Nhà hàng Mái Đỏ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội |
khktmd 2015
Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015
Trở về cố hương- Tác giả Phương Vũ Võ Tam Anh
Được tin chị tôi đau nặng, tôi vội vã bay về Việt Nam mà lòng áy náy tưởng chừng như đang đi vào lòng địch. Trước ngày lên máy bay, ông sui tôi đến cho hay là có người trong toà đại sứ VC báo rằng họ đã đọc hết những bài viết của tôi, kể cả cuốn sách mới in xong chỉ phổ biến trong vòng thân mật. Người này còn thêm rằng những hình chụp các cuộc biểu tình ở Paris không thấy có mặt tôi (chỉ vì đơn giản là tôi không ở Paris) nên kết luận rằng tôi không có hành động chống đối cụ thể do đó được cấp visa về Việt Nam trong ba tháng. Trở ngại ban đầu được trót lọt. Ngồi trên máy bay mà tôi cứ hình dung đến một Hà Nội diễm kiều trước năm 54, khi tôi vào học y khoa Hà Nội. Phố Hàng Ngang, Hàng Đào ngày xưa với những cô gái kiêu sa lịch thiệp đang lờ mờ hiện ra trong trí nhớ. Con đường Cổ Ngư mộng mơ với những hàng cây sà mình xuống mặt hồ Trúc Bạch như để in dấu gót chân thướt tha của trai thanh gái lịch Hà thành vào những buổi chiều cuối tuần ấm áp...
Qua cái ải kiểm soát Nội Bài dù sao tôi cũng không khỏi hồi hộp khi nhìn những cặp mắt lầm lừ của đám công an súng sính trong bộ áo màu cứt ngựa, nhất là sau khi lật qua lật lại tấm hộ chiếu rồi trao lại cho tôi như còn tiếc rẻ một cái gì. Có lẽ tôi cũng chỉ tưởng tượng và tự nổ một mình thôi, chứ hạng cắc ké như tôi thì phiền hà chi cho đáng, vì hình như lúc này nhà nước đang còn bận lo đấu đá nhau coi bộ hấp dẫn hơn. Tuy vậy tôi vẫn cứ lo nơm nớp vì biết đâu mấy ông cao hứng đuổi tôi trở lại Pháp như nhiều vị đi trước hù dọa thì hóa ra mất toi tiền máy bay mà vừa không được gặp bà chị gần chín chục tuổi như mục đích và . nguyện tha thiết của tôi. Không lẽ nhà nước lại để đánh rơi mấy ngàn đô la "kiều hối" mà tôi mang về để lo cho bà chị?
Khi ra khỏi sân bay Nội Bài thì tôi mới hoàn hồn. Như vừa qua được một trở ngại (dù chỉ trong tưởng tượng), tôi vui vẻ khen với thằng em ra đón tôi:
- Sân bay này khá đấy, có tầm vóc quốc tế, ai xây vậy?
Thằng em nhanh nhẩu:
- Ta đấy.
Tôi như bị dị ứng với chữ "ta", nhưng cũng khen:
- Bốn mươi năm hoà bình có khác, nhưng ai thiết kế?
Thấy tôi có vẻ hoài nghi, thằng em xuống giọng:
- Đúng ra thiết kế và công trình là do kỷ sư Nhật, ta chỉ phụ thôi.
Tôi buộc miệng:
- Ta làm thợ vịn mà được như vậy là giỏi lắm rồi...
Để cho không khí nhẹ hơn, tôi bèn đổi sang chuyện hỏi thăm gia đình. Thằng em cho biết chị tôi vừa mới "nhập viện".
Sau cái chuổi văn chương tân tiến đó thì tôi có được một khái niệm lờ mờ về con đường bệnh hoạn của chị tôi, nhưng tôi lại thấy rất rõ ràng về triệu chứng hiện tại của tôi, xây xẩm mặt mày, choáng váng, nhức đầu... Tôi nhờ thằng em đưa đến một nhà thuốc tây, nhưng nửa đường tôi lại đổi ý vì nghĩ rằng bệnh của tôi chắc không chửa bằng thuốc được, nên vào một hiệu sách lớn nhất Thủ Đô ở phố Trường Tiền để kiếm một cuốn tự điển may ra giải cứu được chứng nhức đầu của tôi.
Tôi hí hửng tìm được cuốn Tự Điển của cụ Đào Duy Anh và may mắn không phải sốt ruột xếp hàng chờ đợi để trả tiền như mỗi lần mua sách ở mấy tiệm sách Fnac hay Vỉrgin. Ở đây thì vắng như chùa Bà Đanh. Ở chốn ngàn năm văn vật này, người dân thích chen chúc ở mấy tiệm phở tiệm cà phê hơn là ở mấy tiệm sách (những biển ngữ "Hà Nội Ngàn Năm Văn Vật" được treo đầy khắp phố phường trong dịp Tết sắp đến). Nhưng tôi lại thất vọng thêm một lần nữa vì sách của cụ Đào Duy Anh đã viết trước năm 1975 nên không có những danh từ huyền bí mà tôi cần phải tra cứu trong mấy ngày ở Việt Nam.
Trên đường tới sứ quán Pháp để thông báo sự có mặt của tôi tại Việt Nam theo đề nghị của bộ Ngoại Giao, tôi có dịp đi ngang qua Hàng Ngang Hàng Đào, những âm thanh rất gần gủi với Hà Nội, như dội lại trong tôi lòng rạo rực của sáu mươi năm về trước. Tôi cố tìm lại cái hình ảnh bẽn lẽn của mấy cô gái Trưng Vương năm xưa dưới những mái tóc hình dấu phết dịu dàng, thì nay chỉ thấy lại những khuôn mặt cứng đơ, dấu kín trong chiếc khẩu trang bí ẩn, mái tóc mượt mà thì như đang vùng vẫy trong chiếc nón bảo hộ nặng nề láng bóng, đang chen nhau lòn lách trên những chiếc Honda như mắc cưỡi. Không hiểu vì mãi mê cái hoạt cảnh đó hay vì nhát gan mà tôi không dám qua đường.
