khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Cây lê ki ma của chị Võ Thị Sáu ở đâu? Có lẽ bị thuốc khai quang của Đế Quốc Mỹ, chết đời nào rồi?







Chuông mới tậu của bác Khoa







                                                             


Những câu chuyện của thuyền nhân Việt bị chính phủ Úc trả về quê hương




                              


Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam - Tác giả Đỗ Trung Quân





Tháng này Sài Gòn mưa ngâu
Nhưng thôi, miễn bàn vể thơ thẩn


Tôi nói thẳng
Cho mau
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó cướp tàu
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó túm đầu
Cướp cơm chim


Tôi nói thẳng
Thôi đi mấy cha, mấy anh cà vạt phòng lạnh cách xa biển Đông ngàn dặm
Nhà anh chả ai cướp
Con anh chả ai đánh [đánh sao được, nó ở nước ngoài ráo cả]
Vợ anh chả ai hiếp [hiếp sao được, nhà anh có công an bồng súng đố thằng nào…]


Chỉ tủi thân cho đồng bào
Tàu thuyền rách nát.
Kiếm sống ở khu vực nhà mình vẫn bị ăn tát
Ăn bạt tai – đá đít
Ăn đạn AK
Bọn hải tặc đuôi sam làm cha
Thậm chí làm ông nội.


Thơ không được chửi bậy
nhưng thôi đành
Tiên sư bố chúng mày bọn lưu manh!
Bạn bè gì ngữ ấy.
Thơ không được chửi bậy
Xin tha thứ cho thằng làm thơ này. Đọc tin đồng bào bị cướp trên biển thì mắt nó cay cay …


Cứ đàn áp đi…
Cứ bóp cổ đi…
Cứ kung-fu đi…
Cứ triệu tập đi…
Cứ lo hữu nghị đi…


Hỡi những người anh em máu đỏ da vàng
Hãy thử sờ lên đầu mình.Xem…
Đã mọc đuôi sam ?…





Yếu tố Tàu Cộng trong “Khát vọng đoàn tụ”







Nguyên Khang và Mai Thanh Sơn hát Từ Độ Ánh Trăng Tan, nhạc Anh Bằng phổ thơ Đặng Hiền







Buồn như áo em hôm nào ướt mưa đêm
Sầu như dáng em nhẹ gót bước qua thềm
Buồn như tóc em trên đường phố mưa đêm
Sầu như mắt em làm rét mướt tình yêu

Thôi mình lỡ mất nhau rồi
Nát đi hy vọng ban đầu
Sao nụ cười tươi thắm
Ngày em bỏ tôi đi lấy chồng

Tôi trở về Half Moon Bay
Đếm từng con sóng biển
Đêm từng nỗi ưu phiền
Lòng buồn như sương mù
từ độ ánh trăng tan

Ngờ như tiếng em
trên từng bước chân mưa
Tưởng như đã quên
mà nhớ đến bao giờ

Tình yêu thủy tinh
Rơi vụn vỡ trong tim
Từng đêm gió mưa
Hồn chắp cánh tìm em



TCS tiên đoán không thua chiêm tinh gia Huỳnh Liên! Trịnh Sơn Truyền hát Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói, nhạc TCS, tại quán cà phê Du Ca. Phê bạo! KL chỉ đáng xách dép TST, vì giọng ca KL là tiếng hát của thương nử bất tri vong quốc hân.







Rắc lắc đầu ngao ngán và than thở với Rô :"Hai câu lẩy Kiều của ông bị ném vào sọt rác"







Cái Bản Mặt Dầy !



Pop singer slammed on social media after son urinated into airsickness bag in front of shocked passengers' on Vietnam Airlines flight

Incident happened on Vietnam Airlines' new Airbus A350-900

Photo of boy's mother, singer Lệ Quyên, was shared on Facebook




Witness describes how she 'pretended not to hear' cabin crew

A singer is being criticised after she allegedly allowed her son to urinate into a sick bag in his seat on a Vietnam Airlines flight.

A photo of a woman, believed to be Le Quyen, was shared on Facebook by a passenger who was shocked by the incident, and the allegations have drawn condemnation from social media users.
The 34-year-old Hanoi-born singer was travelling on the new Airbus A350-900, which has only just started operations between Hanoi and Saigon, when the incident is said to have taken place.
The person who uploaded the photo wrote: 'One beautiful female passenger in Seat 11B, with 10 fingernails painted in 10 colors, dressed very fashionably, tore open a vomit bag for her son to pee in, splashing everywhere.

'Chief Steward asked why not go into the lavatory. Dirtying the plane, but the passenger didn't even want to look/acknowledge the Chief Steward.' 

MailOnline Travel has made attempts to contact the singer via a telephone number listed on her website, and has contacted Vietnam Airlines for comment.

After the post went viral in Vietnam and internet users called for the singer to be exposed.

Source: http://www.dailymail.co.uk/travel/travel_news/article-3171934/Pop-singer-slammed-social-media-son-urinated-airsickness-bag-shocked-passengers-Vietnam-Airlines-flight.html#ixzz3hasgfB5E

Khi nào có trại hè cựu sinh viên đại học miền Nam VN trước năm 1975 ?







Sinh viên gốc Việt kiên trì đòi ban nhạc 'Viet Cong' đổi tên



OBERLIN, Ohio- Kẻ bênh, người chống, cách đặt tên của ban nhạc rock Viet Cong gồm bốn nghệ sĩ Canada hiện khiến nhiều người lên tiếng, trong đó có nhiều sinh viên Việt Nam.

Hai thành viên trong ban nhạc này xuất thân từ một nhóm nhạc trước đây có tên “Women.” Nhóm Women tan rã trong khoảng năm 2010 một phần vì bất đồng ý kiến nội bộ, một phần vì cái chết sau đó liên quan đến bệnh tim của người nghệ sĩ phụ trách guitar.

Hai thành viên trên tìm thêm người và thành lập một ban nhạc mới vào năm 2012, quyết định lấy tên “Viet Cong.”

Giải thích về cái tên hiện đang gây nhiều tranh cãi, bản thân ban nhạc có lúc nói là hoàn toàn không để ý về ý nghĩa của cái tên này, có lúc lại nói là vì họ thấy Việt Cộng là “bad-ass,” tạm dịch là “thứ dữ,” qua phim ảnh.

“Chỉ là cái tên thôi mà. Chúng tôi không hề nghĩ nó sẽ gây một tác động như thế cho nhiều người,” ca sĩ chính Matt Flegel nói trong một chương trình của Le Guess Who. Trong một cuộc phỏng vấn khác trên tờ The Guardian, anh này kể: “Cái tên là do tay trống của chúng tôi nghĩ ra, và do chúng tôi coi phim khi còn niên thiếu. Việt Cộng luôn là những tay ‘thứ dữ’ trên phim.”

Với nhiều người, cái cách nhóm Viet Cong phản ứng lại ý kiến của nhiều người Việt tị nạn mới thực sự đáng trách.

“Ồ, cái tên cũng đụng chạm nhiều người. Là người Canada, chúng ta chẳng có vấn đề gì về chíến tranh hay những thứ tương tự. Chỉ có những người Việt tị nạn, người Việt ở Canada, ở Mỹ, họ viết email cho chúng tôi, kể gia đình họ bị CSVN tra tấn 5 năm trong tù cải tạo. Ehh…” ca sĩ Flegel nói trong chương trình Le Guess Who, vừa đưa tay làm hiệu tỏ vẻ không quan tâm. “Chỉ là một cái tên thôi mà.”

Vào Tháng Ba, một số sinh gốc Việt biểu tình chống đối đêm nhạc có Viet Cong biểu diễn tại đại học Oberlin College, tiểu bang Ohio. Sau khi trực tiếp trao đổi với Hội Sinh Viên Việt Nam (VSA) tại đây, ban tổ chức quyết định hủy chương trình.

“Việc ban nhạc công khai biết rằng tên của họ có vấn đề, nhưng không thay đổi hay có hành động gì, càng nhấn mạnh hành động ngang nhiên này… Cộng đồng sinh viên Việt Nam đã giúp tôi biết rằng tôi không thể hiểu hết được những tai hại từ một ban nhạc (gồm bốn thanh niên Canada da trắng) đặt tên mình là ‘Viet Cong’… Tôi không phải là một người có quá khứ hay kinh nghiệm cá nhân liên quan trực tiếp đến hậu quả của các quyết định của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Đó chính là lý do tôi tin rằng, việc lắng nghe những ưu tư của chính những người hiểu và tâm cảm bị tác động sâu sắc, là việc quan trọng,” ông Ivan Krashnov, người hủy hợp đồng đêm nhạc với Viet Cong, viết trong một thông cáo.

Sự kiện trên được một số báo loan tải, như Chicago Tribune, The Guardian, The Seattle Globalist, NM Entertainments, Stereogum, SF Gate, hay AV Club… Dư luận bắt đầu chia thành hai phía, bênh và chống.

“…Thực sự là tê hại để đặt tên ban nhạc của bạn theo những người đã giết nhiều người trong nhà tôi, lấy đi gần hết tài sản của họ, bỏ tù và muốn giết ba tôi nhiều lần. Tôi không cần biết là tên của ban nhạc của bạn không có ý nghĩa gì hết với bạn, hay bạn chọn nó vì tay trống của bạn thấy tên đó hay, cái tên thực sự mang một ý nghĩa đằng sau nó,” anh Charles Lâm, một người gốc Việt thuộc thế hệ thứ hai, viết trên OC Weekly.

Ngược lại, tay trống Andy Gill của nhóm Gang of Four (“Tứ Nhân Bang” của Trung Quốc) ủng hộ Viet Cong, nói những người đòi ban nhạc đổi tên là “phi tự do, phi dân chủ, và phi tiến bộ.”
Trong những tháng sau đó, dư luận tiếp tục tranh cãi, còn nhóm Viet Cong vẫn biểu diễn tại các địa điểm khác theo đúng lịch trình, nhiều đêm sạch hết vé. Sau chuyến lưu diễn các tiểu bang ở Mỹ, Viet Cong hiện đang có chuyến lưu diễn Hè tại các nước Âu Châu.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhóm nhạc không có vẻ gì là muốn đổi tên - như yêu cầu của những người Việt tị nạn.

Đó cũng là lý do vào đầu Tháng Bảy, một số hội đoàn, trong đó có Hội Sinh Viên Việt Nam miền Trung Tây (UVSA- Midwest) lên tiếng.

“Nhóm nhạc đã được cho nhiều cơ hội để biết thêm về Việt Cộng và ảnh hưởng của họ đối với người Mỹ gốc Việt, nhưng họ vẫn từ chối công nhận tầm quan trọng của vấn đề… Những gì liên hệ đến Việt Cộng, dù vô tình hay cố ý, đều không thể chấp nhận được,” UVSA- Midwest viết trong thông cáo, yêu cầu ban nhạc cũng như mọi người tôn trọng lịch sử của cộng đồng người Việt tị nạn.
Trả lời phóng viên Nhật Báo Người Việt, cô Lynn Nguyễn, chủ tịch UVSA- Midwest, cho biết: “Do không có nhiều người Việt ở vùng này, các sinh hoạt của người Việt không mạnh như một số nơi khác, nên nhiều người không biết về lịch sử và suy nghĩ của cộng đồng Việt Nam. Đây là lần đầu tiên sinh viên chúng tôi lên tiếng về một việc mang tính chính trị như thế này. Tuy đa số mọi người ủng hộ, chúng tôi cũng gặp nhiều chống đối.”

