khktmd 2015
Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2019
Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019
Cờ Lờ Mờ Vờ không biết dùng ống nghe lời thông dịch? - Tác giả Tưởng Năng Tiến
Thanh Hieu Bui : Chúng ta nhìn thấy nhiều hình ảnh thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc với các nguyên thủ quốc tế, đặc biệt là bên lề. Vậy thực sự ông ta có khả năng như ghi trong lý lịch là Anh Văn bằng B hay không.? Phúc học đại học bên Sing bằng tiếng gì ? Một nguyên thủ kê khai học vấn như vậy và thực tế như những gì diễn ra trước mắt, đó là một sự lừa dối hiển nhiên. Một nguyên thủ đứng đầu chính phủ mà dối trá học vấn một cách công khai như vậy, toàn dân và toàn bộ máy quan chức, đảng đều không ý kiến gì. Nếu đất nước này thực sự kêu gào đổi mới, chưa cần nói đến chuyện cải cách thể chế, chỉ cần những vị trí lãnh đạo như thủ tướng, chủ tịch nước là những vị trí vốn hay giao tiếp quốc tế, phải là những người biết ngoại ngữ đủ giao tiếp thông thường đã. Tôi thì trộm nghĩ khác. Qúi vị lãnh đạo cấp cao của nước ta cứ ngồi im thin thít, mặc cho thiên hạ nghi ngại vẫn hay hơn là họ phát biểu linh tinh (cờ lờ vờ mờ) gì đó, có thể làm phương hại đến thể diện quốc gia. Thế chả lẽ đi dự Hội Nghị mà chả mở miệng nói năng gì cả hay sao? Vâng, nên vậy. Thà im lặng để bị thiên hạ nghi ngờ là dốt, vẫn hơn là mở miệng ra khiến mọi người đều biết là mình dốt thật và dốt lắm. Im lặng là vàng. Ai cũng đồng ý thế. Trong mọi hoàn cảnh, lắng nghe luôn luôn là một thói quen rất tốt. Vấn đề là ông Phúc chỉ làm bộ nghe thôi nên bị chỉ trích tơi bời. FB Từ Đức Minh chì chiết: Tai nghe của máy phiên dịch chế tạo khá đơn giản. Nó bao gồm dây cắm xuống máy và chiếc loa tròn để sát vào lỗ tai được giữ bằng miếng nhựa vòng qua vành tai . Nhìn hình ông Phúc kia gắn tai nghe xuống tận má thế này thì ai cũng biết rằng là sai và không thể nghe được . Vậy chúng ta có thể đưa những giả thuyết sau . Ông Phúc rất giỏi tiếng Anh nên không cần dùng tai nghe máy phiên dịch . Ông Phúc là người quá ngu đần không biết sử dụng những thiết bị tối đơn giản như chiếc tai nghe này . Ông Phúc ngồi như một đống thịt thối và chẳng quan tâm gì tới cuộc họp hết . Việc đi họp chỉ như có lệ mà thôi . Họp hay không thì ông Phúc vẫn giàu và người Việt Nam vẫn mãi nghèo hèn. Nói thế e hơi quá lời. Đi họp cho có lệ và giả vờ nghe là tình trạng chung của cả nước, chứ đâu phải riêng gì qúi vị dân biểu quốc hội hay cá nhân ông Phúc. Người Việt còn có khả năng giả vờ làm việc nữa cơ – kể cả công việc chuyên môn – như những ông/bà “lương y” vừa đeo ống nghe (ngoài tai) vừa vờ vĩnh khám bệnh, vẫn nhan nhản hành nghề ở đất nước nà Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ giả vờ đi họp, hay giả vờ làm việc – không chừng – lại còn là chuyện may cơ đấy. Chứ ngài mà cũng xăng sái, hăng hái, năng nổ (dựng nhà máy lọc dầu, cất nhà máy điện hạt nhân, khai thác mỏ Bauxit, tạo những quả đấm thép Vinashin …) như mấy ông T.T trước thì mới thật là tai họa. Điều may mắn hơn nữa là ông Phúc chả hề có chủ trương, hay sách lược gì ráo trọi trong bất cứ lãnh vực nào mà chỉ thường hô khẩu hiệu (chung chung) không đụng chạm hoặc phiền lòng ai cả. |
7 thứ bạn không thể nào giấu được Google
Có một sự thật đau lòng: "Nếu dịch vụ miễn phí thì bạn sẽ là món hàng". Câu nói này rất đúng và lại càng đúng hơn khi nói đến Google. Thử nghĩ xem, những dịch vụ mà Google cung cấp cho bạn như Gmail, Youtube, tìm kiếm, lưu trữ Drive..., tất cả đều miễn phí cả. Hấp dẫn quá phải không nào?
Nhưng thực ra, tất cả đều có cái giá của nó cả và bạn đang bị Google nắm giữ rất nhiều thứ bí mật đấy. Không tin à? Đọc thử những điều dưới đây rồi sẽ biết.
1. Google sẽ biết được toàn bộ lịch sử tìm kiếm của bạn
Mỗi lần bạn gõ phím tìm kiếm thứ gì đó trên Google, "gã khổng lồ" này sẽ từng bước ghi nhớ lại hết và không sót bất cứ gì.
Nhiều người nghĩ rằng: "Thì tôi chỉ việc xóa lịch sử tìm kiếm, thế là xong ấy mà!". Nhưng thực ra không đơn giản vậy đâu, những dòng tìm kiếm của bạn vẫn còn nằm ở đấy, bên trong "bộ não" của Google.. Nếu không tin thì hãy click vào link này, đăng nhập vào tài khoản Google của bạn, tất cả những từ khóa tìm kiếm của bạn đều hiện ra trước mắt.
Vậy có cách nào để che giấu? Lần sau nếu bạn có tìm kiếm những thông tin nhạy cảm, hãy mở chế độ Incognito Mode (chế độ ẩn danh) trên trình duyệt Chrome lên, mọi thứ sẽ không bị lưu lại đâu.
2. Vị trí hiện tại của bạn
Google giống như có mắt thần trên trời cao vậy, hắn ta luôn dõi theo bạn trên từng cây số. Google không những lưu lại những nơi mà bạn đi qua, thậm chí còn ghi chú lại những nơi mà bạn thường xuyên đến. Nguy hiểm quá phải không?
3. Google còn biết cả những người bạn quen và những số điện thoại bạn đã gọi
Bạn dùng điện thoại Android? À vậy thì chia buồn nhé! Những chiếc điện thoại chạy trên nền tảng của Google đều rất dễ bị hắn ta "bám đuôi", bạn gọi cho ai, vào lúc nào, "gã khổng lồ" này cũng biết tất.
Hơn nữa, Google còn biết được danh bạ của bạn, biết được những số này bạn hay gọi, ngoài ra còn biết cả những ứng dụng nào bạn từng tải về trên kho ứng dụng. Nếu bạn hay tải về các ứng dụng liên quan đến du lịch, đừng ngạc nhiên khi bạn thường xuyên nhận được các thông tin quảng cáo từ những công ty du lịch, Google đã "bán đứng" bạn hết đấy!
4. Google cũng biết những điều bạn hay "tâm sự" với robot
Chắc hẳn bạn biết trợ lý ảo Siri trên iPhone chứ nhỉ? Google cũng có một trợ lý ảo mang tên Google Now. Mọi thứ bạn ra lệnh tìm kiếm, chẳng hạn như tìm nhà hàng, đặt bàn, tìm số taxi... chú robot trợ lý này cũng đều có thể đáp ứng được hết.
Tuy nhiên, đây lại chính là tên gián điệp "hai mang": một mặt vui vẻ trả lời hết những thông tin bạn cần, nhưng mặt khác lại gửi các tìm kiếm/yêu cầu của bạn cho Google và rồi từ đó gã khổng lồ này biết được hết sở thích cũng như thói quen của bạn.
