khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

Anh Ngoc hát Tiếng Hát Nữa Vời, nhạc Trần Trịnh





Anh Ngoc hát Nhạt Nhòa, nhạc Tuấn Khanh





Khánh Hà hát Nỗi Niềm, nhạc Tuấn Khanh





Thu Ba ngâm Tây Tiến, thơ Quang Dũng





Hoàng Oanh và Trung Chỉnh song ca Hòn Vọng Phu, nhạc Lê Thương





Hồng Vân ngâm Chinh Phụ Ngâm, tác giả Đặng Trần Côn, diễn nôm Đoàn Thị Điểm





Tiếng hát Trần Ngọc (nhạc sĩ Tuấn Khanh)





Lệ Thu hát Kẻ Ở (Mai Chị Về), nhạc Cung Tiến phổ thơ Quang Dũng





Hợp Ca Giặc Tàu Cút Xéo, nhạc Trần Huân





Xin chuyển tin này thật rộng rãi: Xương cốt của 2 SĨ QUAN QLVNCH tìm thấy trong 2 phần mộ ở Yên Bái, Việt Nam

 

Facebook Nguyễn Khăc Giang nhắn tin:


"Tôi ở thành phố Yên Bái, có tìm thấy hai phần mộ của Sĩ quan Việt nam Cộng hoà có lẽ người thân không tìm thấy nên tôi đăng lên ai là người thân của hai phần mộ ,muốn tìm sẽ liên lạc với tôi số điện thoại 0365387228 Nguyễn Khắc Giang


Trần Liễu Sinh...1943...Đại Uý chết ngày 19/6/1976


Lê Kỳ Sơn ........1932..trước cư ngụ tại đường Phan Kế Bính, Quận 1, Saigon"


Thái Hiền hát Tình Yêu Và Huyền Thoại, nhạc Văn Trí





Nhạc sĩ Văn Trí - Tác giả Ky Phan

 

