khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2022

Zelensky: 'What's happening here is what will happen in Europe tomorrow'





Helping Ukrainian orphans escape Kyiv as Russia’s invasion continues





How has Asia reacted to sanctions on Russia over Ukraine invasion?





Ukraine’s teenage students prepare to fight the Russian army





Tường thuật từ chiến trường Ukraine





Avril Lavigne - Cô nàng "ngổ ngáo" trở lại





Xâm lăng Ukraina, Putin đã Stalin hóa nước Nga





Luật ESEA / No Child Left Behind





‘Ai trả con lại cho chúng tôi?’ Thảm cảnh ở nơi Nga siết chặt vòng vây





Lễ hội đua thuyền rồng ở nam California





Giới lập pháp Mỹ đòi thêm các biện pháp mạnh tay chống Nga





Chiến sự Ukraine: Mẹ con hai đầu chiến tuyến ‘từ nhau’ vì đối lập thông tin





Điểm tin Chiến sự Ukraine (12/03/2022)





"Bụi cây biết nói" phục kích xe tăng Nga, binh lính chạy tán loạn





Hàng trăm trẻ mồ côi Ukraine phải di tản





"Bắc Kinh sẽ trả giá đắt nếu tấn công Đài Bắc" - Ngoại trưởng Đài Loan





Người Nga: "Làm gì có chuyện Putin xâm lược Ukraine? Thời sự không nói chuyện đó!"





Binh lính Ukraine vác súng chống tăng nỗ lực tái chiếm ngôi làng từ Nga gần Kyiv





Cuộc sống có đảo lộn khi xăng tiếp tục tăng?





48 công nhân Việt Nam làm việc tại một nhà máy ở Quảng Đông bị bắt.





Nga sử dụng bom đạn chùm ở khu dân cư Ukraine





Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

Người tị nạn Ukraine mang thú cưng theo cùng: "Chúng tôi không thể bỏ chúng ở phía sau!"





Ukraine: Bé trai đi di tản một mình





Trung đoàn xe tăng Nga bị đánh bại khi tiến vào Kyiv





Chiến tranh Ukraina: Thảm kịch của dân Ukraina, khó khăn kinh tế của dân Nga





Chiến tranh Ukraina : Phương Tây đừng ảo tưởng là Bắc Kinh có thể đóng vai trò trung gian “hòa giải”





Sau thất bại ở Kabul, tình báo Mỹ gỡ lại uy tín ở Ukraina ?





Phương Tây cảnh báo Nga có ý đồ sử dụng vũ khí hóa học





Hố chôn tập thể ở Mariupol, Ukraina





Chiến tranh Ukraina : Liên Âu đoàn kết về chính trị là một thất bại cho Putin





Chiến tranh Ukraina : Liên Hiệp Châu Âu "vướng bẫy" khí đốt Nga





Do Putin, Liên Âu phải cụ thể hóa chiến lược phòng thủ chung





Tổng thống tân cử Nam Hàn, một nhân vật xem thường phụ nữ





Vladimir Putin - từ tổng thống “hoang tưởng” đến chỉ huy độc tài trong chiến tranh Ukraina





Người tị nạn Ukraine vật vã giữa bão tuyết ở biên giới Moldova





Chiến sự Ukraine: Nhà xác ở Mykolaiv bị quá tải





Nước mắm Phú Quốc thời ‘mở lại’ du lịch





Volodymyr Zelenskyy: Từ Diễn viên thành Tổng thống đến Lãnh đạo thời chiến





Nhiều người Mỹ tình nguyện tới Ukraine cầm súng chống Nga





Ukraine đề nghị Việt Nam ngừng giao dịch thẻ MIR của Nga





Hàng Việt Nam xuất sang Nga và Ukraine giảm mạnh





Tổng thống Zelenskyy nói Ukraine đang trên đường chiến thắng





Chiến sự Ukraine: Vận tải đường sắt Việt Nam đi châu Âu bị hoãn





Bắc Hàn ‘lại’ thử tên lửa xuyên lục địa





Đám tang của những người lính Ukraine hi sinh chống Nga xâm lược





Đám tang của những người lính Ukraine hi sinh chống Nga xâm lược





Thứ Năm, 10 tháng 3, 2022

Where are Ukraine’s refugees heading?





Ukrainian President Zelensky’s journey from comedian to convincing war leader





Tổng thống Zelensky cáo buộc Nga "diệt chủng người Ukraine" khi bỏ bom bệnh viện phụ sản





Mỹ cấm nhập khí đốt Nga, tuyên bố chiến tranh kinh tế với Putin





Dầu khí, một cuộc chiến khác giữa phương Tây với Nga





Chiến tranh Ukraina : Những người Nga bỏ nước ra đi





Giao chiến đấu cơ cho Ukraina : Nước nào cũng sợ đụng với Nga





Sergei Choigu và Valeri Guerassimov, những thủ lĩnh chiến tranh của tổng thống Putin





Chiến tranh Ukraina : Cộng đồng người Việt tại Ba Lan tận tình đón tiếp đồng hương chạy lánh nạn





Chiến tranh Ukraina : Nga pháo kích bệnh viện nhi ở Mariupol





Đài Loan tăng khả năng tác chiến trước mối đe dọa từ Tàu cộng





Nỗi lo xăng lên giá vì cuộc chiến ở Ukraine





Ma túy quá liều giết chết nhiều người Mỹ hơn chiến tranh





Chiến sự Ukraine: Mộ tập thể ở Mariupol





Nga ném bom vào một bệnh viện sản nhi ở thành phố Mariupol của Ukraine





Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

Xe thiết giáp Nga phơi xác la liệt trên đất Ukraine





Châu Âu hết lòng vì Ukraine, khách sạn 4 sao biến thành ‘trại tị nạn’





Ukraine: Cần vùng cấm bay để tránh thảm họa nhân đạo





Bộ Công an điều tra việc hỗ trợ người dân đợt dịch COVID-19 tại TPHCM.





Ukraine: Em bé hát trong hầm trú bom





Cuộc chiến Nga-Ukraine giống và khác gì với cuộc chiến Việt-Trung 1979?





Hoa Kỳ cấm nhập khẩu dầu khí của Nga





Người Việt di tản từ Odessa: 'Chạy sang Ba Lan quá khổ'





Ukraine: Người dân Irpin đi lánh nạn dưới làn đạn pháo Nga





Tàu cộng diệt chủng người Uyghur: Chuyện gì xảy ra trong các trại tập trung?