5. Những tìm kiếm ngớ ngẩn trên Youtube cũng bị "soi mói"
Thử nghĩ xem, những từ khóa bạn tìm kiếm trên Youtube từ thời còn "trẻ trâu" sẽ vẫn còn lưu giữ ở đó và đôi khi thấy lại bạn có thể sẽ bật ngửa không hiểu vì đâu mà lại có đấy.
6. Cả độ tuổi, giới tính và sở thích cũng bị hắn ta "nắm thóp"
Thử nhớ lại lần đầu bạn tạo tài khoản Google xem, gã khổng lồ tìm kiếm này sẽ yêu cầu bạn điền ngày tháng năm sinh cũng như giới tính. Đó là do bạn vô tình cho hắn biết đấy. Nhưng nếu bạn đánh lừa hắn ta bằng cách cho ngày sinh giả thì sao? Yên tâm đi, dựa vào thói quen tìm kiếm, hắn sẽ biết xác định được khoảng độ tuổi cũng như sở thích của bạn đấy.
7. Biết bạn đang sử dụng điện thoại gì
Trong những năm qua, Google biết được bạn đã dùng những thiết bị gì để đăng nhập vào tài khoản của họ, và tất nhiên hắn ta đều ghi nhớ hết mọi thứ. Để kiểm chứng, bạn có thể vào mục Sign-in & Security > Device activity & notifications, mọi thiết bị bạn từng đăng nhập tài khoản Google đều bị ghi dấu trong đây. Nếu muốn xóa bớt một số thiết bị bạn không còn dùng nữa, hãy chọn vào tên chúng và bấm Remove.
Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019
Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019
Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019
Văn bằng đại học tại chức và Cán bộ lãnh đạo
Giá như không có những kiểu học tắt, học như không học như thế thì nhiều sinh viên giỏi, học chính quy không bị “cướp” chỗ làm đến mức thấp nghiệp nhiều thế.
Vì dạy con học mà hai vợ chồng đồng nghiệp của tôi đã cãi nhau biết bao lần.
Người vợ thấy con học hành chểnh mảng nên la “Học như con thì sau này có bốc mắm mà ăn”.
Người chồng lại có quan điểm khác, con học đến đâu là tùy sức mà không có ép buộc.
Nhiều khi bức xúc khi thấy vợ luôn tạo áp lực cho con, anh
chồng nói rằng học giỏi như tôi với bà mà suốt đời cũng chỉ là giáo viên quèn ăn mấy đồng lương nên nghèo rớt mùng tơi cả đời.
Nhìn xem cán bộ huyện mình có ông bà nào học đại học chính quy mà bây giờ họ cũng là ông nọ bà kia, một bước xe, nhà cao cửa rộng, con cái du học nước này nước kia?
Mỗi lần nghe chồng nói thế, cô vợ mới chịu im vì những điều anh chồng dẫn chứng chẳng sai vào đâu được.
Tiến lên bằng những văn bằng tại chức
Có thể điểm danh những vị cán bộ chủ chốt huyện tôi hiện nay như Phó chủ tịch huyện, Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường, Trưởng Ban thanh tra Nhân dân, Trưởng phòng tổ chức Thị Ủy, thấp hơn nữa là gần như các Chủ tịch, Phó Chủ tịch cấp xã…
Nếu lật lại lịch sử học tập của họ, thì ôi thôi! Nhiều người phải thốt lên chẳng còn gì để nói.
Có giáo viên trước đây là thầy cô giáo của những vị cán bộ này cho biết họ học vào dạng “dốt đặc cán mai, dài cán thuổng”.
Vì thế nên phải nghỉ học giữa chừng.
Có người nghỉ học từ năm lớp 9, người nghỉ học vào lớp 10, người lết đén lớp 12 nhưng thi rớt tốt nghiệp.
Mà khi ấy cả trường chỉ rớt tốp nghiệp có 5 người.
Thầy hiệu trưởng còn nói, mấy bạn rớt tốt nghiệp là cực kỳ dốt, dốt đến mức có bài làm sẵn để trước mặt còn không biết chép.
Thời ấy, thi tốt nghiệp, giáo viên còn giải sẵn bài đưa cho phục vụ mang vào phòng thi, giám thị còn canh thanh tra cho học sinh chép bài nên ai rớt tốt nghiệp mới bị cười nhạo như vậy.
Thế mà, nhờ người là con cán bộ, người gia đình có mối quan hệ rộng, người có tiền... nên ai nấy đều xin vào làm chân “điếu đóm” cấp xã và bắt đầu đi học bổ túc.
Nói là học chứ đến lớp bữa đực bữa cái, sau vài năm cũng có tẩm bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa.
Họ bắt đầu đăng kí học đại học tại chức, từ xa với những ngành đang "hot" như Kinh tế, Luật…
Họ làm thân, lấy lòng những thầy cô giảng viên, lấy lý do bận công việc nên chỉ cần có mặt ở vài thời điểm kiểm tra, thi học phần, thi hết môn... Thậm chí có người còn chẳng xuất hiện bao giờ vì đã thuê người học thi hộ.
Có người từng bật mí cho chúng tôi, khi quen thân thầy cô, chỉ cần đưa số điện thoại, khi nào thi hết học phần thầy gọi ra làm bài cho hợp lệ là xong.
Và chỉ 2 năm sau đó, họ cũng áo mũ cân đai, ngẩng cao đầu lên bục nhận bằng đại học với niềm tự hào, mãn nguyện.
Mặc dù tấm bằng này được phủ bằng tiền và những mối quan hệ quen biết.
Con đường công danh cứ rộng mở
Có tấm bằng tại chức trong tay, họ bắt đầu được cơ cấu vào nguồn, được đề bạt, thăng chức, nắm toàn chức vụ quan trọng ở huyện.
Ngược lại, những bạn bè cùng trang lứa học khá giỏi, mài đũng quần hàng chục năm nữa trên ghế nhà trường.
Đến khi ra trường lại trở thành cu li cho chính các bạn đã từng không thể theo nổi chương trình ở mức thấp nhất của lớp khi ấy.
Giá như không có những kiểu học tắt, học như không học như thế thì nhiều sinh viên giỏi, học chính quy không bị “cướp” chỗ làm như thế này.
Người giỏi mất chỗ làm, người dở nắm toàn chức vụ chủ chốt.
Thế nên huyện tôi dù được đánh giá là có "thiên thời địa lợi" khi được thiên nhiên ưu đãi ban tặng không chỉ "rừng vàng" mà cả "biển bạc".
Vậy mà bao năm nay, kinh tế của địa phương vẫn cứ ì ạch như thế.
Ngày ấy, tấm bằng đại học chính quy và tấm bằng tại chức còn ghi rõ ràng hai loại hình đào tạo mà vẫn thế.
Nay, lại có quy định không phân biết các loại văn bằng thì chẳng biết sẽ thế nào đây?
Tuổi Trẻ, Pháp luật TP HCM - những vị nhạc trưởng không biết nốt nhạc bẻ đôi- Tác giả Trần Hòa
“Nhỏ không học lớn đi làm báo”, học vấn thì “ba môn 9 điểm” (ba môn thi đại học cộng lại chỉ 9 điểm, trung bình một môn ba điểm), “đếm tầng”.
Chỉ trong khoảng ba năm gần đây, làng báo Việt Nam mới bị xã hội gán cho những cái tên như vậy. Của đáng tội, tuy không đúng với tất cả mọi tờ báo, mọi nhà báo, nhưng trên bình diện chung, nó lại … hợp lý quá thể.
