khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

Buổi hòa nhạc của Hạm Đội 7 Hải Quân Hoa Kỳ diễn ra ngay tại công viên Biển Đông, Đà Nẵng







Ambassador Daniel J. Kritenbrink:"Lần sau, chắc chắn chúng tôi phải mang nhiều bật lửa zippo hơn trong các chuyến thăm của mình! Tôi chỉ đùa chút thôi. Chúng tôi thật sự cảm động bởi những tình cảm nồng ấm cũng như sự quan tâm mà chúng tôi nhận được trong suốt chuyến thăm. Thank you!"










"Số là loanh quanh tác nghiệp chán chê, đến lúc các sĩ quan dẫn đoàn "xua" phóng viên lên bờ vì đã hết giờ thì tôi mới phát hiện ra một góc rất đặc biệt ngay dưới hầm (khoáng chứa máy bay) tàu sân bay USS Carl Vinson. Tại đó, một nhóm sĩ quan thủy thủ Mỹ đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của những phóng viên Việt Nam và các khách mời.
 
Đây chính là nơi bán các kỷ vật lưu niệm gồm bật lửa Zippo chạm khắc khá tinh xảo, mũ thêu hình ảnh và biểu tượng của tàu sân bay USS Carl Vinson mà các sĩ quan thủy thủ muốn dành tặng cho các bạn Việt Nam. Ngoài ra danh mục hàng lưu niệm được chào bán còn có cả ca cốc, áo phông...
 
Tất nhiên, không có thứ nào miễn phí, đều có giá và không quá đắt, ví dụ mỗi chiếc bật lửa Zippo có giá 12 USD, mũ lưỡi trai 16 USD, áo phông 49 USD.
 
Cũng định mua một chiếc bật lửa Zippo về làm kỷ niệm nhưng thật không may, trên người tôi chỉ có đúng 1 tờ 2 USD kỷ niệm, trong khi các bạn thủy thủ Mỹ bán hàng chỉ nhận USD, không nhận bất cứ loại tiền nào khác. Thế nên, dù vẫn có đủ tiền Việt Nam trong người nhưng tôi cũng đành "nuốt lệ vào tim" quay bước đi trong sự tiếc nuối khôn nguôi.
Lỡ cơ hội lần 2
Cứ ngỡ cơ hội đã qua khó mà giật lại được, đằng nào lỡ thì cũng đã lỡ rồi, tôi chẳng quan tâm nữa, đành tự động viên mình tí như AQ!
 
Thế nhưng hôm sau, khi đoàn phóng viên Việt Nam lục tục lên thăm 2 tàu hộ tống tàu sân bay USS Carl Vinson gồm tàu tuần dương USS Lake Champlain (CG 57) lớp Ticonderoga và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer (DDG 108) lớp Arleigh Burke thì lại thấy thủy thủ đoàn của 2 tàu này cũng bắt đầu bày "sạp hàng". Cơ hội lại đến.
 
Và, thôi xong! Lại một lần nữa thấy cơ hội vuột qua tầm tay khi mình cũng chẳng chuẩn bị gì, USD cũng chẳng đổi và các bạn Mỹ cũng chỉ nhận USD, không nhận tiền khác.
 
Tôi thắc mắc với các bạn thủy thủ Mỹ rằng tại sao không nhận tiền Việt rồi đổi ra USD sau cũng được vì việc này quá dễ thì nhận được câu trả lời: chúng tớ bán đồ lưu niệm này cho vui, hữu nghị là chính, không đặt nặng mục đích kinh tế nên chỉ nhận USD thôi.
 
Giá mỗi chiếc bật lửa Zippo chạm khắc biểu tượng của tàu tuần dương USS Lake Champlain là 18 USD, đắt hơn 6 USD so với Zippo trên tàu sân bay USS Carl Vinson.
 
Đáng lưu ý, đúng là "tiền nào của nấy", mọi người đánh giá Zippo của USS Lake Champlain đẹp và chạm khắc tinh xảo hơn so với của USS Carl Vinson. Mũ cũng đẹp hơn và có giá 18 USD/chiếc, đắt hơn 2 USD so với trên hàng không mẫu hạm.
Thế là sau một hồi loay hoay tác nghiệp trên 2 tàu, trèo xuống thấy các bạn phóng viên tíu tít mua đồ lưu niệm thì mình chỉ biết chụp mấy cái ảnh làm kỷ niệm. Vậy là cơ hội sở hữu một kỷ vật đặc biệt đã một lần nữa trôi qua.
 
Nhưng thật may, đồng 2 USD duy nhất trong ví của tôi vẫn còn nguyên!
 
Được biết, bật lửa Zippo lưu niệm của nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson bán tại Đà Nẵng quá rẻ bởi với sản phẩm tương tự mà ta có thể đặt mua trên mạng có giá tới 58 USD, đắt gấp 3-4 lần.
 
Cũng chính vì thế, 1.000 chiếc Zippo mà các thủy thủ Mỹ mang sang Việt Nam lần này đã được bán hết veo, chính thức "cháy hàng" từ hôm 07/03, trong khi nhóm tàu còn lưu lại đến tận 09/03."






The Seventh Fleet USS Carl Vinson Band held two music nights in Port city of Da Nang during the historic visit of the largest U.S. military in Vietnam since the end of the Vietnam War. The concert by U.S. Seventh Fleet band has brought full joy and enthusiasm and compassion with locals either they performed on the street, at the beach or in the Orphan shelters.







Giới trẻ đối phó việc phong GS ở VN thế nào?







Song tấu dương cầm On The Way Home, tác giả Lê văn Khoa







Cháu Ủn đã thật sự ngoan? - Tác giả Ông Bút




Cố gắng đọc, tìm hiểu về hỏa tiễn Bắc Triều Tiên, nhưng người viết bài này, cũng không sao hiểu được, sự thật nó có ghê gướm, hay dễ sợ như Triều Tiên đã “nổ” và sau đó “được” Mỹ lên án?

Bắc Triều Tiên nổ sảng, có lý do của nó, Mỹ lên án cũng có mục đích của họ, trước đây Saddam Hussein cũng khoe rằng đã chế tạo, xử dụng và tồn trữ các loại vũ khí giết người hàng loạt. Làm gì lúc ấy Mỹ không biết Iraq có hay không, loại vũ khí động trời này, nhưng Mỹ và quốc tế vẫn lên án gay gắt, cho đến khi Iraq bị san bằng, hai đứa con của Saddam Hussein, là Uday và Cusay Hussein (Qusay) lăn đùng ra chết, sau khi ăn ít nhất hai chục phát đạn của binh sĩ Hoa Kỳ, còn “vị cha già” râu hùm, hàm én bị móc đầu từ dưới hầm lên, đem đi xử tử, sau đó Hoa Kỳ nhún vai, rằng:

“Iraq không hề có vũ khí giết người hàng loạt” !! Tội nghiệp Iraq dễ sợ, xưa kia Iraq thuộc địa Anh, năm 1932 độc lập, cho tới 1958 theo chế độ quân chủ, về sau theo chế độ Cộng Hòa, Iraq không theo Cộng Sản, còn biết nói láo, huống gì cháu Ủn, có một quá trình theo CS cả 3 đời, có truyền thống nói láo, nên những gì gọi là hoả tiễn bắn tới Cali, có khả năng thế này, thế nọ…Bút em không có căn bản nào phản biện, nhưng không bao giờ tin Ủn có hỏa tiễn như Mỹ mô tả, lên án, do đó trước đây mấy tháng, khi tình hình hoả tiễn căng thẳng, cứ trông mong thằng bé ngông nghênh này, nó chơi dại, phụt qua Cali một phát, xem thử nó “nổ” tới cỡ nào!? Nếu nó dám chơi, lấy tiếng…ngu, cả nước nó thành cám trong chớp mắt, cho đã đời, tiếc rằng nó không có.

Tại sao?

CS chỉ giỏi láo, láo từ bé, tới lớn, nếu đem chuyện láo CS ra kể, mỗi người Việt Nam, có thể kể vài tháng không hết, trận Mậu Thân nó thua xơ xác mướp, phơi thây đầy đường, đầy phố, bây giờ nó “kỷ niệm chiến thắng” nào: Chiến thắng lịch sử, chiến thắng khoa học…sự thật chiến thắng Mậu Thân, thua tên đại tá Ca Hải Phòng chiến thắng Đoàn Văn Vương, Đổng Trác, đem quân đi “đánh giặc” gặp một đám hát, nó cho quân vây chặt, bắt đem giết sạch, treo khoảng ba trăm cái đâu lâu dân lành dưới đầu ngựa, ca khúc khải hoàn, “chiến thắng,” trận Mậu Thân Huế, trên năm ngàn xác chết, cùng một loại “chiến thắng” của quân gian tặc Đổng Trác.

Bên bàn café nhà văn Lâm Chương, từng kể: Tết năm 1973, CS cũng hưu chiến, khi ấy anh Lâm Chương, làm tiểu đoàn phó Biệt Động Quân, chiều chạng vạng 30 tết, bộ đội Bắc Việt, đóng đối diện với đơn vị của anh, họ lên khỏi phòng tuyến “mời các anh lính VNCH lên nói chuyện chơi”.

Khi đối mặt bộ đội hỏi: Tết các anh có gì ăn không? Bên BĐQthành thật:

– Các anh biết rồi đó, tụi mình vây đánh nhau hoài, tiếp tế khó khăn, nên tết nhất cũng gạo sấy, thịt hộp chứ có gì đâu.