Cậu bé 11 tuổi vượt ngàn cây số chạy lánh chiến tranh





Giây phút phân ly đẫm nước mắt: Em bé Ukraine quyết không rời xa bố





Tổng thống Ukraine: ‘Chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ bằng mọi giá’





Đại diện Ukraine ‘chê’ hàng viện trợ Israel ‘không giết được người’





Dân kiến nghị vùng ‘cam’ nên được hoạt động bình thường





Người dân cùng quẫn giữa thành phố bị bao vây ở Ukraine





Nhiều người nước ngoài tình nguyện sang giúp Ukraine chống Nga





Nga tiến quân, hàng ngàn người di tản khỏi Irpin





Liệu Liên Hiệp Châu Âu có thể đứng về phe Ukraina để tham chiến ?





Chiến tranh Ukraina : Những người Việt đầu tiên trở về quê hương





Châu Á cảm thấy ít liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraina ?





Chiến tranh Ukraina : Tàu cộng chờ cơ hội





Hành lang nhân đạo” tại Ukraina cũng là vũ khí chiến tranh của Putin





Văn Việt gọi vụ hành hung nhà văn là sự leo thang trong việc “đàn áp tự do tư tưởng”





TNLT Cấn Thị Thêu và con trai bị chuyển trại giam xa nhau hàng trăm km.





Dừng công bố ca nhiễm COVID nhưng đừng giấu giếm, bí mật





Chuyên gia ADB đề nghị cách thức tăng năng lực cho doanh giới nữ VN.





Ukraine: những em bé khóc vì chiến tranh





8/3: Binh lính Ukraine mua hoa tặng phụ nữ





Phụ nữ Nga bị bắt khi biểu trình trong ngày 8-3 chống chiến tranh với Ukraine





Tổng thống Ukraine Zelenskyy đón chào mùa xuân ở Kyiv trong video mới nhất





Thứ Ba, 8 tháng 3, 2022

Sự Giả Dối Thô Bạo Về Dầu Thô Và “Năng Lượng Xanh” - Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa

 

Người Mỹ đang trả tiền xăng dầu với giá kỷ lục, khiến áp lực lạm phát gia tăng trong mọi sinh hoạt của thường dân và giới tiêu dùng. Có công đầu trong chuyện đó là Bái Đần tại Tòa Bạch Cung! Nhưng ta cần nhìn sâu và xa hơn vậy, không chỉ vì cuộc chiến tại Ukraine - thành tích bỉ ổi của Putin mà ta sẽ giải ảo sau!
1/ Chuyện nhỏ: Bái Đần gọi điện thoại cho lãnh đạo Saudi Arabia và UAE Tiểu vương quốc Á Rập Thống nhất (United Arab Emirates) mà bị từ chối trong khi họ lại nói chuyện với Putin. Nền ngoại giao thảm nhục còn mang tội bất lương khi Bái Đần kêu gọi một chư hầu của Putin là Venezuela tăng sản lượng dầu, để… bán cho Mỹ! Chỉ còn thiếu chuyện xin mua dầu của Iran nữa thôi. Phi phàm…
2/ Chửi Donald Trump thì từ con ranh tới… con chó cũng biết sủa. Nhưng khi Trump làm Tổng thống thì Hoa Kỳ đạt xuất siêu về năng lượng (bán nhiều hơn mua) vào năm 2019, lần đầu tiên từ… 1952! Đấy là dữ kiện của cơ quan thông tin về năng lượng Hoa Kỳ, U.S. Energy Information Administration. Và lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ đạt xuất siêu về dầu thô vào năm 2020. Nhưng qua năm 2022 thì bị nhập siêu về dầu! Công đầu của hiện tượng kỳ cục này thuộc về Bái Đần.
3/ Vừa nhậm chức là y khóa ống dầu Keystone XL. Đấy là nguồn cung cấp dầu thô của Canada tại Alberta cho thị trường Hoa Kỳ, với nhật lượng (số lượng một ngày) là 830 ngàn thùng! Bái Đần còn đề nghị vĩnh viễn cấm khai thác dầu ở ngoài khơi tiểu bang Florida; và ngưng hay trì hoãn các hợp đồng dầu thô và khí đốt của liên bang. Những quyết định ấy làm năng lượng tăng giá từ năm ngoái - trước khi Putin tấn công Ukraine!
4/ Trong nội tình đảng Dân Chủ, nhiều người cũng khó chấp nhận sự phi lý đó. Nghị sĩ Dân Chủ Joe Manchin của tiểu bang West Virginia, thành viên của Ủy ban Năng lượng và Tài nguyên Quốc gia tại Thượng viện (nên am hiểu hiện tình hơn dân thường) than phiền hôm Chủ Nhật vừa rồi trên chương trình “Meet the Press”. Rằng “chúng ta có năng lượng, có sẵn tài nguyên và thuật lý (công nghệ, technology). Nay ta thiếu triệu thùng một ngày thì có thể giải quyết được ngay…”
5/ Một chiến lược gia Dân Chủ, tại Oregon, là Bryan Dean Wright, cựu nhân viên CIA, có cách giải thích hơi hài hước - mà quá đúng: “Bái Đần đang ráo riết tìm khắp địa cầu xem có ai dư dầu chăng, miễn là không phải tiểu bang Texas!” Hóa ra Bái Đần sẵn sàng mua dầu của mọi nơi, kể cả các chế độ ma quỷ, độc ác và độc tài - với thuật lý lạc hậu hơn Hoa Kỳ và gây ô nhiễm môi sinh, góp phần vào nạn “nhiệt hóa địa cầu” - miễn là không ở tại Mỹ. Hoặc tại các tiểu bang trong tay đảng Dân Chủ.
6/ Nhìn đâu xa? California là mô hình mẫu mực! Từ đảng Dân Chủ tới bọn bảo vệ môi sinh tới mức khật khùng đều ráo riết vận động việc thiết lập mạng lưới điện bằng “năng lượng sạch” - có thể tái tạo chứ không hủy hoại đời sống như dầu thô, khí đốt hay than đá, ba loại nhiên liệu có tội. Hậu quả là tiểu bang phải mua điện từ các nguồn sản xuất sử dụng ba loại nhiên liệu tội lỗi trên, như Arizona, Colorado, Mexico, Nevada, New Mexico, Texas, Utah, và Baja California bên Mễ. Tiểu bang muốn nạn ô nhiễm xảy ra ở nơi nào đó, cho California được thở khí trời trong lành!