Cách đây vài năm, có một độc giả tên là Mỹ Dung sinh sống ở New Zealand gửi đến cho tôi thông tin về một nhạc sĩ VĂN TRÍ, ông tên thật là Văn Minh Trí, sinh năm 1940, ông học sư phạm ở Sài Gòn khoá 1963-1967 và làm sau đó về dạy môn Việt Văn ở trường Trung Học An Xuyên tỉnh Cà Mau.
Có một độc giả khác là Việt Hùng Trịnh gửi đến hình ảnh tờ học bạ có ghi dòng nhận xét của giáo sư với cậu học trò Văn Minh Trí như sau: Khá lắm, tiến bộ nhiều hạnh tốt ..
Theo nhạc sĩ Hoàng Lang thời kỳ ông dạy nhạc ở bậc phổ thông thời gian tại trường Petrus Ký vào trước năm 1960. Trước khi chuyển sang phụ trách ban nhạc đàn dây Hoàng Lang của Đài Phát thanh Sài Gòn.Trên Ðài Tiếng Nói Quân Ðội .. Ông có nhắc đến việc hổ trợ cho học trò tên Văn Trí sáng tác ca khúc đầu tay Hoài Thu.
Kết hợp hai dữ kiện trên có thể tóm tắc lý lịch thời trẻ của n/s Văn Trí lúc còn học ở SG, cậu học trò Văn Minh Trí học phổ thông ở trường Petrus Ký và đã tập tành sáng tác ca khúc đầu tay “Hoài Thu”, sau đó vào học Đại học sư phạm (4 năm, từ 1963 - 1967), tốt nghiệp ra trường về dạy ở trường trung học An Xuyên, Cà Mau. Và trong năm đầu tiên ở Cà mau ông đã sáng tác ca khúc diễm tuyệt thứ hai TÌNH YÊU VÀ HUYỀN THOẠI (1968) được nữ ca sĩ dòng nhạc trẻ nổi tiếng Thanh Lan ghi âm trong băng nhạc Nhật Trường 6 chủ đề “Tình yêu và mùa đông” vào năm 1970. Và ông dạy học đến năm 1975, sau đó sang định cư ở một nước xa xôi của châu đại dương New Zealand.
Ở quê hương mới, ông sống lặng lẽ ở vùng ngoại ô xa xôi, vắng bóng cộng đồng người Việt, không tham gia gì đến văn nghệ hải ngoại nên rất ít người biết đến ông. Vì vậy cuộc sống của nhạc sĩ Văn Minh Trí kín tiếng và âm thầm, cũng giống như chính ca khúc Tình Yêu Và Huyền Thoại của ông vậy.
Trở lại với ca khúc “Tình Yêu Và Huyền Thoại”. Tác giả Thuan Vuong có những nhận xét rất hay về ca khúc này như sau:
“Bài hát làm cho mọi u sầu, ẩn ức, tủn mủn, giành giật kiểu các bài tình yêu khác đều lùi ra. Tình Yêu Và Huyền Thoại khiến tất cả trời đất sáng bừng lên, hoang dại hơn, lung linh như một bức tranh Hy Lạp, một cảm xúc mâu thuẫn từng âm thanh vẽ ra trước mắt.
Những thi ảnh “bầy thỏ ngoan”, “dã điểu”, “bầy quạ đen” xuất hiện trong một bản tình ca Việt, đem lại một không khí hương xa, một sự lạ lẫm và gợi nhiều suy tưởng. Trong một huyền thoại mọc cánh, tìm kiếm, rồi trốn mất, rồi lại ve vuốt soi sáng rồi lại sợ hãi mà lặn đi. Những gần gũi ân ái mở rộng đồng bằng mật ngọt hoa thắm rồi bỗng chốc sa mạc hoang vu kinh người tiếng quạ đen lanh lảnh chế giễu. Lãng mạn bồng bềnh hái sao trời cài lên tóc đến dục cảm điếng người trong sự tư tình một tảng đá không lên rêu. Đa diện, nhiều chiều kích, cảm và dục, đẹp và sợ, cao vời và sâu thẳm, tất cả quay trong một điệu luân vũ 3/4, đó mới là tình yêu”.
Một khán thính giả khác nhận xét về bài hát “Ca khúc này cũng mang những kỷ niệm đặc biệt với riêng tôi, gắn với tình yêu nồng nàn ở cái thuở ban đầu còn nhiều mơ mộng, và đây là bài hát yêu thích nhất của người con gái tôi yêu. Lý do em nói là vì bài hát có ca từ trong sáng, mang tính thần thoại, ở đó không có thương đau, không dằn vặt, day dứt như hầu hết những ca khúc trữ tình buồn của nhạc Việt, ca khúc này chỉ có duy nhất một tình yêu vĩnh cửu tồn tại đến muôn đời”.
Hãy cùng xem lại lời ca từ bài hát gắn điệu Boston rất đặc biệt, đầy những hình ảnh đẹp như trong một bức tranh của nhạc phẩm “TY & Huyền Thoại” ..
Nàng mọc cánh bay đến nơi chân trời
Chàng đuổi theo trên chuyến xe cuộc đời
Nàng vươn tay hái sao trời đỉnh núi
Kết lên tóc mây như đôi mắt tình yêu ..
Chàng cầm đuốc soi sáng tâm tư nàng
Bầy thỏ ngoan đi trốn đôi tay chàng
Hồn chết đuối nơi sông dài yêu đương
Bóng đêm đứng trông chiều khóc ai sương mờ ..
ĐK:
Trên đồng bằng ân ái, môi nàng là hoa thắm
Cho mật ngọt tình yêu, đam mê đừng trốn mất
Mây mùa hè thiêu đốt, sa mạc lòng rực cháy
Chim rừng về hỏi lá, đàn quạ đen cười rũ ..
Nàng là đá bao tuổi xanh hỡi nàng
Chàng là rêu ôm đá mơ thiên đàng
Bằng đôi chân mang linh hồn dã điểu
Đá xanh chở rêu về núi xa tự tình ..
Lời bài hát này được chép lại từ bản nhạc của chính tác giả. Khi nghe lại 5 phiên bản của Thanh Lan, Thái Hiền, Như Mai, Phi Khanh và Trịnh Vĩnh Trinh, có thể thấy chỉ có Thanh Lan và Thái Hiền là hát gần đúng nhất, chỉ sai 1 chữ duy nhất: “Chàng cầm đuốc soi sáng tâm tư nàng” thì lại hát thành “Chàng cầm đuốc soi sáng tâm tư chàng”. Phiên bản của Như Mai và Phi Khanh cũng hát sai rất nhiều, nhưng sai nghiêm trọng nhất vẫn là bản của Trịnh Vĩnh Trinh. Dù bản thu âm của cô Trinh hay và hát trong trẻo nhất, phù hợp với bài hát, nhưng cô hát sai ở những chữ rất quan trọng của bài hát:
“Trên đồng bằng ân ái”, hát sai thành “Trên đồng vàng…”
“Mây mùa hè thiêu đốt, sa mạc lòng rực cháy” hát sai thành “sao mặc lòng rực cháy”, làm cho bài hát có ý nghĩa thoát tục này lại quay về mang những nét tủn mủn của yêu đương hờn giận thông thường.
“Đàn quạ đen cười rũ” hát sai thành “đàn thỏa lên cười rũ”, làm cho câu hát không có ý nghĩa.
Đặc biệt là cây rất hay là “Nàng là đá bao tuổi xanh hỡi nàng” hát sai thành câu vô nghĩa là “Nàng là đá ta tuổi xanh hơn nàng”.
“Đá xanh chở rêu về núi xa tự tình” hát sai thành “Đá xanh chở rêu về núi TA tự tình.”
Thật khó hiểu vì một ca khúc đẹp từng từ ngữ, từng giai điệu như vậy, nhưng sau 1975 một thời gian dài ghi tên nhạc sĩ sáng tác là “khuyết danh”, có một số nơi ghi tên nhạc sĩ Minh Kỳ, nhưng không có tài liệu xác minh, hơn nữa đây cũng không giống với nét nhạc của cố nhạc sĩ Minh Kỳ.. May mắn nhờ năm 2004 chính tác giả gởi tặng bài hát cho cô em bạn tên Mỹ Dung cùng thủ bút của ông ghi vào sheet bài hát, độc giả mới biết chủ nhân đích thực cũng như năm sáng tác bài nhạc.
Trước năm 1975 chỉ có duy nhất một phiên bản của ca sĩ Thanh Lan hát và sau 1975 ở hải ngoại nhiều ca sĩ nữ đem cover hát lại bài hát như Thái Hiền, Như Mai, Phi Khanh, Trịnh Vĩnh Trinh .. (bài viết tổng hợp của nhà báo Đông Kha và Kyphan)
Tri ân và tôn vinh nhạc sĩ thầy giáo tài hoa Văn Trí trong bài viết cuối cùng liên quan đến một chút manh mối về cuộc đời hoạt động, nơi sinh sống hiện nay .. đi kèm với ca khúc thứ hai Kyphan giới thiệu “Tình Yêu Và Huyền Thoại”. Mời các bạn vào đọc bài viết, cùng nghe nhạc phẩm qua các chất giọng đã trình bày ca khúc trước và sau năm 1975.
Qua bài viết Kyphan xin kính chúc nhạc sĩ nhiều sức khỏe, sống vui, sống thọ .. hưởng nhàn bên con cháu, nếu có cơ hội n/s có thể cho khán thính giả Việt biết thêm chút ít về tâm tình, gia cảnh, hình ảnh, các sáng tác khác .. của mình để các thế hệ về sau biết rõ người đã đóng góp, cống hiến cho nền âm nhạc Việt. Xin gời lời chào cùng lời tri ân trang trọng đến với nhạc sĩ.

