khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022

'Người Tình Không Chân Dung" 50 năm Hội Ngộ | Kiều Chinh, Vũ Xuân Thông, Minh Trường Sơn





Forum: Keep America Strong, Meet the 2022 Candidates





Chuyên gia quốc tế thị sát làng mạc Ukraine, điều tra tội ác chiến tranh





Mỹ cảnh báo công dân về các cuộc biểu tình gần sứ quán ở Hà Nội





Lưu giữ những ký ức về đại dịch Covid





Áo chống đạn cho học sinh Mỹ





Phần mềm Robot khiến máy móc trở nên 'thông minh'





Lãnh đạo Pháp, Đức và Ý đến Kiev phô trương hậu thuẫn cho Ukraina





Trần Bích Quân và mong muốn phục hồi di sản điện ảnh Việt Nam





Điểm Báo, 18/06/2022





Thụy Sỹ bắt cá hai tay để lách trừng phạt kinh tế Nga?





Đà Nẵng: Bến xe 100 tỷ bỏ hoang





Chín tiếp viên hàng không Việt Nam bị bắt giữ tại Úc vì nghi án chuyển tiền lậu.





Gỏi Đu Đủ - Tác giả Song Thao

 

Tôi bị gỏi đu đủ bò khô nắm cẳng, cho tới bây giờ. Đĩa đu đủ bò khô đầu tiên tôi ăn là ở cổng trường Dũng Lạc, bên hông Nhà Thờ Lớn Hà Nội, khoảng đầu thập niên 1950. Ngày đó trước cửa trường có nhiều hàng quà vặt, điểm đặc biệt là hầu hết người bán là đàn ông. Ừ thì là trường con trai nhưng sao người bán lại cùng dòng giống, chuyện cho tới nay tôi vẫn cứ thắc mắc. Ông nào cũng có tên không phải do cha mẹ các ông ấy đặt. Bánh mì giò chả có ông Lý Toét, ông Đại Quấy bán cái chi chi tôi quên béng mất. Nhưng ông được tôi mến mộ nhất, ngày nào cũng dúi cho ông ấy ít tiền là ông bán món đu đủ bò khô thì lại không có tên. Tay ông cầm cái kéo cắt thịt bò dập tanh tách không ngừng, như một cách rao hàng. Khi có khách, hai tay đó cầm hai chai, một nước tương đen đen, một dấm trắng có pha chút ớt hồng hồng xịt lia lịa xuống chiếc đĩa nhôm đu đủ bò khô có vương chút rau thơm rau răm xanh xanh trên mặt. Chỉ nhìn hai cánh tay khua khua đã thấy nước bọt túa ra đầy miệng.
Tôi đã chết mệt với món đu đủ bò khô từ những ngày non dại đó. Cho tới ngày nay tôi vẫn…non dại. Vẫn mê món đu đủ bò khô. Vào nhà hàng nào có bán là tôi ít khi bỏ qua. “Bệnh” này bắt nguồn từ những ngày Hà Nội nhưng nặng thêm từ khi di cư vào Sài Gòn, khi nếm mùi gỏi đu đủ của ông già áo đen trước cửa tiệm nước mía Viễn Đông nơi góc đường Lê Lợi và Pasteur. Thời sinh viên, đậu chiếc xe Goebel hai màu vàng và cam bên lề, anh chàng tuổi trẻ ngày đó nhào vào hàng ông già áo đen, bưng chiếc đĩa nhôm ra ngồi trên yên xe đắm đuối với cái vị mằn mặn, chua chua, cay cay, nồng nồng không thể có trong các món ăn khác. Đĩa gọi đĩa, thường phải ít nhất hai đĩa mới dứt áo ra đi được. Có những ngày nặng túi, hai đĩa còn chưa ra đâu vào đâu, hai đĩa tiếp nữa mới…đủ. Còn tiếc rẻ húp hết nước trong đĩa. Báo hại bữa cơm chiều đó sao thờ ơ uể oải khiến bà già đưa mắt dò hỏi.
Anh bạn trẻ tuổi Phạm Công Luận, quen trên giấy bút nhưng chưa bao giờ giáp mặt, nhắc nhớ tới ông già áo đen của thời đó. “Những anh chị tôi, lứa tuổi nay đã bước vào tuổi 60, 70 rất quen thuộc với hàng bò khô, nay gọi là gỏi khô bò của ông già áo đen bán trên đường Pasteur. Họ vẫn nhớ những buổi chiều chưa tắt nắng của Sài Gòn nửa thế kỷ trước, tan trường Sư Phạm, trường Luật là phóng xe ra ngay góc ngã tư Lê Lợi – Pasteur, ngồi trên xe gọi mấy đĩa khô bò đu đủ cùng một lúc. Từ xa đã thấy bóng ông chủ xe khô bò, luôn luôn bận áo đen nên chết tên. Phải canh làm sao để ăn được gỏi khô bò của “ông già chemise noire” hay “ông già áo đen” này dù khu đó có tới bốn người bán gỏi khô bò đu đủ bào. Không mấy ai biết tên gì, chỉ gọi biệt danh như vậy”.
Món khô bò đu đủ bào ngon như thế nào phải nghe ông tổ sư ẩm thực Vũ Bằng tán. “Có ai một chiều nào nhàn tản trên con đường Pasteur, ở ngã ba Lê Lợi, có thấy hàng toán người tề tựu ở trước chùa Chà như dự một cuộc mết tinh vĩ đại? Không, họ không phản đối gì hết mà cũng chẳng yêu cầu gì hết. Khẩu hiệu của họ căng lên ở trong lòng: họ ăn, họ uống, và uống và ăn để làm thỏa mãn cái dạ dầy nhiều đòi hỏi. Có người đứng ăn; có người ngồi ghế ăn; có người ngồi ở xe máy dầu gác chân lên hè để ăn; có người ngồi xổm trên hè để ăn; lại có người hãm xe hơi lại, thò đầu ra ngoài kêu ăn. Họ ăn gì vậy? Ăn bánh tôm; ăn bì bún; ăn bánh mì phá lấu; ăn ốc; ăn bánh canh giò heo; nhưng muốn gì thì gì, món được người ta thưởng thức nhiều nhất, nồng nhiệt nhất và thành tín nhất vẫn là món đu đủ bào, rưới rất nhiều giấm ớt lên trên. Ở cái đất quanh năm nắng chói như đây, tạng người ta nhiệt lắm, lòng lúc nào cũng cứ xót như cào: ăn cái món ấy vào mát ruột. Các ông ưa quá, mà các bà các cô lại ưa hơn; ăn một đĩa rồi lại muốn ăn đĩa thứ hai, thứ ba…thứ sáu. Chính tôi đã thấy có một bà ăn chơi sơ sơ một lúc sáu đĩa như thế rồi xuýt xuýt xoa xoa, chảy cả nước mắt nước mũi mà có vẻ như vẫn còn thèm ăn nữa. Ờ, cái món đu đủ bào trộn giấm ớt đó là gì vậy? Thưa, đó là khô bò. Đu đủ bào, trên đặt mấy miếng khô bò, tưới giấm ớt rồi rắc mấy lá ngò lên trên đó, chỉ giản dị có thế thôi, vậy mà ăn vào…phải biết! Ngon chết người đi được!”.
Cái món ngon chết người đi được này là món ta hay món tầu, nhiều người cắc cớ đặt câu hỏi. Tác giả Lưu Khâm Hưng có vợ người Tàu thắc mắc. Ông cũng nghĩ đây không phải là món của người Hoa nên hỏi vợ cho chắc ăn. Ai ngờ bà vợ trả lời tỉnh queo: “Hồi đó đi học ăn hoài, dường như món này của người Tàu. Mấy xe bán gỏi đu đủ khô bò ở Chợ Lớn đều do mấy ông Tiều bán. Bởi vậy ăn gỏi khô bò đâu có chan nước mắm mà là chan nước tương pha giấm ớt”. Thiệt hôn? Cái món làm say đắm nhiều người Việt này là một món ngoại lai sao? Tác giả Minh Lê trong bài “Gỏi Khô Bò” đã cất công tìm kiếm. Theo ông, thành phần chính của món ăn hớp hồn này là đu đủ và bò. Đu đủ có gốc ở châu Mỹ, được mang sang trồng tại châu Á từ đầu thế kỷ 19. Trong từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhode, xuất bản năm 1651, chưa có từ đu đủ. Nhưng trong cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản năm 1895, từ “đu đủ” đã có ở trang 327, chứng tỏ khi đó đu đủ đã khá phổ biến ở Việt Nam. Về thịt bò, dân Việt chuộng nuôi trâu hơn nuôi bò. Nhưng tới năm 1915, cụ Phan Kế Bính đã liệt kê trong cuốn “Việt Nam Phong Tục”: “Về thứ đồ ăn thì nhất là hay dùng những thịt trâu, bò, dê, lợn, gà ,vịt, chim, ếch, tôm, cá, cua, ốc..v..v..mà thịt lợn là thứ cần dùng hơn hết”. Tác giả Minh Lê viết: “Vậy vào thời điểm cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, điều kiện “cần và đủ” cho gỏi khô bò đã có, chuyện còn lại là khoảng năm nào và có ở đâu trước?Nói về miền Bắc, tôi “chộp” được câu này: “Hà Nội 1953 đã thay đổi khác đi nhiều rồi…bây giờ phố xá Hà Nội có những món ngon mới, như món thịt bò khô gồm đu đủ thái nhỏ, mùi và giấm, “lạp chín chương”, ăn vào thấy đủ vị cay chua mặn chát. Tác giả Nguyễn Duy Hảo, bút hiệu Ba Lăng, ăn gỏi khô bò từ 1948: “Thú thật là tôi không được biết rõ món đu đủ bò khô có từ bao giờ và nguồn gốc của nó cũng như do ai sáng chế ra món ăn đáng nhớ này. Riêng cá nhân tôi đã được thưởng thức món quà đặc biệt này từ năm 1948 tại cổng trường tiểu học Hàng Than Hà-Nội”.
