khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Bốn "huyền thoại" giúp Champagne Pháp nổi tiếng







CSVN Cưỡng Chiếm nhà dòng Don Boso, Thủ Đức, vào đầu năm 1978







Ngô Bảo Châu mó "dái ngựa"







Hôm nay thứ Bảy 05/08/2017 trong nhật báo TAZ có đăng một bài viết với tựa đề "Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh“ - Dịch giả: Hiếu Bá Linh (Thoibao.de)




Trong bài viết này có những thông tin mới được tiết lộ sau một thời gian giữ kín để cuộc điều tra của cảnh sát Đức không bị cản trở và nhất là tránh cho phía Việt Nam biết được phía Đức đã "nắm trong tay“ những gì và khi nào (vào thời điểm nào). Sau đây là tóm lược những tiết lộ mới (tổng hợp với những tin tức của báo chí khác):

Chọn lựa sai thời điểm thực hiện vụ bắt cóc?

Kế hoạch bắt cóc được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, nhưng có lẽ ban chuyên án không nắm được thông tin là sáng sớm ngày thứ Hai 24/07/2017 Trịnh Xuân Thanh có lịch hẹn quan trọng tại cơ quan cứu xét tỵ nạn BAMF ở Berlin, cho nên đã chọn thời điểm sai lầm là Chủ nhật 23/07/2017 thực hiện vụ bắt cóc.
Luật sư và thông dịch viên chờ đợi mãi, không thấy Trịnh Xuân Thanh đến, đây là buổi thẩm vấn rất quan trọng trong thủ tục cứu xét công nhận tỵ nạn. Điện thoại của Trịnh Xuân Thanh bị tắt, không liên lạc được. Ông Victor Pfaff luật sư của Trịnh Xuân Thanh lập tức báo động với bộ phận an ninh của BAMF. Còn bà luật sư Petra Schlagenhauf thì gọi điện thoại báo động cho sở cảnh sát hình sự Berlin (LKA). Đầu tiên LKA nói bà hãy liên lạc với cơ quan an ninh quốc gia (Staatsschutz). Bà liền gửi một email báo động lúc 10 giờ 50. Ba tiếng đồng hồ sau một nhân viên của cơ quan an ninh quốc gia (Staatsschutz) gọi điện thoại trả lời cho biết là còn quá ít cơ sở để có thể vào cuộc. Có thể ông Thanh có dính líu gì đó với xã hội đen, nhân viên này nói. Ông khuyên các luật sư ra cảnh sát làm thủ tục cớ báo người bị mất tích.

Mọi nỗ lực tưởng chừng như vô vọng. Trong thời điểm đó các luật sư không biết rằng, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mới xảy ra 1 ngày trước đó, có những nhân chứng đã quan sát thấy và gọi điện thoại cho cảnh sát. Nhưng một ngày sau đó thứ Ba 25/07/2017 cảnh sát thông báo cho bà luật sư: Hầu như không còn nghi ngờ gì về việc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một người Việt giữa thủ đô Berlin.
Máy điện thoại của Trịnh Xuân Thanh bị đánh rơi ở hiện trường?

Vụ bắt cóc xảy ra khoảng sau 10 giờ sáng tại công viên Tiergarten, gần khách sạn Sheraton Berlin nơi Trịnh Xuân Thanh thuê ở qua đêm, Trịnh Xuân Thanh đang đi dạo cùng một phụ nữ Việt Nam thì bị một nhóm người dùng vũ khí cưỡng bức đẩy cả 2 lên một chiếc ô tô mang biển số Cộng hòa Séc và phóng đi mất dạng. Khi được những nhân chứng báo động, cảnh sát lập tức tới nơi thì chỉ tìm thấy tại hiện trường máy điện thoại cầm tay của Trịnh Xuân Thanh.

Hành trình đến Đức

Trịnh Xuân Thanh cùng vợ và 2 đứa con trốn khỏi Việt Nam bằng một hành trình khá vất vả qua ngả Lào, Thái Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ (gọi là đường "tiểu ngạch"). Sau đó ông Thanh sang Đức bằng hộ chiếu ngoại giao, vì từng là đại biểu Quốc hội. Ông và vợ đã xin giấy phép lưu trú tại Đức, nhưng chỉ vợ ông được cấp, còn ông thì không, vì ông đang bị Hà Nội truy nã. Sau đó ông Thanh đệ đơn xin tị nạn tại đây. Vợ ông Thanh hiện vẫn cư ngụ ở Berlin.

 

Vụ án Isang Yun




Câu chuyện xảy ra vào 1967, CHLB Đức tức Tây Đức - thủ đô là Bonn.

Nhà độc tài Hàn Quốc Park Chung-hee, để chuẩn bị cho chiến dịch tái tranh cử tổng thống đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo, cảnh sát và quân đội mạnh tay trấn áp mọi hoạt động phản đối. Nhiều người bị bắt giữ và ép vô tội phản động, hoạt động nội gián cho Triều Tiên; dựa vào những chứng cứ giả mạo do Cơ quan Tình báo Hàn Quốc (KCIA) lập ra. Kể cả những người Hàn Quốc sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng thuộc đối tượng bị điều tra.

Vào tháng 7.1967, KCIA phái một nhóm hành động đến CHLB Đức và Pháp bí mật bắt giữ 38 người đưa về Hàn Quốc xét xử; ở Tây Đức là 17 người trong đó có nhà soạn nhạc Isang Yun (*) do ổng từng đến Triều Tiên để giảng dạy. Isang Yun bị bắt cóc tại tây Berlin và đưa về Seoul trên một máy bay dân sự.
 
Ngay khi sự việc xảy ra, chính phủ Tây Đức cũng tuyên bố Hàn Quốc qua bắt cóc và đòi thả 17 người đó về Đức. Tòa án Bonn đưa ra xét xử 2 người Hàn sống ở Đức, bị nghi ngờ là đã tham gia bắt cóc; nhưng sau phải thả vì thiếu chứng cứ.

Cuối cùng chính quyền Tây Đức phải chịu thua và chấp nhận lý do Hàn Quốc đưa ra, là họ tự nguyện về. Mặc dù dư luận Tây Đức hổng ai tin là 17 người Hàn đó lại chịu về nước để bị xử tù chung thân hoặc tử hình. Nghi vấn trong 17 vụ bắt cóc này là có sự giúp đỡ của tình báo Đức.

Vụ đó, chính phủ Tây Đức đã trục xuất 3 nhà ngoại giao được cho là có dính líu tới các vụ bắt cóc, đe dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao và liên tục gây áp lực lên Hàn Quốc.
 
Đây chính là vụ án tình báo Tongbaengnim nổi tiếng tại Hàn Quốc, bị cáo có tới 194 người gồm các nhà hoạt động nhân quyền, trí thức, học giả, nghệ sĩ, nhạc sĩ, sinh viên..vv. nhà soạn nhạc Isang Yun được cho là nhân vật chính. Tất cả đều biệt giam, bị thẩm vấn và tra tấn liên tục.

Phiên tòa đặc biệt mở ra ở Seoul 11.1967, cả 194 bị cáo đều đồng loạt phản đối cáo trạng và tố cáo KCIA đã tạo dựng chứng cứ giả mạo.

Cuối cùng có 166 người bị tuyên phạt với những bản án khác nhau, 28 người án chung thân đến tử hình.

