khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Mặt Đất Rung Chuyển - Tác giả Đào Hiếu



                                       

Nhà văn Dương Thu Hương nhận xét về nguyễn tấn dũng, nguyễn phú trọng, và dân vn bây giờ





Mỹ và Tàu Cộng lâm trận thị trường




Những bài ca của Trịnh Đá Bát (trịnh công sơn) có tính cách phản chiến không? - Tác giả Hoàng Hải Thủy



Lời nhạc Trịnh công Sơn phản chiến, nhưng là thứ phản chiến không nguy hiểm. Tôi nghĩ như thế. Chúng ta đã đề cao Nhạc Trịnh công Sơn quá đáng, và đề cao như thế là chúng ta ngu muội. “Chửi TC Sơn” cũng là một hình thức đề cao giá trị của TC Sơn. Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà không mất vì cái gọi là nhạc phản chiến TC Sơn. Gọi Đá Bát là “cộng sản nằm vùng” là không đúng. Không bao giờ, không lúc nào Trịnh Đá Bát là cộng sản nằm vùng. Bọn Bắc Cộng, bọn Giải Phóng Miền Nam không bao giờ coi Trịnh Đá Bát là “người trong phe chúng.”

Chuyện này tôi đã kể rồi: năm 1980, sau 24 tháng, kéo dài trong 3 năm, bị bọn Công An VC Thành Hồ bắt, giam ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, tôi xách cái sắc dzu hành, sắc plastic xanh, mang hàng chữ trắng Pan American nhưng Made in Cho Lon, sắc đã rách, 2 hàng phẹc-mơ-tuya chê không chịu ôm nhau, trở về mái nhà xưa dzột nát và vòng tay gầy của người vợ hiền. Năm 1980 Sài Gòn ở dưới đáy của Vực Đói Rách, Hang Sầu Thảm — Đầu Âm Phủ, Cuối Thiên Đường — người Sài Gòn, từ Em Nhỏ lên Ba đến Cụ Già Chín Bó đói te tua, gần như nhà nào cũng có người đi tù, ai cũng sầu não, xanh mét.

Phan Nghị, anh bạn tôi, bảo tôi;

– Mày mới tù về, bị bọn công an Phường nó quản lý, nó gọi ra nó hỏi. Hay nó bắt đi họp ở phường, khó chịu lắm. Mày nên đến sinh hoạt ở Hội Văn Nghệ. Chẳng có gì đâu, lâu lâu có cuộc họp, mày đến họp. Bọn công an Phường có hỏi mày làm cái gì bây giờ, mày nói mày sinh hoạt ở Hội Văn Nghệ, nó khỏi bắt mày đi dự những cuộc họp cải tạo tư tưởng ở Phường hay bắt mày viết bản kiểm điểm. Nếu cần thì nhờ Vũ Hạnh nó chứng nhận cho là mày có đến sinh hoạt ở Hội.

Tôi đến Hội Văn Nghệ, lúc ấy cái Hội Thổ Tả này ở trong vi-la hai tầng, có vườn rộng, ở góc đường Tú Xương-Trương Minh Giảng. Vi-la Tây này trước Ngày Mõm Chó 30 Tháng Tư 1975 là văn phòng của một cơ quan Tình Báo nào đó của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Tôi biết đó là văn phòng cơ quan Tình Báo vì vào một buổi sáng năm 1972, hay 1973, lúc 11 giờ, tôi trên xe Vespa vừa đến cổng vi-la đó thì gặp ông Nguyễn Ngọc Linh trên xe Peugeot 505 cũng vừa đến. Tôi đến mấy toà báo đưa tiểu thuyết phơi-ơ-tông, ông Linh đánh tennis ở Hội Quán Thể Thao Sài Gòn đường Hồng Thập Tự về. Ông bảo tôi:

– Vào đây chơi.

Tôi theo ông vào vi-la. Tôi thấy ông Đặng Đức Khôi đang tiếp khách trong một văn phòng. Ông Linh cho tôi thấy trong một phòng không có đồ đạc có hai con chó bông — chó Bông là chó Lông Trắng nhưng vì cặp chó này đặc biệt nên tôi phải viết kỹ: Chó Bông Lông Trắng như Tuyết. Ông Linh vào phòng vuốt ve cặp chó, tội nghiệp cặp chó bị nhốt trong phòng kín, chúng cuồng cẳng, có người vào, chúng mừng đón rối rít. Ông Linh bảo tôi:

– Chó Alaska. Nó quen xứ lạnh, về đây nóng nó chịu không nổi, cứ phải cho nó ở trong phòng mở máy lạnh suốt ngày đêm.

Đó là thời gian Phó Tổng Thống Nguyễn Cao kỳ đi dự Hội Nghị Paris, nhân viên phái đoàn VNCH mua chó từ Pháp mang về nước hơi nhiều, nên — tôi đọc — trong mục phiếm “Nghe qua rồi bỏ” do Ký giả Tư Trời Biển viết trên Nhật báo Đại Dân Tộc, có bài phiếm trong có câu:

– Phi cơ Boeing chở nhân viên Phái Đoàn VNCH dự Hội Nghị Paris về nước trên toàn chó là chó.

Nếu không biết chuyện nhân viên phái đoàn ta mua chó Tây, chó Mỹ từ Pháp mang về nước, người đọc bài phiếm của Tư Trời Biển chắc chắn không thể hiểu tại sao ký giả Tư Trời Biển báo Đại Dân Tộc lại gọi nhân viên phái đoàn ta là Chó.

Năm 1980 — sáu hay bẩy năm sau — tôi đi trở vào vi-la ấy, bây giờ làm chủ vi-la là bọn Văn Nghệ Giải Phóng Miền Nam. Năm ấy Tổng Thư Ký Hội Văn Nghệ Thành phố Hồ chí Minh là Viễn Phương. Anh là người Nam hiền lành. Anh lên Uỷ Ban Nhân Dzân Thành Phố họp, nghe bọn Thành ủy — Thành Quỷ — Võ văn Kiệt, Phan văn Khải, phổ biến chính sách cù đinh-thiên pháo. Anh về mở cuộc họp ở Hội, làm cái trò khỉ gọi là phổ biến chính sách lại cho văn nghệ sĩ. Nghe mười, anh nhắc lại được hai, ba. Bọn gọi là văn nghệ sĩ đến dzự cũng chẳng thằng ma nào nghe anh nói.

Toàn bọn văn nghệ sĩ Sài Gòn hàng thần lơ láo, mặt trơ, trán chai lì đến đó ngồi nghe. Bọn Lơ Láo ngồi một phe, bọn Giải Phóng kê bàn đối diện. Trong một phiên họp như thế tôi thấy hai anh Trịnh công Sơn (TCS), Phạm trọng Cầu (PTC) líu ríu sau chỗ bọn Viễn Phương ngồi.

Hai anh không muốn ngồi trong hàng ghế bọn văn nghệ sĩ Quốc Gia, gọn và đúng là bọn Sài Gòn chúng tôi, hai anh không thể ngồi chung chỗ với bọn Viễn Phương. Bọn Giải Phóng cố ý không cho hai anh ngồi cùng hàng với chúng. Có mấy tên chủ toạ thì chúng kê đúng từng ấy ghế, chúng ngồi với nhau. Tôi thấy anh Trịnh công Sơn, anh Phạm trọng Cầu loay hoay một lúc rồi lấy hai cái ghế kê ngồi ở cạnh tường. Hai anh không ngồi với bọn văn nghệ sĩ Sài Gòn bại trận, đầu hàng, hai anh không được ngồi cùng hàng với bọn văn nghệ sĩ Giải Phóng.

PTC & TCS

Tôi gọi hai anh là giống “phi cầm, phi thú.” Hai anh không phải là người Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, hai anh không phải là người Giải Phóng Miền Nam.

Người phe nào cũng khinh hai anh.

