khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

Piano Sonata 14 - Tác giả Tuệ Sỹ






Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện. Đây không phải là lần đầu tiên chú về trễ, và cũng không phải là người duy nhất về trễ như vậy. Các chú ranh mắt, hoặc vô tình hoặc cố ý, và bằng cách nào đó, đã làm cho một chấn song của cửa sắt gãy hết một đầu, chỉ cần kéo nhẹ qua là lách mình vào lọt.

Rồi sau đó nắn lại, cánh cửa sắt vẫn lầm lì như không hề biết đến những cuộc vi hành ngoài luật lệ thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Sư trưởng của tu viện không hề hay biết. Ông vẫn tin ở sự cứng chắc của nó, như tin vào sự hiện diện vừa hữu tình vừa vô tình của mình ngự trị khắp tu viện, giám thị mọi sinh hoạt của các sư tăng trong một thứ kỷ luật nghiêm khắc mà ông cho là đương nhiên. Không ai nói cho ông biết gì hết. Mọi người đều chuẩn bị sẵn cho mình những lối ra vào cần thiết. Cánh cửa lại không bao giờ biết nói.

Nhưng lần đầu tiên Nghi vượt ra ngoài giới nghiêm của tu viện không phải ngang qua cái cổng bao dung ngầm đó. Chú đi bằng ngõ sau. Đó chỉ là một hàng rào bằng kẽm gai, không có trồng dâm bụt hay một thứ hoa lá nào, chỉ cần cúi rạp mình xuống, cẩn thận vén các tà áo, có thể ra vào như không. Phía sau tu viện này là một vườn rau chạy dọc sát rào của nó. Băng qua vườn rau khoảng hai chục thước là một con đường đất, rộng vừa đủ cho hai chiếc xe đạp tránh nhau.

Bấy giờ là tháng cuối của mùa nghỉ hè. Sau giờ tĩnh niệm thường lệ mỗi tối, Nghi ra phía sau tu viện để tiểu, vì chỗ này có nhiều bụi chuối kín đáo. Nhìn dòng nước lấp lánh dội lên đám cỏ, chú nghe trong người khoan khoái, tâm hồn như mở rộng. Những luống cải xanh mát của khu vườn trước mắt đẹp hẳn lên. Chú nghe luồng trăng bạc như sương khuya lấp lánh đang nhảy múa chập chờn trên các luống cải.

Âm hưởng ngọt ngào và quyến rũ. Cây cối im lìm trong một cảnh tượng thanh bình và trang nhã. Lắng tai nghe kỹ hơn, chú nhận ra âm hưởng đó từ phía bên kia con đường đất lan truyền đến. Ăn cắp chuối trên bàn Phật, hay lẻn qua vườn rau nhổ bậy vài bụi cải cho những cuộc kiết tập kín đáo, với bánh tráng mỏng và nước tương dầm ớt thiệt cay, đó không phải là chuyện hiếm có giữa các chú tiểu. Mặc dù Nghi chưa lần nào được giao phó công tác hái trộm rau, nhưng lẻn chui qua bên ấy là một việc hết sức tự nhiên.

Lúc này thì cái âm hưởng quyến rũ kia cũng tự nhiên một cách vô tình khiến chú rạp người xuống, chui qua hàng rào kẽm gai, băng qua vườn, sang tuốt con đường đất. Nơi đây chú có thể phân định phương hướng phát ra âm thanh chuẩn xác hơn. Vào giờ này, không chỉ là con đường vắng vẻ, mà cả một khu vực cũng hoàn toàn vắng vẻ. Suốt con đường về phía tay trái phỏng chừng đó, duy nhất chỉ có một ngôi nhà ẩn sau nhiều bóng cây rậm rạp. Chú rẽ phía trái, rõ ràng đang có người chơi đàn trong đó.

Xuyên qua khung cửa sổ, chú thấy một mái tóc chảy dài, nghiêng nghiêng theo âm điệu to nhỏ và tiết điệu buông lơi của tiếng đàn. Trên cao một chút, bóng đèn sữa đục được ủ trong một ánh sáng ấm áp của chính nó. Tiếng đàn đột ngột dừng lại. Chú ngơ ngác. Nhưng bóng người đã hiện rõ trên khung cửa. Chú muốn bỏ chạy, lại e là vô lễ, hoặc có thể là bị nghi ngờ. Lỡ người ta sang mách bên chùa, nhất định chú bị phạt nặng. Hàng xóm cũng hay lên chùa than phiền các chú phá phách, và các chú có khi bị phạt tập thể.

Đợi một lúc, không thấy người đó động tĩnh gì cả, Nghi dợm chân muốn chạy. Nhưng tiếng nói từ bên trong vọng ra:

– Ai đó?

Nghi không biết phải trả lời mình là ai. Lại có tiếng hỏi:

– Điệu bên chùa phải không?

Cô này nhất định là người Huế. Giọng nói nghe kiểu cách, nhưng dịu dàng. Nghi có cảm tình ngay.

– Dạ.

– Chừng ni điệu còn đi mô khuya rứa?

Nghi không trả lời ngay, và không chút ngần ngại, đẩy cánh cổng đi vào. Cổng chỉ khép hờ.

– Dạ, nghe đàn. Chạy đi coi thử.

Gương mặt chú hiện rõ qua ánh đèn đang hắt ra ngoài. Chỏm tóc lệch qua một bên, phủ mép trán. Đôi mắt sáng ngây thơ dưới hàng mi dài và cong. Chú đưa tay lên vuốt chỏm tóc.

– Dạ, thưa cô.

– Điệu chun qua rào hả?

Chú cười. Chớp hai hàng mi tinh nghịch. Nụ cười của trẻ thơ, trong trắng và hồn nhiên, nhưng quá nhỏ nhoi và khiêm tốn giữa một thế giới đòi hỏi quá nhiều sự trang nghiêm và kính cẩn. Tuổi thơ hiếm hoi cho một tâm hồn tập sự săn đuổi những ước mơ ngoài tầm với bắt của con người.

Cô cũng mỉm cười theo chú, đưa tay hất ngược mái tóc về phía sau:

– Điệu vô trong ni đi.

