khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

Nghi quyết 10.6, ngày 5/9/2017, cấm treo Cờ Đỏ CSVN tại thành phố Milpitas, California, Hoa Kỳ







Mười Ca Sĩ Hải Ngoại Không Bao Giờ Về Việt Nam Trình Diễn







Nhân cách nhà văn Bình Nguyên Lộc trước bạo quyền CSVN







Nhà văn Bình Nguyên Lộc, một trong những nhà văn mở đường cho nền văn học miệt vườn với gần ngàn chuyên ngắn đủ loại. Chưa kể một số truyện dài như Đò Dọc, Nhốt gió và nhiều chuyện chưa được in. Ông còn viết biên khảo. Đặc biệt cuốn Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (Cuốn sách cả ngàn trang đến khi miền Nam mất, nó vẫn ở dạng bảo thảo để đóng bụi chưa được in).
 
Nói chung, ông có xu hướng tìm về nguồn, một gốc gác gia đình 10 đời sông ở Tân Uyên Biên Hòa. Tôi biết đến ông gián tiếp qua người con trai là bác sĩ Tô Dương Hiệp, giám đốc Dưỡng Trí Viện ở Biên Hòa, có vợ dạy trường Ngô Quyền. Ông Hiệp chẳng may mắc bệnh ung thư máu và qua đời.
 
Bệnh viện này cũng là nơi Bình Nguyên Lộc ra vào vài lần để chữa trị chứng tâm thần. Hẳn là cái chết của người con cả ảnh hưởng không ít đến cuộc sồng sau này của nhà văn Bình Nguyên Lộc.
 
Thời trước 1975, ông chỉ là một công chức bình thường, sau ra làm báo. Rồi viết truyện ngắn, truyện dài. Sức viết của ông có thể làm người đọc nghĩ đến tác giả Lê Văn Trương.
 
Theo sự mô tả lại của nhà văn Mai Thảo, một người ban tâm giao của ông, thì Bình Nguyên Lôjc vóc dáng người tao nhã, gầy guộc, bình dân, với mái tóc rẽ ngôi giữa.
 
Trước 1975, ông được mời làm giám khảo Giải thưởng văn chương toàn quốc trong 4 kỳ và ông luôn luôn tìm cách chối từ, lấy cớ bệnh tật, do chứng áp huyết cao, không thể leo nổi những bậc thềm cao của Dinh Độc Lập.
 
Sau 1975, cũng theo lời nhà văn Mai Thảo, một lần được mời tới dự Đại Hội văn nghệ thống nhất lần thứ nhất ở Bộ Thông tin cũ, đường Phan Đình Phùng:
“Vũ Hạnh Thanh Nghị bá cáo kể công, Sơn Nam đóng trò nhiệt tình khóc lóc, riêng Bình Nguyên Lộc ngồi im lặng từ đầu đến cuối, không chịu phát biểu một lời nào.”
(Mai Thảo: Nhân Cách Bình Nguyên Lộc, Diễn Đàn Thế kỷ)
 
Cũng theo lời Mai Thảo, thoạt đầu là đám Văn Nghệ nằm vùng như Sơn Nam, Vũ Hạnh đến gặp ông. Rồi tới đám văn nghệ của Mặt trận giải phón như Trần Bạch Đằng, Giang Nam, Anh Đức. Cuối cùng những công thần của chế độ Hà Nội vào như Nguyễn Công Hoan, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận…xin gặp nhà văn ở Khu Cô Giang, Cô Bắc. Ông đều từ tốn tiếp hết, chững chạc vậy thôi…
Hai người, một trí thức miền Nam như luật sư Nguyễn Văn Huyền, một con người mà ngoài tư cách đạo đức, cón có tư cách chính trị hơn người. Người thứ hai, Bình Nguyên Lộc cũng tiêu biểu cho sĩ khí miền Nam so với bao nhiêu người khác chạy theo bả vinh lợi trước kẻ chiến thắng.
 
Cái nhân cách chính trị của một người nằm ở chỗ đó. “Đói không chịu ăn thóc nhà Chu” là vậy. Giữ cái tiết tháo mà không dễ mấy ai làm được!
 