Thanh Thúy hát Hoài Thu, nhạc Văn Trí





Xe Chiếu Bóng Thùng Nơi Sân Trường - Tác giã Nguyễn Vy Túy

 

Những người ở vào thế hệ "sáu bó" như chúng tôi, thì mới hiểu thế nào là "xe chiếu bóng thùng". Bởi cách đây "60 năm cuộc đời", thì nó là một thứ giải trí vô cùng hấp dẫn dành cho tuổi thơ. Không thua gì các cô, các cậu mê chơi game trên máy tính ngày nay.
Tôi còn nhớ như in, nơi sân trường tiểu học Chí Hòa, gần gốc cây đa, lúc nào cũng có sẵn một ông dựng chiếc xe máy kéo theo một cái thùng to tướng, và tay lúc nào cũng ngoắc bọn trẻ:
-Có phim mới nè, tới coi đi.
Bọn tôi hay kỳ kèo:
-Nửa giá đi chú...
Thường thì phải đủ tám đứa mua vé, thì ông chủ của rạp "xi-nê thùng" mới kéo cửa che mấy cái lỗ nhòm, và bật máy. Chứ mới có hai ba đứa thì ông bảo ngồi ghế chờ.
Phần lớn thời ấy là các phim ngắn đen trắng 8 ly, loanh quanh với Bạch Tuyết 7 chú lùn, Sạc Lô vượt ngục, Aladin và cây đèn thần, hay mấy phim hoạt họa..v.v.
Phim cũ chiếu nhiều lần, nên âm thanh bị rè, bị đứt. Đã thế, nhiều lần "khán giả" lại phải la lên oai oái đòi lại tiền, vì bình ắc quy hết điện.
Nhiều khi để câu khách, "chủ rạp" còn cho chiếu thêm phim thứ hai, thay vì một phim như thường lệ.
Bọn trẻ có 1 đồng ăn sôi để đến trường, nhưng cũng có khối đứa nhịn ăn để mua vé xem phim.
Để tiết kiệm, có đứa còn nghĩ ra trò: một đứa xem mắt phải, một đứa xem mắt trái. Chủ xe thùng biết "mánh" nhưng vẫn làm ngơ, bởi đôi khi cũng cần có những đứa "kẹo" như vậy để câu khách.
Có cái lạ, là ông chủ xe thùng chỉ có mươi cuốn phim cũ mèm, mà lúc nào cũng có đám trẻ "chổng mông dí mắt" vào các cái lỗ, để xem đi xem lại hoài mà không chán.
Có đứa không tiền đứng chầu rìa ở ngoài, nghe đứa bạn "thuyết minh", rồi đến khi căng thẳng quá chịu không được, bèn đẩy bạn sang một bên và nói "cho tao xem tí, chút nữa tao bao mày ăn đá nhận".
Khi cuốn phim chạy xè xè rồi kêu phựt một tiếng là bọn trẻ biết đã hết phim, thì mấy cái đầu đều ngỏng dậy, ra vẻ tiếc nuối. Có đứa khiếu nại:
-Sao phim ngắn quá! Sao phim mờ quá!
Nhưng ông chủ rạp không bao giờ trả lời, mà chỉ quay sang ráp ngược cuộn phim để cho nó quay trở lại từ đầu.
Có đứa tiếc tiền, bèn nghĩ ra cách coi cọp. Khi màng trập đóng lại lỗ nhòm coi phim, thì cũng là lúc nó đút cây que kem vào chận lại. Khi ông chủ rạp tiếp tục chiếu phim kế tiếp thì nó đẩy que kem lên xem tiếp.
Nhưng mánh này không tồn tại lâu, bởi mỗi lỗ đều đánh số nên khi khách đông thì coi như thua. Kẻ gian lận đành phải rút que kem đứng sang một bên dành chỗ cho người mua vé.
Nói là mua vé, nhưng ông chủ rạp xi nê thùng chỉ biết thu tiền, đếm đầu người, và mở lỗ, chứ chẳng có vé nào để xé.
Sau này "xe chiếu bóng thùng" ở thành phố vắng hẳn khách, nhiều ông phải đem đồ nghề về miền quê chiếu tiếp để kiếm bạc cắc.
Bởi có một dạo, các đoàn Công Dân Vụ (mặc áo nâu) thường đem phim dài cả tiếng về chiếu ở các sân đình, sân chùa hay nhà thờ.
Những cuốn phim màu ấy hấp dẫn hơn nhiều.
Lại không bị trả tiền nữa, ai lại không xem.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Thế Giới Bắt Đầu “Xóa Sổ” Viện Khổng Tử- Tác giả Mạnh Kim


Ngày 1-9-2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói ông hy vọng tất cả Viện Khổng Tử (VKT) trong hệ thống đại học Mỹ sẽ đóng cửa từ giờ đến cuối năm nay. Không chỉ Mỹ, phản ứng thế giới đối với “tuyên huấn trá hình” VKT của Trung Quốc đang rất quyết liệt. Nếu tất cả hoặc hầu hết VKT trên thế giới đều đóng cửa thì đây là thất bại ê chề trong cuộc chiến “nhuyễn lực” (quyền lực mềm) của Bắc Kinh.

Những con ngựa thành Troy

Tháng 7-2020, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã đổi tên cơ quan chủ quản VKT từ “Hán Biện” thành “Trung tâm hợp tác-giáo dục ngôn ngữ thuộc Bộ Giáo dục”. Động thái này đã quá muộn. Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Pháp đã đóng cửa các VKT. Thụy Điển, quốc gia châu Âu đầu tiên mở VKT, cũng đóng cửa VKT cuối cùng vào tháng 1-2020 và đóng cửa lớp Khổng Tử cuối cùng vào tháng 5-2020. Những cảnh báo về tác hại nguy hiểm của việc mở cửa hệ thống giáo dục quốc gia để “tuyên huấn” cộng sản Trung Quốc thâm nhập và tuyên truyền không phải mới đây.