Thời suy thoái của báo chí Việt Nam bắt đầu từ lúc nào và vì sao?
Từng một thời vàng son
Những nhà báo chân chính gạo cội đều có thể kể vanh vách trong suốt mấy chục năm từ 1975 cho đến cách đây mới độ năm bảy năm, làng báo Việt Nam đã từng có thể tự hào vì những tiếng nói phản biện xã hội khách quan và mạnh mẽ. Làng báo lúc đó có thể gọi là “trăm hoa đua nở”.
Báo Thanh Niên từng có loạt bài điều tra vạch mặt tập đoàn tội ác Năm Cam và những quan chức cỡ đại đứng sau bao che, cấu kết các hoạt động kinh doanh phi pháp.
Báo Tuổi Trẻ ghi dấu từ thời bao cấp với bài về chàng thủ khoa không được đi học Đại học vì lý lịch “xấu” (cha là sĩ quan Việt Nam Cộng hòa), khởi đầu cho sự tham gia mạnh mẽ của báo chí góp phần thay đổi xã hội.
Lao động hùng cứ thị trường với sở trường phóng sự hay và lạ ở khắp mọi miền.
Pháp luật Tp HCM một mình một chợ với thành công biến lĩnh vực hàn lâm và khó hiểu như pháp luật thành diễn đàn sinh động, đa dạng và phong phú. Đó là tờ báo có những loạt bài viết tiên phong và hàng đầu cả nước trong việc giải thích và hỗ trợ hành chính công, chính quyền đô thị, giải oan, phản biện chính sách trong lĩnh vực hành chính công, điều tra, truy tố, xét xử.
Phụ nữ Tp HCM một thời cần sắc sảo có sắc sảo với những loạt bài chống tiêu cực, cần lãng mạn bay bổng có lãng mạn bay bổng, với những loạt phóng sự gia đình tinh tế.
Báo Đầu tư là cánh cửa lớn mở ra thế giới, một thử nghiệm phong cách làm báo tây ở ta với những bài viết ngắn gọn súc tích, dễ hiểu, giàu thông tin, luôn có dẫn chứng bằng con số. Một nét đặc biệt của họ là dùng rất nhiều biểu đồ, hầu như tin bài quan trọng nào cũng có biểu đồ và phân tích con số đi kèm. Đầu tư đã tạo ra một cách làm báo khoa học, giàu thông tin và khách quan cho cả làng báo tài chính và số liệu bấy giờ.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn uyên thâm và giàu kiến thức chuyên ngành dưới những ngòi bút sinh động, tờ tuần báo nội dung đậm đặc đến nỗi muốn đọc hết phải mất vài ngày.
Sài Gòn Tiếp thị là cẩm nang về tiêu dùng, cung cấp dồi dào thông tin và nhận định về thị trường và tiêu dùng, mà bất cứ ai muốn mua sắm đều cần đọc tham khảo.
Công an Tp HCM dẫn đầu về số lượng phát hành trong thị trường với con số có lúc lên tới vài triệu bản/kỳ, lương+ nhuận bút của người trong báo tính bằng cây vàng.
Ngoài những phóng sự nhanh nhạy và hấp dẫn từ về hoạt động tội phạm và của ngành công an, quá trình điều tra các vụ án lớn, Công an TP HCM còn bắt rất kịp nhu cầu được biết để tự bảo vệ của người dân bằng trang tin cuối, dày đặc các tin nhỏ cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo mới nhất.
Trong lứa tuổi thiếu niên có Mực tím, với bút nhóm Vòm me xanh một thời quy tụ các cây bút học trò trong trẻo và đa dạng, đặc biệt ngôi sao sáng chói Hoa học trò từng in không kịp bán ở các sạp báo, ai muốn đọc đều đặn thì không cách nào khác là phải đặt mua dài hạn.
Có thể nói báo chí “cách mạng” Việt Nam từng có một thời hoàng kim đáng tự hào.
Những cái tên kể trên đều là hàng đầu trong lĩnh vực và đối tượng bạn đọc của mình, không lẫn vào ai.
Một gia đình thành thị lúc đó phân bổ hẳn ngân sách đọc báo, gồm Thanh Niên/Tuổi Trẻ/Lao Động… cho đàn ông, Phụ nữ Tp HCM cho mẹ, vợ, con gái lớn. Trẻ con có Nhi đồng, Mực tím, Hoa học trò theo từng lứa tuổi. Sài gòn Tiếp thị cho cả gia đình. Còn bất cứ ai học luật, làm luật hoặc yêu thích, hay dính vào vụ việc muốn tìm hiểu luật thì không thể thiếu báo Pháp luật TP HCM. Doanh nhân thì phải có Đầu tư.
Cả đời chưa viết cái tin, đùng phát làm tổng biên tập
Cuối thời hoàng kim đó xuất hiện những dấu hiệu báo trước sự suy thoái từ nhiều phía, khi Thành ủy TP HCM đưa một người chưa từng làm báo là ông Phạm Đức Hải, đang là Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Tp HCM về giữ chức Tổng biên tập báo Tuổi trẻ. Ngay sau 5 năm giữ chức của ông Hải là một nhân vật khác, ông Tăng Hữu Phong, vốn là Phó Bí thư Thành Đoàn Tp HCM. Cả hai nhân vật này đều chưa từng một ngày làm báo, chưa hề biết làm báo là phải làm những gì.
Bấy giờ, cả làng báo xôn xao bàng hoàng. Những nhà báo già dặn với nghề không thể hình dung một người không có chút hiểu biết nào về chuyên môn lại có thể chỉ đạo cho họ phải thực hiện một phóng sự, một bài phỏng vấn, một bài bình luận… Đặc biệt nhất là, ông tổng biên tập quyền lực lại từ những nơi đặt thói quen chấp hành cấp trên làm tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất, về làm đầu não một nơi mà giá trị cốt lõi là tự do và phản biện.
Nghe đâu sau một thời gian làm tổng biên tập, đối đầu với những công việc chuyên môn cụ thể, ông Hải không chịu nổi mà phải than một câu công khai “Hồi làm thành ủy lương tôi vẫn vậy mà công việc khỏe hơn nhiều, giờ ở đây áp lực quá” (nói chơi vậy, chứ làm Tuyên giáo Thành ủy sao có thể so với những khoản phụ cấp hậu hĩ của Tuổi Trẻ-một tờ báo giàu).
Thế nhưng việc kiên trì cài cắm những nhân tố phi báo chí vào bộ máy lãnh đạo các tờ báo hàng đầu đã chứng tỏ tác dụng. Gần 10 năm lãnh đạo của hai ông Hải và Phong đã tuyệt đối thành công trong việc kéo tụt tờ báo vốn được đánh giá là nhật báo hàng đầu Việt Nam thành cái bóng già cỗi và nhợt nhạt của chính nó. Dưới sự nắm quyền của họ, sự phản kháng của những người làm chuyên môn dần mệt mỏi, bị bẻ gãy. Tờ báo chuyển hướng rõ rệt từ tiếng nói phản biện mạnh mẽ thành nhạt nhòa nhưng nhiều lúc lại cực đoan đến phản báo chí.
Ở tờ Pháp luật Tp HCM cũng vậy. Khoảng năm 2012, một trưởng phòng ở Sở Tư pháp TP HCM được đưa về làm phó Tổng biên tập báo. Đây thực chất là cuộc luân chuyển cán bộ, đảo vị trí và lĩnh vực công tác trước khi được nâng lên vị trí lãnh đạo mới. May mắn hơn so với Tuổi Trẻ, các vấn đề nội dung của báo Pháp luật Tp HCM nặng chuyên môn hơn, bộ máy lãnh đạo cũng gọn nhẹ hơn nên vị phó tổng mới nhanh chóng bộc lộ tất cả điểm yếu về mặt này trước đội ngũ tòa soạn. Kết thúc giống nhau là anh em làng báo nhanh chóng xem họ như người vô hình, và họ trở về nơi công tác cũ rồi lên chức.
