khktmd 2015
Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018
Kiều Bào, Việt Kiều, Việt Gian tại Mỹ: thông tin cần biết trước khi du lịch Việt Nam
Sau khi được gia đình cho biết, ông Michael Phương Minh Nguyễn, cư dân Orange, bị bắt trong lúc về Việt Nam, nhật báo Người Việt có liên lạc với tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn, để tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến công dân Mỹ, đặc biệt, họ nên làm gì trước khi đến Việt Nam, để có thể tránh bị rơi vào trường hợp như ông Michael.
Ông Michael về Việt Nam ngày 27 Tháng Sáu, bị bắt một cách vô cớ ở Đồng Nai ngày 7 Tháng Bảy, trên đường từ Đà Nẵng về Sài Gòn, theo gia đình cho biết.
Đến ngày 17 Tháng Bảy, phía công an Việt Nam mới báo cho tòa Đại Sứ Mỹ biết ông bị giam ở trại giam trên đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, Sài Gòn, và bị điều tra theo Điều 109, liên quan đến “các hoạt động chống chính quyền nhân dân.”
Và phải đến ngày 31 Tháng Bảy, ông Franc Shelton, thuộc tổng lãnh sự Mỹ, mới được vào gặp ông Michael, và sau đó ông Shelton mới báo cho bà Nguyễn Bảo Hiếu, vợ ông Michael, biết tin.
Gia đình ông Michael cũng cho biết, phía Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận song phương, đó là, khi bắt một công dân Mỹ, họ phải báo cho đại diện ngoại giao Mỹ tại Việt Nam trong vòng 4 ngày (96 tiếng đồng hồ).
Khi gọi điện thoại về nói chuyện với nhân viên tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn, về chuyện ông Michael Phương Minh Nguyễn, nhân viên ở đây cho biết không thể nói chuyện qua điện thoại vì đây là vấn đề riêng tư của công dân Mỹ.
Họ yêu cầu phóng viên nhật báo Người Việt phải gởi câu hỏi vào mục “Inquiry” trong trang web của tòa tổng lãnh sự, và cơ quan này sẽ trả lời trong vòng một đến hai ngày.
Sau khi trình bày vắn tắt vụ ông Michael bị bắt, nhật báo Người Việt đặt những câu hỏi sau:
1-Tại sao phải mất tới 15 ngày, từ 17 đến 31 Tháng Bảy, nhân viên tòa tổng lãnh sự Mỹ mới vào gặp ông Michael trong trại giam, đưa ông ký tuyên bố miễn áp dụng Đạo Luật Riêng Tư 1974 (Privacy Act of 1974)?
2-Đạo Luật Riêng Tư 1974 là gì? Công dân Mỹ gốc Việt có nên biết đạo luật này trước khi đi Việt Nam không?
3-Tòa tổng lãnh sự Mỹ có nói cho phía Việt Nam biết là họ vi phạm thỏa thuận 96 tiếng đồng hồ không? Và phía Việt Nam có giải thích tại sao không?
4-Có đạo luật nào đòi hỏi nhân viên lãnh sự Mỹ phải gặp công dân Mỹ bị giam giữ trong khoảng thời gian nào, sau khi công dân này được phía Việt Nam báo cho biết là bị bắt giữ?
5-Công dân Mỹ có nên báo cho tòa đại sứ hoặc tổng lãnh sự Mỹ biết khi người đó đến Việt Nam, để nếu có chuyện gì xảy ra, cơ quan ngoại giao Mỹ có thể can thiệp kịp thời?
Hai ngày sau, hôm Thứ Năm, 9 Tháng Tám, bộ phận tiếp cận công chúng của tòa tổng lãnh sự email cho nhật báo Người Việt biết rằng: “Xin nhớ là Đạo Luật Riêng Tư 1974 giới hạn nhân viên lãnh sự nói với quý vị chuyện chúng tôi liên lạc với công dân Mỹ trên 18 tuổi như thế nào. Tòa tổng lãnh sự không thể đưa ra bất cứ thông tin nào về tình trạng của công dân Mỹ mà không có sự cho phép của họ, đồng ý miễn áp dụng Đạo Luật Riêng Tư. Không có sự cho phép này, chúng tôi chỉ có thể báo cho cá nhân này biết quan tâm của quý vị và đề nghị họ liên lạc trực tiếp với quý vị.”
Cũng trong ngày hôm đó, ông David C. Turnbull, quyền trưởng Phòng Văn Hóa và Thông Tin tòa tổng lãnh sự Mỹ, trả lời nhật báo Người Việt qua email như sau: “Liên quan đến các câu hỏi của quý vị, cơ quan thông tin lãnh sự ở Washington, DC là nơi tốt nhất có một giới chức trả lời cho quý vị. Tôi đã chuyển các câu hỏi của quý vị đến họ.”
Sau đó, bà Olivia Woods, thuộc phòng báo chí lãnh sự Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, gởi cho nhật báo Người Việt một email, không trả lời cụ thể từng câu hỏi.
Bà chỉ trả lời chung chung như sau: “Về những vấn đề mà quý vị hỏi, xuất phát từ một giới chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chúng tôi biết có các báo cáo là một công Mỹ bị bắt ở Việt Nam. Khi được thông báo về chuyện bắt công dân Mỹ ở ngoại quốc, chúng tôi tìm cách xin phép gặp họ ngay, không chần chừ. Vì các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư, chúng tôi không thể đưa ra thêm ý kiến.”
Bà cũng cho biết thêm, Bộ Ngoại Giao khuyến khích công dân Mỹ đi ra nước ngoài nên tham gia chương trình “Smart Traveler Enrollment Program” (STEP), tại trang web https://step.state.gov/, để có thể nhận thông tin quan trọng về những nơi họ đến, bao gồm thông báo kịp thời và cập nhật thông tin với “Travel Advisories.”
STEP là gì?
Đây là một dịch vụ miễn phí cho phép công dân và cư dân Mỹ du lịch và sống ở ngoại quốc thông báo chuyến đi của họ cho tòa đại sứ hoặc tòa lãnh sự Mỹ gần nhất biết.
