khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

Mỹ thu hồi 27 tấn cá trèn nhập từ Việt Nam







Người may chiếc áo dài VN trên đất Mỹ







Rác hồ chí minh







Vị trí cuối cùng của nhà báo Trương Duy Nhất ở Thái Lan







Freedom House: Việt Nam +Sản không có tự do!







Miếu nổi giữa lòng sông Saigon







ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ







Saigon đêm 30 Tết - Tác giả Hoàng Hải Thủy







Phỏng vấn Ks Vi Toàn Nghĩa







Bánh chưng, bánh tét ngày Tết







Trần Văn Lương: "Tao mới biết mày luôn về "ăn Tết". Nhưng mày hằng trốn biệt chẳng tìm tao. Vì ngại tao túm áo hỏi tại sao. Mày không nghĩ đến đồng bào đất nước"







Xã Hội Chủ Nghĩa tại Hoa Kỳ (Phần 4)







Xã Hội Chủ Nghĩa tại Hoa Kỳ (Phần 3)







Xã Hội Chủ Nghĩa tại Hoa Kỳ (Phần 2)







Xã Hội Chủ Nghĩa tại Hoa Kỳ (Phần 1)







Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2019

Xã hội làm 'nô lệ' cho thánh thần và dấu hiệu 'mạt vận' của văn hoá







Một xã hội khói hương
Cả một xã hội khấn vái, ước ao, một xã hội biến mình thành nô lệ của hương khói và thánh thần là con đường tắt dẫn văn hóa đến ngày "mạt".
Nói ra thì bảo báng bổ, nhưng cứ thử nhìn mà xem, tháng Giêng năm nào, người ta cũng thấy rõ ràng nhất, đầy đủ nhất cái sự mê tín đến khủng khiếp của người Việt.
Một xã hội “khói hương”, với hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người chen chân mang vác thủ lợn, gà luộc, vàng mã, đủ thứ lễ lạt cồng kềnh và cầu kỳ khắp các chùa chiền, miếu, phủ; từ nơi xa xôi hẻo lánh đến thị thành nhộn nhịp; từ đầu tuần tới cuối tuần, dai dẳng hết cả tháng Giêng, tháng Hai, có nơi còn vắt sang tháng Ba.
Đâu đâu cũng thấy những người là người, nghi ngút khói hương, sì sụp khấn vái, cầu ước.
Xa xôi gì đâu, mới cách đây mấy ngày, dư luận khiếp đảm chứng kiến một cuộc hỗn chiến dã man bằng nắm đấm, gây gộc, hung hăng và máu để cướp cho bằng được quả “phết”, tại Phú Thọ. Vì tương truyền, có quả ấy trong nhà, cả năm sẽ may mắn, ăn nên làm ra, rồi cả …đẻ con trai.
Tối hôm sau, hàng chục nghìn người xếp hàng dài cả cây số, tràn khắp các con đường, ngay trục giao thông trung tâm của Thủ đô, vái vọng xa tít tắp vào ngôi chùa Phúc Khánh vì đặt niềm tin vào sự linh thiêng của nơi này.
 
Cũng đêm đó, ở đền Trần Nam Định, hơn vạn người chen lấn, giẫm đạp, nhảy bổ lên cả lư đồng, bàn thờ để cướp bằng được một chút lộc mang về nhà. Lộc ấy, dù được cướp theo cách báng bổ nhất, cũng được nâng niu như thứ bùa hộ mệnh cho lòng tin mãnh liệt vào đường công danh, thăng quan tiến chức.
Rồi các phủ, các đền, chùa, miếu mạo…cứ sau Tết là tấp nập người ra kẻ vào, khổ sở chen lấn, sớ cầu xin nào cũng dài dằng dặc ti tỉ ước mong.
Thôi thì, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, an vui trong ngày đầu xuân năm mới vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt bao đời. Những địa danh tâm linh ấy, cũng được dựng lên từ ý nghĩa văn hóa và lịch sử đầy nhân văn của cha ông.
Nhưng thử hỏi, bao nhiêu người trong số các khách thập phương xa gần kia, mang cái tâm hướng thiện và cầu bình an thực sự đến với những nơi linh thiêng. Hay nhiều hơn thế, những kẻ đang hùng hổ cướp lộc và len lén mua khói bán nhang, mua thần bán thánh đến cầu khấn những điều biểu lộ sự tham lam vô độ của lòng người.
 
