khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Búa




                                                                  





Cây búa trong hình được chụp ở Bảo tàng Quân đội Việt Nam. Phía dưới kỉ vật có ghi như sau: “BÚA. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, huyện đội phó huyện Mỏ Cày (Bến Tre) dùng bổ chết 10 tên ác ôn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Ngoài ra, còn có dòng chữ tiếng Anh: “HAMMER. WITH THIS, CAMARADE NGUYEN VAN THANG, DEPUTY CHIEF OF MO CAY MILITARY DISTRIS, BEN TRE PROVINCE, KILLED TO DEATTS A TOTAL OF 10 LOCAL TYRANTS.”



Biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở Washington DC, Hoa Kỳ hôm 30/4/2015 (BBC Vietnamese)











Ý Lan hát Ru Từng Nỗi Nhớ của nhác sĩ Song Ngọc




                                                                       


Một người Hà Nội nhớ người Sài Gòn
Một người Sài Gòn nhớ người đi xa
Mùa Thu Hà Nội cây bàng lá đỏ
Mùa mưa Sài Gòn có hàng me nghiêng

Em về chân ngoan phố xưa Hà Nội
Em bàn chân đơn những chiều Sài Gòn
Tôi ngồi thênh thang thương em Hà Nội
Tôi ngồi miên man nhớ hàng me nghiêng

Ân tình xa xăm yêu giòng sông nhỏ
Ân tình xa xưa nhớ từng nhánh cỏ
Tôi ngồi ru tôi nghe mưa mịt mờ
Tuyết phủ mông mênh lạnh buốt con tim

Một người Hà Nội nhớ người Sài Gòn
Một người bồi hồi mắt buồn trông xa
Đường qua Hà Nội nhớ chiều phố cũ
Đường qua Sài Gòn nhớ tình yêu tôi



Thanh Tuyền hát Sài Gòn, vĩnh biệt tình ta




                                                                     


Chiều Sài Gòn người có đi qua
Nhớ chiều xưa dáng nhỏ mong chờ
Những con đường giờ đây cúi mặt
Mắt nai buồn, hồn bỗng bơ vơ
 
Mưa Sài Gòn người có chờ ta
Nhớ chiều xưa thành phố nhạt nhòa
Mưa chậm buồn, mưa giăng phố nhỏ
Em lặng nhìn người sắp đi xa
 
Ôi đêm Sài Gòn, thành phố giới nghiêm
Nhớ người yêu ta bước nhỏ tìm về
Gác nghèo năm xưa khung cửa bỏ ngỏ
Đèn đêm thương nhớ !
 
Ôi đêm Sài Gòn, ngàn kiếp khó phai
Nhớ hàng me nghiêng, nắng chiều chạy dài
Nghĩa địa riêng em âm thầm gục đầu
Khóc biệt ngày vui !
 
Ta thương Sài Gòn, giờ đã đổi tên
Thương người thân yêu, đã lạc đường tìm
Phố buồn xanh xao, em còn một mình
Lạc loài chân chim !
 
Ta thương Sài Gòn, trọn kiếp thủy chung
Trách làm chi ai, xa mặt chạnh lòng
Nỗi buồn cơn đau, giết mòn tuổi mộng
Ai buồn gì không ?

Chiều Sài Gòn, người vẫn hay mơ
Dẫu giờ đây giữa cảnh ngục tù
Vẫn mơ về đường xưa lối cũ
Vẫn thương về ngày tháng xa xưa
 
Từ ngục tù người viết bài ca
Khiến người đi, mắt lệ nhạt nhòa
Cung điệu buồn, chừng như nức nở
Ôi Sài Gòn, vĩnh biệt tình ta !

Xuất khẩu thịt tươi


“Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính yêu, quân và dân cả nước đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, kiên cường, sáng tạo, anh dũng chiến đấu, hy sinh, lập nên những chiến công oanh liệt, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975”

“Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam có quyền thực hiện khát vọng thiêng liêng của mình là được sống trong một đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc và có quan hệ bình đẳng, hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta. Tổ quốc ta đã phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng.”



                                  


Những ý kiến chung quanh bài diễn văn "rất chảnh", đọc nhân ngày 30/4/75, của một đỉnh cao trí tuệ ở VN




                                    


''Người chết ở biển'' : Hồi ức mong manh về thuyền nhân Việt Nam - Tác giả Trọng Thành



Ám ảnh khó giãi bày về người thân qua đời trong những cảnh ngộ bất hạnh là tâm trạng thường trực của rất nhiều người gốc Việt thuộc thế hệ trước 1975. Tuần san Le Nouvel Observateur dịp 30/04 năm nay có một bài viết đặc biệt về chủ đề này, mang tựa đề « Người-chết-ở-biển ». Ký ức về một người chú từng chiến đấu trong quân đội miền Nam, cuộc đối thoại với một người thân khác từng là bộ đội miền Bắc, cho thấy nhiều người Việt trong cùng một gia đình vẫn  vô cùng xa cách, cho dù bốn thập niên đã trôi qua kể từ khi đất nước thống nhất.

Trong khi thực hiện một đề tài về những người tỵ nạn Phi Châu bị chìm tàu tại Lampedusa, người phóng viên gốc Việt Doan Bui (có thể là Doãn Bùi) bất ngờ nhận được những thông tin và hình ảnh một người chú họ mất tích trên đường vượt biển, trốn khỏi Việt Nam, cách nay hơn 30 năm. Hình ảnh người chú họ 12 tuổi « với gương mặt tròn trĩnh, cặp mắt mở to, như muốn nói “hãy nhớ đến tôi’’ ! » không ngừng ám ảnh người phóng viên.

Bác sĩ trẻ Bùi Thế Cầu, thuộc thế hệ gốc Bắc di cư 1954, từng phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chiến tranh kết thúc, như cả triệu người Việt có liên quan đến chế độ cũ, ông bị đưa vào trại cải tạo. Sau hai năm đày ải, viễn ảnh tương lai khép kín, với lý lịch bị ghi phục vụ trong quân đội miền Nam, người thanh niên Bùi Thế Cầu quyết định vượt biên. Lần thứ nhất không thành công, bị bắt và bị bỏ tù hai năm. Trong cuộc ra đi thứ hai năm 1982, ông đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển.
Không còn ai nhớ về ông, ngoại trừ một người em gái. Trở lại với số phận bi thảm của ông Bùi Thế Cầu cũng là dịp để bà nhớ đến thảm kịch trên đường vượt biển của rất nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi, vì bị chặn hết đường sống tại quê hương.

« Vận rủi với sông nước »

Trở lại Việt Nam tháng 12/2014, về Langset (Làng Sét), một làng có nhiều người họ Bùi, ven Hà Nội, phóng viên Doan Bui gặp lại một người chú từng ngồi trên một chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc lập ngày 30/04/1975, một người chưa bao giờ rời Việt Nam. Người chú tên V. có lưu giữ một cây phả hệ, trong đó về ông Bùi Thế Cầu, chỉ có một dòng duy nhất : « 1975, chết ở biển ». Về cái chết của người anh em họ, ông V. tâm sự : các bậc già cả thường nói dòng họ ông có vận rủi với sông nước, và khuyên lớp trẻ « không nên liều lĩnh bơi lội ». Một thông tin về người chú, mà người cháu phóng viên nhận được, cho thấy bơi là môn thể thao ưa thích của ông.

Le Nouvel Observateur nhắc lại, 20 năm sau khi lực lượng cộng sản miền Bắc chiếm Sài Gòn, khoảng 1,4 triệu người Việt đã chạy khỏi Việt Nam, 200.000 người mất mạng trên biển, theo số liệu của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Bài viết kết thúc với nhận xét, hiện nay rất nhiều người vẫn tiếp tục rời khỏi Việt Nam đi tỵ nạn, nhưng các « thuyền nhân » (boatpeople) Việt Nam giờ đây không còn được chú ý, như trước năm 1990, khi vẫn còn tồn tại Liên Xô và khối cộng sản.

Hội Việt Mỹ (trước 30/4/75), số 53 Mạc Đĩnh Chi, Saigon. Lần đầu (1965) bà thầy dạy lớp 3 ở hội Việt Mỹ, English For Today cuốn 1, cho nghe bài hát Imagine của John Lennon để luyện nghe và luyện giọng. Bài hát thích lắm nhưng nói cái gịong "tiếng Anh ngọng" (Vietglish!) tới giờ vẫn vậy. Bởi tui là người Việt Nam mờ!





Imagine there's no heaven
It's easy if you try
No hell below us
Above us only sky
Imagine all the people living for today

Imagine there's no countries
It isn't hard to do
Nothing to kill or die for
And no religion too
Imagine all the people living life in peace

You, you may say
I'm a dreamer, but I'm not the only one
I hope some day you'll join us
And the world will be as one

Imagine no possessions
I wonder if you can
No need for greed or hunger
A brotherhood of man
Imagine all the people sharing all the world

You, you may say
I'm a dreamer, but I'm not the only one
I hope some day you'll join us
And the world will live as one





Tùng: "1970 Hồi hương Việt kiều từ KPC . Những hình ảnh khó quên. Tôi vẫn nhớ mãi về 45 năm trước (1970), ngày mình rời Campuchia bằng tàu hải quân VNCH để về Việt Nam như thế nầy."




https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157651733744029/


Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Chào Saigon yêu dấu, đã cải hóa thành công quân mọi rợ, bằng Ouverture 1812 của Tchaikovsky







Saigon đang hồi sinh như thời VNCH. Bất chiến tự nhiên thành?

Bruno Philip, (LeMonde 02/05/2015)

Bốn mươi năm sau khi những chiến xa Bắc Việt tiến vào Saigon – bị đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh - thủ đô cũ miền Nam thật khó nhận ra. Một nhận xét như thế sẽ là bình thường tại vùng Viễn Đông thường xuyên thay đổi, nếu không có một chút mỉa mai khi quan sát thấy thành phố đã trở lại cái dáng vẻ của « Saigon trụy lạc » mà những người cộng sản khắc khổ muốn đưa vào khuôn phép…


Trong khi Việt Nam kỷ niệm bốn mươi năm « giải phóng » vào ngày thứ Năm 30 tháng Tư, thủ đô kinh tế của nước này rất có thể trở thành một trung tâm kinh doanh quan trọng của Đông Nam Á.


