khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

VIẾT CHO ĐÁ BẠC - NƠI TÔI SINH RA VÀ LỚN LÊN - Tác giả Nguyễn Phương




Đá Bạc, một vùng quê nghèo của Huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu. Nơi đây, đã nuôi dưỡng tôi gần 26 năm. Hôm nay, khi viết những dòng này tôi đã rời xa nơi ấy, nhưng đối với tôi nó vẫn mãi là nơi tôi yêu thương, trân trọng và luôn hướng về! Tôi viết những dòng này để gửi dòng tâm sự đến những người bạn của tôi, những người anh chị em đang sống tại Xã Đá Bạc nói riêng và anh chị em người Việt Nam nói chung.

Cách đây hơn 2 năm, khi thấy những người bất đồng chính kiến như tôi, tôi cũng cho rằng họ PHẢN ĐỘNG, họ BÁN NƯỚC,... những suy nghĩ đó dường như mặc định trong đầu chúng ta bởi nền giáo dục nhồi nhét một chiều, thấy sự khác biệt chúng ta liền cho đó là khác người và nhận định ngay lập tức như những con vẹt chỉ biết nói mà không suy nghĩ. Cuối năm 2014 tôi may mắn được gia đình cho đi học ở Nhật Bản, một đất nước tư bản giàu mạnh khác biệt với đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa bao năm vẫn nghèo nàn lạc hậu. Phải mất hơn 6 tháng tìm tòi, so sánh sự khác biệt, luôn đặt ra câu hỏi TẠI SAO trong đầu, dần dần tôi cũng hiểu tại sao đất nước Việt Nam chúng ta sau mấy chục năm giải phóng vẫn giậm chân tại chỗ, thậm chí đi lùi hơn. Sống ở Nhật tôi hiểu được tự do là gì? Và đất nước Việt Nam có tự do hay không? Từ đó tôi bắt đầu lên tiếng, tôi lên tiếng như một quyền cơ bản mà đã là con người thì cần phải có. Sau hơn 1 năm học vì có vấn đề nên tôi buộc phải về nước, sau đó tôi vẫn tiếp tục lên tiếng và bị Công An, An Ninh,... những người mà đúng ra phải bảo vệ công dân đánh đập ko thương tiếc, nhưng tôi không khuất phục bởi quyền tự do lên tiếng là quyền cơ bản của con người. Khi thấy sai trái mà im lặng thì chúng ta đang là phần con thiếu đi phần người.

Tôi rất vui mừng vì hơn 90% những người bạn tôi biết ở địa phương đều có chung tư tưởng và hiểu được cội nguồn của nguyên nhân, có những đứa em thức tỉnh sớm hơn tôi, có những em dám like, dám share những bài viết mang tính chất xã hội để thức tỉnh bạn bè, có những đứa nằm trong quân đội, dân quân nhưng vẫn âm thầm ủng hộ và tự tìm cách trao đổi khai sáng cho đồng đội. Các bạn hãy tự do thể hiện quyền cơ bản nhất của mình, hãy vững tin và đoàn kết, dù ở xa nhưng tôi vẫn hướng về các bạn. Đất nước cần phải có sự thay đổi chứ không thể cứ mãi dậm chân tại chỗ. Chúng ta không thể đổ thừa cho chiến tranh nữa, vì nó đã đi qua 42 năm rồi. 42 năm đủ để Singapore trở thành con rồng Châu Á, 42 năm đủ để Nhật Bản quật dậy sau chiến tranh thế giới thứ 2. Còn Việt Nam chúng ta thì sao? 42 năm đủ để quan chức cộng sản giàu, có con du học nước ngoài, mua nhà định cư tư bản. Rồi nhìn lại gia đình các bạn xem, bao nhiêu năm quần quật gia đình bạn có thay đổi gì không? Hay cứ mãi quanh quẩn xung quanh nhà với hết mùa này thất đến mùa khác thất. Nhìn lại nông sản ở địa phương mình đi, có đủ sống không? Nhìn lại ba mẹ các bạn cày cuốc bao năm giờ thế nào???

Chúng ta đóng hàng trăm hàng ngàn thứ thuế, nhưng chúng ta hưởng được gì chứ? Các bạn hãy nghĩ cho thế hệ sau, thế hệ tương lai của chúng ta. Ngày các bạn còn nhỏ vào hơn chục năm trước các bạn có tuổi thơ đẹp, được tự do ăn uống, tự do đi lại, tự do vui đùa. Còn hiện tại đây, những đứa trẻ chỉ biết mãi mê game, tụi nhỏ không còn dám ăn vặt trước cổng trường bởi hoá chất độc hại, tụi nhỏ không còn tự do chơi đùa xung quanh nhà vì sợ bắt cóc, không còn cảnh câu cá, bắt cua, đá dế,... vì dần dần hoá chất độc hại dùng quá liều trong nông nghiệp đã giết hết những thiên địch có lợi cho nông nghiệp, giết nguồn nước uống của chúng ta, giết hết cá, cua,... Có thể chúng ta quên đi thế hệ chúng ta, bỏ mặc tất cả. NHƯNG thế hệ con cháu chúng ta sẽ như thế nào đây? Im lặng xã hội sẽ thay đổi??? Nhìn lại 42 năm trãi qua gần 2 thế hệ im lặng đã có thay đổi gì không hay dặm chân tại chổ? Tự hỏi những kỹ sư nông nghiệp ăn thuế chúng ta hằng ngày đã làm gì giúp chúng ta? Tại sao giá nông sản lại thê thảm phụ thuộc vào Trung Quốc mà ko thể xuất đi thị trường nước khác??? Chính quyền, nhà nước ở đâu trong việc quản lý phân, thuốc bảo vệ thực vật? Ở Nhật bạn không thể nào mua được 1 lọ thuốc trừ sâu nặng quá hàm lượng cho phép, vì chính phủ họ quản lý chặt chẻ việc đó. Còn Việt Nam chúng ta ai quản lý mà để bày bán tràng lang khiến ai cũng có thể mua được, hàm lượng chất độc cao sẽ khiến các thiên địch có lợi chết và tuyệt chủng, sẽ gây ô nhiễm nguồn nước khiến sinh vật không sống được. Đó là tác hại về môi trường và hơn thế nữa là tác hại về chất lượng nông sản. Đó là nguyên nhân chúng ta chỉ xuất được cho Trung Quốc và dùng trong nội địa. Khi nước ngoài ko nhập tức sản phẩm đó có hại cho người tiêu dùng, vậy mà chúng ta cắn răng dùng nó, có phải chúng ta đang tự giết giống nòi mình không???

Xã hội mà ai cũng im lặng thì ai sẽ nói? Hãy cùng tôi, cất lên tiếng nói thể hiện chính kiến của mình. Nếu có thời gian đọc sách hãy liên hệ tôi, tôi sẽ tặng bạn cuốn sách Khuyến Học của nhà tư tưởng Nhật Bản Fukuzawa Yukichi, một người tạo nên bước ngoặc thay đổi Nhật Bản. Hơn hết trong sự thay đổi đó chính là con người Nhật Bản, những con người có tinh thần dân tộc cao, họ luôn suy nghĩ đến tương lai dân tộc, lợi ích quốc gia chứ không phải như chúng ta hiện tại, sau 42 năm nhồi nhét để giờ đây chúng ta chỉ nghĩ đến tiền. Tương lai, vận mệnh dân tộc là thứ xa xỉ ko ai dòm ngó đến!