Ảnh của Llewelling King
Đi qua đường là một khổ nạn. Không như con dâu tôi (người Pháp) phải mướn một chiếc taxi để qua đường, còn tôi thì theo triết lý của thằng em là muốn qua đường thì phải nhắm mắt lại mà bước tới, còn hể mở mắt thì cả ngày cũng không qua được, ở đây xe tránh mình chứ không phải mình tránh xe. Tôi đem triết l. đó ra áp dụng, tuy hơi rợn người nhưng lại hiệu nghiệm. Đến Đà Nẵng, tôi vọt ngay vào bệnh viện. Trước kia tôi cũng có làm việc ở bệnh viện, nhưng cái "khu yêu cầu" làm tôi điên đầu tôi không biết là khu gì vì chưa hề nghe tới. Vì nôn nóng, tôi cũng đếch cần tìm hiểu . nghĩa của cái khu đó là gì mà chỉ nhờ người dẫn tới khu đó và vui mừng ôm chầm lấy chị tôi giữa đám con cháu bao quanh. Đến đây tôi mới vỡ lẽ là "khu yêu cầu" chỉ có nghĩa đơn giản là "phòng riêng", tôi như đang ở một nước lạ mà mình không biết tiếng.
Ở Việt Nam nằm bệnh viện có nghĩa gần như mướn một phòng khách sạn mà có được bác sĩ khám, còn mọi dịch vụ khác như cơm nước, vệ sinh, thuốc men... là mình phải lo lấy, vì vậy lúc nào cũng phải có người nhà bên cạnh, không những để lo săn sóc người bệnh mà còn để trả tiền trước cho mỗi dịch vụ y khoa như xét nghiệm, X quang, siêu âm v.v..., mà phần lớn không ăn nhập gì với bệnh tình lúc đó. Chị tôi, một bà già gần chín chục tuổi đang hôn mê và bị chảy máu đường ruột ào ào thì được bs phán cho đi "siêu âm tim" và "nội soi". Bác sĩ chuyên khoa nội soi chờ phải cầm chắc biên nhận đã thanh toán ba triệu VND rồi mới bắt tay vào việc.
Bệnh viện đã chấp hành nghiêm chỉnh câu phương châm "tiền bạc đi trước, thầy thuốc đi sau", mặc dầu ở đầu trại có tấm bảng lớn sơn bốn chữ đỏ "Bệnh Viện Văn Hoá"!
Vào lúc nửa khuya, vì máu đường ruột ra nhiều quá nên phải đưa chị vào khu cấp cứu cách ly với bên ngoài. Tôi cũng theo đám người nhà để chen lấn nằm la liệt trước cửa phòng để nghe ngóng tin tức và nhất là để chờ gọi đến tên mà thanh toán khoảng tiền cho mỗi dịch vụ y khoa như truyền máu, thở oxy, xét nghiệm v.v. .. mà trong kia chị tôi đang chờ được thi hành nếu trả tiền xong. Được hai hôm thì bác sĩ trưởng khu cấp cứu khuyên người nhà đưa chị tôi về để lo hậu sự vì nhà thương đã "chạy", tình trạng hoàn toàn tuyệt vọng, hôn mê, sốt cao, có triệu chứng viêm màn ruột và máu vẫn tiếp tục chảy trong đường ruột...
Vào lúc nửa khuya, chúng tôi đưa chị về nhà mà ruột gan tơi bời. Trong sự tuyệt vọng tột cùng, nhưng còn nước còn tát nên chúng tôi vẫn tiếp tục điều trị như ở bệnh viện (chị có một rể bác sĩ và một dâu y tá), chỉ khác một điều là dùng được những thuốc tôi đã mang từ Pháp về mà khi còn ở bệnh viện, chúng tôi có đề nghị nhưng bị từ chối. Ở VN bác sĩ của bệnh viện chỉ được phép điều trị với những thứ thuốc trong một danh sách nhất định có bán ở bệnh viện mà thôi. Điều đáng nghi ngờ là bệnh viện có dùng nhiều kháng sinh mà triệu chứng nhiểm trùng càng ngày càng nặng, phải chờ đến sau khi dùng kháng sinh tôi đem về từ Pháp mới thấy hiệu nghiệm.
Rồi từ đó, bệnh tình chị tôi thuyên giảm rõ rệt như một phép lạ. Nếu có phép lạ chăng là ở sự khác biệt giữa "thuốc nội" và "thuốc ngoại", thứ mà người dân ráng tìm cho được không phải vì óc vọng ngoại mà chỉ để cứu mạng sống của người thân. Một tháng sau, tôi từ giả chị tôi với một nụ cười phấn khởi.
Nhớ lại khi mua giấy máy bay để về Việt Nam tôi vô cùng bối rối vì tôi phải làm trái với . định và sợ rằng khi trở lại Pháp sẽ vô cùng đau buồn vì e rằng chị tôi khó qua khỏi s ố mệnh. Thế nhưng không ngờ tôi lại được đi lang thang để có những nhận xét ngộ nghĩnh về cách sống của bà con nơi quê nhà.
Bức hình tôi chụp được bên ngoài hàng rào bệnh viện Đà Nẵng, nơi chị tôi (và cả ông vua Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh) nằm điều trị cho thấy còn có người vô tình mang bệnh tiểu đường hay lại cố coi thường hay thách thức cái "hoành tráng" của toà nhà hành chánh chọc trời đồ sộ ngay phía trước? Cơn bệnh này còn lây nhiễm đến cả thủ đô Hà Nội, nơi có con đường Trần Nhật Duật, hay còn gọi là đường Gốm Sứ, dài 4km dọc theo sông Hồng, gồm những bức tranh khảm ghép công phu tốn kém, coi như một kỳ quan nghệ thuật, một kiêu hảnh của chốn ngàn năm văn vật thì cũng được người dân thủ đô chiếu cố một cách "vô tư".
Một sung sướng khác của dân mình là rất nhàn rỗi. Với 3 triệu công chức phục vụ cho 90 triệu dân thì lấy đâu ra việc mà làm, vì vậy ngày Tết được nghỉ những chín ngày tha hồ mà du hí.
Một anh taxi lái ngược đường vui vẻ khoe với tôi là sẽ không bị phạt vì giờ này mấy chú công an giao thông bận đi đón con ở trường thì lấy ai mà phạt. Anh taxi thoải mái ra mặt nhưng tôi thì lại lên ruột.
