khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Câu chuyện đau lòng tại tòa đại sứ Pháp ở Nam Vang năm 1975




Đó là câu chuyện đau lòng từng được đạo diễn người Anh Roland Joffé dựng thành một phần của bộ phim “Cánh đồng chết” (đoạt 3 giải Oscar vào năm 1984), từng được nhà nhân chủng học người Pháp Francois Bizot viết thành sách có tựa đề “Cánh cổng lớn” (phát hành vào năm 2000 bởi nhà xuất bản Table Ronde).
 
Và đến năm 2009 đã khiến luật pháp nước Pháp phải thụ lý và điều tra để có thể đưa ra phán quyết cuối cùng rằng: Trong những điều kiện và hoàn cảnh nào mà Sứ quán Pháp tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia đã giải giao 100 quan chức cao cấp của hoàng gia và của Chính phủ Lon Nol đang lánh nạn tại đây cho KHmer Đỏ vào ngày 23/4/1975, để sau đó tất cả những người này đều bị giết hại.
 
Đầu tháng 4/2008, một tòa án ở thủ đô Paris nhận được hồ sơ khiếu kiện ngành ngoại giao và Chính phủ Pháp của một phụ nữ lớn tuổi người Pháp gốc Campuchia tên Billon Ung Boun Hor về việc Sứ quán Pháp tại thủ đô Phnôm Pênh đã giải giao chồng bà là Hoàng thân Ung Boun Hor, Chủ tịch Quốc hội Campuchia dưới chế độ Lon Nol, cho Khmer Đỏ vào ngày 23/4/1975.
 
Cùng bị giải giao còn có nhiều quan chức hoàng gia, quan chức và viên chức chính phủ cùng người thân của họ, đông đến cả trăm người đang lánh nạn bên trong Sứ quán Pháp. Vụ kiện đặc biệt này thu hút sự quan tâm của dư luận nhất là khi tại Campuchia đang diễn ra phiên tòa quốc tế xét xử tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ.
 
Tạp chí L'Express của Pháp sau hơn một năm điều tra đã cho công bố toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc Sứ quán Pháp tại thủ đô Phnôm Pênh đã giải giao cả trăm quan chức hoàng gia, quan chức chính phủ của chế độ Lon Nol cho Khmer Đỏ vào ngày 23/4/1975, và những người phải chịu trách nhiệm chính về thảm kịch này là ai?
 
Phải chăng Sứ quán Pháp đã "bán" 100 người Campuchia lánh nạn tại đây cho Khmer Đỏ để đổi lại một sự bảo đảm an toàn tuyệt đối hay những người này tự nộp mình cho Khmer Đỏ? Câu hỏi này luôn thôi thúc bà Billon Ung Boun Hor suốt thời gian dài định cư tại Pháp và chỉ trở thành đề tài của vụ kiện cáo diễn ra vào tháng 4/2008.
 
Theo điều tra của Tòa án quận Créteil, nơi thụ lý vụ khiếu kiện, sau khi đã thẩm vấn 6 cựu quan chức Khmer Đỏ hiện đang sinh sống tại Pháp cùng 14 nhân chứng khác bao gồm cựu Phó lãnh sự Dyrac, các trợ lý, hiến binh bảo vệ sứ quán... thì thảm kịch bắt nguồn từ thủ đô Phnôm Pênh cách đây 34 năm nhưng lại do Bộ Ngoại giao, Phủ Thủ tướng và Phủ Tổng thống ở thủ đô Paris chỉ đạo.
 
Theo khai báo của Dyrac, trước áp lực của Khmer Đỏ đòi phải giao nộp tất cả những người Campuchia đang lánh nạn bên trong Sứ quán Pháp, ông đã liên tục đánh điện xin ý kiến của Bộ Ngoại giao Pháp lúc đó do Jean Sauvagnargues làm Bộ trưởng.
 
Những quan chức của Bộ Ngoại giao Pháp có liên quan đến vụ việc gồm có Francois de Laboulaye, Giám đốc chính trị; Henri Bolle, Vụ phó Vụ châu Á. Những quan chức này sau khi nhận được điện xin ý kiến đã đùn đẩy vụ việc cho Văn phòng Chính phủ bằng việc trao đổi với Claude Martin, người được  Thủ tướng Pháp lúc đó là Jacques Chirac giao phụ trách các vấn đề về Campuchia.
 
Trong khi Paris còn đang do dự thì theo khai báo của Dyrac, quân Khmer Đỏ đã gửi tối hậu thư cho Sứ quán yêu cầu chậm nhất là vào cuối ngày 23/4/1975 phải giao nộp tất cả những người Campuchia lánh nạn trong Sứ quán, nếu không sẽ tấn công vào sứ quán đồng thời không chịu trách nhiệm về bất cứ vấn đề gì có thể xảy ra.
 
Ngay sau đó, Phó lãnh sự Dyrac đã gửi liên tiếp 5 điện văn cho Paris để xin ý kiến giải quyết dứt khoát. Cuối cùng, đến ngày 21/4/1975, đích thân Claude Martin đã gửi một bức điện yêu cầu Sứ quán phải giải giao 100 người Campuchia đang lánh nạn trong Sứ quán Pháp cho Khmer Đỏ. Bức điện này được Bộ trưởng Ngoại giao Sauvagnargues, Thủ tướng Chirac và Tổng thống Valéry Giscard d'Estaing ký tắt.
 
Theo một báo cáo của Sứ quán Pháp gửi cho Paris sau khi việc giải giao hoàn tất ngay trưa ngày 23/4/1975 thì những người Campuchia lánh nạn đã được quân Khmer Đỏ đối xử tử tế, được đưa đến nơi quản thúc trên những chiếc xe tải và xe jeep.
 
Nhưng theo khai báo của nhà nhân chủng học Francois Bizot, có mặt tại Sứ quán Pháp vào thời điểm đó, thì những người Campuchia lập tức bị đối xử như tội phạm khi vừa bước ra khỏi Sứ quán. Họ bị bịt mắt, tống lên nhiều chiếc xe  tồi tàn, trong đó có cả xe vận chuyển rác rồi khởi hành vào cõi chết.
 
Biện minh cho thảm kịch này, nhiều quan chức của Bộ Ngoại giao, Phủ Thủ tướng, Phủ Tổng thống Pháp đã đổ lỗi cho hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. Nhưng theo bà Patrick Baudoin, luật sư bảo vệ quyền lợi của bà Billon, vợ góa của Hoàng thân Ung Boun Hor, thì: "Không thể nào đổ lỗi cho hoàn cảnh lịch sử mà thảm kịch xảy ra là từ sự thiếu trách nhiệm của một số nhân vật tại Paris, kể cả những nhà lãnh đạo nước Pháp vào thời điểm đó".
 
Bà Baudoin còn viện dẫn việc Phó lãnh sự Dyrac đã quay về lại Pháp sau đó với 300 giấy thông hành trắng mà nếu cần thiết ông có thể cứu được sinh mạng của nhiều người Campuchia đang lánh nạn trong Sứ quán Pháp bằng việc cấp ngay hộ chiếu Pháp cho những người này.
 
Việc làm mà vào năm 1940, một nhà ngoại giao người Nhật tên Chiune Sughihara đã cứu được sinh mạng cho hơn 6.000 người Ba Lan gốc Do Thái khỏi thảm họa diệt chủng của phát xít Đức khi cấp hộ chiếu cho những người này được tự do đến Nhật rồi sau đó đến một quốc gia thứ ba, khi ông đang làm người đứng đầu Lãnh sự quán Nhật tại quốc gia vùng Baltic Lithuanie.
 
Hiện Tòa án quận Créteil đang hoàn tất những công đoạn điều tra, thẩm vấn cuối cùng để chậm nhất đưa vụ việc ra xét xử trước tháng 11/2009.
 
 
 
 
 
 
 

Bố




1 Tuổi: Nó chỉ nhớ loáng thoáng là có vòng tay ấm ôm ấp nó, một giọng cười trầm giòn giã mỗi khi nó nheo mắt mà ngáp. Có cả đôi bàn tay thô ráp giữ lấy nó mỗi khi nó tập đi. Nó cũng không biết cái đó gọi là kí ức hay người ta vẫn bảo là ảo giác. Nó cũng không biết...mà cũng chẳng ai có thể biết được...

2 Tuổi: nó nhớ rằng có một người đàn ông đeo kính và một người đàn bà mặc áo xanh ngồi ôm nó, vỗ tay nói :"Gọi bố đi con!". Thế rồi nó chợt cười khì khì, nó biết đấy là bố nó, còn kia là mẹ nó. Cứ như vậy, mỗi khi nó thấy khuôn mặt thân quen ấy, nó lại cười khì...