“Ban nhạc Viet Cong không thực sự gắn bó với cái tên đó, họ đã nói họ chỉ cần một cái tên. Chúng tôi hy vọng họ lắng nghe phản ứng của cộng đồng Việt Nam và phản ứng thích hợp,” cô Lynn nói thêm.

Đây không phải là lần đầu tiên dư luận bất bình với cách đặt tên một ban nhạc.

Vài năm trước đây, một ban nhạc lấy tên là “Morning Benders” khiến nhiều người phản đối vì cho rằng cái tên này có ý trêu chọc và kỳ thị giới đồng tính. Sau đó, ban nhạc đã đổi tên thành Pop ETC.
Bên cạnh đó, một ban nhạc khác là “Ching Chong Song” khiến nhiều người gốc Á khó chịu, nhưng vẫn quyết giữ tên mình. “Ching Chong” là tiếng lóng để trêu chọc ngôn ngữ và người gốc Hoa nói riêng, và người gốc Á nói chung.





Thời Đại Bịp - Tác giả Minh Văn



Lịch sử Việt Nam đã và đang tồn tại một thời đại như vậy, điều mà chúng ta gọi là: Thời Đại Bịp. Mới hay rằng, thế gian này chuyện ngược đời đến mấy cũng có thể xảy ra, sự thể đã 70 năm nay rồi. Có thể nói, dân ta đã chịu đựng nổi bất công nhiều như sao trên trời, dân tộc ta phải hứng chịu một cơn đại hồng thủy phá hủy văn hóa ngàn năm.

Nhà nước hiện nay nói rằng, họ đang xây dựng sự nghiệp “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” Thực tế thì như thế nào?

Họ (nhà nước) lấy của dân 10 đồng, rồi lại chia cho dân 2 đồng. Sau đó hệ thống truyền thông làm rùm beng lên, cho đó là công lao trời biển của đảng. Người dân cho dù nhìn thấy bất công, có phát hiện ra trò bịp thì cũng đành phải im lặng. Đảng sẽ giành một thái độ trìu mến cho những người biết sợ và phục tùng, và đàn áp bất cứ ai dám phản đối. Lâu dần xã hội hình thành một thói quen ứng xử: Nếu người dân chịu để cho đảng bóc lột và lừa dối thì mới được đảng tôn trọng.

Theo họ lý luận, đảng là người đầy tớ trung thành, nhân dân là chủ, nhưng người chủ đó phải chấp nhận các nguyên tắc sau: Đảng nói gì, dân cũng không được cãi lại, đó mới là một công dân tốt. Khi nhà nước ban hành các chủ trương chính sách, dân chỉ việc ngoan ngoãn làm theo, không phản đối và thắc mắc, có như vậy mới không phải là “phản động.” Trung ương bao giờ cũng đúng, chỉ có cấp dưới làm sai và ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa tốt, vì vậy mà đảng không bao giờ phải chịu trách nhiệm. Đảng còn nói rằng, mọi việc người dân không cần phải quan tâm, đã có đảng và nhà nước lo tất cả.

Người dân cúi đầu sợ hãi mà tuân thủ các nguyên tắc do đảng đặt ra, kết quả là dân tình khốn khổ, mất hết nhân quyền, nước mất nhà tan.

Với một sự vô lý to lớn như vậy, đảng biết rằng sẽ có ngày người dân nổi lên để mà đòi tự do đa đảng. Nhằm ngăn chặn quy luật tất yếu đó, đảng tung ra luận điệu “đảng nào cũng giống nhau mà thôi, rồi cũng tham nhũng cả. Thôi thì cứ để cho Đảng Cộng Sản lãnh đạo mãi mãi cho khỏe chuyện. Vả lại, đa đảng thì lộn xộn và phức tạp lắm, khủng bố suốt ngày.” Để minh chứng cho nhận định trên, đảng cho chiếu trên truyền hình nhà nước tin tức khủng bố ở các nước dân chủ, để người dân xem đó thấy sợ mà không dám đòi tự do nữa.

Trong thời đại bịp này, báo chí, truyền hình, phát thanh tư nhân không có, tất cả đều là của nhà nước. Vì vậy mà tiếng nói của người dân vô cùng nhỏ bé, có muốn phản đối cũng không thắng nổi truyền thông của chế độ. Với một hệ thống truyền thông độc quyền hùng hậu như vậy, bao giờ đảng cũng đúng, cũng tốt và vĩ đại, chỉ có nhân dân là có tội. Đảng nắm phần cán dao, nhân dân thì nắm phần lưỡi dao, vì vậy không thể nào mà xoay chuyển tình thế được.

Tình cảnh đó khiến người ta luôn phải sống trong dối trá và bưng bít. Một xã hội không biết đến sự thật thì cũng giống như con người ta bịt mắt cho kẻ khác dắt đi. Dân tộc Việt Nam đã bị Đảng Cộng Sản bịt mắt và dẫn dắt theo ý muốn của họ. Người dân không được biết gì khác ngoài những điều mà đảng cho phép biết, những điều mà đảng tuyên truyền.

Quay lại 70 năm về trước, đó là câu chuyện của những tầng lớp người thấp nhất vùng lên cướp chính quyền và sau đó lãnh đạo toàn bộ xã hội. Một nhà nước “vô sản” được dựng nên, và những người trí thức, bác học, nhà khoa học, kỹ sư, luật sư, giáo viên... phải phục tùng tuyệt đối những người công nhân và nông dân. Đó là một mô hình nhà nước hoang tưởng và ngược đời nhất mà nhân loại từng được chứng kiến, nó hoàn toàn đi ngược lại quy luật tự nhiên. Đó là một chế độ độc tài toàn trị, là kẻ thù không đội trời chung của các giá trị tự do, dân chủ. Là nơi mà con người bị đày đọa và trói buộc một cách có hệ thống nhất, nơi mà cái phí lý trở nên có lý. Rồi những người công nhân và nông dân cũng bị lừa bịp, bị chính chế độ đại diện cho họ phản bội, bị bóc lột và đàn áp hơn xưa. Từ đó mà dẫn đến một thời đại bịp như ngày hôm nay.

Đảng không bao giờ nhận lỗi, mà luôn có những đối tượng chịu trách nhiệm thay, đó là: Các thế lực thù địch, thiên tai, nhận thức yếu kém của người dân, đế quốc Mỹ, bệnh dịch...

Lừa dối nhân dân, biến sai thành đúng, biến trắng thành đen, cho nên nó thật xứng với danh xưng: Thời Đại Bịp.

Không có bất cứ luận điệu nào có thể biện minh cho một chế độ độc tài toàn trị, vì sự tồn tại của nó đã là một tội ác tày trời. Bởi nó tồn tại bằng cách lừa bịp, đàn áp, tham nhũng, và cướp đi các quyền tự do dân chủ của nhân dân.
 

Hotmail là gì mà hay quá vậy?



Anh chàng da đen thui, người Ấn Ðộ mang tên khó đọc Sabeer Bhatia, leo lên chiếc Boeing 747 của hãng Air India, bay ngót 22 tiếng đồng hồ, đáp xuống phi trường quốc tế Tom Bradley tại Los Angeles, California. Tưởng mọi người tung hô khi anh đáp xuống xứ lạ này nhưng... “tại sao thiên hạ vô tình với mình quá vậy?” Hành lý của anh nhẹ hều, trong đó có vài bộ áo quần cho hợp thời trang Tây Phương. Chớ tại Calcutta, anh vẫn nhất bộ nhất phẩm là xà rông quanh năm màu trắng mà cũng thấy văn minh như thường. Còn tại đây, cà vạt và bộ veste nhạt màu làm anh đổ mồ hôi, mặc dầu người Mỹ nói rằng vừa vào mùa Thu.

Sabeer khát nước, nhưng anh thấy góc tường có một anh Mỹ đang đá ình ình vào cái máy bán nước ngọt rồi nó chửi “đồ ăn cướp tiền của tao.” Máy bán nước ngọt Coca Cola có 3 cái ở góc tường, một cái đang bị đá ình ình, còn cái khác thì tắt điện, và cái thứ ba... điện sáng chói. Tuy nhiên anh Sabeer Bhatia đâu dám thọt tờ 100 đô vào mua nước, lỡ máy nó giựt luôn thì biết ai mà thưa kiện? Trong túi anh chỉ có 250 dollar và tờ giấy nhập học “không phải trả tiền học phí” cha mẹ anh gọi là “scholarship” của trường UCLA cho anh học 2 năm mà thôi. Ngày anh đáp xuống phi trường Los Angeles, mọi chuyện bỡ ngỡ hết. Ngày đó là ngày 23 tháng 9 năm 1989. Anh vừa đúng 19 tuổi 3 tuần.


Sabeer vào học được 2 năm thì xong, nhưng để lấy bằng Bachelor Science thì cần thêm 2 năm mới được. Môn mới ra đời là “Computer Science” rất ít người học, thầy giáo thì dạy đàng trời, học trò hiểu nẻo khác. Anh đành phải làm giấy tờ vay tiền để học cho xong, chớ bằng kỹ sư computer nửa vời 2 năm thì ai mướn? Phải 4 năm mới được chớ? Nhưng vì không phải là cư dân thường trú tại California, anh mang quốc tịch Cộng Hòa Ấn Ðộ mà. Như vậy tiền học phí phải đắt gấp 2 lần cho sinh viên ngoại quốc như anh. Anh thầm nghĩ như vậy tụi Mỹ nó cho mình tay mặt rồi lấy lại tay trái rồi. Nợ nần rồi ai trả đây? Họ nói ra trường rồi trả, không sao. Nhưng ra trường mình đâu có muốn ở lại đây? Mình được người cậu họ tại Bangalore (Ấn Ðộ) hứa dẫn mình vào một hãng vi tính nổi tiếng của tụi IBM ngay trung tâm thủ đô New Dehli rồi... Nhưng nếu tính theo tiền nợ này với lương tại Ấn Ðộ thì mình trả đến 25 năm mới xong, với điều kiện đừng lấy vợ. Lấy vợ có con thì không trả nổi đâu. Sao mà càng lúc càng thấy nguy quá!

Rồi bốn năm sau, Sabeer Bhatia tốt nghiệp hạng... không rớt, nghĩa là hạng C là quá may mắn rồi. Anh học được, nhưng vì tụi UCLA bắt phải lấy môn thể thao nhiệm ý, mình không biết chọn môn nào vì mình thích đá banh từ nhỏ tới lớn, còn ở đây tụi Mỹ không đá banh mà ôm banh chạy, rồi bị chặn giò giật banh lại, thổi còi tu huýt đếm lại. Mà ôm banh giành banh, rồi chạy, rồi bị chặn giò, rồi thổi còi tu huýt tụ lại, rồi ôm banh giành chạy tiếp..., như vậy đâu phải thể thao? Họ cho mình vào môn thể thao nhiệm ý gọi là “football” là thua. Môn này bị thua, nó làm anh hao điểm ra trường hết sức. Cộng tới trừ lui anh ra trường kỹ sư hạng C cũng là may lắm. Nếu rớt thì rớt vì môn football này, đem về tổ quốc thì chẳng vinh quang tí nào đâu.