Các thủ tục hành chính rườm rà và những trở lực khác liên quan đến kiểu cách chế độ hậu cộng sản, nỗi ám ảnh phải trấn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, đã hẳn là có nguy cơ làm chậm đi sự tiến triển.


Nhưng khi ngắm nhìn thành phố đang phát triển nhanh chóng từ phía bên kia sông, ở góc con đường mà xưa kia người Pháp gọi là Catinat còn nay được đặt tên lại là Đồng Khởi (tổng khởi nghĩa), người ta có chút ấn tượng là thành phố tám triệu dân này đã có dáng vẻ của một Thượng Hải nho nhỏ. Ở phía chân trời, nơi các cao ốc nhấp nháy trong đêm, cái dáng thanh mảnh của một tòa tháp nhọn ngự trị. Tòa tháp này do Bitexco - tập đoàn Việt Nam hoạt động trong ngành địa ốc, hầm mỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng và nước khoáng - xây dựng.

 
Một điều mỉa mai khác, sức sống của miền Nam Việt Nam doanh thương mà trái tim từ lâu nghiêng về « business » là lý do khiến nhiều Việt kiều trở về - những người đã bỏ đất nước ra đi sau khi phe cộng sản chiến thắng, thường là « boat people ». Luồng người quay về không giảm bớt : năm 2014, trong số 750.000 người Việt hải ngoại trở về từ châu Âu hay Hoa Kỳ - một số chỉ đi theo tour du lịch ngắn ngày - « đa số đến Thành phố Hồ Chí Minh. Và nếu thành phố tiếp tục phát triển, cũng là nhờ họ ».Lương Bạch Vân, Chủ tịch Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài, giải thích.

Bản thân bà cũng là Việt kiều hồi hương, và quá trình của bà thuộc loại đặc biệt. Ít lâu sau khi chào đời, cha bà Vân bị lính Pháp giết năm 1946, vào thời kỳ đầu cuộc chiến tranh Đông Dương. Được người bà nuôi dưỡng, bà sang Pháp năm 14 tuổi để sống cùng mẹ đang định cư tại Toulouse. Năm 1974, bà bảo vệ luận án tiến sĩ về hóa học phân tử ở trường đại học Saclay, ngoại ô Paris. Năm 1979, « người yêu nước không cộng sản » này về nước, cư ngụ tại Saigon sau một thời gian sống ở Hà Nội – vào thời đó hết sức nghèo khổ. Bà nói : « Với vai trò trưởng phòng thí nghiệm chuyên xử lý hóa học chất bán dẫn, tôi cùng với chồng được ưu tiên : sở hữu năm chiếc xe đạp ! Thời đó hết sức khó khăn, tôi tự hỏi làm thế nào có thể trụ lại nổi ».
 

Mảnh đất giàu sáng kiến

Miền Nam quê hương, được bà cho là mảnh đất « giàu sáng kiến » : « Người Saigon cởi mở hơn, họ chấp nhận rủi ro ». Đặc tính này là một trong những yếu tố giải thích cho sự sôi động của Saigon : « Ở miền Bắc, người ta thận trọng hơn. Người Bắc có xu hướng nói đại loại như « Luật pháp không cho phép điều đó », còn người Nam nói « Để xem sẽ đi đến đâu, chúng ta trắc nghiệm xem giới hạn như thế nào ».

Tất cả những điều này không ngăn trở người phụ nữ đã trở thành Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc -  tổ chức tập hợp tất cả các đoàn thể trong đó có cả đảng Cộng sản - chỉ trích sự trễ nải khiến chính sách Đổi Mới kinh tế do phe cải cách đưa ra năm 1986 chậm mang lại kết quả. Bà nói : « Bốn mươi năm sau giải phóng, dù sao người ta cũng hy vọng đời sống sẽ tốt đẹp hơn. Thế nhưng chúng tôi lại bị kẹt ở trình độ phát triển trung bình ».

Là một vùng không gian rộng lớn thường xuyên bị kẹt cứng bởi những luồng xe gắn máy đủ loại, Thành phố Hồ Chí Minh được hiện đại hóa nhưng phát triển theo đủ mọi hướng, chạm đến đường viền của « con rồng nhỏ » - dòng sông uốn lượn dọc theo thành phố. Các khu dân cư ngoại ô sang trọng như An Phú hay Thảo Điền, được xây dựng bằng vốn nước ngoài, đã mọc lên trong những năm gần đây. Một kiểu thành phố ngoại vi dành cho những người Việt giàu có và các cư dân ngoại quốc vốn luôn đông đảo.


Các tòa nhà mới mọc lên dọc theo sông Saigon.
 
Ở bờ bên kia con sông, tại một bán đảo mang tên Thủ Thiêm, một dự án đầy tham vọng sắp hình thành : một cao ốc văn phòng cho các công ty quốc tế lớn, một công viên, một quảng trường lớn với cây xanh dẫn đến một hồ nước nhân tạo. « Đó sẽ là khu La Défense (khu cao ốc văn phòng hiện đại ở ngoại vi Paris – ND) của Saigon ». Kiến trúc sư Nguyễn Khánh Duy, đối tác của công ty Pháp De-So đã thắng cuộc thi quy hoạch Thủ Thiêm năm 2009, hy vọng như thế. Khó thể nào không tự hỏi « Bác Hồ » sẽ nghĩ gì về sự thay đổi diện mạo của thành phố mang tên ông…
 
« Rốt cuộc thì việc thống nhất cũng diễn ra suông sẻ » - đó là nhận định của Trí Dũng, một Việt kiều khác đã hồi hương về Thành phố Hồ Chí Minh trong thập niên 90 sau hai thập kỷ sống tại Nhật. Là người chủ trương bảo vệ môi trường, ông đã thành lập một trường kinh doanh, nơi ông cố gắng giải thích rằng trong thực tiễn phát triển cần phải « coi trọng chất lượng hơn là số lượng ». Điều mà ông tiếc nuối, là vẫn còn một « giấc mơ » ở Việt Nam. Ông nói : « Nhưng sức mạnh của chúng tôi, đó là tinh thần thực tế. Sau chiến tranh, chúng tôi lại trở thành bạn bè với người Pháp và người Mỹ. Và nếu nền văn hóa chúng tôi không mạnh mẽ như thế, chúng tôi không thể nào thắng nổi cả hai… »

Trước lễ kỷ niệm một ngày, Tương Lai, vị giáo sư 80 tuổi đã tiếp chúng tôi tại nhà. Sau khi cầm súng chống Pháp ở tuổi 14, nay ông trở thành một trong những nhà xã hội học tên tuổi nhất của Việt Nam. Cả cuộc đời, ông nghiên cứu chủ nghĩa mác-xít. Là người nhiệt thành với chủ trương cải cách, ông đả kích một chế độ « độc đoán và trấn áp ». Và ông cười khi dẫn ra một câu nói châm biếm không chỉ dành cho người Việt : « Marx là một vĩ nhân, nhưng không có ông ấy thì tốt hơn ! »

Blogger Điếu Cày tường trình về bữa gặp gỡ giữa ông và hai nhà báo khác với tổng thống Obama tại tòa Bạch Ốc









                                              


Đại sứ Pete Peterson: Mỹ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam




                                               


Một trong những đỉnh cao trí tuệ ở VN cáo buộc : "Mỹ gây ra các tội ác dã man "


Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã phát biểu như vậy hôm nay tại buổi lễ đánh dấu ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam ở Sài Gòn.

Trong bài phát biểu, ông Dũng nói rằng, 40 năm trước, “đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ” và “gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta”.

Ông cũng cũng ngỏ lời “chân thành cảm ơn các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô, Trung Quốc” đã giúp chính quyền Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam.

Cũng trong bài phát biểu này, Thủ tướng Việt Nam cũng nêu lên cuộc chiến “bảo vệ biên giới phía bắc”, và “biên giới phía tây nam”, nhưng tránh nhắc tới Trung Quốc.

Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 29/4, giáo sư Tương Lai, người từng làm cố vấn cho thủ tướng của Việt Nam, nhận định rằng Trung Quốc “không muốn Việt Nam trở thành một nước mạnh”. Giáo sư Tương Lai nói:

“Sau khi quân Pol Pot bị Việt Nam giáng cho một đòn chí mạng, giải phóng đất nước Campuchia, thoát khỏi diệt chủng thì Đặng Tiểu Bình mượn cớ ấy để rồi phát động chiến tranh biên giới năm 1979. Như vậy là nó muốn cho Việt Nam đang còn mình đầy thương tích từ chiến tranh thì nó giáng cho một đòn nữa để củng cố quyền lực của Trung Quốc, để Việt Nam không thể ngoi dậy, tiếp tục lớn mạnh bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ, luôn luôn đối chọi mà muốn nuốt chửng Việt Nam”.

Hàng nghìn người đã tham gia vào lễ duyệt binh được coi là hoành tráng nhất trong nhiều năm qua, để kỷ niệm ngày gọi là “thống nhất đất nước”.

Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật cũng diễn ra trong dịp này để ăn mừng “ngày giải phóng miền nam”.

Trong khi đó, tại Mỹ, hôm nay, tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ sẽ diễn ra nhiều hoạt động đánh dấu ngày 30/4 mà nhiều người Mỹ gốc Việt gọi là “Ngày quốc hận”.

Tin cho hay, người Việt dự kiến sẽ biểu tình bên ngoài đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô của Mỹ.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi “đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài, mỗi người chúng ta hãy nêu cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thương nòi, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, không phân biệt quá khứ, vượt lên trên những khác biệt, cùng nhau chân thành hòa hợp dân tộc, vun đắp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội người Việt toàn quốc ở Hoa Kỳ, nói với VOA Việt Ngữ rằng những hành động “thiếu nhạy cảm” của chính quyền trong nước, như ăn mừng ngày 30/4, sẽ khiến quá trình hòa hợp, hòa giải trở nên xa vời.