Vào giờ làm việc mà mấy tiệm cà phê vẫn đông nghẹt, toàn người trẻ, họ thích la cà ở đây hơn là ngồi trong thư viện. Một bà mẹ than phiền là đã cẩn thận đưa rước con đúng giờ giấc ở trường nhưng cuối cùng cũng phát giác ra là cậu quí tử vẫn trốn học... rất đúng giờ.
Nhà chị tôi có một đứa cháu 13 tuổi mà tôi chưa bao giờ gặp mặt trong bửa cơm tối vì vào giờ đó nó phải đi học, nó học 7 tiếng mỗi ngày, 4 tiếng với cô giáo ở trường, 3 tiếng học thêm với chính cô giáo đó. Như một thông lệ, trong giờ chính thức cô giáo chỉ dạy...chiếu lệ, còn giảng dạy đúng chương trình thì phải đợi vào giờ học thêm để cô kiếm chút tiền còm, nếu không cô sẽ...đói.
Nguyên tắc đó được một nhóm bạn trẻ mặc những chiếc áo có in mấy chữ "du học sinh.net" mà tôi gặp trong một chyến du lịch ở Campuchia xác nhận như vậy. Họ còn cho tôi biết thêm là phần lớn du học sinh đều nhắm mục đích chính là để... ở lại nước ngoài.
Trong số những tự do mà dân mình được hưởng phải kể đến tự do giao thông mà gần đây ký giả Mỹ Llewelling King gọi đó là một kỳ quan giao thông. Tất cả những quy luật trên thế giới đều vô hiệu với Việt Nam đưa đến cho người lái xe cái cảm giác... tứ khoái.
Khoái thứ nhất là được "U turn" bất cứ lúc nào ở đâu, ngay cả nơi có bảng cấm hay trên đường một chiều.
Khoái thứ hai là coi đèn xanh đèn đỏ như... "ne pas".
Khoái thứ ba là đi ngược chiều, ngay cả trên xa lộ. Tôi bắt gặp được hai lần có xe chạy ngược chiều trên đoạn đường "cao tốc" từ Nội Bài về Hà Nội, được trang trí như là một tủ kính bày hàng nhằm loè du khách đến thăm Hà Nội.
Khoái thứ tư là được "vô tư" chen lấn, không có ưu tiên phải trái, mạnh ai nấy đi và được bóp còi thoải mái...Ngay cả con tàu "Thống Nhất" xuyên Việt cũng chen chúc qua các phố phường chật hẹp như chốn không người, giữa những chùm giây điện dọc ngang chằng chịt.
Trên đường đi Angkor Wat phải ghé qua Saigon, khi tôi bước xuống hôtel, mọi người la ó nhìn tôi như nhìn người từ hành tinh khác, không phải vì tôi ăn mặc kỳ dị mà chỉ vì tôi mang theo trên người cái máy chụp hình và cái điện thoại di động. Ở tuổi tôi đi trên đường phố Saigon mà mang những thứ đó là một cách tự sát. Khi trở lại Saigon tôi muốn về ngay Đà Nẵng thì các bạn trẻ cùng đi tours khuyên tôi không nên đứng đón taxi một mình với hành l. trên tay vì đó cũng là một hình thức tự sát khác (vì tôi còn yêu đời nên không muốn tự sát trong mấy ngày liên tiếp) nên phải nhờ anh hướng dẫn theo tôi lên taxi ra tận phi trường Tân Sơn Nhất. Trên taxi tôi thường nghe chửi bới chế độ, không biết là thật tình hay cò mồi nên tôi không dại gì mà hùa theo. Dân mình hay có óc châm biếm, như để mô tả cái xã hội được rêu rao là dân làm chủ thì người dân lại h. lộng về 3 thứ chợ ở Hà Nội đẳng cấp khác nhau bằng mấy câu:
Tôn Đản là của vua quan,
Nhà Thờ là của bầy tôi nịnh thần,
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng...
Tuy thỉch châm biếm nhưng con người sống dưới chế độ cộng sản lại mất đi cái tính khôi hài dí dỏm của người Việt, nếu có khôi hài thì lại rẻ tiền, kiểu Hoài Linh, mà có khi còn thô tục nữa. Ở Hà Nội, ngay bên cạnh Trung Tâm Văn Hoá Ca Múa Âu Cơ trên đường Huỳnh Thúc Khang (lớn thứ hai sau Nhà Hát Lớn) thì lại có nhà hàng ăn với bảng hiệu đồ sộ "Chim To Dần" để cho các bà đi ngang phải đỏ mặt.
Về Việt Nam mà không ăn phở là một thiếu sót, tuy nhiên tôi cũng chưa tìm được cái hương vị tuyệt vời như ở Berlin hay ở Sydney. Sau mấy ngày lục lạo, tôi may mắn được bước vào một tiệm phở lịch sử đã đứng vững từ nửa thế kỷ nay và còn in dấu vết trong lòng người Hà Nội để nhớ lại thời kỳ bao cấp kinh hoàng. Trong thời đó, tiệm phở gà số 2 đường Nam Ngư này đã làm một cuộc cách mạng và đã thách thức với chính quyền cách mạng vì đã phá rào để bán phở "có người lái" nghĩa là có thịt trong tô phở, trong khi cả nước đều phải ăn phở không người lái nghĩa là không có thịt. Ngay cả khách sạn Phú Gia lớn nhất Hà Nội cũng chỉ được bán phở không thịt, ba chữ "không người lái" trở thành những chữ cấm kỵ châm biếm chế độ. Một cựu biên tập viên báo Nhân Dân than thở với tôi rằng anh ta đã bị công an bắt đứng nghiêm để đọc 100 lần chữ "phở không có thịt" vì anh ta đã vào tiệm mà ngang nhiên gọi một "tô phở không người lái".
Sở dĩ bà chủ tiệm phở Nam Ngư làm ăn được là vì đã lợi dụng sự sơ hở của chế độ. Lúc đó nhà nước quản l. ba loại súc vật: trâu (để đi cày), bò (nói là bị Mỹ dội bom chết), heo (thì để làm nghĩa vụ đóng thuế), chỉ có gà là thoát khỏi tầm tay nhà nước, nên bỏ một miếng thịt gà vào tô phở không thể coi là hành động chống đối.
