khktmd 2015
Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017
Conversations with a former South Vietnamese Army Commander - Tác giả Sofiangotrong
Việt Kiều, sĩ quan tiểu đoàn trưởng "ngụy quân" với quốc tịch Mỹ giấy, về VN sống thường trực vì thương nhớ quê hương VN trong tuổi già! "Nổ" đủ thứ: triết học Khrisnamurti, Jean Paul Sartre,..., linguistics, semantics, French, English,...(!) Kind of Phạm Công Thiện?
It is rare to meet a high-ranking person that was directly involved in a war. It is precious to meet a person that is full of life and inspires your soul by his mere character. I was blessed to be able to meet both of these personae in one man. One old, but vibrant man.
Yesterday morning, I was doing some field work by the Ben Nghe Channel, and a jolly old man with pronounced features and a skinny-yet-toned physique approached me. Hello Miss, this road ends here, there is construction there! He thought I was trying to walk up along the river, but I told him I was just taking pictures. Are you Hanoian?, he asked me. I was (pleasantly) surprised that he did not catch my despicably foreign accent in Vietnamese. I chuckled and told him that I came from Canada. He then switched to English and expressed his wonder about me. He had really thought I came from Hanoi, because of my features, and also because of my demeanour. That's strange, no one's ever told me that before, I wondered to myself, while at the same time being marveled by this old man's proficient English.
Our small ice-breaker chit-chat quickly ensued to an explorative full-breadth conversation about who this man really was. His name is Nguyễn H. Khâm, and he was a South Vietnamese Infantry Company Commander during the Vietnam war (known as the American War here). He had commanded 1200 soldiers in his own unit, and he had been very physically (and very psychologically) involved at the forefronts of the war. Our conversation went from an initial stage of confusion and disillusionment of this seemingly innocent old man muttering shambles about himself and showing me neatly organized IDs and documents from a folded-up plastic cover he kept on his body, to a progressively fascinating discovery of a deep man with a moving story and soul-reaching thoughts.
With his initial urging, I abandoned my morning tasks, and sat down with him for street coffee by the sidewalk. We spent the next 2 hours chatting and at the end, he invited me over to his modest home, where I got to meet his wife and his granddaughter.
Over the course of our conversation, I got to know Khâm as an extremely jovial man whose spirit is decades younger than his calendar age of 72. Despite having been imprisoned for 26 years following the fall of Saigon, leaving his native country for America where he gained citizenship, and recently returning to a motherland vastly different than what he'd known, he exudes optimism and a zeal for life that truly inspires. His humour and laughter are infectious. His wisdom radiates from a past that's been cultured by both books and trying experiences.
Some of the memorable moments of our conversation include when we talked about music. I was impressed at the amount of worldly music he sung, both in French and in English, and I asked him what his favourite song during the war was. He said a song along the lines of "Ask God to stop the raining". Oh, I see... I nodded in empathy and in anticipation of a deep, moral answer. He elaborated: Because when we were fighting, we couldn't shoot when it was raining. So all the soldiers wanted it to stop raining so they could see. His unassuming response popped my philosophical bubble, and after a quick 3 seconds of dumbfoundment, I burst out laughing and he joined in. Later on, when I asked him why he came back to Vietnam, if he was fighting on the American side and against the Communists. He responded: Even a thief always loves his own country... Why shouldn't I love my country?
My chance encounter with Khâm was blessful in two ways. On the one hand, I got to befriend a truly incredible man with immeasurable vitality. On the other hand, it was a humbling reminder that every walking person has a story to tell, but that you would never hear it if you went on walking past. Khâm told me that his name meant "respect" in Vietnamese. In my dictionary, "khâm phục" means "to feel deep admiration for, greatly admire, be lost in admiration for." Indeed, khâm phục is how I feel towards this special man I met strolling by the riverside.
Here is a video of some parts of our conversation. Please note that during the actual conversation, I did not understand everything that Khâm said. I was only able to reconstruct many of his sentences after viewing the video footage several times. I've included captioning for most of the video.
Enjoy!
(Note: About his comment about the Vietnamese population in America, he was right about the population being very high. According to the 2010 census, the Vietnamese population in America is around 1,700,000. Oops! My estimation was extremely far off!!!)
ĐẠO DỊCH : Căn bệnh phổ biến của các Tiến Sĩ tại VN bây giờ?
Vụ “luộc” giáo trình của PGS-TS Phan Thị Cúc, khi đó GS-TS Trần Ngọc Thơ đã viết một bài báo có tựa đề “Tham nhũng học thuật” mà giới nghiên cứu cho là “tuyên ngôn” chính thức của ông về vụ việc này. Trong đó GS Thơ với tư cách là “người bị hại”, đã lên tiếng chỉ trích gay gắt hành vi “luộc” giáo trình của nhóm tác giả Phan Thị Cúc. Trong bài viết này, GS Thơ còn chỉ ra những nguyên nhân làm nảy sinh tệ nạn “đạo văn”, “luộc” sách rất… chính xác! Ông nêu đích danh “chiến lược phát triển và phổ cập giáo dục ĐH đang bộc lộ những bất cập nghiêm trọng” đã góp phần làm cho chất lượng giáo dục ĐH đi xuống”. Sau bài viết này, nhiều bạn đọc đã chia sẻ cùng với GS-TS Trần Ngọc Thơ. Nhưng ngay lập tức có “cú đá hậu” trên mạng, làm GS-TS Trần Ngọc Thơ có thể bị knocked out, thậm chí có thể bị sốc mạnh hơn chuyện PGS-TS Phan Thị Cúc và nhóm cộng sự “luộc” giáo trình của chính GS-TS Trần Ngọc Thơ!
Việc GS-TS Trần Ngọc Thơ và cộng sự bị tố cáo ngược là “luộc” gần như nguyên xi giáo trình của GS Jeff Madura, tức là dịch lại mà không để nguồn, biến công trình của người khác thành của mình rõ ràng là hành vi “đạo văn”, không thể nói khác. GS Nguyễn Văn Tuấn (Viện Garvan - Australia) cho rằng hành vi như vậy là “đạo dịch”, có nghĩa là khi tác giả dịch ấn phẩm viết bằng một ngôn ngữ khác, của tác giả khác mà không ghi nguồn và xem như là tác phẩm của mình, là “đạo dịch”; về bản chất là “đạo văn”. Cũng theo GS Nguyễn Văn Tuấn, “nếu đạo văn là hành vi gian lận học thuật rất nghiêm trọng thì “đạo dịch” cũng là một hành động không thể chấp nhận được trong hoạt động khoa học. “Đạo văn” làm giảm uy tín của khoa học, làm tổn hại đến sự liêm chính và sự khách quan của khoa học. “Đạo dịch” có tác hại lớn hơn “đạo văn” bởi nó làm ảnh hưởng đến uy tín nền học thuật của một quốc gia”.
Một khi công luận đã lên tiếng, scandal “đạo dịch” này phải được làm sáng tỏ. Trách nhiệm này của ĐH Kinh tế TP HCM, của cả Bộ GD-ĐT và trên hết là chính GS-TS Trần Ngọc Thơ. Scandal của scandal này cũng đặt ra một vấn đề khác trong việc thẩm định các giáo trình ở các ĐH của chúng ta, khi mà dư luận nghi ngờ còn nhiều giáo trình khác cũng “chôm” của nước ngoài, dịch lại nguyên xi hoặc xào nấu tài tình, chêm vào vài ba ví dụ “có tính chất VN”, để cuối cùng biến “tác phẩm” ấy thành của mình. “Tham nhũng học thuật”, như chính GS-TS Trần Ngọc Thơ đã sử dụng cụm từ này, trong trường hợp này sao mà nhức nhối đến vậy?
(Source: http://baodatviet.vn/giao-duc/bi-kich-giao-su-tien-si-bi-to-luoc-sach-cua-nguoi-la-2284252/)
Văn hóa Mỹ Giẫy Chết và Thiên Đường Tàu Cộng khác biệt ra sao?
