khktmd 2015
Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019
Từ ngữ
Từ thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn tại nhưng lại thường bị mất nghĩa hoặc bị hiểu sai. Dưới đây là một số từ cổ tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại có ý nghĩa rất bất ngờ và thú vị.
Chúng ta vẫn thường nói, em yêu dấu, ‘yêu’ thì hiểu rồi, nhưng ‘dấu’ nghĩa là gì?
‘Dấu’ là một từ cổ, sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘dấu’ nghĩa là ‘yêu mến’. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1651) cũng giải thích ‘dấu’ là một từ cổ để chỉ sự thương yêu. Ông cho ví dụ: Thuốc dấu là ‘bùa để làm cho yêu’.
Tục ngữ Việt Nam nói ‘Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu’, còn Hồ Xuân Hương trong bài thơ Cái quạt giấy (bài hai) thì viết ‘Chúa dấu vua yêu một cái này’. Có thể thấy, ‘dấu’ và ‘yêu’ là hai từ có ý nghĩa tương đương, ngày xưa dùng hai từ độc lập, nhưng bây giờ ta có thể thấy từ ‘yêu’ vẫn còn được viết hay nói một mình, còn từ ‘dấu’ thì không ai dùng một mình nữa. Giờ đây, thay vì ‘anh yêu em’ mà nói ‘anh dấu em’ thì không khéo lại bị hỏi ‘anh giấu cái gì?’.
Trong từ ‘chợ búa’ thì ‘búa’ có nghĩa là gì?
‘Búa’ trong ‘chợ búa’ chắc chắn không liên quan đến cái búa để đốn cây rồi. Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ý kiến được xem là vững chắc nhất thì cho rằng ‘búa’ là âm xưa của chữ [铺], âm Hán Việt hiện đại là của chữ này là ‘phố’, nghĩa là cửa hàng, là nơi buôn bán. Chợ búa nói chung là nơi người ta tụ tập mua bán.
‘Búa’ trong tiếng Việt hiện đại đã dần mất nghĩa và không dùng độc lập, nhưng nếu nói nó vô nghĩa thì không đúng. Tiếng Việt có rất nhiều từ cổ bị mất nghĩa khi đứng một mình, nhưng chúng không vô nghĩa.
Người ta nói ‘gậy gộc’, ‘gậy’ thì hiểu rồi, còn ‘gộc’?
‘Gộc’ là từ mà hiện nay đã không còn nghĩa độc lập. Tiếng Hán, ‘gộc’ là chữ này [㭲]. Sách ‘Đại Nam quốc âm tự vị’ của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘Gộc’ là ‘cây củi có khúc đẩn(?) mà lớn’ và cho ví dụ ‘ông gộc’ là người già cả hơn hết hoặc làm lớn hơn hết trong một xứ. Cũng có tài liệu giảng ‘gộc’ là ‘đoạn gốc của cây tre, cây vầu’ hay có nghĩa là ‘to lớn’.
Theo đó, gậy gộc nghĩa là những cây gậy lớn, thường dùng để đánh nhau.
Mình hay nói ‘hỏi han’ nhau, ‘hỏi’ thì rõ nghĩa rồi, vậy ‘han’ có nghĩa không?
Tương tự như ‘gậy gộc’, ‘hỏi han’ không phải là từ láy mà là từ ghép đẳng lập, trong đó cả ‘hỏi’ và ‘han’ đều có nghĩa.
Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giải thích: ‘han’ nghĩa là ‘hỏi tới’, ‘nói tới’. Theo đó, ‘hỏi han’ nghĩa là hỏi một việc gì đó, hỏi tới hay nói tới một việc nào đó.
Truyện Kiều của Nguyễn Du từng dùng ‘han’ như một từ độc lập, không dính đến từ ‘hỏi’, trong câu: ‘Trước xe lơi lả han chào / Vâng lời nàng mới bước vào tận nơi’ (Phần Kiều rơi vào tay Tú Bà và Mã Giám Sinh). ‘Han chào’ chính là chào hỏi.
Khi mình nói về một chuyện gì đó ‘to tát’ thì ‘tát’ có nghĩa là gì?
‘To tát’ không phải là từ láy mà là từ ghép, cả ‘to’ và ‘tát’ đều có nghĩa. Tuy nhiên, ‘tát’ ở đây là một minh chứng cho hiện tượng dùng sai nhiều thì thành đúng trong ngôn ngữ. ‘Tát’ đúng ra phải dùng là ‘tác’.
‘Tác’ nghĩa là lớn, ta thường gặp qua từ ‘tuổi tác’. Khi nói ‘tuổi tác’ thì đã mang nghĩa lớn tuổi, già rồi. Tuy nhiên, ngày nay mình hay nói ‘tuổi tác đã lớn’, cách nói này xét về nguồn gốc thì không đúng, bị lặp từ.
Do trong quá trình sử dụng đã có nhiều biến chuyển, nên ‘tuổi tác’ thường dùng để chỉ tuổi. Thậm chí tuổi còn nhỏ cũng dùng ‘tuổi tác’, ví dụ: ‘Tuổi tác còn nhỏ’, ‘tuổi tác mới có bây lớn’,… Riêng từ ‘to tác’ để chỉ cái gì đó lớn thì đã dùng thành ‘to tát’. Tuy nhiên, để viết đúng chính tả tiếng Việt hiện đại thì mình vẫn cứ dùng ‘to tát’.
Có câu, ‘cần cù bù thông minh’, ‘cần cù’ là từ láy hay từ ghép? ‘Cù’ có nghĩa gì không?
‘Cần cù’ là từ ghép, cả ‘cần’ và ‘cù’ đều có nghĩa. Đây là từ gốc Hán, viết là 勤劬. ‘Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả.
Chữ ‘cù’ này còn xuất hiện trong từ ‘cù lao’ (劬劳) chỉ công ơn cha mẹ (thường nói chín chữ cù lao). Truyện Kiều có câu: ‘Duyên hội ngộ, đức cù lao/Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn’. Không nên nhầm lẫn từ ‘cù lao’ này với từ ‘cù lao’ chỉ cồn đất/cát nổi lên giữa sông do phù sa bồi lắng.
Bếp núc
– Bếp là nơi nấu ăn;
– Núc là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’, cho nên có thể hiểu núc chính là ông Táo. (theo Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị)
‘Thêu thùa’ là từ ghép tổ hợp (hay ghép đẳng lập), trong đó cả thêu và thùa đều có nghĩa
– Thêu là dùng chỉ màu đính lên bề mặt vải làm ra hoa văn;
– Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm.
Về cơ bản thì thêu và thùa giống nhau, đều là hành động thêm hoa văn trang trí trên vải vóc cho đẹp. Nhưng thùa đôi khi còn có nghĩa là hành động mạng lại chỗ vải bị rách cho đẹp.
‘Vải vóc’ là một từ ghép với chữ ‘vóc’ cũng có nghĩa
– Vải là chỉ bông hoặc đồ dệt bằng chỉ bông;
– Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may.
Ngày nay thì vải không nhất thiết là dệt bằng chỉ bông mà có thể dệt bằng nhiều chất liệu khác. Còn vóc thì ít khi thấy dùng một mình nữa, người ta thường lầm tưởng ‘vải vóc’ là từ lay.
Thời hòa bình ở đất nước tôi, thơ Cao Thoại Châu
Tiếng Đàn Tôi- Một Con Người
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là một tiếng đàn guitar.
Có nhiều người sẽ hỏi rằng: “tiếng đàn guitar thì phải là của một ai đó. Không thể có tiếng đàn nếu không có người chơi đàn. Vậy thì phải giới thiệu người chơi đàn mới đúng!”.
Ý kiến này không sai. Tôi là “tiếng đàn của anh H.”, bởi vì anh H. là người đã cho tôi sự hiện hữu.
Hay tôi là “Tiếng Đàn Tôi”, cụm từ mà anh H. dùng để nói về tôi.
Nhưng mà, sau gần 40 năm tôi hiện hữu trên cõi đời như là “tiếng đàn của anh H.”, chính anh H. cũng đã khám phá ra một điều lý thú: giữa tôi và anh, tuy hai mà một. Đã có những lúc, tôi chỉ là một âm thanh được tạo ra bởi anh H. và cây đàn guitar của anh. Nhưng có đôi khi, tôi lại hiện hữu như một thực thể bên ngoài. Chúng tôi giống như hai con người, có thể chia sẻ, cảm nhận lẫn nhau.
Nghĩ cũng lạ, khi tôi- một tiếng đàn- lại tự sự như một con người…
Tôi ra đời vào khoảng năm 1977. Anh H. lúc đó là một học sinh trung học ở Sài Gòn. Những năm đầu tiên “bị giải phóng”, cả Miền Nam không còn lo gì khác hơn chuyện cơm áo, gạo tiền, chuyện làm sao để tồn tại. Nhưng đó cũng là lúc mọi người có thì giờ rảnh rỗi thật nhiều, vì hầu như những thứ giải trí, tiêu khiển theo kiểu “văn hóa Sài Gòn” đều bị cấm. Một số người đã quyết định dành thời giờ này để bù đắp cho những khoảng trống về nhu cầu tinh thần, bất chấp vật chất bị thiếu thốn triền miên trong xã hội. Anh H. là một trong số người đó. Ở nhà còn một cây guitar cũ kiểu “modern”, dây sắt. Anh H. đã loay hoay tự học guitar classic, theo sự chỉ dẫn của một người bạn học guitar trước. Thời đó làm gì có tiền để đi học nhạc. Phải tự học lấy thôi! Và như thế, tôi bắt đầu cất tiếng, với những bài học guitar classic đầu tiên của anh H.
Phải nói là trong giai đoạn này, tôi hoàn toàn là “tiếng đàn của anh H.”. Tôi lớn lên như một đứa bé bắt đầu biết bò, rồi chập chững bước đi. “tiếng đàn của anh H.” loạng choạng lúc đầu, cố đánh đúng từng nốt Do, Re, Mi… trên phím đàn. Rồi bắt đầu tiếng đàn biết giữ theo nhịp điệu, giai điệu. Khi anh H. đánh thành thạo Bài Tập Số 1, cung Đô Trưởng, tiết điệu Valse trên cuốn sách Carulli Guitar Method, có thể xem như lúc đó tôi bắt đầu “hát được một bản nhạc”, chứ không còn là “phát ra âm thanh” nữa.
Tôi trưởng thành mau chóng, khi anh H. bắt đầu chăm chút đến tiếng đàn của mình hơn. Anh đã có tiền để mua được cây đàn classic dây nylon đầu tiên của mình. Tôi lúc đó là những nhạc khúc cổ điển tây ban cầm, ngày một khó hơn về kỹ thuật. Do kỹ thuật chơi guitar của anh H. có tiến bộ, cho nên tôi- “tiếng đàn của anh H.”- đã êm tai, thu hút được người nghe hơn trước. Vào khoảng cuối thập niên 70 ở Sài Gòn, phong trào chơi và nghe guitar cổ điển khá thịnh hành. Tôi còn nhớ những đêm anh H. và bạn học cùng lớp đi canh gác trường ban đêm, anh luôn đem theo cây guitar. Anh chơi nhạc classic cho bạn nghe cả đêm, có khi đến hai, ba giờ sáng. Cả hai mươi năm sau, một số bạn bè cũ gặp lại anh H. vẫn còn nhắc: “… Hồi đó đi trực đêm, nghe H. đánh đàn classic đã lắm…”.
Có một sự kiện khác, cũng có liên quan đến tiếng đàn classic của anh H.. Anh có một ông bố là một nhà văn chống cộng nổi tiếng trước 1975. Một đêm nọ, hàng chục công an kéo đến nhà anh H. vào nửa đêm, lục soát nhà để tìm “tài liệu phản động” cho đến rạng sáng, rồi mới bắt ông bố của anh đi. Trong suốt đêm đó, cả nhà anh H. bị giam lỏng ở phòng khách. Một người bạn học đi vượt biên từ năm 1980, ở Mỹ về Việt Nam chơi vào khoảng đầu thập niên 1990s, đã kể cho anh H. nghe: “Hồi đó ở Mỹ, mọi người lo lắng theo dõi dụ bắt bồ của mày. Tao nghe một nguồn tin, kể lại từ một trong những tay công an có mặt trong đêm đó kể lại. Tay công an này nói rằng, ở nhà ông nhà văn cũng lạ. Trong cả đêm nhà bị lục soát rối tung, có một thằng con trai của ổng lại chơi đàn guitar suốt đêm, giống như không có chuyện gì! Tao nghe biết ngay đó là sự thực, và thằng đó chính là mày. Giống như hồi đó mày đàn suốt đêm cho tụi tao nghe lúc trực đêm trong trường vậy!...”.
Cũng chính vì thói quen “đánh đàn ban đêm” này, đã có lúc, cái cảm giác tôi và anh H. không còn là một bắt đầu xuất hiện. Những khi thất tình, anh H. ngồi đàn một mình vào ban đêm. Lúc đó, tôi thấy hình như tôi là một người bạn đồng cảm, vỗ về anh H.. Hình như khi trút được tâm sự qua tôi, nỗi buồn của anh được nguôi ngoai phần nào. Và cũng qua những nỗi buồn đó, hình như tôi- một tiếng đàn- đã bắt đầu dần dần hình thành một chút tình cảm, một chút “cá tính”.
Nhưng mà, tôi sẽ vẫn cứ là “tiếng đàn của anh H.”, nếu anh H. chỉ chơi nhạc độc tấu cổ điển như vậy.
Mọi chuyện bắt đầu thay đổi, khi anh H. đệm đàn cho người khác hát.
Một trong những người đầu tiên anh H. đệm đàn cho hát là người bạn gái đầu đời của anh. Anh đã dành tiếng đàn cho tiếng hát của người tình với cả niềm đam mê trong tâm hồn. Và anh mong muốn tiếng hát của nàng phải đáp lại tương xứng. Ở tuổi mới lớn, tiếng đàn là một thứ tạo nên bản ngã. Anh đặt kỳ vọng thật nhiều vào sự “tri âm- tri kỷ” giữa tiếng đàn của mình và tiếng hát của người tình. Tiếng đàn và tiếng hát phải đại điện cho hai tâm hồn hòa hợp lẫn nhau. Một thứ tình yêu được thi vị hóa, thần thánh hóa, thường thấy ở những mối tình đầu.
Mối tình đầu không thành. Anh H. vẫn tiếp tục đi tìm mối tình mới, mong tìm được người “tri âm-tri kỉ”. Anh H. bắt đầu ít chơi nhạc cổ điển, mà say mê đệm đàn cho người hát hơn.
Hình như là thế giới của ca khúc hợp với tâm hồn của anh hơn. Kho tàng ca khúc của Việt Nam từ thời tiến chiến, tiếp nối đến nền văn nghệ của Miền Nam trước 1975, sao mà phong phú quá! Anh H. tìm thấy những nét đẹp tuyệt vời trong tâm hồn những nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh, Lê Uyên Phương, Trịnh Công Sơn… ghi dấu lại trong ca khúc của họ. Anh cũng cảm nhận được sự đam mê của những ca sĩ Thái Thanh, Khánh Ly, Duy Trác, Thái Hiền, Tuấn Ngọc… khi thả hồn theo những ca khúc này. Trong thế giới của ca khúc, vai trò của cây đàn guitar có khác so với khi chơi nhạc guitar cổ điển. Người đệm đàn không còn độc tấu, trình diễn tiếng đàn. Người đệm đàn phải dùng tiếng đàn của mình làm cầu nối giữa người hát và người nhạc sĩ sáng tác ca khúc. Quan hệ này hình thành một “mối tình” tay ba người sáng tác-người đàn- người hát thật đặc biệt. Nó phức tạp, trừu tượng, tinh tế. Nhưng cũng vì vậy, khi đã tìm được sự đồng cảm, thì những cảm xúc mà nó đem lại kỳ diệu thật khó tả. Những người yêu thích đệm đàn cho người khác hát sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu này.
