khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Chúc Tết Tùng, 2016



Cầu chúc bạn hiền và gia đình bên trời Tây mọi sự tốt lành trong năm Bính Thân 2016
 
HẸN NHÉ, SAIGON
 
 


Giáo Sư Huỳnh Văn Lang - Phản Chiến, Phản Quốc & Phật Giáo Ấn Quang Dưới Thời Đệ Nhất VNCH







Chúc Tết Khoa, mời nghe: Văn Công Chí Linh hợp ca Khuc Ca Ngày Mùa cũa Lam Phương



Thân Chúc Bác Khoa và gia đình VẠN SỰ NHƯ Ý trong năm Bính Thân 2016.
 
ĐẤT THANH BÌNH SÁU MƯƠI NĂM CŨ






Lễ Tưởng Niêm Các Anh Hùng Bảo Vệ Hoàng Sa (Jan 19, 1974) năm 2014 tại Annadale, VA, USA



Lễ Tưởng Niêm Các Anh Hùng Bảo Vệ Hoàng Sa Lễ Tưởng Niêm Các A...

Lễ Tưởng Niêm Các Anh Hùng Bảo Vệ Hoàng Sa - Rememberance Ceremony For Those Who Protect Hoang Sa (January 19, 1974) @ 2014 NOVA TET Festival at NOVA: Annandale Campus in Annandale, Virginia by Vietnamese Literary and Artistic Club of Metropolitan DC (NHÀ VIỆT NAM)

Posted by Tòng Thanh Phạm on Friday, January 15, 2016



CSVN HÀNH HUNG NGƯỜI CÔNG CHÍNH



Hàng trăm tín hữu công giáo thuộc giáo phận Vinh hôm nay 16/1/2016 đến tại trụ sở công an và Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu yêu cầu chính quyền giải quyết thỏa đáng, theo đúng luật vụ việc côn đồ hành hung Linh mục An tôn Đặng Hữu Nam, chánh xứ Phú Yên, hôm ngày 31 tháng 12 vừa qua.





Thân tặng tác giả Sơn Hà bài hát Vang Vang Trời Vào Xuân, nhạc Cung Tiến phổ thơ Thanh Tâm tuyền, do ca sỉ Quỳnh Giao hát



Thân chúc Sơn Hà và gia đình nhiều sức khỏe và đầy may mắn trong năm Bính Thân 2016
 
MAI NÀY CÙNG VỀ VIỆT NAM






TRẢ TỰ DO CHO LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI







Những Đóng Góp To Lớn Của Người Hồi Giáo Ả Rập Cho Nhân Loại- Tác giả Nguyễn thị Cỏ May



Từ sau những vụ khủng bố của Ả Rập-Hồi giáo, cả thế giới, đặc biệt là Âu châu, đều nhìn về Trung Đông và Bắc Phi bằng cặp mắt e ngại. Ít có ai nghĩ tới hay tìm hiểu những đóng góp to lớn của họ đã đem lại cho nhơn loại mà ngày nay, chúng ta còn thừa hưởng. Về khoa học, toán học, triết lý, y khoa, …

Sau Mùa Xuân Ả Rập, với phụ nữ và những thề hệ trẻ, những tập quán xã hội hồi giáo sẽ có thể thay đổi theo hướng những giá trị nhơn văn thời đại?

Từ đâu tới

Rất đơn giản. Hễ người Ả rặp thì quê hương gốc gác của họ phải là bán đảo á rặp. Trong Kinh thánh (La Bible) có ghi rỏ. Tổ tiên của họ là Ismặl, con trai của Abraham, cha của những người Á rặp. Khi nhà Tiên tri Mahomet xuất hiện, những người Á rặp mới trở thành Hồi giáo và họp nhau dưới trướng của Mahomet đi chinh phục thế giới từ xứ Palestine trải qua tới Irak, một vùng đất đai phì nhiêu. Cuộc trường chinh kéo dài từ thế kỷ thứ VII tới thế kỷ thứ XI, tạo ra một hiện tượng phi thường là Á rặp hóa các nơi họ chinh phục đưọc tuy ở đó đã có dân Á rặp từ trước. Đó là những thương nhân, những người Bédouins. Từ lâu, tên gọi “Bédouins” là để chỉ những người Á rặp. Tới khi cuộc chinh phục kết thúc thì bản sắc Á rặp cũng bị giải tán. Từ đây, người ta chỉ căn cứ theo tôn giáo, nghề nghiêp hoặc nơi ở mà nhận diện sắc tộc hay nguồn gốc.

Trong cuộc Thập tự chinh, người Âu châu không biết ngưới “Á rặp”, họ chỉ biết họ đánh với kẻ thù là những người Sarrasins do người La mã gọi người Bédouins, tức người Á rặp sanh sống vùng sa mạc cát (Sarah).

Còn tiếng nói Á rặp? Chính là ngôn ngữ của kinh Coran. Nó phổ biến cực kỳ nhanh trên một không gian mênh mông, từ Bắc phi qua tới Ấn độ, điều này cho thấy ngày nay một người hồi giáo nam-dương có thể hiểu người hồi giáo ma-róc. Vậy mà giữa những người hồi giáo cùng một ngôn ngữ coran vẫn đánh nhau chết bỏ, cắt cổ nhau không gớm tay.

Văn hóa và hồi giáo

Văn hóa Á rặp đưa vào Âu châu nhờ những người thiên chúa giáo Á rặp. Những người này giử một vai trò thiết yếu trong việc truyền bá văn hóa Á rặp. La mã tỏ ý muốn nắm quyền lãnh đạo khối thiên chúa đông phương làm xuất hiện và định hình khối thiên chúa giáo maronite ( công giáo ở Liban). Những người công giáo liban này chu du khắp nơi và trở thành những người truyền bá văn hóa Á rặp. Vì vậy mà những giáo sư về Á rặp học đầu tiên ở Collège de France vào năm 1650 là những ngưòi thiên chúa giáo maronites. Công giáo giử vai trò phổ biến văn hóa quan trọng không kém những thương nhân lúc bấy giờ. Và Âu châu công giáo chính là Âu châu của phía nam. Họ giử liên lạc thường xuyên với người Á rặp.

Vào thế kỷ IV – V, người Đức xâm chiếm các vùng âu châu. Họ đem tới những điều mới lạ nhưng cũng chính họ lại tiêu diệt những giá trị củ ở đây. Người Á rặp tới ở phía Nam Âu châu và khôi phục lại những giá trị củ. Có thể nói người Á rặp là một sắc dân tiền thân của Âu châu. Trái lại, dân Ottoman và Đế quốc độc tài Ottoman không khác gì một cổ máy vô cùng hữu hiệu nghiền nát người Á rặp và hăm dọa Âu châu. Cho tới đầu thế kỷ XIX, chưa có mấy ai biết người Á rặp là gì. Trước hiểm họa Đế quốc Ottoman, Nả-phá-luân kêu gọi dân Ai-cặp đứng lên chống Đế quốc Ottoman nhưng vô hiệu. Phải đợi đến khi Đế quốc Ottoman tan rã, vào năm 1820, Nga tiến về phía Nam, Anh nhảy vô cuộc chơi. Để sống còn, Đế quốc Ottoman phải thay đổi theo hướng Tây phương, từ bỏ cơ cấu xã hội củ quá nặng đẳng cấp trong đó mỗi người đều có sẳn một chổ dành cho mình để đổi lấy một xã hội bình đẳng hơn, trong đó mọi người phải tự tìm cho mình một địa vị. Sự khác nhau giữa các dân tộc được xác định lại và biên cương cũng bắt đầu xuất hiện.

Những tỉnh như Tunisie hoặc Egypte tìm lại được sự tự trị với khẩu hiệu “Egypte của người Egypte”. Nhiều phong trào tự trị ra đời chống lại người ngoại quốc ở Âu châu và người Ottoman.

Từ năm 1880, bản sắc các dân tộc ở vùng này dược xác định lại rỏ ràng. Nhờ đó các dân tộc bắt đầu tìm lại quá khứ của mình. Và sau này, người ta mới biết được nền văn minh á rặp. Văn học được phục hưng nhờ ở chữ Á rặp được đơn giản hóa. Và cũng từ đây bắt đầu sự phục hưng chánh trị.

Nhưng trong lúc này, Hồi giáo lâm vào khủng hoảng. Người “Á rặp-hồi giáo” bảo nhau “Hồi giáo của chúng ta là một tôn giáo ưu việt. Thế mà tại sao chúng ta lại bị những kẻ khác khống chế?”. Họ bắt đầu khám phá ra tư tưởng âu châu, vào cuối thế kỷ XIX, tìm hiểu đạo Tin lành. Họ thấy Tin lành đạt đỉnh cao chói lọi của tính thời đại. Thế là người hồi giáo chọn cho mình một mô hình Tin lành. Và họ trở về với lời dạy nguyên thủy của giáo chủ.

Từ đây bắt đầu xuất hiện chủ thuyết quyền lực đầu tiên.