Ngày 4-12-2014, một tiểu ban Quốc hội Hoa Kỳ tổ chức phiên điều trần về ảnh hưởng các VKT tại Mỹ. Tại phiên điều trần, dân biểu Christopher Smith kêu gọi thực hiện khảo sát cấp chính phủ việc xem xét lại tất cả cam kết học thuật mà những trường đại học Mỹ ký với Trung Quốc khi thành lập VKT. Giáo sư danh dự Đại học Chicago, Marshall Sahlins, nói rằng VKT trong đại học Mỹ thật ra là “một nhánh đối ngoại của cấu trúc sức mạnh chính trị kéo dài đến Trung Quốc và đến những cơ quan cao nhất của chính phủ (Bắc Kinh)”. Hiệp hội giáo sư đại học Hoa Kỳ cũng phản đối sự hiện diện của VKT bởi chúng “có chức năng như một cánh tay của nhà nước Trung Quốc và được phép phớt lờ tự do học thuật”.

Tính đến nay, sau khi Đại học Maryland trở thành trường đại học Mỹ đầu tiên lập VKT vào tháng 11-2004, có 1.193 lớp Khổng Tử tại các trường tiểu-trung học Mỹ và chừng 75 VKT đang hoạt động tại các đại học, trong đó có những đại học danh tiếng như Stanford và Colombia. Tính đến cuối năm 2019, tổng cộng có 541 VKT tại 162 quốc gia.

Chức năng của VKT là gì? Họ không đơn thuần dạy tiếng Hoa và văn hóa Trung Hoa cũng như truyền bá triết lý Khổng Tử theo tinh thần học thuật. Một trong những “sứ mạng” trọng yếu của VKT là đóng vai trò làm cơ quan kiểm duyệt văn hóa chính trị cho Bắc Kinh. Len vào giới học thuật kinh viện phương Tây, VKT tổ chức “đánh phá” và gây nhiễu thông tin từ bên trong, tạo sức ép buộc các giảng đường không đề cập đến những vấn đề trái với quan điểm Bắc Kinh, trong đó có Tây Tạng, Tân Cương, Thiên An Môn, Đài Loan… (gọi gọn là “3T”: Taiwan, Tibet, Tiananmen).

Năm 2009, Đại học công North Carolina phải rút lại lời mời Dalai Lama đến diễn thuyết sau khi bị VKT của trường phản đối. Năm 2012, giảng viên Sonia Zhao cho biết, cô bị Đại học McMaster (Canada) gây sức ép yêu cầu không công bố mình là thành viên Pháp Luân Công. Trước đó hai năm, 2010, giám đốc tình báo Canada Richard Fadden nói rằng, các VKT “được quản lý bởi những người thuộc tòa đại sứ và lãnh sự quán Trung Quốc” và rằng nhiều giáo viên VKT thật ra là gián điệp. Năm 2013, Hiệp hội giáo sư đại học Canada kêu gọi tất cả trường trong nước ngưng quan hệ với VKT. Đại học Manitoba và British Columbia đã từ chối đề nghị mở cửa rước Khổng Tử trá hình vào trường. Tại Mỹ, sau khi Đại học Chicago ngưng ký tiếp hợp đồng 5 năm vào tháng 10-2014, Đại học công Penn cũng tuyên bố cắt đứt quan hệ với VKT. Mới đây, Đại học Emory cho biết họ sẽ không gia hạn bản ghi nhớ về việc hoạt động của VKT tại trường mình sau khi hết hạn vào tháng 11-2021.

Đằng sau Hán Biện

Việc thành lập VKT được đặt trên cơ sở “tự nguyện” và “vô điều kiện” – phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nhắc lại lời của đại diện Hán Biện vốn được nêu đi nêu lại nhiều năm qua. Tên chính thức là Cơ quan Hán Ngữ Quốc tế (“Trung Quốc quốc gia Hán Ngữ quốc tế thôi nghiễm lãnh đạo tiểu tổ ban công thất”), Hán Biện, trực thuộc Bộ Gáo dục, gồm thành viên 12 bộ và ủy ban trung ương (Bộ tài chính, Bộ ngoại giao, Bộ thương mại, Ủy ban cải cách và phát triển, Bộ văn hóa, Cơ quan quản lý báo chí nhà nước…).

Hán Biện không ngây thơ như dáng vẻ mô phạm của nó. Hệ thống VKT, dưới chỉ đạo của Hán Biện, thật ra đang “điều chỉnh lại những giá trị học thuật Mỹ” – nhận xét của giáo sư lịch sử Trung Hoa Michael Nylan thuộc Đại học California-Berkeley. Để đạt mục đích, Hán Biện chi rất mạnh, đặc biệt tại các đại học lớn. Theo thỏa thuận tháng 12-2009, Hán Biện đã tài trợ Đại học Stanford đến bốn triệu USD (một triệu USD cho các hội thảo và một số chương trình, một triệu USD cho hai chương trình nghiên cứu sinh và hai triệu USD cho chương trình đào tạo giáo sư Trung Quốc học). Hán Biện cũng sẵn sàng chi mạnh để đưa giới quản lý đại học Mỹ dự các hội thảo hàng năm tại Trung Quốc. Hơn 300 chủ tịch viện đại học Mỹ, 2.000 giám đốc và giáo sư thuộc các VKT tại Mỹ đã dự World Expo Thượng Hải năm 2010 bằng ngân sách Hán Biện. Tại VKT thuộc Đại học Michigan, Hán Biện đã cấp đều đặn 250.000 USD/năm từ 2009-2014, chưa kể nhiều nhạc cụ và tác phẩm nghệ thuật truyền thống. 