Giữa ngã rẽ thời đại - Phóng sự đặc biệt







Canada Senator Ngô Thanh Hải nói về hòa giải dân tộc




                                            





The Best of Tchaikovsky







Beethoven - Moonlight Sonata







The Best of Mozart







Beethoven - Symphony No. 6







Beethoven - Symphony No. 5







Beethoven - Symphony No. 9







Emoji (i.e.picture letters) Among Us







Chùa ở Lâm Đồng



https://plus.google.com/105298306330131274718/posts/YMbmLVZYaUo?pid=5830673255475802066&oid=105298306330131274718

"Thằng Cuội" báo cáo về: chuyến đi Trường Sa và ngày 30/4/1975







30-4-75: ai giải phóng ai và ai thắng ai thua – Tac gia Dinh Tu Thuc



Danh nghĩa và thực tế

Theo cách nói chính thức, ngày 30 tháng Tư 40 năm trước, dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Miền Bắc đã thắng trong cuộc chiến giải phóng Miền Nam, và đồng thời, thắng cả Hoa Kỳ, là đồng minh chính của Miền Nam. Nhưng sau 40 năm nhìn lại, trên thực tế, ai đã giải phóng ai, ai thắng ai thua, cũng như ai được ai mất, và mất gì được gì?

Trước hết, hãy nói chuyện “giải phóng”:

Từ “giải phóng” trong tiếng Việt có nghĩa “liberate” trong tiếng Anh. Tra chữ liberate trên Dictionary.com thấy có 5 nghĩa, trong đó có 2 nghĩa đáng chú ý: “2. to free (a nation or area) from control by a foreign or oppressive government.” (cho tự do - một dân tộc hay một vùng – khỏi sự kiểm soát của một chính quyền ngoại bang hay áp bức) 5. Slang. to steal or take over illegally: The soldiers liberated a consignment of cigarettes. (Lóng. Ăn cắp hay đoạt lấy bất hợp pháp: Binh sĩ đã giải phóng món hàng thuốc lá).

Nếu theo nghĩa thứ 5 trên đây, quả thật, 40 năm trước, Miền Bắc đã “giải phóng” Miền Nam. Điều này không những chỉ xẩy ra cho hàng hoá, đồ dùng như quần áo, tivi, tủ lạnh, xe cộ, dụng cụ sản xuất… mà còn áp dụng cho cả lãnh thổ Miền Nam.

Nhưng theo nghĩa thứ 2 trên đây của từ giải phóng, thực tế đã trái ngược hoàn toàn. Nhiều nhân chứng sống và tài liệu khả tín đã chứng minh, vào thời gian 30 tháng Tư năm 1975, Miền Bắc bị ngoại bang (Nga, Tầu) kiểm soát chặt chẽ hơn ngoại bang (Mỹ) đối với Miền Nam. Về phương diện chính quyền đàn áp cũng vậy: Miền Nam có báo chí tư nhân, tự do lập hội, tự do biểu tình, kể cả biểu tình chống chính quyền. Tất cả những điều này đều không có tại Miền Bắc 40 năm trước, và ngày nay, dưới chế độ Cộng Sản, vẫn chưa có trên cả nước. Như vậy, không thể có chuyện vô lý: nơi không có tự do giải phóng cho nơi đang có tự do, nơi có chính quyền lệ thuộc ngoại bang và áp bức dân giải phóng cho nơi ít lệ thuộc ngoại bang, và dân ít bị đàn áp hơn.

Nhưng cũng phải thừa nhận, tình hình đã thay đổi nhiều trong 40 năm qua. Ngày nay, tuy tư nhân chưa được ra báo, nhưng blog tư nhân tràn ngập trên internet. Dân chưa được tư do lập hội, nhưng Xã Hội Dân Xự đang xuất hiện ngày càng nhiều. Chưa có luật tự do biểu tình, nhưng thỉnh thoảng vẫn có biểu tình. Việt Nam vẫn tồn tại là một xã hội cảnh sát trị. Bốn chục năm trước, người dân sợ công an cảnh sát như sợ cọp. Bây giờ, người dân vẫn e dè công an cảnh sát như cọp, nhưng là thứ cọp trong sở thú, thỉnh thoảng quẳng cho miếng mồi, chụp hình đem lên mạng.

Sự thay đổi này sẩy ra sau biến cố 30 tháng Tư.

Bốn chục năm trước, có câu truyện lạ lan truyền. Kể rằng: Sau khi Miền Nam được giải phóng, người ta thấy nhạc sĩ cổ nhạc Văn Vỹ tự mình lái xe gắn máy phóng khắp Sài Gòn. — Sao lạ dzậy? — Nhạc sĩ này vốn khiếm thị mà! Thì bởi, sáng mắt ra rồi!

Câu truyện tưởng như đùa, mà quá gần sự thật. Hãy nghe nghệ sỹ xuất sắc Kim Chi kể trên Facebook đài RFA về sự sáng mắt của mình:

Mấy năm qua, mỗi lần 30/4 tôi mất hẳn cảm giác hạnh phúc, mất hẳn sự tự hào như những năm trước đây. Tôi buồn vì niềm tin trong tôi hoàn toàn đổ vỡ. Nghĩ lại, nhận rõ và xác thực hơn: Những năm tôi ‘đi theo lý tưởng’ Bác Đảng và bom đạn thì quả là tôi "lớn rồi mà như ngây thơ, ngu xuẩn, dại khờ". Tôi cũng như biết bao đồng đội đã qúa ‘ngây thơ, ngu ngốc’.

Như thế, cứ theo đúng chữ đã được định nghĩa trong tự điển, qua biến cố 30 tháng 4, Miền Bắc đã “giải phóng” Miền Nam – theo nghĩa lóng – về mặt của cải, tài sản, đất đai… Trong khi đó, những người còn ngây thơ, mê muội về chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản đã được giải phóng – theo nghĩa thường – về mặt tư tưởng, nhận thức và tầm nhìn.

Bây giờ tới chuyện thắng, thua.

Cuộc chiến chấm dứt ngày 30 tháng 4, 1975, theo danh nghĩa chính thức, có bốn bên thuộc hai phe trực tiếp tham dự: Phe Miền Nam có Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà, phe Miền Bắc có Mặt Trận Giải Phóng và Cộng Sản Bắc Việt. Bây giờ xét từng bên xem ai thắng ai thua.

Trước hết, Mỹ là cường quốc tư bản, không phải đế quốc thuộc địa. Mỹ tham chiến nơi nào, danh nghĩa là bảo vệ tự do dân chủ nhân quyền, nhưng thực chất là mở mang hay bảo vệ thị trường, không phải để chiếm đất. Hà Nội vỗ ngực tự sướng đã thắng Mỹ, ngay dân Mỹ cũng nhiều người nghĩ rằng, với sự rút lui khỏi Việt Nam 40 năm trước, họ đã thua lần đầu tiên trong lịch sử. Thật ra, Mỹ không thua trận vào năm 1975. Họ đã rút lui trong trật tự từ năm 1973 theo Hiệp Định Paris, mang về đủ số tù binh, kể cả tối đa hài cốt có thể tìm được của các tử sĩ. 30 tháng 4 chỉ là mốc thời gian xếp lại bàn cờ chiến lược, nhờ đó, Mỹ chẳng những không mất, mà sau này, thị trường tăng gấp bội.

Ngoài thị trường Hoa Lục mông mênh, sau hai thập niên cấm vận để thuần hoá con thú cộng sản, tại Việt Nam, thị trường Mỹ không còn giới hạn ở phía Nam vĩ tuyến 17, mà lan nhanh ra cả nước. Trước 1975, dân Miền Nam quen hàng Pháp hơn hàng Mỹ, cả nước chi có hai trường chuyên dậy tiếng Anh. Ngày nay, trường dậy tiếng Anh có mặt khắp nơi, đếm không xuể. Tổng Biên Tập đài RFA Dan Southerland, sau chuyến đi VN năm 2013, nói trong cuộc phỏng vấn vào tháng 4 năm 2015: “một điều đáng ghi nhận là tôi thấy có rất nhiều trường Anh ngữ mọc lên ở Sài Gòn, có rất nhiều người học tiếng Anh kể cả trẻ em”. Trước 1975, VNCH không có trường dậy tiếng Anh cho trẻ em. Sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ, thời VNCH là con số hàng trăm, năm 2014 là 16 ngàn.

Trước 75, tiền Mỹ mang sang VN là tiền viện trợ, ra đi không về, năm vừa qua, Mỹ đầu tư ở VN, là số tiền bỏ ra kinh doanh để kiếm lời, cao hơn 30 tỷ đô la. Tiền Mỹ, hàng Mỹ, phim Mỹ, nhạc Mỹ, show Mỹ, mốt Mỹ, tiếng Mỹ… là những thứ hiện nay quá quen thuộc với người dân VN. Đến nỗi, báo đăng tin, có cô gái đi trên đường phố, giả bộ đàm thoại trên cell phone bằng tiếng Mỹ, muốn chứng tỏ mình là người văn minh hiện đại. Trước 75, ai làm vậy, bị khinh là “Me Mỹ”. Hồi ấy, Sài Gòn cũng chưa hề có McDonald’s, KFC và Coca Cola. Hơn nữa, đây là điểm đáng ghi nhận hàng đầu: Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của PEW, 95 phần trăm dân Việt Nam trong nước hiện nay tin tưởng vào kinh tế tư bản, một tỷ lệ cao nhất thế giới, hơn cả tại chính nước Mỹ, con số này chỉ có 70%. Từ khẩu hiệu “Đánh Mỹ cứu nước” trước 75, chủ trương của Việt Nam bây giờ là “Thân Mỹ cứu nước”. Như vậy là Mỹ thua, hay Mỹ thắng?

