khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

Mời Xem Phim: Cô Ba Saigon







Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên - Tác giả Thôn nử Bàu Trai



Trong các chị em gái của gia đình, tôi là đứa con gái nhút nhát nhất. Tôi không thích xem phim chiến tranh, sợ nghe tiếng súng nổ, nên tôi không mong muốn lấy chồng nhà binh như phần đông các cô gái khác thích những chàng trai trong bộ quân phục oai hùng. Có lẽ tôi chịu ảnh hưởng của Ba tôi. Ba tôi là viên chức hành chánh, ông thường than phiền một số sĩ quan trẻ ngang tàng và lái xe ẩu.

Một đêm khuya sau Tết Mậu Thân năm 1968, chúng tôi nghe tiếng gõ cửa, Ba tôi cẩn thận đuổi chị em tôi vào phòng, đóng cửa kỹ lại. Ông bỏ cây súng nhỏ vào túi quần và ra mở cửa. Một sĩ quan trẻ tuổi mặc rằn ri vào xin cho binh sĩ đóng quân trong khu vườn nhà tôi và cho cấp chỉ huy của họ ở tạm trong phòng khách. Lúc đó Ba tôi mới yên tâm biết là đơn vị đi hành quân về đến đây tìm chỗ nghỉ quân.

Lính ở đầy trong khu vườn nhà tôi nhưng không phá phách gì như một số người đồn đại. Riêng vị sĩ quan ở trong phòng khách nhà tôi với cái ghế bố nhà binh nhỏ bé, nằm khiêm nhượng ở một góc phòng. Cuộc sống gia đình tôi không có gì thay đổi khi có mặt vị sĩ quan này. Chúng tôi lịch sự không đi tới lui trong phòng khách. Ban đêm thỉnh thoảng chúng tôi nghe những câu hát vu vơ hoặc vài câu vọng cổ của các người lính trẻ than thở nhớ gia đình và người yêu. Chúng tôi thông cảm và thương mến họ hơn.

Dần dần ba mẹ tôi có cảm tình với vị sĩ quan chỉ huy. Những lúc rảnh rỗi, ông đến nói chuyện hoặc được ba tôi mời ăn cơm gia đình. Ông sĩ quan này mượn phòng khách để làm nơi hội họp của bộ chỉ huy, nhờ thế gia đình tôi quen biết thêm vài sĩ quan nữa. Câu "quân dân như cá nước" là đúng, chúng tôi thân tình rất mau, có những bữa ăn hoặc những buổi tối ngồi chung để xem ti vi thật vui vẻ. Quan niệm không tốt về nhà binh, cảm giác sợ sệt những người lính chiến trong bộ quân phục rằn ri không còn nữa.

Cũng nhờ dịp đơn vị dừng quân, tôi đã gặp nhà tôi sau này. Anh là một trong các sĩ quan trẻ của đơn vị. Chúng tôi biết nhau qua sự giới thiệu của vị sĩ quan quen thân với gia đình như đã kể trên. Một thời gian sau chúng tôi thương nhau và anh xin làm đám hỏi sớm để còn lên đường đi hành quân. Có lần anh nói, gia đình hối thúc cưới vợ, nhưng "Đời lính tác chiến xa nhà, ra đi không chắc có ngày trở lại, cưới vợ chỉ làm khổ cho người đàn bà." Và anh không muốn vướng bận thê nhi trong thời ly loạn. Sau đó anh đi hành quân liên tục, thỉnh thoảng tôi chỉ nhận được thư. Hơn một năm sau đơn vị anh về đóng quân tại Biên Hòa gần Sài Gòn, đây là dịp tiện lợi để chúng tôi tổ chức đám cưới.

Tôi theo chồng về ở căn nhà trong trại quân đội. Bây giờ tôi cảm thấy hạnh phúc nhất, ngoài gia đình cha mẹ thương yêu, tôi còn có người chồng tính tình trầm tĩnh, hòa nhã với mọi người. Sau những ngày nghỉ phép cưới vợ, anh trở lại cuộc sống nay đây mai đó, anh đi ba bốn tháng mới về một lần hoặc lâu hơn tùy tình hình chiến sự.

Khi anh chuẩn bị đi hành quân tôi không hề biết trước nhưng dễ nhận ra ngay. Tôi thấy những binh sĩ làm việc với anh lăng xăng dọn dẹp chuẩn bị quân trang. Nhưng tôi vẫn mong mình nghĩ lầm. Anh trở về nhà gương mặt đượm nét quan trọng, ít nói với tôi hơn. Bận rộn với giấy tờ, điện thoại và dặn dò người này người kia liên tục. Tôi hiểu anh không có thì giờ để nghĩ đến gia đình. Tôi không quấy rầy anh, tôi luôn luôn nhớ lời dạy bảo của ba tôi trước khi tôi đi theo chồng: "Con đừng bao giờ xen vào công việc của chồng con." Ăn cơm tối xong anh tiếp tục chuẩn bị tài liệu. Tôi buồn vì sắp phải xa chồng, không biết làm gì hơn là ngồi sau lưng anh, áp má vào sau lưng anh im lặng. Anh làm việc đến gần nửa đêm, xong anh kêu tôi lại ghế salon ngồi, anh dặn dò mọi việc ở trong nhà, có buồn trở về nhà cha mẹ chơi, nhất là phải cất kỹ tờ giấy hôn thú. Tôi hiểu anh muốn ám chỉ điều gì, tôi nghe lòng tê tái. Tôi có bao giờ nghĩ đến mười hai tháng lương tử tuất để thành góa phụ! Không, tôi chỉ cần chồng tôi. Sau đó chúng tôi chỉ ngủ được vài giờ. Ba giờ sáng trong sân trại rầm rộ tiếng xe, tiếng nói ồn ào của lính. Trong cảnh lờ mờ tối, tôi nhìn ra sân thấy những người lính, lưng đeo ba lô nặng nề, đầu đội nón sắt. Trong số đó sẽ có người không trở lại. Quang cảnh này trái hẳn với những ngày đại lễ, những người lính trong bộ quân phục thẳng nếp, tay cầm súng đi diễn hành rất đẹp.

Khi chồng tôi bắt đầu mặc áo giáp, đeo súng ngang hông, lòng tôi tê tái, có một cái gì đó làm cho tôi bất động, chỉ biết nhìn anh và im lặng. Sau cùng anh đội nón sắt và đưa tay vỗ vào má tôi nói: "Thôi anh đi". Anh không có những cử chỉ âu yếm hơn, những lời từ giã nhiều hơn như những lần anh đi làm việc bình thường hay đi ăn cơm với bạn bè. Anh sợ làm tôi khóc. Tôi muốn nói anh cố sớm trở về với em, nhưng càng dặn dò càng đau lòng trong buổi chia tay. Tôi cố gắng không cho nước mắt trào ra. Tôi nhìn anh thật kỹ, để hình ảnh anh in sâu mãi trong lòng tôi. Tôi thầm nghĩ, không biết lần này anh có còn trở về không? Không thể chờ xe anh khuất bóng, tôi chạy vội vào giường khóc nức nở. Cảnh này cứ diễn đi diễn lại trong cuộc đời làm vợ lính của tôi. Có lần tôi nói với anh, khi đi hành quân cho em biết trước để em chuẩn bị tư tưởng cho đỡ sợ. Nhưng có lẽ vì bí mật quân sự hoặc cuộc hành quân gấp rút, anh chẳng bao giờ chiều tôi chuyện đó.

Mỗi lần nghe có tin đơn vị anh đụng độ lớn tôi chỉ biết vào phòng âm thầm cầu nguyện, lo sợ gặp những sĩ quan đến báo tin buồn. Có lúc anh về thăm tôi thình lình. Mừng rỡ không được kéo dài bao lâu lại nghẹn ngào vì anh ra đi sớm hơn lời hứa. Một buổi chiều anh về và nói chiều mai mới đi. Tôi vui mừng vì trưa mai vợ chồng tôi sẽ có chung bữa cơm với nhau. Nhưng đến tối có tiếng điện thoại, anh nghe xong nói với tôi sáng sớm mai anh phải đi. Thế là mất một đêm hạnh phúc, chỉ có tiếng than thở và tiếng nức nở của tôi.