Bên cạnh những thành phần phản chiến vừa nêu trên. Có những người đã tich cực hoạt động dưới chỉ đạo của các cán bộ cộng sản như Trần Bạch Đằng.
 
Sau 1975, những người này chính thức nằm trong danh sách những cựu thành viên của lực lượng thứ ba.
 
Tên một số người sau đây người do Alain Ruscio, tác giả cuốn Vivre au Việt Nam liệt kê trong Phụ đính, số 4:
“Cao Thị Quế Hương, Chân Tin, Hồ Ngọc Nhuận, Huỳnh Công Minh, Huỳnh Liên, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Giáp. Lê Văn Nuôi. Lê Văn Thới, Lý Chánh Trung. Lý Quý Chung. Ngô Bá Thành. Ngô Công Đức, Nguyễn Duy Thông, Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Long, Phạm Biểu Tâm, Phan Khắc Từ, Thích Minh Châu, Tôn Thất Dương Kỵ, Trần Ngọc Liễng, Trần Thúc Linh, Triệu Quốc Mạnh, Trịnh Đình Thảo, Trương Bá Cần, Võ Đình Cường, Võ Thị Bạch Tuyết, Vương Đình Bích.”
(Alain Ruscio, Vivre au Viet Nam, 1981, Éditions Sociales, Paris, Phụ chú 4, trg 224-228)
 
 
 
 

Nam Lộc hát “Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt” và “Xin Đời Một Nụ Cười”







CSVN đòi cách chức Gm Nguyễn Thái Hợp







Phản ứng bất ngờ của Chính phủ Úc sau yêu cầu cấm treo Cờ Vàng của Nguyễn Xuân Phúc







CSVN yêu cầu Úc cấm treo Cờ Vàng của VNCH







12 lời khuyên khiến sư ông Thích Nhất Hạnh không được hoan nghênh khi về VN







Trong đại hội Giới Trẻ Toàn Thế Giới 2017, Lm Nguyễn Văn Khải phản đối CSVN đàn áp tôn giáo tại Việt Nam







Phỏng Vấn nhà giáo Vi Đức Hồi







VN Review, 9/9/2017







Đại hội giới trẻ VN trên toàn thế giới, 7/9/2017







Công dân Mỹ gộc Việt đòi CSVN bồi thường tài sản đã bị cưỡng chiếm







Nhạc Bolero, chủ đề Lời Mẹ Ru







Á Châu Ngày Nay, 10/9/2017







Phở 13 ở quận 13, Paris, France







Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Quá trình thực hiện DVD Một Thuở Học Trò
















Cuộc Vượt Thoát Kỳ Diệu- Tác giả Bs Nguyễn Thanh Liêm







Giáo Sư Phạm Cao Dương và Lịch sử Việt Nam hiện đại




Lời giới thiệu

Trước 1945, lịch sử Việt nam tóm tắt bằng tiếng Việt có tập Việt Nam sử lược của Trần trọng Kim là được nhiều người biết hơn cả. Sau khi Hồ chí Minh thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và biến thành một chư hầu của Liên Sô Trung quốc thì lịch sử Việt Nam bị bóp méo, thay đổi để cho thích hợp với cách mạng Vô sản. Về phía Quốc gia, thì chẳng có bao nhiêu người quan tâm đến sử để mà viết, ngoài ông Phạm Văn Sơn. Đặc biệt, giai đoạn chuyển tiếp từ Nhật sang Bảo Đại sang Hồ chí Minh và rồi sự thành lập chính quyền quốc gia với Bảo Đại làm quốc trưởng, không có mấy ai bỏ công ra truy tìm tài liệu để vẽ ra toàn cảnh.