VNCH đầu hàng vô điều kiện ngày 30 tháng 4, đương nhiên là bên thua trận. Nhưng như đã trình bầy trong phần nói về giải phóng, bên thua đã bị trắng tay về của cải tài sản, nhưng cái thua của Sài Gòn đã có hiệu lực thức tỉnh tất cả những ai còn mê muội trên khắp nước. Đây không phải là thứ “chuyển bại thành thắng”, mà trong cái thua của một tập thể, đã đem lại lợi ích cho cả nước, một tập thể lớn hơn gấp bội, và tiếng vang còn thức tỉnh cả dư luận thế giới. Chế độ Sài Gòn đã thua về vật chất; thất bại này giúp phơi bầy sự thật phũ phàng từng bị che đấu trước người dân Miền Bắc và thế giới, tạo ra điểm thắng về tinh thần. Tinh thần quan trọng hơn vật chất, phần thắng đáng kể hơn phần thua.

Trên danh nghĩa, bên thứ ba, Mặt Trận Giải Phóng, là kẻ cầm cờ của Bên Thắng Cuộc. Chính lá cờ của tập thể này đã được cắm trước tiên trên Dinh Độc Lập. Nhưng oái oăm thay, số phận của kẻ thắng này còn thê thảm hơn của kẻ thua. VNCH tuy thua trận, nhưng không bị tan biến, cả vô hình là tinh thần dự do dân chủ và nhân bản, và hữu hình là từ nghĩa trang tử sĩ tới những tập thể từ trong tới ngoài nước với quốc kỳ cũ vẫn hãnh diện mình thuộc về VNCH. Trong khi ấy, thành phần MTGP bị tan biến hoàn toàn, giống như loài bọ ngựa đực, sau khi phục vụ nhu cầu sinh lý cho bọ ngựa cái, đã bị “người yêu” ăn sống nuốt tươi. Luận bàn thắng bại về một thành phần đã biến vào hư vô, là điều vô ích.

Bên cuối cùng là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trước 30 tháng 4, 75, nhờ bộ máy tuyên truyền và bưng bít sự thực, trước đa số nhân dân, Đảng đã đạt được địa vị ngang hàng thần thánh. Giống như tín đồ Phật giáo nói “nhờ ơn Trời Phật”, tín hữu Công giáo nói ”nhờ ơn Chúa và Đức Mẹ”, người dân thường nói “nhờ ơn Bác và Đảng”. Sau khi mở mắt nhờ 30 tháng 4, bây giờ, giới trẻ trong nước phát động chiến dịch nêu cao khẩu hiệu “Tôi không thích Đảng Cộng Sản”. Nhiều đảng viên lão thành không tiếc lời công khai chỉ trích Đảng. Nhiều đảng viên già có trẻ có, công khai từ bỏ Đảng, và không ngại nói rõ lý do. Tóm lại, chẳng những Đảng không còn được kính sợ và tin tưởng như trước, mà còn bị khinh thường. Vậy, trong cả bốn bên, thua đậm nhất phải là Đảng Cộng Sản VN. Nhưng cho công bằng, sự hy sinh của hàng triệu bộ đội trong đạo quân Miền Bắc không phải là vô ích. Họ đã đóng góp xương máu, tưởng là để giải phóng Miền Nam, nhưng thực ra đã giải phóng tư tưởng của chính đồng bào ruột thịt Miền Bắc của mình.

Mất và được

Dù thắng hay thua, cuộc chiến nào cũng có những tổn thất. Điều quan trọng nên biết rõ là mất gì được gì, và ai mất ai được.

Mỹ mất hơn 58 ngàn mạng người. Một mạng người đã quý, huống chi hàng ngàn, hàng vạn. Cho đến nay, những người chủ trương phản chiến bằng mọi giá vẫn cho rằng, tổn thất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam chẳng những vô ích, còn làm hoen ố lịch sử một nước chưa từng bại trận. Phe này cho rằng thuyết Domino thời Eisenhower là sai, bằng chứng là sau khi Hà Nội thắng trận, Đông Nam Á không lọt vào tay cộng sản. Thật ra, nếu Mỹ không can thiệp từ năm 1954, hay bỏ đi từ năm 1965, rất có thể chuyện Domino đã thành sự thật. Mạng người và đô la Mỹ đã giúp Đông Nam Á cầm cự được mười năm. Khi Hà Nội làm chủ cả nước, kinh tế khối cộng sản đã kiệt quệ, Nga Tầu chống nhau, Cộng Sản Nam Dương đã bị dẹp, Cộng Sản Việt chỉ còn đủ lực xâm chiến Campuchia.

Tuy trên danh nghĩa, Mỹ đã không thành công trong sứ mạng giúp người dân VNCH bảo vệ được nếp sống tự do dân chủ phôi thai của mình. Nhưng ngoài việc ngăn chặn bước tiến của cộng sản ít nhất trong một thập niên, Mỹ cũng đã đạt được nhiều lợi ích. Văn ôn vũ luyện, thay vì thỉnh thoảng tổ chức tập trận giả bắn đạn thật, Mỹ có cả một chiến trường rộng lớn đánh trận thật, bắn người thật. Tất cả những võ khí tối tân chưa hề được sử dụng hồi Thế Chiến II và chiến tranh Triều Tiên, như chiến đấu cơ siêu thanh, pháo đài bay B-52, trực thăng, tầu nguyên tử, truyển tin bằng vệ tinh, thuốc khai quang… đều được thực nghiệm tại chiến trường Việt Nam. Muốn có địa vị cường quốc về quân sự, người khôn ngoan không mang võ khí nước người về sử dụng ở nước mình, mà mang võ khí của mình thực nghiệm ở nước ngoài.

Sau khi thí nghiệm xong võ khí mới và có đủ kinh nghiệm về chiến trường mới, 30 tháng 4, 1975 là mốc thời gian Mỹ bắt đầu giai đoạn mới, chấm dứt chiến tranh, mở mang thị trường trong hoà bình. Nhật thua trận, biết thân phận mình, ngoan ngoãn theo Mỹ dẫn dắt, chỉ trong 20 năm đã thành cường quốc kinh tế. Việt Nam thắng trận, tưởng bở, 30 tháng 4 năm nào cũng kỷ niệm đại thắng, pháo hoa, cờ xí rợp trời, duyệt binh, dậm chân tại chỗ. Tuy vậy, sau 40 năm, Mỹ cũng có được 4 tiệm McDonald’s. Sau khi mang tiếng thua trận, Tổng Thống Mỹ tới Việt Nam, dù vào ban đêm, vẫn được dân đón đầy đường phố. Trong khi ấy, Chủ Tịch Nước và Thủ Tướng Việt Nam anh hùng tới Mỹ, thường phải đi cửa hậu.

Về nhân mạng và của cải, VNCH thiệt hại nặng hơn Mỹ. Nhưng nếu có hàng triệu người đã hy sinh, cũng có hàng triệu người đã thoát nạn, đa số tạo cho mình hoặc con cháu cuộc sống nhiều cơ hội tốt đẹp hơn ở nước ngoài. Công ơn của những người đã hy sinh không uổng phí, đó là món nợ cho những người may mắn. Trong rủi có may, một thế kỷ trước, chỉ có vài tiếng nói của người Việt chân chính có cơ hội cất lên ở ngoại quốc vận động cho nước mình, ở Á có Phan Bội Châu, ở Âu có Phan Chu Trinh, một thế kỷ sau, những tiếng nói này vẫn còn được trân trọng. Sau 30 tháng 4, bỗng nhiên có hàng triệu “sứ giả bất đắc dĩ” có mặt tại hàng trăm quốc gia trên khắp thế giới, mưu cầu điều tốt đẹp cho VN. Biết dùng tổn thất làm cơ hội, là biến bại thành thắng.

Cái “Mặt Trận Giải Phóng” đã được bàn tay Hà Nội dùng trò quỷ thuật tạo ra từ con số không, giống như mụ phù thuỷ phất chiếc đũa thần tạo ra trang phục và cỗ xe cho cô bé Lọ Lem, để nàng sánh vai với Hoàng Tử trong Dạ hội Đa quốc. Trưa 30 tháng Tư là thời gian trò ma thuật hết hiệu nghiệm. Khác truyện xưa, Hoàng Tử hiện nguyên hình là tên côn đồ, với chiếc hài của Lọ Lem đã biến thành dép râu, chẳng ai thèm thử. Lọ Lem được một cơ hội vui chơi, chẳng mất gì. Chỉ có “Hoàng Tử” ê mặt, nhưng thuộc loại tối dạ, vẫn vỗ ngực tự khoe “đỉnh cao chiến thắng”.

Qua biến cố 30 tháng 4, phía Cộng Sản Việt Nam mất gì, được gì? Trước biến cố, trên danh nghĩa, Đảng với dân là một, Đảng từ dân mà ra. Sau biến cố, dân sáng mắt: Đảng là thành phần cai trị, dân là thành phần bị trị. Dân mất quá nhiều, từ xương máu tới của cải. Chỉ còn lại những thứ phù phiếm không thể tiêu dùng như huy chương, bằng tưởng lệ, và tượng Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Trong khi ấy Đảng, nói rõ hơn là cấp lãnh đạo đảng, được quá nhiều. Bằng chứng dễ thấy là những dinh thự nguy nga tráng lệ, chữ nghĩa ngày nay là “hoành tráng”, của các cựu Tổng Bí Thư hay Thanh Tra Chính Phủ, những chiếc xe đắt tiền, và cách ăn chơi phung phí của con cháu giai cấp lãnh đạo Đảng.

Những hy sinh mất mát của dân đã chuyển thành của cải nằm trong tay giai cấp lãnh đạo Đảng.

