thôi (cười…). Vậy chớ bây giờ hỏi vui chú em điều này: đố chú em biết đám mới về hưu kỳ rồi như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng thì họ đang làm gì? Bí hả? Tụi nó đang viết kiến nghị! Thằng cộng sản nào về hưu cũng giỏi viết kiến nghị hết. (cười…)
– Cụng ly cái, chú Ba… Tôi thấy chú lớn tuổi rồi và cũng đã cống hiến phần vụ của mình cho Tổ Quốc. Giả sử bây giờ nếu đất nước Việt Nam Cộng Hòa cần, chú dám cầm súng trở lại không?
– Già rồi, giờ chỉ nghỉ ngơi vui với con cháu. Nhưng nếu phải chiến đấu để lấy lại đất nước Việt Nam Cộng Hòa từ bất cứ ai, chết tôi cũng chịu chú à. Súng không nổi thì cầm dao, bất cứ cái gì…
– Chiến tranh qua rồi, giờ nghĩ lại chú có thấy căm thù lính bên kia không?
– Không, lính chỉ biết theo lệnh. Căm thù là căm thù cái đám lãnh đạo. Đám này đã lừa gạt lính của nó vào trong nầy chết cả triệu. Cả triệu gia đình ngoài kia mất người thân đến nỗi không có cái xác mà chôn. Hồi đó thiếu gì dịp bắn chết tù binh rồi quẳng xuống sông phi tang mà mình làm không được, ngoài chiến trường bắn nhau thì nhưng đã bắt tù binh rồi là tôi chuyển qua cho Ban Hai thẩm vấn, coi như mình xong nhiệm vụ. Cũng là con người với nhau, cũng có gia đình, cha mẹ, vợ con chứ sung sướng gì mà bắn người đã ngã ngựa?
– Theo chú những người cộng sản có nghĩ như vậy không?
– Tôi đã nói rồi, tụi nó được chính huấn coi mỗi thứ trước đầu súng là kẻ thù, cần phải giết hết. Thương binh của nó mà nó còn giết phi tang, huống hồ gì lính mình. Bởi vậy mình thua nó vì phía bên mình còn nhân đạo quá!
– Dạo này có nhiều cuộc biểu tình về môi trường mà lượng người tham gia không đông. Có vẻ như dân Sàigòn rất thờ ơ cho chính tương lai của đất nước và của gia đình họ. Chú có ý nghĩ gì không?
– Giỡn hoài chú em mày! Để tôi nói cho chú em mày rõ: dân Sàigòn thứ thiệt thì hoặc là ở nước ngoài hoặc là chết tù, chết biển hết. Còn dân “Sàigòn” bây giờ đa số toàn tụi Ba Ke 75. Tụi nầy thừa hưởng biết bao quyền lợi từ “bác” và “đảng,” đâu có ngu gì chống! Cỡ phân nửa Sàigòn bây giờ là dân nguyên thủy Việt Nam Cộng Hòa thì cộng sản hết nước sống!
– Chắc chú biết chuyến thăm của Obama. Ổng còn ghé ăn bún chả rồi thăm chùa Tàu gì đó ở Sàigòn ….
– Biết chớ, có điều tổng thống của chú em đi lộn chỗ! Đáng lẽ ổng phải ghé mấy cái quán “phở chửi” “cháo mắng” để biết văn hóa của Xã Hội Chủ Nghĩa… Thay vì viếng chùa Tàu ổng nên đi thăm Nguyễn Trường Tô và Sầm Đức Xương (mấy thằng cô hồn các đãng môi giới và mua trinh nữ sinh) để học thêm về “đỉnh cao trí tuệ của loài người…”
– Chú Ba vui quá! Cảm ơn chú về cuộc nói chuyện này. Chú có muốn nhắn gì với anh em không?
– Ai?
– Những người lính cùng chung chiến tuyến ngày xưa của chú.
– À, vậy thì tôi xin có chút lời: Thưa các chiến hữu, tôi là Nguyễn Văn Ba, Trung đội trưởng Nghĩa Quân xin có lời chào hỏi anh em mình: Tôi chỉ muốn nói là tôi rất hãnh diện vì đã từng chiến đấu dưới lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa như các chiến hữu. Tuổi trai trẻ của tụi mình đã không bị phí phạm. Tôi cũng có nhiều dịp gặp anh em thương phế binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thỉnh thoảng ngồi uống cà phê, hút điếu thuốc với nhau để tâm tình và ôn lại chuyện cũ. Các chiến hữu coi vậy chớ hãnh diện lắm vì đã cống hiến một phần thân thể của mình cho đất nước. Khổ thì có khổ, nhưng cho tới ngày chết tụi tôi còn ở trên quê hương, không bao giờ mất đi niềm hãnh diện từng là người lính Việt Nam Cộng Hòa, “Đi dân nhớ, ở dân thương”, phải không các chiến hữu?




Hoàng Oanh hát Năm Xưa Trên Cây Sồi





Hợp Xướng Ave Maria, nhạc sĩ Hải Linh





Hoàng Oanh hát Kìa Bà Nào, tác giả Hoàng Diệp





Evan Lê độc tấu dương cầm Kìa Bà Nào, tác giả Hoàng Diệp





Cải Tạo Tư Sản Mại Bản, Chiến Dịch X2





Phương Phương Thảo hát Hoa Băng Lăng





Dân phòng trọ xuống đừờng tại xã Bà Điểm , huyện Hóc Môn xin gói cứu trợ trong mùa Kung Flu





Chopin: Complete Etudes





Afghans Arriving at Dulles Airport Tell Their Stories of Evacuations





People Flee as Taliban Fire Into Air at Kabul Airport





IS-K militants killed by drone strike in Afghanistan, US says





The Afghan refugees in India scared for their families





‘I feel abandoned’: Afghans promised safety in the UK left behind





Kabul airlift winds down as bombing death toll reaches 170





Thêm một người bị phạt tù vì ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’





Việt Nam phóng thích hai công dân Mỹ trước chuyến thăm của bà Harris





Lao động nhập cư tại Sài Gòn muốn về quê tránh dịch





Các quy định của Mỹ về người tị nạn





Thành hồ: Chưa thấy "chú bộ đội phát thực phẩm" dân Quận 8 kéo nhau đi đòi





Bình Thuận: Hàng chục người bị dí điện khi bỏ chạy khỏi khu cách ly





Ngành may mặc và than nhiên liệu gây ô nhiễm nhất





Du lịch đêm : Khám phá tấm phim âm bản của các thành phố





Robot hướng dẫn viên du lịch ở Hy Lạp





Đám tang từ xa mùa Covid, gửi trái tim từ đàn cừu





Biden, đại cường Mỹ và bọn khủng bố





Chiến tranh Đông Dương : Tài liệu của quân đội Pháp về hoạt động tình báo Việt Minh





Frédéric Chopin : Những bản Etude nên thơ





Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Chuyến đi Đông Đức của họa sĩ Bùi Xuân Phái năm 1982 - Tác giả Bùi Thanh Phương

 