Đây là câu hỏi gài, bởi bên BĐQ cũng hỏi như vậy, bộ đội trả lời:

– Chúng tôi nhờ nhân dân tiếp tế, nên tết cũng tươm tất lắm, nào bánh tét, bánh chưng vv…họ vừa nói, có người phụ họa chất đầy bánh tét, bánh chưng trên phòng tuyến, giao thông hào. Sau cuộc trò chuyện anh em BĐQ buốn lắm, vì nghĩ mình chiến đấu giữ gìn miền Nam, không được dân tiếp tế, CS Bắc Việt xâm lược, lại được dân nuôi. Vài anh lính BĐQ, gợi ý với tiểu đoàn phó Lâm Chương:

– Này ông thầy, ra lệnh cho bọn em xung phong qua bên kia, tịch thu bánh tét, bánh chưng về ăn cho đã.

Anh Lâm Chương, gằn: Không được, anh em muốn cấp trên cạo đầu à? Lệnh hưu chiến mà. Chẳng phải nhờ lệnh, khuya giao thừa, bọn CS xung phong! BĐQ tràn lên đánh bật chúng, chiếm được giao thông hào, tất nhiên chiếm luôn bánh chưng, bánh tét. Nhưng hởi ôi, bánh chưng bằng đất gói lá chuối, bánh tét là ruột cây chuối, gói bằng lá chuối, xa xa trông như thật, thèm chảy nước miếng.
Lâm Chương cười ha hả, bánh chưng, bánh tét, tụi mầy ăn đi, ha ha…

Giàn hỏa tiễn Bắc Triều Tiên, có thể là đồ chơi bằng nhựa, do tụi Tàu khựa chế tạo, tất nhiên cũng có vài cái thật, nhưng không thể nào ghê gướm như Mỹ giả bộ…sợ, cứ xem máy bay Bắc Triều Tiên, hù đánh hội đội Mỹ, cũ kỹ còn hơn chiếc skyraider, của phi công Phạm Phú Quốc lái, thì biết, ngoại trừ Mỹ, thế giới ngạc nhiên, sửng sốt vì độ cũ kỹ, lạc hậu của nó, chứ không vì mức độ thiệt hại cho con người.

Mức độ tác hại bởi hoả tiễn Bắc Triều Tiên, tới đâu chưa biết, song mức độ trừng phạt của Mỹ làm cháu Ủn le lưỡi, bò tới hội nghị, qua con đường ngụy trang:

“Đoàn vận động viên Triều Tiên tới Hàn Quốc dự Olympics” xảy ra hôm ngày 1 tháng 2 năm 2018.

Đây là bậc thang thứ nhất, khởi đầu để leo lên:

1- Ông Kim Jong Un lần đầu ăn tối với đặc phái viên Hàn Quốc
2- Ông Kim Jong Un sẽ gặp tổng thống Hàn Quốc
3- Triều Tiên đồng ý đàm phán giải trừ hạt nhân
4- Triều Tiên sẽ ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.

Điều thứ tư trên đây, hơi bị khó cho nước Mỹ, bởi Mỹ bóp cổ mạnh tay, khiến cháu Ủn sáng mắt, sáng lòng, có vẻ ngoan ra, hứa lung tung, mong sao nó hứa mà đừng làm, cứ lâu lâu mang giàn hỏa tiễn da chai lông vịt ra hăm dọa, như chí Phèo rạch mặt ăn vạ Bá Kiếng, để cho Nhật hụ còi báo động, cho dân chui hầm, Nam Hàn, Nhật, Mỹ tập trận chung đều đều, mua máy bay, vũ khí của Mỹ đều đều, chưa nói cháu Ủn mà ngoan thiệt, dân Hàn, dân Nhật tụ tập hàng chục ngàn đòi đuổi những căn cứ quân sự Mỹ, ra khỏi những nước này, cũng phiền lắm. Xưa nay cháu Ủn hung hăng con bọ xít, thời kỳ này đúng là ân nhân của nước Mỹ, giờ này cháu Ủn ngoan, coi như cháu khôn hơn “bác” Hồ, không đốt hết Trường Sơn chống Mỹ, khôn hơn Saddam Hussein, không để đất nước bị tàn phá, bị san bằng, tránh được cảnh quân đội Hoa Kỳ móc đầu từ dưới hầm bí mật, xách cổ lên bóp mõm, há mồm, khám từng chiếc răng, sau đó đem hành hình, anh hùng mà chi?

Hội nghị, hiệp định xứ Hàn.

Ở miền Nam Việt Nam thường gọi Bắc Hàn và Nam Hàn, để nói chung về bán đảo Triều Tiên, Bắc Hàn theo CS, dưới sự bảo trợ của Trung Cộng và Nga Sô, kéo quân xâm lược Nam Hàn theo Tự Do, có Mỹ bảo trợ, cuộc chiến xảy ra ngày 25 tháng 6 năm 1950, sau 3 năm chiến tranh, ngày 27 tháng 7 năm 1953 cả hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn, chiến tranh tạm ngưng từ đó.

Không hiểu nhờ số trời, hay lãnh đạo nước họ khôn ngoan, không muốn làm anh hùng, cho nên thế lực Trung Cộng, Nga Sô không xúi dục được Bắc Hàn “giải phóng miền Nam”, để họ không có “mùa xuân đại thắng 30/4”, để bán đảo Triều Tiên có một nền hòa bình, dù không vững chắc. Bây giờ qua áp lực cấm vận, cô lập của Mỹ, anh em nhà họ Nam Bắc Hàn, gặp nhau từ thế vận hội mùa đông, họ đang bắt tay nhau, cùng ăn uống tiệc tùng, cho dù nó chưa thật, chưa có dấu chỉ thống nhất Nam Bắc một nước, tin rằng họ xem nhau anh em một nhà, cùng con một mẹ, không phải là kẻ thù. Không quá đổi ngu xuẩn và tàn ác, láo khoét như Hồ Chí Minh và tập đoàn CS Bắc Việt, cứ mãi mãi lừa dối, láo khoét người dân, từ việc nhỏ tới việc lớn…lãnh đạo CS Bắc Việt, chống Mỹ, nhưng chạy chọt, cố “phần đấu” cho con cháu du học Mỹ, tiền bỏ nhà bank Mỹ, mua nhà Mỹ, trong khi đó san bằng nghĩa trang quan đội VNCH, phá hủy văn hóa miền Nam, đàn áp cả Thương Phế Binh già nua, tàn tật, mồm luôn gào “hòa hợp hòa giải”.

Cháu Ủn, ngoan đến mức độ nào, có thật sự ngưng thử vũ khí hạt nhân? Điều này còn phải chờ, nhưng hiện tại tín hiệu “hoà hợp hòa giải” giữa hai miền Nam, Bắc Hàn cũng có nhiều hứa hẹn, xem ra họ hạnh phúc hơn Việt Nam, vì cùng hoàn cảnh gần giống nhau, bán đảo Triều Tiên ngưng chiến tháng 7/1953, Việt Nam 7/1954, nhưng Việt Nam khổ đau triền miên, đói khổ triền miên, ngày 19/3 tới đây Nam Hàn sẽ hoàn tất năm ngàn tấn gạo, trên mười ngàn tấn, để bố thí cứu đói Việt Nam Cộng Sản.



Phỏng vấn cựu trung tá hải quân Mỹ Nguyễn Anh Tuấn về: US Carl Vinson, và đời sống quân nhãn gốc Việt trong quân đội Mỹ







Phỏng vấn cựu đại úy VNCH Nguyễn Hữu Cầu







Ký Ức Về Những Bài Học Thuộc Lòng Thời Tiểu Học - Tác giả Phạm Văn Phước




Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc Tiểu Họ...c cách đây hơn bốn thập niên. Hồi đó, cách gọi tên các lớp học ngược lại với bây giờ, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Lớp Năm là lớp Một ngày nay, rồi đến lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, trên cùng là lớp Nhứt. Lớp Năm, tức là lớp thấp nhất, thường do các Thầy Cô giỏi nhất hoặc cao niên, dồi dào kinh nghiệm nhất phụ trách.

Sở dĩ như vậy là vì bậc học này được xem là vô cùng quan trọng, dạy học trò từ chỗ chưa biết gì đến chỗ biết đọc, biết viết, biết những kiến thức cơ bản đầu tiên, nghĩa là biến từ chỗ không có gì đến chỗ bắt đầu có.

Học trò, không phân biệt giàu nghèo, khi đến lớp, chỉ được dùng một thứ bút duy nhất là bút ngòi lá tre. Gọi là lá tre bởi vì bút có cái ngòi có thể tháo rời ra được, giống hình lá tre nho nhỏ, khi viết thì chấm vào bình mực. Bình mực thường là mực tím, có một cái khoen nơi nắp để móc vào ngón tay cho tiện. Thân bình bên trong gắn liền với một ống nhựa hình phểu, dưới nhỏ, trên to để mực khỏi sánh ra theo nhịp bước của học trò.

Khi vào lớp thì học trò đặt bình mực vào một cái lỗ tròn vừa vặn, khoét sẵn trên bàn học cho bình mực khỏi ngã, đổ. Bút bi thời đó đã có, gọi là bút nguyên tử, là thứ đầy hấp dẫn đối với học trò ngày ấy, nhưng bị triệt để cấm dùng.

Các Thầy Cô quan niệm rằng rèn chữ là rèn người, nên nếu cho phép học trò lớp nhỏ sử dụng bút bi sớm thì sợ khi học trò lớn lên, chúng sẽ dễ sinh ra lười biếng và cẩu thả trong tính cách chăng. Mỗi lớp học chỉ có một Thầy hoặc một Cô duy nhất phụ trách tất cả các môn.

