khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Những tâm tình tản mạn về Việt Nam nhân dịp đầu Xuân-Tác giả Huỳnh Phi Tiễn




Ngay Xuan Tham Nhau

Ngày Xuân Thăm Nhau với Bang Tam - Huỳnh Phi Tiễn

Posted by Alex Doan on Saturday, February 6, 2016



Thời gian gần đây rất nhiều người ưu thời mẫn thế thường than phiền người Việt Nam ở ngoại quốc gửi tiền về Việt Nam càng ngày càng nhiều. Với số tiền này, cộng sản Việt Nam được nuôi dưỡng thì làm sao mà cộng sản bị tiêu diệt được? Có bao giờ bạn suy nghĩ như vậy không? Hoặc có bao giờ bạn tự hỏi là gửi tiền nhiều như vậy, có thiệt hại cho nước Mỹ không và chính phủ Mỹ có biết không? Nếu biết, tại sao họ cứ để cho mình gửi?

Là một người sinh sống ở nông thôn tôi có suy nghĩ như thế này : Khi chúng ta sạ lúa bán đất, nếu ta dọn không hết cỏ thì cỏ sẽ mọc nhanh và nhiều hơn lúa, ta không thể nào nhổ hết cỏ cho kịp. Cỏ sẽ lấn đất và lúa không phát triển, ta bị mất mùa, không đủ lúa gạo ăn. Nếu như ta xiết nước cho khô trắng đất để cho cỏ chết thì lúa chết trước; vì lúa và cỏ đều cần nước mà cỏ lại mạnh hơn lúa. Nếu muốn tiêu diệt cỏ mà không xiết nước phơi đất cho cỏ chết, nhà nông có thể xịt thuốc diệt cỏ. Hiện nay Việt Nam có nhiều loại thuốc diệt cỏ với thành phần pha chế khác nhau nhưng loại thuốc diệt cỏ nào cũng có chất độc không nhiều thì ít. Cho nên nếu xử dụng thuốc diệt cỏ không cẩn thận có thể đưa đến những tai hại khác đôi khi làm chết người.

Cũng giống như cỏ mạnh hơn lúa, nếu ta tuyệt đối không gửi tiền về Việt Nam thì thân nhân của ta chết trước vì cộng sản mạnh hơn người thân của ta.Tiền của chúng ta gửi về Việt Nam nếu được dùng đúng chỗ thì sẽ có lợi cho chúng ta.

Thêm một trường hợp nữa mà chúng ta vẫn thấy hàng năm là chương trình “Cám Ơn Anh” do Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngoại tổ chức trong đó có sự tham gia và đóng góp to lớn và quan trọng của Nhạc sĩ Trúc Hồ và cũng là Giám Đốc của đài truyền hình SBTN và Trung Tâm Asia Entertaiment. Đây là chương trình giúp đỡ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa còn ở lại Việt Nam. Họ là những người đã hy sinh một phần thân thể để bảo vệ cho chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng họ không đủ điều kiện để đi đến Mỹ theo chương trình H.O. Họ là thành phần bị Việt Cộng trù dập và có đời sống khó khăn. Chương trình Cám Ơn Anh đã kêu gọi sự đóng góp của người Việt Nam ở Hải Ngoại không phải chỉ vì giúp đỡ phần nào vật chất của các anh mà còn nói lên được sự mang ơn của người Việt Nam Cộng Hòa dành cho các anh. Chúng ta phải chọn sự gửi tiền để nâng cao tinh thần và cuộc sống của các anh mặc dù Việt Cộng sẽ lợi dụng số tiền này để làm lợi cho chúng. Nhưng nếu ta không gửi thì người chịu thiệt thòi là các anh chứ không phải Việt Cộng. Dưới sự dìu dắt của nhạc sĩ Trúc Hồ, các ca sĩ cũng như nhân viên của Trung Tâm Asia Entertainment và Đài Truyền Hình SBTN đã góp phần tham dự chương trình này với cả tấm lòng yêu quê hương Việt Nam tự do và tri ân các anh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ra, Cộng Đồng Việt Nam và anh Trúc Hồ đang tiến hành việc đưa các anh Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi đất nước cộng sản để đi đến một đất nước tự do.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn xa xa một chút: Nước Cuba bị cấm vận ngoại giao và thương mại vào năm 1963; kinh tế Bắc Hàn phải lao đao sau khi bị trừng phạt kinh tế, trong khi mức độ cấm vận của cộng đồng quốc tế lại gia tăng, dẫn đến kết quả Bắc Hàn là một trong những quốc gia nghèo và phát triển kém trên thế giới. Giữa năm 1990, Bắc Hàn bị nạn đói đã giết chết hàng chục, có thể, hàng trăm ngàn người dân thường và cho đến nay vẫn ở trong tình trạng thiếu lương thực kinh niên. Người dân hai nước Cuba và Bắc Hàn thì nghèo khổ và chết đói còn Đảng và nhà nước cộng sản Cuba, Bắc Hàn vẫn sống trong sự giàu sang, họ có chết đâu? Điều này nói lên là nếu không có sự trợ giúp gửi tiền của thân nhân ở hải ngoại về Việt Nam thì Việt Nam cũng giống như Cuba và Bắc Hàn, người dân nghèo đói, còn Đảng và chính quyền Việt Cộng cũng vẫn no đủ.

Tuy nói như vậy nhưng chúng ta vẫn tìm mọi phương cách để tiêu diệt cộng sản. Chúng ta hãy tìm hiểu số tiền chúng ta gửi về Việt Nam đi về đâu và nó sẽ tạo nên tác dụng gì rồi sau đó mới quyết định là có nên gửi tiền về Việt Nam hay không?

Với quyền lực của kẻ thống trị, bằng mọi cách Đảng và chính quyền Việt Cộng kiểm soát và chủ động thu đoạt cho bằng được số tiền của người Việt Nam ở hải ngoại gởi về.Ngày nay cộng sản Việt Nam đã thành tư bản đỏ từ khi chúng có tiền tỷ đô la trong tay bằng cách chiếm đoạt, tham nhũng, hối lộ … Đồng tiền này trở thành thuốc độc làm bại hoại nhân tâm, phân hủy đoàn thể, tranh giành địa vị. Chúng hoàn toàn biến chất và ước mơ được đến nơi có nguồn gốc của đồng tiền đó. Rồi chúng sẽ biến ước mơ thành sự thật. Đảng và chính quyền Việt Cộng hay là đám tư bản đỏ này sẽ cho hàng trăm, hàng ngàn rồi 10 ngàn, 12 ngàn,16 ngàn và còn gia tăng hàng năm con cháu bọn chúng sang Mỹ và các nước tư bản để du học! Lớp người này sẽ học hỏi được sự tự do, cuộc sống công bằng bác ái qua thời gian du học. Nếu họ có trở về Việt Nam, nơi tối tăm, bất công, áp bức, bóc lột để sinh sống thì họ cũng đã thấy được sự thối nát của chế độ cộng sản, họ sẽ tuyên truyền cho người dân trong nước những sự tốt đẹp của một cuộc sống tự do, dân chủ và đầy tình người. Nếu họ tìm cách ở lại bằng việc kết hôn, gia hạn thời gian học … thì cũng có nghĩa là họ đã thấy được sự ưu việt của chế độ cộng sản Việt Nam chỉ là sự nói láo, họ đã chọn một nơi có cuộc sống tốt hơn Việt Nam vì “đất lành chim đậu”.

Người ra đi du học thì như vậy còn người ở lại trong nước muốn tiếp tục có tiền họ phải tranh ngôi đoạt vị, đấu đá thanh trừng, tiêu diệt lẫn nhau. Chúng ta từng biết con người là loài động vật khôn ngoan và đáng sợ nhất trong các loài động vật. Chỉ có con người mới có đủ trí khôn để giết con người và vì đó chỉ có cộng sản mới diệt hết cộng sản mà thôi.

Quê hương Việt Nam giờ đây đang có những cuộc đấu tranh đòi quyền làm chủ, đòi tự do công bằng bác ái nổ ra liên tục và mãnh liệt ở tại miền bắc nơi phát sinh và là cái nôi của chế độ cộng sản chủ nghĩa Việt Nam.Nhắc lại lịch sử ngày xưa Việt Nam Cộng Hoà chiến đấu bảo vệ cái gì? Lý tưởng của người lính Việt Nam Cộng Hoà là bảo vệ tự do công bằng và bác ái!Vì chiến đấu cho lý tưởng tự do công bằng và bác ái nên chúng ta đánh bom miền Bắc12 ngày đêm. Trong khi chỉ cần một ngày để đánh bom trực tiếp ở đê Yên Phụ thì Hà Nội đã chìm trong biển nước vì mực nước sông Hồng quá cao so với đồng bằng Bắc Việt. Lúc đó tất cả những căn cứ quân sự cũng như văn phòng của Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Cộng hay nhà dân đều coi như bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng chúng ta không làm như vậy vì chúng ta đánh cộng sản là muốn cứu người dân ra khỏi ách cai trị tàn độc của cộng sản chứ không phải tiêu diệt luôn người dân.

Việt Nam Cộng Hòa lo bảo vệ tính mạng tài sản người dân, còn cộng sản thì ban ngày tuyên truyền láo khoét, ban đêm thì khủng bố, ám sát, không một hành động dã man tàn bạo nào, độc ác nào, mà bọn chúng không làm, để cho người dân sợ hãi mà nộp tiền cho chúng. Hầu như trên 95 phần trăm những đồn điền, xí nghiệp, tàu xe đều đã nộp tiền cho chúng nếu không thì họ sẽ phải lãnh hậu quả là cái chết. Cái chua cay nhất là những người dân trong những vùng được Việt Nam Cộng Hoà giữ an ninh thì họ không biết Cộng sản là gì? Nên khi Việt Cộng vô vùng đó thì họ cho Việt Cộng là phe mình.