Hãy tưởng tượng, một buổi trưa hè, đi ngang qua những cánh đồng lúa cằn cỗi của miền quê Quảng Trị. Nhìn sự khô héo của thiên nhiên, nhìn những nếp nhăn khắc khổ trên nét mặt của người nông dân Miền Trung, tự nhiên tiếng hát Thái Thanh réo rắt ca khúc Quê Nghèo của Phạm Duy bật lên trong đầu:
Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói
Có những cánh đồng cát dài
Có lũy tre già tả tơi
Ruộng khô có những ông già rách vai
Cuốc đất bên đàn trẻ gầy
Có người bừa thay trâu cầy
Bình minh khi sương rơi mờ trên rẫy
Thấp thoáng bóng người bên ngòi
Tát nước với giọt mồ hôi
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy…
Lúc đó, người nghe mới cảm nhận hết được cái hay của nhạc Phạm Duy. Đã có biết bao người đã đi qua những vùng đất quê hương như vậy. Nhưng có mấy ai để lại một tác phẩm để đời như Phạm Duy?
Hay là một chàng trai mới lớn, biết yêu lần đầu, không biết làm sao để ngỏ lời cùng người yêu. Chợt nghe qua chiếc máy hát cũ, giọng Sĩ Phú trầm trầm, chầm chậm như tâm tình qua ca khúc Nỗi Lòng, thấy như nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh đã giải bày tâm sự thay cho mình:
Yêu ai, yêu cả một đời
Tình những quá khắt khe khiến cho đời ta
Đau tủi cả lòng vì yêu ai mà lòng hằng nhớ
Năm tháng trôi lạnh lùng hoài
Tình đó nhắc nhở luôn đến ta tình ai
Nhớ cả một trời
Tình yêu kia mà lòng nào quên…
Hay là một thanh niên yêu nước, đang trằn trọc với nỗi đau của dân tộc. Còn gì hơn khi cùng những bạn bè cùng tâm huyết hát vang giai điệu hào hùng Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang:
Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian…
Những đồng cảm giữa người nghe và nhạc sĩ như vậy thật là bay bổng. Nó có phần đặc biệt hơn đối với những người chơi đàn. Khi đàn cho người khác hát lại những ca khúc này, sự đồng cảm này sẽ giúp họ truyền được cảm hứng vào tiếng đàn, và từ đó cũng truyền cảm hứng cho người hát. Người đàn, người hát mà cùng rung động với người nhạc sĩ sáng tác, thì nghệ thuật chắc hẳn sẽ được thăng hoa.
Anh H. là một trong những người đàn tìm được sự đồng cảm này. Và đó có lẽ chính là yếu tố quan trọng nhất, để tách tôi ra thành một “con người” riêng.
Nói tôi là một “con người”, bởi vì tôi có “cá tính” hẳn hòi. Khi người đàn ít để ý chăm chút tiếng đàn của mình, mà để ý đến ca khúc và người hát, chính là lúc tiếng đàn tách ra khỏi “cái tôi” của người đàn. Hiện tượng tách rời này cũng có thể thấy tương tự ở nhạc sĩ và ca khúc do họ sáng tác, hay giữa ca sĩ và tiếng hát của họ. Đã có không ít trường hợp khán giả nhận xét: “Tại sao nhạc sĩ A. tính tình keo kiệt, mà lại sáng tác được những bài hát nhân bản đến thế?”. Hay là: “Cái cô ca sĩ B. rất khó chịu, nhưng không hiểu tại sao tiếng hát đẹp như vậy?...”. Có thể lúc sáng tác, lúc hát, thì người nghệ sĩ, ca sĩ không còn là con người trong cuộc sống thường nhật. Có thể lúc đó, người nghệ sĩ sống trong thế giới nghệ thuật của riêng họ. Người đàn và tiếng đàn cũng thế. Người đàn tạo ra âm thanh. Nhưng “cá tính” của tiếng đàn và của người chơi đàn không phải lúc nào cũng là một. Khi người đàn bớt yêu cái bản ngã, tiếng đàn sẽ có cơ hội hòa mình vào bản nhạc, vào người hát.
Khi tôi bắt đầu là một thực thể riêng biệt, tôi cũng có cảm nhận riêng đối với những người hát. Tôi cũng say mê những “tiếng hát tri kỷ”, không kém gì những chàng trai yêu các cô gái. Những “tiếng hát tri kỷ” đó không nhất thiết phải là những ca sĩ chuyên nghiệp, những giọng hát điêu luyện. Tiếng đàn đi tìm những giọng hát có cùng rung động trong ca khúc. Sự hòa điệu này không đến từ kỹ thuật hát, mà xuất phát từ bên trong tâm hồn.
Tôi nhớ có lần đã được cùng hòa điệu theo tiếng hát của ca sĩ nổi tiếng D.T. trong ca khúc Tiếng Chuông Chiều Thu. Ai đã từng nghe D.T. hát ca khúc bất hủ của Tô Vũ này với dàn nhạc thính phòng, thì sẽ nhận ra ông ta có giọng hát nhạc tiền chiến hay tuyệt diệu! Quí phái, lãng mạn, sang trọng. Vậy mà hôm đó, ca sĩ D.T. hát chỉ với một “Tiếng Đàn Tôi”, ông ta cũng rung cảm, diễn tả đầy cảm xúc, như giọng ngân nga của tiếng chuông chiều trong bài hát.
Hay là nữ ca sĩ Q.G., một người yêu mến và am hiểu nhạc Phạm Duy. Có một lần ở nhà chị, trước khi hát Chiều Về Trên Sông, chị kể lại Phạm Duy sáng tác ca khúc này lúc nào, và chỉ ra “câu vọng cổ” mà Phạm Duy đưa vào ca khúc. Lần đó, chị Q.G. hát Chiều Về Trên Sông với “Tiếng Đàn Tôi”. Cả tôi và chị đều thú vị, khi diễn tả được nỗi buồn man mác của buổi hoàng hôn trên giòng sông Cửu Long. Cũng từ đó, đôi khi chị yêu cầu được hát chỉ với “Tiếng Đàn Tôi”, trong những ca khúc thường đệm bằng cả dàn nhạc. “Tri âm tri kỉ” là vậy…
Tôi đã say mê với những giọng hát của những người dù còn trẻ, nhưng cảm nhận sâu sắc được vui buồn của một kiếp người. Cho nên tiếng hát của họ có chiều sâu thẳm, đầy cảm xúc, mà không phải ca sĩ chuyên nghiệp nào cũng có được. Tôi nhớ chị T.M., dù không phải là một ca sĩ chuyên nghiệp, nhưng đã từng đi hát ở phòng trà, có một giọng hát khá điêu luyện. Nhưng chị chỉ thực sự hát “xuất thần” sau khi chị mắc phải căn bệnh ung thư, được điều trị trong nhiều năm, nên trải qua được cảm xúc của những người sống trọn vẹn hôm nay như là ngày mai sẽ chết. Có một lần, chị bỏ hết công việc ở Mỹ, về Việt Nam, để ngồi hát với một vài người bạn thân trong một căn nhà bếp ở Sài Gòn. Chị hát Tạ Ơn Đời, Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài, Dạ Lai Hương… với “Tiếng Đàn Tôi”. Những bài hát chị hát đã nhiều lần trước đó với ban nhạc chuyên nghiệp. Bạn bè cũng đã từng nghe, nhưng nhận xét rằng đó là lần mà chị T.M. hát hay nhất, giàu cảm xúc nhất từ trước đến giờ!
Hay là giọng hát của những người yêu nhạc thực sự, nhưng ít có dịp hát, vì thường bận chuyện công việc, gia đình. A. là một nữ nhân viên Sở An Sinh Xã Hội ở Mỹ. Có một lần, trong một kỳ trại hướng đạo trên núi, A. có dịp bỏ hết nỗi lo thường nhật, để hát trong đêm lửa trại. Lần đó, tôi dìu giọng hát của A. trong những bài Không Tên của Vũ Thành An mà cô rất thích, nhưng trước giờ chỉ hát cùng dàn Karaoke. Bạn bè thú vị khi nhận ra giọng hát rất “có tình cảm” của A., một người mà trước đây tưởng rằng chỉ biết lo chuyện chồng con, bếp núc, chứ không hề có “máu văn nghệ”...
Khi tôi không còn là “cái tôi” của anh H., tôi có thể hòa điệu cùng đủ thứ âm nhạc, của nhiều loại người hát khác nhau. Tôi thấy mình lớn lên cùng sự sâu sắc, từng trải của nhạc Phạm Duy. Tôi thấy mình thăng hoa cùng sự quí phái của nhạc Cung Tiến. Tôi thấy trí tưởng tượng của mình bay bổng cùng lời ca của Trịnh Công Sơn. Tôi thấy mình chân tình cùng dòng nhạc Bolero ủy mị. Tôi thấy mình đầy hào khí cùng dòng nhạc Du Ca, dòng nhạc tranh đấu cho quê hương Việt Nam. Tôi thấy mình thánh thiện cùng dòng nhạc thiền ca, thánh ca. Rồi cứ thế, tôi trở thành bạn bè, và được tán thưởng bởi đủ loại những người hát, bắt đầu từ lúc nào mà chính tôi cũng không nhớ. Sau hơn 40 năm, anh H. và tôi mới chợt nhận ra rằng, người ta nhắc đến “Tiếng Đàn Tôi” còn nhiều hơn cả bản thân anh H. nữa! Thật là kỳ lạ và thú vị! Những lời tán thưởng mà chính tôi ít khi nghĩ tới, hoặc mong đợi có được.
Đ.K là một người bạn thân của anh H. trong nhóm bạn văn nghệ ở Sài Gòn. Chúng tôi vẫn ngồi đàn hát chung trong những buổi “văn nghệ bỏ túi”, nơi họp mặt của những người xem đàn hát là một nhu cầu không thua kém nhu cầu sinh kế. Đ.K. là một trong những người tạo cho tôi nguồn cảm hứng rất nhiều trong âm nhạc. Đ.K. hát không điêu luyện. Nhưng độ say mê thì khó có ai sánh kịp. Đ.K. hiểu nhạc sĩ, tìm hiểu hoàn cảnh mà nhạc sĩ sáng tác từng ca khúc mà mình hát, để được sống lại hoàn cảnh, tâm trạng đó qua bản nhạc. Khi Đ.K. hát Quê Nghèo, nghe như anh đang nức nở trước cái cảnh nghèo của dân Miền Trung hiện ra trước mắt. Đ.K. gọi thần tượng Thái Thanh là “Cô Thái”, và anh hát cũng bằng cả trái tim, bằng từng hơi thở như giọng hát khóc cười cùng nhân thế này. Khi tôi cùng anh H. đi sang Mỹ được vài năm, Đ.K. có viết một lá thư tâm sự rằng: “… thật là kỳ lạ. Từ hồi H. đi tới giờ, những buổi văn nghệ bỏ túi của tụi tui ở Việt Nam bỗng nhiên mất đi sinh khí…”.
Hoặc là những người bạn trong nhóm hướng đạo. Thỉnh thoảng có dịp, tôi lại cùng họ đàn hát trong những đêm lửa trại. Trong ánh lửa bập bùng, giữa rừng núi vang lên giọng hát, tiếng đàn, cùng những câu chuyện kỷ niệm vui buồn gắn liền với những ca khúc. Sau này, khi anh H. bận công việc phải ngừng tham dự những kỳ trại như vậy trong một vài năm, những người bạn đó đã nói rằng: thiếu “Tiếng Đàn Tôi”, những tiếng hát trong đêm lửa trại hình như cũng bớt đi nguồn cảm hứng…
Hay là chị K.L., người ca sĩ nổi tiếng với những ca khúc Trịnh Công Sơn. Sau một lần hát cùng “Tiếng Đàn Tôi”, chị đã nói rằng chị thích hát với một tiếng đàn như thế, cho dù chỉ là một tiếng đàn nghiệp dư. “Hát và đàn như vậy mới sướng!...”, chị đã nói như vậy…
Hay là một nhóm Phật Tử trẻ, chỉ gồm những giọng hát bình thường, muốn đem âm nhạc để truyền tải Phật Pháp đến với mọi người. Các bạn và “Tiếng Đàn Tôi” cùng tập hát cho đại chúng trong các khóa tu, biến các bản thiền ca thành một hình thức nhạc cộng đồng. Lúc chúng tôi đàn hát cùng đại chúng, không ai để ý đến tiếng hát, tiếng đàn của mình. Chúng tôi chỉ mong nghe được tiếng hát đầy hào hứng của mọi người. Món quà dành cho chúng tôi là những gương mặt rạng rỡ vì hiểu được chân lý hơn, qua những bài hát chung dễ hát, dễ thuộc, dễ hiểu. Các bạn Phật Tử trẻ này đã nói rằng, nếu không có “Tiếng Đàn Tôi”, các em đã không thực được việc làm rất có ý nghĩa này…
Còn nhiều lời bình luận chân tình như vậy lắm. Và tôi cũng không thể quên sự tán tưởng của những người nghe nữa. Từ đầu, tôi đã nhắc đến mối tình tay ba giữa người sáng tác- người đàn- người hát. Mối tình văn nghệ này có thể trở thành “mối tình tay tư”, nếu thêm sự đồng cảm của những người khán giả. Khi khán giả nghe một ca khúc qua tiếng đàn, tiếng hát cũng với một tâm hồn tri âm tri kỷ, thì tình yêu âm nhạc hình như không có biên giới giữa những cá nhân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Tình yêu dành cho âm nhạc là một thứ tình yêu bình đẳng, không phụ thuộc vào giàu nghèo, giai cấp…
Thật là kỳ diệu! Từ một con người chơi đàn có “cái tôi”, đã có thêm một “Tiếng Đàn Tôi” với một “cá tính” tách biệt. Và rồi, bản ngã của cả người đàn và tiếng đàn lại như mất đi, để tìm được sự cộng hưởng tâm hồn chung với những người nhạc sĩ, những người hát, và những người nghe hát…
Đến đây, tôi chợt liên tưởng “Tiếng Đàn Tôi” với một công án thiền thời hiện đại. Ai đàn? Ai là tiếng đàn? Ai hát? Ai nghe ai đàn, ai nghe ai hát?...
Khi một cá nhân thấy được “cái tôi” trong “cái chung” với những người xung quanh, sự đồng cảm sẽ phát sinh và nhân rộng. Và hạnh phúc đến từ sự đồng cảm trong một “tình thương nhân thế bao la” (Xuân Thì- Phạm Duy) như vậy, quả là một niềm hạnh phúc không bến bờ...
Tôi bắt đầu bằng lời tự giới thiệu là “Tiếng Đàn Tôi”. Tôi kết thúc câu chuyện bằng cách bỏ chữ “Tôi” trong cụm từ ấy…
Tôi… Một Tiếng Đàn…
Tại sao nhiều sinh viên Hoa lục không thể hiểu được những cuộc biểu tình ở Hong Kong - Tác giả Yaqiu Wang
Rất khó để người Mỹ hiểu tại sao rất nhiều sinh viên Hoa lục theo học tại các nước phương Tây trong những ngày gần đây đã bầy tỏ sự ủng hộ của họ đối với chính phủ Trung Hoa trong cuộc xung đột hiện nay với người biểu tình ở Hong Kong.
Những sinh viên Hoa lục đã cố gắng đè bẹp những người biểu tình tại những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hoa Kỳ, Canada, Úc và Vương quốc Anh.
Tôi không đồng ý với sự ủng hộ Bắc Kinh của những sinh viên đó trước những cuộc biểu tình ở Hong Kong, nhưng tôi nghĩ tôi hiểu họ. Họ nhắc tôi nhớ lại chính mình khi lần đầu tiên đến Hoa Kỳ du học năm 2009.
Ngay sau khi đến Mỹ, tôi đã thấy các cuộc biểu tình trước tòa Đại sứ Trung Hoa ở Washington, D.C., do người Tây Tạng lưu vong tổ chức, nhưng tôi không thể hiểu được ý nghĩa của những cuộc biểu tình này. Người Tây Tạng không hạnh phúc có được những chuyến tàu cao tốc và những tòa nhà đẹp mà người Hoa lục đã xây hay sao? Không phải người Tây Tạng kiếm được nhiều tiền hơn khi làm ăn với người Trung Hoa hay sao? Đây là vài câu hỏi tôi đã hỏi những người Tây Tạng đã tìm đến tôi để làm bạn – họ là những người sinh ra trong các trại tị nạn ở Ấn Độ do cha mẹ chạy khỏi Tây Tạng, trốn súng đạn của Trung Hoa.