Thầy gọi trò bằng con, và trò cũng xưng con, chứ không xưng em với Thầy. Về việc dạy dỗ, không Thầy nào dạy giống Thầy nào, nhưng mục tiêu kiến thức sau khi học xong các cấp lớp phải bảo đảm như nhau. Thí dụ như học xong lớp Năm thì phải đọc thông, viết thạo, nắm vững hai phép toán cộng, trừ; lớp Tư thì bắt đầu tập làm văn, thuộc bảng cửu chương để làm các bài toán nhân, chia… Sách giáo khoa cũng không nhất thiết phải thống nhất, nên không có lớp học nào giống lớp nào về nội dung cụ thể từng bài giảng.

Cứ mỗi năm lại có các Ban Tu Thư, có thể là do tư nhân tổ chức, soạn ra những sách giáo khoa mới, giấy trắng tinh, rồi đem phân phối khắp các nhà sách lớn nhỏ từ thành thị cho chí nông thôn. Các Thầy Cô được trọn quyền lựa chọn các sách giáo khoa ấy để làm tài liệu giảng dạy, miễn sao hợp với nội dung chung của Bộ Giáo Dục là được.

Tuyệt nhiên không thấy có chuyện dạy thêm, học thêm ở bậc học này nên, khi mùa hè đến, học trò cứ vui chơi thoải mái suốt cả mấy tháng dài. Các môn học ngày trước đại khái cũng giống như bây giờ, chỉ có các bài học thuộc lòng trong sách Việt Văn, theo tôi, là gây ấn tượng hơn nhiều.
Đó là những bài thơ, những bài văn vần dễ nhớ, rất sâu sắc về tình cảm gia đình, tình yêu thương loài vật, tình cảm bạn bè, tình nhân loại, đặc biệt là lòng tự tôn Dân Tộc Việt.

Tôi còn nhớ rõ trong sách Tân Việt Văn lớp Năm có bài học thuộc lòng thật hay về bóng đá mà hồi đó gọi bằng từ rất hoa mỹ là túc cầu:

Trận Cầu Quốc Tế

Chiều chưa ngã, nắng còn gay gắt lắm
Hai đội cầu hăng hái tiến ra sân
Tiếng hoan hô thêm dũng mãnh bội phần
Để cổ võ cho trận cầu quốc tế
Đoàn tuyển thủ nước nhà hơi nhỏ bé
Nếu so cùng cầu tướng ở phương xa
Còi xuất quân vừa lanh lảnh ban ra
Thì trận đấu đã vô cùng sôi nổi.
Tiền đạo ta như sóng cồn tiến tới
Khi tạt ngang, khi nhồi bóng, làm bàn
Khiến đối phương thành rối loạn, hoang mang
Hậu vệ yếu phải lui về thế thủ
Thiếu bình tỉnh, một vài người chơi dữ
Nên trọng tài cảnh cáo đuổi ra sân
Quả bóng da lăn lộn biết bao lần
Hết hai hiệp và… đội nhà đã thắng
Ta tuy bé, nhưng đồng lòng cố gắng
Biết nêu cao gương đoàn kết đấu tranh
Khi giao banh, khi phá lưới, hãm thành
Nên đoạt giải dù địch to gấp bội…


Bài học thuộc lòng này, về sau tôi được biết là lấy cảm hứng từ chiếc cúp vô địch đầu tiên và duy nhất cho đến bây giờ của Việt Nam tại Đông Á Vận Hội trên sân Merdeka của Malaysia vào cuối thập niên 50, với những tên tuổi vang bóng một thời như Tam Lang, Ngôn, Cù Sinh, Vinh “đầu sói”, Cù Hè, Rạng “tay nhựa”…

Tuy không biết chơi bóng đá, nhưng thằng bé là tôi lúc đó rất thích bài học thuộc lòng này nên tự nhiên… thuộc lòng luôn.

Càng đọc, càng ngẫm nghĩ đó đâu phải là bài thơ chỉ nói về bóng đá mà thôi. Nó là bài học đoàn kết của một Dân Tộc tuy nhỏ bé, nhưng gan lỳ, bất khuất khiến cho cả thế giới phải ngước nhìn bằng đôi mắt khâm phục!

Bạn thấy lạ lùng chưa, chỉ một bài thơ ngắn nói về một thứ trò chơi thôi, mà lại chứa đựng biết bao nhiêu điều vĩ đại, còn những lời "đao to, búa lớn ồn ào" chắc chi đã làm được việc.

Nói về môn Lịch Sử, hồi đó gọi là Quốc Sử, đã có sẵn bài học thuộc lòng như sau:

Giờ Quốc Sử

Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê,
Chúng tôi ngồi yên lặng, lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng khắp trong giờ Quốc Sử.

Thầy tôi bảo:
“Các con nên nhớ rõ,
Nước chúng ta là một nước vinh quang.
Bao anh hùng thưở trước của Giang San,
Đã đổ máu vì lợi quyền Dân tộc.
Các con nên đêm ngày chăm chỉ học,
Để sau này mong nối chí Tiền Nhân.
Ta tin rằng, sau một cuộc xoay vần,
Dân Tộc Việt vẫn là dân hùng liệt.
Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt,
Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam.
Bên những trang lịch sử bốn ngàn năm,
Đầy chiến thắng, vinh quang và hạnh phúc!”


Hình ảnh ông Thầy dạy Sử trong bài học thuộc lòng hiện lên, nghiêm nghị nhưng lại thân thương quá chừng, và bài Sử của Thầy, tuy không nói về một trận đánh, một chiến công hay một sự kiện quá khứ hào hùng nào, nhưng lại có sức lay động mãnh liệt với đám học trò chúng tôi ngày ấy, đến nỗi mấy chục năm sau, chúng tôi vẫn nhớ như in.

Lại có bài song thất lục bát về ông Thầy dạy Địa lý, không nhớ tác giả là ai, nhưng chắc chắn tựa đề là “Tập vẽ bản đồ”, phía lề trái còn in cả hình minh họa Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa:

Hôm qua tập vẽ bản đồ,
Thầy em lên bảng kẻ ô rõ ràng.
Ranh giới vẽ phấn vàng dễ kiếm,
Từ Nam Quan cho đến Cà Mau.
Từng nơi, Thầy thuộc làu làu,
Đây sen Đồng Tháp,
đây cầu Hiền Lương, Biển Đông,
trùng dương xanh thẳm,
Núi cheo leo Thầy chấm màu nâu.
Tay đưa mềm mại đến đâu,
Sông xanh uốn khúc, rừng sâu chập chùng…
Rồi với giọng trầm hùng, Thầy giảng:
“Giống Rồng Tiên chói rạng núi rừng,
Trải bao thăng giáng, phế hưng,
Đem giòng máu thắm, bón từng gốc cây.
Làn không khí giờ đây ta thở,
Đường ta đi, nhà ở nơi này,
Tổ tiên từng chịu đắng cay,
Mới lưu truyền lại đêm ngày cho ta.
Là con cháu muôn nhà gìn giữ,
Đùm bọc nhau, sinh tử cùng nhau.
Tóc Thầy hai thứ từ lâu,
Mà tài chưa đủ làm giàu núi sông!
Nay chỉ biết ra công dạy dỗ,
Đàn trẻ thơ mong ở ngày mai.
Bao nhiêu hy vọng lâu dài,
Dồn vào tất cả trí tài các con…”


Giờ đây, mấy chục năm đã trôi qua, tóc trên đầu tôi cũng bắt đầu hai thứ như ông thầy già dạy Địa trong bài học thuộc lòng ngày ấy, nhưng có một điều mà tôi nghĩ mãi vẫn chưa ra. Ông thầy đang dạy Địa, hay ông thầy đang âm thầm truyền thụ lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc cho đàn trẻ thơ qua mấy nét vẽ bản đồ?

Lời của Thầy thật là nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng cũng thật là tha thiết, chạm vào được chỗ thiêng liêng nhất trong tâm hồn những đứa trẻ ngây thơ vào những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, nơi chúng được dạy rằng ngoài ngôi nhà nhỏ bé của mình với ông bà, cha mẹ, anh em ruột thịt, chúng còn có một ngôi nhà nữa, rộng lớn hơn nhiều, nguy nga tráng lệ, thiêng liêng, vĩ đại hơn nhiều, một ngôi nhà mà chúng phải thương yêu và có bổn phận phải vun đắp.



 

Thịt Kho Tẫu - Tác giả Nguyễn-Xuân Nghĩa




Cỗ bàn ngày Tết của chúng ta có một món không thể thiếu là thịt kho. Ăn với dưa chua theo kiểu Bắc chưa chắc đã ngon bằng dưa giá theo kiểu Nam. Dưa chua thì phải ăn với thịt đông mới đủ mùi nhớ Bắc....

Trong cả chục món thịt kho, ta cũng có loại thịt kho Tầu.

Nghe nói đấy là một phát minh của Tô Đông Pha, nhưng nếu cho đúng cách thì hình như phải kho cả một tảng ba chỉ mỗi chiều mấy tấc với nhiều lớp mỡ rất dầy. Các tiệm ăn ở Hàng Châu vẫn quảng cáo món thịt kho đặc biệt ấy của bậc danh sĩ đời Tống. Nhưng, thành phố Hàng Châu hoa lệ và có nhiều kỳ tích thì đã âu sầu từ đầu Tết Giáp Ngọ vì giá nhà suy sụp đến chóng mặt và cho đến Tết năm nay vẫn chưa khá. Đến 30% kinh tế của Hàng Châu lệ thuộc vào địa ốc và các đấng con trời không lỡ dịp đầu cơ chơi bạo cho nên mới nằm thẳng cẳng: cả trăm ngàn căn nhà xây lên rồi đi vào hoang phế vì ế khách.