Như đã nói trước đây ( trong bài viết đầu tiên của tôi) "muốn diệt được cộng sản thì phải tiêu diệt từ nơi sản sinh ra chế độ cộng sản." Còn ngày nay muốn tiêu diệt cộng sản thì phải làm cho người dân thấy rõ bộ mặt thật của cộng sản là thế nào!Hơn 40 năm trôi qua, cộng sản thống trị toàn dân kể cả người trong bộ máy cai trị của chúng cũng đã quá hiểu chủ trương đường lối mục đích của đảng cộng sản. Là một đảng cướp, chủ trương của chúng là cướp đoạt đất đai tài sản để có được đất rộng nhà cao. ("Đất rộng nhà cao nhờ ơn đảng, cơm no áo ấm nhớ Bác Hồ.") Bằng mọi cách bất kể nhục nhằn, Việt Cộng ôm chân Trung Cộng bán rẻ quê hương.Chúng bảo với nhau là "Ta đánh chiếm miền Nam là đánh giúp cho Trung Quốc và Liên Xô", nên khi Trung Cộng đánh chiếm Trường Sa năm 1974 họ vui mừng nói "Trung Quốc đánh, chúng ta khỏi đánh."Rồi đến khi chúng cai trị cả nước, Trung Cộng đánh chiếm 6 tỉnh miền bắc của Việt Nam chúng vẫn chưa bừng tỉnh mà còn thiết lập cửa quan hữu nghị và phát triển tình đồng chí 4 tốt, 16 chữ vàng. Tiếp đến năm 1984, Trung Cộng lại xua quân chiếm đảo Gar Ma thì lại Việt Nam lại hèn hạ ký thêm hiệp ước giao một phần vịnh bắc bộ.

Bọn cầm quyền đảng cộng sản Việt Nam không hề có tình đồng bào hay ruột thịt. Chúng không kể gì đến sự tồn vong của giang sơn tổ quốc...Ngày xưa lúc còn nhỏ ba tôi hay biểu anh chị em chúng tôi ra làm vườn. Có khi chúng tôi vô tình chạm phải ổ kiến hay tổ ong; chúng sẽ túa ra và đánh cắn chúng tôi để bảo vệ nhà cửa và con cái của chúng. Còn bọn Việt Cộng này thì thật là thua loài sâu kiến!!Tổ quốc dấu yêu bao đời tổ tiên ta đã gây dựng khai phóng gìn giữ trước sức mạnh tàn bạo của giặc Tàu dù phải bị đô hộ ngót 1000 ngàn năm. Nhưng mỗi lần chúng xâm lăng là mỗi lần có anh hùng đứng lên cùng toàn dân cứu nước. Cho dù có lắm kẻ bán nước cầu vinh nhưng giang sơn gấm vóc mãi trường tồn cho đến khi giặc "Hồ" theo tôn thờ Nga Hoa thì giang sơn này mới dần dần rơi vào tay quân cướp nước. Những kẻ bán nước cầu vinh thì đã bị tiêu diệt nhưng sự ô nhục ngàn đời sau lịch sử hãy còn ghi...! Danh dự vẻ vang không dành cho những kẻ phản trắc, trộm cướp.

Trung Cộng ngày nay do gian hùng xảo trá cướp bóc mà có được chút ít bề thế. Sản phẩm của chúng bán ra là những sản phẩm có mang mầm mống giết người đã được mọi người đăng trên mạng đầy dẫy. Trung Cộng là nguồn xuất phát của 70% lượng hàng giả bị tịch thu trên toàn thế giới trong khoảng những năm 2008-10. Tổng giá trị hàng giả trên thế giới là khoảng 25 tỷ USD, tương đương với 2% tổng mậu dịch thế giới. Trung Cộng gian xảo chờ người ta phát minh sáng chế rồi ăn cắp thì làm sao mà mong tiến bộ hơn người!!Năm 2014, ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ 527 tỷ một năm, Trung Cộng 132 tỷ một năm. Với số tiền này mà nuôi một đoàn quân khổng lồ thì dù cho Trung Cộng giỏi tài ăn cắp những phát minh của người khác cũng không thể thực
hiện, chứ đừng nói đến cái mộng đứng đầu thế giới bá chủ hoàn cầu. Mộng này của Trung Cộng sẽ bị rơi vào không tưởng!

Cộng Sản Việt Nam thực tế muốn cho quần áo thơm tho thì hãy đi vào vườn "Hoa" hay cửa hàng nước hoa "Mỹ" phẩm chứ cứ vào trong nhà xí chợ cá thì làm sao mà thơm cho được. Muốn cho hậu thế khôn ngoan hiền tài thì phải cho họ học hỏi với người văn minh ngay thẳng, còn cứ mãi giao du với kẻ đầu trộm đuôi cướp thì làm sao có được con cháu ngoan hiền. Ngày xưa nhà trường dạy: "Tiên học lễ hậu học văn." Đức dục thì trẻ nhỏ lễ phép người dân hiền lành đất nước thanh bình an vui.Ngày nay thì sao? Nhà trường dạy noi gương "Bác Hồ". Hồ Chí Minh là ai và hắn ta đã làm gì? Cả thế giới đều biết, chỉ tội nghiệp cho thế hệ trẻ Việt Nam bị nhồi sọ một tư tưởng đã cũ mèm mà nơi phát sinh ra tư tưởng đó đã được mọi người chê bai và bác bỏ lâu rồi. Nên người ta mới châm biếm rằng "sinh ra một lũ con ngoan, Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều." Lũ trẻ này đa phần nham hiểm tàn bạo, cướp của, giết người, hiếp dâm, buôn bán lẫn nhau, lừa thầy phản bạn...!Sau 40 năm cai trị, Việt Cộng đã xóa sạch những phong tục tập quán tốt đẹp của tổ tiên, những văn thơ sách giáo khoa, những chuyện kể về loài quạ biết tha mồi về nuôi cha mẹ già yếu, những con ngựa con khi "phủ" nhầm mẹ của nó thì nó nhịn ăn mà chết, những con chim của nước Việt và những con ngựa của nước Hồ còn biết nhớ về quê hương.. . "Hồ mã tê Bắc phong, Việt điễu sào Nam chi." Học trò ngày nay được dạy dỗ theo dõi cha mẹ, thân nhân, xóm giềng. Hiền thì nghi kỵ và học thói vô luân thì làm sao mà có người yêu quê cha đất tổ!

Muốn giữ gìn quê hương phải đem ánh sáng về xua đi tối tăm, đem tình thương xóa tan hận thù. Vì tiền tài bạo lực quyền thế đã đào sâu hố ngăn cách giữa người dân và nhà nước. Sự tham nhũng cửa quyền đã hiện rõ thì ngày tàn của cộng sản cũng gần kề. Ngày xưa chúng ta chiến đấu tiêu diệt cộng sản không thành công vì người dân hiểu biết về cộng sản quá ít. Ngày nay những người Việt Nam chúng ta thoát khỏi sự đàn áp dã man của cộng sản có mặt khắp nơi trên toàn thế giới đã nói lên cho mọi sắc tộc đều biết rõ thế nào là cộng sản. Bao nhiêu người dân bị cộng sản cai trị điều hiểu rõ cộng sản thì họ phân biệt được chánh nghĩa và bạo tàn, cho nên đồng tiền gửi về Việt Nam hiện nay có giá trị nuôi quân đánh phá cộng sản chủ nghĩa.

Người Anh trả lại Hồng Kong cho Trung Cộng, Trung Cộng nhận Hồng Kong như nhận một quả bom vì bấy lâu nay rất ít người ở lục địa thấu hiểu thế nào là tự do, nên khi được tiếp xúc, họ ngỡ ngàng bừng lên cả mắt. Họ bắt đầu biến giấc mơ thành sự thật, bao nhiêu cuộc biểu tình, kiến nghị, đòi được công bằng, tự do, tự trị đã phát sinh. Người ta thấy những cuộc thanh trừng đẫm máu đã xuất hiện ở Trung Quốc.Đồng đô la mang theo ánh sáng văn minh đến đâu là bóng tối hủy diệt đến đó.Người Mỹ thấy được tác dụng và sức mạnh của đồng tiền nên họ mở cửa cấm vận Cuba để đồng tiền từ những người Cuba lưu vong được tự do bay về đất nước này. Những chiến sĩ khoác áo màu xanh này sẽ làm tan biến sự tối tăm và màu sắc máu cùng sự đàn áp chết chóc.

Cộng sản Việt Nam dù đang nắm quyền cai trị nhưng trong thâm tâm những người dân có mang dòng máu của Trần Bình Trọng, Quang Trung, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt hãy còn và đang sôi máu căm hận trước hành động ngang ngược của Tàu Cộng. Có tiền họ mua vũ khí trang bị quân đội để chống Tàu Cộng. Tiếp xúc thế giới tây phương họ thấy được tình thương bao la của người có đạo đức bác ái, họ phân biệt được ai là bạn ai là thù, họ biết liên kết với nhau để chống kẻ bạo tàn.

Trung Cộng ngang nhiên khổ công xây dựng những đảo ngầm ở Trường Sa mong biến thành căn cứ quân sự để chống phá các nước Đông Nam Á Thái Bình Dương. Những nước này thấy rõ hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng, họ liên kết với nhau hợp sức tiêu diệt ý đồ xâm lăng của Trung Cộng và đế quốc Liên Xô.Trung Cộng xây căn cứ quân sự thì việc củng cố minh ước liên phòng Đông Nam Á càng vững chắc hơn. Việt Nam muốn thoát khỏi ách đô hộ của Trung Cộng chỉ còn con đường duy nhất là ngã về phe tư bản mà đứng đầu là nước Hoa Kỳ tự do mà thôi.