Tôi biết ơn những người bạn Tây Tạng của tôi đã vì họ trả lời những câu hỏi sai lệch của tôi với sự cảm thông thay vì coi thường. Mặc dù vậy, tôi đã phải mất vài năm mới có thể hiểu được mức độ đau khổ của nhiều người Tây Tạng ở Trung Hoa. Suy nghĩ của tôi về Tây Tạng đã bị tuyên truyền của chính quyền Trung Hoa định hình hoàn toàn, nó cho rằng Trung Hoa đã giải phóng người Tây Tạng khỏi chế độ nông nô và mang lại sự thịnh vượng và hạnh phúc cho họ. Tôi không được nghe những ý kiến trái chiều vì sự kiểm duyệt của chính phủ, vì vậy tôi không thể tin rằng người Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp thô bạo từ ngôn ngữ, văn hóa đến bản sắc của họ.
Những nghiên cứu cho thấy sinh viên Hoa lục ở nước ngoài — có tổng cộng khoảng 1,5 triệu người, trong đó có hơn 300.000 người ở Hoa Kỳ vẫn dựa vào thông tin từ báo chí và mạng internet bị chính quyền Trung Hoa kiểm duyệt nặng nề. Điều đó giúp giải thích tại sao có một số sinh viên nhiệt thành biểu tình chống Hong Kong. Nhưng nó phức tạp hơn thế.
Đối với những người lớn lên trong một hệ thống mà việc kiểm soát thông tin là toàn diện, thông cảm và hiểu được những ý nghĩ trái với những gì chúng tôi đã được dậy dỗ và tin tưởng cả đời không phải là chuyện dễ dàng. Cần có một sự tò mò bẩm sinh, liên tục đọc thông tin không bị kiểm duyệt và suy nghĩ tự phản ảnh — ở Trung Hoa người dân không được khuyến khích có những hành động vừa kể.
Loại bỏ những thông tin sai sự thật và niềm tin do bị tuyên truyền gây ra có thể mất cả đời. Tôi rời Trung Hoa mười năm trước, nhưng hôm nay tôi vẫn thỉnh thoảng nghi ngờ về tính trung thực của một số hiểu biết nhất định mà tôi đã có — vì tôi đã thấm nhuần chúng dưới mái trường ở Trung Hoa.
Khi sinh viên Trung Hoa ra ngoài Hoa lục để đi học, họ phải vật vã thích nghi với hệ thống giáo dục mới và thường xuyên phải đối phó — trong lớp học, trong cuộc sống hàng ngày và trên mạng — với những giả định rằng họ đã “bị chính phủ Trung Hoa tẩy não”. Nó khiến một số cảm thấy như bị tấn công và tái khẳng định những gì họ được dạy ở Trung Hoa: Phương Tây đầy hành kiến và không than thiện.
Tất cả những điều đó giúp giải thích lý do tại sao những bích chương ủng hộ Hong Kong trong khuôn viên Đại học Tasmania ở Úc liên tục bị gỡ xuống. Nhóm sinh viên chính từ Hoa lục tại trường đại học đã công bố một tuyên bố gọi những bích chương đó là một “sự xúc phạm” đến Trung Hoa. Họ nói rằng nhóm của họ “kiên quyết bảo vệ sự thống nhất của tổ quốc, kiên quyết phản đối bất kỳ hành động nào nhằm chia rẽ Trung Hoa” Ngôn ngữ loại đó chính là từ vựng tuyên truyền của chính phủ Trung Hoa. Đối với những sinh viên này, những gì họ học trước đó vẫn là cách duy nhất họ có thể dung trong tranh luận hoặc ngay cả cách suy nghĩ về những vấn đề gây tranh cãi về chính trị.
Điều này chắc chắn là những gì chính phủ Trung Hoa dự định. Chỉ có con người muốn nói lên ý nghĩ của riêng mình, nhưng sau nhiều năm bị điều kiện hóa rằng có suy nghĩ của riêng mình và bầy tỏ chúng có thể bị trả thù nghiêm trọng, người ta dần dần học cách tránh suy nghĩ cho chính mình.
Khi tôi còn đi học ở Trung Hoa, phải học những khái niệm khó hiểu như “hệ thống khoa học của tư tưởng Mao Trạch Đông”, “hệ thống xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm của Trung Hoa”, tôi đã tự nhủ rằng đừng nghĩ về ý nghĩa của chúng mà chỉ cần thuộc lòng và chép lại trong các kỳ thi. Sống dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản, không suy nghĩ là tự bảo tồn.
Ngay cả cảm xúc cũng được nhà nước hiệu chỉnh. Chúng tôi được dạy để vui về một số sự kiện, buồn hay tức giận về những sự kiện khác, nhưng không bao giờ dừng lại và suy ngẫm tại sao. Không lâu sau khi một người bạn của tôi từ đại lục di cư sang Hong Kong vào đầu năm 1997, người lãnh đạo tối cao của Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình, qua đời. Bạn tôi, khi đó là một học sinh cấp hai, đã đến Văn phòng Liên lạc, đại diện của Bắc Kinh tại Hong Kong, để tưởng nhớ Đặng Tiểu Bình. Khi anh rời khỏi tòa nhà, một nhà báo Hong Kong địa phương hỏi anh tại sao anh lại khóc. Anh ấy kể lại với tôi: “Lúc đó, tôi chỉ chết lặng. Tại sao tôi lại khóc? Tôi tự hỏi mình. Tôi đã thực sự không biết tại sao mình khóc.”
Mặc dù rất khó để đưa ra những ý tưởng khác nhau về cơ bản cho những sinh viên Hoa lục, nhưng quan trọng là chúng ta cần tiếp tục tương tác với họ. Những đại học và giới giáo dục nên nhấn mạnh sự tôn trọng, không phán xét, để ý rằng sinh viên Hoa lục có thể cảm thấy bắt buộc phải hành xử để bảo vệ chính phủ Trung Hoa. Từ lâu, chính quyền Trung Hoa đã theo dõi và giám sát sinh viên Hoa lục ở mọi khuôn viên đại học trên khắp thế giới.
Bất chấp những va chạm gần đây trong đó một số sinh viên Hoa lục đã cố đè bẹp những ý kiến mà họ không đồng ý, các giáo sư đã viết về kinh nghiệm của họ với các sinh viên Hoa lục cho thấy nhiều người rất muốn học hỏi và cởi mở để được thuyết phục — đặc biệt là khi các đại học quan tâm đến những hạn chế tiềm ẩn mà những sinh viên này phải đối phó.
Đối với tôi, việc tìm hiểu về những vi phạm nhân quyền của chính phủ Trung Hoa, đã dẫn đến công việc tôi đang làm hôm nay tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW). Về lâu về dài, những sinh viên hiện nay sống ở nước ngoài có thể có vị trí tốt nhất để trở về nước và vạch ra một hướng đi mới cho Trung Hoa.
Giai Thoại Thi Ca Thời Đại - Tác giả Thầy Khóa Tư
Khóa tôi lúc mới ở trại tập trung cải tạo ra, được một anh bạn nhà văn đọc cho nghe một bài thơ của Hồ Chí Minh. Khóa tôi nghe xong bài thơ mà tay chân bủn rủn cổ họng tắc nghẹn, vì nó thuộc loại cực mất dạy, tối mất dạy, có lẽ do tên “phản động” nào làm rồi gán cho “Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại” để tuyên truyền bậy chăng. Anh bạn tôi tức quá, tìm cho bằng được số tạp chí Văn Học Nghệ Thuật có đăng bài thơ đó dí vào mũi tôi.
Thì ra, hồi Việt Minh đánh Pháp, họ Hồ đi ngang đền thờ Đức Trần Hưng Đạo, ghé
lại đề thơ như sau:
Suy
ra tôi bác cũng anh hùng,Sau trước cùng chung giữ núi sông.
Bác đuổi giặc Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi xua giặc Pháp, ngọn cờ hồng.
Bác đưa dân tộc qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có khôn thiêng cười một tiếng,
Giùm tôi kháng chiến sớm thành công.
Thật là giấy trắng mực đen, Khóa tôi hết ý kiến. Anh bạn nhà văn phạt Khóa tôi
bằng cách bắt làm bài họa. Kể ra, đây là bài thơ niêm luật chỉnh tề, vần
đối chững chạc. Hay nhất là hai câu thực, từ ngữ sống động, hình ảnh hào
hùng. Nhưng không phải vì thế mà khó làm bài họa. Lấy thơ để họa
thơ là chuyện thường tình, khó là ở chỗ lấy ý mà chọi ý. Về vụ này, với
bài thơ của họ Hồ thì Khóa tôi xin chịu thua trước. Họ Hồ coi Đức Thái Sư
Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc Đại Nguyên Soái Hưng Đạo Đại Vương Trần
Quốc Tuấn là chỗ bạn bè quen biết, xưng hô “tôi tôi bác bác” thì Khóa tôi phải
gọi họ Hồ bằng đại danh từ gì cho tương xứng? Họ Hồ lại còn tự khoe là
trên cơ Đức Hưng Đạo, vì họ Hồ ở tầm vóc quốc tế, còn Đức Hưng Đạo có tầm vóc
quốc nội, thì Khóa tôi phải so sánh cách gì cho xứng?
Thôi thì, thật thà là cha quỷ quái, Khóa tôi cứ chuyện mình mà nói, cứ đem mình
ra so sánh với họ Hồ. Khóa tôi với họ Hồ có chỗ giống nhau là trước sau
cùng vượt biên, chỉ khác nguyên nhân và mục đích là khác (về kết quả thì họ Hồ
đã vượt biên thành công, nhờ làm cu ly bồi tầu cho Pháp, còn Khóa tôi thì chưa
thành công mà thôi).
Bài học của Khóa tôi như sau:Đề Lăng Hồ
Cu ly bồi bếp cũng xưng hùng,
Tao thẹn cùng mày một núi sông
Tao trốn nguy cơ bầy quỷ đỏ,
Mày xua dân tộc đống than hồng
Tao mua hạnh phúc chừng năm lượng,
Mày bán giang san được mấy đồng?
Hòm kiếng mày nằm sung sướng nhỉ?
Coi chừng chỉ một phát thần công.
Tất nhiên, như đã thưa trước bài họa còn thua xa bài xướng, phê bình từng chi tiết là phần quyền của độc giả. Khóa tôi chỉ cầu xin Đức Hưng Đạo Đại Vương mỉm một nụ cười thôi.
Ngày trói mình chịu tội như cha con Mạc đăng Dung gần kề
NHỤC NHỤc NHục Nhục nhục... |
China ship gets closer to Vietnam coastline
11:42 pm, August 24, 2019
HANOI (Reuters) — A Chinese survey vessel on Saturday extended its activities to an area closer to Vietnam’s coastline, ship tracking data showed, after the United States and Australia expressed concern about China’s actions in the disputed waterways.
The Haiyang Dizhi 8 vessel first entered Vietnam’s exclusive economic zone (EEZ) early last month where it began a weeks-long seismic survey, triggering a tense standoff between military and coastguard vessels from Vietnam and China.
The Chinese vessel continued to survey Vietnam’s EEZ on Saturday under escort from at least four ships and was around 102 kilometers southeast of Vietnam’s Phu Quy island and 185 kilometers from the beaches of the southern city of Phan Thiet, according to data from Marine Traffic, a website that tracks vessel movements.
The Chinese vessel group was followed by at least two Vietnamese naval vessels, according to the data.
A country’s EEZ typically extends up to 370 kilometers from its coastline, according to an international U.N. treaty. That country has sovereign rights to exploit any natural resources within that area, according to the agreement.
Vietnam and China have for years been embroiled in a dispute over the potentially energy-rich stretch of waters and a busy shipping lane in the South China Sea.
(Trích: https://the-japan-news.com/
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019
Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019
Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019
“MẤT NƯỚC” - Tác giả Mạnh Kim
Khi vào bệnh viện thăm sau khi ông vừa trải qua ca phẫu thuật thập tử nhất sinh vào tháng 11-2017, tôi thấy mình mẩy ông được gắn đầy thiết bị y tế, kể cả cổ họng. Không nói được, ông ra hiệu cô con gái lấy giấy viết. Ông cụ hơn 89 tuổi – giáo sư Lê Xuân Khoa – run rẩy viết nguệch ngoạc: “Tôi lo mất nước về tay Tàu rồi”!
“Mất nước” – như thế nào là “mất nước”? “Mất nước” thời thế kỷ 21 không giống như khái niệm “mất nước” giai đoạn bị đô hộ dưới ách thống trị quốc gia khác, khi kẻ đô hộ có thể cai trị trực tiếp hoặc áp đặt cai trị bằng một bộ máy bù nhìn. Sự lệ thuộc chính trị và kinh tế thời nay đã tạo ra những phiên bản đô hộ kiểu mới. Quốc gia bị đô hộ vẫn có “chủ quyền”, vẫn có bộ máy nhà nước riêng và đầy đủ “công cụ” để gìn giữ an ninh quốc gia, từ công an, tình báo đến quân đội. Tuy nhiên, thực dân mới không cần thò chân sâu vào trong và ngồi hẳn lên chiếc ghế chủ nhà. Chúng chỉ cần thọc tay điều khiển hoặc tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự vận hành guồng máy kinh tế và thậm chí chính trị. Chúng dùng mọi thủ đoạn có thể, để không chỉ khống chế kinh tế mà còn làm lệ thuộc kinh tế.
Phiên bản xâm chiếm quốc gia bằng quyền lực mềm vài năm gần đây đã được ám chỉ đến sự bành trướng Trung Quốc. Những than van “mất nước về tay Tàu” không chỉ được nghe ở một hoặc vài quốc gia. Các phóng sự nặng ký của New York Times về sự phủ bóng Trung Quốc ở Trung Á đã không chỉ một lần nêu lên cảm thán “mất nước” mà người dân các quốc gia này thốt lên. Ở châu Phi cũng văng vẳng than van “mất nước” trước sự xuất hiện dày đặc Trung Quốc. Ở Đông Nam Á, một trong những quốc gia đang cúi mình để “sang nhượng” không chỉ tài nguyên, đất đai mà cả quyền lực chính trị cho Trung Quốc, không thể không kể, là Campuchia. Với nhiều người Trung Á, châu Phi, hay Campuchia hoặc Lào, họ không nghĩ họ đang bị mất nước. Quốc gia họ vẫn còn đó, cờ tổ quốc vẫn phất phới bay, mỗi sáng trường học vẫn hát quốc ca. Chính phủ nước họ vẫn đi dự các phiên họp LHQ. Quân đội họ vẫn ôm súng “bảo vệ biên cương”… Tuy nhiên, với không ít người khác, họ tin là quốc gia mình đã “mất nước về tay Tàu rồi”.
Không như các nước Trung Á hay châu Phi, Việt Nam không chỉ lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế. Việt Nam là quốc gia duy nhất thế giới đi theo cái bóng Trung Quốc, áp dụng mô hình chính trị gần tương tự Trung Quốc, sử dụng ngôn ngữ chính trị lẫn ngoại giao bằng “từ vựng Trung Quốc” (chẳng hạn khái niệm “diễn biến hòa bình”). Quân đội Trung Quốc và quân đội Việt Nam thậm chí vận quân phục gần tương tự. Chưa có quan hệ song phương nào trên thế giới hiện nay được miêu tả bằng những từ ngữ đẹp đẽ như trường hợp Trung Quốc-Việt Nam. Ngay cả khi Trung Quốc không ít lần dùng những cách nói vô luân như “dạy Việt Nam một bài học”, hay “Việt Nam là đứa con hoang”…, Việt Nam vẫn khẳng định “mối quan hệ tốt đẹp” với Trung Quốc.