Báo cáo chi tiết với 96 trang công bố năm 2019 của Tiểu ban điều tra thuộc Thượng viện Hoa Kỳ, đề tựa China’s Impact on the U.S. Education System, cho biết, từ năm 2006, Trung Quốc đã cung cấp trực tiếp hơn 158 triệu USD cho các hoạt động VKT trong hệ thống giáo dục Mỹ. Báo cáo cũng cho biết, Hán Biện đã “chi hơn 2 tỷ USD cho các VKT khắp thế giới từ năm 2008-2016”; và từ năm 2017 thì “không có báo cáo nào cho thấy ngân sách cho chương trình này” (Toàn văn báo cáo Thượng viện Hoa Kỳ: xem ở đây).  

Hán Biện không dừng lại ở các khoản tài trợ. Trong báo cáo đề ngày 1-8-2014, Hiệp hội châu Âu về Trung Quốc học (EACS) cho biết, các viên chức VKT đã đánh cắp và xé bỏ một số trang tài liệu học thuật tại hội thảo do Hiệp hội tổ chức vào tháng 7-2014 ở Bồ Đào Nha. Theo báo cáo, sự cố xảy ra khi Hứa Lâm (hàm thứ trưởng, giám đốc điều hành hệ thống VKT thế giới, tổng giám đốc Hán Biện) đến Hội thảo ngày 22-7. Phát hiện nhiều tài liệu mang nội dung trái với quan điểm Bắc Kinh, bà Hứa Lâm (Xu Lin) ra lệnh nhân viên đánh cắp và xé bỏ bốn trang dính dáng Đài Loan, cụ thể có nhắc đến “Tổ chức trao đổi học giả quốc tế Tưởng Kinh Quốc” – đơn vị tài trợ chính của Hội thảo trong 20 năm! EACS đã phản ứng dữ dội và gấp rút in lại tài liệu để phát cho thành viên tham dự. Trong lá thư phản đối, EACS nói rằng đây là “lần đầu tiên trong lịch sử EACS mà tài liệu hội thảo bị kiểm duyệt”; và “sự can thiệp như thế trong một tổ chức nội bộ của hội thảo quốc tế thuộc cơ quan học thuật dân chủ và độc lập phi lợi nhuận là hoàn toàn không thể chấp nhận”.

Năm 2008, VKT tại Đại học Waterloo (Canada), với giám đốc là cựu phóng viên Tân Hoa Xã, đã kêu gọi sinh viên thực hiện chiến dịch tuyên truyền “cùng nhau chống lại truyền thông Canada” (liên quan loạt bạo động tại Tây Tạng). Một lịch sử và bản đồ Tây Tạng theo quan điểm Trung Quốc đã được vẽ lại trong các lớp Khổng Tử ở Waterloo. Chiến dịch thành công đến mức giới truyền thông Canada phải ngưng tường thuật Tây Tạng theo lịch sử chính thống! Một cách chính xác, VKT là bình phong có nhiệm vụ quảng bá chính sách đối ngoại theo chủ trương Bắc Kinh, giúp Trung Quốc tuyên truyền và định hướng dư luận thế giới, đưa ra những cái nhìn khác với quan điểm phương Tây, đặc biệt diễn dịch lại các vấn đề nhân quyền và chủ quyền lãnh thổ. VKT, nói cách khác, là “trung tâm tẩy não” thế giới của Trung Quốc.

Hành động, thay vì chỉ “cảnh giác”

Thế giới ngày càng quyết liệt trước hiểm họa xâm lăng văn hóa và bóp méo sự thật để phục vụ tham vọng chính trị của thực dân mới Trung Quốc. Tháng 8-2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã “dán nhãn” cho VKT là “sứ bộ ngoại giao”, chứ không còn thuần túy là “cơ quan văn hóa”. Điều đó có nghĩa từ nay Trung tâm quản lý VKT của Trung Quốc đặt trụ sở tại Washington DC phải cung cấp Bộ Ngoại giao Mỹ danh sách cán bộ-nhân viên và tài sản cũng như thông tin về tất cả VKT lẫn các trung tâm Khổng Tử tại Mỹ. Tháng 8-2019, bang New South Wales (Úc) đã loại chương trình Khổng Tử khỏi hệ thống trường công lập. Việc rà soát lại hoạt động VKT cũng đang được Chính phủ Ấn Độ thực hiện.

Không có nhiều thông tin chính thức cho thấy VKT – đại diện “tuyên huấn” Trung Quốc –thật sự làm gì ở Việt Nam và liệu có gây ảnh hưởng như cách mà các VKT Trung Quốc đã và đang thao túng tại nhiều giảng đường thế giới hay không. VKT được thành lập tại Đại học Hà Nội ngày 27-12-2014, trong buổi lễ có sự tham dự của Nguyễn Thiện Nhân với tư cách chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và Du Chính Thanh với tư cách chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Dĩ nhiên việc chờ những bài báo thậm chí ý kiến một “đại biểu Quốc hội” đánh giá mức độ hiểm họa của VKT tại Việt Nam đối với an ninh chính trị lẫn “an ninh học thuật” là chuyện không thể có, ít nhất ở thời điểm này. Dù dám nói thẳng ra hay không thì Việt Nam cũng nên thận trọng và theo dõi sát hoạt động của VKT. Đằng sau cái bắt tay và nụ cười “thân tình” của Trung Quốc luôn ẩn chứa thủ đoạn hiểm độc, trong khi Trung Quốc luôn “cập nhật” và “nâng cấp” các biến tướng trong kỹ năng ngụy trang lừa phỉnh, đặc biệt các hình thái “lưu manh giả danh... Khổng Tử”.