Những đóng góp của văn minh Á rặp

Nguồn gốc văn minh âu châu, xưa nay, ai cũng biết là từ La-Hi nhưng lại do người Á rặp đem tới. Tài liệu về văn minh hi-lạp được dịch qua tiếng Á rặp. Từ tiếng Á rặp, người ta mới phổ biến vào Âu châu qua la-tinh (Sylvain Gouguenheim, Aristote au Mont St Michel). Tuy nhiên lập luận này có bị tranh cải.

Nhưng từ thế kỷ VIII, ở Bagdad, hàng ngàn bản dịch đã xuất hiện. Qua thế kỷ XII, nhiều người Âu châu đã bắt đầu học tiếng Á rặp để tìm hiểu khoa học và triết học, và dịch Á rặp ra la-tinh. Ngoài những trao đổi hàng hóa trên Địa Trung hải, tư tưởng hi lạp và Á rặp tới Âu châu nhờ những trung tâm học thuật. Nên người ta mới nói “Aristote vào Âu châu đầu quấn khăng”.

Tiếp theo là đồ gốm, da, kiến trúc, dầu thơm, địa lý, toán học, cả môn đánh cờ,…

Vào năm 780, một người Algérie tên Muhammad Ibn Musa al-Khwarizmi, ở Bagdad, tìm ra được môn Đại số học và còn đưa ra phương pháp giải phưong trình một cách khoa học. Hệ thống thập phân, Algorithme, cách xử dụng số Á rặp đơn giản ( nguồn gốc từ Ấn độ) đều do ông phát minh. Ông còn là nhà thiên văn học, nhà địa dư học nữa.

Qua thế kỷ XIII, nhà bác học Ibn an-Nafils đã khám phá ra môn y học về sự lưu thông máu huyết và cách hoạt động của phổi, vai trò của tâm thất (tim) trong sự vận hành của máu. Ông còn khám phá sự hoạt động của mạch máu. Ông viết quyển “Phê bình cơ thể học” được một bác sĩ ở Venise phiên dịch vào thế kỷ XVI.

Ibn an-Nafis còn viết về nhãn khoa và sự lợi lạc cho sức khỏe của bửa ăn quân bình các chất dinh dưởng.

Về kỷ thuật, vào thế kỷ XII, ông Razzaz al-Jazari, sanh ra ở vùng sông Euphrate, đã nghĩ ra máy đồng hồ, máy âm nhạc tự động, máy tính tự động, máy bơm thủy lợi, …Những biên khảo của nhà kỷ thuật này, về sau, được những người kế nghiệp, đệ tử, sưu tập thành một văn khố đồ sộ lưu lại cho đời sau.

Quyển sách quan trọng hơn hết của ông là “Sách hướng dẩn về những phương thức cơ khí” xuất hiện ỏ Âu châu vào thế kỷ XVI đã giúp người Âu châu sáng chế ra máy chạy hơi nước.

Về tư tưởng, vào thế kỷ XII, Averroès, người ở Marrakech, sanh ra trong một gia đình lớn có chức phận cao, lúc nhỏ được đi học tử tế. Nhờ đó, ông trở nên một nhà thông thái về mọi vấn đề ở vào thời đó: luật học, thần học, triết học, y khoa, vật lý, thiên văn và toán học. Ông làm Thẩm phán và Y sĩ ở triều đình của nhiều vị Quân vương ma-róc. Nhưng ông được nhiều người trọng nể là một triết gia thời đại. Ảnh hưởng của ông vô cùng to lớn khắp cả Âu châu. Chính nhờ ông mà người Âu châu qua thời Trung cổ đã khám phá lại những triết gia hi-lạp.

Dựa trên Aristote, Averroès xem lại triết học qua nhiều văn bản khác nhau. Ông đem triết học hi-lạp lại gần với Hồi giáo và kinh Coran.

Ông tìm cách chứng minh việc nhận thức theo triết học là chánh đáng, là đúng, điều này đã làm cho ông bị kết tội là phạm thượng. Theo ông, mọi hiện tượng do trí óc con người nghĩ ra đều có thể giải thích. Chỉ có đức tin là không thể giải thích được.

Tư tưởng của Averroès ảnh hưởng Âu châu trong nhiều thế kỷ.

Nhà xã hội học đầu tiên là người Tunisie, ở thành phố Tunis (1332-1406), tên Ibn Khaldoun. Ông học vừa triết học, lịch sử, vừa cả kinh Coran. Ông là người đầu tiên cách mạng môn sử học với ý niệm “Người ta chỉ có thể hiểu rỏ một biến cố đã xảy ra khi kết hợp nó với hoàn cảnh xã hội của biến cố đó”. Nhờ đó mà các sử gia giử tinh thần tôn trọng sự thật.

Liên hệ với chánh trị nhiều nên ông bị trù dập phải qua Alger tỵ nạn. Ở đây, ông biên soạn 8000 trang viết về lịch sử và xã hội để lại cho đời sau và được xem như sự nghiệp xây dựng môn xã hội học ngày nay.

Người á rặp đã có những khám phá vĩ đại và rất sớm về các ngành khoa học nhưng lại không phát huy được. Theo sử gia Arnold Toynbe thì nền văn hóa phía Bắc, về căn bản, thuộc gốc văn hóa du mục nặng về chinh phục, chiếm đoạt nên hung bạo. Trái lại, văn hóa phía Nam, căn bản là nông nghiệp, thiên về xây dựng nên trọng tình cảm. Văn hóa nhơn bản.

Trong văn hóa du mục, của cải là chiến lợi phẩm sau lớp gió ngựa lướt qua. Người phụ nữa được đồng hóa theo chiến lợi phẩm.

Ảnh hưởng về văn hóa du mục hảy còn đậm nét trong đời sống xã hội Á rặp. Với họ, người phụ nữ biểu thị một giá trị trao đổi, còn bị đàn ông ngược đải, bạo hành. Khi tỵ nạn ở Đức, đàn ông Á rặp ngày nay vẫn còn mang theo nếp văn hóa du mục nên đêm giao thừa vừa qua, tại 4 thành phố lớn của Đức, theo Bộ Tư pháp, một số khá đông trong những người tỵ nạn gốc Algérie, Maroc, Syrie, Iran, … lợi dụng đêm lễ mừang năm mới đến, đã tấn công tình dục công khai ít nhứt 516 người phụ nữ có mặt bên cạnh họ (theo đơn thưa). Không chỉ bóp vú phụ nữ, ôm hun một cách khiêu dâm, mà còn hảm hiếp, xé vớ, xé quần áo lót của nạn nhơn. Vẫn theo Bộ Tư pháp, những hành động bĩ ổi này có tổ chức.

Dân chúng Đức tỏ ra vô cùng bất mản, bày tỏ lấy làm tiếc cho nhiệt tình của Bà Thủ tướng Merkel đã đón tiếp những người này. Họ bắt đầu đặt lại vấn đề “ tại sao tỵ nạn chiến tranh mà tuyệt đại đa số lại là thanh niên đàn ông? Phụ nữ, trẻ con mới là nạn nhơn thảm hại hơn chớ?”.

Phải chăng điều này hàm chứa một âm mưu “hồi giáo hóa Âu châu?”.

Cũng đêm giao thừa ấy, trên Đại lộ Champs-Elysée ở Paris, có cả nửa triệu người, phần đông thanh niên nam nữ, tụ tập với thức uống, cả rượu, Champagne, đợi đúng 12 giờ khuya, cùng một lượt mở rượu, tiếng Champagne nổ vang như pháo tết, vừa nâng ly, nâng chai, ôm nhau hun, chúc mừng nhau năm mới. Tập tục này đã có từ nhiều năm nay, chưa có gì đáng tiếc xảy ra.

Cũng đêm giao thừa, ở Paris và vài thành phố lớn khác, có thêm “tập tục mới” là một nhóm thanh niên đốt xe đậu trên lề đường chơi, chào mừng năm mới. Năm nay chỉ có hơn chín trăm chiêc xe bị đốt (giảm 12% so với năm rồi) nên Chánh quyền mừng rở cho rằng giử an ninh thành công!

Những thanh niên đốt xe được nhận diện là những kẻ “lạ” ở vùng Địa-trung-hải.

Âu châu cũng thuộc phía Bắc bán cầu nhưng cách ứng xử xã hội hài hòa, nhơn hậu. Phải chăng người Âu châu nhờ sanh ra và lớn lên trong dòng văn hóa bác ái thiên chúa giáo?

Vàng Son Lợt Sắc Rồi... - Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa



Sự tàn tạ của phép lạ Trung Quốc..

Trước khi ăn Tết Con Khỉ, có lẽ cũng nên nói hết về chuyện Chúng Quở. Cho xong!