Lời Nhạc Phản Chiến Nguy Hiểm Nhất là lời Nhạc Phạm Duy. Chỉ kể vài câu trong 2 bài thôi:

– Anh trở về trên chiếc băng-ca, hay trực thăng sơn mầu tang trắng. Anh trở về bại tướng cụt chân,

– Em ngại ngần dạo phố mùa xuân, bên người yêu lạnh lùng chai đá.

– Anh sẽ ra đi vào miền cát trắng. Anh sẽ ra đi, chẳng mong ngày về!



                                                             


Người lính nào nghe những lời ấy mà trái tim không đau nhói.

Đó là là loại nhạc phản chiến nguy hiểm.

Trịnh Đá Bát không bị chính quyền VNCH bắt là vì những người có thẩm quyền trong chính quyền VNCH không thèm bắt những tên con dzân hèn, cắc ké như Trịnh Đá Bát. Họ nghĩ, có thể sai:

– Bắt nó làm gì. Đáng gì mà bắt nó. Nó làm nhạc than thở chứ có gì nguy hại đâu. Lính đánh nhau, bắn giết, chết, tinh thần căng thẳng, cần có nhạc uỷ mị, rên rỉ cho thần kinh mềm lại. Không thì phát điên. Nghe rồi lại đánh nhau. Than vãn là một cách xả sú-bắp. Cũng tốt. Có lính nào đào ngũ vì nghe mấy cái bài nhạc lem nhem đó đâu.

Năm 1980, ở Sài Gòn, Lê Trọng Nguyễn nói:

– Thằng Trịnh công Sơn có phải là cộng sản đâu. Chửi nó là cộng sản, oan nó.

Tôi nói:

– Vì nó không phải là cộng sản mà nó nịnh bợ bọn cộng sản nên mới chửi nó. Nếu nó là cộng sản thì ai nói gì.

Năm 2000, Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, có 4 câu Thơ về Trịnh Đá Bát:

Vạc bay rã cánh cuối trời,
Diễm Xưa chẳng trọn một đời thủy chung
Đá Buồn, Biển Nhớ mịt mùng.
Âm cung tiếng phản, tiếng thùng. Thế thôi.





Gửi Hoàng Phủ Ngọc Tường, of course - Tác giả Nguyễn Quốc Trụ



Con ó không bao giờ phán, bậy quá, bậy quá, tớ có mặt ở Huế bữa đó,
chẳng bao giờ kêu rằng lỗi tại tôi
Con báo làm sao biết, đắn đo nghĩa là gì.
Khi con cá ăn thịt người piranha tấn công, nó chẳng thấy xấu hổ
Nếu rắn có tay, nó sẽ nói, sạch như tay Hoàng Phủ Ngọc Tường!
 
Một con chó rừng không hiểu hối hận là gì
Sư tử và chấy rận không lưỡng lự trong cuộc săn của chúng
Tại sao lưỡng lự, khi chúng biết, chúng có lý?
 
Mặc dù trái tim của những con cá voi giết người nặng cả tấn
Nhìn theo cách khác, chúng nhẹ tênh
 
Trên hành tinh thứ ba này của mặt trời
Trong những biểu hiện của thú tánh
Lương tâm sáng choang là số 1.
 
Note: Biết đâu đấy, nhờ bài thơ này, đao phủ Mậu Thân “đi” được
Cũng là 1 cách về chầu Người, như bạn Cà của Gấu, hay như thi sĩ dởm NDT!
 
Người xưa, đốt Đền Thiêng để được nổi tiếng, đời nay, dựa hơi đao phủ chắc cũng rứa, nhất là thời mà như Kun phán:
 
« Ce n'était pas seulement le temps de l'horreur, c'était aussi le temps du lyrisme! Le poète régnait avec le bourreau ".
 
Đâu chỉ là thời của ghê rợn, của Cải Cách Ruộng Đất, của Đấu Tố, của Nhân Văn Giai Phẩm, mà còn là thời của thơ ca trữ tình, Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm.
Thời Của Văn Cao: Thi sĩ lên ngôi trị vì cùng với đao phủ.
 
Amen!
 
 

cực nắng - thơ Nguyễn Đăng Thường. Đề nghị không nói lái khi đọc bài thơ này





cực nắng

luân đôn xe cộ ngừng
cho bộ hành qua đường
tôi rất e khi đứng
lại chờ băng qua đường
 
ngại cho những người lái
như lãnh tụ độc tài
tôi thấy mình vĩ đại
đứng giơ tay tượng đài
 
đang ngồi khi chung xe
một cô da đen trẻ
đẹp khều tôi nhường chỗ
tôi lắc đầu nhìn cô
 
mỉm cười nói cám ơn
tôi không đi xa hơn
một trạm lên chợ trời
mua thơ tặng lý đợi
 
để thi nhơn lãnh giải
gabo lần thứ hai
lý đợi rất đẹp giai
einstein le lưỡi nhại
 
lý đợi và bè bạn
ngụ chung phòng la hán
nữ tu tranh đỗ quân
ra đường mượn áo quần
 
trung quân gắn đuôi sam
trên đầu của việt nam
bảo mọi người cùng làm
rồi vẽ tranh triển lãm
 
tôi tiếp tục nói nhảm
nghe mọi người hát hò
bảo thôi bỏ đi tám
khiến tôi cụp đuôi bò
 
cúi mặt nhìn thằng nhỏ
coi nó ngủ hay thức
tháng bảy mùa nắng cực
tôi hé quần hứng gió


 

Tàu Cộng trên sông Seine- Tác giả Nguyễn thị Cỏ May


Có người nói “Có Tàu là có tất cả”. Những cái “có” made in china do Tàu đem tới theo lớp di dân Tàu, ngày nay, các nước âu châu đã bắt đầu thấy ngại, muốn bày trừ. Dân các nước phi châu, đã qua giai đoạn hồ hởi lúc đầu, nay cũng đã thật sự thấy ê càng. Nhưng chánh phủ các nước thì có cái nhìn khác, cái nhìn có lợi cho quốc gia về mặt kinh tế. Chánh phủ các nước kém mở mang và độc tài tù trưởng thì vẫn bám theo Tàu để có tiền và tồn tại.
Mùa xuân vừa qua, chuẩn bị cho mùa du lịch mới, Tổng trưởng Ngoại giao Pháp, Ông Laurent Fabius, đã thân chinh ra tận phi trường Charles de Gaulle đón chào đoàn du khách Tàu đầu tiên trong mùa. Do đó, những cái của Tàu do Tàu đem tới thường dễ quên.

Triết lý ngoại giao của Tàu

Đầu thập niên 80, khu Paris 13 ở cực Đông-Nam Paris bắt đầu mở mang thành khu chợ Á châu theo làn sóng tỵ nạn cộng sản của dân Đông dương tới nhập cư. Nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó, người ta thấy người Đông dương thì ít mà người Tàu thì đông hơn. Mà người Tàu tỵ nạn lại không biết nói một thứ tiếng nào của ba quốc gia cựu đông dương. Mà vẫn tử các đảo ở Đông Nam Á tới với giấy tỵ nạn cộng sản Việt-Miên-Lào đầy đủ !

Người Tàu có câu nói như lời kinh thánh « Khi túi áo của con người, mìệng túi còn mở ra phía trên thì không có gì phải lo sợ. Mọi việc đều giải quyết được như ý. Chỉ khi nào túi áo, mìệng trút xuống thì mới sợ » .

Tàu đủ loại, đủ địa phương, từ bên Tàu từ từ tới Paris, rồi ở lại. Họ lo làm việc vô cùng vất vả, sống suốt ngày ở dưới hầm để trốn cảnh sát. Họ cũng bị người Tàu bốc lột tận xuơng. Số người ở lậu ở Paris thường xuyên không dưới 3000. Thỉnh thoảng họ xuất hiện tham gia những cuộc biểu tình của dân đen phi châu và rệp để đòi quyền cư trú. Lúc đó là dịp dân Paris trông thấy Ba Tàu đang ở xứ mình .