Trước sức ép mạnh mẽ của dư luận và Pháp, Đức. Năm 1969, tất cả 194 người đều được trả tự do. Nhạc sĩ Isang Yun được một chuyến bay đặc biệt của Không quân Tây Đức đưa về Frankfurt. Năm 1971, ông được nhập quốc tịch Đức và cho đến 78 tuổi mất tại Berlin (1995) vẫn chưa bao giờ trở lại Hàn Quốc.

Tất nhiên, khác biệt lớn với Trịnh Xuân Thanh; nhưng có thể thấy trong vụ việc - bằng chứng và yếu tố tự nguyện là quan trọng!

----------

(*) Isang Yun là một trong 4 nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới thế kỷ XX, chân dung được treo trong đại sảnh của Viện Hàn lâm Âm nhạc Brooklyn, New York. Học viện âm nhạc quốc gia mang tên Isang Yun được xây dựng tại thủ đô Bình Nhưỡng. Một nhà tưởng niệm cũng đã được xây dựng ở cố hương ông!


Isang Yun



Thầy với bằng tiến sĩ giấy, đào tạo học trò kết quả ra sao?





"Tôi từng gặp những sinh viên Sư phạm không biết ký hiệu hóa học của các nguyên tố đơn giản như sắt (Fe), đồng (Cu), nói Nguyễn Huệ là vua cuối cùng của nhà Nguyễn hay đinh ninh vận tốc của ô tô là 5m/h… "

(Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/he-luy-tu-nhung-giao-vien-co-diem-dau-vao-thap-3622902.html)



Gs. Phạm Cao Dương giải đáp: "Vì Sao Việt Cộng Thu Hồi Hồi Ký Của Cố TT Trần Trọng Kim?"







Uống cà phê sống thọ hơn?







"Nị" nói cho đã rồi cũng giơ tay nhất trí với bọn Tư Bản giẫy chết!

 
 
 
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc biểu quyết trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, Mỹ, ngày 5 tháng 8, 2017.



Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Bảy đã nhất trí biểu quyết thông qua một nghị quyết đang được Mỹ thúc đẩy mà sẽ không cho Bắc Triều Tiên có được 1 tỉ đôla nguồn thu hàng năm góp phần phát triền chương trình phi đạn đạn đạo và vũ khí hạt nhân bất hợp pháp của nước này.

Quyết định áp đặt thêm các chế tài là để đáp lại hai vụ phóng phi đạn đạn đạo liên lục địa của Bình Nhưỡng vào ngày 3 và 28 tháng 7, cho thấy quốc gia bất hảo này có thể có khả năng tấn công lục địa của Mỹ và phần lớn Châu Âu.
Các điều khoản này trên thực tế khiến Bình Nhưỡng mất đi một phần ba trong số 3 tỉ đô la nguồn thu xuất khẩu hàng năm. Bốn lĩnh vực xuất khẩu bị nhắm mục tiêu trong nghị quyết là than đá, sắt và quặng sắt, chì và quặng chì, và hải sản.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley nói Mỹ "đang và sẽ tiếp tục thực hiện những biện pháp phòng thủ thận trọng để bảo vệ chúng ta và các đồng minh của chúng ta" khỏi mối đe dọa Bắc Triều Tiên mà bà nói "đang trở nên nguy hiểm hơn một cách nhanh chóng."

Trong hai nghị quyết của hội đồng được thông qua vào tháng 3 và tháng 11 năm ngoái, hội đồng đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu than đá, là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Bắc Triều Tiên.

"Trong nghị quyết này, không có giới hạn, không có than được cho phép, tất cả than xuất khẩu sẽ bị đình chỉ, sẽ bị cấm xuất khẩu từ Bắc Triều Tiên," một nhà ngoại giao trong hội đồng nói với VOA trước khi biểu quyết.

Với việc dỡ bỏ giới hạn này, nhà ngoại giao này nói Bắc Triều Tiên sẽ ngay lập tức thất thu 400 triệu đôla một năm từ nguồn thu xuất khẩu.

Sắt cũng chịu lệnh cấm hoàn toàn, khiến Bắc Triều Tiên mất một khoản ước tính là 251 triệu đôla trong năm nay. Cũng có những lệnh cấm đối với chì và quặng chì xuất khẩu, dự kiến sẽ mang về nguồn thu khoảng 113 triệu đôla trong năm nay và với hải sản, dự kiến sẽ thu về gần 300 triệu đôla trong năm 2017.

Nghị quyết cũng cấm các quốc gia không nhận thêm nhân công khách trú từ Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng nổi tai tiếng với việc đưa công dân của mình sang các nước khác để lao động và tịch thu phần nhiều hoặc toàn bộ tiền lương của họ, trên thực tế biến họ thành lao động nô lệ.

Nghị quyết cũng thắt chặt việc thi hành những chế tài hiện có. Hội đồng đã áp đặt một số vòng chế tài ngày càng nghiêm khắc hơn đối với Bắc Triều Tiên kể từ năm 2006 vì các vụ thử hạt nhân và phóng phi đạn đạn đạo.

Ngoài các chế tài, nghị quyết cũng định danh chín cá nhân và bốn thực thể Bắc Triều Tiên bị phong tỏa tài sản và cấm du hành.

 




Nhac Bolero - Đập Vỡ Cây Đàn







Dân tỵ nạn CSVN tại vùng Washington DC phản đối và hạ cờ đỏ CSVN tại khu thương xá Eden Center, Arlington, VA, US











Lộ Mặt Kẻ Xúi "Ủn": China calls for halt to U.S. THAAD deployment in S.Korea: China calls for halt to U.S. THAAD deployment in S.Korea





China on Saturday called for a halt to the deployment of the THAAD U.S. anti-missile defense system in South Korea and for relevant equipment to be dismantled, China's U.N. Ambassador Liu Jieyi told the U.N. Security Council.

"The deployment of the THAAD system will not bring a solution to the issue of (North Korea's) nuclear testing and missile launches," Liu told the council after it imposed new sanctions on North Korea over two long-range missile launches.

He also urged North Korea to "cease taking actions that might further escalate tensions."

 



Bó Tay với Cha-Chung: Pope 'loves China', Vatican official says on trip to China- Source Reuters




Pope Francis "loves China" and the Vatican hopes China has a great future, a Chinese state-run newspaper on Friday cited a visiting Vatican official as saying, in an expression of goodwill despite strained relations between the two.

Pope Francis would like to heal a decades-old rift with China, where Catholics are divided between those loyal to him and those who belong to a government-controlled official church.
In June, China said it opposed outside interference in its internal affairs after the Vatican expressed concern about a Chinese bishop it said had been "removed".
 
Speaking in Beijing where he was attending an organ transplant conference, the head of the Vatican's Pontifical Academy of Sciences, Monsignor Marcelo Sanchez Sorondo, expressed the Pope's goodwill, the state-run Global Times reported.
 
"Pope Francis loves China and loves the people of China, its history and population. We hope China can have a great future," the paper quoted him as saying.
 
In February, China's Foreign Ministry downplayed the significance of a top health official's attendance at a Vatican conference on organ trafficking, saying it probably had nothing to do with two-way ties.
 
One obstacle to better relations is the question of who should make senior clerical appointments in China.
 
China says bishops must be named by the Chinese Catholic community and refuses to accept the authority of the pope, whom it sees as the head of a foreign state that has no right to meddle in China's affairs.
 
The two sides have been at loggerheads since the expulsion of foreign missionaries from China after the Communists took power in 1949.
 