Khó có thể nói Việt Nam thật bụng trong cách thể hiện với Trung Quốc, nhưng bất luận giả hay thật đằng sau hậu trường như thế nào, thì cũng thấy Việt Nam đang rất thật trong việc… rất giả dối với chính người dân về mối quan hệ với Trung Quốc. Điều gì khiến Việt Nam không trung thực với người dân? Việt Nam không ít lần “bất mãn” và “căm tức” nhưng cuối cùng vẫn ngậm bò hòn làm ngọt với Trung Quốc. Tại sao lại thế? Ai khai sinh ra cái chủ trương “Ba Không” trong quan hệ đối ngoại Việt Nam để ngày nay gần như bất kỳ người dân nào, dù ít am hiểu chính trị, cũng có thể thấy Trung Quốc đang lợi dụng triệt để chính sách “Ba Không” của Việt Nam và ngày càng dồn Việt Nam vào thế khó xử? Điều gì mới thật sự là nguy cơ đối với dân tộc Việt Nam: mất nước hay mất thể chế?
“Mất nước” – điều này có hay không? Người dân chưa bao giờ được giải đáp thỏa mãn từ chính cái bộ máy nhà nước đang ở vị trí thay mặt họ để bảo vệ chủ quyền. Người dân chưa bao giờ được giải thích tại sao có những “đặc khu Trung Quốc”, như Formosa (dù trên bề mặt thuộc tập đoàn Đài Loan), lại trở thành nơi không có người Việt nào “không phận sự” được phép vào. Người dân cũng không biết Việt Nam đã thỏa hiệp với Trung Quốc những gì sau mỗi lần xảy ra xung đột, từ vụ cắt cáp tàu Bình Minh, vụ giàn khoan HD-981 đến vụ bãi Tư Chính đang diễn ra. “Mất nước” rồi chưa? Không ai có thể trả lời xác đáng. Tuy nhiên, cờ quốc gia vẫn tung bay không có nghĩa là chủ quyền vẫn còn. Hãy nhìn sang Trung Á, nhìn qua Campuchia, và nhìn lại mình. Cho đến một ngày mà người dân có thể nhìn thấy được “bàn tay” thật sự kẻ nào đang cầm ngọn cờ dân tộc để vẫy thì lúc đó không chỉ là mất nước!
“HỒNG VỆ BINH QUỐC TẾ”- Tác giả Mạnh Kim
Cuộc đụng độ giữa thành phần “bảo vệ” Bắc Kinh với những người ủng hộ Hong Kong tại nhiều nước những ngày qua cho thấy một điều ít được để ý: Hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc du học hải ngoại đang làm “nhiệm vụ chính trị” như là những “cơ sở Đảng” của Bắc Kinh…
Khi Tập Cận Bình đến Washington DC ngày 24-9-2015, hàng trăm sinh viên Trung Quốc đã xếp hàng hai bên đường để nghênh đón. Đây chẳng phải hành động tự nhiên và thuần túy ái quốc. Điều tra của Foreign Policy (7-3-2018) cho biết, Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington đã chi tiền cho sự kiện này. Họ phối hợp với CSSA (Chinese Students and Scholars Associations – Trung Quốc học sinh học giả liên hiệp hội), với hệ thống chân rết tại hàng chục đại học khắp nước Mỹ. Một sinh viên Trung Quốc tại Đại học George Washington tiết lộ, những người tham dự đều được nhận “lì xì”. Tháng 2-2012, khi Tập đến Mỹ với tư cách Phó Chủ tịch Trung Quốc, cuộc trình diễn nghênh đón tương tự cũng diễn ra. Hồi Hồ Cẩm Đào ghé Chicago năm 2011, CSSA chi nhánh Đại học Wisconsin-Madison cũng tổ chức xe bus miễn phí đưa đón sinh viên để họ được “vinh hạnh” đón tiếp và nghe Chủ tịch “nhắn nhủ”. Lần đó, CSSA cũng làm các bạn sinh viên thích thú với món lì xì bất ngờ…
Vấn đề không chỉ có vậy. CSSA thực chất là một trong những cơ quan đầu não điều hành các hoạt động tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại các giảng đường Mỹ. Thường xuyên liên lạc với các chủ tịch CSSA cấp cơ sở qua WeChat, viên chức các lãnh sự quán Trung Quốc chia cộng đồng du học sinh theo từng khu vực, thành lập những nhóm WeChat để các chủ tịch CSSA cấp cơ sở giám sát. Mỗi nhóm WeChat đều phải có một thành viên là viên chức lãnh sự. Nhiệm vụ các “cơ sở đấu tranh trong lòng địch” là tuyên truyền đường lối ngoại giao của Đảng; “kích thích tinh thần du học để phụng sự quốc gia”, “đề cao tinh thần ái quốc”; hướng dẫn cách thức phản hồi tức thì trước cuộc khủng hoảng thông tin nào đó, chẳng hạn vụ xảy ra tại Đại học Maryland vào tháng 5-2017, khi sinh viên Yang Shuping (Dương Thư Bình) ca ngợi tinh thần dân chủ Mỹ đồng thời chỉ trích nhà cầm quyền Bắc Kinh. Phát biểu của Dương lập tức bị đánh túi bụi trên các diễn đàn Trung Quốc và Dương trở thành một “kẻ thù phản quốc”.
Một bài báo khác của Foreign Policy (18-4-2018) cho biết thêm, các đại học trong nước Trung Quốc còn móc nối với hệ thống CSSA hải ngoại để xây dựng các “cơ sở Đảng” đúng nghĩa đen, với những hội thảo chính trị trong những phòng ký túc xá, trong đó cờ Trung Quốc cùng cờ đỏ-búa liềm được treo trang trọng. Những cơ sở như vậy đã hình thành ở Illinois, California, Ohio, New York, Connecticut, North Dakota và West Virginia. Trung Quốc chẳng giấu giếm điều đó. “Các cơ sở Đảng ở hải ngoại là một hiện tượng mới mẻ, cho thấy ảnh hưởng tăng dần của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đất nước Trung Quốc” - tờ Global Times 28-11-2017 viết. Tháng 8-2017, ba giảng viên và 5 nghiên cứu sinh Đại học kỹ thuật dược Chiết Giang đã thành lập một cơ sở Đảng tại Đại học California-San Diego, tổ chức thảo luận về những diễn văn của Tập Cận Bình bên trong ký túc xá. Đây là một trong những rất nhiều ví dụ mà Foreign Policy thuật.
Dĩ nhiên không chỉ ở Mỹ. Hệ thống cơ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bành trướng khắp thế giới, từ các ký túc xá ở Canada, Mexico, Chile, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hàn Quốc, Thái Lan, đến Úc. Cơ quan đầu não của chiến dịch xây dựng “căn cứ Đảng” hải ngoại là Đại học nghiên cứu quốc tế Thượng Hải (“Thượng Hải ngoại quốc ngữ đại học”), nơi có quan hệ đối tác với 56 quốc gia và khu vực. Ít nhất một đại học Trung Quốc có quan hệ gần với quân đội nước này cũng đã thành lập cơ sở Đảng ở hải ngoại. Đó là trường Đại học quốc gia kỹ thuật quốc phòng (“Quốc phòng khoa kỹ đại học”), nơi đã xây dựng 8 cơ sở Đảng ở hải ngoại, trong đó có nước Anh – theo Quân Đội Nhân Dân nhật báo (21-1-2013). Nhiệm vụ các cơ sở này là “quản lý” du học sinh, giúp họ “chống lại sự phân hóa tư tưởng”, đặc biệt tổ chức các chiến dịch phản ứng tức thời trước những sự kiện chính trị làm ảnh hưởng xấu hình ảnh Trung Quốc…
Xem các cuộc đụng độ dữ dội giữa thành phần sinh viên du học Trung Quốc với những người ủng hộ Hong Kong tại một số thành phố lớn thế giới những ngày qua, có thể thấy, Trung Quốc đã ít nhiều thành công trong việc xây dựng lực lượng “Hồng Vệ Binh” hải ngoại để sống chết bảo vệ “đất mẹ”, nơi nuôi dưỡng và tiêm vào đầu họ tư tưởng ái quốc cuồng tín đến mức những năm tháng học hành và tiếp cận nền dân chủ tự do dường như vẫn không tẩy được lớp “não đỏ” bám dày trong đầu. CSSA và các cơ quan ngoại giao Trung Quốc chắc chắn đứng sau những chiến dịch (có thể có “lì xì”) này. Tuy nhiên, lần này, họ không “đánh” một cá nhân, như trường hợp người đồng hương Dương Thư Bình, mà đối mặt với cơn bão dân chủ dữ dội từ Hong Kong mà “nguy cơ” của nó chính là mang lại những ảnh hưởng có thể tạo ra hàng triệu triệu Dương Thư Bình khác ngay bên trong Trung Quốc.
Giáo dục ở miền Nam trước năm 1975: Vấn đề liên tục lịch sử - Tác giả Phạm Cao Dương
Bồng bồng mẹ bế con sang,
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày.
“Tôi là Carnot đây, thày còn nhớ tôi không?”
Quốc Văn Giáo Khoa Thư Lớp Dự Bị (Thời Pháp Thuộc)
... có một điều người ta phải để ý và thận trọng khi nói tới cách mạng và đặc biệt khi làm cách mạng vì cách mạng và hệ quả của nó có thể làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của dân tộc, theo chiều hướng đi xuống, nhất là khi cách mạng không bắt nguồn từ truyền thống và tư duy của chính dân tộc mình.(Phạm Cao Dương, trong phần kết luận)
Thành tựu trong giáo dục là một trong những thành tựu quan trọng nhất và rõ rệt nhất, đồng thời cũng là một nét đẹp đáng trân quý trong sinh hoạt ở Miền Nam thời trước năm 1975 ít ai có thể phủ nhận được. Có nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân này là sự liên tục trong lịch sử trong quan niệm cũng như trong tổ chức và cách thức sinh hoạt. Nói như vậy không có nghĩa là trong thời gian này miền đất của tự do và nhân bản cuối cùng mà những người Quốc Gia còn giữ được không phải là đã không trải qua nhiều xáo trộn. Chiến tranh dưới hình thức này hay hình thức khác luôn luôn tồn tại, tồn tại thường trực, tồn tại hàng ngày, đồng thời có những thời điểm người ta nói tới các chế độ độc tài hay quân phiệt và luôn cả cách mạng. Nhưng ngoại trừ những gì liên hệ tới chế độ chính trị, quân sự hay an ninh quốc gia, sinh hoạt của người dân vẫn luôn luôn diễn ra một cách bình thường, người nào việc nấy, người nào trách nhiệm nấy và được tôn trọng hay tôn trọng lẫn nhau. Sự liên tục lịch sử do đó đã có những nguyên do để tồn tại, tồn tại trong sinh hoạt hành chánh, tồn tại trong sinh hoạt tư pháp, trong văn chương và nghệ thuật và tồn tại đương nhiên trong sinh hoạt giáo dục. Trong bài này tôi chỉ nói tới giáo dục và đặc biệt là giáo dục công lập. Đây không phải là một bài khảo cứu mà chỉ là một bài nhận định và những nhận định được nêu lên chỉ là căn bản, sơ khởi, nhằm mục tiêu gợi ý cho các nhà nghiên cứu sau này và tất nhiên là không đầy đủ. Độc giả mỗi người có thể có những nhận định riêng của mình. Một sự nghiên cứu kỹ càng, có phương pháp hơn và đầy đủ hơn là một điều cần thiết. Ở đây tôi xin được trình bày năm đặc tính mà tôi gọi là cơ bản.
Năm đặc tính này là:
Thứ nhất: Giáo dục là của những người làm giáo dục
Thứ hai: Tôn chỉ và mục đích nhằm hướng tới quốc gia dân tộc và con người dựa trên những truyền thống cổ truyền
Thứ ba: Liên tục trong phạm vi nhân sự
Thứ tư: Hệ thống tổ chức, tổ chức thi cử và chương trình học vẫn giữ được những nét chính của chương trình Pháp và chương trình Hoàng Xuân Hãn thời Chính Phủ Trần Trọng Kim năm 1945 và Phan Huy Quát thời Chính Phủ Bảo Đại sau đó
Thứ năm: Một xã hội tôn trọng sự học và tôn trọng người có học
Sau đây là các chi tiết:
Thứ nhất: Giáo dục là của những người làm giáo dục
Giáo dục công lập ở Việt Nam đã có từ lâu đời và tùy theo nhận định của các sử gia, tới một mức độ nào đó định chế này đã tồn tại trên dưới mười thế kỷ. Mục đích của nó là để đào tạo nhân tài cho các chế độ, nói riêng, và cho đất nước, nói chung, từ đó nguyên khí cho quốc gia. Các vua chúa Việt Nam thời nào cũng vậy, cũng coi trọng việc học cả. Có điều coi trọng thì coi trọng, các vua, nói riêng và các triều đình Việt Nam, nói chung, chỉ vạch ra những đường nét chung và những mục tiêu chung, kèm theo là tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn người tài mà không trực tiếp can dự vào sinh hoạt giảng dạy của các trường, hầu hết là các trường tư do tư nhân lập ra ở rải rác khắp trong nước. Sinh hoạt này hoàn toàn do các thày ở các trường do các thày đồ hay các danh sĩ trong vùng đảm trách, với sự đóng góp của người dân. Giáo dục là của người dân và của những người làm giáo dục, và cho đến khi người Pháp sang, nó là của giới trí thức đương thời, đúng hơn là của các nhà Nho với tất cả những học thuyết, những nguyên tắc căn bản của giới này. Sang thời Pháp thuộc, do nhu cầu, đồng thời cũng là sứ mạng truyền bá văn minh và văn hóa của họ, người Pháp đã lập ra một nền giáo dục mới, nhưng việc điều hành, việc soạn thảo chương trình vẫn được giao cho các nhà giáo, được huấn luyện chuyên môn hay ít ra là lựa chọn nghề dạy học với tinh thần quí trọng kiến thức, yêu mến nghề dạy học và hạnh phúc với sứ mạng làm thày, về phía người Pháp cũng như về phía người Việt. Họ mở các trường sư phạm để huấn luyện giáo chức chuyên nghiệp, lập ra các trường học thuộc đủ các cấp, có quy mô rộng lớn, có đủ tiêu chuẩn để ngay trong những ngày đầu tiên mới độc lập, thời Chính Phủ Trần Trọng Kim, đã có thể có ngay nột chương trình học riêng cho một nước Việt Nam mới, tồn tại lâu dài cho đến ngày nay vẫn còn và sẽ còn mãi mãi nếu người ta gìn giữ và bảo vệ nó.
Đặc tính kể trên đã liên tục được tôn trọng trong suốt thời gian miền Nam tồn tại và luôn cả trước đó, từ thời Chính Phủ Quốc Gia của Cựu Hoàng Bảo Đại cho đến Đệ Nhất rồi Đệ Nhị Cộng Hòa. Chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia hay những người thuộc các ngành khác đảm nhiệm, nhưng trong việc lựa chọn nhân sự điều hành trong bộ, ngoại trừ các chức vụ có tính cách chính trị như đổng lý văn phòng, chánh văn phòng, bí thư tức thư ký riêng của bộ trưởng... tất cả các chức vụ chỉ huy khác trong bộ, từ thứ trưởng, tổng thư ký, tổng giám đốc, giám đốc cho tới các hiệu trưởng các trường và đương nhiên là các giáo sư, giáo viên, đều là những nhà giáo chuyên nghiệp, không có đại diện đảng phái chính trị ở bên cạnh. Lý do rất đơn giản: họ là những người vô tư, biết việc, rành công việc và có kinh nghiệm, chưa kể tới sự yêu nghề. Chính trị đối với họ chỉ là nhất thời, tương lai của cả một dân tộc, hay ít ra là của những thế hệ tới, mới là chính và thực sự quan trọng. Trong phạm vi lập pháp, rõ hơn là ở quốc hội, các chức vụ đứng đầu các ban hay tiểu ban giáo dục, dù là thượng viện hay hạ viện đều do các nghị sĩ hay dân biểu gốc nhà giáo phụ trách. Ngoại trừ ở những vùng mất an ninh, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đã ngưng lại trước ngưỡng cửa của học đường. Thày cô giáo là nhân viên của bộ giáo dục, do bộ giáo dục bổ nhiệm, trực thuộc vị hiệu trưởng của trường sở tại, rồi các nha sở của bộ giáo dục ở trung ương chứ không trực thuộc các quận hay tỉnh trưởng. Việc giảng dạy ở trong lớp là hoàn toàn tự do, nhất là ở bậc đại học, chính quyền không hề theo dõi. Chưa hết, để cố vấn cho chính phủ, một Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục cũng được thành lập với đa số hội viên là các nhà giáo.