Khô bò có cách chế biến giống với món phá lấu chiên của người Tiều nhưng người Tiều ăn phá lấu với cơm chứ không làm gỏi đu đủ. Ngoài khô bò, xì dầu là dấu ấn của người Hoa. Nhưng đu đủ bào và đậu phọng lại tương tự như món tam maak hung của người Lào và món som tam của người Thái. Không biết có nên kết luận là một người Việt nào đó đã kết hợp hài hòa các món trên để chế ra món gỏi đu đủ khô bò thần sầu mà tôi là một đệ tử không.
Tôi đã một phen thất vọng với món som tam của Thái Lan. Trong một lần tới Bangkok vào cuối năm 2019, trước khi có dịch covid, tôi đã háo hức thử món gỏi đu đủ phổ biến của Thái Lan. Tới Thái Lan mà không thưởng thức som tam, một di sản văn hóa ẩm thực của đất nước hiền hòa này là một thiếu sót to lớn. Món này được bán khắp các nhà hàng và xe bán rong tại Bangkok. Tôi order và thích thú chờ đợi. Cô hàng khá xinh bắt đầu chế biến. Nhìn mà chóng mặt với cái tay thoăn thoắt vứt nguyên liệu vào một chiếc cối. Đu đủ xanh, đậu đũa, xoài xanh, cóc Thái, cà chua, chanh, nước mắm, đậu phọng, tỏi, tôm khô, đường thốt nốt và ớt. Hình như có cả ba khía nữa. Đĩa gỏi được tôi khới khới cố ăn vài miếng rồi chịu thua. Cay xé lưỡi, cũng chua chua, chát chát, mặn mặn, ngọt ngọt nhưng đó là một thứ hầm bà lằng giã nát trong cối. Nhìn đĩa gỏi dở dang mà không dám nói năng chi. Lỗi tại tôi không biết tiếng Thái. Nếu biết som có nghĩa là chua và tum có nghĩa là giã thì tôi đã không tốn vài chục baht!
Som tum là một hóa thân tồi của gỏi đu đủ khô bò của ta. Cái miệng đã nếm qua gỏi khô bò sẽ không bao giờ rời được cái vị chua chua, cay, ngọt, mằn mặn bùi bùi của món ăn đường phố hấp dẫn này. Vét hết những sợi đu đủ, nhai xong những miếng khô bò nho nhỏ, người sành điệu phải húp cho bằng hết phần nước còn sót lại. Đây là một hậu vị, kết thúc hoàn chỉnh một thức ăn làm mê mệt những cái miệng sành sỏi. Tôi bao giờ cũng dành miếng gan nướng sém cạnh bùi, béo, cho những miếng cuối cùng. Chính miếng gan này đã gọi đĩa thứ hai, rồi thứ ba, thứ n. Hình như đã lậm món ăn dân dã nhưng ngon chết người này thì chẳng bao giờ có thể rời xa được. Không lẽ lại ví cái nghiện gỏi đu đủ khô bò này với mấy ông hít tô phe ôm ấp nàng tiên nâu nhưng tôi e rằng cả hai đều chung một quyến rũ.
Phạm Công Luận, người tương đối trẻ, sống thời nay nhưng miệt mài đi tìm những dấu vết xưa của Sài Gòn đã có duyên gặp được anh Nguyễn văn Tuynh, con trai của ông già áo đen. Anh Tuynh, người phụ cha bán đu đủ bò khô suốt 9 năm trước khi đi quân dịch, nhớ lại: Sài Gòn thời ấy không có nhiều hàng quán cầu kỳ như bây giờ. Không chỉ giới bình dân, giới có học không câu nệ phải ăn hàng quán sang trọng mắc tiền. Do đó các xe bán hàng ăn trên lề đường rất đông khách, có đủ cả sinh viên, thầy cô giáo, tiểu thương, công tư chức và quân nhân. Anh Tuynh tiết lộ cách làm khô bò của ông già áo đen: “Nhà tôi làm khô bằng lá lách bò, thịt thì bằng thịt ở má bò vì má bò có gân nên vừa mềm vừa dai, khi chín tới ăn rất thơm ngon. Lá lách bò dài như miếng gan heo, luộc chín, khứa từng khứa để khi xào nấu thì gia vị thấm vào bên trong mới ngon. Xong đem xào với sả, ngũ vị hương, muối, đường, gừng (để khử mùi nồng của lá lách bò) rồi đổ nước vào cho ngập mặt, đun hơn một giờ cho sệt lại. Sau đó vớt ra cho vào chảo chiên. Qua ba công đoạn luộc, xào rồi lại chiên nên mới có miếng sém cạnh, vừa bùi vừa giòn, ngon vô cùng”.
Khu nước mía Viễn Đông thời của chúng tôi là một khu ăn hàng số một ở Sài Gòn. Ngày đó chúng tôi tấp vào ăn, thấy có đủ các…bộ môn: gỏi khô bò, hủ tiếu, bò viên, bánh cuốn, bò bía, phá lấu. Người bán tấp nập, người ăn cũng tấp nập. Thấy khu bán hàng quà vặt này đông vui, chẳng ai trong chúng tôi thắc mắc. Nhưng nay anh Tuynh cho biết chính cha anh, ông già áo đen bán gỏi bò khô là người đứng ra tổ chức khu ăn uống nhộn nhịp được đặt tên không chính thức là “bến nước mía Viễn Đông”. Bến nằm trên đường Pasteur, khúc từ đường Tôn Thất Đạm đến Lê Lợi. Cha anh Tuynh đã từng dừng xe bán ở trường Chu văn An, góc đường Lê Thánh Tôn và Tạ Thu Thâu quanh chợ Bến Thành và đều bị đuổi chạy trối chết. Khi ông tới bán ở góc đường Pasteur và Lê Lợi, xế cửa hàng nước mía Viễn Đông, cảnh sát ở bót Lê văn Ken cũng đuổi. Sau khi bàn bạc với các bạn hàng cùng bán tại địa điểm này, ông đến bót Lê văn Ken xin thành lập một “bến” tập trung buôn bán, đóng thuế đàng hoàng. Ông sẽ là người thu thuế nộp lại cho cảnh sát. Vậy là khu ăn hàng của Sài Gòn thành hình. Có bốn người bán gỏi bò khô, tất cả đều là dân di cư. Ngoài ông già áo đen, còn có các ông Thung, ông Chiếu và ông Dần. Tôi luôn luôn là khách trung thành của ông già áo đen, chưa bao giờ biết các ông khác. Ông bác sĩ Lê văn Lân ngày đó có một bài thơ về “bến” Viễn Đông mang tên “Quà Rong” được nhiều người biết.
Người đi trăm nhớ ngàn mong
Người về còn nhớ quà rong năm nào
Đầu đường nghe thoáng lời rao
Là tha hồ biết quà nào rẻ ngon
Dăm bông, thịt nguội, mì giòn
Hai đồng một ổ bà con mua giùm
Anh ơi, nước mía Viễn Đông
Hai ly chưa đã, mát lòng em luôn
Thêm đĩa bò bía chấm tương
Ăn kèm phá lấu, em thương anh nhiều
Ốc sò, muối ớt, chanh tiêu
La ve, củ kiệu càng nghèo càng ham
Cóc chua, tầm ruột, ổi dầm
Thua gì xoài tượng, mới dầm đã chua.
Bài thơ đã ghi lại một thời Sài Gòn nhộn nhịp ăn uống xôn xao. Có điều tại Bến Viễn Đông có tới bốn ông bán gỏi bò khô mà ông bác sĩ không nhắc tới món này. Thiệt là một người đãng trí!
Tôi phải nói thêm là, những ngày hoa mộng đó, chúng tôi thường không bỏ về sau khi vét hết vài đĩa gỏi bò khô mà còn một chuyện luôn luôn chẳng bao giờ đãng trí. Đó là phải xếp hàng uống bằng được một ly nước mía Viễn Đông. Ly nước mía mát lạnh, vắt thêm trái tắc, uống vào tới đâu biết tới đó. Đó là một kết thúc hoàn hảo cho một buổi rong chơi với quà rong.
Tôi muốn kết thúc bằng một tiết lộ nho nhỏ. Bà chủ nước mía Viễn Đông hiện sống ở thành phố Montréal chúng tôi. Tôi có gặp bà một lần, chưa tiện hỏi về cửa hàng nước mía huyền thoại ngày đó thì mất liên lạc với bà. Thiệt đáng tiếc! Tiếc như gan ruột cồn cào khi nhớ lại những ngày hoa mộng đẹp đẽ đó.


