khktmd 2015
Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017
Cờ vua và âm nhạc có giúp trẻ thông minh hơn?
Làm cha mẹ, ai cũng muốn con cái mình phát huy tối đa khả năng học tập và đạt kết quả cao. Tại Châu Á, các bậc phụ huynh sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để gửi con mình đến các lớp học âm nhạc hay cờ vua, dựa trên những nghiên cứu cho rằng hai bộ môn này giúp phát triển khả năng tư duy của trẻ.
Thế nhưng gần đây, hai nhà tâm lý học người Anh Giovanni Sala và Fernand Gobet đã đặt nghi vấn về tuyên bố này. Họ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu tổng hợp và đánh giá lại các bằng chứng trước đó về mối liên hệ giữa cờ vưa - âm nhạc và trí thông minh của trẻ em.
Kết quả cho thấy những đứa trẻ biết chơi cờ hoặc một nhạc cụ nào đó, thì đạt được điểm số cao hơn trên các bài kiểm tra IQ so với những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, hai việc này lại mang tính tương quan, chứ không phải là nhân quả. Điều đó có nghĩa là những đứa trẻ thông minh thì thường bị thu hút bởi các hoạt động đòi hỏi trí tuệ như cờ vua hay âm nhạc, chứ chưa hẳn là ngược lại.
Sự trao đổi kỹ năng
Ý tưởng cho rằng việc chơi cờ hay học nhạc giúp tăng cường trí thông minh và năng lực học tập, bắt nguồn từ khái niệm về sự trao đổi kỹ năng (transfer of learning), tức việc đem kỹ năng của một lãnh vực này áp dụng cho một lãnh vực khác. Chẳng hạn, các nhà giáo dục ngày xưa từng tin rằng việc học tiếng Latin sẽ giúp cho học sinh cải thiện khả năng toán số của mình.
Vào năm 1901, hai nhà tâm lý học Edward Thorndike và Robert Woodworth thục hiện một loạt các thí nghiệm về trao đổi kỹ năng. Họ phát hiện ra rằng đối với hai lãnh vực gần nhau, một số kỹ năng có thể được trao đổi từ lãnh vực này sẽ lãnh vực khác - hiện tượng này được gọi là trao đổi gần (near transfer). Chẳng hạn, nếu bạn giỏi tiếng Latin, thì việc học tiếng Ý sẽ rất dễ dàng, vì đây là hai ngôn ngữ có quan hệ gần với nhau. Tuy nhiên, đối với hai lãnh vực không liên quan tới nhau, thì việc trao đổi kỹ năng xa (far transfer) sẽ không diễn ra. Nghĩa là việc học tiếng Latin sẽ không giúp bạn đạt điểm cao trong môn đại số hay hình học.
Hơn một thế kỷ sau khi Thorndike và Woodworth công bố kết quả các nghiên cứu chuyên sâu của mình, nhiều người vẫn tin rằng một số môn học như cờ vua hay âm nhạc giúp cho học sinh thông minh hơn. Thế nhưng phân tích gần đây nhất của Sala và Gobet đã phủ nhận niềm tin này, và khẳng định rằng hiện tượng trao đổi kỹ năng xa (far transfer) hoàn toàn không diễn ra.
Vì thế, chơi cờ vua hay học nhạc sẽ không giúp cho trẻ thông minh hơn, và trò chơi điện tử cũng không giúp tăng cường trí nhớ hay sự tập trung như nhiều công ty game vẫn tuyên bố.
Dĩ nhiên, nếu đứa trẻ yêu thích học nhạc hay chơi cờ, thì chẳng có lý do gì để cha mẹ ngăn cấm chúng cả. Chỉ là, các bậc phụ huynh đừng nên kỳ vọng quá nhiều về việc "nâng cao trí thông minh" mà thôi.
Thực phẩm nên dùng hằng ngày
BROCCOLI – bông cải xanh
Đó là một thứ rau củ thực sự mang đến những chất dinh dưỡng cần thiết.Chuyên gia dinh dưỡng Pip Reed cho rằng bông cải xanh mang đến đầy đủ canxi, chất xơ, vitamin B giúp chúng ta có năng lượng, chất chống oxy hóa.
Đặc biệt broccoli có chứa một sắc tố tự nhiên giúp cân bằng và giải độc, gọi là indole-3-carbinol, đặc biệt tốt cho phụ nữ.
Ý tưởng Việt: broccoli luộc chấm muối mè, broccoli xào tôm, broccoli xào tỏi và cá mặn.
WILD SALMON – cá hồi trong thiên nhiên
Cá không chỉ là thức ăn dành cho não bộ, với chỉ hai khẩu phần loại chất béo như cá hồi có thể giảm một phần ba nguy cơ tử vong do đau tim, theo một nghiên cứu của đại học Harvard."Axit béo omega-3 của cá hồi rất quan trọng cho chức năng tế bào, cho hệ thống thần kinh và sức khỏe tổng thể của chúng ta," chuyên gia dinh dưỡng Rebecca Harwin nói.
"Với các khoáng chất quan trọng như canxi, selen, magiê, phốt pho và kali, thêm các vitamin như A, C, B6 và folate, một phần ăn cá này là một phần ăn giàu chất dinh dưỡng."
Tại sao phải là cá hoang dã? Theo bà Harwin thì hãy nghĩ đến chuyện miếng cá ít chất béo bão hòa và ít mang chất gây ô nhiễm hơn.
Ý tưởng Việt: cá hồi nướng với sốt chanh trong giấy bạc, gỏi cá hồi với cơm dừa, cá hồi steak với sốt kem.
AVOCADO – bơ
Đầy chất béo loại tốt và chất xơ, bơ không chỉ ngon khi dầm hay xay nhuyễn ra rồi phết lên bánh mì nướng."Bơ cải thiện sự hấp thu mạnh mẽ chất dinh dưỡng phytonutrients từ thực vật, carotenoids sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật, cụ thể là từ những rau củ như khoai lang, cà rốt, rau lá xanh," chuyên gia dinh dưỡng thực phẩm tự nhiên Larina Robinson nói.
"Thêm vào đó, bơ giàu kali giúp giữ cho huyết áp của bạn ổn định, cũng như vitamin E, C và chất chống oxy hóa cho mái tóc, làn da và móng tay khỏe mạnh."
Ý tưởng Việt: bơ chín nạo ra ăn không như một loại trái cây, xay sinh tố với sữa tươi, dầm ra nêm chút nước chanh trét bánh mì.
CHIA SEEDS – hạt chia
Những hạt chia ‘nhỏ mà có võ’ này chứa một lượng protein, axit béo omega-3, chất xơ, vitamin B, D và E cùng magiê, canxi, sắt và kali, chuyên gia dinh dưỡng và lối sống tự nhiên Casey-Lee Lyons nói."Hạt chia cung cấp năng lượng tồn tại lâu hơn, giúp giảm cảm giác thèm ăn đường, tăng cường tiêu hóa và trao đổi chất, hỗ trợ mức cholesterol tốt."
Ý tưởng Việt: uống hạt chia cùng nước trái cây hay ya ua, trộn hạt chia vào bột khi làm những loại bánh đơn giản như muffin, bỏ hạt chia vô cơm và cháo.
FREE RANGE, ORGANIC EGGS – trứng gia cầm nuôi thả tự nhiên
Quên những thanh ngũ cốc trộn các loại hạt hay những loại bột protein uống đi – trứng cung cấp protein hoàn hảo một cách tự nhiên."Hơn nữa, trứng chứa các chất béo tuyệt vời, các vitamin như A, B2, B5, B12, D, E và các khoáng chất như kali và selen. Đơn giản, làm no, và là loại thức ăn nạp đường huyết thấp," Harwin nói.
Và tại sao phải là trứng gà nuôi thả tự nhiên? Vì chúng thực sự tốt hơn cho sức khỏe, các nghiên cứu cho thấy chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn, trong khi đó ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn.
Ý tưởng Việt: trứng nướng ăn chơi, trứng luộc dầm nước mắm chấm rau luộc ăn cơm, trứng trong bánh flan.
PUMPKIN – bí ngô, bí đỏ
Đem bí đỏ đi nướng, xay nhuyễn hay pha trộn đều tốt."Chất chống oxy hóa beta-carotene và vitamin C được tìm thấy trong bí đó có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư, chống lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và cho một sức đề kháng khỏe mạnh. Thêm vào đó, giàu chất xơ và nước giúp bạn no," Robinson nói.
Ý tưởng Việt: canh bí đỏ nấu tôm nêm ngò om ngò gai, bí đỏ xào thịt gà.
GREEK YOGHURT – ya ua kiểu Hy Lạp
"Rất ít ngày tôi không đụng đến ya ua kiểu Hy Lạp trong những món ăn, thức uống của mình,” chuyên gia dinh dưỡng và lối sống tự nhiên Lindy Cook cho biết, nhờ vào sự phong phú của các lợi khuẩn sinh học probiotics, protein và vitamin B12."Nhưng không phải tất cả ya ua kiểu Hy Lạp đều như nhau, tìm những loại khác nhau trên kệ hàng, tìm loại không bỏ thêm đường hoặc các loại trái cây, và tốt hơn là ya ua tự nhiên hữu cơ."
Ý tưởng Việt: ya ua không đường ăn kèm trái cây tươi và ngũ cốc, ya ua thay sữa trong các món sinh tố.
BLUEBERRIES – trái việt quất
Nói đến thang điểm chống oxy hóa, bảo vệ mạch máu và thậm chí có thể đảo ngược những suy giảm do tuổi tác trong điện não, thì trái việt quất có điểm rất cao."Thêm vào đó là chất xơ rất quan trọng để có một hệ tiêu hóa làm việc khỏe mạnh, cộng với sự pha trộn của các loại vitamin và chất dinh dưỡng, nên không có gì lạ khi trái việt quất được xem là một siêu thực phẩm - superfood" Harwin nói.