Khi tôi có thai được sáu tháng, lúc đó anh đóng quân tại Bến Tre, anh biết gia đình tôi có quen thân với ông bà bác sĩ tại Mỹ Tho. Anh hẹn gặp tôi tại đó để anh đến thăm vì từ Bến Tre chỉ qua một cái phà là đến Mỹ Tho. Anh cho biết sẽ ở chơi từ trưa đến chiều mới đi. Sáng ngày ấy ba tôi chở tôi xuống Mỹ Tho, sẵn ba tôi thăm lại người bạn cũ. Tôi gặp anh ngượng ngùng mắc cỡ với cái áo bầu khoác ngoài. Tuy là vợ chồng nhưng ít khi sống gần gũi nhau nên đối với anh đôi khi tôi vẫn còn e thẹn. Sau khi chúng tôi hàn huyên được nửa giờ, chúng tôi dùng cơm trưa, tuy có mặt ba tôi và hai ông bà bác sĩ nhưng tôi cũng cảm thấy hạnh phúc lắm. Bữa cơm chưa xong, chồng tôi có máy truyền tin gọi trở về đơn vị, vậy là anh lại đi ngay. Tôi tiếp tục dùng cơm, nhưng món ăn trở nên lạt lẽo, dầu bà bác sĩ nấu rất ngon. Thương con, ba tôi cáo biệt về Sài Gòn sau buổi cơm. Trên xe ông nhìn tôi và vuốt tóc thông cảm.

Một đêm tôi đang ngủ bỗng giật mình thức giấc bởi tiếng khóc thảm thiết của bà hàng xóm, tôi vội đến cửa sổ nhìn ra ngoài để xem chuyện gì xẩy ra. Bên ngoài đêm tối yên tĩnh bị đánh tan bởi tiếng khóc của người vợ trẻ vừa được tin chồng tử trận ngoài chiến trường, cùng đi hành quân chung đơn vị với chồng tôi. Chị khóc lóc, kêu gào, gọi tên chồng nhưng chồng chị sẽ mãi mãi không trở về nữa. Tôi trở lại giường nằm nhưng không ngủ được, tôi thương cho người đàn bà góa phụ kia và lo sợ cho bản thân mình. Sáng hôm sau người vợ trẻ đầu phủ khăn tang, gương mặt xanh xao cùng với bà mẹ già đi lãnh xác chồng theo sau hai đứa con khoảng ba, bốn tuổi, đầu chít khăn trắng. Chúng nó vô tư không biết gì, thật ra ba chúng đi hành quân luôn, ít khi ở nhà. Bây giờ không có lời an ủi nào làm chị vơi được nỗi buồn, chỉ mong thời gian sẽ hàn gắn vết thương lòng của chị mà thôi. Sau này chị kể, chị nghe tiếng chim cú kêu chiều hôm đó, chị nghĩ có điều xui rồi. Tôi không bao giờ tin dị đoan, tôi không xem bói vì thầy bói nói vui tôi không tin, nói buồn tôi phải bận tâm lo lắng, nhưng bây giờ tôi lại sợ tiếng cú kêu.

Một chị bạn quen, chồng cũng là bạn thân với chồng tôi, nhà ở trong cư xá đối diện, với ba đứa con nhỏ. Chồng đi hành quân không chắc có ngày về, tinh thần của chị ngày càng suy nhược, cộng thêm những lần thay mặt gia đình đi dự đám tang qúa nhiều bạn bè thân thiết bị tử trận. Tinh thần đã sẵn yếu, ngày càng trở nên suy sụp. Lúc ở Việt Nam, bác sĩ phải cho uống thuốc an thần. Sau này may mắn được di tản qua sống ở Mỹ nhưng rồi cũng không tránh khỏi bệnh nan y Alzheimer, chị hoàn toàn mất trí, thể xác trông cậy vào người chồng thủy chung, ngày xưa là người chỉ huy chiến trận tài ba, bay giờ biến thành người y tá tận tụy và hy sinh nhẫn nại cho người vợ tao khang, quen biết từ thuở còn niên thiếu.

Ngày tôi sanh cháu bé, chồng tôi được nghỉ phép, anh ở hẳn trong nhà thương với tôi, mặc cho những lời dị nghị của các cô bác theo xưa cho như vậy là không tốt là bị "mắc phong long". Mấy ngày sau tôi rời nhà thương, anh được lệnh đi hành quân tại Campuchia. Nhìn anh đi tôi khóc mãi vì nghe tin đồn ở Campuchia thường bị "Cáp duồn". Mẹ tôi khuyên "Con mới sanh khóc như thế không tốt đâu". Nhưng tôi đâu nào nghĩ đến sức khoẻ của tôi, tôi lo cho anh và không muốn con tôi mất cha. Hàng ngày bận bịu nuôi con, nghĩ đến anh tôi chỉ biết cầu nguyện.

Đến năm 1973 chồng tôi chuyển sang làm việc hành chánh, mặc dù ở đâu cũng là phục vụ cho nước nhà, nhưng anh không thích lắm. Riêng tôi vui vẻ hơn vì đây là dịp mẹ con tôi được sống với anh hàng ngày. Tại đây anh vẫn phải đi xuống thăm các quận thường xuyên. Đã có các sĩ quan thỉnh thoảng bị chết vì địch phục kích dọc đường, cho nên tôi vẫn tiếp tục lo lắng cho anh. Ngày này qua ngày khác, mỗi buổi chiều tôi nghe chiếc xe lăn bánh trên con đường đá sỏi vào cổng là tôi biết anh đã bình yên trở về. Có những chiều anh về rất muộn, tôi không yên tâm được, vào phòng ngồi bất động âm thầm cầu nguyện. Tình thương đã khiến tôi rất thính tai, tiếng cổng mở cửa từ xa tôi đã nghe được, lúc đó tôi mới thở phào nhẹ nhõm, đi ra ôm lấy con và cùng nhau ra đón ba nó.

Có những đêm pháo kích tôi sợ quá, một tay ôm choàng lấy con, một tay nắm chặt tay anh, nhưng sau khi đợt pháo kích đầu tiên đã chấm dứt, anh phải vội vã từ giã mẹ con tôi để băng qua cửa hông nhà đi xuống hầm trung tâm hành quân, hầu tiện việc chỉ huy yểm trợ các đơn vị đồn trú địa phương. Muốn cho chồng luôn được bình yên và tôi bớt đi nỗi lo âu để yên tâm làm việc nội trợ, một hôm tôi đưa cho anh xâu chuỗi mà vị linh mục đỡ đầu đã cho anh ngày rửa tội. Tôi nói "Anh nhớ luôn bỏ xâu chuỗi này vào túi áo mỗi ngày anh đi làm việc, để có Chúa phù hộ anh và em đỡ lo lắng cho anh." Tôi biết đàn ông tánh không chu đáo lắm nên tôi nói thêm "Anh thương em hãy nhớ lời em dặn."

Ngày tháng cứ thế trôi qua, chiến sự càng ngày càng sôi động, cho đến một ngày mẹ con tôi từ giã anh, trở về ở với ngoại, để anh không phải bận tâm gia đình. Chúng tôi từ giã đời sống gia binh. Lần này tôi cũng nhìn anh rất kỹ và niềm hy vọng gặp lại anh ít hơn.

Khi cuộc sống của người vợ lính thời chiến chấm dứt thì những ngày nghiệt ngã mới lại bắt đầu. 30/04/75 đã chấm dứt cuộc đời binh nghiệp của chồng tôi và anh đi tù với mười ba năm cải tạo. Riêng tôi, ngoài trách nhiệm nuôi chồng, nuôi con, nỗi lo âu vẫn còn và sự mong đợi chồng về mỏi mòn hơn.

Sau cùng, nhờ ơn trên, nhà tôi đã trở về. Anh vẫn còn giữ xâu chuỗi ngày xưa đã cùng anh sống trong ngục tù với những chỗ bị đứt đã nối lại và rơi mất một hạt.

Hơn hai mươi năm làm vợ lính thời chiến, 13 năm vợ tù cải tạo của thời bình, là người con gái ở miền quê Bàu Trai, tôi có làm gì đâu mà suốt đời chỉ sống với nước mắt.

Chiến tranh đã cướp mất tuổi thanh xuân của bao nhiêu người vợ trẻ. Chỉ còn lại Việt Nam, một quê hương điêu linh, một dân tộc bất hạnh triền miên trong chiến tranh và nghèo khó.


 

Phỏng vấn diễn viên điện ảnh Ngô thanh Vân







San Jose Hội thảo Chính Trị Hiện Tình Quê Hương: Học Giả Đỗ Thông Minh & Tiến sĩ Lê Minh Nguyên







Mireille Mathieu hát On ne vit pas sans se dire adieu







Mireille Mathieu hát Après Toi







Nghĩa Vụ Quân Sự - Tác giả Huy Nguyễn



Có một khoảng trống của ký ức vụn vặt mà tôi chưa kể. Để trọn vẹn, xin tường thuật lại, là đã có một thời như thế với tuổi trẻ của tôi.
 