Sau cùng mọi chuyện cũng xong. Ra trường. Sabeer và anh bạn Alsavador Bohita người Mễ được hãng Apple mướn vào với lương vô cùng khiêm nhượng, không dám khoe ai hết.

Ở thung lũng Silicon anh được nghe rất nhiều: Nơi này biến nhiều người lọ lem thành hoàng hậu trong vòng một đêm, nhưng lọ lem là cô bé gái còn mình là anh chàng da đen thui nói tiếng Anh líu lo theo giọng Ấn Ðộ, nhiều người bạn nói tại “mày ăn càri cay, nên cái lưỡi của mày nóng quá, nói lẹ tụi tao nghe không kịp.”

Sabeer và Alsavador làm chung một hãng, cùng nhau chia tiền phòng 2 bedroom tại Silicon Valley. Tiền nhà ở đây họ tính như chỉ cho toàn tụi tỉ phú mướn, nên bọn mình ăn uống rất khiêm tốn: Né hầu hết những tiệm Seafood Restaurant của dân Chinese tại San Francisco, còn thằng bạn Alsavador thì khoái ra mặt món hamburger, nó nói món này ăn bổ lắm, ai cũng thích hết. Còn mình không ăn được món này, vì “trọng” con bò mà. Ðành ăn fried chicken mệt nghỉ luôn.

Hàng ngày tan sở, thằng Mễ nói luôn miệng là sẽ làm sao mà thoát khỏi kiếp nghèo này mới được. Chẳng lẽ mướn apartment trọn đời? Còn làm kỹ sư cho một hãng lớn vô cùng như Apple, nhiều sao bắc đẩu quá. Thằng sếp Chief Engineer của mình nó là thằng Việt Nam. Nó thường khoe là ngày xưa nó từng đánh giày tại Saigon, rồi nó chạy đại lên tàu chơi, không dè tàu không cho nó xuống đi sang Indonesia luôn. Nó phải làm lại từ đầu... Mình nghĩ cái thằng Việt Nam này sao mà xạo quá, “nó có cái gì đâu mà làm lại từ đầu?” Nhưng mình phải nể thôi, trong sở nó có nhiều bằng sáng chế mà người ta gọi là “patent.” Nó treo nhiều bằng patent như vậy trên vách tường văn phòng của nó. Nó có thư ký tóc vàng làm việc cho nó, còn mình thì làm chung phòng với thằng Mễ và hai thằng Mỹ tóc đỏ khác. Nhà của thằng Việt Nam này đáng nể thật. Nó có lần tổ chức party mời cả xếp Chúa hãng Apple đến dự sinh nhật con thứ năm của nó, chỉ còn thiếu sư tổ Apple là Steve Jobs là đủ bộ. Thằng Việt Nam này nói cái nhà nó mua rất rẻ nhờ thằng bán nhà cũng là thằng “boat people” quen trên tàu, chớ người lạ thì trên 800 ngàn cũng không được. Mình biếu quà mà nó đâu có vui vì trùng quà rồi: Cái áo da mình thèm lắm, mua cái áo da đẹp cho nó nhưng thua hẳn cái áo da của các bạn khác trong sở nên nó đâu có vui: Ðã trúng quà mà quà mình thì rẻ tiền quá! Xứ mình có ai mặc áo da đâu mà có kinh nghiệm, toàn ở trần quấn xà rông quanh năm suốt tháng trong nhà, còn ra đường là mặc đại một cái áo vest dưới vẫn xà rông, thiên hạ cũng nể rồi. Ðó là tại India. Còn về nhà ở Santa Clara, Cailfornia, về tổ ấm tạm thời thì thằng Mễ Alsavador luôn luôn nói “mình phải giàu mới được,” nghe riết hết muốn vô sở luôn. Một hôm, mình nhớ khoảng tháng 12 năm 1995, thằng Mễ gọi khẩn trong máy điện thoại là cần gặp mình gấp, trong vòng 15 phút, tại McDonald đường Euclid gần sở. Bỏ sở, nói dối với Chief Engineer là mình “nhức đầu quá,” nó OK. nhưng mình biết nó đâu có tin, nó còn nói nheo nhéo “good luck.” Bộ nó tưởng mình bỏ sở này nhảy sang sở khác sao? Kệ, nó nghĩ gì thì nghĩ, mình phải theo thằng bạn luôn miệng nói “mình phải làm giàu mới được.”

Alsavador từng bảo, sẽ làm một hộp thư dành cho tụi web surfer, nghĩa là tụi chơi Internet. Nhiều đêm nó bật đèn sáng trong phòng, ngồi viết viết, hút thuốc lá liên miên, đi tới đi lui, lẩm nhẩm như thằng điên làm mình không ngủ được, bỏ nó ra mướn riêng thì đâu có tiền. Còn ở chung thì cứ nghe nó nói mình phải làm giàu mới được, rồi nửa đêm nó lại thức dậy, đi tới đi lui... Như vậy lá số tử vi của mình đâu có may mắn chi! Lo kiếm cơm chưa xong, còn mong gì làm triệu phú nữa.

Gặp tại quán McDonald, nhìn nó ăn hamburger mà thèm, còn mình ăn french fried uống coca ừng ực. Nó nói rồi mình bàn, rồi phố lên đèn. Lúc đó tháng 12, trời mau tối lắm, ngoài đường thiên hạ đang nhộn nhịp mua quà Noel Christmas tấp nập. Không biết Noel năm nay mua quà loại gì cho thằng Chief Engineer Việt Nam này cho nó hài lòng đây?

Sabeer và Alsavador bàn kế hoạch cho e-mail tương lai. Anh nói với bạn là cần phải điều chỉnh vài phần command trong software này. Và Sabeer kết luận, mình cần phải có ít nhất là “300 ngàn đồng” mới được. Sabeer và Alsavador sáng hôm sau phone vào Sở Apple Corp cho Chief Engineer là “vẫn còn bị bệnh,” thằng Việt Nam này cười khì khì “good luck”... Sao thằng Việt Nam này nó khôn quá vậy?... Hai người lái xe đi khắp nơi, từ Silicon Valley đến Santa Clara, đến North San Jose, South San Jose, đến tận San Francisco... gõ cửa hơn 35 hãng chuyên về phần mềm nhưng chỉ được một đống business card của họ đem về nhà mà thôi. Họ nói món e-mail này có nhiều người làm rồi, đâu cần nữa. Tụi Netscape làm e-mail này từ lâu, còn Yahoo thì cho không, AOL (American On Line) cũng vậy!

Sau cùng hai người này gặp một tay chịu chơi tại vùng Vịnh San Francisco Bay, hãng này nhỏ không lớn, chuyên về phần mềm. Chủ hãng là anh chàng Mỹ tóc vàng trẻ tuổi, anh tên Steve Jurvetson. Anh này nghe hai người gần nửa buổi nhưng chưa chịu tâm phục khẩu phục. Sau cùng anh chịu cho mượn tiền 300 ngàn USD, nhưng phải chia cho hãng anh 30% thì mới OK. Hai người năn nỉ quá trời, thiếu điều muốn rớt nước mắt thì Steve Juvetson mới OK với 15%. Chủ công ty bấm chuông gọi cô thư ký tóc vàng người New Jersey đem chút bánh sandwich ham ra ăn chơi, rồi luôn tiện ký giao kèo luôn tại chỗ cho gọn. Cầm check hết sức bự ghi là “Pay to order” Mr. Sabeer Bhatia and Alsavador Bohita “amount $300,000.00. Three hundred thousand dollars only” dưới là ký tên đọc không được đem về nhà.

Rồi sáng mai hai người làm bộ buồn rầu vào trình diện thằng Chief Engineer người Việt Nam là hai người muốn nghỉ sở một thời gian. Chief Engineer cười khì khì “Ðó tui nói đâu có sai. Vậy tui mong hai người good luck nghen... Nhưng tôi hỏi thiệt, tụi nó mướn hai anh bao nhiêu tiền salary năm vậy? Hãng nào vậy? Sao mà hãng đó hay quá vậy?”... Thây kệ! thằng Chief Engineer nói móc gì thì cứ nói, miễn là Apple Corp trả đúng tiền lương mà đừng làm lộn là được rồi.
 
Hai người mướn một văn phòng rất nhỏ tại Freemont, cách sở cũ độ 1 giờ 25 phút lái xe: Mướn tại Santa Clara đâu nổi, đành chọn một nơi không nổi danh mà tìm danh vậy.

Hai người gọi 15 nhân viên trong hãng Apple vào làm chung với hãng mới ra lò của họ, với điều kiện là được chia phần hùn, bù lại sở không trả lương. Chịu không? Kết quả có 4 người trong hãng Apple đồng ý vác cuốc đi tìm vàng, tương lai lời ăn lỗ chịu, nếu bù trớt lỗ sặt máu là vác bản mặt vào Ðại Công ty đứng xếp hàng mệt nghỉ mà xin tiền sống qua ngày. Ðó là Sở Welfare (phúc lợi xã hội)!
Ðến tháng thứ 6 thì hai ông chủ bự hết sạch tiền, đành làm liều mà thôi. May có một công ty phần mềm tên là Dough Castile Company, tại Santa Clara, muốn ứng cho một số tiền nho nhỏ để được phần hùn lơn lớn. Hai anh không chịu, đành phải làm liều là nhờ người làm giấy tờ vay một ngân hàng xa lạ, Shanghai Bank tại San Francisco với phân lời quá cao: muốn lời rẻ thì không ngân hàng nào cho mượn hết, họ đòi phải có giấy tờ 3 năm business thành công mới được. Sao mà tụi ngân hàng ngu quá vậy? Ba năm business thành công thì mượn tiền làm cóc khô gì cho mệt? Sau cùng Shanghai Bank của dân Chinese đồng ý cho mượn 100 ngàn lây lất chờ sản phẩm Trí Tuệ chào đời trong tháng tới.

Hai người chọn một tên nghe nóng hổi cho sản phẩm trí tuệ của mình, vừa thổi vừa ăn, “Hotmail.”
Mang thai lâu ngày cách mấy rồi cũng phải sanh đẻ thôi. Ngày lịch sử đó là ngày “July 4th, 1996.” Sở dĩ hai người chọn ngày này vì là Lễ Ðộc lập của United States of America.