Quân Đội Nga Nói Thẳng Là, Không Như Người Ta Tưởng - Tác giả Mạnh Kim

 

"Sau gần nửa tháng giao tranh, tại sao lính Nga chết như ngả rạ?
Đến hôm nay, dù tăng hỏa lực, chiến cuộc Ukraine đối với quân đội Nga vẫn bế tắc. Thêm một tướng Nga nữa vừa thiệt mạng trong cuộc giao tranh xung quanh Kharkiv, trở thành viên tướng thứ hai bỏ xác tại chiến trường Ukraine trong một tuần (người đầu tiên là Thiếu tướng Andrei Sukhovetsky, 47 tuổi, chỉ huy trưởng Sư đoàn Dù số 7 của Nga và là Phó tư lệnh Quân đoàn vũ trang liên hợp số 41).
Ngày 7 Tháng Ba, Cơ quan tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết thiếu tướng Vitaly Gerasimov, tham mưu trưởng Quân đoàn 41 của Nga, đã bị giết bên ngoài thành phố Kharkiv ở Đông Ukraine cùng các sĩ quan cao cấp khác. Bộ Quốc phòng Ukraine đã hack và nghe trộm được nội dung mà họ cho biết đó là cuộc trò chuyện giữa hai sĩ quan tình báo (FSB) nói về cái chết của Vitaly Gerasimov. Tướng Gerasimov từng tham gia cuộc chiến Chechnya lần thứ hai, chiến dịch ở Syria và chiến dịch Crimea – theo The Guardian.
Gần hai tuần sau cuộc xâm lược của Vladimir Putin vào Ukraine - cuộc chiến tranh trên bộ lớn nhất châu Âu kể từ năm 1945, diện mạo quân đội Nga ngày càng phơi bày nhiều điểm yếu. Theo ước tính thận trọng của giới chức Mỹ, Ukraine đã giết chết hơn 3,000 lính Nga. Sự xoay chuyển cục diện chiến sự không chỉ gặp khó khăn vì tinh thần kém của binh lính mà còn là tình trạng thiếu nhiên liệu và lương thực. Giới chức quân đội Mỹ và phương Tây cho biết binh lính Nga đã vào đất “địch” với những hộp thức ăn MRE (meals ready to eat) hết hạn vào năm 2002. Nhiều tay súng đã buông vũ khí đầu hàng và một số người khác tự phá hoại phương tiện để tránh giao tranh.
Vài ngày qua, tại một số khu vực, nhiều vụ xả súng giết thường dân đã được ghi nhận. Chiến lược xâm nhập bằng phương án đánh nhanh đã thất bại và đang được thay bằng chiến thuật tàn bạo hơn. Điều này có thể áp đảo hệ thống phòng thủ đối phương nhưng chắc chắn sẽ đưa đến một cuộc trường chiến đẫm máu khiến Nga sa lầy nhiều tháng đến thậm chí nhiều năm. Điều đang được chú ý nhiều là Nga đã phơi bày cho các nước láng giềng châu Âu và đối thủ Mỹ những lỗ hổng trong chiến lược quân sự có thể được khai thác trong các trận đọ sức tương lai.
Trong cuộc họp báo tại căn cứ không quân ở Bắc Estonia với Tướng Mark A. Milley (Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ), Trung tướng Martin Herem, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, nói: “Những gì tôi thấy là một đội quân khổng lồ nhưng xem ra không quá lớn”. Trong cuộc phỏng vấn với một tờ báo địa phương, tướng Không quân Rauno Sirk của Estonia thậm chí thẳng thừng khi đánh giá lực lượng không quân Nga: “Nếu nhìn những gì ở phía bên kia (Nga), sẽ thấy rằng nó không thực sự đáng là đối thủ”.
Thành phố phía Đông Bắc Ukraine - Kharkiv - từng tưởng chừng bị “nướng” rụi trong vài giờ sau khi quân Nga kéo quân vào Ukraine nhưng cuối cùng vẫn đứng vững. Thận trọng và chừng mực, khi được hỏi về việc tại sao quân đội Nga lại thể hiện sự nhếch nhác lẫn lúng túng, Tướng Mỹ Mark A. Milley nói: “Chúng ta đang chứng kiến một cuộc xâm lược qui mô với vũ khí hỗn hợp được thực hiện với các mũi tấn công đa trục nhằm vào quốc gia lớn thứ nhì châu Âu – Ukraine. Nga sử dụng tổng lực, từ không quân, bộ binh, lực lượng đặc biệt đến tình báo… Còn hơi sớm để rút ra bất kỳ bài học nào nhưng một trong những bài học hiển nhiên là ý chí của người dân Ukraine, tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo quốc gia và kỹ năng chiến đấu của quân đội Ukraine”.
Một cách tổng quát, cuộc mổ xẻ về hiệu suất của quân đội Nga – tính đến thời điểm này, được tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn với hai chục quan chức Mỹ, NATO và Ukraine (dẫn lại từ The New York Times) - đã vẽ nên chân dung “sức mạnh quân sự” Nga: Đó là một quân đội gồm những tay súng trẻ gia nhập quân đội vì chính sách nghĩa vụ quân sự và hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chiến trường; trong khi sĩ quan không được trao quyền quyết định tại chỗ… Ban lãnh đạo quân sự, với Tướng tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov đứng đầu, muốn kiểm soát tất cả. Nhất cử nhất động, sĩ quan thuộc cấp phải xin phép Valery Gerasimov (với quyền lực chỉ sau Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu). Quan trọng hơn nữa là các sĩ quan chỉ huy không dám mạo hiểm vì luôn sợ bị qui trách nhiệm.
Sự “dè dặt” đã phải trả giá. Đối mặt thời tiết xấu ở Bắc Ukraine, để an toàn, các chỉ huy ban lệnh hạ cánh một số chiến đấu cơ và trực thăng, đồng thời yêu cầu những chiếc khác bay thấp hơn. Thế là chúng trở thành mồi ngon của hỏa lực Ukraine. Nhiều đơn vị xe tăng thậm chí ít binh sĩ đến mức không đủ xoay trở để thực hiện các mũi tấn công và kết quả là họ trở thành bia tập bắn cho hỏa tiễn Javelin của Ukraine.
Những xác xe tăng chất ụ dồn đống trên đường kéo về Kyiv là hình ảnh đầy “ấn tượng”. Một số chuyên gia quân sự, khi xem xét những đoàn xe quân sự nằm ụ và kéo dài hàng chục kilomet, cho thấy thêm rằng chúng không chỉ thiếu nhiên liệu (chính xác hơn là hậu cần kém, không thể tiếp liệu đúng kế hoạch) mà còn cho thấy chúng – trước đó – không được bảo quản và bảo trì tốt, khi chúng nằm trong bãi quá lâu đến mức lốp xe bị dòn và rất dễ bị thủng (dẫn lại từ The Guardian).
Thomas Bullock, nhà phân tích mã nguồn mở của hãng tình báo quốc phòng Janes, chỉ ra thêm: Khi thâm nhập vào Ukraine, để tránh những tuyến đường sình lầy, lính Nga chọn các trục đường chính. Thế là họ đưa cả hai be sườn cho địch nã đạn. Những cuộc đổ bộ của lính dù cũng thất bại nặng nề. Với quân đội Nga, lính dù gần như là đại diện của tinh thần binh sĩ. Lính dù có mặt ở đâu thì cầm chắc chiến thắng ở đó. Cho nên, hình ảnh lính dù bị tiêu diệt gây ra những “chấn thương” lớn đối với tinh thần binh sĩ Nga.
Ngoài ra, hầu hết cuộc tấn công ban đầu đều được thực hiện tương đối nhỏ, với nhiều nhất hai hoặc ba tiểu đoàn. Điều này cho thấy sự thất bại trong việc phối hợp các đơn vị trên chiến trường và không tận dụng được tổng lực – nhận xét của Frederick W. Kagan, chuyên gia quân sự Nga, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Critical Threats Project thuộc American Enterprise Institute.
Điều không thể không nhắc nữa là kế hoạch logistics (“hậu cần”). So với những gì quân đội Mỹ thể hiện ở cuộc chiến Vùng Vịnh 1991 và 2003, cuộc ra quân của Nga khác biệt một trời một vực về hậu cần. Thế giới ngày nay không ai không biết dịch vụ phát chuyển nhanh FedEx. Người đẻ ra FedEx là Frederick Wallace Smith, vốn là thủy quân lục chiến Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam từ 1966-1969. Hai năm sau khi Frederick trở về Mỹ, FedEx ra đời. Nó là mô hình dân sự của logistics quân sự mà Frederick học được từ những năm trong quân ngũ.
Chi tiết này cho thấy hậu cần quân đội Mỹ như thế nào và nó là yếu tố quan trọng như thế nào cho bất kỳ chiến dịch động binh qui mô nào. Đó là chưa nói đến yếu tố quân số. Cần nhấn mạnh, năm 1939, nước Pháp có dân số tương tự Ukraine hiện nay (hơn 40 triệu). Và khi tấn công Pháp, Đức Quốc Xã huy động đến ba triệu quân, chứ không phải khoảng 190,000 lính Nga trong cuộc chiến Ukraine.
Không phải là tất cả của mọi lý do và là nguyên cớ duy nhất nhưng phần lớn những gì đang diễn ra cho thấy hình ảnh có phần nhếch nhác của quân đội Nga hiện nay là kết quả tất yếu của “tiến trình” tham nhũng qui mô và kéo dài. Chỉ số Liêm chính Quốc phòng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2020 cho thấy Nga là một trong những quốc gia hàng đầu về tham nhũng quốc phòng (dẫn lại từ Politico).
Năm 2012, một công ty vũ khí Nga được cấp khoảng $26 triệu để phát triển hệ thống phòng không dùng đánh chặn hỏa tiễn phi chiến thuật (nonstrategic missile) nhưng dự án này không bao giờ thành hiện thực. Công ty trên luồn lách bằng cách ký các hợp đồng bịp với những công ty trá hình mà vài trong số có “hồ sơ doanh nghiệp” với địa chỉ là các nhà vệ sinh công cộng ở vùng Samara thuộc Nga!
Trong một vụ khác vào năm 2016, một công ty chịu trách nhiệm cung cấp thiết bị định vị vô tuyến và hệ thống điều khiển phi đạn chính xác cao, đã bày vẽ ra các dự án nghiên cứu và phát triển cốt để ăn cắp tiền thông qua những hợp đồng ma. Tham nhũng trong lĩnh vực quốc phòng Nga không chỉ giới hạn ở công nghiệp quân sự mà còn thâm nhập sâu vào hệ thống chính trị, với những vụ mua quan bán tước…
Hai tuần chiến sự là thời gian có lẽ đủ để quân đội Nga rút ra nhiều điều và điều chỉnh chiến lược. Tuy nhiên, chiến thắng hay không hoàn toàn không có ý nghĩa gì nữa, khi mà Kremlin đang đối mặt một trận chiến không tiếng súng lớn hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều lần: trận chiến kinh tế và trận chiến trên mặt trận chính trị quốc tế - chắc chắn sẽ kéo dài rất lâu và hậu quả khốc liệt hơn nhiều so với những tổn thất chiến trường."