“Bầy phượng vĩ, cũng khác thường…
Nhỏ tia máu, trên con đường…"


(Ngày tháng hạ… của Phạm Duy)
 
Cuối đoạn ký ức vụn vặt của thời học sinh, tôi kết bằng 2 câu nhạc đã viết cho một người bạn học vì có cảm giác, mỗi đứa sẽ tan tác một nơi và thê thảm như xác hoa phượng vĩ rơi rụng trên con đường đến trường…

Hè 78, tôi còn chơi được với mấy thằng bạn thân cùng lớp như Đông Lua, Tuấn Cò, Chiến Râu, Phi Thanh Cảnh… tuy nhiên chỉ có 3 đứa tiếp tục con đường bút nghiên nên hẹn nhau hàng ngày đạp xe lên nhà thầy Ánh (dạy toán, lý ở trường cấp 3 Thủ Đức) tận trong nội thành Sài Gòn (tôi quên mất tên quận) để học thi lên đại học. Từ Thủ Đức đạp khoảng 15 cây số tới nơi, học xong đạp về thêm cả tiếng nhưng vẫn không thấy mệt vì không khí trong lành, đường xá vắng bóng xe hơi và thỉnh thoảng mới có một chiếc “lam” hay chiếc “cúp” vụt qua… Tôi vẫn còn nhớ cuối dốc cầu Bình Triệu là quán cà phê vườn của gia đình một cô học dưới lớp mà thằng bạn Tuấn cò của tôi mê như điếu đổ. Bây giờ cho tiền chắc không dám lọc cọc đạp đi như ngày xưa vì khói bụi mịt mù và chẳng may bị xe ben hít cho một phát thì tiêu đời.

Tôi chọn trường gần nhà là Đại học sư phạm kỹ thuật Thủ Đức để thi vào, tuy nhiên thiếu điểm “ưu tiên có công với cách mạng” nên coi như rớt. Đang rầu rĩ vì nếu không có trường, chắc chắn sẽ bị gọi đi nghĩa vụ quân sự, thì một buổi tối, người đàn anh ở Lasan Mossard Vũ thanh Sơn, học ở Cao đẳng kỹ thuật Việt Đức chạy tới nhà báo tin đã thấy tên tôi trong danh sách được chuyển sang trường anh. Mừng không tả xiết vì như vậy là thoát nghĩa vụ, mỗi tháng còn được 18 ký gạo và nhu yếu phẩm (chút đường, thịt) để sống và học. Phải 40 năm sau, tôi mới gặp lại anh Sơn trên Facebook để cám ơn thêm lần nữa và nhắc anh là tôi còn nợ chầu cà phê công anh đã dò tên cho tôi.
 
Tuy nhiên niềm vui chẳng chóng gang tay… tháng 1 năm 79, Việt Nam đưa quân vào Nam Vang hất Pon Pốt, lập chính phủ Hun Sen, Đặng tiểu Bình liền ra lệnh cho Việt Nam một bài học bằng cách tấn công biên giới phía Bắc. Cả nước tổng động viên… đám thanh niên miền Nam có gia đình dính dáng chế độ cũ VNCH, hoặc sinh viên đại học, cao đẳng trước giờ tưởng thoát thân, không dè bị bắt đi NVQS hết cho đủ quân số. Phải nói là bị bắt, vì lúc đó thâm tâm của tụi tôi không nghĩ mình là con người của chế độ CS mà vẫn là của VNCH, chỉ tạm đổi đời chờ ngày tái phục. Do đó hầu như ai cũng phản kháng không muốn trở thành anh cán ngố bộ đội…

Mặc dù không muốn, lệnh của huyện đội Thủ Đức vẫn xuống, tính tới tính lui, không muốn gia đình nội bị địa phương gây khó dễ nên tôi quyết định trình diện đúng ngày. Trường Việt Đức cấp cho cái giấy chứng nhận bảo lưu, đi nghĩa vụ sau 3 năm về học lại… Nhưng thâm tâm thì không biết có ngày trở lại hay không vì lúc đó tin các bộ đội miền Nam sang Campuchia bị phục kích, không chết thì cũng cụt chân do thứ mìn con cóc của đám tàn quân Pon Pốt Ieng Sary gài lại, làm chúng tôi nhụt chí không ít.

Thất thểu, tôi nhìn lại căn nhà Nội bảo bọc mình, ngậm ngùi đi ngang qua trường Lasan cũ, thổn thức cầu nguyện khi bóng dáng giáo đường Thủ Đức mờ khuất sau lưng… cuộc đời vô định bắt đầu.
 
Chúng tôi được đưa lên nông trường Dương Minh Châu (Tây Ninh) để huấn luyện 1 tháng… Đang bơ vơ vì không có bạn bè thì gặp cậu Tuấn “móm” (con thầy Lành Lasan) học dưới một lớp. Biết nhau vì Tuấn chơi với chú ruột của tôi và cũng thường đánh bóng chuyền với nhau trong trường nên cảm giác bất an vơi đi phần nào. Nói là huấn luyện cho oai chứ ở nông trường này, chúng tôi được chia thành các tiểu đội cầm cuốc như thanh niên xung phong chứ không cầm súng. Tôi cũng chả thắc mắc vì sợ súng. Ấn tượng duy nhất trong một tháng này là phụ các “chị nuôi” làm đồ ăn. Nhồi nắn bột mì của Liên Xô viện trợ xong, tôi giao các chị, mỗi người một cục ôm vào lòng rồi các chị ngắt ra từng viên nhỏ quăng vào nồi nước sôi ùng ục, thỉnh thoảng các chị dỡn nhau thay vì ném vào nồi thì ném vào người… dính vô áo quần hay rơi xuống đất, các chị lại gỡ ra cho lại vào nồi.Tôi bảo đảm quần áo các nàng chắc phải hơn một tuần mới giặt… nên món mì luộc hoàn thành xong, tôi nuốt không nổi.
 
Ngày được lệnh về đơn vị, chàng Tuấn móm biến đâu mất tiêu, tôi thì run vì không biết sang thẳng Campuchia hay đi về một nơi nào gần biên giới. Nói chung là cảm giác hồi hộp hơn đi vượt biên sau này. Buổi sáng khởi hành trên những chiếc GMC chật cứng còn được lưu dụng sau chiến tranh, tới chiều tối thì xe dừng lại ở một vùng rừng núi chập chùng, Các ánh mắt nhìn nhau… đây là đâu? Không ai có thể trả lời.
Cán bộ khung tiểu đội -A trưởng (Cách gọi tắt của bộ đội miền Bắc, A là tiểu đội; B là trung đội, C là đại đội, D là tiểu đoàn, E là trung đoàn) ra đón nhận chúng tôi rồi đưa về lán trại dường như mới được dựng xong, còn thơm mùi gỗ và lá. Giường trong lán được làm bằng tre nứa và vách phên cao khoảng tới đầu người, chỉ đủ che mưa tạt vào giường; nhưng khi có gió lớn hay bão chắc chắn sẽ ướt nhẹp ngay.

Mệt nhưng tối hôm đó tôi không tài nào chợp mắt, đây đó có tiếng thút thít… chúng tôi mới 18, 19 tuổi và hầu hết toàn là dân mặt còn búng ra sữa. Kiểu này mà ra chiến trường chắc sẽ thành những cái bia cho các họng súng oan nghiệt của bè lũ bá quyền Trung quốc. Cuộc đời 3 lần xa mái ấm gia đình. Lần đầu tiên là 10 tuổi, vào nội trú các Sơ Trinh Vương (Nha Trang), lần thứ 2 là 12 tuổi vô tiểu chủng viện Sao Biển, đi tu… hú; thấy chẳng có gì là sợ hãi cô đơn mặc dù còn bé. Nhưng lần này thì cả là một trời “tâm sự”!
 
Sáng hôm sau, chúng tôi được lệnh tập họp, gần 200 con người mặt mày dáo dác lo âu. Nghe thông báo là đơn vị chúng tôi thuộc E-16, Sư đoàn 3 Phước Long… Mẹ ơi, vậy là mình được đưa về Phước Long và cái sư đoàn này là sư đoàn “lịch sử” đã đánh vào Phước Long, gây ra sự sụp đổ của mien Nam VN. Nhưng không phải Campuchia là tạm thoát chết cái đã… Kế tiếp, tay chính trị viên tiểu đoàn thông báo, đơn vị có nhiệm vụ sản xuất để xây dựng nền kinh tế XHCN, cụ thể chúng tôi sẽ phá rừng làm rẫy, trồng cao su v.v… tức là đơn vị làm kinh tế chứ không đi uýnh nhau. Yên tâm rồi.

Sau đó, chúng tôi được hướng dẫn tới chỗ lấy nước và phải gánh nước về gần lán trại của mình để dùng cho sinh hoạt nấu nướng hằng ngày, còn tắm thì có thể tắm ở dưới giếng nước đó. Đồng thời được lệnh, không được nói chuyện với bất kỳ ai ngoài người của đơn vị. Như vậy là có dân chung quanh… nhưng tại sao lại không được tiếp xúc… quân dân như cá với nước mà?
 