Những dòng trên tôi viết bằng hết tâm tư của mình, hãy chia sẽ đến những người bạn của bạn để chúng ta cùng góp phần thay đổi xã hội!


VN là một nhà tù lớn cho các Blogger







Trương Vĩnh Ký, nổi oan của một nhà bác ngữ học






                                               


Đánh dấu 20 năm Anh trả Hong Kong lại cho Tàu Cộng







Giữ gìn bản sắc Việt trong văn hóa ứng xử



Trong đám đông vẫn nhận ra nhau

Người Việt ra xứ người làm ăn sinh sống thường dễ bị nhầm lẫn với các sắc dân Châu Á khác. Tuy vậy, bản sắc Việt Nam vẫn phần nào thể hiện qua phong cách bề ngoài.

Vợ chồng anh Trần Vĩnh Cường học tập và sinh sống tại Tokyo (Nhật Bản) đã hơn 13 năm, nếu vô tình chạm mặt người Việt trên tuyến tàu điện ngầm, nhất là những người mới sang,  anh chị vẫn nhận ra.

Phục sức người Việt ưa thích sắc màu tươi sáng do ảnh hưởng từ vùng nhiệt đới, giày thể thao và quần jean rộng nhiều túi thoải mái trong khi dân Nhật chuộng kiểu quần ôm và xu hướng phối màu đơn sắc giản dị.

Trong khi đó, chị Phan Ý Yên, nhà văn trẻ có thời gian dài sống tại Pháp, cho biết một trong những cách nhận ra người Việt ở Paris Quận 13 là nhờ vào ánh nhìn chăm chú dành cho đồng hương ngang qua, hệt như kiểu tín hiệu rất riêng chào nhau giữa đám đông.

Hay như thói quen các sinh viên Việt Nam là luôn đeo túi hoặc balo rất lớn đựng đủ đồ dùng cho cả một ngày.

Những tấm lưng nhỏ, những bờ vai thon khoác lên những chiếc túi to lỉnh kỉnh sách vở đồ đạc hộp cơm trưa phần nào làm nên chân dung người Việt cần cù giữa Paris hay Lyon.

Có không một hình dung Việt cho thế hệ sau?

Với chị Anna Hạnh Nguyễn, giảng viên Piano tại Sydney, việc duy trì cho các con giữ nếp Việt trong phong cách khá khó khăn. Ví như mái tóc dài đen mượt của người con gái Việt cũng chỉ mang tính khuyến khích khi các con tới tuổi muốn tạo phong cách riêng.

Những xu hướng thời trang, tác động từ bạn bè, truyền thông sẽ chi phối nhiều và lúc này, chị dành nhiều thời gian để chuyện trò và cho con xem những thước phim về người Việt để con có thêm sự cân nhắc khi quyết định.

Tuy vậy, như đa số những người Việt khác khi được hỏi đến, chị cho rằng chính hành vi ứng xử mới thật sự làm nên khí chất của người Việt hơn là bộ áo khoác vội hay mái tóc nhuộm đủ màu sặc sỡ.

Phóng khoáng nhưng không mất gốc

Thích nghi với môi trường mới là khả năng sinh tồn, và để hoà nhập và theo kịp guồng quay của xã hội thứ hai, không lựa chọn nào khác là phải chấp nhận thấm vào người thêm một nền văn hoá.
Tuy vậy, nhiều người Việt đã và đang ngầm đặt ra cho bản thân những quy ước riêng nhằm luôn nhắc nhớ về cội nguồn.

Chị Thảo Nguyên, chuyên viên điện toán ở Nhật Bản chia sẻ, nơi chị sống nổi tiếng về việc tuân thủ quy tắc giao tiếp đến mức khắt khe: muốn đến thăm ai phải báo trước tối thiểu 3,4 ngày, không thể ngẫu hứng.

Trong khi ấy, với văn hoá coi trọng kết nối cộng đồng, thói quen ghé thăm hàng xóm bạn bè của người Việt luôn được trân trọng và vì vậy không quá câu nệ hình thức.

Việc hoà trộn giữa hai nền văn hoá tạo ra cho người Việt sự hoàn thiện, một mặt vẫn giữ cho mình tính ân cần đồng thời tôn trọng thời gian chuẩn bị cho chủ nhân. Không ít người Nhật tâm sự rằng họ khá bất ngờ khi quan sát tình thân được thắt chặt qua nếp thăm hỏi thường xuyên của cộng đồng người Việt những nơi họ ghé qua.

Ở Pháp, một nhóm bạn vào nhà hàng thường chia hoá đơn trả riêng. Việc chia phần chính xác từng xu nhỏ thể hiện tinh thần minh bạch độc lập.

Trong khi đó, việc thết đãi nhau có thể xem là nét văn hoá khiến người khác nhận ra người Việt thông qua cách... vui vẻ giành nhau trả tiền bữa ăn. Sự xuề xoà có thể là nguồn gốc cho vài rắc rối, nhưng ở góc nhìn tích cực, đây là nét cởi mở phóng khoáng trong văn hoá Việt.

Người bạn Pháp của tôi khi công tác tại lãnh sự quán ở Việt Nam từng tâm sự vui, nếu chiếc bàn nào trong nhà hàng anh dùng bữa tự dưng rộn ràng hẳn lúc phục vụ đem hoá đơn ra vì... các nhân vật xung quanh bàn đang vui vẻ chìa tay đoạt lấy tờ hoá đơn, đó hẳn là người Việt!

Một tấm áo dài khoác lên vào ngày đầu xuân, những mái tóc đen thơm mùi bồ kết, một bàn tay ân cần luôn chìa ra khi người khác cần, hoặc những viếng thăm thân tình... đâu sẽ là cách mà chúng ta giữ cho bàn sắc của Việt luôn nồng đượm và trở thành dấu hiệu để vui mừng khi nhận ra nhau?






Làm sao để "giữ lửa" cho tiếng Việt tại hải ngoại?



Ngôn ngữ được xem là nền tảng văn hoá của một dân tộc. Được xem là một trong những ngôn ngữ có độ tiếp thu trung bình khó trong bảng xếp hạng thế giới, việc gìn giữ tiếng Việt với những ai đang xa quê hương dường như là trọng trách chẳng mấy dễ dàng.

Khi tiếng Việt chỉ xếp thứ 2

Sau nhiều năm sống ở quê nhà, nói tiếng Việt hàng ngày như điều tất yếu, sang đến xứ người, vật lộn với một ngôn ngữ mới để mưu sinh và hoà nhập, tiếng Việt bị đẩy xuống hàng thứ hai sau tiếng bản xứ (thông thường là tiếng Anh).

Thịnh Lê sang Mỹ định cư năm 2004, thời gian đầu ngày ngày luyện tiếng Anh để chuẩn bị đi học khiến anh có cảm giác hai thứ tiếng Anh Việt nhập nhoà đan xen, riêng tiếng Việt bị phân tán dần, anh thật sự hoang mình liệu tiếng Việt trong mình sẽ bị bào mòn và ngày nào đó mất hẳn. Tuy vậy, may mắn là khi thông thạo tiếng Anh, thói quen giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ trở lại, và anh không gặp vấn đề gì quá lớn trong việc sử dụng tiếng Việt trong gia đình.

Từ năm 2011 đến 2013, anh tự nguyện một tuần một buổi dạy tiếng Việt tại nhà thờ của người Việt Dallas (Texas) hỗ trợ các em thiếu nhi sinh trưởng tại Mỹ có cơ hội biết đến ngôn ngữ gốc. Anh cũng cho biết, để duy trì thói quen sử dụng tiếng Việt, bố mẹ đã có những quy định khá nghiêm ngặt là không được nói tiếng Anh ở nhà .