Từ đầu tôi đã kể đến những loài ong kiến còn biết liều mình bảo vệ đồng loại, những con chim những con ngựa còn biết hiếu đạo dự lễ luân thường đạo lý, đến loại cây xanh khi đặt bên cửa sổ chúng còn biết hướng nhánh non về ánh sáng để vươn lên mà sống. Là con người xin hãy cố gắng sống cho xứng danh là con người, đừng vì danh lợi thực thùy mà cam tâm dập vùi nhân cách cúi đầu theo đuổi quỷ dữ, sát hại đồng bào, đừng vô tâm biến thành sạn đá vô tri trước những đau thương của đồng bào đồng chủng.Toàn dân Việt Nam dù ở trong nước hay khắp nơi trên thế giới, muốn bảo tồn giang sơn dấu yêu, hãy mau đoàn kết lật đổ chế độ cộng sản độc tài tay sai Trung Cộng. Chánh nghĩa tất thắng, bạo quyền sẽ bị tiêu diệt. Ngày vinh quang đoàn tụ trên quê hương sẽ đến trong niềm vui công bằng và bác ái.

Chúc tất cả trong năm mới những an lành thật trọn vẹn cùng hy vọng luôn vây quanh và tràn ngập những chiến thắng mới.

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa - Tác giả Huỳnh Phi Tiễn




"Cờ vàng tươi thắm xuân dân chủ..."

Posted by Huỳnh Phi Tiễn on Wednesday, February 10, 2016



Kính thưa quý vị trưởng các đoàn thể đại diện người Việt yêu nước,

Đã bao năm qua, các thông báo và tuyên bố của quý vị làm tôi vô cùng hân hoan vì tinh thần yêu nước, yêu đồng đội thật hết sức cao vời của quý vị cũng như những thành quả mà quý Hội Đoàn đã đạt được thật đáng để mọi người ngưỡng mộ.

Nhưng mới đây các quyết định của quý vị không chấp nhận việc gây quỹ sửa chữa Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa thì lại giống như lời tuyên bố của một vị trưởng phái đoàn cao cấp của một lực lượng hùng hậu có binh hùng tướng mạnh với lãnh thổ bất khả xâm! Trong khi thực tại tôi vô cùng ái ngại vì tình hình hiện tại của chúng ta không được như vậy.

Là một học sinh lúc còn nhỏ, khi trưởng thành tôi là một ca sĩ yêu nhạc, và yêu Việt Nam Cộng Hòa, một chế độ tự do và nhân bản. Sau khi xem video trên mạng về thực trạng của nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa hoang phế, tôi bùi ngùi nhớ lại lời ca trong bài ca Hận Đồ Bàn văng vẳng đâu đây:

"... mộ đắp cao nay đã sâu thành hào...lầu các đâu nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu..."
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bây giờ còn tệ hại hơn những lời hát trong bài ca trên! Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng không còn là đất nước giàu đẹp đứng đầu Đông Nam Á như những ngày tháng trước năm 1975. Tôi nhớ ba tôi hay đọc bài thơ Vịnh Bức Dư Đồ Rách của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, tôi xin ghi lại một đoạn như sau:

“…. Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi
Ấy trước ông cha mua để lại
Mà sau con cháu lấy làm chơi
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi...”

Hai chữ "để rồi" của Tản Đà cũng giống như những lời khẳng khái nêu lên những điều kiện mà đối phương phải tuân thủ qua nhận thức của một sĩ quan Thủ Đức về thế suy yếu của phe Cộng sản hiện tại mà quyết đoán ngày mai cộng sản sẽ sụp đổ và toàn dân sẽ giành lại giang sơn. Ngày mai! Ôi ngày mai!!

Tại sao lại cả quyết gán tội cho những đoàn thể hay cá nhân nào muốn trùng tu nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là phản bội, là trăm bề tội lỗi, là thế này thế nọ…. Quý vị lấy lý luận của một luật sư được sống ở nước tự do tiên tiến, của một sĩ quan cao cấp đang tại vị trong một đất nước hùng cường mà không cho phép những ý nghĩ đơn sơ của những người dân thấp cổ bé họng được nói lên nỗi lòng mong muốn của mình. Khi những người dân này nhìn những ngôi mộ của người thân bị lở loét vùi dập trong cỏ dại mà lòng họ quặn đau như dao cắt. Chúng ta cũng có những người cùng đơn vị với những tử sĩ không đủ may mắn ra đi nước ngoài, họ đang từng ngày, từng tháng, từng năm ngậm ngùi nhìn những ngôi mộ thân thương của đồng đội bị tàn phá.

Ai? Những ai trong quí vị với năm tháng nào sau này sẽ làm chủ quê hương mà còn lo cho những nấm mồ hoang mả lạn vì thời gian mưa nắng đó?!

Tôi thiết nghĩ muốn bảo toàn thì phải có kế hoạch thực hiện từng bước ngay bây giờ.

Chúng ta nên tìm hiểu xem trong 16000 ngôi mộ ở Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa có bao nhiêu nấm mộ đã được xây bằng gạch, bao nhiêu cái còn, bao nhiêu cái hư hại hay đã được bốc cốt di dời về quê, hay bị Việt Cộng đào bới phá di tích để dần dần tiêu diệt trọn nghĩa trang. Nếu nắm được con số ta mới có kế hoạch xác thực từng bước tu bổ sửa sang hay làm mới lại...v.v.

Để chống lại sự tàn phá của thời gian và của lực lượng thù địch đang trăm phương ngàn cách với quyền hạn trong tay họ muốn xóa sạch những chứng cứ đau lòng của người dân mất nước! Có nên chăng chúng ta cần một hàng rào bao quanh để ngăn chặn sự lấn chiếm.

Chúng ta cần phát quang để những ngôi mộ được bày ra nơi quang đãng để cho lớp trẻ hiện nay và người dân Việt Nam Cộng Hòa còn kẹt trong nước thấy được sự hi sinh của bao anh hùng đã nằm xuống ở đây vì muốn bảo vệ cho sự an lành của người dân ngày xưa và giờ đây hãy còn được bảo tồn trân trọng và kính thương. Để cho những người hôm nay đang đấu tranh cho sự tự do và nhân quyền của đất nước Việt Nam trong nguy kịch thấy được những người biết ơn và ghi ơn những anh hùng. Để ngày mai sự hi sinh của họ cũng sẽ được trân trọng và tri ân đời đời bằng những tấm lòng nhân bản.

Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp đã bị Việt Cộng đào mộ những anh hùng tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa ngay năm 1975. Chúng ta có muốn trùng tu nghĩa trang này thì cũng không còn gì để mà trùng tu. Thân xác các vị anh hùng này đã trôi dạt về đâu nào ai biết được. Cho nên nếu thật sự việc trùng tu Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa có thể thực hiện được thì tại sao chúng ta lại không làm. Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa cũng là chứng tích nói lên tội ác của Việt Cộng. Chúng ta cũng nên dành riêng một khu cho những vị đã bỏ mình trong các trại tù Cộng sản. Chúng ta cũng sẽ biết được con số những quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mạng trong những trại tù Việt Cộng nơi mà chúng luôn dùng danh từ hoa mỹ là trại cải tạo. Khu này cũng là nơi lên tiếng cho thế giới biết được sự tàn ác của Việt Cộng đối với Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi thật chua xót khi nghe có vị nào đó đã nghĩ ra và nói lên một câu《Những bông hồng trên ngôi "mộ hoang"》, vì tôi nghĩ rằng họ đã lầm tưởng mọi người đã quên đi những người dưới mộ cũng như chính họ đã từng quên ơn các chiến sĩ này nên họ đã gọi đó là mộ hoang.

Không! Những ngôi mộ này không là "mộ hoang" mà thực tại và mãi mãi còn trong tim những đồng đội những người dân đã một thời hưởng thanh bình bằng vào những hi sinh chính bản thân của những người đang nằm đó.

Tôi thiết nghĩ việc thay tên hay thay mất một phần tên của Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa thành ra một cụm từ gì gì đó, sẽ mãi mãi không bao giờ bôi xóa được hình tướng thật sự của nghĩa trang trong lòng người dân Việt Nam Cộng Hòa hôm xưa. Thành phố Sài Gòn chúng đổi thành thành phố HCM. Chúng sẽ muôn đời không thể đem tên họ của một tên bán nước nô lệ ngoại bang mà đắc thế thay cho tên thủ đô ngàn năm văn vật của Việt Nam Cộng Hòa chúng ta. Tên Sài Gòn thân thương vẫn mãi ngời sáng trong lòng người Việt Nam trong nước và xa xứ.

Xét về lịch sử đã qua, tại hội nghị Paris lúc đó ta binh hùng tướng mạnh biết bao. Trên trời dưới đất ngoài biển rộng bao la ở đâu cũng có mặt quân lực Việt Nam Cộng Hòa, mà đôi khi còn phải ngậm ngùi ký chịu những phần thua thiệt. Và giờ hôm nay thì chỉ là tâm quyết, chỉ là khí thế, đôi khi đau lòng mà nói chỉ là khí thế trên đầu môi chót lưỡi còn trong tâm thì chưa rõ ra sao. Khi thực tại nhiều nơi một số khá đông lại muốn kết thân muốn hợp tác làm ăn và chịu khó cúi đầu cong lưng quỳ mọp Việt Cộng để mong cầu hưởng lợi cho cá nhân họ...