Vài năm làm tổng biên tập, tiêu diệt xong tờ báo
Không thể bỏ qua tác động mạnh mẽ của làn sóng báo điện tử khiến lượng phát hành các báo giấy nói chung con số tụt giảm thê thảm, nhưng nhiều năm trời dưới sự lãnh đạo của những cá nhân ngồi nhầm ghế như vừa nói là một trong những nguyên nhân khiến các tờ báo tụt lùi, chậm trễ hẳn so với chính nó và so với thị trường.
Một cuộc họp giao ban trong tòa soạn thường diễn ra như thế này: phóng viên và các ban nêu các vấn đề đang được quan tâm trong lĩnh vực họ phụ trách. Có những vấn đề nếu là người không có chuyên môn hoặc chuyên môn không đủ giỏi sẽ cực kỳ bối rối. Giả như PV vừa điều tra xong một vụ quan trọng và các nơi đang bắt đầu can thiệp, nhờ hoặc ép buộc dừng đăng, gỡ bài. Tiếp tục đăng hay dừng, gỡ hay để nguyên? Lấy lý do nào trả lời khi bị can thiệp mà không bị mất đi mối quan hệ? Nếu gặp những áp lực lớn hơn thì sẽ làm gì? Đó là những câu hỏi mà các nhà báo phụ trách lĩnh vực có thể trả lời lập tức, nhưng quyết định lại ở tổng biên tập. Nói cách khác, tổng biên tập chính là nhạc trưởng của một dàn nhạc lớn. Các nhạc công là người chơi giỏi nhất bản nhạc, nhưng nhạc trưởng phải là người giỏi hơn hết tất cả về sự phối hợp giữa chúng.
Vậy mà những tờ báo một thời đình đám Việt Nam đã phải đón những vị “nhạc trưởng” mà nốt nhạc bẻ đôi cũng không biết như thế.
Sài Gòn, một thời quà vặt say sưa mê đắm - Tác giả Cao Thoại Châu
Tôi không sinh ra, cũng không có mối tình yêu nào hoặc hôn nhân nào với người Sài Gòn hay tại Sài Gòn, nhưng lớn lên và được thành phố này cho tới ba thứ. Những tháng năm học hành thành người có nghề nghiệp, những bài thơ từ bấy đến nay cũng do báo ở Sài Gòn đăng lên cho tôi thành người cầm bút tài tử, nghiệp dư. Cái thứ ba mà Sài Gòn trang bị cho tôi là bệnh ăn quà vặt hay văn hóa quà vặt thì cũng thế.
Nhận nhiều thứ, nhưng chưa khi nào tôi thấy Sài Gòn là quê hương thứ hai của mình, vô duyên với nó thật. Bây giờ, xa nó 45 km vẫn ùng ục nhớ xứ kêu là Bến Nghé này, lao phóng về vài ngày không còn chỗ để buồn nhưng thật oải và nhanh chóng rút, để những ngày tỉnh lẻ lại nghe dòng âm thanh cuồn cuộn sôi sùng sục của Sài Gòn trong lòng. Cứ vậy, và hôm nay nhớ đến quà vặt Sài Gòn.
Gọi là “quà” để phân biệt với “bữa”, một đằng ăn bất cứ khi nào, ở đâu còn đằng kia “cơm có bữa chợ có chiều”. Và gọi là “vặt” vì nó chỉ là một món nhỏ không “ra tấm ra món”, không quán xá mà là vỉa hè, cái ghế con con, có khi đứng và cả khi bệt, tất nhiên đó là những giờ phút tung cánh chim ngoài một cái hộp giam hãm nào đó.
Người ăn vặt rất đa dạng nhưng chiếm tỉ lệ cao là con gái, đàn bà không kể tuổi tác, và làm sao thiếu đàn ông trong những người thực hành một thứ văn hóa bình dân đại chúng vừa… làm đẹp phố phường, vừa góp phần… cải thiện đời sống xóa đói giảm nghèo cho một số dân nghèo đô thị này? “Tụ điểm văn hóa” ăn vặt tự phát mà tồn tại như quy luật này là các cổng trường từ tiểu học đến đại học, người ta phê phán đòi giải tỏa chẳng là đã vội quên một thói quen không xấu mà lại đầy kỷ niệm của tuổi học trò?
Sài Gòn là một trong hai “kinh đô” của quà vặt.
Về cơ cấu, lấy Sài Gòn là tiêu chí thì quà vặt kể vô số nhưng có thể chia theo nhóm. Nhóm có nước chấm như thịt bò khô đu đủ, lòng vịt khìa, bì cuốn, gỏi cuốn, bò bía (Pò pía?), bánh tôm, bột chiên, cá viên chiên… Nhóm ngọt như đậu đỏ bánh lọt (lọc), chè trứng gà, sâm bổ lượng, nước mía, tàu hũ, chè tú xọn… Nhóm có tinh bột gồm mấy thứ bánh mè, bánh bò, bánh tiêu… Và nhóm gốc thực vật như cóc, me, ổi, chùm ruột dầm, chuối chiên, khoai lang nướng, bắp nướng, bắp xào… Không thể quên những quà vặt gốc động vật như trứng cút, trứng vịt lộn…
Với tôi, có thể quên nhiều thứ của Sài Gòn nhưng quên thế nào được khúc đường Nguyễn Huệ chỗ gần đến tòa Đô Chánh trước 75, đối diện với rạp chiếu bóng Rex, có một cái quán nhỏ, gần như cái hầm rượu nhưng sạch sẽ tươm tất -quán Thảo- của ba người một mẹ hai con gái đều tên là Thảo, chỉ bán có hai thứ mà tôi mê cả hai. Bún bì và bì cuốn xén gọn gàng hai đầu nhỏ nhắn, trong có mùi lá lốp và nước chấm thì chỉ có… Thảo mới có được! Hồi còn học đại học, thường chiều hay trốn học ra vỉa hè ngã ba Pasteur – Lê Lợi. Vỉa hè khá rộng, cây cối nhiều mà lại có tới hai thứ quà nổi tiếng. Những chiếc tủ kính nhỏ bán bò khô của người Bắc, không dát mỏng nhuộm phẩm đỏ như khô bò Chợ Lớn mà từ Hà Nội mang vào. Nó dày và mềm màu hơi xỉn vì nướng ăn với đu đủ sống bào thành sợi. Lách cách tiếng kéo của người bán, xuýt xoa cay của người ăn đủ dạng, đủ tuổi. Không biết cái nào có trước nhưng hai thứ quả là dìu nhau cùng nổi tiếng và đông nghẹt, bò khô ăn xong có ngay nước mía chen và đứng – nước mía Viễn Đông!
Thử đi một vòng Sài Gòn, điều dễ thấy nhất và nếu đi nhiều ngày thì điều quen mắt nhất chính là những thứ quà vặt bán trên hè phố. Có thể nói hè phố mà không có quà vặt thì không còn là hè phố Sài Gòn nữa! Nó là một đại siêu thị open air dành cho những ai mang bệnh ăn vặt. Một cô gái sau mấy năm du học nước ngoài trở về, nói khi ở nước người ta điều cô nhớ da diết là Sài Gòn nơi cô ra đi. Và nhớ hai thứ của đất này, cái ồn ào sôi sục và sự gần gũi cởi mở của người Sài Gòn không đâu có, hai là quà vặt của đất này. Là một tay sành ăn quà vặt có nghề ngay từ nhỏ, du học về cô gái mở luôn cửa hàng có máy lạnh chuyên bán quà vặt! Qua cách nói thấy cô đầu tư đúng hướng và có tầm nhìn sáng suốt!