Những ngày sau, thắc mắc chúng tôi đã có lời giải đáp… bên kia khu vực giếng được ngăn cách bởi một hàng rào nứa thấp thoáng những bóng người trông không như dân cư bình thường, họ cũng xuống lấy nước gần đó và đào thêm giếng. Lựa lúc không có cán bộ, tôi làm liều cất tiếng hỏi…

-Mấy anh là Thanh niên xung phong hả? (một cách hỏi an toàn).

Một lúc sau… có tiếng: “tụi em có phải lính nghĩa vụ miền Nam”.

-Đúng rồi anh…

Oh tụi anh là dân bị đưa đi học tập đây.

Chỉ nghe vậy tôi biết các anh là sĩ quan quân lực VNCH.

-Trời vậy ở đây là trại cải tạo hả anh… tên gì vậy.

“Bù gia Phúc, Bù gia Mập… em”…

Đang nói chợt nghe tiếng quát bên kia: Ai cho các anh nói chuyện… tôi vội gánh thùng nước rút lẹ!
 
Cuộc sống của chúng tôi mặc dù có tiêu chuẩn gạo 21 ký nhưng đói triền miên, chúng tôi được quán triệt là gạo và nhu yếu phẩm được ưu tiên cho tuyến đầu, có nghĩa là Campuchia và biên giới phía Bắc. Còn chúng tôi phải tự sản xuất cải thiện với mớ bột mì viện trợ của Liên Xô; lại bánh bao nhân bột và bánh canh (làm từ bột mì) nước muối. Dân cư nghe nói cách chúng tôi khoảng 20km. Mỗi ngày có một chuyến xe từ Phước Long vào rồi chiều lại ra. Thỉnh thoảng trên chuyến xe có những người khách lạ, là những phụ nữ gương mặt hốc hác tay xách tay mang những thùng đồ thăm nuôi cho người chồng bên trại cải tạo. Lúc đó thấy ganh tị với các anh vì có người thân thăm nuôi chứ chúng tôi 3 tháng trời không một tin tức gia đình. Cũng nhờ trại này do bộ đội quản giáo nên đỡ hà khắc hơn các trại của công an; dần dần tụi tôi cũng được đám cán bộ khung làm ngơ cho nói chuyện với các anh mỗi lần lấy nước hoặc đi chặt lồ ô, tre nứa để về làm lán. Cứ mỗi lần như vậy, các anh lại dấm dúi cho tụi tôi ít miếng thuốc lào, chút đường, tí kẹo… Ôi tình người miền Nam trong cơn bĩ cực.

Sau khi quen nước quen cái, tôi tình cờ gặp người bạn tên Thông cùng D mà khác C. Nhà Thông sau trường Á thánh Gẫm, từng đi tu ở Don Bosco, cùng học khối lớp 10 với tôi ở Lasan Mossard sau 75 và cũng chuyển qua trường Đức Minh cấp 3 Thủ Đức năm 11, 12. Mừng quá đỗi, qua Thông tôi được biết còn có 4 thầy dòng Tên: Long, Hữu, Chiều, Mầm ở đơn vị gần đó. Thế là một cuộc hội ngộ của dân gốc Đạo diễn ra hết sức cảm động. Chúng tôi hẹn nhau những tối Chủ Nhật hay những dịp lễ trọng sẽ gặp nhau để chia sẻ nhằm củng cố thêm đời sống đức tin trong khung cảnh không khác gì tù đày. (Mới đây được tin cha Mầm đã trở thành giám tỉnh dòng Tên VN. Ôi, thật diệu kỳ).

Qua các buổi gặp nhau, chia sẻ lời Chúa và bàn thế sự… chúng tôi được biết, những người có đạo Công giáo hay có vấn đề về lý lịch, không được cầm súng mặc dù mang tiếng đi Nghĩa vụ quân sự. Nhà nước vẫn không tin tưởng “thành phần này” và đó là điều may mắn cho chúng tôi. Hên hơn nữa, khi trung đoàn có nhu cầu lập một đội văn công để đi trình diễn các buôn làng… những người có khả năng âm nhạc như thầy Long, Thông và tôi được tuyển vào đội. Tạm thời cầm đàn thay cho cầm cuốc… Và cũng nhờ vậy mà có một kỷ niệm đẹp với các anh sĩ quan đang bị “cải tạo”.
 
Chúng tôi tập dợt một số bài nhạc tủ, ban nhạc gồm tay trống tên Hùng, đệ tử của một danh trống Sài Gòn, hai tay chơi Guitar, 2 chơi Mandolin. Phụ trách “tốp ca” (danh từ hồi đó thay cho hợp ca) là thầy Long, đánh nhịp là Thông (nhờ tài múa tay này mà sau này Thông về làm ca trưởng Thủ Đức). Trưởng đoàn văn công là một cán bộ chuẩn úy ban tuyên huấn tên Trãi rất lịch thiệp và hiểu “vấn đề”. Thấy lực lượng còn mỏng quá, anh xin thêm 5 cô từ các ban hậu cần và văn thư… để hát và múa. Ngày các cô về ban… chúng tôi háo hức. Thì cứ tưởng tượng đi, trong rừng suốt mấy tháng chỉ toàn đực rựa, nay có bóng hồng, chẳng khác nào thấy ánh sáng cuối đường hầm…

Các cô cũng chỉ trạc tuổi tụi tôi. Dân Sài Gòn hết, hỏi tại sao lại đi nghĩa vụ, vì thời đó nữ không bị bắt buộc động viên, thì các nàng nói ra lý do hết sức cảm động: - Nữ đi thì xác xuất ngày về cao hơn nam, do đó hy sinh để anh hoặc em trai mình được miễn.

Hơn 1 tháng tập luyện, vô hình chung, mỗi anh nhận một cô làm em gái nuôi. Thấy tình cảm anh em càng ngày càng sâu đậm nên thỉnh thoảng thầy Long phải họp “nội bộ” với tôi và Thông để “cầu xin Chúa thánh thần” giúp cho đừng sa ngã. May mắn chúng tôi chỉ mơ mộng là nhiều chứ không dám “biến đau thương thành hành động”!
 
Sau khi chuẩn bị được một số tiết mục, chúng tôi đi trình diễn cho bà con sống ở khu gần biên giới như Đức Cơ, Bù Đăng, Bù Đốp, Sóc Bombo… khoảng 3 tháng trời. Và cuối cùng là một buổi biểu diễn đặc biệt mà tôi không bao giờ quên.
 
Khi được thông báo, chúng tôi sẽ làm một chương trình cho các anh đang “học tập cải tạo” trong trại quản giáo thì thay vì vui, tôi run thật sự. Run vì biết rằng, trong số các anh, có những tay chơi nhạc cự phách chứ không phải lèng phèng học sinh như chúng tôi. Vả lại, ca hát những bài mang tính cách tuyên truyền trước các anh thì mắc cỡ quá… nhưng lệnh trên, không chơi không được.

Thế là tôi xin phép tay trưởng ban văn công cho ban nhạc đánh một vài bài nhạc nhẹ Cuba và Đông Âu trước khi vào chương trình chính thức. Anh ta cười: -các cậu cứ chơi, ai biết đéo gì của Cuba hay Đông Âu…

Anh em ban nhạc liền tập dợt ít bài tình ca nhạc trẻ quen thuộc trước 75. Đêm trình diễn, có trên 100 anh, xôn xao vì là lần đầu tiên được mấy cậu bộ đội NVQS chơi nhạc cho nghe… “để xem tụi nó đánh cái giống gì”. Chắc trong đầu các anh sẽ nghĩ như vậy.

Chỉ có tiếng Guitar của tôi cất lên, câu dạo đầu của Après toi. Tiếng lao xao im bặt, không phải vì tôi đánh hay mà câu Intro này quá quen thuộc với những ai đã yêu không khí âm nhạc Sài Gòn. Có thể trong những lúc hòa đàn lén lút với nhau, các anh cũng đã chơi; nhưng đây là lần đầu tiên sau 4 năm các anh nghe lại âm thanh tưởng chừng đã mất đó ở một sân khấu nơi rừng thiêng nước độc, khỉ ho cò gáy. Tôi ráng solo cho ngọt, trống và các tiếng đàn khác đã nhập vào, nghe đâu đây có người cất nhỏ tiếng hát theo, chắc anh đang nhớ da diết người yêu:

Désormais Tu vas m'oublier
Ce n'est pas de ta faute
Et pourtant tu dois savoir
Qu'après toi, Je ne pourrai plus vivre, non plus vivre
Qu'en souvenir de toi…

“Từ nay trở đi, em sẽ quên tôi
Nhưng đó không phải lỗi lầm của em
Mà em ơi phải biết rằng,
Nếu vắng bóng em, tôi không thể sống, không còn được sống"…
 
Cầm đàn gần 6 tháng, chúng tôi được lệnh trở về đơn vị sản xuất. Đã định hướng được con đường rừng ra Phước Bình, tôi và một tay đàn rủ nhau “trở về bến mơ”. Trong một đêm không trăng, hai thằng lầm lũi rời lán trại đâm vào rừng, lội 20 cây số vượt qua những trạm gác bên ngoài; miệng thì thầm cầu nguyện đừng cho gặp cọp Phước Long (nổi tiếng thời đó). Tiếng hoãng hú nghe rợn người đêm khuya, thỉnh thoảng âm thanh bập bùng vang vọng từ một sóc thượng nào đó như đang ma chay, nhưng không làm tôi nao núng. Chỉ cần sơ sẩy phương hướng tôi sẽ lại quay về ngọn đồi của sư đoàn ngay. Theo lời các anh thuật lại, chưa có ai dám vượt tù, thoát khỏi khu rừng này. Tôi cũng không hiểu tại sao mình lại gan tới mức đó vì bình thường tôi là thằng chết nhát vô cùng.