Họ đã quên rồi những ngày đói khát gian nguy trên biển cả, trong rừng thiêng, trong những ngày trốn chạy giặc Cộng để tìm đường Tự Do. Họ đã quên rồi lúc chính mắt họ nhìn thấy người thân bị Hải Tặc hãm hiếp ném xác xuống biển sâu.

Quên! Họ đã quên mau những ô nhục trên đường tìm tự do. Được an thân họ không dám nhắc cho con cháu họ những ngày đen tối trong lao tù Cộng sản để lũ trẻ sống ung dung trên đất nước tự do giàu mạnh, chúng không biết được, không nghĩ ra được tại sao chúng lại có mặt nơi này, mà người mang chúng đến nơi quá an toàn này đã hứng chịu vô vàn vất vả hiểm nguy!

Và rồi họ đem những điều học được trên đất nước tự do văn minh công bằng bác ái, ngồi trong phòng lạnh mơ tưởng chuyện hoà hợp hòa giải, mơ được một đất nước Việt Nam tự do như một thiên đàng bình đẳng trong một đất nước đang bị loài quỷ dữ cai trị. Họ dùng trí óc ngây ngô hơn sơ sinh để tranh biện với phường gian xảo thâm độc: Cộng sản.

Mặc dù chúng ta có thể quên đi lịch sử, nhưng lịch sử cũng vẫn không bao giờ mất đi! Và Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa vẫn còn đó là một chứng tích của lịch sử nói lên sự chiến đấu anh dũng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước sự tham tàn của Việt Cộng. Nước Mỹ có bức tường đen để ghi nhớ công ơn những anh hùng của họ thì chúng ta cũng cần nên trùng tu lại Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa.

Còn rất nhiều những chuyện đau lòng chi xiết kể mà chúng ta đành cam chịu thì việc để cho những người còn nghĩ đến bạn thân đang bị vùi sâu trong lòng đất lạnh được chút an ủi thì lại bị kết án trăm ngàn tội vạ, Phi Tiễn tôi thấy quá khắt khe!

Theo tôi thiết nghĩ một cách đơn sơ, những ngôi mộ khi được trùng tu, đối với Cộng sản họ phải nghĩ rằng , những người nằm trong phần mộ này đã từng ngăn cản bước tiến của cả khối cộng sản, đã từng hào hùng chiến đấu đối đầu với Nga Xô, Trung Cộng, Ba Lan, Tiệp khắc,...Những tên giặc ngoại xâm này giờ đây chúng vẫn là những kẻ đang mua bán hay đang xâm lăng nước Việt Nam. Một sự đau đớn tủi nhục mà bọn cộng sản phải đeo mang khi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được trùng tu chứ không phải ta làm giàu cho chúng hay nuôi chúng.

Muốn đánh đuổi Cộng sản xâm lược thì phải có những người, những lớp người hiểu biết Cộng sản, phải hiểu rõ bản mặt thật của cộng sản là gian manh, hung tàn, và chỉ biết thống trị. Người Việt Nam tự do phải nhìn nhận rằng, mình đang thiếu phần hiểu biết này. Đánh cộng sản mà không biết sự thâm độc của cộng sản thì có khác chi là bịt mắt, bịt tai mà toan chiến đấu với kẻ có vũ khí tối tân.

Tôi tha thiết mong quý vị dành một chút thì giờ để suy nghĩ về thực tế yếu mạnh giữa ta và địch để có kế hoạch chân thật rõ ràng trong con đường giải phóng đất nước khỏi bàn tay lũ giặc xâm lược, vì chúng đã gieo mầm thống trị toàn cõi Việt Nam trong suốt 40 năm qua, trong đầu óc trẻ thơ và những người dân thiếu hiểu biết về cộng sản.

Những câu thơ trong bài Chinh phụ Ngâm sau đây:

“…Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.
Chinh phu tử sĩ mấy người,
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn?...”

Không biết có làm quý vị động lòng???

Vấn đề vùng miền - Tác giả Nguyễn Văn Tuấn




Dù có muốn nói thế nào thì sự thật vẫn là sự thật: Có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa miền bắc và miền nam trong gần như mọi khía cạnh và ngành nghề. Không chỉ trong việc phân bố đảng viên, mà ngay cả trong kinh tế, cũng nghiêng hẳn về miền bắc, cho dù miền nam là nơi làm ra sản phẩm và có tài nguyên dồi dào và đóng góp tiền bạc cho ngân sách Nhà nước hơn hẳn miền bắc. Người nam không muốn nói ra vì sợ mang tiếng "chia rẽ vùng miền", nhưng tôi nghĩ tại sao không. Nói ra để tìm cách giải quyết, chứ không phải chia rẽ.

Thế là ông Ba Dũng đã chính thức rút khỏi cuộc "chạy đua". Kể ra thì ông rút ra trong danh dự. Cũng có thể ông biết cơ may được bầu chức TBT không cao. Tôi nói "cơ may" là vì trước đây nghe nói có người khẳng định rằng cái chức đó chỉ dành cho người miền Bắc và có trình độ lí luận (?!?) Câu này tưởng là ngẫu hứng, nhưng hình như cũng có chứng cứ. Tôi phát hiện vài con số thú vị dưới đây. Chẳng biết Bloomberg (1) làm sao có được mấy con số này, nhưng nó nói lên những khoảng cách giữa nam và bắc:

• 70% đảng viên đảng CSVN là ở ngoài bắc;
• 70% bộ trưởng hay tương đương là người miền bắc;
• 22/25 tổng hành dinh tập đoàn kinh tế ở ngoài bắc.


Nhìn hình này thì thấy đa phần đảng viên đúng là từ miền ngoài. Không thấy con số đóng góp cho ngân sách Nhà nước từ miền bắc và nam. Nhìn qua mấy con số này thì chắc cũng không khó hiểu khi có người đòi chức TBT phải là người miền ngoài.

Tôi nghĩ cái dư âm còn lại sau kết quả bầu bán trong đại hội vừa qua có vẻ là vấn đề mất cân đối vùng miền trong phân bố nhân sự chóp bu. Đọc bài trên BBC dưới đây (2) mới biết là trước đó đã có người trong nội bộ nêu vấn đề. Một bài luận trên Người Việt (3) cũng tỏ ra quan ngại cho tình trạng này, và nhà bình luận nói, sự mất cân đối đó chỉ làm lợi cho Tàu.


Giáo dục và khoa học

Thật ra, không chỉ trong chính trị, mà trong khoa học và giáo dục cũng xảy ra tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa ba miền. Tôi thử đếm con số giáo sư được phong năm 2014 và 2015 thì thấy đa số ứng viên được phong là người từ miền Bắc. Chẳng hạn như năm 2015, có 52 người được phong hàm giáo sư; trong số này, 41 (hay 79%) là người từ các trường viện miền Bắc. Năm 2014, con số này là 73%. Phân bố cụ thể số giáo sư được phong như sau:

Năm 2015:
• Bắc: 41 người
• Trung: 3
• Nam: 8


Năm 2014:
• Bắc: 43 người
• Trung: 6
• Nam: 10


Trong khoa học cũng vậy. Tôi đếm thử số đề tài được Quĩ Nafosted tài trợ trong năm 2009 thì thấy trong số 321 đề tài được phê chuẩn, các trung tâm phía Bắc chiếm 285 đề tài (89%), còn các trường viện từ phía Nam chỉ có 21 đề tài (6%), và miền Trung còn thấp hơn nữa (15 đề tài) (4). Ở đây, tôi không nói người Bắc hay người Nam; tôi muốn nói nơi mà các trung tâm (trường, viện) đặt trụ sở.

Tôi nghĩ những sự kiện trên có liên quan nhau, và nó bắt đầu từ người đề ra “luật chơi”. Người miền Bắc nắm quyền chính trị thống soái, và thiết lập “luật chơi” theo cái nhìn và tầm nhìn của họ. Người trong Nam lo làm ăn kiếm tiền, không ham tham gia vào những trò phong hàm sư sãi; không có danh xưng sư sãi thì không xin được tài trợ; không có danh xưng sư sãi thì không được mở ngành đào tạo; không có trò và không xin được tài trợ thì khó có cơ may được phong sư sãi. Nói chung, nó là cái vòng tròn khép kín, mà kẻ đề ra luật chơi lúc nào cũng thắng.

Thành ra, không phải ngẫu nhiên mà có người nói rằng những gì xảy ra gần đây là ván bài của người miền Bắc (5). Còn kí giả người Nhật thì e rằng tình trạng mất cân đối trong nhân sự chóp bu "có thể gây khó khăn cho các chính trị gia cải tổ miền Nam và làm chậm lại phát triển kinh tế của đất nước" (2). Tôi thì nghĩ, nói theo tiếng Anh, là Northern Affairs.

Hám danh và ham học

Tại sao có sự mất cân đối giữa các vùng miền trong phân bố về các chức danh khoa bảng và tài trợ trong khoa họ? Có vài ý kiến cho rằng vì người Bắc ham học, nên ngoài đó có nhiều giáo sư là điều dễ hiểu. Đó là một ý kiến thú vị. Nhưng tôi nghĩ cần phải phân biệt giữa hám danh và ham học. Ở đây, tôi muốn đưa ra một giả thuyết khác để giải thích hiện tượng mất cân đối, hay nói thẳng là không công bằng.

Hám danh dĩ nhiên có nghĩa là muốn có danh vọng bằng mọi giá và trong mọi tình huống. Họ là những người đi đâu cũng kè kè theo những danh xưng trước tên. Chẳng những thế, họ còn bắt buộc người khác phải xưng hô với họ bằng những danh xưng. Họ là những người bằng mọi cách và mọi giá để có phẩm hàm, kể cả mua. Ngày xưa Nguyễn Công Trứ từng nói “Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”, và cái câu đó gần như là kim chỉ nam cho người Việt, đặc biệt là người ngoài Bắc.