Thời hiện đại bây giờ, ở Trung Quốc, nếu như bạn nói lời chân thật, người khác sẽ nói bạn ngốc. Mỗi người đều bị buộc phải đi cửa sau, mọi người đều bị buộc phải dùng mánh lới thủ đoạn, đào sâu vào lỗ hổng. Còn ở Mỹ, nói dối là một vấn đề nghiêm trọng. Người nói dối một khi bị đánh một vết đen vào hồ sơ lý lịch, sau này dù có làm việc gì cũng đều rất khó khăn.
Hai loại văn hóa khác nhau dẫn đến hai loại hết cục khác nhau: một bên thì dối trá lộng hành, không giảng quy tắc, đạo đức bại hoại, tố chất thấp kém; một bên thì chính khí tràn trề, có phong thái của bậc quân tử.
Rất nhiều người Trung Quốc đã bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với xã hội Âu Mỹ. Trái ngược với những tuyên truyền một chiều của chính phủ Trung Quốc về một nước Mỹ xấu xí, bất ổn, thì người dân Mỹ vẫn có thể đường hoàng sống với những tiêu chuẩn rất cao mà ở đây chỉ tạm liệt kê ra vài điều nổi bật:
– Có thể tự do phê bình chính phủ;– Làm việc không cần phải luồn lách quan hệ;– Không ai dám cưỡng chế, sách nhiễu;– Chỉ cần bản thân có thực lực là có thể thăng chức;– Gần như không có thực phẩm độc hại, quang cảnh nước biếc trời trong;– Vật giá rẻ, thu nhập cao, phúc lợi tốt;– Chăm lo người già, trẻ em, khám bệnh, giáo dục phần lớn đều là do chính phủ gánh vác;– Nếu như có quan chức không làm tròn trách nhiệm thì có thể bỏ phiếu phản đối;– Quan niệm mọi người bình đẳng đều đã ăn sâu vào lòng người;– “Con ông cháu cha” không dám ngông cuồng hống hách.
Người Mỹ bận bịu với việc liên kết thế giới thành một khối, từ thành lập Liên Hợp Quốc cho đến phát minh ra mạng Internet. Người Mỹ tin tưởng rằng chiến tranh của nhân loại bắt nguồn từ gián cách giữa hai bên. Nếu như các nước trên thế giới có thể hiểu rõ nhau hơn, tin tưởng lẫn nhau và cùng theo đuổi giá trị chung, tự khắc xung đột, chiến tranh sẽ giảm đi.
Còn người Trung Quốc thì lại bận rộn với việc phong tỏa mạng lưới nghiêm ngặt để chia cắt thế giới, lừa gạt người dân rằng hy sinh tự do là vì để không trở thành nô lệ mất nước.
Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017
Bắc Kinh thay đổi chiến lược ở Biển Đông - Tác giả Bill Hayton
Một năm trước, Trung Quốc vô cùng giận dữ trước thất bại lớn về mặt pháp lý khi tòa án quốc tế ở La Haye phán rằng hầu hết các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh về các quyền hàng hải và tài nguyên ở Biển Đông đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngay sau phán quyết, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã hai lần tuyên bố phán quyết đó " chỉ là tờ giấy lộn" và "sẽ không một ai thực hiện cả". Nhưng sau một năm, theo nhiều cách, Trung Quốc đang tuân thủ phán quyết này.
Biển Đông là nơi diễn ra các vụ tranh chấp rắc rồi nhất trong khu vực, với những tuyên bố chủ quyền đối chọi nhau của Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, và các nước khác.
Có bằng chứng cho thấy, bất chấp những tuyên bố to tát, chính quyền Trung Quốc đã thay đổi hành vi. Tháng 10/2016, ba tháng sau khi có phán quyết, Bắc Kinh cho phép các tàu thuyền Philippine và Việt Nam tiếp tục đánh cá tại Bãi Scarborough, phía tây Philippines.
Đáng chú ý hơn, Trung Quốc đã tránh khoan dầu khí ở những vị trí sai so với những ranh giới vô hình quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Mặc dù phán quyết của tòa năm 2016 chỉ có tính ràng buộc đối với Trung Quốc và Philippines, hành vi của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng đã thay đổi.
Lần cuối Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào một khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền là năm 2014. Vụ này đã kết thúc với sự bẽ mặt về chính trị, bạo động chống Trung Quốc đã xảy ra, và là một thất bại lớn đối với Bắc Kinh về ngoại giao khu vực. Kể từ đó, các giàn khoan Trung Quốc vẫn ở ngoài các vị trí gây tranh cãi.
Các kết luận quan trọng nhất của phán quyết là, thứ nhất, “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không thể đại diện cho một tuyên bố hợp pháp về làm chủ các tài nguyên biển. Thứ hai, phán quyết kết luận rằng không có thực thể nào trong quần đảo Trường Sa, hay Bãi Scarborough, là "đảo đầy đủ". Phán quyết này đồng nghĩa là Trung Quốc không có quyền tuyên bố làm chủ các tài nguyên hải sản, dầu khí bên ngoài vùng 12 hải lý quanh bất kỳ thực thể nào thuộc quần đảo Trường Sa hoặc Bãi Scarborough.
Có những dấu hiệu rõ ràng từ cả lời nói lẫn hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã âm thầm thay đổi lập trường pháp lý tổng thể của họ đối với Biển Đông.
Nhà nghiên cứu Úc Andrew Chubb lưu ý về một bài báo quan trọng ở Trung Quốc vào tháng 7 năm ngoái nêu khái quát về quan điểm mới, do các nhà lý luận pháp lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết. Quan điểm mới về tuyên bố của Trung Quốc gồm ba phần: tuyên bố làm chủ tất cả các đảo đá và các bãi cạn bên trong đường lười bò; tuyên bố về "quyền lịch sử" đối với tất cả vùng biển bên trong những đường vẽ quanh các nhóm đảo gần "sát nhau" (nghĩa là các nhóm nhỏ các thực thể bên trong quần đảo Trường Sa); và tuyên bố làm chủ nhưng không độc quyền về đánh bắt cá ở những ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc.
Lập trường mới của Trung Quốc dường như thể hiện một bước đi quan trọng tiến đến tuân thủ UNCLOS, và như vậy cũng tuân thủ phán quyết. Điều có ý nghĩa nhất là nó loại bỏ những cơ sở để Trung Quốc phản đối các nước khác đánh cá và khoan dầu khí ở những vùng rộng lớn của Biển Đông.
Việt Nam đã tận dụng được điều này với việc cho phép hãng Talisman Việt Nam tập trung khoan tìm dầu ở mép cực đông của vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Về tổng thể, bức tranh cho thấy Trung Quốc cố gắng làm cho tầm nhìn của họ về trật tự hợp lý của khu vực (với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp của mọi đảo đá và bãi cạn bên trong đường lưỡi bò) phù hợp với các quy định quốc tế được đông đảo các nước thông hiểu.
Không hề coi đó là "tờ giấy bỏ đi", Trung Quốc nhìn nhận phán quyết của toà rất nghiêm túc. Vẫn còn một khoảng cách giữa quan điểm của Bắc Kinh với việc tuân thủ toàn diện phán quyết của tòa quốc tế, nhưng rõ ràng là họ không trắng trợn và cố tình vi phạm phán quyết.
Cầu “dài nhất (nhất cư, nói lái) Đông Nam Á” lún trước khi thông xe
Chiếc cầu vượt biển mà báo chí Việt Nam mô tả là cầu vượt biển “dài nhất Đông Nam Á” dự kiến được thông xe vào dịp quốc khánh 2/9 bất chấp một loạt sai sót kỹ thuật vừa được phát hiện.
