khktmd 2015
Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020
Is a 20 second handwash enough to kill Covid-19?
Amid lockdowns, mask-wearing and social distancing, soap and water have an important part to play in the fight against Covid-19 that is easily forgotten.
It is something that many of us do instinctively, almost as muscle memory, several times a day. But rarely has it been as important as it has in the last six months.
Amidst the arsenal of weapons against coronavirus – masks, self-isolation and social distancing – one has been particularly easy to overlook: handwashing.
As the coronavirus emerged as a worldwide health emergency in February, health agencies scrambled to advise people how to protect themselves from the new virus. One suggestion – repeated day after day, on news bulletins, adverts and expert interviews – was to wash hands with soap, in warm water, for at least 20 seconds.
The World Health Organization published a graphic – widely memed since – showing the correct way to wash hands: a how-to familiar to anyone who has ever worked in a bar or a restaurant.
Six months on, the confused global picture over spikes and localised lockdowns – like the curfew recently imposed on Melbourne in Australia – has pushed the handwashing advice to the margins. Amid the growing backlash in some quarters against wearing masks and face coverings, this other silver bullet against coronavirus infection has been edged out of the spotlight. One Ethiopian observational study, still to be peer-reviewed, found less than 1% of more than 1,000 people visiting hospitals washed their hands in the correct way. But has the advice changed? (Read about why some people don’t wash their hands.)
Not at all, say the experts. If anything, they have doubled down on its efficacy.
Thomas Gilbert, an associate professor of chemistry and chemical biology at Northeastern University in Boston, Massachusetts, says coronavirus’s chemical make-up can be disrupted by nothing more specialised than cheap soap and warm water.
“These viruses have membranes that surround the genetic particles that are called lipid membranes, because they have an oily, greasy structure,” he says. “It’s this kind of structure than be neutralised by soap and water.” Dissolving this outer “envelope” breaks the virus cell up, and the genetic material – the RNA which hijacks human cells to make copies of the virus – is swept away and destroyed.
“I’ve heard of nothing yet to make the handwashing time shorter,” says Gilbert. “What you want to be doing is wetting your hands, getting the soap and working up a proper lather and then rubbing your hands for a good 20 seconds and get into all the nooks and crannies.” This gives enough time, Gilbert says, for the chemical reaction to take place between the lipid membrane and the soap. “There are other benefits – it also allows the soap to do a good job getting rid of the material.” And with warm water, Gilbert adds, all that virus fighting “happens a little quicker”.
Martin Michaelis, a professor of molecular science at the University of Kent in the UK, says water on its own is not enough to disable the virus. “When you have olive oil on your fingers when you’re cooking, it’ very hard to get rid of it with just water,” he says. “You need soap.” When it comes to the coronavirus, soap is needed in the same way “to remove that lipid envelope so that all the virus is deactivated”.
Hand washing’s effectiveness has been somewhat sidelined due to the wide adoption of hand sanitisers, either the small bottles people take with them out of the house or the stations people are asked to use when they enter supermarkets and bars.
If you’re at home all day and there’s not 20 strangers running through your house, then washing hands just for the sake of it is not necessary
It’s not a bad idea to have something like that in your automobile, or inside the front door,” Gilbert says. “These things are good for when you don’t have access to a sink and soap and water. I would always prefer soap and water to hand sanitisers.”
So how often should we still be washing our hands?
Early on in the pandemic, the UK government’s scientific advice was that people should wash their hands every few hours – despite the fact most of the populace was confined to their homes. Gilbert says that’s not really necessary for those who are mostly staying home during the day – though they should, of course, be washing their hands normally after using the toilet, before preparing and prior to eating food.
Those caring for someone who is suffering from Covid-19 – and many other viruses for that matter – will probably want to wash their hands more often, especially if they are coming into contact with objects or surfaces the infected patient has touched or coughed on.
“If you’re at home all day and there’s not 20 strangers running through your house, then washing hands just for the sake of it is not necessary,” he says. Another paper, led by PhD candidate Thi Mui Pham at the University of Utrecht, found immediate handwashing after coming into contact with a possibly infected person or surface was much more effective than washing them at timed intervals.
Some people have turned to anti-viral handwashes, believing them to be more effective than normal soap – and that’s not the case, says Michaelis.
“You don’t need these kind of things at all,” he says. “Most of the anti-microbials on the market are in fact anti-bacterials.” Overuse of these could just be storing up problems for the future too, he warns. “If you have too many anti-bacterials [which don’t work on viruses] in the waste water then you have more chance of bacterial resistance,” he says. “All of the other disinfectants you can use [besides soap]… can cause more environmental concerns and cause more problems with resistant bacteria down the line.”
Both Gilbert and Michaelis agree water doesn’t have to be of drinkable quality to be a weapon against coronavirus
Washing hands, of course, is a lot easier when you have a reliable water supply to hand. In less developed parts of the world, water is a more precarious resource – and in many of those places, public health standards and living conditions are often less than ideal. In fact, just this month the World Health Organization reported that only two in five schools around the world had adequate handwashing facilities before the coronavirus pandemic hit.
Both Gilbert and Michaelis agree water doesn’t have to be of drinkable quality to be a weapon against coronavirus. “As long as you have soap or something similar, that’s fine. You can swim in water that you can’t drink because of the barrier of your skin,” says Michaelis.
The coronavirus pandemic seems to have had a knock-on effect on the flu season in the first half of 2020, evidence suggests. Without the normal human social contact in the first few months of the year, influenza rates are thought to have plummeted, and with them influenza deaths. For instance, South Africa’s National Institute for Communicable Diseases (NICD) would normally deal with some 700 cases of severe flu between the end of March and August; this year they reported only one.
It’s likely the closure of clinics led to a number being unreported, but low flu cases also shine a light on a possibly other aspect to the pandemic: washing hands more often might be helping to protect us from other diseases as well. Less severe winter outbreaks of flu – a traditional strain on health services in the colder months – could result if our handwashing habit lasts.
“This could be a really good change for the better,” says Michaelis.
Ứng dụng Toán vào cách dùng chử In, On , and At - Tác giả Vũ Quí Hạo Nhiên
Người mới học tiếng Anh thường hay sử dụng prepositions rất lung tung. Hôm nay tôi muốn nói về một nguyên tắc toán học để sử dụng đúng ba chữ: In, On, và At, khi nói về nơi chốn, địa điểm.
In thường được dịch là “trong,” on là “trên,” và at là “ở,” “tại.” Nhưng khi dịch từng chữ như vậy thì “nhà ổng ở New York,” “xe tôi đậu trong trường,” với “trên không trung” sẽ bị dịch sai. Đó là chưa kể những chữ khác như “dưới tầng hầm” hay “ngoài Bắc.”
Để dùng in, on, at, đúng hơn, thử dùng công thức này:
* 3 chiều: in
* 2 hay 1 chiều: on
* 0 chiều: at
Nói cách khác, nếu nói về không gian 3 chiều thì là in. Nếu nói về mặt phẳng hay đường thẳng thì là on, và nếu nói về một điểm nhất định thì là at.