Ý tưởng Việt: bánh xếp, bánh tart việt quất, ăn việt quốc tươi như một loại trái cây
WALNUTS – hạt trái hồ đào, hạt óc chó
Các chuyên gia cho rằng, khi nói đến một loại hạt có khả năng làm ‘vua các loại hạt’ thì ngay cả hạnh nhân cũng không thể bì được hạt trái hồ đào, hạt óc chó."Hạt óc chó có nhiều omega 3 chống viêm, tốt cho sức khỏe não bộ hơn bất cứ loại hạt nào khác, cộng thêm chất xơ để kiểm soát cân nặng, sắt, kẽm và selen khoáng chất chống oxy hóa, năng lượng và thúc đẩy sự trao đổi chất", Reed nói.
Và với những người mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, hạt óc chó là một nguồn tự nhiên của melatonin tự nhiên giúp điều tiết giấc ngủ.
Ý tưởng Việt: ăn hạt óc chó như món ăn chơi, trộn xà lách với rau rocket và cam, hay trộn với bơ và trái sung tây.
TURMERIC – củ nghệ
Có thể nói tất cả các chuyên gia dinh dưỡng đều yêu thích đúng loại gia vị này – nghệ, tuyệt vời trong các món cà ri, rắc trên rau củ nướng thơm lừng, trộn với trứng quậy cũng ngon – nhờ chất chống lại bệnh tật curcumin của nó, một chất chống viêm đã được khoa học chứng minh."Đó là những phẩm chất làm thuốc, gồm khả năng chống lại các bệnh mãn tính, giảm viêm, cải thiện gan và sức khỏe tiêu hóa, giữ nồng độ insulin trong máu vừa phải, chống lại sự lão hóa sớm, giảm trầm cảm, điều trị viêm khớp, giảm nguy cơ bệnh tim, và có thể giúp trong việc ngăn ngừa một số loại ung thư," Lyons nói.
Ý tưởng Việt: cá kho nghệ, cơm nghệ, các loại cà ri rau củ.
MAI THẢO VÀ TUI - Tác giả Nguyễn Đăng Thường
Hồi đầu tháng Tư năm nay 2017, bà mợ Bảy của tui ở New York, trong lúc điện đàm, có nhắc lại một câu chiện cũ. Mợ nói ông Nguyễn Đăng Hùng, hay Hưng, tui hổng nhớ, có nói ông tuy lớn tuổi hơn Nguyễn Đăng Thường - mợ nói quên hỏi ổng sao ổng biết cái tên "NĐT" - ổng tuy lớn tuổi nhưng là vai em. Ông Hùng/Hưng hiện ở San Diego, bị điếc tai do tuổi tác. Ông ta là em nhà văn Mai Thảo-Nguyễn Đăng Quý. Mợ Bảy là vợ của cậu Bảy Phạm Văn Hạnh - má tui thứ năm - trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập, bạn thân với Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Tuân… Nguyễn Tuân khi vào Nam có ghė thăm cậu tui ở Cần Thơ tại nhà ông bà ngoại. Sau 45 cậu lấy thêm bút hiệu Thê Húc (vì cậu yêu Hà Nội của thời thanh xuân) lập/thuộc nhóm Gió Bốn Phương (Góp gió bốn phương- Tung ra khắp bốn phương) của tiệm sách Yiểm Yiểm Thư Trang của nữ sĩ Mộng Tuyết (cặp Đông Hồ-Mộng Tuyết). Bạn của cậu Hạnh lúc đó là Tam Ích, Vũ Anh Khanh, Lý Văn Sâm, Cô Hợp Phố…
Câu chuyện vòng vo lẩm cẩm như sau.
Ông ngoại tui người miệt Chợ Lớn có vợ Tàu. Ông làm tham tá dưới thời Pháp bị thuyên chuyển ra Hà Nội, sanh con đẻ cái sống ngoài đó cho tới khi nghỉ hưu. Ba tui, Nguyễn Đăng Lâm, thuộc giòng họ Nguyễn Đăng đã có mặt từ thời Bà Chúa Chè. Trong cuốn tiểu thuyết lịch sử này (Nguyễn Trọng Luật) có một nhân vật (quan chức?) tên Nguyễn Đăng Đạo. Người anh thứ năm của tui - con thứ tư trong gia đình - cũng tên Nguyễn Đăng Đạo. Gia đình ông nội khá rân rác thời đó. Trong cơn sốt tìm mỏ than, ông có thuê người đào và tìm được, ăn mừng cả tuần hay cả tháng vì nghĩ sẽ giàu to. Nhưng than ôi cái mỏ than đó chỉ có một lớp than mỏng trên mặt. Gia đình khánh tận dần dần nhưng trong nhà còn vài món đồ cổ quý báu, chị Ba nghe nói và kể lại cho tụi nhỏ nghe. Có một cái bình sứ cổ khá to một viên chức Pháp rất yêu. Trước khi qua đời, ông nội dặn ba tui đem cái bình đến nhà biếu cho ông Tây nọ và xin ông ta nhận làm bảo hộ (tuteur) như ông đã hứa. Ba tui muốn trở thành bác sĩ (5 năm) nhưng cha mất sớm nên phải chọn nghề thú y (3 năm). Ba ở trọ nhà ông bà ngoại (bà ngoại nuôi học trò Nam Bắc kiếm thêm tiền vì ngôi nhà chánh phủ cấp gần Hồ Gươm khá to). Ra trường ba xin cưới má. Má tui đẹp nhứt nhà nên lấy chồng sớm, năm lên mười sáu trăng tròn đắm say. Sanh được hai gái, do cãi cọ với Phạm Quỳnh (thân Pháp) ba tui (chống Pháp) bị thuyển chuyển sang Cam Bốt ở hai tỉnh lỵ Kratiė rồi Battambang. Công việc của thú y thời đó là mỗi sáng đi khám các khâu thịt bò, thịt heo rồi đóng mộc cho phėp bán. Việc nhà có vợ hiền người giúp việc lo. Ba giết thời giờ với nàng Tiên Nâu - nha phiến rất rẻ, có thể đã nhập lậu từ Lào. Ba chắc cũng đã có thử nghiệm hút sách thời trẻ ở Hà Nội với các công tử, cô đầu.
Rồi thời gian… êm trôi… xa cách buồn… vời vợi… khi ánh trăng vàng… lên khơi. Tỉnh lợi, nhìn đám con bảy đứa thấy chúng có cơ may Miên.. hóa nên ba xin thuyên chuyển về Nam. Hôm đáo quốc, mấy đứa con nhỏ theo người giúp việc (anh Tích và chị Tiệc trai gái bần nông Bắc Kỳ bà ngoại "mua" cho theo má khi má lấy chồng) đi tàu về Sài Gòn. Ba lái xe mui trần với vợ và hai con gái lớn. Nửa đường gặp trân mưa to, cơ thể đã suy yếu nên về tới Sài Gòn ba bị sưng phổi đột tử. Chôn cất xong má dắt đám con về Cần Thơ ở với ông bà ngoại đã về hưu có ngôi biệt thự cạnh lẩm lúa và nhà thương tư của dì dượng Hai - dì Hai có chồng bác sĩ khá giàu. Đó là năm 1939, thi sĩ NĐT mới vừa ăn… thôi nôi. Liên lạc với bên nội có thể đã đứt khoảng từ khi sang Cam Bốt chắc đã cắt đứt luôn … dây chuông từ khi về ở với ông bà ngoại. Ba hút nằm một chỗ. Mơ ước của ba lúc sanh thời là có cái radio để nghe tin tức, nhạc, kịch, nhưng mộng ước chưa được toại nguyện. Sau 45 VN mới có đài phát thanh.
Khi trả lời phỏng vấn của nhà văn Lê Thị Huệ cho Gió O (bạn nào tò mò có thể vào nėm một cái nhìn… ngơ ngáp, phỏng vấn gồm 5 phần khá dài) và được biết tên thiệt của Mai Thảo là Nguyễn Đăng Quý tui có nói đùa rằng Mai Thảo và “Tây Đui” biết đâu dám có thể là bà con… xa. Giờ đây, he he, tė ra hổng những chả xa mà lại còn quá gần, anh em chú bác, ha ha, ba tui là anh ruột của bố ông Mai Thảo. Văn chương Mai Thảo? Nói thiệt, tui chỉ đọc có hai cái truyện ngắn. Truyện thứ nhứt kể lại ngày Mai Thảo di tản vào Nam sau 54. Hôm đó Mai Thảo mặc cái áo len dày, cổ cao (col marin) của dân chài Normandie có hoa văn là hai sợi dây "lòi tói", tui chỉ còn nhớ cái đó. Truyện sau tên là "Chuyến mėtro về Belleville", nếu tôi nhớ đúng. Đại khái nhà văn ở Mỹ sang Paris gặp một cô gái VN bị chọc ghẹo trên chuyển tầu ngầm. Nhà văn ra tay nghĩa hiệp tới xua đuổi bọn du côn (An-giê-ri) đi chỗ khác… đứng chơi, rồi nhà văn mời cô gái vào quán xơi bậy bạ vài ba cái… đùi gà (hổng nhớ họ đã xơi cái chi chi, hi hi). Cái truyện này hao hao giống truyện "Người bạn quê hương " của tui. Chuyến mėtro… và Người bạn… xuất hiện trên tờ Thế Kỷ 21 của Nguyễn Xuân Hoàng. Cái truyện của tui vô phėp ra mắt trước. Ngoài ra tui cũng có mua tập thơ của Mai Thảo. Thơ triết lý hổng hợp gu, tui đọc lướt qua tới câu "ta thấy hình ta những miếu đền" tui sợ hổng được cho dô xả rác tè bậy chỗ linh thiêng nên tui tức tốc rút lui có… hộ vệ.
Tóm lợi: cả hai phía, nội cũng như ngoại, tui đây đều có danh nhơn.
Hy vọng họ sẽ được "thôm" lây.
Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017
Cái lon, chiếc nón và nùi giẻ rách - Tác giả Tưởng Năng Tiến
Bây giờ, trừ cái labtop, tôi rất ít để ý đến những vật dụng khác quanh mình. Sau tháng 4 năm 1975 – có lúc – tôi cũng không bận tâm đến bất cứ một thứ gì, ngoài cái lon Guigoz.
Tôi bắt đầu làm quen với nó vào mùa mưa năm 1975, trong trại cải tạo. Chịu đói là bài học đầu tiên mà chúng tôi được học, và đây cũng là bài học kéo dài suốt khóa.
Ở vào hoàn cảnh này mà vớ được mấy củ khoai đào sót, một con ếch chậm chân, một nắm rau rừng cấu vội, hay một vốc gạo thừa – vét được sau những lần tạp dịch dọn kho – mà có sẵn cái lon Guigoz bên mình thì tiện lắm. Cất giấu tang vật rất dễ, và chỉ cần rất ít nhiên liệu trong việc nấu nướng.
Hằng đêm chúng tôi đều được nghe giảng dạy về một cuộc sống mới không giai cấp, không còn cảnh người bóc lột người, mọi sản phẩm đều là của chung, làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu… Chúng tôi cũng được động viên cứ yên tâm học tập, không phải bận tâm gì về thân nhân hay gia quyến. Cả nước đang đi từ giai đoạn ăn no mặc ấm, sang ăn sang mặc đẹp. Còn cả thế giới thì đang chuẩn bị bước vào thế giới đại đồng.
Chúng tôi tiếp thu tốt, thảo luận tốt, viết thu hoạch tốt, nhất trí rất cao về tất cả mọi vấn đề. Sau đó – sau giờ học tập – mọi người lại lục đục mang tất cả những thứ “cải thiện” được trong ngày, bỏ vào lon Guigoz, lúi húi tìm một góc riêng đun nấu, để “sột sệt” cho đỡ đói.
Cái lon Guigoz đối với chúng tôi (những kẻ thuộc bên thua cuộc) không chỉ là một vật dụng thiết thân mà còn trở thành một kỷ vật, với những kỷ niệm rất buồn. Điều tôi không ngờ là nó cũng rất thân thiết, và cũng là một kỷ vật buồn (không kém) đối với những người thuộc bên thắng cuộc:
“Nhớ thằng bạn cùng đơn vị xưa kia kể lại, bà mẹ của cậu ta cứ nắc nỏm ao ước tìm đâu ra một chiếc hộp sắt để đựng kim chỉ khâu hay đựng thuốc cảm cúm, nhức đầu… Tìm đâu ra vài chiếc bình, chiếc chai thật đẹp để tích lạc, đựng vừng phòng ngày mưa gió, lụt lội. Vừa khô ráo, vừa tiện lợi, bày biện chỗ nào cũng sáng cả một góc nhà. Bà mẹ tơ tưởng vậy thôi, chứ đang thời bom rơi đạn nổ, mọi người chỉ sống nhờ vào mấy chiếc tem đậu phụ, tem thịt, vào những viên gạch xếp hàng giữ chỗ thay người trước một xe bán rau, trước cửa hàng bán nước mắm mậu dịch…, bới đâu ra chiếc hộp, chiếc chai bà ưng ý?
Ấy vậy mà hôm tiễn thằng bạn tôi vào chiến trường, không hiểu bằng cách nào, bà mẹ đã tìm được chiếc vỏ hộp sữa Guigoz đặt vào một bên túi cóc của cậu con trai. Nhờ cái vỏ hộp sữa ấy – chống được ẩm mốc, mưa nắng – cái ba lô lính của thằng bạn tôi thực sự trở thành một cái chạn di động. Không gặp thì chớ, hễ gặp nhau y như rằng nó sẵn sàng khoản đãi tôi đủ thứ “cao lương mỹ vị”: thịt nai sấy khô, mắm ruốc cá, thịt cheo xào gừng, sả… Tất cả chứa trong chiếc hộp sữa Guigoz đó!
Bạn tôi hy sinh ở Bàu Bàng cuối năm 1969. Nhận được giấy báo tử người con trai đâu đó chín tháng hay một năm, bà mẹ ngã bệnh qua đời. Mãi hơn hai mươi năm sau, những đội viên Hội Chữ Thập Đỏ phường Mã Mây mới tìm ra nơi chôn cất thằng bạn tôi. Họ kể lại, di vật của người hy sinh đã ẩm mục, rã rữa hết, chỉ còn tìm được chiếc vỏ hộp sữa Guigoz. Hôm đưa hài cốt bạn tôi về với bà mẹ cậu ta ở một khu phố cổ Hà Nội, người ta đã đặt chiếc vỏ hộp sữa bên cạnh bó hài cốt bạn tôi trước bàn thờ bà mẹ. Đủ lệ bộ ngay ngắn, họ mới thắp hương báo với bà con trai bà đã về.” (“Nỗi Buồn Lâu Qua” – Tô Hoàng).
Ngày trở về của chiếc nón cối thì ồn ào, và hoành tráng hơn nhiều:
Năm 1968, người lính trẻ Hoa Kỳ là John Wast, khi lục soát trận địa tìm vũ khí, tài liệu, bất chợt trông thấy một chiếc nón cối có vết đạn, vẽ hình con chim bồ câu. Anh ta buộc chiếc nón vô ba-lô, và khi hồi hương vào năm tháng sau đó, anh ta mang theo làm kỷ niệm chiến tranh và đặt trên cái giá sách trong phòng.
Có một cựu chiến binh làm công tác từ thiện đến gặp anh lính cũ và hỏi anh ta có muốn trả lại chiếc nón về nơi cũ chăng, bởi vì năm tháng qua đi, cũng chẳng còn khơi lại những đau thương nhức nhối nữa. Một phái đoàn có tên là “Đoàn phát triển kinh phí thiện nguyện tại Việt Nam” tìm ra gia đình anh bộ đội Bùi Đức Hùng, bị tử thương, nhưng hài cốt không bao giờ được thu hồi.
Ông Bùi Đức Dục, 52 tuổi, là cháu của liệt sĩ Hùng phát biểu, “Đây thật là giây phút thiêng liêng đối với gia quyến chúng tôi.”
Ông Dục bật khóc khi chiến nón cối được mang đặt lên bàn thờ gia tộc, trước sự chiêm bái của những cựu chiến binh Hoa Kỳ, khoảng 100 dân làng và viên chức xã có mặt. Trong căn phòng cũng đặt một bức tượng ông Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo cuộc chiến tranh thắng lợi.
Ông Dục ngỏ lời “Chúng tôi coi chiếc mũ này như chính một phần thân thể chú tôi, và sẽ bảo tồn nó để nhắc nhở cho thế hệ tiếp nối của gia tộc chúng tôi.”
Hơn ba triệu người Việt Nam đã chết trong chiến tranh qua thời gian Hoa Kỳ phải hành động để ngăn chặn làn sóng Cộng Sản tại Đông Nam Á. Ông Wast, nay đã 67 tuổi, là người dân vùng Toledo, tiểu bang Ohio, chưa từng du lịch Việt Nam. Lời nói của ông ta đã ghi và phát lại qua buổi lễ cho biết rằng liệt sĩ Hùng đã chiến đấu thành thạo và ngoan cường… (“46 years on, Vietnamese helmet returned.” Tran Van Minh. AP. Trans Y.Y).
Trường hợp của ông Nguyễn Chánh Nhường thì hơi khác, theo bản tin (“Sau 40 năm, liệt sỹ trở về thành hộ nghèo”) của báo Lao Động, số ra ngày 1 tháng 2 năm 2015:
Một sự kiện hy hữu vừa diễn ra tại xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) khi ông Nguyễn Chánh Nhường, đã có giấy báo tử và được công nhận Liệt sỹ tròn 40 năm bỗng trở về trước sự ngỡ ngàng của người thân và bà con xóm giềng. Ông Nhường hiện trí nhớ suy giảm, sức khỏe yếu được chính quyền địa phương xếp vào diện hộ nghèo.
Vào ngày 10.4.2014, gia đình ông Nguyễn Chánh An, xóm 19 xã Quỳnh Lâm hết sức ngỡ ngàng khi thấy một người đàn ông ăn mặc rách rưới, dáng vẻ tiều tụy, khắc khổ xuất hiện trước cửa nhà. Sau phút định thần, gia đình ông An bàng hoàng nhận ra đây là ông Nguyễn Chánh Nhường, người anh em ruột của gia đình, đi bộ đội và được báo tử, truy điệu Liệt sỹ vào năm 1974, vừa tròn 40 năm.
Ông Nguyễn Chánh Nhường sinh năm 1949, quê quán xã Quỳnh Lâm, lớn lên theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông xung phong lên đường nhập ngũ. Sau một thời gian bặt tin tức, vào năm 1974, cả gia đình ông chết lặng khi nhận được giấy báo tử của đơn vị gửi về, thông báo ông đã hy sinh ngày 6.4.1973. Địa phương và các tổ chức đoàn thể đến thăm hỏi, động viên gia đình và tổ chức lễ truy điệu. Gia đình ông được phát bằng Tổ quốc ghi công số DE 145, được lưu giữ trang trọng tại nhà ông anh cả Nguyễn Chánh Nghiệm…
Bà Bùi Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm cho biết: “Sau khi nghe tin có ông Nhường trở về, chúng tôi đã thành lập đoàn xác minh thông tin. Kết quả cho thấy người trở về chính là ông Nguyễn Chánh Nhường, đã được công nhận Liệt sỹ cách đây 40 năm. Ông Nhường không có giấy tờ gì, trí nhớ cũng không còn minh mẫn, ngay cả nói cũng không mạch lạc…
Bà Hường nói: “Chúng tôi chưa thăm, tặng quà ông Nhường, nhưng đã có kế hoạch tặng quà và đề xuất UBND huyện tặng quà cho ông trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi. Đây là một trường hợp hết sức hy hữu, mong rằng các cơ quan chức năng sẽ xem xét giải quyết chế độ phù hợp cho một người đã từng đi bộ đội, tham gia chiến đấu và được công nhận là Liệt sỹ.”