Quyết định này đang gây lo ngại trong công chúng về mức độ an toàn đối với người tham gia giao thông. Họ kêu gọi bộ Giao thông Vận tải hoãn việc thông xe cho tới khi đã khắc phục các lỗi kỹ thuật trên cầu Tân Vũ-Lạch Huyện ở Hải Phòng, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Chiếc cầu cũng sẽ nối với tuyến đường cao tốc quan trọng giữa Hải Phòng và Hà Nội, cho phép xe cộ đi thẳng từ thủ đô tới đảo Cát Hải của thành phố biển.
Dự án đường ôtô Tân Vũ-Lạch Huyện dài 15,63 km (bao gồm cả cầu và đường). Truyền thông trong nước nói đây là cây cầu dài nhất Đông Nam Á, tuy nhiên nhiều độc giả và người dùng mạng xã hội chỉ ra rằng cầu Penang ở Malaysia có độ dài lớn hơn.
Nhiều tuần trước khi cây cầu được đưa vào vận hành, một Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã thanh tra và cho biết đã phát hiện “một số sai sót kỹ thuật.”
VNExpress trích dẫn kết quả kiểm tra cho biết “nền đường cầu vẫn tiếp tục lún so với dự báo của thiết kế.”
Tiến độ thi công đã bị rút ngắn nhằm mục đích thông xe sớm, theo ghi nhận của VNExpress. Kết quả kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu cho biết việc rút ngắn tiến độ thi công “có thể khiến một số hạng mục không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến trong quá trình khai thác sẽ sớm bộc lộ các khiếm khuyết về chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và làm tăng chi phí cho công tác bảo trì.”
Công trình bắt đầu khởi công vào năm 2014 do đơn vị Cienco 4 của Bộ GTVT giám sát quản lý. Sau kết luận của Hội đồng nghiệm thu, bộ GTVT đã yêu cầu các bên liên quan “làm rõ trách nhiệm của tư vấn giám sát và nhà thầu đồng thời có giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế.”
Các báo trong nước như VNEconomy đặt câu hỏi liệu hàng loạt sai sót ở cầu vượt biển dài nhất Việt Nam có nghiêm trọng không? Báo Tiền Phong đặt nghi vấn về trách nhiệm của bộ Giao thông Vận tải trước những sai sót này. Báo Dân Trí nhận định đây là những nguy cơ tiềm ẩn về sự mất an toàn của cây cầu vượt biển.
Trước sức ép từ truyền thông, ông Bùi Huy Kiểm, trưởng phòng quản lý dự án 3, tức đơn vị trực tiếp quản lý dự án của bộ Giao thông Vận tải, khẳng định với tờ Tiền Phong rằng “các lỗi xảy ra sẽ được khắc phục trước khi đưa dự án được đưa vào sử dụng.”
Một quan chức bộ Giao thông Vận tải không trả lời VOA-Việt Ngữ về liệu những lỗi kỹ thuật này đã được khắc phục chưa.
Theo Tiền Phong, các chuyên gia cho rằng những sai sót này không thể khắc phục triệt để và cần xem xét trách nhiệm của Bộ chủ quản dự án quan trọng này.
Một chuyên gia được Tiền Phong trích lời khẳng định “rõ ràng chất lượng thi công có vấn đề nếu thiết kế đúng. Lỗi cơ bản của ta luôn thi công các công trình để chào mừng, rút ngắn thời gian là rất dở.” Chuyên gia này nói phải làm rõ trách nhiệm từ nhà thầu thi công, tư vấn giám sát cho đến chủ đầu tư và bộ GTVT.
Công trình này có tổng vốn đầu tư khoảng 523 triệu USD, phần lớn là vốn vay ODA Nhật Bản, được dự kiến thông xe trong vòng tháng tới. Theo Tiền Phong cây cầu sẽ được thông xe vào ngày quốc khánh 2/9.
Tại thời điểm kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu hôm 12/7, tổng khối lượng thi công của dự án ước đoạt khoảng 94%. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là cây cầu vượt biển có chiều dài lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, theo VNEconomy và Dân Việt.
“Điện thoại thông minh nhất (nhất cư, nói lái) thế giới” Bphone sắp ra mắt phiên bản mới
Sau lần ra mắt đầu tiên không thành công, phiên bản mới của điện thoại di động thông minh đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam, Bphone 2, dự kiến sẽ được tung ra trong thời gian tới.
Theo ghi nhận của VietnamBiz, giám đốc ngành hàng viễn thông di động tại Thế Giới Di Động, Đoàn Văn Hiểu Em, tiết lộ công ty sẽ chính thức bán Bphone thế hệ tiếp theo, còn được gọi là Bphone 2, trong tháng 8.
Trước đó đã có nhiều đồn đoán về sự ra đời của thế hệ mới điện thoại được cho là “thông minh nhất thế giới” sau khi trên YouTube xuất hiện một video clip về đoàn làm phim quay quảng cáo cho một mẫu smartphone. Tri Thức Trẻ nhận định đó có thể “chính là chiếc Bphone 2 được chờ đợi từ rất lâu.”
Sau đó, Bkav – tập đoàn Việt Nam chuyên về các sản phẩm truyền thông và phần mềm trị virus – xác nhận rằng đây chính là video quay chiếc Bphone 2 mà tập đoàn này đã quyết định sẽ trình làng vào đầu tháng tới.
Cũng theo Tri Thức Trẻ, tổng giám đốc Bkav Nguyễn Tử Quảng xác nhận sẽ đưa ra quyết định về Bphone trong tháng 8.
Bphone thế hệ đầu tiên ra mắt vào tháng 5/2015. Trong buổi lễ ra mắt trước 2.000 người tham dự ở Hà Nội, CEO Quảng cho biết đã “thành công trong việc tạo ra chiếc điện thoại thông minh nhất thế giới.”
Tuy nhiên, người tiêu dùng trong nước và các chuyên gia kỹ thuật trong ngành IT không đón nhận chiếc Bphone như công ty mong đợi. Họ cho rằng, giống như cái tên “Quảng Nổ” mà nhiều người gọi ông, CEO của Bkav đánh giá quá cao các sản phẩm và dịch vụ của công ty của ông, như ghi nhận của tờ Tuổi Trẻ.
Bkav thông báo đã nhận được 12.000 đơn đặt hàng Bphone trong ngày đầu tiên ra mắt cách đây 2 năm, nhưng con số này không được kiểm chứng và theo Tuổi Trẻ “dường như không ai sử dụng Bphone và chỉ có một vài nhận xét về kỹ thuật về chiếc điện thoại này.
Một chuyên gia về công nghệ của HiPT Group có trụ sở ở Hà Nội nói với VOA Việt Ngữ rằng một trong những nguyên nhân của sự thất bại của Bphone, là chiến lược sai lầm khi “nhắm đến đối tượng khá giả mà hô hào người Việt dùng hàng Việt.” Theo chuyên gia Linh Lâm, “kiểu quảng cáo khích động “Mua Bphone là yêu nước” của công ty này trong khi sản phẩm của Bphone “rất nhiều thứ là hợp tác với kẻ thù dân tộc (Trung Quốc).”
Chuyên gia này nhận định, họ dùng khẩu hiệu “yêu nước” cho mục đích kinh doanh và nói với VOA rằng không biết có ai dùng Bphone.
Bphone phiên bản đầu tiên khi ra mắt có giá từ 11 triệu đồng đến 14 triệu đồng. Phiên bản mạ vàng 24k với bộ nhớ 128G có giá bán 22 triệu đồng, tương đương với một chiếc iPhone.
Bphone thế hệ mới sắp ra mắt dự kiến có giá bán dưới 10 triệu đồng và theo thông tin rò rỉ, Bphone 2 sẽ có tính năng mà ngay cả iPhone cũng không có, đó là cảm biến vân tay 3D dưới màn hình. Tuy nhiên theo chuyên gia Linh Lâm, “về phần công nghệ thì phần cứng có vẻ như chẳng có gì sáng tạo.”
Bố thí vô điều kiện: Tại sao bạn nên cho tiền người vô gia cư?