Tuy làm ăn khắm khá nhưng bà chủ Nam Ngư vẫn giữ nguyên trạng tiệm phở từ hồi mới mở tới nay, với những cái bàn con và những chiếc ghế nhựa thấp lè tè, kể cả cái thau nước rửa bát bên lề đường, như để nhắc nhở người dân Hà nội rằng dấu vết của thời bao cấp đang còn đó. Trong khi bao cấp kinh tế chỉ liên quan tới thể xác, thì ngày nay bao cấp chính trị nguy hiểm hơn, lại bao gồm luôn cả tinh thần. Khốn nạn thay cho người dân Việt, không biết còn phải chịu đựng cho tới bao giờ.
Univision Fires Rodner Figueroa for Michelle Obama "Planet of the Apes" Comment
Một người dẫn chương trình đài Univision so sánh bà Michelle Obama với các nhân vật trong phim “Planet of the Apes,” hôm Thứ Năm cáo giác rằng anh bị đuổi sau khi đài nhận được lời than phiền từ Tòa Bạch Ốc, theo tin của CNN.
Anh Rodner Figueroa, người dẫn chương trình giải Emmy Award, bị hệ thống truyền hình tiếng Tây Ban Nha sa thải vì những lời bình của anh, được phát sóng vào hôm Thứ Tư.
Anh Figueroa qua một văn bản đưa ra hôm Thứ Năm nói rằng đài Univision nhận được liên lạc từ văn phòng của đệ nhất phu nhân.
“Tôi được thông báo miệng về điều đó. Do bởi một lời than phiền đến từ văn phòng của bà mà tôi đã bị đuổi việc.”
Lời phát biểu của anh Figueroa được dịch lại cho đài CNN từ tiếng Tây Ban Nha. Trong khi đó, văn phòng của đệ nhất phu nhân từ chối không đưa ra lời bình luận nào.
Về phần đài Univision, một giám đốc điều hành phủ nhận tin Tòa Bạch Ốc có gọi đến để than phiền. Nhưng cho biết đài ông có liên lạc với Tòa Bạch Ốc để chia sẻ về thông tin của họ.
Trong kỳ phát hình hôm Thứ Tư, anh Figueroa nói: “Bà Michelle Obama trông như nhân vật trong phim 'Planet of the Apes.” Lời bình phẩm của anh đi kèm với hình chụp của đệ nhất phu nhân.
Tuy nhiên hôm Thứ Năm, anh Figueroa phân bua rằng lời bình của anh chỉ muốn nói đến việc làm không đúng của người trang điểm cho bà Obama mà thôi. Anh tiếp: “Cứ xem trọn đoạn video sẽ thấy ngay.”
Anh Figueroa khẳng định rằng anh không phải là “người kỳ thị.”
Khi con người muốn làm con bò - Tác Giả: Bác Sĩ Hoàng Lân
Đàn Bò Vào Thành Phố |
Mời nghe Du Mục của TCS:
Tôi là một bác sĩ y khoa. Thời chiến ở miền Nam, hầu hết các bác sĩ đều phải vào quân đội, nhiệm vụ săn sóc sức khỏe cho quân nhân và gia đình, đôi khi làm dân sự vụ khám bệnh miễn phí cho người dân. Trên mặt trận, ngoài việc điều trị thương binh, có lúc tôi gặp bộ đội hoặc cán bộ cộng sản bị thương và bị bắt, tôi vẫn chăm sóc cho họ mà không cần biết trước mặt mình là ai, bạn hay thù.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, như số phận nổi trôi của đất nước, như hoàn cảnh của hầu hết người dân miền Nam, tôi được lệnh phải trình diện chính quyền mới được gọi là “chính quyền cách mạng” để được đi “cải tạo” trở thành “người mới xã hội chủ nghĩa”. Theo thông cáo của ủy ban quân quản, các sĩ quan như tôi cần mang theo tiền bạc đủ cho 30 ngày ăn. Mọi người hăm hở tranh nhau “đăng ký” mong rằng đi sớm sẽ về sớm trong vòng một tháng.
Sau thời gian dài được gạn lọc, tra hỏi, và khi đã hoàn tất “9 bài học căn bản” tôi được tàu đổ bộ cũ của hải quân VNCH đưa từ Trà Nóc (Cần Thơ) xuống vùng U Minh, thuộc An Giang Rạch Giá Cà Mau với nhiệm vụ dựng lên những lán trại dành cho các toán tù cải tạo khác xuống trụ lâu dài. Chỗ ở chúng tôi là những căn chòi xiêu vẹo mất nóc, xung quanh trống trơn dựng trên các mô đất cao chống ngập, chúng tôi phải cấp tốc sửa chữa che mưa che nắng, đêm đêm rắn bò dưới chiếu nằm không dám nhúc nhích.
Mỗi ngày chúng tôi phải rời trại thật sớm lên rừng tràm xa 5 cây số và trở về trước 5 giờ chiều. Ở đây trời sập tối rất nhanh, muỗi bay vo vo trên đầu như chuồn chuồn, chúng liều mạng bám vào da thịt hút máu không thể đuổi kịp. Mỗi ngày mỗi người chúng tôi phải mang về nhà 3 cây tràm từ 5 đến 10 thước, bề tròn khoảng một ôm nhỏ dùng làm cột trại chờ đón các toán khác.
Rừng tràm U minh dầy đặc, ẩm thấp, tối tăm, đầy rẫy sinh vật rắn, rết, bò cạp.. cực độc. Đường lưu thông chỉ là những con kinh rạch ngang dọc được đào trước đây sâu tới ngực, ngang cỡ vài mét, lâu ngày không xử dụng nước màu đen sẫm như nước cống, bốc mùi sình hôi hám, ruồi nhặng bay vo ve.
Chúng tôi chui vào rừng đẫm nước màu đỏ của cây tràm, dùng rựa đốn mỗi người 3 cây, cùng xúm nhau kéo từng cây ra bờ kinh. Trong rừng có loại dây leo gọi là dây “trại” giống như dây mây, dẻo dai, tôi dùng bó 3 cây thành một rồi đẩy xuống lòng kinh. Tuy nặng nhưng cây nổi dưới nước, tôi quàng vào cổ rồi cố sức kéo bồng bềnh theo dòng kinh, chẳng khác gì con trâu kéo cày bì bõm dưới ruộng nước.