Ca sĩ Khánh Ly nói gì về bộ phim cuộc đời Trịnh Công Sơn? - Tác giả Ns Tuấn Khanh

 

Sau khoảng một tuần công chiếu, bộ phim Em Và Trịnh đã nhận được rất nhiều lời phê bình. Bên cạnh những lời khen ngợi về hình ảnh đẹp, âm nhạc quen thuộc, những hình ảnh ký ức Sài Gòn được phục chế, thì diễn xuất của diễn viên và nội dung kịch bản là điều bị tranh cãi rất nhiều.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người từ chối không đi xem bộ phim của Trịnh Công Sơn, vì họ tin rằng hệ thống kiểm duyệt của nhà nước vẫn chằng chịt, nên sẽ chỉ có thể phô diễn một Trịnh Công Sơn theo ý của nhà cầm quyền mà thôi.
Điều đáng nói là bộ phim này có rất nhiều chi tiết liên quan về những người còn sống, nhưng không hiểu sao đạo diễn cũng như diễn viên lại không dành nhiều thời gian tham khảo với những người có liên quan, cụ thể trong trường hợp đó là nhân vật Khánh Ly.
Trên các bài báo quảng cáo về bộ phim này, đạo diễn cũng như những người thực hiện nói rằng họ rất quan tâm để tạo dựng nhân vật Trịnh Công Sơn cũng như xây dựng nhân vật nữ thay cho hình ảnh của ca sĩ Khánh Ly. Theo mô tả, đây là những chọn lựa hết sức công phu và khó khăn.
Ca sĩ Khánh Ly kể diễn viên Bùi Lan Hương – ca sĩ hóa thân bà trong phim – từng gửi email, gọi điện thoại xin bà tư vấn về vai diễn. Bà Khánh Ly nói trong cuộc gọi kéo dài khoảng ba phút, Bùi Lan Hương hỏi ăn mặc sao cho ra chất của bà. “Thời trẻ, tôi giản dị, lại còn nghèo. Tôi không có tiền mua quần áo, đôi guốc bít mũi đã cũ, xộc xệch, cũng không trang điểm, đeo trang sức. Sau đó, tôi cũng không thấy ai hỏi thêm ý kiến của mình”, Khánh Ly cho biết.
Câu chuyện này khiến nhiều người ngạc nhiên bởi rõ ràng về mặt tổ chức phục trang, và miêu tả nhân vật, có vẻ như đạo diễn đã phó thác cho diễn viên, chứ không có sự tổ chức chi tiết nào khác. Mọi thứ được tập trung để miêu tả nhân vật Trịnh Công Sơn, nhưng dường như chế độ kiểm duyệt đã khiến những góc cạnh thú vị có thể trình bày được cuộc đời và vai trò của họ Trịnh trong lịch sử của VNCH chỉ rõ nét hình ảnh của một thanh niên yêu đương lăng nhăng và… nhảm.
“Mới lò mò đi theo Diễm như mấy thằng stalk trong phim kinh dị, xong thấy Dao Ánh phát là quên luôn nhỏ chị vừa tồn tại trên đời. Lên Đà Lạt nhớ nhung thư từ cho Ánh được chút thì theo Khánh Ly tới bến, còn viết cả vào thư khoe Ánh là anh mới quen con nhỏ này. Lúc về già cặp Michiko thì cũng hôn hít tưng bừng xong nghe tin Ánh về thăm là sáng lác mắt, báo hại cô dâu bỏ của chạy lấy người trong ngày cưới” - Trương Thiên Cơ, một người bình luận phim tự do ghi lại cảm xúc trên Facebook, “Tất cả cứ trôi qua đều đều, ải ải, hết thời lượng thì kết phim. Mà nó còn gây cho ta cảm giác Trịnh sống chỉ để đuổi theo gái”.
Trong cuộc họp báo vào trung tuần Tháng Sáu công bố kế hoạch lưu diễn xuyên Việt kỷ niệm 60 năm ca hát, khi được phóng viên hỏi có đi xem qua phim Trịnh chưa, bà Khánh Ly cười và nói: “Tại sao tôi phải đi xem một bộ phim hư cấu về một con người mà tôi đã biết? Còn đáng ngạc nhiên hơn trong đó hư cấu cả tôi”. Dù bà Khánh Ly nói, rồi cười nhã nhặn trong cuộc họp báo, nhưng chi tiết này để lộ cho thấy việc sơ suất của những người làm bộ phim này khi họ không nghĩ đến chuyện gửi cho bà một tấm vé mời để được xem về chính mình trong phim.
Sai lầm của bộ phim Em và Trịnh được nhiều người mô tả cho thấy rằng đây là một bộ phim giải trí đơn thuần, nhưng đạo diễn ham muốn diễn đạt như là bức chân dung điện ảnh về cuộc đời một nhân vật nổi tiếng đang được chế độ bơm đẩy, khiến nhiều chi tiết phải gồng gánh những phần lịch sử không thể làm rõ trong chế độ kiểm duyệt.
Ngân sách làm bộ phim lên đến 50 tỷ. Thăm dò từ của những người theo dõi việc ra mắt bộ phim này cũng cho thấy rằng hầu hết là tò mò để xem một Trịnh Công Sơn được diễn đạt trên phim như thế nào, nhưng không có quá nhiều hi vọng về một bộ phim hay. Cũng có nhiều người trẻ xem phim để được thấy một Sài Gòn cũ trước năm 1975 là như thế nào.
Thế nhưng những chi tiết không đúng về lịch sử cũng như mập mờ tạo ra những nghi vấn về cái chết của nhân vật Ngô Kha – vốn vẫn chưa có lời kết trong lịch sử về cái chết của ông ta tại Huế, là điều đáng trách của những người viết kịch bản. “Khi bạn kiếm ăn bằng cách khai thác di sản Việt Nam Cộng Hoà, nếu bạn không dám, không thể nói đúng về chế độ này, thì ở mức đạo đức tối thiểu, bạn cũng đừng nói xấu. Nếu vi phạm nguyên tắc đạo đức tối thiểu này, bạn chỉ là rác rưởi”, nhà văn Trà Đoá, sống ở Sài Gòn, nói về bộ phim qua những tình tiết được coi là không đúng với lịch sử.
Hoàng Lê, một nữ khán giả xem phim, người đã sống qua những năm tháng của Sài Gòn cũ, chỉ ra vài chi tiết bất hợp lý trong phim:
“Ngoài lỗi kiến thức dẫn đến dàn dựng sai như cảnh quân cảnh lái xe Jeep chặn bắt Trịnh Công Sơn đang chở bạn gái bằng xe đạp ngoài đường để đưa về thẩm vấn vì sao sáng tác nhạc ca ngợi hoà bình, còn có cảnh khi còn ở B’lao (Bảo Lộc), chưa về biểu diễn tại Sài Gòn, khi nghe nói nữ ca sĩ Joan Baez của Mỹ đã ví cặp Khánh Ly – Trịnh Công Sơn với cặp Joan Baez – Bob Dylan, Khánh Ly-Bùi Lan Hương đã nói với Trịnh Công Sơn: “Mình đẹp đôi hơn chứ!” Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh không biết rằng Joan Baez đã gọi Trịnh Công Sơn là “Bob Dylan của Việt Nam” (Bob Dylan of Vietnam) vào năm 1970, khi phong trào phản chiến ở Mỹ đang lên cao sau Tết Mậu Thân, còn Trịnh Công Sơn lên B’lao dạy học vào năm 1964 sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm Quy Nhơn và anh gặp ca sĩ Khánh Ly ở Đà Lạt vào năm 1965”.
Phan Cao Hoài Nam, một nhà bình luận điện ảnh, viết trên blog: “Khi Trịnh lên B’lao dạy học, ta không thấy anh trò chuyện với học trò, với người dân, có suy nghĩ gì về thời cuộc. Tất cả bị biến thành các cảnh MV rất bực bội. Trong những mối tình, Trịnh chỉ chạy trốn và thụ động với những dòng thư hiện lên sến súa và sáo rỗng, với tần suất dày đặc vô cùng thiếu tinh tế”.
Có thể nói bộ phim Em và Trịnh bị giằng xé giữa việc phục vụ giới trẻ với những tình tiết âm nhạc giải trí, và cũng muốn lôi kéo luôn những khán giả muốn biết về một mảng đời có những câu chuyện tình của họ Trịnh. Bên cạnh đó, lại pha trộn cả những hình ảnh chính trị thiên tả của ông ta, như một món quà để lọt cửa kiểm duyệt. Tất cả điều này khiến bộ phim trở thành một nồi lẩu vụng về và biến các tuyến diễn viên trở nên nông cạn trong diễn xuất, vì không biết mình phải trình bày nhân vật được phân vai theo hướng nào. Từ Sài Gòn, nhà báo Huỳnh Duy Lộc nói một cách điềm đạm: “Mình cho đây là một phim chưa hay, không có tầm. Mình tin là mai sau lịch sử sẽ đặt nó đúng vị trí”.
Khi được hỏi diễn viên Bùi Lan Hương trong vai Khánh Ly có vẻ trau chuốt và điệu đà, liệu có mô tả đúng cuộc đời của bà không, bà Khánh Ly không bình luận gì mà chỉ kể lại một kỷ niệm khi đi hát với Trịnh Công Sơn, bà tập trung trình diễn đến mức bỏ cả guốc dép, đứng chân trần. Nữ ca sĩ 77 tuổi này kết thúc phần nhận định của bà về bộ phim Em và Trịnh bằng nụ cười “Có thể họ là người yêu Trịnh Công Sơn, nhưng yêu theo một kiểu khác, một kiểu nào đó.”


Trúc Đào - Tác giả Nguyễn Tất Nhiên

 





Nhớ Lần Thăm Nhà Văn Bình Nguyên Lộc - Tác giả John C. Schafer

 