Tuy vậy, ở nơi quyền tự do cá nhân được tuyệt đối coi trọng và được pháp luật bảo hộ, các quy định của phụ huynh dần mang tính khuyến khích hơn áp đặt. Và đó cũng là lúc ý thức của con trẻ đối với tiếng mẹ đẻ mang tính quyết định. Vì vậy, giải thích với con cái tầm quan trọng của việc gìn giữ tiếng Việt, cũng như biến việc biết 2 thứ tiếng trở thành thế mạnh cá nhân sau này khi xin việc là điều các bậc phụ huynh nên làm.

Tạo môi trường sử dụng tiếng Việt

Ông David Ngo, di cư sang Úc từ năm 1989, hiện đang là chuyên viên thuế vụ Liên Bang đã tham gia rất nhiều các dự án cộng đồng, đặc biệt là mảng tư vấn thuế cho người Việt, với mong muốn giúp sức gầy dựng cộng đồng người Việt bền vững tại Úc Châu, và với ông, việc gìn giữ tiếng Việt giờ đây không chỉ là dạy con biết đọc biết viết mà hơn cả là tạo ra cho các em môi trường sử dụng tiếng Việt và hình thành thói quen sử dụng lâu dài.

Dù bố mẹ có khuyến khích con em sử dụng tiếng Việt trong gia đình, nhu cầu nói tiếng Việt sẽ mất đi một khi các em thiếu môi trường giao tiếp hay không có nhu cầu sử dụng. Có thể cho các em tham gia chương trình sinh hoạt hướng đạo Việt Nam, vừa trau dồi tiếng mẹ đẻ vừa học thêm các kỹ năng sống thiết yếu, hay các trại huấn tôn giáo phù hợp như Hội Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, Hội Phật Tử Việt, v.v. Ngoài ra, việc trao đổi sách báo hoặc tư liệu truyền thông tiếng Việt là nguồn cung tốt giúp các em trau dồi vốn từ vựng và ngấm sâu văn hoá truyền thống.

Một ý kiến riêng tư khác là ngay cả với các gia đình con cái đã trưởng thành, việc giữ kết nối trong cộng đồng người Việt cũng là điều nên làm, vì bố mẹ sẽ có cơ hội giới thiệu các con trong độ tuổi phù hợp với nhau, khi đó, nếu các bạn trẻ có cơ hội gặp gỡ tìm hiểu, tiến tới hôn nhân với người cùng nói chung một ngôn ngữ, khả năng tiếng Việt được xem trọng và được truyền tới những thế hệ sau cũng cao hơn.

Cả cộng đồng là trường dạy tiếng Việt cho con em

Khi nhu cầu tự phát được bồi đắp bởi đam mê, chị Nguyễn Thị Thanh Hà, nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế tại New Zealand, với châm ngôn “người Việt thạo tiếng Việt” cùng trải nghiệm bản thân tự lực dạy hai con tiếng Việt trong những năm đầu đời, cùng mong muốn giúp con em các gia đình Việt Nam sinh sống tại New Zealand biết tiếng Việt, chị đã sáng lập chương trình VietKidsNZ năm 2014.

Sau thời gian khảo sát, nghiên cứu, xây dựng chương trình giảng dạy, đến nay, tổ chức của chị được biết đến rộng rãi với hai chương trình chính là VietKidsNZ dành cho các bé từ 2 tuổi trở lên tập trung vào nghe nói, giao tiếp tiếng Việt, các kĩ năng mềm và hoat động tìm hiểu văn hoá qua các trải nghiệm trực tiếp, và VietRead&Write - chương trình dạy đọc và viết tiếng Việt cho bé từ 5 tuổi trở lên được thiết kế chuyên biệt cho các trẻ em sinh sống ở nước ngoài nói chung và tại NZ nói riêng.

Với sự hỗ trợ nhiệt tình của một số chuyên gia giáo dục như chị Minh Hoa, chị Diệu Linh ở Việt Nam, các cộng tác viên tại New Zealand như chị Khiếu Trang, Nghiêm Nhung, Hoàng Hà, và các bạn du học sinh Việt Nam tại New Zealand, chị Hà dự định sẽ phát triển mô hình này lớn mạnh hơn thông qua nhiều hoạt động trực tuyến như học từ xa, xây dựng thư viện trực tuyến để ngay cả các gia đình không thể đưa con trực tiếp tới lớp vẫn có thể theo dõi hướng dẫn con học tiếng Việt tại nhà.

Vậy là, bằng cách này hay cách khác, những thanh âm khi vang lên giữa đám đông có thể đánh động tấm lòng đồng hương, là nguồn cội cho cả một nền văn hoá, vẫn đang được mỗi người Việt các nơi duy trì theo cách riêng, trong gia đình, trong hàng xóm, trong rộng khắp cộng đồng. Ngày nào tiếng Việt còn vang lên, ngày đó chất Việt sẽ vẫn còn chảy tràn trong mỗi người chúng ta.




Nhất Sĩ Nhì Nông Tam Công Tứ Thương







Nghệ sĩ Phượng Mai tâm tình chuyện đời nghệ sĩ







Phỏng Vấn Đỗ Thông Minh về Quan Hệ Việt Mỹ Và Cuộc Đấu Tranh Dân Chủ Cho VN







Phỏng Vấn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa







Á Châu Trong Tuần, July 2, 2017







Thời Sự VN Tuần Qua, July 1, 2017







Thảng thốt với phiên tòa Mẹ Nấm







Đề tài Nhân Quyền được bàn cãi trong lớp học







Hồng Y George Pell cực lực bác bỏ lời buộc tội xâm hại t`in dục trẻ em








                                               




                                              



Kỷ niệm 110 năm thành lập trường ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC tại Hà Nội







Chúng nó là VC - Tác giả Ngô Du Trung




Tôi không hề ngạc nhiên về kết quả “phiên toà công khai” của VC “xử tội” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Không hề tin, không hề mong đợi bất cứ một sự công bằng, công lý, một kết quả tốt đẹp nào từ VC. Đơn giản chỉ vì chúng nó là VC.

Tới nay người ta còn “hy vọng”, còn có “niềm tin”, dù chỉ là một chút, rằng VC sẽ tha, sẽ xử nhẹ, sẽ nương tay, sẽ đối xử công bằng với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sao?

Người ta nhìn vào những “phiên toà” dân sự, xử những vụ cướp giật, đánh ghen, trộm cắp, lường gạt v.v. có “luật sư” tham dự, tương đối có vẻ hợp lý, nhẹ nhàng rồi ngây thơ tin rằng đối với những “phiên toà chính trị” cũng sẽ như vậy sao?

Những phiên toà như phiên toà “đại gia và gái điếm” có triệu triệu người lỏ mắt vào nhìn, khen chê bình phẩm không sót một cọng lông là cơ hội bằng vàng để VC lừa bịp người dân, biểu diễn bộ mặt “dân chủ, công lý anh minh” của mình. Người Việt vẫn chưa hiểu VC sau khi sống với VC hơn nửa thế kỷ sao?

Tôi chỉ ngạc nhiên về dư luận VN. Hoàn toàn thờ ơ. Trừ một số it người. Không phải chỉ lần này. Mà lần nào cũng vậy. Phiên toà “đại gia và gái điếm” thì có hàng triệu người theo dỏi không sót một sợi lông, nhưng chuyện liên quan đến vận mệnh đất nước thì im thin thít!