Một hôm trời mưa tầm tã, tôi trầm mình dưới dòng kinh hôi hám cố kéo khối cây về trại cho kịp ngày. Trên bờ, hai bộ đội du kích lầm lì tay cầm súng AK như sẵn sàng nhả đạn vào bất cứ tù nhân nào có ý trốn trại.
Lúc đó tôi cảm thấy buồn và nhục. Một người bình thường cũng không thể bị đối xử như vậy huống chi một bác sĩ như tôi. Ít ra trong xã hội tôi cũng giúp ích được cho bệnh nhân, chăm sóc sức khỏe cho nhiều người, chưa nói được kính trọng, nâng niu.
Vậy mà hôm nay dưới chính quyền được gọi là cách mạng, hứa hẹn mang hạnh phúc ấm no về với nhân dân, sự thật phũ phàng cho thân phận người dân miền Nam được xếp vào thành phần “Ngụy”, từ nông thôn đến thành thị, tất cả đều hưởng một cuộc “đổi đời” đích đáng. Tôi không cầm được giọt nước mắt, nước mắt chan hòa lẫn với nước mưa lạnh giá, cố nuốt trôi đi nỗi chua xót đắng cay của kiếp con người.
Cùng lúc ấy trên bờ kinh có đàn bò đang gặm cỏ. Những con bò thư thái, bình yên hình như chúng không biết cảnh đau lòng xung quanh, của loài người mà chúng từng hợp tác kéo cày sản xuất lúa gạo; chúng vẫn ung dung, lâu lâu ngước nhìn những con người đang hì hục kéo cây tràm dưới dòng kinh rồi tiếp tục cúi đầu nhai cỏ.
Trước cảnh đàn bò ăn cỏ, cảnh bộ đội cầm AK sẵn sàng nhả đạn, nhìn số phận của mình và các bạn tù, tự nhiên tôi có ý tưởng muốn được đổi đời, một cuộc đời mới hạnh phúc hơn: tôi muốn được trở thành con bò để được tự do gặm cỏ, lâu lâu ngước nhìn thế thái nhân tình mà không phải lo âu, tủi nhục như chúng tôi hiện nay.
Một làn gió mạnh thổi tạt qua. Những hạt mưa nặng trĩu làm da mặt tôi buốt rát, tôi chợt tỉnh. Tôi đang là con người, đang được “cải tạo” để trở thành người của xã hội mới.
Năm 1979 khi ca sĩ Joan Baez phỏng vấn trên đảo tỵ nạn ở Nam Dương, tôi thuật lại câu chuyện “muốn làm con bò” ở trên cùng một số câu chuyện mà tôi trực tiếp kinh nghiệm dưới chế độ ở Việt Nam sau 1975. Joan Baez cũng hỏi nhiều người tỵ nạn khác. Tất cả đều thuật lại những câu chuyện tương tự nhưng khác hoàn cảnh, tất cả đều nói lên tiếng nói như nhau: chế độ ở Việt Nam sau 1975 thật sự chỉ là một chế độ tàn bạo, nhà cầm quyền khéo léo che dấu từ nay đã lộ rõ. Người ca sĩ từng hoạt động phản chiến, từng ca ngợi Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, từng chống Hoa Kỳ có mặt tại miền Nam đã phải cảm động, bà đã thức tỉnh, bà cùng nhiều trí thức trên thế giới đăng thư ngỏ trên tờ Washington Post phản đối nhà cầm quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm bừng tỉnh lương tâm nhân loại.
Hôm nay tôi viết lại câu chuyện này trên đất nước người, không còn phải cực khổ như xưa, nhưng tôi có thể hình dung được vẫn còn biết bao nhiêu đồng bào của tôi tại quê nhà đang muốn được làm con bò như tôi trước đây.
"Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc."
"Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh:
-Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.
Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước."
Hui Bon Hoa
Có một điều không phải huyền thoại mà là sự thật, chú Hỏa xuất thân là người Trung Hoa di cư lánh nạn ngay trên quê hương mình và đã đi tìm đất sống ở Sài Gòn.
Do chí thú làm ăn, biết tổ chức, điều hành công ty kinh doanh Hứa Bổn Hỏa và các con theo kiểu gia đình nhưng cực kỳ đoàn kết nên chú Hỏa đã trở thành một “doanh nhân” nổi tiếng trong tốp tứ đại phú hào với số tài sản kếch sù không chỉ để lại cho gia tộc, mà còn góp phần làm nên một “huyền thoại kinh doanh ngành bất động sản” của Sài Gòn.
Chỉ riêng ngành bất động sản với những công trình xây dựng lớn còn tồn tại trong đời sống xã hội cũng như văn hóa của một thành phố mà ông đã chọn làm nơi ngụ cư, xem như quê hương thứ hai của mình cho đến ngày khuất bóng, Hứa Bổn Hỏa cũng đã để lại cho người đời sự ngưỡng mộ hiếm có.
Một doanh nhân đẳng cấp
Chú Hỏa sinh năm 1845, mất năm 1901, hưởng dương 56 tuổi. Ông tên là Hui Bon Hoa hay Jean Baptist Hui Bon Hoa, phiên âm là Hứa Bổn Hỏa, hay còn gọi là Hứa Bổn Hòa là một trong “Tứ đại phú hào” của đất Sài Gòn vào nửa đầu thế kỷ 20 mà dân gian đã xếp hạng gồm: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa”.
Nhất Sỹ tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900) được phong huyện hàm nên gọi là Huyện Sỹ, người quê Bình Lập, Tân An. Ông học trường Dòng là một “đại phú hào” trong lãnh vực nông nghiệp và truyền bá đạo Thiên Chúa. Lúc sinh thời, ông đã bỏ tiền của ra xây 2 nhà thờ lớn ngay trên đất của mình: Nhà thờ Huyện Sỹ ờ Q1, và Nhà thờ Hạnh Thông Tây ở Gò Vấp. Cháu ngoại ông là Nguyễn Hữu Thị Lan, vợ vua Bảo Đại, tức Nam Phương Hoàng Hậu.