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Tổng Bí Thư Đảng Tàu Cộng đi dưới lá cờ vàng của VNCH




HÌNH CHỤP TẠI HỘI NGHỊ Á-PHI BANDUNG ngày 24/4/2015  tại INDONESIA



Mời xem một trong những bài viết hay nhất nhân dịp 30/4/2015. ĐÁ BÁT BA MƯƠi THÁNG TƯ của nhà văn Hoàng Hải Thủy





40 năm sau ngày 30 Tháng Tư 1975, 14 năm sau ngày Người làm bài hát Triịnh Công Sơn qua đời, nhiều người Việt ở Kỳ Hoa lại nói, viết, ca tụng Trịnh Công Sơn. Mời quí vị đọc Bài thơ nhớ Trịnh Công Sơn của Đinh Cường phóng trên WEB ngày 1 tháng 4, 2015:

Bạn về bên phố xưa mười bốn năm rồi sao Sơn. Chiều nay tôi đi trên phố xưa Georgetown mà nhớ bạn

Tôi biết bạn không thể nào quên
những người bạn của thời chưa đầy
hai mươi tuổi. thời của Ướt mi, Thương
một người với Hà Thanh con chim sơn ca
Thanh Hải guitare, Đặng Nho clarinette
thời của những tiếng hát tiếng đàn
sao mà say đắm quyến rũ trên
đài phát thanh Huế. thời cứ chiều
chiều đi lên đi xuống hai con đường
chính Ngã Giữa – Trần Hưng Đạo
có lúc cùng nhau qua ngồi cà phê Lạc Sơn,
bên kia đường. nhớ lửa mồi là sợi giây
dừa cháy thường trực, thò đầu ra khỏi
miệng lon dùng cho khách mồi thuốc…
tôi biết bạn không thể nào quên
về trên phố cao nguyên ngồi
tiếng gà trưa gáy khan bên đồi
ôi những trưa B’lao vắng vẻ, nơi căn nhà
có phòng bạn trọ, chim vào làm tổ
vỏ bao thuốc chất đống  đêm về ra chơi
billard ngoài con đuờng lộ. tiệm có ngọn đèn
manchon chao, hay những đêm Dran âm u
hai người bạn nằm trên hai chiếc
giường gỗ ván thông, ngọn nến trắng
thức khuya viết thư miên man
gởi Hướng Dương, tên hồn nhiên
bạn gọi Dao Ánh, thời của Còn tuổi nào
cho em: tuổi nào lang thang thành phố
tóc mây cài  thời của Tuổi đá buồn …
và thời của Sài Gòn. đêm khuya bạn hay gọi
Lữ Quỳnh, Sâm Thương đến dù giữa khuya.
ba bốn giờ sáng bạn đi băng qua con hẻm
nhỏ Hiền Vương. đập cửa cái studio nhỏ bé
của tôi trong xóm, ngồi chơi và chờ người
thiếu nữ xinh đẹp ra bán hàng ngoài phố sớm
thời bạn vẽ bao nhiêu là chân dung đẹp
nay những nụ môi hồng, ánh mắt ấy bay về đâu…
thời của chiều chiều ra khách sạn Bông Sen
do anh Muộn làm giám đốc. có để riêng cho
Nguyễn Quang Sáng và bạn một phòng ngồi uống rượu
trên lầu cao. nhìn những mái ngói nâu. trời chiều
Sài Gòn. nhìn đàn chim én lượn vòng này qua vòng khác
thời của: Chiều trên quê hương tôi.
Nắng phơi trên màu ngói non tươi. Gió mang tin một mùa sẽ tới.
Sẽ mưa lâu hoặc cơn nắng dài. 
cơn nắng dài từ những ngày thay đổi ấy
và làm sao quên một mùa tuyết phủ
chúng ta cùng lang thang trên những góc phố  Montréal
những ngày bạn qua thăm gia đình các em
đêm vào nghe blues jazz. nhớ mãi tiếng đại hồ cầm
chiều nay đọc tin sẽ ra cuốn sách viết về Mẹ
trong dịp tưởng niệm mười bốn năm ngày bạn mất
tôi lại nhớ đến cái tượng nhỏ Mẹ Con bằng đất nung
của Trương Đình Quế đổi tôi lấy bức tranh nhỏ
khi đi không mang theo vì nặng. tôi để lại tặng bạn
bạn đã cho gắn trên bục cao để ở mộ bác gái thật đúng và đẹp
bạn quá hạnh phúc khi nằm cạnh mộ mẹ ở Gò Dưa
mười bốn năm rồi sao Sơn. làm sao kể hết những kỷ niệm
tôi vẫn luôn giữ tận cùng trong lòng tôi một tình bạn
từ thời hai mươi tuổi. nhớ bạn đi đâu về cũng hỏi người làm
bà có nhà không. bạn thương yêu mẹ hết mực.
thương yêu các em hết mực. như vậy là bạn đã yên tâm nằm xuống.
và tôi vẫn biết. chúng ta cùng thích phố phường. những tháng cuối cùng
tôi về thăm bạn. mùa hè. chiều cùng nhau ra ngồi Givral
khi trở lại Virgina. mùa xuân bạn mất. đúng mùa hoa anh đào nở
năm nay trời băng giá nhiều. mùa hoa anh đào nở chậm Sơn ơi …
Để nhớ 14 năm ngày TCS mất (1 tháng 4. 2001 – 1 tháng 4. 2015)
Virginia, March  27, 2015
Đinh Cường
 
 
 
o O o
 
CTHĐ: Các anh chết xương tan, thịt nát.. Chúng nó trốn lính, chúng nó hỗn láo. Đau biết chừng nào
.
o O o
 
Mời quí vị đọc bài “Trịnh Đá Bát.” CTHĐ viết ngày 2 Tháng 11, 2008; đăng trên Tuần báo SaiGon Nhỏ và trên Blog “hoanghaithuy.com.”

Lúc 4 giờ chiều ngày 30/4/1975, Trịnh Công Sơn nhanh chân chạy tới Đài Phát Thanh VNCH tại Sài Gòn, cùng vài tên Cách Mạng Ba Mươi hát bài “Nối Vòng Tay Lớn” chào đón bọn Lính Bắc Cộng cùng với xe tăng đang tiến vào Dinh Độc Lập!

Giờ đó, tôi, Công Tử Hà Đông, nghe bản nhạc đó, tôi chỉ thấy một người trong bọn tự giới thiệu anh ta là Huỳnh văn Tòng, không thấy nói gì đến Trịnh công Sơn. Những năm 2000, ở Kỳ Hoa Đất Trích, tôi đọc một tài liệu do một trong số mấy người chiều hôm đó đến Đài Phát Thanh hát bài Nối Vòng Tay Lớn kể bọn anh còn muốn hát thêm vài bài nữa thì bị một sĩ quan quân Bắc Cộng vào Đài, hầm hầm quát:

– Không có hát hò gì cả. Cút đi chỗ khác.

Bị đuổi, bọn Huỳnh văn Tòng cúp đuôi lỉnh mất. Rất có thể chuyện vừa kể là chuyện thật, người sĩ quan quân Bắc Cộng được lệnh đến “chiếm Đài, không cho bất cứ thằng nào nói gì hết.” Anh ta bực mình khi thấy bọn Ba Mươi lăng xăng đòi hát để “chào mừng Quân Giải Phóng dzô Sài Gòn”. Anh đuổi chúng đi là đúng.

Nguyễn Đắc Xuân, một người bạn của Trịnh Công Sơn, người bị công luận cho là một tay đao phủ của Thành phố Huế trong Biến cố Tết Mậu Thân 1968, — tên đao phủ ác ôn nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường, cũng là bạn rất thân của Trịnh Công Sơn, Trịnh Cung và Đinh Cường, HP Ngọc Tường viết về Trịnh công Sơn như sau:

Từ sau ngày Trịnh Công Sơn qua đời, nhiều dư luận trong và ngoài nước có khuynh hướng “lôi anh về phía bên này” hoặc “đẩy anh về phía bên kia”. Với Trịnh Công Sơn ai lôi anh thì cứ lôi, ai đẩy anh thì cứ đẩy, “kệ”. Trịnh Công Sơn là Trịnh Công Sơn, ai muốn hiểu sao cứ hiểu. Tuy nhiên cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thuộc về lịch sử, mà đã là lịch sử thì ” bên này” hay ” bên kia” phải được chứng minh bằng tư liệu, tư liệu thành văn và tư liệu sống, nói có sách mách có chứng. Không thể phát ngôn về Trịnh Công Sơn theo cảm tính hay theo một định kiến nào….”

Trích từ “Trịnh Công Sơn, có một thời như thế” — Nguyễn Đắc Xuân — Nhà Xuất bản Văn Học.
Theo những “tư liệu thành văn và tư liệu sống”, Nguyễn Đắc Xuân trích lại những chuyện sau đây do chính Trịnh Công Sơn viết xuống trong quyển sách vừa dẫn:

Trịnh công Sơn kể về: Thời kỳ trốn lính

Tôi có được hai năm sống thong dong hợp pháp như tất cả mọi người đàng hoàng đứng đắn trên mặt đất. Muốn được thế, tôi đã phải đánh đổi bằng gần sáu mươi ngày nhịn đói tuyệt đối trong hai năm, mỗi năm 30 ngày nhịn đói liên tiếp trước khi trình diện khám sức khỏe để nhập ngũ, để đạt được cái mức độ không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để làm một người lính. Nhưng muốn xuống kí-lô nhanh còn phải không ngủ và uống thêm thuốc Diamox, một thứ thuốc rút nước trong các tế bào ra. Qua năm thứ ba tôi không ra trình diện nữa vì thấy không đủ sức khoẻ để nhịn đói nữa. Trốn lính gần như là một cái “nghề” đầy tính chất phiêu lưu của hàng triệu thanh niên miền Nam lúc bấy giờ. Thái độ phản kháng ấy, dù được nhìn dưới một góc độ nào đó còn mang tính thụ động, vẫn phải được nhắc đến như một nốt nhạc trong trẻo đã ngân lên trong một giai đoạn u ám, nhiễm độc, giữa những đô thị miền Nam.