Khi Bùi Xuân Phái đến tuổi nghỉ hưu vào năm 1982, theo tiêu chuẩn của một họa sĩ thuộc biên chế Nhà nước trước khi về nghỉ hưu vào thời đó là được hưởng một chuyến đi thăm nước Đức 2 tuần. Nước Đức là nước đầu tiên và cũng là duy nhất trong toàn bộ cuộc đời Bùi Xuân Phái có được một chuyến xuất ngoại.
Trong chuyến đi vào năm đó, Bùi Xuân Phái đi cùng với nữ họa sĩ Đặng Thị Khuê, và họa sĩ Phạm Công Thành, vậy là đoàn có 3 người. Trước lúc Bùi Xuân Phái lên đường, cả nhà mình háo hức và các bạn hữu của ông cũng kéo đến chia vui, ồn ĩ suốt mấy ngày cho đến ngày ông ra phi trường. Hôm có bà hàng xóm biết chuyện Bùi Xuân Phái sắp đi Đức, đất nước của chiếc xe đạp Mifa nổi tiếng, bà này bèn chạy sang để mách những kinh nghiệm của những người đi Đức vẫn hay làm, thời đó người ta sang Đức vẫn thường mang theo quần jean để bán cho dân Đức để có lời sau đó dùng tiền đó để mua xe đạp đem về bán lại. Bà hàng xóm tỏ ra thông thạo, cho biết, theo tiêu chuẩn mỗi người chỉ được đem theo 2 chiếc quần jean đi Đức thôi, nhưng có một cách có thể đem đươc số lượng gấp đôi mà vẫn không phạm luật. Mẹ mình hỏi bằng cách nào thì bà này tỏ ra rất bí mật, thì thào với mẹ:"Bà bảo ông nhà chịu khó mặc cùng một lúc 2 chiếc quần jean, còn 2 chiếc kia theo tiêu chuẩn thì cho vào va li" Mẹ mình nghe vậy cũng thấy hay hay, đợi khi bà hàng xóm về, mẹ mới trình bầy câu chuyện quần jean với Bùi Xuân Phái. Mình nhớ mãi đôi mắt của Bùi Xuân Phái, mở to ngơ ngác trước sự lạ lùng, điều này hoàn toàn xa lạ đối với ông, bởi vì ai cũng biết, trong toàn bộ cuộc đời ông chỉ có nghệ thuật mới là sự say mê thần thánh. Sau đó ông lắc đầu nói dỗi:
- Nếu bà mặc được cùng một lúc 2 chiếc quần bò thì tôi nhường cho bà đi Đức. Tôi ở nhà, không đi nữa.
Bà nghe ông nói vậy cũng sợ ông dỗi thật mà hỏng việc nên vội nói đỡ:
- Thì người ta mách nước cho mình biết thế, nếu mình thuận thì theo không thì thôi chứ có ai ép mình đâu.
Chuyến đi Đức lần đó, Bùi Xuân Phái chỉ đem theo một chiếc túi nhỏ chứa đựng vật dụng cá nhân, và đặc biệt ông đem theo một thứ mà với ông nó không thể thiếu, đó là chiếc điếu cầy. Chiếc điếu cầy này cũng gây cho ông nhiều phiền toái khi ở Đức vì ông luôn phải giải thích với các bạn Đức rằng đấy là thuốc lào người ta bán đầy ngoài chợ chứ không phải là cần sa.
Sau 2 tuần, Bùi Xuân Phái trở về nhà. Việc đầu tiên là ông gieo mình vào chiếc ghế sô pha, ông nói:
-Có đi mới thấy không đâu thoải mái bằng ở nhà mình!
Mẹ và tụi mình cũng bắt đầu ra mở túi hành lý của ông, ngoài những vật dụng mà ông đã mang đi nay chúng lại được mang về, mình còn thấy có thêm: một chiếc đồng hồ để bàn, 2 ống sơn trắng của Đức, và vài cuốn sách hội họa của Picasso (mấy cuốn sách này mình vẫn còn giữ đến ngày nay) Xem đồ xong, mẹ quay ra an ủi ông:
-Ông được chuyến đi, biết đó biết đây và đã trở về trong an lành, thế là cả nhà mừng lắm rồi.

Phương Phương Thảo hát Một Cõi Tình Phai, nhạc Ngô Thụy Miên





Dân chủ hóa ‘phải do người Việt tự giải quyết’ - Tác giả Mỹ Hằng

 

Will Nguyễn, một nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt, từng bị giam 41 ngày tại nhà giam Chí Hòa ở Việt Nam năm 2018 sau khi tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh. Việt Nam khi đó nói bị cáo đã tham gia biểu tình tại TP Hồ Chí Minh và đã có những hành vi gây rối trật tự công cộng.

Hôm 25/8, nhân chuyến thăm của bà Kamala Harris đến Hà Nội, ông Will Nguyễn bày tỏ một số suy nghĩ.

BBC: Chuyến thăm của phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris có tầm quan trọng như thế nào đối với nhân quyền và việc trả tự do cho các tù nhân chính trị ở Việt Nam, theo ông?

Will Nguyễn: Tôi cho rằng nó phụ thuộc vào những gì bà Kamala Harris phải nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam về nhân quyền và tù nhân chính trị.

Nếu bà ấy có thể mang chủ đề này ra bàn thảo trong chuyến thăm, tôi nghĩ đó sẽ là một hành động rất quan trọng về mặt biểu tượng, vì nó tái khẳng định uy tín của Hoa Kỳ và tiếp thêm sinh lực cho các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước, những người hiện cảm thấy họ có sự ủng hộ về mặt tư tưởng.

BBC: Thời gian bị giam ở Việt Nam năm 2018 có cho ông thấy điều gì về thay đổi trong chính sách của Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến không?

Will Nguyễn: Trong tù, chắc chắn là tôi đã được đối xử tốt hơn bởi vì ván cờ hẳn sẽ khác khi có sự tham gia của một quốc gia nước ngoài (hùng mạnh). Lính gác cho tôi thêm trái cây hoặc mì gói, và họ đảm bảo rằng tôi được ở cùng những tù nhân có tiền ký quỹ, để có thể mua thêm thức ăn cho tôi.

Một phần tôi biết việc đối xử tốt hơn là do cân nhắc ngoại giao, phần khác, tôi lạc quan khi biết rằng có những người tốt trong số nhân viên tại nhà tù Chí Hòa. Một trong số họ đã cho tôi tờ 100 ngàn VND trong đêm đầu tiên, vì anh ta biết tôi không có tiền mặt.

Anh ta muốn tôi có thể mua xà phòng, đồ dùng vệ sinh cá nhân hoặc nhiều thức ăn hơn nếu cần. Đó là số tiền duy nhất tôi dùng đến trong thời gian ngồi tù.

Bản thân việc tôi bị cầm tù không tiết lộ gì về sự thay đổi chính sách đối với những người bất đồng chính kiến, nhưng có lẽ quan trọng hơn, nó cho tôi thấy rằng chính phủ Việt Nam coi rẻ người dân.

Tôi nhớ đã được cảnh sát và các đảng viên nói đi nói lại rằng những người biểu tình đi cùng tôi trên đường phố ngày hôm đó là tội phạm, rằng họ bạo lực, dễ bị nước ngoài thao túng, và được trả tiền để gây rối.

Họ không bao giờ nghĩ được rằng hàng ngàn người biểu tình đó có thể là những người yêu nước, những người không nghĩ cho bản thân mình, và mối quan tâm thực sự đối với đất nước đã đánh bại nỗi sợ hãi cảnh sát của họ.