Nhì Phương là Đỗ Hữu Phương (1844-1914) được phong hàm Tổng đốc nên còn gọi là Tổng đốc Phương, người gốc Hoa sinh tại Sài Gòn, ngoài chữ Hán ông còn nói giỏi tiếng Việt, thông thạo Pháp ngữ. Ông Phương đương thời là một trong những người chủ xướng và bỏ tiền ra xây trường nữ trung học Collège de Jeunesfilles Indigènes vào năm 1915, tức trường Áo Tím, sau gọi là Trường nữ trung học Gia Long (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai) nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan.
Tam Xường hay Bá hộ Xường, ông tên thật là Lý Tường Quan người gốc Hoa, ngoài tiếng Quảng Đông và tiếng Việt ông thông thạo tiếng Pháp. Bá hộ Xường là “đại phú hào” kinh doanh trên lãnh vực lương thực, cung cấp độc quyền mặt hàng cá, thịt cho Sài Gòn và các tỉnh.
Tứ Hỏa là chú Hỏa, tức Hứa Bổn Hỏa. Cũng có một cách sắp xếp thứ hạng khác trong “Tứ đại phú hào” xưa : “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. Tứ Định là Trần Hữu Định, ông trùm trên lãnh vực đất đai, tiệm cầm đồ, xuất nhập cảng vải, sợi. Nhưng tài sản kết sù của ông về sau bị con cái hoang phí, tiêu tan sau khi ông mất. Có lẽ vì thế mà ông không còn nằm trong danh sách “Tứ đại phú hào” của Sài Gòn xưa mà người thế chỗ là Hứa Bổn Hỏa chăng?
Dù sao thì qua cách sắp xếp giai tầng doanh nhân Sài Gòn xưa, cho thấy Chú Hỏa là một trong “Tứ đại phú hào” Sài Gòn ngang vai vế với Trần Hữu Định, và tiếng tăm của chú Hỏa còn lẫy lừng tới ngày nay là điều không ai bàn cãi bởi những công trình về xây dựng có giá trị của ông để lại vẫn tồn tại theo thời gian và sự thật chú Hỏa làm giàu nhờ nghề buôn bán ve chai, đồng nát đã được người Sài Gòn qua nhiều thế hệ khẳng định.
Đôi quang gánh tượng trưng cho thuở cơ hàn đi mua ve chai của chú Hỏa trong ngôi nhà 99 cửa |
Tủ đồ phế thải chuyển thành vàng
Tuy nhiên, việc chú Hỏa phất lên, tạo cơ nghiệp, giàu nứt đố đổ vách lại không phải như lời đồn đãi do ông mua được chuông đồng hay nhặt được túi vàng trong chiếc ghế cũ, hay buôn bán cổ vật mà là nhờ có vốn ban đầu, nhờ có óc nhìn xa, nhạy bén với thương trường và quyết đoán trong công việc cộng với cơ hội đưa đến và biết nắm bắt cơ hội đã làm nên tên tuổi của một Hứa Bổn Hỏa. Đó là lần ông trúng thầu, mua được 20.000 cái máy truyền tin phế thải của Pháp với giá hời trong lúc những ông chủ thầu khác lại không mặn mòi gì với thứ đồ vật phế thải này vì bề ngoài nó vô giá trị. Nhưng dưới con mắt của doanh nhân Hứa Bổn Hỏa thì những thứ “vô giá trị” lại biến thành vàng, bởi 20.000 bộ máy truyền tin sau khi phân kim đã cho ông một số lượng vàng rất lớn.
Nhờ số vàng này chú Hỏa chuyển sang kinh doanh nhà đất, chiếm lĩnh thị trường bất động sản mà Sài Gòn thời đó hầu như vẫn còn bỏ ngõ. Và chính Hứa Bổn Hỏa chứ không ai khác nhìn ra tiềm năng của một vùng đất hoang phế, còn nhiều ao hồ quanh con rạch r 20 ngay trung tâm Sài Gòn đang có kế hoạch sang lấp để xây chợ Bến Thành. Chú Hỏa đã tung tiền ra mua toàn bộ vùng đất mới sang lấp quanh vị trí xây chợ và khi chợ Bến Thành xây xong, Hứa Bổn Hỏa có trong tay 20.000 cái nền nhà thuộc khu đất vàng, và ông lập tức biến nó thành 20.000 căn nhà phố cho thuê để hốt bạc dài dài.
Có được tiền bạc kếch sù, chú Hỏa đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, chính “ Công ty của Hứa Bổn Hỏa và các con” đã xây dựng khách sạn Majestic nằm ở góc đường Tôn Đức Thắng - Đồng Khởi bây giờ, một công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu mà ngày nay vẫn còn đẹp lộng lẫy. Rồi Nhà bảo sanh Từ Dũ trên đường Cống Quỳnh ngày nay, Bệnh viện Sài Gòn trên đường Lê Lợi, chùa Kỳ Viên, khu nhà khách chính phủ, nhiều trụ sở ngân hàng, khách sạn Palace Long Hải…
Đặc biệt là ngôi nhà của chính chú Hỏa tọa lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính Q1 với kiến trúc độc đáo, gồm 99 cửa theo phong thủy trên khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn… riêng ngôi nhà 99 cửa của ông Hứa Bổn Hỏa khởi thủy là tiệm cầm đồ của chú Hỏa, về sau mở rộng ra và xây dựng lại vào năm 1920.
Trải qua trên 100 năm ngôi biệt thự này vẫn đẹp lộng lẫy theo vẻ cổ kính hài hòa giữa hai trường phái kiến trúc Âu - Á rất kiên cố không suy suyễn theo thời gian mà ngày nay dùng làm Bảo tàng Mỹ Thuật thành phố
Bonsai chưng ở Hội Hoa Xuân 2015 tại Thành Hồ
Hàng trăm bon sai, tiểu cảnh như tranh thủy mạc xưa được trưng bày trong triển lãm hoa xuân tại Công viên Tao Đàn trong đó có tác phẩm được coi là độc nhất và vô giá.