Bạn sẽ cho một người ăn xin 5 đô la mà không quan tâm họ sẽ làm gì với số tiền đó chứ?
Bà Donna Stolzenberg, người sáng lập đồng thời là giám đốc cơ quan “Tập hợp những người vô gia cư Melbourne” luôn nghe thấy lời bình luận như sau:
“Tôi sẽ cho họ một cái bánh sandwich nhưng sẽ không cho tiền bởi vì họ sẽ dùng nó để hút chích mà thôi.”
Bà Stolzenberg nói hầu hết người Úc tin rằng ma túy và rượu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô gia cư, tuy nhiên nhận định này không đúng với tình hình thực tế. Bà ước đoán trung bình chỉ một trong mười người vô gia cư lâm vào sự cùng khổ vì nguyên nhân nghiện ngập. Bà nói:
“Liệu quý vị đã từng cho con mình tiền vào ngày sinh nhật lần thứ 21 của nó và nói nó hãy đi mua một cái gì đó thật đẹp cho bản thân. Và khi thấy đứa con quay về với chai rượu mà nó ưa thích thì liệu quý vị có từng tước đoạt chai rượu ra khỏi tay nó và nói là cha mẹ cho con tiền là để con đi mua cái gì có ý nghĩa một chút chứ?”
Những người vô gia cư cũng đáng được tôn trọng. Nhưng bởi vì một vài người trong số chúng ta nghĩ rằng họ không biết kiểm soát tiền bạc, thế là chúng ta cảm thấy mình có trách nhiệm phải thay họ chăm sóc số tiền mình đã cho họ. Bà Stolzenberg nói:
“Quý vị xem người vô gia cư như những đứa con nít.”
Cảm giác về trách nhiệm đã khiến nhiều người trong chúng ta quyết định thay cho những người vô gia cư, mà không quan tâm đến người đó cần gì nhất. Chúng ta luôn suy nghĩ về những điều kiện kiêng cử của bản thân, chẳng hạn bị dị ứng các loại đậu, ăn kiêng để khỏi béo phì hay ăn đồ ăn halal. Nhưng có bao giờ quý vị nghĩ đến những món đồ quý vị ban phát cho người vô gia cư, liệu họ có thật sự cần chúng không? Thay vào đó, chúng ta điềm nhiên mua thức ăn và mang tới cho họ mà không mảy may nghĩ rằng “liệu họ có ăn được thịt heo không?” chẳng hạn.
Niềm tin rằng “đã ăn xin thì đừng có đòi hỏi” đã trở thành một định kiến trong tâm lý một vài người đi bố thí. Bà Stolzenberg cho rằng câu nói đó không thể tồn tại trong xã hội Úc. Những người cùng khổ cũng có quyền kén cá chọn canh chứ. Đó là lý do tại sao cơ quan do bà sáng lập đã tung ra dự án cung cấp băng vệ sinh cho phụ nữ vô gia cư “Melbourne Period Project” có tới sáu loại khác nhau. Bởi vì có nhiều phụ nữ không quen với tampons cũng như nhiều người nam chuyển giới thích chọn những món đồ dùng vệ sinh mà họ quen dùng.
Có chăng sự kỳ thị khi bố thí?
Có bao giờ sau khi đã cẩn thận tìm hiểu về người bạn sẽ bố thí, thì bạn mới bố thí cho họ không?Cựu biên tập viên của The Big Issue, Alan Attwood, cho hay phần lớn người Úc đều là người thích cho đi, nghĩa là những người có tấm lòng nhân đạo.
“Vấn đề là ở chổ ngày nay có quá nhiều đòi hỏi đối với tấm lòng bố thí này, và người ta không thể biết chắc họ nên cho bằng cách nào và cho ai.”
Những điều kiện chúng ta đòi hỏi để có thể bố thí cho người vô gia cư đặt lên vai những cơ quan từ thiện, cũng như ảnh hưởng đến việc họ tổ chức quyên góp như thế nào. Ông Attwood nói:
“Điều này cũng có mặt tích cực, đó là bạn luôn luôn có sự hỗ trợ của các cơ quan từ thiện và bạn được tùy nghi lựa chọn để sử dụng món tiền bố thí của mình một cách tốt nhất.”
Chưa kể, nhiều người Úc khi đi bố thí còn hy vọng rằng những người vô gia cư được nhận bố thí đã được các cơ quan từ thiện chọn lọc rồi. Họ thích kiểm soát một chút lên những người nhận được sự ban phát của mình, khiến những người vô gia cư trở thành những người nhận thụ động. Ông Attwood nói:
“Ai có thể phán xét người khác là có đủ phẩm chất hay không, có xứng đáng hay không? Điều quý giá nhất là hãy cho những người cùng khổ đó một cơ hội để họ cải thiện tình cảnh hiện tại của chính họ. Điều này sẽ làm họ cảm thấy cuộc sống đẹp hơn vì họ đã đạt được một thứ gì đó.”
Còn cô Jenny Smith CEO của Hội đồng vì người vô gia cư Úc cho hay người Úc thích nhận mình là một nền văn hóa thích làm từ thiện, nhưng có lẽ Úc có văn hóa về sự công bằng nhiều hơn. Nhiều dịch vụ nhân đạo và y tế của Úc dựa theo hệ thống Anh, nhưng trong những năm gần đây, Úc ngày càng học theo mô hình của Mỹ. Tấm lưới cứu mạng những người cùng khổ của Úc đã bị rách, cô Jenny Smith nhận xét:
“Chúng ta nghĩ rằng nước Úc có tấm lưới cứu sinh chắc chắn vì vậy chúng ta nghĩ rằng những người vô gia cư đã than nghèo kể khổ thay vì tự mình tập trung giải quyết tình trạng kinh tế khó khăn của chính mình.”
Những cuộc quyên góp cho dịch vụ xã hội và các cơ quan phi lợi nhuận là rất cần thiết, để giúp những tổ chức này phát huy nhiều ý tưởng mới trong cách thức làm từ thiện, tuy nhiên bà Smith nói các cơ quan và dịch vụ từ thiện luôn bị quá tải. Bà tin rằng trách nhiệm thuộc về chính phủ, nhằm cung cấp một tấm lưới an sinh thật bền để cứu vớt những người cùng khổ trong những lúc cấp bách nhất. Bà nói:
“Luôn luôn cần đến sự hỗ trợ mỗi khi khủng hoảng, tuy nhiên đa số sự hồi đáp lại đến khi cơn khủng hoảng đã gần chấm dứt. Chúng ta dường như suy nghĩ quá nhiều về từng tình huống dẫn tới sự vô gia cư nhưng lại không đưa ra được những quyết định cần thiết, thẳng thắn và cấp bách về thị trường nhà ở”.
Còn bà Stolzenberg cảnh báo nếu chúng ta tiếp tục bố thí cho những người vô gia cư với một số điều kiện đi kèm, thì điều này có khả năng ngăn cản những người cùng khổ nhất, cần đến sự bố thí nhất có thể với tới được sự giúp đỡ của chúng ta. Bà kết luận:
“Đầu tiên chúng ta đã bỏ qua những nguyên nhân chủ chốt có thể dẫn tới sự vô gia cư – đó là sự tàn tật, bệnh tâm thần và tình trạng không đủ tiền thuê nhà. Sau đó, chúng ta mong đợi những người nằm bên ngoài các nguyên nhân này mới nhận được sự giúp đỡ. Chính điều này đã khiến vòng tròn vô gia cưu bị lặp đi lặp lại mãi. Chúng ta mới chính là những người đã khiến cho người vô gia cư không thể thoát ra khỏi cảnh cùng khổ.”
Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017
Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017
30/4 – Xâm lược hay Giải phóng: Từ góc nhìn công pháp quốc tế - Tác giả Nguyễn Quốc Tấn Trung
Một cách khách quan, để nhận định một cuộc chiến diễn ra dưới cơ chế là một cuộc xung đột nội địa hay quốc tế, trước tiên phải xác định được danh nghĩa pháp lý của các bên tham gia, mà cụ thể hơn, họ có được xem là quốc gia (“state”) theo quy định của pháp luật quốc tế hay không?