Những biến động tài chánh từ đầu năm tại Trung Quốc đã làm các thị trường quốc tế chấn động khiến người ta lại có thể đánh giá sai tình hình thực tế của xứ này. Tình hình đó nguy ngập hơn những gì nhiều người tưởng tượng sau khi bị nhiều lượng định quá lạc quan chi phối trong mấy chục năm. Nhưng dù nguy ngập, Trung Quốc không lập tức sụp đổ. Thiên triều đỏ chỉ trôi vào một chu kỳ suy thoái kéo dài, một thời kỳ vàng vọt. Và, nếu không khéo ứng xử thì mới gặp những hỗn loạn và biến động đã từng thấy trong lịch sử xứ này.

Nôm na, Đế quốc La Mã hay mọi Đế quốc đều có thể hấp hối rất lâu, nên ta đừng vội… đăng cáo phó!

***

Hãy nói về tình hình nguy ngập, với rất ít chuyên môn để khỏi làm rộn trí người đang gói bánh chưng.

Kinh tế Trung Quốc đã có một thời kỳ tăng trưởng mạnh.

Đây là chuyện bình thường của các nước “tân tòng” mới áp dụng quy luật thị trường để điều hành kinh tế, như Nhật Bản sau Thế chiến II và nhiều nước Đông Á kể từ thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Nhờ đi sau, khởi lên từ một nền móng tan hoang vì sai lầm chánh sách trước đấy, và học các xã hội đi trước, các nước tân tòng đều có một giai đoạn “khởi phát”.

Như một phi cơ cất cánh thật nhanh và bay lên thật cao cho tới trình độ “bình phi”, nghĩa bay là là - nếu không hạ cánh tan tành.

Sau 10 năm cải cách, kể từ thành quả năm 1980 và vượt qua vụ khủng hoảng Thiên An Môn khiến mấy ngàn sinh viên bị thảm sát năm 1989, kinh tế Trung Quốc có đà tăng trưởng trung bình hơn 10% trong khoảng 15 năm, kể từ đầu thập niên 1990. Dân số rất đông, trước đấy bị khiếm dụng, có góp phần cho sự tăng trưởng ngoạn mục này về lượng. Về phẩm thì còn thua kém các nước Đông Á tiên tiến, vì bất công, không phối hợp, thất quân bình và gây ô nhiễm môi sinh.

Nhưng kết quả thì sản lượng kinh tế Trung Quốc tăng mạnh, từ trình độ thấp chỉ bằng 9% Tổng sản lượng của Hoa Kỳ vào đầu thập niên 90, mươi năm sau thì vượt Nhật và ngày nay bằng gần 60% của sản lượng Mỹ. Vì truyền thông không trí nhớ nên hiện tượng khởi phát ấy được đánh giá là phép lạ, là sự kỳ diệu, y hệt như cách đánh giá tiền lệ là Nhật Bản - là nơi dù sao dân đã giàu thì mới già và môi sinh cùng công bằng và ổn định xã hội vẫn được bảo vệ.

Với một hệ thống chính trị mang hai mặc cảm song hành là tự tôn về văn hóa – ta là trung tâm thiên hạ - mà tự ti về thực lực vì đã từng bị liệt cường qua mặt, từ đầu thế kỷ 19, tấn công và sâu xé trong hơn trăm năm (từ 1840 tới 1945), lãnh đạo Trung Quốc Cộng Sản nghĩ rằng họ đã vươn thành cường quốc có những ưu điểm hơn hẳn thiên hạ. Và nhờ vậy mà Thiên triều phải đứng ngang tầm Âu-Mỹ và đưa ra luật chơi khác cho thế giới, từ vùng Đông Á trở đi.

Thông cảm được, vì “người mặc cảm thường hay xuất hư chiêu” – chữ của nhà văn Vũ Khắc Khoan. Điều tai hại là thiên hạ lại cứ lấy hư làm thực!

Tai hại cho ai? - Cho chính Thiên triều….

Hãy nói về cái thực đã, rồi mới kết luận.

***

Sau giai đoạn khởi phát ngoạn mục, kinh tế Trung Quốc phải bay tới trình độ “bình phi” kể từ 2007, và giải quyết nhiều bài toán kinh tế xã hội khá phức tạp mà lãnh đạo đã thấy từ mấy năm đầu của Thế kỷ 21. Khốn nỗi, Thiên triều bị tai họa bất ngờ là vụ khủng hoảng 2008 khiến kinh tế của khối Tây phương tiên tiến hết khả năng nhập cảng hàng hóa của một xứ theo đuổi chiến lược đầu tư sản xuất bằng mọi giá là lấy xuất cảng làm nguồn sống.

Vì vụ khủng hoảng tài chánh 2008 và nạn Tổng suy trầm 2008-2009, Thiên triều bèn tăng chi từ cuối năm 2008 và ào ạt bơm tín dụng trong mấy năm sau. Hậu quả là có nền kinh tế suy yếu mà mắc nợ. Tổng số nợ đã tăng nhanh và vượt 280% của Tổng sản lượng. Riêng nợ của doanh nghiệp và công quyền thì lên tới 250%. Nói cho dễ đếm, bằng 25 ngàn tỷ của một nền kinh tế có sản lượng là 10 ngàn tỷ một năm.

Thêm vài chi tiết cho xong: khi tăng chi để kích thích kinh tế, họ tiếp tục hiện tượng “nước chảy chỗ trũng” là bơm tiền vào các dự án có hiệu suất thấp như gia cư hay kỹ nghệ phù trợ hạ tầng cơ sở nên vừa mắc nợ vừa xây lên nhà hoang, phố vắng và những kho nguyên liệu ế ẩm.

Nhược điểm sâu xa hơn ở bên dưới là hệ thống kinh tế chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa: lấy khu vực kinh tế nhà nước và các tập đoàn quốc doanh làm lực lượng chủ đạo. Hậu quả là lãng phí và tham nhũng, là sự hình thành của một thành phần tư bản đỏ chỉ muốn củng cố đặc quyền để bảo vệ đặc lợi, trong khi tư doanh bị chén ép và thiếu vốn phát triển để làm lực lượng điền thế. Người Hà Nội học đúng phép đó mà tưởng rằng khôn.

Với nhân công nhiều - và còn rẻ cho tới gần đây – lại đi vào một thị trường ráp chế do các nước tiên tiến để lại – Trung Quốc trở nên một “công xưởng toàn cầu”. Chuyên làm gia công cho thiên hạ và trở thành một anh khổng lồ nổi danh. Nhưng là anh khổng lồ chân đất và có cái cái đầu bị bó nên rất khó cạnh tranh khi leo thang lên trình độ sản xuất cao hơn.

Một thực tế khác là anh khổng lồ lại có hệ thống tài chánh tý hon và lạc hậu nếu so với các nước tiên tiến.

Nôm na là nghèo và hèn, nên không hoàn thành hai chức năng căn bản là huy động và tài trợ phát triển. Thiên triều có các ngân hàng quốc doanh với tài sản vĩ đại nhất thế giới mà cũng là trung tâm tham nhũng rất kém về nghiệp vụ tài trợ phát triển. Đấy là hệ thống bơm nước chuyên gây úng thủy! Vụ khủng hoảng trên thị trường chứng khoán sau nạn bể bóng đầu cơ trên thị trường địa ốc là những hậu quả tiêu biểu – mà không duy nhất.

Bây giờ mới kết luận về tai họa của Thiên triều.

***

Bước qua giai đoạn”bình phi” bang ngang với tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ có thể là 3-5% một năm, Thiên triều phải và thực tâm cũng muốn chuyển hướng phát triển.

Từ đầu tư và xuất cảng phải chuyển sang tiêu thụ nội địa, cho dân được hưởng kết quả lao động và mua xắm nhiều hơn để kích thích sản xuất. Chủ trương ấy được đề ra từ Đại hội 12 vào cuối năm 2012 – nhưng chưa thể áp dụng. Muốn cho dân được hưởng thì phải tái phân lợi tức. Nôm na là cải tổ hệ thống thủy lợi tài chánh (ngân sách và ngân hàng) để tưới nước vào vùng hạn hán khô cằn là các tỉnh nghèo khổ bị khóa trong lục địa. Khổ nỗi, chiến lược ấy lại hút nước từ các khu vực thù phú hay thành phần được ưu đãi.

Khu vực trù phú là các tỉnh miền Đông, nơi có 400 triệu dân tương đối khá giả và chỉ muốn được như Đông Á. Thành phần ưu đãi là các đảng viên và thân tộc đã làm giàu nhờ cái định hướng xã hội, với màu sắc Trung Hoa, là vô tâm mà phô trương.

Vì vậy, các khu vực và thành phần này mới lặng lẽ cưỡng chống bằng sự ù lỳ, và còn phá hoại kế hoạch chuyển hướng bằng những quyết định cục bộ, không phối hợp. Các đảng bộ địa phương và đảng viên trung cao cấp cùng thân tộc đang gây vấn đề cho trung ương.