Cô bước sang trái mở cánh cửa. Chú lách mình bước vào. Căn phòng, ngoài cái bàn nhỏ và một cái kệ sách, chỉ có một vật lạ đối với Nghi là cây đàn kê sát vách tường nhìn nghiêng ra khung cửa sổ. Chú đi thẳng lại đó, níu hai tay lên thùng đàn, cúi nhìn chăm chú những phím đen trắng chen nhau sắp thành một hàng thẳng. Sự thích thú hiện rõ trên đôi mắt. Cô ngồi xuống, trên cái băng ngắn đặt trước cây đàn và tựa một nửa người lên dãy phím.

– Điệu đi tu chi rứa?

– Dạ. Nghi ở với Thầy.

Chú thừa dịp, đặt cả bàn tay lên phím đàn và ấn xuống. Âm thanh so le nhau cùng tấu lên. Khi cất tay, chú nghe chúng ngân dài, lẫn vào thùng đàn như đang chìm sâu vào trong bóng tối hun hút phía sau.

– Điệu thích đàn không?

– Thầy cấm. Mấy Thầy lớn bên chùa lén học, bị Thầy bắt được phạt hoài.

– Mấy Thầy lớn?

– Dạ lớn lắm. Lớn bằng cô.

– Chú tên chi?

– Dạ Nghi.

Chú nhích người ra, đứng nhìn thẳng xuống phím đàn, nắm chặt bàn tay phải, chĩa ngón trỏ thọc lên một phím đen. Ngón tay bị trợt sang, thọc luôn xuống phím trắng. Hai âm thanh nối nhau, to nhỏ không tề chỉnh.

– Điệu muốn học đàn hả?

Tiếng đàn chạy lui vào vách tường, có lẽ vậy. Chú nhón gót chân nhìn. Nhưng lưng đàn dựa sát vách.

– Thầy la chết.

– Thì cứ chun qua rào như tối ni. Thầy biết mô.

– Đâu được.

Bỗng nhiên chú xoay người lại.

– Thưa cô, Nghi về.

Và chú tự động đến mở cửa, cắm đầu chạy thẳng. Bóng người lại xuất hiện qua khung cửa sổ. Nhưng chú không quay đầu nhìn lại.

Băng qua vườn cải, rồi lách mình chun qua hàng rào, chú chạy thẳng về phòng. Trong bóng tối của căn phòng, chợt có tiếng nói:

– Mi chết?

Tiếp theo, có tiếng người lăn trên giường, tiếng vỗ chát và tiếng hô:

– Ê, làm gì kỳ vậy.

Nghi biết đó là giọng của chú Đảm. Còn kia chắc là chú tiểu Mùi. Chỉ có chú này mới hay ngủ mớ kiểu đó.

Những ngày kế tiếp Nghi hình như quên bẵng vụ chui rào của mình. Chú vẫn đùa giỡn, vẫn chăm chỉ làm công việc một chú tiểu trong chùa. Bổn phận hành điệu của chú là châm trà, lau bàn ghế và quét dọn trong phòng của sư trưởng. Không ai biết tuổi thơ trôi qua như vậy đang ấp ủ sự gì. Sự thành kính khi bưng ấm trà để vào khay. Sự ngăn nắp khi treo xâu tràng hạt vào tủ kính. Khi sửa lại ngay ngắn một bình hoa, một cây viết trên bàn, một quyển sách mà sư trưởng đang đọc dở. Tất cả những thứ đó không phải là kiểu cách mà người ta có thể nhìn thấy trong đôi mắt đen láy kia.

Hằng ngày, chú lại phải học về ý nghĩa của sự vô thường, khổ đau và giả tạo đang đè nặng kiếp người. Mắt chú vẫn trong sáng. Nụ cười vẫn hồn nhiên. Thân tứ đại giả hợp, như cây bên bờ sông, như cỏ bên bờ giếng. Tất cả đều là mộng tưởng, thì chắc gì cái vô thường và khổ não kia của kiếp người không là mộng tưởng. Nhưng chú thích học những thứ đó. Thích nhìn sự giả tạo đó qua những hàng chữ nhỏ ngay ngắn và chú lại càng thích nắn nót sao cho chúng được ngay ngắn trang nghiêm như chữ viết của sư trưởng.

Đêm trăng cũng thường quyến rũ chú. Những đêm như thế, chú hay ra phía sau tu viện, ngồi bó gối thu hình trong bóng cây. Nội cả tu viện này, chỉ có sư trưởng mới để ý. Vì sư biết rằng, đó là lúc chú đang ngồi khóc một mình. Thỉnh thoảng bắt gặp, sư dẫn chú về phòng. Căn phòng cho các chú tiểu ngủ chung. Chỉ có bốn chú, hơn kém nhau vài tuổi. Sát góc phòng là bàn thờ nhỏ. Đó là bàn thờ đặc biệt sư trưởng lập riêng cho chú. Bây giờ thì các chú nhỏ kia đã ngủ hết. Sư đốt lên một ngọn nến. Giữa bàn thờ hiện rõ ảnh bán thân của một thiếu phụ, tuổi khoảng trên ba mươi, gương mặt hao hao giống chú. Sư đốt nhang cắm vào bát và nói rất nhỏ:

– Má con vẫn ở bên con đó. Con không thấy, nhưng má con thấy. Con đừng khóc như vậy nữa mà má con buồn. Ngồi đó với má con. Lát nữa tắt đèn mà ngủ.

Sư trở ra. Chú ngồi xuống. Nhìn ảnh. Nhìn ngọn nến bập bùng. Một năm có biết bao lần như vậy. Hằng ngày chú vẫn chăm chỉ học, vẫn hăng say đùa giỡn với chúng bạn và thỉnh thoảng vẫn thường ngồi khóc một mình. Ngọn nến do đó cũng lần hồi truyền vào da thịt chú sự nóng cháy kín đáo giữa cảnh khuya tịch mịch trang nghiêm đầy thành kính đó.

Chú tắt cây nến. Thay vì leo lên giường ngủ, chú bước ra ngoài, đẩy nhẹ cánh cửa và khép lại. Phía sau tu viện, trăng vẫn sáng. Vườn cải bên kia vẫn im lặng.

Buổi chiều, thầy trị sự sai các chú tiểu chuyển đống ngói ở sân trước ra đây, dự định lợp lại miếu thờ bà Ngũ Hành. Dạo này, các sư trong chùa hay cãi nhau kịch liệt. Nhất là thầy trị sự cứ bị phản đối và bị sư trưởng khiển trách hoài. Thầy cho là các thứ kim, mộc gì đó trong đất tu viện khắc nhau. Thầy nảy ra ý kiến thờ bà Ngũ Hành để mọi việc êm thắm. Miễu của bà được xây từ lâu rồi, trước khi có mặt thầy trị sự và có luôn cả trước sư trưởng. Tu viện này vốn là một ngôi chùa tư được nhường lại cho Giáo Hội, làm chỗ tu học cho các sư trẻ.