Chừng nào chủ nghĩa can thiệp của Mỹ còn có tác dụng, và ngay cả khi Mỹ gây đủ áp lực để những người bất đồng chính kiến ​​được trả tự do, tôi cho rằng đó sẽ chỉ là một giải pháp hỗ trợ tạm thời.

Chắc chắn đây sẽ là một bước đi đúng hướng, nhưng nó sẽ không giải quyết được vấn đề trọng tâm. Đó là việc tại sao cả một hệ thống chính trị không cho người dân được hưởng các quyền được bảo đảm theo hiến pháp của họ. Tại sao lại có những tiếng nói bất đồng?

Đây là vấn đề người dân Việt Nam phải tự giải quyết, và với lịch sử đầy bạo lực của Việt Nam đối với chủ nghĩa can thiệp của Mỹ, sẽ thật ngu ngốc nếu một lần nữa đặt tất cả hy vọng của chúng ta vào Hoa Kỳ.

Triết lý của tôi với tư cách là một thành viên của phong trào dân chủ Việt Nam đã được phản ánh trong hành động của tôi vào tháng 6/2018: Tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ phong trào dân chủ (bản địa) hiện có tại Việt Nam, nhưng tôi sẽ không bao giờ tạo ra hoặc áp đặt chúng. Bởi trên thực tế, làm như vậy là trái ngược với dân chủ.

Vì vậy, tôi sẵn sàng đề nghị bà Kamala giúp đỡ để đưa những người bất đồng chính kiến Việt Nam ra khỏi nhà tù, nhưng tôi sẽ không bao giờ đề nghị Hoa Kỳ can thiệp để buộc ĐCSVN phải dân chủ hóa.

Một lần nữa, tôi nhấn mạnh rằng đó là trách nhiệm của người dân Việt Nam.

BBC:Ông có hy vọng lớn về việc một số tù nhân chính trị cụ thể nào Việt Nam sẽ được trả tự do trong thời gian tới?

Will Nguyễn: Tôi sẽ luôn nuôi dưỡng hy vọng, nhưng tôi biết rằng việc này bị hạn chế về mặt chính trị, đặc biệt là nhiều nhà bất đồng chính kiến đang bị tù từ chối rời Việt Nam và sống lưu vong.

Ngay cả với áp lực của Mỹ, ĐCSVN có động cơ gì để thả những người mà họ coi là sẽ chỉ gây "rắc rối" một khi được trả tự do?

Người ta có thể lập luận rằng một ĐCS cho phép những tiếng nói bất đồng chính kiến ​​là một ĐCS biết củng cố sự ủng hộ của dân chúng và tính chính danh của mình. Nhưng tôi ngờ rằng Hà Nội sẽ không bao giờ cho phép dù chỉ là một chút cơ hội mất quyền lực.

Ngoại trừ một sự thay đổi hoàn toàn về mặt nhân bản của Đảng, tôi không thấy khả năng chính phủ Việt Nam trả tự do nhiều người bất đồng chính kiến dịp này. Ngoại trừ có thể có Trần Huỳnh Duy Thức, hiện sức khỏe rất kém. Nếu ông chết trong tù do tuyệt thực, chính phủ Việt Nam sẽ chẳng đẹp mặt gì.

Dự án 88 đã có một lá thư ngỏ được ký bởi 13 tổ chức khác nhau, và Tổ chức Sáng kiến ​​Pháp lý cho Việt Nam (đơn vị điều hành cả The Vietnamese và Luật Khoa Tạp chí) đã viết một bản kiến ​​nghị. Cả hai đều nhằm thuyết phục bà Kamala Harris trong việc khiến chính phủ Việt Nam thay đổi cách đối xử với tù nhân lương tâm.

Do dịch Covid cản trở việc đi lại và chiếm trọn sự chú ý ở Việt Nam và trên thế giới, các cố gắng của chúng tôi nhằm kéo sự chú ý đến những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam

BBC:Theo ông, cần làm những gì để tận dụng tốt nhất chuyến thăm này nhằm cải thiện nhân quyền ở Việt Nam

Will Nguyễn: Gần đây, tôi đã viết một bài báo cho Washington Post về chuyến thăm Việt Nam của bà Kamala. Bề ngoài, bài báo là thông điệp gửi đến bà phó tổng thống Mỹ, và lập luận tại sao bà nên quan tâm đến vấn đề nhân quyền và tự do cho tù chính trị ở Việt Nam.

Nhưng tôi cũng đã viết bức thư theo cách tiết lộ cho chính người dân Việt Nam biết hệ thống chính trị của họ bất công như thế nào, hệ thống chính trị của họ từ chối cho người dân các quyền được hiến pháp bảo đảm như thế nào (quyền mà người Việt Nam đã đấu tranh từ những ngày Pháp thuộc) và ĐCS đã bỏ tù không thương xót đồng bào nào dám lên tiếng như thế nào.

Tôi hy vọng bài viết của tôi sẽ thúc đẩy người dân Việt Nam nhận ra rằng hàng trăm người bất đồng chính kiến ​​đã phải ngồi tù vì đấu tranh cho chính đồng bào mình. bị hạn chế.

Trong phạm vi phong trào dân chủ rộng lớn hơn, tôi nghĩ rằng việc nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về các quyền được bảo đảm theo hiến pháp của họ nên là mục tiêu hàng đầu ngay từ lúc này.

Nếu diễn đạt từ 'đấu tranh' theo một cách khác, và khẳng định rằng đây là các quyền mà mọi người thực sự 'sở hữu' và họ đang bị 'từ chối' được hưởng các quyền này, thì điều đó sẽ đặt nền tảng để họ hiểu hơn về dân chủ, và thúc đẩy nhiều người hành động hơn để khôi phục những quyền hợp pháp của họ .

Hiện nay, hầu hết công dân Việt Nam không hiểu về hiến pháp Việt Nam hoặc các quyền hiến định, không bao giờ bận tâm đến việc giúp đỡ những người bất đồng chính kiến ​​đang ở trong tù.

Cho đến khi ý thức của người dân Việt Nam về quyền chính trị của họ được cải thiện, họ sẽ luôn coi những người bất đồng chính kiến ​​là những cá nhân đứng ngoài lề tự gây rắc rối, chứ không phải là những người yêu nước dũng cảm, vị tha.

Portland Protests





US veteran and Afghanistan veteran's widow react to Taliban takeover





Covid vaccine protection wanes within 6 months new study suggests





“Do not forget the people of Afghanistan” Red Cross official warns





Death toll from Kabul airport blasts rises to 90





’The Taliban are here’: The inside story of one woman’s escape from Kabul





About 5,400 people still at Kabul airport waiting for flights out of Afghanistan





Tổng thống Biden: 'Nước Mỹ sẽ săn lùng và khiến các người phải trả giá!'