Nói chuyện heo lợn thì dân Hàng Châu còn mừng hơn người Thượng Hải.

Đầu năm Quý Tỵ, vừa ăn Tết xong thì họ thấy tới 16 nghìn con heo trôi sông Hoàng Phố chảy qua hòn ngọc quý của mình. Theo ty Thú Y sở tại thì các nông trại từ thượng nguồn vẫn hạ thịt heo nhiễm độc mà bán ra ngoài cho thiên hạ ăn Tết. Đến khi thấy nhà chức trách mở cuộc truy lùng thì họ tẩu táng tang vật... xuống sông. Cho nên cả vạn con heo, cùng cả ngàn con vịt, mới trôi sông ra biển và gây mùi khó tả làm lãnh đạo Bắc Kinh thấy ốt dột. Họ vừa xong Đại hội đảng Khóa 18 và sắp khai mạc Quốc hội Khóa 12 để ra mắt bộ sậu mới thì Thượng Hải đã trình bày những hình ảnh hoành tráng như vậy!

Người Thượng Hải thì tìm lối thoát, rằng tên thành phố 23 triệu dân này cũng là Thướng Hải, lên biển, đấy là cách tạm lánh nạn xác thối lềnh bềnh trên sông.

Nhưng thôi, vào buổi đầu năm thì hãy trở lại chuyện vui chứ!

Và tờ báo Xuân này xin tự ý đục bỏ nhiều hình ảnh gớm ghiếc.
 
Trở về chuyện vui của chúng ta, trong một bữa cơm cuối năm cùng đại gia đình ở tiệm Nguyễn Huệ trên đường Bolsa, người viết này gọi mấy đĩa thuộc loại chân truyền cho cả nhà cùng thưởng thức.
Đây là tiệm ăn nổi tiếng từ mấy chục năm nay về đủ loại phở nhưng dân sành ăn thì hay gọi những món cơm gia đình đầy chất Bắc. Ít người biết là khi vừa chân ướt chân ráo đến đây, ông chủ hào hoa và hiếu khách đã học được cách làm bê thui theo kiểu Mỹ - rất tối tân hiện đại mà thơm ngon vô cùng. Rồi ông cũng dạy lại người khác cách luộc gà và nhất là lòng heo hay thịt lợn. Đĩa thịt luộc trắng phau, béo ngậy và rất thơm là đặc sản của Nguyễn Huệ mà nhiều nơi khác không thể bì nổi.
Và heo ở đây là heo Mỹ!

Hôm đó, nhìn các món khoái khẩu nhất trên bàn, người viết này bỗng đực mặt, chỉ vì có đứa cháu chưa từng nếm món thịt đông.

Sau khi xắn hết nửa đĩa thịt tròn đầy như mông em bé, kèm mấy cọng dưa chua thật giòn, đứa cháu mới hỏi đó là cái gì mà ngon vậy? Nghe người lớn giảng và dịch xong, thằng bé hỏi thêm. Mà tại sao người ta lại gọi thịt heo là thịt vậy? Chứ bộ cứ thịt thì phải là thịt heo sao?

Câu hỏi của trẻ thơ làm người viết tần ngần.
 
Thế rồi nhìn cả nhà múa đũa với mấy món ốc bung, giả cầy, thịt đông, lòng heo chấm mắm tôm, thịt luộc với mắm tôm chua do ông chủ làm lấy, v.v... cây bút này miên man nghĩ về heo lợn và văn hóa ẩm thực.
 
Đầu tiên, xin hãy quên truyện "Lục Súc Tranh Công" để thấy heo là con vật yêu nước.

Theo nhiều nhà nhân chủng học, hình như ngày xưa người theo đạo Hồi không có tục cấm ăn thịt heo. Cho đến khi phát giác là nuôi heo quá tốn nước nên họ mới loại bỏ một kẻ thù có bản năng cướp nước của mình trên những vùng đất khô cằn có quá nhiều sa mạc. Đúng sai thì ai hay?

Nhưng biết đâu là nhiều yếu tố tín ngưỡng có khi xuất phát từ thổ ngơi hay kinh tế? Sau đó mới là các nhà tu khoác áo thụng nói về những điều cấm ngặt của đấng Tiên Tri? Bi hài!

Mà lỡ nói về kinh tế, thì tại sao cái nhà của người Tầu phải có con heo?

Không phải ư mà còn cãi?

Thương thật! Chữ “an” của họ, như yên lành, thuộc bộ “miên”, nhưng phải có chữ “nữ” ở dưới. Nhà có đàn bà thì gia đình mới yên vui. Đúng quá đi chứ?

Nhưng chữ "gia" của họ cũng thuộc bộ "miên" - là cái mái trùm lên nhà ngoài và nhà trong - bên dưới có chữ "thỉ" là con lợn. Nhà có mái trong mái ngoài mà thiếu con heo thì chưa phải là nhà!

Đấy là khi dân Tầu còn nghèo và thịt heo vẫn là xa xỉ phẩm, ngũ cốc và rau cỏ mới là món ăn phổ biến.

Luận như vậy vẫn còn là tối. Mao Trạch Đông mới là người sáng khi gọi con heo là "nhà máy làm phân đi bốn chân".

Loài gia súc này giữ vị trí then chốt trong chu trình tái tạo của một gia đình: nó ăn những gì cả nhà thải ra, rồi dạng chân cho lại cả chục ký phân để bón rau đậu, cuối cùng thì còn hy sinh để họ làm đủ món ngon, từ đầu đến đuôi, từ thủ đến vĩ, từ bì đến xương và móng.... Vì vậy, cái nhà chân chính của người Hoa người Hán là phải có con heo.

Nhưng dưới triều Mao thì sỏi đá chẳng thành cơm, như câu vè nhà quê của Hà Nội, mà gạo cơm gì thì cũng ra sỏi đá. Cho nên trong vài năm nhảy vọt về thời hồng hoang, từ 1958 đến 1961, có gần bốn chục triệu người chết đói tại Trung Quốc. Người còn chết đói, huống gì con heo!
 
Nhìn cả nhà gọi thêm đĩa rau muống xào tỏi thơm phức, người viết này liên miên nhớ đến một ông bác họa sĩ sống tại Hà Nội sau Genève 54.

Có lần ông được đeo ba lô đi công tác ở mãi tận Vân Nam bên Tầu. Hành trang cách mạng có một lon nhôm rất quý. Bên trong đựng chút mỡ lợn đã sền sệt vì trời lạnh. Rồi ông ngạc nhiên là trên thiên đường xã hội chủ nghĩa bên đó, các đồng chí của đảng anh em lại rất thèm cái kho tàng trong bị của mình.

Hẩu lớ, hẩu lớ. Họ xin được chấm cây đũa vẫn còn chưa vót, chỉ như cái que kem Cẩm Bình của Hà Nội thời xưa, vào cái lon quý để mút một chút mỡ - vì từ nhiều năm nay không còn nhớ gì về cái vị mỡ lợn cả.

Vậy mà họ đã qua dạy đảng ta về cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp! Ngu có đẳng cấp siêu hạng.

Nhờ trời - giời ơi! - ngày nay tình hình đã khá hơn. So với thời Đặng Tiểu Bình vừa mở cửa 35 năm trước thì ngày nay người Tầu được ăn thịt heo gấp năm.

Nhưng mẹ kiếp bố khỉ, đấy mới là vấn đề.

Với dân số bằng một phần tư dân số thế giới, Trung Quốc ăn phân nửa số heo tiêu thụ hàng năm của toàn cầu, khoảng 500 triệu con. Giới kinh tế làm phép tính nhẩm, rằng trung bình một năm người dân bên đó ăn 39 ký thịt heo - hay 0,27% của một con heo. Hơn một phần tư một con heo, lại thêm một phe vượt xa người Mỹ vốn mê thịt bò hơn!

Nhưng con số huy hoàng ấy che giấu nhiều tai họa vĩ đại, vì Trung Quốc là xứ đói ăn, khát dầu và thiếu nước.

Với diện tích canh tác chỉ bằng một phần ba trung bình của thế giới, Trung Quốc lại cần nước hơn cả: trên khắp năm châu, Á Châu là nơi ít nước nhất nếu so với dân số, mà đứng đầu châu Á về nạn thiếu nước chính là Trung Quốc. Họ cướp đất thì cũng để lấy nước và nay lại phải nuôi loại gia súc yêu nước nhất!

Trong khi ấy, cả đất và nước đều bị ô nhiễm nặng: một phần năm diện tích canh tác của Tầu đã hết xài vì có quá nhiều độc chất ở dưới. Nào chỉ có con heo ở Thượng Hải là bị nhiểm độc đâu?
Mà họ nuôi heo bằng gì trong các nông trại đại trà đang được công nghiệp hóa?

Bằng thực phẩm cho gia súc, chủ yếu chế biến từ ngô bắp và đậu nành.

Tính cho gọn thì muốn có một ký thịt heo thì cần từ sáu đến tám ký đậu. Với diện tích khả canh bị giới hạn, xứ này dẫn đầu thế giới về đậu nhập cảng, làm nông gia Mỹ sướng rêm mé đìu hiu.