3 Tuổi: Nó vẫn nhớ rằng mỗi sáng nó được bố đưa đi nhà trẻ. Nhà trẻ có nhiều bạn, có cô giáo, có nhiều đồ chơi, vui lắm, nhưng không hiểu sao nó cứ chờ đến khi nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc để được gặp bố. Nó có vẻ thông minh hơn bọn nhóc bạn cùng lớp nhà trẻ, những đứa lúc nào cũng nước dãi tùm lum, động tí là đái dầm. Nó biết yêu bố mẹ và biết cả bày tỏ tình cảm từ hồi đó. Mỗi khi bố đến đón là nó sà vào, ôm thật chặt và thơm lên má. Lúc về nhà nó ngồi vào lòng mẹ, bố ngồi một bên, cả nhà xem hoạt hình. Nó không biết là những hình ảnh nhảy múa trong cái hộp màu đen làm nó cười hay không khí hạnh phúc của gia đình làm nó cười nữa. Dù sao, nó cũng chỉ mới là một đứa trẻ...

4 Tuổi: Nó vẫn tươi cười nghịch ngợm như biết bao đứa trẻ con khác. Mỗi lần đi công tác về bố nó lại mua cho nó một cái váy mới. Nó vui lắm, một phần vì cái váy mới, nhưng phần lớn là vì bố đã về để lấp lại khoảng trống không thể thiếu của ông trong gia đình. Đối với nó, gia đình là một trò chơi ghép hình, nếu thiếu đi một mảnh dù là nhỏ nhất, trò chơi sẽ thành vô nghĩa.


Một buổi sáng hôm ấy, bố nó đi làm và đưa nó đi học, nó đã học lớp Chồi rồi. Nó vẫn cứ chờ tiếng xe máy quen thuộc nhưng hôm nay, sự chờ đợi của nó được đáp lại bằng tiếng xe máy của dì nó. Dì nó chạy vào, vội vã bế nó và xin cô về. Nó chẳng hiểu. Bố nó đâu nhỉ? Lúc về nhà, nó thấy nhà mình đông hơn mọi hôm. "Nhà mình hôm nay đông vui quá. Mẹ đâu rồi?". Nó chạy đi tìm mẹ. Mẹ nó nằm trong phòng đắp chăn lại, người run run. Dì nó bảo mẹ nó hơi mệt nên bảo nó đi chỗ khác chơi. Nó chạy vội đi lấy thuốc cho mẹ, nó chẳng biết viên nào lại viên nào nên nó lấy nhào, đưa cho mẹ. Mẹ và Dì nhìn nó, thế rồi mẹ khóc. Chắc là mẹ đau lắm! Biết thế nên nó sang nhà hàng xóm chơi đến tối thì ngủ quên đó luôn. Trẻ con là thế mà.

Đến hôm sau, nó hỏi mọi người là bố nó đâu, sao mẹ mệt mà bố không mua cháo cho mẹ. Mọi ánh mắt đổ dồn vào nó, Dì nó bảo bố đi làm chưa về con ạ. Nó cũng chỉ biết vậy thôi.

Hôm sau nữa, có người mang cái thùng gì to lắm để ở nhà nó, mẹ nó ngồi bên khóc. Ai đó buộc cho nó cái dải màu trắng. Có nhiều tấm vải màu đỏ thẫm được treo khắp nhà,có bác còn đem trống đến đánh nữa. Nó chẳng hiểu gì cả. Nó còn thấy khói nghi ngút, thơm. Nó thì luôn miệng hỏi Bố đi công tác sao lâu thế nhỉ. Không ai trả lời nó câu gì khác ngoài câu Bố bận lắm con à!. Thế rồi chợt nó thấy bố, mặc nguyên bộ đồ ngày hôm trước. Bố về rồi kìa. Bố ơi! Nó gọi to. Mẹ nó nghe thấy và càng khóc lớn. Mỗi khi mẹ nó khóc là bố nó dỗ dành liền mà, sao hôm nay bố chỉ đứng đó. Bố nó cúi đầu rồi đi. Bố nó đi vào cái gì chói chói đàng kia. Bố lại lên xe đi công tác đấy à, thế khi nào bố mới về, bố nhớ mua thêm váy cho con nhé. Con chỉ muốn có váy mới mà bố mua thôi. Và cho đến khi lớn lên, nó không còn được nhận một chiếc váy mới nào từ bố nữa!

5 Tuổi: Nó chuẩn bị vào lớp 1 rồi, bọn nó có bố đưa đi học, đưa đến xem trường mới, còn nó thì phải đi với mẹ. Bố nó vẫn đi công tác chưa về. Mẹ nó nói bố đi nước ngoài, xa lắm. Nó cũng muốn đi nước ngoài để đón bố về. Nó nhớ bố, mẹ nó chắc cũng nhớ bố. Và có lẽ bố cũng nhớ hai mẹ con lắm đấy nhỉ, thế thì bố về mau mau cho hết nhớ đi nhá! Nó chợt nhận ra bức ảnh của bố được để ở trên nóc tủ, nơi mà mẹ nó vẫn để hoa quả, mẹ nói là để cúng thì phải. Bố nó cười hiền hòa, giống khuôn mặt bố trong bức ảnh chụp cả gia đình năm nó 3 tuổi, thế mà sao bố nhìn buồn quá, xa xôi quá. Tự nhiên thấy nhớ bố, nó khóc toáng lên. Mẹ ôm nó vào lòng, dỗ dành cho nó hết khóc. Nó nín nhưng nó lại thấy những giọt nước nóng hổi rơi trên tóc...Bụi bay vào mắt mẹ đấy...

10 Tuổi: Nó đã biết thế nào là chia ly, thế nào là chết và sống. Nó cũng biết vì sao mẹ nó buồn, vì sao nó nhớ và cũng vì sao bố nó đi mãi mà không về. Sinh nhật nó chẳng có lấy tiếng cười trầm của bố, chẳng có lấy bộ váy mới bố mua, chẳng có nốt cả bàn tay thô ráp xoa lên tóc nó. Nó chỉ muốn có được món quà ấy, bởi vì đối với nó điều đó là không thể mặc dù đó là món quà thường ngày của những đứa trẻ nào còn có bố. Sinh nhật năm nay vẫn buồn như những ngày tháng đã trôi qua của nó. Thiếu hụt, trống vắng...

15 Tuổi: Không có sự che chở của bố lại làm nó mạnh mẽ hơn. Mẹ nó vẫn không tìm một người nào đó để lấp đi khoảng trống bố nó để lại, mặc dù nó muốn mẹ nó làm như thế. Không thể vì bố mà mẹ buồn cả đời được. Nó muốn mẹ nó hạnh phúc. Mẹ nó nhìn như đóa hoa úa, chưa đến lúc tàn nhưng sắc màu đã phai nhạt. Nó thấy thương mẹ cô đơn ở đây, thương bố cô đơn chốn xa xăm...

18 Tuổi: Nó thành thiếu nữ, cổng trường đại học đang chờ đón nó. Từ nay nó sẽ là trụ cột của gia đình, mặc dù đối với một đứa như nó, trách nhiệm đó còn quá lớn. Nó sẽ chăm sóc mẹ thay cho bố. Chưa đủ sức để lo cho cả một gia đình nhỏ nhắn của nó, nhưng chỉ cần chăm sóc mẹ, đối với nó đã là cả một nghĩa vụ thiêng liêng rồi. Bố đã dạy cho nó cách đối đầu với sóng gió, vượt qua khó khăn thử thách cho dù chưa bao giờ ông nói với nó điều đó. Tuy bố nó đã rời xa gia đình từ hồi nó còn bé tí, nhưng lúc nào nó cũng có cảm giác rằng bố nó ở bên, ấm áp. Trò chơi ghép hình không bao giờ hoàn chỉnh khi thiếu đi một mảnh ghép dù là nhỏ nhất. Thế nhưng nếu không thiếu đi mảnh ghép đó thì chúng ta không bao giờ hiểu được nó quan trọng như thế nào.

Nó ngước lên trời, mỉm cười rạng rỡ để bố nó thấy rằng, đối với nó, mảnh ghép quan trọng ấy không bao giờ bị mất, nó chỉ cất đi thôi, nó cất mảnh ghép ấy vào sâu trong tim nó, sâu trong kí ức nó. Phải không bố nhỉ!



Uống Tylenol chữa bịnh Gout - Tác giả Trần Hoài Thư




Tôi bị chứng Gout hành hơn bốn năm nay. Hét bàn chân trái rồi sang bàn chân phải. Sưng bầm, tím, không thể mang giày. Thử đủ loại thuốc và đủ loại trái cây, nước juice (nhu black berry chẳng hạn).

Vì đau quá nên chịu không nổi, lấy hai viên tylenol 500mg uống may ra dịu cơn đau. Không ngờ đêm ấy ngủ được, và kể từ hôm uống đến bây giờ hơn cả tháng, tôi không bị Gout hành nữa. Vậy xin chia xẻ.


Tin hay không tin là quyền của bạn. Cứ thử nều bạn bị Gout hành. Tylenol được phép mua ngoài thị trường, khỏi cần toa bác sỹ có nghĩa là nó không bị phản ứng để mà bạn phải lo.