Ham học rất khác với hám danh, và điểm khác biệt cốt yếu là thực học. Người ham học mong muốn thu thập kiến thức cho thật nhiều, và dùng những kiến thức đó để đem lại phúc lợi cho xã hội và cộng đồng. Khác với kẻ hám danh quan tâm đến những danh xưng phù phiếm, người ham học quan tâm đến thực học và phụng sự xã hội. Những anh chàng "Hai Lúa" là một ví dụ của thực học, vì các anh ấy ham học đây đó và "chuyển giao" kiến thức thành sản phẩm, các anh ấy chẳng cần danh xưng sư sĩ gì cả.

Tôi nghĩ cái cơ chế và xã hội ngoài Bắc làm cho người ta hám danh. Trong cái môi trường chật hẹp đó, trong cái xã hội gọi là "xã hội chủ nghĩa" đó, nơi mà thành tích được cân đo đong đếm, nơi mà nhu yếu phẩm cá nhân (ăn, uống, mặc) được định lượng từng kg và từng cm. Thậm chí khi chết, cái hòm cũng được định lượng theo chức vụ và chức danh. Những chỉ tiêu đó được định lượng hoá theo danh xưng của một cá nhân. Bệnh thành tích nảy sinh từ đây. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy người miền ngoài rất hám danh. Không thể trách họ, vì đó là một cách thức để tồn tại, hay ít ra là để "ngoi lên" mặt đất xã hội để "có danh gì với núi sông".

Ngược lại, trong Nam, môi trường sinh sống thoải mái hơn, kinh tế phát triển hơn so với ngoài Bắc. Trong cái môi trường mở đó, người ta nghĩ nhiền đến việc làm sao cho xã hội và kinh tế phát triển hơn nữa, hơn là nghĩ đến danh xưng. Một anh kĩ sư có danh xưng đó, nhưng về mặt thu nhập thì chắc gì đã bằng một người làm kinh doanh nhỏ. Nhưng để phát triển tốt hơn, họ cần phải học, và đó chính là lí do tại sao ngay sau 1954, chính quyền ông Diệm cho mở hàng loạt trường cao đẳng và đại học trên khắp miền Nam. Chẳng những thế, các đại học và cao đẳng còn liên kết và tìm sự hỗ trợ từ các cường quốc khoa học như Mĩ và Pháp. Họ quan tâm đến thực học hơn là danh lợi.

Dù là người Bắc, hay người Trung, hay người Nam thì cái học lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu. Đó là một chân lí. Đơn giản là vì chúng ta xuất phát từ một văn hoá và một nguồn tổ tiên. Người Bắc và Trung có lí do để học vì trong môi trường kinh tế khắc nghiệt, học là con đường duy nhất để tiến thân. Người Nam cũng dành ưu tiên cho học, nếu họ có cơ hội. Hãy nhìn những người tị nạn ở Mĩ (đại đa số là từ miền Nam), họ ưu tiên cho cái gì trước, nếu không là đầu tư vào giáo dục. Và, họ rất quan tâm đến thực học. Con em họ chọn học các ngành nghề như y khoa, kĩ thuật, công nghệ, luật, thương mại, những ngành nghề thực dụng mà các nước tiên tiến rất quan tâm (chứ ít ai chọn những ngành mang tính lí thuyết). Do đó, tôi nghĩ cho rằng người Bắc ham học hơn các dân vùng khác thì tôi e rằng không phù hợp với thực tế.

Thế thì tại sao ở trong nước, người miền Nam lại vắng bóng trong các phẩm hàm khoa bảng? Tôi nghĩ câu trả lời nằm ở sự khác biệt giữa tính hám danh và ham học. Anh hám danh thì cứ chạy theo mấy phẩm hàm sư sĩ. Anh thực học thì chẳng bận tâm chuyện sư sĩ mà nghĩ đến chuyện sáng chế ra cái gì có ích cho đời và ... làm ra tiền. Tôi quen rất nhiều bác sĩ trong Nam, khi nói đến chuyện sư sĩ, họ chỉ cười; họ nói họ bận tâm đến bệnh nhân hơn là sư sĩ. Nhưng trong cái xã hội mà kẻ dám danh đề ra luật chơi thì anh thực học đương nhiên là kẻ bị loại.

Một câu trả lời đơn giản khác là di sản của lịch sử để lại. Chúng ta nên nhớ và cần phải nhớ rằng sau 1975, chính quyền mới áp dụng một chính sách kì thị người miền Nam, đặc biệt là qua phân chia lí lịch thành 17 nhóm. Con em của các quan chức VNCH dù học giỏi cỡ nào cũng không được vào đại học, vì lí lịch thuộc nhóm thấp nhất. Trong khi đó, những con em của cách mạng dù kém cỡ nào cũng được ưu tiên vào đại học. Còn các chuyên gia và trí thức thời VNCH hoặc là bị đày đoạ trong các trại cải tạo (một số thì bị đày cho đến chết), hoặc vượt biên ra nước ngoài. Hệ quả là một thế hệ học thuật mới (từ con em cách mạng) kém cỏi hơn ngoài Bắc, và tệ hơn nữa, họ bị tẩy não phải lệ thuộc vào miền Bắc.

Người ngoài đó đặt ra luật chơi, thì dĩ nhiên họ phải là người chiếm ưu thế. Rất nhiều những qui định, thành văn hay bất thành văn, được thiết kế để có lợi cho người ngoài đó. Ví dụ như qui định đảng tịch, như lí lịch gia đình, như "nhân thân", v.v. Mấy năm trước, có người còn nói thẳng với tôi rằng chủ tịch hiệp hội chuyên môn phải là người Bắc, người Nam chỉ làm phó thôi! Và, đó là một qui định bất thành văn. Một ví dụ thực tế khác là qui định về chủ trì đề tài Nafosted là phải có bằng tiến sĩ, là do người ngoài đó đặt ra. Nhiều bác sĩ trong Nam có khả năng và lòng tự trọng, họ không muốn chịu nhục (và hối lộ) để học tiến sĩ, và thế là họ bị loại ra khỏi sân chơi. Thật ra, với qui định đó của Nafosted thì khối bác sĩ Mĩ và Úc cũng không xin được tài trợ! Đó là chưa nói đến những chiêu trò thấp (nhưng rất hiệu quả) để giảm tối đa những du học sinh từ miền Nam và miền Trung. Có thể nói rằng sự mất cân đối trong khoa bảng *ngày nay* giữa các vùng miền là có tính hệ thống và có tổ chức -- một dạng systematic & organized discrimination, chứ chẳng dính dáng gì đến truyền thống ham học cả. Một cộng đồng dân tộc kì thị là một cộng đồng yếu.

Chúng ta biết rằng không chỉ trong học thuật và khoa học, hầu như tất cả các lĩnh vực khác đều có sự mất cân bằng. Từ chính trị, quân sự, đến kinh tế, có thể nói là người miền Nam đều bị thiệt thòi. Từ hải quan, dầu khí, hàng hải, đến hàng không, tất cả đều chịu sự thống trị của người miền ngoài. Và, họ làm ăn lỗ lã kinh niên. Rất khó lí giải tại sao miền Nam đóng góp phần lớn cho ngân sách nước nhà, mà 22/25 tập đoàn kinh tế đặt ngoài miền Bắc. Rất khó hiểu tại sao cái uỷ ban sông Mê Kông lại nằm ở ... Hà Nội. Sự vô lí nhiều khi nó nằm ngoài sự tưởng tượng của một người bình thường. 

Viết ra những sự thật trên đây rất dễ bị gán ghép cho cái nhãn “kì thị vùng miền”. Nhưng tôi đã nói là tôi không có cái tính đó, và thực tế đã chứng minh. Tôi nghĩ có những vấn đề chúng ta không nên giấu giếm, mà nên nói ra để tìm cách giải quyết cho ổn thoả. Vấn đề mất cân đối nam bắc là rất nghiêm trọng, vì nếu không giải quyết ổn thoả thì sẽ rất khó có hoà hợp dân tộc thật sự. Có thể nói là cái suy nghĩ kẻ bị trị và kẻ thống trị vẫn còn âm ỉ trong cộng đồng. Chúng ta là những người có học, chúng ta có nhiệm vụ phải nói ra sự thật, chứ không nên giấu giếm. Nói ra không phải để chỉ trích hằn học cho hả dạ, mà để tìm một phương cách để đem lại công bằng cho mọi người. Một giải pháp gần nhất là phải loại bỏ những qui định mang tính kì thị có tính tổ chức.

====

(1) http://www.bloomberg.com/news/features/2015-12-23/vietnam-s-divide-slow-healing-fewer-prospects-for-children-of-u-s-allies

(2) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160208_vn_politics_north_and_south

(3) http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=221774&zoneid=7

(4) http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20100705/thieu-can-doi-trong-tai-tro-cho-nghien-cuu-khoa-hoc/388382.html

(5) https://anhbasam.wordpress.com/2016/02/05/6906-van-bai-cua-nguoi-bac/


Tại sao người nói tiếng Anh bản ngữ cảm thấy khó tin vào chúng ta?- Tác giả Nguyễn Văn Tuấn



Giọng nói của chúng ta -- những người không dùng tiếng Anh như là bản ngữ -- có thể làm cho người Mĩ thiếu tin tưởng vào phát biểu của chúng ta. Đó là một thí nghiệm rất thú vị (1), và có ý nghĩa lớn đến người Việt.