Nhìn rộng ra ngoài, nếu Trung Quốc tiêu thụ phân nửa số thịt heo của thế giới thì cũng sẽ tiêu thụ phân nửa lượng thực phẩm cho gia súc của thế giới - và gây sức hút rất căng cho các thị trường nông sản. Ngày Xuân xin miễn nói thêm về kinh tế.

Nhưng ít ai để ý là thế giới ngày nay đang thu hẹp diện tích đất đai để tăng gia nông phẩm, cho nên nhân loại mới bị nạn thiếu cây xanh. Bây giờ, nhờ Trung Quốc thi đua ăn heo quay và thịt kho tầu, nhiều người cứ lo lắng về nạn nhiệt hóa địa cầu đã ngó nghiêng về đấng con trời - mà than.

Vì thiếu đất và nước mà lại mê heo nên Trung Quốc còn ra sức đầu tư vào trang trại xứ khác để chở đậu về nhà. Ngày nay, họ đang gây vấn đề chính trị lẫn xã hội cho thiên hạ vì truyền thống khạc nhổ lung tung mà coi trời bằng vung. Đệ nhất siêu cường kinh tế mà!

Đã thế, cái nhà máy làm phân có bốn chân của Mao Trạch Đông vẫn phải hoàn thành chu trình tiêu hoá của nó. Cho nên cái núi phân heo vĩ đại kia đang gây thêm một vấn đề môi sinh khác.

Giới khoa học cho biết rằng phân heo tiết ra một lượng methane và nitrous oxide gấp 300 lần chất thán khí carbon dioxide mà ai ai cũng sợ. Thành thử, việc công nghiệp hoá ngành nuôi heo càng ô nhiễm hóa bầu khí quyển.

Trong các dịp lễ tết tại Hoa Kỳ, người ta cứ hay bơm bóng mua vui bằng chất nitrous oxide, cho nên hợp chất này mới có tên là "khí ga cười", laughing gas. Ngẫm lại thì nhờ Trung Quốc ăn heo như hạm, người ta sẽ cười đến chảy nước mắt....
 
Trên bàn ăn cuối năm, mọi người đã thanh toán gần hết những món khoái khẩu cho nên người viết này đành trở lại trần thế với câu hỏi cho ngày Tết.

Nếu người ta cứ nói con chim ưng là biểu tượng của nước Mỹ, con gấu là nước Nga, con gà gáy là nước Pháp, v.v... thì Trung Quốc nên chọn con gì làm biểu tượng - hay quốc tính? Ai đoán đúng thì sẽ có một năm mới đầy may mắn.


Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

USS Carl Vinson viếng Đà Nẳng khiến Trung Quốc "phật lòng"?







Hợp ca Thế Kỷ Này, Thế Kỷ Của Chúng Ta, nhạc Võ Hoàng







Á Châu Ngày Nay, 9/3/2018




https://drive.google.com/file/d/1_YF11iELdzFGF30tjzZ27drMCAD9ZxYW/view?usp=sharing

Đỗ Thông Minh: Nói chuyện về Tiếng Việt







Không đánh mất truyền thống: "VÀO, VƠ, VÉT, VỀ", tướng lãnh VN tranh nhau hốt sạch hộp quẹt zippo trên USS Carl Vinson







VN Tuần Qua, 10/3/2018




https://drive.google.com/file/d/1mXDTaBxqrIyrJ3LvIllPY4EePDdTzG9F/view?usp=sharing

Lục tìm sách cũ ở Sài Gòn







CHÚNG SẼ ĐẾN TRONG NĂM PHÚT NỮA - Tác giả Phạm Đoan Trang







“chúng sẽ đến trong năm phút nữa
chúng sẽ đến trong một phút nữa
chúng đến sau dòng chữ này…”
(thơ Thận Nhiên)


Buổi sáng thứ hai, 26/2. Tôi để đồng hồ dậy vào lúc 8h – khá muộn, vì tôi nghĩ tôi sẽ không thể ngủ qua đêm. Nhưng hoá ra tôi vẫn ngủ tốt và khi tỉnh dậy, chỉ có cảm giác giấc ngủ sao mà quá ngắn, hình như chưa kịp ngủ thì đã phải dậy.

Hà Nội vẫn còn lạnh. Trời tối mờ mờ, trông như mù sương nhưng thật ra là một cơn mưa phùn. Mưa xuân. Thứ mưa đặc thù của miền Bắc mà nhiều người rất ghét vì nó làm đường bẩn, nhem nhép bùn. Nhưng tôi thì lại rất thích. Tôi hay nhớ tới câu thơ của Nguyễn Bính, “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy…”.

Tôi chuẩn bị đồ đạc rất nhanh. Tất cả chỉ gói gọn trong một cây đàn guitar và tập bản nhạc. Ví tiền nhét sẵn trong cái túi nhỏ bên ngoài bao đàn. Tôi đeo đàn và rảo bước ra cửa, cố không nhìn vào mắt mẹ. Tôi chỉ nói nhỏ: “Mẹ, con đi đây”.

“Không ăn sáng gì hả con?”.

“Con không ăn đâu ạ”.

Tôi vội vã đi ra. Tôi không nói mẹ cũng biết tôi đang chuẩn bị đi đâu. Tôi không ngoái đầu lại nhìn mẹ, cắm cúi đi thẳng ra thang máy của toà nhà. Thậm chí tôi chẳng dặn mẹ bao giờ tôi sẽ về, nếu tôi không về thì mẹ cần làm gì. Bởi vì tôi cũng đâu biết rồi mọi chuyện sẽ thế nào, nên sao mà hứa “con sẽ về” được. Bởi vì tôi biết rằng, chỉ cần tôi dừng lại, ôm lấy mẹ, cảm nhận thân hình gầy quắt của bà cụ già 78 tuổi run lên trong tay mình, là có thể tôi sẽ ứa nước mắt. “Có thể” thôi, bởi vì vào những lúc như thế này, bản năng của một nhà báo trỗi dậy, tôi khá lạnh lùng, thậm chí trống rỗng. Nhưng dù gì đi nữa, cái ôm hôn đó của đứa con gái với mẹ trước khi đi cũng chỉ là một nhát cứa thêm vào lòng mẹ mà thôi.

Tôi xuống sảnh tầng 1, chuẩn bị bước xuống đường. “Mưa xuân phơi phới bay”, đất trời mờ đục như sương. Vỉa hè, như thường lệ, la liệt người đứng ngồi. Tôi vịn tường, lê từng bước xuống hè mà không biết xe nào là xe của “phe ta”, nghĩ thầm “lên nhầm xe an ninh bây giờ là bỏ mẹ”. Nhưng tôi vẫn đi thẳng về phía chiếc xe đứng sát mặt đường nhất. Người ngồi trên xe mặc áo mưa, đội mũ, đeo khẩu trang kín mít, chỉ hở hai con mắt, nhìn tôi gật đầu. Nhìn vào đôi mắt đó, tôi yên tâm ngay. Không phải mắt an ninh.

Tôi leo lên xe. Anh vừa nổ máy thì mấy thanh niên ngồi vỉa hè cũng nhanh chóng đứng dậy, ra xe. Chúng bám theo chúng tôi ngay. Tôi rùng mình, sởn gai ốc khi nghĩ tới cảnh một chiếc xe sẽ lao thẳng vào ngang thân xe tôi, và kẹp chân tôi lại. Kế đó là tiếng rắc rắc… Nhưng cũng may, đường rất đông, gần như kẹt xe. Anh đi cũng khá nhanh và lẫn vào đám đông kịp trước khi chúng kè kè bên cạnh.

Tôi cúi xuống nhìn bàn tay mình, thấy nó trắng bệch. Nó trắng vì tôi đang lạnh, dính nước mưa, hay vì nửa năm nay tôi rất ít ra nắng? Nửa tiếng sau, chúng tôi rẽ vào con phố nhỏ gần đường Hào Nam, và đến quán nước mà tôi hẹn chúng. Sớm tới 40 phút so với giờ hẹn. Xuống xe, tôi định trả tiền nhưng anh gạt đi, phóng thẳng.

Đàn ơi, buồn làm chi…

Tôi bước vào quán. Việc đầu tiên là tháo cây đàn khỏi vai.

Chủ quán trông thấy tôi, ồ lên: “A chị Trang. Lâu quá rồi không gặp. Chân cẳng thế nào rồi?”. Trong một khoảnh khắc, tôi ngỡ ngàng. Tôi không ngờ chủ quán biết mình, biết cả tên và thương tật của mình. Và biết không phải với tinh thần cảnh giác của một “quần chúng” từng nghe an ninh nói xấu về “đối tượng”. Còn người chủ quán chỉ cười hồn hậu, tươi như hoa. Anh không hề biết nụ cười và câu chào của anh có ý nghĩa với tôi như thế nào. Nó làm tôi bình tĩnh lại, ý thức được rằng đây vẫn đang là một cuộc sống bình thường giữa những con người bình thường.

Tôi cười: “À, thì mình cũng vẫn thế, nhưng không sao”. Rồi tôi kéo ghế ngồi, gọi một ly Lipton sữa nóng.

Trong lúc chờ chủ quán pha trà, tôi mở bao, rút cây guitar ra, đàn luôn. Đằng nào thì ngồi chờ nửa tiếng cũng chẳng có gì làm.

“If a picture paints a thousand words, then why can’t I paint you?

The words will never show the you I’ve come to know…”.