Sau biểu tình, họ biến mất ngay.

Tới thập niên 90, người Pháp lấy làm lạ không thấy có người Tàu chết. Thông thường, một cộng đồng sắc dân nào, cũng phải có 10% tử vong. Khi tin đó loan, có người đùa bảo « Hay họ làm bánh bao, xíu mại hết rồi chăng ? » .

Hìện tượng này ngày nay lại thấy ở cộng đồng người Việt nam ở vài nước cộng sản củ. Có lần báo Ba-lan lên tiếng .

Và người ta chỉ thấy số dân tới sanh sống ở Pháp và Âu châu ngày càng đông chớ ít khi thấy đám ma tàu. Như ở Chợ lớn ngày xưa

Có Tàu là có

Ngày nay, chánh quyền Pháp đang điên đầu vì nạn mại dâm trá hình của gái Tàu ở Paris dưới hình thức những tiệm mát-xa. Trong vòng không tới mười năm, số tìệm mát-xa tăng lên mau chóng, từ 60 tiệm bốc lên 600 tiệm . Chánh quyền không dẹp được. Luật pháp chỉ phạt người dẩn mối, không phạt người bán dâm và mua dâm. Mà bắt người dẩn mối không phải là dễ .
Ngành kinh doanh này dễ kiếm lời mà chi phí cơ sở rất nhẹ. Có thể chỉ cần 2 người đủ sức quản lý một cửa tiệm. Mức thu lợi không dưới 12 000 euros / tháng bằng cách chia với gái mát-xa .


Nguồn cung cấp là số gái tàu du lịch từ lục địa. Một cách thật thà lắm là họ ở 3 tháng làm việc . Hết 3 tháng, họ trở về xứ. Rồi sau 3 tháng, lại xin trở qua Pháp tiếp tục làm việc .

Trong số những gái mại dâm Tàu, cũng có nhìều trường hợp, biết qua dễ làm rơi nước mắt . Phụ nữ Tàu làm mại dâm ở Paris, phần lớn trên dưới 40 tuổi . Có gia đình ở Tàu . Họ cắn răng lấy quyết định một mình qua Paris làm kiếm tiền gởi về nuôi gia đình, nhứt là thực hiện giấc mơ cho con đi học trường tư có học tiếng ngoại quốc .

Từ bên Tàu, họ vay mượn từ 10 000 đô-la tới 14 000 đô-la trả cho mối lái để đưa qua Paris, giới thiệu chỗ ở và vìệc làm, với lời thuyết phục là chỉ trong vòng nửa năm là đủ trả hết nợ . Cách đưa người đi của Tàu không khác cách « xuất khẩu lao động » của đảng cộng sản ở Việt Nam để cho ra ngoại quốc lấy tiền . Cũng cùng một giá biểu nữa .

Khi tới Paris, làm nghề may quần áo, lương quá rẻ, chỉ vừa đủ ăn ở . Ráng lắm, còn được chút ít cuối tháng gởi về gia đình. Nợ không thể trả được, mà giấc mơ cho con đi học trường tư sẽ không bao giờ thực hiện được. Người còn chút ít nhan sắc đành nghe theo lời giới thiệu của bà con cùng người Tàu với nhau là đi khách lậu .

Nghề không lấy gì làm đẹp nhưng ở đây, có ai biết ai đâu mà ngại tai tiếng, nhưng chắc chắn mỗi tháng kiếm được trên dưới 2000 euros. Trả tiền chỗ ở 180 euros chung với nhiều người khác chỉ cần chổ ngả lưng. Ăn xài cho bản thân 300 euros. Trả nợ 700 euros. Số còn lại gởi về gia đình đủ sống đàng hoàng. Những người phụ nữ này hài lòng vì sự hy sinh của mình có ý nghĩa đẹp và cụ thể.

Có nhiều cô trẻ nuôi giấc mơ sẽ gặp được một người chồng bản xứ để thật sự đổi đời .

Cả 3000 người Tàu ở lậu, làm ăn lậu, nhưng họ không ồn ào như các sắc dân khác, họ chỉ lo lượm bạc cắc, nên ít làm người Pháp và chánh quyền chú ý và quan ngại lắm .

Trong lúc đó, những người Tàu có tiền, qua Pháp và Âu châu du lịch, ăn chơi, lại làm cho cả chánh quyền địa phương phải lo nhiều biện pháp đối phó với cách ứng xử của họ thiếu giáo dục một cách trầm trọng. Có nhiều thành phố muốn không nhận du khách Tàu nhưng tiền của họ tiêu xài tại chổ không có hình Mao-xính-xáng và lại không nặng mùi xì dầu !

Du khách Trung Quốc bắt đầu chê Paris

Hàng năm có hàng triệu du khách Tàu tới Paris và số tiền họ ăn xài ở đây lên tới hơn tỷ euros. Pháp hết mực o bế du khách Tàu và cả nhà cầm quyền Bắc-kinh. Trong 2 cửa hàng lớn ở Paris, La Fayette và Printemps, có cả khu vực dành cho khách tàu, với nhơn viên bán hàng hoặc các cô xẩm, hoặc nhơn viên biết nói tiếng tàu và làm thủ tục trừ thuế ngay tại chỗ.

Tuy vậy, vẫn có ít du khách Tàu không hài lòng. Họ chê Paris, đường phố đầy cứt chó, người Paris không lịch sự, không hiếu khách. Khác hơn ở bên Tàu, ít khi thấy cứt chó trên đường phố . Nghe bị du khách Tàu phê bình, người Pháp phì cười « Paris có cứt chó vì Paris còn chó. Ở bên Tàu không thấy cứt chó vì chó bị người Tàu nấu canh củ cải hết cả rồi».

Đừng quên trên đời này, cho tới ngày nay, vẫn còn biết bao người mong một lần đến được thủ đô nước Pháp.  Nhiều người Việt Nam ta vẫn thường mơ về thành phố Paris tráng lệ và đầy lãng mạn . Hãy nghe thơ Nguyên Sa “ Paris có gì lạ không em ? ”, để thấy tại sao, trước khi chết, phải ráng tới thành phố ấy một lần cho được ? Vì Paris sao mà kiêu sa, thơ mộng?

« Mai anh về giữa bến sông Seine.
Anh về giữa một giòng sông trắng.
Là áo sương mù hay áo em ?… »


Vậy mà Paris đã phụ lòng những du khách đến từ lưu vực sông Hoàng Hà. Một phụ nữ Tàu nói với người hướng dẫn du lịch :
“ Đối với người Trung quốc, Pháp luôn luôn lãng mạn, bí ẩn và hấp dẫn.  Chúng tôi được bảo rằng “ Thượng Đế sống ở Paris . Một khi tôi nhận ra người Paris thật lạnh lùng, tôi đã quyết định tận hưởng chuyến đi này, nhưng không bao giờ quay trở lại Paris nữa ” .


Và Âu châu cũng ngán du khách trung quốc

Muốn không nhận du khách trung quốc vào xứ nhưng chánh quyền các nơi thấy khó từ chối những đồng đô-la hay euros của du khách đem tới . Họ phải suy nghĩ tìm biện pháp thích ứng.

Hôm đầu tháng 9/2015, chánh quyền Thụy sĩ đã nghĩ ra một cách giải quyết vấn đề rất ổn . Họ đã tổ chức một chiếc xe lửa dành riêng cho du khách trung quốc ở khu nghỉ mát trên núi Rigi thuộc dãy Alpes để như vậy người dân thụy sĩ sẽ không phàn nàn khi phải đi chung xe với người trung quốc luôn luôn quá ồn ào đúng như « chệt về Tàu » và những ứng xử hoàn toàn thiếu văn minh .
Thật vậy, cách ứng xử truyền thống lâu đời của người Trung Quốc như khạc nhổ tứ tung, nói lớn như la làng, tới chỗ đông người như khi chờ lên xen tàu, không bao giờ biết xếp hàng cho có trật tự, …đã làm cho dân Thụy Sĩ bình thường vô cùng bất mãn nên tờ báo Blick của Thụy sĩ đã phải lên tiếng cảnh báo .