Phần mềm e-mail của hãng anh, cái gọi là “Hotmail,” đúng là một bước cách mạng. Ai ai sử dụng Internet cũng đều biết e-mail là gì. Nhưng muốn được e-mail (dạng POP truyền thống) thì phải đăng ký vào một nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Provider Services gọi tắt là IPS) thì họ mới cho một account mà có e-mail, nghĩa là cần máy vi tính và dính liền với tụi IPS trọn đời, nếu không trả tiền hay nghỉ chơi với tụi IPS thì... thơ e-mail sẽ bị vứt thùng rác. Cái khó cho e-mail truyền thống là phải về sở hay về tận nhà mới đọc được e-mail, còn đi chơi hay vacation thì NO Mail. Còn nếu về đến sở hay nhà mở máy vi tính đọc e-mail rất lâu, và toàn loại e-mail đọc xong muốn chửi thề: Toàn là người ta mời mua hàng, mua máy sấy tóc, mua máy giặt hay mua tờ báo lạ lùng. Cái bất tiện của e-mail là ai muốn vào xả rác thì cứ tự tiện vì chủ hốt giùm rồi không hốt thì kẹt máy vi tính ráng chịu vì nó overload mà tụi IPS chỉ cho hộp thư e-mail rất nhỏ, vài ba cái quảng cáo như máy giặt, máy cắt cỏ... là chật cứng thùng thư rồi. Muốn hộp thư e-mail to rộng rãi thì mua account loại Gold hay Silver đi, thay vì mỗi tháng 20 đồng thì trả 100 đồng sẽ được hộp hư lớn gấp 5 lần hộp thư cũ.

Ðó là cái bất tiện của e-mail truyền thống. Còn Hotmail của nhóm anh không bị kẹt IPS, đi vacation hay nằm nhà thương mà có computer là có thể đọc thư của mình dễ dàng. Lại có phần báo động cho chủ biết là thư nào cần đọc chậm rãi, thư nào không muốn đọc chỉ cần delete vào thùng rác hay để software delete của phần Hotmail tự động cho vào thẳng Trash bin cũng được. Hotmai của nhóm anh có thể chạy cho chương trình của tụi Netscape, AOL, hay Window Explorer đều thông, không sao cả!
Sau đó nhóm của anh cho đăng trên báo Computer Readers Digest là Hotmail không tính tiền, hộp thư e-mail thì rộng rãi và chận được tụi quảng cáo junkmail như quảng cáo máy giặt, máy cắt cỏ v.v... Có ai bao giờ mở máy email mà mua máy cắt cỏ hay máy sấy tóc không?

Tụi anh ban đầu có 100 khách hàng, sau lên 200... rồi 1,000 người. Anh gửi thư Hotmail hỏi thân chủ thì họ cho biết nhờ học lóm bạn bè vả lại free không tốn tiền mà đọc thư chỗ nào cũng được, không cần vào sở gặp xếp đâu. Hãng của hai anh được công ty Doug gọi ngày đêm, nhưng hai người từ chối khéo. Lúc này hãng anh đã có 6 triệu khách hàng đăng ký rồi! Xin lặp lại, sáu triệu nhân khẩu!
Bạn anh là Alsavador lỡ dại gọi chơi chơi vào tụi Microsoft Corp thì được họ hân hoan trả lời. Họ cho 8 luật sư danh tiếng, tổng cộng là 16 người, gồm đàn bà sếp Departments, lẫn đàn ông cũng là xếp Department Development Software của Microsoft từ Seattle(Washington State) xuống thăm viếng công ty hai anh. Chẳng lẽ họ đòi thăm hai người tại McDonald? Thế là thiếu ghế. Họ tới thật đông, áo quần màu đen tuyền, xe limousine đen bóng. Tổng cộng 6 xe limousine cho 16 người đi gặp một hãng mới gồm chủ thợ tổng cộng 6 người. Một màn chìa business card ra, nói thank you rồi mời ngồi. Họ chăm chú nghe Sabeer trình bày sơ đồ rồi bảng báo cáo. Họ không nói một lời, chỉ lắng nghe, có người thu băng đem về cho chủ bự hãng Microsoft nghe lại, có máy quay phim của đoàn Microsoft nữa. Sau cùng, Head Team of Transaction là Kirl Thompson, một người đứng tuổi, đẹp lão, đứng lên cho biết ý định của hãng Microsoft, “Chúng tôi hoàn toàn ngưỡng mộ những chuyện quý ông đã làm. Ðây là một sự thành công vĩ đại. Thưa quý ông! Hãng chúng tôi đồng ý và xin mua đứt bản quyền sản phẩm Hotmail của công ty quý ông với giá là một trăm năm chục triệu dollars, bằng tiền cash.” Nghe cú đánh đầu tiên, 4 nhân viên trong hãng của hai người, những người chịu hy sinh bỏ sở Apple Corp mà vào hãng Sabeer ăn mì gói uống nước lạnh không lương đều ồ khoái trá, hân hoan ra mặt. Nhưng Sabeer Bhatia vẫn kềm xúc động, giữ nguyên giá. Nguyên giá mà không một ai hiểu được ý tưởng của Sabeer ra con số là bao nhiêu. Ðoàn thương lượng Kirl Thompson lịch sự cúi chào 6 người rồi lên xe limousin ra phi trường San Jose ngay ngày hôm đó.

Qua ngày sau một điện thoại gọi từ Seattlei đến, cũng giọng của Kirl, xin tăng giá: “Xin quý công ty chấp thuận đề nghị của chúng tôi, Microsoft Corp với số tiền cash là hai trăm năm chục triệu dollars.” Nghĩa là trong vòng 24 giờ, công ty của hai người có thể “make money” lên đến 100 triệu USD. Sabeer vẫn nhã nhặn từ chối.

Tuần sau họ nhận được điện tín đánh vào Hotmail của họ tại Freemont lúc 9 giờ đêm, cũng chữ ký của Kirl Thompson: “Ông chủ xin hẹn hai người tại nhà riêng của ông chủ, Redmont, Washingon State, lúc sáng Thứ Hai. Chúng tôi sẽ đón đi tại văn phòng của hai người ở Freemont, Cali, lúc 8:30 AM.”

Hai người đúng hẹn, ăn mặc vẫn theo kiểu của họ, veston màu đen. Họ được limousine đến đón tại sở đúng 8:30 AM., sáng Thứ Hai. Phi cơ rời phi trường San Jose đúng 9 giờ sáng và đến Redmont trong vòng 35 phút sau đó. Nhà của Bill Gates quả là kỳ quan thiên hạ về cơ ngơi. Nhìn xuống mặt hồ nước màu xanh blue, sau lưng là cánh rừng thông và rừng phong maple lá vàng rực. Xa nữa là núi mờ xa... Hai người được ăn sáng chung với Bill Gates. Trong khi ăn uống, tuyệt đối không nói gì đến software Hotmail mà Bill Gates chỉ nói chuyện các anh thích môn football của đội nào? Liệu năm nay đội Texas có thể thắng đội Illinois không? Dĩ nhiên hai anh chàng này, một anh thích ăn Taco một anh thích ăn Gà Chiên da ròn, đành ấp úng bọc đuôi.

Sau phần điểm tâm, Bill Gates lịch sự mời hai người lên văn phòng làm việc. Văn phòng của người giàu nhất hành tinh trái đất này rất đẹp, chỉ thua văn phòng của Tổng Thống Hoa Kỳ Georges Bush tại Washingon DC mà thôi. Ðương nhiên hai người này chưa từng được thấy văn phòng của Bush ra sao, họ chỉ biết qua hình ảnh thôi.

Văn phòng Bill Gates có mặt sẵn Kirl Thompson và một cô thư ký tóc vàng, cả hai đều complet màu đen. Thấy 3 người từ phòng khách bước lên, thì hai người này đứng dậy chào hỏi bắt tay nồng hậu. Họ đã gặp nhau lần trước tại văn phòng của Sabeer, với ghế ngồi mượn thêm từ lối xóm!

Bill Gates hỏi chuyện với những chiến lược rất thông thường như họ đã từng nghe ở những công ty tại Silicon Valley hỏi chuyện họ, nghĩa là cũng tầm thường thôi. Như vậy Sabeer và Alsavador bớt lo trong lòng:Bill Gates không phải là siêu nhân như hai người thầm nghĩ, vẫn là một người Mỹ tóc vàng, cận thị bình thường như hàng triệu người Mỹ bình thường khác. Bill Gates chưa phải là siêu nhân mà cái gì cũng biết hết. Bill Gates không phải là “Superman” như báo chí đồn đại. Nghĩa là người giàu nhất trái đất về phần mềm này cũng chưa thuộc bài của chúng tôi. Bill Gates sau cùng cười thật tươi: “Công ty chúng tôi ngỏ lời chào mừng quý công ty của hai anh về sự thành công vượt bực mà Microsoft chúng tôi phải ghen tị. Chúng tôi và tôi, BillGates, xin đồng ý mua lại phần mềm Hotmail của công ty hai anh với giá ‘ba trăm năm chục triệu bằng tiền mặt.’” Anh chàng Alsavador lúc đó mặt tái nhợt, còn anh chàng Sabeer thì nhờ da đen thui Ấn Ðộ nên không biết mặt có tái hay không.. Sabeer cười lịch sự: “Chúng tôi xin ngài đừng bớt giá, vì đây là sản phẩm vô địch thiên hạ.” Bill Gates vẫn tươi cười, xin hẹn gặp quý vị lần tới.

Trên đường bay về Freemont, California, Alsavador còn bị bá thở vì con số Bill Gates đưa ra là “350 triệu USD,” một con số quá lớn trong đời anh. Alsavador không còn lảm nhảm câu nói quen thuộc của mình là “Tụi mình phải làm giàu mới được.” Nhưng số tiền ba trăm năm chục triệu dollars do Bill Gates, chủ hãng Microsoft, chính miệng đề nghị có thư ký ghi chép. Thế mà “thằng cà ry Ấn Ðộ” này nó dám nói NO một cái rụp. Nếu Bill Gates không mua và thằng Ấn Ðộ không bán thì mình cưu mang 6 triệu khách hàng Hotmail đến bao giờ?

Còn anh chàng gốc Calcutta, Ấn Ðộ tên là Sabeer Bhatia đêm về là ác mộng kinh hoàng. Tại sao lúc đó mình lại thích kênh-xì-po với Bill Gates làm chi vậy? Nó không mua thì mình làm sao sống đây? Sở Welfare thất nghiệp đâu có cấp mỗi tháng 450 USD cho dân ngoại quốc như mình đâu! Còn trở lại hãng cũ Apple để gặp thằng Chief Engineer gốc Việt thì never... never.... never... Thêm 4 tay tình nguyện bỏ sở, bỏ benefit, bỏ profit sharing mà theo mình đến chân trời huy hoàng xán lạn này mà... nếu Bill Gate không mua thì Hotmail bán cho ai đây?