Sự công nhận của cộng đồng quốc tế không quan trọng?
Pháp luật quốc tế vẫn chưa có một định nghĩa hay tiêu chuẩn chính thức để xác định danh tính quốc gia. Cho đến nay, quốc gia, các tổ chức và các học giả quốc tế đều dựa vào 4 tiêu chuẩn từ Điều ước Montevideo về Quyền và trách nhiệm của Quốc gia, ký kết vào năm 1933.
Đây vốn chỉ là một điều ước khu vực giữa các quốc gia thuộc Châu Mỹ lục địa. Tuy nhiên, theo cân nhắc của nhiều học giả, các tổ chức học thuật có thẩm quyền (như International Law Association hay International Law Commission) và thực hành của nhiều quốc gia khác nhau; bốn tiêu chuẩn này thật sự chỉ pháp điển hoá tập quán pháp quốc tế. Vì vậy, chúng được xem là căn cứ hợp pháp để xác định tư cách quốc gia.
Bốn tiêu chuẩn được ghi nhận gồm: (1) Lãnh thổ xác định, (2) Dân cư xác định (cả hai tiêu chuẩn này không cần thiết phải tuân thủ theo một số lượng cụ thể), (3) Chính phủ có năng lực kiểm soát hiệu quả và (4) Năng lực tham gia vào điều ước với quốc gia khác.
Có ba điểm cần chú ý trong bộ tiêu chuẩn nói trên.
Một là, khái niệm dân cư không đồng nghĩa với việc nó phải thuộc một nhóm dân tộc, màu da hay tôn giáo nhất định. Theo đó, một quốc gia không nhất thiết chỉ có dân cư thuộc một nhóm dân tộc, màu da hay tôn giáo. Ngược lại, không nhất thiết hai nhóm dân cư cùng thuộc một dân tộc, màu da hay tôn giáo thì phải cùng một quốc gia với nhau.
Hai là, dù chính phủ có năng lực kiểm soát hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành quốc gia, điều này không nên được hiểu đồng nghĩa với việc chính phủ, chính quyền đương thời tương đồng với sự tồn tại của chính quốc gia đó. Ta có thể hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua vài ví dụ như Somalia, Palestine, và Đài Loan.
Somalia tính cho đến nay, có thể đã được xem là “failed state” – “một quốc gia thất bại”, nơi mà chính quyền trung ương biến mất (hoặc không đủ năng lực kiểm soát quốc gia) và được thay thế bởi chủ nghĩa bộ tộc và lãnh chúa địa phương. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quốc gia Somalia không còn tồn tại và ai cũng có thể xâm chiếm vùng lãnh thổ nói trên.
Tương tự, có thể nói rằng Palestine vẫn chưa có được một chính phủ hiệu quả thống nhất lãnh đạo. Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) được xem là một đại diện lý tưởng cho Palestine, nhưng tranh chấp bạo lực giữa các phe phái như Hamas hay Fatah vẫn còn đó. Mặc dù vậy, việc không có một chính phủ hiệu quả đại diện cho nhóm dân cư này cũng không đồng nghĩa với việc quốc gia Palestine không tồn tại.
Đài Loan, xét mọi mặt, ở một mức độ mạnh mẽ và rõ ràng hơn, có thể xem là một quốc gia độc lập – đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Montevideo. Tuy nhiên, Đài Loan cũng đang đẩy mình vào thế khó theo mặt pháp lý, tương đương với miền Nam Việt Nam mà bài viết sẽ phân tích ở phần sau.
Ba là, dù yêu cầu thứ tư có nhắc đến việc tham gia vào điều ước quốc tế với quốc gia khác, điều này không đồng nghĩa với việc chính phủ đó phải được cộng đồng quốc tế công nhận. Yêu cầu này nhằm nói đến quyền hạn và năng lực thực thi điều ước nếu được ký kết, không phải nhằm ám chỉ rằng quốc gia đó phải được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Hiển nhiên, điều này cũng chỉ mang tính tương đối.
Nhiều học giả đã và đang cân nhắc sức nặng của yếu tố cộng đồng quốc tế, hay cụ thể nhất là việc được tiếp nhận trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc (United Nations – UN). Trên thực tế, được UN hay các cường quốc công nhận là một bước đệm quan trọng, nhưng sự đồng thuận chung của cộng đồng học thuật thế giới và các tổ chức học thuật có thẩm quyền thì đây không phải, và không nên là một yêu cầu bắt buộc.
Một dân tộc – hai quốc gia? Khả dĩ.
Với những thông tin như trên, chúng ta có thể tập hợp lại và tạo nên một bức tranh chung về “statehood” của hai miền Nam Bắc Việt Nam.
Trước tiên, có đủ căn cứ và cơ sở để cho rằng tồn tại hai quốc gia tách biệt trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1955 cho đến năm 1975.
Cả hai quốc gia đều có lãnh thổ và dân cư xác định, có chính phủ có năng lực kiểm soát hiệu quả; đều từng tham gia vào các hiệp ước, hiệp định quốc tế.
Vì vậy, dù chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các đồng minh có tuyên bố chính phủ Việt Nam Cộng hòa là ngụy quân, ngụy quyền, bù nhìn của Mỹ; hay ngược lại, dù chính quyền Việt Nam Cộng hòa có lên án chính quyền miền Bắc là quân cờ của Cộng sản, quên lịch sử cha ông… thì cũng không làm thay đổi danh tính pháp lý của họ theo quy chuẩn pháp luật quốc tế.
Tuy nhiên, cách nhìn nhận này cũng không hẳn là hoàn toàn không có kẽ hở.
Đầu tiên, cả hai quốc gia đều cho rằng mình là đại diện hợp pháp cho toàn Việt Nam; tương tự như vấn đề “Một Trung Quốc ” (One China) giữa Đài Loan và Trung Quốc hiện tại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tranh chấp hai miền mang dáng dấp của một cuộc nội chiến hơn là tranh chấp liên quốc gia. Tuy nhiên, theo người viết, điều này không làm mất đi bản chất nhà nước của hai quốc gia theo tiêu chuẩn của Montevideo.
Thứ hai, phải tính đến luận điểm cho rằng Ngô Đình Diệm, chính quyền Bảo Đại và Hoa Kỳ đã không tôn trọng Hiệp định Geneva và không tuân thủ việc thi hành cuộc tổng tuyển cử 1956 như dự định.
Nhưng nếu cho rằng Hiệp định Geneva giải quyết được vấn đề Việt Nam thì cũng không tôn trọng quyền dân tộc tự quyết (self-determination) của một bộ phận người dân Việt Nam, quy định tại Khoản 2, Điều 1, Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt, bối cảnh pháp lý của hai chính quyền tồn tại song song ở thời điểm này tương đối phức tạp.
Tính chính danh của chính phủ VNDCCH chủ yếu dựa vào cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Tính chính danh này càng được tăng cường hơn sau khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị và trao lại ấn tín, quốc bảo của hoàng triều Nguyễn cho đại diện chính Phủ VNDCCH Trần Huy Liệu ngày 25/8/1945.
Tuy nhiên, với Hiệp định Sơ bộ Pháp-Việt ngày 6/3/1946, được ký kết giữa ông Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và ông Hồ Chí Minh cùng ông Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ VNDCCH; VNDCCH chỉ còn lại phía Bắc Việt Nam (và vẫn thuộc khối Liên hiệp Pháp), miền Nam Việt Nam vẫn thuộc nhà nước Cộng Hòa Pháp với lời hứa hẹn cho một cuộc trưng cầu dân ý – thống nhất với VNDCCH trong tương lai. Ngày 1 tháng 6 cùng năm, người Pháp thành lập Nam Kỳ Quốc đặt thủ phủ tại Sài Gòn.