Ngoài ra còn có các báo cáo về sự thô lỗ của họ trong các toa xe, và một số người thậm chí còn nói rằng họ đã nhìn thấy khách du lịch Trung Quốc khạc nhổ trên sàn xe, trong khách sạn, tiệm ăn , ….

Ông Peter Pfenniger, Giám đốc công ty hỏa xa địa phương ở Rigi Bahnen than phiền công khai số lượng lớn du khách đến từ Châu Á đã gây ra những khó khăn cho công ty trong việc giám sát vì “sự đông đúc của họ là một thách thức “.

Thực trạng du khách Trung Quốc cư xử thật sự thiếu giáo dục cũng được Thời báo Hoàn cầu phản ánh. Hồi đầu năm nay, Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc thừa nhận “những hành vi thiếu văn minh” của du khách Trung Quốc đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của Trung Quốc với thế giới .

Khi vào tháng 9-2015, công ty dự kiến sẽ cải thiện tình hình và tránh cho du khách của các nước khác trên thế giới không cảm thấy khó chịu trước người trung quốc, họ sẽ cho dọn vệ sinh thường xuyên hơn. Bảng chỉ dẫn chi tiết về cách thức sử dụng toilet cũng được dán nhiều hơn bằng tiếng tàu . Lập tức, thông tin này nhận ngay sự phản ứng khá tiêu cực từ phía Trung Quốc.

Du khách Việt Nam mình

Du khách Việt Nam bị Singapour kiểm soát khó khăn để cho nhập cảnh cũng do sự ừng xử phức tạp của du khách Việt Nam trong thời gian ở Singapour .

Khi đi du lịch, người hướng dẫn luôn luôn nhắc nhở tôn trọng những nghi thức thong thường khi ở khách sạn, nhà hang, …như đừng làm ồn, đừng làm mất trật tự, mà phải xếp hang giử trật tự . Nhứt là khi ăn, đừng dành lấy nhiều thức ăn, ăn không hết rồi bỏ mứa . Ngoài ra, còn ăn cắp vặt đồ vật ở khách sạn, hoặc ở siêu thị làm cho ban tổ chức du lịch nhiều lần phải trả tiền phạt cho những vi phạm này .

Nhớ một hôm, đứng đợi xe ở Paris với Cụ Luật sư TTH, người Hà Nội di cư, thấy một phụ nữ Phi châu đen nói chuyện và cười lớn vang dội cả một gốc phố làm mấy con chim bồ câu đang kiếm ăn trên lề đường hoảng sợ cất cánh bay, Cỏ May bất chợt hỏi Cụ “ Các bà Mít nhà mình có nói lớn tiếng chỗ công cộng bằng bà đen này không?” .

Cụ trả lời : “ Các bà nhà mình nói còn to hơn nhiều“ .

Vậy chẳng lẽ về mặt ứng xử tìêu cực trong quan hệ xã hội, người Việt Nam mình vẫn không thể thua người Trung Quốc, và cả người Phi châu .

Tuần lễ vàng -Tác giả Trần Gia Phụng



Sau khi thành lập ngày 2-9-1945, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh (HCM) và Việt Minh (VM) lãnh đạo, họp phiên thứ nhứt ngày 3-9-1945. Một trong những việc quan trọng đầu tiên chính phủ phải giải quyết là vấn đề ngân sách quốc gia. Theo tài liệu của VM, khi thành lập chính phủ, ngân quỹ trung ương nhà nước VM chỉ có 1,25 triệu đồng bạc Đông Dương, trong đó có 580,000 tiền rách chờ tiêu hủy; trong khi các khoản nợ lên đến 564 triệu đồng. (eFinance Online). Đây là theo số liệu do Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đưa ra, còn thực tế như thế nào thì khó biết.

1.- TỪ QUỸ ĐỘC LẬP

Hội đồng chính phủ VM kiếm cách gấp rút gia tăng ngân sách và ủy nhiệm cho Võ Nguyên Giáp ra sắc lệnh lập “Quỹ Độc lập” để quyên tiền bá tính giúp chính phủ. Đặc biệt là HCM, chủ tịch chính phủ không ra sắc lệnh mà lại ủy cho bộ trưởng Nội vụ là Võ Nguyên Giáp phụ trách việc nầy. Sau đây là nguyên văn sắc lệnh ngày 4-9-1945 của Võ Nguyên Giáp, chỉ hai ngày sau khi ra mắt chính phủ.

SẮC LỆNH

Của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời số 4/SL ngày 4 tháng 9 năm 1945

CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Chiếu theo lời đề nghị của Nội vụ Bộ trưởng
Chiếu theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ ngày mùng ba tháng chín năm 1945


ĐỊNH RẰNG

Khoản thứ nhất: Lập tại Hà Nội và các tỉnh trong nước một quỹ thu nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập quốc gia. Quỹ nầy gọi là Quỹ Độc lập.

Khoản thứ hai: Cử ông ĐỖ ĐÌNH THIỆN làm phụ trách tại Quỹ Trung ương ở Hà Nội. Ông ĐỖ ĐÌNH THIỆN có quyền lập một tiểu ban điều khiển mọi việc, tìm mọi phương kế để gây dựng cho Quỹ Độc lập.

Quỹ ở Hà Nội gọi là Quỹ Trung ương.

Ông ĐỖ ĐÌNH THIỆN sẽ chịu trách nhiệm về mọi phương diện. Ông có quyền đề nghị lên ông Bộ trưởng Bộ Tài chính các phương sách để đạt được mỹ mãn mục đích của Chính phủ. Ông sẽ thu nhận hết các số tiền và đồ vật do các nơi gửi về Quỹ Trung ương.

Khoản thứ ba: Tại các tỉnh trong cả nước, Quỹ Độc lập sẽ do Ủy ban nhân dân hàng tỉnh tổ chức và chịu trách nhiệm về khu vực tỉnh mình.

Những số tiền hoặc đồ vật quyên được sẽ chuyển giao về Hà Nội do ông ĐỖ ĐÌNH THIỆN và Tiểu ban Lạc quyên Trung ương thu nhận.

Khi nhận tiền và đồ vật, Tiểu ban Lạc quyên Trung Ương và các Ủy ban nhân dân tỉnh đều phải giao cho người quyên giấy biên lai răng cưa để chứng nhận. Quyển sổ biên lai răng cưa đó phải do ông Chủ tịch Tiểu ban Trung ương và ông Chủ tịch từng Ủy ban nhân dân hàng tỉnh đánh số thứ tự và ký nhận từng tờ.

Khoản thứ tư: Các Ủy ban phải tổ chức công việc kế toán để ghi chép các số tiền và các đồ vật đã quyên được và đã gửi tới Hà Nội để tiện việc kiểm soát của Chính phủ. Hàng tháng trong mười hôm đầu cuối tháng sau, các Ủy ban các tỉnh phải gửi tới Tiểu ban Lạc quyên Trung ương tại Hà Nội tờ trình về công việc lạc quyên và bản kê các số tiền và đồ vật đã quyên được trong tháng.

Khoản thứ năm: Ông ĐỖ ĐÌNH THIỆN và Chủ tịch Ủy ban nhân dân hàng tỉnh sẽ đứng quản lý Quỹ Độc lập nhưng chỉ được phép thu nhâïn tiền và các đồ vật vào quỹ. Còn việc chi ra sẽ tùy Bộ Tài chính định liệu.