Nhìn lại vai trò của chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc của Nixon





Tàu cộng diệt chủng người Uyghur: Chuyện gì xảy ra trong các trại tập trung?





Phú Quốc chờ đợi đón khách quốc tế





Người Việt ở Little Saigon tuần hành ủng hộ Ukraine





Chiến sự Ukraine: Người Việt hải ngoại quan tâm cách phản ứng của Mỹ





Việt-Nga tăng cường hợp tác giữa lúc Nga bị thế giới chế tài





Gặp gỡ người Việt di tản từ cuộc chiến ở Ukraine





Hành lang nhân đạo : Ukraina bác bỏ đề xuất đưa di dân sang Nga và Belar...





Serbia : Kiều dân Nga đốt hộ chiếu, nhiều người ủng hộ Nga xâm lược Ukraina





Putin đại bại trong cuộc chiến truyền thông, thế giới ngưỡng mộ Ukraina bất khuất





Ukraina : Vùng cấm bay, vũ khí nguyên tử, nguy cơ đối đầu trực diện Nga-NATO ?





Stinger, Javelin và NLAW, những loại tên lửa phương Tây đang thành ác mộng cho quân Nga tại Ukraina





Chiến tranh Ukraina : Thái độ thận trọng quá mức của Việt Nam





Chiến tranh Ukraina : Thể thao thế giới từ bỏ nguyên tắc trung lập chính trị tẩy chay Nga





Putin’s power: Can anyone stop the Russian president?





Ukraine's President Zelensky says Russia has bombed humanitarian aid convoys





Nhà nông ở Kontum gặp khó vì nông sản rớt giá





Ukraine: Trẻ em tạm biệt cha mẹ đi tị nạn





Ukraine: Chỉ huy phe ly khai thân Nga tử vong





"Chiến tranh kết thúc con thực sự muốn về nhà!" - Cô bé Ukraine 10 tuổi đi tị nạn





Tổng thống Ukraine: "Tôi vẫn ở Kyiv, không phải trốn chạy trốn chạy và không sợ ai hết!"





Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

Chiến tranh Putin vs Ukraine - Tác giả Hoàng thị Mỹ Lâm

 

1) Diễn tiến chiến tranh tại Ukraine

Chỉ vài giờ sau các cuộc hội đàm thượng đỉnh với các nguyên thủ Quốc Gia Âu Châu thì vào tối hôm 21.2.2022 Tổng Thống Nga Vladimir Putin bất ngờ có một bài diễn văn dài một tiếng đồng hồ từ Điện Kremlin. Trong bài phát biểu Putin tỏ vẻ giận dữ về những tiến trình lịch sử của Liên Bang Xô Viết và cho là Ukraine hoàn toàn do nước Nga tạo ra. Putin trách Lenin đã hào phóng thả lỏng chủ nghĩa dân tộc trong nền tảng nhà nước Xô Viết đưa đến hậu quả tan rã Liên Bang Xô Viết vào năm 1991. Putin kết tôi Ukraine nay theo chủ nghĩa phát xít dân tộc cực đoan và tự ý tách rời khỏi mẫu quốc Nga. Putin than phiền tiếng Nga và văn hóa Nga bị mai một tại Ukraine. Putin tóm lại tội của Ukraine là đòi hưởng đặc quyền mà không chịu bất kỳ nghĩa vụ nào đối với nước Nga chẳng hạn như từ chối giúp Nga năm 1991 để trả một món nợ quốc tế 100 tỷ USD của Liên Xô và vu cáo tội diệt chủng cho chính quyền Ukraine, đồng thời chê bai hệ thống nhà nước của Ukraine về mọi phương diện, đặc biệt cho đó là một nhà nước hư cấu. Ngoài ra Putin cũng kết án Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương NATO nặng nề vì một số cựu chư hầu Xô Viết cũ nằm sát mạn sườn Nga đã gia nhập NATO và nghi ngờ Ukraine cũng lăm le bước vào.

Ít tiếng đồng hồ sau đó Putin lại làm cho thế giới thêm một bất ngờ với tuyên bố công nhận sự độc lập của hai vùng ly khai Donezk va Lugansk để tạo danh chính ngôn thuận cho 150 ngàn quân Nga, vốn đã đóng quân cả tháng trời tại biên giới Nga-Ukraine, ngang nhiên tiến vào lãnh thổ Ukraine. Điều này minh chứng sự lật mặt xảo quyệt của một tay cựu sĩ quan tình báo KGB đặt dân chúng Ukraine và toàn thế giới vào tình trạng báo động.

Thế giới tự do đã tỏ ra phẫn nộ vì Putin đã rắp tâm xâm lăng Ukraine, công khai vi phạm quyền dân tộc tự quyết và quyền bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ của một quốc gia khác. Putin không thể níu kéo thời gian để trở lại thời kỳ vàng son Liên Bang Xô Viết, không thể bắt người dân quốc gia láng giềng phải sử dụng ngôn ngữ và văn hóa của nước mình, không thể xem các quốc gia lân cận là chư hầu để chen vào phá bĩnh các quyết định chính trị kinh tế của dân chúng họ.

Tuy Ukraine có một giai đoạn từ 1922 đến 1991 nằm trong đế chế Liên Bang Xô Viết , nhưng dân tộc và đất nước này đã trở thành một quốc gia độc lập từ trên 30 năm nay và có một lịch sử hình thành từ cả ngàn năm. Putin không thể ngang nhiên dựng chuyện để gây chiến.

Các nước phương Tây không phải chịu trách nhiệm cho sự tan rã của Liên Bang Xô Viết và sự giải thể của Liên Minh Warschau ( 1.7.1991), một liên bang quân sự mà Nga cầm đầu để đối trọng với khối Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương NATO của Âu Mỹ. Mặc cảm suy yếu đã đưa Putin vào nỗi hoảng loạn giận dữ mặc dù nước Đức dưới thời Thủ Tướng Merkel đã tỏ thái độ hòa hoãn tối đa với Putin, kể cả việc bỏ ngoài tai các chỉ trích để mua khí đốt với lượng lớn của Nga, tạo nguồn tài chánh đáng kể cho Putin đến tận ngày nay.

Sáng ngày thứ năm 24.2.2022 Putin bồi thêm một bài diễn văn tuyên chiến chính thức với Ukraine.

Trong bài diễn văn thứ hai này người ta chú ý đến hai cụm danh từ vu cáo Ukraine, thứ nhất là tội diệt chủng (Genozid) và chủ nghĩa phát xít dân tộc cực đoan cần phải phá bỏ (Entnazifizierung). Đó là những danh từ mà phe ủng hộ Putin thường nhai lại để miệt thị dân tộc Ukraine.

Tội diệt chủng mà Putin gán ghép cho quân đội Ukraine dựa vào cuộc chiến do phe ly khai vùng Donbass thuộc miền đông Ukraine với sự yểm trợ vũ khí quân sự của Nga gây ra từ tháng 5/2014, cuộc chiến này kéo dài đến hôm nay đưa con số tử vong hai bên lên đến 14 ngàn người. Báo chí phương tây phân tích là nếu thực sự quân đội Ukraine thực hiện cuộc chiến tranh diệt chủng tại hai vùng Donezk và Lugansk thì tại sao sau 8 năm các chiến quân ly khai thân Nga vẫn còn kiểm soát được hai vùng này.

Ngoài ra danh từ Phát xít mà Nga đã dùng để gán ghép vu cáo chính quyền đương nhiệm Ukraine có nguồn gốc từ đệ nhị thế chiến. Phát xít nguyên thủy là tên gọi của hai chế độ độc tài tại Ý dưới sự lãnh đạo của Benito Mussolini và tại Đức của Adolf Hitler. Quả thực trong thế chiến thứ hai này Liên Xô đã có một cuộc chiến tranh kinh hoàng với phe phát xít với số tử vong lên đến 25 triệu người . Do đó trong tâm khảm người Nga luôn ghi nhớ hình ảnh khủng khiếp về cuộc chiến này và Putin đã lạm dụng ngôn từ phát xít trong diễn văn tuyên bố chiến tranh với Ukraine để kích động dân chúng Nga. Chúng ta biết rõ tại các nước ở Âu Châu và ngay cả tại Nga luôn có sự hiện hữu của nhóm cực hữu mà Nga thường gọi là nhóm phát xít. Tại Ukraine đảng phái chủ trương cực hữu không đat được ngưỡng 5% nên không được lọt vào quốc hội Ukraine. Ngược lại Tổng Thống Ukraine Wolodymyr Selenskyj vốn có nguồn gốc Do Thái và đã đắc cử vào năm 2019 với tỷ số 73%. Những điều kể trên chứng tỏ các luận cứ của Putin đưa ra là sai trái hoàn toàn.