Another source of friction is the Vatican's maintenance of official ties with self-ruled Taiwan, which Beijing sees as a wayward province to be taken back by force if necessary.


Phỏng Vấn Ứng Cử Viên Độc Lập Nguyễn Thúy Hạnh







Phỏng vấn Sử Gia Trần Gia Phụng về cuốn Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim và Hòa Hợp Hòa Giải với CSVN







FOREVER ALONE!







Luật sư của Trịnh Xuân Thanh hé lộ nhiều tình tiết mới







Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp: "Tôi mục kích Formosa tại Đài Loan"







Thư của Trịnh Xuân Thanh gửi luật sư sau khi thoát khỏi VN năm ngoái







Gm Nguyễn Thái Hợp tường trình về chuyến viếng thăm Đài Loan, tháng 7/2017







Gore: 'I think I carried Florida' - Source The Hill







Former vice president and Democratic presidential nominee Al Gore told HBO's Bill Maher he thinks he carried the state of Florida in 2000, a state that would have given Gore the presidency over George W. Bush.

Gore, 69, visited Maher on HBO's "Real Time" on Friday to discuss his follow-up climate change documentary, "An Inconvenient Sequel: Truth to Power," when the host broached the issue of rising sea levels.

"So when the sea levels rise, obviously we could lose Venice. We could lose Florida. And who would know better about losing Florida?" Maher joked, leading to some groans from the live studio audience in Los Angeles.

"Actually, I think I carried Florida," a smiling Gore retorted. "But that's another — we won't go there."

Maher agreed that Gore won the hotly-contested state and its 25 electoral votes at the time.

"That's right, OK, there you go. I think you do did, too."

The 2000 vote in the Sunshine State was settled in Bush's favor weeks after the election on Dec. 12, with the former Texas governor winning by a margin of 537 votes after the Supreme Court stopped a recount by a 5-4 vote. Gore conceded the following day.

Bush lost the popular vote but won the Electoral College, 271-266.

A USA Today/Miami Herald/Knight Ridder study after the election concluded in May 2001 that Bush would have won a hand count of Florida's disputed ballots, called "hanging chads," if a standard advocated by Gore had been used.

"Bush would have won by 1,665 votes — more than triple his official 537-vote margin — if every dimple, hanging chad and mark on the ballots had been counted as votes," the study concluded.





BÍ THƯ THỨ NHẤT ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI CHLB ĐỨC, ÔNG NGUYỄN ĐỨC THOA đã bị Cảnh sát Đức áp tải, trục xuất lên chuyến bay ở Phi Trường Berlin Schönefeld






Bí Thư Thứ Nhất Đại Sứ Quán CSVN tại CHLB ĐỨC Nguyễn Đức Thoa đã có hình trong video an ninh tại Khách Sạn Sheraton Berlin Grand Hotel ngay đúng thời điểm bọn bắt cóc vũ trang... áp tải Trịnh Xuân Thanh lên chiếc xe đậu trước Khách Sạn Sheraton Berlin Grand Hotel.

 



"Diem from the Grave" của Charles W. Wiley- Bản dịch Việt ngữ cúa Trần Quốc Việt




Wiley: Thưa Tổng thống Diệm, ông có thể ngăn chặn cộng sản ở Việt Nam?
 
Ngô Đình Diệm: Chúng tôi có thể làm được và sẽ làm được. Cuộc đấu tranh tuy lâu dài và gian khổ, nhưng thời kỳ nguy hiểm nhất đã qua. Về mức độ nào đấy, vấn đề của chúng tôi ở đây chỉ là một phần của bức tranh rộng lớn hơn. Cộng sản-kẻ thù chung của chúng ta-suy nghĩ theo chiến lược toàn cầu. Và điều này cũng hợp lý. Thế giới Tự do mất hết nước này đến nước khác do quyền lợi xung đột và do không nhận ra cuộc đấu tranh toàn cục này. Khi cộng sản chiếm Cuba, tình hình của chúng tôi ở đây càng trở nên khó khăn hơn. Nếu họ xâm chiếm một nước ở Đông Nam Á thì Berlin lại yếu hơn.
 
Wiley: Cho phép tôi nói thật: đã có nhiều tố cáo cho rằng cộng sản có lợi từ những khuyết điểm trong chính quyền ông-tố cáo có hối lộ...
 
Ngô Đình Diệm: Ông Wiley, đúng là có những vụ hối lộ trong chính quyền. Nhưng những người này đã bị trừng phạt. Và còn bị trừng phạt nặng hơn ở các nước khác ở Châu Á. Chúng tôi phạm sai lầm-chúng tôi là con người. Nhưng những người hay chỉ trích chúng tôi không những chỉ ra những sai lầm nhỏ nhặt nhất của chúng tôi, mà họ còn bịa đặt ra những sai lầm khác. Tôi bị lăng nhục với tư cách cá nhân và nguyên thủ quốc gia; người thân trong gia đình tôi bị bêu xấu. Còn cộng sản lại cố tìm kiếm từng mẩu bình luận bất lợi của người Mỹ. Đây không phải là lần đầu tiên một đồng minh của các ông bị đối xử như thế này. Khi số phận của Trung Hoa lục địa lâm nguy, những câu chuyện giống như vậy về Tổng thống Tưởng Giới Thạch được truyền nhau trong thành phần nào đó của báo chí. Đôi khi tưởng đâu Hoa Kỳ có mặc cảm tự tử.
 
Những nhà báo các ông là "những người tiến bộ" và họ dùng chiêu trò là họ chỉ trích vì chính quyền chống cộng không đủ hiệu quả. Cách dễ dàng đo lường hiệu quả của chính quyền: cộng sản có tấn công chính quyền không? Và họ càng tấn công thì chính quyền càng hiệu quả.
 
Wiley: Ông dùng từ " những người tiến bộ" hàm nghĩa gì?
 
Ngô Đình Diệm: "Những người tiến bộ" kết án tư bản coi trọng vật chất, nhưng không nhận ra chủ nghĩa duy vật của cộng sản. Họ làm bộ không biết bản chất vô thần của cộng sản, mà thích coi cộng sản trong thế kỷ hai mươi giống như công giáo vào thế kỷ thứ nhất. Những người này không muốn sống dưới chế độ cộng sản-nhưng họ mơ tưởng về cộng sản từ xa.
 
Một loại người tiến bộ khác là người giàu mang mặc cảm tội lỗi do thừa kế. Họ sẽ làm hay hơn bằng cách cho tiền người nghèo, nhưng thích sống bình an và tiện nghi trong khi sám hối tội lỗi của mình bằng cách thân cộng.
 
Wiley: Thưa Tổng thống, những người chỉ trích ông nói cộng sản có thể tổ chức quân đội du kích đông đảo ở đây tại Việt Nam, vì nhân dân đã không còn ủng hộ ông.
 
Ngô Đình Diệm: Điều này không đúng. Cộng sản kiểm soát phần lớn quốc gia khi người Nhật ra đi vào năm 1945, và rồi họ xây dựng sức mạnh trong chín năm tới trong khi người Pháp chỉ kiểm soát những trung tâm và quốc lộ chính. Người dân phải hợp tác với cộng sản, và cộng sản tuyển mộ lính từ dân chúng địa phương ở cả bắc lẫn nam. Những cán bộ này không bao giờ rút lui, và sẵn sàng chiến đấu khi nhận lệnh. Chính quyền tôi gánh vác quốc gia mà đã hoàn toàn bị cộng sản sắp đặt sẵn các tổ chức-với quân đội bên trong biên giới của chúng tôi. Đây là di sản của tôi. Nhân dân rốt cuộc ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa vì những tiến bộ và sự tôn trọng cá nhân. Cộng sản mất chứ không đạt được sức mạnh, cho nên chính vì sự thành công của chúng tôi mà họ đã bắt đầu mở ra cuộc chiến tranh tổng lực vào tháng Hai 1960.
 