Khoản thứ sáu: Mọi việc quyên tiền và đồ vật và việc tổ chức sẽ đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Tài chính.

Khoản thứ bảy: Các ông Bộ trưởng Nội vụ và Tài chính có nhiệm vụ theo sắc lệnh này thi hành.

Võ Nguyên Giáp (đã ký)
(
http://thuvienphapluat.vn/archive/saclenh-4.SL)


Nowy obraz

 
Đỗ Đình Thiện (1904-1972), người Hà Nội, theo học kỹ sư canh nông ở Toulouse (Pháp) và gia nhập đảng Cộng Sản Pháp tại đây. Tháng 10-1931, ông bị cảnh sát Pháp bắt vì in truyền đơn chống Pháp, rồi nhờ người mang về Việt Nam. Ông bị Pháp kết án 4 tháng tù và bị trục xuất khỏi Pháp, phải trở về Việt Nam.

Về Hà nội, Đỗ Đình Thiện sống bằng nghề kinh doanh. Năm 1932, ông kết hôn với một nữ cán bộ CS, Hai vợ chồng mở tiệm tơ Cát Lợi, số 54 Hàng Gai, Hà Nội, làm ăn phát đạt, trở nên giàu có, lập nhà máy dệt ở Gia Lâm, mua đồn điền Chi Nê (ngày nay ở xã Cổ Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình).

Hai vợ chồng tiếp tục hoạt động bí mật, giúp đỡ các lãnh tụ CS như Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh… Sau khi HCM cầm quyền, nhà tư sản Đỗ Đình Thiện được bổ nhiệm phụ trách Quỹ Độc lập Trung ương ở Hà Nội.

2.- ĐẾN TUẦN LỄ VÀNG

Sắc lệnh thành lập Quỹ Độc lập để quyên vàng bạc được ban hành ngày 4-9-1945, nhưng có thể kết quả quá chậm hoặc quá thấp, và cũng có thể nôn nóng kiếm tiền để kịp chi dùng, nên ba ngày sau đó, nhà nước VM quyết định tổ chức Tuần lễ vàng để kêu gọi, kích động toàn dân đóng góp.

Tuần lễ vàng được phát động từ ngày 7 đến ngày 14-9-1945, nhưng thật ra, Tuần lễ vàng được tổ chức nhiều lần, trong nhiều tháng trên toàn quốc. Mở đầu, HCM đưa ra lời kêu gọi lòng yêu nước và tinh thần độc lập của dân chúng. Điều nầy cho thấy lúc đó nhà nước VM rất cần ngân sách chi dùng. Toàn văn lời kêu gọi của HCM như sau:

THƯ GỬI ĐỒNG BÀO TOÀN QUỐC NHÂN DỊP TUẦN LỄ VÀNG

Cùng toàn thể đồng bào,

Ban tổ chức Tuần lễ VÀNG ở Hà Nội có mời tôi đến dự cuộc lễ khai mạc Tuần lễ VÀNG. Vì bận việc, tôi không đến được, nhưng tôi có bức thư này ngỏ cùng toàn quốc đồng bào.

Nhờ sức hy sinh phấn đấu của toàn quốc đồng bào ngót 80 năm nay, nhất là trong 5 năm nay, chúng ta đã xây đắp được nền tự do độc lập của chúng ta. Ngày nay, chúng ta cần củng cố nền tự do độc lập ấy để chống lại với sự dã tâm xâm lăng của bọn đế quốc Pháp.

Muốn củng cố nền tự do độc lập ấy, chúng ta cần sức hy sinh phấn đấu của toàn quốc đồng bào; nhưng chúng ta cũng rất cần sức quyên giúp của nhân dân, nhất là những nhà giàu có.
Ý nghĩa “Tuần lễ VÀNG” là ở chỗ đó.


Tuần lễ VÀNG sẽ thu góp số VÀNG trong nhân dân và nhất là của các nhà giàu có để cúng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc nầy là việc quốc phòng.

Tuần lễ VÀNG sẽ tỏ cho toàn quốc đồng bào và toàn thế giới biết rằng trong lúc chiến sĩ Việt Minh trên các mặt trận quyết hy sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do độc lập của nước nhà, thì đồng bào hậu phương, nhất là những nhà giàu có, cũng có thể hy sinh được chút VÀNG để phụng sự Tổ quốc.
Như thế, tuần lễ VÀNG không những có ý nghĩa giúp vào nền tài chính quốc phòng, nó còn có một ý nghĩa chính trị quan trọng.


Vì vậy, tôi mong rằng toàn quốc đồng bào, nhất là các nhà giàu có, hết sức vì nước hy sinh.
Tôi tin rằng, toàn quốc đồng bào, nhất là các nhà giàu có trong sự quyên giúp này, sẽ xứng đáng với sức hy sinh phấn đấu của các chiến sĩ ái quốc trên các mặt trận.


Mong toàn quốc đồng bào làm tròn nghĩa vụ.

Việt Nam độc lập muôn năm!

Hồ Chí Minh

Báo Cứu Quốc, số 45, ngày 17-9-1945.
(Trích: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, 1945-1946, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 25-26.) [Người viết in đậm.]

 
3.- VẬN ĐỘNG TUẦN LỄ VÀNG

Nhà nước VM sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông (phát thanh, báo chí, học tập) để vận động dân chúng cùng nhau đóng góp vào Tuần lễ vàng. Trong thư gởi trên đây, HCM đã năm (5) lần kêu gọi “các nhà giàu có” (do người viết in đậm). Những người lớn tuổi hiện còn sống đều cho biết là lúc đó người Việt rất hăng hái đóng góp vì yêu nước và vì tinh thần chống Pháp, chứ ít biết HCM và VM là CS. Sau đây là bài thơ kêu gọi quyên góp vàng bạc nữ trang đăng trên báo Cứu Quốc năm 1946:

“Đeo hoa chỉ tổ nặng tai,
Đeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàng.
Làm dân một nước vẻ vang,
Đem vàng giúp nước giàu sang nào tày…
Đổi vàng lấy súng cối xay,
Bắn tan giặc, nước đến ngày vinh quang.
Mỗi khi các chị ra đường,
Cổ tay chẳng xuyến chẳng vòng cũng xinh.
Lúc nầy làm dáng càng dơ,
Hãy đem vàng để phụng thờ nước non.
Người còn thì của hãy còn,
Nước tan nhà mất vàng son làm gì?”
(Bài thơ nầy do tiến sĩ Trần Huy Bích, đọc theo trí nhớ cho người viết ghi ngày 26-4-2001 tại Santa Ana, California.)


Nowy obraz (1)


Bích chương quảng cáo TUẦN LỄ VÀNG của VM
(Trích: Edward Doyle và nhiều tác giả, The Vietnam Experience:
Passing the Torch, Boston: Boston Publishing Company, 1981, tr. 18.)


4.- KẾT QUẢ TUẦN LỄ VÀNG

“Tổng kết lại, cả Quỹ Độc lập và Tuần lễ vàng, trong cả nước đã thu được 370 kilô vàng và 20 triệu đồng, tương đương với tổng số thuế thân và thuế điền thu được trên toàn quốc trong một năm dưới thời Pháp thuộc.” (Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, Tập I: 1945-1954, Hà Nội: Nxb Khoa Học Xã Hội, 2002, tr. 139.)

Những thành phố đóng góp đáng kể là Hà Nội, Hải Phòng, Huế. Lúc đó Sài Gòn trong tay người Pháp nên VM không tổ chức được Tuần lễ vàng.

Những nhân vật đóng góp nhiều là:

TRỊNH VĂN BÔ và HOÀNG THỊ MINH HỒ: Hai ông bà đã ủng hộ cho VMCS 85,000 đồng Đông Dương (tương đương 215,5 lượng vàng) trước khi VM cướp chính quyền; ủng hộ 200,000 đồng ĐD (tương đương 500 lượng vàng) vào Quỹ Độc lập; ủng hộ 117 lượng vàng trong tuần lễ vàng.