Vậy sống ở New York là “in New York” vì một thành phố là cả một không gian đầy sức sống trong cả ba chiều dài, rộng, và cao.
Đậu xe trong trường không phải “in” mà là “at school” vì trường là một điểm cụ thể. Cụm từ “in school” có, nhưng nghĩa khác. “In school” không có nghĩa không gian. Một người đang “in school” có nghĩa là người đó đang học. Thí dụ, cha mẹ có thể nói “vì con tôi còn 'in school' tôi trả tiền bảo hiểm dùm,” đại khái vậy. Còn về không gian, toạ lạc trong trường, phải là “at school” hay “at the school.”
Bay “trên không trung” sẽ là “in space” vì không gian là không gian nên nó 3 chiều chứ sao giờ!
Cách nhìn này sẽ giải thích một số cụm từ mới nhìn tưởng là trái nghịch. Thí dụ như ngồi trên ghế thì gọi là “in a chair” nhưng ngồi trên ghế xa-lông thì lại là “on a sofa.”
Vì cái ghế thường là cả một không gian 3 chiều và người ngồi lọt thỏm vào trong đấy, chiếm hết phần không gian. Nhưng ghế xa-lông lại quá rộng, người ngồi chỉ chiếm được một phần mặt phẳng thôi, 2 chiều, còn nguyên mảng không gian còn lại trống trơn hà.
Nếu leo lên ghế đứng, thì ngược lại mình chỉ dùng có bề mặt của ghế thôi, 2 chiều thôi, nên là “standing on a chair.”
Ngồi ở bàn, sẽ là “at the table” hay “at the desk” vì chỉ dùng đúng một điểm 0 chiều bên cạnh bàn thôi, còn bao nhiêu điểm khác chung quanh bàn là chỗ của người khác. Nếu “on the đesk” sẽ là leo lên ngồi trên mặt bàn 2 chiều. Và nếu có vật gì “in the desk” thì sẽ hoặc ở trong ngăn kéo hoặc kiểu như phim trinh thám giấu đồ bên trong khe gỗ của bàn.
“Ngoài Bắc” sẽ là “in the North” vì nếu một thành phố là cả một không gian thì vùng miền là không gian còn lớn hơn.
Nhưng “ngoài sân” và “ngoài lan can” sẽ là “on a patio” và “on the balcony” vì người ta chỉ sử dụng đúng cái không gian hai chiều của sân và lan can thôi, không chiếm hết không gian 3 chiều. Chiếm sao nổi mà chiếm.
Còn dưới tầng hầm thì sao? “In the basement.” Tầng hầm khác với các tầng khác. Tầng trệt và các lầu là những mặt phẳng xây dựng cái này bên trên cái kia, nên là “on the ground floor,” “on the third floor,” “on the roof” này nọ. Nhưng tầng hầm là một cái lỗ, một cái hố, một cái hộp chôn dưới đất, nên nó có 3 chiều.
Còn địa chỉ nhà, tại sao là “on” tên đường nào đó, như “on Bolsa” hay “on Wall Street”? Vì đường là một đường thẳng 1 chiều. Ngay cả khi nhìn đường với cả chiều cao lên không, cũng chỉ mới có 2 chiều. Nên là “on” thay vì “in.”
Đó. Toán giúp quý vị học ngoại ngữ là vậy. Do đó nên học toán. Chấm hết.
Một Thời Đã Qua, Anh Bảy Chà Hynos - Tác giả Lê Nguyên
Tuýp kem đánh răng in hình ảnh người đàn ông da đen khoe hàm răng trắng ấn tượng với nhãn hiệu Hynos rất “Tây” hóa ra lại là hàng “Made in Vietnam”. Nhãn hiệu kem đánh răng này lúc khởi thủy được sáng lập bởi một người Mỹ gốc Do Thái, muốn làm ăn ở nước ta. Ông từng lấy một cô vợ người Việt, và dự định sẽ gắn bó với Việt Nam lâu dài. Chẳng ngờ mới mở Hynos không lâu thì vợ mất, ông quyết định quay trở về cố quốc.
Bấy giờ, ông Vương Đạo Nghĩa làm công cho Hynos và rất được vợ chồng ông bà chủ tin tưởng. Vậy nên thay vì rao bán nhãn hiệu, ông chủ Mỹ nhượng lại Hynos cho ông Nghĩa với một cái giá mềm. Nhưng điều đáng nói là chỉ 10 năm sau, Hynos từ một xưởng nhỏ đã lớn mạnh, đủ sức đánh gục các ông lớn kem đánh răng tại miền Nam lúc bấy giờ như Colgate của Mỹ, C’est của Pháp và hai ông lớn Perlon và Leyna.
Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020
Vẫn Còn Cái Gốc- Tác giả Tiểu Tử
Tôi sanh ra vào thời Pháp thuộc, lớn lên, ra đời với Mỹ Diệm, Mỹ Thiệu rồi… già trước tuổi sau ngày “cách mạng thành công” ! Để thấy tôi đã có cái may mắn biết thằng Tây, biết Chú Sam, biết Bác. Thằng Tây đội nón cối thực dân ngồi trên đầu thằng dân đội nón lá. Chú Sam với cái nhãn bàn tay của chú nắm bàn tay người bạn mà chú giúp đỡ – cái nhãn chưa kịp tróc, chú đã buông rơi thằng bạn như buông rơi một vật vô tri! Trải qua ba trào như vậy mà tôi đã không thành Tây, không thành Mỹ, cũng không thành Bôn-sê-vít, nhờ truyền thống của ông cha: Biết giữ gìn cái gốc. Điều này, tôi rất tự hào.
Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020
Vũ Ngọc Trân phỏng vấn cựu trung tá hải quân Trần đinh Trụ
Trần Đình Trụ: Tôi tên là Trần Đình Trụ, tuổi, sinh năm 1935. Ngày hôm nay là ngày mùng 6 tháng 2 năm 2015, tại Houston, Texas. Tôi đang được tiếp xúc với một người quen, thân, từ Boston tới.
Ngọc Trân Vũ: Dạ tôi tên là Ngọc Trân Vũ. Tôi 26 tuổi. Hôm nay là mùng 6 tháng 2, 2015 ở Houston Texas và tôi đang phỏng vấn người quen. Dạ chào bác. Bác hôm nay bác tới đây, tại sao?