Về tên các trường, tất cả các trường trung, tiểu học đều được gọi bằng tên của các danh nhân hay anh hùng dân tộc thời trước, được mọi người từ lâu công nhận: Trưng Vương, Ngô Quyền, Chu Văn An, Đoàn Thị Điểm, Gia Long, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Lê Ngọc Hân, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…không hề có tên nào là của các lãnh tụ đương thời dù đó là Bảo Đại, Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, kể cả Trần Văn Hương gốc nhà giáo… thay vì những tên hoàn toàn xa lạ đối với quảng đại quần chúng Miền Nam như về sau này như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám…, những người của một đảng chính trị hay, tệ hơn nữa, là ngụy tạo, không có thật.
Thứ hai: Tôn chỉ và mục đích nhằm hướng tới quốc gia, dân tộc và con người, dựa trên những truyền thống đã có từ lâu đời
Nói tới ba nguyên tắc căn bản, đồng thời cũng là tôn chỉ và mục đích tối hậu của nền giáo dục của miền Nam trước năm 1975, có người tỏ ý không thích ba nguyên tắc này. Lý do có lẽ, tôi chỉ đoán như vậy, là vì ba nguyên tắc này phần nào đã được người Cộng Sản Việt Nam nêu lên trong Đề Cương Văn Hóa 1943 của họ. Ba nguyên tắc đó là Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng, sau này là Nhân Bản, Dân Tộc và Khoa Học trong khi trong Đề Cương Văn Hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì là Dân Tộc, Đại Chúng và Khoa Học… Ở đây người viết không đi sâu vào khía cạnh này vì dù không thích, không đồng ý, ba nguyên tắc Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng này vẫn đã trở thành căn bản của nền giáo dục của miền Nam mà không ai lưu tâm tới vấn đề là không biết. Chúng đã giúp cho nền giáo dục này giữ được những truyền thống cơ bản của dân tộc và phát triển một cách vững vàng từng bước một để theo kịp với đà tiến triển của cả nhân loại mà không chạy theo những gì của thời thượng để trở thành lai căng, mất gốc, đồng thời cũng không bị gán cho là bảo thủ, lỗi thời… Tính cách liên tục lịch sử của nền giáo dục của miền Nam sở dĩ có được, phần nào là dựa trên những nguyên tắc này, đặc biệt là nguyên tắc Dân Tộc. Nó cho phép người ta đề cao và bảo tồn những truyền thống dân tộc trong học đường, dù đó là những truyền thống thuần túy Việt Nam hay những truyền thống của Khổng Giáo và ở bất cớ thời nào, kể cả thời người ta đua nhau cổ võ cho phong trào toàn cầu hóa hay thế giới đại đồng trước kia. Đôi câu đối được khắc trên cổng chính của một trong những trường trung học lớn nhất của miền Nam là trường Petrus Trương Vĩnh Ký sau đây là một trường hợp điển hình:
Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây Âu khoa học yếu minh tâm
Trong khi đó thì nguyên tắc khai phóng đã giúp người ta thường xuyên cởi mở, khoáng đạt để sẵn sàng đón nhận những gì mới mẻ từ bên trong, cũng như từ bên ngoài, từ đó theo kịp đà tiến bộ chung của cả nhân loại. Sinh hoạt giáo dục ở vùng Quốc Gia và ở miền Nam Việt Nam trong thời gian tồn tại mỗi ngày mỗi sinh động hơn, mỗi phong phú hơn và nhân bản hơn là nhờ nguyên tắc này thay vì trở nên nghèo nàn, sơ cứng, hay ít ra không hấp dẫn đối với những thế hệ mới.
Cuối cùng cũng nên nói sơ qua về nguyên tắc đại chúng. Nguyên tắc này tuy không được kể trong ba nguyên tắc căn bản của nền giáo dục của miền Nam nhưng vẫn được mọi người tôn trọng, trái với thực tế đã xảy ra trước năm 1975 ở miền Bắc và trên toàn quốc sau năm này. Lý do là vì khi nói tới nguyên tắc này, người ta nghĩ ngay tới hai chữ dân chủ, từ đó những nhận định quen thuộc là do dân, vì dân và cho dân. Ở đây là do đại chúng, của đại chúng và phục vụ đại chúng thay vì chỉ do một thiểu số cầm quyền và giàu có. Một trong những gì mà nền giáo dục của miền Nam đã đem lại cho đại chúng là tính miễn phí, hay gần như miễn phí từ tiểu học đến đại học và cũng ít ra là ở các trường công lập, bất kể đất nước còn đang ở trong tình trạng chiến tranh và nghèo nàn và ngân sách dành cho giáo dục là rất thấp so với các nước Á Châu khác. Người ta chỉ cần đậu xong bằng tú tài là có thể ghi danh hay thi vào các trường đại học hay cao đẳng. Học phí rất thấp, hầu như chỉ vừa đủ cho thủ tục hành chánh, giấy tờ. Sinh viên ra trường hầu như không nợ nần gì cả, chưa kể tới các trường đại học hay cao đẳng chuyên môn, sinh viên được cấp học bổng để sống và theo đuổi việc học toàn thời gian và sau khi ra trường khỏi phải trả nợ. Các trường tư cũng được tự do, coi như để bổ khuyết cho khả năng giới hạn của các trường công do số học sinh mỗi ngày một đông, trường công không đáp ứng được đầy đủ. Sự thành công của các trường tư dựa trên sự tín nhiệm của các phụ huynh và có thể cả chính các học sinh lựa chọn căn cứ vào sự giảng dạy của các thày và kết quả của các kỳ thi. Trong phạm vi này các tôn giáo đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài các trường trung và tiểu học, tôn giáo lớn nào cũng có trường đại học: Công Giáo có trường Đà Lạt, Phật Giáo có trường Vạn Hạnh, Hòa Hảo có trường Long Xuyên, Cao Đài có trường Tây Ninh, chưa kể tới các trường Minh Đức, Cửu Long…
Thứ ba: Liên tục trong phạm vi nhân sự
Nhân sự ở đây không ai khác hơn là các nhà giáo, căn bản là các nhà giáo chuyên nghiệp. Người viết muốn nói tới các nhà giáo tốt nghiệp từ các trường sư phạm, những người ngay từ thuở thiếu thời đã chọn nghề dạy học làm lý tưởng cho mình và chỉ sống bằng nghề dạy học, vui với nghề dạy học, hãnh diện với vai trò làm thày, làm cô của mình, dù đó là Sư Phạm cho bậc tiểu học, Cao Đẳng Sư Phạm hay Đại Học Sư Phạm cho bậc trung học. Một nghề bị coi là “bạc nghệ”, là bị xếp sau so với các nghề khác:
Dưa leo ăn với cá kèo,
Cha mẹ anh nghèo, anh học “noọc-man”(*)
Hai câu bề ngoài có vẻ tự ti, than vãn, nhưng không phải là không mang thâm ý ngược lại nếu người ta nghĩ tới trường hợp của không ít con em các nhà giàu được gửi sang Tây học và không mang được bằng cấp gì về cho cha mẹ, trừ bằng “nhảy đầm”. Anh nghèo nhưng anh học giỏi và làm nên sự nghiệp.
Khởi đầu là các vị tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội hay các vị tốt nghiệp các trường đào tạo giáo viên tiểu học. Tất cả các vị này đã hành nghề trong suốt thời Pháp thuộc, đã âm thầm góp phần vào việc Việt hóa nền giáo dục quốc gia thời Bảo Đại - Trần Trọng Kim, rồi thời Chính Phủ Quốc Gia. Sau này, khi đất nước bị qua phân, từ miền Bắc đã di cư vô Nam hay vẫn ở lại miền nam, các vị đã tiếp tục dạy ở các trường trong Nam khi các trường này được mở cửa trở lại sau một thời gian chiến tranh bị tạm đóng cửa, bên cạnh các trường được gọi là Bắc Việt di chuyển như Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục... không hề bị gián đoạn, kể cả trong thời kỳ chuyển tiếp từ Pháp thuộc sang độc lập. Mặt khác, chính các giáo chức chuyên nghiệp này cũng là những giảng viên cơ bản trong các trường huấn luyện giáo chức thuộc thế hệ mới. Từ phong thái đến cách giảng dạy, từ cách vào lớp, cho phép học trò ngồi, tới cách viết bảng và xóa bảng, cách chấm bài hay phê bài, các vị này đã để toát ra một sự chừng mực và vô cùng thận trọng của những nhà sư phạm lành nghề và yêu nghề. Học đường do đó đã tránh được nạn chánh trị hóa, tránh được nạn cán bộ chánh trị xâm nhập. Nhiều vị vào những lúc tình thế vô cùng tế nhị đã giữ được thế vô tư và độc lập, nghiêm chỉnh của học đường và tư cách của nhà giáo. Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian này nhiều vị xuất thân là cử, tú, kép, mền, luôn cả tiến sĩ của thời trước, những người tinh thâm Nho học, vẫn còn có mặt ở các học đường, đặc biệt là các Đại Học Văn Khoa ở Saigon và Huế như Tiến Sĩ Nguyễn Sĩ Giác, Cử Nhân Thẩm Quỳnh, Tú Tài Kép Vũ Huy Chiểu... mà không ai là không quý trọng.
Thứ tư: Hệ thống tổ chức, tổ chức thi cử và chương trình học vẫn giữ được những nét chính của Chương Trình Pháp và Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, Phan Huy Quát dù có sửa đổi
Đây là một trong những đặc tính căn bản của nền giáo dục của miền Nam trong suốt thời kỳ nền giáo dục này tồn tại. Những gì người Pháp thiết lập không những không bị hủy bỏ, coi như tàn tích của chế độ thực dân, đế quốc mà còn được thận trọng giữ gìn, song song với việc bảo tồn truyền thống văn hóa cổ truyền và đạo đức của dân tộc. Người Việt ở miền Nam trong tinh thần cởi mở và tự do đã biết phân định những gì là kìm kẹp và những gì là hay đẹp mà một chế độ chính trị đem lại, thay vì cứ nhắm mắt đập bỏ để sau này hối tiếc. Các nhà làm giáo dục ở miền Nam đã tỏ ra vô cùng thận trọng trong mọi quyết định. Những gì gọi là cách mạng vội vã, nhất thời dường như không được chấp nhận. Họ chủ trương cải tổ để thích ứng với hoàn cảnh mới và cải tổ từ từ, kể cả khi thế lực và ảnh hưởng của người Mỹ, từ đó áp lực của họ đã trở nên rất mạnh. Hệ thống giáo dục do người Pháp từ tiểu học cho đến đại học đã tồn tại dưới hình thức Việt hóa bắt đầu từ thời chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945, với chương trình Hoàng Xuân Hãn, vị bộ trưởng giáo dục đương thời, sau này là Phan Huy Quát thời Quốc Gia Việt Nam mới được thành lập. Nó cho phép người ta, từ thày đến trò, dễ dàng chuyển sang một nền giáo dục mới của một quốc gia độc lập không hề có chuyện trục trặc. Ngay từ cuối niên học 1944-1945, trong rất nhiều khó khăn, từ giao thông, vận chuyển đến thông tin, liên lạc, người ta đã tổ chức được những kỳ thi ở bậc tiểu học bằng tiếng Việt mà không hề có chuyện than phiền, khiếu nại. Điều nên nhớ là Chính Phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại có vẻn vẹn bốn tháng hay hơn một trăm ngày, vô cùng ngắn ngủi, với những phương tiện giao thông và liên lạc hết sức nghèo nàn. Sau này khi gửi sinh viên ra ngoại quốc du học, miền Nam đã không gặp phải những khó khăn trong việc đối chiếu bằng cấp, hệ thống học, học trình và khả năng của các đương sự, không phải chỉ riêng cho những ai muốn sang du học bên Pháp mà luôn cả cho những ai muốn sang các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc, Nhật... vì đó là một hệ thống giống như các hệ thống khác thuộc thế giới tây phương, một hệ thống gần với hệ thống chung của quốc tế với 12 năm dành cho bậc tiểu học và bậc trung học.
Duy trì mối liên tục lịch sử cũng cho phép người ta sử dụng được các sách giáo khoa của người Pháp và những sách giáo khoa về lịch sử và văn chương Việt Nam do chính người Việt soạn thảo từ thời trước năm 1945 và sau đó là từ năm 1947 đến năm 1954 ở những vùng đất của người quốc gia. Điển hình là các sách toán và khoa học bằng tiếng Pháp, do các tác giả Pháp soạn và xuất bản ở bên Pháp nhưng đã được không những các thày mà luôn cả các trò sử dụng làm tài liệu hay để tự học mà cho tới nay nhiều cựu học sinh các trường trung học miền Nam vẫn còn nhắc tới và nhắc tới như là những kỷ niệm đẹp. Trong phạm vi văn chương, những sách của Dương Quảng Hàm, đặc biệt là hai cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu và Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển đã được dùng rất lâu dù cho nhiều sách giáo khoa khác đầy đủ hơn đã được soạn thảo. Cũng vậy, trong phạm vi sử học với cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. Về nội dung, đặc biệt là trong văn học, người ta cũng thấy nền giáo dục của miền Nam vẫn giữ được tinh thần tự do, cởi mở. Các tác giả được đem dạy hay trích dẫn đã được lựa chọn căn cứ vào giá trị của các công trình của họ thay vì gốc gác và sự lựa chọn chế độ của họ, thay vì căn cứ vào chuyện họ ở miền Bắc hay ở miền Nam trong thời gian này. Thế Lữ, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân, Tô Hoài... là những trường hợp điển hình.
Trong phạm vi thi cử, các kỳ thi được thiết lập từ thời Pháp hay có ở bên Pháp vẫn được duy trì, đặc biệt là hai kỳ thi tú tài. Ở bậc đại học hệ thống tổ chức cũng tương tự. Ảnh hưởng của người Mỹ chỉ được chấp nhận một cách từ từ với nhiều thận trọng, mặc dầu người Mỹ đã bỏ ra nhiều tiền bạc và nhân sự qua các chương trình viện trợ khiến cho nhiều người Mỹ đã tỏ vẻ bất bình. Hình thức thi trắc nghiệm áp dụng cho các kỳ thi tú tài chỉ được thực hiện rất trễ về sau này và dư luận đã đón nhận nó với những nhận định khác nhau, đặc biệt là danh xưng “Tú Tài ABC Khoanh” đã được dùng để chỉ các kỳ thi này. Tiếc rằng chỉ vài năm sau Miền Nam đã không còn nữa.