Khi VM về Hà Nội cướp chính quyền năm 1945, ông bà Bô đã biến cơ sở làm ăn của mình, hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi, số 48 phố Hàng Ngang, làm nơi trú ngụ và làm việc, tiếp khách của HCM và cán bộ CS trong hơn một tháng, trước khi HCM vào ở Bắc Bộ phủ.

Đáp lại, sau năm 1954. CSVN chiếm giữ chẳng những cơ sở 48 Hàng Ngang, mà cả nhà riêng của gia đình ông bà Bô ở số 34 đường Hoàng Diệu Hà Nội. Mãi cho đến năm 2003, tức 60 năm sau, CS mới trả lại cho bà Bô căn nhà nầy. Lúc đó, ông Bô đã từ trần.




NGUYỄN SƠN HÀ (1894-1980): Ông là nhà nghiên cứu và sản xuất sơn dầu đầu tiên người Việt Nam, lập nghiệp ở Hải Phòng. Trong Tuần lễ vàng, Nguyễn Sơn Hà cùng gia đình cúng hiến nữ trang, vàng bạc, đá quý, cân nặng toàn bộ là 10,5 ký lô. Ngoài ra, ông cống hiến toàn bộ tài sản nhà cửa cho VMCS. Đáp lại, VM cho ông đắc cử dân biểu nhiều khóa.

ĐỖ ĐÌNH THIỆN, đã từng phụ trách Quỹ Độc lập Trung ương (Hà Nội), đóng góp 100 lượng vàng, và mua đấu giá 1 triệu đồng Đông Dương tranh chân dung HCM, rồi tặng trở lại cho Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Hà Nội.

Tuy thuộc thành phần đại tư sản, địa chủ (có đồn điền Chi Nê), nhưng nhờ sớm “cúng” hết tài sản cho VMCS, và nhất là gốc đảng viên đảng CS Pháp, nên ông bà Đỗ Đình Thiện không bị VM đấu tố trong cuộc Cải cách ruộng đất như bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long, vì sợ phía đảng CS Pháp phản đối.

NGUYỄN THỊ NĂM (CÁT HANH LONG) (1906-1953): Tuy là một góa phụ, bà Cát Hanh Long một mình xây dựng sự nghiệp lớn ở Hải Phòng nhờ tài kinh doanh của bà. Bà buôn nhiều thứ khác nhau, trong đó có nghề buôn sắt vụn.

Vào năm 1945, bà Năm giao cho con trai thứ của bà là Nguyễn Cát (bí danh là Hoàng Công) số tiền trị giá 700 lượng vàng để góp vào quỹ “cách mạng” ở căn cứ địa. Trong Tuần lễ vàng ở Hải Phòng, bà Năm đóng trên 100 lượng vàng nữa. Năm 1946, bà tản cư lên Thái Nguyên. Tại đây, bà mua lại một đồn điền của người Pháp. Bà tích cực tham gia hoạt động trong Hội Phụ Nữ tỉnh Thái Nguyên và từng làm chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên trong ba năm.

Từ 1945 đến 1951, bà Cát Hanh Long đã từng dùng nhà mình làm nơi hội họp, nghỉ ngơi, che giấu, ăn ở, nuôi dưỡng cán bộ CS, trong đó có những nhân vật cao cấp như Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Thanh Nghị, Lê Giản, Hoàng Tùng…

Thế mà bà Năm là người bị chính những người bà giúp đỡ đem ra đấu tố đầu tiên trong đợt CCRĐ năm 1953. Bà bị đấu tố trước Tòa án nhân dân ba lần từ ngày 22-5-1953, có hàng vạn người tham dự. (Hồi ký Trần Huy Liệu [Internet]). Bà bị hành quyết ngày 9-7-1953 ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên.

Theo một tác giả hiện còn ở trong nước, lúc đó có nhiệm vụ viết bài tường thuật vụ xử án bà Cát Hanh Long, thì khi xảy ra vụ án: 1) Hồ Chí Minh bịt râu, hóa trang để đến dự đấu tố. 2) Trường Chinh đeo kính đen để khỏi bị nhận diện khi tham gia cuộc đấu tố. 3) Sau khi bà Năm bị giết, cán bộ CS mua một cái hòm thật rẻ tiền để chôn. Vì rẻ tiền nên hòm nhỏ quá, bỏ xác người chết vào không lọt. Cán bộ CS liền đứng lên đạp xác bà Năm xuống; xương gãy kêu răng rắc rất rợn người. (Trần Đĩnh, Đèn cù, California: Người Việt Books, 2014, tr. 84-86.)

Lúc xử án và xử tử bà Năm, dư luận dân chúng khá xôn xao, kể cả những đảng viên CS, vì bà Năm là ân nhân của đảng Lao Động, người nhân từ, giúp đỡ nhiều người, bao che cho cán bộ VM, tham gia hăng hái công tác phụ nữ. Phía CS giải thích là việc đấu tố và giết bà Năm nhằm chứng tỏ rằng CCRĐ là cuộc đấu tranh giai cấp không khoan nhượng và không phân biệt giới tính nam hay nữ. Nhằm trấn an dư luận, trên báo Nhân Dân ngày 21-7-1953, xuất hiện bài viết nhan đề là “Địa chủ ác ghê” của tác giả C.B., tố cáo địa chủ Nguyễn Thị Năm và hai con trai là những người thật ác độc, giết hại nhiều người. Dần dần người ta biết rằng C.B. là “của bác”, tức là chính HCM viết, nên không ai còn dám bàn tán nữa.

5.- QUYÊN TIỀN ĐỂ LÀM GÌ?

Cuộc lạc quyên trong tuần lễ vàng chắc chắn có thất thoát nhưng có thể không lớn lắm, vì lúc đó tinh thần dân chúng hăng hái chống Pháp và nhất là trình độ tham nhũng chưa cao và khả năng tham nhũng chưa điêu luyện như sau nầy.

Sau Tuần lễ vàng, HCM và VM dùng tiền và vàng lạc quyên được vào hai công việc chính: 1) Hối lộ các tướng lãnh Trung Hoa cầm quân vào Việt Nam giải giới quân đội Nhật. 2) Mua võ khí mà các tướng Trung Hoa tịch thu của quân đội Nhật Bản.

Thứ nhứt, HCM và VM hối lộ các tướng lãnh Trung Hoa nhằm mục đích để cho các tướng Tàu chóng rút quân về nước, đừng quậy phá VM, và ngưng ủng hộ các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội…

Việt Minh và HCM hối lộ các tướng Tàu vừa bằng tiền, vừa bằng vàng. Thậm chí VM còn hối lộ cho tướng Tiêu Văn một bàn đèn hút thuốc phiện bằng vàng. (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, 1945-1964, việc từng ngày, California: Nxb. Xuân Thu tái bản không đề năm, tr. 14.) (Bùi Diễm, Gọng kìm lịch sử – Hồi ký chính trị, Paris: Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, 2000, tr. 67.)

Bà Trịnh Văn Bô tên là Hoàng Thị Minh Hồ, lúc về già ở Hà Nội, đã tâm sự với một nhà báo rằng HCM đã có lần nhờ bà chuẩn bị tiền lót tay cho các tướng Tàu để chúng rút quân về nước, Bà Bô nói: “Để có 200 vạn cho Tiêu Văn, 300 vạn cho Lư Hán, và 500 vạn cho Ứng Khâm, tôi đã phải bán phá giá những xấp vải có trong nhà vì dân kinh doanh đâu để nhiều tiền mặt trong nhà…” (Hoàng Thùy, “Người đàn bà tặng hơn 5,000 lượng vàng cho cách mạng”, Vnexpress.net)

Thứ hai, VM và HCM còn dùng tiền và vàng để mua võ khí của quân Trung Hoa và võ khí do quân Trung Hoa tịch thu của quân Nhật khi giải giới quân đội Nhật.