Những hoà âm ngọt ngào của If giống là những giọt nhạc đang rơi. Tôi đã nghe If từ năm 12-13 tuổi. Đã nghe trong bóng tối, khi chỉ có ánh đèn nhà hàng xóm chiếu xuyên qua cửa sổ, hắt bóng mình lên tường. Ngày ấy, có bao giờ tôi nghĩ lớn lên, mình sẽ sống một cuộc sống như thế này. Không, nó không hề buồn, đau khổ, cô độc, đáng sợ như nhiều người vẫn tưởng. Chỉ đơn giản là nó khác thôi, nó quá khác so với những năm tháng tuổi thơ tràn đầy ánh sáng và âm nhạc của tôi.

Rồi những người lạ bắt đầu lục tục bước vào, đi lẻ. Mỗi người chọn một bàn riêng. Chỉ sau vài phút, quanh tôi la liệt an ninh. Họ ngồi ở vị trí có thể trông chừng tôi, nhưng tôi cũng không để ý lắm vì đang mải đàn. Tôi chọn chỗ ngồi hướng ra đường. Từ đây nhìn ra, thỉnh thoảng tôi lại thấy người “phe ta” phi xe máy chạy ngang qua và liếc mắt vào quán xem tôi thế nào. Có lẽ là một cảnh tượng vừa lãng mạn, vừa bi tráng, khi tôi ngồi một mình đánh đàn chờ công an đến, và bên ngoài, trời cứ mưa. Mưa xuân...

Gần 10h thì cặp nhân viên an ninh hẹn tôi đến, sớm 10 phút. Họ đi bộ, chắc là bắt Grab hoặc Uber. Hai người hơi khựng lại khi thấy tôi đang… chơi đàn. S. cười: “Hay quá, chị làm bản nhạc chào anh em đi nào”. Không cần S. nói, tôi cũng đang chơi.

Romance, Serenade... Tôi chơi và điều kỳ lạ là tôi thấy mình đàn cũng không đến nỗi dở, vô cảm, khô khốc. Người ta bảo nghệ sĩ chơi đàn là mở lòng mình với thiên hạ, nhờ cây đàn nói hộ tiếng lòng mình. Chẳng biết lúc đó tôi muốn nhờ đàn nói gì, nhưng tôi cảm nhận rõ là tiếng đàn cũng khá ngọt.
Hết hai bài, tự thấy chơi nữa thì bất lịch sự nên tôi bỏ cây guitar sang bên, đặt nó lên ghế, dựa vào tường. Câu chuyện giữa ba người bắt đầu sau đó, rời rạc. Tôi chỉ thích nói chuyện âm nhạc, mà họ thì lại không hoàn toàn chia sẻ đam mê đó. Sự thực là cuối cùng, tôi cũng chẳng biết họ hay nghe thể loại gì, dù họ đã nói “thường lúc nào mệt mỏi thì nghe, gọi là để giải trí”.

Chuyện chính trị, thì chúng tôi có gì để nói với nhau? Tại cuộc thẩm vấn hai ngày hôm trước, vào lúc 22h đêm, S. đã tươi như hoa sau khi “khích” được tôi viết hẳn vào một tờ giấy: “Tôi đấu tranh để chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xoá bỏ nó. Ký tên: Phạm Đoan Trang”. S. mừng hớn hở và từ lúc đó, hạ ngay từ “ép làm việc” xuống “cafe” trong tuần tới. Có lẽ vì S. thấy mình đã xong việc rồi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rồi. Hồ sơ về con phản động đã hoàn chỉnh. Phần còn lại bây giờ là của những nhóm khác.

Tôi luôn nhìn ra niềm vui lấp lánh trong ánh mắt của những nhân viên an ninh như S. hay như Yến, Minh, Long… Tiếc rằng đó là sự phấn khởi của những kẻ vừa làm tốt những công việc mà người bình thường chúng ta sẽ gọi là thất đức: hoàn tất hồ sơ để đưa một đối tượng phản động vào tù. Có nghĩa là, S., Yến, Minh, Long… vui mừng vì chỉ vài tuần, hoặc vài ngày nữa thôi, cái kẻ vừa ngồi trước mặt chúng, thậm chí vừa chơi đàn cho chúng nghe, say sưa nói với chúng đủ điều về âm nhạc, sẽ bị tách khỏi gia đình, người thân để đi vào một môi trường mới, không có đàn, không có bố mẹ, anh chị em, không bạn bè, không ai cả và không gì cả. Bỏ lại tất cả quãng đời tự do sau lưng.

Khi chúng bỏ tù Mẹ Nấm 10 năm, thì không phải chỉ mình Mẹ Nấm “chịu sự trừng phạt của pháp luật” như cách chúng hay nói. Bởi vì sau lưng Mẹ Nấm còn là hai đứa con nhỏ đang tuổi cần có mẹ, còn người mẹ già và người bà đã 90 niên. Nghề “bảo vệ an ninh quốc gia” của chúng đấy.
Cuộc đối thoại

Thỉnh thoảng, buồn tay, tôi lại với cây đàn, chơi thêm vài bản. “It’s only love”, “Lên ngàn”… Ở xung quanh tôi, an ninh vẫn la liệt ngồi mỗi bàn một người. Bên ngoài, trời vẫn mưa, và tôi biết cả an ninh lẫn anh em hoạt động đều đang ngồi xen kẽ trong thế “cài răng lược” để xem tình hình bên trong thế nào. Thỉnh thoảng, anh “xe ôm” vừa nãy chở tôi lại chạy ngang quá, ghé mắt nhìn vào quán.
Thật là một cảnh tượng như phim khi bên trong một người đánh đàn giữa quán và giữa an ninh. Bên ngoài, phe ta phe địch “cài răng lược”. Tôi cứ chơi, chơi như thể đang lên cơn nghiện, không thể bỏ đàn xuống. Bỗng dưng tôi nhớ đến hình ảnh những nghệ sĩ vĩ cầm chơi bản nhạc cuối cùng trong đời họ trên con tàu Titanic đang chìm.

Rồi đột nhiên, người “lái xe ôm” chở tôi mấy tiếng trước bước vào quán, vẫn khẩu trang kín mít. Anh đi ngang qua tôi, vẫn kịp liếc nhìn. Khi hai ánh mắt chạm nhau, tôi giật bắn mình. Sao anh liều đến thế? Anh đi thẳng vào trong quán và kéo ghế… ngồi ngay sau lưng tôi. Hai chúng tôi gần như tựa lưng vào nhau. Không hiểu sao chiếc bàn anh ngồi vào phút đó lại trống. Có lẽ phía an ninh đổi ca.
Và câu chuyện diễn ra giống trong phim hơn bao giờ hết, khi hai người khách trong một quán nhỏ ngồi xây lưng vào nhau, cố tìm cách nói chuyện với nhau nhưng không để ai biết. Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng anh trầm trầm sau lưng tôi: “Nó ngồi trong góc đó, cẩn thận”. Tôi nói to với S.: “Vâng, mình hiểu mà”.

Rồi hai tiếng đồng hồ cũng hết. S. và đồng chí của anh ta trả tiền nước cho cả ba rồi gọi grab ra về. Họ có thể yên tâm rằng hồ sơ xong xuôi cả rồi mà con mồi chưa hề biết điều đó, cũng chẳng có ý định chạy trốn. Đi đâu được nữa với hai cái chân này, và trong tình hình này?

Hai người đó đi ra, nhưng các nhân viên an ninh khác vẫn ngồi yên trong quán. Và anh – người lái xe ôm bất đắc dĩ – cũng vẫn ngồi sau tôi, quay lưng ghế vào tôi. Chúng tôi cố nói chuyện trong một đoạn đối thoại kỳ lạ, đối lưng.

“Khi nào anh đứng lên ra ngoài thì em hãy ra nhé. Ngoài kia đông lắm đấy”.

“Vâng”.

“Chủ quán, tính tiền” – anh đứng dậy, nói rất to.

Anh trả tiền và đi ra ngoài. Tôi bước theo, không quên chào chủ quán và chủ quán cũng cười như hoa đáp lại: “Chị về nhà, hôm nào rảnh ghé nhé”.

Bên ngoài, vỉa hè cũng đầy nhóc những người đứng, ngồi trên xe máy, nhìn tôi đăm đăm.

“K. sẽ đón em” – anh nói rất nhanh lúc leo lên xe máy.

Tôi cũng nhìn anh, mấp máy môi thay lời cảm ơn. K. phi xe đến rất nhanh, trong màu áo grab, mặt bịt kín khẩu trang. Tôi hì hục leo lên xe và nói với K., như cách một người khách nói với anh xe ôm, nhưng nội dung khác: “Chị chưa biết đi đâu đâu đấy”.
“Em biết. Chị lên đi, ôm chặt em nhé. Mình cắt đuôi”.

K. phóng vèo đi. Và cả đám “xe ôm” kia cũng lốc nhốc bám theo. Tôi còn không biết rằng anh lái xe “phe ta” cũng đã bám theo để theo dõi ngược lại, cả lũ. Tôi cũng không hề biết, rất nhiều anh em hoạt động khác vẫn theo sát tình hình, họ chỉ “lảng vảng” cách chúng tôi đâu đó vài chục mét.

“Chị giữ chắc nhé. Em phóng đây”.

K. rồ ga, lao đi. Cuộc rượt đuổi bắt đầu. Tôi bám chặt áo K. và nhìn xuống, thấy hai bàn tay lại trắng bợt.

“Chị đừng lo. Hồi nhỏ em đọc Conan nhiều lắm”.

Tôi bật cười vì câu nói đó của K.