Hình như có một sức mạnh đun đẩy tôi đi… để rồi trở thành "Đàn chim tha hương"!
 
 

Tập Cận Bình thất bại như thế nào? (Phần 4)







Tập Cận Bình thất bại như thế nào? (Phần 3)







Tập Cận Bình thất bại như thế nào? (Phần 2)







Tập Cận Bình thất bại như thế nào? (Phần 1)







Về chương trình tri ân TPB VNCH 2019







Nhà cầm quyền trấn áp và bắt bớ chị em phụ nữ tại Vườn Rau Lộc Hưng







Miếu Thờ Tử Sĩ Đồi Charlie tháng 4 năm 1972







Du học ngành Marketing










MIT trình làng robot có thể nhảy lộn 360 độ







Quá đói, người dân Haiti phải ăn cả bùn







Trò chuyện với … người đã khuất







Ứng dụng giúp người mù chữ sử dụng smartphone







Ảnh hưởng thực sự của 50 phụ nữ Việt được Forbes bình chọn!







Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?







SpaceX trở về sau chuyến đi thành công







Phỏng vấn nhạc sĩ Ngọc Đại







Cư dân Lộc Hưng: “Chúng tôi đấu tranh tìm công lý trong cô đơn”







Hà Nội mạnh tay với cả người nước ngoài nếu bị nghi lật đổ







Chuyện Hai Lá Cờ - Tác giả Thái NC





Một ngày năm xưa, nước Việt Nam bị phân chia và có hai ngọn cờ : cờ đỏ sao vàng cho miền bắc, và cờ vàng ba sọc đỏ cho miền nam.

Suốt hai mươi năm đăng đẳng, hai lá cờ ấy nồi da xáo thịt. Cờ đỏ chiến thắng. Cờ vàng thất cơ làm người tỵ nạn lưu vong khắp năm châu bốn bể.
Lịch sử đã trôi qua, nhưng ngẫu nhiên hay định mệnh, hai lá cờ vàng và đỏ lại đụng độ nhau trong một lớp học nhỏ bé tại xứ Hoa Kỳ này.
Đầu năm học lớp 8, lớp con gái tôi được cô giáo cho làm một project như sau:
“Hoa Kỳ là một Hợp Chủng Quốc. Mọi người,trừ một thiểu số rất nhỏ là người bản xứ, tất cả đều có nguồn gốc ông bà tổ tiên từ nơi khác đến đây lập nghiệp. Trong môt ô vuông khoảng 5 x5 inch, mỗi học sinh phải vẽ 3 hay 4 biểu tượng về nguồn cội của mình. Cùng với hình vẽ mỗi em có 2 đến 3 phút đứng trước lớp trình bày cho các bạn biết biểu tượng mà em vẽ đó là gì, và tại sao em chọn nó.”
Lớp có khoảng 30 học sinh, quá nữa có nguồn gốc nước ngoài như Tầu, Nhật, Phi, Mễ Tây Cơ vv… và dĩ nhiên là cóViệt Nam.

Một học sinh Việt Nam vẽ 4 biểu tượng cho nguồn cội của em: Lá cờ hiện tại của Việt Nam nền đỏ sao vàng, bản đồ nước Việt Nam, chiếc nón lá, và phong pháo tết.

Đến phiên con gái tôi Valerie, cháu vẽ 3 biểu tượng bằng hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi, dưới lá cờ vàng có ba sọc đỏ, trên cánh đồng lúa.

 Em trình bày trước lớp như sau:

“Hình ảnh hai phụ nữ cưỡi voi là huyền thoại lịch sử của Hai Bà Trưng, hai vị anh thư được ngưỡng mộ nhất của Việt Nam, và cũng của em. Hai Bà Trưng luôn được gắn liền với hình ảnh cưỡi voi chiến, lãnh đạo cuộc cách mạng đầu tiên của người Việt chiến thắng sự đô hộ của người Tầu. Một thi nhân thế kỷ thứ 15 đã nói rằng: các đấng nam nhi anh hùng cũng phải cúi đầu khâm phục và tự hào về hai bậc nữ lưu đã can đảm đứng lên đấu tranh cho đất nước. Cho đến ngày nay, Hai Bà Trưng vẫn là một biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần chiến đấu của người Việt, nhất là giới phụ nữ.”

(Nguyên văn Valerie viết: The two women riding elephants represents the legend of “Hai Ba Trung” or the Trung Sisters. The Trung Sisters are two of Vietnam’s most celebrated women, and my personal favorite Vietnamese heroines. They are often depicted riding into battle on war elephants. The story goes that the two women led the first great revolt against the tyrannous Chinese rule of Vietnam and led the army to victory. A 15th century poem states "All the male heroes bowed their heads in submission; only the two sisters proudly stood up to avenge the country.” They still stand as a symbol of the strength and fighting spirit of Vietnam and its women.)

 Ngay sau khi em trình bày, các bạn trong lớp thắc mắc cờ Việt Nam các em được biết là nền đỏ sao vàng, tại sao lại có lá cờ Việt Nam khác màu vàng này?

 Valerie trả lời rằng: nếu là project nói về đất nước Việt Nam hiện tại, em sẽ dùng lá cờ đỏ sao vàng hiện nay là cờ chính thức của Việt Nam, nhưng đây là project nói về nguồn cội, và em đã sinh ra, lớn lên trên đất Mỹ, không liên hệ gì đến lá cờ đỏ đó.

 Vậy lá cờ vàng liên hệ gì đến nguồn cội của em? Các bạn hỏi lại.

 Em bèn giải thích thêm: nói về nguồn cội tức là nói về cha mẹ, ông bà. Cha mẹ em đều sinh ra và lớn lên tại miền nam Việt Nam, và lá cờ của miền nam lúc đó là lá cờ màu vàng có ba sọc đỏ. Ông nội và ông ngoại của em cùng từng chiến đấu và phục vụ dưới lá cờ này. Vì miền nam thua trận nên cả nước mới cùng có một lá cờ đỏ, và cũng vì vậy mà gia đình em đã phải tỵ nạn lưu vong sang đất nước này.

 Cho nên đối với Valerie, lá cờ màu vàng mới là biểu tượng nguồn cội của em.

Thằng chột dạy thằng mù(?): Tập huấn cho bác sĩ Trung Quốc đang hành nghề ở Việt Nam







Nhà nghiên cứu Biển Đông Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ khỏi đảng csvn




Nhà nghiên cứu Biển Đông Trần Đức Anh Sơn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, vừa bị Thành ủy Đà Nẵng khai trừ khỏi Đảng hôm 7/3/2019.

Theo AFP, Ông Trần Đức Anh Sơn được nhiều người biết đến về những công trình nghiên cứu Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam ở khu vực này trong tranh chấp với Trung Quốc.

Theo truyền thông trong nước, Ông Trần Đức Anh Sơn bị kỷ luật khai trừ đảng, do viết, đăng tin, bài trên Facebook, mà chính quyền cáo buộc là sai sự thật…. không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Việt Nam trên mạng xã hội.

Tin cho biết chính quyền cáo buộc những vi phạm của ông Trần Đức Anh Sơn là rất nghiêm trọng, tạo ra dư luận tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Ông cũng bị buộc tội “phỉ báng uy tín của ... tổ chức đảng và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng nơi ông làm việc từ năm 2009 đến nay”.

Tuy nhiên tin không nêu rõ về nội dung những cáo buộc sai trái của Ông Trần Đức Anh Sơn, mặc dù trước đó, ông đã chỉ trích chính phủ Việt Nam đã không đứng lên công khai chống Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp  kéo dài về chủ quyền trên biển.