Tháng 9-1945, quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng vào Việt Nam giải giới quân đội Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16 theo tối hậu thư Potsdam ngày 26-7-1945. Các tướng lãnh QDĐ Trung Hoa liên lạc thân thiết với lãnh tụ các lực lượng dân tộc, nhất là Việt Nam Quốc Dân Đảng, và hứa hẹn khi Trung Hoa rút quân, các tướng QDĐ Trung Hoa sẽ giao số võ khí tịch thu được của quân đội Nhật Bản cho QDĐ Việt Nam. Không ngờ, khi quân Trung Hoa rút về nước, giao kho lại cho QDĐ Việt Nam, thì kho trống rỗng, không còn võ khí, vì VM đã hối lộ các tướng lãnh Trung Hoa và mua hết võ khí rồi. Việt Minh đã phỏng tay trên. (Theo lời kể của một lãnh tụ VNQDĐ lúc đó là Lê Ninh cho em ruột là Lê Hưng. Ông Lê Hưng kể lại cho một người bạn trẻ hơn (hiện cũng đã lớn tuổi) đang cư trú ở Santa Ana, California.)

Chính nhờ số võ khí nầy, mà quân Tự vệ VM mới chống cự lại được cuộc tấn công của Pháp từ tối 19-12-1946 cho đến ngày 17-2-1947, tức gần hai tháng mới hoàn toàn rút lui. Cũng vì vậy, Hà Nội tan nát theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến của VMCS.

KẾT LUẬN

Tóm lại, sau khi cướp được chính quyền, nhà nước VM cộng sản gặp những khó khăn về tài chánh. Lợi dụng lòng yêu nước và tinh thần chống Pháp của đồng bào, VM thành lập Quỹ Độc lập và tổ chức Tuần lễ vàng để quyên góp tiền, vàng của bá tánh.

Nhân dịp mở đầu Tuần lễ vàng, trong thư ngắn ngày 17-9-1945, HCM năm (5) lần kêu gọi lòng hảo tâm của những nhà giàu có, hằng tâm hằng sản. Lời lẽ hết sức nhẹ nhàng, khẩn thiết… Sau đó, một khi đã nắm chắc được quyền lực, HCM và CSVN lần lượt đưa ra những kế sách tịch biên tài sản, nhà cửa, xí nghiệp, tiêu diệt những người giàu có hảo tâm, qua các chiến dịch như Cải cách ruộng đất, Cải tạo công thương nghiệp, Tổ chức hợp tác xã… Bà Nguyễn Thị Năm, tiêu biểu cho những người ủng hộ HCM và CSVN hết sức mạnh mẽ, đã được HCM và CSVN trả ơn theo kiểu CSVN thật thê thảm.

Một điều lạ là kinh nghiệm lịch sử sờ sờ ra đó, nhân chứng sống như bà Trịnh Văn Bô tức Hoàng Thị Minh Hồ vẫn còn đó, thế mà ngày nay vẫn có một số người tiếp tục nghe theo những lời phỉnh phờ, lừa gạt của CSVN. Một số tay tư sản, một số tên có học, có bằng cấp, gọi là “Việt kiều yêu nước” hay “trí thức yêu nước”, vì ham chuộng một chút hư danh hảo huyền, hoặc ham của, ham tiền, ham một ít lợi nhuận nhỏ nhen, về Việt Nam nói là đóng góp xây dựng quê hương, đất nước. Để rồi bị chúng làm tiền, bóc lột, trấn áp và cuối cùng phải bỏ của chạy lấy người.

Sự tráo trở của Khánh Ly (Nguồn: http://www.baomoi.com/Su-trao-tro-cua-Khanh-Ly/c/9053062.epi)



Giới bầu sô, các nhà tổ chức chương trình và nghệ sĩ ở hải ngoại đặt cho Khánh Lỵ hai biệt hiệu khá phổ biến “nữ hoàng xù show” và “ca sĩ nâng giá”.

Không phải là “Đặc công văn hóa văn nghệ” ở trong nước như lời BĐQ Đỗ Như Quyên cả vú lấp miệng em mà chính sự tráo trở thường xuyên của Khánh Ly đã khiến giới bầu sô, các nhà tổ chức chương trình và nghệ sĩ ở hải ngoại đặt cho Khánh Lỵ hai biệt hiệu khá phổ biến: “Nữ hoàng xù show” và “ca sĩ nâng giá”. Sự ồn ào của dư luận đã dẫn dắt giới truyền thông vào cuộc về vấn đề này.

Nhà báo Nguyễn Văn trong bài viết có tựa đề “Ca sĩ Khánh Ly và Nguyễn Hoàng Đoan nói chuyện với Viet Weekly” đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến những hành động lật lọng của Khánh Ly trong lĩnh vực ca hát.

Mở đầu bài báo này là những dòng mào đầu: LTS: Trong giới bầu show, nghệ sĩ, từ nhiều năm qua, vẫn có nhiều ý kiến về vấn đề ca sĩ Khánh Ly, mặc dù là tiếng hát hàng đầu tại hải ngoại, nhưng lại bị ‘tật” là hay tăng giá tiền cát-sê vào phút cuối, rồi bỏ show, nếu người bầu show đó không chấp nhân deal mới với người ca sĩ này.

Trong vấn đề này, Viet Weekly đã phóng vấn nhiều ca sĩ, bầu show và cả ca sĩ Khánh Ly và Nguyễn Hoàng Đoan, chồng chị và cũng là Manager show cho Khánh Ly để rộng đường dư luận. “Suốt bài báo, chỉ toàn những câu hỏi về các vụ đòi nâng giá vào phút chót và xù show của Khánh Ly”.

Cụ thể: Năm 2002, một bà bầu show tên Nga tổ chức show tại Majestic, đã nhờ ông Duy Thanh mời Khánh Ly và Khánh Ly đồng ý với giá lên 3.000 USD. Nhưng 10 ngày trước show diễn Khánh Ly nói với Duy Thanh nâng giá lên 5.000 USD?

Chuyện Khánh Ly bị một bầu show tại châu Âu thả xuống giữa đường vì đòi nâng giá. Trên xe nhiều người năn nỉ nhưng tay bầu show sau khi đã nhận lời mời với Lệ Thu, rồi các show của Dạ Lan, của Tú V.C… đều được hết Nguyễn Hoàng Đoan rồi Khánh Ly trả lời lấp liếm, quanh co. Xin đơn cử nguyên văn một câu hỏi và câu trả lời:

Viet Weekly: Còn việc về anh Trầm Tử Thiêng, nhiều người cho rằng cho đến phút cuối, theo di chúc của anh Trầm Tử Thiêng, gia đình đã không cho chị đến dự đám tang. Dư luận cho rằng, khi còn tại thế, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, người đã môi giới chị với một show diễn bên Phi-Luật-Tân (Philippine-người viết) hát cho đồng bào bị nạn nghe...chị đòi giá là $3.000. Mọi người đồng ý, trước vài hôm lên đường, chị đã tăng giá lên $2.000. Trầm Tử Thiêng vì giữ thể diện, nên đã móc túi $2.000 trả cho chị. Sau đó quan hệ hai bên mất vui. Trầm Tử Thiêng không muốn nói chuyện với Khánh Ly nữa. Chị nghĩ sao về vụ việc này?

Khánh Ly: Về việc anh Trầm Tử Thiêng nó không đơn giản như mọi người nghĩ đâu. Tôi sẽ viết lại chuyện đó. Cho tôi không trả lời câu này. Tôi muốn viết chính xác hơn là những điều anh nghe vì có rất nhiều chi tiết trong đó dính líu đến tiền bạc, đến đủ thứ. Như vậy là chuyện di chúc của Trầm Tử Thiêng không cho Khánh Ly đến dự đám tang là có thật, nên Khánh Ly không đả động tới phần này trong phần trả lời. Nếu là chuyện không có, chắc chắn Khánh Ly đã phản ứng và đính chính ngay.