Năm 2013 xuất hiện quyển “Bên thắng cuộc” của cán bộ CS Huy Đức, ghi lại tình hình VN từ  1975 sau cuộc chiến gọi là giải phóng đất nước, hay là thống nhất đất nước, với cách trình bày học được sau khi du học Mỹ, cho nên đã được vài nhà trí thức và nhà báo hải ngoại khen ngợi rối rít “là công bằng, khách quan”. Nhưng mà mau chóng bị lùi vào quên lãng vì người đọc khám phá thấy sự lọc lựa dữ kiện và phát biểu của lãnh đạo VC nhiều năm về sau này. Nghĩa là đổi đi cho bớt vẻ sắt máu của cái thời mới chiếm được miền Nam và hung hăng đánh Cao mên, thi hành nghĩa vụ quốc tế bành trướng đế quốc Liên sô. Tương tự như sự thay đổi một vài chỗ những lời hay bài viết của Hồ chí Minh trong những sách in lại hay trích dẫn sau khi VC “đổi mới”, để không lòi ra cái sai trái của họ Hồ. Thí dụ như thời toàn trị Hồ nói “trung với đảng hiếu với dân” thì trích dẫn đổi thành “trung với nước hiếu với dân”.

Sử hiện đại VN tóm lại là sử viết theo ý của những kẻ nắm quyền.

Trong những thời gian gần đây, trên mạng điện tử có một số trao đổi các mối nối “link” để đọc các phát biểu, các bài viết của giáo sư sử học Phạm Cao Dương và cuốn “Trước khi bão lụt tràn tới, Bảo Đại Trần Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam”. Giáo sư Dương là một nhà dạy sử, nghiên cứu sách vở, và không ở vị trí quyền hành nào để mà phải biện giải cho các vấn đề chính trị hay để khoe tư thế quyền lực của mình, như nhiều nhà chính trị miền Nam. Nói khác đi, ông là một người “dân thường” đã sống trong một thời kỳ thay đổi nhiễu nhương, nhưng không hoạt động chính trị. Ông có ý kiến của riêng ông, qua những tài liệu sách vở ông có và những sự việc đã trải nghiệm. Vì thế chúng tôi xin liệt kê những links dưới đây để người quan tâm vào đọc cho biết.









Qua Vụ Trịnh Xuân Thanh, CSVN "phải tôn trọng pháp luật nước sở tại"







Hội Luận: Tàu Cộng tập trận trên Biển Đông, sát bên Đà Nẵng







Các nghệ sĩ Việt tại Paris trong chương trình âm nhạc Hành Trình Nhân Ái tại Fall Cruchs, Vỉginia, Hoa Kỳ







Nhạc công Nguyễn Mai Anh trình tấu đàn T'rưng và Đàn Tranh







Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Lò Ấp Tiến Sĩ Vịt Tại Xứ Thiên Đường







Chỉ có ở xứ giãy chết: Tổng Thống Mỹ cầm dù che mưa cho vợ tại phi đạo phi trường Andrew Air Force Base sau chuyến viếng thăm Texas và Louisana.







With glass harp (musical glasses) Robert Tiso plays Toccata and fugue in D minor by J. S. Bach




Giờ Giải Ảo của Nguyễn Xuân Nghĩa, ngày 5/9/2017







Lời Cảm Ơn của em Nguyễn Mai Trung Tuấn







Bao Dung & Đều Giả - Tác giả Tưởng Năng Tiến




"Khoan dung không chỉ là một phẩm hạnh của cá nhân, mà còn là một tính chất của cộng đồng và trách nhiệm của một quốc gia." (Lê Nguyễn Duy Hậu)


Quan niệm thượng dẫn về “lòng khoan dung” khiến tôi nhớ đến một bài viết ngắn ngủi nhưng rất cảm động của tác giả Xuân Thọ về tình nghĩa thầy trò, và đức bao dung:

Tôi có rất nhiều thầy cô giáo cũ ở CHDC Đức (đều từ 70 đến 80 tuổi), đã về hưu từ ngày nước Đức thống nhất, nhưng vẫn có cuộc sống yên lành... Năm 2006 và năm 2011 tôi có mời một số anh chị em bạn học cũ từ Việt Nam sang Đức chơi, (có thể có người đang đọc bài này). Cả hai lần chúng tôi đều kéo nhau về trường cũ, bỏ tiền ra làm một bữa liên hoan, có cả âm nhạc Việt Nam, mời toàn bộ các thầy cô đến dự. Họ rất mừng và nói:“Các học sinh Đức cũ không ai nhớ đến chúng tôi, nhưng người Việt các anh chị quả là rất ơn nghĩa, 40 năm rồi vẫn nhớ đến chúng tôi”.