Đỉnh Cao Trí Tuệ "sáng tạo" ngôn ngữ Dziệt







GIÁO TRÌNH CÔ-REO !







Trả thư cho John McCain sau nửa thế kỷ cất giấu: "Lòng nhân đạo" gớm ghiếc của lãnh đạo VC - Tác giả Mạc việt Hồng




"Những thư từ mà ông John McCain (và chắc chắn cả những tù nhân khác ở Hỏa Lò) gửi cho gia đình đã bị thu đọc và giữ lại hết, trong khi những người tù cứ cần mẫn viết và hy vọng là gia đình ở bên kia đại dương biết tin về mình.

Gần 1/4 thế kỉ kể từ khi VN và Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ông McCain qua lại Hà Nội không biết bao nhiêu lần, HN cũng không trao trả cho ông những thư từ này, mà phải chờ tới lúc ông gần đất xa trời mới đưa ra mà vẫn còn hàm ý sự nhân đạo"....


Tối qua xem chương trình thời sự trên VTV4 thấy có chuyện thế này.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh qua thăm Mỹ và tới thăm thượng nghị sỹ John McCain. Nhà đài có lời giới thiệu rất trân quý về vị TNS này, đại loại ông có đóng góp lớn cho quá trình bình thường hóa quan hệ giữa 2 quốc gia cũng như đã nỗ lực trong nhiều năm sau này nhằm phát triển mối bang giao 2 nước.

Và vì vậy mà ông Nguyễn Chí Vịnh đã trao tận tay John McCain một món quà rất có ý nghĩa. Đó là những bức thư mà TNS này gửi cho cha mẹ, cho người thân của mình trong thời gian ở Hỏa Lò.


Máy quay phim được dí vào sát món quà, đó là một tập, dễ tới mấy chục tờ giấy với nét chữ viết tay đã ngả mầu. McCain đang điều trị bệnh ung thư, trông gầy hốc hác, ngồi trên chiếc ghế hay xe lăn gì đó, tay run run đỡ món quà. Không rõ do quá xúc động hay quá yếu mà mãi mới thốt lên lời.

Nói thật, mình muốn mửa trước cái gọi là nghĩa cử cao đẹp của đảng và nhà nước..

Như vậy là những thư từ mà ông John McCain (và chắc chắn cả những tù nhân khác ở Hỏa Lò) gửi cho gia đình đã bị thu đọc và giữ lại hết, trong khi những người tù cứ cần mẫn viết và hy vọng là gia đình ở bên kia đại dương biết tin về mình.

Gần 1/4 thế kỉ kể từ khi VN và Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ông McCain qua lại Hà Nội không biết bao nhiêu lần, HN cũng không trao trả cho ông những thư từ này, mà phải chờ tới lúc ông gần đất xa trời mới đưa ra mà vẫn còn hàm ý sự nhân đạo.

Có thể lấy cuốn 'Nhật Ký Đặng Thùy Trâm' như 1 so sánh. Phía Mỹ cư xử 1 cách rất nhân văn. Cuốn sách được xuất bản, được giới thiệu bởi truyền thông Mỹ, gia đình bà Trâm được qua Mỹ thăm chơi, gặp người đã giữ cuốn nhật ký của con gái mình.v.v.

Giá những bức thư đó có thể trao sớm hơn để Mc Cain đưa chúng cho cha mẹ, người thân của mình hay xuất bản, thì có phải là tốt hơn không?


 

Andrea Bocelli hát Vivo Per Lei







Biên soạn sách dạy tiếng Việt cho con em VN tại hải ngoại







Ngụy Vũ giới thiệu một số bài nhạc tiêu biểu của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng







Phỏng Vấn Ls Lê Thị Công Nhân







Hàng ngàn người Hà Tĩnh biểu tình đòi trả tự do cho Trần Thị Xuân







Cán bộ CSVN vô đạo đức?







Đại hội 19 và bài toán kinh tế của Tàu Cộng







Công An điều tra Khúc thừa Sơn về nhóm Anh Em Dân Chủ của Ls Nguyễn văn Đài đang bị giam trong tù CSVN







Cải Cách Cái Gì Tại VN?







Cán Bộ CSVN ăn cắp tại cửa hàng siêu thị ở Nhật







Cán Bộ CSVN đi thị sát bão lụt bằng bè do dân kéo







Vụ án Đoàn thị Hương có ảnh hưởng đến cách đối đãi của các chính quyền sở tại đối với người VN đi ra nước ngoài?







VN Tuần Qua, 21/10/2017







Duy Khánh và nhạc BOLERO







Thời Sự Á Châu Tuần Qua, 21/10/2017







SV VN du học tại Úc thích kết bạn với nhau







KRACK: Tất cả các thiết bị dùng Wi-Fi đều có thể bị… HACKED




Với lỗ hổng bảo mật vừa được phát hiện, KRACKs, kẻ gian có thể đã tấn công và đánh cắp thông tin cá nhân của bạn qua kết nối Wi-Fi, đặc biệt là khi dùng wifi nơi công cộng.

Một lỗ hổng bảo mật vô cùng nghiêm trọng vừa được phát hiện có thể được sử dụng để xâm nhập vào bất kỳ thiết bị nào sử dụng Wi-Fi, bao gồm điện thoại, máy tính xách tay, PlayStation, và cả tủ lạnh, loa, máy giặt thông minh trong nhà bạn.

The Key Reinstallation Attacks, tấn công cài đặt lại mã khóa, hay KRACKs, vừa được nhà nghiên cứu người Bỉ tên Mathy Vanhoef phát hiện.
Đây là một lỗ hổng nghiêm trọng trong giao thức bảo mật WPA2, hiện diện trên tất cả các thiết bị có kết nối Internet không dây: Wi-Fi, và sự việc nghiêm trọng đến mức Bộ Nội An Hoa Kỳ phải ngay lập tức ban hành một cảnh báo chính thức.

Tin tặc tấn công bạn thế nào?

Theo ông Vanhoef, KRACK là vấn đề với mạng Wi-Fi chứ không phải ở thiết bị. Và chính vì điều này khiến cho KRACK trở nên đáng quan ngại.

Tin tốt là các tin tặc phải ở gần thiết bị của bạn, tức là kẻ xấu phải nằm trong phạm vi phủ sóng của thiết bị để có thể sử dụng phương thức tấn công KRACK.

Tin xấu là bất kỳ thiết bị có thể kết nối Wi-Fi nào của bạn cũng đều có thể bị tấn công.

Nói một cách đơn giản là lỗ hổng bảo mật này cho phép kẻ xấu tấn công thiết bị của bạn thông qua mạng lưới Wi-Fi có dùng mật khẩu bảo vệ của bạn.

“Bất kỳ thiết bị nào sử dụng Wi-Fi đều có thể bị tấn công,” ông Vanhoef nói.

Thay đổi mật khẩu của mạng Wi-Fi không giúp ích được gì trong trường hợp này – không thể bảo vệ bạn trước một cuộc tấn công KRACK.

Tin tặc lấy được gì sau khi truy cập thiết bị của bạn?

Nhiều thứ lắm! Gần như mọi thứ!

Nhà nghiên cứu Vanhoef cho biết ông đã thử dùng kỹ thuật này để ăn cắp được gần như toàn bộ thông tin đúng ra được cho là đã ‘mã hóa an toàn’, gồm:
  • Thẻ tín dụng
  • Mật khẩu
  • Toàn bộ các cuộc tró chuyện, tin nhắn
  • Emails
  • Hình ảnh 

Làm sao để tự bảo vệ mình?

Tin tốt là lỗ hổng nghiêm trọng trong giao thức WPA2 này có thể được sửa sai với một bản cập nhật software trong hầu hết các thiết bị.

Trên thực tế, Microsoft vừa phát hành một bản vá lỗi cho Windows để khắc phục lỗ hổng này, và Apple sẽ đưa ra bản cập nhật trong vài tuần nữa, theo CNET.

Vậy nên, hãy bảo đảm bạn cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất trên các thiết bị sử dụng Wi-Fi của mình, từ điện thoại đến máy tính cá nhân hay các thiết bị gia dụng thông minh… Và đừng quên cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất cho các routers – thiết bị định tuyến trong nhà, và hãy tiếp tục để mắt đến các bản cập nhật trong vài tuần tới.

Tin xấu là không phải thiết bị thu / nhận Wi-Fi nào cũng sẽ có bản cập nhật vá lỗi. Và như vậy… vấn đề chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu.

Phó Giáo sư Mark Gregory từ Trường Kỹ thuật Đại học RMIT cho biết: “Nhìn nhận một cách thực tế, những gì chúng ta sẽ nhìn thấy có khoảng từ 30 đến 50 phần trăm các thiết bị sẽ không có bản cập nhật vá lỗi”.

“Chúng ta đang ở trong một tình huống mà chúng ta cần nhìn nhận Wi-Fi là không an toàn cho đến khi chúng ta biết chắc rằng những gì chúng ta đang kết nối đã được vá lỗi bảo mật này.”