Cánh đàn bà thường dùng chiêu “cơm nhà quà vợ” để chấm điểm đức ông chồng tức là chỉ nhắm vào có một mục tiêu là chịu giam chân ở nhà! Nhưng với tôi, đàn ông “cơm nhà quà vợ” là loại đàn ông hơi khó chơi, kỹ tính, nhiều khi hơi ky bo và nhất là… baby lac hay Ký Cóp khó giao du!
Quà vặt là một nét rất đặc trưng Sài Gòn, mùi vị nước chấm thì khó tìm ra một nơi nào, một nội trợ nào có thể làm thay. Quà vặt Sài Gòn nhiều vô kể làm vừa lòng mọi loại người từ kẻ lang thang trốn học đến những cặp tình nhân sắp đến ngày cưới chả còn gì e thẹn bẽn lẽn và cả những cặp vợ chồng đồng bệnh lâu lâu đưa nhau về “chốn cũ” vừa khoái khẩu vừa đỡ được bữa ăn chiều hì hục. Tuy nhiên ngắm phụ nữ Sài Gòn ăn quà vặt là không nên bởi hình ảnh ấy có cái gì đó làm mất đi một phần tính hình tượng nhiều sức biểu cảm của phái đẹp.
Cái gì của số đông, tồn tại gắn với người tạo ra một nét của đất không bị sàng lọc thải loại bởi thời gian thì cái đó phải chăng là văn hóa? Mọi thứ có thể mất đi nhưng cái còn lại là văn hóa, về Sài Gòn những năm sau này tôi thấy rất nhiều thứ không còn nữa. Cái bộc trực hào phóng của người Bến Nghé mất dần cho cái láu cá, những rạp chiếu bóng permanente máy lạnh mua một vé giá bèo coi suốt ngày cũng để ngủ một tic giờ không còn nữa. Và nhiều ngôi trường một thời lừng lẫy giờ mang tên và mang ruột khác, không hoài cổ cũng thấy lòng xót xa… Những thứ này dần mai một nhưng đố ai không thấy quà vặt trên vỉa hè Sài Gòn?
Có hai nước Việt Nam: một của đảng +svn, và một của dân Việt Nam - Tác giả Trân đình Thu
LÃNH ĐẠO VÀ NHÂN DÂN KIẾP NÀY ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG, KHÔNG CHUNG NHAU NIỀM VUI NỖI BUỒN
Hôm qua Việt Nam ký EVFTA, dạo nhiều vòng trên facebook thấy im hơi lặng tiếng, trong khi báo chí quốc doanh đưa tin dày đặc, tin chạy trang nhất hoành tráng suốt cả ngày với những dòng mô tả niềm vui lớn, hình chụp các lãnh đạo cao cấp với nét mặt hân hoan nói cười hể hả mang tính cách ngày đại hỷ của đất nước của dân tộc.
Nhưng chẳng một status nào của nhân dân chúc mừng chính phủ làm được việc ấy.
Vì sao lại như vậy?
Có phải vì EVFTA không mang đến cái gì cho Việt Nam?
Thưa không, nó có thể làm được một số chuyện khá quan trọng về kinh tế.
Có phải nhiều người không hiểu EVFTA là cái chi chi?
Thưa không, người ta rất hiểu về nó là khác.
Vậy thì vì sao nhân dân không chung vui sự kiện này với lãnh đạo?
Đó là vì lãnh đạo và nhân dân lâu rồi không cùng chung niềm vui nỗi buồn. Hay nói cách ví von, hai bên kiếp này đồng sàng dị mộng.
Lâu rồi việc gì chính phủ muốn chính phủ làm, không hỏi nhân dân bao giờ nên khi có niềm vui gì thì tự sướng với nhau, có nỗi buồn thì tự chia với nhau, nhân dân coi như không liên quan tới mình.
Nói một cách chính xác, có 2 nước Việt Nam, một nước của lãnh đạo và một nước của nhân dân.
Nước Việt Nam của lãnh đạo hôm qua vừa ký được EVFTA.
Nước Việt Nam của nhân dân mấy hôm trước vừa bị Trung quốc kéo tàu đi ngang Hoàng Sa.
Nước Việt Nam của lãnh đạo hôm qua có ông thủ tướng vừa đi G20 về.
Nước Việt Nam của nhân dân tháng rồi mới bị tăng giá điện vô tội vạ, tuần rồi có một trận dịch heo chết tràn lan và hôm kia khởi phát đám cháy rừng khủng khiếp có người chết mà đến nay chưa dập tắt được.
Thế đấy! Có 2 nước Việt Nam khác nhau của 2 cộng đồng khác nhau, cộng đồng lãnh đạo và cộng đồng nhân dân.
Có hai nước Việt Nam đối nghịch nhau tồn tại trong tâm thức hai cộng đồng ấy từ lâu lắm rồi.
Thế nên không thể chung nhau niềm vui nỗi buồn.
Ngày xưa, khi quân Nguyên chuẩn bị tràn vào Việt Nam lần thứ 2, vua Trần triệu tập Hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để hỏi ý muôn dân và truyền đạt lời kêu gọi cùng nhau chống giặc. Ngày nay trong Tòa nhà quốc hội ở Hà Nội có phòng họp chính được đặt tên “Phòng họp Diên Hồng” nhưng ở phòng họp đó chưa bao giờ có chuyện hỏi ý dân đã đành mà còn thường bàn những chuyện đi ngược lòng dân. Từ việc đòi thông qua Luật đặc khu đến việc muốn giao cho Trung quốc làm đường cao tốc.
Phòng họp Diên Hồng ngày nay không có những đại diện do nhân dân bầu lên ngồi vào đó để nói lên tiếng nói nhân dân như phòng họp Diên Hồng ngày xưa vua mời các bô lão từ khắp mọi miền đất nước tụ về đem theo ý nguyện toàn dân.
Cho nên vua tôi ngày xưa tuy hai mà một, lãnh đạo nhân dân ngày nay không có một mà chỉ có hai.
Vì thế niềm vui EVFTA ngày hôm qua nhân dân không muốn hưởng.
Nhưng câu chuyện ngày hôm qua không chỉ có thế. Lẽ ra nhân dân có thể vui cùng EVFTA nếu nhà nước không cố tình tước đi phần mà nhân dân mong đợi.
Hiệp định EVFTA Châu Âu đã dự liệu nguyên một gói, có phần dành cho phát triển kinh tế nhưng cũng có phần dành cho phát triển xã hội thông qua các yêu cầu về mở rộng nhân quyền, về phát triển hội đoàn giúp cho người lao động có tiếng nói chính đáng. Gói tổng hợp đó khi đến Việt Nam thì chính phủ lột mất phần của xã hội bằng cái hẹn với Châu Âu lùi lại 5 năm sau sẽ đưa vào. Nên nhân dân chẳng buồn chia sẻ niềm vui với chính phủ là như thế.
Không chia vui không sẻ buồn với nhau lâu rồi.
Khi nợ công tăng cao ông thủ tướng lo lắng kêu gọi nhân dân sát cánh cùng chính phủ trả nợ công, không một bức tâm thư nào từ cộng đồng gửi đi. Khi ông nghị sĩ quốc hội lo lắng phát biểu về nợ công ở diễn đàn quốc hội, không một status nào lên tiếng ủng hộ.
Thế đấy!
Sống cùng nhau trên một mảnh đất hình chữ S, cùng gọi Việt Nam là tổ quốc, nhưng hai cộng đồng không chung nhau một lý tưởng cùng vun đắp cho non sông này rồi.