Ông Nhường trở về ngày 18 tháng 3 năm 2014, gần một năm sau (hôm 1 tháng 2 năm 2015) bà Phó Chủ Tịch UBND xã Quỳnh Lâm tuy vẫn chưa đến thăm nhưng đã có “kế hoạch” và “đề xuất UBND huyện tặng quà” rồi. Chả biết “đề xuất” này có được chấp thuận hay không nhưng (“tiếng chào cao hơn mâm cỗ”) thế cũng quý hóa lắm rồi.
Nếu ông Nguyễn Chánh Nhường đi luôn, và chỉ có cái lon Guigoz hay chiếc nón cối trở về (thôi) thì việc tiếp đón – chắc chắn – sẽ long trọng và đình đám hơn nhiều. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Đã đi chinh chiến mà còn (ráng) trở về làm chi nữa, cho nó thêm rách việc!
Tôi bắt đầu làm quen với nó vào mùa mưa năm 1975, trong trại cải tạo. Chịu đói là bài học đầu tiên mà chúng tôi được học, và đây cũng là bài học kéo dài suốt khóa.
Ở vào hoàn cảnh này mà vớ được mấy củ khoai đào sót, một con ếch chậm chân, một nắm rau rừng cấu vội, hay một vốc gạo thừa – vét được sau những lần tạp dịch dọn kho – mà có sẵn cái lon Guigoz bên mình thì tiện lắm. Cất giấu tang vật rất dễ, và chỉ cần rất ít nhiên liệu trong việc nấu nướng.
Hằng đêm chúng tôi đều được nghe giảng dạy về một cuộc sống mới không giai cấp, không còn cảnh người bóc lột người, mọi sản phẩm đều là của chung, làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu… Chúng tôi cũng được động viên cứ yên tâm học tập, không phải bận tâm gì về thân nhân hay gia quyến. Cả nước đang đi từ giai đoạn ăn no mặc ấm, sang ăn sang mặc đẹp. Còn cả thế giới thì đang chuẩn bị bước vào thế giới đại đồng.
Chúng tôi tiếp thu tốt, thảo luận tốt, viết thu hoạch tốt, nhất trí rất cao về tất cả mọi vấn đề. Sau đó – sau giờ học tập – mọi người lại lục đục mang tất cả những thứ “cải thiện” được trong ngày, bỏ vào lon Guigoz, lúi húi tìm một góc riêng đun nấu, để “sột sệt” cho đỡ đói.
Cái lon Guigoz đối với chúng tôi (những kẻ thuộc bên thua cuộc) không chỉ là một vật dụng thiết thân mà còn trở thành một kỷ vật, với những kỷ niệm rất buồn. Điều tôi không ngờ là nó cũng rất thân thiết, và cũng là một kỷ vật buồn (không kém) đối với những người thuộc bên thắng cuộc:
“Nhớ thằng bạn cùng đơn vị xưa kia kể lại, bà mẹ của cậu ta cứ nắc nỏm ao ước tìm đâu ra một chiếc hộp sắt để đựng kim chỉ khâu hay đựng thuốc cảm cúm, nhức đầu… Tìm đâu ra vài chiếc bình, chiếc chai thật đẹp để tích lạc, đựng vừng phòng ngày mưa gió, lụt lội. Vừa khô ráo, vừa tiện lợi, bày biện chỗ nào cũng sáng cả một góc nhà. Bà mẹ tơ tưởng vậy thôi, chứ đang thời bom rơi đạn nổ, mọi người chỉ sống nhờ vào mấy chiếc tem đậu phụ, tem thịt, vào những viên gạch xếp hàng giữ chỗ thay người trước một xe bán rau, trước cửa hàng bán nước mắm mậu dịch…, bới đâu ra chiếc hộp, chiếc chai bà ưng ý?
Ấy vậy mà hôm tiễn thằng bạn tôi vào chiến trường, không hiểu bằng cách nào, bà mẹ đã tìm được chiếc vỏ hộp sữa Guigoz đặt vào một bên túi cóc của cậu con trai. Nhờ cái vỏ hộp sữa ấy – chống được ẩm mốc, mưa nắng – cái ba lô lính của thằng bạn tôi thực sự trở thành một cái chạn di động. Không gặp thì chớ, hễ gặp nhau y như rằng nó sẵn sàng khoản đãi tôi đủ thứ “cao lương mỹ vị”: thịt nai sấy khô, mắm ruốc cá, thịt cheo xào gừng, sả… Tất cả chứa trong chiếc hộp sữa Guigoz đó!
Bạn tôi hy sinh ở Bàu Bàng cuối năm 1969. Nhận được giấy báo tử người con trai đâu đó chín tháng hay một năm, bà mẹ ngã bệnh qua đời. Mãi hơn hai mươi năm sau, những đội viên Hội Chữ Thập Đỏ phường Mã Mây mới tìm ra nơi chôn cất thằng bạn tôi. Họ kể lại, di vật của người hy sinh đã ẩm mục, rã rữa hết, chỉ còn tìm được chiếc vỏ hộp sữa Guigoz. Hôm đưa hài cốt bạn tôi về với bà mẹ cậu ta ở một khu phố cổ Hà Nội, người ta đã đặt chiếc vỏ hộp sữa bên cạnh bó hài cốt bạn tôi trước bàn thờ bà mẹ. Đủ lệ bộ ngay ngắn, họ mới thắp hương báo với bà con trai bà đã về.” (“Nỗi Buồn Lâu Qua” – Tô Hoàng).
Ngày trở về của chiếc nón cối thì ồn ào, và hoành tráng hơn nhiều:
Năm 1968, người lính trẻ Hoa Kỳ là John Wast, khi lục soát trận địa tìm vũ khí, tài liệu, bất chợt trông thấy một chiếc nón cối có vết đạn, vẽ hình con chim bồ câu. Anh ta buộc chiếc nón vô ba-lô, và khi hồi hương vào năm tháng sau đó, anh ta mang theo làm kỷ niệm chiến tranh và đặt trên cái giá sách trong phòng.
Có một cựu chiến binh làm công tác từ thiện đến gặp anh lính cũ và hỏi anh ta có muốn trả lại chiếc nón về nơi cũ chăng, bởi vì năm tháng qua đi, cũng chẳng còn khơi lại những đau thương nhức nhối nữa. Một phái đoàn có tên là “Đoàn phát triển kinh phí thiện nguyện tại Việt Nam” tìm ra gia đình anh bộ đội Bùi Đức Hùng, bị tử thương, nhưng hài cốt không bao giờ được thu hồi.
Ông Bùi Đức Dục, 52 tuổi, là cháu của liệt sĩ Hùng phát biểu, “Đây thật là giây phút thiêng liêng đối với gia quyến chúng tôi.”
Ông Dục bật khóc khi chiến nón cối được mang đặt lên bàn thờ gia tộc, trước sự chiêm bái của những cựu chiến binh Hoa Kỳ, khoảng 100 dân làng và viên chức xã có mặt. Trong căn phòng cũng đặt một bức tượng ông Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo cuộc chiến tranh thắng lợi.
Ông Dục ngỏ lời “Chúng tôi coi chiếc mũ này như chính một phần thân thể chú tôi, và sẽ bảo tồn nó để nhắc nhở cho thế hệ tiếp nối của gia tộc chúng tôi.”
Hơn ba triệu người Việt Nam đã chết trong chiến tranh qua thời gian Hoa Kỳ phải hành động để ngăn chặn làn sóng Cộng Sản tại Đông Nam Á. Ông Wast, nay đã 67 tuổi, là người dân vùng Toledo, tiểu bang Ohio, chưa từng du lịch Việt Nam. Lời nói của ông ta đã ghi và phát lại qua buổi lễ cho biết rằng liệt sĩ Hùng đã chiến đấu thành thạo và ngoan cường… (“46 years on, Vietnamese helmet returned.” Tran Van Minh. AP. Trans Y.Y).
Trường hợp của ông Nguyễn Chánh Nhường thì hơi khác, theo bản tin (“Sau 40 năm, liệt sỹ trở về thành hộ nghèo”) của báo Lao Động, số ra ngày 1 tháng 2 năm 2015:
Một sự kiện hy hữu vừa diễn ra tại xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) khi ông Nguyễn Chánh Nhường, đã có giấy báo tử và được công nhận Liệt sỹ tròn 40 năm bỗng trở về trước sự ngỡ ngàng của người thân và bà con xóm giềng. Ông Nhường hiện trí nhớ suy giảm, sức khỏe yếu được chính quyền địa phương xếp vào diện hộ nghèo.
Vào ngày 10.4.2014, gia đình ông Nguyễn Chánh An, xóm 19 xã Quỳnh Lâm hết sức ngỡ ngàng khi thấy một người đàn ông ăn mặc rách rưới, dáng vẻ tiều tụy, khắc khổ xuất hiện trước cửa nhà. Sau phút định thần, gia đình ông An bàng hoàng nhận ra đây là ông Nguyễn Chánh Nhường, người anh em ruột của gia đình, đi bộ đội và được báo tử, truy điệu Liệt sỹ vào năm 1974, vừa tròn 40 năm.