Hết sức cẩn thận với Wi-Fi miễn phí nơi công cộng

Phó Giáo sư Mark Gregory cho biết đây sẽ là một chuyện khiến người ta đau đầu trong ít nhất vài tháng nữa.

Bạn không cần phải lo lắng quá nhiều khi sử dụng Wi-Fi công cộng tại thư viện của chính phủ địa phương, phi trường quốc tế, hoặc ngay tại tập đoàn nơi bạn làm việc – vì những nơi này có bộ phận IT để khắc phục các vấn đề kỹ thuật kiểu này.

Nhưng Wi-Fi miễn phí tại quán ăn, quán cà phê nhỏ xinh mà bạn yêu thích lại là một câu chuyên khác! Bạn không thể chắc chủ nhân các quán này đã cập nhật các bản vá lỗi cho Router Wi-Fi của họ hay chưa.





Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

700 tù nhân bị kẹt trong lũ tại trại giam Thanh Hóa giờ ra sao?







Vẫn Còn Nợ Anh, Người Thương Phế Binh VNCH







Dùng Dược Thảo có thể bị ung thư gan




Các nhà khoa học đã phát hiện những bằng chứng về mối liên hệ giữa bệnh ung thư gan và các phương pháp điều trị bằng dược thảo truyền thống Trung Quốc ở khu vực châu Á.

Theo phúc trình được công bố trên tạp chí y học Science Translational Medicine ngày 18/10, các kết quả nghiên cứu đã đề xuất phải ban hành những biện pháp gắt gao hơn để ngăn chặn người dân tiêu thụ các loại axit aristolochic (AA), một loại axit được chiết xuất từ cây dây leo thuộc họ Aristolochia.
Axit aristolochic là nhóm axit gây ung thư, đột biến gien và gây hại đến thận.

Loại axit này có thể tìm thấy trong những bài thuốc cổ truyền Trung Quốc, được sử dụng để giúp các bà mẹ sau sinh chống nhiễm trùng và hỗ trợ làm lành vết thương.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm trên 98 mẫu khối u gan được lưu trữ tại nhiều bệnh viện ở Đài Loan, và phát hiện có 78% các mẫu này chứa các mẫu đột biến, điều đó có nghĩa là, có khả năng bệnh ung thư là do tiếp xúc với các hóa chất trên.

Do các loại axit này gây ra ‘một chỉ dấu đặc trưng cho thấy rõ ràng sự đột biến’, nên các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thêm 89 mẫu ung thư gan ở Trung Quốc và phát hiện có 47%  trong số đó có liên quan đến các thành phần dược liệu cổ truyền.

Tại Việt Nam, cứ 5 trên 26 (19%) mẫu ung thư được nghiên cứu cho thấy kết quả tương tự, và tỷ lệ này ở những quốc gia Đông Nam Á khác là 56%.

Mối liên quan giữa ung thư gan và thuốc Bắc, trái lại, không phổ biến ở Bắc Mỹ (chỉ có 5% trên tổng số 209 mẫu ung thư) và 1.7% trên tổng số 230 mẫu ở châu Âu.

Năm 2003, Đài Loan đã cấm các bài thuốc sử dụng thảo dược trên sau khi phát hiện ra axit aristolochic có thể gây ra suy thận và ung thư bàng quang.

Tuy nhiên, cũng theo phúc trình, không có lệnh cấm tuyệt đối nào được áp dụng dược ở Trung Quốc và Đài Loan, và chỉ một số loại cây cụ thể, chứ không phải tất cả loại cây nào chứa AA hoặc chất chiết xuất cũng đều bị cấm, điều này làm người tiêu dùng khó khăn trong việc phòng tránh.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng những đột biến liên quan đến AA trong ung thư gan ở Đài Loan đã không giảm sau khi lệnh cấm được thực thi.

Điều này có thể do cần nhiều thời gian để ghi nhận thay đổi. Điều này cũng từng xảy ra với ung thư do thuốc lá, sau khi hút thuốc được biết gây ra ung thư phổi.

Hoặc cũng có thể do người dân vẫn tiếp tục sử dụng AA từ các sản phẩm khác và thảo dược hỗn hợp khác vẫn chứa loại axit này.



Phỏng Vấn Ông Nguyễn Trần Quý: Hậu Quả Việc Lật Đổ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM










TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu được TT Johnson tiếp đón tại Hawaii năm 1966







Cờ vàng sẽ được treo ở Úc bất chấp phản đối của Việt Nam







Halloween ở Mỹ







HARDtalk: Jane Fonda Interview




Nữ diễn viên từng 2 lần đoạt giải Oscar Jane Fonda nói bà không hối tiếc về chuyến thăm gây nhiều tranh cãi đến Việt Nam năm 1972 để lên án việc Mỹ đánh bom Hà Nội.

Trong chương trình Hardtalk của BBC tuần qua, người dẫn chương trình Stephen Sackur hỏi nữ diễn viên 79 tuổi liệu bà có “một chút hối hận” về chuyến thăm đến miền Bắc Việt Nam khi cuộc chiến đang ở cao trào.







“Tôi tự hào rằng tôi đã đến (Việt Nam). Nó làm thay đổi cuộc đời tôi vì một điều tốt đẹp.”, Jane Fonda, nữ diễn viên Mỹ
Nữ diễn viên lừng danh của Mỹ, được mệnh danh là ‘Hanoi Jane’ sau chuyến thăm tới Hà Nội, trả lời rằng bà không có chút hối hận nào và cho rằng bà có lý do chính đáng cho chuyến thăm đó.

“Tôi không hối hận đã tới Việt Nam,” bà nói. “Nước Mỹ lúc đó đang đánh bom các bờ đê ở miền Bắc Việt Nam – những bờ đê đắp bằng đất ở châu thổ Sông Hồng. Nếu những bờ đê đó bị phá vỡ, theo lời Henry Kissinger, thì khoảng 2 triệu người có thể sẽ chết vì đói và chết đuối. Và chúng tôi [Mỹ] lúc đó đang đánh bom mà điều này không được ai nói tới. Và tôi nghĩ ‘Tôi là một người nổi tiếng. Có thể nếu tôi đến đó và tôi đem những bằng chứng đó về.’”

Hai tháng sau khi nữ nghệ sỹ trở về Mỹ, việc đánh bom đã ngừng lại, theo bà Fonda, con gái của ngôi sao màn bạc huyền thoại Henry Fonda.

“Tôi tự hào rằng tôi đã đến đó. Nó làm thay đổi cuộc đời tôi vì một điều tốt đẹp.”

Nhưng cựu người mẫu thời trang cho người dẫn chương trình Hardtalk biết rằng bà hối hận vì đã xuất hiện bên các xạ thủ pháo cao xạ miền Bắc Việt Nam.

“Tôi được yêu cầu hát và mọi người cười vui và tôi được dẫn tới đó rồi tôi ngồi xuống. Và sau đó tôi đứng dậy và đi ra khỏi đó. Tôi nhận ra rằng ‘Ôi Chúa ơi. Trông sẽ như là tôi đang chống lại những người lính của đất nước tôi và đứng về phía kẻ thù. Đó là điều hoàn toàn không đúng.”

Bức ảnh của bà Fonda bên pháo cao xạ sau đó đã lan truyền nhanh chóng và làm nhiều người Mỹ, nhất là các binh sỹ và cựu chiến binh, tức giận.

Hình ảnh gây tranh cãi của Jane Fonda tới Hà Nội và hát bên khẩu pháo cao xạ đã một lần nữa được tái hiện trong loạt phim tài liệu “Cuộc chiến tranh Việt Nam” của 2 đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick được phát sóng trên kênh truyền hình PBS vào tháng trước. Trong loạt phim này, một cựu binh Mỹ được phỏng vấn đã nói ông trở nên “căm ghét” bà, một diễn viên mà trước đó ông vô cùng ngưỡng mộ.

Nhiều lính quân dịch của Mỹ đã lên án bà Fonda vì hình ảnh đó. Bà bị mọi người gọi là “kẻ phản bội.”

Tuy nhiên, nữ diễn viên từng giành giải Oscar cho vai nữ chính trong Klute và Coming Home nói nhiều cựu chiến binh đã thay đổi quan điểm về bà.

“Tôi nhận được những bức thư trên blog của tôi, vì tôi thường xuyên trên mạng xã hội, từ những cựu chiến binh. Họ nói rằng ‘Tôi từng căm ghét bà nhưng tôi nhận ra rằng thế này thế kia và tôi tha thứ cho bà,’ và điều đó làm tôi rất hạnh phúc không chỉ vì cho tôi mà tôi nhận ra là giờ họ đã hiểu được tôi.”