Các quyền lợi khi tham gia STEP bao gồm:
-Nhận thông tin quan trọng của tòa đại sứ về tình trạng an toàn tại quốc gia nơi quý vị đến, giúp quý vị có các quyết định được thông tin đầy đủ liên quan đến chuyến đi du lịch của quý vị.
-Giúp tòa Đại Sứ Mỹ liên lạc được với quý vị khi khẩn cấp, cho dù đó là thảm họa tự nhiên, bất ổn dân sự, hoặc gia đình khẩn cấp.
-Giúp gia đình và bạn bè liên lạc với quý vị khi có việc khẩn cấp.
“Privacy Act of 1974”
“Không cơ quan nào có quyền tiết lộ bất cứ hồ sơ nào mà được bao gồm trong một hệ thống hồ sơ, với bất cứ phương tiện thông tin nào, tới bất cứ ai, hoặc tới một cơ quan nào, trừ khi có văn bản do cá nhân đó yêu cầu, hoặc viết trước, là đồng ý đưa thông tin có trong hồ sơ của người đó, cho người khác.”
Nếu bị bắt…
Theo thông báo của cơ quan ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, nếu bị bắt, quý vị nên yêu cầu nhà cầm quyền thông báo với tòa đại sứ ở Hà Nội hoặc tòa tổng lãnh sự ở Sài Gòn.
Nhân viên lãnh sự không thể đưa quý vị ra khỏi trại giam (khi đến một quốc gia khác, quý vị phải theo luật của họ).
Tuy nhiên, nhân viên lãnh sự có thể làm việc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của quý vị và bảo đảm là quý vị không bị kỳ thị.
Nhân viên lãnh sự có thể cung cấp cho quý vị danh sách một số luật sư địa phương, đến thăm quý vị, thông báo tổng quát cho quý vị biết luật lệ địa phương, và liên lạc gia đình và bạn bè cho quý vị.
Nhân viên lãnh sự có thể chuyển tiền, thực phẩm, và quần áo, do gia đình và bạn bè chuyển đến cho quý vị.
Nhân viên lãnh sự có thể yêu cầu thay đổi tình trạng nếu quý vị bị giam giữ trong tình trạng dưới mức nhân đạo hoặc không vệ sinh.
Mong đợi gì và khi nào mong đợi
Theo các cơ quan ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, điều đầu tiên một công dân Mỹ bị bắt tại Việt Nam phải hiểu là hệ thống tư pháp Việt Nam, và ngay cả khái niệm về tư pháp, hoàn toàn khác hẳn với hệ thống hành chánh tư pháp của Hoa Kỳ.
Tòa đại sứ ở Hà Nội và tòa tổng lãnh sự ở Sài Gòn sẽ làm mọi cách có thể, để bảo đảm là khi một công dân Mỹ bị tố cáo vi phạm luật ở Việt Nam, họ phải được bào vệ và hưởng đầy đủ quyền lợi của một người bị tạm giam theo luật của Việt Nam, nhưng điều này không thể bảo đảm là có được bất cứ sự bảo vệ và bảo đảm nào giống như luật của Mỹ.
Luật của Mỹ rất coi trọng việc bảo vệ quyền của cá nhân.
Trong khi đó, hệ thống tư pháp hình sự của Việt Nam vẫn theo khuôn mẫu truyền thống của Khổng Giáo, và coi đây là mộ phương tiện để trừng phạt những trường hợp làm bất ổn xã hội, và “quyền” của con người chỉ được coi là thứ yếu trong một xã hội rộng lớn hơn.
Công dân Mỹ không nên mong đợi là sẽ bị tra tấn để lấy cung, hoặc bị xét xử mà không có luật sư đại diện.
Thay vào đó, công dân Mỹ nên mong đợi được đối xử theo luật mang tính thủ tục được xem xét một cách cẩn thận, và những gì xảy ra trong tiến trình xét xử sẽ được tòa đại sứ và/hoặc tòa tổng lãnh sự theo dõi.
Thủ tục pháp lý của Việt Nam có thể làm cho công dân Mỹ ngạc nhiên là không công bằng khi nghĩ rằng đáng lý nó phải xảy ra giống như hệ thống pháp lý của Mỹ, nhưng trên thực tế, những gì xảy ra là đúng theo những gì người Việt Nam mong đợi.
Nhân viên tòa đại sứ hoặc tòa tổng lãnh sự có thể bảo đảm được gặp công dân Mỹ bị giam và sẽ giúp họ hiểu tình trạng của họ một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, nhân viên ngoại giao Mỹ không thể điều tra tội phạm, cung cấp cố vấn pháp lý, hoặc đại diện công dân Mỹ tại tòa, cũng như không thể làm thông ngôn hoặc thông dịch, hoặc trả các chi phí về pháp lý, y tế, cũng như các lệ phí khác cho công dân Hoa Kỳ.
Mặt thật của Samsung Việt Nam - Tác giả Nguyễn Quang Duy
Năm 2017, Samsung Việt Nam đạt doanh thu gần 64 tỷ Mỹ Kim, giá trị xuất cảng đạt trên 54 tỷ Mỹ Kim, chiếm trên 25% tổng giá trị xuất cảng của Việt Nam, lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ Kim và góp phần giải quyết việc làm cho 160.000 lao động.
Nửa đầu của năm 2018 Samsung lại tiếp tục mở rộng sản xuất, xuất cảng và lợi nhuận một cách khủng khiếp. Nhìn vào những con số đủ thấy Samsung đang đóng góp phần lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chiến tranh thương mãi Mỹ Trung là cơ hội để chúng ta suy ngẫm về phương cách phát triển đất nước dựa trên các công ty đa quốc gia như Samsung.
Đầy Bất Công…
Trên lý thuyết khi thị trường lao động bão hòa tiền lương sẽ quyết định bằng năng suất lao động và sẽ tương đương giữa các nước theo kinh tế thị trường.