Phần lớn chúng ta sinh ra và lớn lên ở Á châu khi nói tiếng Anh đều có "accent", tức là cách phát âm dù cho đúng cũng không có cái âm hưởng của người nói tiếng Anh như là bản ngữ (tiếng mẹ đẻ). Theo giới tâm lí học, cái accent có thể ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin của người đối diện, bởi vì họ cảm thấy khó hiểu những gì chúng ta nói. Ngay cả accent của chúng ta nhẹ, thì theo tâm lí, người dùng tiếng Anh như là bản ngữ sẽ không xem chúng ta là cùng "bộ lạc". Và, do đó, accent có ảnh hưởng đến sự tin tưởng (thậm chí uy tín) của chúng ta. Cũng là một đề tài khoa học, nhưng trong thuyết trình người bản ngữ có thể tỏ ra "commanding" hơn người có accent, dù trình độ hai người tương đương nhau.

Chính tôi đã từng gặp vài trường hợp như thế. Một trường hợp tiêu biểu là một nhà khoa học gốc Tàu ở Viện tôi. Anh ấy là người rất tài ba, rất giỏi về kĩ thuật, và có thể nói là người đứng đằng sau những công trình lớn mà cả nhóm thực hiện. Thế nhưng sự nghiệp của anh ấy không lên cao được, một phần là do khả năng truyền đạt thông tin bằng tiếng Anh. Anh ấy nói tiếng Anh còn rất accent. Ngay cả tôi là người cũng có accent và cũng là dân Á châu, nhưng nhiều khi còn không hiểu anh ấy nói gì! Do đó, anh ấy gần như là đứng bên lề những thảo luận ngoài khoa học, có lẽ người ta không xem anh là cùng "bộ lạc". Trong những buổi dạ tiệc hay liên hoan, anh ấy như là một người cô đơn, vì ít ai đến trò chuyện (ngoại trừ, dĩ nhiên là, tôi và Nguyên thường hay trò chuyện với anh ấy).

Cá nhân tôi cũng từng có trải nghiệm về chuyện accent. Những năm đầu tôi còn làm tutor (như trợ giảng) ở ĐH Sydney, tôi thấy cũng buồn, vì mình đứng trên bục giảng cố gắng giải thích, vậy mà phía dưới sinh viên họ mở báo ra đọc, chẳng cần quan tâm tôi nói gì! Tôi nghĩ có lẽ họ không tin mình. Một lần khác (lâu lắm rồi), khi tôi công bố được một bài báo quan trọng, người làm PR của Viện có nhã ý giới thiệu tôi đến vài đài truyền hình để phỏng vấn. Nhưng khi chị ấy gặp và nói chuyện với tôi, thì chị ấy nói rằng có lẽ tôi không nên xuất hiện trên truyền hình, mà nên giao cho một đồng nghiệp khác. Chị ấy rất thẳng thắn nói rằng vì tôi "còn accent quá" nên đài truyền hình có thể không thích phỏng vấn! Khi tôi rất tình cờ nói vớp sếp lớn về vụ đó, thì ông đùng đùng nổi giận cho rằng chị PR là kì thị, và đích thân ông phụ trách vụ PR cho công trình đó. Thế là tôi được xuất hiện trên đài ABC và đài số 7 để nói. Tuy nhiên, cái nhận xét về accent đó tôi nghĩ cũng có lí chứ không hẳn là kì thị.

Đó chỉ là cảm nhận cá nhân, chứ chưa có bằng chứng khoa học gì đáng tin cậy. Nhưng một nghiên cứu mới đây (1) cho thấy cảm nhận trên là có cơ sở khoa học! Các nhà tâm lí học của ĐH Chicago làm thí nghiệm trên một nhóm người bản ngữ (tức người Mĩ), Ba Lan, Thổ Nhĩ Kì, Ý, Áo, và Hàn Quốc. Mỗi người được cho nghe 45 câu phát biểu: 15 câu có accent bản ngữ, 15 câu có accent nhẹ, và 15 câu có accent nặng. Sau đó, họ yêu cầu mỗi người đánh giá độ tin cậy mà họ gọi là "truth rating".

Kết quả cho thấy độ tin cậy giảm dần theo độ nặng của accent (Biểu đồ). Những câu có accent bản ngữ được đánh giá có độ tin cậy cao nhất. Những câu do người có accent nặng nói có độ tin cậy thấp nhất. Người có accent nhẹ có độ tin cậy cao hơn một chút so với nhóm có accent nặng. Các nhà nghiên cứu lặp lại thí nghiệm này với một qui trình khác (nhưng tôi không hiểu họ mô tả -- do họ dùng tiếng Anh không rõ ràng). Kết quả của thí nghiệm 2 cũng cho thấy người có accent nặng ít được tin tưởng hơn người có accent nhẹ và accent bản ngữ.



Trong thực tế, tôi nghĩ không chỉ người nói tiếng Anh, mà ngay cả người nói tiếng Việt cũng thế. Một số người trong chúng ta (người Việt) có thể thấy vui mừng khi một người ngoại quốc nói tiếng Việt, nhưng vì lí do nào đó, chúng ta tỏ ra nghi ngờ, không dám đặt niềm tin vào họ. Một người Khmer có thể nói tiếng Việt rất tốt, nhưng vì còn accent nên đôi khi chúng ta cảm thấy không thoài mái vì không biết anh ta có thật sự hiểu như người Việt. Có lẽ kết quả nghiên cứu trên đây giải thích một phần tại sao chúng ta có cái tâm lí đó. Tìm được cái lí do "bias" này tôi nghĩ sẽ là một đóng góp rất tốt cho khoa học xã hội.

Tôi nghĩ cái phát hiện này có ý nghĩa rất lớn. Thứ nhất, nó giúp chúng ta phải làm nhiều hơn người bản xứ để họ hiểu chúng ta trong các hội nghị khoa học. Thứ hai, nó giúp chúng ta xác định mức độ phấn đấu trong môi trường xã hội khác bản ngữ. Do đó, tôi thường hay nói để bằng người bản xứ, chúng ta người Việt phải hơn họ 2 cái đầu, hay phấn đấu làm hơn họ gấp 2 lần. Thứ ba là nó hàm ý khuyên chúng ta nên thấu cảm cho sự khó khăn của người có accent hay không nói tiếng bản ngữ; không nên kì thị họ, mà nên bao dung hơn.

Nói thế thôi, chứ trong thực tế, tôi thấy cũng có những trường hợp "phản biện" cho quan điểm này. Nếu một người có bề dày khoa học tốt hoặc có chức danh quan trọng, dù có accent nặng, thì vẫn được tin tưởng như thường (và điều này quay lại điểm thứ hai tôi muốn nói).

Thú thật, tôi rất yêu các nhà tâm lí học. Họ là hương hoa của đời. Họ thêm chất liệu sống ngọt ngào cho đời. Rất tiếc là ở VN mình ngành tâm lí học chưa được phát triển tốt.


====

(1) Why don't we believe non-native speakers? The influence of accent on credibility.
http://psychology.uchicago.edu/people/faculty/LevAriKeysar.pdf


TỘI ÁC CSVN: Linh Mục Trương Bửu Diệp Chết Cho Đoàn Chiên







Trường Sa Hành, thơ Tô Thùy Yên





Trường Sa hành

                                                                                                                                           
 Trường Sa! Trường Sa! Đảo chếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.

Mùa đông bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ.

Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ,
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên.

Bốn trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục,
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh.

Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.

Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi.
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.

Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần,
Kinh động đất trời như cháy đảo...
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân.

Ta ngồi bên đống lửa man rợ,
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.

Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.

Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê.

Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức, âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng.

Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng.
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.
Con chim động giấc gào cô đơn.

Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa.
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên.
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên.

Ôi! Lũ cây gầy ven bãi sụp,
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh,
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh.

San hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.
 
3. 1974






 
 
 


Hà Nội, mùa Xuân và rác…




                                              


TT Obama và việc đóng của nhà tù Guantanamo













Nhân mùa chay 2016, từ thứ tư Lễ Tro: 10 tháng 2 năm 2016 đến Lễ Phục Sinh: 24 tháng 3 năm 2016, xin mời thưởng thức Jesus Christ Superstar that is a 1970 rock opera by Andrew Lloyd Webber and Tim Rice. The album musical is a musical dramatisation of the last week of the life of Jesus Christ, beginning with his entry into Jerusalem and ending with the Crucifixion.








Jesus đã là thiền sư Phật Giáo







Tại sao Tàu Cộng khiếp sợ Đức Đạt Lai Lạt Ma?







Cuộc đời Đức Phật







PBS NewsHour hosted the sixth Democratic Presidential Primary Debate sanctioned by the Democratic National Committee on Thursday, Feb. 11, 2016, at 9 p.m. EST, at the Helen Bader Concert Hall in the Helene Zelazo Center for the Performing Arts on the main campus of the University of Wisconsin-Milwaukee. PBS NewsHour co-anchors and managing editors Gwen Ifill and Judy Woodruff moderated.







Oscar 2016 vào ngày 28/2/2016 sẽ bị tẩy chay bởi những diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất,... da màu bởi những người được đề cử cho các giải thưởng toàn da trắng !







TÌM "TRẺ LẠC" !



Ai là người trong cuộc của bức điện thư này, xin thư về ksmdk1@gmail,  sẽ chuyển thư:

==========

Vinh Đào Quang ......@gmail.com

Thân Tuấn !