Mùi của khói hương là mùi của bình an, của tĩnh tại, của thời khắc thiêng liêng, của ước vọng tốt đẹp và hướng thiện. Thứ mùi ấy, nhất định không thể tồn tại giữa xô bồ và toan tính.
Từ bao giờ, niềm tin của con người được “gá” vào thánh thần chứ không phải giữa con người với con người, giữa con người với ngay chính xã hội mà chúng ta đang sống, đang tồn tại hiển nhiên như vậy?
Cả một xã hội khấn vái, ước ao, một xã hội biến mình thành nô lệ của hương khói và thánh thần.
Văn hóa, chắc rồi cũng đến hồi “mạt vận”, khó mà ngóc đầu lên được, khi thay vì ngẩng cao đầu mà dũng khí, thì cả biển người lại sống bằng quỳ lạy dập đầu và đi “xin” giàu có, vinh hiển, con cái, công danh sự nghiệp… từ các vị thánh thần. Quỳ lạy xong nhảy bổ lên đầu người khác, lên cả bàn thờ để cướp hương hoa vàng lộc, “mạt” ở đấy chứ đâu.
Không “mạt vận” sao được, khi sự mê tín cực đoan đã đẩy con người vào sự ngu muội và làm trỗi dậy tính dã man nhất, ác độc nhất, hình thành cả một thế hệ hung bạo.
Vung gậy đánh gục cái người đang là anh, em, chú, bác gần gũi đó để mang bằng được cái may, cái lộc về nhà là cầu an hay là biểu hiện của sự phi nhân tính đến lạnh sống lưng?
Rồi từ sự hung hăng bạo ngược được “tôi rèn” ở nơi làng xã ấy, sẽ chẳng còn lạ khi người ta ra ngoài kia, lạnh lùng chém chết cả một gia đình vì mấy đồng bạc lẻ, xuống tay đâm chết một mạng người ngay trên bàn nhậu dễ dàng đến kinh sợ.
Xã hội khói hương dẫn văn hóa đi tắt đến ngày “mạt”, ngắn ngủi lắm.
 
 
 

Tư bản giẫy chết? KHÔNG !







Phương Anh hát Cảm Ơn, nhạc Nhật Ngân







Gm Hoàng đức Oanh phát biểu trước đồng bào Vườn Rau Lộc Hưng: "Nhà cầm quyền +s đã mất lòng tin của nhân dân, họ hứa mà không làm"







Côn đồ vào gây hấn khi Gm Hoàng Đức Oanh thăm bà con Vườn Rau Lộc Hưng chiều mùng 4 tết 2019







Gm Hoàng Đức Oanh thăm và lì xì cho dân oan Lộc Hưng mùng 4 Tết 2019







Việt Nam thoát nghèo hay không phụ thuộc vào giáo dục tốt và dân chủ







Xã hội bất an thì mê tín nhiều hơn







Xuất khẩu gạo của Việt Nam 30 năm nhìn lại







Tầm quan trọng của vũ khí Nga đối với Việt Nam







XHCN nghĩa là gì?







Chương trình đặc biệt mừng Tết Kỷ Hợi tại Úc







Tỷ phú Tàu Cộng bị từ chôi khi xin quốc tịch Úc







Á Châu ngày nay, 9/2/2019







Đột phá mới về phương cách điều trị ung thư tuyến tiền liệt







VN tuần qua, 9/2/2019







Ỉn Ất Hợi Ụt Ịt Xuân Kỷ Hợi - Tác giả Nguyễn Trung




      éc éc vang trời chào đời xuân Ất Hợi. Hao mòn theo thời gian, tiếng nói của vào xuân Kỷ Hợi năm nay chỉ còn là ụt ịt khàn khàn, tiếng không ra tiếng, cả về giọng nói, những cái gì nó nói ra… Bây giờ lại càng khó nghe chết được!..

Số là người ta bảo, Ất Hợi là lợn vàng, nên không ai nỡ cho nó tham gia vào chuyện “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh…”  Vì thế được giữ lại để làm lợn đất, dùng vào việc bỏ ống để dành tiền… Người ta bảo, làm thế tiền mẹ sẽ đẻ ra nhiều tiền con…

Tiền bỏ ống vào lợn đất có tên là lợn vàng này mãi cũng đầy. Nhưng chẳng ai nỡ đập lợn vàng ra lấy tiền đem tiêu. Vả lại với thời giá ngày một bay cao, nắm tiền trong bụng lợn đất này, dù tên lợn vàng đi nữa, thử hỏi mua được bao thứ?.. trở thành lợn cảnh, ụt ụt ịt ịt, bụi bặm kín người, trơ vơ một mình ngốn thời gian quanh năm trong một xó bàn.., chẳng ai thèm rờ tới. Cứ phải đợi cho đến khi xuân về, nó lại ụt ụt ịt ịt một tý, đánh tiếng với làng xóm nó vẫn tồn tại…
 
Đã thành lệ qua nhiều năm, cứ xuân về là mấy bô lão của làng lại cùng nhau đón Tết và thăm ỉn vàng Nhưng lần này không biết tại sao nóng ruột lắm, muốn nghe xem xuân Kỷ Hợi này ỉn vàng ụt ịt cái gì… Bởi vì lúc này đất nước đang rôm rả chuyện lò & củi… Bên ngoài là chuyện Biển Đông… Xa hơn nữa là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, kéo theo đủ mọi loại phản ứng dây chuyền phức tạp! Thế rồi Tây Bán Cầu hôm nay bỗng dưng ầm ầm biến động rung chuyển Venezuela xã hội chủ nghĩa… 
  