Tuần lễ trôi qua, nhóm 6 người vào sở tại Fremont thấy không vui, ăn cơm hết ngon. Không ai nói với ai điều gì, cũng không ai dám nhờ ai điều gì. Mạnh ai nấy đi đổ rác, mạnh ai nấy lau bàn ghế của mình... rồi ngồi ngáp. Lúc này có ai tỉnh trí chế tạo sản phẩm nào hay hơn Hotmail nữa không!? Sáu người này bây giờ làm như sáu robot không trí não, không hồn vậy. Xem tivi thì thấy Dow Jon hay Nasdaq đang xuống thê thảm, như vậy Hotmail sản phẩm trí tuệ phần mềm mà Bill Gates nói vô cùng kính phục, thì chỉ đem về nấu cháo heo cho rồi! Mai này không biết xếp hàng sở Welfare điền đơn xin trợ cấp thất nghiệp ra sao đây? Ðâu có bị chủ đuổi, mình đuổi chủ mà! Nghỉ ngang xương vì lý do gia đình thì làm sao Welfare cho tiền mình được? Mỗi tháng tối đa họ cấp 450 đồng cho độc thân, và đến 6 tháng thì cúp luôn... Còn ba trăm năm chục triệu đô thì xài làm sao cho hết kiếp này đây?.
Trưa Thứ Ba, giọng nói của Kirl Thompson vẫn tươi cười gọi đến. Lúc đó 6 người đang ngáp vừa xong. Tất cả đều nghe qua phôn khuếch đại intercom là “Thứ Năm ông chủ chúng tôi xin gặp quý vị, đồng ý sự quyết định của quý vị về giá tiền nhượng lại sản phẩm Hotmail cho công ty chúng tôi. Xin quý vị đem theo luật sư chuyên về hợp đồng trong chuyến đi lên Redmont thứ năm này. Xin quý vị cho chúng tôi biết ngày giờ, chuyến bay số mấy để ra phi trường đón.” Nói xong Kirl Thompson chúc 6 người một Merry Christmas vui vẻ nhất. Tất cả đều la lên một tiếng “Trời ơi!” (Oh! My God) rồi tim ai nấy đập hết ga hết cỡ. Kẻ thì ngồi ủ rũ trong góc phòng, người thì ngồi lỳ trong toilet không chịu ra, anh thì ra balcon trên lầu mà ngó ánh sáng mặt trời chói lọi trên cây... Như vậy điên hết rồi, mình điên hay là Bill Gates điên đây?

Thế là hai anh chàng chạy đi tìm luật sư: Từ trước đến giờ chỉ có Alsavador rành luật sư mà thôi, vì nó bị đụng xe năm ngoái. Xe đụng là một Jaguar đắt tiền, đụng đít mới ăn tiền chiếc xe Toyota Camry đời Bảo Ðại chưa lên ngôi của nó, rờ vào còn muốn rớt cái cản xe bumper huống chi đụng mạnh, mà tay lái Jaguar lại có mùi rượu nữa. Ðền 100% cho nó kể luôn tiền đấm bóp vớ vẩn, lúc đó nó cho mình mượn vài trăm mà trả tiền student loan, còn nhớ không? Alsavador đến gặp luật sư chuyên về xe đụng của anh, và yêu cầu lên Redmont với anh vào thứ Năm đến. Anh chàng luật sư nghe xong liền từ chối một cái rụp “Chuyện ký giao kèo công tra một hiệp định trị giá trên ba trăm triệu dollars, tôi làm hổng được! Nó quá lớn mà. Thôi được để tôi kêu thầy của tôi giùm cho anh nghe?” Kẹt quá, Microsoft chỉ cho mình có 48 tiếng, làm sao tìm cho ra luật sự hảo hạng đây?
Sau cùng Alsavador đành gật đầu... Bằng không lên tay không với thằng Ấn Ðộ cũng được, miễn là được ba trăm năm chục triệu!

Tối Thứ Ba, thầy của luật sư lo vụ xe đụng đến gõ cửa phòng apartment của hai anh. Luật sư này từ New York bay một mạch đến San Jose mà không kịp thay đồ: Giao kèo, ca trăm năm chục triệu đôla đâu phải giỡn mặt, vả lại mình gặp ngang hàng với Bill Gates xem sao. Thế là chiều Thứ Tư nhóm ba người, luật sư bậc thầy và hai anh chàng Hotmail, báo cho văn phòng Bill Gates là Thứ Năm, chuyến máy bay Lear Cessna loại nhỏ 8 chỗ ngồi sẽ đến phi trường Seattle lúc 9 giờ sáng.

Thứ Năm, 10 giờ sáng ngày 23 tháng 12 năm 1997, Microsoft và hai anh chàng Hotmail ký biên bản bán bản quyền với giá 450 triệu dollar tiền cash (xin lập lại Bốn trăm Năm chục triệu dollars tiền mặt). Qua Thứ Hai thì Microsoft loan báo lên thị trường chứng khoán NewYork Nasdaq là Internet Explorer của Microsoft có thêm phần miễn phí về dịch vụ e-mail mang tên Hotmail for Internet Explorer users. Giờ mở cửa gõ chuông của New York Stock Echange về phần Nasdaq lúc đó giá trị của Internet Explorer đinh giá là 6 tỉ USD, chiều 2 giờ gõ búa bế mạc thì trị giá stock của Internet Explorer lên đến 12 tỉ USD.

Anh chàng Ấn Ðộ Sabeer Bhatia và Alsavador đến gõ cửa công ty phần mềm do anh chàng trẻ tuổi chịu chơi là Steve Jurvetson một tấm check với con số “Pay to the order Mr. Steve Jurvetson for Seventy five million dollars only $75,000,000.00 USD“

Trong vòng một năm 2 tháng, công ty phần mềm Steve Jurvetson đưa ra 300 ngàn dollars và thu lại 75 triệu USD, tương tự mỗi tháng công ty Steve Jurvetson làm ra được gần 6 triệu dollars. Còn anh chàng gốc Mễ hết còn lảm nhảm câu nghe đáng ghét “mình phải làm giàu mới được.”

Một lời từ chối trị giá Ba Trăm Năm Chục Triệu Dollars với Người Giàu Nhất Thế Giới quả là đáng được ghi vào lịch sử Mần Ăn Thương Lượng. Ðại Học Havard, Stanford, và Paris hay London đều có câu chuyện này, nhằm hâm nóng những sinh viên thích nói “mình phải làm giàu mới được.”

Hotmail ngày nay dính liền với Internet Explorer như bóng với hình, thân chủ về e-mail chỉ tăng chớ không giảm: Internet Explorer qua mặt Netscape và AOL một cái vù, rất xa

Những lá thư từ quê nhà Việt Nam


“Rau sạch” là tiếng lóng chỉ những cô gái xinh đẹp, có học thức và đặc biệt là “trong sáng” về lý lịch yêu đương. “Rau sạch” thì dĩ nhiên không thể có chuyện bị “thuốc sâu”, an toàn tuyệt đối với “người sử dụng”. “Rau sạch” dễ kiếm nhất chính là các nữ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Đây là những đối tượng trẻ trung, duyên dáng, năng động, nhiều mơ ước nhưng lại thường xuyên rơi vào cảnh “viêm màng túi”. Dĩ nhiên, xét về độ dày của ví thì chắc khó có ai vượt mặt được những đại gia. Nếu nữ sinh nào không biết tự chủ trước mọi cám dỗ thì việc trở thành “rau sạch” cũng không phải là con đường xa xôi lắm.

Source:
http://news.zing.vn/Theo-dai-gia-san-rau-sach-post30107.html


Nguồn Zing News



Khám chữa bệnh cho thương phế binh VNCH tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Saigon, ngày 27/7/2015







KIM CHỈ NAM CHO TUỔI GIÀ.






Đời người thật ngắn ngủi. Nhớ lại vào lứa tuổi đôi mươi, ta lang thang trong khuôn viên mái trường , vui cười vô tư và bây giờ đã gần 50 năm trôi qua rồi. Đời người thoáng chốc đã già !

Bây giờ, những năm còn lại trong cuộc đời của một người, ta cần sống thanh thản, sống thoải mái, sống hạnh phúc. Vì qua một ngày, ta đã mất một ngày. Vì vậy, một ngày đến, ta vui một ngày. Vui một ngày…rồi không biết sẽ còn vui được bao nhiêu ngày nữa. Hạnh phúc là do chính mình tạo ra, vui sướng cũng do chính mình tìm lấy vì những niềm vui ấy đã ẩn chứa trong những sự việc nhỏ nhặt xãy ra trong đời sống.

Hạnh phúc chỉ là những gì hiện đang ở chung quanh  ta, trong tầm tay  ta.

Về tiền bạc, ta vẫn biết khi ta ra đời ta đâu có mang nó đến, và khi ra đi  ta cũng không thể mang nó theo.

Đồng tiền có thể mua một lâu đài to lớn, nhưng đồng tiền không mua được mái ấm gia đình.

Đồng tiền giúp ta mua được nhiều thứ tiện nghi trong cuộc sống, nhưng đồng tiền không mua được sức khỏe cũng như hạnh phúc trong đời song

Quãng đời còn lại thì quá ngắn ngủi, ta phải sống những ngày tháng cho đáng sống, ta phải làm cho cuộc đời thêm phong phú .

Không trách móc ai làm gì nữa. Họ làm sai với ta thì họ cũng đã bị lương tâm cắn rứt, và theo thời gian họ cũng đã biết ăn năn, hối hận rồi.

Vào trong internet , fb để gửi thư cho bạn bè, để chia sẻ một tin mới, một chuyện vui, một bản nhạc hay, một bài viết có giá trị, hay “chat” với người quen biết. Ta cần trao dồi bộ óc để trí nhớ vẫn còn sáng suốt. Nếu có người bạn cần giúp, ta cứ mở lòng nhân ái, tốt bụng với mọi người. Rảnh rỗi đi làm những việc từ thiện ngoài xã hội, giúp một tay tại những nơi tôn kính như nhà Chùa, nhà Thờ,… lấy việc giúp người làm niềm vui, đó là những thú vui trong tuổi già.

Hơn nửa đời, ta dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho chính mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho thanh thản, vui vẻ. Việc gì muốn thì làm, ai nói sao thì mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình. Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá kiêng cữ thì không đủ chất bổ dưỡng, quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu…

Cuộc sống tuổi già thật đa dạng, nhiều màu sắc nên ta cần có nhiều bạn bè, nhiều nhóm bạn bè hoặc tham dự vào những sinh hoạt trong các Hội đoàn ái hữu lành mạnh. Gặp bạn, nói ra những điều phiền muộn cho nhau nghe. Hãy tìm cách gặp gỡ bạn bè và người thân vì không còn nhiều thời gian nữa.
Một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chỗ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh. Đừng bao giờ nói, hay nghĩ là: “ Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa”.
 
Đừng nói những lời hay những tư tưởng có ý tuyệt vọng.

Người già chỉ sảng khoái khi được có bạn tâm giao, đó là một liều thuốc bổ mà không Bác sĩ nào có thể biên toa cho ta mua được.

Có những thứ hiện đang chung quanh ta rất quí giá mà có nhiều tiền cũng không mua được, đó là người phối ngẫu hay  người tình của ta. Hãy luôn trân trọng họ.

Nếu có chút ít đồng tiền thì cứ tiêu xài những gì ta cần vì sẽ có lúc ta để lại cho người khác xài.
Nếu hôm nay ta còn khoẻ mạnh, còn ăn được những món ăn ta thích và ăn biết ngon là ta đã có một khối tài sản to lớn trong tuổi già.

Rồi ta tìm đến những người bạn cùng nhau uống tách trà nóng, ly cà phê buổi sáng, kể chuyện năm xưa hay trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống hiện tại.

Tứ khoái của tuổi già là: Ăn, ngủ, thể dục và du lịch.

Ăn được ngủ được là tiên. Ăn và ngủ đi đôi với nhau. Người lớn tuổi có nhiều thì giờ nghỉ ngơi, cần có chế độ ăn uống bổ dưỡng, cung cấp đủ calories cho cơ thể. Sự luyện tập thể dục là thỏi nam châm của cuộc sống và là kim chỉ nam của tuổi thọ. Đi du lịch để cho cuộc đời thoải mái, trí óc thanh thản và vui sống.