Tôi đã sống lang thang như một kẻ vô gia cư, vô định trú thứ thiệt. Thời gian không lâu, chỉ kéo dài khoảng ba năm, đó là lúc tôi sống cùng một số sinh viên trốn lính khác trong những căn nhà tiền chế tồi tàn bỏ trống ở khu đất sau Trường Đại học Văn khoa. Ở đây có một lợi thế là rất hiếm bị cảnh sát khám xét. Vào thời điểm ấy, trên khoảng đất trống lại mọc thêm cái trụ sở Hội Hoạ Sĩ trẻ bằng gỗ. Đêm ngủ của tôi cứ thay đổi từ trên cái ghế bố trong túp lều này qua cái mặt nền xi măng của trụ sở hội nọ. Việc ăn uống đã có hàng quán dọc đường. Rửa mặt, đánh răng thì mỗi sáng vào phòng vệ sinh của những quán cà phê quen, chỉ có việc mang theo khăn, kem và bàn chải đánh răng.

Thế đấy, nhưng chính những năm này là những năm sôi động nhất của đời tôi. Sống trong tình trạng bấp bênh như thế tôi vẫn phải làm việc không ngừng để sống. Tôi vẫn viết đều tay và vẫn tiếp tục đi hát. Những ca khúc của tôi được in ra từng tờ rời và từng tuyển tập. Công việc in ấn và phát hành do người em ruột của tôi, cũng trốn lính, chăm lo. Việc in ấn càng lúc càng khó khăn, nhất là sau khi có lệnh tịch thu của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của tôi. Cảnh sát lúc bấy giờ vào tận các nhà in để truy lùng. Thế là phải đổi kế hoạch. Thay vì in trong một nhà in, nay phải rải ra trong ba bốn nhà in khác nhau. Tịch thu nơi này còn nơi khác, và dĩ nhiên, chuyện đi đứng không phải dễ dàng. Đi từ một nhà in ở vùng Sài Gòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi.

Sau lệnh tịch thu, tất cả báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin . Các hãng thông tấn và truyền hình truyền thanh nước ngoài ào ạt đổ xô về những nơi ăn chốn ở rất là ” híp-pi” đó của tôi càng lúc càng đông. Mỗi ngày trung bình ít lắm cũng phải ba lần phỏng vấn, thu hình, thu mặt. Tôi bỗng trở nên người nổi tiếng bất đắc dĩ. Ban đầu sự kiện này cũng mang đến cho tôi chút niềm vui nhưng càng về sau càng trở thành một tai nạn. Ký giả, chuyên viên TiVi ngoại quốc săn đuổi tôi đến những chỗ tôi lánh mặt xa nhất. Từ Sài Gòn tôi ra Huế, chỉ vài hôm sau đã thấy có mấy mạng người đủ các màu da, xứ sở khác nhau xuất hiện ở cửa nhà tôi ở. Đời sống bỗng chốc mất đi cái tự do được quyền không nói năng, được quyền ngồi yên tĩnh một mình mà suy ngẫm cho đến nơi đến chốn bao nhiêu điều mình chưa biết trong cõi đời rộng lớn này. Tôi phải sống những khoảnh khắc phù phiếm trên báo chí và trước ống kính ấy cho đến mười ngày trước ngày thành phố được hoàn toàn giải phóng. Giờ đây sau hai mươi năm thành phố đã mang tên Bác, thỉnh thoảng vẫn còn những cuộc phỏng vấn của người nước ngoài, nhưng việc đó không còn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng nữa.

Nhẩm tính lại, tôi đã hùn hạp tất cả vốn liếng của mình vào cái đại gia đình trốn lính vừa tròn chẵn mười ba năm.

Đã qua hẳn rồi cái thời của “bèo giạt mây trôi”, của những giấc ngủ bị săn đuổi. ( sđd tr. 179-183 )
Nguyễn quang Sáng viết về: Anh Sáu Dân và Trịnh Công Sơn

Hơn hai mươi năm trước, đồng chí Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt “rủ” Trịnh Công Sơn và tôi đi khảo sát đất Trị An. Từ chuyến đi ấy Trịnh Công Sơn và tôi cũng như một số bạn bè gọi đồng chí Bí thư là anh Sáu — anh Sáu Dân — rất thân mật.

Buổi chiều trên đường từ Trị An về mưa gió mịt mù. Sơn và tôi ngồi trên xe jeep. Về đến nhà anh Sáu, áo của Sơn đổi màu mưa bụi. Còn tôi, nhờ có chiếc áo gió, áo trong của tôi còn sạch. Anh Sáu bảo chúng tôi đi tắm, rồi anh Sáu lấy một chiếc áo của anh cho Sơn mặc. Chiếc áo ấy Sơn vẫn để trong tủ áo của mình, ít ai biết.

Với tôi, anh Sáu là một nghệ sĩ, nghệ sĩ với con người chiến sĩ của anh. Không có khoảng cách về tuổi tác, cương vị xã hội, hai người nghệ sĩ ấy gặp nhau, trở thành đôi bạn chia sẻ nhiều nỗi niềm. Trong những năm khó khăn, cơm độn bo bo, có lần anh Sáu gởi gạo đến cho gia đình Trịnh Công Sơn. Anh Sáu tâm sự với Sơn “Anh em trí thức ở thành phố mình bỏ đi nhiều quá. Chúng ta làm sao giữ anh em lại, cùng xây dựng đất nước.” Sau đó Trịnh Công Sơn viết ca khúc “Em còn nhớ hay em đã quên“. Lần thứ hai, anh Sáu nói với Sơn “Trong lúc khó khăn này, làm sao mọi người đều có niềm tin, niềm vui, vượt lên khó khăn để xây dựng Thành phố…” Thế là Trịnh Công Sơn cho ra bài “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui“.

Anh Sáu về Trung Ương, làm Thủ Tướng, Cố Vấn BCH Trung Ương Đảng, mỗi lần về SàiGòn, anh hay gặp lại bạn bè. Trong những cuộc gặp gỡ ấy, thường có Trịnh Công Sơn. Bao giờ Sơn cũng ngồi gần sát anh Sáu, như không thể cách xa nhau. Anh Sáu kể về những chuyến anh đi thăm dân. Rồi ai có sáng tác nào mới, hát cho anh nghe. Trần Long Ẩn chuyên hát lời hai, lời ba. Nguyễn Duy đọc thơ, Trịnh Công Sơn chưa có bài mới thì tùy hứng hát bài cũ. Chị Sáu, vợ anh Sáu, nói “Sao mà tôi thích cái câu — sỏi đá cũng cần có nhau — sâu xa quá!“. Thế là Trịnh Công Sơn cầm đàn hát “Diễm xưa“. Thật khó có người nào hát những bài hát của Sơn hay bằng Sơn.

Anh Sáu nói anh vừa nghe Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ lúc 5giờ30 sáng, bình luận về ba nhạc sĩ lớn của Việt Nam: Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Đài Hoa Kỳ nói “Ca từ của Trịnh Công Sơn là lời của phù thủy“. Anh Sáu nói “Họ không hiểu nổi ý nghĩa nhiều tầng, nhiều góc ca từ của Trịnh Công Sơn, nên họ đành phải nói đó là lời của phù thủy”. Trịnh Công Sơn không ngạc nhiên về lời bình của Đài Hoa Kỳ mà ngạc nhiên: “Anh Sáu theo dõi kỹ vậy à? Thế mà anh em mình không ai biết“.

Một tối, anh Sáu rủ Sơn và tôi đến nhà. Anh lấy chai rượu Mao Đài đãi hai chúng tôi. Sơn uống và xỉn. Thế là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bắt đầu dạy Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm chánh trị.

– Anh đi Nhật mà không cho em cùng đi là yếu về chính trị. Người Nhật họ quý em lắm. Anh đi nước ngoài anh phải.., phải.., phải..

Anh Sáu và tôi cứ cười, Sơn thì cứ nói thao thao.

Một ngày cuối tháng Ba năm nay, tôi báo với anh Sáu là Sơn bịnh nhiều, Sơn đang nằm cấp cứu trong bịnh viện. Anh Sáu nói:

– Mai mình đi Hà Nội, sau Đại Hội Đảng mình về, mình sẽ đến thăm Sơn. Xem nước ngoài nào chữa được bệnh cho Sơn, mình tạo điều kiện để Sơn đi chữa bệnh

Nhưng không kịp nữa, chiều ngày 1/4/2001 tôi gọi điện thoại cho anh “Anh Sáu ơi! Sơn mất rồi…” Anh hỏi, anh nói nhưng tôi không nhớ gì, chỉ nhớ anh nói: “Đau lòng quá!” và chị Sáu kêu lên ” …. Buồn quá…”

Hoàng Nguyên Nhuận viết ngày 22 tháng 3, 2008: Nguyễn Du của Thế Kỷ 20

Trịnh công Sơn chết, anh chị em chúng tôi âm thầm chia buồn với nhau, lẳng lặng vỗ về nhau bằng những lời điếu tụng qua điện thoại, điện thư. Chúng tôi nói với chúng tôi hơn là nói với Trịnh công Sơn, bởi kẻ mất mát và đáng được an ủi là chúng tôi chứ không phải Trịnh công Sơn. Một trong những điện thư đầu tiên chúng tôi chia nhau đọc là: Yêu Bánh Nậm ơi,

Chắc YBN cũng đã nhận được cái @ của Nguyễn đắc Xuân về Trịnh công Sơn? @ nầy có một câu thật dễ thương. Nguyễn đắc Xuân bảo Trịnh công Sơn là “niềm tự hào của thế hệ chúng ta”. Niềm tự hào đó đã ra đi thật rồi, phải không? Xin mượn lại mấy câu nó viết cho Lưu Kim Cương ngày xưa để điếu tụng nó:

Anh nằm xuống sau một lần đã viễn du
Đã vui chơi trong cuộc đời này.
 
Ta buồn cho nó hay ta vui cho nó đều vô ích, phải không? Nó đến, nó đi, tụi mình rồi cũng rứa. Nhưng có lẽ nó hơn mình ở chỗ là nó đã thật sự viễn du, thật sự rong chơi… Chơi đẹp, đẹp tận láng cho đến phút cuối cùng

Quán đời rũ mộng tà huy
Gửi buồn vui lại, ra về tay không.
 