Hội hoa xuân Ất Mùi 2015 tại công viên Tao Đàn (TP HCM) là một trong những địa điểm thu hút người dân ghé thăm. Nơi đây trưng bày hàng trăm tiểu cảnh, bon sai kỳ công tuyệt đẹp. Nhiều tác phẩm nghệ thuật sống động thu nhỏ từ nguyên mẫu thiên nhiên. |
Mỗi tác phẩm là một công trình đầy nghệ thuật, không chỉ đòi hỏi kỹ thuật tạo hình cao mà còn phải thổi hồn vào sức sống.Theo thành viên Ban tổ chức, tác phẩm "Khúc nhạc đại ngàn" này cực kỳ độc đáo, là cây trác bá diệp cổ thụ thêm vào đó ít nhất là hơn 10 năm để tạo hình đầy công phu, tỉ mỉ. Tác phẩm hiện nay chưa định giá như theo kinh nghiệm những người chơi chuyên nghiệp chia sẻ thì khoảng vài trăm triệu đồng. |
Anh Lâm Ngọc Vinh (45 tuổi ở Bình Thạnh), người có nhiều năm đam mê nghệ thuật này cho biết, để tạo hình một tác phẩm rất công phu có khi mất rất nhiều tháng, chưa kể phải tìm cây phù hợp, rồi cả các loại phụ trợ như đá kiểng... nhập về từ nhiều nơi. |
Tác phầm "Cổ tùng đắc lộc" mô tả lại cuộc sống ung dung nhàn hạ của các bậc thần tiên xưa được tạo hình hết sức công phu. Phải kiếm những loại đá bị phong hóa lâu năm tạo dấu ấn cổ xưa. |
Tác phẩm "Thong dong" này vốn từ cây duyên tùng hơn trăm năm tuổi cùng nhiều năm tạo hình. Giá trị hàng chục triệu, thể hiện ước muôn sống cuộc đời ung dung nhàn hạ, không tất bật bon chen: "Ta từ sanh tử về chơi/Ngồi trên chóp đỉnh mỉm cười với trăng". |
Để vượt qua tầm cây cảnh bình thường trở thành tác phẩm nghệ thuật, người chơi phải chấp nhận cắt bỏ nhiều cành tán để làm nổi bật chủ đề mà họ gửi gắm. Tác phẩm "Chân quê" này được tạo hình từ cây sơn tùng cổ thụ. Kết hợp với nghệt thuật ghép gỗ độc đáo mà thành.. |
Hình ảnh mùa xuân đến, vứt bỏ mọi lo toan vất vả một năm, để nghỉ ngơi nhàn hạ thong dong được thể hiện rất rõ qua tác phẩm "Soi bóng nước non" tạo hình từ cây cổ thụ quý linh sam. |
Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, tiết trời êm dịu mát mẻ. Hình ảnh lão sư thư giãn nằm nghỉ dưới muôn cánh hoa thanh khiết thật bình an. |
Chàng mục đồng chăn trâu mang đậm nét văn hóa truyền thông của người Việt xưa cũng xuất hiện trong tác phẩm "Suối nhạc tình xuân". |
Cây phi lao hơn trăm năm tuổi được tạo hình gắn với hình ảnh bình dị và gần gũi với đời sống văn hóa người Việt Nam. |
Dưới bàn tay nghệ nhân cây bông trang bình thường hóa thành tác phẩm nghệ thuật rực rỡ với tên gọi "Muôn sắc xuân sang". |
Xu hướng bonsai trong những năm gần đây là tạo hình với những cây cổ thụ thân thuộc cho hoa kết trái như me, khế, dâu, bưởi, mận...Cây me này được xem là một trong những tác phẩm bon sai độc nhất vô nhị. |
Với nhiều tác phẩm nghệ thuật vô giá được trưng bày, hội hoa Tao Đàn xuân Ất Mùi hứa hẹn sẽ đem lại nhiều không gian thú vị và ấn tượng mang đậm dấu ấn Tết truyền thống Việt Nam. |
Kỳ quan tự nhiên giữa lòng thị trấn
Nhiều du khách thường thích đi thăm thú những gì do con người tạo ra như kiến trúc, nghệ thuật, ẩm thực, âm nhạc, lịch sử và văn hóa. Nhưng đôi khi những thành phố lý thú nhất là những nơi có cảnh quan thiên nhiên ấn tượng.
Từ những hang động được tạo tác từ đá núi lửa cho đến một thị trấn được tạo nên hoàn toàn từ miệng hố thiên thạch, những địa điểm này không giống bất cứ những nơi nào mà du khách từng thấy.
Kandovan, Iran
Bắt đầu từ thế kỷ thứ 13, nếu không muốn nói là sớm hơn, những cư dân ở thị trấn này đã tạo tác nên những ngôi nhà hình quả thông từ loại đất đá núi lửa mềm ở khu vực còn lại từ những đợt phun trào trước đây của núi lửa Sahand. Núi lửa này hiện đã ngủ yên từ lâu. Nằm cách Tabriz 55km về phía Nam, thị trấn Kandovan trong giống như một tổ mối khổng lồ với lỗ chỗ những chóp nón bằng đất.
Không chỉ có hình dáng lạ lùng, những ngôi nhà như những cái hang này còn là giúp chủ nhân của nó ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, một người có tên là Kaushik Parashar ở Guwahati, Ấn Độ, cho biết trên trang mạng hỏi đáp Quora.
“Loại đất này sau khi cứng lại sẽ là phương tiện cách ly cái nóng bức cũng như cái lạnh giá khắc nghiệt,” ông nói.
Hồ Titicaca, Peru
Điều gì đã khiến cho người Uros ở Hồ Titicaca xây dựng cả một hòn đảo cho ngôi làng của họ? Câu trả lời chỉ có một từ: Inca. Vào khoảng thế kỷ thứ 13, những cuộc tấn công thường xuyên từ những người láng giềng Inca hung hăng đã khiến người Uros dựng lên 42 hòn đảo từ những đám lau sậy trôi nổi mà ngôn ngữ địa phương gọi là totora. Những vật liệu này có đám rễ dày để trụ vững. Mỗi hòn đảo nhân tạo này có thể di chuyển như những chiếc bè lớn nếu sắp có cuộc tấn công nào đó.