Khi về già, ta thường hay sống về quá khứ, hay nhớ lại chuyện xưa. nhưng sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói, xa vời rồi.

Hẹn nhau trong những buổi họp mặt để ta có nhiều người bạn tâm tình, kể lại những kỷ niệm đẹp trong quá khứ…vui cười thích thú.

Ta phải làm thế nào tuổi già mà tâm không già, thế là già mà không già. Nụ cười là liều thuốc bổ quí nhất.

Ta cần tránh đi những sự cải vã, tranh dành hơn thua từng lời nói hoặc những tranh chấp vô ích với bất cứ ai.

Chính những lúc cải vã, giận dữ đó đã đánh mất đi những niềm vui trong cuộc sống, không thích hợp trong tuổi của ta, nhất là những người đang đau yếu. Ta phải đối diện với bệnh tật một cách lạc quan, tự tin, đừng quá lo âu. Khi đã làm hết khả năng theo tầm tay, sẽ có thể ra đi mà không hối tiếc. Hãy để Bác Sĩ chăm sóc, luôn luôn giữ bình an trong tâm hồn.

Ta có thể nói là mình có hạnh phúc thật sự khi có sức khỏe tốt, chịu đi tập thể dục, có cơ hội du lịch thường xuyên, ngủ ngon, ăn uống ít kiêng cữ khi vào tuổi hoàng hôn.

Thiên đàng không phải đi tìm đâu cho xa mà thiên đàng do ta dựng lên và chui vào đó mà hưởng hạnh phúc. Sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quí trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghiã của nó làm cho cuộc sống vui hơn, giầu ý nghiã hơn.

Hoàn toàn khoẻ mạnh, đó là thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh…Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp; Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung.

Người thích làm điều thiện sẽ sống lâu. Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai, bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị cuả mình đó là cách sống lành mạnh.Sinh, Lảo, Bệnh, Tử

Sinh, Lảo, Bệnh, Tử là qui luật ở đời,không ai chống lại được. Khi Tử Thần gọi đến thì vui vẻ mà đi. Cốt sao sống thanh thản, không hổ thẹn với lương tâm...

Và cuối cùng hãy luôn nhớ rằng cuộc đời của một người cũng chỉ là một con số không to lớn.







Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Trich :” Kề Vai Mỹ Né Việt Kiều, tac gia Phạm Trần”




Ông Osius đã không cho biết nội dung thảo luận về vai trò của người Mỹ gốc Việt giữa Tổng thống Obama và ông Trọng trong quan hệ ngọai giao giữa hai nước.

Ông chi nói: “Tôi muốn chia sẻ thêm một câu chuyện, khi tôi đến California (cuộc tiếp xúc của Đại sứ Osius với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Nam và Bắc California trong 3 ngày 12, 13 và 14/07/2015), tôi đã nhận được câu hỏi Mỹ sẽ có chương trình gì để thay đổi hệ thống chính trị, chính quyền Việt Nam, tôi trả lời đó không phải là chính sách của Mỹ. Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Đây là một điều rất thực tế.

Nếu chúng tôi muốn xây dựng quan hệ với một quốc gia khác, chúng tôi không thể không tôn trọng hệ thống chính trị của nước đó. Câu trả lời của tôi là điều mà những người hỏi họ không muốn nghe, nhưng tôi phải nói rất rõ điều đó. Lợi ích của Mỹ là chúng tôi muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Việt Nam thành công thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của Mỹ.”

Tất nhiên, khi người Mỹ gốc Việt muốn Hoa Kỳ có kế họach hữu hiệu và thực tế trong nỗ lực bảo đảm các quyền con người và quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp của nhà nước CSVN phải được chính phủ Việt Nam tôn trọng thì không có nghĩa là nhằm lật đổ chế độ.

Từ xưa tới nay, chưa bao giờ có cộng đồng người Mỹ gốc Việt nào đã chính thức yêu cầu Chính phủ Mỹ đưa ra kế họach “thay đổi hệ thống chính trị, chính quyền Việt Nam” mà có thể chỉ có những cá nhân đã hỏi ông Ted Osius như thế.

Do đó, không thể hiểu câu hỏi của ai đó với ông Osius là lập trường chung của tập thể người Mỹ gốc Việt. Ông Đại sứ Mỹ đã trả lời đúng, nhưng người Mỹ gốc Việt cũng có quyền đòi hỏi chính phủ Mỹ phải kiên quyết bênh vực cho quyền làm người của bà con, dòng họ và đồng bào Việt Nam của họ không bị chà đạp ở Việt Nam như đã và đang xẩy ra.

Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngọai giao Mỹ và các Tổ chức Nhân quyền và Tôn giáo trên thế giới biết rất rõ người dân Việt Nam đang được hưởng bao nhiêu quyền tự do và đã mất dân chủ như thế nào cho nên dù ông Nguyễn Phú Trọng có thành công vuợt bực trong chuyến đi Mỹ mà nhân dân vẫn còn bị tước bỏ các quyền hiến định thì ông mới chỉ thành công với người Mỹ.

Đại sứ Osius phản ảnh tâm tư của người Mỹ gốc Việt: “Tôi nhớ khi đến quận Cam ở San Jose, California, có những người không thích chuyến thăm này. Không phải khía cạnh nào của chuyến thăm, mà chính thực tế rằng hai nước đang xích lại gần nhau khiến họ khó chấp nhận. Vì vậy, trong những bước tiến xa hơn để hòa giải, chúng ta cần kéo vào cả những người vẫn còn tổn thương vì cuộc chiến….”

“…Xét cho cùng, quan hệ giữa hai nước đâu phải chỉ là giữa hai lãnh đạo, hai chính phủ, mà là giữa nhân dân hai nước. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt có thể đóng góp rất lớn, nhưng lòng tin vẫn là điều còn thiếu. Tôi sẽ làm mọi điều có thể, và tôi cũng biết lãnh đạo cả hai bên đều muốn làm nhiều hơn để thúc đẩy hòa giải và tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước.” (ViệtnamNet, 28/07/015)

Lòng tin mà ông Osius nói ở đây nên hiểu từ phiá người Việt ở nước ngoài, từng là nạn nhân của cuộc chiến do đảng CSVN chủ động đem quân xâm lăng Việt Nam Cộng hòa và trong 40 năm qua từ sau khi chiến tranh chấm dứt tháng 4/1975.

Dưới mắt đa số người Việt ra đi từ miền Nam thì nhà nước CSVN chưa bao giờ thật lòng muốn hòa giải hay hòa hợp với họ.

Trong suốt 40 năm qua, chưa bao giờ lãnh đạo Cộng sản có một hành động tích cực và thật lòng muốn nói chuyện với người Việt Nam ở nước ngoài. Chính sách của nhà nước, phản ảnh qua Nghị quết 36 năm 2004 (VỀ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI) không thuyết phục được ai vì chỉ nhằm kêu gọi người Việt ở ngoài đem tài năng và tiền bạc quay về “phục vụ” đất nước !

Đó là lý do tại sao ông Nguyễn Thanh Sơn, khi còn là Thứ trưởng Ngọai giao, Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài đã thất bại trong nhiều chuyến sang Hoa Kỳ không được ai muốn gặp, ngọai trừ một nhúm người thân Hà Nội hay tình nguyện phục vụ chế độ.

Nguyên do vì trong nhiều năm, đảng CSVN chì dùng chữ “hòa hợp”, muốn người Việt ở nước ngoài phải nhập vào dòng người được cai trị bởi đảng mà không có quyền họat động chính trị với đảng cầm quyền. Bằng chứng thất bại của ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hoà là trường hợp điển hình.

Chỉ mới vài năm gần đây mới thấy có tờ báo hay viên chức đảng sử dụng từ “hòa giải” khi bàn về công tác kêu gọi trên 300,000 trí thức, chuyên viên và thương gia “Việt kiều” về đâu tư giúp nước.

Tuy vậy, người ở nước ngoài vẫn hàng năm gửi về Việt Nam từ 10 đến 12 tỷ dollars để giúp bà con, dòng họ hay đâu tư vào các dịch vụ du lịch và địa ốc.

Ông Trọng và các lãnh đạo khác của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2005, đánh dấu từ chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải, chưa hòa giải được với Cộng đồng người Việt ở Mỹ. Các lãnh đạo này vẫn bị tẩy chay và phản đối vì đảng Cộng sản Việt Nam, sau 40 năm cai trị cả nước sau 1975, chưa thật lòng với ngay đồng bào trong nước, vẫn thẳng tay chà đạp nhân quyền và hạn chế các quyền tự do khác và bỏ tù những người đòi dân chủ, tự do thì làm sao hòa hợp được với người Việt Nam ở nước ngoài ?

Nếu có người Việt Nam nào tham dự các buổi tiếp đón hay chiêu đãi các Lãnh đạo Việt Nam ra nước ngòai thì đó chỉ là nhóm người của nhà nước hay thân với đảng mà thôi. Họ không phải là những người mà báo chí Nhà nước gọi là “đại diện cho cộng đồng”, hay “thay mặt cho bà con kiều bào”.

Sự khác biệt này đã chứng minh tại cuộc tiếp xúc giữa ông Nguyễn Phú Trọng và khỏang 200 người Việt Nam tại New York chiều ngày 09/07/2015.


‘Once in a blue moon’ there are two full moons in one calendar month. This rare occurrence is called a ‘blue moon.’





Beijing Awarded 2022 Olympic Winter Games. It has been criticized by activists for their human rights records







Mời một ly cốc teo: Summer's Cocktail Escapes







Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Những đền đài dựng lên bằng nước mắt- Tác giả Tuấn Khanh(Saigon)



Tháng Năm vừa rồi, thế giới chia tay với một vị tổng thống kỳ lạ nhất thế giới, ông Jose Pepe Mujica. Từ giã chính trường Uruguay vào năm 79 tuổi, ông Mujica làm nhiều người sửng sốt khi chọn một cuộc sống đạm bạc vì thấy nhân dân mình còn nghèo khổ. Mỗi ngày ông đi làm trên chiếc xe hơi sản xuất vào năm 1987 và từ chối ở trong một dinh thự tráng lệ của chính phủ, chỉ sống trong ngôi nhà cũ kỹ của mình ở ngoại ô Montevideo. 

Trả lời phỏng vấn với tờ Guardian, ông Mujica nói rằng ông thấy mình “lố bịch khi tận hưởng giữa sự khó khăn của đồng bào mình”. Giữa thế kỷ đầy cám dỗ vật chất và những tuyên bố hy sinh mang đầy tính mị dân của không ít kẻ cầm quyền, câu chuyện của ông Mujica thật sự là một nốt nhạc chói tai giữa những dàn đồng ca về lý tưởng đầy lừa dối.
 
Người dân Uruguay thật hạnh phúc khi có một người lãnh đạo biết yêu thương mình. Trong suốt 5 năm nhiệm kỳ của ông Mujica, đất nước chỉ có nền kinh tế trị giá 55 tỷ USD này đã làm mọi cách để dân chúng có thể tiến gần tới giấc mơ no đủ và không phải chịu nhiều loại thuế trên phần thu nhập it ỏi của họ.