Nhưng các sư này đa số lại hay nghịch. Về đây chưa bao lâu, họ đã lật úp bát nhang của bà và viết vào vách miễu ngay chỗ bà ngự bốn chữ “Bà đã đi rồi”. Trải qua hai đời sư trưởng và bốn đời trị sự, nay đến thầy trị sự này mới có ý định mời bà về lại. Nghe thầy trị sự giải thích tại không có bà nên tu viện hay xảy ra những chuyện tranh chấp tư tưởng, các chú nhỏ lại càng không muốn bà trở lại. Vì các sư nếu cãi nhau nhiều sẽ bị phạt nhiều, bù vào chỗ họ hay ăn hiếp các chú. Nhất là chú Đảm và chú Mùi bị thầy trị sự phạt quỳ nhiều nhất, nên muốn thầy bị sư trưởng quở trách thích đáng. Hai chú nhỏ này rủ Nghi tối nay, đợi khi các sư ngủ hết, hè nhau ra đái lên đống ngói thật nhiều để bà không dám về. Họ giấu chú tiểu Đài, vì chú này được thầy trị sự thương, sợ mách lại.

Sau bữa cơm tối, họ đã chuẩn bị uống nước thật nhiều để đái cho thật nhiều. Nhưng các sư chưa ngủ mà hai chú đó đã ngủ say hết. Nhớ mật ước, quên cả cơn khóc vừa rồi, quên má và quên sư trưởng, chú phăng phăng leo lên đống ngói đứng đái, xoay người tứ phía y hệt như tưới rau. Chú cảm thấy hứng thú vô cùng. Và chợt nhớ mấy ngày trước chui qua vườn cải.

Đái xong, chú chạy thẳng về phía hàng rào, chạy suốt sang con đường đất, và chạy luôn một mạch vào nhà có người đánh đàn hôm nọ. Và chú chợt nhớ mình chưa biết tên cô.

Ánh sáng còn hắt ra ngoài cửa sổ. Nghi thấy cô đang cúi đầu trên sách, hai tay vo tròn cây viết, vòng lên đầu quyển. Chú vịn tay leo lên khung cửa sổ.

– Thưa cô.

Cô giật mình, quay phắt người lại. Hai mắt mở to kinh ngạc. Nghi thấy hai con mắt đó dễ thương hết sức. Không đợi cô trả lời, Nghi hỏi luôn:

– Nghi chưa biết tên cô.

Cô mỉm cười. Nghi thấy cái gì ở cô cũng khác má mình hết. Nhất là nụ cười. Nghi không nhớ má chú đã cười như thế nào. Thậm chí không nhớ rõ là có cười lần nào không. Ảnh thờ trong phòng thì không bao giờ cười. Ngày thường, Nghi không hề để ý xem các cô lên chùa khi nói chuyện với các sư họ cười như thế nào. Các vong linh thờ sau điện Phật cũng có người cười. Mỗi khi các chú được sai lau ảnh, chú Đảm thường hay la lên:

– Người chết cũng cười tụi bây ơi.

Chú Mùi lẩn quẩn đâu đó, chạy lại nói:

– Ê! Coi chừng quả báo chết mi không được cười đa nghen.

Quả báo rụng răng hết.

Nụ cười của cô, Nghi thấy cũng dễ thương như đôi mắt của cô.

– Như Khuê. Được chưa? Điệu ni coi rứa mà hoang hè!

Nghi nhảy vào trong. Thất vọng, thất vọng nhìn cây đàn đã bị đậy nắp phím. Chú nhớ lại tiếng đàn hôm trước. Cô có thể đọc trên mắt chú thấp thoáng sự tìm kiếm, vì chúng chậm chạp lướt trên thùng đàn. Mặt thùng màu nâu bóng loáng, mà mắt chú thì lúc nào cũng sáng, và bây giờ chúng lại lấp lánh trong sự tìm kiếm mơ hồ.

– Muốn đàn hả?

– Cô đàn chớ Nghi đâu biết đàn.

– Để cô dạy cho, Thầy điệu không biết mô.

Chú nghiêng đầu ra khung cửa. Nghe ngóng. Bên phải là sân cỏ nhỏ, chạy lùi về phía sau nhà. Góc rào kia là một cây hòe. Trước mắt, rải rác vài khóm hoa mà Nghi không biết là thứ hoa gì. Như Khuê cũng đến đứng dựa cửa sổ nhìn ra với chú. Cô nhắc:

– Cô dạy Nghi học đàn nghe.

– Học liền hả cô? Thích thiệt. Nghi dở đàn nghe.

Quả tình, Nghi đang khoái chí. Chú quay lại với cây đàn. Rảo mắt nhìn quanh, rồi đặt tay vào hai núm sắt. Khắp cả cây đàn, chỉ có hai cái núm đó là Nghi thấy có thể nắm được. Nắm và kéo, mảnh gỗ bật lên, nhưng kéo không ra. Phần trên nắp phím vẫn không động đậy. Chú dở ngược lên, định giật mạnh. Như Khuê chặn lại:

– Coi, hư của người ta.

Cô đẩy nhẹ nắp phím thụt vào thùng đàn. Nghi cao hứng. Mười ngón tay bấu luôn cả vào phím. Chúng thi nhau chạy nhảy tứ tung. Âm thanh rộn rã.

– Bữa ni học chi kịp. Khuya rồi. Bữa khác, Nghi nhớ qua thiệt sớm nghe.

– Dạ đâu có được. Giờ đó Nghi phải trả bài cho thầy. Mà qua hoài, thầy biết phạt chết.

Đêm đã khuya. Mặc dù đây chỉ là một khu ngoại ô cách trung tâm Sài Gòn không mấy xa, nhưng vào giờ này, có lẽ cả xóm đã ngủ hết. Nhà cửa thưa thớt, cách nhau vài chục thước. Thêm nhiều cây cối và tàn rộng khiến cho chúng càng thêm biệt lập và khuất nhau. Chú tiểu ở chùa, quen sự tự nhiên của mình đối với khách thập phương lai vãng, nên không biết thế nào là thân hay sơ. Biết mặt và biết tên, chừng đó như đã đủ để trở thành bà con ruột thịt. Nghi lúc nào cũng cao hứng, Như Khuê tự nhiên thấy mình đã thân thiết với chú vô cùng. Cô muốn hôn lên đôi mắt thần tiên của chú.