Đừng hỏi tôi ai viết câu đó. Tôi thật vong ân bội nghĩa, chỉ nhớ câu thơ mà không nhớ người viết. Cầu mong năm, ba trăm năm nữa, người Việt sẽ không có thái độ vong ân đó mỗi lần rung động vì âm thanh của ngót năm trăm bản nhạc nó để lại cho đời, như cô rung động vì Nhìn Những Mùa Thu Đi dạo nào, hay vẫn còn nói được như tôi sáu năm trước đây…

Trong bài Xếp Bút Nghiên Xuống Đường Giải Nghiệp viết nhân ngày kỵ Thầy Thiện Minh Tháng 10.1995, tôi viết: Hoàng tôi không khỏi ngậm ngùi nghĩ đến Trịnh công Sơn khi xem cuốn video Xin Trả Nợ Đời và đọc mấy quyển sách về Huế như Huế Giữa Chúng Ta của Lê văn Hảo, Ngàn Năm Xứ Huế của Nguyễn Châu và Đoàn văn Thông và Tuyển Tập Nhớ Huế … Tất cả đều không có một lời về Trịnh công Sơn! Nếu Huế là thánh địa của Phật giáo và nếu bản nhạc Phật Giáo Việt Nam của Lê cao Phan là nhịp đạo hành của thanh niên Phật tử cho đến khi phong trào Phật giáo bùng nổ năm 1963 — và từ đó biến thành một phong trào rộng lớn nhân danh dân tộc mà đòi xét lại lịch sử, thì Trịnh công Sơn chính là nhịp đập con tim của phong trào thanh niên trên đường vận động hòa bình, độc lập và an lạc cho đồng bào đồng loại. Năm 1963 trong lúc anh chị em chúng tôi lận đận trong tù sau chiến dịch Nước Lũ thì Trịnh công Sơn vẫn còn mơ màng Nhìn Những Mùa Thu Đi. Đến năm 1964, sau khi ‘nhập’ Tuyệt Tình Cốc thì Trịnh công Sơn hầu như đã trở thành một người mới. Tài năng và tiếng tăm của Trịnh công Sơn từ lâu đã vượt khỏi những biên giới hạn hẹp của quốc gia và ý thức hệ. Thế nhưng chẳng có người Việt nào trong các phe đối kháng tả khuynh cũng như hữu khuynh muốn ‘chính thức’ biết Trịnh công Sơn là ai cả! Cho đến hôm nay Trịnh công Sơn vẫn còn là kẻ lưu đày trên quê nhà, một kẻ xa lạ giữa những đồng bào đã trầy da tróc vảy vì đánh đấm ý thức hệ nhưng vẫn chưa muốn chữa lành vết thương.

Nhìn Những Mùa Thu Đi … Mùa thu 1963 … YBN còn nhớ không, tụi mình kẹt trong Nha Cảnh Sát Trung Nguyên Trung Phần, nhờ HPNT mà YBN có bản nhạc đó để ê a âm ư mơ màng. Sướng hí?
Trịnh công Sơn, Vĩnh Kha, Phan đình Bính, Trần triệu Luật, Trần quang Long, Ngô Kha … Bây giờ thì tụi nó gặp lại nhau rồi đó phải không? Tha hồ mà hàn huyên, rong chơi. Khoái quá hí?

Chuyến nầy về nhà, YBN nhớ thay mặt anh chị em đến thăm mộ thắp cho Trịnh công Sơn nén hương và bảo nó rằng tụi mình cám ơn nó là cả đời nó, cả công trình âm nhạc của nó đã giúp cho anh em mình tin rằng có bầm dập te tua đến mấy thì dân tộc mình vẫn dư sức sản xuất những thiên tài. Xin YBN nói cho nó biết rằng Trịnh công Sơn không chỉ là nhịp đập con tim của phong trào thanh niên trên đường vận động hòa bình, độc lập và an lạc cho đồng bào đồng loại phát khởi từ những năm 1960 mà thôi. Trịnh công Sơn là Nguyễn Du của thế kỷ 20. Nhớ nói với Trịnh công Sơn vậy, nghe YBN.

* Nhiều @ thầm lặng trao qua gửi về giữa anh chị em chúng tôi. YBN hứa viết, Cao huy Thuần bảo đang viết, Nguyễn văn Hóa hứa viết. Nhưng Nguyễn xuân Thu là người viết đầu tiên, những lời chân chất quân tử Tàu ngất ngơ của người anh em thân thiết này:

@ Nguyễn Xuân Thu:

Từ hôm qua nghe tin Trịnh công Sơn đã không còn nữa mình buồn rũ rượi. Bạn bè dần dần kẻ trước người sau rồi sẽ đi hết. Mình thường nghĩ, nếu trước lúc nằm xuống mà có vài giờ suy nghĩ, thì mình sẽ nghe nhạc Trịnh công Sơn và nghe một số bài kinh. Mình rất thích nghe giọng tụng kinh của Thầy Thích Đôn Hậu. Trịnh công Sơn là một thiên tài, một người vượt lên trên tất cả. Mình không bao giờ quên tâm sự của anh qua bài Viết Trên Dòng Sông Loire cách đây trên mười năm khi Trịnh công Sơn đi Pháp lần đầu tiên sau năm 1975. Trái tim của Trịnh công Sơn lớn quá, vĩ đại quá. Anh nằm xuống là một mất mát lớn cho Việt Nam. Mình chưa bao giờ được may mắn là bạn của Trịnh công Sơn. Đêm nay mình sẽ nghe lại nhạc của anh.

Thăm Lệ Hằng. Mong gặp lại một ngày rất gần đây. Thân. NXT.3.4.2001.

@ của NVH viết:

Anh G. Ơi. Tối nay Chủ Nhật, ngày mồng Một Tháng Tư Tây lịch, cứ thao thức hoài không ngủ được. Tin Trịnh công Sơn vô nằm nhà thương trong cơn hấp hối trước đó hai hôm tôi đã đọc trên Internet, nên không thảng thốt lắm khi nghe tin anh ra đi. Nghe bệnh tình của anh thì cứ nhớ hoài lời của CHT trong cuốn băng chủ đề Trịnh Công Sơn do Thanh Hải hát ở Paris mấy năm trước cứ vang vọng trong người: “Sơn ơi, mày uống rượu nhiều quá, mày quên tau mất rồi.” Và như thế, cái thân xác phù du của kiếp người đến lúc nào đó cũng sẽ tan loãng với đất trời.

Hơn hai mươi năm Trịnh công Sơn bầm dập, tơi tả với quê hương, hai mươi năm đưa hồn, đưa xác, đưa tâm ra mà chống đỡ những ‘đòn thù’ cho quê hương đã được đền bù trở lại bằng hơn hai mươi năm sau ‘khi đất nước tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xương con mình’. Mẹ già Việt Nam đã toại nguyện và mẹ đã ra đi trong nụ cười khô lệ để nhìn ‘trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường’. Các em cũng đã toại nguyện, bởi lần đầu trong một trăm năm các em đã được ngẩng cao với trời đất để ca vang bài ca thống nhất sơn hà. Anh Trịnh công Sơn đã ra đi và trở về như một Kinh Kha thời đại đã giữ được lời thề với non sông và với cái âm hùng tráng của mình. Cho nên: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, rọi suốt trăm năm một cõi đi về.” Và thế là anh đã đi và về cùng một chỗ: chỗ quê hương! Tôi xin mượn lại lời của Tuệ Sĩ, và cùng với các anh chị thắp một nén hương cho anh Trịnh công Sơn, một người tôi chưa từng gặp mặt:

Không phiền trược cầu mong chi giải thoát
Cứ vui chơi nơi cõi Niết Bàn.
 
Anh G. anh đã làm tôi giật mình nhưng không ngạc nhiên khi thấy anh ví Trịnh công Sơn như một Nguyễn Du thời đại. Phải rồi, đấy là ý tưởng đầu tiên và có thể là duy nhất đã đặt cho đứa con Việt Nam tài hoa, yêu quê hương tha thiết này một vị trí minh bạch nhất của một lời ca tụng. Thân chúc an lạc. NVH.

Có những người không chịu trao đổi gì, và chỉ tự nguyện yên lặng mang hoa cho thiên hạ phúng viếng Trịnh công Sơn. Trần Tiễn Tiến là một. Trần Tiễn Tiến trở thành trạm truyền tin, cần cù chuyển cho anh chị em hàng chục hàng trăm tin tức nóng hổi từ khắp nơi trên thế giới. Những tin tức cho thấy cái chết của Trịnh công Sơn đã trở thành một biến cố, cũng lớn lao như chính cuộc đời và tác phẩm của Sơn. Một trong những @ phúc đáp và cám ơn Trần Tiễn Tiến có ghi:

T. ơi, Đã nhận được các @ về Trịnh công Sơn T. ân cần gửi cho anh. Thế cũng đủ thấy T. thương tiếc Trịnh công Sơn như thế nào. Trong các @ đó, có bài đọc được, có bài không. Mấy bài của K. chẳng hạn. K chỉ mượn hoa cúng Phật, dùng Trịnh công Sơn như phấn son tô điểm cho mình mà thôi phải không T.? K. chỉ dám nhận Trịnh công Sơn như một người thân nhưng chưa bao giờ dám công khai nói đồng ý với những tư tưởng của Trịnh công Sơn về dân tộc, về chiến tranh, hoà bình phải không T.? T. có thì giờ đọc nhiều, liên lạc nhiều, anh mong T. để ý xem những ý kiến hay bài viết nào về Trịnh công Sơn đặt những vấn đề như:
  1. Vinh danh Trịnh công Sơn như một thiên tài yêu nước, vượt trên mọi xung khắc chính trị.
  2. Lập đài kỷ niệm Trịnh công Sơn ở nơi nào đó trên quê hương.
  3. Làm một công trình gì đó để tưởng nhớ Trịnh công Sơn.
  4. Vận động đặt tên đường Trịnh công Sơn ở Huế và TP Hồ Chí Minh 5. Thực hiện một tuyển tập tưởng niệm Trịnh công Sơn của những người bạn, những người chấp nhận tư tưởng và lòng yêu nước, yêu hòa bình của Trịnh công Sơn.
Có những ý kiến như vậy thì ghi nhận, phổ biến, tham khảo, trao đổi… anh nghĩ là hay hơn nữa đó, phải không T.? Nếu được T. hỏi những người quen xem họ nghĩ sao về những điểm đó. Thăm T. thường an lạc, tinh tấn. Anh. 5.4.2001.