Nhờ chúng tôi tổ chức họp mặt họ mới có dịp gặp nhau, vì trường cũ đã giải tán và nội bộ của họ có nhiều vấn đề: mất đoàn kết, thù hận nhau, do chính quá khứ của đảng SED để lại, nên họ không bao giờ chủ động gặp nhau.

Trong số phận của các thầy cô, tôi chỉ xin kể 2 sự việc:

1- Bà Magdalena M. vốn là một bà giáo rất đẹp gái, tóc bạch kim, cao ráo, dáng rất sang, dạy kỹ thuật truyền tin. Sau 40 năm gặp lại bà vẫn như vậy và lái xe BMW mui trần đến dự liên hoan. Trước kia tôi không quan tâm đến cuộc sống của bà, nay thấy bà nổi bật lên giữa các vị giáo già nua thanh đạm. Bà bảo: Lương hưu giáo viên của bà thì tạm đủ, nhưng ông chồng bà là đại tá không quân Quân đội Nhân dân Quốc Gia CHDC Đức. Sau khi thống nhất ông được lương hưu tương đương như ông quan năm Tây Đức nên khá lắm! Bà buồn là ông mới mất và nay bà chỉ còn sống bằng lương hưu của bà và 1 phần lương hưu bà góa của ông (Witwenrente).

Bà M. than phiền với tôi là: So với ông đại tá ở phía Tây Đức thì cái tỷ lệ lương hưu để lại cho bà góa có ít hơn.

Tôi không biết điều bà M. nói đúng hay sai, nhưng tôi an ủi bà: Ngày trước ông nhà chỉ lo mỗi việc là tiêu diệt người ta, sau này người ta trả lương hưu hậu như vậy, lúc ổng qua đời, bà còn được lương bà góa của ông nhà thì chắc là sự bất công không bằng đồng bào tôi ở Sài Gòn đã chịu, họ không những không có lương hưu mà còn phải đi cải tạo, có người chết mất cả xác.
Bà M. không phản đối điều tôi nói và trầm ngâm hẳn. Từ đó đến nay, bà vẫn hay gửi email trao đổi chuyện chính trị với tôi.

2- Ông bà Joseph và Gundela GL. là hai người tôi coi như bố mẹ nuôi. Bọn con trai, mấy thằng Erwin, Peter, Michael vẫn chơi bóng đá với đám thanh niên Việt Nam chúng tôi, con bé Martina suốt ngày quấn quít với các bạn gái Việt. Suốt mấy chục năm xa cách tôi vẫn thư từ cho bà. Đùng một cái, từ năm 1990, sau thống nhất đất nước Đức, tôi mất liên lạc với bà. Tôi dò hỏi các thầy cô cũ thì biết cả hai ông bà từng là mật vụ chìm cho STASI (An Ninh CHDC Đức) nên khi chế độ sụp đổ, mọi việc vỡ lở, ông bà xấu hổ quá, đưa cả gia đình đi xa.

Từ khi sang Đức, tôi đã cất công tìm tung tích của ông bà, vì tôi vẫn nhớ đến tình cảm của họ đối với đám thanh niên Việt chúng tôi khi xưa. Là người Việt Nam, tôi thừa hiểu cái bi kịch “cá chìm” mà hàng triệu người Đông Đức hồi đó phải gánh chịu, dù là nạn nhân hay là thủ phạm. Đối với tôi tình cảm con người là trên hết.

Nhờ có Internet và hệ thống sổ điện thoại điện tử, tôi đã tìm được gia đình ông bà GL. Ông bà có một căn nhà nhỏ trên đảo Usedom, nằm trên biển Baltic, gần Ba-lan. Ông bà rút vào cuộc sống ẩn dật để tránh mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cũ. Câu con cả Erwin làm giám đốc trung tâm điều dưỡng trên đảo và vẫn chăm nom ông bà. Ông bà cảm động lắm và nói là họ đã mất hết bạn bè người Đức, nhưng may mà tôi đã đến với họ.