Trong phòng khách, các bô lão ấm ấm trong tay chén chè hoa mộc chung quanh lợn vàng. Các cụ không phải chỉ có nghe bằng tai,  mà cả hai con mắt và gọng kính cũng giương cao hơn, miệng các cụ cũng mở rộng thêm, cứ như nuốt từng âm thanh của! Đơn giản vì cái ụt ịt của lợn vàng ở tuổi của hôm nay càng khàn khàn, câu được câu chăng không dễ nghe chút nào… Lợn vàng ụt ịt một thôi một hồi rồi tịt luôn, các bô lão xúm quanh, làm đủ mọi trò, vẫn nằm im như đất, hệt như khi các cụ mới tới!..
 
Dụ khị mãi không chuyển, các bô lão chán quá, quay ra kháo nhau:
 
-        Sao xuân này ỉn vàng kiệm lời thế các bác nhỉ? – một cụ vẫn còn thòm thèm.
-        Ỉn vàng nói gì loằng ngoằng mà lôi cả sống và chết vào câu chuyện đầu năm mới, thật kinh quá! Phui phui cái mồm của nó đi!
-        Tôi luận ra được các cụ ạ. Lợn vàng nó bảo chuyện “lò & củi” nhất thiết phải dẫn tới cải cách chính trị, nếu không chết là cầm chắc!
-        Không, không! Các cụ ơi, tôi lại cho lợn vàng tào lao chỗ này rồi! Lúc này mà cải cách chính trị để mà mất chế độ à! Tầu nó sẽ nuốt chửng, chớ không tha một Việt Nam cải cách đâu!
-        Làm gì có. Cụ sợ Tầu rồi! Cải cách chính trị để có toàn dân thì sợ đếch gì Tầu?
-        Thế là cụ muốn cải cách chính trị để chống Tầu phải không?
-        Không. Lợn vàng đâu có nói thế hả các cụ!? còn lôi cả Mỹ và Nga vào câu chuyện của chúng ta cơ mà! Tôi nghe rõ mồn một như vậy mà.
-        Thiệt không?
-        Thiệt mà. – một cụ khác có ý kiến.  - Gút lại, tôi hiểu nói theo ý: Cả Mỹ, Tầu và Nga mặt nào đó lúc này rất cần một Việt Nam không nghiêng vào một bên nào trong bộ 3 này, cũng không để cho 1 ai trong bộ 3 này lôi kéo hay thao túng được Việt Nam thành của riêng của mình, toàn phần hay từng phần, dù là phần lớn hoặc phần nhỏ!..
-        Đào đâu ra một Việt Nam như thế hả cụ? Xin các cụ cứ mở to mắt ra mà so sánh đi, Tầu đã chi phối được Việt Nam bao nhiêu phần trăm? Mỹ bao nhiêu phần trăm? Nga bao nhiêu phần trăm? Bao nhiêu phần trăm còn lại mình thực sự là mình? Ai là người đang thực sự thao túng Biển Đông này!?..
-        Ối ối! Đừng! Chẻ ra hết theo các phần trăm như thế hãi lắm các cụ ơi! Toạc móng heo như vậy, dân mình biết được sẽ chất vấn đảng mình thì không còn đường nào mà trả lời!
-        Nhưng muốn có một Việt Nam vững như bàn thạch không ai lôi kéo hay thao túng được thì phải là một Việt Nam mạnh lắm. Dân phải giỏi, mà lãnh đạo cũng phải giỏi, các cụ ạ.
-        Trúng phóc! Vì thế ỉn vàng mới bảo phải cải cách chính trị, nếu không sẽ chết! Nhưng cái đoạn loằng ngoằng xâu lại một lúc cả bộ 3 Mỹ - Tầu – Nga lại với nhau thì tôi vẫn chưa hiểu. Lôi thôi rắm rối thế nào ấy!
-        Tôi vận ra mọi thứ và hiểu được! – một cụ đặt tách nước chè của mình lên bàn, vung tay hỗ trợ cho câu nói của mình: - Này nhé, Mỹ - Tầu – Nga kình địch nhau thế nào đi nữa, nhưng luôn muốn tránh phải choảng nhau trực tiếp nếu tránh được! Vì choảng nhau trực tiếp như thế bên nào cũng mất sạch! Nếu sơ ý, Việt Nam ta dễ trở thành chiến trường cho họ tỷ thí với nhau, thế là nước ta sẽ lại một lần nữa lĩnh đủ các cụ ạ! Nhưng một Việt Nam mạnh, không phải leo dây, lại vững như bàn thạch, cả khu vực Đông Nam Á sẽ làm theo!.. Cả Đông Nam Á như thế sẽ có một vai trò hoàn toàn khác trong bàn cờ của 3 ông lớn này! Cái này hay lắm các cụ ơi! Nước ta phải dấn thân đến cùng giành lấy!
-        Bác nói thế chí lý quá, Việt Nam lại là đối tác chiến lược của cả 3 nước Mỹ, Trung, Nga, nên dễ ăn nói với họ, chỉ cốt sao có đủ trí tuệ và thực lực quăng đi cái leo dây là được!
-        Ô hô!.. Hai cụ này ảo tưởng rồi ạ. Mọi việc theo hai cụ cứ dễ dàng như ngồi mát bóc bánh ra mà ăn vậy!.. Xin thưa nhé, ta hợp tác với Repsol khai thác dầu, trên thềm lục địa của ta hẳn hoi. Thế mà Trung Quốc nó bảo dừng, nếu không sẽ lấy nốt các đảo Trường Sa còn lại, thế là ta phải dừng đấy! Các đối tác chiến lược của ta đã làm gì? Trung Quốc còn gây sức ép trực tiếp với cả Repsol nữa đấy!