Trong phạm vi tổ chức thi cử, người ta có thể thấy không riêng gì quan niệm, cách tổ chức, cách coi thi và chấm thi cũng như cách cho điểm, định kết quả và công bố kết quả hãy còn chịu ảnh hưởng nhiều của người Pháp mà còn luôn cả những thời quân chủ trước đó nữa. Quyền uy của các giám khảo, các chánh phó chủ khảo, các giám thị đã luôn luôn được tôn trọng và nhiều vị chủ khảo đã tỏ ra vô cùng can đảm giữ thế độc lập cho mình hay biết khôn ngoan né tránh cho mình và cho các đồng nghiệp của mình khi phải lãnh nhiệm vụ ở những vùng xa thủ đô Saigon, an ninh và giao thông không bảo đảm. Nên nhớ là trong thời gian này hệ thống trung ương tập quyền vẫn còn tồn tại. Ra đề thi, in đề thi và gửi đề thi về địa phương với tất cả sự bảo mật cần thiết là vô cùng khó khăn, tế nhị và phức tạp. Về phía chính quyền thì từ trung ương đến địa phương hầu như không hề có sự trực tiếp can thiệp. Báo chí, các cơ quan truyền thông vẫn luôn luôn hiện diện và sẵn sàng phanh phui mọi chuyện. Ngay cả trường hợp các thí sinh là những sĩ quan cao cấp trong quân đội hay trong các lực lượng an ninh. Điển hình nhất là trường hợp của Đại Tướng Cao Văn Viên. Tướng Viên lúc đó là Tổng Tham Mưu Trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông là một người ham học nên mặc dù vô cùng bận rộn với quân vụ, ông vẫn ghi danh theo học trường Đại Học Văn Khoa Saigon, ban Pháp Văn. Trong kỳ thi cuối năm Chứng Chỉ Văn Chương và Văn Minh Pháp, ông đã đậu kỳ thi viết nhưng bị đánh rớt phần vấn đáp. Đây là một trong những chứng chỉ tương đối khó, nhiều khi kết quả được công bố: không ai đậu, ngay từ phần thi viết. Tướng Viên đã đậu phần thi viết. Điều này chứng tỏ khả năng viết và sự hiểu biết của ông, ít ra là về môn học được hỏi trong phần này, vì bài làm của thí sinh luôn luôn bị rọc phách trước khi giao cho giám khảo chấm. Trong phần vấn đáp, thày trò trực tiếp đối diện với nhau và vị giám khảo là người Việt, không phải người Pháp, còn trẻ, ở tuổi quân dịch. Ông đã bị chính vị giám khảo người Việt này đánh hỏng nhưng trong suốt thời gian sau đó mọi việc đều an lành, không có gì đáng tiếc xảy ra cả. Đây là một trong những điểm son rực rỡ cho cả hai phía, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và Trường Đại Học Văn Khoa Saigon nói riêng và nền giáo dục của miền Nam nói chung thời trước năm 1975. Tưởng cũng nên nói thêm là cũng trong thời gian này, Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm, Giám Đốc Nha Động Viên Bộ Quốc Phòng cũng theo học Ban Sử ở trường này. Sang Mỹ, ông ghi tên học ở đại học Mỹ và đậu thêm bằng Cao Học. Cũng vậy, chuyện chuẩn tướng chào chuẩn úy trước. Lý do là vị chuẩn tướng này đã theo học lớp văn hóa buổi tối để dự thi tú tài do sự khuyến khích của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và người chuẩn úy trước khi nhập ngũ là một giáo sư trung học dạy lớp buổi tối. Hai người gặp nhau một buổi sáng khi cùng đưa con đi học. Nhưng cũng chưa hết, trong thời gian này Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị cũng là được người ta biết tới như một ông “Tướng Văn Hoá”. Cuối cùng và vẫn chưa hết là trường hợp của một vị trung tá cũng thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, trình một tiểu luận cao học ở ban Sử của trường Đại Học Văn Khoa Saigon. Bình thường, khi đã được phép trình, thí sinh được kể như là đã đậu. Vị trung tá này đã bị đánh rớt. Lý do là ông đã không sửa lại tiểu luận của mình mặc dầu đã được khuyến cáo trước đó và để nguyên những lỗi lầm bị cho là căn bản. Cũng nên biết là trước khi trình vị trung tá này đã đặt tiệc trà ở phòng giáo sư ở ngay lầu dưới để sẽ ăn mừng cùng với bạn bè và gia đình sau khi được chấm đậu. Người ta có thể trách cứ ban giám khảo là quá nghiêm khắc nếu không nói là nghiệt ngã, nhưng vì tiểu luận cao học cũng như luận án tiến sĩ thời này được trình trước công chúng, ai vào nghe cũng được, sau đó ai cũng có thể mở xem được. Người ta có thể đánh giá nhà trường căn cứ vào phần trình bày và phẩm chất của tiểu luận hay luận án mà thí sinh đệ trình. Có điều vì thí sinh này là một trung tá của Quân Đội VNCH nên nhiều người tỏ ý lo ngại cho các giám khảo. Cũng giống như Đại Tướng Cao Văn Viên, ông có thể không làm gì, nhưng đàn em của ông thì sao? Tướng Viên có thể không làm nhưng thuộc hạ của ông làm sao ông kiểm soát được? Nên nhớ Tướng Viên trước đó là Tư Lệnh Lực Lượng Nhảy Dù. Lính của ông sống nay, chết mai, chuyện gì họ cũng có thể làm được. Nhưng cuối cùng thì mọi chuyện đều đâu vào đó, an lành, không có gì xảy ra cả. Đó là những điểm son của cả nền giáo dục của miền Nam lẫn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trước khi miền đất được coi là tự do không còn nữa, người viết xin được nhắc lại.
Thứ năm: Một xã hội tôn trọng sự học và những người có học
Đây là một trong những đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam mà xã hội Miền Nam nói chung và nền giáo dục Miền Nam nói riêng thời trước năm 1975 được thừa hưởng. Đặc tính này đã được biểu lộ không riêng qua tinh thần tôn sư trọng đạo mà còn được coi như một giá trị và là một giá trị đứng đầu trong mọi giá trị. Sự học là một giá trị và giáo dục là một giá trị. Sự học hay giáo dục làm nên con người chứ không phải là những yếu tố khác, dù đó là quyền uy và tiền bạc.
Được xã hội tôn trọng nhưng ngược lại xã hội cũng trông đợi rất nhiều ở các thày. Điển hình là chuyện “giáo sư mà cũng đi ăn phở”. Câu chuyện này do Giáo Sư Nguyễn Ngọc Cư kể lại. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Cư là một trong những vị cựu sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội thời Pháp thuộc, một trong những vị giáo sư nổi tiếng là nghiêm túc còn lại của trường này. Ông dạy ở trường Thành Chung Nam Định, sau là Đại Học Sư Phạm Saigon. Một trong những học trò cũ của ông sau này là Ngoại Trưởng của Cộng Hoà Xã Hội Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch. Câu chuyện xảy ra khi Giáo Sư Cư xuống chấm thi ở Mỹ Tho khi mới từ Hà Nội di cư vào Nam hồi sau năm 1954 vào một buổi sáng khi các vị giám khảo rủ nhau đi ăn phở trước khi nhập trường và khi người dân quanh vùng nhìn thấy các thày trong tiệm phở. Cũng nên nhớ là hồi đó các giáo sư trung học, nhất là các vị dạy ở cấp tú tài là rất hiếm và kỳ thi tú tài là một biến cố lớn ở trong vùng.
Cũng nên để ý là, khác với ở miền Bắc, nơi thày cô thời trước gọi học trò bằng anh hay chị, trong Nam học trò được thày gọi bằng trò và thường tự xưng là trò. Quan niệm chính danh ở đây được thấy rõ, từ đó sự trông đợi tư cách phải có của người thày. Cho tới nay, người ta không rõ danh xưng em trong học đường Việt Nam về sau này đã được sử dụng từ bao giờ. Có thể từ thời có Phong Trào Thanh Niên Thể Dục Thể Thao của Hải Quân Đại Tá Ducoroy thời Thống Chế Pétain ở bên Pháp và Đô Đốc Decoux ở Đông Dương, nhưng cũng có thể do Chủ Tịch Hồ Chí Minh thời năm 1945. Nói như vậy vì trong thư gửi các học sinh hồi đầu niên khóa 1945-1946, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng câu “Các em học sinh, Các em hãy nghe lời tôi…” và tiếp theo bằng ba tiếng “lời của một người anh lớn..” mặc dù lúc đó ông đã 55 tuổi và thư là gửi cho những thiếu niên, những học sinh trung và tiểu học chỉ đáng tuổi cháu nội, cháu ngoại của ông. Lối xưng hô này đã không được một số thày cô trong Nam chấp nhận. Nhiều người vẫn ưa thích lối xưng hô cổ truyền hơn và ngay ở bậc đại học, nhiều sinh viên, đặc biệt là các nữ sinh viên, đã xưng con với các thày của mình mặc dù thày trò hơn nhau chỉ có vài tuổi. Một vị hiệu trưởng một trường nữ trung học lớn, nổi tiếng của Saigon đã chỉnh học sinh của mình khi người này xưng em với bà: “Thưa Cô, Con chứ! sao lại Thưa Cô, Em!” Tưởng ta cũng nên nhớ là, thày và con, cô và con, từ cả hai vị thế, từ trách niệm đến bổn phận và cung cách đối xử khác nhau nhiều lắm. Ngoài xã hội cũng vậy, các phụ huynh học sinh luôn luôn gọi các thày cô của con mình bằng thày và cô luôn, với tất cả mọi sự tin cậy khi đặt trách nhiệm dạy dỗ con mình vào tay họ, đặc biệt là các thày cô tiểu học. Điều này giải thích tại sao sau năm 1975, các giáo viên từ miền Bắc vô Nam ưa dạy các học sinh gốc miền Nam hơn các học sinh mới từ miền Bắc theo chế độ mới vào.
Trở lại với thành ngữ “Tôn sư trọng đạo”. Thành ngữ này thường được dùng như một phương châm dành cho các học sinh và phần nào luôn cả các phụ huynh tương tự như các câu “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thày”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay thành ngữ “quân sư phụ.” Đối với một số không nhỏ các nhà giáo thành ngữ này cần được hiểu là bao gồm hai phần: phần thứ nhất là “tôn sư” và phần thứ hai là “trọng đạo”. Tôn sư là dành cho học trò và trọng đạo là dành cho người thày theo đúng quan niệm chính danh của Khổng Giáo. Thày phải ra thày trước khi đòi hỏi trò phải kính trọng thày. Đây là một vấn đề khác có tính cách chuyên môn và khá phức tạp. Tôi sẽ xin trở lại trong một bài khác.
Tạm thời kết luận
Bài này được viết vào lúc những tin tức về những tệ hại trong nền giáo dục hiện tại ở Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong sinh hoạt truyền thông quốc tế cũng như quốc nội. Ngoài những tin tức, những bài nhận định còn có những hình ảnh của các kỳ thi đi kèm. Tất cả đã xảy ra hàng ngày và đã chiếm những phần quan trọng trong thời lượng phát thanh hay phát hình hay trên các trang báo, đặc biệt là vào những thời kỳ bãi trường hay khởi đầu của một niên học. Mọi chuyện đã liên tiếp xảy ra từ nhiều năm trước và người xem, người nghe có thể đoán trước và chờ đợi mỗi khi mùa hè và sau đó là mùa thu đến. Nhiều người còn dùng hai chữ “phá sản” để hình dung tương lai của nền giáo dục này và nhiều người tỏ ý nuối tiếc quá khứ mà họ cho là rất đẹp của nền giáo dục ở miền Nam thời trước năm 1975. Trong khi đó ở Hải Ngoại, giới trẻ Việt Nam, ở đây tôi chỉ nói tới những người xuất thân từ các học đường ở miền Nam đã thành công rực rỡ và được các thày cô và các cơ quan truyền thông khen ngợi, nếu không nói là ca tụng. Nhiều người không những vẫn tiếp tục làm nghề cũ, kể cả những ngành mà tiêu chuẩn quốc tế rất chính xác, rõ ràng mà họ học được ở các trường đại học hay cao đẳng ở Việt Nam. Rất nhiều người đã trở thành những chuyên viên cao cấp, những cố vấn, hay những giáo sư đại học bản xứ với những công trình nghiên cứu có giá trị cao và ở mức độ quốc tế. Ở đây, như đã nói trong phần mở đầu, người viết chỉ vắn tắt ghi nhận một số những dữ kiện căn bản. Nhiều công trình nghiên cứu qui mô hơn và kỹ càng hơn còn cần phải được thực hiện bởi nhiều người, trước khi người ta có thể khẳng định những nhận xét này. Tuy nhiên có một điều người ta phải để ý và thận trọng khi nói tới cách mạng và đặc biệt khi làm cách mạng vì cách mạng và hệ quả của nó có thể làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của dân tộc, theo chiều hướng đi xuống, nhất là khi cách mạng không bắt nguồn từ truyền thống và tư duy của chính dân tộc mình. Người ta có thể xóa bỏ một chế độ chính trị bằng cách mạng, từ đó đoạn tuyệt với quá khứ nhưng người ta không thể theo đà đó mà làm cách mạng trong những phạm vi sinh hoạt khác, xóa bỏ và làm lại tất cả, trong đó có giáo dục. Cách Mạng Mỹ không làm như vậy, Cách Mạng Pháp cũng không làm như vậy…vẫn duy trì những truyền thống cũ. Nhận định này có thể bị coi là bảo thủ, nhưng đó là một sự thật và một sự thật bắt đầu bằng kinh nghiệm. Có điều vì bằng kinh nghiệm nên khi biết được sự thật thì đã quá muộn. Nhiều khi người ta phải từ bỏ cách mạng để trở về với truyền thống của cha ông vì cha ông của chúng ta cũng là người, cũng thông minh, cũng khôn ngoan, sáng suốt, cũng nhạy cảm như chính chúng ta, ngoại trừ các Cụ sống ở thời của các Cụ, mỗi Cụ chỉ sống một thời gian ngắn, còn truyền thống thì có từ lâu đời. Phải có lý do truyền thống mới được tôn theo, được duy trì và từ đó tồn tại. Lịch sử do đó đã luôn luôn liên tục vì không liên tục là đổ vỡ, là mất quân bình và xáo trộn, là thụt lùi hay ít ra là bất khả tiến bộ.
(*) Noọc-man: nói tắt của Ecole Normale Supérieure (ENS) là một trường đại học chuyên đào tạo các giáo sư (enseignants) và các nhà nghiên cứu (chercheurs). Đây là trường đại học sáng giá nhất với kỳ thi tuyển gắt gao nhất của nước Pháp. Trái với Việt Nam trường ĐH Sư phạm là nơi "cha mẹ anh nghèo anh học noọc-man" hoặc "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", ở Pháp phải là những thí sinh thật sự rất giỏi (élites) mới vào được ENS. Tốt nghiệp Ecole Normale Sup. là một hãnh diện cho các Normaliens và cho gia đình của họ. (phụ chú của admin)
Giáo dục công lập ở Việt Nam đã có từ lâu đời và tùy theo nhận định của các sử gia, tới một mức độ nào đó định chế này đã tồn tại trên dưới mười thế kỷ. Mục đích của nó là để đào tạo nhân tài cho các chế độ, nói riêng, và cho đất nước, nói chung, từ đó nguyên khí cho quốc gia. Các vua chúa Việt Nam thời nào cũng vậy, cũng coi trọng việc học cả. Có điều coi trọng thì coi trọng, các vua, nói riêng và các triều đình Việt Nam, nói chung, chỉ vạch ra những đường nét chung và những mục tiêu chung, kèm theo là tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn người tài mà không trực tiếp can dự vào sinh hoạt giảng dạy của các trường, hầu hết là các trường tư do tư nhân lập ra ở rải rác khắp trong nước. Sinh hoạt này hoàn toàn do các thày ở các trường do các thày đồ hay các danh sĩ trong vùng đảm trách, với sự đóng góp của người dân. Giáo dục là của người dân và của những người làm giáo dục, và cho đến khi người Pháp sang, nó là của giới trí thức đương thời, đúng hơn là của các nhà Nho với tất cả những học thuyết, những nguyên tắc căn bản của giới này. Sang thời Pháp thuộc, do nhu cầu, đồng thời cũng là sứ mạng truyền bá văn minh và văn hóa của họ, người Pháp đã lập ra một nền giáo dục mới, nhưng việc điều hành, việc soạn thảo chương trình vẫn được giao cho các nhà giáo, được huấn luyện chuyên môn hay ít ra là lựa chọn nghề dạy học với tinh thần quí trọng kiến thức, yêu mến nghề dạy học và hạnh phúc với sứ mạng làm thày, về phía người Pháp cũng như về phía người Việt. Họ mở các trường sư phạm để huấn luyện giáo chức chuyên nghiệp, lập ra các trường học thuộc đủ các cấp, có quy mô rộng lớn, có đủ tiêu chuẩn để ngay trong những ngày đầu tiên mới độc lập, thời Chính Phủ Trần Trọng Kim, đã có thể có ngay nột chương trình học riêng cho một nước Việt Nam mới, tồn tại lâu dài cho đến ngày nay vẫn còn và sẽ còn mãi mãi nếu người ta gìn giữ và bảo vệ nó.