Cửa Sổ ‘Thông Minh’







Mùi Bỏng Ngô Tây Bắc







Xe Hơi Chạy Bằng Bã Cà Phê







Đi Rồi Mới Kể - Tác giả Dominic Phạm





Dominic Pham


Sau hơn 40 tiếng đồng hồ vật vờ trên máy bay và phi trường ...thì giờ này cũng đã yên vị tại ngôi nhà thân yêu của mình tại Mỹ.

Chuyện là: ngày 17/10/2017 đáp chuyến bay... về.... 11h5p ngày 18/10/2017 đáp xuống sân bay Quốc tế Nội Bài, nhưng ngay khi bước xuống máy bay thì đã có 3 chú không mặc cảnh phục mời tôi tới phòng riêng để làm việc.

Từ ngỡ ngàng tới không còn nghi ngờ gì nữa “tôi đã bị cấm nhập cảnh?”

Thong thả bước theo các chú tới 1 phòng khoảng 12m2. Theo vào phòng thì có hai chú mặc đồ "đàng hoàng" có bảng hiệu và số hiệu, tên là Tuấn và ...; còn ba chú kia tên là Hải, Cường và ...nói sao nghe vậy vì chẳng có được một cái bảng tên nên chẳng biết là có đúng tên vậy không.

Hải, (ốm gầy, nhỏ con, như một con chó sói, chỉ muốn ăn tươi nuốt sống tôi) muốn tôi tuân theo mọi mệnh lệnh của hắn: anh không được đụng đến điện thoại, anh phải đưa password để cho tôi kiểm tra,...

Tôi không nói gì nhiều, chỉ ngắn gọn “tôi không biết các chú là ai, các chú mặc quần áo dân thường, không bảng tên, không phù hiệu, ăn nói như đầu đường xó chợ nên tôi không nhất thiết phải tuân phủ theo các mệnh lệnh của chú. Còn đây là tài sản cá nhân tôi, các chú không được phép đụng đến khi chưa có sự đồng ý của tôi và cũng không được phép mang điện thoại và passport của tôi ra khỏi phòng"

Không cho mình chụp hình, quay phim nhưng lại có một cái máy quay phim đang quay trên cái bàn nơi góc, đã có tự lúc nào.

Khoảng 15 phút sau thì Cường và một chú (mập mập, to con, ăn nói dữ dằn giống như là đã được đào tạo có bài bản để trấn áp người dân)

"Về Việt Nam anh sẽ ở đâu? Thăm những ai? Bố mẹ anh còn hay mất? Tại sao anh lại chống cộng? Anh có biết Việt Tân không? Có biết Đào Minh Quân không? Anh có vào đảng phái nào không? Hầu như các cuộc xuống đường ở Bolsa đều thấy anh tham gia, Vali anh có tài liệu gì không? Anh đã về Việt Nam biểu tình lần nào chưa? Balabla... & 1 chú khác đế lời “anh nên từ bỏ việc chống cộng rồi "liên hệ" với chúng tôi, để chúng tôi cứu xét anh được về VN thăm gia đình và bạn bè, chứ anh chống cộng thì chúng tôi sẽ không cho anh về nữa vì sẽ làm ảnh hưởng đến an ninh đất nước".

"Cảm ơn các chú đã có “lòng tốt”, nhưng việc tôi làm thì tôi sẽ cứ làm, việc các chú làm thì các chú làm, cấm tôi vào VN là chuyện của các chú. Tôi không cần các chú phải ban ơn, phải cứu xét"

 ...

Đã đi nhiều nơi trên thế giới nhưng chưa bao giờ "hân hạnh" được người khác "cầm dùm" passport như lần này:

- 5-7 chú "tháp tùng" đưa "người khách" cuối cùng ra đến tận nơi, lên chuyến bay trở lại Taiwan.

- Đến Taiwan thì có cô an ninh phi trường Taiwan đón tận cửa máy bay, đi đâu cũng đi cùng (restroom, smoking room, windows shopping) không rời nửa bước, như là tình nhân!

-Đến phi trường Los Angles thì cũng lại là người cuối cùng ra khỏi máy bay và "được" bàn giao cho một nhân viên khác, cô ta làm dùm mọi thủ tục nhập cảnh cho Quê Hương thứ hai của mình.

Đưa passport cho nhân viên Hải quan Mỹ:

-Anh đi đâu về? Và đi bao lâu?

-Từ VN về lại và ở đó chắc khoảng hơn nửa giờ.

-Sao lại chỉ hơn nửa giờ tại VN?

-Vì họ không cho tôi nhập cảnh. Với lý do là tôi không thích cs và có thể làm bất an cho chế độ

-Trời. Sao họ có thể làm vậy?

-Vì họ là CSVN, họ có thể làm bất cứ việc gì mà họ muốn.

-Thành thật chia buồn cùng anh.

 -Welcome back to the USA.

Thật nực cười cho hành động bẩn thỉu của cs, chúng nghĩ ngăn cản thế để dân sợ? Nhưng chúng đã lầm, tự chúng cầm dao vạch vào bộ mặt thật để bàn dân thiên hạ được tỏ tường mà thôi.

Hải, Cường, Tuấn và tất cả các chú ngồi trong phòng, thấy có chỗ nào viết sai, viết chưa đúng sự thật thì hãy cho biết nha.

P/s: chuyện đã xảy ra & chúng cũng đã “tống tiễn” tôi về Mỹ, tôi không muốn người nhà, anh em & bạn bè phải lo lắng, nên hôm nay về nhà tôi mới tỏ bầy".

Xin lỗi Cha

Xin lỗi Má

Xin lỗi Anh

Xin lỗi Chị

Xin lỗi "em"

Đã không gặp được như mong muốn






Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Trong Đất Trời Nhau....- Tác giả Thanh Tâm Tuyền




Trong đất trời nhau mình vẫn gần.
Mai Thảo...


Khu lều bạt Thăng Long, nơi tạm trú sinh viên Hà Nội di cư, nằm ngay trung tâm thành phố trên đất Khám Lớn Sài Gòn cũ, tháo dẹp. Sinh viên chuyển vào Đại Học Xá Minh Mạng, dù công trình xấy cất chưa hoàn tất. Đặc san Lửa Việt của Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội, do anh Trần Thanh Hiệp làm chủ nhiệm, anh Nguyễn Sỹ Tế làm chủ bút, sau số Xuân Chuyển Hướng, cũng ngưng xuất bản.
Bấy giờ là năm 1955. Di cư đã đến hồi vãn cuộc. Hà Nội khuất biệt từ tháng Mười năm trước. Sài Gòn vẫn còn xô bồ những mới mẻ, những hứa hẹn trong con mắt người di cư.


Chúng tôi - các anh Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, và tôi - gặp nhau, cùng làm việc, quen dần nhau qua mấy số Lửa Việt - nơi đã in vở kịch Trắng Chiều của anh Tế viết khi còn ở Hà Nội, các truyện ngắn Chàng Nhạc Sỹ, Gìn Vàng Giữ Ngọc của anh Sỹ và một vài bài thơ của tôi - , đồng ý cần có tờ báo của mình để viết cho sướng tay, để may ra đóng góp được cái gì cho công cuộc chung.

Trong khi chờ anh Hiệp tìm kiếm nguồn tài trợ, chúng tôi nhận hợp tác với nhật báo Hòa Bình của anh Vũ Ngọc Các, làm trang Văn Nghệ hàng tuần cho tờ báo. Tôi được giao phó công việc đầu bếp lo việc sắp xếp bài vở cho trang báo vì rành thì giờ nhất và được nết chịu khó đọc.
Nhờ trang báo chúng tôi gặp thêm bạn: Giao Thanh và Mai Thảo.



*

Giao Thanh, một nhà giáo bị gọi vào khoá 2 Thủ Đức, chết năm 79 hoặc 80 tại K5, trại Tân Lập, Vĩnh Phú. Những năm còn ở Sài Gòn, Sàigòn, Anh và Chị thỉnh thoảng cùng nhau thả bộ từ nhà ở chung cư Sĩ Quan trên đường Trần Hưng Đạo gần Đồng Khánh sang nhà tôi chơi ở Bà Chiểu; năm 70, khi tôi lên Trường Võ Bị Đà Lạt, chúng tôi gần nhau hơn: anh chỉ ao ước làm sao in được tập truyện viết từ nhiều năm của anh mà không được.

 Nhớ một truyện ngắn của anh gửi đến chúng tôi kể về một đôi vợ chồng trẻ di cư ở trên một nhà - thuyền, đêm thao thức, cùng nhau nỉ non tâm sự, cùng mơ ngày có căn nhà trên đất liền cho con cái ở; để tả cảnh sông nước Hậu Giang, anh cho nhân vật ra đứng trên mũi thuyền tiểu tiện xuống sông. Nhớ, sau khi đăng truyện, gặp anh Vũ Khắc Khoan đã bị trách: "mấy cậu avant-gardiste này nhảm quá..."


*

Mai Thảo gửi tới chúng tôi Đêm Giã Từ Hànội.

Tôi nhận được một bao thư dầy cộm, không địa chỉ người gửi, trong đựng xấp bản thảo đánh máy.