Một cụ ngồi xa tít góc phòng, chỉ tay vào cụ vừa nói:
 
-        Lão già này chí phải đấy các cụ ơi! Không dân, không thực lực như thế này, không thánh tướng được đâu! Lão ăn nói khôn ngoan như thế mà có mỗi chầu rượu nhân 60 năm tuổi đảng phải khao làng, Tết đến rồi mà vẫn cứ lẩn như trạch!
-        Ấy ấy, xin các cụ. Coi chừng chúng ta lạc đề mất. Đang bàn luận các ý tứ hôm nay của ỉn vàng cơ mà! Tuy nhiên, tiên trách kỷ, các cụ ạ, mình cứ nhũn như con chi chi mãi thế này là mời gọi Trung Quốc lấn tới! Phải cải cách chính trị để nhân dân trưởng thành lên, phát huy được sức mạnh của những quyền tự do dân chủ của mình các cụ ạ. Như thế mới xây dựng được thể chế chính trị vững mạnh và có bản lĩnh. Một thể chế chính trị mạnh của một dân tộc mạnh là điều kiện tiên quyết để nước ta trụ được trong thế giới sóng gió hôm nay các cụ ạ. Tôi hiểu ý tứ của ỉn vàng là như thế!
-        Thưa các cụ, - một cụ khác giơ tay xin nói: - Tôi cũng hiểu đúng như cụ bạn này ạ. Nhất là kinh tế nước ta 2 năm nay có sắc thái mới, đang là điểm đến của nhiều triển vọng  mới cho hòa bình, hợp tác và đầu tư nước ngoài (FDI)... Đấy là những thuận lợi to lớn cho tiến hành cải cách chính trị các cụ ạ… Để từ đây mở ra cho đất nước một thời kỳ phát triển mới! Nhiều quốc gia khác có mơ cũng không có được những thuận lợi to lớn này! Nếu chỉ có “củi & lò” và không có cuộc cải cách chính trị để thay đổi, thử hỏi đất nước này sẽ có cái gì, hay sẽ mất tiếp cái gì hả các cụ?
-        Sẽ có tiếp thân phận leo dây và chư hầu kiểu mới. Sẽ mất tiếp một lần nữa cơ hội đổi đời! Cứ lần lữa không cải cách chính trị như thế này, đến lúc nát như tương thì sẽ chỉ còn bạo loạn thôi, không cải cách được nữa đâu! Theo tôi, thuận buồm thuận gió thế này, bây giờ đang là thời điểm và thời cơ số một các cụ ạ!
-        Có dân sẽ có tất cả!

Một cụ ngồi bên vồ lấy vai cụ bạn vừa nói:
 
-        Ỉn vàng nói toạc ra như vậy hả? Sao tôi lại không nghe được rành rọt như thế nhỉ?
-        Thưa cụ, ỉn vàng không nói thành từng câu từng chữ như vậy ạ. Nhưng chắc chắn tôi luận ra không sai ý tứ của ạ. Rõ lắm ạ, không thể kết luận khác được ạ.
-        Mấy câu loằng ngoằng sau cùng, có phải ỉn vàng giải thích tại sao lãnh đạo đến giờ này vẫn tránh né cải cách chính trị không? Tôi chỉ nghe rõ được mấy tiếng cuối cùng: Không cải cách chính trị là chết!..  Chẳng lẽ lãnh đạo không thấy điều này à? – vẫn cụ vừa mới hỏi khi nãy.
 