Như một Thiên tử thời phong kiến, Chủ tịch Tập Cận Bình cần thâu tóm quyền lực về trung ương và về tay mình, và phát động chiến dịch diệt trừ tham nhũng để vừa thanh lọc đảng viên vừa thanh trừng các đối thủ chính trị. Nhưng càng làm các thế lực chống đối cấu kết với nhau. Vì thế, việc cải cách kinh tế trở thành đấu tranh chính trị, và đấu tranh chính trị đã lan vào quân đội.

Tổng kết lại, một nền kinh tế lớn, trên một lãnh thổ rộng, sẽ không lập tức sụp đổ. Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ tụt hậu so với đà tiến đã qua. Sẽ mất vị trí cường quốc kinh tế họ vừa thấy trong tầm tay và chưa nắm được thì đã tuột. Thiên triều sẽ phản ứng thế nào khi chuyện thực hư đang được phơi bày trước thế giới?

Với hệ thống chính trị mang màu sắc Trung Hoa, lấy gian làm hùng, và coi an ninh nội bộ và an ninh đối ngoại là một, Thiên triều sẽ tăng cường đàn áp bên trong và hung hăng bành trướng ra ngoài “để tự vệ” chống bọn xấu nước ngoài chỉ muốn đầu tư trục lợi và chặn đường phát triển của Trung Quốc.

Nhưng chủ trương chính trị và đối ngoại ấy vẫn không giải quyết được các bài toán kinh tế nên thay vì hạ cánh nhẹ nhàng thì kinh tế Trung Quốc có thể hạ cánh nặng nề hay hạ cánh tan tành. Tình trạng co giật ấy sẽ kéo dài cả chục năm và năm nào cũng có rủi ro khủng hoảng chính trị khi đa số thấy ra là đảng không đem lại áo cơm mà chỉ toàn bánh vẽ.

Nhớ lại thì ba chục năm trước, cả thế giới cứ nói đến sự lớn mạnh của kinh tế Nhật Bản cho tới khi xứ này bị suy sụp từ năm 1991. Sau đó người ta nói đến sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc. Cho tới khi xứ này bị suy sụp từ năm 2016 trở đi. Sau đó, kể từ nay, mọi tin tức kinh tế của Trung Quốc tàn tạ đều là tin tức chính trị!

Ăn Tết con khỉ xong, ta sẽ xem con khỉ đội mũ ngồi trên ngai Thiên triều múa may nháy nhó ra sao.


Vui ra phết!


Vì sao chế độ độc tài chậm phát triển? - Tác giả Minh Văn



Khi giải một bài toán, chúng ta vẫn luôn tìm tòi nhiều cách giải khác nhau, để rồi sẽ chọn ra phương án hay nhất. Đó chính là phương pháp tối ưu hóa một vấn đề. Mối bận tâm của loài người chính là thời gian, cho nên cần phải giải quyết mọi chuyện trong thời gian ngắn nhất, với một kết quả tốt đẹp nhất có thể. Đối với công việc quốc gia, nếu không tìm ra được giải pháp tối ưu, có nghĩa là người ta đang lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của nhân dân một cách vô ích.

Phương pháp “tối ưu hóa” làm sao mà có được? Tự do, đó là chìa khóa giải quyết vấn đề. Tự do bàn bạc, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do lựa chọn...; tóm lại là phải có dân chủ. Trái ngược với điều đó là chế độ Độc Tài, vì chính nó cấm đoán tự do, kìm hãm mọi khả năng phát triển của con người.
Chế độ độc tài chỉ do một đảng lãnh đạo, cho dù nó đông đảo thế nào, thì đầu ra (lời giải bài toán cho đất nước) cũng chỉ là một phương án duy nhất. Muốn có các phương án để lựa chọn, phải có nhiều đảng phái cùng tham gia quản lý đất nước. Không có tự do cạnh tranh, sẽ không có phát triển. Một nguyên tắc sống còn cho sự phát triển, đó là phải có cạnh tranh lành mạnh. Chúng ta đều biết rằng, để đất nước phát triển nhanh chóng thì cần có nền kinh tế thị trường. Muốn có kinh tế thị trường thì phải cạnh tranh tự do. Bởi vậy mà tại các quốc gia thị trường, người ta đều kiên quyết chống và bài trừ nạn độc quyền. Dù là trong lĩnh vực kinh tế hay chính trị, độc quyền sẽ dẫn đến thối nát và trì trệ, đồng thời nó tước bỏ đi cơ hội phát triển của những chủ thể khác.

Sáo mòn và áp đặt trong lối suy nghĩ. Chế độ độc tài bắt người ta phải nghĩ và làm theo ý mình, vì vậy mà sáng tạo cá nhân bị triệt tiêu. Xã hội tiến lên được là nhờ những tư duy sáng tạo, nay nó bị triệt tiêu, thử hỏi làm sao phát triển? Nhà nước độc tài căm ghét và đàn áp những ai có tư tưởng tiến bộ, nó chỉ muốn người khác phải phục tùng mà thôi. Người mà mù quáng làm theo mệnh lệnh của kẻ khác thì chẳng khác gì cái máy, nó chỉ thực thi những công việc đã được lập trình sẵn. Hãy thử làm phép so sánh: Xã hội toàn là những người máy sẽ khác thế nào so với một xã hội mà tất cả mọi người đều được tự do sáng tạo tư duy? Dĩ nhiên là khác nhau một trời một vực.

 Chế độ độc tài với một bộ máy nhà nước quan liêu, cửa quyền từ trung ương đến địa phương, sẽ sinh ra tệ tham nhũng có hệ thống. Tiền thuế, tiền khai thác tài nguyên cũng như các nguồn thu khác không được quản lý và đầu tư đúng mức, không trở lại với người dân mà phần lớn rơi vào túi quan chức. Mọi phản đối của người dân đều bị nhà nước đàn áp thô bạo. Cho nên, bộ máy nhà nước đó không chỉ trì trệ, mà còn vi phạm quyền con người một cách nghiêm trọng. Do không có sự kiểm soát từ phía nhân dân, mà nạn lãng phí cũng phát sinh ở mức độ tối đa. Lãng phí tiền bạc của nhân dân, tài nguyên đất nước, lãng phí tài năng con người. Vì vậy, đó là một bộ máy nhà nước thối nát và bất công chưa từng có trong lịch sử.

Độc tài (cũng giống như những tên bạo chúa) chỉ thích sự tâng bốc và nịnh hót. Thành ra nó luôn sống trong ảo tưởng. Mình chỉ là con kiến, lại cứ tưởng là con voi khổng lồ. Cho nên, những sai lầm không được kịp thời sửa chữa, cái tốt không được khuyến khích và phát huy. Đất nước vì thế mà rơi vào hỗn loạn và tụt hậu. Nguyên nhân là không có sự giám sát và ngăn ngừa giữa các đảng phái, cũng như cơ quan đối trọng khác.

Mất nhiều thời gian và tiền bạc để tập trung cho việc tuyên truyền lừa bịp, ngu dân. Bộ máy nhà nước độc tài mất rất nhiều thời gian vào những hoạt động vô bổ, chỉ để tuyên truyền cho chế độ, đi ngược lại với nguyện vọng và lợi ích nhân dân. Điều trớ trêu là, tất cả chi phí cho những hoạt động đó lại được lấy từ tiền thuế của người dân. Xã hội cứ thế mà quay cuồng trong giả tạo, sự thật bị nhấn chìm. Một khi đã không có sự thật, thì không thể có những số liệu và căn cứ đáng tin cậy để hoạch định chính sách. Dẫn đến đất nước không thể phát triển đúng hướng, không có sức cạnh tranh cao với quốc tế.

Trong chế độ độc tài, lợi ích của đất nước và nhân dân bị đặt dưới lợi ích của đảng phái, phe nhóm. Đây là hệ quả tất yếu của một nhà nước không phải của dân, không do dân, vì dân.

Cùng với tội ác chống lại loài người, những khuyết tật nêu trên của chế độ độc tài chính là nguyên nhân làm cho xã hội bức bối và trì trệ, khiến loài người phải đào thải nó.

Tái hồi Kim Trọng- Thúy Kiều: U.S. veteran finds lost love in Vietnam — and she has a surprise for him (Source: Washington Post)




Nguyen Thi Hanh was 19 when she met Jim Reischl, a 21-year-old U.S. Air Force sergeant serving in the Vietnam War. Nguyen met Reischl in person for the first time in 45 years. (The Washington Post)



Alone in a hotel room in a small Vietnamese town, Jim Reischl waited restlessly. Recounting the story later, the Vietnam War veteran said he had traveled 8,500 miles, with an arthritic knee, for this long-sought reunion.

“I am getting a bit excited,” he said. “Geez, I haven’t seen her in 45 years!”

Then came a knock on the door.

On the other side stood the woman he had left behind when he shipped out of Saigon in July 1970 — the young bar hostess who had told him she was pregnant. He hadn’t believed her, but he had also never stopped thinking about her. Now she was about to walk back into his life.

Reischl, 68, came to Vietnam as a 21-year-old Air Force sergeant and was stationed at Tan Son Nhut air base outside Saigon, now Ho Chi Minh City.