 Lẽ nào họ lại tin lời VC, rằng những người tranh đấu trong nước là “bọn phản động chống lại tổ quốc” nên bị bỏ tù là đáng, chưa giết là may, hay sao?

Người Việt Nam cứ để VC xỏ mũi, dìu dắt, “định hướng” như vậy thì VC còn sống hùng sống mạnh rất lâu!


 

Cựu Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải cựu Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại nói về trận Hoàng Sa.







CSVN “cúp” nguồn nước sinh hoạt chính của Đan viện Thiên An, ngày 01.07.2017







Liên Khúc Nhạc Sến - thực hiện Trung Tâm Giọng Hát Đễ Đời







Thúy Hà hát Liên Khúc Nhạc Sến







Xe của quân khủng bố chạy nhanh ủi vào khách bộ hành tại Luân Đôn







Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Thanh Trúc phỏng vấn Đỗ Thông Minh tại Washington DC, 29/6/2017




 



4.000 Giáo dân Hà tĩnh rầm rộ biểu tình đòi FORMOSA bồi thường..







Đập tượng Chúa, tấn công Đan viện qua ngày thứ 2: Công An dùng gậy sắt đánh Đan sĩ bất tỉnh







Mẹ Nấm kiên cường trước những Cáo buộc Ngu xuẩn của Tòa án Cộng sản...







Cấm xuất cảnh linh mục Lm Nguyễn Ngọc Nam Phong, đã công khai chỉ trích nhà cầm quyền







Bài giảng của Lm Nguyễn Ngọc Nam Phong - Ngày 30/4: Ngày Tàn Cuộc Nội Chiến Nam Bắc, Huynh Đệ Tương Tàn







Văn Miếu và Quốc Tử Giám, Hà Nội







US admiral slams China's 'fake islands' - Source Australian AP




In the era of fake news, the public also needs to be wary of fake islands.
 
Top US military commander Admiral Harry Harris has accused Beijing of building up combat power and positional advantage in an attempt to assert de facto sovereignty over disputed territory in the South China Sea.

"Fake islands should not be believed by real people," Admiral Harris said in a speech to the Australian Strategic Policy Centre in Brisbane on Wednesday.

"China is using its military and economic power to erode the rules-based international order."
About $6.6 trillion of trade transits by ship through the South China Sea each year.

China's territorial claims are contested by Brunei, Malaysia, the Philippines, Taiwan and Vietnam.

Admiral Harris said the US won't allow "shared domains to be closed down unilaterally" and resolutely opposed the use of coercion and intimidation to advance claims.

He argued that the areas the US and China disagreed should not impact on making progress in other areas.

"We'll cooperate where we can, but remain ready to confront where we must," the head of the United State Pacific Command said.

Admiral Harris praised China's efforts to help deal with the North Korea nuclear threat.


Mẹ Nấm ra tòa và đạo luật 'Magnitsky toàn cầu'







Tòa Khánh Hòa tuyên 10 năm tù giam đối với blogger Mẹ Nấm







Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

100 tên côn đồ bẻ nát thánh giá ở Đan Viện Thiên An Huế













Về Long An ăn hẹ nước chấm mắm lia thia








Chúng tôi tìm về vùng Mộc Hóa, Tân Hưng trong những ngày đỉnh lũ. Người dân ở đây vui mùa lũ không chỉ bởi mang nhiều phù sa, tôm cá khắp các cánh đồng mà còn vì nhung nhớ một món ăn “lộc trời” của mỗi mùa lũ tới- hẹ nước chấm mắm cá lia thia.
Đặc sản của vùng lũ, vùng biên

Gọi là hẹ nước vì cây mọc dưới nước, ở trong các thửa ruộng phèn, gốc bám sâu dưới bùn đất, bụi hẹ vươn lên khỏi mặt nước và xòe lá tỏa ra dập dềnh, nhẹ uốn theo từng đợt sóng. Hẹ nước có chút khác với hẹ trên cạn. Hẹ trên cạn dày lá nhưng bề ngang hẹp, màu xanh sẫm.
Còn hẹ nước lá mỏng, có gân trắng chính giữa và giống như lá sả, nhưng mỏng, mềm, hơi trong trong, màu xanh nhàn nhạt. Lá hẹ nước ăn nghe mềm, xốp lại giòn, vị ngọt thanh…

Được người dân miêu tả cây hẹ nước một cách tỉ mỉ nhưng trong lòng vẫn muốn một lần chạm thử bụi hẹ nước ngoài đồng, vậy là anh Lê Hoàng Việt (xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa) đã lấy chiếc vỏ lãi chở chúng tôi ra ruộng. Ruộng không còn thấy bờ ranh, chỉ còn những đọt tràm nhô đầu lên mặt nước.

Ở những cánh ruộng có “lộc trời” mỗi buổi sáng đều có nhiều người đến nhổ, tiếng cười nói râm ran cả một góc nước mênh mông…
Anh Việt cho biết, hẹ nước được thu hoạch rộ vào lối tháng 7, 8 âm lịch. Người dân ở đây đều vui khi mùa nước lũ về, không làm lúa cũng trồng sen, đánh bắt cá và nhổ hẹ nước đem ra chợ bán. Với những người nhiều ruộng đất, họ còn trồng sen xen với hẹ nước, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể trong mùa lũ.

“Bà con quý cây hẹ nước như một loại đặc sản mà ít nơi đâu có. Hơn nữa, đón lũ về, nhìn hẹ nước là người ta sẽ biết lũ cao hay thấp, nên mừng hay chưa, bởi chỉ cần cầm cọng hẹ lên đo là được mực nước…” - anh Việt chia sẻ.
Không biết cây hẹ nước có từ bao giờ và đến khi nào thì trở thành món ăn đặc sản, chỉ biết cứ tới mùa là thương lái tấp nập tới mua.

Anh Việt cho biết, cây hẹ nước có từ trong đất cày, có trong từng thớ đất nông sâu. Người dân ở đây cứ hễ mùa lũ về là sáng ra ruộng hái hẹ, đem ra chợ hay đặt ngay trước cổng nhà thì có khách gần xa đến mua.

Còn với anh Việt: “Cây hẹ nước đã gắn liền với tuổi thơ, từ thuở còn ở trần cùng đám bạn nô đùa trong con nước lũ, hẹ nước - tuy lạ mà quen…”

Tạm biệt cây hẹ nước đặc trưng vùng lũ Mộc Hóa, Tân Hưng, chúng tôi tìm về vùng biên Đức Hòa, Đức Huệ, bởi ở đâu đó rỉ tai nhiều về món ăn hẹ nước chấm với món mắm cũng đặc sản không kém - mắm cá lia thia.
Thoạt nghe, nhiều người như chúng tôi không thể tin nổi. Bởi ở Vĩnh Long, cá lia thia đồng giá vài ngàn đồng/con, ấy vậy mà ở vùng biên này, sao nhiều đến nỗi người dân dùng để làm mắm, lại là món ăn dường như mọi gia đình đều sẵn có…

Ôm “một bụng” thắc mắc, chúng tôi tìm đến cơ sở làm mắm của chị Võ Thị Hồng Thắm (Khu phố 2, thị trấn Đức Huệ). Đây là cơ sở mắm theo cách làm được truyền từ đời này sang đời khác.
Chị Thắm cho biết, chị làm mắm cá rô dăm, cá lòng ròng, nhưng đặc sản được nhiều người biết đến nhất là mắm cá lia thia, bởi sự độc đáo của nó.