Trong giai đoạn từ 1946 đến 1949, sự cứng đầu của cựu vương tân Quốc trưởng Bảo Đại đối với các đại biểu Pháp cũng đã giúp Quốc Gia Việt Nam thành lập với cơ sở của Hiệp ước Elysée (8/3/1949). Trải qua nhiều biến cố với cuộc “đảo chính bằng phiếu” của ông Ngô Đình Diệm, chính quyền Quốc gia Việt Nam cũng có nền tảng pháp lý khá tương đồng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Vì vậy, việc Cộng hòa Pháp tự tiếp tục cho mình toàn quyền sắp đặt ngày tổng tuyển cử với Hiệp định Geneva là can dự vào nội bộ Việt Nam, một việc làm không thỏa đáng, đặc biệt khi hai bên duy nhất chấp nhận ký kết hiệp định chỉ có chính phủ kháng chiến của VNDCCH và nhà nước Cộng hòa Pháp, còn chính phủ Bảo Đại và Hoa Kỳ đều phản đối Hiệp định.
Với tất cả các thông tin nói trên, cân nhắc nền tảng pháp lý tương đồng, năng lực quản lý tương đương, có đầy đủ lý do (theo công pháp quốc tế) để cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa là hai thực thể nhà nước hoàn toàn độc lập.
Vậy nên, hành vi dùng vũ lực quân sự để tước đoạt chính quyền, lãnh thổ của một quốc gia khác, theo định nghĩa của Điều 1, Nghị quyết 3314 năm 1974 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, là hành vi xâm lược theo công pháp quốc tế.
Đập Tam Hiệp (Three Gorges Damp) - Tác giã Nguyễn Văn Khuy
Là đập thủy điện lớn nhất trên thế giới hiện nay. Đập Tam Hiệp của Trung Quốc, xây dựng trên dòng sông Dương Tử , giữa Vũ Hán và Trùng Khánh. Đập cung cấp điện với công suất 23,000MW , mạnh gấp 15 lần lò phản hạch nhân, cho nhu cầu 50 triệu dân, chiếm 3 % tổng số điện cho nhu cầu trong nước. Đập Tam Hiệp có tổng cộng thể tích 39.3 km3, diện tích bề mặt 1,084 km2, cao 175 m, dài 600 km, thời gian xây cất hết 17 năm, và khởi sự hoạt động vào năm 2012 . Tôn Dật Tiên khi xưa, đã có ý định xây đập này từ năm 1919, nhưng mãi đến năm 1998, việc xây cất mới bắt đầu thực hiện. Để xây đập, 1.2 triệu dân đã phải di chuyển đi vùng khác, gồm 13 thành phố, 140 tỉnh hạt , và 1, 350 làng mạc . Các hồ chứa nước với chiều dài 632 km, đã nhận chìm các danh lam thắng cảnh, các nông trại, làm biến đổi địa chất. đầu độc nguồn nước, và phá hủy môi trường.
Những bất lợi mà cả Trung Quốc cũng phải xác nhận, là năm 2008, trận động đất mạnh ở Tứ Xuyên, đã giết chết 87, 000 người. Lý do, là đập được xây dựng ở nơi dễ xảy ra động đất, và hồ chứa nước lớn tự tạo ra các chấn động mạnh. Khi có hàng loạt địa chấn xảy ra, thì mực nước ở trong hồ chứa nước dâng cao, làm chấn động mạnh thêm, và xảy ra thường xuyên hơn.
Nếu chính quyền không chịu chấn chỉnh, thì đập Tam Hiệp sẽ gây ra những thảm họa khôn lường như lụt lội, xoi mòn đồi núi dọc theo sông Dương Tử, nước ô nhiễm, và thảm họa môi trường. Hàng năm, 14 tỉ tấn rác đủ loại xả vào sông Dương Tử. Nếu đập bị vỡ do động đất, sẽ có nguy cơ gây ra một trận đại hồng thủy, cuốn theo nhà cửa, và làm nhiều thành phố, làng mạc chìm trong biển nước, hoặc biến mất. Đài Loan đe dọa, nếu có chiến tranh với Hoa Lục, Đài Loan sẽ phá đập này trước tiên, để gây ra một thảm họa kinh hoàng cho Trung Quốc.
Đập càng lớn, càng sinh ra nhiều vấn đề, như đập Itaipu là đập thủy điện lớn thứ hai trên thế giới, trên dòng sông Parana giữa Brazil và Paraguay. Cuộc nghiên cứu của Oxford University cho biết phí tổn xây cất đập tăng thêm 240% gía dự trù. Tuy nhiên, chẳng bao giờ có thể thu lại tiền vốn xây cất với nhiều lý do. Nạn phá rừng do lụt lội, phù sa bị kẹt lại lắng đọng tại các hồ chứa nước, làm giảm công xuất điện theo thời gian. Ngoài ra tình trạng kinh tế , chính trị bất ổnlàm ảnh hưởng đến thị trường năng lượng, và thêm vào đó là vấn nạn tham nhũng.
Để đạt được sự chấp thuận, thì dự án xây đập cần phải vuợt qua những sai sót của các đập hiện hữu, chẳng hạn như làm đất đai và khí hậu thay đổi. Kế hoạch phải đưa ra chi tiết, để phân tích, và tổng hợp lại, bao gồm lượng định những kỹ thuật làm giảm bớt những tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh sốngcủa con người, cũng như các sinh vật khác. Ngoài ra, không làm xáo trộn đến hệ sinh thái của những con sông vĩ đại trên thế giới.
Dựa vào những phương pháp phân tích hữu hiệu, và các dữ kiện chính xác về môi trường, cũng như sự liên hệ giữa kỹ thuật xây đập và những mục đích bảo vệ môi trường chung quanh, sẽ giúp chính phủ và các cơ quan trợ cấp vốn, so sánh và chọn lựa kỹ lưỡng các địa diểm để xây đập. Tuy nhiên, các quyết định xây đập hiện nay, nhiều khi không quan tâm đến các đụng chạm chồng chéo về tác dụng, phân bố, đặc tính thủy lợi củatừng vùng địa lý, và những dịch vụ sinh thái. Rất nhiều đập đã xây dựng trong vùng cao nguyên, mà nguồn nuớc bị phân tán đi nhiều hướng khác nhau.
ĐẠI HỘI KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẠI HỌC HUẾ 1957 2017
Hẹn gặp nhau năm 2020, kỷ niệm 50 năm thành lập Viện Đại Học Minh Đức (1970-2020)
Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017
Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017
Dũng Sĩ và Tiến Sĩ : Thời chiến tranh, chế độ CS đẻ ra nhiều dũng sĩ tưởng tượng như dũng sĩ níu càng trực thăng, dũng sĩ nhí lấy súng Mỹ dễ dàng như lượm củi trong rừng. Thời bình thì chế độ này lên cơn sốt, sản xuất tiến sĩ đông như rươi nhưng là tiến sĩ giấy, tiến sĩ dỏm đi đầy đường, không có thực tài..
Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập niên vừa qua, đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông Trịnh Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1990. Ông đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam tước đoạt mất hết cơ nghiệp và còn bị lãnh án 11 năm tù vào năm 1996. Ông đã bị giam giữ hơn 18 tháng. Nhưng trong khi bị quản thúc tại gia, ông Bình bằng một cách bí mật đã thoát ra khỏi Việt Nam.
Trong thời gian đó, ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhờ Tập đoàn luật sư nổi tiếng của Mỹ Covington Burling ở Washington và sau đó thuê Tổ hợp Luật sư KING & SPALDING LLP làm đại diện để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã thuê một công ti luật sư nổi tiếng của Pháp để đại diện cho họ trong vụ kiện này.
Khi thấy ông Trịnh Vĩnh Bình có khả năng thắng kiện, Nhà cầm quyền Việt Nam đã “đi đêm” với ông. Sau đó, hai bên đã thoả thuận với nhau:
“- Ông Trịnh Vĩnh Bình đồng ý bãi nại;
- Nhà cầm quyền Việt Nam hứa sẽ bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15.000.000 USD (mười lăm triệu USD), đồng thời sẽ trả lại tất cả những tài sản mà họ đã tước đoạt của ông”.