Cho nên vua tôi ngày xưa tuy hai mà một, lãnh đạo nhân dân ngày nay không có một mà chỉ có hai.
Vì thế niềm vui EVFTA ngày hôm qua nhân dân không muốn hưởng.
Nhưng câu chuyện ngày hôm qua không chỉ có thế. Lẽ ra nhân dân có thể vui cùng EVFTA nếu nhà nước không cố tình tước đi phần mà nhân dân mong đợi.
Hiệp định EVFTA Châu Âu đã dự liệu nguyên một gói, có phần dành cho phát triển kinh tế nhưng cũng có phần dành cho phát triển xã hội thông qua các yêu cầu về mở rộng nhân quyền, về phát triển hội đoàn giúp cho người lao động có tiếng nói chính đáng. Gói tổng hợp đó khi đến Việt Nam thì chính phủ lột mất phần của xã hội bằng cái hẹn với Châu Âu lùi lại 5 năm sau sẽ đưa vào. Nên nhân dân chẳng buồn chia sẻ niềm vui với chính phủ là như thế.
Không chia vui không sẻ buồn với nhau lâu rồi.
Khi nợ công tăng cao ông thủ tướng lo lắng kêu gọi nhân dân sát cánh cùng chính phủ trả nợ công, không một bức tâm thư nào từ cộng đồng gửi đi. Khi ông nghị sĩ quốc hội lo lắng phát biểu về nợ công ở diễn đàn quốc hội, không một status nào lên tiếng ủng hộ.
Thế đấy!
Sống cùng nhau trên một mảnh đất hình chữ S, cùng gọi Việt Nam là tổ quốc, nhưng hai cộng đồng không chung nhau một lý tưởng cùng vun đắp cho non sông này rồi.
Tha Thứ Nhưng Không Quên
Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019
Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019
Cái Giá Hai Chữ Việt Kiều - Tác giả Thạch Thảo
Hầu hết người Việt mới sang định cư nước ngoài thường bị ghét. Sự khác biệt từ ý thức hệ, lời nói, suy nghĩ, khiến dễ người Việt lâu năm mang cảm giác dị ứng. Và đó lại là sự thật.
Bản thân người Việt mới sang một quốc gia nào đó thường tự làm cho người ta không ”ưa” mình.
Chính họ tự làm người ta dị ứng chứ không phải sự kỳ thị của lớp người đi trước.
Quan điểm của nhiều người ra nước ngoài ngày hôm nay đa số vì kinh tế, muốn con cháu tiếp cận nền giáo dục tốt hoặc vì muốn mình trở thành Việt kiều- hơn là tị nạn chính trị.
Đôi khi lời nói người mới qua dễ tổn thương các thế hệ đi trước – thế hệ trải qua đau thương lịch sử để được hôm nay cho thế hệ tiếp theo đón nhận. Thế hệ cha ông chính là người có công đặt viên gạch đầu tiên gây dựng nên cộng đồng với những khu phố Việt, hệ thống cơ sở thương mại Việt và cả ngân hàng nói được tiếng Việt.
Các lớp người mới đến định cư hầu như không phải trải qua giai đoạn khó khăn cơ cực đi lên. Đa số đều được người thân trải đường giúp đỡ, không phải trả giá bằng mạng sống và nước mắt. Họ cũng không phải sống trên sự tiết kiệm, dành yêu thương trên từng thùng quà hay phải gởi tiền hàng tháng giúp gia đình còn lại bên kia bờ đại dương.
Vì thế thái độ xem thường cho rằng đó là điều đương nhiên mình được hưởng những cái miễn phí tại xứ người. Người mới qua hầu hết trên 50% sống ích kỷ, đặt cái tôi hàng đầu- một sự khác biệt lớn giữa thế hệ trước hy sinh cho người thân.
Nhiều quan điểm, ý nghĩ sai lầm dẫn đến sự xa cách trong các mối quan hệ gia đình lẫn bạn bè.
Thực ra bất kỳ điều gì cũng phải trả giá từ các thế hệ cha ông, và không gì trên trời rơi xuống. Ngay cả "Freedom is not free".
Đừng vội vàng vô ơn quay lưng lại những người giúp mình.
Đừng chê người ta nghèo hơn mình. Đừng than buồn không có tô phở nóng sáng sớm như quê nhà, toàn thực phẩm đông lạnh. Chán. Đừng than không ai nhậu bia, karaoke thường xuyên. Đừng nói thẳng “thà ở Việt nam vui hơn và có tiền Việt kiều gởi về”. Đừng chê ở Mỹ kiếm tiền khó, không bằng Việt nam.
Hãy biết trân quý những gì ta đang may mắn hơn hàng chục triệu người bởi lẽ không phải ai muốn xuất ngoại cũng được. Không phải ai bỏ tiền ra 50 hay 60 ngàn đô la/ mỗi đầu người là đi qua được trời Tây. Lấy giả chồng (vợ ) chưa chắc đến nơi dù bỏ tiền. Diện đầu tư không hẳn lúc nào đều dễ dàng.
Thay vì yêu quý cái mình có thì đừng tỏ ra ta đây hơn người và bất cần. Nếu yêu thiên đường thì nên về luôn, vé máy bay một chiều. Không nên xem đây như một quán trọ đi đi về về.
Con người đứng núi này trông núi nọ và thực sự không trung thành một tổ quốc nào thì con người ấy xem như bỏ.
Bản thân bạn đã làm cho người ta ghét và khó hết lòng với nhau.
Không nên lợi dụng đất nước cho con cái mình hưởng miễn phí từ thuế nhiều công dân khác làm việc vất vả đóng thành ngân sách. Không nên về Việt nam hưởng thụ nhưng qua trời Tây lại gian dối lươn lẹo qua mặt chính phủ để hưởng các phúc lợi xã hội.
Đó là sự không công bằng và làm xấu đi hai chữ người Việt hải ngoại.
Những câu khó nghe nên về quê nhà nói hơn là vô tình hay cố ý chà đạp lên tinh thần yêu tự do, dân chủ mà người ta phải bỏ mạng trên biển Đông của hàng triệu đồng hương.
Nếu ai cứ hay bào chữa chế độ cộng sản, khen vui khen sướng thì hãy về bên ở mới là có lòng tự trọng. Chê mà cứ nhờ vả thì nhục vô cùng.
Anh là ai, chị là ai chẳng là cái quái gì nếu chưa cống hiến gì cho vùng đất mới mình sống. Hãy thể hiện trên hiệu quả công việc và sự đóng góp của một công dân. Còn đi hai mặt cuối cùng chỉ tự làm nghèo nhân cách mình mà thôi. Khó lấy niềm tin người Việt đồng hương nếu bạn thuộc thành phần khó tin. Ngay người nước ngoài bản xứ cũng không tin bạn và đánh giá thấp.
Vấn đề quan trọng cần phải nhớ đến rằng các nước tự do nơi bạn đang sống cho bạn biết bao cơ hội vươn lên nhưng không bao giờ có cơ hội phách lối xem thường người khác.
Là người, hãy gắng học hỏi văn hóa xứ người : sự biết ơn, trách nhiệm và sống trung thực.
Nếu không chịu tiếp thu, bạn sẽ tự đào thải chính bản thân, khó hội nhập thế giới xung quanh.
Hãy chọn một quê hương và sống hết mình làm gương cho con cháu.
Đừng đánh giá vội vàng ai là nghèo, là thua mình, bạn sẽ nhận lấy sự khinh bỉ xa lánh từ từ dù người ta không nói ra.
Qua xứ người mà cứ suy nghĩ thiển cận, không mở cái trí óc ra nhìn thấy so sánh thì càng làm người ta ghét mình. Bảo thủ cố chấp không chịu tiếp thu thì trước sau ai cũng rời xa .