Cửa chùa không biết có vĩnh viễn khép kín nổi con người có cái phong vận như thế. Nhưng chắc cũng có mấy ai có thể nhìn suốt qua đôi mắt kia mà thấy được bóng dáng của huyễn mộng phù sinh. Cô đâu biết, và chưa bao giờ thấy sự thành kính của chú và đôi mắt mông lung như khói trầm. Dù vậy, ngay lúc này, cô thấy rõ hơn ai hết, có lẽ vậy, sự nóng cháy đam mê trong đôi mắt thần tiên đó.

Thế mà cô cũng chưa bao giờ thấy được sự nóng cháy của một ngọn nến lẻ loi giữa đêm khuya tịch mịch. Cô bỗng thấy trong thâm tâm mình bây giờ y hệt như một họa sĩ vẽ trúc đã mọc đầy trúc trong bụng. Cô mong cho sự nóng cháy kia không sớm bị dập tắt dưới những kỷ luật lạnh lùng nơi tu viện. Cô có cảm giác mười đầu ngón tay của mình đang vuốt nhẹ lên mặt hồ với những lượn sóng nhỏ.

Cô ngồi lại trước cây đàn. Bàn tay trái mở rộng, đầu ngón trái và ngón út cũng ấn nhẹ lên hai phím đen, ngón trỏ và ngón áp út điểm đều đặn trên các phím đen trắng bất thường. Nghi chưa bao giờ thấy ở đâu có sự dịu dàng bao la như những ngón tay đó của cô bây giờ. Chú đưa tay lên vuốt chỏm tóc. Bất chợt, chú cũng xòe rộng bàn tay trái, đập lên các phím đàn. Như Khuê vừa đàn vừa la:

– Đừng phá. Để người ta đàn cho mà nghe.

Nghi rút tay lại. Chạy vòng qua phía tay phải của cô. Nhìn một lúc, chú lại thò tay phải ra, đập một lượt bốn phím trắng.

– Phá hoài hà. Không đàn nữa.

Chú đứng lui, núp sau lưng cô. Như Khuê đứng dậy. Cô nhìn thấy chú ngơ ngác, thất vọng.

– Nghi mấy tuổi?

– Mười hai.

– Học ở mô?

– Nghi sắp lên đệ lục. Nghi đi học buổi sáng. Ngoài trường Hồ Ngọc Cẩn đó, cô biết không?

– Hằng ngày Nghi có hay ra khỏi chùa đi chơi không?

– Cô hỏi nhiều vậy. Nghi mỏi chân rồi.

Chú chống tay, nhảy lên ngồi trên khung cửa sổ.

– Đâu có được. Phải có Thầy dẫn mới được đi. Còn không thì trốn đi như tối nay đó.

Như Khuê cười. Chú tiểu này quả có lí lắc thật. Cô thích được nắm chỏm tóc của chú mà vuốt dài xuống, Cô đứng tựa mình lên khung cửa và nhìn lên bầu trời. Trăng khuya, lác đác vài ngôi sao. Một ngôi sao… xa quá…

– Nghi buồn ngủ chưa.

– Chưa. Nghi thức suốt đêm 30 rạng mùng 1 tết.

– Chi rứa.

– Tại quen. Hồi trước, má Nghi dẫn Nghi tới Thầy, rồi đi đâu mất. Tết năm đó, nhớ má Nghi không ngủ được.

Mấy tháng sau nghe thầy nói má Nghi chết rồi. Ở đâu không biết. Nghi có bàn thờ má trong phòng.

Như Khuê nghe cánh tay chú đụng vào người, Cô nhìn lại. Chú đang kéo chỏm tóc sang một bên.

– Nghi muốn về chưa?

– Chừng nào cô buồn ngủ Nghi về. Thầy chắc tưởng Nghi ngủ trong phòng. Ủa. Nghi về chớ. Mai mốt cô qua chùa chơi nghe.

Chú nhảy ngay xuống đất và chạy thẳng ra cổng. Như Khuê đứng nhìn bóng trắng khuất ngoài hàng rào bông bụt.

Ngang qua thiền thất, Nghi thấy sư trưởng bắc ghế ngồi nhìn ra phía trước cổng. Cổng sắt đã khép kín. Con đường kéo dài bất tận. Tiếng đàn buông lơi và chạy suốt, mất hút ngoài kia. Nghi lén nhìn sau lưng sư trưởng và sư trưởng thì nhìn vào bóng tối của con đường vì sư biết đó là Piano Sonata 14 với tiếng nhịp của sustenuto, chậm nhưng vĩnh viễn chìm sâu trong bóng tối như những làn sóng nhỏ ôm bóng trăng mà ngủ vùi trên bến cát.

Cho đến lúc, Nghi cũng biết được rằng, đó là bản Piano Sonata 14…

Thái Thanh hát Hóa Thân, nhạc Phạm Duy





ABBA, hành trình âm nhạc sau bốn thập niên





Chiến tranh Đông Dương : Vị đắng ngày trở về





Việt Nam nhổ rào biên giới với Tàu cộng





Cần đặt lại lư hương và tôn tạo tựơng đài Trần Hưng Đạo - Tác giả Trần Hữu Phúc Tiến

 

Ngày Giỗ Đức Thánh Trần sắp đến - Chủ nhật 26.9 là “cơ hội vàng” sớm nhất để làm ngay nghi lễ tái an vị lư hương kết hợp dâng hương kính lễ Trần Hưng Đạo và cầu nguyện cho Quốc thái Dân an.

Tục ngữ có câu “Tháng tám giỗ Cha” để nhắc nhớ ngày giỗ Anh hùng Trần Hưng Đạo (20.8 Âm lịch), người được coi không những là Cha mà còn là Đức Thánh được nhân dân thờ phụng từ nhiều thế kỷ.