After his year-long tour, he went back to Minnesota, became a government cartographer, married twice, had a son and suffered Agent Orange-related health problems. But he never forgot his “first lady.”

Around 2005, after his second marriage ended, Reischl set out to search for the woman he remembered only as “Linh Hoa” — not her actual name.

He began by scouring the Internet, eventually contacting Father Founded, a group that helps link soldiers and their “Amerasian” children through DNA testing and other means.

An estimated 100,000 children were born to U.S. servicemen and Vietnamese women during the Vietnam War, most of whom eventually immigrated to the United States. Many were adopted by U.S. families.

Since 2012, with the help of Father Founded volunteers, Reischl has traveled to Vietnam five times, speaking to journalists and placing ads in local newspapers.

The most recent read: “I am in search of you. It has been many years. I am not looking for a relationship. I want you to know that. I just would like to talk with the wonderful lady I knew in 1969 and 1970.”

Last spring, in a trip chronicled by The Washington Post as part of a project about Amerasian children left in Vietnam, Reischl went back to visit the $5-a-month apartment where the couple had spent lazy days making love, watching a black-and-white TV, and listening to Beatles and Blind Faith records. He still remembers the day she told him she was pregnant.

“She wanted me to stay with her and live in Vietnam. At the time I said, ‘I’m not going to live here, stay here.’ It was totally foreign to me,” Reischl said. “I was young and stupid, I guess.”

Reischl showed neighbors near the apartment a photo of the young woman he had snapped from a taxi the last day he saw her. She was standing on a balcony watching him ride away. Nobody remembered her, but Reischl said he vowed, “I will never officially stop looking.”

In September, a 64-year-old woman sitting by her bedridden husband in the village of My Luong in Vietnam’s Mekong Delta picked up her iPad and clicked on a news site. She idly opened a locally written article about kids abandoned during the war. Scrolling down, she was shocked to see a photo of her younger self in the arms of a khaki-clad soldier — Reischl.

“The moment I saw it, I knew,” the woman, Nguyen Thi Hanh, recalled. “Suddenly the memories of the first love reemerged.”

Also flooding back were thoughts of their daughter. For there had been a child, after all.

After Reischl shipped out, a devastated Hanh left Saigon to take refuge in the countryside. On Dec. 18, 1970, she gave to birth to a baby girl with large eyes and pale skin whom she called Nguyen Thanh Nguyen Thuy. Her given name meant “First Tear,” Hanh said, “because I was alone and didn’t have any family with me at the time.”

Hanh, then 19, let a friend take the child to an orphanage, thinking she would still be able to visit her. But the friend disappeared, and when Hanh went to the orphanage, the nuns told her they had no record of the case.

Hanh joined the South Vietnamese army and, after the fall of Saigon in April 1975, spent two years in a communist reeducation camp. There, she met her husband, now 74 and incapacitated from a stroke. The couple has two grown children.

Over the years, she said, she never stopped looking for her child — and never forgave Reischl for deserting her.

“I was still angry with him,” she said.

After she saw the news article, Hanh emailed the reporter, who helped her connect with Reischl in St. Cloud, Minn. Texting, phone calls and Skype chats followed. Their improbable reunion happened this past weekend in Hanh’s home town.


“Nice to meet you . . . again,” Reischl said when he opened the door and saw the petite Hanh, her hair still parted on the same side as he remembered it. He held out his arms. Hanh burst into tears.

She became emotional again when the two sat down for an interview. The white-haired Air Force veteran put his arm on her chair as if to comfort her — close, but not too close.

The two are now determined to find the child they lost. Reischl brought a DNA kit so they could submit a sample from Hanh to a database for Amerasians seeking relatives on a family-heritage website. Without this effort, they say, their reunion will not be complete.

“It’s a lie to say I’m completely calm and carefree about this event,” Hanh said later. “I have mixed feelings about it. I’m quite happy with my current life, otherwise. My only unfulfilled dream is to be able to find my first daughter.”



Chuyện thật không đùa: Tha Hương Ngộ Đồng Môn





Đễ thi hành nghĩa vụ người chồng tốt, lão già hơn sáu bó ở xứ Mỹ đang ngồi chờ bà xã đi shopping ở một thương xá. Ngồi trên băng ghế trong thương xá mải mê xem "net' rồi củng chán. Nhưng, vợ chưa đến điểm hẹn để chở về nhà . Nhìn quanh quất, thấy một lảo già khác cũng đang ngồi kế bên. Lảo ta bèn gạ chuyện:

- Ông khỏe ?

- Vâng, cảm ơn ông tôi vẫn bình thường

- Chắc ông ngồi chờ vợ

- Vâng, mình phải làm nhiệm vụ người chồng ngoan ngoãn. Đó là chở vợ đi shopping và kiên nhẫn chờ vợ đi mua sắm...

Đồng bệnh tương lân, lảo lái xe vào đời tư :

- Xin lổi nhà ông chắc ở gần đây?

- Lái xe mất 5 phút

- Ông đang làm nghề gì?

- Đang làm công việc sửa chửa lặt vặt cho một khu chúng cư 130 phòng. Bởi ngày trước có học ở kỹ thuật Don Bosco Thủ Đức nên cũng biết chút ít. Thêm nửa, có một năm học khoa học kỹ thuật ở Phú Nhuận

Lão nhíu mày, ngẫm nghỉ chắc biết đâu tha hương ngộ cố tri dù nhìn người đối diền già chát ngắt, nhìn đâu còn trẽ trung như mình! Tò mò, nên hỏi đại, biết đâu gặp hên :

- Phải trường Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức ở gần ngã tư Phú Nhuận

- Đúng rồi, sao ông biết?

_-Tôi khóa hai

- Ô, hân hạnh được gặp anh, tôi khóa năm. Tôi chuyên sửa ống khóa và làm chìa khóa là nhờ một năm ngồi "on the job trainng" từ tên thợ sửa ống khóa trên lề đường trước trường KHKTMĐ. Nên, mới có công việc làm độ nhật trên xứ Mỹ ngày hôm nay!


Những kiến trúc tân kỳ trên thế giới



https://drive.google.com/file/d/0BzlDhQ4ilcR9VENyYnBIUU9fNk0/view?usp=sharing


Truyện vui cho ba đứa về hưu : Ba Dũng, Tư Sang, và Năm Hùng. Nhớ xin visa "quy mã" để dự phòng bất trắc trong tương lai



Ăn ở bên nào ?
 
Một nha sĩ chữa răng cho một ông già tám mươi tuổi,cẩn thận hỏi khách hàng: 

-Trước khi chích thuốc tê, xin hỏi cụ,hàng ngày cụ ăn ở bên nào ? 

-Mấy năm rồi, tối nào cũng ăn "bên" nhà bà hai, thịt mềm mà ngon thơm. Bà lớn thì chỉ cho ăn da với xương, nhai không nổi!

 
 
 
Một điều ước duy nhất.
 
Có một anh chàng kia thường bị vợ bắt nạt, gần ngày tết, anh ta lại bị bắt đi dọn dẹp nhà cữa để đón xuân. Trong lúc dọn dẹp đồ cũ, anh chàng tìm được một cây đèn .... sau khi chà chà mâý cái thì ông Thần hiện ra: 

- Ta sẽ cho ngưỏi một điều ước nhưng mà những caí gì người ước thì vợ người sẽ được gấp đôi người.  Thí du. Người ước có được 3 triệu thì vợ người sẽ được 6 triệu .  Người ước có căn nhà lầu hai tầng thì vợ ngươi sẽ được căn nhà 4 tầng .
Ngẫm nghĩ hồi lâu anh ta noí: 

- Tui muốn ông đánh tôi một trận bầm dập, nữa sống nữa chết!!
 
 
 
 

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Nước chấm: Gạch nối dễ thương trong món ăn Việt - Tác giả Mặc Lâm






Không biết khi xác nhận ẩm thực Việt Nam là nơi có nhiều nước chấm nhất thế giới liệu có phạm phải cấm kỵ gì không, nhưng có người cứ nhất quyết cho rằng nhận xét này là chính xác và không thể bàn cãi. Nhìn một vòng sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Cambodia hay Thái Lan, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng món ăn của họ tuy phong phú có thừa nhưng món chấm lại có vẻ nghèo nàn và đơn điệu, thua hẳn Việt Nam mình.

Hôm nào đó ngồi trước bàn ăn bắt đầu bằng một món khai vị, chúng ta ngay lập tức thấy rằng nếu không có nước chấm kèm theo thì những cuốn chả giò lừng danh tứ xứ của Việt Nam chắc cũng không khác gì mấy món của các nước khác có hình thức tương tự.

Chả giò dù làm kiểu gì phải luôn đi kèm với nước chấm. Có thể đó là chén nước mắm chua ngọt hay là tương đen trộn bơ đậu phộng và cà chua xay nhuyễn theo kiểu người Việt sống ở nước ngoài. Cách gì cũng phải có một thứ để nhúng vào.