Wiley: Ông dường như rất giận những người chỉ trích ông. Ông có nghĩ tất cả họ đều là cộng sản hay thân cộng?
 
Ngô Đình Diệm: Không, không. Kẻ thù rất quỷ quyệt. Khi họ muốn thực hiện chính sách, họ mượn tay những người ở Thế giới Tự do đẩy mạnh nó.
 
Wiley: Còn những lời góp ý từ những người không cộng sản về cách cải thiện tình hình ở đây thì sao? Họ tố cáo ông bỏ qua nhiều góp ý hay.
 
Ngô Đình Diệm: Ở Hoa Kỳ nhiều người nói về những vấn đề ở ngoại quốc mà không có sự hiểu biết đúng đắn để hiểu chúng. Nước ông rất giàu và có rất nhiều người tài được đào tạo rất tốt. Các ông có thể tiến hành những thử nghiệm táo bạo-và nếu chúng thất bại thì thay thế những người đứng đầu và sửa những thiệt hại. Những nước nhỏ không có những người thay thế cũng như không có ngân quỹ dự trữ. Các ông không thể đưa những phương pháp Mỹ vào Việt Nam là nước vừa kém phát triển lại vừa phải đối diện với nguy cơ trước mắt. Ở đây không có thử nghiệm-chỉ có sống hay chết. Một sai lầm lớn là tất cả mọi thứ đều không còn.
 
 
 
 

VÔ ĐỀ, MỘT







Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Đan sĩ Bửu Đào kể về nguồn gốc đất của Đan viện Thiên An







Câu Chuyện Vận Động Gia Đình Mục Sư Nguyễn Công Chính Thoát Khỏi CSVN Như Thế Nào?







Ls Lê Công Định bình luận về vụ Trịnh Xuân Thanh







Thanh Đã Về! Thanh Đã Về! Thanh Đã Về!







Tạp Chí Á Châu Tuần Qua, 6/8/2017







Việt Nam tuần qua có gì lạ?, 6/8/2017







Đức GM Nguyễn Thái Hợp và Phái Đoàn Việt Nam họp báo tại Quốc Hội Đài Loan về vụ Formosa










Người Thượng ở xứ Chùa Vàng chờ tìm qui chế tị nạn







Công nhân nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân nói gì về nhà máy này?







Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Cường: "Sao lại bắt tôi?"







Blogger Người Buôn Gió nói gì về Trịnh Xuân Thanh







Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Ông Trịnh Xuân Thanh 'đầu thú': khác biệt Việt - Đức và sự thực?







ĐẠI SỨ QUÁN ĐỨC TẠI VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC TRIỆU TẬP VỀ NƯỚC, VÀ ĐÓNG CỬA CHO TỚI KHI CÓ LỆNH MỚI .







24 ngàn tiến sĩ VN, bao nhiêu người có bằng thật nhưng học giả?





Mời vào: https://ope.ed.gov/accreditation/search.aspx, sẽ tìm ra đại học nào tại Hoa Kỳ không được công nhận; hay nói khác đi: đây là chổ cấp bằng Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ sau sáu tháng nộp đủ tiền học phí

 



VẺ VANG DÂN VIỆT: Lễ vinh danh và chào đón thiếu tướng Lương Xuân Việt(LXV) tại Nam Hàn. Được biết vào tháng 5 năm 2017, tướng LXV nhận nhiệm vụ qua Nam Hàn giữ chức vụ Tư Lệnh Phó của Quân Đoàn 8 của Lục Quân Hoa Kỳ.







Cập nhật chung quanh sự kiện Trịnh Xuân Thanh bị CSVN bắt cóc







Lê Thu Hằng đóng kịch: "Ai Em Xâu Xo Dzi!"







Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Sắc lệnh đặt Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập xã Định Hải bao trọn Quần đảo Hoàng Sa của Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 13/7/1961.











Quá trình ra đời Sắc lệnh:


Hồ sơ tại Văn phòng Tổng thống Diệm có lưu Công văn mật số 1403-VP/PC/M ngày 22-10-1951 của Trung phần Thủ hiến phủ gửi Thủ tướng Chính phủ quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn, đề nghị sáp nhập đảo Hoàng Sa vào thị xã Đà Nẵng có đoạn: “Từ ngày 28-11-1950, sau mấy năm biến chuyển của tình thế, Thiểm Phủ đã cho phái một trung đội V.B.Đ (Việt binh đoàn, gồm có 35 người) đến đóng tại đó, nhưng chưa thiết lập những cơ quan hành chánh như xưa.

Trong khi chờ đợi, và để chứng tỏ với dư luận quốc tế chủ quyền của quốc gia Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa, Thiểm Phủ thiết tưởng cần phải tạm tháp nhập ngay hai đảo ấy (trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên) vào thị xã Đà Nẵng. Giải pháp ấy sẽ thuận tiện về phương diện liên lạc và tiếp tế đối với trung đội V.B.Đ hiện đóng tại đó. Vậy xin khẩn trình lên quý Thủ tướng thẩm duyệt dạng bản sắc lệnh đính hậu về việc tháp nhập nói trên”.

Từ gợi ý trên và do yêu cầu xác lập cương vực, lãnh thổ, chủ quyền của Nam Việt Nam lúc bấy giờ, Ngô Đình Diệm chỉ đạo cho Văn phòng Phủ Tổng thống và các tỉnh từng cai quản Hoàng Sa trong lịch sử như Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi… có các báo cáo cụ thể và đề xuất để Chính phủ tiến hành thành lập đơn vị hành chính cho Hoàng Sa.

Thừa lệnh của ông Diệm, Văn phòng Phủ Tổng thống đã có công văn hỏi ý kiến về việc: nên sáp nhập Hoàng Sa vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng hay vẫn để trực thuộc Thừa Thiên để gửi đi các tỉnh liên hệ. Liền sau đó, tất cả các tòa đô chánh của những địa phương trên đều thống nhất nên đặt Hoàng Sa thuộc vào Quảng Nam hoặc Đà Nẵng, nhất là Đà Nẵng, bởi tại đây có cơ sở hải quân đủ mạnh để tiếp tế, tuần tra và bảo vệ quần đảo này. Một công điện khẩn của Tòa hành chánh Thừa Thiên ngày 22-8-1960, gửi ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ ở Sài Gòn cho biết: “Kính phúc Thông tư dẫn thượng, tỉnh tôi xin trân trọng trình quý Bộ rõ: sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng trên các bản đồ, cũng như được Bộ Tư lệnh Quân khu 2 và Hải khu Đà Nẵng cho biết, thì thuộc hải phận Thừa Thiên không có một hải đảo nào cả.