Điều làm ông bà ân hận nhất là cái “sổ hưu”. Vì là nhân viên mật vụ STASI nên ông bà có quyền cao chức trọng hơn các đồng nghiệp khác trong trường, mặc dù họ có trình độ hơn ông bà. Nhờ vậy ngày nay ông bà lĩnh lương hưu cao hơn họ, những nạn nhân của ông bà.

Xuân Thọ (20.12.2012 Cologne)

Đông và Tây Đức thống nhất năm 1990. Mối liên hệ tình cảm cá nhân của dân chúng hai miền đất nước (có thể) vẫn còn năm điều/ba chuyện bất bình hay “lấn cấn” nhưng ở khía cạnh luật pháp, và trên bình diện quốc gia thì mọi người đều bình đẳng – bất kể họ thuộc bên nào.

Việt Nam thì không thế. Tuy “Nam/Bắc hoà lời ca” sớm hơn nước Đức đến mười lăm năm nhưng chính cách xuyên suốt của chính phủ hiện hành vẫn hoàn toàn nhất quán trong việc phân biệt đối xử giữa kẻ thắng và người thua.

The winner takes all. Kẻ thua thì thua trắng và mất hết, kể cả cái tên gọi như Sài Gòn hay Chính Quyền Miền Nam. Hơn bốn mươi năm sau, dư luận mới thoáng chút “râm ran” khi nghe những nhà sử học của bên thắng cuộc “thống nhất bỏ tên gọi ngụy quyền” cho bên thua cuộc – theo tường trình của phóng viên Lan Hương (RFA) vào hôm 21 tháng 8 năm 2017:

Chúng tôi cũng có dịp trao đổi với PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam này. PGS.TS Trần Đức Cường cho chúng tôi biết lý do các nhà sử học thống nhất bỏ tên gọi ngụy quyền đối với chế độ Việt Nam Cộng Hòa:

Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả.

Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây.

Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền. Bởi vì cách gọi này mang tính biểu cảm, miệt thị cho nên chúng tôi gọi là quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn.

Liên quan đến sự kiện này, bản tin (hôm 28 tháng 8 năm 2017) của trang Tiếng Dân có đoạn như sau:

Bộ sách Lịch Sử Việt Nam: Vũ Như Cẩn!

Bài trên báo Tiền Phong: Bộ sách ‘Lịch sử Việt Nam’ có gì ồn ào? Nhà sử học Dương Trung Quốc, cho biết: “Chỉ là cuốn sách của Viện Sử thôi, có gì mà ồn ào, giời ạ!” Nhưng ông cũng nói về bộ sách mới tái bản: “Có gì mới đâu”.

Nhà nghiên cứu Dương Quốc Đông, Viện Sử học, cho biết, đây là bộ sử tái bản, không có gì mới.

GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, xác nhận:“Bộ sử được viết lâu rồi. Nhiều người chưa đọc tưởng cuốn này trình bày kỹ lắm, không có gì đâu, thoáng tí thôi. Do cách diễn đạt khi họp báo thôi…”.

 Nhà sử học Lê Văn Lan cho biết, bộ sử này có tiếng vang là do thủ thuật tuyên truyền.

Trước đó hai ngày trang Dân Luận  có bài viết của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngà, với tựa là “Về bộ sách lịch sử Việt Nam: Vẫn là sử đểu!” Sử đểu cũng như sự bao dung đểu cáng (hay đều giả) chả lừa gạt được ai, đã đành; nó còn đẩy xa thêm tiến trình hoà giải của cả một dân tộc mà nhân tâm vốn đã ly tán từ lâu!


Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Biểu tình trước nhà Nguyễn Phú Trọng trong ngày "quốc khánh" 2/9







Hành trình Tổng Cục 2 bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nhuốm đầy máu







Giáo dân Cồn Sẻ, Quảng Bình, nổi dậy đòi nợ FORMOSA nhân dịp Quốc Khánh, 2/9/2017







Cận cảnh thực nghiệm điều tra chiếc xe còn vết máu Trịnh Xuân Thanh







Người Ở Lại Biển Đông







Tại sao những người bên ngoài nói CSVN chỉ có thể lật đổ chứ không thể thay đổi?