Giá mà ông Mujica là một trong những nhà lãnh đạo ở Hà Tĩnh, có thể nước mắt của nông dân ở đây đã không rơi nhiều như ngày hôm nay. Ruộng đồng không bị vắt kiệt sức để góp nuôi cho bộ máy chính quyền ngày càng sang trọng và lộng lẫy ở tỉnh này. Hà Tĩnh, nơi lừng danh với những giọng hát hay, giờ đây đã bị lấn át bởi những tiếng khóc của nông dân.

Loạt bài phóng sự Gánh nặng quê nghèo của báo Nông Nghiệp Việt Nam mới đây, đã vén bức màn thêu hoa che đậy, cho thấy sân khấu đời còn lại của những người nông dân Hà Tĩnh chỉ là nghẹn ngào và tăm tối. Hơn chục năm nay, những người nông dân cắm mặt vào đất, thở dốc để làm ra hạt lúa, cuối cùng lại bị tước đoạt bằng những khoản thu đủ các tên gọi. Nhân danh thu cho ngân sách, chính quyền đến từng nhà ép đóng, đóng không kịp thì bị phạt lãi cao như tiền đi vay ngoài chợ. Nông dân kiệt quệ, nhiều gia đình xin trả đất đi làm nghề khác vì không còn nuôi nổi bản thân với trùng vây các loại thuế, phí, khoản thu…  Sợ không thu đủ, chính quyền cho người ập tới sân nhà từng gia đình cướp lúa ngay khi họ mới gặt về. Những chuyện tưởng chừng chỉ có trong thời thực dân Pháp của thế kỷ trước, thì lại diễn ra công khai, kéo dài trong nỗi nghẹn ngào của người sống với ruộng đồng.
Mà chính quyền thu tiền để làm gì? Trong hàng chục các khoản thu mà mục đích đầy bí ẩn ấy, có cả khoản dùng để nuôi cán bộ, mang tên là “quỹ hành chánh phúc lợi”. Chỉ riêng quỹ này thôi, mỗi xã nghèo phải bị tận thu mỗi năm từ 350 triệu cho đến 1,7 tỷ đồng. Hãy hình dung những vùng quê nghèo khó ấy bị buộc phải nặn ra số tiền khổng lồ đó, thì không chỉ có mồ hôi, nước mắt của nông dân, mà còn có nỗi tuyệt vọng mới có thể dệt nên những bộ đồ vest và những chiếc xe đắt tiền cho các vị cán bộ nông thôn ấy.

Nông dân Việt Nam mãi mãi là những người khốn khó sau cùng của đất nước, dù đến một cơ quan nào ở nông thôn, những khẩu hiệu hy sinh, cống hiến cho cho giai cấp nông dân luôn nằm ở vị trí cao và đẹp nhất. Hình dung một tổng thể có thể xa xôi và lạ lẫm, hãy nghĩ đến hình ảnh của bà Hương, một nông dân gầy gò khóc nức nở khi nghĩ đến ngày mai không còn gì để sống, giữa trùng vây các loại thuế phí tại xã Thường Nga, Thượng Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngay cả những người lao động chân chất và luong thiện ấy cũng không còn gì ngoài cuộc sống mòn. 
 
Hà Tĩnh là nơi đứng thứ 7 trong cả nước có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và một tỉnh tuyên bố đầy những thành tựu kinh tế. Những tấm màn thêu hoa ấy vén lên, cũng có những người nông dân phải nghẹn ngào, vội vã bán tháo đi phần lúa cuối cùng của mình với giá 5,5 ngàn đồng/kg để kịp đóng thuế trong đợt truy thu. Những con số tương phản ấy nói lên điều gì?

Hà Tĩnh cũng là một trong những nơi cạnh tranh quyết liệt về cơ sở hành chính đồ sộ, nguy nga cho bằng vai phải lứa với mọi nơi. Dự án xây dựng trụ sở hành chính lên đến 1500 tỷ đồng vẫn còn làm ngất ngây những ai liên quan đến tin tức này, vì bởi mới tháng 2, các quan chức ở nơi đầy thành đạt này vẫn còn yêu cầu chính phủ trung ương viện trợ hơn 3000 tấn gạo cứu đói cho dân nghèo. Liệu trong những căn phòng máy lạnh sang trọng sẽ xây lên, trong những chiếc xe hơi đắt tiền của mình, các quan chức của tỉnh sẽ nhìn rõ hơn cuộc đời cơ cực của những nông dân quê mình? Ai sẽ là một Jose Pepe Mujica ở đất nước Việt Nam này, để nhận ra rằng mình đang “lố bịch trong sự nghèo khổ của nhân dân”?

Sắp tới đây, một Văn miếu nguy nga với giá gần 100 tỷ sẽ được dựng nên tại đây. Các quan chức cán bộ Hà Tĩnh nói rằng Văn miếu này sẽ giúp đẩy mạnh được giá trị văn hoá truyền thống đền ơn đáp nghĩa, đặc biệt là dành cho những người đã khuất. Trớ trêu thay, cái nghĩa dành cho người còn sống còn chưa trọn thì quy bái cho người chết có là gì? Mồ hôi và nước mắt của nông dân nghèo để đắp xây lên lâu đài, văn miếu… thì nơi đó phải chăng chỉ để gióng lên những tiếng oán thán cho đến tận đời sau?

Mời Tùng một dĩa Tôm Ram Thịt Ba Chỉ, ăn với gạo lức




 



 



Lexus và nợ công - Tác giả Nguyễn Văn Tuấn



Đọc báo sáng nay thấy ngài PQT đến dự hội nghị bằng chiếc Mercedes đen bóng loáng, và trước đó là chiếc Lexus 4-Wheel màu đen đón ngài tận cửa máy bay, làm tôi nhớ đến một “tâm tư” về một nghịch lí ở Việt Nam: các quan chức (và đại gia) đua nhau chơi xe mắc tiền, trong khi đất nước vẫn còn nghèo và nợ nần rất cao.

Một đồng nghiệp người Úc làm chung với tôi mới đi du lịch Việt Nam về, và chị ấy cứ ngạc nhiên về những chiếc xe rất đắt tiền ở Việt Nam. Chị ấy đi đâu cũng nói rằng Việt Nam có rất nhiều xe loại luxury (xa xỉ) dù đường sá còn chật hẹp và xe gắn máy chạy đầy đường. Nhiều khi tôi cũng bực mình, định nói ra một câu biện minh, nhưng chính tôi cũng không có gì thuyết phục để biện minh! Tôi đoán rằng chị ấy muốn nói rằng có một sự bất xứng giữa những cái xa xỉ và những cảnh nghèo khổ của người dân, và đó là một trong những vấn nạn của các nước đang trong giai đoạn “tư bản hoang dã” như Việt Nam hiện nay.

Nhưng chị ấy không biết rằng các quan chức cao cấp Việt Nam cũng có xu hướng dùng những xe hơi loại xa xỉ, rất đắt tiền. Chúng ta còn nhớ trước đây, một vị Chủ tịch UBND Hà Nội đi chiếc Lexus LS-430 rất sang trọng (1). Báo chí làm rùm beng rằng chiếc xe đó trị giá 3000 con trâu! Hay như mới đây thôi, chúng ta thấy một chiếc xe hiệu Lexus loại “Four Wheels” (tôi đoán thuộc dòng LX-570) mang biển hiệu quân đội ra tận cửa máy bay để đón sếp Phùng Quang Thanh (2). Đó là loại xe mà ở các nước giàu có phương Tây xếp vào loại xa xỉ. Ở Úc, một chiếc loại LX-570 giá dao động từ 100,000 đến 150,000 AUD. Về đến Việt Nam, chiếc này giá cũng phải từ 4 tỉ đến 6 tỉ đồng. Một người lao động trung bình làm cả đời cũng không có tiền mua được chiếc xe đó. Dĩ nhiên, đó chỉ là vài trường hợp tiêu biểu, trong thực tế còn có nhiều trường hợp khác mà chúng ta không được biết đến.

Không biết ở nước khác thì sao, chứ ở Úc này có dạo những chiếc xe “Four Wheels” cao ngồng như chiếc Lexus LX-570 đó được xem là “phản xã hội” – anti-social, vì nó chiếm đường và hay gây tai nạn; khi gây tai nạn nguy cơ chết người cũng tăng theo. Ở Việt Nam, nơi đường sá chật hẹp, mà những chiếc xe cao ngồng đó xuất hiện thì rất ư là đúng với nghĩa phản xã hội.

Đối với các đại gia họ có tiền nhờ kinh doanh giỏi, và họ chơi xe xịn là điều chẳng có gì ngạc nhiên. Nhưng đối với quan chức ăn lương Nhà nước (nhưng thực chất là từ tiền thuế do dân đóng góp) mà chơi xe xa xỉ thì quả là có vấn đề về đạo đức xã hội. Nó giống như mình đang ăn uống trong một nhà hàng sang trọng, mà ngay phía ngoài là những người đói khát đang ăn xin để sống qua ngày. Khách ẩm thực có đạo đức chắc chắn sẽ cảm thấy không ngon miệng. Tương tự, đi trên một chiếc xe xa xỉ bên cạnh đa số người nghèo đi xe gắn máy thì ngay cả người đi cũng thấy không vui, chẳng có gì đáng tự hào.

Thử đặt những chiếc xe xa xỉ đó trong bối cảnh nợ nần chồng chất của đất nước xem sao. Mới đây, Ngân hàng Thế giới (tức World Bank) công bố rằng Việt Nam hiện có nợ công lên đến 110 tỉ USD. Con số này cao hơn khá nhiều so với con số của Bộ Tài chính công bố trước đó, và làm cho nhiều người ngạc nhiên. 110 tỉ USD tức là gần bằng 60% tổng GDP quốc gia, tức ở mức nguy cơ bị vỡ nợ. Tính trung bình, mỗi người Việt Nam, từ mới sinh ra đến người sắp về với đất, gánh trên vai số nợ 1200 USD. Trong một đất nước nợ nần như thế (và người dân hết thế hệ này sang thế hệ khác phải nai lưng ra đóng thuế trả nợ) mà các quan chức lại chơi xe xa xỉ thì phải nói là họ có vấn đề về đạo đức.

Trong một đất nước còn nghèo (hay rất nghèo?), một đất nước mà lãnh đạo phải đi “ăn xin” nước ngoài triền miên, và Việt kiều từ nước ngoài chi viện hàng chục tỉ USD mỗi năm, mà các bác ấy đi trên những chiếc xe trị giá hàng nửa triệu USD thì phải nói là rất ư phản cảm.