“Bình Nguyên Lộc là nhà văn miền Nam. Ông ấy có thể cho anh chị biết quan điểm của người miền Nam”, nhà văn Nguyễn Mộng Giác nói với chúng tôi như thế.
Chúng tôi rất mong được gặp Bình Nguyên Lộc, một người miền Nam, một cây bút viết truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng, đồng thời cũng là một học giả chuyên về ngôn ngữ học lịch sử và so sánh.
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác cho biết tiếp: “Bình Nguyên Lộc qua Mỹ chỉ khoảng một năm nay thôi. Ông ấy đang sống ở vùng Rancho Cordova, gần Sacramento.”
Hôm qua, mở tạp chí Văn Học số tháng Tư, tôi biết tin là Bình Nguyên Lộc đã từ trần vào ngày 5 tháng Ba, thọ 72 tuổi.
–0–
Ngày 5 tháng Giêng là một ngày đẹp trời. Từ Sacramento, nơi chúng tôi nghỉ lại đêm, chúng tôi lái xe đến Rancho Cordova. Hai đứa con trai của chúng tôi, một đứa 6 và một đứa 12 tuổi, cùng đi với chúng tôi. Loay hoay một lúc, chúng tôi mới tìm ra nhà Bình Nguyên Lộc, một căn phố nhỏ với giá rẻ trên đường Sierre Madre. Đón chúng tôi ở cửa, ông mặc chiếc áo khoác mùa đông màu nâu và choàng một chiếc khăn lông ở cổ. Ông cho biết thời tiết ở Rancho Cordova quá lạnh. Ông mời chúng tôi vào căn phòng bài trí đơn giản: một cái bàn nhỏ đầy sách báo được đặt ngay giữa phòng khách. Ông đã là một nhà văn và một học giả từ năm 1948 và trong sự cảm nhận của tôi, ông vẫn còn là một nhà văn và là một học giả. Chúng tôi ngồi xuống chiếc trường kỷ trong lúc hai đứa con của chúng tôi chơi ở ngoài. Trông ông có vẻ yếu đuối khi cầm bình thuỷ rót trà cho chúng tôi. Vợ ông thì đang bị bệnh, nằm liệt giường trong một căn phòng khác. Chúng tôi biết là ông đến Mỹ trong ‘Chương trình Ra đi có Trật tự’ (O.D.P.) chủ yếu là nhằm tìm cách chữa bệnh cho bà vợ.
Chúng tôi bắt đầu hỏi ông về những cuốn tiểu thuyết đầu tiên mà ông đã đọc được lúc còn là một đứa bé lớn lên ở vùng châu thổ sống Cửu Long giữa hai trận thế chiến.
Ông nói: “Cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên tôi đọc là một cuốn sách mà thoạt đầu cha tôi cấm không cho đọc vì cho là dâm thư, đó là cuốn Hà Hương phong nguyệt truyện của Lê Hoằng Mưu. Cuốn này được xuất bản vào khoảng năm 1917, và tôi tin đó cũng là cuốn tiểu thuyết được xuất bản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một câu chuyện tình xảy ra ở miền Nam, chẳng có gì là dâm ô cả. Cuốn tiểu thuyết kế tiếp tôi đọc được là cuốn Chăng Cà Mum của Nguyễn Chánh Sắt. Đây là câu chuyện về một cô gái Việt Nam sống gần biên giới Miên, bị bắt cóc đưa sang Miên một thời gian khá lâu trước khi được quay trở về Việt Nam, Cuốn tiểu thuyết này chưa được xuất bản nhưng đã được quảng bá rộng rãi trên tờ quảng cáo của một tiệm thuốc Bắc. Tiểu thuyết gia kế tiếp mà tôi đọc là Hồ Biểu Chánh. Có thể tôi cũng đã đọc một số tác giả khác ngoài Lê Hoằng Mưu và Nguyễn Chánh Sắt nhưng họ không nổi tiếng mấy và tôi cũng không nhớ được. Nếu tôi biết trước những gì ông bà định hỏi hôm nay thì tôi sẽ ghi lại những chi tiết này đầy đủ hơn.”
Nếu vào thập niên 20, khi còn là một đứa bé mới chín, mười tuổi lớn lên ở miền Nam Việt Nam, Bình Nguyên Lộc biết là vào năm 1987 ông sẽ ngồi ở một căn phố thuộc vùng Rancho Cordova, tiểu bang California, nói chuyện với một người Mỹ về Hà Hương phong nguyệt truyện và Chăng Cà Mum…, những lời phát biểu của ông sẽ mang tính chất châm biếm hơn là dự định.
Sau đó, khi đến thăm thư viện đại học Cornell, chúng tôi đã tìm ra Hà Hương phong nguyệt truyện – không phải in thành sách mà nằm rải rác trong các số báo Nông cổ min đàm, một tờ báo ở miền Nam. Những gì Bình Nguyên Lộc kể với chúng tôi đều được kiểm chứng từ những nguồn tài liệu khác. Trí nhớ của ông về con người, tên sách và sự kiện đều rõ ràng và chính xác.
Những cuốn sách giáo khoa và lịch sử văn học – như của Dương Quảng Hàm và của Vũ Ngọc Phan – đều do những người ở miền Bắc viết. Những cuốn sách này cho rằng những tiểu thuyết đầu tiên ra đời ở miền Bắc, đó là cuốn Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách (1925) và Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật (1925). Mặc dù còn tuỳ thuộc vào cách hiểu thế nào là ‘tiểu thuyết’, công việc nghiên cứu của chúng tôi, ngược lại, đã chứng minh là những cuốn tiểu thuyết đầu tiên đã được viết ở miền Nam, và có lẽ Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt hay Trần Chánh Chiếu xứng đáng hơn Hoàng Ngọc Phách hay Nguyễn Trọng Thuật trong danh hiệu cây bút viết tiểu thuyết đầu tiên ở Việt Nam.
Tôi e rằng thành kiến địa phương đã dự phần vào việc thẩm định nên tôi muốn Bình Nguyên Lộc xác nhận sự nghi ngờ của tôi. Sau đó tôi nhận ra là tôi đã quá bồng bột khi chấp nhận một cách giải thích phiến diện cho một hoàn cảnh phức tạp. Bình Nguyên Lộc cho biết mặc dù một số người miền Bắc có thái độ tương tự người Trung Hoa, những kẻ tin rằng họ sống ở ‘trung quốc’ (Middle Kingdom) và chỉ có bọn man di mới sống ở phía Nam, có một số lý do khác cắt nghĩa tại sao các nhà phê bình miền Bắc không đề cập đến tác phẩm của các cây bút phía Nam. Ông nói: “Các học giả miền Bắc như Dương Quảng Hàm đã không nhắc nhở đến các nhà tiểu thuyết miền Nam vì họ không đọc được tác phẩm của những người này chứ không phải vì họ không thích người miền Nam. Tác phẩm của người miền Nam không được bày bán ở Hà Nội cho nên họ không biết chút gì về những tác phẩm đầu tiên đã được sáng tác ở miền Nam.”
Ngay cả khi chúng tôi nhắc đến cộng sản, Bình Nguyên Lộc cũng nói với sự buồn rầu hơn là giận dữ. “Thoạt đầu người ta thích cộng sản bởi vì họ tưởng là chúng sẽ lấy của cải của người giàu để cho người nghèo. Nhưng họ khám phá ra là của cải của cả người giàu lẫn người nghèo cũng bị lấy luôn… Sau năm 1975, tôi không viết được nữa. Ách kiểm duyệt quá nặng nề và chỉ có các đảng viên hay cảm tình đảng mới có thể được phép xuất bản. Họ có mời tôi viết nhưng tôi từ chối. Văn chương có thể được diễn dịch theo nhiều cách khác nhau. Lỡ có ai đó diễn dịch tác phẩm của tôi theo một chiều hướng khác thì tôi sẽ bị rắc rối ngay.”
Khi cuộc phỏng vấn chấm dứt và máy ghi âm đã tắt, hai đứa con của tôi nhào vào phòng. Bình Nguyên Lộc cúi xuống Văn, đứa con trai lên sáu của chúng tôi, hỏi nó bằng một giọng tiếng Anh rõ ràng nhưng không hoàn chỉnh: “Cháu có thấy ông già Noel chưa?” Ngay lúc ấy, tôi cảm thấy là ở vào lứa tuổi 70, ông không nên đến đây, không nên học tiếng Anh, không nên khởi sự cuộc đời trở lại. Ông nên ở lại quê hương đầy nắng ấm của ông.
Tôi hình dung cảnh ông lê bước dọc quầy hàng trong một khu siêu thị sáng choang ở Rancho Cordova, khom lưng trên chiếc xe đẩy mua hàng, run rẩy trong chiếc áo khoác, cố gắng nói một vài câu tiếng Anh mới học được với một thâu ngân viên lơ đễnh và thiếu kiên nhẫn. Tôi không biết những người hàng xóm của Bình Nguyên Lộc tại Rancho Cordova nghĩ gì về ông. Có thể họ nghĩ ông cũng giống như bao nhiêu thuyền nhân khác, bao nhiêu người tị nạn khác. Có thể họ nghĩ ông – tác giả của trên 100 cuốn sách, trong đó có những công trình nghiên cứu uyên bác về nguồn gốc tiếng Việt – là một người mù chữ. Tôi nghĩ là ở Việt Nam, ngay cả một nước Việt Nam cộng sản, ông sẽ được quí trọng hơn. Nhưng tôi sực nhớ đến bàn viết đầy giấy tờ của ông. Tôi biết rằng từ ngày sang Mỹ, ông đã bắt đầu viết trở lại và xuất bản nhiều truyện ngắn và cảo luận trên các tạp chí văn học bằng Việt ngữ ở Hoa Kỳ và Canada. Ngoài ra, các ấn bản mới của tác phẩm của ông đã được in ở Los Angeles. Rõ ràng là nước Mỹ đã cho ông được một cái gì đó trong suốt một năm ông sống ở đây. Nó cho ông tự do để cầm bút trở lại. Đối với một nhà văn như Bình Nguyên Lôc, món quà ấy chắc chắn không phải nhỏ.


Nước Mỹ trong tôi

 