Việt-Mỹ ký thỏa thuận địa điểm sứ quán mới





Phi trường Kabul dùng hơi cay, vòi rồng giải tán người di tản





Người di tản Afghanistan tới Hàn Quốc





Dân di tản Afghanistan băng qua biên giới đường bộ vào Pakistan





Vaccine ‘hàng mã’ đắt hàng trong Tháng Cô hồn





Đổi tình dục lấy thức ăn ở Burkina Faso





Thêm 1 cán bộ tỉnh Bình Định dính líu vụ ‘khảo sát sân golf’ giữa mùa dịch





Tâm tư phụ huynh có con là học sinh lớp 1 phải học online





Nguyễn Lệ Thu hát Aline





ND Chris hát Tôi Không Còn Yêu Em Nửa





Lệ Thu hát Tôi Đưa Em Sang Sông, nhạc Y Vũ





"Nước Mỹ Trở Lại" - Tác giả Vinh Râu

 

1-Tôi có một ông chú họ, chú Tư, cùng chung ông nội với ba tôi. Ông là nông dân nhưng tánh tình rất ba lơn, trào phúng. Ông hay mặc bà ba đen nguyên bộ, tôi khoái ông ở cái hàm râu dài phất phơ như đạo sĩ. Cũng như ba tôi, giờ mồ ông đã xanh lâu màu cỏ.
Năm 1975, sau khi miền Nam thất thủ, cũng như nhiều gia đình khác, gia đình tôi phải về quê làm ruộng. May là ba tôi có được 1 mẫu ruộng của bà nội để lại, cách thành phố Phan Thiết khoảng 10 cây số, nếu ko, chắc phải lên rừng làm kinh tế mới.
Kế ruộng nhà tôi là ruộng chú Tư, vì thế mà tôi hay gặp ông, nghe ông kể đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Một trong những câu chuyện của ông như sau:
"Ba mày là thầy giáo ở thành thị, còn tao bám trụ ruộng rẫy trên này nên ba mày ko biết tình cảnh của tao. Mỗi khi vác cuốc ra đồng, gặp lính quốc gia, chúng nó hỏi tao, Việt cộng đâu ông già? Tao lắc đầu bảo ko biết, chúng đá đít tao mấy cái rồi bỏ đi. Chúng đi rồi thì tao gặp Việt cộng. Mấy chả hỏi, lính quốc gia đâu ông già? Tao lắc đầu bảo ko biết, mấy chả cũng đá đít tao mấy cái rồi bỏ đi. May mà tao nói ko biết nên chỉ bị đá đít, nếu nói biết, có khi cái mạng già này cũng ko giữ được".
Câu chuyện hài hước của chú Tư tôi cho thấy thân phận khó xử của người dân miền Nam trong cuộc nội chiến- hay còn gọi là chiến tranh ủy nhiệm- đã qua. Thường là, khi kể xong 1 câu chuyện, ông luôn kèm theo một tràng cười ha ha sảng khoái.
Một lần ông gọi tôi lại rồi bảo, bọn Mỹ rất độc ác, chúng kềm kẹp miền Nam đã đời nhưng khi bỏ chạy, chúng để toàn bộ kềm kẹp ở lại mà không mang theo.
Một lần khác, ông nhìn một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời rồi bảo tôi, máy bay này ko phải của ma quỷ. Tao chỉ thích máy bay của bọn ma quỷ thôi.
Khi nghe ông nói, cái đầu tuổi teen của tôi chưa kịp hiểu ra, khi hiểu rồi mới thấy, lão chú của mình cực kỳ thâm thúy.
2-Để hiểu được ma quỷ là mỹ qua, tức là Mỹ sẽ qua lại Việt Nam, tôi đã phải mất một thời gian để giải ngu, cũng giống như bộ trưởng Thể cá tra giải ngu về hàng hóa thiết yếu vậy. Cái" thiết yếu" đơn giản này, cả "hệ thống chính trị" cần phải mất một thời gian mới nhận thức được.
3- Nước Mỹ đã bỏ rơi đồng minh VNCH, để lại những hệ lụy vô cùng sâu xa trong đời sống của dân miền Nam, của dân tộc Việt, của nước Việt, cho tới tận bây giờ. Dân miền Nam thấm thía hệ lụy đó hơn ai hết, vì nó là vết thương chưa phai, là những ký ức tủi nhục ko bao giờ được vá lành.
Đã từng có một nước Mỹ phản bội. Chỉ có tiểu nhân và kẻ hèn mới phản bội bạn bè. Người miền Nam đã tức giận, đã oán trách và nguyền rủa Mỹ nhưng lại... rất bao dung với Mỹ.
Mỹ ra đi để lại một miền Nam tan nát, bị đánh gục về mọi mặt. Cuộc tiếp quản sau đó của kẻ thắng trận theo chủ nghĩa cộng sản đã biến nó thành một vùng đất ít nhân tính hơn bao giờ hết, trong lịch sử của miền Nam kể từ cuộc chiến phân tranh Trịnh Nguyễn.
Thế mà người Việt ở miền Nam vẫn luôn muốn Mỹ quay trở lại, và ko chỉ người Việt ở miền Nam. Nhiều người Việt ở miền bắc từng gánh chịu bom đạn của Mỹ cũng muốn Mỹ quay trở lại. Đó là điều kỳ lạ mà sau nhiều năm lý giải, tôi vẫn chưa hiểu thấu, tại sao lại như vậy? Vì sao người ta có thể quên đi nỗi đau xương máu để hướng tình cảm của mình về phía kẻ gây nên nỗi đau đó? Do sức mạnh của tự do và thịnh vượng chăng? Do bản chất khí khái và quân tử chăng?
Nhưng, nếu là quân tử, ko ai phản bội và bán đứng bạn bè.
Miền Bắc VNDCCH đã bị đồng minh Trung cộng phản bội. Miền Nam VNCH đã bị đồng minh Mỹ phản bội. Lần đầu tiên trong lịch sử, 2 phe phái lãnh đạo nước Việt phân tranh cùng bị đồng minh phản bội. Tàu phản bội Việt để mưu lợi, Mỹ phản bội Việt để tìm lối thoát khỏi vũng lầy.
Cuộc chiến tranh Việt Mỹ đã trôi qua gần nữa thế kỷ, người Mỹ và nước Mỹ đã xuất hiện trở lại tại Việt Nam bằng một thứ diễn văn tuyệt hay được đọc năm 1995 của Bill Clinton, tuyên bố bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Sau nhiều năm hòa bình lập lại trên đất nước đau thương của người Việt, thêm một điều kỳ lạ nữa là, giờ đây, người mê nước Mỹ và văn hóa Mỹ nhất lại là những người từng đánh đuổi Mỹ. Tiền bạc của họ, con cái của họ ào ạt lao đến nước Mỹ như thiêu thân lao vào ánh đèn. Ko hiếm anh hùng thời chiến tranh của phe thắng trận đã cùng gia đình của họ, coi nước Mỹ là chốn định cư thiên đường. Họ ko lao đến vòng tay của đồng minh Tàu sát nách nhưng lại tìm đến miền đất của cựu kẻ thù đế quốc mà họ nguyền rủa cách đó nửa vòng quay của quả địa cầu.
4- " Nước Mỹ trở lại" là slogan chính trị của triều đại tổng thống Biden. Chưa biết họ trở lại với bản thân họ như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn là họ đang trở lại Việt Nam với lời mời gọi hấp dẫn: trở thành đối tác chiến lược toàn diện.
Nhiều người Việt đang tung hô nước Mỹ cũng như nữ phó tổng thống Harris khi bà đến Hà Nội, mang theo 1 triệu liều vacxin, tàu tuần tra, trung tâm phòng chống dịch bệnh và kinh phí khổng lồ 1,2 tỷ đô la xây tòa đại sứ. Với những người Việt này, Mỹ giống như một biểu tượng về sự tin cậy, sự phục sinh hy vọng.
Nếu ko phải là biểu tượng của hy vọng, tại sao người Việt lại mong Mỹ trở lại như chú Tư nông dân của tôi mong ma quỷ đến thế? Nếu bây giờ, trưng cầu dân ý về việc cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh, tôi tin chắc có hơn 70% người Việt bỏ phiếu tán thành. Họ sẽ tán thành vì chính lợi ích của dân tộc mình dù kinh nghiệm trải qua cho họ biết rằng, chơi dao thì phải đề phòng có ngày đứt tay dù đó là dao Tàu hay dao Mỹ.
Chúng ta đang nhìn thấy một vòng lập lạ lùng của lịch sử, từ kẻ thù-giao tranh-hòa bình- bè bạn và tương lai có thể là đồng minh, quan hệ với nước Mỹ trong diễn trình lịch sử hiện đại của người Việt cho thấy, có một điều gì đó sâu xa bí ẩn trong tâm thức của họ. Nó ko đơn giản như kiểu tuyên bố, Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước, ko theo nước nào để chống nước nào.
Ngay trong tuyên bố đó, đã hàm chứa sự hoài nghi và thiếu tự tin về bản thân mình.
Liệu những người Việt đang nắm giữ quyền lực quốc gia có dám trao gởi niềm tin cho kẻ thù cũ để chống lại đồng minh cũ? Chắc là họ ko dám. Để làm được điều đó, họ phải vượt qua rất nhiều thứ, ko chỉ vì sự hăm he của anh hàng xóm hiếu chiến mà quan trọng hơn, là khả năng vượt qua ký ức chiến tranh não nề của họ.
Dù gì đi nữa, Mỹ đã quay trở lại. Xin thắp một nén nhang hy vọng cho ông chú của tôi, vì ước mong của ông đang trở thành sự thật.