Đầu năm 2018, Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) có cho biết:
“Tôi có hỏi Tổng giám đốc Samsung Bắc Ninh về năng suất lao động bình thường người Việt làm cho công ty này họ chỉ học hết phổ thông và có đào tạo 1-2 tháng, so với Hàn Quốc thế nào. Ông ấy trả lời sau một vài năm đạt được 80% năng suất lao động của Hàn Quốc. Điều đó lý giải vì sao Samsung lại đầu tư nhiều vào Việt Nam. Bởi vì năng suất bằng 80% nhưng tiền lương lại bằng 30%.”
Sáng ngày 28/11/2017, bên lề hội thảo Liên kết trong phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam, ông Bang Hyun Woo, Phó Tổng giám đốc Samsung cho biết:
“Năng suất lao động của người Việt Nam không hề thấp. Khi so sánh với người Hàn Quốc cũng đạt tầm 98 – 99%, gần như tương đương. Ở công ty khác thì chúng tôi không biết nhưng ở Samsung thì là như vậy”.
Các nhà máy Samsung tại Việt Nam sản xuất gia công theo dây chuyền được cài đặt một tốc độ cố định. Vì thế bất kể người làm việc trên dây chuyền là người nước nào đều làm việc như nhau. Nói cách khác người chạy theo máy nên năng suất lao động là cố định.
Nhưng thực tế thật phũ phàng cũng ông Bang Hyun Woo trong Hội nghị thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2018 tổ chức ngày 30/3/2018, lại kiến nghị:
“chính phủ xem xét về quy định giờ làm thêm, đồng thời không nên tăng chi phí nhân công quá nhanh nếu muốn tạo sự cạnh tranh lao động với các nước trong khu vực.”
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động ngày 25/7/2018 vừa qua, Chủ tịch Công đoàn khẳng định mức lương tối thiểu vùng cần được xem xét, điều chỉnh tăng lên vì hiện chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.
Cho đến nay tại Việt Nam chưa thể gọi đó là tăng lương được mà chỉ nên gọi là điều chỉnh mức lương theo lạm phát để mức sống của người lao động có thể đuổi kịp mức độ lạm phát.
Nhưng khi tăng lương lạm phát lại tăng và cứ thế Việt Nam chưa bao giờ bảo đảm được mức sống tối thiểu cho người lao động.
Làm cùng một công việc, năng suất lao động không khác nhau, sản lượng sản xuất như nhau nhưng lương của công nhân Việt Nam chỉ bằng 30% lương công nhân Nam Hàn và chỉ bằng ½ lương công nhân Trung Cộng.
Nếu tính riêng mức độ lạm phát về nhu yếu phẩm tại Việt Nam rất cao và tăng nhanh hơn Trung Cộng và Nam Hàn thì tiền lương thực sự của giới lao động Việt Nam càng ngày càng thua xa tiền lương hai nước nói trên.
Rõ ràng nhà nước vì mục tiêu kinh tế và chủ nhân vì lợi nhuận đồng lõa kềm hãm tăng lương cho công nhân. Công đoàn quốc doanh ăn lương chủ, làm cho nhà nước vì thế cuộc sống công nhân ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Nếu Việt Nam có tự do, công đoàn sẽ đấu tranh cho quyền lợi của công nhân. Người công nhân làm việc tại Samsung có quyền thương lượng với chủ tăng mức lương lên gấp đôi như công nhân Trung Cộng hay gấp ba như công nhân Nam Hàn.
Công nhân Mỹ – Việt đều bị đối xử bất công
Cùng làm một công việc với một năng suất lao động tương tự công nhân Mỹ lại nhận lương gấp 10 lần lương công nhân Việt.
Lương công nhân Việt thấp thì giá thành sản phẩm xuất cảng cũng thấp, nhờ vậy sản phẩm sản xuất tại Việt Nam dễ dàng khuynh đảo thị trường Hoa Kỳ.
Hãng xưởng Hoa Kỳ phải đóng cửa, công nhân Hoa Kỳ bị mất việc nên họ mới bầu cho Tổng Thống Donald Trump để ông ấy đòi công bằng cho công nhân Mỹ.
Nhưng điều cần nói rõ là một cách gián tiếp ông Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc cũng đang đòi công bằng cho công nhân Việt Nam.
Vừa rồi, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu ông Bernd Lange cho biết Việt Nam cần đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc với 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) để thuyết phục các Nghị sĩ châu Âu sớm thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).
Trong 3 công ước cơ bản có việc nhà cầm quyền Việt Nam phải cho thiết lập các Công Đoàn Tự Do và Nghiệp Đoàn Tự Do. Đây cũng là đòi hỏi của Hoa Kỳ.
Thặng Dư Thương Mãi Với Mỹ
Samsung xuất cảng trên 54 tỷ Mỹ Kim năm 2017 bằng ¼ xuất cảng Việt Nam, chừng 3 tỷ Mỹ Kim sang Hoa Kỳ.
Nhưng lên đến 70% nguyên liệu đưa vào sản xuất tại Samsung nhập cảng từ Nam Hàn và Trung Cộng nên thực chất Việt Nam chỉ là nước gia công. Samsung chỉ mượn Việt Nam làm nơi gia công và xuất cảng sang các nước khác.
Thặng dư thương mại là lý do Tổng Thống Trump tuyên bố trừng phạt Trung Cộng.
Nam Hàn và Việt Nam cũng đã được ông Trump chính thức nhắc nhở cần cân bằng thặng dư thương mãi.
Ngày 5/10/2017, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra tuyên bố máy giặt của hai tập đoàn lớn Nam Hàn là Samsung Electronics và LG Electronics được sản xuất ở nước ngoài đang gây phương hại cho ngành sản xuất nội địa Mỹ.
Những điều đó cho thấy Samsung và Việt Nam đã nằm trong tầm nhắm của chiến tranh thương mãi.
Hạ Giá Tiền Việt Nam Bảo Vệ Samsung
Để đáp trả chiến tranh thương mãi, Trung Cộng liên tục giảm tỷ giá đồng Nhân dân tệ, làm hàng xuất cảng Trung Cộng rẻ hơn nên giành lợi thế trên thị trường Mỹ, còn hàng Mỹ xuất cảng sang Trung Cộng mắc hơn nên Mỹ mất thế cạnh tranh.