Mình là Dũng o nhatrang lâu rồi không liên lạc với bạn được. Mình được biết bạn đã về việt nam làm việc . Chúc bạn va gia đình mạnh khỏe công việc tốt đẹp . Hẹn gặp bạn


KÍNH CUNG CHI ĐIỂU - Tác giả BÙI TRỌNG NGHĨA



Mẹ tôi qua đời đã được hơn ba năm, cụ mất ở tuổi thọ 93. Năm 1946 bà mới ở tuổi 28 đã là góa phụ! Bố tôi bị Việt-Minh giết bằng cái vồ đập đất đánh vào gáy rồi đạp thẳng xuống hố, lấp đất. Ông là đảng viên Việt-Nam Quốc-Dân Đảng. Vì thấm nhuần đạo lý Khổng Mạnh “tam tòng, tứ đức” nên mẹ tôi ở góa thờ chồng, nuôi con cho đến khi tay xuôi mắt nhắm. Tôi năm nay đã qua cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, cũng đang chờ để đi gặp mẹ mình; chứ không như “bác” Hồ ở tuổi già ước mơ được đi gặp cụ Mác cụ Lê!

Người ở lại thương nhớ người ra đi. Nhớ bóng, nhớ dáng, nhớ lời, nhớ tiếng, nhớ tập tục, nhớ thói quen v..v.. Phần tôi, tất nhiên cũng không tránh khỏi tâm trạng đó. Những kỷ niệm, những lời mẹ dạy thì không sao kể xiết.. tất nhiên có cái nhớ cái quên! Thế nhưng đặc biệt câu nói mà mẹ tôi lẩm bẩm suốt quảng đời bà: “tôi như con chim chết hụt” mỗi khi có ai nhắc tới Việt-Minh, Việt-Cộng; thì anh em, vợ chồng, con cái, cháu chắt chúng tôi không bao giờ quên được!

Tội nghiệp mẹ tôi, tại sao bà lại mang nặng cái tâm trạng “kinh cung chi điểu” kia suốt đời bà? Chẳng lẽ cái “đồng bào” Việt-Minh, Việt-Cộng kia là cái hoảng sợ đeo đẳng nặng nhọc cho tới ngày bà nhắm mắt? Chồng bà yêu Nước, chống “Tây”, bị “đồng bào” Việt-Minh lấy vồ đập đất đánh vào gáy chôn sống; Con bà thì được “đồng bào” Việt-Cộng “thống nhất đất nước” và cái “không có gì quý hơn độc lập tự do” cho đi “học tập cải tạo” mút mùa nơi rừng thiêng nước độc miền Bắc! Thế là mẹ tôi thân già còm cõi lại phải gánh gồng vượt ngàn dặm tiếp tế nuôi con!

Bà có người anh ruột, ly khai gia đình theo Việt-Minh từ khi mới 15 tuổi thơ. Năm 1954, khi tiếp thu Hà-Nội, ông vội vàng tìm em. Tay mới vừa bắt, mặt mới vừa mừng thì lời nói đầu tiên đầy sợ sệt hoảng hốt: “cô hãy tìm đường vào nam ngay!..”. Và rồi, sau 30/4/1975 ,lại một lần nữa, ông vội vào Nam tìm gặp em mình. Dù đã hơn 20 năm sau, vẫn tâm trạng sợ sệt hoảng hốt như xưa, ông nghẹn ngào: “sao không đi Mỹ?Khổ rồi!!”

Gần trọn cuộc đời cống hiến cho “cách mạng”, tới lúc gần đất xa trời, ông được “Bác” và “Đảng” chiếu cố, cấp cho cái gốc cây đa ở đầu làng: Căng cái bạt, đóng cái kệ, kê cái ghế... làm nghề “lao động là vinh quang”: Hớt tóc! Miệng ông luôn lẩm bẩm: “bị lừa.. bị lừa!!”. Và nỗi uất ức “bị lừa” này khiến ông vẫn cứ lẩm bẩm câu ấy tới tận giây phút nhắm mắt lìa trần.

Trong suốt những năm dài “học tập cải tạo”, tôi được người của “đỉnh cao trí tuệ” “giáo dục” rằng “khỉ là tổ tiên của loài người”; Và tiến trình văn hóa bắt đầu từ “đồ đá.. đồ đồng.. qua tới đồ “Độc”, đồ “Đểu”; Sau cùng, tiến lên “Tư-Bản Xã-Hội Chủ-Nghĩa!”.

Vậy thế nào là đồ “Độc”?

Tôi có người bác họ, trước ngày 30-4-1975 ông nhất định ở lại, không theo vợ con di tản. Ngày đó ông đã ngoài sáu mươi, người hom hem như cây sậy, ông nghĩ ở lại chắc Việt Cộng chẳng tính tới ông, vì suốt cuộc đời ông chỉ là một anh thư ký quèn! Cái nghề cạo giấy, trói gà không chặt, lính Việt-Nam-Cộng-Hòa chê!

Thế nhưng ngày “đại thắng mùa xuân”, lính “cụ Hồ” vào Sài-Gòn chia nhau đóng quân rải rác trong nhà dân. Nhà ông bác tôi cũng bị “chiếu cố”. Mười tên cán ngố “cơm niêu, nước lọ” ở nơi rừng rú đã quen, nay vào thành phố văn minh, không biết sử dụng những tiện nghi “hiện đại”! Ăn ở bừa bãi, bê bết, bẩn thỉu, bụi bậm v..v.. Bác tôi không chịu được, ôn tồn đề nghị họ luân phiên ở các nhà khác. Chúng không chịu.. ở lì! Bác tôi khóa nước, tắt điện. Ông bắc võng nằm trước nhà nhìn chúng sinh hoạt. Cuối cùng chúng chịu thua, dọn sang nhà hàng xóm. Khi ra khỏi cổng nhà, tên đội trưởng quay lại nói: “Rồi mày sẽ biết tay ông!”.

Vậy thì “tay ông” ra sao?

Chị người làm sau ngày “giải phóng” đã xin nghỉ, đột nhiên trở lại thăm ông. Sau những câu hỏi thăm tình nghĩa, chị góp ý: “Bà và các cô cậu ra đi để lại ông một mình, nay ông phải tự lo mà sống, con đề nghị ông mang cái bàn nhỏ và cái máy đánh chữ ra để ở đầu ngõ, đánh máy thuê, may kiếm được đồng vào đồng ra cho qua ngày”. Sau khi chị người làm giã từ, ông suy nghĩ thấy có lý. Ngay hôm sau, người qua lại đã thấy ở đầu ngõ xuất hiện một ông già đánh máy thuê.

Ngày qua ngày, tạm đủ sống. Ông nghĩ tới chị người làm trung thành tốt ý mà mang ơn! Thế nhưng, chợt một hôm chị người làm lại xuất hiện. Lần này chị mang đến cho ông một tin mừng, chị đưa ra một xấp giấy đề cập tới những người làm sở Mỹ trước kia sẽ được Mỹ can thiệp cho đi, đặc biệt với ông vì có bà nhà đã làm sở Mỹ. Chị yêu cầu ông gấp rút đánh máy ra nhiều bản để chị bán cho những người làm sở Mỹ còn kẹt lại, và hẹn hôm sau chị trở lại.

Ông thức gần trắng đêm để đánh vội ra nhiều bản, và chờ! Tội nghiệp, Thay vì chị người làm “trung thành” thì là những tên công an áo vàng ập đến! Khám xét, hò hét.. Rồi cái gì xảy đến? Ông bị bắt vì tội “âm mưu phát tán tài liệu phản động”. Còng tay, bỏ tù, giam ở nhà tù Phan-đăng-Lưu. Sau đó đưa đi đâu không ai hay biết, vì không có thân nhân! Cuối cùng, không bao giờ ông trở lại mái nhà xưa! Căn nhà của ông ít lâu sau người ta thấy có người ở, lớn bé, nói tiếng Bắc giọng léo lắt, lượn lẹo.. khó nghe.

Hơn ba mươi năm qua, các con ông mòn mỏi tìm xác cha mình nhưng vẫn biệt vô âm tín. Tóc họ đã hoa râm, nhưng hàng năm vẫn thay phiên nhau về quê cũ, đứng trước cửa nhà xưa, tay cầm nén nhang tưởng nhớ cha mình, hồi tưởng một thời thơ ấu trong căn nhà êm ấm hạnh phúc của một thuở đất nước thanh bình thịnh vượng! Phần tôi, trong âm thầm tận cùng ở đáy lòng, tôi ước mơ ở tuổi già, tôi và họ quên được những hận thù để nhẹ nhàng ra đi. Nhưng dễ gì! tâm tư nào hóa giải được nỗi đau tình phụ tử, lòng hiếu đễ?
Ngày giỗ mẹ tôi, đứa cháu lớn hỏi tôi rằng: “Cụ nội bị 'kinh cung chi điểu', thế còn ông nội thì sao?”. Tôi không trả lời, vì ở tuổi chúng chưa biết gì về hận thù! Thế nhưng câu hỏi đó đã đánh thức trong tôi niềm đau ngủ yên của những năm tháng tù đày. Những cái “Độc”, cái “Đểu” của người Bắc Việt-Cộng ở những ngày xa xưa nơi rừng thiêng nước độc mà tôi và các chiến hữu của tôi đã nhiều lần chết hụt lạnh người, lại từ ký ức lũ lượt trở về.

Vậy thế nào là đồ “Đểu”?

Ngày 29-6-1976 trên bến Hạ-Lý, Hải-Phòng, miền Bắc, trước mặt chúng tôi (những tù bại binh biệt xứ), một tên bộ đội sau khi dựng chiếc Vespa màu xanh dương (cướp được từ miền Nam), hắn chậm rãi mở cốp xe lấy ra một lá cờ vàng ba sọc đỏ rồi từ từ hắn lau xe, hắn lau khắp “thân thể” cái xe. Cuối cùng khi lau tới cái yên xe, hắn quay mặt nhìn chúng tôi.. cười đểu. Ngày đó tôi ghi nhận được nỗi đau đớn uất hận hằn lên khuôn mặt những đồng đội tôi! Những ánh mắt đổ lửa của thân phận tù đày ở ngày xa xưa đó, còn đeo đẳng tôi tới hôm nay!