Đặc tính kể trên đã liên tục được tôn trọng trong suốt thời gian miền Nam tồn tại và luôn cả trước đó, từ thời Chính Phủ Quốc Gia của Cựu Hoàng Bảo Đại cho đến Đệ Nhất rồi Đệ Nhị Cộng Hòa. Chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia hay những người thuộc các ngành khác đảm nhiệm, nhưng trong việc lựa chọn nhân sự điều hành trong bộ, ngoại trừ các chức vụ có tính cách chính trị như đổng lý văn phòng, chánh văn phòng, bí thư tức thư ký riêng của bộ trưởng... tất cả các chức vụ chỉ huy khác trong bộ, từ thứ trưởng, tổng thư ký, tổng giám đốc, giám đốc cho tới các hiệu trưởng các trường và đương nhiên là các giáo sư, giáo viên, đều là những nhà giáo chuyên nghiệp, không có đại diện đảng phái chính trị ở bên cạnh. Lý do rất đơn giản: họ là những người vô tư, biết việc, rành công việc và có kinh nghiệm, chưa kể tới sự yêu nghề. Chính trị đối với họ chỉ là nhất thời, tương lai của cả một dân tộc, hay ít ra là của những thế hệ tới, mới là chính và thực sự quan trọng. Trong phạm vi lập pháp, rõ hơn là ở quốc hội, các chức vụ đứng đầu các ban hay tiểu ban giáo dục, dù là thượng viện hay hạ viện đều do các nghị sĩ hay dân biểu gốc nhà giáo phụ trách. Ngoại trừ ở những vùng mất an ninh, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đã ngưng lại trước ngưỡng cửa của học đường. Thày cô giáo là nhân viên của bộ giáo dục, do bộ giáo dục bổ nhiệm, trực thuộc vị hiệu trưởng của trường sở tại, rồi các nha sở của bộ giáo dục ở trung ương chứ không trực thuộc các quận hay tỉnh trưởng. Việc giảng dạy ở trong lớp là hoàn toàn tự do, nhất là ở bậc đại học, chính quyền không hề theo dõi. Chưa hết, để cố vấn cho chính phủ, một Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục cũng được thành lập với đa số hội viên là các nhà giáo.
Về tên các trường, tất cả các trường trung, tiểu học đều được gọi bằng tên của các danh nhân hay anh hùng dân tộc thời trước, được mọi người từ lâu công nhận: Trưng Vương, Ngô Quyền, Chu Văn An, Đoàn Thị Điểm, Gia Long, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Lê Ngọc Hân, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…không hề có tên nào là của các lãnh tụ đương thời dù đó là Bảo Đại, Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, kể cả Trần Văn Hương gốc nhà giáo… thay vì những tên hoàn toàn xa lạ đối với quảng đại quần chúng Miền Nam như về sau này như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám…, những người của một đảng chính trị hay, tệ hơn nữa, là ngụy tạo, không có thật.
Thứ hai: Tôn chỉ và mục đích nhằm hướng tới quốc gia, dân tộc và con người, dựa trên những truyền thống đã có từ lâu đời
Nói tới ba nguyên tắc căn bản, đồng thời cũng là tôn chỉ và mục đích tối hậu của nền giáo dục của miền Nam trước năm 1975, có người tỏ ý không thích ba nguyên tắc này. Lý do có lẽ, tôi chỉ đoán như vậy, là vì ba nguyên tắc này phần nào đã được người Cộng Sản Việt Nam nêu lên trong Đề Cương Văn Hóa 1943 của họ. Ba nguyên tắc đó là Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng, sau này là Nhân Bản, Dân Tộc và Khoa Học trong khi trong Đề Cương Văn Hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì là Dân Tộc, Đại Chúng và Khoa Học… Ở đây người viết không đi sâu vào khía cạnh này vì dù không thích, không đồng ý, ba nguyên tắc Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng này vẫn đã trở thành căn bản của nền giáo dục của miền Nam mà không ai lưu tâm tới vấn đề là không biết. Chúng đã giúp cho nền giáo dục này giữ được những truyền thống cơ bản của dân tộc và phát triển một cách vững vàng từng bước một để theo kịp với đà tiến triển của cả nhân loại mà không chạy theo những gì của thời thượng để trở thành lai căng, mất gốc, đồng thời cũng không bị gán cho là bảo thủ, lỗi thời… Tính cách liên tục lịch sử của nền giáo dục của miền Nam sở dĩ có được, phần nào là dựa trên những nguyên tắc này, đặc biệt là nguyên tắc Dân Tộc. Nó cho phép người ta đề cao và bảo tồn những truyền thống dân tộc trong học đường, dù đó là những truyền thống thuần túy Việt Nam hay những truyền thống của Khổng Giáo và ở bất cớ thời nào, kể cả thời người ta đua nhau cổ võ cho phong trào toàn cầu hóa hay thế giới đại đồng trước kia. Đôi câu đối được khắc trên cổng chính của một trong những trường trung học lớn nhất của miền Nam là trường Petrus Trương Vĩnh Ký sau đây là một trường hợp điển hình:
Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây Âu khoa học yếu minh tâm
Trong khi đó thì nguyên tắc khai phóng đã giúp người ta thường xuyên cởi mở, khoáng đạt để sẵn sàng đón nhận những gì mới mẻ từ bên trong, cũng như từ bên ngoài, từ đó theo kịp đà tiến bộ chung của cả nhân loại. Sinh hoạt giáo dục ở vùng Quốc Gia và ở miền Nam Việt Nam trong thời gian tồn tại mỗi ngày mỗi sinh động hơn, mỗi phong phú hơn và nhân bản hơn là nhờ nguyên tắc này thay vì trở nên nghèo nàn, sơ cứng, hay ít ra không hấp dẫn đối với những thế hệ mới.
Cuối cùng cũng nên nói sơ qua về nguyên tắc đại chúng. Nguyên tắc này tuy không được kể trong ba nguyên tắc căn bản của nền giáo dục của miền Nam nhưng vẫn được mọi người tôn trọng, trái với thực tế đã xảy ra trước năm 1975 ở miền Bắc và trên toàn quốc sau năm này. Lý do là vì khi nói tới nguyên tắc này, người ta nghĩ ngay tới hai chữ dân chủ, từ đó những nhận định quen thuộc là do dân, vì dân và cho dân. Ở đây là do đại chúng, của đại chúng và phục vụ đại chúng thay vì chỉ do một thiểu số cầm quyền và giàu có. Một trong những gì mà nền giáo dục của miền Nam đã đem lại cho đại chúng là tính miễn phí, hay gần như miễn phí từ tiểu học đến đại học và cũng ít ra là ở các trường công lập, bất kể đất nước còn đang ở trong tình trạng chiến tranh và nghèo nàn và ngân sách dành cho giáo dục là rất thấp so với các nước Á Châu khác. Người ta chỉ cần đậu xong bằng tú tài là có thể ghi danh hay thi vào các trường đại học hay cao đẳng. Học phí rất thấp, hầu như chỉ vừa đủ cho thủ tục hành chánh, giấy tờ. Sinh viên ra trường hầu như không nợ nần gì cả, chưa kể tới các trường đại học hay cao đẳng chuyên môn, sinh viên được cấp học bổng để sống và theo đuổi việc học toàn thời gian và sau khi ra trường khỏi phải trả nợ. Các trường tư cũng được tự do, coi như để bổ khuyết cho khả năng giới hạn của các trường công do số học sinh mỗi ngày một đông, trường công không đáp ứng được đầy đủ. Sự thành công của các trường tư dựa trên sự tín nhiệm của các phụ huynh và có thể cả chính các học sinh lựa chọn căn cứ vào sự giảng dạy của các thày và kết quả của các kỳ thi. Trong phạm vi này các tôn giáo đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài các trường trung và tiểu học, tôn giáo lớn nào cũng có trường đại học: Công Giáo có trường Đà Lạt, Phật Giáo có trường Vạn Hạnh, Hòa Hảo có trường Long Xuyên, Cao Đài có trường Tây Ninh, chưa kể tới các trường Minh Đức, Cửu Long…
Thứ ba: Liên tục trong phạm vi nhân sự
Nhân sự ở đây không ai khác hơn là các nhà giáo, căn bản là các nhà giáo chuyên nghiệp. Người viết muốn nói tới các nhà giáo tốt nghiệp từ các trường sư phạm, những người ngay từ thuở thiếu thời đã chọn nghề dạy học làm lý tưởng cho mình và chỉ sống bằng nghề dạy học, vui với nghề dạy học, hãnh diện với vai trò làm thày, làm cô của mình, dù đó là Sư Phạm cho bậc tiểu học, Cao Đẳng Sư Phạm hay Đại Học Sư Phạm cho bậc trung học. Một nghề bị coi là “bạc nghệ”, là bị xếp sau so với các nghề khác:
Dưa leo ăn với cá kèo,
Cha mẹ anh nghèo, anh học “noọc-man”(*)
Hai câu bề ngoài có vẻ tự ti, than vãn, nhưng không phải là không mang thâm ý ngược lại nếu người ta nghĩ tới trường hợp của không ít con em các nhà giàu được gửi sang Tây học và không mang được bằng cấp gì về cho cha mẹ, trừ bằng “nhảy đầm”. Anh nghèo nhưng anh học giỏi và làm nên sự nghiệp.
Khởi đầu là các vị tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội hay các vị tốt nghiệp các trường đào tạo giáo viên tiểu học. Tất cả các vị này đã hành nghề trong suốt thời Pháp thuộc, đã âm thầm góp phần vào việc Việt hóa nền giáo dục quốc gia thời Bảo Đại - Trần Trọng Kim, rồi thời Chính Phủ Quốc Gia. Sau này, khi đất nước bị qua phân, từ miền Bắc đã di cư vô Nam hay vẫn ở lại miền nam, các vị đã tiếp tục dạy ở các trường trong Nam khi các trường này được mở cửa trở lại sau một thời gian chiến tranh bị tạm đóng cửa, bên cạnh các trường được gọi là Bắc Việt di chuyển như Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục... không hề bị gián đoạn, kể cả trong thời kỳ chuyển tiếp từ Pháp thuộc sang độc lập. Mặt khác, chính các giáo chức chuyên nghiệp này cũng là những giảng viên cơ bản trong các trường huấn luyện giáo chức thuộc thế hệ mới. Từ phong thái đến cách giảng dạy, từ cách vào lớp, cho phép học trò ngồi, tới cách viết bảng và xóa bảng, cách chấm bài hay phê bài, các vị này đã để toát ra một sự chừng mực và vô cùng thận trọng của những nhà sư phạm lành nghề và yêu nghề. Học đường do đó đã tránh được nạn chánh trị hóa, tránh được nạn cán bộ chánh trị xâm nhập. Nhiều vị vào những lúc tình thế vô cùng tế nhị đã giữ được thế vô tư và độc lập, nghiêm chỉnh của học đường và tư cách của nhà giáo. Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian này nhiều vị xuất thân là cử, tú, kép, mền, luôn cả tiến sĩ của thời trước, những người tinh thâm Nho học, vẫn còn có mặt ở các học đường, đặc biệt là các Đại Học Văn Khoa ở Saigon và Huế như Tiến Sĩ Nguyễn Sĩ Giác, Cử Nhân Thẩm Quỳnh, Tú Tài Kép Vũ Huy Chiểu... mà không ai là không quý trọng.
Thứ tư: Hệ thống tổ chức, tổ chức thi cử và chương trình học vẫn giữ được những nét chính của Chương Trình Pháp và Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, Phan Huy Quát dù có sửa đổi
Đây là một trong những đặc tính căn bản của nền giáo dục của miền Nam trong suốt thời kỳ nền giáo dục này tồn tại. Những gì người Pháp thiết lập không những không bị hủy bỏ, coi như tàn tích của chế độ thực dân, đế quốc mà còn được thận trọng giữ gìn, song song với việc bảo tồn truyền thống văn hóa cổ truyền và đạo đức của dân tộc. Người Việt ở miền Nam trong tinh thần cởi mở và tự do đã biết phân định những gì là kìm kẹp và những gì là hay đẹp mà một chế độ chính trị đem lại, thay vì cứ nhắm mắt đập bỏ để sau này hối tiếc. Các nhà làm giáo dục ở miền Nam đã tỏ ra vô cùng thận trọng trong mọi quyết định. Những gì gọi là cách mạng vội vã, nhất thời dường như không được chấp nhận. Họ chủ trương cải tổ để thích ứng với hoàn cảnh mới và cải tổ từ từ, kể cả khi thế lực và ảnh hưởng của người Mỹ, từ đó áp lực của họ đã trở nên rất mạnh. Hệ thống giáo dục do người Pháp từ tiểu học cho đến đại học đã tồn tại dưới hình thức Việt hóa bắt đầu từ thời chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945, với chương trình Hoàng Xuân Hãn, vị bộ trưởng giáo dục đương thời, sau này là Phan Huy Quát thời Quốc Gia Việt Nam mới được thành lập. Nó cho phép người ta, từ thày đến trò, dễ dàng chuyển sang một nền giáo dục mới của một quốc gia độc lập không hề có chuyện trục trặc. Ngay từ cuối niên học 1944-1945, trong rất nhiều khó khăn, từ giao thông, vận chuyển đến thông tin, liên lạc, người ta đã tổ chức được những kỳ thi ở bậc tiểu học bằng tiếng Việt mà không hề có chuyện than phiền, khiếu nại. Điều nên nhớ là Chính Phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại có vẻn vẹn bốn tháng hay hơn một trăm ngày, vô cùng ngắn ngủi, với những phương tiện giao thông và liên lạc hết sức nghèo nàn. Sau này khi gửi sinh viên ra ngoại quốc du học, miền Nam đã không gặp phải những khó khăn trong việc đối chiếu bằng cấp, hệ thống học, học trình và khả năng của các đương sự, không phải chỉ riêng cho những ai muốn sang du học bên Pháp mà luôn cả cho những ai muốn sang các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc, Nhật... vì đó là một hệ thống giống như các hệ thống khác thuộc thế giới tây phương, một hệ thống gần với hệ thống chung của quốc tế với 12 năm dành cho bậc tiểu học và bậc trung học.
Duy trì mối liên tục lịch sử cũng cho phép người ta sử dụng được các sách giáo khoa của người Pháp và những sách giáo khoa về lịch sử và văn chương Việt Nam do chính người Việt soạn thảo từ thời trước năm 1945 và sau đó là từ năm 1947 đến năm 1954 ở những vùng đất của người quốc gia. Điển hình là các sách toán và khoa học bằng tiếng Pháp, do các tác giả Pháp soạn và xuất bản ở bên Pháp nhưng đã được không những các thày mà luôn cả các trò sử dụng làm tài liệu hay để tự học mà cho tới nay nhiều cựu học sinh các trường trung học miền Nam vẫn còn nhắc tới và nhắc tới như là những kỷ niệm đẹp. Trong phạm vi văn chương, những sách của Dương Quảng Hàm, đặc biệt là hai cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu và Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển đã được dùng rất lâu dù cho nhiều sách giáo khoa khác đầy đủ hơn đã được soạn thảo. Cũng vậy, trong phạm vi sử học với cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. Về nội dung, đặc biệt là trong văn học, người ta cũng thấy nền giáo dục của miền Nam vẫn giữ được tinh thần tự do, cởi mở. Các tác giả được đem dạy hay trích dẫn đã được lựa chọn căn cứ vào giá trị của các công trình của họ thay vì gốc gác và sự lựa chọn chế độ của họ, thay vì căn cứ vào chuyện họ ở miền Bắc hay ở miền Nam trong thời gian này. Thế Lữ, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân, Tô Hoài... là những trường hợp điển hình.