Đồng Việt Nam vì dựa trên đồng Mỹ Kim, nên để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng phải cho hạ giá theo đồng Nhân Dân Tệ.
Nhưng khi đồng Việt Nam hạ giá thì giá hàng nhập cảng vào Việt Nam lại tăng lên tạo lạm phát cho Việt Nam.
Samsung chiếm ¼ giá trị xuất cảng nên việc Việt Nam hạ giá đồng tiền nhằm bảo vệ xuất cảng thì Samsung được hưởng lợi nhiều nhất và mạnh nhất.
Nói cách khác nhà nước Việt Nam phải thường xuyên can thiệp để bảo vệ sản xuất, xuất cảng và lợi nhuận cho công ty đa quốc gia Samsung.
Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ hay nông dân phải mua hàng, nguyên vật liệu từ nước ngoài với giá cao hơn và cuối cùng người tiêu thụ phải gánh chịu mọi thiệt hại từ lạm phát.
Đáng tiếc tiếng nói của các doanh nghiệp nhỏ, của nông dân, của người tiêu thụ những người bị thiệt thòi không được đảng và nhà nước nghe thấy. Họ phải âm thầm chịu đựng mọi bất công.
Lợi Nhuận, Tiền Thuê Đất và Thuế
Vào năm 2017, 4 công ty Samsung lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ Kim. Trong khi đó thuế cho nửa đầu năm 2017 chỉ 186 triệu Mỹ Kim. Ước tính cả năm thuế chỉ hơn 6 % trên lợi nhuận ròng.
So với mức thuế doanh nghiệp 20% cho các công ty do người Việt bỏ vốn. Bất công đến thế chả trách người Việt có chút vốn vội vàng tìm cách sang Mỹ, sang Âu, sang Úc đầu tư.
Nhờ được ưu đãi, Samsung đã tiết kiệm được vài tỷ Mỹ kim tiền thuế thu nhập doanh nghiệp không phải nộp.
Chưa kể Samsung được nhà cầm quyền địa phương ưu đãi cho thuê đất với giá cực kỳ rẻ.
Việt Nam như một thiên đường nhân công rẻ, thuế rẻ, tiền thuê đất rẻ, và nhà nước luôn quan tâm bảo hộ để Samsung tiếp tục tăng vốn đầu tư và chuyển thêm hoạt động sản xuất vào Việt Nam. Samsung càng đầu tư lại càng được ưu đãi.
Ngược lại doanh nghiệp nhỏ và người dân phải chịu bao nhiêu thứ thuế, thứ phí và thiệt thòi để làm giàu các đại công ty đa quốc gia.
Điều đáng nói là ngân sách nhà nước ngày càng thất thu và nợ công ngày càng tích lũy không biết đến bao giờ mới trả xong.
Tiếng nói của các doanh nghiệp nhỏ và người dân gần như không có, nên nhà nước lại tiếp tục đẻ thêm nhiều thứ thuế thứ phí để tiếp tục bảo hộ các công ty đa quốc gia.
Nền kinh tế mất cân đối
Năm 2017, Samsung Việt Nam đạt doanh thu gần 64 tỷ Mỹ Kim, tăng 31% so với năm 2016.
Riêng quý 1 năm 2018, Samsung đạt 20,5 tỷ Mỹ Kim, tăng 57% với lợi nhuận 2,08 tỷ Mỹ Kim, tăng 60% so với cùng kỳ.
Đó là chưa kể doanh thu của 29 công ty cung ứng cho Samsung và chung quanh các khu công nghiệp của Samsung, các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, chợ cũng mọc lên như nấm.
Trong khi đó GDP cả nước hay quy mô nền kinh tế chỉ 220 tỷ Mỹ Kim, tăng 6,81% so với năm 2016.
Nếu trừ ra những đóng góp Samsung sẽ thấy rõ thực trạng tăng trưởng và năng suất lao động của Việt Nam quá quá là thấp.
Những con số nói trên còn cho thấy nền kinh tế Việt Nam dựa nặng nề trên một công ty đa quốc gia ngoại quốc. Tăng trưởng GDP và lợi nhuận sẽ lại được Samsung chuyển ngược về Nam Hàn.
Vài năm trước Samsung đã từng rời hầu hết các cơ xưởng từ Trung Cộng sang Việt Nam. Biết đâu chừng vài năm nữa Samsung lại rời sang Bắc Hàn nơi có được nhiều lợi nhuận hơn lại cùng một dân tộc, một ngôn ngữ.
Và khi đó Samsung sẽ để lại Việt Nam một bãi rác công nghiệp khổng lồ.
Việt Nam không được hưởng lợi gì ngoài giải quyết công ăn việc làm cho một số công nhân.
Cái giá Việt Nam phải trả là ưu đãi cho tiền thuê đất, giá nhân công, thuế thu nhập đều thật thấp, nhưng ô nhiễm môi trường, rác thải công nghiệp ngày càng gia tăng.
Sự Thật về chiến Lược thu hút đầu tư cho xuất cảng
Trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập cảng Việt Nam đạt xấp xỉ 425 tỷ Mỹ Kim, gần gấp 2 lần quy mô nền kinh tế là 220 tỷ Mỹ Kim.
Với tỷ trọng xuất nhập cảng phần lớn thuộc về các công ty đa quốc gia, chiếm gần 73%, cho thấy Việt Nam chỉ đang gia công và xuất cảng thay các doanh nghiệp nước ngoài bằng việc bán rẻ tài nguyên và nhân lực.
Một nền kinh tế dựa vào gia công và xuất nhập cảng như vậy quá sức rủi ro, nhất là khi chiến tranh thương mãi ngày càng gia tăng và chưa rõ kết thúc ra sao.
Nói cách khác tăng trưởng kinh tế do người nước ngoài đóng góp, còn nội lực của Việt Nam thì hầu như không còn.