Bút hiệu Mai Thảo hoàn toàn xa lạ với tôi.

Liếc nhìn dòng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình kinh ngạc:

Phượng nhìn xuống vực thẳm: Hànội ở dưới ấy.

Câu trích đề của truyện đột ngột khác thường. Nó không trích ra từ một tác phẩm khác đã có. Nó như tự trên trời rớt xuống, hay nói như Mai Thảo là câu “bắt được của trời”. Cái chiều sâu của nó làm chóng mặt.

Tưởng nên nhắc nhớ rằng ẩn dụ “vực thẳm”, cứ theo chỗ tôi biết, cho đến lúc bấy giờ chưa thấy được dùng trong văn chương Việt Nam. Phải đợi vài năm sau, khi Phạm Công Thiện xuất hiện với ảnh hưởng của Nietzsche, văn từ “hố thẳm” mới tràn lan và trở thành sáo ngữ.
Đọc hết truyện thì rõ câu trích đề là một câu ở trong truyện. Phượng là tên nhân vật.

*

Đây là một truyện không cốt truyện.

Sự hấp dẫn bắt đọc là ở lời, giọng kể, ở ma lực của tiếng nói bắt lắng nghe – theo bước di chuyển của nhân vật giữa thành phố bỏ ngỏ trong đêm, sự vật ẩn hiện nổi chìm trong giấc kín bưng triền miên của chúng - , ở sự dồn đẩy khôn ngưôi của chữ nghĩa tưởng chừng không sao dứt tạo thành những vận tiết mê mải tới chốn nhòa tắt mọi tiếng.

Gọi Đêm Giã Từ Hànội là truyện hay tùy bút đều được. Cứ theo ký ức cùng cảm thức của riêng tôi, trong và sau khi đọc, thì đó là một bài thơ. Thơ là thứ tiếng nói tàng ẩn trong quên lãng bất chợt vẳng dội, đòi được nghe lại (nghĩa là đọc lại, lập lại). Người ta nghĩ đến một truyện ngắn, một bài tùy bút, một quyển tiểu thuyết đã đọc, nhưng người ta nhớ đồng thời nghe và gặp lại một câu thơ, một bài thơ.
Đêm Giã Từ Hà Nội là một bài thơ thỉnh thoảng vẫn vẳng dội trong tôi mà tôi không thể nhớ toàn vẹn - tỷ như lúc này đang viết đây tôi không cách nào tìm đọc bài thơ ấy trừ cách tưởng tượng dựa vào ý ức và cảm thức còn sót đọng, trừ câu trích đề.

 *
Nhớ trong buổi họp kiểm bài vở trước khi chuyển xuống nhà in, tôi đã không thể ngăn nổi mình yêu cầu các anh Hiệp, Sỹ, Tế nghe tôi đọc Đêm Giã Từ Hànội đăng trọn trong một kỳ báo, không cần lời giới thiệu. Và tôi đọc say sưa, hùng hồn liên hồi. Và các anh chịu khó ngồi nghe trên căn gác lửng tối chật của tòa báo. Anh Tế kết thúc buổi họp nói đùa "Anh làm chúng tôi mất cái thú tự mình khám phá".

Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]

Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân như là một câu thơ. [Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn, tách ra khỏi mạch không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách ra khỏi mạch vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc].

 *

Đăng bài Anh, tôi viết lời nhắn mời anh đến chơi tòa soạn. Mai Thảo đến.

Anh đi chiếc xe đạp đầm sơn trắng, đầu còn đội mũ phớt kiểu Hà Thành Công Tử. Yên xe đạp được nâng lên cao hết cỡ vẫn chưa vừa với tầm chân của anh. Chúng tôi rủ nhau ra quán cà phê đầu hẻm gần đấy, ngồi trên ghế thấp trên lề đường Lê Lai trông sang bờ tường rào của nhà ga Sàigòn nói chuyện. Hồi ấy anh mới vào Nam, còn ở chung với gia đình anh Viên trong một căn phố đường Jacques Duclos, thuộc khu Tân Định (đường này song song với đường Trần Quang Khải, trong khoảng từ nhà hát bội đến lối vào Xóm Chùa. Tôi nói bỡn: “Anh ở trúng vào con đường mang tên một tay tổ Cộng Sản Pháp”).
Chuyện giữa hai chúng tôi xoay quanh văn chương, thi ca. Anh đọc và nhớ khá nhiều thơ Việt Nam thời hiện đại kể cả loại thơ ít người đọc như thơ Nguyễn Xuân Xanh trong Xuân Thu Nhã Tập. Anh rất chịu thơ Chế Lan Viên. Nhân đề cập đến thơ ở Hànội rồi Sàigòn lúc ấy, tôi nhắc đến một bài thơ gần đây tình cờ đọc trong một trang Văn Nghệ của một tờ báo mới xuất bản: một bài thơ mới, lạ, chững chạc, dưới ký tên lạ hoắc chưa từng thấy: Nhị; một bài thơ lạnh, tôi rất thích chất lạnh của thơ,và cách biểu hiện cảm thức bằng những hình ảnh dở dang, trở đi trở lại dưới những ánh rọi khác nhau, đồng thời với cái tiết điệu biến hoá được nối kết lại bằng những câu trùng; tôi đọc những câu thích nhất, có hơi thơ gần siêu thực:

Lại thấy con đường như lặng
Những đỉnh cây xanh
Và những ngón tay trên phím dương cầm
Đôi guốc mộc trong căn phòng trừu tượng.

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống.
Anh lặng nghe tôi bình phẩm, đọc thơ, rồi nói: Nhị là tôi.
Chúng tôi thân thiết nhau ngay từ buổi gặp gỡ ấy.


 *
Cúi Đầu

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
Mà đi vào chiều xanh đỉnh cây
Một đẹp lên khối hai đẹp lên hình
Người cúi đầu đi vào chiều mình
Thảm cỏ non cánh cổng thấp
Lớp đá đường rồi thảm cỏ non
Hướng chiều thăm thẳm phố hoang vu
Người tuổi ấy hát chiều sao ấy
Tiếng hát suối trong hàng mi liễu buồn
Mắt tròn im lặng.

Tôi chọn tình yêu làm biển trời
Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
Mà thương trở lại nhớ nhung về
Hàng hiên xưa, trang sách mở, cánh tay ngọc
Chiếc dây chuyền và sợi len đỏ
Mái tóc dài của người trong vườn
Cột điện đầu tường lá rụng
Rào rào mái đựng mùa thu
Phố đếm chân đi về mãi mãi
Điếu thuốc lá, chiếc khăn quàng, vành mũ lệch
Đổ xuống bờ vai bóng tối núi rừng
Mưa phùn ngõ nhớ nghiêng lưng
Lối đi là lối dương cầm
Đôi guốc mộc căn phòng trừu tượng

Tôi chọn tình yêu làm biển trời
Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
Mà dựng tình yêu thành thế giới
Cấy những chùm sao lên nền trời
Hát nghìn năm biển đầy vĩnh viễn
Lại thấy con đường im lặng
Những đỉnh cây xanh
Và những ngón tay trên phím dương cầm
Đôi guốc mộc căn phòng trừu tượng

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống
NHỊ

*

Trong nhiều năm anh viết văn, bằng lòng làm nhà văn, không làm thơ. Trên Sáng Tạo chỉ một lần anh đăng hai bài thơ ngắn – Nghe Đất, Ý Thức – cũng ký tên Nhị. Cả ba bài thơ của thời trẻ này được giữ lại trong tập Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền gồm những bài thơ anh làm sau ngày anh bắt buộc phải lìa bỏ Sàigòn. Chẳng rõ anh Khánh có tìm thấy những trang thảo để lại trên bàn viết của Anh bài thơ nào sót không? Câu thơ trích làm nhan cho bài viết này lấy từ một bài thơ anh gửi tôi khi tôi còn ở nhà sau chuyến đi Bắc.

Ở Người Việt rồi Sáng Tạo, anh viết truyện ngắn, tùy bút, lý luận… Những bài tùy bút như Phương Sao, Tiếng Còi Trên Sông Hồng đánh dấu một bước mới mẻ của câu văn Việt. Tuy nhiên, đối với tôi, anh lúc nào cũng là một thi sĩ cho dù anh không làm thơ.

Đầu năm 78, ở Lao Kay lần đầu tiên nhận được thơ nhà, biết tin anh đi xa. (Vợ tôi viết: “Bố nuôi của Thái về quê ngoại sống, không ở Sàigòn nữa”) tôi như người chợt tỉnh sau giấc hôn thuỵ. Bài Nhớ Thi Sĩ viết vào lúc ấy đề tặng một thi sĩ đã mất và gửi Anh, một thi sĩ lưu lạc khi chúng tôi nghĩ chắc không còn ngày gặp lại. Trong những lời thơ vẳng trong tôi bấy giờ có cả lời thơ của anh.