Do lường trước phản ứng của thế giới tự do nên trong bài diễn văn thứ hai Putin đã nghiến răng buông những lời đe dọa là nếu ai can thiệp vào hành động tấn công của Nga thì sẽ phải bị trừng phạt bởi những biện pháp gây ra hậu quả chưa từng có. Tuy Putin không nói thẳng ra nhưng người ta hiểu lời đe dọa hàm ý sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân khi bị thế giới phản công.

Trong bài diễn văn thứ hai Putin, đã đặt cho đoàn quân xâm lăng của mình những tên gọi mỹ miều là một đoàn quân có công vụ đặc biệt (Sonderoperation) và là một đoàn quân có sứ mạng hòa bình (Friedenkommission ); thuật ngữ chiến tranh bị Putin hoàn toàn phủ nhận và mới đây Quốc Hội Nga đã ra luật bỏ tù 15 năm cho những ai sử dụng danh từ này khi nói về cuộc chiến ở Ukraine.

Bài diễn văn được xem như là một phát lệnh tấn công từ Kremlin , vì ngay sau đó đoàn quân Nga đã từ vùng tự trị đông Ukraine , từ biên giới Nga Ukraine và biên giới Bellarus Ukraine tấn công như vũ bão vào các phần đất của Ukraine với mục đích giải thể toàn bộ hệ thống quân sự Ukraine (Entmilitarisierung) . Ngay trong những giờ đầu các căn cứ quân sự không quân của Ukraine bị tàn phá và chiến tranh bùng nổ khắp nơi trên lãnh thổ Ukraine. Tổng Thống Ukraine Wolodymyr Selenskij phát lệnh chiến tranh phòng thủ toàn quốc, kêu gọi tổng động viên đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của các nước yêu tự do và hòa bình. Ngay khi đó tại Moskau diễn ra cuộc biểu tình chống chiến tranh Ukraine đưa đến việc người Nga bị bắt hôm đó lên đến 1.700 người.

Cuộc chiến trải trên diện rộng trên lãnh thổ Ukraine với những đội quân bộ binh, không quân, thủy quân, lực lượng nhảy dù, xe tăng thiết giáp, vũ khí hạng nặng…của Nga và sự hô hào áp đảo của Putin là sau 48 tiếng thủ đô Kiev sẽ hoàn toàn bị thâu tóm.

Sự phô trương lực lượng của quân Nga không làm cho người dân Ukraine chồn bước. Chỉ là một nước nhỏ với 600 ngàn kilomét vuông và 44 triệu dân số nhưng người Ukraine kiên cường đứng bên cạnh Tổng Thống Wolodymyr Selenskyj quyết liệt chống lại sự xâm lăng của quân Nga. Họ không những bảo vệ quê hương họ , mà họ còn là những người bảo vệ các giá trị thiêng liêng của nhân loại.

Cuộc chiến không cân sức ở Ukraine đã làm thức tỉnh giấc mơ hòa bình của loài người, một giấc mơ tưởng đã thành tựu khi cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt sau khi Liên Minh Warschau tan rã chính thức vào ngày 1.7.1991.

Cuộc chiến khiến thế giới hướng toàn diện về Ukraine và đứng lại gần nhau hơn. Thế giới phản ứng quyết liệt với Nga, phong tỏa tài chính kinh tế , phong tỏa bầu trời, cô lập chính trị văn hóa thể thao thông tin điện tử…và phá bỏ cả những quy ước quốc gia như Đức và Phần Lan để cung cấp vũ khí tự vệ cho kẻ yếu thế, những đoàn quân tình nguyện quốc tế cũng đến góp sức với quân dân Ukraine.

Tất cả khả năng để giúp Ukraine đã được tận dụng, nhưng NATO vẫn đứng ngoài. Khối Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương NATO vẫn thúc thủ trong trạng thái phòng vệ và đó là điều chứng minh cho kẻ thủ ác Putin và phe phái thấy sự giàn dựng đổ lỗi cho NATO là vô căn cứ.

2)Bàn về vai trò NATO

Putin quả quyết trong bài diễn văn gây hấn hôm thứ hai 21.02.2022 là vào đầu thập niên năm 1990 đã có lời hứa là “ NATO sẽ không di chuyển một ly về phía đông” . Đây chỉ là một nửa sự thật vì năm 1990 ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker, Tổng Thống Đức Helmut Kohl và Ngoại Trưởng Đức Hans-Dietrich Genscher chỉ bàn với Michail Gorbachow về chuyện mở rộng NATO trên phần đất của Đông Đức cũ mà thôi. Sau đó một bản thỏa ước hai cộng bốn ( der Zwei-plus-Vier-Vertrag ) đã được ký kết vào tháng 9 năm 1990 giữa phe Tây/Đông Đức và phe Đồng Minh Pháp, Liên Xô, Anh, USA ; trong đó ghi Tây Phương sẽ không đóng quân NATO và không đặt hỏa tiễn nguyên tử trên vùng đất Đông Đức cũ. Với thỏa ước này nước Đức đã chấm dứt quyền và nhiệm vụ của 4 phe Đồng Minh trên toàn nước Đức để mở đầu cho việc thống nhất nước Đức.

Cũng nên nhắc lại là tiến trình đổ vỡ của khối Liên Xô chỉ bắt đầu sau khi dân chúng Litauen qua một cuộc trưng cầu dân ý đã chọn thể chế độc lập tách ra khỏi Liên Bang Xô Viết vào tháng 2/1991. Không lâu sau đó Liên Minh Warschau (gồm 8 nước gầy dựng nên là Liên Xô, Rumänien , Ba Lan , Bulgarien , Tiệp Khắc , Ungarn và Đông Đức) tự giải tán. Sự mở rộng NATO về phía đông Âu Châu hoàn toàn là do quyết định của các nước xin gia nhập vì dân chúng các nước này cảm thấy bất an trước sự đàn áp dã man của quân đội Nga đối với những lực lượng đòi tự trị tại Moldau, Georgien và Tschetschenien vào những năm đầu thập niên 1990. Riêng khối NATO đã rất dè dặt với quyết định này và chỉ mở lòng khi Tổng Thống Nga Boris Jenzin đồng ý ký một thỏa ước NATO-Russland-Grundakte ngày 27.5.1997 , trong đó xác định cả hai bên tôn trọng chủ quyền độc lập của tất cả các quốc gia và Nga không có quyền phủ quyết sự gia nhập NATO của các nước khác , ngược lại NATO sẽ không đặt vũ khí nguyên tử tại các nước Đông Âu mới gia nhập NATO và Moskau sẽ nhận được yểm trợ kinh tế rộng rãi cũng như sẽ được gia nhập khối của những nước kỹ nghệ hàng đầu G7. Ngày 12.3.1999 Ba Lan , Cộng Hòa Séc và Hung ( Ungarn ) gia nhập chính thức NATO, tiếp theo là Bulgarien Estland, Lettland, Litauen , Rumänien, Slovakei và Slovenien gia nhập ngày 29.3.2004 , theo sau là Albanien Kroatien 1.4.2009, Montenegro 5.6.2017 và Nordmazedonien 27.3.2020. Tổng cộng NATO có 30 nước tham gia.