Riêng về Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) mà trước đây, quý Bộ đã tư hỏi Tòa Đại biểu Chính phủ tại Trung nguyên Trung phần, theo Thông tư số 3.210-BNV.NC/8M ngày 17-5-1960; thì tỉnh tôi đã phúc trình Tòa Đại biểu theo công văn số 1.794-TT/HC/TQ/3/M ngày 2-6-1960 (bản sao đính hậu) và vì những lý do đặc biệt về hoàn cảnh địa lý giao thông, tỉnh tôi đã đề nghị Tòa Đại biểu trình thượng cấp xét giao quần đảo này thuộc: - Hoặc Quảng Ngãi để cùng với đảo Lý Sơn lập thành một quận hành chánh. - Hoặc Quảng Nam hay Đà Nẵng để dùng Hải cảng Đà Nẵng mà liên lạc thời thuận tiện hơn; vì sự liên lạc hiện nay đều do Hải quân Việt Nam có một căn cứ tại Đà Nẵng đảm nhiệm”.
  



 

Bộ Ngoại Giao Đức: Trịnh Xuân Thanh bị đưa lên cáng, về VN trên máy bay chở bệnh nhân







Michel Sardou giải nghệ sau 50 năm ca hát







Đức đòi Hà Nội ‘trả’ Trịnh Xuân Thanh







Việt Nam rơi vào ‘thế kẹt’ với Đức







Hải quân Hoa Kỳ thử nghiệm thành công súng điện từ. Loại súng này không cần chất nổ hoá học, mà sử dụng một xung lượng cực lớn để đẩy quả đạn bay đi với tốc độ gấp 6 lần vận tốc âm thanh. Vũ khí này được coi như “yếu tố thay đổi cục diện” cho tàu chiến trên biển.







Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, rất tai hại cho quan hệ ngoại giao







"Việc bắt cóc công dân VN Trịnh Xuân Thanh ở Đức là chưa có tiền lệ!"|







“It was a very serious interrogation.” Detained by Chinese agents on his way home to Australia in April, activist Dr Chongyi Feng might have faced imprisonment. Instead, safely back with his family, the former Communist Youth League member is speaking out for those who want reform in China – and want it soon.- Source SBS










Mẹ Nấm Gặp Mẹ Lần Đầu Trong Tù







Người Cao Niên Thường Hay Quên. Làm Sao Đễ Có Thễ Dễ Nhớ







Toàn văn bản tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Đức vụ Trần Xuân Thanh bị bắt cóc




Sau khi có những bằng chứng ngày càng rõ ràng và không còn cơ sở để nghi ngờ gì về sự liên quan của các cơ quan của Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin, Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, ngày hôm qua đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức.

Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có.
Vụ việc đã được phát giác nhờ sự nhanh nhạy của các cơ quan thực thi pháp luật của Đức. Giới chức thực thi luật pháp Đức nay cũng đang tiến hành điều tra.

Vụ việc như thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng tới quan hệ giữa Đức và nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng - bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, các đại diện cao cấp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhắc lại yêu cầu dẫn độ công dân Việt Nam này từ Đức về Việt Nam.

Quốc vụ Khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer ngày hôm qua đã nói rất rõ quan điểm của Chính phủ Đức trong vấn đề này với Đại sứ Việt Nam. Ông cũng nêu rất rõ ràng với Đại sứ rằng Chính phủ Liên bang Đức đòi phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ yêu cầu dẫn độ và đơn xin tỵ nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý.

Do hệ quả của vụ việc hoàn toàn không chấp nhận được này, viên chức đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) và có 48 tiếng để rời khỏi Đức.

Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển.


BÀI HÁT TRẢ LẠI CHO DÂN ĐƯỢC HÁT VANG TRONG ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ Ở GIÁO PHẬN VINH !!!







Nghĩa Trang Chôn Các Mác







Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington







BÁNH CANH TRÃNG BÀNG







Việt Nam đứng hạng 7 trên thế giới về sử dụng mạng xã hội Facebook







Người Buôn Gió nói gì về vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh 'đầu thú' và ảnh hưởng của vụ việc trong quan hệ Việt Đức, cuộc đấu trong nội bộ đảng cộng sản







THE SONG BOOK OF JOAN BAEZ, 1977







Paul Simon và Joan Baez song ca The Boxer







Joan Baez: Open Letter to The Socialist Republic of Vietnam







Gs Stephen B Young phân tích về hiện tình Việt Nam







Tuần lễ Mỹ đánh mất Biển Đông- Tác giả Bill Hayton




Lịch sử Việt Nam đầy những câu chuyện hào hùng chống cự bá quyền Trung Quốc. Nhưng trong tháng này Hà Nội chịu thua Bắc Kinh, đành chịu nhục trong trận đấu giành quyền kiểm soát Biển Đông. Hà Nội mong tìm sự hậu thuẫn ngầm của Washington để đẩy lùi mối đe dọa của Bắc Kinh. Cùng lúc đó chính quyền ông Trump cho thấy là hoặc họ không hiểu, hoặc không quan tâm đủ đến lợi ích của các quốc gia bạn và đối tác tương lai tại Đông Nam Á để bảo vệ cho họ. Các chính quyền Đông Nam Á sẽ kết luận là Hoa Kỳ không hỗ trợ họ. Trong lúc Washington bận tâm với chuyện gián điệp Nga, bảo hiểm y tế, thì một trong những vùng tối quan trọng trên thế giới lọt dần vào tay Bắc Kinh.

Vùng Biển Đông vốn đầy căng thẳng. Trong những năm gần đây, Trung Quốc và các quốc gia láng giềng đã từng hăm he, dụ dỗ, thưa kiện để giành quyền kiểm soát tài nguyên. Vào tháng Sáu, Việt Nam có một động thái táo bạo. Sau hai năm rưỡi trì hoãn, Việt Nam cho phép Talisman Vietnam (một chi nhánh của công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol), khai thác khí đốt ở biên giới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) tại Biển Đông.

Theo diễn giải thường tình của Công Ước về Luật Biển (UNCLOS) thì Việt Nam có quyền làm vậy. Còn theo diễn giải quái gở của Trung Quốc thì không phải vậy. Trung Quốc chưa bao giờ tuyên nhận chủ quyền của vùng đó. Vào ngày 25 tháng Bảy, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng kêu gọi các bên liên hệ hãy đơn phương ngưng ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền – mà chẳng nói rõ là cái gì. Vì thế mà thiên hạ có hai diễn giải khác nhau.

Có thể Trung Quốc viện dẫn “quyền lịch sử” là vùng này trước nay luôn thuộc về chủ quyền Trung Quốc. Hoặc có thể vì quần đảo Trường Sa cũng có vùng đặc quyền kinh tế riêng. Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague ra phán quyết là những tuyên nhận này không phù hợp với luật của UNCLOS. Trung quốc thì phủ nhận cả tòa án và phán quyết của tòa.

Vào giữa tháng Sáu, Talisman Vietnam chuẩn bị khoan một giếng dầu khí ở lô 136-03 nơi mà người ta nghĩ là có một mỏ khí đốt trị giá cả tỉ đô la, chỉ cách hoạt động khai thác của Repsol 50 dặm. Chính quyền Việt Nam biết là có nguy cơ Trung Quốc sẽ can thiệp cho nên gửi tàu cảnh sát biển và những tàu dân sự khác để bảo vệ tàu giàn khoan.

Thoạt đầu Trung Quốc can thiệp khá ngoại giao. Thượng tướng Lục quân Trung Quốc Phạm Trường Long thăm Hà Nội vào ngày 18 tháng Sáu và yêu cầu chấm dứt việc khoan dầu khí. Khi Việt Nam từ chối, ông ta hủy bỏ buổi họp về an ninh biên giới và trở về Trung Quốc.