Con mắm khi được làm đủ ngày, sẽ có màu ửng đỏ trông rất đẹp, nên chỉ mới nhìn bằng mắt, ngửi bằng mũi thôi cũng đã khiến cho nhiều người thòm thèm…
Anh Lê Văn Nhủ - chồng chị Thắm cho biết, cá lia thia được bắt ở các vùng bưng, khu Bình Hòa Nam, kinh Bo Bo, tận Tiền Giang hoặc sang tới nước bạn Campuchia.

Thông thường vào khoảng tháng 11 âm lịch sẽ là mùa lia thia rộ, lúc này đội quân đi vớt lia thia lên tới… 30 người.
“Chính cái hương vị mộc mạc truyền thống, cách thưởng thức độc đáo nên mắm cá lia thia rất được ưa chuộng, người ta thường dùng đãi khách, tặng bạn bè, người thân mà. Khách phương xa tới đây chắc chắn phải thử một lần mắm cá lia thia…” - anh Nhủ vui vẻ nói.

Ví dầu… hẹ nước chấm mắm lia thia
Chúng tôi tìm đến vùng đất Long An bởi nghe giới thiệu nhiều về sự kết hợp giữa hai món ăn thú vị. Không thể phủ nhận được vị ngon của hẹ nước khi làm rau sống chấm mắm kho.

Nhưng sẽ còn độc đáo hơn khi kết hợp với vị chua chua, mằn mặn của mắm cá lia thia. Anh Việt cho biết: “Ngon nhất là lấy gốc hẹ, phần non màu trắng có vị ngọt thanh để cuộn tròn con mắm lia thia, kèm thêm miếng thịt ba rọi luộc là hết chỗ chê”.

Trăm nghe không bằng một lần thưởng thức… Còn với tôi, được thưởng thức món ăn này là một trải nghiệm vô cùng thú vị.
Đúng như chị Thắm nói: “Thật sự, món ăn đặc sản thì nhiều, nhưng kết hợp hẹ nước và mắm cá lia thia sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng của Long An vào những tháng lũ về và đặc trưng của vùng bưng nước phèn trong vắt của vùng Đức Hòa, Đức Huệ…”.

Sự kết hợp hương vị của 2 món đặc sản này quả thật giống như được nếm trải nét ẩm thực của một vùng đất rộng lớn, từ thượng nguồn phù sa đến vùng bưng đầy phèn lắm cá…

 

HOÀI NIỆM MỘT THỜI : Con gái Hà Nội ở đâu ?



Mẹ tôi nể phục mấy cô gái Hà Nội lắm. Dưới con mắt của người nhà quê ra Hà Nội làm việc vặt, bà thấy các thiếu nữ nơi đây ứng xử khôn khéo, nói năng lễ độ, và khuôn phép lắm. Đó là chưa kể thêu thùa may vá, nữ công gia chánh,… Nói chung là đảm. Mỗi khi thấy mấy cô Sài Gòn tân thời quá, tự nhiên quá, bà lại chép miệng, con gái Hà Nội đâu có thế. Bà nói riết, nói riết…, khiến tôi ngờ…bà muốn thằng con của bà nên đi tìm một thiếu nữ Hà Nội.

Nhưng thế giới của tôi lại khác. Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Sài Gòn, bạn bè Sài gòn, trong đầu tôi, nếu có, cũng chỉ là con gái Sài Gòn cho hợp… thủy thổ.

Tôi đã nhìn thiếu nữ Hà Nội qua lăng kính của những tiểu thuyết trong Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được học thời trung học.

Mà con gái Bắc (di cư 54) hồi đó gớm lắm, vờn qua vờn lại, làm duyên, đá lông nheo, õng ẽo  làm điêu đứng con trai Nam Kỳ đến là khổ. Một thanh niên xứ Biên Hòa đã phải cay đắng thế này:“

Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền,

Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang,
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt…”

Tôi không có ý kiến gì về bài thơ trên, mà cũng chẳng dại gì có ý kiến. Mấy bà mấy cô Bắc Kỳ đọc bài thơ trên có nổi cơn tam bành rủa xả, thì chắc cũng chỉ mình rủa mình nghe thôi, chứ tác giả, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên chết rồi, chết trong một chiếc xe hơi cũ kỹ ở sân chùa bên California.
Dù sao cũng nên đọc tiếp thêm vài câu nữa mới thấy “cảm thương” cho tác giả:

“…Ta vẫn nhớ dặn dò lòng tha thiết,
Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ

Nên yêu đương bằng gương mặt khờ khờ
Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt…”

Những ngày sau 75, trên tivi Sài Gòn là những đoàn quân “chiến sĩ gái”, bước theo nhịp quân hành, chiếu cận cảnh với đôi mắt rực lửa căm hờn, giọng nói lanh lảnh. Cảm giác đầu tiên của tôi với các cô gái Bắc Kỳ (thứ thiệt) là…ớn lạnh. Tôi cười, “Đấy con gái Hà Nội của mẹ đấy…”. Bà cụ lại thở dài, chép miệng… “Hồi trước đâu có thế…”.
Dĩ nhiên, mẹ tôi không thể phát hiện cái trò đánh lận rẻ tiền của thằng con, tỉnh bơ xem tất cả các cô Bắc Kỳ đều là các cô Hà Nội.

Thực ra trong đầu tôi cũng có một chút gì đó mơ hồ về con gái Hà Nội. Biết tả thế nào nhỉ! Có thể là hình ảnh dịu dàng đằm thắm của cô Liên trong Gánh Hàng Hoa, hay thiếu nữ tân thời một cách bảo thủ, không sao thoát ra khỏi vòng lễ giáo của cô Loan trong Đoạn Tuyệt. Tôi cảm được nỗi cô đơn của Loan khi thả bộ trên bờ đê Yên Phụ,… Đại loại là tôi đã nhìn thiếu nữ Hà Nội qua lăng kính của những tiểu thuyết trong Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được học thời trung học.
Cũng chẳng dừng ở đấy đâu. Khi đọc “Tuấn, chàng trai nước Việt”, một thứ tiểu thuyết hồi ký của Nguyễn Vỹ, tôi biết thêm rằng, các cô nữ sinh Hà Nội cũng lãng mạn ra rít. Họ kín đáo lập ra hội “Ái Tino”. Tino Rossi là ca sĩ người Pháp lừng danh thưở đó, và là thần tượng của vô số thiếu nữ, chẳng riêng gì thiếu nữ Hà thành. Cái “hội” kín đáo, chỉ lèo tèo dăm ba cô thế thôi, nhanh chóng tan hàng, và rồi mạnh ai người nấy tam tòng tứ đức, xuất giá tòng phu, công dung ngôn hạnh… Cái “lãng mạn tân thời” chỉ là đóm lửa, và họ nhanh chóng quay lại với sự thanh lịch, nề nếp theo giáo dục của gia đình.

Năm 1980, lần đầu tiên tôi ra Hà Nội công tác. Anh bạn đồng nghiệp trạc tuổi, tốt nghiệp từ Đông Đức, chở tôi trên chiếc Simson lòng vòng Hà Nội. Nơi đầu tiên tôi muốn ghé thăm là phố Khâm Thiên. Anh bạn tròn xoe mắt, “Làm gì còn hố bom mà ghé thăm”. Tôi chợt hiểu vì sao anh bạn ngạc nhiên, nhưng không thể giải thích. Môi trường giáo dục trong Nam ngoài Bắc khác nhau.
Cái máu phóng đãng đã dẫn tôi đến phố Khâm Thiên, chứ không phải bom rơi đạn lạc ở đó. Đến, dù chỉ để nhìn vài căn nhà xiêu vẹo, cũng thỏa đôi chút tò mò về một thời vang bóng. Phong lưu tài tử giai nhân, đúng, nhưng không phải cách phong lưu của Vân Hạc trong Lều Chõng của Ngô Tất Tố. Anh chàng Vân Hạc khi chờ kết quả thi, ra vào chốn ả đào để vui say bè bạn, để trấn an nhau, để bốc nhau, để chờ ngày bảng vàng ghi tên.