Trần Đình Trụ: Tôi tới đây hôm nay là do cái câu chuyện cô Trân muốn mời tới để kể lại những câu chuyện xảy ra cách đây 40 năm, hồi sau khi mà Việt Nam bị thất thủ, cộng sản cưỡng chiếm miền Nam. Muốn kể lại cái câu chuyện của tôi, trong cái trường hợp di tản khỏi Sài Gòn năm 1975. Thì lúc đó tôi đang làm việc ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân vùng Nam Duyên Hải. Thì cái biến cố xảy ra rất là nhanh và chúng tôi chỉ kịp lên các chiến hạm Hải Quân Việt nam và di tản qua Guam, đảo Guam ở bên Huê Kỳ. Tôi đi cùng với một cái đoàn người, khoảng ba mươi chiến hạm, ba bốn chục của Hải Quân Việt nam và khoảng ba bốn chục ngàn người ở trên chiến hạm đó là người Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn để trốn thoát khỏi cộng sản. Thì tôi đến Guam thì tôi bị thất lạc gia đình, vợ con bị kẹt lại Việt Nam. Và trong cái thời gian ở lại Guam thì tất cả những người Việt di tản, lần lượt được định cư ở các trại ở bên Huê Kỳ và tôi tiếp tục ở lại Guam cho tới khi mà tôi quyết định quay trở lại Việt Nam. Thì trong cái thời gian mà những người đi Hoa Kỳ định cư thì có một số rất đông, khoảng 4000 người mặc dầu đã thoát khỏi cộng sản nhưng tất cả đều muốn quay trở về vì hoàn cảnh gia đình bị thất lạc đã cùng tôi trở về. Lúc đó chúng tôi phải tranh đấu để có một cái phương tiện, chính phủ Hoa Kỳ cấp cho một cái phương tiện là một chiếc tầu. Đó là tầu Việt Nam Thương Tín và Hoa Kỳ đã chuẩn bị tất cả những phương tiện cần thiết để cho chúng tôi trở về. Mặc dầu là Việt Nam không chấp thuận, nhưng chúng tôi vẫn nhất quyết trở về, bất chấp là bị tù đầy hay là bị chết chóc. Cái tâm trạng tôi lúc đó thật ra thì tâm trạng của một người đang làm việc, đang có tất cả, một phút thì đã mất tất cả, gia đình, vợ con, gia đình, tài sản, sự nghiệp, tất cả mất hết. Một mình tôi ra đi nếu tiếp tục định cư Huê Kỳ thì tôi thấy cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa và tôi quyết định quay trở về. Dù phải chết. Đó là cái tâm trạng của tôi lúc đó. Và khi trở về thì chúng tôi cũng phải tranh đấu để Huê Kỳ cấp cho chúng tôi phương tiện bằng một chiếc tầu để tự chúng tôi lái về. Và kết quả chúng tôi đã về tới Việt Nam. Và ngay sau khi đó thì cộng sản đã đem chúng tôi nhốt hết vào các trại giam và tôi đã chịu đựng 13 năm tù đầy cộng sản Việt Nam.
Ngọc Trân Vũ: Bác có nhớ trong tù của Việt Nam sao. Bác nhớ, bác có thể kể lại?
Trần Đình Trụ: Thì ở Việt Nam thì việt cộng họ đem chúng tôi vô mấy cái trại giam thì trại nào cũng giống nhau thôi. Nhưng mà họ di chuyển thường xuyên, mỗi năm họ di chuyển tới một trại khác. Họ không muốn chúng tôi ở lại thời gian lâu dài và cứ lâu lâu họ lại chuyển, bị chuyển tới rất nhiều trại, tổng cộng tới sáu bẩy trại trong suốt thời gian tù đầy. Và cho tới năm 1988, tức là sau 13 năm từ năm 1975 thì chúng tôi được thả do cái sự can thiệp của Huê Kỳ. Đã can thiệp để cho tất cả những người tù chính trị mà bị cộng sản giam giữ, phải thả hết. Và chúng tôi được ra một loạt. Sau đó vài năm thì có cái chương trình HO, thì tôi lại được lập thủ tục để đi định cư tại Huê Kỳ. Đó là chương trình mà Hoa Kỳ chấp thuận và Việt Nam cũng đồng ý để chúng tôi ra đi. Và tôi đã ra đi và đem theo được vợ con tới Hoa Kỳ, cho tới năm 1991. Thì từ đó tới nay thì tôi sống ở Huê Kỳ và cũng bình thường như những người di tản khác.
Ngọc Trân Vũ: Còn lúc mà bác ra lại Việt Nam lần thứ hai bác có mang nhiều người đi qua với bác phải không?
Trần Đình Trụ: Không khi tôi qua lần thứ hai là tôi đi chính thức
Ngọc Trân Vũ: Chính thức HO.
Trần Đình Trụ: Thì chỉ có gia đình vợ con thôi.
Ngọc Trân Vũ: Vậy lúc nào là lúc bác mang nhiều người tị nạn từ Việt Nam ra?
Trần Đình Trụ: Thì cái lúc 75, tất cả mọi người đi tị nạn thì tôi có đem được khoảng ba chục người thân nhân gia đình. Mang qua bằng cách là đem xuống tầu của Hải Quân Việt Nam và đem tới đảo Guam.
Ngọc Trân Vũ: Dạ thì sao bác mang, người này có quen bác, khác nhau, hay là bác gọi nhiều người khác nhau?
Trần Đình Trụ: Đa số những người tôi mang theo là thân nhân trong gia đình. Ngọc Trân Vũ: Người thân trong gia đình.
Trần Đình Trụ: Lúc đó thì vợ con tôi lại ở một nơi khác thành ra tôi không…
Ngọc Trân Vũ: Nơi khác
Trần Đình Trụ: có mang đi được.
Ngọc Trân Vũ: Dạ. Vậy từ lúc bác ở tù thì gia đình của bác cũng đi thăm.
Trần Đình Trụ: Ừ có, trong lúc tôi trong tù thì vợ con có qua thăm, nhưng mà caái hoàn cảnh lúc đó thì thực ra mà nói thì vợ con ở ngoài sống cũng rất là khổ, rất là thiếu thốn, không có khả năng đi thăm thường.
Ngọc Trân Vũ: Dạ
Trần Đình Trụ: Tất cả dân chúng ở ngoài sống dưới chế độ cộng sản thì đều khổ như nhau cả. Không có khả năng để mà tiếp tế cho chúng tôi, thành ra cũng không có đi thăm nhiều được.
Ngọc Trân Vũ: Dạ thì lúc mà bác gia đinh của bác đi qua Mỹ, HO á, thì bác tới Dallas.
Trần Đình Trụ: tới Dallas.
Ngọc Trân Vũ: Bác có thể kể mấy cái năm đầu mà bác ở Mỹ sao?
Trần Đình Trụ: Mấy năm đầu tôi tới Mỹ thì cũng nhập thủ tục để mà gia nhập, hội nhập với đời sống ở bên Mỹ. Và chúng tôi bắt đầu kiếm công ăn việc làm mà tự túc, tự kiếm sống giống như mọi người thôi.
Ngọc Trân Vũ: Dạ việc làm của bác lúc đó tìm được có khó không?
Trần Đình Trụ: Thì lúc đó là cái lúc mà tuổi tôi sang đây thì đã lớn, nghề nghiệp thì không có nghề nghiệp gì chuyên môn thành ra công việc làm thì cũng rất là hạn hẹp, khó khăn. Chỉ giới hạn trong cái phạm vi mà khả năng của mình. Nhưng chúng tôi vẫn cố gắng để mà hội nhập và tìm cách sống được.
Ngọc Trân Vũ: Dạ, bác có bạn bè ở Dallas sống chung mà…
Trần Đình Trụ: Bạn bè thì cũng có rất nhiều nhưng mà mỗi người thì họ có một cuộc sống riêng của họ.
Ngọc Trân Vũ: Dạ còn những người mà bác giúp mang ra khỏi Việt Nam thì bác vẫn còn nói chuyện tới bây giờ hông?