Nguyễn Văn Trung Và Thái Độ Trí Thức - Tác giả Đỗ Lai Thuý

 

Viết về một vấn đề gì, dù lớn hay nhỏ, dù xưa hay nay, Nguyễn Văn Trung đều muốn đưa nó về tận gốc, tức thực/bản chất của nó, để suy xét, phê phán. Trong Lược khảo văn học I, những vấn đề tổng quát của văn chương được ông đặt ra dưới dạng câu hỏi: Viết là gì? Viết cái gì? Tại sao viết? Viết thế nào? Viết cho ai? Tuy chịu ảnh hưởng mô hình kiến tạo của Jean-Paul Sartre trong cuốn Văn chương là gì? (Nguyễn Văn Tạo dịch, Chi Lăng xuất bản, 1968), nhưng Nguyễn Văn Trung vẫn có cách trả lời mới cho những câu hỏi truy nguyên và vĩnh cửu này. Một nửa câu trả lời là ở lý thuyết văn học thế giới đương đại, chủ yếu từ cuốn sách của Sartre, còn nửa kia là ở những dữ kiện, nhận xét, phê phán hiện trạng nghiên cứu văn học của Việt Nam dưới cái nhìn mới. Câu đáp của Nguyễn Văn Trung, vì thế, lại đẻ ra những câu hỏi khác về văn học Việt Nam, rồi mỗi câu hỏi thứ sinh này lại có những câu đáp khác nhau ở bạn… Sách của Nguyễn Văn Trung mang tính đối thoại là vì vậy.
Thực ra, hồi đầu kháng chiến chống Pháp cũng đã từng có những câu hỏi như Viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào? đặt ra cho giới cầm bút. Và câu trả lời cũng được đưa ra cùng lúc với câu hỏi: viết cho công-nông-binh; viết để phản ánh cuộc kháng chiến, để động viên các đối tượng trên hăng hái tham gia giết giặc lập công, thi đua sản xuất; viết dễ hiểu, phổ cập. Hỏi đáp này mang tính độc thoại, là tuyên truyền chứ không phải nghệ thuật.
Lược khảo văn học II đặc sắc nhất là phân biệt giữa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn chương, và ở ngôn ngữ văn chương thì giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi. Trong cuộc sống hàng ngày thì cả người nói lẫn người nghe thường chỉ chú ý thông tin, nói/nghe cái gì, nên ngôn ngữ chỉ là một công cụ thuần túy. Còn trong văn chương thì ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là mục đích, thông tin giao tiếp và thông tin thẩm mỹ chồng lên nhau. Điều này thể hiện rõ nhất trong văn xuôi. Riêng với thơ thì thông tin thẩm mỹ được đặt lên hàng đầu, đôi khi là duy nhất, còn thông tin giao tiếp chỉ còn nhiệm vụ môi giới. Bởi thế, Mallarmé mới nói: Người ta làm thơ không phải với ý tưởng, mà với chữ, còn Valéry thì hình ảnh hơn khi so sánh văn xuôi là đi, còn thơ là múa. Đi thì bao giờ cũng phải đến đâu, tức có mục đích, múa thì không đến đâu cả, tức có mục đích tự thân. Và, cũng vì thế mà nhà lý luận thơ Jakobson nói một cách lý luận: Thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh.
Có thể, những tri thức nói trên nay đã trở thành những tri thức học đường. Hiển nhiên như trái đất quay xung quanh mặt trời. Nhưng, ở ta, ngay cả những hiển nhiên ấy cũng còn chưa được bạn đọc số đông chấp nhận, kể cả một số bạn đọc chuyên ngành, cùng ngành biết đến, hoặc biết mà chưa đến. Vì thế mà giữa những người có chuyên môn chung chưa có ngôn ngữ chung. Và, cũng vì thế mà giữa họ không có tranh luận học thuật, chỉ có sự làm ồn hoặc độc diễn.
Lược khảo văn học III bàn nhiều đến phê bình văn học. Trước hết, Nguyễn Văn Trung tóm tắt và nhận xét về những phê bình cũ như (1) Ấn tượng, chủ quan, giáo điều, (2) Giáo khoa (theo Lanson), (3) Luân lý, (4) Tâm lý (theo tính tình học và phân tâm học) và (5) Xã hội (theo Taine, mác xít). Ông cho rằng những phê bình này đứng ngoài văn học để giải thích văn học nên dễ vấp phải những “lệch lạc”, “lạm dụng” và “tính chất cá nhân chủ nghĩa” do tình trạng khó khăn về sử liệu và, đặc biệt, “ảo tưởng về chân lý lịch sử”. Sau đó, những quan niệm phê bình hiện đại, chưa được áp dụng vào trong văn học Việt Nam như (1) Phân tâm phê bình của Charles Mauron, (2) Phân tâm hiện sinh của Jean-Paul Sartre, (3) Phân tâm vật chất của G. Bachelard, (4) Phê bình chủ đề của J.-P. Richard, Jean-Paul Weber, G. Poulet, (5) Phê bình cơ cấu của L. Goldmann, R. Barthes. Các phê bình mới này đều lấy tác phẩm làm trung tâm, mang tính nội quan.
Phải nói rằng, tính đến thời điểm ấy (1968), đây là một giới thiệu, tuy còn sơ lược, nhưng hết sức mới mẻ và mang tính hệ thống. Đặc biệt thể hiện sự mong muốn mang đến cho phê bình văn học miền Nam một sinh khí mới. Tuy nhiên, do việc tác giả cho rằng nếu vận dụng các phê bình mới thì sẽ khắc phục được hạn chế về sử liệu văn học, nên chưa làm nổi bật được những ưu việt tự thân của phương pháp mới. Hơn nữa, chưa thấy được sự chuyển từ phê bình cũ sang phê bình mới là sự vận động nội tại của tư tưởng phê bình văn học: từ tiền hiện đại sang hiện đại.
Có thể, với sự xói mòn của thời gian, nhiều luận điểm, ý tưởng chói sáng đương thời của Nguyễn Văn Trung nay đã ít nhiều xỉn màu. Nhưng có một điều hẳn sẽ còn tồn tại lâu dài, như một bài học kinh nghiệm, cho các thế hệ sau: đó là thái độ dấn thân khoa học của học giả Nguyễn Văn Trung. Vì thế, trong nghiên cứu, ông đã chọn phương pháp hiện tượng luận, hiện tượng luận hiện sinh, tìm về những bản chất. Và, cũng chính vì thế, ông có một thái độ trí thức đối với học vấn và, quan trọng hơn, với những vấn đề cuộc sống đặt ra.
Từ đó, Nguyễn Văn Trung chọn cho mình một diễn ngôn thích hợp là trình bày vấn đề làm sao cho tới gần được với bản chất sự việc theo lối mô tả hiện tượng học, mà không cần chú ý đến những ý kiến khác nhau của những nhóm người khác nhau đã có về vấn đề đó. Loại diễn ngôn này như một lời kêu gọi gián tiếp độc giả xóa bỏ lối nhìn thiên kiến hạn hẹp của nhóm mình để tiếp xúc với chân lý sự vật. Một ý hướng viết như vậy tất nhiên đưa đến nhiều ngộ nhận, phê phán.
Cuộc đời là một thực tại vô cùng phong phú và sống động, nhưng con người lại chỉ có thể nhìn nó từ một vị trí nhất định và vào một thời điểm nhất định, nên ý hướng nhận thức của anh ta về cuộc đời bao giờ cũng bị giới hạn ở một cạnh khía nào đó của nó. Vì thế, không thể coi một chân lý tuyệt đối, mà có nhiều chân lý. Đây chính là cơ sở của tính đối thoại. Và các tác phẩm của Nguyễn Văn Trung luôn mở ra cho đối thoại. Ông là người đứng về phía trao đổi.