Nhưng K. nói đúng. Chàng thám tử Conan bất đắc dĩ đã cắt được đuôi, đưa chúng tôi chạy thoát giữa vòng vây an ninh. Về sau này, nghe anh “xe ôm” kể lại, đám an ninh điên cuồng khi để mất dấu vết hai con mồi. Chúng lồng lên, chạy đi chạy lại dọc mấy con phố, nhưng hai con mồi đã mất dạng.
Chúng tôi chạy thoát mà đến cả tiếng sau, cả hai vẫn còn run cầm cập. Khi đến được “cơ sở cách mạng”, mặt tôi hình như tái mét. Chỉ đến khi chủ nhà mỉm cười, tôi mới hiểu là mình đã tạm thoát rồi, và hàng chục anh em cả trong Sài Gòn lẫn ngoài Hà Nội, trong nước và nước ngoài, đều biết và vui mừng đến phấn khích vì điều đó.

* * *

Phải rồi. Đó sẽ là một buổi cafe mà tôi không bao giờ quên được trong đời, vào một ngày đầu xuân đầy mưa và ẩm ướt. Mỗi con người, mỗi gương mặt xuất hiện đều để lại những ấn tượng dữ dội, đầy cảm xúc, và họ đều có một vai trò nào đó. Kể cả anh chủ quán, kể cả anh xe ôm mà hiện giờ tạm thời tôi chưa thể nêu tên anh, cả K. và thậm chí S. Và cả cây đàn guitar của tôi.

Tôi không hình dung được mọi người – những anh chị em trong phong trào dân chủ – đã lo lắng và tìm đủ cách bảo vệ tôi như thế nào.

Nhưng mọi người cũng không biết những cảm xúc trong tôi ngày hôm đó, không biết rằng họ có một phần ý nghĩa lớn như thế nào trong cuộc đời tôi, không biết rằng vì họ, vì những điều ấy, tôi thấy mình hạnh phúc biết bao nhiêu.




Tự Do Thương Mại và Bảo Hộ Mậu Dịch: Lý luận của Donald Trump - Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa




Như một ngẫu nhiên mỉa mai, Thứ Năm mùng tám Tháng Ba, khi 11 quốc gia thành viên còn lại của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP chính thức ký kết Hiệp ước được thêm tên là TPP Toàn diện và Cấp tiến (CPTPP) thì cái xứ bỏ cuộc chơi là Hoa Kỳ lại phát pháo lệnh vào thành trì của tự do mậu dịch với hai sắc lệnh Tổng thống đòi nâng thuế nhập nội cho thép (25%) và nhôm (10%).
Chính quyền Trump có vẻ đang lùi về chính sách bảo hộ mậu dịch (protectionism) và khai chiến với các nước. Đa số báo chí đều tường thuật như vậy. Nhưng sai! Sự thể nó rắc rối hơn thế.

Chúng ta nên đi lại từ đầu….

Hai Tổng thống, Cộng Hòa George W. Bush rồi Dân Chủ Barack Obama, đều ủng hộ Hiệp ước TPP từ sáng kiến của bốn nước mở đầu (Singapore, New Zealand, Chile và Brunei) và khai triển thành một dự án lớn từ năm 2008. Nhưng khi việc thương thảo hoàn thành vào năm 2015 thì Quốc hội không phê chuẩn như Tổng thống Obama yêu cầu. Trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016, cả hai ứng cử viên dẫn đầu là Hillary Clinton và Donald Trump cũng đều chống văn kiện này. Sau khi đắc cử và nhậm chức, Tổng thống Trump quyết định rút khỏi Hiệp ước TPP như đã hứa hẹn khi tranh cử.

Lý luận của Trump khi ấy là hoài nghi mọi cam kết quốc tế vì có hại hơn là có lợi. Bên cánh tả cho là thỏa thuận đó chỉ có lợi cho các tổ hợp đa quốc và làm các nước nghèo bị thiệt hại. Người khác thì cho rằng các hiệp định quốc tế ấy khiến việc làm được chuyển qua các nước có nhân công rẻ, giúp các tập đoàn đa quốc kiếm lời to, nhưng lại làm công nhân của các nước giàu có bị thiệt hại. Điều ly kỳ là đảng Cộng Hòa xưa nay cổ võ tự do mậu dịch cũng tỏ vẻ ngờ vực mà người hoài nghi tự do mậu dịch (khi xưa còn chống Hiệp ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA) là Barack Obama thì đảo ngược lập trường và ủng hộ TPP.

Nhìn ngược về lịch sử - khỏi lên tới Adam Smith, Frédéric Bastiat, David Ricardo - chúng ta nên nhớ tự do mậu dịch (hay ngoại thương không đánh thuế nhập nội và hạn ngạch nhập cảng) chỉ chiếm ưu thế sau Thế chiến II thôi. Trước đó, bảo hộ mậu dịch là chánh sách phổ biến của các nước. Sau này, trong 60 năm, các hiệp định tự do song phương (giữa hai nước) hay đa phương (giữa nhiều nước) mới mọc như nấm sau cơn mua.


Thật ra tự do mậu dịch như giải pháp lý tưởng cho thiên hạ là hiện tượng mới. Trước đó, chế độ bảo hộ để bảo vệ kỹ nghệ và việc làm nội địa lại phổ biến hơn - mà cũng đem lại tăng trưởng và phát triển cho các nước Âu-Mỹ.

Lý tưởng tự do mậu dịch được nhiều trường phái kinh tế đề cao vì mở vòng giao dịch giữa các nước sẽ giúp từng quốc gia tìm ra lợi thế tương đối của mình để sản xuất mặt hàng có lợi nhất và nếu mọi người đều có thể mua hàng rẻ hơn, về dài thì ai cũng có lợi. Đó là về lý thuyết. Thực tế lại như ca dao của ta: “lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”.

Chỉ vì “về dài thì ai cũng chết” (Keynes), mà “bàn tay vô hình” (Adam Smith) lại chậm cử động. Trong môi trường cạnh tranh mở rộng, nhiều doanh nghiệp và công nhân khó tìm ra lợi thế tương đối mà còn bị đào thải, mất việc, hay phải nhận lương thấp hơn. Tìm việc mới ở tuổi 30 thì dễ, chứ ở tuổi 50 lại khó hơn, và họ cần được bảo vệ.

Vì kinh tế cũng là chính trị, các chính trị gia sẽ ra sức bảo vệ họ, để kiếm phiếu.

Giải pháp kinh tế cho việc bảo vệ đó là hàng rào nhập nội. Giải pháp chính trị cho việc bảo vệ là lá phiếu cử tri hay hậu thuẫn của “quần chúng nhân dân lao động”.

Thực tế khác là mọi người đều nhìn vào tự do hay bảo hộ mậu dịch từ quyền lợi riêng. Họ ủng hộ những gì có lợi mà mối lợi ấy cũng thay đổi chứ không cố định bất biến. Khi hoàn cảnh thay đổi thì lập trường hay chủ trương của người ta cũng vậy.

Sau Thế chiến II, đa số có thể đề cao tự do mậu dịch và hiện tượng toàn cầu hóa.

Nhưng từ năm 2008, sự tình đã đổi thay với vụ khủng hoảng và nạn Tổng suy trầm. Nhiều người thấy lợi bất cập hại trong tự do mậu dịch nên hoài nghi các hiệp ước quốc tế, trào lưu toàn cầu hóa, và các đảng phái chính trị truyền thống đều rơi rụng. Âu Châu gặp hiện tượng đó và nhiều nước lặng lẽ áp dụng các biện pháp bảo hộ.

Là quốc gia ít lệ thuộc vào xuất cảng và có sản lượng kinh tế dẫn đầu thế giới, Hoa Kỳ cũng thấy mệt mỏi. Điều ấy mới giải thích chuyện bất ngờ là Donald Trump đắc cử Tổng thống.

Ngày nay, ông đang đặt lại vấn đề như đã hứa hẹn.

Là doanh gia tốt nghiệp trường Wharton, Trump không thể không biết lý luận kinh tế cổ điển tới những trường phái tả hữu gần đây. Nhưng ông chẳng thiên về lý thuyết mà nhào vào thực tế.

Thực tế riêng thì doanh gia Donald Trump kiếm lợi nhờ tự do mậu dịch. Thực tế chung thì ít ai nói tới: Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về khu vực chế biến từ 60 năm trước, vào thập niên 1960. Nhưng sau đó, quốc gia thịnh vượng và dân chủ nhất lại lặng lẽ tụt hậu, và tụt mạnh nhất sau khi Richard Nixon nối vòng tay lớn với Bắc Kinh nhằm làm suy yếu Liên bang Xô viết. Kể từ đó, Trung Quốc ra khỏi sự cô lập và áp dụng chủ trương kinh tế “trọng thương”, mercantilism, thực chất là lý tài.

Adam Smith nổi danh hoàn vũ từ khi đả kích phái trọng thương (năm 1776 với cuốn The Wealth of Nations) và đề cao lý luận sẽ thành cốt tủy của tư bản thị trường. Khi Hoa Kỳ phát huy chủ nghĩa đó, nhiều quốc gia có lợi, nhưng cái thiệt cho nước Mỹ lại xuất hiện chậm rãi hơn, và từ dưới lên mà ở trên đỉnh tháp các lý thuyết gia về kinh tế lại không biết. Hoặc không cần biết.

Đấy là chuyện thất nghiệp vì cạnh tranh không nổi ở tuổi 50 trong một thế giới đổi thay quá nhanh! Vụ khủng hoảng năm 2008 vẫn không đánh thức nhiều người. Vì ngoài Trung Quốc nổi tiếng gian manh, lãnh đạo nhiều xứ khác cũng áp dụng chủ nghĩa trọng thương để kín đáo bảo vệ doanh nghiệp, công nhân và lá phiếu của họ nhờ hệ thống luật lệ hành chánh, kể cả Đức, dẫn đầu kinh tế Liên Âu.