Trần Đình Trụ: Dạ vẫn còn, vẫn liên lạc.
Ngọc Trân Vũ: Mấy người đó ở vùng Texas hay ở chỗ vùng khác?
Trần Đình Trụ: Dạ cũng ở nhiều tiểu bang khác nhau.
Ngọc Trân Vũ: Nhiều tiểu bang khác nhau. Vậy còn gia đình của bác sao. Gia đình của bác có biết tất cả những chuyện mà bác kể không?
Trần Đình Trụ: Tất cả đều biết hết.
Ngọc Trân Vũ: Thì cháu nghĩ mấy người sẽ rất cám ơn bác để cho giúp người ta.
Trần Đình Trụ: Dạ tất cả mọi người đều cám ơn và ghi nhớ cái công ơn mà tôi đã mang qua đó, thành ra cũng đền ơn chúng tôi bằng nhiều cách.
Ngọc Trân Vũ: Còn tới bên đây bác có muốn nói gì cho nhều người biết câu chuyện của bác không?
Trần Đình Trụ: Chuyện của tôi, thực ra mà nói thì sau khi tôi đi tù, rồi khi trở lại Mỹ thì tôi có viết một cái cuốn hồi ký về cái con tầu định mệnh mà tôi đã lái về thành ra cũng rất nhiều người đọc và biết cái câu chuyện đó.
Ngọc Trân Vũ: Thì lúc mà bác lái cái thuyền đó sao bác có thể, ở trong biển với đồ, có nhiều kinh nghiệm khác nhau?
Trần Đình Trụ: Khi tôi lái về thì thực ra nó là cái nghề nghiệp của tôi ở trong hải quân. Thì tôi cũng có nhiều dịp đi ra ngoại quốc lãnh tầu hoặc là đi thực tập trên các cái chiến hạm của Hoa Kỳ. Thành ra tôi có đủ kinh nghiệm để lái tầu trên biển từ Guam về Việt Nam không có gặp trở ngại gì cả.
Ngọc Trân Vũ: Không gặp trở ngại gì. Dạ. Bác không có gặp mấy người cướp biển, hay thời tiết cũng bình thường không có
Trần Đình Trụ: Thời tiết không có vấn đề gì.
Ngọc Trân Vũ: Thì bác quen lối là nghề nghiệp của bác rồi. Thì lúc mà cháu vẫn, tại vì bác nói là nhiều người không muốn quay lại Việt Nam mà bác nhất định là bác quay lại tại vì còn gia đình ở Việt Nam lại.
Trần Đình Trụ: Dạ những người có gia đình thì họ đi hết, họ không có muốn quay về. Còn đa số những người quay về cùng tôi trên chiếc tầu Việt Nam Thương Tín là những người, tất cả là đều thất lạc gia đình. Họ trở về là vì gia đình, vợ con, cha mẹ anh em, chứ họ không muốn đi Huê Kỳ.
Ngọc Trân Vũ: Và đa số là đàn ông, có đàn bà?
Trần Đình Trụ: Đa số là đàn ông, cũng có đàn bà khoảng năm bảy người đó, tôi cũng không có nhớ rõ.
Ngọc Trân Vũ: Lúc mà về Việt Nam thì bác nói là bác bị bắt, chờ tới 13 năm lận. Lúc mà bác ở tù thì bác suy nghĩ gì, bác…
Trần Đình Trụ: Ở trong tù thì, khi mà tôi quyết định về thì tôi đã đón nhận tất cả những cái xấu nhất đến với tôi, kể cả cái chết tôi cũng chấp nhận. Bởi vì cái tâm trạng tôi thật ra mà nói thì mất tất cả rồi không còn ý nghĩa gì nữa. Thì tôi không muốn một thân một mình tôi mà đi tiếp tục đi sống ở Huê Kỳ. Thành ra tôi đón nhận tất cả những cái hậu quả có thể xảy đến. và tôi biết chắc, về là sẽ nguy hiểm, nhưng tôi vẫn về. Cho nên khi ở tù thì tôi cũng đón nhận cái chuyện tù đầy tôi. Và tôi cũng hy vọng một ngày nào đó sẽ được thả ra và tôi sẽ gặp được vợ con. Vì tôi nghĩ lúc đó mà đi Huê Kỳ thì không có dịp nào gặp lại vợ con được thành ra tôi quyết định về như vậy.
Ngọc Trân Vũ: Dạ, thì lúc mà bác gặp được gia đình của bác thì bác chờ bao nhiêu năm trước khi bác qua Mỹ đó. Lúc mà bác ra tù.
Trần Đình Trụ: Thì tôi bị giam cũng khoảng dăm ba năm sau thì họ mới cho gặp lại, họ mới cho vợ con ra thăm
Ngọc Trân Vũ: Thì bây giờ ở vùng Houston Texas thì gia đình của bác biết, nghe câu chuyện của bác rất rõ. Thì bác có muốn nói gì cho gia đình với người quen của bác biết về câu chuyện mà bác nói, như là bác viết sách rồi bác có gì khác mà bác muốn nói không?
Trần Đình Trụ: Thực ra thì trong gia đình mọi người hiểu rõ rồi thành ra tôi cũng không có gì để mà phải nói thêm nữa.
Ngọc Trân Vũ: Dạ thì như là cho mấy con cháu hiểu thêm về cái kinh nghiệm của mấy bác, mấy chú, mấy ông, thì bác có gì bác muốn nói cho tuổi trẻ hiểu với nghe không?
Trần Đình Trụ: Đối với tuổi trẻ thì thực ra tôi cũng không biết nói gì, nhưng mà một cái kinh nghiệm sống thì tôi nhìn thấy có một cái điều mà mọi người cần phải nghĩ tới là cái chủ quyền của một quốc gia. Việt Nam sở dĩ mà rơi vào tay cộng sản là bởi vì Việt Nam mất chủ quyền. Việt Nam đã lệ thuộc vào người Mỹ quá nhiều. Cho tới khi người Mỹ bỏ rơi không có tiếp nhận, đã coi như bán đứng miền Nam Việt Nam cho cộng sản, thì lúc đó, đó là một cái bài học mà trong tương lai người Việt Nam, những con cháu sau mà mà có được sống ở trong một quốc gia cần phải có độc lập, phải có chủ quyền, phải có tự chủ chứ không thể nào lệ thuộc vào ngoại bang được. Đó là một cái điều mà tôi ước mong thế hệ trẻ sau này sẽ nghĩ tới và có cơ hội nào đó, thực hiện được cái hoài bão của mình đối với quốc gia dân tộc.
Ngọc Trân Vũ: Còn đời sống của bác ở bên Mỹ giờ thì sao? Tai vì lúc mà mới qua…
Trần Đình Trụ: Đời sống thì tôi vẫn sống bình thường thôi chứ không có gì đặc biệt cả.
Ngọc Trân Vũ: Dạ, còn bác mong muốn lúc mà, bác còn viết gì khác nữa không, kể thêm nữa.