Ông Nguyễn Chánh Nhường sinh năm 1949, quê quán xã Quỳnh Lâm, lớn lên theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông xung phong lên đường nhập ngũ. Sau một thời gian bặt tin tức, vào năm 1974, cả gia đình ông chết lặng khi nhận được giấy báo tử của đơn vị gửi về, thông báo ông đã hy sinh ngày 6.4.1973. Địa phương và các tổ chức đoàn thể đến thăm hỏi, động viên gia đình và tổ chức lễ truy điệu. Gia đình ông được phát bằng Tổ quốc ghi công số DE 145, được lưu giữ trang trọng tại nhà ông anh cả Nguyễn Chánh Nghiệm…
Bà Bùi Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm cho biết: “Sau khi nghe tin có ông Nhường trở về, chúng tôi đã thành lập đoàn xác minh thông tin. Kết quả cho thấy người trở về chính là ông Nguyễn Chánh Nhường, đã được công nhận Liệt sỹ cách đây 40 năm. Ông Nhường không có giấy tờ gì, trí nhớ cũng không còn minh mẫn, ngay cả nói cũng không mạch lạc…
Bà Hường nói: “Chúng tôi chưa thăm, tặng quà ông Nhường, nhưng đã có kế hoạch tặng quà và đề xuất UBND huyện tặng quà cho ông trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi. Đây là một trường hợp hết sức hy hữu, mong rằng các cơ quan chức năng sẽ xem xét giải quyết chế độ phù hợp cho một người đã từng đi bộ đội, tham gia chiến đấu và được công nhận là Liệt sỹ.”
Ông Nhường trở về ngày 18 tháng 3 năm 2014, gần một năm sau (hôm 1 tháng 2 năm 2015) bà Phó Chủ Tịch UBND xã Quỳnh Lâm tuy vẫn chưa đến thăm nhưng đã có “kế hoạch” và “đề xuất UBND huyện tặng quà” rồi. Chả biết “đề xuất” này có được chấp thuận hay không nhưng (“tiếng chào cao hơn mâm cỗ”) thế cũng quý hóa lắm rồi.
Nếu ông Nguyễn Chánh Nhường đi luôn, và chỉ có cái lon Guigoz hay chiếc nón cối trở về (thôi) thì việc tiếp đón – chắc chắn – sẽ long trọng và đình đám hơn nhiều. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Đã đi chinh chiến mà còn (ráng) trở về làm chi nữa, cho nó thêm rách việc!
Nguyễn Hữu Thái, ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản. Kết quả: từ xứ thiên đương chạy trốn qua xứ giẫy chết
Tuổi thơ Nhật và tuổi thơ VN- Tác giả Vũ Đăng Khuê
Tuổi thơ Nhật Bản
Khi có con em đang học bậc tiểu học, thì các phụ huynh thường phải tham gia vào “Kodomokai” (Hội Trẻ Em) trong khu vực mình đang sống. Đây là một “luật” bất thành văn có từ lâu lắm, Vì là một hình thức tự trị, nên hội chẳng có liên quan gì đến nhà nước, không giống như các Hội bên VN như “Hội thiếu nhi “quàng khăn đỏ”, Hội cháu ngoan Bác.... vớ va vớ vẩn....). Hội có “cương lĩnh” rõ ràng: giúp cho các em sống cùng khu vực có thể gần nhau, kết bạn với nhau rồi cùng làm chung một việc: có ích cho chính bản thân hay xã hội. Việc tham gia này cứ thay phiên nhau mỗi “hộ” 6 tháng. Khoảng mươi năm trước, nhà có đứa con đang theo đuổi bậc.... “tiểu học”, nên mình nghiễm nhiên trở thành một thành viên của hội. Công việc khá đơn giản nhưng đầy ý nghĩa. Buổi sáng phụ huynh thay phiên nhau đến địa điểm tập trung để “tiễn” các em đi học, lúc các em về thì không cần vì đã có những người thiện nguyện khác. “Công tác” chính là nhận, in rồi mang những bản thông báo các sinh hoạt của hội đến từng nhà. Họp hành lai rai “trên mạng” để lên “khuôn” cho những kế hoạch dắt các cháu đi.... chơi.... Mỗi tháng một lần có mặt chung với mọi người vào thứ bảy đầu tháng để điều động các em đi từng nhà thu gom từng chồng báo cũ, từng thùng lon, chai... xếp vào một chỗ, rồi bán lại cho chỗ thu mua. Số tiền thu được chả có là bao, nhưng mang ý nghĩa là: do chính sức mình làm ra để trang trải một chút vào việc vận hành hội, hay đóng góp vào một công tác từ thiện.
Sau phần thu gom những “vật dụng tái sinh” sẽ là màn từ già đến trẻ rủ nhau đi quét đường hay nhổ cỏ dại tại công viên, nơi các em hay chơi đùa. Tuy mỗi tháng chỉ một lần, nhưng thấy các em vui lắm, cứ mong chóng đến tháng tới.
Ở trường, các thầy cô giáo thường luôn khuyên bảo: các em phải có những trải nghiệm “thực tế” ích lợi cho cuộc sống mai sau. Vì thế hội tự trị, hội phụ huynh tại khu vực đang sinh sống đều khuyến khích các em nên tham gia vào ngay cả những sinh hoạt “ngoài luồng”. Mùa Obon (mùa Vu Lan) là mùa có nhiều “event” để các em tham gia dễ dàng nhất. Do đó phận làm thầy, làm cha làm mẹ, đều phải “lên khuôn” những chương trình thật là bắt mắt vào cái mùa “obon” nóng “khủng”. Trước ngày lễ một tuần, các phụ huynh trong hội chuẩn bị giăng đèn kết hoa, dựng dàn dựng rạp; các em đều phải họp nhau để tự “phân chia người nào việc đó”, tập trước cách đi cách đứng, cách la, cách khiêng “mikoshi” (kiệu) đón.... mùa hè. Có thể nói không sai, những sinh hoạt “ngoài luồng” này rất cần thiết cho việc tạo dựng các em có một tinh thần tự lập ngay từ những buổi ban đầu. Hãy “sống cho người, trong đó có mình”. Trẻ em Nhật Bản là thế.
Tuổi thơ Việt Nam
Vài tháng trước, một ông bạn ở xa lắm, có gửi cho tôi xem một đoạn video nói về những bất hạnh của con trẻ Việt Nam. Ông bạn chịu khó nghe và viết lại lời thuyết minh của clip video phần về các em đã phải bương chải làm nghề hủ tíu mì gõ
... làm hủ tiếu mì gõ này là việc xử dụng lao động rẻ tiền nhất của những trẻ em không trường học, rời bỏ gia đình từ những miền cực khổ miền quê để gia nhập đội ngũ đi kiếm miếng ăn thường nhật về đêm này.
..Ở những góc độ tầm nhìn của xã hội hôm nay đang làm xót xa nhức nhối cho những ai có lương tri khi nhìn về tầm xa của thế hệ mai sau chúng ta.
..Vì đó là những thế hệ trẻ không đủ điều kiện để đến trường, phải thức khuya để làm công việc này. Đáng lẽ ra chúng phải được đi trường học, vui đùa.
.. Chính những sự bóc lột thái quá công sức lao động của trẻ em thiếu giáo dục và sự dung nạp vô tổ chức bừa bãi của những đứa trẻ vô gia cư này sẽ là hậu quả để đưa những trẻ em vô tội này vào những cạm bẫy của cuộc đời và dễ dàng biến chúng vào những tội phạm vô lường trước cho một xã hội ngày nay của chúng ta .."
Ông bạn chia sẻ tiếp: Đọc và coi qua những sự kiện này không ít nhiều làm cho chúng ta phài suy tư một cái gì đó cho xã hội VN chúng ta ngày mai!? đúng không anh Khuê và phải chăng anh em mình cũng đang mang cùng tâm trạng: "Triệu con tim một tiếng nói" của Việt Khang không nhỉ a. Khuê?
Bất tận ngôn từ cho Việt Nam Quê Hương.
Nhớ lại lúc làm “hộ vệ” cho các em tay cầm đèn, tay cầm quạt, thay phiên nhau khiêng “mikoshi” (kiệu mủa hè) miệng la lớn: “Wasshoi” (có ý nghĩa là vác cả Nhật Bản lên vai), một hình ảnh rộn ràng không thiếu vào ngày lễ hội mùa hè Obon tại Nhật.
Rồi thấy các em cùng tuổi ở quê nhà đang lang thang kiếm sống, tay cầm chồng vé số, vai vác những con chim đi bán lê la khắp chốn khiến mình thẫn thờ và lặng người cả buổi.
“Học sinh là người Tổ quốc mong cho mai saụ
Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao”
Bài hát “Học sinh hành khúc” của nhạc sĩ Lê Thương mà tôi thuộc nằm lòng hồi niên thiếu sao giờ nghe xa quá.
Bằng giả ở VN như nấm sau mưa
Một vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận gần đây là chuyện bằng cấp của ông cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Sau khi bị kỷ luật về những sai phạm khi còn đương chức bí thư thành ủy, ông Anh đã bị phát hiện sử dụng bằng Tiến sĩ do một trường ở Mỹ cấp nhưng bằng này không đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục Đào tạo đề ra. Vì vậy bằng Tiến sĩ của ông không được chấp nhận ở Việt Nam. Sự việc đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian.
Hay tháng 4 đầu năm nay, chính quyền huyện Đak Tô tỉnh Kon Tum đã kỷ luật cảnh cáo 6 cán bộ ở huyện này vì sử dụng bằng trung học phổ thông giả.
Tuy nhiên đây chỉ là một số trong nhiều trường hợp các quan chức bị phát hiện sử dụng bằng giả hay bằng không được chấp nhân ở Việt Nam hiện nay.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2004 cho biết có hơn 10 ngàn trường hợp dùng bằng giả đã bị phanh phui.
RFA trao đổi với Giáo sư -Tiến sĩ Vũ Minh Giang, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về tình trạng này. Giáo sư Giang cho rằng nguyên nhân phần lớn là do hệ thống đề bạt cán bộ còn chú trọng đến quy trình và tiêu chí hình thức:
Tức là phải đạt qua chứng chỉ này hay cấp kia, đặc biệt là bằng cấp này bằng cấp kia. Tôi nghĩ rằng xuất phát là có thể những người nghĩ ra những nhu cầu điều kiện đó là do muốn chuẩn hóa. Nhưng cái chuẩn hóa đó rất nhanh chóng bị biến dạng. Hiện nay đó đang là một hạn chế trong việc nâng cấp, nâng chức, đề bạt vào vị trí nào đó. Và điều này chắc chắn phải có sự điều chỉnh nào đó.