Người nước ngoài nắm kinh tế nên lợi ích lại về tay người nước ngoài.
Người dân ngày càng kiệt quệ vì thuế, phí, lạm phát, môi trường ô nhiễm, mất an ninh. Thuế phí cao nhưng an sinh xã hội rất thấp vì nguồn tiền phải đổ vào bảo vệ các công ty đa quốc gia như Samsung.
Nhà nước chi nhiều hơn thu càng ngày càng nặng nợ nước ngoài và mất dần khả năng trả nợ.
Khi Tiền và Quyền kết duyên
Sumsung có một thành tích đáng ghi nhận là ông Lee Jae-yong người thừa kế tập đoàn Samsung đã hối lộ cựu tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye khiến bà bị truất phế.
Ông Lee Jae-yong đã đưa 8,8 tỷ won (tương đương 8,1 triệu USD) cho bà Park Geun-hye qua bạn thân của bà Park là bà Choi Soon-sil để đổi lấy việc bà Park hậu thuẫn ông cho sáp nhập 2 chi nhánh chủ chốt của Samsung mở đường chuyển giao quyền lãnh đạo Samsung từ cha ông là Chủ tịch Lee Kun-hee sang cho ông.
Ngày 25/8/2017, ông Lee Jae-yong bị tuyên án 5 năm tù, nhưng sau 1 năm ở tù ngày 5/2/2018 ông được Tòa phúc thẩm giảm án 2 năm rưỡi tù cho hưởng án treo.
Có tiền là có quyền. Việc Samsung chọn Việt Nam để mở rộng đế quốc kinh tế phần khác là vì Việt Nam còn là thiên đường của tham nhũng.
Samsung hưởng lợi. Giới chức cầm quyền chia lời. Người dân chịu thiệt thòi. Môi trường hủy hoại. Nhà nước mang nợ. Thế hệ tới trả nợ.
Đó chính là mặt thật của các công ty đa quốc gia như Samsung.
Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018
Tiễn Bạn - Tác giả Hồ Phú Bông
Trước năm 1975 tôi không biết anh Đỗ Văn Thọ (anh em gọi Đỗ Thọ hoặc Thọ nhí, vì nhỏ con). Không cùng trại lúc ở trong Nam. Mới ra Bắc cũng vậy. Nhưng năm 1979, lúc Đặng Tiểu Bình “dạy cho VN một bài học”, Việt cộng phải phân loại thành phần tù kỹ hơn nữa, gom trại, để từng bước chuyển ngược vô nội địa giao công an quản lý, tránh xa biên giới phía Bắc, vì Nghĩa Lộ có thể bị tấn công. Gặp nhau từ đó. Từ trại 3 thuộc nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn, tỉnh Hoàng Liên Sơn dời ra Yên Bái và sau cùng về trại 5 Thanh Cẩm, thượng nguồn sông Mã, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá, không xa lắm biên giới Lào. Về đấy vẫn bị xáo trộn liên tục vì để tù ở chung đội, chung buồng lâu e sẽ tổ chức thành nhóm, có nguy cơ đưa đến nổi loạn hoặc trốn trại. Nhưng chúng tôi vẫn cùng đội. Đội có người đội trưởng, về sau lên chức Trật Tự trại (là người trực tiếp nhận lệnh cán bộ để điều động mọi sinh hoạt trong trại, tiếng lóng là “cầm chìa khóa”) đã nổi tiếng đánh đập bạn tù, đánh và bỏ đói đến chết một người trong toán vượt ngục bất thành, có Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, tại khu kỷ luật và kiêng giam, như trong hồi ký Tôi Phải Sống. Người đó là ông Bùi Đình Thi.
Thọ nhí là “nhân vật” của ông Bùi Đinh Thi. Ông Bùi Đình Thi là nhân vật chính trong Hồi ký của LM Nguyễn Hữu Lễ.
“Nhân vật” của ông Bùi Đình Thi có nhiều chuyện cụ thể trong khi đi lao động từ lúc ông còn là đội trưởng cho đến Trật tự trại. Vô số chuyện thường nhật như làm cỏ mía, thu hoạch sắn, nhổ đậu phộng, đi lao động khổ sai linh tinh đủ loại… cho đến việc sắp hàng chờ vô cổng sau giờ lao động để Trật tự đếm người, lục soát thu giữ mọi thứ có thể ăn được, bị cấm đem vào…
Mỗi lần anh em gặp mặt vẫn kể đi kể lại những chuyện ấy. Nhưng vễnh tai nghe Thọ nhí với cái giọng bựa “Bắc kỳ quấc” nhè nhè, thì câu chuyện vẫn hấp dẫn như mới. Vẫn xôm tụ, cười đến không thể ngưng nên… “chảy nước mắt”. Cười “chảy nước mắt” vì tính khôi hài chứ không phải vì cay đắng! Nội dung từng chuyện khá căng thẳng. Có đấu trí, nhiều khi phải giấu củ sắn sát “súng ngắn”, xoay người khéo léo đúng lúc, né bị sờ nắn. Có lời lẽ gay gắt, có phản ứng, có bị đánh, có thái độ căm thù ngay lúc đó… nhưng cái lạ, và rất lạ, là toàn bộ chuyện kể lại không hề vương vấn đến hận thù! Dù đó là sự thật dã man, vì anh em cũng từng là nạn nhân và nhân chứng! Bây giờ nếu ông Thi và Thọ nhí gặp nhau ở đâu đó, chắc ông Thi đã chìa tay ra trước hehe với câu hỏi… sao tìm gặp mình sớm vậy? Đang ở thế kỷ 21 nhưng Thọ nhí mới 69, chưa tới “thất thập cổ lai hy”!