Trần Đình Trụ: Bây giờ thì tuổi tôi cũng quá lớn rồi thành ra không có cái suy nghĩ nhiều, và không còn nhiều sáng kiến để mà viết lách thành ra tôi cũng không có viết gì cả.
Ngọc Trân Vũ: Bác vẫn nghĩ những cái kinh nghiệm cả bác trải qua hồi xưa không, hay là bác, dạ
Trần Đình Trụ: Tôi bây giờ cũng không có nghĩ nhiều. Không có suy nghĩ nhiều lắm.
Ngọc Trân Vũ: Dạ, gia đình của cháu, ba cháu hồi xưa cũng làm sĩ quan cũng HO luôn, thành ra cháu nghe chuyện của bác, thì gia đình của cháu cũng qua Mỹ cũng vậy luôn. Năm 1998 là bác ra phải không? Thì năm đó cháu sinh ở Việt Nam. Dạ nên cháu năm nay cũng nhớ. Ba cháu cải tạo cho 8 năm.
Trần Đình Trụ: 8 năm.
Ngọc Trân Vũ: Dạ có nhiều người cháu nghe là càng, lâu nhất là cháu nghe tới 25 năm lận. Ba cháu kể chuyện là ngày xưa ba cháu ở trong tù phải, như là ba cháu, sáng ngày phải làm khó, với nặng, có bạn bè thì có khi làm chút xíu cho vui, thì cái tâm hồn nó sẽ mất đi nếu mà không có mấy cơ hội nhỏ nhỏ.
Trần Đình Trụ: Cuộc sống trong tù thì nói chung nó là cái khổ cùng cực rồi, không còn khổ hơn được nhưng mà tất cả anh em sống trong tù thì giống như sống trong một cái thế giới đặc biệt, một cái thế giới khác, khác thường. Thành ra chúng tôi cũng quen đi, thành ra không có gì phải than trách. Cũng nhiều khi cũng vui, khổ vui trong cái sự đau khổ, nhưng mà anh em với có nhau, mọi người sống giống nhau hết thành ra sống trong một cái thế giới khác biệt.
Ngọc Trân Vũ: Dạ, còn…
Trần Đình Trụ: Không phải suy nghĩ nhều lắm.
Ngọc Trân Vũ: Dạ bác vẫn còn nói chuyện với người bạn tù của bác không?
Trần Đình Trụ: Vẫn còn, bạn tù thì rất nhiều, sang đây cũng gặp nhau nhiều lắm.
Ngọc Trân Vũ: Dạ có bao giờ tổ chức cho gặp nhau, hay…
Trần Đình Trụ: Dạ cũng có nhiều dịp họp mặt gặp nhau.
Ngọc Trân Vũ: Mỗi lần mà ba cháu nói chuyện với bạn bè, nghĩ lại ngày xưa trải qua tù thì trải qua gì cũng được hết.
Trần Đình Trụ: Đúng rồi, phải nói là cái chỗ cùng cực của thế giới rồi, không có cái chỗ nào khổ hơn được nữa.
Ngọc Trân Vũ: Dạ
Trần Đình Trụ: Nhà tù cộng sản thì nó khủng khiếp lắm, nghĩ lại thì nó khủng khiếp lắm nhưng mà chúng tôi đều vượt qua được hết.
Ngọc Trân Vũ: Dạ bác, nhiều người dạ (unintels) đã cứu nhiều người, cơ hội của nhiều người Việt Nam qua Mỹ với có cơ hội để cho sống sót được. Thì bác nghĩ lại thì bác như là cảm thấy cũng làm được. Dạ. Thì có nhiều người nói wow. Thì bác nói ít khi có nhiều người muốn trở lại, tại nhiều người muốn đi khu vực khác, không muốn trở lại mà bác, mà cái người sống sót lại muốn lại nước lại để mang nhiều người khác qua. Dạ, bác, cháu hỏi rồi mà bác có gì muốn nói thêm hay muốn hỏi cháu hay? Dạ tới hôm nay.
Trần Đình Trụ: Dạ tôi cũng không có gì để nói.
Ngọc Trân Vũ: Dạ thì cháu rất cám ơn bác tới hôm nay để thâu chuyện, để kể những chuyện đau thương mà bác, muốn chia sẻ cho mọi người nghe.
Trần Đình Trụ: Dạ câu chuyện của tôi thì đúng ra những người đã đi HO và những người đã bị tù cải tạo đều biết rõ hết cái chuyện của tôi. Thành ra tôi đã được kể nhiều và rất nhiều người biết tới. Thành ra đây cũng là một cái dịp để tôi nhắc lại và kể lại cho.
Ngọc Trân Vũ: Dạ rất cảm ơn bác.
Trần Đình Trụ: Cám ơn cô hôm nay đã có ý mời tôi lên để mà kể lại câu chuyện này.
Ngọc Trân Vũ: Cám ơn bác.
Jana Lipman: Tị nạn, ký ức và đương đại
Giáo sư Jana Lipman vừa xuất bản cuốn sách mới nhất về người Việt Nam tị nạn giai đoạn từ thập niên 1970 đến đầu những năm 1990. Mục đích của cuộc phỏng vấn này là giúp độc giả hiểu sâu hơn nghiên cứu mới này về một chương trong lịch sử hiện đại mà nhiều người Việt Nam ngày nay có thể chưa biết đến. Bản gốc bài phỏng vấn bằng tiếng Anh, trên trang tiếng Anh của Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ.
(1) Thưa Giáo sư, trong lịch sử nghiên cứu về Việt Nam thời hậu chiến, cuốn sách “Trong trại tị nạn: Người Việt Nam tị nạn, người xin tị nạn và người hồi hương (Nhà xuất bản Đại học California, 2020), rất quan trọng vì nó cung cấp một tài liệu mới về giai đoạn lịch sử còn chưa được nghiên cứu thấu tỏ đó. Giáo sư cũng đã đồng dịch một cuốn hồi ký xúc động của cựu chỉ huy hải quân Nam Việt Nam Trần Đình Trụ, “Con tàu định mệnh: Hồi ký của một người Việt hồi hương” (Honolulu: University of Hawaii Press, 2017). Xin giáo sư cho biết lý do bà quan tâm đến đề tài nghiên cứu này.
À, chủ đề này đã đưa tôi trở lại nhiều năm, bắt đầu từ quyết định đi du học Việt Nam khi tôi còn là một sinh viên đại học. Năm 1994, tôi học tại Thành phố Hồ Chí Minh / Sài Gòn ở School of International Training (Trường Đào tạo Quốc tế). Tôi là một trong những nhóm sinh viên Mỹ đầu tiên đến Việt Nam học sau chiến tranh. Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng chuyến du học này đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi học tiếng Việt mỗi sáng và đi xe đạp khám phá thành phố vào các buổi chiều. Mặc dù tôi không tiếp tục học ngôn ngữ, nhưng những câu hỏi nảy sinh từ trải nghiệm đó về di sản chiến tranh, mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam và vấn đề di cư đã thúc đẩy sở thích nghiên cứu của tôi kể từ đó.