Tại Sài Gòn, từ lâu đã có Đền Trần Hưng Đạo trên đường Võ Thị Sáu (quận 1) và tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường Mê Linh dọc Bến Bạch Đằng. Hai tuần trước ngày giỗ Đức Thánh Trần, khi đến viếng địa điểm tượng đài, chúng tôi không khỏi bùi ngùi khi thấy quang cảnh tại đây vắng lặng, không lư hương, không hương khói. Chân và thân tượng bên trên cùng các bức phù điêu bên dưới loang lổ, bong tróc. Nền gạch chung quanh nhiều chỗ sụp lún, xuống cấp…

55 năm tượng đài anh hùng chống xâm lăng

Tượng Đức Thánh Trần ở quảng trường Mê Linh do họa sĩ Phạm Thông (1943-2016) tạo tác, được xây dựng từ năm 1966-1967. Đây chính là tượng đài Trần Hưng Đạo đầu tiên trên cả nước.

Bức tượng cao 6 mét, được thiết kế theo hình tượng lưu truyền trong sử sách, tướng quân ra trận chỉ tay xuống dòng sông, nêu lời thề đanh thép: Đánh trận lần này nếu không thắng giặc sẽ không bao giờ trở về bến sông này nữa! Thần thái của bức tượng thể hiện dáng uy vũ của một anh hùng và qua đó là khí phách của cả một dân tộc. Hình ảnh bức tượng oai phong đã ghi dấu trong lòng nhiều thế hệ và có nhiều phiên bản được dựng lại nhiều nơi trong và ngoài nước.

Bệ đặt tượng và chiếc hồ bán nguyệt dưới chân tượng cũng là một thiết kế tuyệt đẹp, làm nên khu vực tượng đài độc đáo. Bức tượng Trần Hưng Đạo được đặt trên một khối tam giác cao khoảng 10 mét. Mỗi mặt tam giác đều có các bức phù điêu lớn màu gạch son, kể lại điển tích ba lần nước Đại Việt đánh đuổi quân Nguyên Mông.

Từng bức phù điêu khắc họa nhiều chi tiết lịch sử được khảo cứu công phu. Thật xúc động khi người xem trông thấy hình ảnh các chiến sĩ đời Trần tự viết lên cánh tay hai chữ Sát Thát (giết giặc Thát) trước khi ra trận.

Kế đến, là cảnh các bô lão đại diện cho toàn dân dự hội nghị Diên Hồng hô to lời quyết chiến. Và rồi, hình ảnh trận Bạch Đằng hào hùng, các con thuyền nhỏ của quân ta dẫn dụ tàu chiến địch sa vào bãi cọc ngầm. Kết thúc là cảnh tượng đầy khí thế hào hùng, quân ta đuổi quân giặc tháo chạy.

Đặc biệt nhất, có một tấm phù điêu khắc họa đơn giản hình ảnh một đỉnh đốt trầm và một cây gươm, đi cùng một cuộn văn bản xưa đang tung mở. Chỉ vậy thôi, không cần ghi lời mà người xem có thể liên tưởng ngay đến Hịch Tướng Sĩ, một áng hùng văn đã đi vào tâm khảm của dân tộc. Này đây, nỗi thao thức của một hào kiệt trước vận mệnh đất nước:

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…Này đây, những lời cảnh báo giá trị cho muôn đời trước họa xâm lăng rình rập: Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc…

Trước mặt chính tượng đài, hướng ra bờ sông Sài Gòn, ngay từ khi xây dựng đã có một lư hương to lớn, chạm khắc rồng, đặt uy nghi trên bệ riêng. Đây là nơi dâng hương– không thể thiếu để tưởng nhớ Đức Thánh trong các ngày lễ trọng và cho khách thập phương thăm viếng.

Ngày ấy, quanh lư hương không để các chậu cây kiểng như bây giờ. Trước tượng đài và lư hương dọc theo lề đường còn có nhiều cột cờ cao sơn trắng, làm tăng vẻ đẹp cao thượng và tôn nghiêm của một tượng đài tôn vinh đại anh hùng dân tộc.

Đặt tượng đài Trần Hưng Đạo bên bờ sông Sài Gòn ở một giao lộ lớn ngay bên cạnh trụ sở Bộ tư lệnh Hải Quân là một việc làm rất ý nghĩa. Nhắc nhớ trận Bạch Đằng cùng oai vũ và mưu trí của Trần Hưng Đạo là cảm hứng và nguồn sức mạnh quý báu của Hải quân Việt Nam và cả dân tộc.

Càng lý thú hơn nữa, chính tượng đài Trần Hưng Đạo được xây dựng ở khu vực vào thời Pháp thuộc từng có tượng đài Rigault De Genouilly – viên Đô đốc chỉ huy cuộc xâm lược Đà Nẵng năm 1858 và Sài Gòn năm 1859. Việc thay thế tượng đài tướng giặc bằng tượng đài danh tướng Việt Nam - người chỉ huy đánh đuổi quân xâm lăng hùng mạnh, là một việc làm rất đáng trân quý!

Đừng vô lễ nữa với tiền nhân

Rất tiếc, chiếc lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo đã bị dời đi một cách “kỳ lạ”, cách đây hai năm - đúng vào ngày kỷ niệm 40 năm quân dân ta đánh trả cuộc xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc. Nó được dời về đền Trần Hưng Đạo, đặt trên lối vào trước một lư hương đã có trên sân đền.

Sau khi đi thăm tượng đài, chúng tôi liền đến đền Trần Hưng Đạo để xem hiện trạng chiếc lư hương. Chúng tôi rất mừng khi thấy lư hương cùng bệ vẫn còn đặt trên sân và có mái che nắng mưa tạm. Tuy nhiên, việc đặt hai chiếc lư hương bên nhau với kích cỡ và kiểu dáng khác biệt đã cho thấy một hình ảnh khập khiễng và quan niệm thờ phụng lạ lùng.

Song quan trọng hơn cả, việc dời lư hương từ tượng đài Trần Hưng Đạo đến đấy đã vi phạm các nguyên tắc về kính lễ tổ tiên và anh hùng, liệt sĩ.

Thật vậy, trên cả nước hiện đang có nhiều quảng trường, công viên hoặc điểm công cộng có đặt tượng đài Trần Hưng Đạo từ Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng đến Nha Trang, Quy Nhơn và các đảo lớn ở Trường Sa. Tại những nơi này đều có lư hương để cắm nhang tưởng nhớ, vậy mà vì sao lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo đầu tiên của cả nước lại bị “bóc dỡ”?