Cả phòng khách im lặng mất một lúc, chờ đợi ý kiến của nhau. Mãi mới có một cụ:
 
-        Tôi nghĩ lãnh đạo họ thừa biết các cụ ạ. Có lẽ họ còn biết nhiều hơn chúng mình nữa là khác!.. Biết mà không dám cải cách chính trị thì mới đáng sợ hơn nhiều lần!.. – đến đây, cụ này bỏ lửng.
-        Ô hay, đã nói A thì phải nói B chứ! Sao tự dưng lại tịt ngòi thế?
-        Dạ thưa… Ỉn vàng loằng ngoằng mấy câu gần xa cuối cùng rồi kết luận: Họ sợ! chấm hết ạ!
-        Sợ là bệnh kinh niên rồi. Nhưng gần đây phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh về COC cho Biển Đông là rành rọt chứ, phía Trung Quốc cứ loanh quanh lần lữa mãi. Kinh tế đang nỗ lực tìm lối đi mới. Đầu năm nay vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia và biển đảo được nhấn mạnh hơn trước… Ngày 27 & 28 tháng 2 tới này Việt Nam sẽ là địa điểm cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim nữa mới oách chứ… Như thế là đất nước có rục rịch đấy chứ!?
-       
-       
-        Vâng! Nhưng theo tôi, họ vẫn sợ mất chủ nghĩa xã hội và sợ TQ ạ! Vì thế vẫn sợ cải cách chính trị ạ, tôi dám cam đoan trăm phần trăm là như thế! Nếu sai cứ đem đầu tôi đi mà chặt! Vì ngoài ra tôi thấy chẳng có gì đáng sợ đối với họ! – một cụ có ý kiến.
-        Từ rục rịch đến cải cách chính trị có khoảng cách lớn lắm các cụ ạ. Câu chuyện của đất nước ta là như thế… Nghĩa là lãnh đạo và đảng cũng phải vượt qua nỗi sợ của chính họ! Có phải thế không?
-        Nhất là phải có dân, đi với dân, dựa vào dân! Chứ không được sợ dân và trấn áp dân!
-        !?!?!?
 
 
 

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2019

Tâm tình dân oan Lộc Hưng đầu xuân 2019







Rộn rã một thời báo Tết các tường trung học thời trước 30/4/75 - Tác giả Nguyễn mạnh Hà





Trong thời buổi báo giấy dần trở nên xa lạ với bạn đọc thì việc học sinh trung học làm báo bán được hàng nghìn bản vào dịp Tết quả là sự lạ. Tất nhiên chuyện xảy ra cách đây cũng hơn nửa thế kỷ tại Sài Gòn và các tỉnh phía Nam.

Bộ mặt của trường


Gặp nghệ sĩ, nhà nghiên cứu Trịnh Bách tại buổi giới thiệu Sách Tết ở Hà Nội, ông lại mang chuyện làm báo Tết thời còn học trường Võ Trường Toản- Sài Gòn ra kể: "Báo Tết của học sinh được đón nhận rầm rộ. Nó giống như danh dự của trường, thể hiện trình độ văn hóa học sinh của trường, nên thi đua kinh lắm,bài vở chuẩn bị cả năm."

Báo Tết của học sinh gọi là "giai phẩm Xuân" đầu những năm 1970 in offset, bìa màu với trường giàu ở thành phố, còn tỉnh lẻ quay roneo- cốt sao vừa túi tiền học trò. Cả trăm trang đâu phải chuyện chơi. Nhà văn Lê Văn Nghĩa nhớ mỗi lần in cỡ 1-2 ngàn bản. Còn theo Trịnh Bách, có trường in tới 5 ngàn bản- trong khi tạp chí Bách Khoa thời hoàng kim cũng chỉ được 4.500 (thống kê của Nam Bộ đất và người). "Vì ở những trường lớn, ngoài số báo bán cho học sinh và phụ huynh, còn phải in đủ để bán sang các trường khác và các sạp báo," ông Bách nói.

Nhà báo Phạm Công Luận trong tập 1 Sài Gòn chuyện đời của phố (NXB Văn Hóa Văn Nghệ 2015) bổ sung nguyên nhân bùng nổ báo Tết học sinh khi đó:

"Báo Xuân học đường là cơ hội của các cây bút học đường do báo chí người lớn thu hẹp dần đất dành cho tuổi trẻ, nhiều tờ báo khác bị đóng cửa do tình hình khó khăn thời chiến."

Báo chí là một trong những hoạt động quan trọng của hiệu đoàn- tổ chức sinh hoạt ngoại khóa (thể thao, văn nghệ…) của học sinh trong trường do các học sinh ưu tú trong các lĩnh vực đó cầm chịch.

"Vì thế, trước tháng 12 dương lịch là các trưởng ban (báo chí) các lớp- không phân biệt lớn nhỏ (trường thời đó gộp cả cấp II và III- PV)- được lệnh của trưởng khối 'báo chấy' toàn trường kêu gọi tham gia viết bài cho giai phẩm trường mình. Quyền lợi của 'nhà văn, nhà thơ' là được đăng bài và hãnh diện với bạn bè, ngoài ra không còn gì hết"- Lê Văn Nghĩa viết trong bài Tết và giai phẩm học trò (đăng báo Công an TP HCM Tết năm nay).

Ông Nghĩa cho hay, bài vở sau khi được nhóm báo chí xử lý phải chuyển cho giáo sư hướng dẫn báo chí đọc, rồi cũng phải có giấy phép từ Bộ Thông tin mới được đem đi in.