Người Việt hầu như ăn thức gì cũng phải có món chấm đi kèm. Món chấm làm cho thức ăn Việt phong phú và đẹp mắt, hơn nữa nó làm tăng hương vị cho món ăn mặc dù đã được nêm nếm cho vừa. Nước chấm là một tấu khúc khác, nó tách biệt cảm giác giống nhau giữa các món và quan trọng hơn hết nó chứng tỏ tay nghề của người nấu. Người nấu càng kinh nghiệm thì món chấm càng độc đáo và sự hòa hợp giữa món chính cùng với nước chấm gây ra sự khác biệt của từng căn bếp.

Chỉ cần thiếu hay thừa một loại nguyên liệu cần có cho một chén nước chấm cũng đủ làm cho món ăn mất giá trị đến 30%. Món chấm kỳ công không kém gì món chính vì nó tác động trước nhất khi món ăn được đưa vào miệng và từ đó nó cũng giới thiệu luôn cho người ăn biết sự trộn lẫn khôn khéo giữa các vật liệu với nhau.

Cứ bắt đầu bằng một món ăn dân dã như món cá trê nướng rơm chẳng hạn. Món này có rất nhiều cách làm nước chấm nhưng sự tinh tế sẽ làm cho vị tươi của con cá trê đồng tăng lên nếu biết tận dụng gia vị và nguyên liệu. Con cá trê thường béo và thơm mùi rạ nếu làm nước chấm với chanh thì hỏng vì vị chua của chanh khó hòa vào với mùi thơm của cá. Me xanh là giải pháp tuyệt hảo mà ông bà chúng ta đã chọn cho con cháu.

Nước mắm me xanh vừa có vị chát, vừa được mùi thơm của đồng nội lan tỏa vào vị giác khi gắp miếng cá trê đã trui vàng rực. Giống như chiếc áo nâu cắt rất vừa thân hình một thôn nữ phô ra đường cong kín đáo của cô khiến không chàng trai nào lại nỡ bỏ qua không nhìn kỹ trước khi cô mất dạng trên cánh đồng vàng rượm màu lúa chín.

Thứ nước chấm lạ lùng ấy sẽ theo đuổi người ta, dằn vặt trí nhớ, ám ảnh mỗi khi ngồi trước đồng không mông quạnh mà liên tưởng những buổi trưa đốt đồng cùng với bạn bè chờ mùi hương của con cá trê cong oằn dưới lửa.

Từ giã ruộng đồng về thành phố vào một nhà hàng sang trọng kêu thử món nem nướng để nhớ lại món chấm miền Trung lắm khi bực mình và thở dài ngao ngán. Tại sao người chủ quán lại thờ ơ với món chấm cực kỳ tinh tế này đến vậy? Món chấm cho nem nướng là một thứ nghệ thuật siêu đẳng, nó đòi hỏi người làm thấu đáo mùi vị và cách xử lý cực kỳ chính xác từ màu sắc cho tới vật liệu làm ra nó.

Nước chấm nem nướng đầu tiên phải có độ sệt để khi chấm cuộn nem vào thì nước chấm bao chung quanh không rời ra. Độ sệt được làm bởi nhiều cách khác nhau tùy vào kinh nghiệm của từng người. Miền Trung làm sệt nước chấm bằng chuối sứ chín, có nơi nấu nếp rồi tán nhuyễn ra. Miền Nam lại có sáng tạo bất ngờ khi dùng chè đậu trắng để tạo độ sệt! Chè đậu trắng có sẵn nếp và đậu trắng sẽ làm cho bùi hơn nhưng phải cẩn thận với độ ngọt của nó. Chuối chín ngọt dịu trong khi chè thì ngọt như... chè, dễ làm cho chén nước chấm hư vì độ ngọt vượt tầm kiểm soát.

Vật liệu thứ hai là con tôm trong chén nước chấm nem nướng. Tôm tươi vừa, trụng chín xay nhuyễn chung với một ít mỡ heo đã tao ra nước. Chất béo của mỡ nếu đúng liều lượng sẽ tạo mùi thơm cho món chấm và độ sánh sẽ làm cho nó hấp dẫn hơn.

Tương hột được trộn vào cùng với một ít cà chua xay nhuyễn là chất kết dính chính cho nước chấm. Có nơi xay thêm gan heo vào nhưng nếu không kinh nghiệm thì gan sẽ tanh và nhất là lợn cợn gây cảm giác khó chịu cho lưỡi. Gan heo phải được ngâm kỹ trong sữa tươi và xay nhiều lần cho nhuyễn trước khi nấu chín.

Mọi thứ trộn chung với nhau nấu với lửa nhẹ cho tới khi sủi tăm thì món chấm xem như xong và có thể yên tâm sánh vai với cuộn nem nướng trong những lần đãi khách.

Nước chấm Việt không những xuất hiện trên bàn tiệc cần sự tinh tế khi hòa trộn nhưng ngay cả những nơi thiếu sự thanh lịch nhất thì nước chấm vẫn luôn được chú ý trước tiên nếu không muốn món ăn lạc điệu. Hãy nhìn vào cái mẹt bún đậu mắm tôm giữa lòng phố Hà Nội sẽ thấy ngay sự cẩn thận của người bán với loại nước chấm dân gian hạng nhất này.

Mắm tôm cần ngon mà ngon thì sao mới ngon? Vâng, các bậc sư phụ cờ tây chắc hẳn hơn ai hết sẽ biết ngay khi chỉ cần nhìn qua màu của nó. Đen quá là mắm sẽ mặn, lợt lạt quá cho thấy mắm chưa tới và khi pha xong sẽ không còn thơm cái mùi cực kỳ “nhạy cảm” của loại mắm quỷ quái này. Và cần nhất là mắm ngon sẽ không bị cát làm cho khó chịu.

Nước mắm gừng khi chấm với thịt vịt cũng vậy, không phải cứ bằm gừng cho nhuyễn trộn vào với nước mắm là được. Gừng phải già vừa và đường khi nấu chung nếu mua được đường thốt nốt thì chén nước mắm gừng sẽ phong phú và thơm ngon hơn nhiều. Nước đường thốt nốt đun lửa vừa để thật nguội, gừng bằm với một chút ớt bỏ vào, nước mắm ngon thêm vào sau cùng và phải hơi sềnh sệt... bản giao hưởng nước mắm gừng và miếng thịt vịt có lẽ sẽ tuyệt hơn nếu được sánh vai cùng một chung nhỏ rượu đế Bình Chánh, đời sẽ thăng hoa và người ăn cũng sớm thăng lên... giường làm một giấc để mơ về ngai vàng hay trở thành tỷ phú.

Nói tới nước chấm mà không nhắc tới gỏi cá thì không gì thiếu sót bằng. Bao nhiêu tiệm gỏi cá làm giàu nhờ bí quyết làm nước chấm cho các loại gỏi cá sống. Cá mai, cá trích, cá chuồn trên bàn ăn gia đình. Cá mè, cá nhái, cá lăng, cá chẽm, được bán trong nhà hàng hay thậm chí cá suốt đỏ của vùng biển Phan Thiết cũng nổi tiếng nhờ món nước chấm đi chung với nó.

Nước chấm mỗi nơi mỗi khác nhưng đạt tới sự tinh tế, công phu thì cần qua rất nhiều cửa ải của kinh nghiệm. Nước lèo nấu từ xương cá không thể thiếu nếu làm nước chấm cho gỏi của chính nó. Chao, tương hột khi hòa chung là một bí quyết không dễ học nếu không tự thí nghiệm nhiều lần cho cân xứng với nhau. Công thức này là cái nền của gỏi cá ở nhà hàng Ngọc Sương nổi tiếng khắp Việt Nam không phải từ thịt con cá mà từ món chấm của nó khiến trong Nam ngoài Bắc khi đã qua một lần thử thì không còn nơi nào khác hấp dẫn được cái lưỡi của khách sành ăn.

Làm món chấm gỏi cá tại bàn ăn gia đình thì vật liệu chính là ớt và đậu phộng rang. Ớt đỏ trái to có độ cay vừa phải sau khi đâm nhuyễn thì bỏ... kẹo đậu phộng vào đâm chung. Có người sẽ ngạc nhiên khi nghe tới ba chữ “kẹo đậu phộng” và đặt câu hỏi sao không bỏ đường và đậu phộng rang vào mà phải dùng kẹo?

Đây là truyền thống của món chấm gỏi cá mai, cá trích, cá suốt ở vùng biển từ Nha Trang kéo dài tới Phan Thiết và ra mãi tận Phú Quốc! Kẹo đậu phộng trước tiên được dùng vì tiện lợi, mua bất cứ một tiệm tạp hóa nào cũng có và người ta dùng nó cho nhanh không cần phải mua đậu phộng về rang. Khi kẹo được sử dụng người ta lại nhận ra đường trên miếng kẹo vô tình làm cho nước chấm đậm đà hơn vì nó đã được nấu đặc lại.