Kết quả là:
- Ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhận được số tiền trên;
- Nhưng Nhà Cầm Quyền Việt Nam hoàn toàn không trả lại tài sản cho ông Bình như đã hứa”.
Vì vậy, ông Trịnh Vĩnh Bình lại một lần nữa phải thưa Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, theo quy chế UNCITRAL (The United Nations Commission on International Trade Law), trụ sở đặt tại La Haye - Hoà Lan. Phiên toà lần này sẽ xử tại Paris, vào ngày 21/8/2017 và có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Sau đây là cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình do Nguyễn Hoàng Mơ (NHM) thực hiện:
- NHM: Chúng tôi vừa được tin ông đã nhờ Tổ hợp Luật sư KING & SPALDING LLP kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế và vụ án sẽ được xét xử tại Paris ngày 21/8/2017, tin này có đúng không, thưa ông?
- TRỊNH VĨNH BÌNH: Vâng! Tin đó hoàn toàn chính xác!
- NHM: Trước đây, chúng tôi từng nghe nói, việc tranh tụng cũng đã được đưa lên kiện ở Toà Án Trọng Tài Quốc tế ở Stockholm - Thuỵ Điển. Nhưng trước khi xử thì giữa Nhà cầm quyền Việt Nam và ông đã đi đến thoả thuận và ông đã bãi nại. Như vậy, vì lí do nào đã khiến ông kiện Nhà cầm quyền Việt Nam trở lại ạ?
- TRỊNH VĨNH BÌNH: Vâng! Đúng như thế! Trước đây khi vụ án sắp được xử ở Thuỵ Điển, khoảng 10 ngày trước ngày xử, Nhà cầm quyền Việt Nam và tôi đã kí một thoả thuận để hoà giải, tức là giải quyết ngoài toà.
Lúc đó, Toà Án Trọng Tài Quốc Tế đã sắp xếp phiên xử từ ngày 5 đến 12 tháng 12/2006. Nhưng về phía Việt Nam, họ đã đưa ra cam kết sẽ trả lại toàn bộ tài sản, nếu tôi đồng ý yêu cầu ngưng phiên xử, đồng thời Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ trả một khoản phí để trang trải cho những chi phí mà tôi đeo đuổi vụ kiện đó. Khi hai phía đã kí kết vào bản Thoả Thuận, tôi đã yêu cầu Toà Án Trọng Tài Quốc Tế ngưng phiên xử.
Sau đó, tôi trở về Việt Nam. Nhưng hơn 7 năm qua, tôi vẫn chưa nhận lại được tài sản như Nhà cầm quyền Việt Nam đã cam kết.
- NHM: Vì Nhà cầm quyền Việt Nam không tôn trọng cam kết nên bây giờ ông lại phải kiện Họ lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế? Ông đã dựa vào cơ sở nào để kiện lần thứ hai ạ?
- TRỊNH VĨNH BÌNH: Để trả lời câu hỏi này của phóng viên, tôi xin trích đoạn 1 và 21 trong Bản Trả Lời của các nguyên đơn do Tổ Hợp Luật Sư KING & SPALDING LLP đại diện:
* Đoạn 1: Các Nguyên đơn đã giải thích trong Đơn Khởi kiện của mình về câu chuyện không thể hiểu được của ông Trịnh Vĩnh Bình, sau hai thập kỷ bị ngược đãi trong bàn tay của các cơ quan của Việt Nam. Sự nghiêm trọng và vô pháp luật trong hành vi của Việt Nam thực sự có tính chất Kafka. Điều này bao gồm các cáo buộc hình sự được ngụy tạo; sự truy tố sai lệch và có động cơ chính trị; tra tấn liên tục trong khi bị giam giữ; vi phạm một cách rõ ràng đối với quyền yêu cầu được xét xử đúng pháp luật; “phiên tòa dàn dựng” tại một tòa án kiểu chuột túi mà trên thực tế đã bị kết án trước hàng tháng bởi lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ, tiếp nối bởi bản án phúc thẩm có giá trị chung thẩm khó hiểu (“Bản án”) khiến cho việc giải thích các căn cứ pháp lý trong việc kết án ông Trịnh không thể thực hiện được; và việc Nhà nước thu giữ tài sản của ông, lấy cớ là thi hành Bản án, mà đỉnh điểm là việc thu giữ trên 50 bất động sản (“Tài sản”) và các tài sản khác mà hiện nay có trị giá trên 250 triệu USD. Về cốt lõi, căn cứ của tranh chấp này nằm tại hành vi của Việt Nam liên quan đến bản án hình sự oan sai của ông Trịnh, cũng như việc chiếm đoạt tài sản của ông, xảy ra sau đó.
* Đoạn 21: Phán quyết trong Vụ kiện Trọng tài Thứ nhất không có hiệu lực ngăn cản bởi vì phán quyết này chỉ đơn thuần là phán quyết chấm dứt theo Mục 27(1) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển. Các bên đồng ý rằng các phán quyết theo Mục 27(1) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển không có hiệu lực theo quy định bản án đã tuyên. Ngược lại với lý lẽ của Việt Nam, Phán quyết không phải là một phán quyết có hiệu lực ngăn chặn theo Mục 27(2) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển bởi vì các phán quyết theo đạo luật đó phải đồng thời được yêu cầu bởi các bên và có các điều khoản được thỏa thuận về giải quyết [tranh chấp]. Cả hai điều này đều không xảy ra: các bên không yêu cầu bất kỳ phán quyết nào, phán quyết cuối cùng được đưa ra (theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài Thứ nhất, không phải các bên) không bao gồm các điều khoản được thỏa thuận (ngược lại, các bên không thể thỏa thuận về các điều khoản), và Phán quyết không bao gồm các điều khoản của Thỏa Thuận Singapore (vẫn bí mật và chưa được xem bởi Hội đồng Trọng tài Thứ nhất, theo yêu cầu riêng của Việt Nam).
- NHM: Trước đây ông đòi số tiền bồi thường, nghe đâu khoảng 150 triệu USD, còn lần này thì con số sẽ là bao nhiêu ạ?
- TRỊNH VĨNH BÌNH: Tôi chưa có thể nói con số chính xác là bao nhiêu, nhưng một điều chắc chắn là lần này con số sẽ cao hơn, thậm chí là nhiều lần.
- NHM: Ông có thể cho biết con số phỏng đoán được không ạ?
- TRỊNH VĨNH BÌNH: Được chứ! Số tiền được phỏng đoán trên 1,5 tỉ USD, gồm cả bồi thường tài sản lẫn bồi thường giam giữ người, vi phạm luật Quốc tế.
- NHM: Căn cứ vào những khía cạnh nào để ông đòi bồi thường cao?
- TRỊNH VĨNH BÌNH: Căn cứ vào việc Nhà cầm quyền Việt Nam không thực hiện cam kết như đã thoả thuận, mà chỉ muốn lừa tôi để đạt được mục đích là ngưng phiên xử tại Stockholm. Nhưng sau đó, họ đã không tuân thủ cam kết. Như vậy, tôi sẽ có thể đòi bồi thường những tổn thất của giai đoạn trước và cộng thêm những thiệt hại từ ngày đó đến nay và có thể còn nhiều mục mà tôi chưa tiện tiết lộ.