Ông đã thu thập các tài liệu chứng minh chủ quyền của Hà Nội trong tuyến đường thủy có từ thế kỷ 19, cụ thể là trên các đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Các bài đăng trên Facebook của con trai ông đã ủng hộ những tuyên bố đó và chống lại cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc, khi đó đã gây ra một cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu.

Ông Sơn đã không có bình luận nào, tuy nhiên trích lời nhà sư Thích Nhất Hạnh: “Đây là một khoảnh khắc hạnh phúc”.

Nước mắm truyền thống lại được đem ra thử thách







Quốc hội Trung Quốc nghe báo cáo GDP của 2018 tăng 6,6%







Trực tiếp gặp gỡ chứng nhân lịch sử VNCH tại Úc







Tim khỏe, phổi khỏe...Bí quyết ở đâu?







Chuyển đổi sang công việc tự động có thể là tin tức bất ngờ lớn lao







Thức ăn dinh dưỡng và bạn







Trần Hoàng Phúc và những kiến nghị từ trại giam An Phước







Nguyễn Văn Hoá 12 ngày tuyệt thực tại trại giam An Điềm







Trần Thị Nga, bông hồng đỏ ngày 8/3, tặng chị







Nhà sản xuất chương trình truyền hình Davy Nguyễn “đừng từ bỏ ước mơ”







Kế hoạch nhà máy điện chạy bằng than đá gặp nhiều chống đối







Việt Nam tuần qua, 9/3/2019







Huỳnh Phi Tiễn và quê hương gởi lại







Sinh viên du học thích gì ở văn hoá Úc?







Vấn đề nhân quyền của Saudi Arabia bị chỉ trích gay gắt tại LHQ







Tái tục việc tìm kiếm chiếc phi cơ định mệnh MH370







Miễn dịch cộng đồng là gì?







Phỏng vấn đạo diễn Lê Văn Kiệt về phim Hai Phượng







Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

NHỚ NHÀ - Tác giả Bs Nguyễn Sơ Đông



Pourquoi le prononcer ce nom de la patrie?
Dans son brillant exil mon coeur en a frémi
II résonne de loin dans mon âme attendrie,
Comme les pas connus ou la voix d’un ami.

Tôi muốn đổi chữ “brillant” thành “douloureux” vì trốn chui, trốn nhủi, vượt biên còn thua con chó đói, thì có gì là “brillant”. Sợ mang tội với Lamartine, lại thừa một “pied”.
 
Tôi là thằng “lăn chai”, lúc nhỏ suốt ngày ở ngoài đồng, lội hết mương nầy đến rạch kia. Tôi không phải đi chăn trâu, nhưng tôi cỡi trâu “nghề lắm”. Leo lên lưng trâu đâu có dễ. Tôi mới sáu, bảy tuổi, đứng vừa qua khỏi ngang nửa bụng trâu, mà trâu đâu có “mọp” xuống như voi cho mình leo lên. Vậy mà thằng tui phóng lên ngang hông trâu cũng được, kẹp “đầu gối” (trâu) trước cũng xong, phăng lên bằng đầu gối sau cũng “phẻ” mà kéo đuôi cũng yên. Trâu tốt hơn “người ta”: không khi nào “đá giò lái”, không “đá ngược” bạn bè.
 
Nắng, mưa tôi có coi ra gì đâu? Mưa xối xả, mưa nặng hột,… tắm mưa càng vui. Tắm đến chừng da tái mét, run lập cập mới thôi. Một lát – có khi cả giờ nữa, nắng lên, khô queo,… thì lội nữa.
 
Tụi chăn trâu “nhà nghề” chỉ tôi đủ thứ hết: làm sao “cột dàm” con nghé để nó khỏi ăn mạ. Người ta vác chổi chà mà đập mầy đó (không đập trâu đâu, vì chổi chà có thắm thìa gì nó). Nhìn dấu ở cửa hang là biết có cua ở trỏng hay không, cua lớn hay cua “nghé” (cua con, kẹp đau lắm). Bắt cá bóng kèo thì phải dùng một chân chận cái ngách nó lại, câu cá trê phải sửa soạn mồi trước : đập mấy con ốc bươu, để qua bữa sau có mùi hôi hôi là cá trê nó đớp nhanh lắm, xúc cá ròng ròng coi chừng bị cá mẹ táp cẳng, vì bênh con (ròng ròng là cá lóc con, cỡ 1/2 ngón tay út, kho tộ mặn mặn, cay cay… ngon hơn caviar nữa. Mà tôi có bao giờ được ăn caviar đâu mà xạo vậy!). Bọt trắng nhuyễn trên mặt “mương”, nhưng bọt nào là ổ cá chìa vôi, chả làm gì được hết, bọt nào là ổ cá “xiêm”, loại cá lia thia xanh mun, đá chết bỏ chứ nhứt định không chạy.
 
Lên Saigon, “lội” gần hết “hang cùn ngỏ hẹp” của quận Tư (sau nầy là quận Năm, dành tên quận Tư cho bên Khánh Hội), chui vào Đại Thế Giới coi hát “cọp”, băng cầu chữ Y, qua giang sơn của ông Bảy (Bảy Viễn), đi chen lấn giựt cái “lưỡi” ông Tiêu cúng rằm tháng Bảy.
 
“Nắng Saigon, anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông ”
 
Tôi có biết lụa là gì đâu? Hà Đông ở đâu? Thôi, tôi xin phép Nguyên Sa mà sửa lại:
 
“Nắng Saigon, tui đi mà chẳng ngán
Bởi vì da mốc thích “đui then” rồi.
 
Ra Chasseloup, đến mùa me chín, leo lên “rung” mạnh. Me rụng đầy đầu tụi ở dưới đất. Thằng nào ở “trển” vậy? Thằng Đông chớ ai vô đây.
 
Trước Bộ Y Tế có hai cây gừa, trái tròn, ngọt, cây chót vót, lại cũng thằng Đông leo. (Sau 75, tôi vẫn còn thấy hai cây nầy, già lão rồi, có ai để ý tới làm chi)
 
Vào lính, theo đơn vị hành quân, nhớ từng con suối nhỏ, từng gò mối, từng cây cầu khỉ,… nhứt là những nơi “đụng” nặng. Lính tử trận. Quan cũng đền nợ nước. Thứ hai, người vợ trẻ đưa chồng lên Đức Hòa. Thứ bảy, đã chít khăn tang. Nhưng tôi vẫn thương vẫn nhớ cái quận “nắng bụi, mưa bùn”… nghèo xơ nghèo xác nhưng đầy ấp tình người. Hoàng hôn xuống, nghe ảnh ương, nhái bầu, nhái bén, cả bao nhiêu thứ côn trùng hòa tấu “symphonie pastorale” nghe mà rụng rún.
 
Giờ đây, lưu lạc xứ người, muốn nghe… có đâu mà nghe.
 
“Lòng quê đi một bước đường một đau ”
(Kiều)
Tâm trạng nhớ nhà là vậy.
 
Tôi không dám “nghĩ” hoặc “đoán” tình cảm của ai khác. Riêng với tôi thì: tình đầu, tình đuôi, tình giữa… gì gì, thì với thời gian cũng sẽ khuây khoả, rồi phai, rồi tàn và rồi thuộc về dĩ vãng, dù nó “apporte chaque jour tout le bien, tout le mal”.
 
Nhưng, nhớ nhà thì hoàn toàn khác, lạ. Như một định luật tự nhiên, “tên” nào “lội” nhiều, lăn lóc với “đất nước” nhiều,.. khi về già, nhớ nhà càng ray rứt, càng nhức nhối.
 
Cái khổ là càng muốn quên, càng lại nhớ. Có những đêm thức giấc, nhớ quá, không tài nào ngủ lại được. Nhớ ai, ai đâu mà nhớ. Nhớ NHÀ!
 
Lúc ở Chasseloup, đọc sách tả Tour Eiffel, Montparnasse, Les Invalides, Chateaux de la Loire.. náo nức muốn xem lắm. Giờ xem qua rồi thì “thôi”. Nó không “thấm” vào xương, vào tủy, vào tim, vào óc như cái nhớ nhà.
 
“… Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương. ”
 
(Làng Tôi – Chung Quân)

Chắc tại tôi là đứa “chả giống ai”. Thôi đành chịu vậy.
 
Mấy trang viết nầy không đầu, không kết, ý tứ lung tung, “à bâtons rompus”, “du coq – à – l’âne”. Bà con có xem thì “xính xái”, từ bi hỷ xã dùm. Thiện tai, thiện tai
 
Thôi thì cứ xem như :“mémoires d’outre tombe” của tôi vậy.
 