Vài trăm người Uros hiện vẫn còn sống trên những hòn đảo này. Nhiều người trong số họ làm du lịch. Du khách có thể giúp cho họ có nguồn thu nhưng cũng gây sức ép lên những hòn đảo yếu ớt này. Bởi vì lớp lau sậy ở dưới cùng rất mau phân hủy nên mỗi vài tháng cần được thay mới, ông Parashar nói.
Stockholm, Thụy Điển
Mặc dù nhiều du khách đã từng nghe nói đến những thắng cảnh của Stockholm, ít người biết rằng thủ đô của Thụy Điển, được thành lập vào năm1252, thật ra là một quần đảo bao gồm khoảng 25.000 hòn đảo nằm rải rác trên Biển Baltic. Ông Andy Warwick nói trên trang Quora rằng ‘một trong những cách hay nhất để khám phá thành phố này là ngồi thuyền đi qua những dòng sông, dòng kênh và bến cảng dài vô tận.
Các hòn đảo này – từ đảo lớn có người sinh sống cho đến những bãi đá xa xôi – đã bị các tảng băng trôi, vốn trôi nổi ở khu vực này hàng ngàn năm trước đây, chạm cắt để lại những mẩu đá granite lớn. Dân địa phương gọi quần đảo Stockholm là ‘khu vườn đá ngầm’ để chỉ những bãi đá nhô lên từ dưới biển.
Guadix, Tây Ban Nha
Những du khách nào thích khám phá những nơi ít người biết sẽ tìm thấy điều mình cần ở thị trấn Guadix nằm cách Granada 50km về hướng Tây. “Nhiều người dân thị trấn sống trong những căn nhà hang dưới lòng đất gần dãy núi Sierra Nevada”, Chang Liu, một tư vấn du lịch ở London, cho biết trên trang Quora.
Mạng lưới hơn 2.000 căn nhà hang được cho là được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, khi những người Moor Hồi giáo lo sợ những người xâm lăng Thiên chúa giáo sẽ ngược đãi họ đã đào những chỗ đá sa thạch mềm để làm nhà. Ngày nay, những căn nhà như thế này thường có đầy đủ tiện ích từ nước máy, điện và thậm chí Internet và sàn còn được lát đá hoa cương. Nằm ngay giữa lòng sa mạc khô hạn, những ống khói sơn trắng và những cánh cửa hang giúp khách lữ hành cảm thấy dễ chịu. Mặc dù nhiệt độ tại chỗ có thể lên đến 40 độ C trong mùa hè, các nhà hang này luôn giữ nhiệt độ khoảng 20 độ C quanh năm.
Nordlingen, Đức
Một thị trấn không giống bất cứ nơi nào khác, Nordlingen ‘nằm bên trong một miệng hố thiên thạch khổng lồ’, Parashar cho biết. Toàn bộ nơi này với dân số vào khoảng 20.000 người nằm trong hố thiên thạch có chiều rộng 25km có tên là Nordlinger Ries. Có niên đại vào năm 898, thị trấn kỳ lạ này có hình tròn với những ngôi nhà có mái đỏ và những nhà thờ theo kiến trúc Gothic. Ngay cả những con đường lãng mạn tỏa từ trung tâm thị trấn ra ngoài cũng đi theo những đường cong.
Vào những năm 1960, các nhà khoa học đã bất ngờ khi tìm thấy thạch anh ở miệng hố này. Đây là loại vật chất chỉ được tạo ra khi có một vu va chạm với thiên thạch. Chỉ đến lúc đó các cư dân ở đây mới biết được rằng miệng hố nơi thị trấn mình tọa lạc được tạo ra từ thiên thạch chứ không phải do núi lửa phun trào như người ta tin trước đó. Miệng hố thiên thạch này được cho là được tạo ra khoảng 14,5 triệu năm trước đây khi một thiên thạch có đường kính 1,5km đâm vào Trái đất.
Động cẩm thạch ở xứ Chile, Nam Mỹ
Ít có tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nào có thể sánh với vẻ đẹp tuyệt mỹ của hang động Marble Cathedral, một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới này.
Tọa lạc tại hồ General Carrera, hồ nước ngọt lớn thứ hai của vùng Nam Mỹ ở Pantagonia, Chile, động cẩm thạch Marble Cathedral cuốn hút du khách bởi làn nước màu xanh ngọc bích, cùng hệ thống hang động khổng lồ kỳ bí.
Du khách có thể cảm nhận được sự khác biệt về môi trường, và sắc màu trên vách đá, khi chiêm ngưỡng cảnh vật xung quanh động cẩm thạch Marble Cathedral vào mỗi thời điểm khác nhau trong năm. Nét đẹp độc đáo này đã tạo nên nguồn cảm hứng vô tận cho các Nhiếp ảnh gia quốc tế đến quan sát, và sáng tác nên nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.
Chèo xuồng kayak là một trong những hoạt động du lịch thú vị, và không thể thiếu, khi muốn tham quan động Marble Cathedral. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn phương tiện khác là ca nô, hay thuyền lớn để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của động này.
Tiến vào bên trọng động, du khách có thể chiêm ngưỡng hệ thống vách đá cẩm thạch khổng lồ được hình thành từ hàng nghìn năm, nhờ quá trình bào mòn của tự nhiên, đã tạo nên những hẻm hốc và hang động kỳ lạ.
Sự phản chiếu của ánh sáng màu xanh ngọc lên tường, trần của hang động khiến tất cả chìm trong màu xanh êm dịu, đầy lôi cuốn.
Nguồn nước của hồ General Carrera là từ các dòng sông băng tan chảy trên dãy núi Andes đổ xuống. Các dòng nước này chứa rất nhiều các hạt băng nhỏ vẫn còn lơ lửng trong nước, các hạt này khúc xạ ánh sáng màu xanh lam trong ánh sáng Mặt trời, tạo hiệu ứng khiến nước ở nơi đây có một màu xanh rất đặc thù.
Ít có tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nào có thể so sánh với vẻ đẹp tuyệt mỹ của hang động, được xem là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới này.
Có thể nói, chính vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo của những vách đá cẩm thạch, cùng dòng nước trong xanh tuyệt đẹp, đã mang lại cho hang động này nét cuốn hút đặc biệt đối với khách du lịch thập phương.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)