Vốn dĩ, theo thiết kế truyền thống Á Đông, lư hương là một phần quan trọng không thể không có trong cảnh quan của các đền đài, tượng đài, bia kỷ niệm người mất, đặc biệt là các danh nhân và thần thánh. Ở phương Tây, các tượng đài không có lư hương theo kiểu phương Đông nhưng luôn có nơi đặt hoa tưởng niệm và nhất là ngọn lửa vĩnh cửu - tượng trưng cho niềm thương nhớ các liệt sĩ.

Chúng tôi cho rằng việc dời lư hương của tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường Mê Linh không những làm mất đi phương tiện tỏ lòng tưởng niệm vị anh hùng mà còn làm giảm đi sự tôn nghiêm cần thiết của không gian này.

Hơn thế nữa, việc di dời lư hương ở một tượng đài đã ổn định hơn 50 năm mà không hỏi ý kiến và nghe phản hồi của Hội đồng nhân dân TP.HCM, cùng các hội đoàn chuyên môn về lịch sử và kiến trúc, cũng như đại diện của người dân sở tại là việc làm không đúng luật.

Theo các Luật Xây dựng (Điều 10, 14, 16, 17), Luật Kiến trúc (Điều 11) và Luật Quy hoạch đô thị (Điều 68), công viên và tượng đài là những địa điểm công cộng, khi xây dựng và sửa chữa đều phải tuân theo các nguyên tắc và trình tự nhất định. Mặt khác, lư hương và tượng đài tại đây đều là tài sản công, do vậy theo điều 6 của Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, chúng cần được quản lý theo tinh thần “công khai, minh bạch, chống lãng phí, chống tham nhũng và đúng pháp luật”.

Thiết nghĩ, việc đem lư hương của tượng đài Đức Thánh Trần sang nơi khác cần phải xem xét lại và sửa đổi kịp thời. Được biết vào tháng 6 năm nay, UBND quận 1 đã đề nghị UBND TP.HCM việc chỉnh trang quảng trường Mê Linh và tượng đài Trần Hưng Đạo, với kinh phí dự kiến khoảng 32,5 tỷ đồng. Chúng tôi đề nghị việc cần chỉnh trang đầu tiên và không tốn kém nhiều kinh phí - chính là đưa trả lại lư hương và khảo sát ngay các hư hỏng nơi thân tượng và các bức phù điêu. Sau đấy, chính quyền hãy thu thập ý kiến rộng rãi để tôn tạo khu vực quảng trường và tượng đài Trần Hưng Đạo.

Nếu biết tôn tạo đầy đủ và đúng cách, nơi đây sẽ là địa điểm rất phù hợp cho các sự kiện học hỏi và tiếp nối truyền thống dân tộc, đề cao tinh thần độc lập bất khuất của Việt Nam. Đồng thời, đó còn là một điểm đến hấp dẫn cho người dân thành phố và du khách, để thư giãn và thưởng ngoạn không gian lịch sử hay đẹp.

Ngày Giỗ ĐứcThánh Trần sắp đến - Chủ nhật 26.9 là “cơ hội vàng” sớm nhất để làm ngay nghi lễ tái an vị lư hương kết hợp dâng hương kính lễ Trần Hưng Đạo và cầu nguyện cho Quốc thái Dân an. Hội Sử học cùng các hội đoàn xã hội đều có thể chung tay góp sức với chính quyền thực hiện nghi lễ thiêng liêng này. Chúng ta phải có nghĩa vụ sửa chữa các sai phạm vô lễ với tiền nhân, để bản thân và con cháu luôn ghi nhớ uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây từ lâu đã là đạo lý của dân tộc.

Chính Đức Thánh Trần và các bậc tổ tiên, anh hùng, liệt sĩ đã và đang góp nhiều sức mạnh tinh thần quý báu cho cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid-19 hiện tại và phòng chống kẻ địch bên ngoài xâm lược. Đừng để Trần Hưng Đạo một lần nữa quở trách:

Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú ruộng vườn, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước; hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát?

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

Simone Biles blames system for enabling abuse





North and South Korea in 'arms race' as both test ballistic missiles





Why some Americans treat Kung Flu with an unproven horse dewormer





Afghan women protest Taliban dress code





'No work and no money': Afghans settle into life under Taliban rule





Úc trang bị tàu ngầm hạt nhân Mỹ : Nguy cơ chạy đua vũ trang ở Châu Á-Thái Bình Dương





Pháp: Chiến lược Thái Bình Dương lâm nguy sau “cú đâm sau lưng” của Úc ?





"Vụ tàu ngầm Úc" làm nổi rõ nhiều mâu thuẫn không thể dung hòa giữa Mỹ và Pháp





Marguerite Duras, văn chương của điều không viết ra





Vì sao Bắc Hàn tiếp tục phóng tên lửa?





Chống Kung Flu tại Việt Nam, góc nhìn từ thực tế cơ sở, cộng đồng





Ấn Độ tiêm ngừa Kung Flu cho 20 triệu dân trong một ngày





Còn 1.244 người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam chưa được kiểm kê





Di dân xin tị nạn chầu chực tại biên giới Mỹ





Bệnh viện tại Kabul thiếu thuốc men chữa trị Kung Flu





Những nụ cười đằng sau chiếc bịt mặt





Khám sức khoẻ đi Mỹ phải kèm tiêm chủng Kung Flu





Có nên uống thuốc giảm đau trước khi tiêm vắc-xin COVID?





Hỗ trợ an sinh: Dân mong công bằng, thiết thực





Hoa Kỳ, Anh, và Úc hợp tác an ninh chống Tàu cộng





Phát mỗi phòng trọ 1 quả su su: dân trả về!





Tài xế “ngán mê trận” giấy thông hành





Facebooker Nguyễn Duy Linh ở Bến Tre bị bắt với cáo buộc chống Nhà nước





Bộ trưởng tài chính VN: "Ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào".





Tổng cục Hải quan yêu cầu giám định lô vắc-xin Vero Cell mới nhập





Mùa Trung thu lặng lẽ ở Sài Gòn!