Vời nhiều gia đình vào nam lập nghiệp món chấm gỏi cá có thay đổi chút ít cho phù hợp với đời sống và văn hóa mới. Món chấm được làm đặc bằng đậu phộng rang đâm nhuyễn và có nơi còn thêm chút nước dừa tươi lấy vị ngọt từ thiên nhiên.

Độ chua của nước chấm gỏi cá gì thì gì không bao giờ người ta dùng giấm mà chanh mới là chọn lựa của mọi tay đầu bếp chuyên nghiệp. Vị chua của chanh làm giảm bớt mùi tanh của cá trong khi giấm chỉ giúp cho cá se mình khi bóp nó lúc đầu tiên.

Nước chấm Việt Nam nói hoài không hết. Càng nhắc tới thì càng lo... không biết mình có để cho tâm hồn ăn uống ngập vào chén nước chấm lâu quá hay không? Ôi thôi, không cầu kỳ gì nữa, cứ một ít nước mắm thật ngon, cắt vài miếng ớt đỏ lên trên chan nhẹ lên chén cơm nóng hôi hổi cũng cũng để quên đời, quên người, để chỉ nhớ và yêu mỗi anh nước mắm quê mình!


ĐẠI HỘi LY-TÁCH LẦN THỨ 12 CỦA AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ HÀ NỘI






Đất nước Syrie một thưở thanh bình







Thầy Đấm Bóp




Ich habe im Internet eine neue Massage gefunden.Ich nenne sie: "Rythmisches Speed Spanking" :D

Posted by Clemens Alive on Tuesday, June 2, 2015



Người nghèo không có lỗi - Tác giả Đặng Hồng Giang



https://drive.google.com/file/d/0BzlDhQ4ilcR9MzV4UUNXTTl3RmM/view?usp=sharing


Bi kịch cũa sự hào nhoáng




https://drive.google.com/file/d/0BzlDhQ4ilcR9U2tkYzZ0RnJraUE/view?usp=sharing


Chiếc khăn mu-soa- Tác giả Tiểu Tử



Hôm đó, tôi nhận được một CD gởi từ Bruxelles (nước Bỉ) trên CD thấy đề: “À Monsieur Tiêu Tu”. Chữ viết bằng bút feutre rõ nét, nói lên người viết có trình độ. Tuy viết “Tiểu Tử”không có dấu, người gởi viết tên của mình lại có dấu đầy đủ:“Exp: Nguyễn Thị Sương”

Vừa ngạc nhiên vừa thích thú, tôi vội vã đặt dĩa vào máy, nghe. Đó là giọng một người con gái miền Nam, trong trẻo, phát âm rõ ràng. Những gì cô ta nói đã làm tôi xúc động, có lúc tôi ứa nước mắt. Tôi đã nghe nhiều lần và cố gắng ghi chép lại đây. Dĩ nhiên là tôi đã viết để đọc cho suông sẻ chớ cô gái nói còn nhiều chỗ nghe sượng hay dùng từ chưa chính xác …

…Thưa ông,

Con tên Nguyễn Thị Sương, con của Nguyễn Văn Cương, một trong những nhân vật trong truyện ngắn “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” của ông.

Thưa ông. Con sanh ra và lớn lên ở Pháp, biết nói tiếng Việt nhưng đọc và viết tiếng Việt còn rất yếu.. Vì vậy, con phải dùng cách nầy để liên lạc với ông. Xin ông thông cảm.
Hôm chúa nhựt rồi, chị Loan bà con bạn dì của con ghé nhà nói: “Sương ơi. Người ta nói về ba của Sương ở trong truyện ngắn đăng trên internet cả tuần nay nè Chị in ra đem qua đây đọc cho em nghe”. Rồi chỉ đọc. Đó là truyện “Con Rạch Nhỏ Quê Mình”.

Thưa ông. Con chưa biết Việt Nam, nhưng những gì ông tả trong truyện làm như con đã thấy qua rồi Bởi vì hồi con mới lớn ba con thường hay kể chuyện về cái làng Nhơn Hòa và con rạch Cồn Cỏ của ba con, về những người bạn của ba con hồi thời tuổi nhỏ, kể tỉ mỉ đến nỗi con có cảm tưởng như ba con đang cầm tay con dẫn đi coi chỗ nầy chỗ nọ (Nói đến đây, giọng cô gái như nghẹn lại vì xúc động… Ngừng mấy giây rồi mới nói tiếp… )

Mà ba cứ kể đi kể lại hoài làm như là những hình ảnh đó nó ám ảnh ba dữ lắm. Sau nầy thì con mới hiểu khi ba con nói:

“Hồi đó, ba đi Pháp quá sớm, ở cái tuổi chưa biết gì nhiều. Rồi qua đây, chóa mắt ngất ngây với những văn minh tiến bộ của xứ người làm ba quên đi cái làng nhà quê của ba. Điều ân hận lớn nhứt của ba là đã không viết gởi về một chữ để hỏi thăm bạn bè hồi đó. Ba phải về thăm lại Nhơn Hòa Cồn Cỏ, con à.”

Nói đến đó, ba ứa nước mắt, nắm bàn tay con dặc dặc:

“Mà con cũng phải về với ba nữa Về để cho ba lên tinh thần Về để thấy ba biết xin lỗi mọi người. Về để thấy ba biết nhìn lại cái quê hương của ba cho dầu nó có quê mùa xấu xí bao nhiêu đi nữa. Về để thấy ba chưa đến nỗi là thằng mất gốc.”

(Đến đây, không còn nghe gì nữa )

Xin lỗi ông Con đã ngừng thâu để con khóc. (Rồi giọng cô lạc đi.) Con thương ba con. (Ngừng một lúc).

Thưa ông. Ba má con đều là giáo sư toán, dạy ở lycée. Má con mất hồi con mười tuổi. Bây giờ con làm chủ một tiệm sách ở Bruxelles, ba con dạy ở cách nhà không xa lắm. Một hôm, ba nói: “Ba được một thằng bạn học hồi ở đại học, người Phi Châu, mời qua xứ nó giúp tổ chức lại hệ trung học. Ba đã OK.” Rồi ba đưa cho con một phong bì loại A4, nói: “Con ráng tìm cách về Nhơn Hòa Cồn Cỏ, trao cái nầy cho cô Hai Huê nói ba không quên ai hết”. Con nhìn thấy trên phong bì ba viết: “Mến trả lại Huê, kỷ vật của thời tuổi nhỏ. Cương”. Vậy rồi ba qua Phi Châu làm việc rồi mất ở bển trong mấy trận nội chiến. (Chắc ngừng thâu ở đây nên không nghe gì nữa.)

Thưa ông. Nhờ nghe đọc “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” mà con biết được mối tình một chiều của cô Hai Huê, biết được cái khăn mu-soa mà cô Hai đã thêu tặng ba con thuở thiếu thời. Cái khăn đó, bây giờ thì con biết nó đang nằm trong phong bì A4 mà con đang giữ để trả lại cô Hai. Và bây giờ thì con thấy thương cô Hai vô cùng và cũng thấy tội nghiệp ba con vô cùng. (Chỗ nầy giọng cô gái lệch đi, ngừng một chút mới nói tiếp.)

Con nhờ ông giới thiệu con cho bác Sáu Lân, người đã kể chuyện để ông viết về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Con sẽ xin bác Sáu đưa con về đó để con làm theo lời dặn của ba con …

Địa chỉ và số phôn của con như sau:
 Melle Nguyên ……
 ……………………
 ……………………
Con cám ơn ông.
 Con: Sương
* * *
Nhớ lại, cách đây khá lâu, một thằng bạn ở Marseille (miền Nam nước Pháp) gọi điện thoại lên Paris cho tôi, nói:

“Dưới nầy trời tốt, mầy xuống chơi, đi câu với tao. Sẵn dịp, tao giới thiệu mầy cho một ông bạn mới từ Việt Nam qua định cư ở đây. Tao có khoe với ổng là mầy viết lách khá lắm. Ổng nói ổng muốn nhờ mầy viết một chuyện nhỏ ở dưới quê của ổng để ổng tìm một người bạn. Tao thấy coi bộ ngộ à. Xuống, đi.”

Vậy rồi tôi đi Marseille. Sau đó, tôi viết “Con rạch nhỏ quê mình” với câu gởi gắm của ổng:

“Tôi nhờ ông viết lại giùm. Biết đâu chừng thằng Cương sẽ đọc. Để nhắc nó đừng quên con rạch Cồn Cỏ, đừng quên thằng Đực Nhỏ, thằng Lân, con Huê …”

Sau khi nghe CD và ghi chép lại, tôi gọi điện thoại xuống Marseille thì thằng bạn tôi cho hay là ông Lân đã dọn về ở ngoại ô Paris, cách đây mấy năm. Nó cho tôi địa chỉ và số điện thoại của ổng. Vậy rồi ổng và tôi gặp nhau. Tôi kể sơ câu chuyện và đưa cho ổng mượn cái CD. Tôi thấy ổng rơm rớm nước mắt khi nghe tôi nói làm tôi cũng xúc động: người đàn ông hiên ngang, xông xáo trong trận mạc đến nỗi mang hỗn danh “thằng Lân ăn pháo” … vậy mà bây giờ cũng biết ứa nước mắt khi nhận được tin thằng bạn không bao giờ gặp lại.