Theo bản thống kê dân số của nước Mỹ năm 2010, hiện nay có 1,737,433 người Việt đang sinh sống trên nước Mỹ. Chúng ta những ai hiện nay đang sống, học hành, làm việc hay dưỡng già ở đây, đều đã trải qua một phần đời mình trên mảnh đất này, thường gọi là “tạm dung” nhưng thực tế là vĩnh viễn.
Từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975, những đứa trẻ sinh ra lớn lên ở đây, ngoài huyết thống ra, chúng không khác gì những đứa trẻ Mỹ. Những người trung niên còn mang theo cả một thời thơ ấu và những kỷ niệm không quên từ nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng vẫn lăn lộn với cuộc đời trên đất khách này để mưu sinh, có người thời gian sống với quê hương ngắn ngủi hơn là ở nơi quê người.
Tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt sinh sống nhất đã rộng lớn bằng diện tích cả nước Việt Nam, nên cũng chưa có ai trong chúng ta tự hào đã đặt chân đến hết 50 tiểu bang của nước Mỹ, cũng như không ai dám nghĩ rằng mình hiểu hết những gì về nước Mỹ, dù đây chỉ là một nơi mới lập quốc hơn 300 năm. Có người cho Mỹ là anh chàng trẻ tuổi, xốc nổi, dại khờ, nhưng cũng có người công nhận nước Mỹ là ông cụ thâm trầm thường triển khai những bước đi tính toán trước cả trăm năm.
Ðối với những người già đã đến nơi này muộn màng, nhưng cả cuộc đời còn lại coi như sống chết với nước Mỹ, thường gọi là quê hương thứ hai, mà không bao giờ còn cơ hội trở về nằm trong lòng đất quê mẹ, nếu sự thực khốn nạn, chế độ Cộng Sản còn tồn tại trên quê hương vài ba mươi năm nữa.
Một người Việt về thăm lại quê hương, nơi họ đã từ bỏ tất cả để ra đi, lúc đặt chân trở lại nước Mỹ, cho rằng tâm hồn lại cảm thấy an toàn, nhẹ nhàng hơn như lúc về nhà.
Một người Việt xa quê hương đã lâu trở về Sài Gòn, có dịp vào Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ, ông thú nhận khi nhìn những hình ảnh tổng thống hay ngoại trưởng của Hoa Kỳ, ông lại có cảm giác quen thuộc, an toàn hơn là những lúc lang thang ở Hà Nội nhìn hình lãnh tụ và quốc kỳ Cộng Sản. Ðó không phải là vong bản, mất gốc mà chế độ này đã nhân danh đất nước, tạo hận thù, kỳ thị, xô đẩy biết bao nhiêu người xuống biển, bỏ quê hương ra đi.
Gần như chúng ta không còn lệ thuộc gì với đời sống nơi quê nhà, ngoài những tình cảm sâu đậm trong máu huyết, làm cho chúng ta gần gũi với ngôn ngữ, đời sống Việt Nam, mà chúng ta có cảm tưởng đang dần dần tách rời, cho đến một lúc nào đó trở thành xa lạ. Phải chăng vì vậy, mà đã có những đứa con ngày trước trở về, xót xa nhận ra rằng, họ đang đi, đứng trên một đất nước xa lạ, không còn là của họ nữa.
Quê hương ngày nay chỉ còn là nơi thăm viếng mà không phải là nơi để trở về. Nước Mỹ đã là nơi quen thuộc chúng ta đang sống, có gia đình, nhà cửa, công việc, bà con, bạn bè, thì làm sao chúng ta lại không có những suy nghĩ, có những câu chuyện buồn vui, hay những trăn trở về nước Mỹ. Cách đây 38 năm, chưa lúc nào, chúng ta, những người dân ở một đất nước xa xôi bên vùng trời Ðông Nam Á, cách biệt nơi này đến nửa vòng trái đất, lại có ý nghĩ rằng, một ngày kia chúng ta sẽ đến đây, sống lâu dài nơi đây, sinh con đẻ cháu nơi này, để tạo ra một nhánh người Việt lưu vong. Ðời sau, còn giữ được ngôn ngữ, phong tục hay không, lại là một điều mà nhiều người khác đang trăn trở, lo âu làm sao để duy trì, gìn giữ!
Trong cái cộng đồng gần gũi, thân mật gắn bó này, với sách vở, báo chí, truyền thông, quán xá, chợ búa, tiệm buôn, món ăn thức uống, cả cái tên vùng đất hay bảng hiệu Saigon chúng ta mang theo, đôi khi gần như quên hẳn là chúng ta đang sống trên đất Mỹ. Cả cái bữa cơm, cá mắm, canh rau, đôi đũa, chén nước mắm ớt, có khác gì ở Việt Nam. Cả cái bàn thờ nhang khói, hình ảnh tổ tiên, ông bà, cành mai, chậu lan, những cô thiếu nữ, trẻ em mặc quốc phục lên chùa ngày Tết, hồi trống, tiếng pháo Mùa Xuân làm chúng ta quên mất là chúng ta đang sống thật xa quê nhà.
Ðiều tôi muốn nói ở đây là chúng ta thường quên chúng ta đang sống trên đất Mỹ.
Ông Khổng Tử của nước Trung Hoa có ví von: “Ở chung với người thiện như vào nhà có cỏ chi lan, lâu mà mà chẳng thấy mùi thơm, tức là mình cũng đã hóa ra thơm vậy.” Một kẻ vào vườn hoa lan đầy hương thơm, lúc đầu còn nhận ra mùi hương nhưng dần dà trở thành quen thuộc, trở thành bình thường, không còn thấy hương thơm, như kẻ tiểu nhân sống với người quân tử dần dần được cảm hóa lúc nào mà không hay biết.
Nước Mỹ có nhiều hương thơm như thế mà cảm giác chúng ta bị dung hòa lúc nào không hay đến nỗi không còn cảm nhận được mùi thơm nữa. Hương thơm đó là những điều tốt lành, thấm nhập vào con người chúng ta lúc nào chúng ta cũng không biết, không hề quan tâm hay nhận ra được sự khác biệt trước và sau.
Chúng ta học hỏi được ở nước Mỹ tính bảo vệ đời sống riêng tư, tôn trọng luật pháp, sống an hòa, sự tử tế và mối tương quan giữa con người và con người trong xã hội. Ðiều này không chỉ có ông Bá Dương (1920-2008), sau khi đi New York, Las Vegas hay San Francisco về, đã tường thuật lại trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” mà bất cứ người Việt Nam nào khi đi du lịch nước Mỹ về cũng nhận ra. Có người thắc mắc sao lái xe trên đường vắng vào một hai giờ sáng, gặp bảng “stop” cũng phải đừng lại, sao một đứa bé phải đi tìm cái thùng rác để vứt cái giấy kẹo nhỏ chỉ bằng hai ngón tay, sao ở đây xe hơi nhiều như thế mà không nghe một tiếng còi? Trong cái không khí dễ chịu, thanh thản, an lạc người ta cảm nhận ra khi bước chân trở lại một nơi, có một chút mỉa mai, không phải là quê nhà của mình.
Chúng ta bước đi từ môi trường tử tế, trong lành của miền Nam qua giai đoạn “thống nhất” để bước đến một xã hội hỗn loạn như hôm nay, khi mà con người tốt đẹp dần dà trở thành vô cảm, lừa lọc, gian trá, đạp lên nhau mà sống, để mưu tìm một đời sống ích kỷ cho riêng mình, mà không thấy đó là bất thường, bất nhân và vô loại. Thì chúng ta, trong xã hội này, cũng theo lời ông Khổng Tử: “ Ở chung với người bất lương, như vào trong chợ cá ươn, lâu mà chẳng biết mùi hôi, vì mình cũng hóa ra hôi vậy!” Như người mới vào chợ cá, lúc đầu còn nghe mùi hôi tanh, dần dà quen thuộc, không còn nghe mùi tanh tưởi khó chịu nữa, như người quân tử sống với kẻ tiểu nhân, dần dần đồng hóa bởi cái xấu mà mình không hay biết. Thử hỏi một viên chức trong chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay, xem những chuyện cường quyền áp bức, mạng sống của người dân xuống hàng súc vật, con người chỉ biết có đồng tiền và dục vọng, tráo trở, vô đạo lý hiện nay có là điều gì làm cho con người lạ lùng, khó chịu không? Hay đó là chuyện bình thường, thấy đã quen mắt, nghe đã quen tai, đầu óc đã xơ cứng, chai đá như khứu giác của con người ở lâu trong chợ cá, còn đâu phân biệt được mùi hôi nữa!
Ðiều cuối cùng chúng tôi muốn nói là sự may mắn đã giúp ta có cơ hội không phải chỉ cho riêng mình mà cả con cháu đời sau, tránh khỏi được kiếp oan nghiệt, ra khỏi được cái chợ cá ấy, được sống trong cái “chi lan, chi thất” cái vườn lan thơm ngát, mà qua một thời gian chúng ta không còn cảm nhận được mùi thơm nữa, nhưng trên thực tế, mùi thơm đó vẫn hiện hữu.
Nhiều kẻ hãnh tiến vẫn cho rằng nước Mỹ nợ chúng ta mà quên rằng, món nợ của chúng ta, và cả con cháu đời sau đối với nước Mỹ thật khó lòng trả nổi.
Hãy CÁM ƠN bằng cách sống thật có ý nghĩa cho đời sống này!


Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022

Chủ tiệm nail gốc Việt lãnh 15 năm tù vì ‘cưỡng bức lao động’





Mỹ tài trợ Việt Nam cơ sở đào tạo kiểm ngư, thiết bị y tế





Mỹ cảnh báo công dân về các cuộc biểu tình gần sứ quán ở Hà Nội





Vụ Việt Á: Giám đốc CDC Khánh Hòa bị bắt





Ngành xe hơi điện có nhiều tin xấu cho VinFast





Cựu binh Mỹ chiến đấu cho hòa bình ở Ukraine





Nhật tổ chức hội nghị quân sự mà Mỹ hy vọng sẽ giúp kiềm chế Trung Quốc





Báo chí cách mạng Việt Nam cần cởi mở hơn





Cựu binh Mỹ gốc Việt mất tích ở Ukraine, nghi bị Nga bắt giữ





Cuộc cách mạng trong không gian phục vụ chiến tranh





Chiếm thế thượng phong về quân sự tại Châu Á : Trung Quốc đã gần đến đích





Mỹ đánh giá cao quân đội Nga, coi nhẹ quân đội tàu cộng





Tàu cộng đối với Đài Loan: Hòa bình hay Chiến tranh ?





Việt Nam - Tàu cộng và những phát ngôn “khó tin”…





Việt Nam đối mặt với mưa bão dồn dập cuối năm 2022.





Công lý cho Myanmar: Viettel giúp chính quyền quân sự theo dõi binh lính đào ngũ.





Lãnh đạo Đức- Pháp - Ý - Romania gặp Tổng thống Zelenskyy ở Kyiv





Toà Hà Nội kết án nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh 24 tháng tù giam.





Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

Bay tới Mỹ không cần phải xét nghiệm COVID nữa





Tình hình COVID ở Triều Tiên vẫn là một bí ẩn





Dân mong nhà nước mau giảm giá xăng, chớ ‘so sánh’ nữa





‘Tiên cá băng đá’ phá kỷ lục Guinness





Apple ra mắt 2 máy tính mới gắn bộ vi xử lý thế hệ mới





Chợ phiên 0 đồng giữa cơn bão giá ở Mỹ





Nhóm Công tác LHQ: Việt Nam giam cầm ‘tùy tiện’ công dân Úc gốc Việt





Lãnh đạo CDC Mỹ thăm Việt Nam





Mỹ tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam





Nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh : Tranh đan, ký ức và những dấu ấn mỹ thuật đương đại





Chiến tranh Ukraina : Đâu là những mối bất đồng giữa Paris và Kiev?