Còn như Khánh Ly từ chối trả lời và nói sẽ viết lại sự thật, thì ai sẽ chứng minh sự thật đó, khi nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã qua đời!

Dĩ nhiên, mỗi con người sống trên đời này đều có quyền phát biểu lập trường và chính kiến của mình. Vấn đề là phải chân thật với lòng mình. Còn như lập lờ, đánh lận con đen, tiền hậu bất nhất chỉ là kể lừa đảo.

Những năm tháng định cư tại Hoa Kỳ, Khánh Ly và Nguyễn Hoàng Đoan là một trong những người chống phá cách mạng bằng mồm hung hăng nhất. Nhưng năm 1996, khi về Việt Nam với lý do thăm người thân, có lẽ vì sợ bóng, sợ gió, Khánh Ly đã có nhiều phát biểu hoàn toàn ngược lại.

Bà ta nói: “Tôi rất hối hận, tôi muốn trong nước quên đi những lỗi lầm quá khứ của tôi. Tôi chỉ muốn về thăm quê hương như một người bình thường”. Khi được hỏi về động lực khiến Khánh Ly tham gia vào các chương trình ca nhạc mang tính khích động quần chúng của nhóm Hoàng Cơ Minh, bà ta trả lời: “Tôi tham gia vì ham vui, vì có tiền, chứ chẳng bao giờ tin vào Hoàng Cơ Minh cả”. Thế nhưng trở về Mỹ, Khánh Ly lại giở quẻ, tiếp tục tuyên bố hung hăng và tham gia vào các chương trình ca nhạc sặc mùi chống phá nhà nước.

Ngày 4/3/2000, Khánh Ly một mình về Việt Nam lần thứ hai, cũng với mục đích thăm gia đình. Gặp lại những nhà báo từng tiếp xúc với bà con trong lần về trước đây, bà ta lại chữa thẹn: “Dưới sức ép của các phe nhóm phản động, tôi phải hát cho các chương trình của họ. Nếu không sẽ bị coi là không xác định lập trường”.Và Khánh Ly lại hối hận, lại mong bà con thông cảm cho hoàn cảnh.

Về Mỹ, im lặng được một thời gian, ngày 13/1/2004, Khánh Ly lại kêu gọi thành lập hội “Ái hữu ca nhạc” và tẩy chay các nghệ sĩ trong nước sang Mỹ biểu diễn. Cũng trong lần về này, một hôm đến phòng trà Bạch Dương, nhiều người nhận ra Khánh Ly và yêu cầu bà ta hát cho họ nghe vài bài. Ngẫu hứng, Khánh Ly bước lên sân khấu và hát liền 3 bài.

Một bầu show có mặt tại phòng trà Bạch Dương đã hỏi Khánh Ly: “Mai mốt mời chị về hát, chị có ok không?” Như một quán tính, Khánh Ly nói ngay: “Mời tôi về trả cát-sê bao nhiêu?” Bầu show đáp: “Mỗi bài 2 triệu”.

Bất cứ ai, và ngay cả Khánh Ly cũng thừa hiểu 2 triệu tiền Việt Nam… Vậy mà khi về lại Mỹ, hết Khánh Ly, rồi Nguyễn Hoàng Đoan lại cường điệu với nhiều người: “Việt Nam trả 2 triệu USD tiền cát-sê để mời Khánh Ly về hát, nhưng chắc không có chuyện đó đối với tôi”. Chẳng ai lạ gì với tính cách lật lọng của Khánh Ly.

 Trước đây, khi thấy thị trường ca nhạc trong nước còn èo uột, bà ta từng tuyên bố sặc mùi phản động: “Tôi chỉ về khi không còn chế độ cộng sản nữa mà thôi”. Nhưng mới đây, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC, Khánh Ly bộc bạch: “Về Việt Nam vẫn nằm trong mơ ước của tôi”.

Bà ta nửa úp nửa mở nói tiếp: “Hiện tôi chưa có ý định di chuyển hay thực hiện một chương trình nào đó ở xa, nên tôi cũng chưa nghĩ đến việc liệu việc về Việt Nam có khó khăn với tôi hay không.

Nhưng tôi tin chắc là tôi xin phép về Việt Nam như mọi người khác để về thăm, chắc không có vấn đề gì”. Chẳng biết do suy nghĩ chủ quan, hay được gởi gắm tâm sự. Ca sĩ Thanh Tuyền nói: “Khánh Ly đã 67 tuổi rồi. Cũng mong được về nước để hát trên mảnh đất quê hương mình. Chị ấy muốn về trước khi quá muộn”.

Tôi nghĩ, chuyện Khánh Ly muốn về Việt Nam hát trong thời điểm này, chắc chẳng có gì trở ngại. Chỉ mong, lần này bà ta không lật lọng và ăn nói tiền hậu bất nhất, cuối cùng bài viết này, tôi muốn nói, dù ở đâu trên trái đất này, cái hay cần phải được ca ngợi, cái thiện phải được xiển dương và cái ác càng cần thiết được phê phán.

Hãy sòng phẳng như trường hợp của tay đấm lừng danh Mike Tyson, huyền thoại bóng đá Maradona và vua nhạc rock Michael Jackson. Mỗi người một lĩnh vực, nhưng họ đều là những siêu sao của thế giới. Vậy mà bên cạnh tài năng, những cái xấu của họ trong cuộc sống, cũng bị đem ra mổ xẻ một cách rạch ròi, không thương tiếc, mà chẳng thấy ai nói là bươi móc đời tư hết cả. Bởi đó là sự thật.

Ca Sĩ Tùng Dương hát nhạc tcs ở phố trịnh công sơn, Hà Nội 2015







TRANG TRẦN: "ĐỊT CON MẸ ĐẢNG CSVN - MẤY THẰNG CÔNG AN MẶT LỒN!"  



Ao Bà Om ở Trà Vinh, VN. Tương truyền ao này được đào bởi "một đội ngũ" các bà Miên không mặc áo (sic)!







Ông Đoàn Văn Vươn kể lại vụ án "tiếng súng hoa cải"







Facebook: Vùng đất của những chồi non




                                      


Tháng Bảy Tro Bụi- Tác giả Tuấn Khanh (Saigon)




                                             


Nếu ngày ấy...- Thơ của Cậu Bảy



Nếu ngày ấy bến Nhà Rồng đóng cửa
Người lang thang quay trở lại Nghệ An
Làm giáo làng hay một chân thư lại
Thì ngày nay dân đã thoát lầm than.
 
Nếu ngày ấy, sông Sài Gòn nổi sóng
Người đang leo bỗng rớt mẹ xuống sông
Bầy sấu đói đã reo mừng ruớc bác
Thì ngày sau xương đâu trắng cánh đồng
 
Nếu ngày ấy trên bong tàu đêm tối
"Người lao công đang quét dọn hành lang”
Cơn sóng dữ tiễn đưa về đáy biển
Thì ngày nay quê mẹ đã bình an.
 
Nếu ngày ấy trời Paris trở lạnh
Cục gạch hồng chẳng đủ ấm qua đêm
Bác chết cóng trên mình cô đầm nái
Thì ngày nay tổ quốc đã êm đềm.
 
Nếu ngày ấy, tên toàn quyền rộng lượng
Cho người vào trường thuộc địa, khỏi thi
Mẫu quốc đã có thêm Hoàng Cao Khải
Mà An Nam cũng thoát cảnh “bác đi”.
 
Nếu nếu nếu, thêm một ngàn lần nếu
Bác chẳng đi! Đi chẳng có ngày về!
Về, thượng mã phong bờ hang Pác Bó
Thì ngày nay đâu có lũ u mê!