Theo nguồn tin từ Hà Nội thì ít lâu sau, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh được mời đến Bộ ngoại giao Trung Quốc và được bảo là nếu Việt Nam không ngừng khoan dầu khí trong vùng và không hứa làm vậy nữa thì Trung Quốc sẽ có biện pháp quân sự đối với các căn cứ của Việt Nam tại Biển Đông.

Đây là một lời hăm dọa khá mạnh mẽ, nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Khi tôi nghiên cứu về Biển Đông để viết sách thì được một cựu viên chức cao cấp của BP cho biết là Trung Quốc từng hăm dọa như thế khi BP hoạt động thăm dò ngoài khơi Việt Nam đầu năm 2007. Fu Ying, lúc đó là đại sứ Trung Quốc tại London, bảo giám đốc BP là sẽ không bảo đảm tính mệnh của nhân viên BP nếu công ty này không ngưng các hoạt động tại Biển Đông. BP lập tức đồng ý và rút lui khỏi các hoạt động thăm do dầu khi ở Việt Nam vài tháng sau đó. Khi được hỏi, Fu Ying trả lời, “Tôi làm những điều tôi làm vì tôi tôn trọng BP và không muốn họ gặp vấn đề.”

Việt Nam có 28 tiền đồn ở Trường Sa. Một số trên các hòn đảo thiên nhiên, nhưng nhiều nơi chỉ là một căn gác trên các đảo san hô hẻo lánh. Những nơi này không thể phòng thủ đối với một cuộc tấn công nghiêm trọng. Trung Quốc đã từng tấn công đảo Hoàng Sa năm 1974 (thuộc miền Nam Việt Nam) và đảo Gạc Ma năm 1988. Cả hai biến cố này đã gây thiệt mạng cho nhiều binh sĩ Việt Nam và Trung Quốc có thêm được lãnh thổ. Có tin đồn về sự cố bắn nhau gần những nơi này hồi tháng Sáu. Nếu là tin thật, thì đây là một cảnh cáo nghiêm trọng của Bắc Kinh đối với Hà Nội.

Trong khi đó, tàu khoan Deepsea Metro I tìm thấy mỏ khí đốt với một ít dầu. Công ty Repsol nghĩ là có thể có nhiều hơn và tiếp tục khoan. Họ hy vọng sẽ khoán giếng dầu sâu vào cuối tháng Bảy.

Có thể Trung Quốc viện dẫn “quyền lịch sử” là vùng này trước nay luôn thuộc về chủ quyền Trung Quốc. Hoặc có thể vì quần đảo Trường Sa cũng có vùng đặc quyền kinh tế riêng. Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague ra phán quyết là những tuyên nhận này không phù hợp với luật của UNCLOS. Trung quốc thì phủ nhận cả tòa án và phán quyết của tòa.

Vào giữa tháng Sáu, Talisman Vietnam chuẩn bị khoan một giếng dầu khí ở lô 136-03 nơi mà người ta nghĩ là có một mỏ khí đốt trị giá cả tỉ đô la, chỉ cách hoạt động khai thác của Repsol 50 dặm. Chính quyền Việt Nam biết là có nguy cơ Trung Quốc sẽ can thiệp cho nên gửi tàu cảnh sát biển và những tàu dân sự khác để bảo vệ tàu giàn khoan.

Thoạt đầu Trung Quốc can thiệp khá ngoại giao. Thượng tướng Lục quân Trung Quốc Phạm Trường Long thăm Hà Nội vào ngày 18 tháng Sáu và yêu cầu chấm dứt việc khoan dầu khí. Khi Việt Nam từ chối, ông ta hủy bỏ buổi họp về an ninh biên giới và trở về Trung Quốc.

Theo nguồn tin từ Hà Nội thì ít lâu sau, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh được mời đến Bộ ngoại giao Trung Quốc và được bảo là nếu Việt Nam không ngừng khoan dầu khí trong vùng và không hứa làm vậy nữa thì Trung Quốc sẽ có biện pháp quân sự đối với các căn cứ của Việt Nam tại Biển Đông.

Đây là một lời hăm dọa khá mạnh mẽ, nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Khi tôi nghiên cứu về Biển Đông để viết sách thì được một cựu viên chức cao cấp của BP cho biết là Trung Quốc từng hăm dọa như thế khi BP hoạt động thăm dò ngoài khơi Việt Nam đầu năm 2007. Fu Ying, lúc đó là đại sứ Trung Quốc tại London, bảo giám đốc BP là sẽ không bảo đảm tính mệnh của nhân viên BP nếu công ty này không ngưng các hoạt động tại Biển Đông. BP lập tức đồng ý và rút lui khỏi các hoạt động thăm do dầu khi ở Việt Nam vài tháng sau đó. Khi được hỏi, Fu Ying trả lời, “Tôi làm những điều tôi làm vì tôi tôn trọng BP và không muốn họ gặp vấn đề.”

Việt Nam có 28 tiền đồn ở Trường Sa. Một số trên các hòn đảo thiên nhiên, nhưng nhiều nơi chỉ là một căn gác trên các đảo san hô hẻo lánh. Những nơi này không thể phòng thủ đối với một cuộc tấn công nghiêm trọng. Trung Quốc đã từng tấn công đảo Hoàng Sa năm 1974 (thuộc miền Nam Việt Nam) và đảo Gạc Ma năm 1988. Cả hai biến cố này đã gây thiệt mạng cho nhiều binh sĩ Việt Nam và Trung Quốc có thêm được lãnh thổ. Có tin đồn về sự cố bắn nhau gần những nơi này hồi tháng Sáu. Nếu là tin thật, thì đây là một cảnh cáo nghiêm trọng của Bắc Kinh đối với Hà Nội.

Trong khi đó, tàu khoan Deepsea Metro I tìm thấy mỏ khí đốt với một ít dầu. Công ty Repsol nghĩ là có thể có nhiều hơn và tiếp tục khoan. Họ hy vọng sẽ khoán giếng dầu sâu vào cuối tháng Bảy.

Repsol hiện thời lấp lỗ khoan với xi-măng và tháo chạy bỏ cuộc đầu tư hơn 300 triệu. Tin tức trong vùng cho biết là tàu đo đạc địa chấn HYSY760 đang trên đường tới vùng này để điều nghiên. Luật UNCLOS bị hất ngã, và trật tự pháp lý bị giảm bớt. Đây không phải là điều không tránh được hay việc đã rồi. Nếu Hà Nội nghĩ rằng Washington sẽ hậu thuẫn, thì Trung Quốc có thể phải dè chừng – và uy tín của Hoa Kỳ trong vùng sẽ tăng lên. Thay vào đó, Trump đã để cho vùng này trôi dạt vào hướng Bắc Kinh.

Phỏng vấn Gm Nguyễn Văn Long về hiện tình đất nước, 29/7/2017







ÔNG ĐẠO DỪA Nguyễn Thành Nam (Người đi trên mây?)







Thiền sư Nhất Hạnh kêu gọi tách biệt tôn giáo và chính tr. Nhưng, đến bây giờ người nghe (CSVN) vẫn điếc!







Lời Khấn Nguyện (đến bây giờ vẫn chưa "linh"!) trong các Đại Trai Đàn Bình Đẳng Giải Oan tại 3 miền Đất Nước VN







Nghi vấn xung quanh vụ Trịnh Xuân Thanh ra "đầu thú"







Vì sao các nhà hoạt động nhân quyền bị khởi tố tội “lật đổ chính quyền”?







Tổ Tư Vấn Kinh Tế Cho Thủ Tướng CSVN







Làm gì trước khi lên đồn Côn An CSVN?