Quảng Bình: Nhiều khó khăn “rình rập” ngư dân VN





"Nữ thần tự do" của Campuchia bị bỏ tù 6 năm vì tội danh "phản quốc"





Drone chiến: Trận chiến khốc liệt trên bầu trời miền Đông Ukraine





Công lý cho Myanmar: Viettel giúp chính quyền quân sự theo dõi binh lính đào ngũ





Hồn Đại Việt, Giọng Hàn Thuyên - Tác giả Nguyễn Hiến Lê

 

Đông Hồ (1906-1969)Một trong những nét đẹp nhất mà cũng đặc biệt nhất của đạo Nho, không thấy trong các triết học khác, là gây được cái truyền thống tiến vi quan, thoái vi sư. Học là để tu thân, mà tu thân là để giúp nước, bằng “chính” và “giáo”. Gặp thời loạn không thể thi thố tài đức để cứu dân được thì trở về dạy dân để chuẩn bị cho một thời khác.
Khổng tử đã tạo nên truyền thống ấy: ông là người đầu tiên mở các lớp tư thục bình dân ở Trung quốc, vừa làm chính trị vừa dạy học, khoảng sáu mươi bảy tuổi, biết đạo mình không nhà cầm quyền nào muốn theo, mới quay về chuyên việc dạy học. Nội điểm đó, ông cũng được tôn là “vạn thế sư biểu” rồi. Ông “khai lai” rồi Mạnh Tử “kế vãng”. Đời của Mạnh cũng y hệt đời ông, cũng bôn ba các nước chư hầu cho tới già rồi cũng trở về dạy học và có lần thốt ra câu bất hủ này: Người quân tử có ba niềm vui mà một trong ba niềm đó là được các anh tài trong thiên hạ để dạy dỗ (đắc thiên hạ anh tài nhi giáo dục chi).
Trong hơn hai ngàn năm, hết thảy các nhà Nho chân chính ở Trung hoa cũng như ở Việt nam, hữu danh cũng như vô danh, từ Đổng Trọng Thư, Vương Dương Minh, Chu Văn An, Nguyễn Khuyến đến các ẩn sĩ, các thầy đồ đều giữ được truyền thống Khổng Mạnh, tự gây một uy tín rất lớn trong dân gian, không có một chút đặc quyền, cao quí mà vẫn bình dân, chỉ giúp đồng bào mà không mưu lợi cho bản thân, nghèo mà được trọng hơn vua chúa, không tổ chức mà lại chặt chẽ, vững bền vì không tranh với ai, một giai cấp kỳ dị không giống một giai cấp nào trong lịch sử nhân loại: giai cấp sĩ phu. Văn minh nhân loại ngày nay không sao tạo nổi giai cấp đó nữa: các giáo sư đại học không sao có được uy tín với dân như các cụ đồ của ta ngày xưa, đó là một điều đáng tiếc.
Ở nước ta hiện nay, số hậu duệ của giai cấp ấy kể ra cũng còn được kha khá, nhưng số người còn giữ được nếp nhà thì hiếm đấy; và tôi nghiệm thấy người nào giữ được cũng có vài nét chung rất dễ nhận ra: không ham danh lợi, chăm nom sự dạy dỗ con cái, yêu nước, thích văn chương, chuộng nghề dạy học và hình như có khiếu dạy học nữa.
Tôi được dăm ba ông bạn trong giới ấy mà ông Đông Hồ là một. Ông sinh trưởng trong một gia đình Nho gia ở Hà Tiên. Hà Tiên là một nơi hẻo lánh, xưa tuy là tỉnh, nhưng chỉ lèo tèo như một cái quận ở biên giới, gần như cách biệt hẳn với các tỉnh khác: hồi đầu thế kỉ muốn lên Sàigòn phải mất ba ngày, nói chi tới Huế và Hà Nội. Nhờ vậy mà Hà Tiên giữ được nhiều nếp cổ, ít chịu ảnh hưởng Tây Phương, sau thể chiến thứ nhất mới có trường sơ học Pháp Việt dạy tới lớp ba (sơ đẳng), sau thành trường Tiểu học. Nhưng Hà Tiên có đủ sông hồ, núi biển, là một tiểu vũ trụ, và từ 1736 đã có Chiêu Anh Các mà vị “nguyên soái” thi đàn này, Mạc Thiên Tích, tuy gốc Trung Hoa mà lại biết quí trọng văn thơ Nôm, giỏi thơ Nôm.
Đông Hồ mồ côi sớm, được ông bác, cụ Hữu Lân dạy dỗ, coi như con. Tôi còn giữ được một bức thứ rất cảm động của thi sĩ kể nỗi tiếc nhớ ông bác. Cụ Hữu Lân văn hay chữ tốt mà cũng thích thơ Nôm: chính cụ sưu tập được một bản chữ Nôm Song tinh bất dạ mà Đông Hồ đã phiên âm, hiệu đính đôi chỗ và xuất bản 1962 (nhà Bốn Phương). Chịu hai ảnh hưởng của quê hương và gia đình đó, Đông Hồ đã sớm thích thơ văn Hán và Việt, nhắt là Việt, vì như ông vẫn thường ân hận: “chữ Hán, chữ Pháp đều được học rất ít”.
Khoảng 15-16 tuổi, ông bắt đầu được biết tạp chí Nam Phong, mê nó, đọc rất kĩ từng số một để học thêm và khi Phạm Quỳnh theo tấm gương của các cụ trong Đông Kinh Nghĩa Thục, đề cao tiếng Việt, thì Đông Hồ hưởng ứng liền, hô hào quốc dân học tiếng Việt, đích thân mở một học xá, cũng như một nghĩa thục, để dạy tiếng Việt. Đó là ảnh hương thứ ba.
Ảnh hưởng cuối cùng là ảnh hưởng của thi hào Ấn Rabindranath Tagore. Năm 1901 Tagore lập một tịnh xá gần Calcutta, đặt tên là Santiniketan (có sách dịch là Nhà Tự Do, có sách lại dịch Nhà Hoà Bình) để dạy một số thanh niên đạo giải phóng tinh thần, sống gần thiên nhiên. Nhờ đọc Nam Phong, Đông Hồ biết được Tagore đã dùng tiếng Bengali mà sáng tác nhiều tập thơ bất hủ được giải thưởng Nobel; và lời này của Tagore “Có học tiếng mẹ đẻ thì chúng ta mới vỡ trí khôn ra được” càng làm cho ông vững tin chủ trương của mình[1].
Mới đầu ông làm giáo viên lớp ba ở Hà liên. Ta nên nhớ chương trình tiểu học hồi ấy dạy bằng tiếng Pháp, mỗi tuần chỉ có vài giờ “Annamite”, tức Việt ngữ. Ông dạy ở trường Tiểu học đâu được tám chín năm (từ 1924 hay 1925 đến 1933) và ngay từ đầu ông đã bất mãn về chương trình: trẻ Việt mà sao không được học tiếng Việt lại phải học tiếng Pháp, phải tụng những câu như: “Nos ancêtres sont des Gaulois” (Tổ tiên chúng ta là người Gaulois - người xứ Gaule), nên tuy phải theo chương trình nhưng ông vẫn chú trọng tới tiếng Việt hơn, khuyến khích học sinh tin tưởng ở tương lai tiếng Việt mà trau giồi tiếng Việt.
Học sinh lớp ba hồi ấy ở một tỉnh nhỏ, hẻo lánh, chắc có em mười bốn mười lăm tuổi nên đã hiểu biết ít nhiều và ông đã đào luyện một số khá về Quốc văn, tập cho họ viết báo, có bài được đăng trên Nam Phong năm 1925.
Ông theo đúng chương trình nên các cấp trên không trách ông vào đâu được, nhưng chắc cũng không ưa ông. Thấy một tuần lễ chỉ có vài giờ tiếng Việt, ít oi quá, một hai năm sau ông mở Trí Đức học xá dạy toàn tiếng Việt cho bất kì người nào muốn học. Buổi khai giảng vào ngày 30.10.1926. Năm đó ông mới hai mươi tuổi!
Học xá mỗi tuần giảng hai buổi tối. Ngày lễ hay chủ nhật ông thường dắt học sinh đi thăm mười cảnh đẹp ở Hà Tiên mà nhóm Chiêu Anh Các hồi xưa ngâm vịnh, là những nơi có di tích lịch sử, để sống gần thiên nhiên như chủ trương của Tagore.
Tôi không rõ ông có lập chương trình giảng dạy gì không, nhưng Nam Phong số 115, tháng ba năm 1927, có đăng trọn bài diễn văn của ông đọc ngày 19.11.1926 ở học xá, vạch rõ mục đích của học xá: là khai trí tiến đức và dạy “chữ Quốc ngữ”, dùng Việt ngữ làm chuyển ngữ trong việc khai trí tiến đức ấy.
Vách bên tả lớp học treo câu cách ngôn của Chu Hi, triết gia Trung hoa đời Tống:
“Ở đời có ba điều đáng tiếc: một là hôm nay bỏ qua, hai là đời này chẳng học, ba là thân này lỡ hư.”
Vách bên hữu treo câu của Phạm Quỳnh:
“Tiếng là nước: tiếng còn thì nước còn, tiếng mất thì nước mất...”
Tôi đoán lối dạy của ông cũng không khác lối dạy của các cụ trong Đông Kinh Nghĩa Thục non hai chục năm trước đó: lựa một bài thơ, một áng văn hoặc một thời sự, một truyện cổ làm đầu đề giảng của mỗi buổi, rồi liên miên bàn về cách xử thế tu thân, về lòng yêu nước, về cách đặt câu, dùng chữ v.v...