Nhiều thông tư, quyết định của các Bộ ngành Nhà nước ghi rõ các tiêu chuẩn bắt buộc về giáo dục đối với cán bộ, công viên chức. Ví dụ trong Thông tư 1204/QĐ-BNV ban hành ngày 19/11/2012 của Bộ Nội vụ có ghi rõ tiêu chuẩn chức danh đối với các bậc lãnh đạo của Bộ này, trong đó đều yêu cầu trình độ giáo dục từ cấp đại học trở lên. Hay cũng một quyết định khác của Bộ này yêu cầu tất cả các Giám đốc sở tại các tỉnh thành phải có bằng đại học trở lên.
GS Vũ Minh Giang cho rằng đây chính là lý do những người không đáp ứng được các tiêu chuẩn này đã tìm cách làm bằng giả để đạt yêu cầu.
Còn Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - Ban Dân vận Trung ương lại cho rằng bằng cấp giả phát sinh là do sự tha hóa “từ trên xuống”:
Bằng giả không chỉ có ở Việt Nam mà nhiều nước cũng có nhưng ở Việt Nam thì nó quá xá. Là vì một nền chính trị hư danh và một xã hội đề cao sự hư danh. Vì thế nên người ta chạy theo cái hư danh đó và sẵn sàng tìm giải pháp tồi tệ nhất và không chính đáng để cố giành giật để kiếm chác.
Hiện tại Bộ Giáo dục đang dự kiến sẽ chi 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ. Hiện Việt Nam đã có trên 24.300 tiến sĩ trong khi dư luận còn thắc mắc về chất lượng của nhiều người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam.
Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ mới đây trả lời báo chí với đại ý rằng cần thêm tiến sĩ là do hiện nay không đủ tiến sĩ giảng dạy ở các trường đại học.
Lối thoát
Trong một bài viết đăng trên báo Nhân Dân hồi đầu tháng 7 năm nay, Nguyên Bộ trưởng Giáo dục Giáo sư Phạm Minh Hạc nói rằng điều đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ và người có quyền mà lừa dối thì làm sao nói được dân. Ông cũng phê bình việc xử lý các đối tượng sử dụng bằng giả chưa kiên quyết, chẳng hạn ở nhiều nơi chỉ cảnh cáo hay cùng lắm là buộc thôi việc.Ông Phạm Vũ Luận, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục khi còn đương chức cũng từng nói rằng “Người học giả, bằng giả, học thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể “chui” vào hệ thống công chức nhà nước, không vào được doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài.”
Giáo sư Vũ Minh Giang cho rằng việc tuyển chọn hay thăng quan tiến chức trong bộ máy công quyền ở Việt Nam cần giảm sự quan trọng hóa về bằng cấp, và chú trọng đến năng lực thì mới có thể chấm dứt được tình trạng làm bằng giả tiến thân:
Đối với hệ thống cán bộ công chức nói chung thì cần điều chỉnh bớt chú trọng đến tiêu chí hình thức mà nên chú ý đến thực chất của con người. Dù thế nào cũng phải chuẩn hóa, nhưng chuẩn hóa không nên dựa quá nhiều vào hệ thống chính trị bằng cấp như hiện nay. Tôi nghĩ nhiều nước họ cũng có cách tuyển dụng hay.
Cũng đã đến lúc phải nghĩ ra một cách nào đó để tuyển dụng những người có năng lực xuất sắc vào các vị trí. Tôi nghĩ có lẽ phải cần một chiến lược nhân tài. Bất cứ cộng đồng nào cũng có bộ phận tinh hoa mà mình gọi là nhân tài, cứ nói chọn nhân tài nhưng lại chọn theo kiểu quy trình anh có cái này không, có cái kia không thì chưa chắc đã được.
Giáo sư Minh Giang cho rằng việc tuyển dụng hay thăng cấp nên dựa vào những thành tích mà người đó đã đạt được trong quá khứ, hay được những đồng nghiệp tin tưởng giới thiệu. Như vậy xã hội sẽ nhận thức được một điều rằng nếu tôi không có tài thì tôi không được trọng dụng, còn nếu tôi có khả năng dù không có bằng cấp tôi vẫn được đánh giá cao.
Còn Giáo sư Nguyễn Khắc Mai lại nhận thấy rằng để giảm thiểu những bất cập trong toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng trong đó điển hình như vấn đề bằng giả, cần phải sửa đổi hệ thống chính trị độc đảng và Quốc hội phải thực sự dân chủ. Bởi vì theo ông, hiện tại còn nhiều giả dối trong chính hệ thống chính trị, nên sẽ không thể làm gương cho các ngành khác, trong đó có giáo dục.
Còn trong bài báo trên trang Nhân Dân, Giáo sư Phạm Minh Hạc cho rằng để hạn chế tình trạng này, quy trình cấp phôi bằng tại các trường cần chặt chẽ hơn. Các lãnh đạo Nhà nước cần kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm những trường hợp dùng bằng giả. Bằng do cơ sở nước ngoài cần được thẩm định bởi Nhà nước.
Một đảng viện đảng cộng sản việt nam Trần văn Hồng (gốc Nghệ An) hiện đang công tác & giảng dậy tại học viện chính trị hồ chí minh tại Đà Nẵng, cách đây 3 năm trước có hứa hẹn chạy việc cho một người vào làm một việc nhà nước với số tiền 80 triệu nhưng khi cầm số tiền này, Hồng trốn lánh suốt 3 năm nhưng cách đây khoảng chừng 1 tháng thì vô tình gặp thì sự việc như vậy ...
Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017
Viết Báo Ngoại Ở Sài Gòn - Tác giả Nguyễn Quốc Trụ
Khoảng năm 1988, do sinh kế, gia đình tôi mở ngay một sạp báo trước ngõ. Chủ nhân đích thực, ông cán bộ nhà kế bên. Như một cách giữ chỗ, trước khi về hưu, và cũng muốn giúp đỡ gia đình ngụy. Cư xá nơi tôi ở vốn thuộc nhà nước cũ, đa số là công chức có nghề chuyên môn, được chính quyền mới cho lưu dụng, sau ba ngày cải tạo.
Đó là những chuyện ngay sau ngày 30 tháng Tư, 1975.
Thời điểm 1988-89 đã có chủ trương cởi trói cho những nhà văn cách mạng, có thể nhờ vậy, văn chương, văn nghệ sĩ nguỵ cũng được ăn theo. Một số sách trước 1975 nay thấy tái bản, dưới tên khác. Do biết chút ngoại ngữ, tôi được một người quen làm nghề xuất bản mướn dịch, những tác phẩm, thí dụ như của nhà văn y sĩ người Anh, Cronin. Rồi một người quen, trước 1975 cũng có viết lách, lúc đó làm chân sửa mo-rát cho một nhà xuất bản nhà nước, cho biết, ông chủ của anh muốn tái bản cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc, dịch Hemingway, của tôi.
Tới gặp, ông cho biết cần phải sửa. Thứ nhất, bản dịch của tôi dùng nhiều tiếng địa phương, như "bồ tèo", "xập xệ"... Thứ hai, có rất nhiều chỗ dịch sai. Tôi coi lại, quả như thế thật.
Trước 1975, sách dịch chạy theo thị hiếu người đọc, theo nhu cầu thương mại. Cứ thấy một tác giả ăn khách là đua nhau dịch. Hồi đó, tôi làm cho nhà xuất bản Vàng Son của ông Nhàn, một chi nhánh nhà xuất bản Sống Mới. Nhà in số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần nhà tôi, là của linh mục Cao Văn Luận. Trước đó, cuốn Ngày Dài Nhất do tôi dịch cũng đã đụng với một nhà xuất bản khác. Thế là, dịch chối chết, cốt sao ra trước kẻ địch! Rồi tới Hemingway đang được mùa. Huỳnh Phan Anh, ông bạn tôi "chớp" ngay Chuông Gọi Hồn Ai. Tôi "vớ" thế hệ bỏ đi, tuy Mặt Trời Vẫn Mọc! Ngồi ngay tại nhà in, dịch tới đâu, thợ sắp chữ tới đó.
Đọc lại, ngượng chín người. Thí dụ như câu: cuối năm thứ nhì (của cuộc hôn nhân), at the end of the second year, tôi đọc sao, thành: cuối đệ nhị thế chiến, at the end of the second war!
Sau đó, tôi làm việc với nhà xuất bản, sửa lại bản dịch, dưới sự "kiểm tra" của Nhật Tuấn, ông em của Nhật Tiến. (Làm việc ở đây không có nghĩa nhà xuất bản trả lương, nhưng tôi có nhận một số tiền tạm ứng, tính vào nhuận bút cuốn sách, khi tái bản). Lâu lâu ghé trụ sở "phía Nam", của nhà xuất bản, tôi có lần được biết mặt một số nhà văn Miền Bắc, trong số đó có Nguyễn Khải. Cũng ở nơi đây, tôi gặp một số người viết trẻ như Đỗ Trung Quân, khi đó làm chân chạy việc cho nhà xuất bản nọ. Rồi cứ thế, tôi biết thêm một số anh em khác, như Nguyễn Đông Thức, con trai bà Tùng Long (nhà văn, chủ nhân tạp chí Phụ Nữ Diễn Đàn tại Sài-gòn trước 1975) lúc đó làm cho tờ Tuổi Trẻ. Rồi Đoàn Thạch Biền, đã viết ở Văn, dưới bút hiệu Nguyễn Thanh Trịnh. Họ đều biết tôi, trước 1975.