Tàu Cộng xóa bỏ dần quyền tự do báo chí ở Hồng Kông





Xe đạp, "bên thắng cuộc" trong mùa Kung Flu tại Pháp





Nhớ Về Thương Hiệu Sơn Mài Thành Lễ





Điện Ảnh Việt Nam Trước Năm 1954





Những Kỷ Niệm Về Trung Thu Năm 1969





Phiếm Về Cái Và Con

 

Chắc chúng ta đều biết tiếng Pháp có một cái khó khi học danh từ là giống đực, giống cái. Đàn ông thuộc giống đực, đàn bà giống cái thì dễ hiểu (.L'homme et la femme ) Nhưng tại sao cái nhà (la maison) lại giống cái mà cái vườn ( le jardin) lại là giống đực? Trẻ con Pháp nói chuyện hàng ngày tuy đã quen nhưng vẫn sai. Nguyễn Khắc Viện là một trong những người Việt Nam cận đại giỏi tiếng Pháp, là dịch giả của một trong những bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp hay nhất, người đã nhận giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm Pháp và ông cũng là tác giả nhiều bộ sách giới thiệu văn hóa, văn học và lịch sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Ông có kể cho bạn bè nghe một câu chuyện vui về cái thắc mắc chuyện giống đực, giống cái như sau: "Năm 1992, lúc mình đã gần 80 tuổi, nhân ở Hà Nội có một bà Bộ trưởng Pháp phụ trách Francophone sang, sứ quán Pháp có cho người đến khẩn khoản nói: "Lần này thì phải mời ông gặp bà ấy cho được vì bà ấy phụ trách việc phát triển tiếng Pháp nên cũng rất muốn gặp ông". Tôi hỏi đùa anh bạn Pháp ở sứ quán: "Thế bà Bộ trưởng có xinh không?". Anh kia trả lời: "Cũng khá, từng là diễn viên". Tôi nói: "Thế thì tôi sẽ đến. Hôm ấy có mấy chục anh em trí thức Pháp và Việt được mời, có cả ông đại sứ nữa. Bà Bộ trưởng mời tôi phát biểu về vấn đề học tiếng Pháp. Tôi nói nghiêm túc đâu vào đó. Cuối cùng, nói: "Nếu bà Bộ trưởng và các madame có mặt ở đây cho phép, tôi xin được giải đáp một thắc mắc về tiếng Pháp mà 70 năm nay không biết hỏi ai". Bà Bộ trưởng nói: "Xin ông cứ tự nhiên!". "Tôi nói là tiếng Pháp rất khó để nhớ giống đực, giống cái. Ngay từ thời lên bảy, lên tám, khi học tiếng Pháp chúng tôi đã thắc mắc tại sao cái bộ phận của đàn ông mà chúng tôi thường tự hào lại mang giống cái, còn của phụ nữ lại có giống đực? Hồi đó chúng tôi không dám hỏi thầy vì nếu hỏi sẽ bị đuổi học ngay. Tôi ôm cái thắc mắc ấy 70 năm nay, đã 80 tuổi rồi, ở Pháp cũng như ở đây không ai trả lời cho cả. Nhân dịp được gặp Bộ trưởng phụ trách vấn đề tiếng Pháp, tôi xin được giải đáp..." Thế là cả phòng cười ồ lên vui vẻ và tôi chắc bà Bộ trưởng hiểu được ngay là thứ tiếng bà có trách nhiệm quảng bá trong cộng đồng Pháp ngữ là không dễ dàng gì để học. Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón… nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người…. Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ Rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes)…

Tôi có anh bạn quen một ông Mỹ ,tên Johnson, lấy vợ Việt Nam và sinh sống ở Việt Nam hơn 16 năm. Johnson nói tiếng Việt thông thạo, thuộc nhiều thơ Kiều, Lục Vân Tiên. Tưởng người nước ngoài như thế xem như được Việt hoá rồi . Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than với anh bạn tôi :“Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: “Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán” đồng nghĩa với câu “Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán”? Không thể viết là “Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán”!!! Phải không nào?

Rồi còn, “áo ấm” tương đương với “áo lạnh”, “nín thinh” giống như “làm thinh” trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?...”

Có chuyện vui khác liên quan đến hai từ con cái trong tiếng Việt cũng do anh bạn tôi kể lại.Câu chuyện thế này:“Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: “Con hồ này đẹp quá!”. Vợ tôi “chỉnh” liền: “Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!”. Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: “Cái sông này bẩn quá!” thì vợ tôi “sửa” ngay: “Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!”. Tôi la lên: “Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?”. Vợ tôi ôn tồn giải thích: “Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?”. Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: “À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái… cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con …, còn của… em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái… Ha ha…”. Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.

Tam thập lục kế - Cầm tặc cầm vương





'One day everyone will use China's digital currency'


Chandler Guo was a pioneer in cryptocurrency, the digital currencies that can be created and used independently of national central banks and governments.

In 2014 he set up an operation to produce one of those currencies, Bitcoin, in a secret location in western China.

"Mining" Bitcoin is a power hungry enterprise involving dozens of computers so he used power from a hydroelectric station, in partnership with a local Chinese government official.

At its peak his machines were capable of mining 30% of the world's Bitcoin. He believed Bitcoin would one day change the world and replace the dollar.

But now he sees a new force emerging - a payment system created by the Chinese state and known as Digital Currency Electronic Payment (DCEP).

t's really a digital version of China's official currency, the yuan, and Mr Guo feels DCEP will become the dominant global currency. "One day everyone in the world will be using DCEP," he says.

"DCEP will be successful because there are a lot of Chinese people living outside of China - there are 39 million Chinese living outside of the country.

"If they have a connection with China they will use the DCEP. They can make DCEP become an international currency."

But many question whether it will succeed and there are concerns that it will be used by Beijing to spy on citizens.

Like Bitcoin, DCEP utilises a blockchain technology, a type of digitised ledger used to verify transactions.

Blockchain acts as a universal record of every transaction ever made on that network, and users collaborate to verify new transactions when they occur.

In practice, that means users don't need a bank if, for example, they want to pay each other, perhaps with their phones.