Sau khi ra tù hắn sống nhà bố mẹ ở khu vực gần ngã ba Ông Tạ, Sài Gòn nhưng chỉ lo chuyện vượt biên. Còn tôi, vì vợ con ở Kinh tế mới trốn về, nên dù sống trong chính gia đình mình với cha mẹ vẫn rất bấp bênh. Vừa nghèo rách mồng tơi phải chạy gạo từng bữa, vừa không có hộ khẩu. Mà hộ khẩu là yết hầu của mọi chuyện. Thỉnh thoảng hai đứa vẫn đạp xe qua lại thông báo chuyện công an khu vực theo dõi và tán dóc chuyện vượt biên. Nhà hắn ở đường Thánh Mẫu, là xóm Đạo. Cùng xóm với anh Tùng, “Thiếu Tá thợ mộc”, cùng trại Thanh Cẩm. Đầu đường Thánh Mẫu, theo ngã Lê Văn Duyệt, một thời là nhà in báo Xây Dựng của Cha Lãm, với bút danh Thiên Hổ làm chủ nhiệm. Con đường đó rất quen nhưng bấy giờ rất lạ, như tâm trạng Ta Về của Tô Thùy Yên:
http://poem.tkaraoke.com/10069/Ta_Ve.html
ta về cúi mái đầu sương điểm
nghe nặng từ tâm lượng đất trời
cảm ơn hoa đã vì ta nở
thế giới vui từ mỗi lẻ loi
….
ta về như đứa con phung phá
khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
mười năm, con đã già trông thấy
huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu
con gẫm lại đời con thất bát
hứa trăm điều một chẳng làm nên
đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
giọt lệ sương thầm khóc biến thiên
….
Đang qua lại bình thường, bỗng vắng hắn hơi lâu. Tôi ghé nhà mới hay hắn có mối kêu đi bất ngờ. Thoát được, đến Thái Lan. Mừng cho hắn!
Gần một năm, sau vài lần thất bại, cuối cùng tôi được tàu vớt đưa vào Singapore, nếu không, đã bỏ xác trên biển vì ghe nhỏ chỉ 11 mét, bị lạc hướng, hết nước và thực phẩm. Hơn 5 tháng sau đó tôi đến Mỹ, hắn vẫn còn kẹt ở Thái. Vậy là hên xui không thể nào biết, như chuyện Tái Ông thất mã!
Đến Mỹ, Thọ nhí sống ở Boston khá lâu, gặp lại một số bạn cùng trại. Rồi chia tay. Hành trình 2 ngày hắn lái xe Uhaul chở gia đình xuôi Nam cũng là đề tài vui. Vì hắn thuộc loại “chuyên viên lạc đường” (!) Ở Boston bao nhiêu năm nhưng cứ mỗi lần hẹn gặp tán dóc ở đâu đó, dù được chỉ vẽ cặn kẽ đường đi hắn cũng đến trễ. Lạc! Biết như thế nên anh em cứ nhâm nhi đợi phone hắn, mà lúc đó đâu đã có cell phone (!) hắn phải tìm trạm… để kêu cứu… chỉ đường đi tiếp!
Xuôi Nam, sau khi ổn định nơi ở mới, cách nhà tôi 1 tiếng rưởi lái xe, hắn tìm đến thăm. Lần nầy lạ hẳn, cứ ngập ngừng “đến nhờ anh chị… tụi em viết trong di chúc giao tất cả tài sản nhờ anh chị chăm sóc 2 cháu nhỏ nếu chẳng may tụi em…” Tôi ngạc nhiên và bối rối. Phải khá lâu mới trả lời. “Chuyện nầy nên để thằng T, người trong gia đình…”. Hắn im lặng. Chắc suy nghĩ nhiều đến cảnh cha già con muộn nên không cà tửng như đã! Tôi ngẫm nghĩ, rồi thoái thác. “Vậy thì nhờ thằng bạn độc thân của mày ở Boston thử coi. Nó đủ điều kiện”. Chuyện chỉ có vậy nhưng tôi cứ nghĩ nghĩ hoài.
Bây giờ 2 cháu đã tốt nghiệp đại học, bất chợt nghe tin hắn đi xa… !
Sau khi liên lạc lòng vòng có được số phone của vợ hắn vì gọi số của hắn chuông vẫn reng nhưng không ai bắt. Để lại lời nhắn không ai trả lời. Chị nghẹn: “ảnh bệnh nặng… đi không nỗi, nghi là tim rồi đến phổi… mất hôm July 4th”, tức 2 tuần sau khi lo hậu sự xong, chị mới thông báo. Tôi và một người bạn vốn cùng buồng ở trại giam, cũng từng gặp nhau tại Mỹ, tỏ ý đi thăm ngay. Chị húng hắng ho, lại gặp lúc đang lo kiếm sống “em chỉ nghỉ ngày Chúa nhật” “vậy hẹn chị tuần sau”.
Nhìn tấm ảnh bàn thờ và hũ tro cốt của hắn tôi ghìm cơn xúc động. Chị nói “anh Thọ di chúc là thiêu rồi đem tro rãi xuống biển nhưng mẹ con em không ai đành lòng nên đã mua một chỗ để gửi hũ tro cốt ở nghĩa trang”. Tôi nghĩ, chỉ cần đợi thêm chút thời gian nữa rồi sẽ đem tro cốt Thọ về chôn tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, chắc hẳn Thọ sẽ vừa lòng!
Thọ ơi, thân xác mày đã trở về tro bụi. Tro cốt cũng vô hình vô tướng nhưng hình ảnh mày đang sống giữa vòng anh em trong những ngày nầy. Mầy đã xong cuộc chơi ở cõi người rồi nghe Thọ!
Nghiêm chỉnh chào vĩnh biệt mày theo quân cách, cố Trung Úy VNCH Đỗ Văn Thọ. R.I.P.
Ms. Điền Đô (nói lái)
Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018
Vietnam's New Cybersecurity Law Will Hurt Economic Growth -Tác giả David Shear
The passage of a restrictive cybersecurity law by Vietnam’s National Assembly is a giant step back—one that comes at the expense of Vietnam’s small and medium-sized businesses.
As U.S. Ambassador to Vietnam from 2011 to 2014, I would console myself when faced with a diplomatic setback that Vietnam has always achieved progress by taking two steps forward and one step back. However, the passage of a restrictive cybersecurity law by Vietnam’s National Assembly is a giant step back—one that comes at the expense of Vietnam’s small and medium-sized businesses (SMBs) in particular.