Cảm ơn bạn đã nhìn nhận cuốn “Con tàu định mệnh: Hồi ký của một người Việt hồi hương” của Trần Đình Trụ. Sau khi xuất bản cuốn sách đầu tiên về căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Guantánamo, tôi bắt đầu nghiên cứu xem các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ đã được sử dụng làm trại tị nạn cho nhiều nhóm dân cư khác nhau (người Hungary, Việt Nam, Cuba và Haiti) như thế nào.
Trong quá trình nghiên cứu này, tôi tìm hiểu xem Hoa Kỳ đã biến Guam thành trại tị nạn vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam như thế nào. Như hầu hết mọi người đều biết, vào tháng 4 năm 1975, khoảng 120.000 người Việt Nam đã rời khỏi miền Nam Việt Nam, và phần lớn định cư ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước khi họ đến lục địa Hoa Kỳ, quân đội đã gửi hầu hết số họ đến đảo Guam để xử lý.
Khi đọc Báo cáo “After Action reports” của quân đội, tôi bắt gặp những bức ảnh đáng chú ý về những người Việt Nam ở đảo Guam, những người muốn trở về Việt Nam và không muốn đến Hoa Kỳ. Những hình ảnh đó gây ấn tượng mạnh. Chúng bao gồm hình ảnh các cuộc biểu tình, cạo đầu tập thể và biểu tình đông người. Những người này tự gọi mình là những Người hồi hương, và họ muốn trở về Việt Nam.
Tôi đã tưởng rằng mình sẽ không thể tìm thêm thông tin về những Người hồi hương này, nhưng tôi đã rất sai lầm. Không chỉ có hàng trăm tài liệu của Hoa Kỳ về chủ đề này, mà sau đó tôi còn tìm thấy hồi ký của Trần Đình Trụ trong Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington, DC. Tôi tin rằng đó là tác phẩm trực tiếp duy nhất của một người Việt Nam hồi hương từng ở tại Guam. Trần Đình Trụ là một thuyền trưởng cấp cao của hải quân Nam Việt Nam, và ông trở thành thuyền trưởng của con tàu mang tên Việt Nam Thương Tín, đưa hơn 1.500 người trở về Việt Nam vào tháng 10 năm 1975.
Buồn thay, chính phủ mới của Việt Nam đã kết án ông hơn một thập kỷ lao động cưỡng bức và giam giữ ông trong các “trại cải tạo”. Tôi và đồng nghiệp Trần Hòai Bắc đồng ý rằng câu chuyện này có sức hút mạnh mẽ và chúng tôi muốn đưa nó đến với nhiều độc giả hơn. Chúng tôi đã làm việc cùng với Trần Đình Trụ để dịch hồi ký của anh sang tiếng Anh. Tôi vô cùng tự hào rằng độc giả tiếng Anh giờ đây đã có thể tiếp cận câu chuyện và trải nghiệm của anh ấy.
(2) Nhiều người Việt Nam sinh ra ở miền Bắc Việt Nam sau 1975 không hiểu câu chuyện người Việt Nam tị nạn trong thời gian 1975-1989. Xin giáo sư cho chúng tôi một cái nhìn khái quát về thảm kịch lịch sử này: điều gì đã xảy ra và tại sao nhiều người muốn rời Việt Nam?
Có rất nhiều câu chuyện khác nhau. Một trong những mục tiêu của tôi là đi tìm những nguyên nhân nhiều người Việt Nam rời bỏ đất nước. Điều đó có nghĩa là, tôi đồng ý với sự nhất trí chung của nhiều học giả là có ba giai đoạn hay “làn sóng” chính.
Đầu tiên, vào năm 1975, khoảng 120.000 người Việt Nam đã rời đi vào tháng 4 năm 1975. Hầu hết những người đàn ông và phụ nữ này có liên hệ với chính phủ Hoa Kỳ và có quan hệ với miền Nam Việt Nam. Họ sợ hậu quả phải gánh chịu nếu lại trong nước. Mặc dù đã có những người hồi hương trở về Việt Nam vào cuối năm đó, như tôi đã nghiên cứu, nhưng phần lớn định cư ở Hoa Kỳ, Canada và Úc.
Thứ hai, vào cuối những năm 1970, có một “làn sóng” người Việt di cư khác. Sau năm 1975, chính quyền cách mạng mới đã gửi quân nhân ARVN (Quân lực Việt Nam Cộng hòa) đến các trại được gọi một cách hoa mỹ là “cải tạo”. Đây là những trại tù. Đặc điểm chung là chế độ ăn uống nghèo nàn, tuyên truyền chính trị và lao động cưỡng bức. Nhiều người trong số họ được trả tự do sau hai đến ba năm, và do đó vào cuối những năm 1970, có một nhóm người Việt Nam muốn rời khỏi đất nước.
Ngoài ra, chính phủ đã tăng tốc kế hoạch xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân trong những năm này. Chính phủ đưa nhiều gia đình đến các Vùng Kinh tế Mới. Nhiều người miền Nam Việt Nam vốn vẫn đang chờ đợi xem chính phủ mới sẽ mang đến điều gì, và đến thời điểm này, họ trở nên vỡ mộng và lại muốn bỏ đi. Cuối cùng, trong những năm này, nhiều người Việt gốc Hoa đã được khuyến khích ra đi.
Chính phủ Việt Nam cũng đã tấn công vào sinh kế của những người làm kinh doanh. Tiếp đó, chính phủ tạo điều kiện cho họ di cư bằng cách nhận hối lộ và tổ chức những con tàu lớn mang họ rời khỏi đất nước. Nhiều người đã vượt biển rời khỏi đất nước trên những con tàu thương mại lớn như tàu Skyluck và tàu Hải Hồng, chứ không phải chỉ là những chiếc thuyền ọp ẹp như hầu hết người Mỹ hình dung. Chính sách chống Trung Quốc giai đoạn này cũng là một phần trong cuộc chiến ngắn ngủi giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1979. Những biến động dồn dập này đã gây ra cuộc khủng hoảng “thuyền nhân” đầu tiên ở Đông Nam Á, dẫn đến hàng chục nghìn người chạy sang Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Hong Kong.
Cuối cùng, vào những năm 1980, hàng nghìn người tiếp tục rời Việt Nam, nhưng đến thời điểm này, vì một loạt lý do thậm chí còn lớn hơn. Những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và bị ngược đãi do từng tham gia vào chính quyền miền Nam Việt Nam tiếp tục rời bỏ đất nước, bao gồm một số lượng lớn những người sống sót trong trại cải tạo. Những người khác ra đi từ miền Bắc Việt Nam, vì họ đã xung đột với các lãnh đạo địa phương. Một số là cựu đảng viên cộng sản, những người ban đầu đã ủng hộ cách mạng, và một số người phản đối chính phủ khác. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ thường không thể “coi” những người này là “người tị nạn”, vì họ không liên quan gì với miền Nam Việt Nam.