China plans to launch DCEP later this year. But so far, the People's Bank of China has not given an exact date for the nationwide launch.

China began testing the digital currency earlier this year in selected cities. When rolled out it will allow users to link downloaded electronic wallets to their bank cards, make transactions and transfer money.

"It's hard to predict the timeline but the People's Bank of China is under a lot of pressure to accelerate the development because they do not want to be in a world where Libra (Facebook's digital currency) becomes the global currency, which they think is worse than the current global financial system controlled by the US," says Linghao Bao, an analyst from Beijing-based Trivium.

Observers say China wants to internationalise the yuan so that it can compete with the dollar.

"The Chinese government believes that if some other countries can also use the Chinese currency it can break the United States' monetary sovereignty. The United States has built the current global financial system and the instruments," says an anonymous Chinese cryptocurrency observer known as Bitfool.

The technology enthusiast worked in the venture capital sector before joining a number of Chinese internet companies. He started researching Bitcoin and believes that digital currencies represent the future of money.

"Some traditional banking systems can't serve a poor country. In the traditional system, if you only have $10 a bank can't make money from you, but with digital currency, everyone has the right to enter. The threshold to enter is really low," he says.

Although Facebook has scaled back its plans for Libra, it was still a concern for China. The social media giant plans to roll out an e-wallet known as Novi later this year. It will work as a standalone app but can also be available on Messenger and WhatsApp.

"The two sides are definitely involved in financial warfare even though no large confrontation has happened yet," says Linghao Bao.

Observers like Bitfool believe that China is already further ahead of the US in the battle for the future of money.

China's digital payment systems are widely seen as the most advanced in the world.

The country is on the verge of becoming a cashless society. In 2019, four out of every five payments in China were made through either Tencent's WeChat Pay or Alibaba's

"America is the leader of the global financial system. But they don't have the motivation like China to make the change [to a digital currency]," says Bitfool.

"China wants to share that power. But for America, Libra is just a backup plan.

"In poor countries and also in China there are a lot of people who live in villages. They have very little money but they are using smartphones. If you can buy a smartphone you can use DCEP."

However, DCEP will be centralised and state-run, unlike Bitcoin or Ethereum which are free of state control.

Many Bitcoin enthusiasts fear that DCEP will be used as a tool by the Chinese Communist Party to exert greater control over their citizens through surveillance. The authorities will be able to monitor how money is spent in real time. They will also have the same controls over DCEP as with the yuan.

The yuan is tightly controlled by Beijing and its exchange rate is the source of much tension between the US and China. The US accuses China of keeping the yuan weak to benefit its economy.

"DCEP is the antithesis of Bitcoin. The ultimate goal of a cryptocurrency is the separation of money and state," says Stewart Mackenzie, a cryptocurrency expert based in Hong Kong. "It's easy for them to say that it's like Bitcoin when it's worlds apart."

Linghao Bao agrees. "DCEP is built on an idea of centralised control. The value of Bitcoin lies in its decentralisation nature and its isolation from the financial system," Mr Bao says.

"I trust Bitcoin more. Because it really belongs to me," says Bitfool.

Blockchain: The revolution that hasn't quite happened

 

Imagine you are out shopping and get to the till but your card doesn't work. It turns out that your bank has had a computer meltdown and none of its customers, including you, can pay for anything.

But what if the till had access to a record, or ledger, of the balance on your credit and debit cards that was updated anytime you bought something?

Even with the bank's systems down your card would still work at the supermarket, because the till itself would know your balance.

That is just one possibility offered by a distributed ledger, also referred to as a blockchain. The technology has been around for more than a decade and has been heavily hyped.

It sounds pretty handy, but in practice, it is hardly used. So what happened?

Blockchain has struggled to find a purpose, beyond powering cryptocurrencies like Bitcoin.

In that scenario, the blockchain acts as a universal record of every Bitcoin transaction ever made. The blockchain is a ledger, or log, of those transactions and users on the network collaborate to verify new transactions when they occur. They're rewarded financially for this effort - an enterprise known as "Bitcoin mining".

But the basic idea, of a ledger of information distributed around lots of different users instead of held centrally, has provoked a lot of interest.

Proponents have long argued it could be a better alternative to traditional databases.

But how transformative would blockchain-style alternatives really be? The shop tills example was suggested by Dave Birch, an author and advisor on digital financial services, who has been critical of some proposed blockchain schemes in the past.

"I'm prepared to buy that," he says, of the tills idea. "I think there's some value to it."

There are other ideas out there. Prof Gilbert Fridgen, a financial services expert at Luxembourg University suggests a distributed ledger system that keeps track of certificates and degrees issued by universities.

No one organisation would be responsible for it. Rather, copies of the ledger would be held by multiple parties and individuals would be able to check that records of their own qualifications were accurate.

It would certainly by useful. In 2018, a BBC investigation showed that there were thousands of fake degrees in circulation, so a decentralised system that tracks qualifications might appeal to employers.

That said, Prof Fridgen notes that nothing about a blockchain itself can stop some corrupt individuals trying to add fraudulent information to it. Additional checks are needed.

If those trust issues can be solved, then blockchains could have real benefits.

News surfaced recently of members of the Windrush generation of migrants from the Commonwealth who have had their legal status questioned because records were not kept of their being granted leave to remain in the 1970s. In the future, such errors might be avoided by keeping information like this on a distributed ledger instead of relying on the government to look after it.

Some big businesses have been incorporating the technology into their operations.

Take shipping giant Maersk. It uses blockchain technology in TradeLens, a new system for tracking customs documentation on goods that are shipped internationally. The idea is that any stakeholder in the process, from a port to a customs authority, can quickly look up details pertaining to a shipment.

Maersk says that 10 million shipping events are now registered in the system every week.

Unlike Bitcoin, TradeLens uses a permissioned blockchain, this is a non-public ledger to which access is controlled.