Cái tính toán hơn thua quyền lợi, sống cho cái tôi và cái gian xảo học tại xứ thiên đường XHCN nên chôn sống nó đi.
Sử dụng điều ấy trên đất tự do thì khó tránh pháp luật, nó sẽ chào hỏi bạn. Lúc đó mếu máo cười khóc không kịp.
Cuộc sống mới nên nhập gia tùy tục khi bỏ quê hương ra đi. Bạn đã xin vào nước người ta ở thì đừng để người ta khinh. Không ai bắt bạn đến trước cửa nhà của đất nước họ , bạn tự nguyện cầu xin thì phải biết điều và chấp nhận mọi sự để làm người tử tế.
Bước đầu tiên bắt đầu làm lại cuộc đời thì phải học cái nhân văn, học cái hay để không làm tổn thương cái chữ ” người Việt nam “.
Còn sống xứ người mà hồn ở Việt nam thì nên về bên sống. Không nên tận dụng cái ưu điểm nơi mình định cư rồi lại làm lợi cho nước… bỏ ra đi! Cuối đời, lại quay về tận dụng chính sách ưu đãi người già xứ người thì chẳng khác nào tự vả vào mặt mình.
Hãy gắng sống chân thành bằng cái tâm của mình thì cuộc đời sẽ luôn mỉm cười với bạn.
Võ văn Kiệt đỗ vỏ ốc! - Tác giả Thái Văn Đường
Lãnh đạo Quảng Ngãi đi lên từ TẠP VỤ
Câu chuyện “Mèo đảng, gà đoàn” đối với người dân Quảng Ngãi không còn quá xa lạ với những lời như thế và ai là người trong câu chuyện đi lên làm Lãnh đạo tỉnh từ một TẠP VỤ thì tôi xin hầu chuyện cả nhà chút xíu nha.
Ở Thành phố Quảng Ngãi có năm xưa có một cô gái tuy không xinh đẹp lắm nhưng nết na, gia đình nề nếp, học hành đỗ đạc giỏi giang. Cô gái ấy tên là Bùi Thị Quỳnh Vân sinh năm 1974 từng học Khoa ngữ văn Đại học Đà Lạt.
Cô Vân được biết tới là một cô gái khá nết na, học giỏi, sinh ra trong một dòng họ Bùi đầy danh giá ở Thành phố Quảng Ngãi. Thế nhưng khi cô sinh viên Vân ra trường thì không thể xin được việc làm, mãi về sau cứ tham gia phong trào đoàn thanh niên ở địa phương rồi được UBND Phường Trần Phú nhận vào làm TẠP VỤ tại đây.
Sau quá trình hoạt động khá sôi nổi, tâm huyết Vân được Bí thư tỉnh Đoàn là ông Phạm Minh Toản đã cân nhắc đưa Vân về làm. Để lấy lòng lãnh đạo tỉnh ông Phạm Minh Toản đã gửi gắm thân gái dặm trường của chị Vân cho một vị “bự” của tỉnh chăm sóc và sử dụng cái này tế nhị không nói ai cũng hiểu. Sự việc qua hệ bất minh này đều được cán bộ nhân viên Sở Khoa học tỉnh Quảng Ngãi biết và họ đã phản đối khá quyết liệt, nhưng vì sự nghiệp nên chị Vân bất chấp tất cả.
Món quà tặng dành cho lãnh đạo tỉnh đã ổn, một thời gian ông Toản đã ngoi được lên chức Chủ tịch HĐND tỉnh và cần phải cơ cấu lại nhân sự của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi. Không ai khác được lọt vào tầm mắt chính là chị Vân, tuy nhiên lúc đó Vân mới chỉ là nhân viên mà được nhảy tót lên Bí thư tỉnh đoàn một cách ngoạn mục.
Chính vì lẽ đó mà đã khiến cho chị Vân rất khó lấy chồng, một cô gái đang tuổi thanh xuân phơi phơi chức tước đầy mình đành phải “nhẫn” lấy một anh chàng người dân tộc huyện miền núi Sơn Tịnh với nghề lái xe đã từng đổ vỡ gia đình và có một cô con gái riêng. Vâng, chị Vân chấp nhận cho an phận đời đỡ dè bỉu, chị làm vợ hai của anh lái xe ấy kệ cho sự phản đối gay gắt của gia đình cũng như dòng họ và anh cũng chấp nhận cảnh đời ở rể nơi chốn thị thành không còn rừng rú nữa.
Trời xui đất khiến, người tính không bằng trời tính, cứ nghĩ cái ĐIẾU UỶ BAN là của để dành cần khi nào trưng dụng. Nhưng tiếc thay một ngày đẹp trời, anh Võ Văn Thưởng được Trung ương điều về làm Bí thư tỉnh Quảng Ngãi.
Một mình vò võ nơi chốn chính trường giữa miền trung đầy nắng gió, sự cô đơn đến rợn người và cũng từ đây mối thâm tình giữa anh Thưởng và chị Vân được nảy nở ngày càng sâu đậm. Sự qua lại của anh Thưởng với chị Vân “Mèo đảng, gà đoàn” có lúc công khai, có khi lại thầm kín nhưng mọi nhật ký của anh chị đều được “SỔ GHI CHÉP” của nhà khách Cẩm Thành ở TP Quảng Ngãi ghi chép lại giờ vào, giờ ra, ngày đặt phòng ….
Hiện nay cuốn sổ Nhật ký thâm cung tình ái này vẫn được cất giữ khá bí mật.
Võ Văn Thưởng – anh hùng cứu mỹ nhân
Cuộc tình Thưởng – Vân ngày càng da diết và đậm sâu tình nghĩa, do vậy trong nghĩ suy của Thưởng chợt loé lên phải làm gì đó để giúp cho người tình của mình được mở mày mở mặt bằng chúng bằng bạn chứ không thể làm cán bộ đoàn mãi như vậy được.
Và rồi năm đó, Thưởng lên kế hoạch để điều động người tình của mình đi nhận nhiệm vụ mới tại một huyện vùng ven. Nghe vậy người tình Quỳnh Vân ưng cái bụng lắm, đang chỉ là một cô cán bộ đoàn đàn ca sáo nhị giờ được ngồi tót vào vị trí Bí thư một huyện vùng ven Tư Nghĩa “bà hoàng một lãnh địa nhỏ” huyện lị.
Nhưng tiếc thay, nàng chỉ học ngành Ngữ văn lại bao nhiêu năm kinh nghiệm của mình là tình trường và đàn ca sao nhị với rượu bia chúc tụng chứ đâu có biết gì về quản lý Nhà nước. Chính vì điều đó mà đã để xảy ra vụ biểu tình tại huyện Tư Nghĩa lớn nhất của Quảng Ngãi năm 2013 lên tới hàng chục nghìn người dân, không thể kiểm soát được.
Trong lúc nước sôi lửa bỏng đó, Vân vẫn loay hoay chưa biết tính phải làm sao để tháo “ngòi nổ” vòng vây của bà con nông dân phản đối việc chính quyền huyện Tư Nghĩa bảo kê cho hút cát trái phép trên sông Trà Khúc.
Anh hùng cứu mỹ nhân thời @ là có thật. Anh Thưởng đã xuất diện, với tư cách là người đứng đầu tỉnh, bí thư tỉnh uỷ Quảng Ngãi đã đứng ra nhận trách nhiệm và xin lỗi người dân Tư Nghĩa và hứa xử lý dứt điểm vụ việc.
Sau trận anh hùng cứu mỹ nhân đó, anh Thưởng đã phải âm thầm rút lại chị Vân quay về làm Trưởng ban Dân vận tỉnh uỷ Quảng Ngãi một cách vội vàng chóng vánh như không có chuyện gì xảy ra.