Chắc mỗi tuần có một bài luận Quốc văn mà ông chịu khó sửa kĩ, rồi tuyển những bài khá nhất để giới thiệu trên báo Nam Phong.
Học xá mở được tám năm, từ 1926 đến 1934, theo nữ sĩ Mộng Tuyết thì có ba lần khai giảng hết thảy: lần thứ nhất cho các học sinh lớp nhất[2], các lần sau cho học sinh lớp ba, tức lớp của Đông Hồ. Mỗi khoá chắc chỉ được mươi học sinh vì Hà Tiên là một thị trấn nhỏ; nhưng cũng có một số ở xa học theo hàm thụ, và tiêu đề trên các thư từ hàm thụ là bốn câu thơ dưới đây:
Ríu rít đàn chim kêu,
Cha truyền con nối theo.
Huống là tiếng mẹ đẻ.
Ta có lẽ không yêu?
Dĩ nhiên, ông bi nhà cầm quyền nghi kị, theo dõi. Hồi đó dạy Việt ngữ là một điều quái gở. Ai cũng ham học được ít câu tiếng Tây để “tối sâm banh sáng sữa bò” mà sao lại dạy Việt ngữ? “Tổ tiên ta là người Gaulois” mà sao lại học tiếng “Annamite”? Chính một học sinh của ông khi phải từ biệt Thầy và bạn đề về quê ở Biên Hòa, đã viết những hàng này mà Đông Hồ chép lại trong bài Nhớ Tết Hạ Nguyên, Nam Phong số 135, tháng 11-12 năm 1928:
“Nói đến công của chữ Quốc ngữ khi sắp từ biệt nhà học xá này thì cảm động đến chảy nước mắt mà khóc được vì Quốc văn ở buổi bây giờ, muốn học cũng khó lắm thay! (...) Trường nào là trường có dạy thứ chữ ấy? Thầy nào là thầy chịu dạy thứ chữ ấy? Ai chẳng biết chữ Quốc ngữ ở các trường nhà nước ngày nay phải ở vào địa vị rất thấp hèn mà chịu cái số phận khinh khi, rẻ rúng: như thế thì còn ai là người thiết đến việc dạy dỗ thứ chữ ấy nữa làm gì?...”
Theo nữ sĩ Mộng Tuyết, chỉ có một lần ông Đông Hồ bị cấp trên cảnh cáo. Năm đó, không nhớ rõ năm nào, một tờ báo (có lẽ là tờ Việt Dân) sắp ra, đăng quảng cáo rằng trong tòa soạn có Đông Hồ, một giáo viên ở Hà Tiên, lại in hình Đông Hồ nữa. Viên đốc học liên tỉnh miền Tây, người Pháp, tức tốc tới Hà Tiên điều tra, chìa tờ quảng cáo cho Đông Hồ coi, hỏi vặn đủ điều, rốt cuộc bảo: “Ừ, về văn học thì được, chứ chính trị thì đừng đấy.”
Nhưng đọc bài tựa tập Bông hoa cuối mùa (tác giả là môn sinh của ông, tên là Thạch San), tôi chắc ông còn bị nhiều cảnh ép buộc, cấm đoán nữa, nên 1934 học xá mới phải tự đóng cửa:
Hội nghiên bút tao phùng đâu nữa,
Lệ văn chương giọt ứa cảm hoài;
Mịt mù trong cõi trần ai.
Cao sơn lưu thủy ai người tri âm?
.........
Thôi đành chịu người thua cảnh ngộ,
Cảnh không may, thực khó mà nên.
Hồn Đại Việt, giọng Hàn Thuyên,
Năm năm ba bận tình duyên lỡ làng!
Nam Phong số 162.
Cảnh không may đó là cảnh nào? Ba bận lỡ làng là làm sao? Hồi ông còn thì tôi không hỏi mà ông cũng không kể. Ông không kể vì ông khiêm tốn, ít muốn tự khoe; mà tôi không hỏi vì nghĩ ông còn thọ ít gì cũng dăm năm nữa, không gấp gì. Bây giờ muốn hỏi thì không biết hỏi ai.
Học xá thọ được bấy nhiêu năm cũng đã là hãn hữu, một phần vì ông không làm chánh trị, một phần nữa vì qui mô nhỏ bé, nhà cầm quyền không đáng ngại. Học xá thôi giảng nhưng lớp hàm thụ thì vẫn còn: ai thích văn cứ gởi thư hỏi han và gởi văn thơ cho ông sửa.
Trí Đức học xá được nhiều người biết, nhờ những bài giới thiệu đăng trên báo Nam Phong: Gia đình giáo dục kí, số 115, Nhớ Tết Hạ nguyên, số 135, Bài kí về giáo dục, số 157, v.v...; lại đào tạo được một số môn sinh hồi đó viết quốc văn đã khá lắm, không hiểu tại sao sau này không ai sáng tác gì cả, trừ nữ sĩ Mộng Tuyết. Nhưng phải nhận rằng ông Đông Hồ không gây nổi một phong trào: tại thiếu địa lợi chăng? Hà Tiên là một nơi hẻo lánh, nhân tài hiếm mà đồng chí không đông. Hay là tại thiếu thiên thời? Lúc đó ảnh hưởng tiếng Pháp đương lên mạnh. Nhưng sáng kiến đó, nhiệt tâm đó, đức kiên nhẫn đó, một người đương thời, Trọng Toàn đã ghi lại trong bài Một người có công với quốc văn, Nam Phong sổ 173; và bây giờ chúng ta nên ôn lại để nêu cho đời sau tấm gương của một người từ năm hai mươi tuổi, giữa thời toàn thịnh của thực dân Pháp, đã “tự nguyện làm một người tri kỉ với Quốc Văn, (...) cùng với Quốc văn ước nguyền sông núi.” (Nam Phong số l35). Mà riêng đối với môn sinh của ông thì công của ông thực lớn. Trên mộ bằng cẩm thạch Ý đại lợi của ông ở nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi, chúng ta đọc hai câu này của một môn sinh Trí Đức học xá:
Ân sâu nghĩa nặng tình dài,
Khóc thầy, khóc mãi, biết đời nào nguôi?
Chỉ được một người khóc như vậy thì cả một đời, dù không có sự nghiệp gì khác, cũng khả dĩ là vô hận rồi.
Trí Đức học xá đóng cửa, chức giáo viên tiểu học cũng đã từ bỏ năm trước - năm bá phụ ông qui tiên - ông lên Sàigòn cho ra tờ tuần báo Sống (1935). Báo viết kĩ, in kĩ, chỉ sống được ba mươi số, nhưng cũng đã đánh dấu được một tiến bộ trong ngành: tờ đó là tờ đầu tiên ở Nam in trúng hỏi ngã, và cho tới bây giờ, vẫn chưa có tờ nào chú trọng đến chánh tả hơn. Dĩ nhiên, ông phải đích thân sủa trên bản nháp của người gởi bài, rồi sửa trên ấn cảo của nhà in. Ai ở trong nghề mới thấy được công việc của ông cực nhọc, mất thì giờ ra sao.
Thất bại, năm sau ông về Hà Tiên ẩn cư non mười năm. Sau quốc biến 1945, ông chèo một mình chiếc xuồng ba lá lênh đênh trên các sông rạch miền Tây, sau cùng trôi giạt tới Sàigòn lập nhà xuất bản Bốn Phương, nhà sách Yiễm Yiễm, và ra tờ Nhân loại (l953). Tờ này in cũng như tờ Sống mà cũng không thọ, được hai mươi hai số rồi phải ngưng. Trong mục Chữ và Nghĩa ông kí tên là Đồ mọt sách, đưa ra nhiều nhận xét lí thú về tiếng Việt.
Năm 1964, ông đã dẹp hết công việc xuất bản, phát hành sách, vè nghỉ ngơi ở Quình Lâm thư thất gần hồ tắm Chi Lăng thì một tin làm nhiều người ngạc nhiên: ông nhận lãnh việc giảng về Văn học miền Nam cho Đại học Văn khoa Sài gòn. Người ta ngạc nhiên vì năm ấy ông đã gần lục tuần, đã bỏ nghề dạy học ba chục năm, mà ông lại vào hạng thi sĩ phong lưu nhất nước. Tôi tuy ít khi ra khỏi nhà mà cũng nghe được những lời một số người trách ông này nọ; ông cũng biết rằng những lời ấy tới tai tôi, nhưng không khi nào ông đính chính với tôi mà tôi cũng chẳng hỏi.
Những chuyện đó tôi thường gác ngoài tai: mỗi người có một chí hướng, một lối sống, một hoàn cảnh, một tâm sự, một sở thích, tới hàng ruột thịt cũng khó hiểu được mình thì phê phán thế nào chẳng có điều bất công. Nhưng tôi cũng đoán thầm rằng ông vốn là một nghệ sĩ, cần có sự bó buộc, thúc bách nào đó mới làm một công trình nghiên cứu dài hơi được, và ông nhận việc giảng dạy ở Văn khoa đã tự buộc mình phải soạn cho xong một cuốn về Văn học miền Nam.
Tôi đoán không sai, nhưng chỉ đúng một phần. Tháng chín năm 1967, nghĩa là sau khi ông dạy ở Văn khoa được ba năm, ông gởi tặng tôi một tập Đào lý giá xuân phong.
Tập này quay ronéo, in trên giấy đánh máy dày, chỉ gồm 12 trang, không hiểu tại sao lại đánh số từ 319 đến 330. Nhưng bìa in typo màu vàng, phía trước có dấu son “Lâm Đông Thủy Cổ Nguyệt”[3] và hàng chữ: “Tuyển lục ít vần thơ Đại học”, phía sau có đề: Giá thuần nhất: 40đ. Tôi không chắc rằng tập đó gởi bán ở các tiệm sách, có lẽ chỉ để tặng bạn bè; sinh viên Văn khoa ai có muốn một bản thì góp chút phí tổn ấn loát, thế thôi.