Nghề ăn cắp của người Việt ở Đức - Tác giả Phạm thị Hoài



Có lần tôi đi một phiên tòa xử nhanh hai thanh niên Việt Nam ăn trộm trong cửa hàng. Một chàng diện Nike Air Max chói chang Một chàng quần bò Dolce Gabbana rất xước. Cả hai đều mới sang Đức hai tuần trước, đơn xin tị nạn còn chưa nộp. Họ ăn trộm phụ kiện, nước hoa và mỹ phẩm trị giá gần 1000 Euro, trong một cửa hàng mà họ hiển nhiên là những vật thể lạ. Xã hội tư bản tân tiến một thế kỷ rưỡi sau Marx đã xóa đi nhiều ranh giới giữa các giai cấp đối kháng, song lại mở rộng khoảng cách giữa các đẳng cấp. Hai thanh niên Nghệ An này chỉ cần đặt một nửa bàn chân vào cửa hàng đó là toàn hộ hệ thống báo động của nó đã đỏ rực. Hình phạt cho mỗi chàng là một cuối tuần quản thúc, tức chiều tối thứ Sáu khăn gói đến Nhà Quản thúc Thanh thiếu niên ở, chiều tối Chủ nhật được về. Đại diện tư pháp cho thanh thiếu niên cằn nhằn rằng thế hơi nặng, phạt lao động công ích là đủ rồi. Công tố viên nhún vai. Thẩm phán thở dài, biết rằng sớm muộn cũng gặp lại họ, nhiều phần sớm hơn phần muộn.

Người Việt ở Đức hoàn toàn vắng mặt trong những tội phạm cỡ lớn như khủng bố, đe dọa an ninh quốc gia; rất khiêm tốn trong những tội phạm tài chính và công nghệ cao; khá thứ yếu trong những lĩnh vực như ma túy, mại dâm…; quả thật không thể sánh vai các bạn thuộc khối Đông Âu cũ do Nga dẫn đầu; nhưng lừng danh trước hết với mafia thuốc lá lậu và ngay sau đó có thứ hạng đáng kể là những người ăn trộm, có lẽ chỉ đứng sau Rumani. Trong ba năm gần đây, mỗi năm cộng đồng 84.000 người Việt ở Đức phạm khoảng 5000 vụ hình sự, trong đó trên dưới 1000 vụ là tội ăn cắp. Để so sánh: cộng đồng Trung Quốc 110.000 người, mỗi năm trên dưới 200 vụ ăn cắp. Trừ tranh tượng nghệ thuật và bí mật công nghệ, nói chung không có thứ gì mà người Việt ở đây không thể và không nỡ ăn cắp, từ mèo nhà hàng xóm, xe nôi, xe đạp, hộ chiếu, thẻ tín dụng, điện, nước, biển số, đến nhân thân, vịt trời…; làm nấm ăn cắp nấm, làm xúc xích ăn cắp xúc xích, làm quán ăn cắp tất cả những gì không còn nguyên niêm phong; song phổ biến nhất là ăn cắp trong cửa hàng. Có thời, đồ ăn cắp được bày ngang nhiên ở nhiều góc Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, khu chợ Việt Nam nổi tiếng tại quận Lichtenberg. Đồng bào xúm xít mua đồ tốt giá rẻ, từ hộp thuốc đánh răng, kem dưỡng da, rượu, cà-phê đến túi xách, áo da, quần bò hàng hiệu. Sự nghiệp bán thuốc lá lậu đã góp phần xây dựng cộng đồng người Việt ở miền Đông nước Đức trong 25 năm qua, song thời hoàng kim của nó đã là dĩ vãng, trong khi ăn cắp thì tương lai còn khá vững bền.

Ta hãy nhớ lại: Ngày 10/5/1996, cuộc chiến giành quyền kiểm soát thị trường thuốc lá lậu ở Berlin giữa các băng đảng Việt Nam – mở màn ngày 6/12/1992 với một xác người Việt ở một bãi đậu xe tại quận Marzahn, Đông Berlin – đạt tới đỉnh cao ghê rợn: sáu người Việt bị hành hình trong một căn hộ chung cư cũng ở quận Marzahn, tất cả tay đều bị trói, mỗi người lĩnh chính xác hai viên đạn của băng Ngọc Thiện bắn vào đầu. Bốn ngày sau, để “tháng Năm đẫm máu” đi vào lịch sử tội phạm của thành phố này, băng Quảng Bình “bị hại” đáp lễ bằng ba xác người Việt vứt ở đường tàu quận Lichtenberg.
Mafia Việt Nam một thuở, nghe thì kinh, đếm xác nạn nhân càng kinh, song diện mạo thật thì thô sơ đến bất ngờ. Một số lính, được trìu mến hay trọng thị hay e sợ hay tất cả trộn lại – chỉ trừ không giễu nhại – gọi là “bộ đội”, quân chủ lực của băng Quảng Bình, sa vào tay cảnh sát Berlin không phải như trong phim hình sự, sau những pha săn lùng, đột nhập nghẹt thở. Mà đơn giản là ngớ ngẩn. Sau một phiên tòa xử tội ăn trộm một chiếc sơ-mi, một bộ đồ tắm và một chiếc quần short trị giá gần 500 DM trong cửa hàng xa xỉ KaDeWe, bị cáo là một phụ nữ Việt nhất định không chịu rời khỏi phòng xét xử. Cô run rẩy bảo, “bộ đội” đang chờ trước cửa tòa án, “bộ đội” sẽ bắt cóc cô để tra khảo, dù cô không khai gì trước tòa. Một trong những “bộ đội” ấy, súng giắt cạp quần ngẩn ngơ, gần như lao thẳng vào tay cảnh sát, và ngay trong ngày hôm ấy sào huyệt của Quảng Bình bị lật tung, một trong hai khẩu Kalashnikov thu được ở đó chính là vũ khí đoạt mạng ba người ở đường tàu. Vài hôm sau, một trong những “bộ đội” đang bị truy nã cũng dính lưới, không phải trong khi chôn sống một ai đó ngoài rừng, mà trong khi ăn trộm tại một cửa hàng ở quận Lichtenberg.

Ăn cắp vậy là đã góp phần thanh toán mafia thuốc lá, chuyện của người Việt thường trớ trêu như thế. Không bao giờ nghề buôn lậu thuốc lá của người Việt ở đây còn đạt tới quy mô huy hoàng của những năm chín mươi đó nữa. Đức không còn là điểm đến hấp dẫn nhất. Chính ở thời điểm đó, Anh quốc nổi lên, với lợi nhuận kếch xù từ nghề trồng cỏ. Người Việt nghèo nhưng nhiều tham vọng. Họ muốn giàu, nhưng phải là giàu một cục, thật nhanh, thật xổi. Chắt chiu những đồng tiền lẻ để khấm khá dần lên từng đời như người Tàu ở nước ngoài thì chẳng bõ.

Tuy một bước đổi đời bằng nghề cầm nhầm thì khó, song ăn trộm ở đây một ngày vẫn hơn đi cày ở nhà cả tháng. Và khác xa huyền thoại, đồng bào tôi – nhất là thế hệ hai chàng Nike và Dolce Gabbana – còn thiếu cần cù hơn cả thiếu kiên nhẫn. Ăn trộm là nghề nhàn, dạo phố, tia hàng, đi làm như đi chơi mà thu nhập không thua đứng đường bán thuốc lá từ sáng sớm đến tối mịt, tức mỗi tháng trên dưới một ngàn Euro, chưa kể tiền nhà, tiền bảo hiểm y tế và khoảng 350 Euro trợ cấp tị nạn, tất cả do nhà nước trả. Môi trường lại vô tận, nhân loại còn thì siêu thị còn, siêu thị còn thì người Việt còn. Và gần như không mất vốn. Một cái kìm cắt tem từ. Một cái túi lót lớp giấy bạc để tránh báo động khi qua cổng từ, gần đây người Việt giàu sáng kiến còn khâu luôn lớp giấy bạc vào mặt trong áo khoác. Và không cần qua đào tạo. Hôm trước theo đàn anh đàn chị đi tia, hôm sau tự mình đã ngon lành khánh thành công ty một thành viên hai ngón. Và ít mạo hiểm. Khung hình phạt cao nhất là năm năm, nhưng có ăn cắp cả Nữ thần Chiến thắng lẫn bốn con ngựa trên cổng thành Brandenburger Tor cũng chưa chắc được tuyên bản án ấy. Xã hội càng yên thì luật pháp càng hiền. Trong thực tế, không mấy người Việt phải ngồi nhiều hơn vài ba tháng. Phần lớn chỉ phạt tiền, mỗi tháng trả dần vài ba chục, án tù thường chuyển thành chế độ hưởng án treo. Thanh thiếu niên chưa tròn hai mốt tuổi thường chỉ bị cảnh cáo, phạt lao động công ích, tức dọn dẹp lau chùi ngay trong trại, hay quản thúc cuối tuần. Có lần tôi suýt phì cười vì bản án dành cho một thanh niên Việt Nam ăn cắp 17 gói cà-phê: bắt về trại đi học tiếng Đức!

Thế là hôm ấy khi ra cửa, tôi bảo, hai cháu chịu khó đi học tiếng Đức nhé, đừng ăn trộm nữa.
Chàng Dolce Gabbana đáp, bọn phát-xít, nó xử oan, cháu có cầm đồ đâu.

Cầm đồ ở đây không phải là cầm đồ mà là cầm đồ. Tôi đã tưởng mình khá thông thạo ngôn ngữ của đồng bào ở Berlin, song có lần hỏi một chị làm nghề gì và nghe câu trả lời, em nhặt tay nhặt chân, tôi vẫn hơi sững sờ. Ám ảnh của chiến tranh mấy chục năm trước vụt hiện về: đó là một buổi sáng, từ hầm trú ẩn nơi sơ tán chui lên, đứa trẻ khi ấy là tôi cùng người lớn và những đứa trẻ khác lặng lẽ đi nhặt những mẩu chân tay vô danh, có cái là nguyên một tảng ở khúc hông và bẹn, văng rải rác gần một hố bom mới toanh. Nhưng ở Berlin, người phụ nữ Việt Nam nọ là chủ một tiệm làm móng, việc thường trực là lấy khóe, tỉa da thừa ở móng tay móng chân.

Tôi hỏi, cái gì cầm đồ?

Chàng Nike nhanh nhẹn giải thích, đồ thì cháu cầm, thằng này – hất hàm về phía Dolce Gabbana – chỉ bóc tem thôi. Nhưng cháu đã ra đến cửa đâu. Luật pháp đéo gì, bất công!

Tôi bảo, bóc tem với cầm đồ thì đúng là định ăn trộm rồi, oan với ai nữa.

Dolce Gabbana trừng mắt: Cô bênh bọn Đức lợn hử? Người Việt thì phải giúp người Việt chứ! Cô có phải người Việt không hử?

Vâng, tôi đúng là người Việt, sống ở Đức. Tháng trước, ở TTTM Đồng Xuân, trong lễ hội “40 năm hội nhập và phát triển” của người Việt ở Đức, ông Nguyễn Thiện Nhân, tốt nghiệp đại học và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đức, thay mặt chính phủ Việt Nam cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của chính phủ và nhân dân Đức, rồi kết thúc bài phát biểu bằng tiếng Đức của mình với lời gửi gắm đến cộng đồng người Việt đang sống ở đây: Đồng bào hãy chứng tỏ lòng biết ơn nước Đức bằng cách tôn trọng luật pháp Đức. Hóa ra là chuyện ơn huệ. Vậy việc hai khách du lịch Việt Nam vừa ăn trộm ở Zürich thật không đáng để làm ồn. Họ vừa không có gì mang ơn Thụy Sĩ để phải tôn trọng luật pháp nước này, vừa quá vặt vãnh so với hệ thống công ty hai ngón, chẳng hạn của người Việt ở Đức.