Cuối cùng, một số lượng lớn người ra đi vì tổng hòa các lý do chính trị và kinh tế. UNHCR (Cao ủy người tị nạn Liên Hiệp quốc) và Mỹ thường cố gắng phân biệt giữa đàn áp chính trị và lý do kinh tế, nhưng trên thực tế, hai điều này thường được đan xen với nhau. Mỹ và Việt Nam cũng thành lập Chương trình Ra đi Có trật tự. Điều này giúp người Việt Nam có thể rời khỏi đất nước và tái định cư tại Hoa Kỳ mà không phải mạo hiểm tính mạng của họ bằng một chuyến hải hành nguy hiểm. Chương trình này bị đình trệ vào đầu những năm 1980, nhưng đã tăng tốc vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Nó cũng gắn liền với cuộc tái định cư của những người con lai Việt Mỹ và gia đình của họ.
Nói tóm lại thì đó không phải là một câu chuyện đơn lẻ.
(3) Nhiều người Việt Nam ngày nay ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ và tự do của người Hồng Kông vì Hồng Kông trước đây đã giúp đỡ người Việt tị nạn. Giáo sư đã viết trong một bài báo rằng hoạt động của những người bảo vệ nhân quyền ở Hồng Kông, những người đã giúp đỡ người tị nạn Việt Nam “[chứng minh rằng] việc đấu tranh cho nhân quyền của một nhóm thiểu số dễ bị tổn thương ở bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ tạo nên những nền tảng pháp lý và xã hội giúp bảo vệ quyền tự do dân sự mà tất cả mọi người đều được hưởng”. Xin giáo sư cho biết lịch sử của người Việt tị nạn ở Hồng Kông, và hãy giải thích mối quan hệ giữa hoạt động bảo vệ nhân quyền cho người Việt tị nạn ở Hồng Kông 30 năm trước và việc bảo vệ tự do, dân chủ ở Hồng Kông ngày nay.
Tôi xin bắt đầu với một điểm là lịch sử tị nạn của người Việt Nam ở Hồng Kông khá phức tạp, kéo dài hơn hai thập kỷ.
Từ năm 1975 đến đầu những năm 1980, Hồng Kông đã cung cấp một số lợi ích và trợ giúp hào phóng nhất cho những người tị nạn Việt Nam vào lãnh thổ này. Không giống như ở Thái Lan, Malaysia hay Indonesia, chính quyền Hong Kong không bao giờ “đẩy” thuyền đi hay xua đuổi họ, thay vào đó, cung cấp những khu tị nạn đầu tiên.
Tuy nhiên, chính quyền Hồng Kông sớm nhận ra họ quá tải. Nhiều người Việt Nam đã sống ở các trại này trong nhiều năm. Điều này khiến chính quyền Hồng Kông đưa ra chính sách “trại khép kín” để không khuyến khích những người mới đến. Hồng Kông cũng tiếp nhận nhiều người hơn từ miền Bắc Việt Nam, nhiều người có thể đã phải đối mặt với sự đàn áp, nhưng câu chuyện họ kể không khớp với những gì Hoa Kỳ (hoặc UNHCR hay các quan chức Hồng Kông) coi là một câu chuyện tị nạn hợp pháp, chẳng hạn đó thường là chuyện một thành viên trong gia đình đã từng phục vụ trong quân đội VNCH và có quan hệ mật thiết với quân đội Hoa Kỳ.
Kết quả là Hong Kong phải đối mặt với vấn đề “những người lưu lại dài hạn”, với hàng nghìn người Việt Nam sống trong tình trạng lấp lửng, không rõ số phận đi về đâu, trong các trại tị nạn.
Hồng Kông cũng từng là thuộc địa của Anh. Người Anh và Trung Quốc đã thỏa thuận rằng Hồng Kông sẽ được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về quyền tự trị chính trị và nền pháp quyền của Hồng Kông (những xung đột vẫn gay gắt cho đến ngày nay). Các quan chức Hồng Kông (gồm người Anh và người Hong Kong) cảm thấy có nghĩa vụ duy trì các tiêu chuẩn nhân đạo. Đồng thời, họ muốn đóng cửa các trại trước ngày bàn giao Hong Kong cho Trung Quốc là ngày 1 tháng 7 năm 1997.
Điều này dẫn đến quyết định gây tranh cãi của Hồng Kông là bắt đầu “sàng lọc” những người Việt Nam đến lãnh thổ này. Những người có thể “chứng minh” họ là người tị nạn sẽ được tái định cư ở Hoa Kỳ, Canada, Úc hoặc Tây Âu. Những người không thể “chứng minh” họ là người tị nạn thì bị đưa đến các “trại khép kín”, gần giống như nhà tù, và sau đó phải hồi hương trở về Việt Nam.
Vào những năm 1990, người Việt Nam trong trại và người Việt Nam ở nước ngoài bắt đầu phản đối các chính sách mới của Hồng Kông. Các quan chức chính quyền Hồng Kông lập luận rằng họ cung cấp các trại tị nạn nhân đạo. Họ đã đáp ứng các nghĩa vụ của mình với Cao ủy Liên Hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR), và họ phải đối mặt với áp lực lớn tại địa bàn. Họ tranh luận rằng họ đã làm tất cả những gì cần thiết. Mặt khác, Hồng Kông đã trở thành một nơi cực kỳ khắc nghiệt, và người Việt Nam trong các trại đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn, tuyệt thực và phản đối quy trình sàng lọc bắt buộc hồi hương.
Lúc đó, người Mỹ gốc Việt thường cho rằng Hong Kong đã vi phạm nhân quyền của người Việt Nam. Ngoài ra, nhiều nhà hoạt động Hồng Kông đã lên tiếng ủng hộ và đấu tranh để cải thiện quy trình sàng lọc và chống lại việc bắt buộc hồi hương về Việt Nam. Họ nhận ra rằng việc bảo vệ các quyền của người Việt Nam theo đúng thủ tục và tinh thần pháp quyền sẽ là vấn đề quan trọng đối với Hồng Kông sau khi Trung Quốc thu hồi chủ quyền.
Trong cuốn sách của tôi, cuốn “In Camps”, tôi phân tích cách Hồng Kông trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận về chủ nghĩa nhân đạo và nhân quyền trong những năm 1990.
(4) Cuốn sách của giáo sư cũng nhấn mạnh rằng tấn thảm kịch thuyền nhân Việt Nam hơn hai thập kỷ trước đã định hình lại chính sách tị nạn quốc tế của Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ. Xin giáo sư vui lòng giải thích về điều này.
Đúng. Việc di cư của người Việt Nam nhận được sự quan tâm của Cao ủy Liên Hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR) và Hoa Kỳ hơn bất kì cộng đồng người tị nạn nào khác vào thời điểm đó. Hoa Kỳ quan tâm lớn đến vấn đề này rõ ràng là do họ can dự vào cuộc chiến ở Việt Nam.
Đối với UNHCR, đây là hoạt động trợ giúp người tị nạn lớn đầu tiên của tổ chức này ở châu Á, và nó đã tiêu tốn nhiều nguồn lực tài chính và nhân sự của tổ chức này trong hơn hai thập kỷ. UNHCR cũng làm việc với Việt Nam, các khu tị nạn đầu tiên và các nước tái định cư để phát triển các giải pháp mang tính khu vực cho người tị nạn.