But a similar system could be achieved with other technologies such as cloud-based ledger databases that encrypt data and control who can access what information.

Another project of interest is the real estate system trialled by the Swedish land registry, Lantmäteriet. A blockchain was designed to track documents during the sale of a property. The buyer and seller, brokers and banks involved could all take part in and keep track of the sale digitally.

While the trial proved such a scheme was possible, a change in legislation would be needed before the system could be scaled up in the future, explains Mats Snäll, chief innovation officer at the Swedish land registry.

"It was never integrated into the production system of the land registry," he tells the BBC.

In Thailand, cryptocurrency firm Zcoin developed a blockchain-based system so that members of the Thai Democrat Party could cast digital votes for their new leader in late 2018. Instead of having to trust a central authority to count the votes, they were instead collected on the Zcoin blockchain.

Votes were made at polling stations or via a mobile app, where voters needed to submit a photo of themselves when casting their ballot.

These digital votes were also audited by the election committee, a Zcoin spokesman tells the BBC. Zcoin says it is planning to announce a bigger scheme, involving "millions" of voters, in the near future.

These are thought-provoking ventures, though a debate remains as to whether blockchain is absolutely necessary for any of them.

Some say that eventually blockchain-style systems will prove to be the most efficient option for organising data at scale. Entrepreneur Helen Disney is one of them.

"In many cases there is a cost saving to be made once you've got past the initial hurdle - obviously bringing in any new system is expensive," she says.

While blockchain bluster will surely continue, even sceptics like Mr Birch think there are some focused applications that could prove worthwhile. So far, blockchain might not have changed the world - but it has got a lot of people thinking.

Bitcoin explained: How do cryptocurrencies work?





Breonna Taylor: Why it's hard to charge US police over shootings


Three officers were involved in the police raid that ended with Breonna Taylor shot dead in her home in Kentucky. Only one of them has been charged, but not in relation to her death. Why are so few police officers charged after fatal shootings in the US?

Brett Hankison faces three counts of "wanton endangerment" for firing into an adjacent apartment, putting Ms Taylor's neighbours at risk.

The other two officers involved were not charged - despite one of them firing the fatal shot - because Ms Taylor's boyfriend fired first, later saying he thought they were intruders.

It's a decision that has sparked some bewilderment and prompted hundreds to take to the streets of Louisville and elsewhere. But it's not the first time a fatal shooting by a police officer has made headlines but not made it to trial. The ones that do are a tiny fraction.

In 2020 so far there have been 10 officers charged, according to Dr Phil Stinson, a professor at Bowling Green State University in Ohio and a former police officer, who has been collecting data on police prosecutions since 2005.

The year with the most officers charged was 2015, when 18 law enforcement members faced murder or manslaughter charges.

The Washington Post estimates police shoot and kill about 1,000 people each year in the US. Most of those incidents do not rise to the level of controversy or scrutiny seen in Ms Taylor's case, and may have occurred when the officers were themselves fired upon.

But getting a charge or conviction for those tragedies that involve excessive use of police force is rare.

These are the factors that explain why.

The law over reasonable force

Although the language of laws that dictate what police may do vary from state to state, the most common standard officers have to abide by is that their use of force be "objectively reasonable".

That means the officer had a reasonable belief in the moment that he or she, or a bystander, were about to be harmed.

That standard has come under increased scrutiny for giving police too much leeway, particularly the flexibility of the word "reasonable" - it could be enough that an officer believed they were in danger at the time, even if hindsight showed they were not.

"In these cases, historically, the police have owned the narratives. Bystander accounts are discounted, oftentimes," says Dr Stinson."Written reports are sometimes factually inconsistent with the video evidence."

California changed its use of force law in August, swapping out the word "reasonable" for the word "necessary". It's probably one of the strictest laws in the country.

Local prosecutors also have nearly unlimited discretion on whether or not to bring charges against officers, and won't if they deem the shooting justified.

Some jurisdictions use a grand jury to make the determination on whether to charge, but these proceedings are secret.

Prosecutors work closely with police in their day-to-day caseload, which Kate Levine, an associate professor at the Benjamin N Cardozo School of Law, says could lead to more favourable treatment.

It could also be easier not to bring charges, she adds, if there are doubts they can prove a case.

"You want to think about it more cynically, it's very easy to say you can't prove a case when you don't want to."

Trust in police

Judges and juries may also have trusting feelings towards police, and be less likely to doubt their word, says Ms Levine.

"Part of their job is, in theory, putting themselves in dangerous situations with people who can cause harm to them or others.

"Social norms dictate that people tend to believe the police when they say they were in fear for their life. So it's hard to make a case that they weren't without evidence to the contrary."

The unions

Police unions are some of the strongest in the country, and over time some have written into officers' contracts various conditions that can slow the investigative process after a killing, such as giving the officer advance warning about an impending investigation.

The former police chief of Philadelphia, Charles Ramsey, openly complained that he could not fire officers who'd committed crimes because of the city's union-negotiated arbitration system.

Officers also benefit from qualified immunity, which means they can't be personally or monetarily held responsible in civil lawsuits. The thinking goes that with these kinds of protections, officers have little to fear of consequences for their actions.

But Stinson cautions that police unions give the majority of officers important rights.

"The collective bargaining agreements provide due process protections more than anything else," he says. "And police officers don't shed their constitutional rights when they walk into a police station each morning."

Systemic changes

Some have cautioned that putting all the focus on charges and prison time for police officers who kill civilians gives a false sense that policing in the US is truly changing.

Ms Levine says looking at the procedures used by the officers in Ms Taylor's case is more important to lasting reform.

"We are really spending too much time focusing on prosecution and incarceration of individual police officers," she says, "and not enough time on big systemic changes that will stop police officers from being at Breonna Taylor's house in the early hours of the morning with a battering ram.".