Tôi không nhớ rõ, ai trong số họ, đề nghị tôi viết, cho tờ Tuổi Trẻ, mục điểm sách. Bài đầu tiên là về cuốn Thám Tử Buồn. Một truyện dịch từ một tác giả Liên-xô. Thảm cảnh nước Nga sau đổi mới. Băng hoại tinh thần, đạo đức đưa đến tội ác. Có những cảnh như con cháu đưa bố mẹ tới huyệt, chưa kịp chôn, đã tranh nhau chạy về nhà giành giật của cải, gia tài. Bố mẹ trẻ ham chơi, bỏ con chết đói: khi khám phá, miệng đứa bé còn con gián chưa kịp nuốt thay cho sữa. Cuốn tiếp theo, là Ngôi nhà của những hồn ma, của Isabel Allende. Tới cuốn thứ ba, là bị đụng. Một cuốn của Hoàng Lại Giang, "ông chủ" bất đắc dĩ của tôi. Bài viết, đọc lại trên báo, tôi thấy không được. Trong có từ "ngụy".
Thật tình mà nói, không biết do tôi, hay đã bị sửa. Có thể do tôi. Bởi vì vào thời điểm đó, ngụy là một từ chúng tôi rất ưa dùng, nhất là khi được ngồi với một hai đấng quan cách mạng. Nhưng một khi xuất hiện chính thức trên một bài viết như thế, vấn đề lại khác hẳn. Tôi ngưng viết cho Tuổi Trẻ.
Một bữa đang đứng bán báo, Đ. ghé. Tôi quen anh qua Huỳnh Phan Anh, cả hai cùng dân nhà giáo, trước 1975. Lúc này anh làm cho tờ Tuổi Trẻ. Chuyện đôi câu, anh đưa tôi mớ tiền. Hỏi, tiền gì. Tiền nhuận bút, đưa trước. Hỏi, báo nào? Anh mỉm cười, báo hải ngoại!
Hóa ra là, lúc đó có chủ trương, nhà nước làm "báo chui", ở hải ngoại, do mấy quan cách mạng ở trong nước cầm chịch. Bài viết, theo Đ., tha hồ đập nhà nước, y chang báo phản động ở hải ngoại, chắc vậy! Khó mà nói được, đây là nhằm giải tỏa áp lực ở trong nước, hay nhân cơ hội tóm bắt thành phần chống đối.
Đúng thời gian này, một khách hàng quen sạp báo nhờ kiếm giùm bản dịch tiếng Pháp Tội Ác và Trừng Phạt của Dostoevsky. Kiếm được rồi, như để trả ơn, ông khách úp mở chìa cho xem một tờ Time được ngụy trang bằng cái vỏ bọc là trang bìa tờ Đại Đoàn Kết. Tôi hỏi mượn. Trong số báo có bài tiểu luận: Sách, những đứa con của trí tưởng (Books, children of the mind).
Bài trên Time là nhân vụ cháy một thư viện nổi tiếng ở Nga, hình như thư viện thành phố St. Petersburg. Thiệt hại, theo tác giả, không thể tưởng tượng, và "không thể tha thứ" được. Ông tự hỏi, tại sao lại xẩy ra một chuyện "quái đản" như thế. Rồi ông tự giải thích: cái nước Nga nó vốn vậy. Chỉ ở nơi đó mới xẩy ra những chuyện tréo cẳng ngỗng như thế. Ông dẫn chứng: thời gian thành phố bị quân đội Đức Quốc Xã vây hãm 900 ngày, cuộc vây hãm dài nhất lịch sử hiện đại; trong khi nhân dân thành phố lả vì đói và lạnh, tiếng thơ Puskhin vẫn ngân lên từ đài phát thanh thành phố cho cả nhân dân Nga cùng nghe. Nhưng theo ông, cũng chính nước Nga là quốc gia đầu tiên, dưới thời Nữ hoàng Catherine, đã đưa ra lệnh kiểm duyệt báo chí, và đầy văn nghệ sĩ đi Siberia... Đọc bài báo, lén lút, những khi vắng khách, nhìn những cuốn sách đang nằm trên sạp, tôi chợt nhận ra một điều: chúng đều mới tái sinh, từ đống tro than, là cuộc phần thư 1975. Cuốn Khách lạ ở thiên đường, của Cronin đang nằm kia, vốn đã được dịch. Nhiều cuốn khác nữa, chúng đang nhìn tôi mỉm cười: Hà, tưởng gì, chúng mình lại gặp nhau!
Tôi viết về nỗi vui tái ngộ, về cuộc huỷ diệt trước đó. Về những đứa con của trí tưởng, có khi cần phải được tẩy rửa bằng "lửa". Tuy đau xót, nhưng đôi khi thật cần thiết. Nhân đó, tôi viết về những tác giả đang nổi tiếng, và tiên đoán, một cuộc phần thư "thứ nhì" sẽ xẩy ra, do chính họ, tự nguyện, nếu muốn lịch sử văn học Việt Nam lại có một cuộc tái sinh!
Đ. nhận bài hí hửng mang về. Đâu hai ba bữa sau, anh trở lại, trả bài viết, lắc đầu: không được! Nhưng thôi, tiền tạm ứng, biếu anh luôn!
Hỏi, anh cho biết, ông chủ nhiệm của tờ báo "hải ngoại", sau khi đọc bài viết, đã đi gặp thủ trưởng, yêu cầu: nếu cho đăng những bài như thế này, phải cấp cho ông một "cái bùa hộ mệnh", chứng nhận nhà nước cho phép ông làm chủ nhiệm hoặc chủ bút một tờ báo "phản động"! Nếu không sau này, cả ông lẫn người viết đều đi tù!
Lệnh "miệng" thì được, bố ai dám thò tay ký một lá bùa "quái đản" như thế!
Đoàn Thạch Biền loáng thoáng nghe, chạy lại: để tôi, đăng trên "báo nhà", tờ Công Luận, trụ sở ở khu thuộc nhà thờ Đức Bà, đối diện Bưu Điện thành phố, nơi có mấy quán cà-phê, đám văn nghệ sĩ thường la cà, tụ tập. Nhưng rồi cũng lắc đầu. Người viết thử lại một lần nữa, với tờ Kiến Thức Ngày Nay, trụ sở lúc đó ở đường Trần Hưng Đạo. Tuần sau trở lại, gặp một anh thư ký trẻ măng, kính cận dầy cộm. Anh nhìn, ngạc nhiên ra mặt: ông là ai mà tôi chẳng biết? Chẳng nghe nói? Anh giải thích: Thường ở đây, bài chỉ cần đánh máy hai bản, một lưu, một đưa sắp chữ. Bài của ông, phải ba. Một đưa qua mấy anh bên Hội Nhà Văn thành phố, để mấy anh quyết định, nếu cần xin ý kiến thành uỷ! Các anh cho biết, cho đăng, nhưng phải sửa lại rất nhiều.
Tôi xin lại bài viết.
Bài sau đó, nằm trong tay một trong số những người thuộc ban chủ biên tờ Tuổi Trẻ. Anh nói: tôi giữ lại đây, hy vọng sau này có dịp đăng. Như một cách giúp đỡ, anh đề nghị, vì tôi có sạp báo, mỗi tuần anh nhờ tôi điểm hết những đầu sách mới ra, theo kiểu tóm tắt nội dung, không cần phê bình. Tòa báo sẽ cộng giá bán những cuốn sách, thành tiền nhuận bút.
Liền sau đó, tôi gặp lại một người bạn, trước là nhiếp ảnh viên cho một hãng tin nước ngoài. Qua anh, gia đình chúng tôi thực hiện chuyến đi dài, chạy trốn quê hương.
Viết lại câu chuyện, tôi bỗng nhớ những ngày làm việc tại nhà xuất bản nọ. Ngoài Nhật Tuấn, và Hoàng Lại Giang tôi có dịp trò chuyện, những người khác đều không biết tôi, và tôi cũng chẳng biết họ. Nghĩa là hai bên chẳng có chuyện gì dể nói. Nhớ thái độ cởi mở, quí mến, và thân thiện, của mấy người bạn trẻ. Những lời ân cần của anh phụ trách tờ Tuổi Trẻ (hình như tên Thức, nhưng không phải Nguyễn Đông Thức. Thời gian còn Kim Hạnh).
Những người viết Miền Nam trước 1975, ở lại, hình như đều viết trở lại. Tôi có lẽ là người đầu tiên được một nhà xuất bản nhà nước đề nghị tái bản, tuy là bản dịch, tác phẩm Mặt Trời Vẫn Mọc.
Trường hợp Sông Côn Mùa Lũ, của Nguyễn Mộng Giác, một tác giả hải ngoại, được xuất bản (tái bản) ở trong nước làm nhớ tới nhận định của ký giả người Mỹ David Remnick, như ở trên đã nói: Đâu cần phải biết ơn kẻ trộm!
Có người đặt vấn đề, về ý nghĩa một bộ sách như Sông Côn Mùa Lũ, bầy kế bên những tác phẩm thuộc dòng chính thống như Lênin toàn tập, Nhật Ký Trong Tù... Ở đây, theo tôi, nếu có sự thất thế, tủi nhục, thì phần lớn là thuộc về kẻ trộm, không phải người mất trộm!
Kẻ mất trộm, không chỉ là tác giả cuốn sách.
Giáo dục VN cần thêm 9.000 tiến sĩ để ‘đổi mới’
Hôm 16/11 Bộ trưởng Bộ Gíao dục và Đào tạo Việt Nam Phùng Xuân Nhạ cho báo chí biết thêm về đề án mà ông đề xuất cấp 12.000 tỷ đồng để cấp học bổng đào tạo 9.000 tiến sĩ cho các trường đại học Việt Nam trước năm 2030.
Truyền thông trong nước cho biết nội dung của dự thảo Đề án có tên là “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030.”
Ngay khi công bố đề án này, đài truyền hình trung ương Việt Nam VTV nói “dư luận rất quan tâm.”
Từ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Tường Thụy nói với VOA:
“Việc đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ là việc khó hiểu vô cùng. Không biết ông ấy xuất phát từ động cơ nào mà cho đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ, trong khi đó đã đào tạo 24.000 tiến sĩ ở Việt Nam rồi mà chẳng làm được gì. Đào tạo thêm làm gì cho mất hàng chục tỷ đồng. Tôi rất nghi ngờ về động cơ này. Đây là một quyết định khó hiểu và vấp phải sự phản đối rất mạnh của xã hội.”