Có hai hiệp định chủ chốt mang tính khu vực. Năm 1979, có một hiệp định cung cấp cho mọi người Việt Nam quy chế tị nạn trên thực tế, quyền được tị nạn lần đầu và quyền được tái định cư ở một nước thứ ba. Sau đó vào năm 1989, UNHCR đã hỗ trợ cho Kế hoạch Hành động Toàn diện (Comprehensive Plan of Action), chuyển sang các phiên điều trần cho từng người tị nạn riêng lẻ. Đây là công thức theo đó những người Việt Nam đến sau năm 1989 sẽ không mặc nhiên là người tị nạn trên thực tế, và thay vào đó, họ sẽ phải “chứng minh” trường hợp của mình thông qua các phiên điều trần cá nhân. Kế hoạch Hành động Toàn diện đã gây tranh cãi gay gắt, và hầu hết các tổ chức của người Việt Nam ở nước ngoài đều phản đối nó, vì nó bao gồm cả nội dung phải hồi hương trở về Việt Nam.
UNHCR khẳng định họ làm việc với các đối tác trong khu vực, cung cấp tiền cho những người hồi hương trở về và bắt đầu sinh kế mới, đồng thời chấm dứt cuộc khủng hoảng “thuyền nhân”. Đối với UNHCR, cần phải có một giới thuyết định nghĩa về người tị nạn, không phải tất cả những người trốn khỏi đất nước họ bằng đường biển đều là người tị nạn theo công ước Geneva 1951. UNHCR lo ngại nếu họ khẳng định tất cả người Việt Nam đều là người tị nạn, không tính đến thời điểm họ ra đi, thì các nước Đông Nam Á sẽ ngừng cung cấp các điểm tị nạn tuyến đầu.
UNHCR coi Kế hoạch Hành động Toàn diện là một giải pháp khu vực có giá trị, với sự hỗ trợ tài chính lớn từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu. Mặc dù có rất nhiều sai sót nhưng họ đã xây dựng được một thỏa thuận có tính khu vực. Đối với những người nghiên cứu như tôi, những người quan tâm đến người tị nạn ngày nay, thật khó có thể tưởng tượng sẽ xây dựng được một thỏa thuận khu vực tương tự ở Trung Đông hay Trung Mỹ hiện nay.
Đối với Hoa Kỳ, cuộc tị nạn của người Việt Nam trong những năm 1970 về cơ bản cũng đã định hình lại chính sách tị nạn của Hoa Kỳ. Số người khổng lồ chạy khỏi Việt Nam vào năm 1978 và 1979 đã tràn ngập các trại tị nạn tuyến đầu ở Malaysia và Thái Lan. Hoa Kỳ ban đầu thừa nhận những người Việt Nam tị nạn dựa trên những cơ sở ngoại lệ. Họ lúc đó không có luật tị nạn, do đó, người tị nạn Việt Nam trở thành vấn đề của quyền tổng thống hay quyền hành pháp.
Điều này đã khiến Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Người tị nạn (the 1980 Refugee Act) năm 1980, điều chỉnh chính sách người tị nạn của Hoa Kỳ. Đạo luật Người tị nạn cho phép Hoa Kỳ tự định vị mình là một quốc gia hào phóng chào đón người tị nạn. Tuy nhiên, chính sách tị nạn của Hoa Kỳ luôn mang tính chính trị, và với việc Hoa Kỳ đổi mới quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào giữa những năm 1990, Hoa Kỳ bắt đầu đối xử với người Việt Nam di cư như đối với người mang các quốc tịch khác.
Trên thực tế, các phiên điều trần cá nhân của người tị nạn và chính sách giam giữ mà tôi đã nói ở trên ở Hồng Kông, khá giống với các chính sách giam giữ và tị nạn mà Hoa Kỳ thiết lập cho người Haiti ở Florida (trung tâm giam giữ Krome) và căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở vịnh Guantánamo.
Ngày nay, dưới thời Tổng thống Trump, Hoa Kỳ có tỷ lệ tái định cư cho người tị nạn thấp nhất kể từ khi luật được thông qua vào năm 1980. Thay vào đó, chính sách của Hoa Kỳ trông giống Hồng Kông vào năm 1989-1997 hơn, nhấn mạnh vào việc giam giữ và trục xuất.
(5) Dù đã mấy chục năm trôi qua, người Việt hải ngoại vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với bà con ở Việt Nam và nhiều người thường xuyên về thăm quê cũ. Tuy nhiên, vẫn còn đó rất nhiều nỗi giận dữ trong một bộ phận lớn cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như sự ngờ vực sâu sắc giữa họ và chính phủ Việt Nam. Giáo sư giải thích điều này như thế nào, và bà có lời khuyên nào cho cộng đồng hải ngoại hay chính phủ Việt Nam để cải thiện mối quan hệ giữa họ hay không?
Đây là một câu hỏi tuyệt vời, tuy nhiên, nó hơi nằm ngoài chuyên môn của tôi. Thay vào đó, cuốn sách của tôi xem xét cách người Mỹ gốc Việt đã giúp vận động và hỗ trợ người Việt Nam trong các trại tị nạn. Rất nhiều tài liệu học thuật cho rằng người tị nạn là người thụ động về mặt chính trị, và tôi muốn cuốn sách của mình xóa tan cách nhìn này.
Ví dụ, vào năm 1979, người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã vận động UNHCR và ủng hộ hiệp định năm 1979 công bố quy chế tị nạn cho tất cả người Việt Nam, và họ bắt đầu xây dựng các mạng lưới để vận động cho việc tái định cư người tị nạn.
Trong những năm 1980 và 1990, người Mỹ gốc Việt càng tích cực hơn về mặt chính trị. Có những tổ chức vận động ở Washington, DC để Hoa Kỳ hỗ trợ nhiều hơn cho người tị nạn, có những tổ chức thì cử luật sư và người bào chữa đến Hồng Kông, và nhiều tổ chức khác thì làm việc để giúp người dân Hoa Kỳ hiểu về tình trạng các trại tị nạn.
Tác phẩm của tôi cho thấy người Việt Nam ở hải ngoại xác định mối quan hệ như thế nào giữa họ với người Việt Nam trong các trại tị nạn. Ngoại trừ “thời gian” hay “sự may rủi”, không gì có thể tách rời những người Việt ở Mỹ hoặc Úc ra khỏi những người đồng bào của họ đang chờ đợi trong các trại tị nạn ở Malaysia hoặc Philippines.
Có nhiều lý do chính đáng để các nhà báo và nhà văn khi ghi lại cuộc khủng hoảng tị nạn thì thường tập trung vào những người đang tuyệt vọng trong những chiếc thuyền nhỏ lênh đênh trên biển; tuy nhiên, tôi muốn thu hút sự chú ý của độc giả đến cả hoạt động của những người Việt Nam ở hải ngoại và các chiến lược chính trị của họ. Kết quả là, cuốn sách “In Camps” luận giải về cách người Mỹ gốc Việt (và những người Việt Nam ở các nước khác) đã tích cực hỗ trợ tái định cư cho đồng bào tị nạn như thế nào, và cách họ phát triển các chiến lược đa dạng để đưa câu chuyện của người Việt Nam trong trại tị nạn ra ánh sáng.