Đứng sau Trung Quốc nên được che khuất, nhiều nước ra sức bảo vệ quyền lợi riêng trên lưng Hoa Kỳ là quốc gia có sức sản xuất và tiêu thụ cao nhất mà cũng ít lệ thuộc vào xuất cảng như các nền kinh tế kia. Vì vậy, từ năm 1975 và nhất là từ 1992 trở về sau, Hoa Kỳ bị nhập siêu nặng và càng ngày càng nhiều. Xứ nào được xuất siêu nhiều nhất thì cũng có chánh sách trọng thương hiệu quả nhất.

Đi từ thực tế, Donald Trump có thể kết luận rằng các hiệp ước mậu dịch lại gây thiệt hại cho Hoa Kỳ. Vì sao? Vì các hiệp định ấy là kết quả thương thuyết của những kẻ ít hiểu biết về kinh doanh, về đời sống thật và của những người ghét Mỹ, từ Âu sang Á!
 
Ta hãy nhìn vào thực tế đó.

Hoa Kỳ sản xuất chừng 26-27% sản lượng toàn cầu, sau đó là Tầu (16%), Nhật (hơn 6,5%), Đức (gần 5%), v.v… Ngần ấy đại gia kinh tế toàn cầu đều muốn bán hàng cho Mỹ nên về nguyên tắc thì Hoa Kỳ chiếm thế mạnh trong khi xuất cảng chỉ chiếm 12% của Tổng sản lượng. Các nước cần bán cho Mỹ hơn là Hoa Kỳ cần bán cho họ. Vậy mà họ lại chiếm lợi thế mậu dịch qua các hiệp định ông Trump cho là tào lao và bất lợi!

Đi từ dưới đáy lên, Donald Trump không thích lối phân công lao động kỳ cục ấy. Quần chúng ở dưới khoái ông, giới trí thức và các phần tử ưu tú ở trên thì rất ghét.

Còn báo chí thông ngôn thì chưa biết nếp tẻ mà chỉ biết dịch, và còn dịch sai!

Đây nhé: Hoa Kỳ chỉ nhập 2% lượng thép tiêu thụ từ Trung Quốc là xứ sản xuất phân nửa lượng thép của toàn cầu và đang bán ra thép ế với giá bèo. Hoa Kỳ nhập thép từ đâu là nhiều nhất? Canada 16%, Brazil 13%, Nam Hàn 13% và Mexico 9%. Nhưng hai láng giềng của Hoa Kỳ là Canada và Mexico không sản xuất thép thô, mà lợi dụng kẽ hở của NAFTA để dùng thép Tầu đánh vào đầu Mỹ!

Vì vậy Trump giở đòn ly gián: không áp thuế cho thép Canada và Mexico mà đàm phán lại trong khuôn khổ NAFTA. Nôm na là Bắc Kinh mất hai mối gian! Và Trump ráo riết tróc nã chánh sách lý tài của Trung Quốc khi trích dẫn doanh gia Elon Musk về giá thuế nhập khẩu xe hơi của Bắc Kinh là 25%, của Mỹ là 2%!

Nhìn qua Âu Châu cũng thế. Các nước Liên Âu và cả Vương quốc Anh vào năm 2016 đều áp thuế trên thép và nhôm còn cao hơn mức thuế vừa qua của Trump. Mà chẳng ai nói tới, có khi vì đếch biết.

Nếu các nước Âu Châu đòi trả đũa thì cuộc chiến mậu dịch Âu-Mỹ sẽ sớm tàn mà tràn sang quan hệ giữa Âu với Tầu! Chỉ vì một thực tế khác mà ít ai nhìn ra hay nói tới: Hoa Kỳ có thuế suất nhập nội thấp nhất trong các nền kinh tế lớn của thế giới. Các nước kia không được như vậy nên sẽ đánh nhầu với nhau

Một quốc gia ít cần bán hàng cho thiên hạ mà lại hạ hàng rào quan thuế thấp ngang tầm cỏ cho các nước bán hàng vào Mỹ. Trump đòi đổi luật chơi và bàn riêng với từng quốc gia, như sẽ linh động bẻ đũa từng chiếc.

Cuối cùng, xin nói về “công nhân Mỹ”, ít ra trong ngành thép.

Đấy không là giới thất học. Đa số đều có hai năm cao đẳng sau trung học, nhiều người qua bốn năm và tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư. Máy móc họ sử dụng hàng ngày là loại thiết bị cao cấp về kỹ thuật. Họ không dốt nát tin vào chính khách và giới trí thức cứ đề cao tự do mậu dịch mà nhìn vào thực tế của gia đình, con cái. Họ đã muốn xoay trở để tìm nghề khác việc khác, mà ra khỏi nhà là đụng vào hàng rào luật lệ do các chính khách đề ra. Họ cũng biết rằng các nước khác đều nói tới tự do mậu dịch và toàn cầu hóa, hay bảo vệ môi sinh trong lành mà chẳng hề áp dụng, và còn khai gian nói láo.

Đứng đầu mà không duy nhất, chính là Trung Quốc!

Sau gần một năm yêu cầu Bộ Thương mại và Đại sứ Thương mại nghiên cứu sự lợi hại của tự do mậu dịch đối với an ninh (khoản 232 của Đạo luật Thương mại Mở rộng năm 1962), Donald Trump đi vào giai đoạn quyết định và có vẻ như đang khai chiến “toàn phương vị”, với mọi quốc gia đối tác. Ông ta không đơn giản như vậy mà cứ ra vẻ khật khùng dương Đông kích Tây và tạo ra cái thế thương thảo tinh vi hơn!

Sau cùng, do quyết định về nhôm thép, ông làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế là Gary Cohn phật ý vì đề cao tự do mậu dịch và từ chức hôm Thứ Ba mùng sáu. Mọi người bèn kết luận là phe bảo hộ mậu dịch thắng thế. Sự thật không đơn giản như vậy. Gary Cohn có thể trở lại trong một vai trò khác vì Donald Trump cần và dùng ý kiến của cả hai phe, trong từng trường hợp lâm chiến.

Và trận chiến mậu dịch không nhắm vào các đồng minh về an ninh như Nhật hay Úc hoặc Nam Hàn mà nhắm vào một đối thủ trên cả hai trận tuyến an ninh và kinh tế, là Trung Quốc.

Sau phát pháo lệnh vừa qua, chúng ta sẽ còn phải theo dõi trận đánh này….



Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Lá thư nhận được sau hơn 130 năm gởi đi







Trạm không gian của Tàu Cộng đang rơi và có khả năng đâm trúng Tasmania, Úc





Trạm không gian Thiên Cung 1 chứa đầy hóa chất độc hại – dùng trong nhiên liệu hỏa tiễn – và có thể vỡ thành nhiều mảnh vụn rơi xuống Úc và nhiều nơi khác.

Cơ quan Không gian Hoa Kỳ dự đoán trạm không gian này sẽ rơi trong tuần đầu tháng Tư, trong khi Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) thì dự đoán từ 24/3 đến 19/4, trích lời báo the Guardian.

Theo báo cáo từ Aerospace, có khả năng một lượng mảnh  vỡ nhỏ sẽ rơi trúng trái đất.

“Nếu điều này xảy ra, bất kỳ mảnh vỡ nào sót lại sẽ rơi trong khu vực rộng vài trăm cây số.”

Báo cáo của Aerospace đưa ra bản đồ dự đoán vị trí rơi của trạm Thiên Cung 1 trong khoảng 43° vĩ bắc và 43° vĩ nam.

Có khả năng trạm không gian sẽ đâm trúng Tasmania và New Zealand, nhưng cũng không loại trừ khả năng rơi ở những vùng khác như bắc Trung Quốc, Trung Đông, miền trung nước Ý, phía bắc Hoa Kỳ, một số nơi ở Nam Mỹ và phía nam châu Phi.

“Những khu vực bên ngoài vĩ tuyến trên sẽ được loại trừ. Hiện tại chưa có dự đoán chính xác về thời gian và địa điểm từ phía ESA.”

Trạm không gian này được phóng vào năm 2011. Năm 2016, Trung Quốc xác nhận mất khả năng kiểm soát trạm Thiên Cung 1 và không thể điều khiển quá trình rơi trở lại Trái Đất của trạm.

Hiện tốc độ rơi của trạm Thiên Cung 1 đã tăng lên và đang hạ thấp độ cao và rơi dần xuống vùng khí quyển của trái đất.

Hầu hết những mảnh vỡ sẽ bị cháy trong lúc rơi, nhưng vì kích cỡ, những mảnh vỡ của Thiên Cung 1 có thể sẽ rơi trúng trái đất.

Các nhà khoa học của ESA đã khẳng định
“Trong lịch sử vũ trụ, chưa từng có trường hợp thương vong do mảnh vỡ vũ trụ rơi trở lại khí quyển.”
Nhưng trong trường hợp này, nguy cơ lớn nhất là do trạm không gian chứa nhiên liệu ăn mòn rất độc hại gọi là hydrazine.

“Có khả năng, chất độc hại hydrazine này vẫn còn sót lại trong lúc rơi.

“Vì sự an toàn, yêu cầu người dân không chạm vào bất kỳ mảnh vỡ nào hay hít hơi nếu mảnh vỡ có tiết ra khí.”