Bộ trưởng Nhạ nói: "Số tiền này là dạng học bổng, ai nhận được thì được hưởng, chứ không phải chia tiền "rót" về địa phương, "rót" về các cơ sở đào tạo."
Trong số 9.000 tiến sĩ cần đào tạo đó sẽ có khoảng 5.000 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Tiến Trung ở thành phố Hồ Chí Minh, người từng du học ở Pháp, nhận định rằng mục đích của đề án này đã sai ngay từ đầu:
“Cũng như dự án đào tạo hơn 20.000 tiến sĩ trước đây thì tôi biết chắc trước sau gì thì dự án này sẽ thất bại. Vì sao? Vì mục đích của họ đã sai ngay từ đầu. Mục đích của nền giáo dục là không đào tạo ra tiến sĩ, mà đào tạo ra những người có óc độc lập và phê phán (critical thinking), tư duy sáng tạo. Trong khi đó nền giáo dục Việt Nam chỉ nhắm mắt mà tuân lệnh nhà cầm quyền đào tạo người không có óc phản biện. Bây giờ có đào tạo thêm tiến sĩ nữa thì cũng vậy thôi.”
Báo Zing.vn dẫn lời tiến sĩ Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học, cho hay thời gian qua, Việt Nam vừa có một cuộc “chạy đua” trong đào tạo tiến sĩ, với chất lượng đào tạo “không được như mong muốn.”
Bảo vệ cho đề án này, Bộ trưởng Nhạ nói: “Chúng ta phải tạo điều kiện cho các nhà khoa học về các trường Đại học để cống hiến."
Theo đề án này, từ nay đến 2025 mỗi năm Việt Nam sẽ tuyển chọn khoảng từ 600 - 700 nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài, sử dụng 94% ngân sách Nhà nước.
Nói về việc chi 12.000 tỷ để đào tạo 9.000 tiến sĩ trong tương lai, ông Lê Viết Khuyến nói với báo chí trong nước rằng đó là “điều đáng lo ngại.”
Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017
Nền giáo dục Việt Nam: Vẫn lạc đường sau 35 năm
Chỉ vài ngày nữa, Việt Nam sẽ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày lễ ‘tôn sư trọng đạo’ được ra đời từ ngày 28 tháng 9 năm 1982 sau khi có quyết định của chính phủ lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Nhân sự kiện này, hãy cùng nhìn lại nền giáo dục Việt Nam sau 35 năm.
Nền giáo dục đi lạc đường
Trong chuyến xe hành trình của một người, giáo dục là vết khắc đầu tiên và kéo dài không bao giờ chấm dứt cho đến khi người ấy đặt chân đến ga cuối cùng.Còn đối với một quốc gia, hơn năm trăm năm trước, dưới thời Lê Thánh Tông, đã có câu nói nổi tiếng được khắc trên tấm bia ở Văn Miếu “... Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn vinh. Khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm. Những người tài giỏi là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước”.
Chỉ bấy nhiêu đã đủ để thấy uy lực và tầm quan trọng của giáo dục ảnh hưởng lên sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia như thế nào? Có lẽ thế mà những người quan tâm đến vận mệnh của giáo dục, cũng là vận mệnh của đất nước, thời nào cũng có.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ, là người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà từ rất lâu. Từ năm 1976, 1977, ông đã quay về Việt Nam làm giảng viên thỉnh giảng cho các trường đại học ở Hà Nội. Hơn 20 năm ông gọi là thời gian “can qua những trở ngại, nghịch cảnh để đóng góp tiếng nói vào sứ mệnh phát triển giáo dục”, giờ đây, khi nói về nền giáo dục Việt Nam, lời nói đầu tiên của ông là quá chậm trễ cho sự thay đổi.
“Ngồi bình thản bình yên tôi nhìn lại, tôi phải thấy rằng muốn là một chuyện mà thực tế thay đổi được hay không là một chuyện khác. Tôi phải đi đến kết luận ngay ngày hôm nay là thay đổi quá chậm, nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn ngụp lặn trong cái tụt hậu.”
Chậm trễ đến đâu? Vì sao không thể sửa? Câu trả lời của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là “vì đó không phải là sai lầm”
“Nếu chúng ta sai lầm, chúng ta có thể sửa đổi được. Nhưng vấn đề của chúng ta hiện nay là chúng ta đi lạc đường. Nền giáo dục của Việt Nam là nền giáo dục lạc đường. Mình chủ quan mình cho mình là con đường tốt hơn hết, rực rỡ hơn hết, nhưng mình đâu dè đây là ngõ cụt.”
Triết lý giáo dục sai lầm
Ở nơi gọi là ngõ cụt ấy, theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, đang tồn tại rất nhiều những thành viên xã hội không thể gánh vác những yêu cầu của một nền kinh tế ngày càng hoà nhập với thế giới. Nền giáo dục Việt Nam không thể khoác lên chiếc áo vừa vặn với tốc độ phát triển của thế giới. Điều này ông gọi là ‘sự đi lạc đường’ ngay từ trong tư duy và triết lý giáo dục.“ Cái tư duy giáo dục của ta, triết lý giáo dục của ta sai lạc. Ta không coi chuyện giáo dục là tạo những thực thể, những con người tự do. Tự do thì mới có sáng tạo, mà sáng tạo thì mới làm khoa học kỹ thuật, làm công nghiệp. ngay cả làm quản trị kinh doanh, phải có những con người có đầu óc độc lập. Cách đào tạo của mình đi lạc đường mình tạo ra những con vẹt, những lò xo, tạo những con người làm việc máy móc thì không thể thích ứng cho nền kinh tế phát triển.”
Ông nhấn mạnh điều này khởi nguồn từ tư duy của những các nhà giáo dục, của chương trình giáo dục, của những giáo sư đang dạy cho các sinh viên bị đóng khung trong đường hướng sai lạc từ mấy chục năm qua.
Với mong muốn nghe thêm nhận định về nền giáo dục Việt Nam, chúng tôi liên lạc với Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm, vì qua các tài liệu ghi nhận được từ báo trong nước, chúng tôi được biết ông từng đưa ra ý kiến rằng “Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm”.
Tuy nhiên, với lý do đây là vấn đề đang được ông nghiên cứu nên không thể đưa ra câu trả lời ngay lúc này. Thế nhưng, liên quan đến những tiến bộ nếu có của giáo dục Việt Nam, ông có nhận định thoáng hơn. Ông nói rằng “có sự thay đổi”.
“Trong thời gian vừa qua có rất nhiều cố gắng để thay đổi. Có thay đổi, nhưng tốt lên hay không thì là chuyện khác. Tôi nghĩ thay đổi theo hướng tốt lên thì nó hơi chậm.”
Không chú trọng đào tạo đạo đức
Một đánh giá khác nghiêng về góc độ nhân văn được chia sẻ từ Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, Giám đốc thư viện Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, thuộc Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. Bày tỏ với chúng tôi, ông nói rằng mặc dù trong nghề giáo nhưng ông không hài lòng với giáo dục Việt Nam, vì không có tiêu chí để đào tạo rõ ràng. Điều mà theo ông, quan trọng hơn cả là đạo đức của con người.“Khi dạy dỗ, từ chương trình tiểu học cho đến khi lớn hơn, không chú trọng đến vấn đề gọi là nhân văn, mà đào tạo thực dụng. Cho nên khi con người được đào tạo lên rồi thì chỉ có khuynh hướng thực dụng, còn vấn đề đạo đức rất thấp.”
Một minh chứng thực tế được Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp dẫn dụ, đó là chương trình giáo dục Việt Nam vô tình đã dạy cho một đứa trẻ nói dối.
“Ví dụ bắt tả 1 con chó ở nhà em, đứa bé đó nói nhà em không có nuôi chó nên không tả được. Nhưng cũng phải tả, phải làm cho được.
Hay 1 đứa bé học ở trên Tây Nguyên, nói là tả gia đình đi biển, thì nó nói thẳng là thưa cô em không biết biển là gì hết, chưa bao giờ đi. Nhưng em phải bịa ra để nói. Còn trong lịch sử thì…nhiều cái giả dối quá.”
Đó là giáo dục phổ thông. Cao hơn nữa là cấp bậc đại học. Với Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, đào tạo cấp bậc đại học, tiến sĩ hiện nay chẳng khác nào tạo nên những cây kiểng đắt tiền với mục đích làm đẹp.
“Ví dụ như trường tôi người ta đến người ta đề nghị trong 4 năm đào tạo mấy trăm tiến sĩ. Vị hiệu trưởng trường tôi thành thật nói rằng 20 năm rồi trường tôi không thể đào tạo được số đó thì làm sao trong 4 năm được?”
Nói một cách khác, theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, giáo dục chính là sinh hoạt của con người, mà mọi chuyện trên thế gian này, xấu tốt, độc, ác đều phát xuất từ con người mà ra. Chính vì vậy, ông cho rằng những gì con người làm ra mà không đúng thì có thể làm theo cách khác.
“Vấn đề là căn bệnh đã quá lây lan, đã vào cốt tuỷ rồi. Cho nên không thể nào chữa trị ngoài da, không thể bằng cách uống thuốc, phải cắt đi tế bào hư hao để thay đổi bản chất, cắt đi những tệ hại, những ung nhọt thì mình mới có thể thay đổi được. Nếu cần phải khai thông con đường mới vì không cắt được. Cắt là chết.”
Ai sẽ là người khai thông con đường mới ấy? Ai sẽ là kiến trúc sư trưởng như cách gọi của giáo sư Nguyễn Đăng Hưng để kiến thiết lại con đường mang tên giáo dục ở Việt Nam? Mặc dù Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng điều này phải bắt đầu từ những người lãnh đạo can đảm và tin tưởng vào sự thay đổi, nhưng ông vẫn nói rằng rất khó để ông tìm thấy sự lạc quan khi nhìn về tương lai.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)