Báo Tết của học sinh Sài Gòn phát hành cả ở các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Biên Hòa, Đồng Nai... Những học sinh khéo ăn nói nhất được cử đi làm nhiệm vụ bán báo. Nhiều trường nam nữ học riêng nên nhiệm vụ gây phấn khích nhất là mang báo sang trường khác phái bán. Lê Văn Nghĩa, học Petrus Ký từ 1965 đến 1972 so sánh: "Nó giống như thám hiểm một thế giới khác vậy, lạ lắm…"

Công phu bán báo


Trong cuốn truyện dài Mùa hè năm Petrus (NXB Trẻ- 2013), Lê Văn Nghĩa dành hẳn hai chương kể về hai chuyến "thám hiểm" của đội bán báo Petrus Ký sang trường nữ Gia Long và ngược lại. Trích phát biểu của trưởng khối báo chí Petrus Ký tại trường bạn: "Hôm nay, học sinh Petrus chúng tôi nhân mùa Xuân về, đem miếng trầu cay đến để giới thiệu với những người bạn gái Gia Long những tình cảm chân thành. Mai đây, rồi chúng ta sẽ rời bỏ ngôi trường yêu dấu của mình để tung bay vào vạn nẻo đường đời, nhưng những kỷ niệm đời học sinh sẽ vẫn còn mãi vì nó được ghi đậm bằng những áng văn chương thời học sinh…" Thính giả vỗ tay nhiệt liệt.





Theo truyện thì bán báo cho nữ sinh coi vậy mà dễ, các cô cùng lắm chỉ trêu các cậu là "ốm nhom như thằng ghiền" hay "thi sĩ ròm".

- Em ơi trong cuốn giai phẩm này có truyện nào giống truyện Vòng tay học trò không em?"

- Làm sao mà có được anh. Tụi mình là học sinh mà.

-Như vậy thì có chuyện "vòng tay em" không?

Trên đây là một mẩu đối thoại giữa cô bán báo Gia Long với các quỷ nam Petrus Ký trong Mùa hè năm Petrus. "Sốc" hơn, một nam sinh lớn tuổi có tí cay cú vì bị gọi là "em" đã "len lén đi tới đi tới phía sau lưng" "đánh nhẹ vào mông" cô bán báo. Theo nhà văn thì đúng là hai bên trêu chọc nhau dữ dội, đối đáp có thêm thắt, còn hành động "metoo" kia là có thật.

Nhưng đến khi đem ra thi thố văn chương thì biết ai "chị" ai "em". Cuộc thi báo tết học sinh tháng 2/1975 có trên 50 tờ tham gia. Ban Giám Khảo là các nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ Minh Quân, Minh Đức Hoài Trinh, Bình Nguyên Lộc, Võ Phiến, ố Oanh, Lê Tất Điều, Nguyễn Mộng Giác…"
Các trường ở Sài Gòn gửi thẳng đến Ban Giám Khảo, các trường ở tỉnh lỵ, quận lỵ thì Ty giáo dục phải tuyển chọn trước khi gửi về." nhà báo Phạm Công Luận cho hay.



Kết quả, giai phẩm xuân nữ trung học Gia Long chiếm giải Nhất, kế đến là nữ trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), nam trung học Võ Trường Toản giải Ba. Hai trường nữ Sương Nguyệt Anh,  Lê Văn Duyệt cùng Petrus Trương Vĩnh Ký chia nhau Khuyến khích.

Các cây bút nữ được giám khảo nhận xét "tình cảm trong thi ca phong phú hơn, đối thoại trong truyện ngắn linh hoạt hơn".

Căn nguyên theo Lê Văn Nghĩa:

"Các 'nường' dư thời giờ suy tưởng ra những ý hay văn đẹp, còn các chàng bị Sở Động Viên nhắc nhở nếu thi không đậu sẽ vào quân trường nhe các em, cha mẹ hăm he nếu không thi đậu năm nay thì đời con sau nầy sẽ hát bài Xuân nầy con không về nhá liệu mà cái thần hồn… Còn tinh thần đâu mà thơ với truyện!"

Theo Lê Văn Nghĩa thì khoảng thời gian đầu thập kỷ 1970 ở miền Nam, văn chương nữ cũng ở thế thượng phong trên "thị trường chữ nghĩa". "Vì người sáng tác thuộc phái nữ, đề tài sáng tác, nhân vật điển hình ở phái nữ, và cả độc giả cũng là phái nữ… Ngoài xã hội phụ nữ chiếm phần ưu thế thì trong cuộc tranh đua giữa các báo xuân học đường, phái nữ cũng phải chiếm ưu thế"- nhận định của bán nguyệt san Bách Khoa số 425, phát hành tháng 3/1975.