Trước sau gì, cát bụi cũng sẽ về cát bụi

QUANDO SATIS DIXISTI, PERISTI
(Quand tu auras dit assez, tu seras mort)
(St Augustin)
 
“Mai đây trong chuyến tàu vạn cổ
Nếu có người thương đến tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa”
 
(Giang Hữu Tuyên)
 
Đúng, hệ lụy núi sông xưa!
 
“Objets inanimés, avez vous donc une âme
Qui s’attache à notre âme et la force d’aimer“
 
Thôi đành
 
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng thử nhân sầu ”Thôi Hiệu

Vậy, tôi đã làm được gì?
 
* Gia Đình: Trả hiếu?
 
– Má tôi mất sớm quá, tôi có nhớ gì đâu, nhứt là mấy tháng cuối cùng, mỗi lần tôi muốn tới gần Má tôi, thì các dì, cô, cậu… (đều ở nhà tôi để săn sóc má tôi) bảo: “Con ra ngoài chơi đi, để má con ngủ”, ngủ yên… Yên Giấc Ngàn Thu.
 
– Tôi có làm được gì giúp Ba tôi đâu. Chưa xong y khoa, niềm an ủi duy nhứt của tôi là: tôi đã cố hết sức nghe lời Ba tôi, dĩ nhiên, đôi lần chuyện nầy, chuyện nọ, chuyện “đâu đâu” làm Ba tôi không vui.
 
– Tôi rất mừng là đã cùng vợ tôi quyết định “sinh tử”: chết thì chết chung, không thể sống với vc được. Tụi nó không lương tâm, không tim, không óc, không cả tình người. Ít nhứt, dung thân ở xứ lạ, không ai ngăn cấm con tôi: “Mầy là con sĩ quan ngụy, không được lên cấp ba”. Đó là nguyên văn của tên “giám hiệu” trường Petrus Ký (tôi khôngmuốn nhắc tên mới của trường) khi đứa con trưởng của tôi học xong lớp 9 (classe de 3è) không được lên lớp 10 (classe de seconde). Đuổi học.
 
* Tổ Quốc: xin cho tôi mượn hai câu thơ của một nhà văn “gốc lính“
 
“Cúi đầu tạ với quê hương
Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”.
 
Tôi đã đội trên đầu sáu chữ: DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
 
Je ne fléchirai pas ! Sans plainte dans la bouche,
Calme, le deuil au coeur, dédaignant le troupeau,
Je vous embrasserai dans mon exil farouche,
Patrie, ô mon autel ! Liberté, mon drapeau !.
 
Victor Hugo (ultima Verba)

THAY LỜI CUỐI
 
Những dòng sau đây, tôi:
 
– Kính dâng quý Trưởng Thượng, Niên Trưởng đã rời Việt Nam trước 30-04-1975
 
– Gởi đến thế hệ trẻ, những người chưa “nếm” mùi vc.
Tôi dạy vạn vật ở Petrus Ký từ năm 1963. Lúc bấy giờ, thi Tú Tài 1 và 2 còn vấn đáp. Chưa khi nào tôi hỏi lý lịch thí sinh trước khi cho điểm. Nói chung, trong suốt lịch trình thi, tất cả Giáo sư đều xử sự như thế..
 
Tết Mậu Thân, con đường tiếp liệu (y dược, y cụ..) của đơn vị tôi bị vc (đã chiếm Vinatexco, Vifon, và các hãng kế cận) đóng chốt. Tôi phải liên lạc với cố vấn đơn vị tôi, trình với cố vấn trưởng (cố vấn cho Tư Lệnh Sư Đoàn) cho phép tôi dùng trực thăng riêng của ông về căn cứ 73 tồn trữ y dược, nhứt là bông, băng, băng cá nhân, nước biển và trụ sinh..
 
Trớ trêu thay: người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển “nóng hổi” vừa được trực thăng mang về là một vc..
 
Trong hơn bốn năm trấn ở Đức Hòa, tôi đã gọi tản thương bằng trực thăng về Tổng Y Viện Cộng Hòa ít nhứt là mười vc bị thương nặng. Không tản thương thì chắc chắn 100% chúng đi “chầu Bác” rồi.
 
Dù mưa, dù nắng, một giờ khuya, hai giờ sáng,… chưa lần nào phi hành đoàn hỏi tôi tản thương lính nào vậy? QLVNCH hay vc. Tất cả đơn vị Quân Y QLVNCH đều làm như thế.
 
Tôi muốn viết thật rõ, hét thật to, ý nghĩ thật trong sáng: Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
Sau 04/1975, bọn khát máu chóp bu vc đã ra lệnh phá tan nát xã hội miền Nam, mà nền tảng là gia đình.. Bao nhiêu gia đình sĩ quan QLVNCH, viên chức VNCH bị gây áp lực đến đổ vỡ.
 
Bao nhiêu dân miền Nam bị lừa gạt, rồi bị ép tử, bỏ cho chết, chết đói, chết vì bệnh tật,… ở những khu gọi là kinh tế mới..
 
Bao nhiêu thanh thiếu niên “con ngụy” bị ép buộc qua Miên làm bia đỡ đạn cho vc.
 
Bao nhiêu trăm ngàn người VNCH đã thiệt mạng trên đường tìm tự do, thoát ách vc.
 
Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lần nào mà người dân Việt Nam, vốn rất gắn bó với “quê cha đất tổ”, với “mồ mả ông bà” liều chết, bỏ nước ra đi tìm tự do đông đến số triệu.
 
Tôi viết để quý vị Trưởng Thượng và thế hệ trẻ hiểu được mức độ khát máu, tàn ác, vô nhân đạo, đầy thú tính của vc.
 
Riêng cá nhân tôi, tôi không thù hằn vc vì:
 
1- Tôi đã hấp thụ nền giáo dục nhân bản miền Nam
 
2- vc không xứng đáng để tôi thù hằn, vì vc đã mất hẳn tính và tình người.
 
Tôi rất cám ơn, thương mến, kính yêu “bà xã” tôi đã chịu bao nhiêu cay đắng, cực khổ tảo tần giữ vững gia đình, lo cho bốn đứa con tôi.
 
Hiện giờ, chúng là công dân đơn thuần (simple citoyen) của quốc gia tạm cư, không là “quan to, quan bé” gì hết. Nhưng, người ta đã đối xử với chúng tôi rất ấm áp tình người.
 
 
 

Nam phương/Bắc phương chi cường, Đông di/Tây di chi nhân?







Chiến tranh Ấn Độ và Pakistan







Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Samsung ra mắt điện thoại gập giá gần 2.000 đôla







Bế tắc tiếp diễn trong cuộc chiến Mỹ-Trung về mạng 5G của Huawei (







Bị bắt vì kêu gọi biểu tình nhân thượng đỉnh Mỹ-Triều







Gìn giữ lịch sử chiến tranh Việt Nam qua lời nhân chứng sống







Bệnh nhân thứ hai trên thế giới được chữa dứt bệnh HIV nhờ cấy tế bào gốc







Vấn đề nhân quyền có bị đặt nhẹ thời Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump?







Việt Nam làm gì để đối phó với ô nhiễm không khí và bụi mịn-PM2.5?







Đàn áp và vi phạm dưới bề mặt hòa bình







Tôn Sư Trọng Đạo: Nét Đẹp Của Văn Hóa Việt - Tác giả Lâm Vĩnh Thế







Trận chiến Mỹ-Hoa







Kinh tế Trung Cộng nguy ngập cỡ nào?







Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

Thái Thanh Người Mà Ai Cũng Mắc Nợ - Tác giả Đỗ Tiến Đức







TỔNG PHỤC VỤ -Tác giả Bắc Phong



phục vụ khách sạn bao năm
mà bác chu đáo tận tâm vậy nè
cảm ơn bác tiễn ra xe
tiền boa tui gửi uống bia giải sầu



"Tầm" - Tác giả Đỗ Ngà







+svn & bắc hàn: bài học dành cho nhau - Tác giả Nguyễn Hoàng



Một cách ước lệ, dưới đây là 5 bài học dễ nhận thấy trước và sau thượng đỉnh Mỹ – Triều cũng như qua cuộc viếng thăm chính thức Hà Nội của Kim Jong-un. Tuy nhiên, việc đánh số các bài học không đồng nghĩa với thứ tự của tầm quan trọng. Bài học cuối cùng có khi lại là cốt tử nhất.

Thượng đỉnh Mỹ – Triều diễn ra tại Hà Nội kết thúc chóng vánh mà không có một cam kết chung nào giữa các bên. Giấc mơ Hà Nội thành dấu ấn lịch sử đối với tiến trình phi hạt nhân hóa để thỏa mãn cơn khát của “thành phố hoà giải các xung đột quốc tế” gần như về “mo”. Hai ngày nán lại Hà Nội của ông Kim xem ra cũng kém vui, dù Cả Trọng vẫn đãi ông Kim với nghi thức dành cho nguyên thủ.