Tôi nhớ đến kiểu cách phong lưu của Cao Bá Quát, một tay chơi thứ thiệt, khi làm sơ khảo trường thi, tiếc bài thi hay mà phạm húy, đã dùng muội đèn để sửa. Việc lộ, bị kết án giảo giam hậu, ông phải đi dương trình hiệu lực, nghĩa là đi làm phục dịch cho phái đoàn đi công tác nước ngoài. Con người tài hoa này, mang theo nỗi cô đơn đến phố ả đào giải sầu bên chén rượu, làm vài bài hát nói, đào nương hát, mình gõ nhịp…

 “Giai nhân nan tái đắc
Trót yêu hoa nên dan díu với tình

Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh

Rầu rĩ lắm xuân về oanh nhớ…”

Cũng lần đầu ở Hà Nội, buổi chiều chập choạng tối, lang thang ở phố Huế, tôi thấy một bà đi xe đạp ngược chiều, bị cảnh sát ngoắc lại. Bà năn nỉ thông cảm? Không. Bà phân bua? Không. Bà cãi tay đôi với cảnh sát rằng, nhất định mình đúng. Lương và nhu yếu phẩm phân phối còn không đủ sống, đâu dễ gì chịu nộp phạt. Đôi co với nhau mà cả hai vẫn một mực xưng hô…đồng chí. Tôi phì cười. Hà Nội có những điều không nằm trong trí tưởng tượng của một người Sài Gòn, lần đầu ra Hà Nội như tôi.
Bây giờ, Hà Nội khác xa rồi. Hà Nội nhiều nhà cao tầng, cầu vượt. Hà Nội nhiều xe hơi hơn, Hà Nội giàu hơn. Hà Nội không còn những cảnh cãi tay đôi với cảnh sát buồn cười như thế nữa.  Hà Nội văn minh hơn, nhưng có thể họ phải “cãi tay đôi” với chính mình, khi mà còn những cảnh thanh niên thiếu nữ “ à la mode” hái hoa, giẵm hoa bẻ cành để chụp ảnh, hay gào thét tung hô thần tượng minh tinh Hàn Quốc. Đó là chưa kể bún mắng cháo chửi, rải rác vẫn còn đâu đó. Thương hiệu chăng? Tôi chịu! Ăn ngon mà nghe chửi, thôi thà ăn độn dễ nuốt hơn.

Tôi có bà bạn già (hơn tôi) là dân Hà Nội mấy đời. Cha bà là một trong số rất ít người xong bậc đại học thời Tây. Sau 54, nhà đông con, xoay sở không nổi, ông bố định cho 2 đứa con lớn tạm nghỉ học, đi làm rồi học bổ túc sau. Nhưng bà mẹ thì không, nhất quyết không. Bà đến gặp ông bà bác sĩ nhà bên mượn…tiền để các con tiếp tục ăn học. Họ cùng ở trong thành như bà, không vướng bận con cái, còn chút của ăn của để, đồng ý cho vay tín chấp, một thứ tín chấp tình người, thời nay khó tìm. Tôi hiểu ra, dân trí thức Hà Nội xưa có kiểu chơi “chẳng giống ai” (lúc này). Họ kín đáo giúp đỡ nhau trong những tình huống khắc nghiệt. Trong họ dường như  chất “nhân” và lòng tự trọng được rèn luyện qua giáo dục, giấy rách phải giữ lấy lề. Mực đen và bão tố không thể vấy bẩn hay phá sập.  Những năm sau 75, trong Sàigòn tôi cũng thấy vài trường hợp như thế.
Bà bạn (già) này, về chuyên môn, thì kiến thức mênh mông chứ chẳng vừa. Ăn nói nhẹ nhàng, nhưng quyết liệt khi cần. Vậy mà cư xử thì cứ dạ dạ,..cám ơn. Bà nói chuyện với tôi cũng thế, cũng dạ dạ,..cám ơn.  Tôi cười, sao chị khách sáo thế. “Không phải đâu, tôi được giáo dục trong nhà từ nhỏ như thế. Các anh chị em tôi cũng đều như vậy chứ chẳng riêng tôi. Hồi đi học, chỉ vì dạ dạ…cám ơn mà chúng tôi bị phê bình là tiểu tư sản. Ông bà cụ dạy con nghiêm khắc lắm. Tôi là con gái, đi học về là phải tập tành bếp núc, ăn trái chuối là phải bẻ đôi. Ở trường là chuyện khác, còn về nhà là đâu ra đó, vào khuôn phép.”. Tôi cũng nhận ra sự  “khách sáo chân thành” của bà, chứ không phải khách sáo đãi bôi.

Dạo sau này, vì công việc tôi thường ra Hà Nội. Đi ăn hàng với bè bạn ở đó thì không sao, nhưng hễ đi một mình là bị chặt (giá), dù chỉ là chai nước tinh khiết, 10.000 đồng ở quán ven đường phố cổ. Bị chặt riết thành quen. Tôi nhủ thầm, lần nào ra Hà Nội mà không bị chặt coi như trúng số.

Dù tôi cũng có vài người bạn thân ở Hà Nội, nhưng giữa tôi và Hà Nội, dường như vẫn còn khoảng cách nào đó. Tôi đến Hà Nội như một kẻ xa lạ, đến như đi nước ngoài không cần visa.

Sài Gòn dễ hội nhập. Cứ ở Sài Gòn là thành người Sài Gòn. Chưa thấy mình là người Sài Gòn, ở lâu thêm chút nữa cũng biến thành người Sài Gòn. Sài Gòn đồng hóa con người nhanh lắm.
Nhưng Hà Nội có lẽ khác, người ta đồng hóa Hà Nội như vũ bão, đồng hóa cạnh tranh từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một văn hóa Hà thành hiện đại khó mô tả. Còn người Hà Nội (thứ thiệt) đành phải co cụm, khép kín, và giáo dục con cái theo cách riêng của họ để bảo tồn…di sản. Giáo dục từ gia đình mới tạo ra gốc rễ, chứ  không phải là quy tắc ứng xử, hay giàu sang, quyền thế.

Hà Nội nhiều hồ. Hà Nội đẹp vì hồ vào những buổi sáng thật sớm, khi trời còn nhá nhem. Sáng lên, Hà Nội biến mất. Con gái Hà Nội (xưa) chắc cũng thế. Cuộc đời dâu bể đã làm họ biến mất, nhưng thực ra cũng chỉ lẩn quất, âm thầm đâu đó thôi.

 

Lần đầu tiên một phụ nữ Việt được bầu dân biểu tại Pháp






Ngày 18 tháng 6, dân Pháp  đi bầu để chọn 577 dân biểu vào Quốc Hội Pháp. Kết quả đã cho thấy đảng En Marche (Tiến Bước) của Tổng Thống trẻ tuổi Emmanuel Macron đã về đầu với 350 ghế, chiếm đa số tuyệt đối để làm việc.