Ký giả tài chính Phan Thế Hải: "Qua vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình, nhà nước CSVN cần phải học thuộc lòng ba bài học"




Qua vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, nhà báo Phan Thế Hải cho rằng người nước ngoài cũng sẽ hiểu Việt Nam hơn - "một quốc gia với một nền pháp quyền vị thành niên. Luật lệ nhiều nhưng hiểu biết về luật lệ rất hạn chế."

Đồng thời, người Việt Nam cũng sẽ hiểu hơn về luật pháp nước ngoài, ông Phan Thế Hải nói với BBC Tiếng Việt.

"Họ sẽ hiểu hơn rằng nhà nước được làm gì và không được làm gì với công dân của mình, hơn thế là với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài."

Bài học cho chính phủ Việt Nam

 
Cũng theo nhà báo Thế Hải, chính phủ Việt Nam nên rút ra ba bài học sau:

"Bài học thứ nhất theo tôi đó là về nhà nước pháp quyền. Nhà nước chỉ có thể ứng xử với công dân, với các pháp nhân thông qua các chứng lý mà họ thu thập được, thông qua các hành vi của họ chứ không phải là thông qua sự ngụy tạo của một nhóm lợi ích nào đó. Hơn thế là việc phải tôn trọng luật pháp, ứng xử theo các chuẩn mực của luật pháp.

"Bài học thứ hai là minh bạch thông tin: Giờ đây với sự phát triển của mạng xã hội, mọi thông tin đều có cơ hội đến với công chúng. Dân chúng biết, các nhà đầu tư trong nước biết, nước ngoài biết, anh không thể ngụy tạo, không thể tạo dựng chứng lý để khép tội cho ai đó khi họ không có tội.

"Bài học thứ ba là sự chân thành trong hợp tác. Muốn phát triển, việc mở cửa, thu hút đầu tư phải thật thà, chân thành, không thủ đoạn, không theo kiểu: Trên rải thảm, dưới rải đinh. Khi không chân thành, người ta sẽ không đến với anh, hoặc nếu đến họ đều ứng xử với mình theo cách đó."


Bùi Diễm: Cáo buộc VNCH làm tay sai Mỹ 'là thiếu khách quan'







Luật sư Lê Công Định: "Công nhận Việt Nam Cộng Hòa hay không thì quốc gia đó đã từng tồn tại"







ĂN CHÁO ĐÁI BÁT! Đằng Trước Và Đằng Sau - Tác giả Trần Hoài Thư








CÓ CÒN HƠN KHÔNG: Cả Hà Nội hàng triệu người nhưng chỉ có 10 người dủng cảm biểu tình chống quân xâm lược Tàu Cộng tập trận trên vịnh Bắc Bộ !







"Quân Mỹ-Diệm Ăn Thịt Người " (sic!)




 
 
 
 

Nghệ An: Biểu Tình Lớn chống FORMOSA ở giáo xứ Song Ngọc dịp quốc khánh, 2/9/2017










Xứ thiên đường nghèo mạt rệp: lễ quốc khánh 2/9/2017, các thiếu nử chào mừng với trang phục thiếu vải! Việt Kiều yêu nước mau mau gửi tiền về chi viện










Nana Mouskouri hát Dans le soleil et dans le vent







Đi xe lửa từ miền Trung vào Sài Gòn







Vườn cảnh Nhật Bản độc đáo ở Sài Gòn







Chợ hầm dưới lòng đất tại Sài Gòn







Mưu sinh về đêm của người nghèo Sài Gòn







Phỏng vấn trọng tài Nguyễn văn Toàn về ký giả thể thao Huyền Vũ







Chế độ Kim Jong Un sẽ bị kết thúc bằng đòn "trảm thủ"?







MỜI XEM PHIM: Katyň







Giới Thiệu Phim Truyện KATYN - Source RFI Viet







Hà Nội thời bao cấp - Source RFI Viet