Ngày 2.4.2004 , tức là ba ngày sau khi ba nước Litauen , Lettland và Estland thuộc khối Liên Xô cũ gia nhập NATO , chính Putin đã ca ngợi “diễn biến tích cực” của các tương quan giữa Nga và NATO, người ta còn ghi lại được hình ảnh Putin đứng mỉm cười bên cạnh Thủ Tướng Đức Gerhard Schröder trong cuộc họp báo chung vào ngày đó.

3)Những hành động thách thức của Putin

Bây giờ Putin phủ nhận những gì đã diễn biến từ năm 2004, phủ nhận cả hiệp ước đình chiến Minsk để dùng bạo lực chiến tranh tiến đánh Ukraine, đòi sát nhập vùng Donbas, bán đảo Krim vào nước Nga và đòi triệt tiêu chính quyền dân cử và toàn quân đội của Ukraine.

Trước phản ứng mạnh mẽ của thế giới , ngày 27.2.2022 Putin tuyên bố một lần nữa là đã đặt các lực lương hạt nhân chiến lược hạt nhân chiến lược Nga vào tình trạng báo động. Lời đe dọa này tuy đã được Putin nghiến răng đe dọa gián tiếp trong diễn văn khiêu chiến ngày 24.2.2022 , ba ngày sau đó vì cuộc chiến không dễ dàng và thuận lợi như mong muốn , Putin lại tung thêm tiếp lời đe dọa chiến tranh nguyên tử một cách rõ rệt hơn.

Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm SIPRI đã thống kê rằng Nga sở hữu 6.255 đầu đạn hạt nhân so với 5.550 đầu đạn của Hoa Kỳ. Trung Cộng chỉ có 350 đầu đạn và Pháp với 290 đầu đạn. Thế giới đã chỉ trích kịch liệt sự hung hãn của con gấu sa lầy Putin và tin rằng Putin không thể một thân chống lai cả nhân loại. Hôm thứ tư ngày 2.3.2022 hãng Thông Tấn RIA lại trích dẫn lời cảnh cáo của ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov là „chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ liên quan đến vũ khí hạt nhân và dẫn đến hủy diệt “

Ngày 1.3.2022 người đứng đầu Hội Đồng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia Ukraine là ông Oleksiy Danilov cho biết một nhóm chiến binh Tschetschenien được cử đến để ám sát Tổng Thống Volodymyr Selenskyj đã bị phát hiện và truy diệt tại Hostomel; điều này cũng được Kadyrov , lãnh tụ Tschetschenien thừa nhận . Tschetschenien , vốn là chư hầu trong khối Liên Xô cũ, là một nước nhỏ với diện tích 16 ngàn kilomét vuông và có 1,4 triệu dân số, thủ đô là Grozny, lãnh đạo là Ramzan Kadyrov, một kẻ trung thành với Putin và được Kremlin tín nhiệm để duy trì trật tự ở Tschetschenien.

Sau 8 ngày tàn phá Ukraine mà vẫn chưa đạt được mục đích và Putin đã mất một thiếu tướng chỉ huy đơn vị đặc biệt tên là Andrey Sukhovetskiy cùng 9 ngàn quân ( thống kê của Ukraine ), ngày 3.3.2022 Putin lại xuất hiện đọc một diễn văn mà nội dung chính là hướng về nước Nga với những bảo đảm tài chánh cho những quân nhân hy sinh trên chiến trường Ukraine và bên cạnh vẫn là những lời đòi hỏi Ukraine phải khuất phục giải tán quân đội.

Để chứng minh cho lời đe dọa của mình , ngày 4.3.2022 Putin đã không ngần ngại cho pháo kích vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, một nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine lớn nhất tại Châu Âu có đến 6 lò phản ứng VVER trên tổng số 15 lò phản ứng toàn Ukraine. Nhưng rất may là chiếc hỏa tiễn chỉ rơi vào tòa nhà bên cạnh.

4) Putin và nước Nga

Wladimir Putin sanh năm 1952 tại Nga. Ông ta tốt nghiệp đại học Luật tại Đại Học Tổng Hợp Leningrad , trở thành sĩ quan tình báo cơ quan An Ninh quốc gia KGB từ năm 1975 và có một thời phục vụ tình báo tại Dresden từ tháng 8/1985 đến khi Đông Đức sụp đổ tháng 11/1989 . Năm 1990 Putin trở về Liên Xô và được Boris Jelsin chọn làm thủ tướng vào tháng 8 năm 1999 và trở thành Tổng Thống thứ hai của Liên Bang Nga thời hậu Xô Viết với hai nhiệm kỳ 2000-2004 và 2004- 2008. Do luật hạn chế không cho một Tổng Thống chấp chánh quá 2 nhiệm kỳ nên Putin lui về làm Thủ Tướng Nga từ 2008 đến 2012. Từ năm 2012 đến nay Putin trở lại ngôi vị Tổng Thống gồm nhiệm kỳ 3 ( 2012-2018) và nhiệm kỳ 4(2018-2024). Ngoài ra Putin cũng đang chuẩn bị sửa luật để có thể ngồi ghế Tổng Thống Nga trọn đời.

Putin từng là đảng viên đảng Cộng Sản Liên Xô (1975-1991), sau đó gia nhập đảng Nước Nga Thống Nhất từ 2008 đến 2012 , cuối cùng Putin tuyên bố là mình không thuộc đảng phái nào từ 2012 đến nay.