Trong số 350 dân biểu được bầu dưới ‘màu cờ’ của đảng En Marche có cô Stéphanie Đỗ, một cô gái trẻ, duyên dáng, học giỏi, sinh năm 1979 hiện làm việc cho Bộ Kinh Tế Tài Chánh Pháp. Cô ra ứng cử ở vùng Seine et Marne, ngoại ô Paris, nơi ngoài người bản xứ còn có một cộng đồng đông đảo người VN và các sắc tộc Á Châu khác. 
Vị nữ Tân Dân Biểu này đã được bầu với tỷ lệ 56,31% và đã được TT Macron ủng hộ. 


Cô sinh ra tại SG và sang định cư tại Pháp lúc 10 tuổi dưới diện bảo lãnh ‘đoàn tụ gia đình’. Cùng gia đình gồm cha mẹ, anh em rất gắn bó, cô đã sống tại vùng Seine et Marne nhiều năm trời. Cô nói tiếng Việt thông thạo. 

Dù được bầu làm Dân Biểu để dự thảo những đạo luật tương lai cho nước Pháp, nữ Dân Biểu Stéphanie Đỗ sẽ cố gắng bảo vệ cộng đồng VN khi có cơ hội.


Lần đầu tiên cộng đồng người Việt ở Pháp hãnh diện có vị đại diện trong Quốc Hội Pháp. 




Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Đi chợ ở TP Hồ Chứa Mưa sáng ngày 28/6/2017 (Singapore: madêinNguyễnThiệnNhân)







Chiến đấu cơ AV-8B Harriers hạ cánh thẳng đứng







Võ sĩ hươu







Vũ trụ huyền bí







Mùa thi đại học ‘2 trong 1’







Hồi ký Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim được xuất bản nhưng bị thu hồi sau đó







Giới trẻ tại VN lo ngại giá trị tấm bằng đại học







Thực trạng y tế ở VN







U.S. Image Suffers as Publics Around World Question Trump’s Leadership



Có đến 84% người Việt được hỏi trong một cuộc điều tra được công bố hôm 26 tháng 6 của viện nghiên cứu Pew, Mỹ, cho biết họ  thích nước Mỹ, cao hơn 6% so với cuối thời kỳ của Tổng thống Obama được điều tra năm 2014.

Báo cáo của Pew cho thấy công chúng ở khu vực châu  Á Thái Bình Dương nói chung có cái nhìn tích cực hơn với nước Mỹ. Cụ thể cứ 10 người Việt Nam thì có 7 người nói ảnh hưởng của người Mỹ là tốt. Có đến 63% người Nhật và người Philippines cũng cho rằng như vậy.

Liên quan đến nền dân chủ kiểu Mỹ, có đến 69% người Việt được hỏi nói họ thích các ý tưởng dân chủ kiểu Mỹ. Con số này cũng khá cao ở những nước châu Á khác như Nam Hàn, Nhật  Bản và Philippines nhưng lại thấp ở Indonesia nơi chỉ có 35% số người được hỏi nói họ thích nền dân chủ kiểu Mỹ.

Phần đông người dân châu Á nhìn nhận nước Mỹ như là một người bảo vệ các quyền tự do dân sự. Ở Việt Nam, con số này là 87%. Tại các nước Nam Hàn, Philippines và Nhật Bản, số người nhìn nhận như vậy cũng trên 60%.

Tuy nhiên niềm tin của người dân Việt Nam vào Tổng Thống Donald Trump không tương đồng với ý kiến của họ về nước Mỹ. 58% người Việt được hỏi nói rằng họ tin tưởng vào Tổng thống Trump.
Những chính sách mà  Tổng thống Donald Trump thực hiện kể từ khi lên nắm quyền không nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân trên thế giới. Đó là các chính sách về khí hậu, biên giới với Mexico và thương mại.

Hồi đầu năm nay, Tổng thống Donald Trump tuyên bố nước Mỹ rút khỏi hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương bao gồm 12 nước, trong đó có Việt Nam. Trong nghiên cứu mới của Pew, phần đông người dân ở những nước tham gia TPP không ủng hộ quyết định này của Tổng thống Donald Trump. Khoảng gần 80% người Việt được hỏi không đồng ý với quyết định này.

Nghiên cứu của Pew được tiến hành ở 37 nước trên khắp các châu lục từ ngày 16 tháng 2 đến 8 tháng 5 năm nay. Số người được hỏi là 40,447 người.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


America still wins praise for its people, culture and civil liberties



 
 
 
 

Việt Nam thiếu lao động tay nghề cao!







Tiếp Tục Đấu Tranh







Vì sợ giặc Tàu










Dalida et Alain Delon - Paroles, paroles







Dalia hát Le Temps Des Fleurs







Mời các "vua bum K1" thưởng thức "múa đôi hoàn hảo"


CÒM MĂNG XÊ
 
















Francis Goya, Historia De Un Amor, Full Album







Tùng, mời nghe: Pascal Danel hát Les neiges du Kilimanjaro







Whitney Houston hát I Have Nothing







Tâm sự của một nhà báo VN tỵ nạn ở San Jose, CA, Hoa Kỳ







Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Bạch Cung rối lọan hay không?







Văn Hóa United Airlines ?







Giáo Xứ Thái Hà ác ghê - Tác giả Ông Bút




Đề tài trên tôi “mượn” của Hồ Chí Minh, trong bài viết: Địa chủ ác ghê, đăng trên báo Nhân Dân, ngày 21tháng 7 năm 1953. Sau chữ ác ghê, HCM không bỏ dấu than (!) tôi cũng sao y, chỉ đổi địa chủ thành Giáo Xứ Thái Hà, thôi.

HCM bị đảng CSVN bêu lên làm danh nhân văn hóa, vì có thành tích mượn đểu, hay cầm nhầm sản phẩm của người khác, do đó tôi mượn của Hồ tý đỉnh, không có gì thiệt thòi, coi như chó tha đi, mèo tha laị, ấy mà…

Giáo Xứ Thái Hà ác ghê:

Báo An Ninh Thủ Đô của đảng đăng, nguyên văn:

“Bị góp ý hát nhỏ tiếng, đám thanh niên từ nhà thờ Thái Hà lao ra đánh hàng xóm"

20:20 15/06/2017 1 Nguyễn Long – Quang Trường

ANTD.VNDo cả gia đình bị ảnh hưởng bởi tiếng kèn trống quá lớn từ đội văn nghệ đang tập trong sân Đền thánh Giê-ra-đô (thuộc Nhà thờ Thái Hà), ông Vũ Như Ngạn bèn sang góp ý. Tuy nhiên thay vì tiếp thu ý kiến, nhóm thanh niên đang ca hát quay ra tấn công người hàng xóm bầm tím mặt mày.

Khoảng 19h ngày 14-6-2017, CAP Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội tiếp nhận trình báo của ông Vũ Như Ngạn (60 tuổi), trú tại số 10 ngách 180A/3 phố Nguyễn Lương Bằng về việc ông bị một nhóm thanh niên tấn công. Sự việc xảy ra khi gia đình ông Ngạn không thể chịu nổi những tiếng kèn, trống dội thình thình ra từ trong khu Đền thánh Giê-ra-đô, nên đã sang tận nơi góp ý.
 
Ông Ngạn trình báo cơ quan chức năng việc bị đánh
 
Khi sang đến nơi, ông Ngạn không thấy vị chức sắc nào để phản ánh nên đã đề nghị trực tiếp nhóm thanh niên chơi nhạc nhỏ lại. Tuy nhiên, những thanh niên này tuyên bố, đây là sân của nhà thờ, vì thế họ muốn chơi nhạc thế nào là quyền của họ và không ai có quyền cấm đoán.
 