Để làm sáng tỏ câu trả lời của tôi, tôi xin trích dẫn đoạn 653 trong Bản Trả Lời của các nguyên đơn do Tổ Hợp Luật Sư KING & SPALDING LLP đại diện:
* Đoạn 653: Tóm lại, khi sáu nhóm hành vi kể trên của Việt Nam được xem xét cùng nhau thì hành vi của Việt Nam liên quan đến vụ án hình sự của ông Trịnh có thể nói đã cấu thành nên một trong những nhóm hành vi từ chối xét xử công bằng vô nhân đạo nhất trong lịch sử luật pháp quốc tế. Đơn giản là không có bất kỳ một cách lý giải hay biện minh nào cho hàng loạt vi phạm thủ tục tố tụng hợp pháp mà các Cơ quan Tư pháp và Hành pháp của Việt Nam gây ra đối với ông Trịnh. Ngoài ra, nhiều việc làm trong mỗi nhóm hành vi liệt kê trên đây cũng cấu thành nên những hành vi từ chối xét xử công bằng độc lập và riêng rẽ. Sau cùng, mỗi hành vi riêng lẻ thuộc một trong số sáu nhóm này tự bản thân nó đều cấu thành hành vi từ chối xét xử công bằng hoặc nếu không cũng là các hành vi vi phạm thủ tục tố tụng hợp pháp theo nguyên tắc FET.
NHM: Thưa ông! Vụ kiện này sẽ có lợi gì cho những người đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ, vi phạm nhân quyền?
TRỊNH VĨNH BÌNH: Theo tôi, vụ kiện này sẽ tạo tiền lệ đòi Nhà cầm quyền Việt Nam bồi thường cho những vụ giam giữ, vi phạm đến quyền con người, đến tài sản của người dân. Chỉ tính từ tháng 4/1975 đến nay đã có khoảng 1 triệu người bị giam giữ không minh bạch. Nếu số người này tập hợp lại kiện thì Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ như thế nào?
- NHM: Ông có thể nói rõ hơn suy nghĩ của ông về vụ kiện này?
- TRỊNH VĨNH BÌNH: Tôi muốn nói rõ thêm, vụ kiện này không chỉ mang tính hình sự mà nó còn mang tính chế tài về kinh tế. Về khía cạnh này, tôi thấy chúng ta phải nhìn sự việc ở cả hai mặt của vấn đề:
a. Việc tôi đòi bồi thường những tổn thất do Nhà cầm quyền Việt Nam gây ra là rất đương nhiên và cần thiết;
b. Cũng phải để Nhà cầm quyền Việt Nam trả giá cho hậu quả của việc họ tịch thu trái phép, chiếm lấy tài sản của người dân bừa bãi (ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến tải sản của tôi) và cả việc họ bắt giữ người tuỳ tiện - mà từ trước đến nay, các cơ quan tư pháp, hành pháp Việt Nam dù có làm sai trái, vi phạm pháp luật - nhưng hiếm khi bị chế tài. Vì nạn Huyện binh Huyện, Phủ binh Phủ, nạn cửa quyền ở Việt Nam nên thường xuyên đã có những hành vi như: vượt quyền hạn; vi phạm pháp luật; xâm phạm đến quyền con người; đến tài sản nhân dân ở Việt Nam. Những hành vi trái nguyên tắc này cần phải được xử lí thích đáng. Cho nên nếu vụ việc này được đưa ra Toà Án Trọng Tài Quốc Tế thì dù cho chính phủ của một nước siêu cường đi nữa cũng vẫn bị phán quyết, một khi họ làm sai. Và như vậy, đích thực là bài học đích đáng, khá cần thiết, cho tình trạng “có pháp luật cũng như không có pháp luật” ở Việt Nam hiện nay.
- NHM: Khi đọc những bài báo, những phóng sự trước đây từ những năm 1998 - 2006, một phần đã được đưa lên mạng, chúng tôi thấy dư luận trong lẫn ngoài nước, phần lớn mong muốn ông thắng kiện. Cũng có người cho rằng việc ông thắng thua chưa phải là việc quan trọng hàng đầu. Điều quan trọng nhất ở đây vẫn là ông dám phơi bày, dám đưa ra công luận sự gian trá và thiếu minh bạch của Nhà cầm quyền Việt Nam. Họ nói một đàng làm một nẻo!
Ông có ý kiến gì về việc này ạ?
- TRỊNH VĨNH BÌNH: Tôi đồng ý với cả hai nguồn phản ánh của dư luận. Nếu tôi thắng kiện, như đã trình bày trong phần phỏng vấn trước:
a. Tôi đòi lại những thiệt hại, tổn thất do Nhà cầm quyền Việt Nam gây ra;
b. Từ những vụ kiện như vậy, cho nhà nước Việt Nam thấy được hậu quả của việc họ bắt bớ, tịch thu và xâm chiếm tài sản của người dân vô tội như thường xảy ra hằng ngày ở Việt Nam hiện nay. Rồi cũng có ngày, họ sẽ phải trả cái giá cho hành vi bá quyền, ngang ngược và độc ác đó!
Một khi Nhà cầm quyền Việt Nam đã có tiền lệ bị đưa ra Toà Án Quốc Tế, sẽ mở màn cho nhiều người dân bị oan trái, bị ức hiếp tập hợp lại để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi nghĩ rằng Nhà cầm quyền Việt Nam chưa thấy được, chưa ý thức đến, chưa gặp thì đúng hơn sức mạnh của sự tập hợp vừa kể, chưa nói đến sự binh vực và hỗ trợ của người Việt hải ngoại. Hiện nay, có gần 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài, trong số đó, không ít người Việt đã tham gia vào dòng chính, giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền từ cấp thành phố, tiểu bang lên đến liên bang và nắm trong tay một sức mạnh tài chánh không nhỏ.
Chúng ta có thể xem lại, đã nhiều năm Nhà cầm quyền Việt Nam làm bao nhiêu việc sai trái, bức hiếp dân, chiếm đoạt tài sản của dân, mặc dù có tiếng nói của quốc tế. Thế nhưng tiếng nói là tiếng nói, can thiệp là can thiệp, Nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn trơ như đá!
Nhưng bây giờ thì khác, một khi bị thua kiện, bị đóng phạt một số tiền lớn, mà càng lớn thì càng hay, Nhà Cầm Quyền Việt Nam sẽ phải tự kiềm chế, tự điều chỉnh guồng máy công quyền, bằng không thì hậu quả như tôi đã nói trên, sẽ khôn lường!
- NHM: Vậy thì người dân trong nước, làm thế nào tập hợp lại để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam, khi bị oan trái, thưa ông?
- TRỊNH VĨNH BÌNH: Trên đời này, câu hỏi nào cũng sẽ có câu trả lời. Khó khăn cách mấy cũng sẽ có cách giải quyết!
Câu hỏi này, tôi xin nhường cho các vị trong ngành luật giải thích, sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, vấn đề toàn cầu hoá, ngày càng rõ. Bên cạnh đó là sự đòi hỏi về nhân quyền, minh bạch ngày càng quyết liệt. Để có thêm tư liệu tham khảo, kính mời quý vị độc giả vào trang web, tìm “Netherlands-Vietnam BIT, Trinh Vinh Binh”, hoặc bằng tiếng Việt “Vụ án Trịnh Vĩnh Bình” (thời gian sau này, những trang web này bị ngăn chặn một phần ở Việt Nam). Trong những trang web này, có nhiều tư liệu tham khảo liên quan đến câu hỏi trên. Hi vọng trong lần phỏng vấn tới tôi sẽ trả lời rõ ràng hơn về câu hỏi này.
- NHM: Chúng tôi xin được đặt câu hỏi cuối cùng: Giả sử ông thắng kiện, với số tiền lớn như vậy, ông sẽ sử dụng như thế nào ạ?
- TRỊNH VĨNH BÌNH: Như trong phiên xử trước, tôi có một tâm nguyện: trường hợp tôi được thắng kiện, tôi sẽ sử dụng 90% số tiền được bồi thường cho mục đích từ thiện, không ngoại trừ giúp đỡ những nạn nhân bị bức hại trong nước (theo nghĩa rộng).
- NHM: Thay mặt nhóm phóng viên theo dõi vụ án - Nguyễn Hoàng Mơ, Phan Bá Việt, Lê Viết Thông, Nguyễn Hoàng Hà và Nguyễn Văn Toàn - chúng tôi xin chân thành cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)