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Như chỉ mới hôm qua, quả đắng, quả ngọt - Tác giả Bùi Bích Quyên

 

Tôi bước vào tuổi mới lớn nhìn đời bằng cặp mắt màu hồng khi đất nước vừa tàn cuộc chiến. Nhiệt thành tuổi trẻ cộng với ước ao góp sức xây dựng một quê hương thanh bình khiến tôi gắng học hành mong thành người hữu dụng cho xã hội. Nhưng…

Sài Gòn – Việt Nam 1975-1990

Mười tám tuổi ngấp nghé cổng trường đại học, tôi nhận quả đắng đầu đời: không được vào học vì xuất thân từ gia đình chế độ cũ.  Với căn bản của nền giáo dục nhân bản, tôi chập chững bước vào đời bằng cuộc mưu sinh ngoài vỉa hè. Xếp loại gia đình tôi thuộc tầng lớp tư sản dù chỉ là tiểu thương, họ kiểm kê tài sản, tôi lãnh quả đắng thứ hai: tất cả sách báo cũ như bìa nhạc, sách học làm người, báo Thiếu Nhi, truyện Tuổi Hoa, sách Vàng, tự điển, truyện dịch… đều bị cho là văn hóa phẩm đồi trụy cần tịch thu và tiêu hủy. Tâm hồn tôi như bị thiêu cháy theo ngọn lửa đang phừng phừng trên đống sách.

Chiến dịch truy quét lòng lề đường tặng cho tôi quả đắng thứ ba: em tôi mới mười lăm tuổi đã phải vào tù. Nhà tù là sân chùa Chà đường Trương Định. Mẹ tiếp tế cho em ổ bánh mì qua song cửa sắt. Tuổi thơ không biết giận. Ra tù, em lại cùng tôi bám vỉa hè để kiếm sống. Nhưng mẹ không cam lòng, sắp đặt cho em một chuyến hải hành. Em ra đi vào một chiều mưa, đầu nóng ran vì cảm sốt, cạo gió cho em mà không biết đó là lần cuối cùng được ở bên em. Lòng tôi ngổn ngang không biết phải nghĩ gì làm gì…

Tôi vào làm kế toán cho một công ty hợp doanh với Singapore sản xuất thuốc lá, vô tình khiến cho một nữ cán chính, khi xưa bận chiến đấu quên học, bị mất ghế do thiếu năng lực, phải trở thành chị nuôi cho công nhân. Quả đắng thứ tư xảy ra trong bếp ăn, một nơi thật quan trọng trong thời kỳ đói kém, lúc mà miếng ăn có khả năng thui chột cả nhân phẩm. Chẳng hạn như muốn lùa bắt gà hàng xóm đi lạc vào xưởng ăn thịt với lý lẽ “bất cứ gì ở trên đất mình là của mình”. Hoặc là rượt con dê chạy thục mạng cho nó đổ mồ hôi ra hòng làm bớt hôi món thịt dê. Bắt được vài con chuột thì phải hóa phép chúng thành món ngon bồi dưỡng cấp trên… Văn hóa ăn uống, ứng xử, sinh hoạt như lùi lại thời đồ đá. Công nhân toàn phân xưởng không phân biệt nam nữ phải dùng nhà vệ sinh lộ thiên ngoài cầu ao trống trên trống dưới bất kể nắng mưa để tăng gia cho đàn cá… Chắt lưỡi xót ruột cho gia tộc người chủ cũ của thửa đất đang còn nằm trong những ngôi mộ gần đó.

Công ty mới thành lập còn thiếu nhân sự, trong cái văn phòng chỉ có mình tôi. Ngoài kế toán tôi phải kiêm nhiệm đủ thứ, từ kế hoạch vật tư, coi kho, giữ quỹ, tính lương, cấp phát nhu yếu phẩm, chăm sóc y tế, đến cả pha trà tiếp khách, dọn dẹp vệ sinh… Lương của tôi khá hơn lương công nhân thời ấy cũng bộn. Thực hiện chủ nghĩa cộng sản, mọi thứ là của chung, phải cào bằng đời sống công nhân viên chức, không được để chênh lệch nhau quá nhiều. Cuối cùng, chín phần mười số lương phía Singapore chi trả cho tôi rơi vào túi giám đốc: đó là quả đắng thứ năm.