Bức xúc trước sự quá đáng này, ông Ngạn tiếp tục yêu cầu mọi người nên có sự tôn trọng hàng xóm thì bị nhóm thanh niên bẻ quặt tay ra sau lưng và lôi xềnh xệch ra ngoài. Qua khỏi cổng, ông Ngạn bị đám thanh niên xô ngã dúi vào đống gạch đá tập kết ở lòng đường rồi bỏ vào trong tiếp tục cuộc vui. (hết trích)
 
Đọc tin này trên báo CS, mức nghi ngờ cao độ, hơn nữa Thanh Niên Công Giáo, không phải côn đồ, nên khó nổi nóng, khi được bậc cha, chú như ông Ngạn đề nghị, “chơi nhạc nhỏ lại”, lời đề nghị quá đúng đắn, làm sao xảy ra hậu quả đặc biệt như vậy? Thông thường nhạc trong phạm vi nhà xứ, có nội dung Thánh ca, đa số nhạc trầm, không phải nhạc ở phòng trà, hoặc sân khấu văn nghệ cộng đồng và nhạc Thánh ca, không thể gọi là “chơi nhạc” hoặc “tiếp tục cuộc vui” như báo của đảng CS loan tin.
 
Giả sử ông Ngạn, có tức tối vì tiếng ồn, ông nạc nộ, lớn tiếng: “Chúng mày chơi nhạc nhỏ lại”, Thanh Niên Cộng Giáo, cũng khó lòng nổi giận, để :”bẻ quặt tay ra sau lưng, lôi xềnh xệch ra ngoài, sau đó xô ngã sấp mặt xuống đống gạch”
 
Thời xưa, xã hội phong kiến, có Chí Phèo ăn vạ Bá Kiếng, Chí Phèo rạch mặt, đập đá lên đầu, Chí Phèo la khan cổ, la trong đơn điệu, đến nổi xóm làng, nghe tiếng la của Chí Phèo đã phát chán, không thèm để ý. Ngày nay thời đại Hồ Chí Phèo, có khác. Ông Vũ Như Ngạn, trước khi qua “góp ý” Công An phường ngồi chờ sẵn, biên bản viết sẵn, giấy nhập viên khám thương viết sẵn, giấy chứng thương viết sẵn, tất cả đều chu đáo, chỉ chờ ông Ngạn qua nhà thờ, trở về mọi thứ đều tươm tất đâu vào đấy, “nhà báo đồng hành cùng nhân dân” cũng chờ sẵn, để tung tin lên trang nhất, đời ông Ngạn hiển hách, 60 năm cuộc đời, được lên báo đảng, ngon ghê.
 
Ông Ngạn không những được đảng, “chính quyền” quan tâm hỗ trợ, còn nhiều “nhân chứng khách quan biểu lộ đồng tình”, như:
 
Ông Nguyễn Văn Tâm, ngõ 178, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.

Ông Phùng Văn Minh, Tổ dân phố số 1, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Ông Đặng Xuân Thu, Tổ trưởng Tổ dân phố 2, phường Quang Trung, quận Đống Đa

Ba ông nói trên cũng được lên hình trên báo đảng, ba ông này phiền hà cha xứ bắt loa giảng đạo, sang tận nhà dân, dân nghe chịu không thấu!?

Hầu hết các giáo xứ, trong Nam, ngoài Bắc, chung quanh nhà thờ, đều là nhà của giáo dân, hiếm khi người khác đạo ở trong phạm vi gần nhà thờ, có thể giáo xứ Thái Hà trải qua 3 lần bị đảng CS cướp cơ sở nhà xứ.

Lần thứ nhất vào năm 1959, lần thứ 2 năm 1972, lần thứ 3 năm 1973 và đảng CS đã trộn, cấy người từ những lần cướp thành công này.

Chưa thấy những người có trách nhiệm, của giáo xứ Thái Hà lên tiếng về sự việc.

Có phải vì tiếng trống, tiếng nhạc, hay vì 30/4?

Giáo Xứ Thái Hà, có từ năm 1929, đến nay gần một thế kỷ. Tại sao đến bây giờ mới có 4 “nhân dân” phản ảnh, khó chịu vì điệu nhạc Thánh Ca, vì lời giảng của cha xứ?

Có thể từ một bài giảng của cha Gioan Nam Phong, giảng vào dịp 30/4/2017, theo cha Gioan, ngày 30/4 không phải là ngày giải phóng, vì từ một nước nghèo hơn, lạc hậu hơn, đi giải phóng một nước tiên tiến, giàu có hơn mình, là điều nghịch lý. Ngày thống nhất đất nước, cũng không đúng, đã 42 năm lòng người cứ mãi ly tán, vì ngày này, vì cuộc chiến phi nghĩa đã khiến gần nửa triệu thanh niên miền Bắc chết vô ích, chưa kể hàng triệu người khác tàn phế, thương tích do chiến tranh xâm lược gây nên. Mới đây Kim Jun Ủn bắc Triều Tiên, đòi giải phóng Đại Hàn, đó là ông ta làm trò cười cho thế giới.

Cha Gioan Nam Phong, còn trích đọc một bài viết: Đất nước hình chữ thập, của một giáo dân tân tòng, bài có nội dung lên án đảng CSVN đã bị lệ thuộc Tàu, đất nước phải chịu nhiều hệ lụy do giặc Tàu gây nên, khởi đầu từ đỉnh cao Bắc Việt:

Trích: “Cái “đầu” miền Bắc chẳng phải cũng đang đội một chiếc mão gai thật to, thật sắc nhọn là bọn giặc Tàu? Chúng làm cho đầu não ra như tê liệt. Chúng ngầm khuynh đảo, kiểm  soát mọi lĩnh vực của đất nước này, bởi có không ít kẻ quyền cao chức trọng đã quỳ gối quy phục chúng!” ngưng trích.

Chắc hẳn đảng CSVN, nghe lời cha Nam Phong kỷ hơn ai hết, họ thấm thía từng lời giảng và cũng chính họ thấy lời giảng và bài viết “đất nước hình chữ thập” qúa xác đáng.
 
Quý vị vào youtube mở: bài giảng “Công lý và hòa bình, ngày tang thương” để nghe âm thanh trầm ấm, nhẹ nhàng, khó vượt qua phạm vi Thánh Đường, thoát ra ngoài để tạo tiếng ồn, đến khó chịu cho người có nhà ở gần bên. Chỉ vì bài giảng, bài viết quá hay, thiên hạ chuyền nhau nghe và đọc khắp thế giới, sau đó mới quay về 4 căn nhà của các ông:

Vũ Như Ngạn, Nguyễn Văn Tâm, Phùng Văn Minh, Đặng Xuân Thu.

Tất cả như qủa bom nổ giữa bộ chính trị, nên họ có những phản ứng nhất định, phản ứng đi “đúng quy trình”, như Hồ Chí Minh, từng làm hồi cải cách ruộng đất, viết bài bịa đặt, rồi lên án tội ác của địa chủ, sau đó đem họ ra hành hình.

Ngày nay truyền thông tiến bộ, người dân không còn ai lạ với trò đê tiện của CS, nên chiêu trò của Hồ Chí Minh, không còn hiệu nghiệm nữa, chỉ còn mỗi cách đưa ra tòa, bí mật “cưỡng chế thi hành án”, cùng lắm người dân phẩn uất, họ trùm quần lên đầu, hay ném dép vào mặt chánh án, thì chế độ ác nhân vẫn còn tồn tại vài ba năm nữa.