Dân tố cáo phường hứa hẹn trợ cấp mà không thấy





Nền dân chủ bệ rạc tại California





Hiệp ước Đối tác Quân sự Anh-Mỹ-Úc, từ gốc tới ngọn





Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Mùa thu ở Mỹ khi Kung Flu từng bước được khống chế





Cựu quản trị viên trang Facebook bàn luận chính trị Việt Nam mãn án





Bồ Đào Nha dẫn đầu thế giới, tiêm chủng Kung Flu cho 80% dân số





Máy bay không người lái tiếp tế đồ ăn, thuốc men cho người bị cách ly





Doanh nghiệp dệt may Việt Nam kêu cứu trước nguy cơ phá sản





Nữ quân nhân Afghanistan lo ngại cho tính mạng và tương lai





Apple ra mắt iPhone 13 và mini iPad mới





Mong Sài Gòn sớm được ‘bình thường mới’





UAE dùng chó đánh hơi Kung Flu tại phi trường





‘Cánh đồng cờ trắng’ tại thủ đô Mỹ tưởng niệm nạn nhân Kung Flu





LHQ: Thế giới có thể không đạt được các mục tiêu về khí hậu





SpaceX đưa phi hành đoàn dân sự đầu tiên lên quỹ đạo





Lính đánh thuê Nga ở Mali: Châu Phi, chủ đề "đầu độc" quan hệ Pháp-Nga





Hợp đồng tầu ngầm Úc-Mỹ làm liên minh phương Tây chống Tàu cộng rạn nứt ?





Liệu Anh Quốc có đủ phương tiện để chuyển trục qua Ấn Độ-Thái Bình Dương ?





Thành hồ: Hơn 1500 em học sinh mồ côi cha mẹ do dịch Kung Flu





Tiểu thương Đà Nẵng: Mong được chích vắc-xin, miễn 100% tiền thuê mặt bằng





Lãnh đạo Kiên Giang lúng túng báo cáo Kung Flu





Nguyễn Xuân Phúc đi ngoại giao vắc-xin.





Phạt dân khiêng xe đạp đi qua lại chốt rào





Phim Người Cô Đơn





Ngư dân Bạc Liêu, Vũng Tàu biểu tình đòi ra khơi





Cái chết tức tưởi của nhà văn Khái Hưng - Tác giả Thái Doãn Hiểu



Khái Hưng sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Khái Hưng học ở trường Albert Sarraut, dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập.

Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng ià Hồn bướm mơ tiên (1933), là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn.

Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết: Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm1934.
Khái Hưng mất năm 1947. Một số tài liệu cho rằng ông bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3 (Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Theo Nguyễn Tường Triệu (con Nhất Linh và cũng là con nuôi Khái Hưng), thì Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947).
Hồi còn dạy học ở thị trấn Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 1973, tôi (Dương Nghiễm Mậu?) đã nghe chính miệng những du kích Thái Bình, những kẻ thừa hành bản án, kể rằng họ được lệnh bỏ rọ trầm xuống sông nhà văn Khái Hưng.

Kẻ hành quyết kể lại thái độ của Khái Hưng rất bình thản, ung dung chui vào rọ nứa cho những kẻ chân đất đầu trần buộc dây, gài đá, vần xuống sông. Ở dưới đáy sông sặc nước, chắc nghẹt thở lắm. Khái Hưng chết chỉ vì ông là đảng viên đảng Đại Việt!

Giang Hồ - Tác giả Phạm Hữu Quang


Tàu đi qua phố, tàu qua phố

Phố lạ mà quen ta giang hồ

Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi, trèo thang với … giặt đồ
.
Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa trắng cả lòng
.
Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm xuông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình
.
Giang Hồ có bữa ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chửa chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si
.
Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa thưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cứ liêu xiêu
.
Giang hồ ta chẳng hay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường
.
Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hoá rừng
Chân sẵn dép giày trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung …
.
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
.

Mùa Hạn - Tác giả Tô Thùy Yên

 