Khi chia tay, ổng nói: “Cám ơn ông. Nhờ có bài viết của ông mà hôm nay tôi mới có tin của thằng Cương. Tôi sẽ thay nó, đưa con gái nó về thăm Cồn Cỏ Và thắp cho nó ba cây nhang ở đầu vàm để vong hồn nó nương theo đó mà tìm lại con đường vể …”

* * *

Hơn một tháng sau, ông Lân gọi điện thoại cho tôi nói ổng vừa ở Việt Nam về, muốn gặp tôi để trả cái CD và để ổng kể chuyến đi nầy của ổng. Vậy là chúng tôi đã gặp nhau và tôi đã ghi những lời ổng kể …


… Nhờ cái CD ông cho tôi mượn mà tôi liên lạc được con Sương. Tội nghiệp Biết được là tôi gọi, nó khóc ồ ồ ở đầu dây bên kia Sau đó, nó kêu tôi bằng “Bác Sáu”, ngọt như tôi là bác ruột của nó vậy Thấy thương quá.

Vậy rồi hai bác cháu tôi bay về Việt Nam. Ở Sài Gòn chúng tôi mướn một chiếc xe hơi có tài xế để về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Trên xe, tôi nói với con Sương:

“Ở Cồn Cỏ, ba của con không còn bà con gì hết, họ đã dọn lên tỉnh ở mấy chục năm nay. Bây giờ, ba con chỉ còn có một người bạn thân …”

Con nhỏ nói, “Cô Hai Huê”. Tôi gật đầu ờ.

Nó nói tiếp:

“Cô Hai là người ba nhắc thường nhứt và ba hay thở dài nói ba có lỗi với cô Hai nhiều lắm.Thấy ba con như vậy, con cũng nghe đau long, bác Sáu à”.

Thấy thương quá, tôi cầm bàn tay nó bóp nhẹ. Con Sương nhìn cảnh vật bên ngoài nhưng vẫn để bàn tay nó trong long bàn tay tôi. Ông biết không? Tôi không có con, bây giờ, trong cái cầm tay nầy, tôi bỗng cảm thấy như thằng Cương vừa đặt vào tay tôi một đứa con. Trời đất Sao tôi muốn nói, “Sương ơi Từ nay, bác Sáu sẽ thay ba con mà lo lắng bảo vệ con như con là con của bác vậy.” Nhưng thấy có vẻ cãi lương quá nên tôi làm thinh.

Xe ngừng ở chợ Cồn Cỏ. Bác cháu tôi vô chợ nhà lồng đến sạp vải của con Huê thì thấy một cô gái lạ. Cổ nói cổ là cháu kêu con Huê bằng dì và đến đây phụ bán vải từ mấy năm nay. Cổ nói:

“Dì Huê có ở nhà, ông bà vô chơi”.

Chúng tôi đi lần theo con đường nằm dọc bờ rạch. Đường nầy bây giờ được tráng xi-măng sạch sẽ.

Tôi nói,

“Nhà cô Hai có cây mù u nằm trước nhà cạnh bờ rạch, dễ nhận ra lắm.”

Đến nơi, thấy còn nguyên như cách đây mấy chục năm: cũng hàng rào bông bụp thấp thấp, qua một cái sân nhỏ là ngôi nhà xưa ngói âm dương, kèo cột gỗ, ba gian hai chái với hàng ba rộng, một bên hàng ba có một bộ ván nhỏ … Tôi hơi xúc động vì bắt gặp lại những gì của thời cũ. Chỉ có bao nhiêu đó thôi – nhỏ xíu – vậy mà sao gợi lại được vô vàn kỷ niệm.

Tôi gọi lớn, “Huê ơi Huê.”

Trong nhà chạy ra một người đàn bà tóc bạc nhìn tôi rồi la lên: “Trời Đất Anh Lân.”

Tuy cô ta đang nhăn mặt vì xúc động, tôi vẫn nhận ra là Huê. Không kềm được nữa, Huê và tôi cùng bước tới nắm tay nhau vừa dặc dặc vừa nói “Trời Đất, Trời Đất” mà không cầm được nước mắt.
Một phút sau, Huê buông tay tôi ra quay sang con Sương, hỏi: “Còn ai đây?”

Tôi nói: “Con Sương, con thằng Cương.”

Nó hỏi: “Còn anh Cương đâu?”

Con Sương thả rơi ba-lô xuống đất, bước lại phía con Huê, nói, “Ba con chết rồi, cô Hai ơi.”

Con Huê chỉ nói được có một tiếng “Chết” rồi xiêu xiêu muốn quị xuống. Con Sương phóng tới đỡ con Huê, nói, “Cô Hai ơi.” Rồi hai cô cháu ôm nhau khóc nức nở.

Tôi đứng tần ngần một lúc mới bước lại đặt tay lên vai Huê bóp nhẹ, “Tại cái số hết, Huê à. Thằng Cương đang dạy ở bên Bỉ, mắc gì mà qua Phi Châu làm việc để rồi chết mất xác trong chiến tranh ở bên đó. Tại cái số hết Phải chịu vậy thôi.”

Con Sương dìu Huê lại ngồi ở bực thềm, vói tay mở ba-lô lấy phong bì A4, nói: “Ba con gởi cái nầy cho cô.”

Huê cầm phong bì, nheo mắt đọc rồi lắc đầu nhè nhẹ, “Chắc là cái khăn mu-soa.”

“Khăn nầy cô thêu tặng cho ba của con, nhưng không có duyên nên khăn lại trở về. Bây giờ, cô tặng cho con để kỷ niệm ngày cô cháu mình gặp nhau.”

Huê xé phong bì lấy khăn ra cầm hai góc khăn đưa lên nhìn: khăn còn thẳng nếp, chưa có dấu hiệu xử dụng. Huê nhăn mặt, đưa khăn lau nước mắt của mình rồi sang qua lau nước mắt của con Sương làm nó cảm động nấc lên khóc.

Huê nói,

“Khăn nầy cô thêu tặng cho ba của con, nhưng không có duyên nên khăn lại trở về. Bây giờ, cô tặng cho con để kỷ niệm ngày cô cháu mình gặp nhau.”

Con Sương cầm lấy khăn rồi ngả đầu vào vai Huê, nói, “Con cám ơn cô Hai.”

Huê vừa gật đầu vừa choàng tay ôm con Sương lắc nhè nhẹ như vỗ về đứa con. Tôi bước ra bờ rạch ngồi cạnh gốc cây mù u đốt thuốc hút. Tôi thấy trên thân cây có đóng một cây đinh dài đã rỉ sét đen thui, vắt lên cây đinh là một cuộn dây dừa cũ mèm như muốn mục. Tôi nghĩ chắc con Huê nó làm như vậy, nó vốn nhiều tình cảm và giàu tưởng tượng. Nó có ý nói con thuyền ngày xưa đã bỏ bờ đi mất, nếu một mai có trôi về được thì cũng có sẵn dây để cột con thuyền vào gốc cây mù u …

Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm,

“Cương ơi Mầy có linh thiên thì về đây hút với tao một điếu thuốc.”

Tự nhiên, tôi ứa nước mắt.

Khi tôi trở vô nhà thì cô cháu tụi nó ngồi cạnh nhau trên bộ ván, nói chuyện coi bộ tương đắc. Thấy tôi, Huê nói để vô làm cơm cùng ăn. Tôi từ chối vì phải về trả xe. Huê xin cho con Sương ở lại chơi với nó mươi hôm, còn con Sương thì hớn hở, “Bác Sáu đừng lo. Con về một mình được.”

Tôi bằng lòng, nhưng đề nghị cùng ra đầu vàm thắp ba cây nhang cho thằng Cương. Con Huê vô nhà lấy nhang và một tấm ni-long để ra đó trải cho ba người ngồi. Khi đi ngang cây mù u, con Huê bước lại gốc cây lấy cuộn dây dừa liệng xuống rạch, rồi phủi tay đi.

Sau khi cúng vái ở đầu vàm, cô cháu nó đưa tôi ra xe. Nhìn tụi nó cập tay nhau mà thấy thương quá, ông ơi.

* * *

… Bây giờ thì cô Sương đã đem cô Huê qua Bỉ ở với cổ. Nghe ông Lân nói hai cô cháu rất “tâm đồng ý hợp.” Còn chiếc khăn mu-soa thêu thì ông Lân nói cô Sương đã cho lộng vào một khuôn kiếng rất đẹp treo ở phòng khách , ở một vị trí mà ai bước vào cũng phải thấy.