Trong phạm vi thi cử, các kỳ thi được thiết lập từ thời Pháp hay có ở bên Pháp vẫn được duy trì, đặc biệt là hai kỳ thi tú tài. Ở bậc đại học hệ thống tổ chức cũng tương tự. Ảnh hưởng của người Mỹ chỉ được chấp nhận một cách từ từ với nhiều thận trọng, mặc dầu người Mỹ đã bỏ ra nhiều tiền bạc và nhân sự qua các chương trình viện trợ khiến cho nhiều người Mỹ đã tỏ vẻ bất bình. Hình thức thi trắc nghiệm áp dụng cho các kỳ thi tú tài chỉ được thực hiện rất trễ về sau này và dư luận đã đón nhận nó với những nhận định khác nhau, đặc biệt là danh xưng “Tú Tài ABC Khoanh” đã được dùng để chỉ các kỳ thi này. Tiếc rằng chỉ vài năm sau Miền Nam đã không còn nữa.
Trong phạm vi tổ chức thi cử, người ta có thể thấy không riêng gì quan niệm, cách tổ chức, cách coi thi và chấm thi cũng như cách cho điểm, định kết quả và công bố kết quả hãy còn chịu ảnh hưởng nhiều của người Pháp mà còn luôn cả những thời quân chủ trước đó nữa. Quyền uy của các giám khảo, các chánh phó chủ khảo, các giám thị đã luôn luôn được tôn trọng và nhiều vị chủ khảo đã tỏ ra vô cùng can đảm giữ thế độc lập cho mình hay biết khôn ngoan né tránh cho mình và cho các đồng nghiệp của mình khi phải lãnh nhiệm vụ ở những vùng xa thủ đô Saigon, an ninh và giao thông không bảo đảm. Nên nhớ là trong thời gian này hệ thống trung ương tập quyền vẫn còn tồn tại. Ra đề thi, in đề thi và gửi đề thi về địa phương với tất cả sự bảo mật cần thiết là vô cùng khó khăn, tế nhị và phức tạp. Về phía chính quyền thì từ trung ương đến địa phương hầu như không hề có sự trực tiếp can thiệp. Báo chí, các cơ quan truyền thông vẫn luôn luôn hiện diện và sẵn sàng phanh phui mọi chuyện. Ngay cả trường hợp các thí sinh là những sĩ quan cao cấp trong quân đội hay trong các lực lượng an ninh. Điển hình nhất là trường hợp của Đại Tướng Cao Văn Viên. Tướng Viên lúc đó là Tổng Tham Mưu Trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông là một người ham học nên mặc dù vô cùng bận rộn với quân vụ, ông vẫn ghi danh theo học trường Đại Học Văn Khoa Saigon, ban Pháp Văn. Trong kỳ thi cuối năm Chứng Chỉ Văn Chương và Văn Minh Pháp, ông đã đậu kỳ thi viết nhưng bị đánh rớt phần vấn đáp. Đây là một trong những chứng chỉ tương đối khó, nhiều khi kết quả được công bố: không ai đậu, ngay từ phần thi viết. Tướng Viên đã đậu phần thi viết. Điều này chứng tỏ khả năng viết và sự hiểu biết của ông, ít ra là về môn học được hỏi trong phần này, vì bài làm của thí sinh luôn luôn bị rọc phách trước khi giao cho giám khảo chấm. Trong phần vấn đáp, thày trò trực tiếp đối diện với nhau và vị giám khảo là người Việt, không phải người Pháp, còn trẻ, ở tuổi quân dịch. Ông đã bị chính vị giám khảo người Việt này đánh hỏng nhưng trong suốt thời gian sau đó mọi việc đều an lành, không có gì đáng tiếc xảy ra cả. Đây là một trong những điểm son rực rỡ cho cả hai phía, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và Trường Đại Học Văn Khoa Saigon nói riêng và nền giáo dục của miền Nam nói chung thời trước năm 1975. Tưởng cũng nên nói thêm là cũng trong thời gian này, Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm, Giám Đốc Nha Động Viên Bộ Quốc Phòng cũng theo học Ban Sử ở trường này. Sang Mỹ, ông ghi tên học ở đại học Mỹ và đậu thêm bằng Cao Học. Cũng vậy, chuyện chuẩn tướng chào chuẩn úy trước. Lý do là vị chuẩn tướng này đã theo học lớp văn hóa buổi tối để dự thi tú tài do sự khuyến khích của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và người chuẩn úy trước khi nhập ngũ là một giáo sư trung học dạy lớp buổi tối. Hai người gặp nhau một buổi sáng khi cùng đưa con đi học. Nhưng cũng chưa hết, trong thời gian này Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị cũng là được người ta biết tới như một ông “Tướng Văn Hoá”. Cuối cùng và vẫn chưa hết là trường hợp của một vị trung tá cũng thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, trình một tiểu luận cao học ở ban Sử của trường Đại Học Văn Khoa Saigon. Bình thường, khi đã được phép trình, thí sinh được kể như là đã đậu. Vị trung tá này đã bị đánh rớt. Lý do là ông đã không sửa lại tiểu luận của mình mặc dầu đã được khuyến cáo trước đó và để nguyên những lỗi lầm bị cho là căn bản. Cũng nên biết là trước khi trình vị trung tá này đã đặt tiệc trà ở phòng giáo sư ở ngay lầu dưới để sẽ ăn mừng cùng với bạn bè và gia đình sau khi được chấm đậu. Người ta có thể trách cứ ban giám khảo là quá nghiêm khắc nếu không nói là nghiệt ngã, nhưng vì tiểu luận cao học cũng như luận án tiến sĩ thời này được trình trước công chúng, ai vào nghe cũng được, sau đó ai cũng có thể mở xem được. Người ta có thể đánh giá nhà trường căn cứ vào phần trình bày và phẩm chất của tiểu luận hay luận án mà thí sinh đệ trình. Có điều vì thí sinh này là một trung tá của Quân Đội VNCH nên nhiều người tỏ ý lo ngại cho các giám khảo. Cũng giống như Đại Tướng Cao Văn Viên, ông có thể không làm gì, nhưng đàn em của ông thì sao? Tướng Viên có thể không làm nhưng thuộc hạ của ông làm sao ông kiểm soát được? Nên nhớ Tướng Viên trước đó là Tư Lệnh Lực Lượng Nhảy Dù. Lính của ông sống nay, chết mai, chuyện gì họ cũng có thể làm được. Nhưng cuối cùng thì mọi chuyện đều đâu vào đó, an lành, không có gì xảy ra cả. Đó là những điểm son của cả nền giáo dục của miền Nam lẫn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trước khi miền đất được coi là tự do không còn nữa, người viết xin được nhắc lại.
Thứ năm: Một xã hội tôn trọng sự học và những người có học
Đây là một trong những đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam mà xã hội Miền Nam nói chung và nền giáo dục Miền Nam nói riêng thời trước năm 1975 được thừa hưởng. Đặc tính này đã được biểu lộ không riêng qua tinh thần tôn sư trọng đạo mà còn được coi như một giá trị và là một giá trị đứng đầu trong mọi giá trị. Sự học là một giá trị và giáo dục là một giá trị. Sự học hay giáo dục làm nên con người chứ không phải là những yếu tố khác, dù đó là quyền uy và tiền bạc.
Được xã hội tôn trọng nhưng ngược lại xã hội cũng trông đợi rất nhiều ở các thày. Điển hình là chuyện “giáo sư mà cũng đi ăn phở”. Câu chuyện này do Giáo Sư Nguyễn Ngọc Cư kể lại. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Cư là một trong những vị cựu sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội thời Pháp thuộc, một trong những vị giáo sư nổi tiếng là nghiêm túc còn lại của trường này. Ông dạy ở trường Thành Chung Nam Định, sau là Đại Học Sư Phạm Saigon. Một trong những học trò cũ của ông sau này là Ngoại Trưởng của Cộng Hoà Xã Hội Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch. Câu chuyện xảy ra khi Giáo Sư Cư xuống chấm thi ở Mỹ Tho khi mới từ Hà Nội di cư vào Nam hồi sau năm 1954 vào một buổi sáng khi các vị giám khảo rủ nhau đi ăn phở trước khi nhập trường và khi người dân quanh vùng nhìn thấy các thày trong tiệm phở. Cũng nên nhớ là hồi đó các giáo sư trung học, nhất là các vị dạy ở cấp tú tài là rất hiếm và kỳ thi tú tài là một biến cố lớn ở trong vùng.
Cũng nên để ý là, khác với ở miền Bắc, nơi thày cô thời trước gọi học trò bằng anh hay chị, trong Nam học trò được thày gọi bằng trò và thường tự xưng là trò. Quan niệm chính danh ở đây được thấy rõ, từ đó sự trông đợi tư cách phải có của người thày. Cho tới nay, người ta không rõ danh xưng em trong học đường Việt Nam về sau này đã được sử dụng từ bao giờ. Có thể từ thời có Phong Trào Thanh Niên Thể Dục Thể Thao của Hải Quân Đại Tá Ducoroy thời Thống Chế Pétain ở bên Pháp và Đô Đốc Decoux ở Đông Dương, nhưng cũng có thể do Chủ Tịch Hồ Chí Minh thời năm 1945. Nói như vậy vì trong thư gửi các học sinh hồi đầu niên khóa 1945-1946, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng câu “Các em học sinh, Các em hãy nghe lời tôi…” và tiếp theo bằng ba tiếng “lời của một người anh lớn..” mặc dù lúc đó ông đã 55 tuổi và thư là gửi cho những thiếu niên, những học sinh trung và tiểu học chỉ đáng tuổi cháu nội, cháu ngoại của ông. Lối xưng hô này đã không được một số thày cô trong Nam chấp nhận. Nhiều người vẫn ưa thích lối xưng hô cổ truyền hơn và ngay ở bậc đại học, nhiều sinh viên, đặc biệt là các nữ sinh viên, đã xưng con với các thày của mình mặc dù thày trò hơn nhau chỉ có vài tuổi. Một vị hiệu trưởng một trường nữ trung học lớn, nổi tiếng của Saigon đã chỉnh học sinh của mình khi người này xưng em với bà: “Thưa Cô, Con chứ! sao lại Thưa Cô, Em!” Tưởng ta cũng nên nhớ là, thày và con, cô và con, từ cả hai vị thế, từ trách niệm đến bổn phận và cung cách đối xử khác nhau nhiều lắm. Ngoài xã hội cũng vậy, các phụ huynh học sinh luôn luôn gọi các thày cô của con mình bằng thày và cô luôn, với tất cả mọi sự tin cậy khi đặt trách nhiệm dạy dỗ con mình vào tay họ, đặc biệt là các thày cô tiểu học. Điều này giải thích tại sao sau năm 1975, các giáo viên từ miền Bắc vô Nam ưa dạy các học sinh gốc miền Nam hơn các học sinh mới từ miền Bắc theo chế độ mới vào.
Trở lại với thành ngữ “Tôn sư trọng đạo”. Thành ngữ này thường được dùng như một phương châm dành cho các học sinh và phần nào luôn cả các phụ huynh tương tự như các câu “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thày”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay thành ngữ “quân sư phụ.” Đối với một số không nhỏ các nhà giáo thành ngữ này cần được hiểu là bao gồm hai phần: phần thứ nhất là “tôn sư” và phần thứ hai là “trọng đạo”. Tôn sư là dành cho học trò và trọng đạo là dành cho người thày theo đúng quan niệm chính danh của Khổng Giáo. Thày phải ra thày trước khi đòi hỏi trò phải kính trọng thày. Đây là một vấn đề khác có tính cách chuyên môn và khá phức tạp. Tôi sẽ xin trở lại trong một bài khác.
Tạm thời kết luận
Bài này được viết vào lúc những tin tức về những tệ hại trong nền giáo dục hiện tại ở Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong sinh hoạt truyền thông quốc tế cũng như quốc nội. Ngoài những tin tức, những bài nhận định còn có những hình ảnh của các kỳ thi đi kèm. Tất cả đã xảy ra hàng ngày và đã chiếm những phần quan trọng trong thời lượng phát thanh hay phát hình hay trên các trang báo, đặc biệt là vào những thời kỳ bãi trường hay khởi đầu của một niên học. Mọi chuyện đã liên tiếp xảy ra từ nhiều năm trước và người xem, người nghe có thể đoán trước và chờ đợi mỗi khi mùa hè và sau đó là mùa thu đến. Nhiều người còn dùng hai chữ “phá sản” để hình dung tương lai của nền giáo dục này và nhiều người tỏ ý nuối tiếc quá khứ mà họ cho là rất đẹp của nền giáo dục ở miền Nam thời trước năm 1975. Trong khi đó ở Hải Ngoại, giới trẻ Việt Nam, ở đây tôi chỉ nói tới những người xuất thân từ các học đường ở miền Nam đã thành công rực rỡ và được các thày cô và các cơ quan truyền thông khen ngợi, nếu không nói là ca tụng. Nhiều người không những vẫn tiếp tục làm nghề cũ, kể cả những ngành mà tiêu chuẩn quốc tế rất chính xác, rõ ràng mà họ học được ở các trường đại học hay cao đẳng ở Việt Nam. Rất nhiều người đã trở thành những chuyên viên cao cấp, những cố vấn, hay những giáo sư đại học bản xứ với những công trình nghiên cứu có giá trị cao và ở mức độ quốc tế. Ở đây, như đã nói trong phần mở đầu, người viết chỉ vắn tắt ghi nhận một số những dữ kiện căn bản. Nhiều công trình nghiên cứu qui mô hơn và kỹ càng hơn còn cần phải được thực hiện bởi nhiều người, trước khi người ta có thể khẳng định những nhận xét này. Tuy nhiên có một điều người ta phải để ý và thận trọng khi nói tới cách mạng và đặc biệt khi làm cách mạng vì cách mạng và hệ quả của nó có thể làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của dân tộc, theo chiều hướng đi xuống, nhất là khi cách mạng không bắt nguồn từ truyền thống và tư duy của chính dân tộc mình. Người ta có thể xóa bỏ một chế độ chính trị bằng cách mạng, từ đó đoạn tuyệt với quá khứ nhưng người ta không thể theo đà đó mà làm cách mạng trong những phạm vi sinh hoạt khác, xóa bỏ và làm lại tất cả, trong đó có giáo dục. Cách Mạng Mỹ không làm như vậy, Cách Mạng Pháp cũng không làm như vậy…vẫn duy trì những truyền thống cũ. Nhận định này có thể bị coi là bảo thủ, nhưng đó là một sự thật và một sự thật bắt đầu bằng kinh nghiệm. Có điều vì bằng kinh nghiệm nên khi biết được sự thật thì đã quá muộn. Nhiều khi người ta phải từ bỏ cách mạng để trở về với truyền thống của cha ông vì cha ông của chúng ta cũng là người, cũng thông minh, cũng khôn ngoan, sáng suốt, cũng nhạy cảm như chính chúng ta, ngoại trừ các Cụ sống ở thời của các Cụ, mỗi Cụ chỉ sống một thời gian ngắn, còn truyền thống thì có từ lâu đời. Phải có lý do truyền thống mới được tôn theo, được duy trì và từ đó tồn tại. Lịch sử do đó đã luôn luôn liên tục vì không liên tục là đổ vỡ, là mất quân bình và xáo trộn, là thụt lùi hay ít ra là bất khả tiến bộ.
(*) Noọc-man: nói tắt của Ecole Normale Supérieure (ENS) là một trường đại học chuyên đào tạo các giáo sư (enseignants) và các nhà nghiên cứu (chercheurs). Đây là trường đại học sáng giá nhất với kỳ thi tuyển gắt gao nhất của nước Pháp. Trái với Việt Nam trường ĐH Sư phạm là nơi "cha mẹ anh nghèo anh học noọc-man" hoặc "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", ở Pháp phải là những thí sinh thật sự rất giỏi (élites) mới vào được ENS. Tốt nghiệp Ecole Normale Sup. là một hãnh diện cho các Normaliens và cho gia đình của họ. (phụ chú của admin)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)