Với tư tưởng xóa bỏ giai cấp, chị nuôi kêu tôi dẹp sổ sách qua một bên, xuống ruộng cắt rau để chị cải thiện bữa ăn cho công nhân. Mặc kệ tị hiềm, tôi cũng muốn người lao động có chút an ủi lúc nhọc nhằn. Thấy chú bộ đội chuyển ngành là xếp của tôi đang rảnh rỗi, lại biết ông quen việc này do ngày trước ở trong rừng từng làm qua nên tôi nhờ ông giúp. Lòng vui chưa dứt thì ngày hôm sau, trên bàn đã sẵn một bản tự kiểm về tội dám sai cấp trên. Nực cười cho trò hề xóa bỏ giai cấp bằng chính sự phân biệt giai cấp. Quả đắng thứ sáu là đây: nhiệt tình làm việc biến tôi thành chân sai vặt. Tôi bỏ việc sau một lần anh bảo vệ lệnh cho tôi pha trà tiếp khách bằng phát súng chỉ thiên.

Họ phải thuê bảy người khác đảm nhiệm công việc thay tôi, sau khi mang hai bao gạo đến thuyết phục tôi quay lại làm việc không thành. Tôi trở về với vỉa hè. Nhiều người cho là tôi không thức thời. Chỉ là họ không biết rằng không thể xóa bỏ cách làm người mà tôi đã được truyền dạy từ lúc học vần. Nó ăn sâu vào tâm thức thế hệ chúng tôi và không cho phép ai đánh mất bản thân. Tiếng súng không còn, nhưng cuộc chiến ngấm ngầm cho sự trả thù của phe thắng cuộc sục sôi hơn bao giờ hết. Để thị oai chiến thắng và thỏa mãn lòng tham, họ tự cho cái đặc quyền tịch thu tài sản người khác xem như chiến lợi phẩm vậy; bởi có những thứ thời còn trong bưng mắt họ chưa từng xem và tai chưa từng nghe…

Còn rất rất nhiều quả đắng khác nữa rơi trúng tôi, người thân hay bạn bè, hàng xóm khiến tôi dần quen để không còn thấy đắng, chỉ chăm chút sao cho mình đừng nhiễm đắng và cố gắng không để cho chất đắng di căn.

Thỉnh thoảng lại vắng bóng vài người thân quen, thầm nguyện cầu cho bão giông ngừng thổi. Mỗi lần như thế cũng phải mất từ một đến hai tháng sống trong lo âu, phập phồng ngóng chờ tin tức. Vui không được cười, buồn chả dám khóc. Gương mặt vô hồn dồn nén bao nỗi đau câm nín: đau chia lìa, đau sinh tử, đau bĩ cực, đau thế thái, đau nhân cách… Nước mắt chảy ngược vào trong: thương mình, thương người. Trái tim rạn vỡ theo đủ kiểu cảnh đời. Cứ thế âm thầm lặng lẽ bươn chải chờ cơ hội.

Ấy vậy mà nào có được yên: mọi thương nhân muốn được phép buôn bán đều phải tham gia hợp tác xã. Họ lập ra ban điều hành gồm nhiều chức danh để quản lý hoạt động kinh doanh và thu tóm lợi tức: một mô hình thuận tiện cho việc “cướp ngày của quan”. Tất cả hàng hóa, nhân công, vốn liếng, chi phí, bao bì, thuế má, công sức mình bỏ ra, nhưng tiền bán trong ngày lại phải giao nộp cửa hàng giữ, rồi sau đó có trách nhiệm trả “công giữ tiền” cho nhân viên ban điều hành! Khoản chi này tôi xem như nộp mãi lộ cho con đường sống còn của mình qua những chuyến hàng đêm. Ban ngày chỉ lấy hẹn với khách hoặc gặp thợ đặt hàng.

Rồi cũng đến một ngày em út tôi bước chân xuống chiếc ghe chở rau ở chợ Cầu Ông Lãnh… Tị nạn tại đảo Galang thuộc Indonesia vào cuối thập niên 1980, đời sống trong trại nhiều khó khăn thiếu thốn do sự cứu trợ đã giảm dần theo thời gian. Đặc biệt vấn đề thông tin liên lạc, Việt Nam còn bị cấm vận trên trường quốc tế, nên không được trực tiếp thư từ mà phải thông qua nước thứ ba. Thế là kiếm ra tiền tiếp tế cho em đã khó mà tìm được người ở nước thứ ba đồng ý làm trung gian giúp liên lạc cũng khó không kém.

Còn nhớ một khách buôn là người Arabia Saudi tên Abdul. Ông ta đến Việt Nam buôn hàng thủ công mỹ nghệ. Muốn xuất được hàng đi không thể thiếu “thủ tục đầu tiên” nơi cổng hải quan. Với kinh nghiệm ấy, cho rằng văn hóa người Việt là ăn trước khi làm, ông ta cũng mời gia đình tôi đi nhà hàng để tỏ ý muốn đặt một số hài thêu cườm của chúng tôi. Quả thật lúc ấy chả có tâm trạng nào mà hưởng thụ nên tôi từ chối ngay không chút ngần ngại.

Abdul lộ vẻ thất vọng, tưởng là khó mà ký kết hợp đồng mua bán. Khi được cho biết mối quan tâm của chúng tôi là chất lượng hàng hóa sao cho phù hợp với thời tiết của Arabia Saudi chớ không phải là bữa ăn đó, thì ông ta hoàn toàn bị thuyết phục và bằng lòng đặt hàng của tôi cho dù giá cả có phần cao hơn nơi khác. Đổi lại, tôi thương lượng với ông giúp vấn đề gởi tiền cho em tôi ở trại tị nạn rồi sau đó khấu trừ vào tiền làm hàng.

Thời gian giao dịch khá lâu đủ để tín nhiệm và chia sẻ. Abdul không nhận lại tiền đã gởi cho em tôi với lý do xem như đó là khoản mời tôi đi ăn; vả lại, nó còn ít hơn số lót tay cho cán bộ nữa. Ông kể tôi nghe cách ông quan sát bữa ăn đặc sản của hải quan với những món sâu bọ bổ thận tráng dương. Tôi thật sự không biết diễn tả cảm xúc mình ra sao: mừng vì đã không có mặt ở những buổi tiệc bẩn thỉu đó, nhưng quả là không khỏi đỏ mặt xấu hổ cho đất nước với bộ mặt của những kẻ mà phần con lớn hơn phần người.

United States of America 2000-2021

Ba tôi xuôi tay về với đất cùng lúc em út tôi đến được miền đất hứa, kết thúc thời gian mười năm cho cuộc thiên di từ nước Việt buồn tới bến bờ tự do. Đắng lòng nghĩ về cái giá phải đánh đổi khi so sánh chuyến bay thời nay chỉ mất một ngày và biết rõ đang đi đến đâu để thấu hiểu sự gian truân khôn cùng ngày ấy, mồ hôi hòa lẫn máu và nước mắt, cùng với nỗi hoang mang tột độ về một tương lai mơ hồ vô định. Gia đình tôi lần lượt trước sau từng người một đặt chân lên xứ cờ hoa.

Bắt đầu lại cuộc đời mới bằng việc cắp sách đến trường. Quả ngọt đầu tiên: đi học không tốn tiền, không phân biệt tuổi tác, màu da chủng tộc. Học ngôn ngữ, học văn hóa, học nghề để hòa nhập môi trường sống trên quê hương mới. Phải nỗ lực gấp nhiều lần khi tuổi đời không còn trẻ để có thể vừa mưu sinh vừa thăng tiến tri thức bằng ngôn ngữ thứ hai. Cũng có lúc mỏi mệt nhưng hình ảnh bao người còn ở lại sống đời tăm tối làm tôi lại cố gắng hơn nữa nuôi hy vọng giúp mình, giúp đời.