Không thờ ơ trước thời cuộc


Theo Phạm Công Luận, Gửi người em lớp 6- thơ của Trần Bích Tiên, lớp 10 trường Bùi Thị Xuân từ giai phẩm Xuân đã được đăng trang trọng trên Bách Khoa- tạp chí uy tín thu hút các học giả hàng đầu miền Nam lúc đó. Bài thơ có đoạn: "Này em lớp sáu này em nhỏ/ Em hãy dừng chân một chút lâu/ Chị vuốt tóc em rồi chị nhớ/ Tóc em thơm ngát mùi hương cau/ Hương cau vườn chị xa như tuổi/ Ba má chị nằm dưới mộ sâu/ Vườn cũ nhà xưa tàn với lửa/ Chị đi về hai buổi âm u…"

Cạnh đó là thơ của Nguyễn Đăng Châu trong báo Đất Hồng trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng: "Anh nói bé nghe chuyện làng chuyện xóm/ Chú Bảy anh Ba ngã xuống hôm nào/ Đường quê mình đi dày công nuôi nấng/ Bằng xác bà con sữa mặn má đào…"

Lê Văn Nghĩa dẫn lời tựa giai phẩm xuân 1972 của trường Tân Văn- Tân Việt: "Tuổi trẻ thì bất hạnh bởi thực tại phũ phàng; lớn lên trong lửa đạn để tha thiết mơ vói đến hình ảnh thanh bình-hình ảnh chưa một lần diện kiến. Ở ý nghĩa đó, tuyển tập giai phẩm nầy hiện diện mong bày tỏ phần nào những khát vọng của lớp người trẻ tuổi…" Như vậy bất chấp chủ điểm Xuân Tết, những cây bút trẻ còn trên ghế nhà trường vẫn đầy ưu thời mẫn thế.""Trước 1975, học sinh chững chạc hơn bây giờ," Phạm Công Luận nhận định.

"Vì các hoạt động ngoại khóa ở Sài Gòn hết sức sôi nổi, thứ nữa thời chiến bao giờ giới trẻ cũng trưởng thành sớm." Theo Trịnh Bách, chính việc làm báo góp phần làm cho học sinh thời đó "đứng đắn" hơn, ngoài cũng do chương trình giáo dục. Tức là lớp 1 có cả môn "phổ thông thường thức" dạy quét nhà, rửa rau, rửa bát… trong khi các nhà khá giả cho con đi học thêm vẽ, nhạc. Lớp 4-5 ngoài bơi, học cả phụ mẹ dưỡng nhi, dưỡng thai. Lớp 9 ngoài học về giới tính trên lớp, giáo viên còn dẫn học sinh đến rạp xem những bộ phim đặc dụng như Helga và chồng của Thụy Điển."

Mỗi lớp cấp II trở lên đều có một học sinh làm trưởng ban báo chí - chịu trách nhiệm làm bích báo lớp. Mỗi trường lại có vài thi văn đoàn do học sinh tự lập để trau dồi việc viết lách, ngoài phục vụ nội san còn gửi các báo bên ngoài như Thiếu Nhi, Tuổi Ngọc, Thằng Bờm, Tuổi Hoa…

Báo tường hay nội san là hoạt động không có gì lạ tại các trường phổ thông thời gian gần đây, nhưng phát triển chuyên nghiệp đến mức trở thành "ngoại san" như thuở trước 1975 chắc chắn bất khả, và cũng không cần thiết. Đơn giản, mỗi thời phải có cách làm, cách chơi riêng để đánh dấu hoa niên.


Từ tháp cao Landmark 81 nhìn xuống: rác hồ chí minh, sau đêm giao thừa 5/2/2018







Thứ Ba, 5 tháng 2, 2019

Bất Chấp Công An Ông Hợi Gò Vấp Chửi Thẳng Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Là Trọng Lú Dốt Đặc







Bàn về thời sự Venezuela







VIỆT KIỀU, ANH LÀ AI???







Hoa Kỳ Có Nên Can Thiệp Vào Venezuela? (Phần 4)







Hoa Kỳ Có Nên Can Thiệp Vào Venezuela? (Phần 3)







Hoa Kỳ Có Nên Can Thiệp Vào Venezuela? (Phần 2)







Hoa Kỳ Có Nên Can Thiệp Vào Venezuela? (Phần 1)







Nhật Bản bỏ Tết âm lịch như thế nào?







"Vùng lên hởi các nô lệ ở thế gian": Ngôi mộ Karl Marx ở London bị đập bằng búa





Ban quản lý nghĩa trang nói "đây không phải là cách đối xử với di sản".

Được biết từ lâu nay, thỉnh thoảng vẫn có những vụ đập phá mộ Karl Marx.

Ví dụ năm 1970, có người định dùng bom ống làm nổ ngôi mộ. Hay có lúc, một người định dùng dây kéo đổ đầu Karl Marx.

Trong vụ lần này, tấm biển cẩm thạch trắng bị búa đập.

Nghĩa trang nói họ không biết vụ việc xảy ra khi nào, tuy có thể là trong mấy ngày vừa rồi.

Karl Marx (1818-1883) được gọi là người cha của chủ nghĩa cộng sản qua các tác phẩm như Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, và Tư bản.

Sinh ra ở Trier, Vương quốc Phổ (nay thuộc Đức), ông Karl Marx sống ở nhiều nước trước khi sang London năm 1849.