Cũng chính ngày đó, trước khi chích ngừa tù binh, tên bác sĩ Việt-Cộng qua loa phóng thanh, hắn cao giọng nói: “Đây là miền Bắc Xã-Hội-Chủ-Nghĩa lành mạnh, các anh sẽ được tiêm phòng để ngừa những bệnh truyền nhiễm của miền Nam ở trong người các anh”. Thế nhưng mỉa mai thay, chỉ ít tháng sau, Sài-Gòn bị dịch ghẻ ngứa chưa từng có, tràn lan khắp nơi. Người dân nhỏ to: “bộ đội và bọn thổ phỉ miền Bắc mang vào!”


Một tên cai tù trả lời “anh vào hỏi nợn” sau khi một chiến hữu của tôi hỏi xin hắn cho nhặt những mẩu đầu gân khoai mì mà lợn chê, nằm dưới hố rác đã nhiều ngày. Tôi không sao quên được nét mặt thèm khát và thất vọng của người chiến hữu ấy! Thật là đểu cáng và tàn nhẫn. Làm sao có thể tìm được trên trái đất này một tên cai ngục đểu độc như tên cai tù Việt Cộng kia?


“Ngụy quân, ngụy quyền”. Trong một lần khác, một tên cai tù nhẹ nhàng kể với tôi: “Thời thơ ấu, hắn và các bạn thường nghịch ngợm phá phách hàng xóm. Mỗi lần hư hỏng như vậy, mẹ hắn thường chửi hắn "thằng ranh con nghịch như ngụy".” Sau đó hắn nhìn tôi cười đểu. Những cái đểu như đã có sẵn bàn bạc khắp trong người dân thường cho đến kẻ lãnh đạo ở miền Bắc!

Hồ-chí-Minh khi còn sống, đánh chiếm miền Nam, ông xúi bọn Mặt-Trận Giải-Phóng Miền Nam rằng: “Miền Nam đi trước, về sau”. Bọn Nguyễn-hữu-Thọ, Nguyễn-thị-Bình, Trịnh-đình-Thảo, Trần-văn-Trà v.v.. tưởng bở, cắm đầu đánh chí mạng! Sau 30-4-1975, Mặt-Trận bị giải tán; Lính nón tai bèo cùng những thủ lãnh lũ lượt lơ láo bị cho về vườn. Bọn Bắc Việt Cộng-Sản chính hiệu tràn vào. Cướp của, lấy nhà, chia nhau chức trọng quyền cao; Tham ô, hủ hóa, ăn cắp, ăn trộm v.v.. Mà “mức độ lẫn cường độ” tăng lên mãi tới ngày hôm nay! Kết quả, dân chúng Nhật-Bản phải phong cho Đảng và Nhà-Nước Việt-Cộng cái tên là “Tập đoàn lãnh đạo ròi bọ!”

Trong cuộc cầu nguyện lặng lẽ cho hòa bình của giáo dân ấp Thái-Hà, đòi lại đất đai của giáo xứ bị cướp cạn từ nhiều năm qua, đã bị con cháu “bác Hồ”, người “đầy tớ nhân dân”, chơi đểu bằng trộn lẫn nước tiểu và phân người, rải rắc vung vãi khắp nơi quanh nhà thờ. Cuối cùng, cả đức Tổng-Giám-Mục Hà-Nội lẫn giáo dân “chào thua”! Phần đất đó được bọn người “đểu” biến vội thành công viên.

Thiền sư Thích nhất Hạnh sau bao năm lưu vong, được chúng cho phép về quê hương yêu dấu! Hí hửng dẫn theo cả đoàn tăng ni Việt có, Tây có, rầm rộ cờ xúy diễn hành từ Nam ra Bắc.. Cầu siêu.. Cầu hồn.. Được chủ tịch nhà nước Việt cộng Nguyễn minh Triết khen: “Thiền sư Thích nhất Hạnh và đoàn tăng thân Làng Mai đã có những đóng góp tích cực vào hoạt động tôn giáo ở Việt Nam..” Được lời như cởi tấm lòng, thiền sư vội vàng bỏ ra cả triệu đô la Mỹ, lập dựng tu viện Bát-Nhã ở Bảo Lộc, tập trung được 400 tăng sĩ nam nữ. Mới chưa được bao lâu thì nhà nước xem ra thấy không ổn, bèn cho bọn côn đồ lưu manh tới phá phách, dùng bạo lực đánh đuổi tăng sĩ ra khỏi chùa! Dư luận đàm tiếu thì Nhà Nước giải thích đó là hành động tự phát của nhân dân!

Những đòn “đểu, độc” không những chỉ ra chiêu với đối tượng không phải Cộng Sản, mà ngay trong đảng viên CS chính hiệu cũng chơi nhau sát ván! Đơn cử như ông Nguyễn minh Triết, viện trưởng viện triết học Mác và Lenin của Hà-Nội được Nhà nước cho qua Mỹ chữa bệnh. Ngày 28-9-2005, ông “Triết gia” Triết phát biểu tại trường đại học Harvard về tính chất không thật của chủ nghĩa Marx và Engels, đồng thời đề nghị dân chủ cho Việt-Nam. Khi trở lại Sài-Gòn, liền bị một nhóm côn đồ dến trước cổng vứt phân người vào nhà ông. Ông đưa đơn khiếu nại thì chính quyền giải thích đó là hành động tự phát của nhân dân!

Gần đây nhất là vụ cướp đất trắng trợn và tàn bạo. Khổ chủ là Đoàn văn Vươn, một cựu bộ đội ở huyện Tiên-Lãng Hải Phòng, bị nhà nước phá nhà, cướp đất công khai bằng bạo lực. Bị đẩy vào đường cùng, Đoàn văn Vươn đã dùng súng và lựu đạn để chống lại sự ức hiếp tàn bạo đó. Sự kiện chính những người “cùng là Việt-Cộng” chơi đểu lẫn nhau đã không thể che dấu được dư luận trong nước và thế giới. Cuối cùng Đoàn văn Vươn bị bỏ tù, nhà cửa bị giật sập, san bằng. Chủ tịch huyện tuyên bố: “nhân dân bức xúc vì hành động sai trái của Đoàn văn Vươn nên kéo nhau tới san bằng nhà của anh!!..”

Bây giờ, tháng này, ba mươi baỷ năm về trước, ngày 30-4-1975; ngày mà miền Nam thân yêu rơi vào tay bọn Bắc Việt-Cộng. Chúng cướp bóc, bỏ tù, trả thù, chém giết, đày đọa... Đất nước gặp khổ nạn! Cả miền Nam tràn ngập máu lửa, hừng hực hận thù. Kinh hoàng, hoảng hốt, người dân lành vô tội ùa nhau băng rừng vượt biển chạy trốn! Người chết nổi, kẻ chết chìm, xác người bồng bềnh phủ kín biển Đông! Người dân miền Nam gọi tháng đó là “Tháng Tư Đen”!

 
Bản thân tôi giờ đây có được những tháng năm cuối đời sống bình an, hạnh phúc, no ấm, an nhàn ở đất nước tự do này là nhờ tấm lòng nhân ái của người chủ nhà, một dân tộc hiếu khách, hiền hòa, thẳng thắn và.. ngây ngô trước những cái “độc”, cái “đểu” của kẻ khác! Cho nên, những năm tháng còn lại ở cuối đời, tôi thường tự nhủ: “ơn hãy đền, nhưng thôi.. oán đừng trả!” Ơn cha ơn mẹ, ơn bạn bè thân thích; ơn đồng bào miền Nam yêu thương, hiền hòa; ơn tổ quốc miền Nam tự do no ấm; ơn dân tộc Mỹ cưu mang dung chứa... Tôi sẽ đền ơn họ bằng sự kiên định lập trường ở biên giới Quốc-Cộng: Không chao đảo, bấp bênh, bội bạc! Còn đối với đất nước của người nhà chủ này, tôi nghiêm khắc với con cháu mình trong học hành, phát huy, tận tụy, nỗ lực, tận tình đóng góp cho xứ sở mà chính mình đang dung thân!

“Oán không trả”! Những vết thương tuy đã đóng vẩy liền da qua nhiều năm tháng.. Thế nhưng gặp phải những ngày trở mưa trở gió, tránh sao không khỏi nhức nhối? Nhiều bạn trẻ trách tôi rằng: “sao cứ thấy hình ông Hồ-chí-Minh thì phát dị ứng khó chịu?” Tôi thừa nhận điều đó. Vì chính ông ta là “cây cung” đã làm hoảng sợ mẹ tôi, bác tôi, bản thân tôi và những người tôi thân thiết.

Từ biệt quê hương yêu dấu đã lâu năm, lòng hoài cảm, tình hoài hương luôn chập chờn thôi thúc... nhưng chưa một lần thực hiện được. Cũng chỉ tại cái “cây cung Hồ-chí-Minh” kia in trên đồng tiền ở Việt-Nam đang luân lưu trên tay người dân mua bán, tiêu xài. Về thăm quê hương yêu dấu mà phải để cả triệu đồng tiền giấy có hình ông Hồ trong túi quần túi áo của mình qua ngày qua đêm thì… kinh hoàng quá! Thôi thì quê hương yêu dấu dù có như chùm khế ngọt cũng đành nén lòng nhớ nhung...

Chờ đợi vậy!