Thị Trưởng Westminster, Tạ Đức Trí, trình bày vấn đề người Việt quan tâm







Na Uy







Nhạc cảnh "Con Có Một Tổ Quốc"







Ngọc Quy và Ca đoàn Golgotha hát Con Có Một Tổ Quốc, Trần Kim Bằng phổ thơ Hồng Y Nguyễn Văn Thuận







ĐỀN HÙNG







Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Chị Bùi Kim Phượng, vợ anh Nguyễn Bắc Truyển kể lại sự việc anh Truyển bị bắt 30.7.2017







Ngày 27/7/2017: Gặp gỡ người lính hai miền Bắc-Nam tại Đức







Mourning Headband For Hue - Tác giả Nhã Ca







Bàn tròn của BBC về sự kiện ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang của Việt Nam, 'ra đầu thú'.







Về Miền Nam







Mai Hương hát Nhớ Bạn, nhạc sĩ Vũ Thành







Thu Vàng hát Mũi Né, Hoàng Quốc Bảo phổ thơ Đỗ Nghê







Chính sách cưỡng bách Hoa kiều nhập Việt tịch của Tổng thống Ngô Đình Diệm - Tác giả Lê Vĩnh Huy







Ơ hay nhỉ: Mắng bọn (Ngụy Quân - Ngụy Quyền) bán nước cho Mỹ, thì Hoàng Sa là của Tư Bản giẫy chết chứ !





NHIỆT LIỆT HOAN HÔ VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ GIỮ TỪNG TẤC ĐẤT THEO ĐÚNG LỜI TRUYỀN CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG:"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác"










Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin - Source: CTM Media



Liên quan đến tin ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đầu thú, một bản tin được đăng trên tờ Thời Báo tại Đức ngày 31.7.2017 cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc vào sáng Chủ nhật, ngày 23.7.2017 tại Berlin, thủ đô CHLB Đức.

Tin cho biết lúc 10 Giờ 30 trong lúc đang đi dạo ở công viên Tiergarten (vườn thú) ở Berlin, ông Trịnh Xuận Thanh cùng 1 nữ cán bộ Bộ Công thương đã bị nhóm người Việt Nam có trang bị vũ khí xông tới, dùng vũ lực khống chế bắt cóc đưa lên một chiếc xe đợi sẵn để chở thẳng sang một nước châu Âu có chung đường biên giới với Đức. Sự việc này được một nhân chứng người Đức trông thấy.
Cũng theo tờ Thời Báo, ông Trịnh Xuân Thanh đang được Chính quyền Đức bảo hộ lưu trú hợp pháp và đã có lịch hẹn sáng 24.7 làm các thủ tục pháp lý tiếp theo ở Sở lưu trú Berlin, CHLB Đức

Sự việc nhà cầm quyền Việt cộng cho người mang theo vũ khí bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại thủ đô Berlin sẽ ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và CHLB Đức cùng liên minh châu Âu.

An ninh Đức đang vào cuộc điều tra.


Quốc gia Ba Đình, và Hà Nội- Tác giả Lê Lô







Lưu Hiểu Ba, Kẻ Sĩ Trong Thời Đại Mới- Tác giả Bs Nguyễn Đức Tuệ







Xin trân trọng giới thiệu một Câu Chuyện Tù Cải Tạo VC của một cựu







Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Gây ‘bão mạng’ vì dầm mưa nghiêm chào đoàn xe tang -Nguồn VOA Vietnamese








Hôm 06/07, trên đường đến Fort Knox, Kentucky, đại tá Jack Usrey đã bước ra khỏi xe, đứng nghiêm chào bày tỏ sự tôn kính khi một đoàn xe tang lướt qua. Bức ảnh này đã được chia sẻ trên Facebook hơn 130 ngàn lần, thu hút được hơn 195 ngàn lượt thích.

Theo thông tin từ Lục quân Hoa Kỳ, đại tá Usrey hiện là cố vấn cho sĩ quan quản trị cao cấp tại Đại bản doanh của Vệ binh Quốc gia bang Tennessee. Ông gia nhập quân đội vào năm 1988, đã từng tham chiến tại Afghanistan và Iraq.

Phản ứng trước việc hành động của mình “gây bão” trên mạng xã hội, đại tá Usrey nói:

“Tôi cảm thấy hơi khó hiểu khi mà một việc giản dị như vậy lại khiến nhiều người quan tâm đến thế. Tôi nghĩ rằng điều này cho thấy nếu chúng ta ai cũng đối xử với nhau dựa trên Nguyên tắc Vàng trong Kinh thánh, thì không khó để đất nước này đoàn kết một lòng.”





Thêm một con cắc kè đổi màu: Thanh Lan 'không muốn đề cập chính trị' - Nguồn: BBC Vietnamese




Nữ ca sĩ nổi tiếng thời Sài Gòn trước 1975 nói với BBC rằng bà "không muốn đề cập chính trị" trong cuộc phỏng vấn nhân dịp về nước biểu diễn sau 24 năm ra đi.

Bà Thanh Lan, tên thật là Phạm Thái Thanh Lan, là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi thời Sài Gòn thành công trên cả ba lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh và sân khấu, với quá trình hoạt động nghệ thuật đến nay gần 50 năm.

Trước 1975, khi còn là nữ sinh trường Marie Curie, Thanh Lan bắt đầu hát trên đài phát thanh VTVN trong ban Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức và tham gia ban nhạc sinh viên Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà.
Tên tuổi của bà gắn liền với những ca khúc nhạc Pháp và tình khúc của các nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Phạm Duy…

Trong dịp về nước lần này, bà sẽ có đêm nhạc Bang Bang - Khi Xưa Ta Bé hôm 29/7 tại khách sạn Equatorial, TP. Hồ Chí Minh, cùng với sự góp mặt của hai ca sĩ Tuấn Ngọc và Elvis Phương.

Trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt hôm 23/7 từ Sài Gòn, ca sĩ Thanh Lan nói: "Do cuộc sống ở hải ngoại tất bật, đến tận năm nay tôi mới sắp xếp được hai tháng để trở về Việt Nam biểu diễn, gặp gỡ khán giả và đi thăm họ hàng ở Hà Nội, Thanh Hóa…"

'Những điều tế nhị'

"Nhìn lại quãng đời hoạt động nghệ thuật trước 1975, phải nói tôi là người may mắn, không có chủ ý muốn nổi tiếng nhưng lại được nhiều người biết đến và mến mộ."

"Sau 1975, tôi có thêm nhiều kinh nghiệm sống, được gặp gỡ khán giả tại nhiều địa phương mà trước đó họ chỉ biết tôi qua màn ảnh."

"Tuy vậy, nói thật tình là thời điểm đó, tôi có vài cái bực bội trong chuyện hoạt động nghệ thuật khi những bài mình thích hát thì bị làm khó dễ."

"Nếu không có biến cố 1975 thì có thể tôi đã tung cánh chim đi được nhiều nơi hơn, vì thời điểm đó tôi có hợp đồng thu âm với hãng đĩa Nhật và Pháp."

"Có nhiều cơ hội khác đã mất. Tuy vậy, khi nhìn lại, tôi tự nhủ thôi thì số phận cho mình được từng ấy thôi."

Bà cũng cho hay năm 1993, bà sang Mỹ với tư cách diễn viên nhân dịp đoàn phim bên Mỹ mời bà dự ra mắt phim.