Đến đây cũng là chuẩn bị cho kỳ đại hội đảng khoá 12, Thưởng được gọi ra Hà Nội để cơ cấu nhân sự và chuẩn bị phải rời khỏi Quảng Ngãi, như vậy Thưởng phải xa người tình, nghìn trùng cách xa đêm ngày thương nhớ biết làm sao bây giờ.
Nhưng không. Trời tính không bằng anh Thưởng tính. Anh rất cao tay.
Biết trước được sự việc cũng như tiên lượng phỏng đoán một cách bài bản, anh Thưởng không cho chị Vân tiếp tục làm Trưởng ban Dân vận tỉnh uỷ nữa, nếu cứ như vậy người tình của mình sẽ vẫn mãi ở cái ao làng làm sao có nhiều cơ hội để gặp nhau sau này khi anh chuyển ra Hà Nội.
Từ Trưởng ban Dân vận tỉnh uỷ anh Thưởng lại một lần nữa vùi hoa dập liễu người tình yêu dấu của mình, anh đưa chị Vân ra làm bí thư huyện đảo Lý Sơn. Trời một sáng kiến quá táo bạo, một cán bộ cực trẻ, bôn ba phấn đấu kinh qua nhiều chức vụ, vị trí giờ lại làm bí thư một huyện đảo xa xôi như thế Ban tổ chức Trung ương nào không duyệt danh sách chứ. Vậy là bông hồng Bùi Thị Quỳnh Vân huyện đảo Lý Sơn đến tai, mắt của Ban bí thư, Bộ Chính trị được duyệt liền.
Tại Đại hội đảng khoá XII, anh Thưởng đã cơ cấu vô UVBCT và chị Vân cũng lọt Top team UVTW Dự khuyết.
Không dừng lại ở đó, nếu vẫn để người yêu của mình nơi huyện đảo xa xôi như vậy đi lại rất vất vả, bất tiện cho những cuộc hẹn hò còn đâu lối đi về, không lẽ mỗi năm chỉ có 2 lần Hội nghị Trung ương (6 ngày) mới thoả mãn cơn say.
Ngay sau khi đại hội XII xong, ghế UVTW dự khuyết nằm gọn trong tay chị Vân không có gì phải hồi hộp nữa. Anh Thưởng lại tiếp tục điều phe Quảng Ngãi đưa đò chị Vân quay về đất liền với chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Nhưng chỉ vỏn vẹn mỗi cái chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh như vậy thì nghe kỳ quá, chính vì điều đó Tỉnh uỷ Quảng Ngãi buộc phải “nhượng một ghế” Phó bí thư tỉnh uỷ – Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Có như vậy nghe nó mới danh giá làm sao.
Thay vì mỗi năm đi Hà Nội công tác 2 lần (6 ngày) thì giờ đây chị Vân mỗi năm phải đi Hà Nội công tác 4 lần (46 ngày) vì mỗi lần Hội nghị Trung ương là 3 ngày và họp Quốc hội 20 ngày/lần. Hơn thế nữa, chị Vân ở trong Thành phố Quảng Ngãi cũng tiện cho anh Thưởng có chỗ để đi về.
Võ Văn Thưởng là con của ai?
Anh Thưởng được sinh ra trong một mối tình đầy ngang trái ở nơi xứ người (Liên Xô cũ), đó là một thành quả của cuộc tình yêu nghiên cứu sinh giữa ông Quang Hà và bà Lương Cầm sau này cả 2 đều là Giáo sư, Tiến sĩ. Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Hà sinh năm 1937 nguyên là Viện trưởng Điều tra Quy hoạch rừng được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh, còn Giáo sư, Tiến sĩ Phan Lương Cầm cũng là một nhà khoa học nổi tiếng về lĩnh vực Điện hoá. Bà Phan Lương Cầm là nữ giáo sư – tiến sĩ đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Bà là một trong những người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học – Kỹ thuật Ăn mòn và Bảo vệ Kim loại Việt Nam (bà hiện là Chủ tịch danh dự Hội).
Quay lại chuyện mối tình giữa trời tây của ông Hà và bà Cầm. Sau khi tình yêu hai người đang độ chín thì bà cầm lỡ có thai, trong lúc bà quyết giữ kết quả của tình yêu ấy ở độ tuổi lỡ thì còn ông Hà quất ngựa truy phong cao chạy xa bay một đi không ngoảnh lại.
Chín tháng 10 ngày, mang nặng đẻ đau nơi xứ người. Hoa kia đã đến kỳ trổ, một cậu ấm kháu khỉnh đã ra đời vào cuối đông năm 1970 đó chính là Võ Văn Thưởng bây giờ. Bà Cầm ngậm đắng nuốt cay trong nước mắt đành gửi con về Việt Nam cho mẹ đẻ nuôi để bà tiếp tục đi học.
Cuộc đời ai chẳng có sự cô đơn buồn tẻ, ai sinh ra chẳng có ham muốn nhục dục ở cõi tạm phàm tục này. Cũng vì thế cho nên Tố Hữu cũng cảm thông sự cô đơn buồn tẻ ấy, Tố Hữu đã mai mối cho ông Sáu Dân tức Võ Văn Kiệt nhằm kết nối se duyên, bởi vợ của ông Kiệt cũng đã qua đời được khá lâu. Nghe Tố Hữu nói vậy, ông Sáu Dân không quản đường xá xa xôi lặn lội đi tìm nàng tận bên đất nước của Stalin yêu dấu.
Ông Sáu Dân đến gặp nàng Cầm và chấp nhận hết mọi oan trái của nàng, về nước ông Sáu Dân đã báo cáo luôn với Bộ Chính trị để làm lễ cưới. Tuy nhiên, lúc đó ở Hà Nội lời ra tiếng vào không đồng ý ông Sáu Dân qua lại với một người phụ nữ đã có con riêng. Mặc dù vậy nhưng ông Kiệt vẫn giữ kín mối liên lạc với bà Cầm “Mỗi lần ông ra Hà Nội lại nhờ anh em Văn phòng chuyển tới tôi, khi cuốn lịch, khi ký lạp xưởng. Tôi không nhận thì anh em bảo: Thủ trưởng ra nhờ chút việc mà anh em không hoàn thành thì bị phê bình chết”.
Cái tên Võ Văn Thưởng ngày nay cũng là do chính ông Sáu Dân đặt cho, một người không ăn ốc mà phải đi đổ vỏ kể ra thì cũng đáng thương cho ông Kiệt thật. Nhưng ít ai biết đó là lẽ đời “nhân quả” ông Sáu Dân phải nhận mà thôi, chuyện nhân quả tôi sẽ hầu vào một dịp khác bởi ông Kiệt cũng từng quất ngựa truy phong với cô Hồ Thị Minh định để cho ông Hồ Chí Minh đổ vỏ.
Còn bà Phan Lương Cầm sau khi tu nghiệp sinh ở Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov, Liên Xô. Bà Cầm bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về chuyên ngành Điện hóa – Ăn mòn kim loại, đầu năm 1973 bà về nước và tiếp tục công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Bà Cầm cũng là chủ đề tài Luận chứng kinh tế Khu lọc hoá dầu Quảng Ngãi, cũng vì mối tình nặng sâu như vậy nên anh Thưởng được đưa về Quảng Ngãi làm bí thư cũng là vì điều đó.
Vậy đến đây đã rõ, thân thế và sự nghiệp của anh Thưởng như nào, lý do sao anh được lên nhanh như vậy. Bài viết chắc sẽ có nhiều điều thiếu sót, mong các quý anh chị gần xa biết rõ hãy cứ mạnh dạn bổ sung để cho tôi được hoàn thiện hơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)