Đó là những nén hương đầu tiên anh chị em chúng tôi âm nguyện cắm lên mộ Trịnh công Sơn. Chúng tôi xin phép Thầy Thích Phước Ân Giám Viện chùa Phước Huệ tổ chức Kỵ 49 ngày cho Trịnh công Sơn. Ông Thầy này nhìn xa thấy rộng mà cũng chịu chơi nữa mới cho chúng tôi phép đó. Bởi không ai cấm được những kẻ ở trong cũng như ngoài chùa chỉ nhìn thấy cái chót mũi của mình nên vẫn không ưa Trịnh công Sơn vì lý do này hay lý do khác. Cặp Vọng-Tuyền được giao cho công việc nặng nhọc này. Cái khó là tìm cho được những người tự nguyện hát cho Trịnh công Sơn chứ không phải cho chính mình hay cho khán giả. Vọng-Tuyền đã làm được chuyện khó khăn đó.

Buổi lễ đông đảo nhưng âm thầm, lần đầu tiên một số ca nhạc sĩ Sydney đã thực sự cất tiếng hát với lời thì thầm từ đáy lòng: ‘Anh Sơn ơi, tôi thương tiếc quý trọng anh vì lời ca tiếng nhạc này đây… ‘ Những tiếng hát chân thật, xuất thần dành cho Sơn nghe, như lời ru một người vừa nằm xuống vĩnh viễn, như lời an ủi vỗ về người sống đang xót xa vì mất Sơn.

Nói là khóc Sơn nhưng có lẽ là để khóc cho những người đang ở lại là chúng tôi nhiều hơn. Sơn nó đâu cần những giọt nước mắt này khi Sơn đã biết hai năm rõ mười sống chết chỉ là ‘hạt bụi hóa kiếp thành … cát bụi‘.

Trong khi kẻ chiến bại loay hoay gậm nhấm tiếc hận, kẻ chiến thắng say sưa độc quyền vinh quang thì Trịnh công Sơn đã đi qua cầu tuyệt vọng để tìm lại chính mình, để tìm lại yêu thương bình thường. Tiếng súng im, máu xương thôi đổ, Sơn mới tìm được từ tâm hỉ xả đó chứ khi đất nước đang còn chìm trong khói lửa thì hình như không. Từ tâm của Sơn dấy động, Sơn tìm được sức mạnh để tha thứ cho đời khi Sơn thực sự cheo leo bên bờ vực thẳm của tuyệt vọng. Đã hẳn là tuyệt vọng với đời. Thực ra thì những kẻ chiến đấu hăng say, kẻ chết ngoài mặt trận thực sự là kẻ yêu hòa bình và chia sẻ những tâm tư của Trịnh công Sơn, chia sẻ niềm tuyệt vọng đầy hi vọng của Trịnh công Sơn. Chiến tranh khủng khiếp, nhưng chưa phải là tuyệt vọng, bởi người ta vẫn còn hi vọng chiến tranh chấm dứt, vẫn còn mong hòa bình sẽ chấm dứt khổ đau. Nhưng hòa bình rồi mà còn những nỗi khổ đã gây ra chiến tranh thì đúng là hết thuốc chữa! Nỗi niềm tuyệt vọng của Sơn là tuyệt vọng hậu chiến, nỗi tuyệt vọng nẩy sinh từ chiến thắng như những chùm gai nhọn trái cựa. Nhưng đụng đáy rồi thì chỉ còn nước hoặc chìm lỉm hoặc trồi lên. Trịnh công Sơn đã trồi lên, với từ tâm bao la vô lượng: ‘những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau … ‘

‘Trịnh công Sơn là hiện thân thơ ca của phong trào đấu tranh của thanh niên sinh viên học sinh Huế bùng nổ từ Mùa Hạ 1963. Phong trào đó đã đẻ ra Trịnh công Sơn và Trịnh công Sơn đã nuôi dưỡng phong trào đó cho đến ngày anh nằm xuống.

Năm 1964, chiến tranh leo thang, phong trào phản chiến của thanh niên sinh viên học sinh thành thị cũng leo thang với biểu tình, bãi khóa, hội thảo, đêm không ngủ… Phong trào này đã sản xuất cả ngàn bài thơ, bài văn. Nhưng ca nhạc thì chỉ có một. Trịnh công Sơn!

Trịnh công Sơn đã lặp lại quyết tâm chân thật của Phùng Quán:

Yêu ai cứ bảo rằng yêu
Ghét ai cứ bảo rằng ghét
 
để trở thành người đầu tiên ghi lại mối hận chiến tranh và ước vọng hòa bình của người Việt qua bài Ca Dao Mẹ:

Mấy cụm từ ‘gia tài của mẹ, một ngàn năm nô lệ, một trăm năm đô hộ‘ đã được lặp đi lặp lại như những tiếng búa oán than nện vào đầu những người lầm lạc. Ý thức phản chiến của Trịnh công Sơn thật đơn sơ, đó là người Việt không thể làm theo ngoại nhân để chém giết người Việt. Hai bên đương chiến người Việt đều có phần lỗi trong khi dùng lý thuyết và súng đạn ngoại nhập để tìm hòa bình bằng chiến tranh, tìm chiến thắng bằng máu xương của đồng bào anh em. Sơn nặng lời gọi họ là ‘lai căng’‘bội tình’. Đây là lần đầu tiên — và có lẽ là lần duy nhất, Sơn nổi tam bành lục tặc trên dòng thơ nhạc.

Trịnh công Sơn là Nguyễn Du Thế kỷ 20. Nhưng khác với Nguyễn Du Sơn không băn khoăn chuyện 300 năm sau còn ai nhớ để nhỏ cho mình giọt lệ?

Cũng có thể Trịnh công Sơn không màng đến giọt lệ của người đời sau bởi vì nhạc của Trịnh công Sơn chỉ toàn là nước mắt. Mấy trăm bản nhạc của Trịnh công Sơn có bản nào vui đâu? Hình như là không. Những bản tưởng như vui nhất cũng thoáng những nét sầu. Như trong cõi đời này, không một loài hoa màu xanh nào mà không phả chút tím buồn man mác!

Nhớ lại lời mắng của Trịnh công Sơn:

Gia tài của mẹ một bọn lai căng
Gia tài của mẹ một lũ bội tình
 
rồi đọc mấy lời phúng điếu của những nhân viên Bộ Chính Trị như Nguyễn Minh Triết, Mai Chí Thọ, Hữu Thọ, Nguyễn Khoa Điềm xưng tụng Trịnh công Sơn là: ‘một nhạc sĩ, một nghệ sĩ lớn tài ba, độc đáo… nhà sư phạm về tình yêu bao la, rộng lớn đối với đất nước, đối với nhân loại, đối với vạn vật… để lại mãi mãi cho đời những cống hiến cho đất nước, cho đồng bào và bè bạn… Anh đã bỏ rơi chúng ta trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI … ‘ và so sánh những lời ca ngợi đó với những băn hăn cay đắng lầm bầm bùa chú của những người tự nhận là quốc gia chiến bại rằng Trịnh công Sơn phản chiến, thiên Cộng, là đâm sau lưng chiến sĩ, là cộng sản, là Việt cộng, là cách mạng 30… Hoàng tôi không khỏi than thầm rằng: Tội nghiệp những người anh em này thua những người anh em kia là phải!

Đối diện với những khổ đau mất mát phung phí của chiến tranh, có những người quá giận hờn mà quên hổ thẹn. Hoàng tôi là một. Trịnh công Sơn giận ít hơn thẹn, buồn nhiều hơn bực. Do đó mà Trịnh công Sơn khoan dung hơn Hoàng tôi mỗi khi nghĩ về cuộc chiến, hát về chuyện nhân gian chưa từng độ lượng. Sơn phải cao cả lắm mới nghĩ được rằng ‘Trên những trang giấy tinh khôi chúng tôi không bao giờ còn thấy bóng dáng của những đường kiếm mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt… Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm’.

Đất nước cần những người biết khoan dung và hổ thẹn như Trịnh công Sơn. Hoà bình dân tộc và nhân loại cần những người biết khoan dung và hổ thẹn như Trịnh công Sơn. Đó là bài học Trịnh công Sơn đã dạy cho Hoàng tôi.

Phong Trang Tháng 8.2001.

o O o

CTHĐ: Tin rằng quí vị đọc những lời trên quí vị dư thấy nhầy nhụa, ghê tởm, tôi chỉ viết thêm vài dòng:

Trịnh Đá Bát Phét Lác khoe: một ngày các chuyên viên Thông Tấn Mỹ, Pháp tìm đến phỏng vấn, thu hình Đá Bát đến hai, ba lần. Đá Bát trốn khỏi Sài Gòn, ẩn mình tỉnh xa, chỉ sáng hôm sau là thấy năm, bẩy người đủ các mầu da lố nhố ở cửa nhà, chầu chực để được phỏng vấn, thu hình Đá Bát. Dzóc.

Những người có trách nhiệm trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà coi thường mấy bản nhạc sướt mướt của Trịnh Đá Bát, vì coi thường Y nên không bắt Y. Nếu Trịnh Đá Bát bị cảnh sát bắt giữ dù chỉ nửa tháng, những năm 1985 Y, và bọn bạn Y, còn khoe khoang thành tích đến đâu.

Những bài ca của Trịnh Đá Bát có tính cách phản chiến không? Tôi thấy chúng không đáng được gọi là “Nhạc Phản Chiến.”