Tuy nhiên, chuỗi sự kiện liên quan đến ba bên (hẳn nhiên Việt Nam chỉ ngồi ở “ghế phụ”) vẫn để lại một số bài học cho mỗi nước, cũng như cho cả hai. Bài học quan trọng nhất đối với cả Triều Tiên lẫn Việt Nam là số phận của các nước nhỏ trong thời đại ngày nay vẫn được quyết định bởi bàn cờ giữa các cường quốc. Bài học xưa như trái đất này muôn thuở có lẽ vẫn đúng!

Ngẫm lại một chút, chẳng có lý gì do để tiếc nuối. Chúng ta (tức Việt Nam) phải hiểu rằng Mỹ – Triều không đạt được thoả thuận như vừa qua là điều logic. Dù chỉ yêu cầu bỏ 5/11 khoản liên quan đến cấm vận, nhưng vấn đề này không thể quyết mà không có tiếng nói của Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc. Bỏ cấm vận để đi đến phi hạt nhân hoá cũng như thống nhất trên bán đảo Triều Tiên sẽ còn là một “cuộc trường chinh” vạn dặm và liên quan đến nhiều bên.

Trung Quốc không bao giờ mong muốn một quốc gia Triều Tiên thống nhất, độc lập, hùng cường, thoát Trung và có xu hướng thoả hiệp với Mỹ. Nhật Bản cũng chẳng hề muốn có một đối thủ sẽ nổi lên cạnh tranh với họ trên mọi lĩnh vực (Nếu thống nhất, bán đảo Triều Tiên sẽ có gần 80 triệu dân, sở hữu nền tảng kinh tế và khoa học công nghệ rất mạnh, đấy là chưa nói tới cái “máu” dân tộc chống Nhật của dân Hàn).

Và ngay cả Hàn Quốc, dù cùng chung một dân tộc với Triều Tiên và nếm trải nỗi đau chia cắt, nhưng cách biệt giữa hai miền giờ đây đã là quá lớn, bên cạnh gánh nặng phúc lợi vì một cơ cấu dân số “già hoá” chẳng hề kém Nhật, liệu họ có sẵn sàng để chi hàng ngàn tỷ USD nhằm tái thiết miền Bắc (giống như Tây Đức đã từng phải gánh Đông Đức).

Bài học thứ hai, chúng ta (cả Việt Nam lẫn Triều Tiên) cần tỉnh ra ngay, đó là Tổng thống Mỹ bao giờ cũng quan tâm đến lợi ích nước Mỹ trước tiên, luôn lấy đối ngoại phục vụ đối nội. Nói cách khác, trong trường hợp của Trump, tình hình “nước sôi lửa bỏng” ở Washington những ngày ông vắng nhà, đã buộc ông phải nhanh chóng lấy một quyết định để thu hút truyền thông, nhằm đánh bạt lời khai của tay luật sư Michael Cohen “phản thùng” kia.

Và Trump đã toại nguyện. Sau khi huỷ bỏ bữa tiệc trưa (với một menu rất hấp dẫn), họp báo vội vàng (trong 37 phút) rồi ông lên thẳng chuyên cơ về nước, hiệu ứng có ngay lập tức trên nước Mỹ. Tất cả các nhật báo ở thủ đô, từ The Washington Post đến New York Times, từ Los Angeles Times đến Wall Street Journal… đều đồng loạt chạy trên trang nhất về chuyện đã không thoả thuận được cái “deal” nào với Triều Tiên cả. Hẳn nhiên, lời khai “lật kèo” của Cohen bị đẩy lùi ra những trang sau.

Bài học thứ ba, trong câu chuyện nhiều “chương”, “hồi” về Triều Tiên, cần phân biệt giữa chiến lược với chiến thuật. Nếu chấp nhận dỡ bỏ ngay lập tức toàn bộ cơ sở hạt nhân của mình thì Triều Tiên sẽ còn gì để mặc cả với Mỹ, Nhật, Hàn và cả phương Tây? Đến cả Mỹ cũng tuyên bố “chẳng có gì phải vội”. Bởi vì, nếu Triều Tiên thực hiện phi hạt nhân hóa ngay thì chẳng còn “raison d'être” nào cho sự hiện diện và chiếc dù an ninh của Mỹ ở Đông Á nữa.

Hơn nữa, câu chuyện đến năm 2020 của Trump là tập trung tái cử. Từ nay đến đó, chắc chắn còn một số màn trình diễn thượng đỉnh Trump – Kim nữa. Nhưng cứ “diễn” mãi thì cũng dễ nhàm chán. Vì vậy sẽ có những thoả thuận “bán phần” nào đấy đủ để nuôi dư luận Mỹ. Rằng, nếu không phải là Tổng thống Trump thì giờ này, Hoa Kỳ và Triều Tiên đang chuẩn bị lâm chiến. Đấy là chiêu Ban vận động tranh cử của Trump cần cho thời gian tới.

Bài học thứ tư, nên tránh rơi vào trạng thái ảo tưởng hay tự huyễn hoặc. Giả định Triều Tiên thành một Việt Nam thứ hai là ăn phải “bả tuyên truyền” của mấy ông Mỹ. Mỹ có ẩn ý đằng sau việc ca tụng “mô hình Việt Nam”. Còn ông Kim từ bé học ở Thuỵ Sỹ sao lại có thể mê món “bún chả” kinh tế thị trường nửa dơi nửa chuột? Chẳng phải bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã thừa nhận, mô hình ấy “không hề có trong lý thuyết mà cũng chẳng mấy ai hiểu nổi trên thực tế”.

Rồi nữa, Đặng cởi trói vì kinh tế Tàu lúc bấy giờ kiệt quệ sau những chính sách của Mao Trạch Đông. Lãnh đạo Việt Nam học phép “cởi trói” kinh tế của Trung Quốc khi viện trợ của Liên Xô và các nước Đông Âu chấm dứt. Kim Jong-un không lâm vào tình trạng ấy. Sau khi Kim bắt tay Trump năm ngoái, Trung Quốc, Nga và các nước châu Phi đã tìm cách xé rào, né tránh các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc để liên hệ, trao đổi với Bắc Hàn. Cho nên chế độ của gia tộc Kim có lẽ vẫn sẽ sống dài dài.

Bài học cuối cùng, thứ năm nhưng lại rất quan trọng (the last but not least), đó là phải cắt nghĩa thế nào cho “chuẩn khỏi cần chỉnh” cái xu thế “viễn Trung cận Mỹ”, tức là “thoát Trung và xích lại gần Mỹ” trong thời đại ngày nay? Triều đại Kim III này lên ngôi 6 năm xử trảm cả chú họ từng đưa mình lên ngai vàng lẫn anh trai, chỉ vì tội “quá thân Tàu” hoặc nghi “do Trung Quốc nuôi” (và chắc có ý tạo phản). Thế không phải là “thoát Trung” thì là gì?

“Thoát” nhưng khi cần thì vẫn “nhào dzô” đấy. Trong vòng 10 tháng, ông Kim qua lại Trung Quốc bốn lần. Đấy là chưa kể lần sang Việt Nam và lần từ Hà Nội về Bình Nhưỡng vừa rồi không loại trừ có thêm các cuộc tiếp xúc bí mật thứ năm hay thứ sáu ngay trên đường (?). Dù “cùng một mẹ sinh ra” và bây giờ thì chẳng còn chất keo “cộng sản” nào dính hai nước được với nhau, nhưng cách hành xử của Kim đối với Trung Quốc xem ra rất đáng để mấy người ở Ba Đình học tập!!!

Dẫu rằng, cách “thoát Trung” của anh Kim này chẳng mấy nhân văn và có lẽ chẳng quốc gia nào trên thế gian này có thể học hỏi các phương thức bạo chúa ấy. Nhưng phải thừa nhận “anh chàng ôm hoả tiễn” kia (rocketman là lời của Trump từng chỉ trích Kim) không phải là không dám “chơi rắn” với Trung Quốc khi cần (mà anh ta cũng có đường biên giới chung với Trung Quốc giống ta đấy thôi).

“Xích lại gần Mỹ” là câu chuyện rất thời sự. Nguyễn Gia Kiểng đã đúng khi cho rằng, ban lãnh đạo Việt Nam có lý khi cố gắng tách dần khỏi quỹ đạo Trung Quốc và sáp lại với Mỹ. Nhưng sẽ rất sai lầm nếu nghĩ rằng có thể mật thiết với Mỹ mà vẫn giữ nguyên chế độ độc tài toàn trị. Điều này có thể đúng với Trump, nhưng Trump chỉ là một “dấu ngoặc đơn” (…) trong nền chính trị Hoa Kỳ. Gánh nặng trên vai Cả Trọng trong chuyến thăm Mỹ tới đây, vì vậy, xem ra chẳng mấy nhẹ nhàng