Lật tờ bìa rồi, tới một tờ giấy mỏng màu hồng, in bằng bản kẽm, có bốn chữ Hán: Đào lý xuân phong, và tên cùng triện son của tác giả.
Tập gồm 9 bài, 8 bài thơ và một bài đoản văn làm từ 1965 đến 67. Tôi để ý đến ba bài: Xuân phong ngâm ở đầu tập, Vàng son hoa nở hai mùa và Tiếng Việt huy hoàng.
Tôi nhận thấy ông trở lại nguồn hứng của ông trên ba chục năm trước hồi ông lập Trí Đức học xá. Ông lại nhắc đến “giọng Hàn Thuyên, hồn Đại Việt”:
Duyên gặp gỡ tương tri thuở nọ,
Khúc nam huân ngọn gió khéo đưa,
Cung đàn dìu dặt tiếng tơ,
Hàn Thuyên Đại Việt hồn xưa bàng hoàng
(Xuân phong ngâm)
Hồn Đại Việt, giọng Hàn Thuyên,
Nền móng văn chương cổ điển,
Đặt đây viên đá đầu tiên,
Xây dựng tương lai còn hẹn
(Tiếng Việt huy hoàng - 1967)
Vậy thì cái việc dạy cho Văn khoa chỉ là để nối lại cái “tình duyên lỡ làng” ba mươi năm trước, chỉ là để kêu gọi “Hồn Đại Việt”, đề cao “Giọng Hàn Thuyên” và trước sau ông chỉ nghĩ tới Quốc văn, giữ mối tình “tri kỉ với Quốc văn”, “mối duyên nợ thâm trầm với Quốc ngữ” như ông đã viết trong Nam Phong số 135 và 162. Không biết trong thâm tâm, ông có tự hào là người đi tiên phong không? Công việc ông “đơn thương độc mã” khởi xướng hồi hai mươi tuổi bây giờ đã thực hiện được. Tôi nghĩ, chính quyền nếu có những người thực sự hiểu văn hóa Việt Nam, thực tâm yêu “giọng Hàn Thuyên” thì khi dời Văn khoa từ Hà Nội vô đây, tất phải mời ông ngay làm khoa trưởng hay giáo sư thực thụ mới phải, vì ai có lòng với tiếng mẹ đẻ hơn ông, có công với giọng Hàn Thuyên hơn ông? Ông nhận chức giảng viên Văn khoa vì đám thanh niên Văn khoa, vì muốn tiếp tục “xây dựng tương lai” cho “Tiếng Việt huy hoàng” đấy.
Ở một nước biết trọng văn nhân thi sĩ như nước Pháp thì bốn câu:
Hồn Đại Việt, giọng Hàn Thuyên
Nền móng văn chương cổ điển,
Đặt đây viên đá đầu tiên,
Xây dựng tương lai còn hẹn.
đã được khắc trên phiến đá Ngũ Hành Sơn mà dựng trước di chỉ Trí Đức học xá ở Hà Tiên hoặc khắc lên bảng đồng trong phòng diển giảng ở Đại học Văn khoa Sàigòn rồi.
Đọc Đào lý xuân phong tôi thích nhất bài Xuân phong ngâm. Bài đó viết theo thể song thất lục bát, thể hoàn toàn Việt Nam, lời đẹp mà hơi buồn, cho tôi cảm tưởng rằng tác giả là một ông đồ Nho thời cuối Lê hay đầu Nguyễn, chán ngán sự đời mà tìm cái vui trong sự dạy dỗ thanh niên.
Ông nhắc lại tuổi niên thiếu, say mê tiếng mẹ:
Tiếng mẹ với tiếng đàn náo nức,
Hồn thơ chung hồn nước xôn xao,
Hồn phong nhã, tiếng thanh tao,
Nguồn thơ Quốc ngữ nao nao biển lòng.
Rồi khi ông sáng lập Trí Đức học xá:
Vườn Trí Đức thành Phương[4] ngõ rộng,
Hạt quốc văn gieo giống tinh hoa.
Trải bao gió lộng sương pha.
Tốt tươi hồng hạnh, rườm rà quế lan.
Bây giờ đây:
Một thoáng đã sông dời núi đổi.
Trăm năm chi biển nổi dâu chìm.
Bóng xưa ngày cũ không[5] tìm.
Nhắc cho thêm gợi những niềm nhớ nhung.
Nhưng nhìn đám thanh niên ông đào tạo thì ông lại vui:
Đây thế hệ anh hoa tuấn tú.
Đêm ngày đang vui thú sách đèn.
Say sưa nghĩa lý thánh hiền.
Đông Tây kim cổ triền miên mộng vàng.
Đang đợi những huy hoàng cao cả.
Đang bắt tay luyện đá vá trời.
Một trời mực đậm sơn tươi.
Một trời Đại học, một trời Vân Khoa.
Khúc ngâm dài 60 câu chấm dứt ở những vần tràn trề hi vọng ấy. Khi tỏ với ông những cảm tưởng của tôi về bài thơ - bài thơ thanh nhã, tóm tắt được chí hướng cùng cuộc đời của ông ấy - tôi mỉm cười, bảo: “Bác thực có huyết thống nhà Nho, chỉ thích làm một ông đồ, chỉ sung sướng khi có một số anh tài để dạy dỗ”. Ông lộ vẻ mừng, cho tôi là tri kỉ.
Khi xây mộ cho ông, nữ sĩ Mộng Tuyết hỏi tôi nên lựa bốn câu này:
Vũ trụ mang mang trời đất,
Thời gian dằng dặc đêm ngày,
Một thoáng cổ kim chớp mắt,
Nghìn thu dâu bể trao tay.
hay sáu câu:
Hồn Đại Việt, giọng Hàn Thuyên.
Nền móng văn chương cổ điển.
Vũ trụ thiên thu vạn vật,
Cảo thơm hiển hiện trước đèn.
Đất nước nghìn năm văn hiến
Lâu đài tiếng Việt huy hoàng.
để khắc lên mộ, là nữ sĩ đã hiểu rõ tâm sự, nguyện vọng suốt đời của chồng. Tôi đã do dự hồi lâu rồi đáp nên lựa bốn câu trên. Tôi không nói ra - hay đã nói mà quên chăng? - nhưng lúc đó tôi đã nghĩ: sáu câu cuối nên để cho môn sinh khắc thì phải hơn.
Mấy năm cuối cùng, ông thường phàn nàn sao thấy buồn quá, không hiểu vì đâu:
“Gần đây tôi cứ thấy lòng buồn mà rộn, không biết buồn về điều gì và rộn về điều gì” (2-3 II 1967)
“Mấy hôm nay tâm hồn tôi như có gì bất thường”...
Đã thấy lâng lâng niềm giản dị,
Hồn tan theo nước, ý theo mây.
Khi làm câu thơ đó, cách đây đã hơn 25 năm, mà đến bây giờ mới thấy gần đúng” (5 VI 1967).
Và ông bảo chỉ còn mỗi vui là được “các bác vào chơi”. Các bạn khác mải lo sinh kế, còn tôi thì rất sợ ra khỏi nhà, sợ thấy xe cộ và rác rưởi, nên cái vui được chuyện trò với bạn thân may lắm mỗi tháng ông được hưởng một lần. Đời Tống, một đạo sĩ đi sáu tháng trời từ Hoa Bắc tới Hoa Nam để thăm Tô Đông Pha. Mà ngay thời tôi còn nhỏ, một cụ đồ đi trọn một ngày đề thăm một ông bác tôi. Cái văn minh cơ giới này làm hư con người thật!
Nhưng tôi nghĩ ít nhất mỗi tuần ông cũng được vài giờ vui với các môn sinh ở Đại học, và một trong những lúc vui nhất của ông là ngày gần Tết năm nào đó, một bọn thanh niên cả trai lẫn gái quây quần chung quanh ông ở phòng khách Quình Lâm thư thất, thân mật như con đối với cha, nghe ông kể chuyện về đời ông và nhìn những ngón tay búp măng trắng trẻo nổi gân xanh của ông chấm ngọn bút vào nghiên mực, đưa thoăn thoắt trên tờ giấy điều.
Tôi chắc chắn không có một giáo sư Đại học nào ở Việt Nam hiện nay có thái độ và tấm lòng đó đối với sinh viên. Có thể rằng giờ này đây, môn sinh ông quên gần hết những điều ông giảng về Văn học miền Nam, về nhóm Chiêu Anh Các, nhưng suốt đời họ, họ sẽ không bao giờ quên được cái phong độ cái chân tình Nho gia của ông, cũng như tôi không bao giờ quên được dáng dấp ung dung, khoan hòa, nụ cười hồn nhiên, rất tươi, chiếc khăn xếp, chiếc áo the thâm rất giản dị của cụ Bùi Kỷ, thầy học cũ môn Quốc văn của tôi ở trường Cao đẳng Công chánh. Chính những nét đó mới là bài học đáng quí nhất của bậc làm thầy vì chính nó mới ảnh hưởng lâu bền đến tâm hồn ta, tới nhân sinh quan của ta. Nhiều người có thể thay Đông Hồ về môn Văn học miền Nam, nhưng cái không khí của giáo sư Đông Hồ, của “thầy đồ” Đông Hồ thì không ai tạo nên nổi. Các sinh viên Văn khoa có thấy mất ông là mất cả một truyền thống không?
Tôi nghĩ trời đã lựa cho ông một cái chết rất hợp với cuộc đời của ông mà có lẽ cũng rất hợp ý ông nữa: ông ngất đi trong khi ngâm thơ về hai Bà Trưng, giữa giảng đường Văn Khoa trong cánh tay môn sinh. Đúng như câu của Lương Khải Siêu: “Chiến sĩ tử ư sa trường, học giả tử ư giảng tọa”
____________________
[1] Coi bài “K.E. Kripalami tiếp xúc với Đông Hồ...” trong cuốn Đăng Đàn - Mặc Lâm xuất bản - 1970.
[2] Lớp của thầy giáo Trọng Toàn, bạn thân của Đông Hồ, vì chỉ có thầy là khuyến khích học sinh học thêm ở Trí Đức học xá.
[3] Thủy cổ nguyệt [氵;古;月] tức là chữ hồ [湖]. (Đông Hồ)
[4] Tức Hà Tiên.
[5] Tôi ngờ là khôn.