Sau đó bà định cư ở bang California cho đến nay.

Nữ ca sĩ 69 tuổi nói thêm: "Tôi không muốn đề cập những gì liên quan đến chính trị vì có những điều tế nhị."

"Ở tuổi của tôi bây giờ, điều tôi mong mỏi nhất là có sức khỏe để tiếp tục những chuyến lưu diễn càng lâu càng tốt."
 
"Tôi nghĩ rằng với một người có đam mê nghệ thuật, danh xưng diva không phải là điều quan trọng."

"Điều có ý nghĩa nhất là khán giả sau bao nhiêu năm vẫn đến với mình vì tình thương."

"Khán giả luôn yêu mến Thanh Lan, muốn gặp không phải vì tò mò xem tôi hát còn hay không, còn đẹp không."

"Đó là điều khiến tôi vui nhất."

"Nghệ sĩ nói chung đều muốn đem tiếng hát, vai diễn làm đẹp cho đời, nên cũng mong những người viết trên mạng những điều không hay về nghệ sĩ suy nghĩ về điều đó," ca sĩ Thanh Lan nói với BBC Tiếng Việt.


Vô tiệm Việt tip $1, vô tiệm Mỹ tip cho bảnh? - Tác giả Ngọc Lan




Dù coi tiền là nặng hay nhẹ, thì tiền… tip là phải có khi mình sử dụng một số dịch vụ ngoài xã hội, từ quán ăn, nhà hàng đến taxi, khách sạn.

Không ai sống ở Mỹ mà không nghe đến chữ “tip” (chữ này mà bắt nói tiếng Việt thì tui thua nha bà con). Nhưng tip thế nào, tip bao nhiêu là hợp lý thì dường như không phải ai cũng thông, tui cũng rứa.

Dễ chừng 10 năm trước đây, có người nói với tui một “qui tắc” chung về tip khi đi nhà hàng là: vô tiệm Việt, nếu đi đông thì cứ tip $1 trên mỗi đầu người, nếu đi một mình thì tip $2. Vô tiệm Mỹ thì ban ngày tip 10%, tối tip 15%. Còn đi ăn “buffet” hay “all you can eat” (chữ này mà bắt dịch ra tiếng Việt để nói cũng oải chè đậu luôn à) thì muốn tip cho vui thì tip, không thì thôi.

“Qui tắc” đó có hợp lý không, tui không biết. Chỉ biết là giờ có vô tiệm Việt đi nữa thì trong hóa đơn tính tiền cũng đã có tính sẵn luôn dùm mình luôn số tiền tip 15% là bao nhiêu, 18% là bao nhiêu và 20% là bao nhiêu, không có 10% nha. Mọi người để ý coi, nếu tui sai thì sửa dùm. Nhưng thực khách có tip theo giá đề nghị đó không lại là chuyện “thâm cung bí sử.”

Để viết bài này, tui đã mò mẫn đi tìm hiểu về chuyện tip bao nhiêu là đủ trên nhiều diễn đàn, cuối cùng chọn tạm ý của USAToday là đơn giản và dễ hiểu nhất (mà ngay cả tờ này thì họ cũng bắt đầu bằng câu “tip là chuyện dài nhiều tập”, hehehe, câu đó là tui dịch nha, chứ thiệt ra thì họ nói chuyện tiền tip cũng làm người ta lúng túng bởi nhiều giá tip khác nhau).

Theo USA Today thì qui tắc chung để tip cho “bồi bàn” là 15% đến 20% trước thuế (nhiều người hay quen nhìn vô số tiền tổng cộng để tính tip lắm), 10% khi đi ăn “buffet”, $1-$2 cho người pha chế rượu (nếu đi “bar”), $2-$5 cho người đậu xe “valet parking”, $2-$5 mỗi đêm cho người dọn phòng khi ở khách sạn, 15%-20% cho tài xế taxi, thợ hớt tóc, làm móng, “mát xa” (hehehe, nói ‘massages’ thấy dễ nghe hơn gọi là đấm bóp hay tẩm quất hén), và ít nhất là $2 cho người giao “pizza” đến nhà.

Có nhiều người cho rằng tip là chuyện tự nguyện, muốn thì cho không thì thôi, không bắt buộc. Nhưng hình như mọi người quên, rằng thì là, chính phủ có qui định mức lương tối thiểu dành cho “người làm nghề nhận tip” (Tipped Employees), và mức lương này khác nhau ở mỗi tiểu bang.

Ví dụ như mức lương này từ đầu năm 2017 chính phủ liên bang qui định tối thiểu là $2.13/giờ. Có 18 tiểu bang áp dụng đúng mức này, như Texas, Georgia, Alabama, Utah, New Jersey,… Nghĩa là những người làm nhà hàng, tiệm tóc,… ở các tiểu bang này thật sự sống nhờ tip chứ lương chủ phải trả chỉ có $2.13/giờ thôi.

Riêng California là tiểu bang giàu, nên mức lương tối thiểu cho người làm nghề có tip là $10-$10.50/giờ (tùy theo số người làm trên hay dưới 25 người), Washington là $11/giờ, Las Vegas (Nevada) là $7.25-$8.25/giờ, Arizona là $7/giờ, Arkansas là $2.63/giờ, Florida là $5.08/giờ, Idaho là $3.35/giờ….

Như vậy, nếu nghĩ muốn tip thì tip không thì thôi là không đúng nha. Tội nghiệp người ta lắm à!

Nhưng quay lại, tại sao đi ăn nhà hàng Việt thì tâm lý người mình hay tip “rẻ” còn đi nhà hàng “ngoại” thì lại tip “bảnh”?

Một ông sếp tui nói đi nhà hàng Việt ổng tip 15%, nhà hàng Mỹ thì 18%, cứ nhìn hóa đơn mà tính. Thiệt ra như vậy là ổng cũng thuộc loại tip “bảnh” đó chứ, nhưng rõ ràng vẫn có sự “kỳ thị” giữa Việt và không Việt, đúng không?

Nhưng chuyện tiếu lâm mà ông có nickname “cực kỳ cà chớn” trong sở tui kể là một lần ông đi cùng nhóm bạn vô nhà hàng Việt, thấy cách phục vụ tốt, khi ra về ổng tính tiền và để lại $30 tiền tip (tui không biết hóa đơn bao nhiêu nhưng thấy số tiền tip vậy cũng ‘bảnh bảnh’). Tuy nhiên, khi từ trong “restroom” bước ra chuẩn bị đi về thì ông nhìn thấy trên bàn chỉ còn có tờ $10 thôi. Hỏi, thì biết là một người bạn đi cùng thấy nhiều quá nên rút lại tờ $20. Ổng nổi giận, bắt người đó bỏ ra, vì đó là tiền ông tip cho thái độ phục vụ của người ta. Ha ha ha, có ai từng như vậy chưa nhỉ, thấy người cùng bàn tip nhiều quá bèn rút bớt lại? Chuyện thấy bạn mình tip “bèo” quá nên mình “lén lén” móc túi để thêm thì tui thấy rồi nha.

Có người nói đi nhà hàng Việt thường thái độ người phục vụ không tốt nên phải nhận tip ít. Nhưng ngược lại, cũng có người lập luận, vì khách Việt thường tip “rẻ” nên không mua được nụ cười của người phục vụ. Không biết đúng sai, nên chăng thế nào.

À, mà quên nữa, nhiều người còn nói dân Việt California tip là “bèo” nhất nữa nha. Tự ái ghê luôn.