*

Như mọi thi sĩ của một thời điêu đứng, anh chạy trốn thơ cho đến lúc không thể trốn được nữa, bởi anh đã rõ:

Cõi không là thơ, Không còn gì hết là Thơ. Nơi không còn gì nữa hết là Thơ. Một xóa bỏ tận cùng. Từ sự xoá bỏ chính nó. Tôi xoá bỏ xong tôi. Không còn gì nữa hết. Tôi thơ.

Và như thế…?

Et le poète reconquiert son invisibilité.
Jean Cocteau
Good Night, Sweet Prince!
Hamlet – Shakespeare.
Chúc Người An Giấc, Công Tử của Lòng Ta.


 

Hội Luận Về Lũ Lụt







Tương lai thỏa ước nguyên tử cũa Mỹ ký kết với Ỉan - Tác giả Lâm Phong







Slavik Kryklyvvy và Elena Khorova vũ điệu Rumba







THOMAS EDISON







Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

President Trump Press Conference with McConnell: "Hillary Please Run Again!", on 10/16/17




“That's what black athletes kneeling was all about. That's not against our anthem or our flag,” Clinton said Sunday in London, part of her promotional tour for her recently released 2016 memoir, “What Happened.” Actually, kneeling is a reverent position. It was to demonstrate in a peaceful way against racism and injustice in our criminal system.”


Trump: “I think she’s wrong. Look, when they take a knee — there’s plenty of time to do knees and there’s plenty of time to do lots of other things. But when you take a knee — that’s why she lost the election. I mean, honestly, it’s that thinking, that is the reason she lost the election.

When you go down and take a knee or any other way, you’re sitting essentially for our great national anthem, you’re disrespecting our flag and you’re disrespecting our country. And the NFL should have suspended some of these players for one game, not fire them, suspended them for one game. Then if they did it again, it could have been for two games then three games then for the season. You wouldn’t have people disrespecting our country right now.”








Việt Nam Ngày Nay: Phồn Vinh Thật Sự Hay Giả Tạo?







Trung Quốc Mộng đối với Thực Tế Trung Cộng










Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Phỏng Vấn Tài Tử Trần Quang







ESCAPING FROM NORTH KOREA 2017 NEWEST DOCUMENTARY DEFECTOR'S SEARCH FOR FREEDOM







Secret State of North Korea







Bà Ngô Đình Nhu trả lời phỏng vấn của đài truyền hình WGBH tại Boston, Massachusetts, , Hoa Kỳ, vào năm 1982







Gm Ngô Quang Kiệt giải thích về: Ý nghĩa Vườn Đức Mẹ Fatima tại Đan Viện Xi Tô, Châu Sơn, Ninh Bình







Khi CS Nằm Vùng viếng thăm







Bầu cử độc diễn: liên danh độc nhất ứng cử bị thất cử







“VIET NAM WAR” - Tác giả Bùi Bích Hà




Chiến tranh VN, sau hơn 4 thập niên, vẫn mãi là một ám ảnh ray rứt cho nhiều người, nhiều thế lực ở nhiều phía. Có một câu nói nghe hay đọc được đâu đó, hình như từ kinh Thánh, đưa ra một chân lý: Chỉ có “sự thật” mới giúp giải thoát. Khốn thay, sự thật luôn có nhiều bộ mặt của những kẻ đại diện nó và bao lâu con người chưa có phép thần thông để nhìn thấu suốt sự thật đằng sau những sự thật ấy thì hầu như  sự thật cứ mãi là sự kể lại, vẽ ra, thêu dệt, theo mong ước riêng, theo trí nhớ mù mờ lúc biến cố xảy ra, đã bị thời gian bôi xóa, vì nhu cầu thanh minh, bào chữa, thậm chí vu vạ để chạy tội, nên không bao giờ là sự thật chính nó! Thập niên 70 thế kỷ trước, lúc văn hóa/đạo đức toàn cầu chưa sa sút như bây giờ, chiến tranh VN chưa kết thúc để có kết quả ngã ngũ, để những thế lực và những nhân vật liên hệ tới cuộc chiến này có nhu cầu lên tiếng, khán giả ở nam VN đã được xem phim Rashomon, làm quen với cách chấp nhận những sự thật không bao giờ là sự thật, tới từ Nhật Bản, xứ sở nhờ thua trận mà lột xác, lớn lên trong một phong cách khác, đưa nước Nhật và dân Nhật lên địa vị hàng đầu của tư cách và đạo đức làm người, để rửa mặt, để tự răn dạy mình và để chứng tỏ với thế giới họ thừa sức xoay chuyển thất bại và viết ra những trang sử mới như phượng hoàng bước ra từ lửa đỏ, không cần phù phép, sơn phết, tô vẽ lại cuộc thất trận của họ nay được nhìn như kinh nghiệm trưởng thành trong đau thương của nước Nhật.

Đi tìm sự thật đằng sau cuộc chiến tranh tại Việt Nam ư? Còn mất thì giờ, công sức đi tìm nó ở đâu nữa khi nó đã chình ình hiện nguyên hình, nhầy nhụa, tanh hôi, sình thối trên các chiến địa im tiếng súng? Giờ phút này, có lẽ chỉ còn những người được trả công để thỉnh thoảng hô hoán lên họ tìm được một cái xác sự thật khác, ít nhem nhuốc, ít ghê tởm hơn thôi! Từ chối nó, nguyền rủa hay tung hô nó, chẳng thay đổi gì được một cái xác ngoại trừ chịu làm cái công việc của các sinh viên trường thuốc, can đảm mổ xẻ nó để có được những bài học cứu người trong tương lai.

Có một thời điểm trong cuộc chiến tranh lạnh, nước Mỹ có nhu cầu xây dựng một lực lượng đối trọng với khối cọng sản, cụ thể là Nga và Trung cọng, để bảo vệ thanh thế và vai trò của một siên cường cầm cân nẩy mực sự quân bình giữa hai thế lực tư bản và vô sản. Mỹ nhìn thấy Việt Nam là chiến trường tiêu biểu cho khuynh hướng này, thể hiện bởi một bên là phe quốc gia hậu thuộc địa, thèm khát và cực lực muốn xây dựng một thể chế độc lập, tự do, bên kia là phe cọng sản dưới lá bùa chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc nhưng lại nương dựa vào hai đàn anh khổng lồ là Liên Xô và Trung hoa lục địa. Bên nào thắng sẽ làm nghiêng cán cân quyền lực về phía họ ở châu Á.

Có chủ trương rồi, Mỹ dùng đủ mọi mưu chước/thủ thuật để không những dọn đường vào VN mà còn chủ trương giải quyết chiến trường thay cho VN: ép người Pháp phải rời khỏi Việt Nam một cách nhục nhã, lập chính phủ rồi đảo chánh lật chính phủ theo nhu cầu của họ từng thời kỳ. Đến cao điểm, Mỹ công khai đưa quân vào VN và trực tiếp điều động chiến lược/chiến thuật trên khắp lãnh thổ miền nam VN. Để có chính nghĩa, họ tạo dư luận chê bai khả năng tác chiến của quân lực VNCH yếu kém trong khi không thiếu các cố vấn Mỹ đứng đắn, có công tâm, từng trực tiếp tham chiến bên cạnh binh sĩ và tướng lãnh VNCH, đã hết lời ca tụng lòng dũng cảm và kinh nghiệm chiến trường xuất sắc của quân lực VNCH.

Cuối thập niên 60 thế kỷ trước, tình hình từ âm ỷ nhiều năm do mâu thuẫn về quyền lãnh đạo phong trào cọng sản Cọng sản quốc tế giữa hai đảng Cọng sản Trung hoa và Liên Xô, bất ngờ bùng nổ với cuộc xung đột võ trang ngày 13/8/ 1969 ở biên giới Tân Cương, khiến cho rạn nứt trong khối CS không có hy vọng hàn gắn và đồng thời đẩy Trung Hoa xích lại gần với Mỹ vì những đe dọa của Liên Bang Xô viết. Nặng nề nhất khi chỉ 2 ngày sau, 15/8, Leonid Brezhnev thông báo cho Mỹ biết Liên Xô chuẩn bị đánh đòn hạt nhân để phủ đầu Bắc Kinh. Lúc này, Hoa Kỳ vừa thấm đòn với cuộc chiến tranh Việt Nam không dễ nuốt như họ nghĩ lúc ban đầu, vừa bị áp lực dữ dội của nhóm phản chiến được quần chúng, quốc hội và truyền thông phe tả tiếp tay thổi bùng lên, lập tức nhìn thấy một lối thoát “trong danh dự” cho họ.  Những chuyến bay đi bay về bí mật của Kissinger đến Trung quốc, gặp họ Chu, họ Mao, cam kết bỏ VNCH, cuối cùng với cuộc viếng thăm của Tổng thống Nixon năm 1972, được Trung quốc đánh giá là một quyết định tiến bộ mở ra trang sử mới trong lãnh vực ngoại giao của thời đại, dọn đường cho hòa đàm Paris diễn ra năm sau đó với thân phận của miền Nam Việt Nam được định đoạt ngoài thẩm quyền của chính phủ Việt Nam Cọng Hòa đương nhiệm. Đại diện nước Mỹ, Kissinger uốn ba tấc lưỡi để hết sức thuyết phục họ Chu đa nghi về sự thành thực của họ, để lại những câu nói hoạt đầu vô trách nhiệm mà sử sách còn ghi: “Vì vậy, khi tôi đưa đề nghị rút ra khỏi Việt Nam, đó không phải là tìm mưu mẹo gì để rồi lại vào lại (VN) trong cách nào khác, nhưng là chúng tôi muốn chính sách ngoại giao của chúng tôi dựa vào những điều thực tại hiện thời, không phải dựa vào những giấc mơ của quá khứ.“  Có thể ai cũng biết nước Mỹ thực dụng nhưng chắc không ai có thể ngờ nước Mỹ đã dựa vào những giấc mơ khi bước vào cuộc chiến ở Việt Nam và giẫm lên hàng triệu xác người.