In May 2017, the Vietnamese Government released an ambitious directive to guide the country through the Fourth Industrial Revolution (4IR). Directive 16, as it is officially known, instructed government agencies to improve Vietnam’s competitiveness by leveraging digital and communications technology. It warned against falling behind in the development of digital capabilities and exhorted government agencies to “enable people and enterprises to easily and fairly grasp the opportunities for digital content development.”
The directive assessed the information and communication technology (ICT) sector’s significant potential contribution to Vietnam’s economy accurately. Vietnam’s GDP growth topped 6.8 percent last year, supported by a buoyant internet economy and foreign direct investment. According to a recent study by Temasek and Google, the internet economy increased from $3.3 billion to $5.7 billion between 2015 and 2017. E-commerce is also a particularly promising sector. The Ministry of Industry and Trade has also reported that Vietnam’s e-commerce retail sales growth in 2016-20 will reach 20 percent per year.
Hence, the National Assembly’s June 12 passage of the new cybersecurity law was a surprising blow to this positive trajectory. The law undermines the huge potential of Vietnam’s ICT sector. It establishes sweeping prohibitions on internet content deemed threatening to the Vietnamese state or society. It requires that foreign firms providing ICT services to Vietnamese consumers establish representative offices in-country. Most worryingly, it also requires those firms to store Vietnamese users’ data within Vietnam’s territory. The new law turns Vietnam into a silo at a time when Vietnamese firms, especially SMBs, must access global markets and technology. Under the 4IR, businesses must become more data-driven to stay competitive, using social media, e-commerce, and cloud computing to bolster productivity. But under strict data localization requirements, they cannot access the best data and cloud computing services the world has to offer. SMBs, which account for 98 percent of all businesses in Vietnam, will suffer disproportionately because of their limited capacity to mitigate regulatory setbacks. For instance, a Leviathan Security Group study found that data localization can increase a small firm's costs of computing by 30 to 60 percent.
It’s no surprise that implementation of the new law could have significant negative consequences for Vietnam’s economy. In 2014, the European Center for International Political Economy (ECIPE) estimated that full data localization measures would reduce Vietnam’s GDP growth by 1.7 percent per year. These measures would also likely reduce domestic investment by 3.1 percent. That’s why concerned Vietnamese industry associations have publicly joined international data service providers in expressing dismay over the new law.
Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018
Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018
Hiên tượng "Uống Nước Nhớ Nguồn" tại Singapore - Source: NY Times
Growing up in Singapore, Chan Kian Kuan always took pride in his Teochew heritage — the dialect, the cultural traditions and the famous steamed fish. But after visiting his ancestral village in Teochew, in Guangdong Province, China, and seeing the progress there, he became truly proud to be not just Teochew, but also Chinese.
“It’s very messy. We are Chinese, but we are Singaporean, too,” said Mr. Chan, vice president of the Teochew Poit Ip Clan Association in Singapore. “When China becomes stronger, we feel proud. China is like the big brother.”
As a young country made up mostly of immigrants, Singapore has for decades walked a fine line between encouraging citizens like Mr. Chan to connect with their cultural heritage and promoting a Singaporean national identity.
But there are growing concerns here that a rising China could tip that carefully orchestrated balance by seeking to convert existing cultural affinities among Singaporean Chinese into loyalty to the Chinese “motherland.”
Confident in its fast-growing political and economic clout, China has become increasingly assertive in its efforts to appeal to the vast Chinese diaspora to serve the country’s national interests and gain influence abroad. Already, there has been evidence of the Chinese Communist Party’s attempts to manipulate political activity among Chinese populations in countries like Canada, the United States and Australia.
And with ethnic Chinese constituting nearly 75 percent of Singapore’s population of 5.6 million, some scholars and former diplomats worry that this island nation could be an especially tantalizing target for the Chinese government’s influence efforts.
“For us, it is an existential issue; the stakes are extremely high,” said Bilahari Kausikan, a former permanent secretary of Singapore’s Ministry of Foreign Affairs and one of the most outspoken voices in the country on the subject of Chinese interference.
“China’s rise is a geopolitical fact that everyone must accept,” Mr. Kausikan said. “But it’s a very small step in my mind from cultural affinity for China to the idea of Chinese superiority. We are only 53 years old. It’s not guaranteed that every Singaporean Chinese would not be tempted either consciously or unconsciously to take that step.”
Last month China’s ambassador to Singapore took the rare step of publicly rebutting recent remarks made by Mr. Kausikan in which he raised an alarm about what he called China’s covert “influence operations.”
“We uphold the principles of peaceful coexistence and champion global fairness and justice,” the ambassador, Hong Xiaoyong, wrote in an op-ed in The Straits Times, an English-language newspaper. “We oppose the big bullying the small and interference in others’ internal affairs. This is what China has said, and this is also what China has been doing.”
“China respects Singapore’s achievements in maintaining racial and religious harmony,” he added. “It has no intention of influencing Singaporeans’ sense of their national identity and will never do so.”
One example of how on-edge Singaporean officials have been came to light last year when the government expelled Huang Jing, an American academic born in China, for what it said was his covert effort to influence Singapore’s foreign policy on behalf of an unnamed foreign government — widely believed to be China. The expulsion came amid heightened tensions between Singapore and China over territorial issues relating to the South China Sea.
Mr. Kausikan and others are also concerned about China’s subtler influence efforts in Singapore, including appeals to sentimental “flesh and blood” ties to China.
In recent years, China has stepped up people-to-people exchanges between the two countries, helping to organize conferences bringing together overseas Chinese, arranging visits for Singaporean Chinese to their ancestral villages and coordinating study abroad programs and “roots-seeking camps” for young Singaporeans.
These kinds of programs are not unique to China, of course. The camps, for example, bear some similarity to Israel’s popular Birthright program. They are often arranged and paid for in part by Chinese government agencies like the Overseas Chinese Affairs Office.