Nơi sân trường đại học cộng đồng rộng lớn, những phút nghỉ giữa giờ đổi lớp, ngồi dưới bóng cây bên thảm cỏ xanh rì, lòng lại da diết nhớ về tháng ngày ở trường xưa lớp cũ bên kia bờ đại dương. Nhớ bảng đen phấn trắng, nhớ ánh nắng sân trường, nhớ cây phượng rực rỡ… Nhớ những lời thầy răn, nhớ bạn cùng hoàn cảnh, thấm thía chuyện thế gian… Thương đồng bào ruột thịt, thương đất nước điêu tàn… Muốn được sống lại thời học trò cùng chúng bạn san sẻ nắm xôi, chén chè, củ khoai; chụm đầu vào đọc báo Thiếu Nhi, báo Tuổi Ngọc, báo Tuổi Hoa… những tờ báo nuôi lớn chúng tôi thành người.

Nhìn ngắm vườn hồng vươn cao hơn đầu người, rực rỡ biết bao nhiêu là hoa khoe đủ mọi sắc màu, đây trắng, vàng, cam; kia hồng, đỏ, tím… lớn hơn cái nắm tay, minh chứng một sức sống sung mãn đầy hy vọng, cảm giác thật tươi vui an bình. Lại ước ao phải chi thế hệ tương lai nước nhà cũng to khỏe, xinh xắn, năng động, hồn nhiên và đa dạng như vậy thì thật không còn gì bằng. Quay về thực tại, nhân quyền giờ mình có, lòng tự nhủ với lòng, dù đời có bão giông, giữ tròn nhân cách sống.

Thời gian dần trôi, học rồi đi làm, mua xe trả góp, mướn chỗ ở, đúng nghĩa gầy dựng từ hai bàn tay trắng. Không dư giả nhưng tâm an trí nhàn thụ hưởng quả ngọt từ công sức của mình. Cuộc sống tạm ổn, đầu thu 2005, tôi thu xếp một chuyến đi tới tiểu bang North Carolina phía bờ Đông, tìm đến địa chỉ em tôi cư ngụ ngày trước, tưởng nghĩ về không gian em từng sống. Một khu vực có nhiều cây cối to cao làm cho ngôi nhà cũ nhỏ bé khiêm nhượng như thụt giữa rừng già tĩnh lặng. Lớp lá vàng dầy phủ kín mặt đất phát ra âm thanh giòn rụm theo từng bước chân. Tôi bấm chuông tuy không chắc ông bà Smith là người bảo trợ em tôi khi xưa có còn ở đó không. Có tiếng mở cửa lạch cạch, một người đàn ông da trắng lớn tuổi to béo mặc áo sơ mi kẻ sọc carô xuất hiện sau khung cửa. Thật bất ngờ vẫn là họ. Từ ngạc nhiên họ chuyển sang vui mừng chào đón khi biết tôi là người thân của em.

Bà chủ nhà liền gọi điện báo tin cho cô con gái ở gần đó, rồi sốt sắng đưa tôi lên lầu thăm căn phòng em tôi ở trước kia. Họ giữ nguyên như vậy hơn hai mươi năm nay. Khung hình trên bàn ngủ đầu giường có ba người gồm cha mẹ của bà và em ở chính giữa. Bà giải thích cả ba ra đi chỉ cách nhau vài tháng và vì cha mẹ bà rất yêu quý em lúc sinh tiền nên đã để hình họ chung với nhau. Thời gian đó đối với bà quả là rất tồi tệ khi mất đi gần như cùng lúc ba người thân yêu. Tấm hình phóng lớn của em lúc lãnh giải ba môn hình học không gian toàn tiểu bang trên tường trông như tấm áp phích cine. Trở xuống phòng khách cũng vừa lúc cô con gái Betsy về tới. Betsy ngang tuổi em lại học cùng lớp nên rất thân thiết với em. Trao lại cho gia đình tôi một số kỷ vật của em mà họ gìn giữ bấy lâu nay. Rưng rưng quả ngọt đong đầy tình mến: còn món quà nào quý hơn?

Chúng tôi ra ngoài chụp hình với nhau trước con số địa chỉ nhà rồi lên xe đi viếng nghĩa trang. Lần đầu tiên gặp lại em sau một phần tư thế kỷ qua bia đá lạnh không tiếng nói, lòng tôi cũng rối bời không kém ngày em ra đi. Tôi ngồi với em thì thầm trò chuyện. Ông bà Smith và Betsy đi loanh quanh dọn cỏ rác. Họ giới thiệu sơ những người quen biết nằm xung quanh em. Bức tranh tuyệt đẹp của những con người khác chủng tộc, màu da, khác văn hóa, ngôn ngữ xem nhau như ruột thịt thấm đẫm tình người. Cảm xúc dâng đầy. Sau đó Betsy đưa tôi đến ngôi trường mà cô học cùng em tôi lúc xưa. Dừng chân nơi thánh đường em dự lễ hàng tuần, Betsy tin rằng em đã về thiên đường và hằng cầu thay nguyện giúp cho mỗi người chúng tôi.

Gia đình tôi thực sự tri ân đất nước văn minh và nhân đạo sản sinh ra những người con có tấm lòng vàng mở rộng vòng tay cưu mang nhiều người tị nạn khắp nơi trên thế giới. Tôi đã nhận rất nhiều những quả ngọt. Tôi học được cách sống có trách nhiệm với bản thân, với người khác và với xã hội. Làm bất cứ gì cũng phải chu toàn dốc sức hết lòng. Tôi biết xin lỗi và cám ơn. Sống sự thật bằng mọi giá, nhất quyết không gian dối. Đặc biệt đối đãi với tha nhân bằng cả trái tim. Mỗi mùa Tạ Ơn tôi có dịp linh thao nhìn lại chính mình để tìm mục tiêu cho năm mới. Tôi tự thấy cần trả ơn đời bằng cách góp một bàn tay trong khả năng của mình. Năm 2015, con trai tôi vào quân đội phục vụ đến nay gần bảy năm. Năm 2020, dịch bệnh lan tràn, tôi làm thêm giờ phụ cho đồng nghiệp nghỉ bệnh. Năm 2021, con gái tôi vừa xong đại học cũng đi làm thiện nguyện phòng dịch.

Mới đây được tin có một gia đình trẻ phải cho con nhỏ ra nước ngoài học tiếng Việt, thật là xót lòng cho nền văn hóa quê nhà đang dần mai một. Hiện giờ dịch đang hoành hành trên quê hương và đã có nhiều người quen biết ra đi. Cầu xin cho Việt Nam sớm thoát khỏi ách ngu dân để đồng bào bớt lầm than. Nghe văng vẳng từ xa xăm bài hát thời còn để chỏm Thương quá Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.

“… Hót đi chim, hót đi chim, hót cho lòng hận thù trôi xa…

… Thắp tim lên, thắp tim lên, thắp cho tình người dậy trong ta…

… Yêu kẻ thù như yêu ta, ôi thương quá Trái Tim Việt Nam”