Tuy hiện tại Putin không phải là người cộng sản nhưng Putin chính là một quái thai đươc hình thành từ trong lòng chủ nghĩa cộng sản đầy dối trá bạo lực và được nuôi dưỡng trong môi trường tình báo KGB đầy thủ đoạn ác độc . Sau đây là một vài thảm án có bàn tay vấy máu của Putin trong vô số tội ác mà Putin đã tạo nên từ khi chấp chánh năm 1999 .Trước hết là vụ Alexander Litwinenko , cựu nhân viên tình báo Nga KGB, từ 2003 bỏ hàng ngũ sang cộng tác với tình báo Anh và trở thành người chỉ trích Putin. Ông ta đã bị đầu độc bằng chất phóng xạ Polonium và chết năm 2006. Kế tiếp là vụ ám sát lãnh tụ đối lập nổi tiếng Boris Nemtsov vào tháng hai 2015 , trước khi bị hạ sát ông Nemtsov đã cho thu băng lời tố cáo Putin là một tên dối trá bệnh hoạn. Sau đó là vụ cựu sĩ quan Nga Sergei Skripal và con gái Julija bị đầu độc bằng vũ khí hơi độc chứa độc tố thần kinh vì tội làm gián điệp cho Anh vào năm 2018 nhưng đươc kịp thời cứu sống cả hai. Vụ thứ tư là Selim Changoschwili, người Tschetschenien và từng chỉ huy quân đội chống lại Nga nên bị truy nã về tội khủng bố , bị một nhân viên tình báo Nga bắn chết giữa Berlin năm 2019, Vụ mới nhất xảy ra năm 2020 với nhà chính trị đối lập Nga Alexei Nawalny bị đầu độc bởi một độc tố thần kinh (Nervengift der Nowitschok Gruppe)và được đưa tới Berlin điều trị thành công. Sau khi xuất viện ông trở lại Moskau và bị Putin kết tội khủng bố với bản án tù sáu tháng.

Putin ngang nhiên tự tung tự tác như một lãnh chúa bất chấp luật lệ và sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Những ngày gần đây đã có những tiếng nói từ Mỹ và Âu Châu trách một số quốc gia có chính sách quá thông thoáng với Putin sau khi đế chế Liên Xô sụp đổ, để ngày nay Putin vùng mình trỗi dậy đòi sắp đặt lại trật tự mới ở Âu Châu và đe dọa cả nền hòa bình thế giới.

Phải nhấn mạnh là nước Nga có diện tích lớn đến 17 triệu kilomét vuông với dân số trên 144 triệu người , nhưng GDP của Nga chỉ bằng GDP của nước Tây Ban Nha và không có nền kỹ nghệ sản xuất nào đáng kể ngoài sản xuất vũ khí chiến tranh kể cả vũ khí hạt nhân và công nghiệp vũ trụ. Nguồn tài chánh chính yếu của Nga chỉ lệ thuộc vào những sản phẩm trời cho trong lòng đất gồm dầu mỏ, khí đốt và quặng mỏ.

Tóm lại

Cuộc chiến xâm lăng của Putin vào Ukraine vẫn đang tiếp diễn khốc liệt với những vũ khí sát thương có độ hủy diệt đáng sợ như bom áp nhiệt của Nga dội vào các khu dân cư , người dân Ukraine vẫn can trường không thần phục bạo chúa Putin. Đã có hai buổi đàm phán giữa phe Putin và Ukraine, nhưng hai bên vẫn chưa tìm được một tiếng nói chung . Trong khi phe Putin vẫn khăng khăng triệt hạ quân đội và chính phủ Ukraine thì phe Ukraine yêu cầu quân đội Nga phải ngừng bắn phá và phải công nhận chính quyền hiện tại do dân chúng Ukraine bầu lên. Ngày 5.3.2022 Bộ Quốc Phòng Nga tuyên bố sẽ mở các hành lang nhân đạo trong vòng 50 tiếng đồng hồ tại hai thành phố của Ukraine là Mariupol và Volnovakha với sự thỏa thuận của chính quyền Ukraine, tuy nhiên điều này không được thực hiện như mong đợi.

Phương tây đã hành động đến mức có thể từ các biện pháp chế tài Nga, viện trợ vũ khí nhân lực cho quân đội Ukraine, viện trợ nhân đạo cho dân chúng Ukraine…Không ai lường được cuộc chiến sẽ kéo dài bao lâu, diễn tiến sẽ còn trầm trọng đến mức nào.

Tuy nhiên, trước sự hung hăng như côn đồ thảo khấu của kẻ nắm giữ vũ khí hạt nhân thì sự kiềm chế leo thang chiến tranh và sự cân nhắc phương kế phản công khôn ngoan và thiết thực nhất vào lúc này cũng rất quan trọng. Con ngựa bất kham không thể một mình chống lại cả thế giới , nhưng không ai muốn con người phải lao vào đổ máu chết chóc chỉ vì một kẻ điên cuồng.

Mặc dầu NATO không phong tỏa không phận Ukraine theo yêu cầu của Tổng Thống Ukraine Selenskyj để tránh chiến tranh lan rộng, nhưng các nước phương tây sẽ không dễ dàng bị Putin khuất phục. Dân chúng Nga cũng không đồng tình với Putin về cuộc chiến xâm lăng này, số người tại Nga bị bắt vì biểu tình chống chiến tranh lên đến cả chục ngàn người kể cả trẻ em khiến Putin run sợ và cấm toàn bộ các hệ thống truyền thông tây phương trình chiếu tại Nga để bịt mắt dân chúng.

Chúng ta hãy tiếp sức cho Ukraine trong khả năng của mình và hãy cầu nguyện cho dân tộc và đất nước Ukraine kiên cường.

Ukraine’s President Zelensky calls for boycott of Russian oil





War in Ukraine: Seven days that changed the world





Russian helicopter shot down by missile in Ukraine





The Russians leaving their country for Finland





Heavy fighting near Ukraine's capital Kyiv





Worldwide protests against Russian invasion





Điểm tin Chiến sự Ukraine (06/03/2022) |





Làn sóng phụ nữ và trẻ em trốn chạy Ukraine





Người Việt từng sống ở Nga, Ukraine, nghĩ gì về khủng hoảng Ukraine?





Rực rỡ mùa hoa hạnh nhân ở California





Xe tự lái phục vụ con người trong một ngày không xa?





Quảng Nam: Côn đồ đánh đập người dân ngay trước cổng Ủy ban thị xã Điện Bàn.





Hàng trăm người dân bị đàn áp khi căng băng rôn đòi "thanh tra chính phủ vào cuộc cứu dân"





Hai quân nhân Ukraine làm đám cưới trước cuộc tấn công tổng lực của Nga ...





Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

Tay vợt tennis 97 tuổi chọn ở lại vùng chiến sự Ukraine





Cộng đồng người Ukraine tại Mỹ chung tay hỗ trợ quê hương





Stromae, Luciani, Orelsan : Bộ ba xuất sắc nhất năm 2022





Giá xăng tăng không ngừng, người dân than…





Hoãn phiên xét xử nhà báo độc lập Lê Văn Dũng vì thẩm phán nhiễm Kung Flu





Dân làng phản đối xây thuỷ điện Đắk Bla 3





Ngoại trưởng Đức "vạch mặt" Putin trước Liên Hiệp Quốc