Tài xế hai mươi năm cho Thương Nghị Sỹ Mỹ Feinstein là tình báo Tàu Cộng - Source The Federalist
Sen. Dianne Feinstein’s office was infiltrated by a Chinese spy who worked as her driver and attended official functions on her behalf for 20 years, according to new reports from Politico and The San Francisco Chronicle.
Feinstein reportedly had no idea that her office was being infiltrated by a man who was feeding information to an individual linked to China’s Ministry of State Security. She was “mortified” when the FBI showed up at her Washington DC office five years ago to warn her about the mole.
Feinstein, who was serving as chairwoman of the Senate Intelligence Committee at the time, had access to classified intelligence that would be extremely valuable to the Chinese government. She forced her driver to resign shortly thereafter and did not tell her staff about the incident, according to an unnamed source cited in the Chronicle.
In her capacity as a ranking member on the Senate Intelligence Committee, Feinstein unilaterally released testimony from Fusion GPS founder Glenn Simpson to the public earlier this year, violating committee precedent. When she released these records, she failed to disclose that one of her former staffers, Daniel Jones, had hired Fusion GPS and ex-British spy Christopher Steele to dig up dirt on Donald Trump after the 2016 election.
Jones, who runs a private investigative outfit called Penn Quarter Group, told the FBI last year that he was being bankrolled by 7 to 10 wealthy donors who are primarily from New York and California to look into whether Trump’s campaign colluded with Russian officials to steal the 2016 election from Hillary Clinton. These donors gave him $50 million he used to hire Fusion GPS, which contracted with Steele to compile the now-infamous dossier riddled with salacious and unverified claims.
The dossier, which was also funded by Clinton’s campaign and the Democratic Party, was used as evidence in the FBI’s warrant to secretly surveil Trump campaign associate Carter Page for more than a year.
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018
QUAN CHỨC ĐI NHẬT! - Tác giả Nguyễn Thanh Việt
Đợt này có đoàn quan chức của tỉnh Nghệ An đến tỉnh GIFU giao lưu học hỏi. Dù vừa gặp các ông này đã gạ dẫn họ đi Tokyo để shopping. Trong lúc dẫn đi thăm quan thì các ông này mặc dù tiếng Nhật không biết, tiếng Anh cũng không biết nhưng rất tự tin, cứ tách đoàn đi lẻ, báo hại phải đi tìm.
Hôm nay tiễn ra sân bay cũng vậy, sau khi đưa họ qua cổng soát vé thì ông Phó Chủ tịch huyện Tân Kỳ, Đặng Thọ Xuân phăm phăm đi vào trước, người bên tổ chức hỏi ông ta đâu thì mấy người khác nói rằng: “Cứ yên tâm, đây là lãnh đạo nên không phải lo“. Thế rồi ông này mãi đi mua sắm, nhỡ chuyến bay, ở lại sân bay một mình. Làm bên phía Nhật loạn hết cả lên.
Sau khi tìm khách sạn gần sân bay cho ông ta, thì ông ta nói “không cần, để kệ anh”. Mấy tiếng sau thì bên tổ chức lại nhờ tìm khách sạn khác vì ông này đi shopping tiếp, mãi sau mới đến nên khách sạn đã hết phòng.
Điểm chung của mấy ông này là rất nhiều tiền, nhưng văn hóa lùn, nên với người nước ngoài mà nói thì họ không tôn trọng
***
Vài năm trước cũng có đoàn của tỉnh Nghệ An đến tỉnh GIFU học tập kinh nghiệm và giao lưu. Bên Nhật đã chuẩn bị kế hoạch rất kỹ đi đâu, làm gì, mấy giờ.
Trong khi mấy ông quan chức thì đến tập trung trễ giờ. Mà bên này việc tuân thủ giờ giấc và việc bắt người khác phải đợi là rất nghiêm trọng, làm thế là bị khinh luôn dù trước mặt họ vẫn cười rất tươi.
Đang đi theo lịch trình thì tự nhiên ông chức to nhất bảo thôi không đi chỗ đó nữa, đi đến làng rèn kiếm nổi tiếng của GIFU. Mấy ông này mua gần sạch bách kiếm của cửa hàng. Mà mỗi thanh cũng tầm nghìn đô. Chủ hàng khiếp luôn. Lúc tiễn khách họ còn ra nói “cảm ơn các anh đã đóng góp cho kinh tế của tỉnh GIFU”.
Nghe mà cay, tỉnh Nghệ An là tỉnh nghèo, nhiều năm phải xin gạo cứu đói mà các công bộc của dân tiêu tiền như nước. Kể cả dân nước giàu như Nhật cũng không dám tiêu tiền như thế
***
Tiếp xúc với những quan chức này thì thấy mấy điểm chung
– Họ bị ảo tưởng sức mạnh. Lúc nào cũng nghĩ mình kinh lắm mà không hề biết là người Nhật coi mấy lão này như mọi. Lúc hai bên nói chuyện thì bên NA nói, “đề nghị các anh phải đầu tư vào …”. Một người nghèo hơn, dốt hơn nói với người giàu hơn, giỏi hơn là “đề nghị… phải…” thì có buồn cười không. Kiểu như thằng ăn mày bảo “đề nghị mày cho tao thêm tiền”. Họ nghĩ mình là bố thiên hạ quá.
– Họ vô văn hóa. Buổi sáng họ chỉ chào nhau còn không chào người bên đoàn Nhật đến đón và nói với nhau rằng “nó là người Nhật không cần phải chào nó”.
– Họ vô tri. Chỉ nói đến chuyện ăn gì, uống gì, đi mua sắm. Cánh đàn ông thì thêm chuyện sex, chuyện bồ nhí. Tức là họ chẳng khác con lợn là mấy. Vì con lợn thì cũng chỉ có ăn, uống, đx… Hết. Và con lợn nó không biết suy tư
– Họ rất nhiều tiền. Mình lĩnh lương của Nhật mà tiêu tiền vẫn phải tính toán. Còn họ tiêu không cần phải nghĩ luôn. Vì tiền đó là tiền đánh quả, tiền ăn cướp. Chứ đi làm lĩnh lương thì ai mà dám tiêu như thế.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)