Tại London, ông đã viết ra Tư bản, ấn hành năm 1867.

Ông qua đời năm 1883 và được chôn ở nghĩa trang Highgate, London.
Tại Việt Nam, hiện nay Đảng Cộng sản vẫn nói trung thành với tư tưởng Karl Marx, đồng thời lấy chủ nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tang.
 



Điệp viên nhị trùng Phạm Ngọc Thảo qua hồi ức của người cháu



Khi chúng tôi gần đến bảo tàng cách mạng ở Bến Tre, một tòa nhà cổ thời thuộc địa Pháp, tôi có cảm giác quen thuộc kỳ lạ. Tôi nhận ra mình đã đến đây, từ lâu lắm.
 
Cùng một vài người thân, tôi đến Bến Tre vì nghe nói một phần bảo tàng dành trưng bày về chú tôi, Phạm Ngọc Thảo, còn được gọi là Albert, cựu đại tá quân đội miền Nam Việt Nam.

Được nhiều người ngưỡng mộ vì sự nhanh trí hài hước, tự trọng, tử tế với cấp dưới, và cũng bị nhiều người nghi ngờ, danh tiếng của ông Thảo đã tăng lên từ cái chết của ông trong thời chiến. Trong một diễn biến khó tin, ông sau này còn được đảng cộng sản vinh danh vì "thành tích" chống chính quyền Sài Gòn.

Năm 1995, 30 năm sau cái chết của ông, Hà Nội công nhận ông là anh hùng lực lượng vũ trang. Thi hài của ông được đặt ở một nghĩa trang liệt sĩ, ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh.

Theo lời của Đảng, ông đã là điệp viên kép thời chiến, phá hoại chính quyền Sài Gòn.

Thời đó, người Mỹ, trong các điện tín mật, mô tả ông Thảo là "điệp viên rành nghề và lâu năm".
Cũng đúng thôi. Ông tham gia đảo chính 1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Chính biến này đưa đất nước vào vòng xoáy bất ổn, tình hình quân sự thì xấu đi. Hai năm sau, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson có quyết định gửi lục quân vào Việt Nam, mở đầu 10 năm Mỹ can thiệp quân sự dẫn tới thất bại ngoại giao tệ hại.

Trong cuộc đảo chính tổng thống Diệm, ông Thảo đã lên đài phát thanh loan báo cuộc lật đổ, và hứa hẹn dân chúng rằng họ sẽ sớm được mua gạo, nước mắm ở chợ.

Ông Thảo đã gọi điện cho ông Diệm kêu gọi tổng thống đầu hàng.

Sau năm 1963, ông Thảo lại âm mưu chống người kế nhiệm ông Diệm, tướng Nguyễn Khánh. Đảo chính 1965 thất bại vì ông Khánh kịp bay ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhứt khi xe tăng phiến quân kéo vào.

Nhưng ông Khánh sau đó phải từ chức, được thay bằng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu.

Ông Thảo bị kết án tử hình vì cuộc đảo chính chống ông Khánh. Lần này, ông hết may mắn. Ông bị bắt giữ, tra tấn tới chết. Ông chết ở tuổi 43 vào tháng Bảy 1965.

Dưới thời ông Diệm, ông Thảo không chỉ là kẻ âm mưu đảo chính. Ông còn giúp phá hoại chương trình ấp chiến lược. Chương trình này vốn mất lòng dân, nhưng ông Thảo cứ kêu gọi các tỉnh trưởng và ông Diệm tiếp tục để gia tăng bất mãn chống chế độ.

Trong thời chiến, ông Thảo có lúc ngắn ngủi từng là tỉnh trưởng Bến Tre, khi đó có tên Kiến Hòa. Chính tại đây, ông Thảo khắc sâu danh tiếng là một trong những chỉ huy giỏi nhất miền Nam khi chống Việt Cộng. Sau khi ông tới vùng này, chiến sự giảm bớt, thế là ông được cho là có công đè bẹp giặc.

Sau này người ta mới biết hóa ra ông có thỏa thuận ngầm với Việt Cộng để ra vẻ là ông đã bình định tỉnh này thành công. Câu chuyện thành công đó khiến ông được sự quan tâm của các nhà báo ảnh hưởng như Joseph Alsop và ông trùm chống nổi dậy Robert Thompson.

Chú Thảo của tôi đã từng sống trong ngôi nhà mà nay là bảo tàng ở Bến Tre.

Tôi nhớ một lần, anh trai Pierre và tôi đến thăm chú Thảo. Ông dẫn chúng tôi đi thuyền - lúc ấy chắc tôi khoảng tám tuổi.

Tôi nhớ chú hỏi anh tôi có thích ăn sầu riêng không.

Từ ban công, chú chỉ vào khu rừng.

"Việt Cộng ở đó," ông nói.

Gần 60 năm đã qua. Hôm nay, chúng tôi đi theo một tour của nhân viên bảo tang