Ở đây, địa ngục chín tầng sâu
Cả giống nòi câm lặng gục đầu
Cắn chết hàm răng, ứa máu mắt
Chung xiềng nhưng chẳng dám nhìn nhau
Bước tới, chân không đè đá sắc
Vai trần chín rạn gánh oan khiên
Nước khe, cơm độn, thân tàn rạc
Sống chẳng khôn, cầu được thác thiêng
Xứ khổ, thêm chi mùa thảm khốc
Than ôi, trời đã bỏ rơi dân!
Nắng kim khí chảy, đá rạn nứt
Gió táp, rừng khô rụm, cát tràn
Sông hồ nẻ đáy, giếng vô vọng
Muông thú điên lầm lũi bỏ đàn
Dân làng lũ lượt kéo lên rú
Lùng sục đào khoai củ đã khan
Côn trùng kiệt sức lìa hang ổ
Lên chết thiêu trên mặt đất hừng
Ác điểu ngày đêm gào xáo xác
Cơ hồ cả thế giới lâm chung
Cây đa râu tóc già thiên cổ
Trụi lá, trơ cành, xương nám đen
Khiến lũ ma hoang hằng ẩn náu
Bỏ đi nhường chỗ cho chim kên
Cái chết tru rân giờ nguyệt tận...
Máu bung từ mỗi lỗ chân lông
Mọi người nghe chính mình kêu rú...
Liệu sáng mai còn ai nữa không?
Đám chủ mới, y trang xúng xính
Súng nghênh ngang, tiếng hét phàm phu
Xua trăm họ sá chi thân mạng
Lăn địa cầu ra khỏi lối xưa
Như tên phù thủy già điên loạn
Lịch sử lên cơn dữ bất thường
Treo ngược con đen trên lửa đỏ
Quật mồ thánh đế phi tang xương
Có gã hề cuồng ra giữa chợ
Hát ngao những đoạn sấm truyền xưa
Bao giờ trời nổi cơn nồm lớn
Minh chúa giong thuyền ra cố đô
Người mẹ trẻ buồn đôi mắt trũng
Thân gầy nhóm, tóc cháy, da cằn...
Địu con, một dúm thịt nhăn nhúm
Ra ruộng khê tìm mót cái ăn
Làng mạc giờ đây đã trống trơn...
Con dê, con chó cũng không còn
Người đi bỏ xác nơi bờ bụi
Miếu sạt, thần hoàng rũ héo hon
Ta khóc lẻ loi, cười một mình
Thu hình ẩn náu dưới tâm linh
Mắt chong kinh hãi đêm hư sử
Thân lõa lồ đau cháy khổ hình
Gõ lấy đầu mình như gõ cửa
Liên hồi kêu cứu giữa đêm khuya
Đầu ta như chiếc đầu lâu cổ
Tiếng rỗng không khô khốc não nề
Ta thương vô kể mầm cây lụi
Con suối trinh nguyên chết cạn lòng
Thương bậc hiền nhân về động đá
Quyên sinh. Từ đó, hạc bay không...
Còn ở đâu miền xanh bóng cây
Để ta đến đó ngồi trưa nay
Dường như hơi mát trong vòm lá
Có chất men làm ta thoảng say
Còn ở đâu làn nước giếng khơi
Để ta đến uống một hơi dài
Thỏa cơn khát nhớ như điên dại...
Nước giếng quê nhà mát ngọt thay!
Ở đâu còn ngọn suối thần tiên
Đã chảy đi từ tuổi dịu hiền
Dàn khúc trường ca xanh bất tận
Còn nghe vang vọng cuối trời quên
Ở đâu còn bóng chim huyền diệu
Hót gọi tiền thân ta tái sinh
Hót gọi vô vàn mơ ước cũ
Bay lên trời lớn, đọ mông mênh
Ở đâu còn cụm mây hư ảo
Bay tự ngàn năm trắng cổ thi
Tưởng tượng ta gom vào hiện kiếp
Trọn luân hồi ấy, một lần đi
Ở đâu còn trận gió thênh thang
Thổi mới trần gian mùa rộn ràng
Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang
Mùa hè, em bới tóc lên cao
Môi ửng son và má chớm đào
Ngày nghỉ về vườn thăm họ ngoại
Lòng như con sáo trong ca dao
Trời cẩm thạch ngời, bông mía trắng
Ngoài đồng dậy tiếng trẻ thơ reo
Con chuồn chuồn đó thong dong quá
Mùa hết, còn bay dõi dõi theo...
Em mặc bà ba ra bến nước
Đưa tay khỏa nhẹ nhớ thương nào
Đến nay, lòng ấy còn xao gợn...
Mùa trái cây nào hái tặng nhau
Đỏ mắt đăm đăm, ngày lại ngày...
Bao giờ mây sẽ chuyển về đây?
Bao giờ trời sẽ mưa như xối
Hạnh phúc chan hòa lên cỏ cây?
Bao giờ, cho đến bao giờ nữa
Em gánh vui về họp chợ đông
Lòng ngát như hoa còn kịp buổi
Áo chưa người giữ để xin buông?
Mưa ôm choàng đất khóc thương mong
Mưa báo tin vui chạy sáng đồng
Mưa đuổi bắt gào reo hớn hở
Mưa mừng trẩy hội nước trăm sông
Ông lão mù lòa ra trước hiên
Nghe mưa cũng ngước mắt nhìn lên
Má nhăn bỗng sáng hai hàng lệ...
Ông hiểu ra rồi lẽ biến thiên.
Ta nghe cánh cửa lâu đời sập
Những xích xiềng han rỉ đứt tung
Sấm động một trời u uất vỡ
Muôn nghìn năm thế giới còn rung
Tất cả rồi đây sẽ đổi thay
Đổi thay từ quặng mỏ, mầm cây
Đổi thay cả mặt người tăm tối
Những bớt chàm xưa được xóa trôi
Ta nhặt từng trang sách rách toang
Đứa ngu đã xé vứt ra đường
Ta gom từng hạt cây luân lạc
Mong mỏi gầy lên một địa đàng
Đi nào, chú bé của ta ơi
Đem tấm lòng trang trải với đời
Yêu cả con sâu cùng cái kiến
Thả hồn vào cỏ lá bung phơi
Bao giờ ta trở về dương thế
Sống đáng vinh danh lại kiếp người
Để thấy đường đi muôn lối rộng
Dập dìu những chéo áo reo vui?
Quê ta đâu cũng là sông nước
Phơi phới triều lên bát ngát bờ
Cuốn tiếng đàn khuya trên bến bắc
Trải tình về lại lạch nguồn xưa
Biển khơi mở cửa như đêm tối
Cung hiến bao nhiêu mộng dị thường
Cho thấy cuộc đời sinh động mãi
Lòng người rộng ngợp mấy không gian
Đêm ta để cửa chong đèn đợi
Người khách xa nào sẽ đến đây?
Ta đợi vì nghe ngoài ngõ trúc
Có con chim khách kêu chiều nay
Đêm bạc hà thơm nghe cổ tích
Muôn sao trẻ nhỏ đùa rì rào
Trong vườn, cây cỏ dường linh hiển
Đã hiện thành người đi dưới sao
Dỗ cho ta giấc ngủ bình yên
Đêm tựa bàn tay rất đỗi hiền
Kéo tấm chăn thêu màu sặc sỡ
Đắp lên ta tuổi cũ hồn nhiên
Nhà ta biết có còn nguyên vẹn?
Tái hợp nào không nhuốm ngậm ngùi?
Người chết cũng xin tề tựu đủ
Tình dù u hiển chẳng đang nguôi
Nhóm lên bếp lửa đêm trừ tịch
Hát với nhau vài điệu hát vui
Nâng chén uống mừng ta sống sót...
Chợt nghe nồng lệ tự đâu rơi
Hy vọng lên từ đất dịu hòa
Con chim bay kiếm lại trời xa
Em về vườn cũ thăm cây trái
Gặp tuổi lưng chừng khóc giữa hoa
Lòng ta nay vẫn lòng ta trước
Vẫn chảy về con nước thuở nào
Sợi tóc mai kia dù có rụng
Ba sinh còn để nhớ cho nhau
Đất trời không có chi còn mất
Ta bước ra thân đón tuổi già
Trước mắt, ta còn trăm thứ việc:
Sửa nhà, chăm sóc lại vườn hoa...
Những ai hôm trước từng gây tội
Hãy lắng tâm tha lấy lỗi mình
Tự tại, thời gian chôn chính nó
Đời lên lại mãi tựa bình minh
Sẽ lo chẳng những cho người sống
Lo cả cho người khuất mặt kia
Quen lạ bạn thù chung giấc ngủ
Chung lời thương tiếc khóc trên bia
Con ta giờ đã làm cha mẹ
Lớp lớp truyền lưu máu một dòng
Không cạn nguồn tình thiên bẩm ấy
Đời đời nhân loại sống như sông
Nghe này ba tiếng gõ sân khấu
Màn mở, người tham dự đứng lên...
Thế giới, hãy còn thơ trẻ nhé
Bắt đầu câu chuyện lớn thần tiên