Thời cơ thuận lợi, Mỹ thương lượng chia thị phần thế giới với Trung Hoa cọng sản và bỏ VN, khác với cọng sản luôn keo sơn gắn bó với cọng sản Bắc Việt vì tham vọng bành trướng mà Hoa Kỳ không theo đuổi. Mặt nạ chống cọng để bảo vệ Tự do/Dân chủ của Mỹ rơi xuống một cách thảm hại. Trước cái chết bị lạm dụng của 58,000 quân nhân Hoa kỳ hy sinh trên chiến trường VN, của con số không ít cựu quân nhân Mỹ về nước mang theo họ hậu chấn của chiến tranh vẫn còn sống lây lất, các nhân vật dính líu vào thảm kịch này có nhu cầu rửa mặt, chạy tội, họ viết hồi ký để đưa ra những tại, bị, bởi thế này thế kia nhưng họ không thể xóa bỏ câu nói của tướng Abrams Creighton, tư lệnh các lực lượng viễn chinh HK tại nam VN (từ tháng 12/1968)  trước khi ông hồi hương, tháng 11/1972: “Chúng tôi bước vào một cuộc chiến với hai tay bị trói” để nói về ý đồ không muốn thắng, về cuộc chiến tranh có giới hạn của quân đội Mỹ ở VN. Sự thật trong lời tuyên bố của tướng Abrams, sau này được Tiến sĩ Lewis Sorley xác nhận trong cuốn A Better War mà ông là tác giả, như sau: “Khác với đánh giá của phần lớn các nhà phân tích, sau khi Tướng Creighton Abrams thay thế Tướng Westmoreland, tình hình chiến cuộc Việt Nam đã xoay chiều, tới mức có lúc có thể khẳng định lực lượng đồng minh đã thắng. Mọi sự diễn tiến tốt đẹp tới mức có lúc tôi đã mạnh dạn viết trong quyển 'A Better War' rằng có một thời điểm khi có thể nói thắng lợi đã về tay miền Nam. Tôi viết rằng mặc dù giao tranh vẫn chưa chấm dứt, nhưng coi như chúng ta đã thắng, lý do là bởi vì chính phủ miền Nam Việt Nam đã đủ khả năng để có thể duy trì độc lập và tự do, với điều kiện Hoa Kỳ phải giữ những cam kết đã hứa với họ.”

Sự thật ư? Chẳng phải đã có một sự thật rành rành đó sao? Chỉ có những người không chịu nhìn nhận nó. Vậy, còn ai muốn đi tìm sự thật nào và ở đâu nữa? Ông Ken Burn và Bà Lynn Novick khi làm cuốn phim gọi là tài liệu, sao lại nêu lên vấn đề “Cuộc chiến Việt Nam là chủ đề khó khăn và phức tạp nhất mà họ từng thực hiện khi có quá nhiều luồng quan điểm, quá nhiều cách nhìn nhận từ các đối tượng khác nhau”? Vậy đâu là những dữ kiện lịch sử khách quan mà họ tìm kiếm và thu thập được với sự xác tín cao nhất của họ?


Cháy nhà hàng xóm, bằng chân như vại. Tổ tiên đã dạy. Chúng ta không nên trách móc ai cả ngoài tự trách mình, càng không nên trông đợi ở lòng tốt vô điều kiện của đồng minh mà hãy tiếc là “lãnh đạo” của Việt Nam đã không tương kế, tựu kế để nhân cơ hội, đem lại những điều tốt đẹp cho đất nước và dân tộc khi thời thế cho phép. Tháng 4/1975, người Mỹ ra khỏi VN, sự can thiệp chính trị của Trung cọng chưa lộ diện, Mặt trận GP Miền Nam còn nguyên vẹn cơ chế, dân chúng hai miền Nam/Bắc đã thống nhất, của chìm của nổi của miền nam còn nhiều, nếu lãnh đạo cọng sản VN quả thật vì dân, vì nước, có chí khí, có tài năng và đức độ thì đã biết cùng toàn dân nắm lấy vận mạng của cả nước, đã có thể vận động đại khối dân tộc lúc đó mạnh như nước vỡ bờ để cùng nhau xây dựng nền độc lập tự do dân chủ thực sự cho một Việt Nam đầy tiềm năng, đâu có thua kém ai bên trời Đông? Tiếc thay và buồn thay, những người chủ mới hiện nguyên hình những kẻ đánh thuê, làm thuê, mang tâm lý đòi công, siết nợ, rủ nhau trộm cắp, cướp ngày cướp đêm kiếm tiền bỏ túi riêng, phá tan mọi tiềm năng lớn lao của dân tộc, mọi giá trị nhân bản còn sót lại ở miền nam, tiếp tục chịu ách nô lệ ngoại bang để vinh thân phì da đúng như Lê Duẩn từng nói “chúng ta chiến đấu vỉ Nga Xô và Trung cọng.” Một chính thể không xây trường học thì sẽ phải xây thêm nhà tù. Từng tập đoàn cán bộ lớn bé các cấp ăn không đồng, chia không đều, kéo nhau ra tòa lãnh án về tội tham ô, nhũng lạm của công, bán đất, bán rừng, bán biển, bán tài nguyên. Vẫn chưa đủ, đi vay, đi xin, thể hiện một cuộc sống vô liêm sỉ chưa từng thấy trên suốt dòng lịch sử của dân tộc. 1977, khi cần đánh tư sản để vô sản hóa họ, là thành phần từng đóng góp tiền bạc bảo bọc “cách mạng,” lãnh đạo Cọng sản tuyên bố: “Vai trò lịch sử (nuôi quân giải phóng)  của các anh đã chấm dứt. Đây là thời điểm các anh vì yêu nước, phải tự xóa bỏ mình.” Hay quá! Bây giờ không thấy lãnh đạo nào tự nhắc mình câu nói năm xưa ấy: “Vai trò lịch sử đuổi ngoại xâm, thống nhất đất nước của chúng ta đã chấm dứt. Đây là thời điểm mà chúng ta vì lòng yêu nước, phải tự xóa bỏ mình.”


Đây là một sự thật sống động khác, của dối trá và ươn hèn, cũng nên nhìn nhận bên cạnh những sự thật đầy nghi vấn trong các cuốn sách, các bộ phim về cuộc chiến tranh Việt Nam trong hơn bốn thập niên qua.


Chiều chủ nhật vừa qua, đến chung vui lễ Tết Trung Thu của thiếu nhi vùng Quận Cam tổ chức trên sân cỏ của công viên Một Dặm Vuông, nhìn các em thơ hồn nhiên vui chơi hay tận lực cống hiến khả năng mình qua tiếng trống thúc quân hào hùng, qua những vũ điệu tình tự dân tộc, qua các thế võ múa gậy, múa quyền chuẩn bị các em mai này bước vào đời biết tự vệ, biết tấn công khi cần, tôi không ngăn được nước mắt dâng lên mi, càng thấm ngấm câu hỏi “Người lớn chúng ta đang để lại cho những thiên thần nhỏ này một di sản thế nào đây?”




Phỏng Vấn Ông TRẦN PHONG VŨ Về Cuốn Sách "LA RÉPUBLIQUE DU VIET-NAM ET LES NGÔ-ĐÌNH" của Ngô Đình Quỳnh







U.S. diplomacy with North Korea to continue until 'first bomb drops': Tillerson - Source: Reuters





WASHINGTON, Oct 15 (Reuters) - Secretary of State Rex Tillerson said Sunday that President Donald Trump had instructed him to continue diplomatic efforts to calm rising tensions with North Korea, saying "those diplomatic efforts will continue until the first bomb drops."

Speaking on CNN's "State of the Union," Tillerson downplayed messages that President Trump had previously posted on Twitter suggesting Tillerson was wasting his time trying to negotiate with "Little Rocket Man," a derogatory nickname Trump has coined for North Korea's leader Kim Jong In.

Trump "has made it clear to me to continue my diplomatic efforts," Tillerson said.